Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc

Dòng chảy bất tận của thương mại toàn cầu đang từng ngày từng giờ tác động vào từng ngõ ngách của mọi nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới, không riêng gì các quốc gia phát triển cao mà ngay cả những nước mới bước đầu hội nhập cũng không tránh được bị ảnh hưởng bởi những vận động, chuyển mình của nó. Các quốc gia muốn không bị lỗi nhịp trong cuộc đua tranh về kinh tế buộc phải tuân theo những quy luật tất yếu khách quan đang điều phối xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Một trong những xu hướng phổ biến hiện nay đang thống lĩnh thị trường sản xuất, cung ứng của thế giới là xu hướng hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Với những lợi ích to lớn mang lại cho tất cả các thành viên tham gia, sự mở rộng của chuỗi giá trị dường như là một xu thế không thể cưỡng lại và vấn đề các nền kinh tế cần nghiên cứu hiện nay chỉ là làm thế nào để tham gia một cách có hiệu quả nhất vào hệ thống chuỗi đó. Đây quả là một bài toán khó đối với mọi quốc gia trong tình hình nền kinh tế thế giới đang bị chi phối bởi quá nhiều những tác nhân bên ngoài như chính trị, văn hóa, tôn giáo, sắc tộc v.v

pdf101 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng may mặc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là các công ty đa và xuyên quốc gia. Đặc biệt, những dự án đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành dệt và may sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành. Những cơ hội trên thực sự rất quý báu nếu chúng ta biết tận dụng triệt để nhằm nâng cao trình độ sản xuất toàn ngành, thiết lập các mối quan hệ với các chủ thể khác trong chuỗi, qua đó thâm nhập sâu hơn vào chuỗi. 4. Thách thức Một khi đã trở thành một mặt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng là hội nhập sâu rộng hơn vào sân chơi toàn cầu, những áp lực cạnh tranh mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt là hết sức lớn. Số lượng các nước sản xuất, xuất khẩu sản phẩm dệt may trên thế giới đã lên tới con số 153, trong số đó có rất nhiều quốc gia đang phát triển đang cạnh tranh trực tiếp đến vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị là các công đoạn sản xuất và gia công. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu không tích cực tìm ra giải pháp nâng cao lợi thế cho mình sẽ nhanh chóng thất bại trong cuộc đua tranh này. Ngoài ra, một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam là những rào cản phi thuế mà các quốc gia phát triển đặt ra nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Quốc gia phải chịu những điều kiện ngặt nghèo nhất phải kể đến Trung Quốc do tiềm năng phát triển và năng lực thâm nhập thị trường gần như không giới hạn. Việc bị áp dụng đồng thời hai cơ chế tự vệ thương mại không ngăn được việc sản phẩm may mặc Trung Quốc đang ồ ạt tràn vào và chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm như Mỹ, EU…Các 66 chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực dệt may dự báo, đến năm 2010, thị phần của hàng dệt may Trung Quốc có thể chiếm đến 50% thị phần hàng dệt may thế giới. Còn đối với Việt Nam, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã giúp gỡ bỏ hàng rào thuế quan, chính sách hạn ngạch song những rào cản vô hình mà các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ dựng lên thì ngày một tinh vi và khó kiểm soát. Đó là các tiêu chuẩn về môi trường lao động SA 8000, các quy định về tiêu chuẩn hàng dễ cháy, chương trình trách nhiệm toàn cầu WRAP và trước mắt là cơ chế giám sát chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ v.v… thực sự gây khó khăn và làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam lên rất nhiều. Việc tăng chi phí sản xuất không chỉ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp mà nó còn gây sức ép lên giá thành sản phẩm, buộc các doanh nghiệp phải tăng giá, làm giảm sức cạnh tranh. Để đối phó với tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương xác định rõ vai trò và thế mạnh của mình trong chuỗi, định hướng phát triển và để ra những giải pháp phù hợp. 67 CHƢƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG MAY MẶC TOÀN CẦU I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM 1. Mục tiêu tổng quát Xác định được tầm quan trọng của ngành công nghiệp dệt may đến nền kinh tế đất nước, Chính phủ đã chỉ đạo cho các ban ngành phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu cụ thể trong cả ngắn hạn và dài hạn đối với tiến trình đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu của