Ngoài việc tăng cƣờng thăm hỏi thực tế, Trung Nguyên cần củng cố
kênh thông tin liên lạc trực tiếp với các bên nhận quyền nƣớc ngoài. Các kênh
thông tin liên lạc thông thƣờng đối với mọi hệ thống chính là điện thoại, fax,
email, thƣ từ thƣờng xuyên, hoặc các buổi họp định kỳ với chủ cửa hàng nhậ n
quyền để góp ý cải tiến chất lƣợng. Bên cạnh đó là các buổi hội nghị khách
hàng thƣờng niên cho tất cả các bên nhận quyền để cập nhật thông tin về
đƣờng lối chính sách c ủa hệ thống, giới thiệu, khen thƣởng các cửa hàng đạt
thành tích kinh doanh xuất sắc. Đối với một hệ thống nhƣợng quyền có quy
mô lớn nhƣ cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp nên xây dựng mạng Intranet
kết nối liên lạc cho tất cả các cửa hàng nhƣợng quyền với nhau và với chủ
thƣơng hiệu. Hoặc Trung Nguyên cũng có thể thiết lập một đƣờng dây nóng
hoạt động 24/7 (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần) để các bên nhận quyền có thể tìm
kiế m sự trợ giúp của các chuyên gia tƣ vấn bất cứ lúc nào.
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại của công ty cà phê Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận quyền
hơn, trong đó đặc biệt lƣu ý tới cá tính, tâm huyết và sự cam kết vào công
việc kinh doanh nhƣợng quyền của họ. Buổi gặp gỡ này đƣợc gọi là
“discovery day” (ngày khám phá) cho hai bên đối tác. McDonald’s và
Domino’s còn đòi hỏi ứng cử viên nhận quyền phải tham dự chƣơng trình thử
nghiệm làm việc thực tế nhƣ là một nhân viên bình thƣờng trong một thời
gian nhất định trƣớc khi quyết định nhƣợng quyền. Phƣơng pháp này tuy rất
phiền hà cho ngƣời nhận quyền nhƣng gần nhƣ loại bỏ hoàn toàn rủi ro chọn
nhầm đối tác.
Sau khi lên các tiêu chí cho việc lựa chọn đối tác nhận quyền, Trung
Nguyên cần có kế hoạch cụ thể tìm kiếm đối tác phù hợp với các tiêu chí đã
đặt ra. Thực tế là, một khi mô hình nhƣợng quyền của một doanh nghiệp
thành công thì tự động sẽ có một số đối tác chủ động đến tìm hiểu, tìm kiếm
cơ hội hợp tác kinh doanh. Đây là đối tƣợng tiềm năng để doanh nghiệp tiến
hành nhƣợng quyền. Tuy nhiên, đây đƣợc coi là cách làm bị động và không
chủ đích khuyếch trƣơng việc nhƣợng quyền. Trung Nguyên nên chủ động
bằng hình thức giới thiệu, quảng bá việc nhƣợng quyền của mình một cách
thật bài bản. Doanh nghiệp nên tham gia các hội nghị, triển lãm, hội chợ về
nhƣợng quyền ở nƣớc ngoài để thăm dò thị trƣờng và cũng tìm kiếm cơ hội
nhƣợng quyền. Ngoài ra, có thể tìm kiếm đối tác thông qua các phƣơng tiện
khác nhau nhƣ các trang web: website của Hội đồng Nhƣợng quyền thƣơng
mại Thế giới (www.worldfranchisecouncil.org) và website của Hiệp hội
25 TS. Lý Quý Trung (2006), Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Trẻ, TP.
Hồ Chí Minh.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 65
Nhƣợng quyền thƣơng mại Quốc tế (www.franchise.org), các trang web
thƣơng mại về nhƣợng quyền, tham khảo các chuyên đề về nhƣợng quyền hay
chủ động quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông.
Các cửa hàng đối thủ cạnh tranh cũng có thể trở thành đối tác nhận
quyền đầy tiềm năng nếu nhƣ họ đang kinh doanh không thành công. Nhiều
hệ thống nhƣợng quyền trên thế giới đã tăng tốc việc bành trƣớng hệ thống
nhƣợng quyền của mình nhờ chiêu mộ các cửa hàng khác đổi tên và công
thức kinh doanh. Bình quân trên thế giới hiện nay có khoảng 40% trên tổng số
các hệ thống nhƣợng quyền chấp nhận nhƣợng quyền cho đối tƣợng này26.
Cái lợi trƣớc mắt cho chủ thƣơng hiệu là vừa nhân rộng uy tín thƣơng hiệu
của mình lại vừa loại bỏ đƣợc một đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Lý do thu hút
các cửa hàng đang kinh doanh nhƣng muốn chuyển sang nhận quyền là họ tin
tƣởng rằng nhãn hiệu và sản phẩm của họ không cạnh tranh bằng. Trƣờng hợp
Trung Nguyên tại Việt Nam, cũng đã có khá nhiều quán cà phê kinh doanh
không hiệu quả đã xin nhận nhƣợng quyền để chuyển đổi thành cà phê Trung
Nguyên do tin tƣởng rằng thƣơng hiệu nổi tiếng này sẽ mang đến một kết quả
kinh doanh khả quan hơn.
3.2.6. Xây dựng các tiêu chuẩn chọn lựa vị trí kinh doanh
Đa số các doanh nhân thành công và nhiều kinh nghiệm đều nhất trí
rằng có ba yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh nhà hàng hay dịch vụ bán
lẻ nói chung. Đó là: vị trí, vị trí và vị trí. Điều này đúng ra đã đƣợc phóng đại
vì ai cũng biết trong kinh doanh còn vô số những yếu tố khác quan trọng nữa
nhƣng thật sự yếu tố “vị trí” hay địa điểm mặt bằng kinh doanh đóng vai trò
quyết định trong việc thành bại. Cho dù mô hình kinh doanh của hệ thống
nhƣợng quyền có tuyệt vời đến đâu, nếu chọn sai địa điểm để mở cửa hàng
nhƣợng quyền thì gần nhƣ chắc chắn sẽ nắm phần thất bại.