ngành dệt may như sau: 2. Mục tiêu cụ thể Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển ngành may mặc Việt Nam Tốc độ tăng trƣởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011-2020 Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 – 18 % 12 - 14 % Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20 % 15 % Nguồn: trang web www.chinhphu.vn Dựa trên mục tiêu tăng trưởng này, Chính phủ đã quyết định các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: 68 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000 2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 3. Sử dụng lao động Nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000 4. Tỷ lệ nội địa hoá % 32 50 60 70 5. Sản phẩm chính: Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60 Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn - 120 210 300 Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650 Vải triệu m2 575 1.000 1.500 2.000 Sản phẩm may triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000 Nguồn: trang web www.chinhphu.vn 3. Định hƣớng phát triển 3.1. Sản phẩm  Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành dệt may. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.  Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. 69  Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn dệt may Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này.  Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. 3.2. Đầu tư và phát triển sản xuất  Đối với các doanh nghiệp may: Từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.  Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải: Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường.  Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ. 3.3. Bảo vệ môi trường  Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành dệt may và các quy định pháp luật về môi trường.  Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp dệt may có hệ thống xử lý 70 nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.  Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.  Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng thân thiện với môi trường.  Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường.  Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU HÀNG MAY MẶC Như đồ thị thể hiện chuỗi giá trị hàng may mặc (hình 9) đã thể hiện, ngành may mặc Việt Nam hiện đang nằm ở khâu dưới cùng tức là khu vực sản xuất, cũng là khâu sản xuất ra lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn chuỗi. Mọi cố gắng nhằm nâng cao khối lượng giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam đều đồng nghĩa với một sự di chuyển sang trái hoặc sang phải dọc theo đồ thị chuỗi giá trị, tức là đi về khâu thượng nguồn hay hạ nguồn của quá trình sản xuất sản phẩm. Nếu đi về hướng thượng nguồn tức là chúng ta phải lưu tâm đến các công đoạn thiết kế mẫu mã sản phẩm, hoặc mở rộng vùng nguyên liệu cung ứng, phát triển nguyên liệu mới, giảm giá thành các yếu tố đầu vào v.v…Còn nếu ưu tiên phát triển theo hướng thứ hai thì những nỗ lực marketing, xúc tiến thương mại, bán hàng và quảng bá thương hiệu cần đặt lên hàng đầu. Trong tình hình hiện nay, Chính phủ đã xác định giải pháp cho việc nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi toàn cầu là phải phát triển về cả hai hướng nêu trên, tuy nhiên, đối với mỗi hướng đi, phát triển như thế nào, ưu tiên cái gì, đầu tư theo hướng nào v.v…là những vấn đề cần được đưa ra 71 bàn thảo và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh ngành. Giải pháp đưa ra thì có nhiều, nhưng có thể tóm gọn vào một số nội dung chính sau đây: 1. Các giải pháp thuộc trách nhiệm của Chính phủ 1.1. Điều chỉnh cơ chế chính sách ngành dệt may nhằm nâng cao năng lực thâm nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu Ngành may mặc, với vị trí quan trọng sống còn trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, rất cần được sự đầu tư thích đáng của Chính phủ về nhiều phương diện: xây dựng chiến lược phát triển trong dài hạn, điều chỉnh cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình mới, đẩy mạnh đầu tư và kêu gọi đầu tư v.v… Về việc xây dựng chiến lược phát triển quốc gia, chính phủ nên tập hợp các ý kiến tham vấn, đóng góp của các Bộ, ngành liên quan, tham khảo các gợi ý, phân tích từ các chuyên gia nước ngoài để đưa ra một chương trình hành động hợp lý và thực sự có hiệu quả. Chính phủ cần cân nhắc đến các vấn đề mang tính dài hạn như sẽ định vị Việt Nam như thế nào trong chuỗi giá trị toàn cầu tương lai, và xa hơn, sự