26 Trƣơng Quang Hoài Nam (2007), Thực trạng và giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam, Tạp chí Khoa học và Thƣơng mại, -15-.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 66
Yếu tố vị trí rất quan trọng trong công việc kinh doanh và lại càng quan
trọng hơn đối với nhƣợng quyền thƣơng mại ở các lĩnh vực thời trang, giải trí
và đặc biệt là ăn uống. McDonald’s là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng
hệ thống nhƣợng quyền thành công nhất trên thế giới, nhƣng nhiều ngƣời
không biết rằng nguyên tắc kinh doanh của họ là bên cạnh việc tập trung vào
thức ăn nhanh, họ còn tập trung vào bất động sản. Những vị trí đặt cửa hàng
McDonald’s phải là những vị trí hai mặt tiền nằm ngay trung tâm của khu phố
và có mật độ ngƣời qua lại cao nhất.
KFC vào Việt Nam cũng áp dụng phƣơng thức này và rất thành công.
Các vị trí đặt cửa hàng KFC thƣờng là những vị trí tốt nhất nhƣ KFC Hai Bà
Trƣng, KFC Diamond Plaza, KFC Lê Lai… để đảm bảo chuỗi cửa hàng của
mình luôn là sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng mỗi khi nghĩ đến thức ăn
nhanh. Phở 24 cũng rất kén chọn trong việc đặt vị trí kinh doanh và chỉ nằm ở
những con đƣờng có đông khách nƣớc ngoài. Nếu bên nhƣợng quyền chọn
đƣợc địa điểm tốt nghĩa là đã có 50% cơ hội thành công. Đặc điểm dễ thấy
của các cửa hàng nhƣợng quyền của Trung Nguyên là thƣờng chọn ở vị trí
ngã ba, ngã tƣ hay ngã năm, nơi dễ chú ý.
Vậy nhƣ thế nào mới gọi là một vị trí lý tƣởng? Có nhiều yếu tố cấu
thành nên một vị trí lý tƣởng, nhƣng cũng tùy thuộc vào mô hình kinh doanh
và ngành nghề kinh doanh. Trong ngành kinh doanh nhà hàng thì một vị trí có
thể gọi là khá lý tƣởng khi đảm bảo một số yếu tố sau đây:
- Dễ thấy, dễ tìm: Thật là trở ngại cho khách hàng khi không thể nhìn
thấy bảng hiệu từ xa, dẫn đến tình trạng tìm không ra nhà hàng nên đi luôn và
trầm trọng hơn nữa là có thể đi nhầm vào nhà hàng khác. Và hầu hết những
ngƣời khách “đi nhầm” này sẽ trở thành khách hàng trung thành của đối thủ
cạnh tranh.
- Thuận tiện: Nhiều nhà hàng rất đẹp, rất tốt nhƣng nằm ở một vị trí
không thuận tiện nên thất bại hoặc không thành công nhƣ mong muốn. Vị trí
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 67
mặt bằng khó tìm cũng là một dạng không thuận tiện. Nhà hàng tọa lạc trên
con đƣờng một chiều (đặc biệt là bên luồng đƣờng xe hơi) sẽ gây khó khăn
cho khách hàng đi xe gắn máy. Bãi đậu xe cũng nên xem xét là một yếu tố
quyết định.
- Hàng xóm tốt và phù hợp: Một nhà hàng cao cấp thì không thể nằm
trong một khu vực quá bình dân hoặc ngƣợc lại. Về mặt tâm lý khách hàng có
khuynh hƣớng ngại đến các nhà hàng hay dịch vụ giải trí nằm gần các cơ
quan chức năng hay cộng đồng nhƣ công an phƣờng, phƣờng hội, tòa án, ủy
ban, bệnh viện, trƣờng học…
Trên đây là một số yếu tố lựa chọn mà Trung Nguyên có thể tham khảo.
Không nên cho rằng nhận quyền sẽ ít rủi ro hơn ngay khi chọn sai vị trí kinh
doanh. Nói khác đi, bất cứ cửa hàng nào dù là nhận quyền hay không cũng
cần chọn đúng địa điểm kinh doanh để thành công. Do đó, nếu nôn nóng để
mở cửa hàng mà chọn vị trí mặt bằng kinh doanh không cẩn thận là một sai
lầm lớn. Và cũng không bao giờ nên quyết định chọn một địa điểm kinh
doanh nào đó chủ yếu do tiền thuê mặt bằng thấp. Tiền thuê mặt bằng chỉ là
một trong những chi phí hàng tháng và nếu cửa hàng kinh doanh không thành
công thì tiền thuê nhà dù rẻ đến đâu cũng vẫn lỗ vốn và sớm muộn gì cũng đi
đến thất bại. Ngƣợc lại, tiền thuê nhà dù có cao hơn nhƣng nếu vị trí thuận lợi
sẽ kinh doanh tốt hơn và xác suất thành công sẽ cao hơn. Do đó, Trung
Nguyên nên yêu cầu các đối tác của mình phải chọn đƣợc các vị trí thật chiến
lƣợc, thuận tiện cho việc kinh doanh.
3.2.7. Có sự giám sát, hỗ trợ thƣờng xuyên và kịp thời cho bên nhận
quyền
Thứ nhất, một bộ phận giám sát chặt chẽ và thƣờng xuyên về hoạt
động của các bên nhận quyền là điều luôn luôn cần có để đảm bảo tính đồng
bộ của toàn hệ thống. Sự đồng bộ là một đặc điểm nổi bật của bất kỳ một hệ
thống nhƣợng quyền thƣơng mại nào. Đồng bộ từ cách trang trí, phong cách
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 68
phục vụ, chất lƣợng sản phẩm cho đến phƣơng thức kinh doanh... Chỉ cần một
cửa hàng trong hệ thống không tuân thủ theo những quy trình đã đặt ra sẽ làm
ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín của cả hệ thống, nhất là khi doanh nghiệp lại tiến
hành nhƣợng quyền thƣơng mại trên quy mô lớn nhƣ Trung Nguyên. Chính vì
thế, để đảm bảo danh tiếng và sự hoạt động hiệu quả trong việc kinh doanh
của mình tại nƣớc ngoài, Trung Nguyên nên thiết lập một bộ phận kiểm tra
giám sát đƣợc đào tạo một cách bài bản. Bộ phận này chuyên đƣợc cử đến các
cửa hàng nhận quyền bên nƣớc ngoài để kiểm tra xem họ có thực hiện đúng
theo các quy trình cam kết trong hợp đồng nhƣợng quyền hay không. Bên
cạnh hình thức kiểm tra định kỳ thƣờng xuyên, Trung Nguyên có thể áp dụng
hình thức kiểm tra đột xuất và bí mật để đảm bảo tính khách quan, trung thực
nhất. Các chuyên gia của Công ty sẽ đóng giả làm khách hàng đột xuất đến
thăm các cửa hàng nhƣợng quyền, báo cáo lại những gì quan sát thấy ở cửa
hàng dƣới cặp mắt của một khách hàng bình thƣờng. Nội dung bản báo cáo
này sẽ đƣợc chủ thƣơng hiệu phản hồi và thảo luận đối với các bên nhận
quyền nƣớc ngoài.