đầu tư cho ngành may mặc hiện nay sẽ đặt nền móng cho sự phát triển ngành nào tiếp theo. Sự phối kết hợp giữa các ngành cũng cần được quan tâm. Những ngành có liên hệ mật thiết với ngành may mặc như ngành khai khoáng, ngành lâm nghiệp, nông nghiệp v.v… cần được phối hợp đầu tư một cách có hiệu quả. Ngành may mặc với đặc trưng là một ngành sử dụng nhiều lao động, nhưng đồng thời cũng cần sử dụng một lượng lớn các nguyên phụ liệu thô, vì vậy, việc phối hợp hoạt động trên bình diện vĩ mô cần phải mở rộng khả năng tạo việc làm cho người lao động, sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 72 Ngoài ra, Chính phủ cần cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giảm bớt chi phí giao dịch và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. 1.2. Đầu tư và kêu gọi đầu tư vào ngành cung ứng nguyên phụ liệu Hiện nay, nguyên phụ liệu và dệt đang là hai khâu yếu nhất trong ngành dệt may. Sự thiếu chủ động trong hai khâu này không những làm cho các doanh nghiệp sản xuất không chủ động được về nguyên liệu đầu vào mà còn làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia do không giảm thiểu được chi phí. Vì sự phát triển lâu dài của ngành may mặc Việt Nam, nhất thiết phải cần xây dựng một chính sách đầu tư thích đáng cho những khâu thượng nguồn này. Tuy nhiên, so với ngành may, ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn, rủi ro đi kèm cũng nhiều mà hiệu quả trực tiếp lại không cao do đó khiến các doanh nghiệp nước ngoài ngần ngại khi đầu tư xây dựng. Chính phủ cần có chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực này nhằm tăng thêm giá trị gia tăng của may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị. Các dự án đầu tư cần được chú trọng vào việc phát triển các vùng trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất xơ nhân tạo, các nguyên phụ liệu, hóa chất… để tiến tới sản xuất thay thế nhập khẩu. Cần đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu, các làng sản xuất, tập trung phát triển các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, đổi mới máy móc thiết bị cho ngành may. Điều này vô cùng cần thiết và phải được ưu tiên thực hiện. Chính phủ cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt, nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất nguyên phụ liệu, để kêu gọi các nhà 73 đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi phục vụ cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành dệt may có đủ điều kiện hạ tầng cung cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, đảm bảo các yêu cầu về môi trường và lao động có khả năng đào tạo. Phối hợp với các địa phương đầu tư phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng vùng bông có tưới, từng bước đáp ứng nhu cầu bông cho ngành dệt, sợi. Xây dựng các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý. Một giải pháp khác đối với việc nâng cao khả năng cung ứng nguyên phụ liệu của Việt Nam là việc phát huy tối đa năng lực sản xuất những mặt hàng nguyên liệu mà ta có thế mạnh. Chúng ta có một nguồn nguyên liệu rất quý giá đó là lụa tơ tằm và các sản phẩm gấm. Đây là một loại nguyên liệu không phải nước nào cũng có thể sản xuất được và ta sẽ có lợi thế rất lớn nếu biết cách phát triển mặt hàng này. Chúng ta hiện đã xây dựng được một số thương hiệu có giá trị như gấm Thái Tuấn, Khaisilk v.v… rất có giá trị xuất khẩu. Việc đầu tư vào những sản phẩm nguyên liệu có thế mạnh này không chỉ giúp gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm may mặc mà còn đóng góp vào việc nâng cao tầm quan trọng của ngành dệt Việt Nam trong chuỗi giá trị may mặc toàn cầu. 1.3. Nâng cao nguồn vốn đầu tư cho ngành may mặc  Vốn cho đầu tư phát triển: Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, Chính phủ cần thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty 74 liên kết, cổ phần hoá các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.  Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước cho các Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành dệt may Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Nhà nước cho doanh nghiệp dệt may được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường. 2. Các giải pháp thuộc quyền hạn của Bộ, ngành Ngày 1 tháng 12 năm 2005, Nhà nước đã thành lập Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) nhằm khai thác nguồn lực tổng hợp của ngành may mặc nói riêng và ngành dệt may nói chung để đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần phải xây dựng cơ chế phù hợp để hoạt động của tập đoàn có hiệu quả, đặc biệt là cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân của người Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành trong các hoạt động kinh doanh, quyền hạn cụ thể phải được quy định rõ ràng. Có vậy mới tạo ra những điểu kiện cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược xuất khẩu tại từng doanh nghiệp và tập đoàn nói chung. 