Đồng thời với việc kiểm tra, giám sát, bộ phận này phải phát hiện và xử
lý kịp thời các vi phạm tại các cửa hàng trong hệ thống. Nhƣ vậy, doanh
nghiệp nhận quyền sẽ ý thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình. Trƣờng
hợp của Phở 24 là một bài học khá rõ. Một cửa hàng trong hệ thống nhƣợng
quyền của Phở 24 đã vì lợi nhuận trƣớc mắt mà cắt giảm nguyên liệu, gia vị
trong món phở truyền thống. Rất may là hiện tƣợng này đã đƣợc phát hiện và
xử lý kịp thời không để ảnh hƣởng xấu đến uy tín của Phở 24. Do vậy, cho
đến nay Phở 24 vẫn là doanh nghiệp Việt Nam có quá trình nhƣợng quyền bài
bản và thành công nhất.
Thứ hai, ngoài việc kiểm tra giám sát, chủ thƣơng hiệu cũng cần xây
dựng một lực lƣợng hỗ trợ thƣờng xuyên và kịp thời cho các cửa hàng
nhƣợng quyền. Vì một trong những đặc điểm quan trọng của hoạt động
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 69
nhƣợng quyền thƣơng mại là bên nhận quyền sẽ nhận đƣợc sự trợ giúp của
bên nhƣợng quyền. Lực lƣợng hỗ trợ này phải thƣờng xuyên hoặc định kỳ đến
thăm các cửa hàng để kiểm tra chất lƣợng và giúp đỡ tƣ vấn các vấn đề phát
sinh trong quá trình điều hành cửa hàng. Để đảm bảo tính đồng bộ cho hệ
thống, Công ty có thể hỗ trợ bên nhận quyền về việc lựa chọn địa điểm tiến
hành kinh doanh, trang trí cửa hàng, phong cách phục vụ... Công tác hỗ trợ
phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, chứ không phải chỉ làm để lấy lệ,
mang tính xã giao, hình thức, bởi nhƣ thế sẽ ảnh hƣởng đến chính lợi ích của
chủ thƣơng hiệu.
Đồng thời, Trung Nguyên cũng nên chú trọng hơn nữa đến công tác
huấn luyện, đào tạo cho đối tác nhận quyền. Chƣơng trình huấn luyện kinh
doanh thƣờng bao gồm hai giai đoạn: trƣớc khi khai trƣơng cửa hàng và sau
khi cửa hàng đi vào hoạt động. Một số chƣơng trình huấn luyện, đào tạo cho
các đối tác nhận quyền thƣờng đƣợc cung cấp là:
- Huấn luyện tại trung tâm, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
- Huấn luyện chuẩn bị khai trƣơng.
- Huấn luyện tại cửa hàng nhận quyền trƣớc lúc khai trƣơng.
- Huấn luyện, tái huấn luyện sau khai trƣơng.
Mục tiêu của các chƣơng trình huấn luyện nêu trên là để hƣớng dẫn đối
tác cách thức để vận hành một cửa hàng nhƣợng quyền thành công giống nhƣ
các cửa hàng của chủ thƣơng hiệu. Thông thƣờng, các lĩnh vực sau đây sẽ
đƣợc bao gồm trong chƣơng trình huấn luyện: Hoạt động hàng ngày của cửa
hàng, kế toán sổ sách, kinh doanh tiếp thị, cung cách phục vụ, quy trình sản
xuất, quản trị nhân sự… Thành phần tham dự các chƣơng trình huấn luyện
này bao gồm chủ cửa hàng nhận quyền, nhân viên quản lý và một số nhân
viên trụ cột khác. Việc đào tạo dƣ nhân viên tuy tốn kém hơn nhƣng bao giờ
cũng có lợi. Thật vậy, không ít trƣờng hợp các nhân viên sau khi đƣợc huấn
luyện công phu đã xin nghỉ việc do nhiều lý do khách quan khác nhau và nhƣ
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 70
vậy đã vô tình đƣa cửa hàng nhƣợng quyền vào tình huống vô cùng khó khăn.
Hệ thống nhƣợng quyền cà phê Gloria Jean’s của Úc thƣờng cho phép tối đa
4 nhân viên cấp quản lý đƣợc tham gia khóa huấn luyện miễn phí tại Sydney,
và đƣơng nhiên ngƣời chủ đứng tên ký hợp đồng nhận quyền phải có mặt
trong chƣơng trình huấn luyện này. Đƣợc biết Trung Nguyên cũng đã có bộ
phận huấn luyện nhƣợng quyền, tổ chức các khóa đào tạo tại trung tâm đào
tạo riêng của mình và cũng có thể đi tới cơ sở kinh doanh của bên nhận quyền
ở nƣớc ngoài để huấn luyện cho các đối tác.
Ngoài việc tăng cƣờng thăm hỏi thực tế, Trung Nguyên cần củng cố
kênh thông tin liên lạc trực tiếp với các bên nhận quyền nƣớc ngoài. Các kênh
thông tin liên lạc thông thƣờng đối với mọi hệ thống chính là điện thoại, fax,
email, thƣ từ thƣờng xuyên, hoặc các buổi họp định kỳ với chủ cửa hàng nhận
quyền để góp ý cải tiến chất lƣợng. Bên cạnh đó là các buổi hội nghị khách
hàng thƣờng niên cho tất cả các bên nhận quyền để cập nhật thông tin về
đƣờng lối chính sách của hệ thống, giới thiệu, khen thƣởng các cửa hàng đạt
thành tích kinh doanh xuất sắc. Đối với một hệ thống nhƣợng quyền có quy
mô lớn nhƣ cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp nên xây dựng mạng Intranet
kết nối liên lạc cho tất cả các cửa hàng nhƣợng quyền với nhau và với chủ
thƣơng hiệu. Hoặc Trung Nguyên cũng có thể thiết lập một đƣờng dây nóng
hoạt động 24/7 (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần) để các bên nhận quyền có thể tìm
kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia tƣ vấn bất cứ lúc nào.
3.2.8. Phát triển nguồn nhân lực mạnh cho việc nhƣợng quyền
Xây dựng và quản lý con ngƣời rất cần thiết trong hoạt động kinh
doanh, và càng quan trọng hơn trong lĩnh vực nhƣợng quyền thƣơng mại đòi
hỏi sự hợp tác và tin cậy lẫn nhau của các thành viên tham gia. Việc xây dựng
và quản lý con ngƣời hiệu quả sẽ đem lại nội lực cho cả hệ thống nhƣợng
quyền. Nhƣ vậy, để phát triển một mạng lƣới nhƣợng quyền rộng khắp, đòi
hỏi Trung Nguyên phải phát triển nguồn nhân lực mạnh phục vụ trong mảng
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 71
kinh doanh này. Nguồn nhân lực này không chỉ gói gọn trong hai mảng kiểm
tra, giám sát và hỗ trợ các bên nhận quyền mà rộng hơn, họ là những ngƣời
phụ trách các công việc từ A đến Z. Họ chuyên lo về các khâu từ việc nghiên
cứu thị trƣờng để tiến hành nhƣợng quyền, tìm hiểu và lựa chọn đối tác, soạn
thảo hợp đồng cho đến khâu cuối cùng kiểm tra hoạt động của đối tác. Do đó,
việc xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp chuyên làm trong bộ phận
nhƣợng quyền là điều vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp tiến hành
nhƣợng quyền một cách trôi chảy và hiệu quả. Doanh nghiệp cần xác định
đƣợc rằng hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của doanh nghiệp càng lớn thì
trọng trách của bộ phận này càng cao. Trên thế giới, các tên tuổi nhƣợng
quyền thƣơng mại lớn đều hết sức chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân
lực. Ví dụ nhƣ McDonald’s – hãng duy nhất đã mở cả trƣờng đại học để đào
tạo cán bộ chuyên về nhƣợng quyền. Phía đối tác muốn nhận quyền từ
McDonald’s bắt buộc phải tham dự khóa học đào tạo của trƣờng đại học này.
Ngoài ra, ngay cả các nhân viên phục vụ quầy ba cũng đƣợc huấn luyện, đào
tạo bài bản, thấm nhuần tôn chỉ hoạt động của hãng là luôn phải đặt khách
hàng là số một để phục vụ một cách chu đáo.
Trung Nguyên cần có những ngƣời quản lý chủ chốt, có năng lực và
kiến thức chuyên môn, đủ sức quản lý và điều hành cả một hệ thống lớn nhƣ
vậy. Doanh nghiệp nên chọn một vài cá nhân xuất sắc để cử đi học những
khóa học chuyên sâu về nhƣợng quyền ở nƣớc ngoài hoặc có thể đào tạo
nguồn nhân lực tại chỗ bằng cách thuê các chuyên gia giỏi từ nƣớc ngoài về
Công ty để giám sát và huấn luyện. Ngoài ra, việc tuyển dụng luôn những
nhân viên có năng lực đã từng làm việc tại một hãng nhƣợng quyền thành
công nào đó là một cách thức bổ sung đội ngũ nhân sự rất khả thi. Đây là kinh
nghiệm của tập đoàn cà phê số một Hoa Kỳ - Starbucks. Tập đoàn này đã áp
dụng chiến thuật trên khi thuê một số nhân viên trụ cột cũ của chuỗi nhà hàng
thức ăn nhanh McDonald’s. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 72
điều hành của Starbucks, ngài Howard Schultz khẳng định, ông đã quyết định
đúng khi chịu đầu tƣ tốn kém để chiêu mộ những nhà quản trị có bề dày kinh
nghiệm tƣơng xứng với tầm vóc mà Starbucks muốn nhắm đến. Ông cho rằng,
các doanh nghiệp phải dám thuê những chuyên gia giỏi, thậm chí trƣớc khi
thực sự cần đến, thay vì thuê những ngƣời quá trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, Trung Nguyên
cần phải có chƣơng trình đào tạo cho cả các nhân viên phục vụ, bộ phận lễ tân
trực tiếp tiếp xúc với khách hàng chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở đào tạo
nhân viên quản lý cấp cao. Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo của các
nhân viên sẽ tạo đƣợc ấn tƣợng tốt cho khách hàng, đảm bảo uy tín cho toàn
bộ hệ thống nhƣợng quyền.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 73
KẾT LUẬN
Nếu đƣợc hỏi rằng bạn ngƣỡng mộ hệ thống kinh doanh nhƣợng quyền
nào nhất, tôi sẽ trả lời rằng đó là hệ thống nhƣợng quyền cà phê Trung
Nguyên. Nhƣng nếu hỏi tôi rằng hệ thống nào làm cho bạn trăn trở, khắc
khoải nhiều nhất, tôi cũng sẽ vẫn trả lời là hệ thống nhƣợng quyền Trung
Nguyên. Bởi lẽ đây là một hệ thống nhƣợng quyền mới mẻ và đạt đƣợc nhiều
thành công, nhƣng cũng chính hệ thống này để lại cho tôi nhiều suy tƣ, trăn
trở. Tôi viết về Trung Nguyên không ngoài mục đích nào khác hơn là đi tìm
một lời lý giải chân thành nhất về hệ thống này. Vì sao một hệ thống từng là
hiện tƣợng và là niềm tự hào của ngƣời Việt trong những năm trƣớc, bây giờ
lại vẫn đang tiếp tục hành trình tìm chỗ đứng cho mình?
Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng Trung Nguyên sẽ một lần nữa trở lại thật vẻ
vang. Lần trở lại này sẽ vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn rất nhiều so với trƣớc
đây, để hệ thống nhƣợng quyền Trung Nguyên nói riêng và nhiều hệ thống
nhƣợng quyền Việt Nam khác nói chung tự hào sánh vai với nhiều hệ thống
nhƣợng quyền nƣớc ngoài bƣớc vào sân chơi đầy thách thức và biến động này.
Trƣớc hết, vì Trung Nguyên vẫn còn đó những con ngƣời giàu khát vọng
chinh phục, vẫn còn đó những bí quyết vƣợt trội mà những ngƣời tiên phong
này đang nắm giữ. Vẫn còn đó một hậu phƣơng cà phê vững chắc đƣợc thế
giới thừa nhận và nhất là có hàng triệu con tim đang dành cho hệ thống này sự
ủng hộ. Từ đó, nếu ngƣời ta có thể đến KFC vì sự hiện đại, đến với 7 –
Eleven vì sự tiện lợi, đến với McDonald’s vì sự thành công thì không có lý do
gì họ không đến với Trung Nguyên vì sự sáng tạo.
Khóa luận đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ dự kiến:
- Tạo dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về nhƣợng quyền thƣơng
mại và sự phù hợp của hình thức kinh doanh này đối với Công ty cà phê
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 74
Trung Nguyên. Đồng thời đƣa ra một số mô hình tiêu biểu trên thế giới trong
lĩnh vực này để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tích lũy thêm kinh nghiệm.
- Đƣa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng tiến hành nhƣợng quyền
thƣơng mại ra nƣớc ngoài của cà phê Trung Nguyên, từ đó thấy đƣợc những
thành công và những hạn chế mà Công ty đang gặp phải.
- Từ việc nhìn nhận ra những hạn chế của Trung Nguyên, tác giả đề
xuất một số giải pháp hữu ích để doanh nghiệp thành công hơn nữa trên
con đƣờng của mình và mong muốn đó cũng là nguồn tài liệu tham khảo
quý báu cho các doanh nghiệp khác đang tiến hành kinh doanh nhƣợng
quyền thƣơng mại.
Với kiến thức còn hạn chế, số liệu, tài liệu chƣa đầy đủ và thời gian hạn
hẹp, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần An (2006), Nhượng quyền thương mại sẽ là xu hướng mới, Tạp
chí Thƣơng mại, Số 18, -31-.
2. Barbara Beshel (2005), An introduction to franchising, International
Franchise Association Educational Foundation, NewYork Avenue.
3. Nguyễn Khƣơng Bình (2007), WTO với doanh nghiệp Việt Nam – những
cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, NXB Chính trị Quốc gia.
4. Đoàn Đình Hoàng (2007), Khái quát và vai trò của Nhượng quyền
thương mại trong nền kinh tế,
(truy
cập ngày 17/3/2009).
5. TS. Hà Văn Hội (2007), Quản trị kinh doanh quốc tế, Học viện Công
nghệ Bƣu chính viễn thông, www.ebook4u.vn,
(truy
cập ngày 23/4/2009).
6. Nguyệt Hồng (2005), Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang
hình thành và phát triển, Tạp chí Thƣơng mại, Số 46, -5-.
7. Bùi Quang Huy (2006), Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ
Chính trị,
(truy cập ngày 22/3/2009).
8. Ths. Bùi Thanh Lâm (9/11/2006), Nhượng quyền thương mại, cơ hội
bùng nổ ở Việt Nam,
consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&c
ategory=&id=&topicid=1172 (truy cập ngày 10/3/2009).
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 76
9. Trƣơng Quang Hoài Nam (2007), Thực trạng và giải pháp phát triển
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và
Thƣơng mại.
10. Anh Thƣ (2005), Franchising - chìa khóa thương hiệu, Báo Đầu tƣ
chứng khoán, Số 307, -22-.
11. Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise - Chọn hay không?, NXB Đại
học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Khánh Trung (2007), Một số khái niệm nhượng quyền thương mại,
?cq=1&p=50, (truy cập ngày 23/4/2009)
13. TS. Lý Quý Trung (2006), Franchise - bí quyết thành công bằng mô
hình nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
14. TS. Lý Quý Trung (2006), Mua Franchise - cơ hội mới cho các doanh
nghiệp Việt Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
15. TS. Lý Quý Trung (2007), Xây dựng thương hiệu, NXB Trẻ.
16. Nguyễn Đào Tùng (2006), Hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam, Tạp chí Tài chính, Số 4, -23-.
17. ĐH Kinh tế Quốc dân, Tìm hiểu chiến lược phát triển của KFC tại thị
trường Việt Nam,
Chien-Luoc-Phat-Trien-Cua-KFC-Tai-Thi-Truong-Viet-Nam, (truy cập
ngày 12/3/2009).
18.
g_muc_sp.DOC
19. International Business Strategies (8/2006), Franchising market in
Vietnam (Báo cáo về thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
2006), -5-.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 77
20. KFC (27/6/2007), Câu chuyện về bí quyết thành công của KFC,
Dat&file=7697, (truy cập ngày 12/3/2009).
21. Mạng truyền thông điện tử (2009), Công ty Trung Nguyên,
&type=brand, (truy cập ngày 22/3/2009).
22. McDonald’s, About McDonald’s,
(truy cập ngày 10/3/2009).
23. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2007), Nhận diện những bất ổn của
thương hiệu Trung Nguyên,
n-ca-thng-hiu-trung.html, (truy cập ngày 21/3/2009).
24. Thƣơng hiệu Việt Nam (22/3/2008), 7- Eleven, thương hiệu nhượng
quyền thành công nhất 2007,
tin/phong-su-thuong-hieu/3789-
nh%C6%B0%E1%BB%A3ng+quy%E1%BB%81n/-7-Eleven-thuong-
hieu-nhuong-quyen-thanh-cong-nhat-2007, (truy cập ngày 12/3/2009).