2.1. Nâng cao năng lực thiết kế thời trang toàn ngành Để gia tăng sự thâm nhập của Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng may mặc thế giới, việc nâng cao năng lực thiết kế thời trang cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Thiết kế thời trang là một trong những công đoạn tạo ra nhiều giá 75 trị gia tăng nhất trong toàn bộ chuỗi giá trị, đặc biệt, giá trị vô hình do thương hiệu tạo ra là vô cùng lớn. Hiện nay, Trung Quốc có tới 30 viện nghiên cứu về lĩnh vực thiết kế thời trang. Đây thực chất là những tổ chức hoạch định chiến lược phát triển ngành may mặc với nhiệm vụ tìm hiểu thị trường thế giới cũng như tiến hành những nghiên cứu khoa học để đưa ra những dự báo về mẫu mã, chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường. Còn tại Việt Nam, số lượng Viện nghiên cứu thời trang ít ỏi cộng với sự yếu kém về năng lực thực sự chưa phát huy được vai trò là người định hướng cho xu thế thời trang Việt. Chúng ta hiện chưa có được một thương hiệu may mặc nào đáng kể trên thị trường thế giới mà phần lớn chỉ xuất khẩu dưới tên của những thương hiệu khác. Việc đầu tư phát triển thương hiệu may mặc là hết sức cần thiết nhưng việc này cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về chiến lược tiếp cận thị trường nước ngoài bởi việc đầu tư cho thương hiệu tiêu tốn một lượng lớn kinh phí mà rủi ro đi kèm lại cao. Thương hiệu là một yếu tố được quyết định bởi tâm lý khách hàng mà khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những thương hiệu đã có từ lâu đời của các hãng may mặc lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam sinh sau đẻ muộn khó có cơ hội chen chân được vào hệ thống thương hiệu này. Trong ngắn hạn, Việt Nam nên chọn giải pháp tận dụng sức mạnh của những thương hiệu mạnh có sẵn. Trong ngành may mặc hiện nay thì công ty may An Phước đã liên minh rất thành công với Piere Cardin để sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao do hợp đồng mua bán giấy phép lisences mang lại. Nhờ vậy, giá của một chiếc áo sơmi hiệu Piere Cardin có thể bán với giá cao gấp đôi giá của chiếc áo sơmi dán nhãn An Phước. Đây là một trường hợp điển hình của Việt Nam về việc kết hợp thương hiệu để tạo thêm gía trị gia tăng cho mình. 76 2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tiến trình gia nhập chuỗi giá trị Đối với một ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, những chính sách, cơ chế liên quan đến lao động cần được xem xét triển khai một cách thân trọng và đúng hướng. Trên cơ sở những chiến lược phát triển do Chính phủ đề ra, Bộ, ngành cần xây dựng một cơ chế đào tạo nghề cho lực lượng lao động của ngành dệt may một cách hợp lý. Triển khai Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam theo các nội dung sau:  Mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật, cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành dệt may, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của các dự án dệt, nhuộm trọng điểm.  Mở các khoá đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng bán hàng (gồm các kỹ năng thiết kế, làm mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường và lao động).  Liên kết với các tổ chức quốc tế để cử cán bộ, học sinh tham gia các khoá đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ pháp chế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ bán hàng, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.  Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.  Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may, xây dựng Trường Đại học dệt may và thời trang để tạo cơ sở vất chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.  Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành dệt may nhằm cung cấp đủ nguồn nhân lực cho ngành. Hiệp hội dệt may Việt Nam và Tập đoàn dệt may 77 Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước triển khai Chương trình đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành. Kinh nghiệm của các nước và lãnh thổ trên thế giới có công nghệ dệt may phát triển, đặc biệt là các nước và lãnh thổ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonexia, Phillipin, Malayxia… là đều có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành may mặc. Một số nước có sử dụng nhiều lao động trong công nghiệp may mặc như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan… đều có chương trình quản lý nguồn nhân lực và đầu tư vào nguồn nhân lực để kịp với tốc độ đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ. Việt Nam cũng cần đề ra những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề này. Trước hết, chúng ta cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực tiên phong bằng cách cử từng nhóm cán bộ có trình độ sang học tập, tiếp thu công nghệ tiên tiến và các biện pháp quản lý, phân công lao động của các quốc gia phát triển. Những nhóm cán bộ này khi trở về sẽ là hạt nhân cho sự phát triển đội ngũ lao động của ngành. Bằng cách tham gia vào các khâu quản lý, nhóm nhân lực chất lượng cao một mặt sẽ làm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mặt khác sẽ tiếp tục đào tạo nên đội ngũ lao động chất lượng cao cấp hai đảm nhiệm những công việc đơn giản hơn. Công việc này tiếp diễn theo từng cấp sẽ góp phần nâng cao đáng kể chất lượng đội ngũ lao động toàn ngành. Song song với nó, Bộ, ngành cần lên kế hoạch xây dựng một hệ thống các trường đào tạo đại học, cao đẳng để đào tạo nên các cán bộ trong lĩnh vực thiết kế thời trang, cán bộ chuyên nghiên cứu xu hướng thời trang và thị hiếu người tiêu dùng của các nước Hoa Kỳ, EU…Thiết lập các trường dạy nghề đào tạo công nhân tay nghề cao để đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may một lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn thế giới. Giá trị sức lao động cũng là một thành tố đóng góp vào giá trị cuối cùng của sản 78 phẩm vì thế nếu chất lượng lao động được cải thiện đồng nghĩa với lượng giá trị tạo ra bởi người công nhân đó cũng tăng cao hơn. Đây thực sự là một giải pháp hết sức quan trọng không chỉ bởi sự đóng góp mang tính bền vững của nó mà còn bởi những giá trị về mặt xã hội mà nó tạo ra. 2.3. Đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại cho ngành dệt may Bộ, ngành dệt may cần tổ chức lại các Viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tìm giải pháp nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu. Ngoài ra, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ, ngành cần tổ chức đánh giá mức độ tiếp cận công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất và hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, cụ thể là về các mảng: trang bị phần cứng (mức độ trang bị phần cứng để nối mạng, lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung), sử dụng thư điện tử và áp dụng thương mại điện tử (xây dựng trang web với tên miền riêng để quảng bá, giao dịch và mua bán) và áp dụng phần mềm trong quản lý kinh doanh (như phần mềm kế toán, quản lý nhân sự, tiền lương, thiết kế kỹ thuật, quản lý sản xuất, quản lý kho v.v…) từ đó phối hợp với các viện khoa học kỹ thuật, bộ khoa học và công nghệ để nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp. Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới để tạo ra các sản phẩm dệt có tính năng khác biệt, triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, áp dụng các phần mềm trong thiết kế, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may. 79 Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm dệt may phù hợp và hài hoà với pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thông lệ quốc tế cũng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bộ, ngành cần hỗ trợ nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Dệt May trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật. Ngoài ra, một số hoạt động sau cũng cần được lưu tâm nhằm phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ phục vụ ngành dệt may:  Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái dệt may và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010.  Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành dệt may, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử.  