25. Trung Nguyên,
26. Vietnambranding(15/10/2007), Cà phê nhượng quyền thương mại
Gloria Jean's Coffee,
thuong-hieu/2094/Ca-phe-nhuong-quyen-thuong-mai-Gloria-Jeans-
Coffee (truy cập ngày 20/3/2009).
27. VnExpress (1/8/2007), Độc chiêu nhượng quyền thương hiệu Trung
Nguyên,
&CatalogeID=35&NewsID=495&lang=1, (truy cập ngày 8/3/2009).
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 78
PHỤ LỤC 1
TRÍCH LUẬT THƢƠNG MẠI
CỦA QUỐC HỘI NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 36/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005
MỤC 8
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
Đ iều 284. Nhƣợng quyền thƣơng mại
Nhƣợng quyền thƣơng mại là hoạt động thƣơng mại, theo đó bên nhƣợng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đƣợc tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do bên nhƣợng quyền quy định và đƣợc gắn với nhãn hiệu
hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tƣợng kinh doanh, quảng cáo của bên nhƣợng quyền;
2. Bên nhƣợng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Đ iều 285. Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại phải đƣợc lập thành văn bản hoặc bằng
hình thức khác có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng.
Đ iều 286. Quyền của thƣơng nhân nhƣợng quyền
Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, thƣơng nhân nhƣợng quyền có các quyền
sau đây:
1. Nhận tiền nhƣợng quyền;
2. Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại và mạng lƣới
nhƣợng quyền thƣơng mại;
3. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo
đảm sự thống nhất của hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại và sự ổn định về
chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 79
Đ iều 287. Nghĩa vụ của thƣơng nhân nhƣợng quyền
Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, thƣơng nhân nhƣợng quyền có các nghĩa
vụ sau đây:
1. Cung cấp tài liệu hƣớng dẫn về hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại cho
bên nhận quyền;
2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thƣờng xuyên cho thƣơng
nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhƣợng quyền
thƣơng mại;
3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của
thƣơng nhân nhận quyền;
4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tƣợng đƣợc ghi trong hợp đồng
nhƣợng quyền;
5. Đối xử bình đẳng với các thƣơng nhân nhận quyền trong hệ thống nhƣợng
quyền thƣơng mại.
Đ iều 288. Quyền của thƣơng nhân nhận quyền
Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, thƣơng nhân nhận quyền có các quyền
sau đây:
1. Yêu cầu thƣơng nhân nhƣợng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có
liên quan đến hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại;
2. Yêu cầu thƣơng nhân nhƣợng quyền đối xử bình đẳng với các thƣơng nhân
nhận quyền khác trong hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại.
Đ iều 289. Nghĩa vụ của thƣơng nhân nhận quyền
Trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác, thƣơng nhân nhận quyền có các nghĩa vụ
sau đây:
1. Trả tiền nhƣợng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại;
2. Đầu tƣ đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các
quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhƣợng quyền chuyển giao;
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 80
3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hƣớng dẫn của bên nhƣợng quyền;
tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ
của thƣơng nhân nhƣợng quyền;
4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã đƣợc nhƣợng quyền, kể cả sau khi
hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại kết thúc hoặc chấm dứt;
5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tƣợng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ
thống của bên nhƣợng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại;
6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại;
7. Không đƣợc nhƣợng quyền lại trong trƣờng hợp không có sự chấp thuận
của bên nhƣợng quyền.
Đ iều 290. Nhƣợng quyền lại cho bên thứ ba
1. Bên nhận quyền có quyền nhƣợng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên
nhận lại quyền) nếu đƣợc sự chấp thuận của bên nhƣợng quyền.
2. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền quy định
tại Điều 288 và Điều 289 của Luật này.
Đ iều 291. Đăng ký nhƣợng quyền thƣơng mại
1. Trƣớc khi nhƣợng quyền thƣơng mại, bên dự kiến nhƣợng quyền phải đăng
ký với Bộ Thƣơng mại.
2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng
quyền thƣơng mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhƣợng quyền thƣơng mại.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 81
PHỤ LỤC 2
NGHỊ ĐỊNH 35/2006/NĐ-CP
Quy định chi tiết Luật Thƣơng mại
về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
Chƣơng I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động nhƣợng
quyền thƣơng mại trên lãnh thổ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tƣợng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với thƣơng nhân Việt Nam và thƣơng nhân
nƣớc ngoài tham gia vào hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chuyên hoạt động mua bán
hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, ngoài
những quy định tại Điều 7 Nghị định này, chỉ đƣợc thực hiện hoạt động
nhƣợng quyền thƣơng mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó đƣợc
kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dƣới đây đƣợc hiểu nhƣ sau:
1. “Bên nhượng quyền” là thƣơng nhân cấp quyền thƣơng mại, bao gồm
cả Bên nhƣợng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
2. “Bên nhận quyền” là thƣơng nhân đƣợc nhận quyền thƣơng mại, bao
gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhƣợng quyền
thứ cấp.
3. “Bên nhượng quyền thứ cấp” là thƣơng nhân có quyền cấp lại quyền
thƣơng mại mà mình đã nhận từ Bên nhƣợng quyền ban đầu cho Bên nhận
quyền thứ cấp.
4. “Bên nhận quyền sơ cấp” là thƣơng nhân nhận quyền thƣơng mại từ
Bên nhƣợng quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhƣợng quyền thứ
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 82
cấp theo nghĩa của khoản 3 Điều này trong mối quan hệ với Bên nhận quyền
thứ cấp.
5. “Bên nhận quyền thứ cấp” là thƣơng nhân nhận lại quyền thƣơng mại
từ Bên nhƣợng quyền thứ cấp.
6. “Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau
đây:
a) Quyền đƣợc Bên nhƣợng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền
tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo
một hệ thống do Bên nhƣợng quyền quy định và đƣợc gắn với nhãn hiệu hàng
hoá, tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, quảng cáo
của Bên nhƣợng quyền;
b) Quyền đƣợc Bên nhƣợng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp
quyền thƣơng mại chung;
c) Quyền đƣợc Bên nhƣợng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền
thứ cấp theo hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại chung;
d) Quyền đƣợc Bên nhƣợng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền
thƣơng mại theo hợp đồng phát triển quyền thƣơng mại.
7. “Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại” là công
việc kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại.
8. “Hợp đồng phát triển quyền thương mại” là hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại theo đó Bên nhƣợng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền đƣợc
phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phƣơng
thức nhƣợng quyền thƣơng mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định.
9. “Quyền thương mại chung” là quyền do Bên nhƣợng quyền trao cho
Bên nhƣợng quyền thứ cấp đƣợc phép cấp lại quyền thƣơng mại cho các Bên
nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không đƣợc phép cấp lại quyền
thƣơng mại chung đó nữa.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 83
10. “Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” là hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại ký giữa Bên nhƣợng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ
cấp theo quyền thƣơng mại chung.
Điều 4. Thẩm quyền quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động nhƣợng
quyền thƣơng mại
1. Bộ Thƣơng mại chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại trong
phạm vi cả nƣớc và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hƣớng dẫn thực hiện các
chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại;
tổ chức đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong việc kiểm
tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền về các
hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại;
c) Kiến nghị với Chính phủ ban hành mới hoặc ban hành theo thẩm
quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến
hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại.
2. Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm hƣớng dẫn về chế độ thuế áp dụng đối với hoạt động nhƣợng quyền
thƣơng mại và lệ phí đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách
nhiệm sau đây:
a) Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
nhƣợng quyền thƣơng mại;
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 84
b) Chỉ đạo Sở Thƣơng mại, Sở Thƣơng mại Du lịch tổ chức đăng ký hoạt
động nhƣợng quyền thƣơng mại theo thẩm quyền, kiểm tra, kiểm soát và báo cáo
định kỳ hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại trên địa bàn về Bộ Thƣơng mại.
Chƣơng II
HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
Mục 1
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhƣợng quyền
Thƣơng nhân đƣợc phép cấp quyền thƣơng mại khi đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhƣợng quyền đã đƣợc hoạt
động ít nhất 01 năm.
Trƣờng hợp thƣơng nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên
nhƣợng quyền nƣớc ngoài, thƣơng nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo
phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trƣớc khi
tiến hành cấp lại quyền thƣơng mại.
2. Đã đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại với cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tƣợng của quyền thƣơng mại
không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Điều 6. Điều kiện đối với Bên nhận quyền
Thƣơng nhân đƣợc phép nhận quyền thƣơng mại khi có đăng ký kinh
doanh ngành nghề phù hợp với đối tƣợng của quyền thƣơng mại.
Điều 7. Hàng hoá, dịch vụ đƣợc phép kinh doanh nhƣợng quyền
thƣơng mại
1. Hàng hoá, dịch vụ đƣợc phép kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng
mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 85
kinh doanh.
2. Trƣờng hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn
chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh
nghiệp chỉ đƣợc kinh doanh sau khi đƣợc cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép
kinh doanh, giấy tờ có giá trị tƣơng đƣơng hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Mục 2
CUNG CẤP THÔNG TIN
VÀ HỢP ĐỒNG TRONG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
Điều 8. Trách nhiệm cung cấp thông tin của Bên nhƣợng quyền
1. Bên nhƣợng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại mẫu và bản giới thiệu về nhƣợng quyền thƣơng mại của
mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trƣớc khi ký kết
hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhƣợng quyền thƣơng mại do Bộ
Thƣơng mại quy định và công bố.
2. Bên nhƣợng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên
nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhƣợng quyền thƣơng
mại làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng
quyền thƣơng mại của Bên nhận quyền.
3. Nếu quyền thƣơng mại là quyền thƣơng mại chung thì ngoài việc cung
cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bên nhƣợng quyền thứ cấp còn
phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung sau đây:
a) Thông tin về Bên nhƣợng quyền đã cấp quyền thƣơng mại cho mình;
b) Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại chung;
c) Cách xử lý các hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại thứ cấp trong
trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại chung.
Điều 9. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên dự kiến nhận quyền
Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhƣợng quyền các thông
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 86
tin mà Bên nhƣợng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao
quyền thƣơng mại cho Bên dự kiến nhận quyền.
Điều 10. Các đối tƣợng sở hữu công nghiệp trong nhƣợng quyền
thƣơng mại
1. Trƣờng hợp Bên nhƣợng quyền chuyển giao cho Bên nhận quyền
quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp và các nội dung của quyền
thƣơng mại thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công
nghiệp đó có thể đƣợc lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại.
2. Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp
trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật
về sở hữu công nghiệp.
Điều 11. Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Trong trƣờng hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thƣơng mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhƣợng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhƣợng quyền định kỳ và phƣơng thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Điều 12. Ngôn ngữ của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại phải đƣợc lập bằng tiếng Việt.
Trƣờng hợp nhƣợng quyền từ Việt Nam ra nƣớc ngoài, ngôn ngữ của hợp
đồng nhƣợng quyền thƣơng mại do các bên thoả thuận.
Điều 13. Thời hạn của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
1. Thời hạn hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại do các bên thoả thuận.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 87
2. Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có thể chấm dứt trƣớc thời hạn
thoả thuận trong các trƣờng hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Điều 14. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết
trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Nếu trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có phần nội dung về
chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực
theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 15. Chuyển giao quyền thƣơng mại
1. Bên nhận quyền đƣợc chuyển giao quyền thƣơng mại cho bên dự kiến
nhận quyền khác khi đáp ứng đƣợc các điều kiện sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các quy định tại Điều 6 của
Nghị định này;
b) Đƣợc sự chấp thuận của Bên nhƣợng quyền đã cấp quyền thƣơng mại
cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhƣợng quyền trực tiếp).
2. Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao
quyền thƣơng mại cho Bên nhƣợng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận đƣợc văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhƣợng
quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
a) Chấp thuận việc chuyển giao quyền thƣơng mại của Bên nhận quyền;
b) Từ chối việc chuyển giao quyền thƣơng mại của Bên nhận quyền theo
các lý do quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhƣợng quyền trực tiếp không
có văn bản trả lời thì đƣợc coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thƣơng
mại của Bên nhận quyền.