Nghiên cứu xây dựng các chính sách khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành dệt may. 2.4. Nghiên cứu và phát triển những nguồn nguyên phụ liệu mới Như chúng ta đã phân tích ở trên, hiện nay năng lực sản xuất và cung ứng của ngành dệt Việt Nam vẫn còn ở mức rất thấp. Chúng ta mới chỉ sản xuất được những loại vải cơ bản, với chất lượng ở mức trung bình, mẫu mã chưa đặc sắc, độc đáo. Phát triển ngành dệt đang được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam để chúng ta có đủ năng lực tham gia vào những phân đoạn khác của chuỗi giá trị. Tuy nhiên, phát triển ngành dệt là một công việc đòi hỏi một sự đầu tư về vốn, công nghệ, thời gian rất lớn, cần phải có sự tham gia và góp sức của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Vậy trước mắt, chúng ta cần đề ra những giải pháp mang tính tạm thời để hỗ trợ phần nào cho sự phát triển ngành dệt. Phát triển những nguồn nguyên liệu mới, độc đáo chính là một hướng đi. Nước ta hiện nay đang co một nguồn nguyên liệu thế mạnh hết sức độc đáo và quý giá, rất được người tiêu dùng các nước phương Tây đón nhận, đó là lụa, gấm, và các sản phẩm từ 80 nguyên liệu này. Những sản phẩm từ lụa, gấm, từ chiếc áo sơmi, váy, áo dài đến các sản phẩm cà vạt, khăn quảng, túi xách v.v… đều có thể dùng để xuất khẩu với giá trị mang lại rất lớn. Do đó, Bộ và ngành dệt may Việt Nam cần hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, đưa ra những biện pháp nhằm quảng bá những sản phẩm này rộng rãi hơn tới đông đảo người tiêu dùng và các đối tác nước ngoài. Tương tự như ngành sản xuất nguyên liệu, ngành sản xuất phụ liệu may mặc cũng cần một hướng đi tương tự. Chúng ta hiện chưa sản xuất được nhiều loại phụ liệu đẹp, kiểu cách, màu sắc phong phú, tinh xảo mà phần lớn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, chúng ta lại có được những nguồn nguyên liệu tự nhiên dùng trong các sản phẩm thủ công rất phong phú như: vỏ dừa, sò, ốc, đá màu, đất sét, gỗ v.v…Người lao dộng Việt Nam vốn rất khéo tay, nếu chúng ta có thể lợi dụng được những nguồn nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có này để tạo nên những phụ liệu độc đáo cho trang phục, lợi ích mà chúng ta thu được sẽ rất lớn. Thứ nhất, giải pháp này sẽ giải quyết được phần nào vấn đề việc làm cho nhiều người lao động phổ thông Việt Nam. Thứ hai, những nguồn nguyên liệu này nếu không được sử dụng sẽ trờ nên vô ích và lại tạo gánh nặng cho việc xử lý rác thải. Thứ ba, phương pháp này giúp giải quyết một phần nhu cầu của ngành may mặc về phụ liệu mà hiện chúng ta đang phải nhập khẩu phần lớn. Cuối cùng, sự tìm tòi của chúng ta trong việc tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có này để chế tác nên những sản phẩm phụ liệu có giá tị chắc chắn sẽ được đối tác nước ngoài đánh giá cao và có thể đặt hàng chúng ta sản xuất hàng loạt để xuất khẩu. Như vậy, phương pháp này đã đưa được ngành sản xuất phụ liệu Việt Nam thâm nhập được vào hệ thống sản xuất phụ liệu của thế giới, qua đó mở rộng vị trí và nâng cao vai trò của chúng ta trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với sản phẩm may mặc. 81 3. Các giải pháp thuộc vai trò của Hiệp hội dệt may Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) thành lập ngày 14 tháng 11 năm 1999 bao gồm tất cả các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tổng số hội viên lên tới 455. Hiệp hội dệt may ra đời đã hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian qua, cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam, đại diện cho các hội viên khi đàm phán với các đối tác nước ngoài v.v… Là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội dệt may có hai vai trò chủ yếu sau đây: 3.1. Thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may Với vai trò là người liên kết hoạt động của tất cả các doanh nghiệp dệt may trong nước, Hiệp hội cần phối hợp với các Bộ, ngành tìm ra những giải pháp thỏa đáng nhằm nâng cao tính liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn quá non yếu khi bước chân ra thị trường may mặc toàn cầu. Từng doanh nghiệp một không có một chút cơ hội nào cạnh tranh với các hãng có tên tuổi. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết lại để tạo nên một sức mạnh lớn hơn. Việc liên kết không chỉ có ý nghĩa cho việc xây dựng các thương hiệu riêng mà trong tình thế hiện nay, điều này còn giúp nâng cao năng lực đáp ứng các đơn đặt hàng số lượng lớn từ các đối tác nước ngoài. Năng lực đáp ứng nhanh các đơn hàng thường được thể hiện thông qua một số tiêu chí sau: thời gian giao hàng tối thiểu kể từ lúc bắt đầu nhận đơn đặt hàng đến khi giao hàng xuống cảng, khả năng nhận các lô hàng nhỏ, số lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu đột xuất của khách hàng. Khả năng đáp ứng nhanh đơn đặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ trang bị phương tiện sản xuất, quy mô nhân công v.v…Nhưng do các doanh nghiệp may mặc Việt Nam phần lớn đều có quy mô vừa và nhỏ, trang bị thấp kém, ít lao động nên nhiều khi nhận được một hợp đồng gia công béo bở mà đành phải từ chối vì năng lực sản xuất không 82 đáp ứng được trong khi các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc có quy mô