3. Bên nhƣợng quyền trực tiếp chỉ đƣợc từ chối việc chuyển giao quyền
thƣơng mại của Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 88
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ tài
chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại;
b) Bên dự kiến nhận chuyển giao chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn lựa
chọn của Bên nhƣợng quyền trực tiếp;
c) Việc chuyển giao quyền thƣơng mại sẽ có ảnh hƣởng bất lợi lớn đối
với hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại hiện tại;
d) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ
các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại;
đ) Bên nhận quyền chƣa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhƣợng
quyền trực tiếp, trừ trƣờng hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng
văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
4. Bên chuyển giao quyền thƣơng mại mất quyền thƣơng mại đã chuyển
giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thƣơng mại của Bên chuyển
giao đƣợc chuyển cho Bên nhận chuyển giao, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác.
Điều 16. Đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
1. Bên nhận quyền có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại trong trƣờng hợp Bên nhƣợng quyền vi phạm nghĩa vụ quy
định tại Điều 287 của Luật Thƣơng mại.
2. Bên nhƣợng quyền có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại trong các trƣờng hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá
trị tƣơng đƣơng mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để
tiến hành công việc kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây
thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 89
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong
hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã
nhận đƣợc thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên
nhƣợng quyền.
Mục 3
ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
Điều 17. Đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
1. Trƣớc khi tiến hành hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại, thƣơng
nhân Việt Nam hoặc thƣơng nhân nƣớc ngoài dự kiến nhƣợng quyền phải
đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại với cơ quan có thẩm quyền theo
quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại của thƣơng
nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại và thông báo bằng
văn bản cho thƣơng nhân về việc đăng ký đó.
Điều 18. Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhƣợng quyền
thƣơng mại
1. Bộ Thƣơng mại thực hiện đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng
mại sau đây:
a) Nhƣợng quyền thƣơng mại từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt
động nhƣợng quyền thƣơng mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
b) Nhƣợng quyền thƣơng mại từ Việt Nam ra nƣớc ngoài, bao gồm cả
hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất,
Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
2. Sở Thƣơng mại, Sở Thƣơng mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng nơi thƣơng nhân dự kiến nhƣợng quyền đăng ký kinh doanh thực
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 90
hiện đăng ký đối với hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại trong nƣớc trừ hoạt
động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 19. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng
mại
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại bao gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại theo mẫu
do Bộ Thƣơng mại hƣớng dẫn.
2. Bản giới thiệu về nhƣợng quyền thƣơng mại theo mẫu do Bộ Thƣơng
mại quy định.
3. Các văn bản xác nhận về:
a) Tƣ cách pháp lý của bên dự kiến nhƣợng quyền thƣơng mại;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại
nƣớc ngoài trong trƣờng hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tƣợng sở
hữu công nghiệp đã đƣợc cấp văn bằng bảo hộ.
4. Nếu giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này đƣợc thể hiện
bằng tiếng nƣớc ngoài thì phải đƣợc dịch ra tiếng Việt và đƣợc cơ quan công
chứng ở trong nƣớc hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nƣớc
ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
Điều 20. Thủ tục đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
1. Bên dự kiến nhƣợng quyền thƣơng mại có trách nhiệm đăng ký hoạt
động nhƣợng quyền thƣơng mại theo thủ tục sau đây:
a) Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại đến cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhƣợng quyền
thƣơng mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại và thông
báo bằng văn bản cho thƣơng nhân về việc đăng ký đó.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 91
c) Trƣờng hợp hồ sơ chƣa đầy đủ hoặc chƣa hợp lệ, trong thời hạn 02
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhƣợng quyền bổ sung, hoàn chỉnh
hồ sơ;
d) Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến
nhƣợng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhƣợng
quyền thƣơng mại;
đ) Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự
kiến nhƣợng quyền và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tƣợng
sở hữu công nghiệp đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu
công nghiệp.
Điều 21. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động
nhƣợng quyền thƣơng mại
Khi có sự thay đổi các thông tin đã đăng ký quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 19 của Nghị định này, Bên nhƣợng quyền có trách nhiệm thông
báo cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nơi đã đăng ký hoạt động nhƣợng
quyền thƣơng mại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thay đổi các thông
tin đã đăng ký.
Điều 22. Xóa đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
1. Đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại của thƣơng nhân bị xóa
trong những trƣờng hợp sau đây:
a) Thƣơng nhân kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại ngừng kinh
doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
b) Thƣơng nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
Giấy chứng nhận đầu tƣ.
2. Cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại có
trách nhiệm công bố công khai việc xoá đăng ký này.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 92
Điều 23. Lệ phí đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại
Bên dự kiến nhƣợng quyền thƣơng mại phải nộp lệ phí đăng ký hoạt
động nhƣợng quyền thƣơng mại. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ
phí thực hiện theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.
Mục 4
HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 24. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhƣợng quyền
thƣơng mại
1. Thƣơng nhân tham gia hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại có hành
vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại khi chƣa đủ điều kiện quy định;
b) Nhƣợng quyền thƣơng mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh
doanh;
c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhƣợng quyền
thƣơng mại quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhƣợng quyền thƣơng mại có nội
dung không trung thực;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại;
e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại;
g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chƣa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trƣờng hợp thƣơng nhân kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền
thƣơng mại có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá
nhân liên quan thì phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 93
Điều 25. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi
quy định tại Điều 24 của Nghị định này đƣợc thực hiện theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26. Khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc đăng ký hoạt động nhƣợng
quyền thƣơng mại, nộp thuế và lệ phí, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong
hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại theo quy đinh của pháp luật về khiếu nại.
2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt
động nhƣợng quyền thƣơng mại theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Chƣơng III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Quy định chuyển tiếp
Các hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại đã đƣợc thực hiện trƣớc thời
điểm Nghị định này có hiệu lực phải làm thủ tục đăng ký theo quy định của
Nghị định này trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành.
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo. Bãi bỏ các quy định trƣớc đây có liên quan đến hoạt động nhƣợng quyền
thƣơng mại trái với những quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng chịu trách nhiệm hƣớng dẫn và thi hành Nghị định này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4356_7535.pdf