sản xuất lớn đáp ứng rất tốt yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Vì vậy, vai trò của Hiệp hội là phải thường xuyên tổ chức, xúc tiến sự liên kết theo chiều ngang này bằng các hình thức như: tổ chức các buổi gặp mặt, giới thiệu các doanh nghiệp, cùng tọa đàm giải quyết các vấn đề chung như giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, giải pháp đối phó với việc bị kiện bán phá giá, các tiêu chuẩn chất lượng thế giới… 3.2. Kiến nghị cơ chế, chính sách và thúc đẩy mở cửa thị trường, chống các biện pháp phi thuế trong thương mại quốc tế Là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may toàn ngành trước các cơ quan nhà nước và đại diện của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, Hiệp hội cần phát huy vai trò của mình và có tiếng nói mạnh mẽ trong việc kiến nghị cơ chế chính sách đối với nhà nước nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam và thúc đẩy mở của thị trường nhằm xây dựng các điều kiện thương mại quốc gia bình đẳng so với các nước khác cho ngành dệt may Việt Nam cũng như phản đối các biện pháp phi thuế quan hạn chế xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế như Hiệp hội dệt may Đông Nam Á (AFTEX), Hiệp hội các nước xuất khẩu hàng dệt thế giới (ITCB), Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc thế giới (IAF), Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ (USA ITA), v.v.. để vận động và bảo vệ quyền lợi của ngành dệt may Việt Nam trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế, chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các doanh nghiệp trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế. Điều này ngày 83 càng trở nên quan trọng trong tình hình những vụ kiện Việt Nam bán phá giá thường xuyên xảy ra như hiện nay. 4. Các giải pháp đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp chính là những chủ thể trực tiếp tham gia vào hệ thống sản xuất nội địa và thế giới, là người quyết định vị trí của may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị may mặc quốc tế, do vậy những giải pháp cho các doanh nghiệp phải thật sự cụ thể và sát thực, bám sát những định hướng của Chính phủ và sự chỉ đạo của các Bộ, ngành liên quan. 4.1. Đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu thị trường Hoạt động nghiên cứu thị trường (market research) tại các doanh nghiệp nước ngoài được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, người sản xuất hiểu được quy mô thị trường, thị hiếu tiêu dùng và đánh giá được sự biến chuyển của thị hiếu trong tương lai. Nhờ có hoạt động nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp mới xác định được mặt hàng chủ lực để lên kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn. Việc đánh giá sai hay đánh giá chưa hết những vấn đề liên quan đến thị trường là nguyên nhân cơ bản của những chiến dịch bán hàng thất bại vì vậy hoạt động này được đầu tư một lượng kinh phí, nhân lực và thời gian rất lớn tại các quốc gia phát triển. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam do không có đủ các điều kiện cần thiết để nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước cho nên việc tiến hành xuất khẩu chủ yếu là cố gắng xuất khẩu những gì mình có chứ chứ chưa có những biện pháp phát hiện những nhu cầu thực tế trên thị trường để có thể sản xuất những hàng hóa, những mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Các doanh nghiệp cần phải thiết lập hệ thống mạng xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ…Hệ thống mạng thương mại cần thiết phải đan xen lẫn nhau, nghĩa là cần coi trọng thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường, đồng thời chú trọng thiết lập nhiều đầu 84 mối trên sân nhà của mình, đặc biệt là sử dụng các công ty luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để làm tư vấn pháp luật cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tùy theo khả năng nên tham gia các hội chợ thương mại quốc tế. Hội chợ cung cấp phương tiện cho một nhà sản xuất được triển lãm và chứng minh các đặc tính sản phẩm cho khách hàng. Hội chợ là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu Việt Nam giới thiệu sản phẩm của mình tới các một số lượng lớn các doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn và không gian nhỏ, thay thế rất nhiều các nỗ lực tìm kiếm bạn hàng theo phương pháp khác bởi tại đây, những doanh nghiệp có nhu cầu sẽ tự tìm đến với hội chợ, tất cả những việc doanh nghiệp Việt Nam cần làm là chuẩn bị một cách tốt nhất để quảng bá được thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình. Thực tế là có rất nhiều các đơn đặt hàng và hợp đồng đã được ký kết trong khuôn khổ các hội chợ thương mại quốc tế. 4.2. Nâng cao các nỗ lực tiếp cận thị trường Yếu tố tiếp cận thị trường ngày càng trở nên quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may bởi cùng một chất lượng như nhau nhưng sản phẩm có tiếp cận thị trường uy tín, được nhiều người tiêu dùng biết đến, có thể bán giá cao hơn. Hơn nữa, xu thế hội nhập còn có những đòi hỏi khắt khe hơn đối với tiếp cận thị trường sản phẩm như tiêu chuẩn quản lý môi trường sản xuất ISO-14000, tiêu chuẩn trách nhiệm với xã hội và người lao động, thương mại công bằng…Vì vậy, mỗi doanh nghiệp may mặc cần coi trọng việc thiết kế mặt hàng với mẫu mốt phù hợp. Đặc biệt là xây dựng cho bản thân mỗi đơn vị một phong cách và nhãn hiệu lâu dài và các bộ sưu tập theo từng mùa như phương pháp kinh doanh của các tập đoàn phân phối hàng dệt may lớn trên thế giới. Cần coi trọng việc xây dựng và đăng ký nhãn mác, tiếp cận thị trường sản phẩm. Coi trọng việc quảng bá tên, nhãn hiệu, truyền thống của các công ty không những ở thị trường nội địa mà ngay tại các thị trường xuất khẩu. Đối với 85 doanh nghiệp, tiếp cận thị trường là một công cụ để marketing hiệu quả nhất, đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh: giúp khách hàng nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn về sản phẩm, dịch vụ, góp phần giành được và duy trì niềm tin của khách hàng, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, giảm thiểu các ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh, các tác động xấu trong điều kiện khủng hoảng thị trường và là sự đảm bảo tốt về lợi thế trong đàm phán, hợp tác kinh doanh. Tiếp cận thị trường mạnh còn là cơ sở để phát triển các cơ hội quảng bá và duy trì nét riêng và được bảo vệ về mặt pháp lý trước các hành vi xâm hại. 4.3. Tiết kiệm chi phí, tối đa hóa hiệu quả hoạt động Hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất của mọi doanh nghiệp, không riêng gì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đối với một quốc gia chủ yếu hoạt động trong khâu sản xuất như Việt Nam, vấn đề tăng hiệu quả trong toàn bộ chu trình sản xuất dường như là tất cả đối với sự phát triển của doanh nghiệp đó, đây cũng là nội dung của phương pháp nâng cấp theo quy trình đã được trình bày ở trên. Trong khi bộ, ngành đang nỗ lực tìm các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành, bản thân các doanh nghiệp cũng cần tự mình tìm cách nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng những những nỗ lực giảm thiểu chi phí sản xuất như chi phí điện, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý v.v…Các chi phí này có thể được giảm bớt bằng việc phối hợp đồng bộ các hoạt động của dây chuyền, tận dụng tối đa năng suất máy móc, thiết bị, phân công lao động một cách khoa học và hợp lý. Bên cạnh đó, các nguồn nguyên vật liệu cũng cần được sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả, cố gắng quay vòng tận dụng những nguyên vật liệu thừa để tạo thêm giá trị gia tăng và giảm bớt chi phí đầu vào. Các chi phí cố định này nếu giảm thiểu được có thể giúp tăng năng suất lao động lên từ 20 đến 30% so với hiện nay. Tiết kiệm được các khoản chi phí này cũng đồng nghĩa với việc giảm được chi phí sản xuất, giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận. Khoản lợi 86 nhuận tăng thêm này nếu được sử dụng vào những hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm mới, hoặc đầu tư cho công nghệ hiện đại sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung. 4.4. Chuyển đổi hình thức kinh doanh sang phương thức kinh doanh trực tiếp (FOB) Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và tiến trình toàn cầu hóa nhanh chóng kéo theo sự thay đổi của hệ thống quản lý chuỗi cung cấp với xu hướng cắt giảm các công đoạn trung gian từ nhà sản xuất tới khách hàng. Thực tế cho thấy hầu hết các nhà nhập khẩu và công ty bán lẻ đều muốn giao dịch trực tiếp đặt hàng với các nhà sản xuất cuối cùng theo phương thức mua đứt bán đoạn. Khác với hình thức kinh doanh gia công có mẫu mã thiết kế và nguồn nguyên phụ liệu do khách hàng chỉ định, hình thức kinh doanh trực tiếp FOB cho phép các doanh nghiệp chủ động chào hàng, tìm kiếm nguồn nguyên liệu và do đó, giảm bớt khâu trung gian, cho phép doanh nghiệp thu được hiệu quả sản xuất cao hơn. Tuy nhiên, để có thể thành công theo phương thức này, doanh nghiệp cần phát triển đội ngũ chuyên gia bán hàng am hiểu kỹ thuật, nắm bắt được nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thủ tục xuất nhập khẩu và có khả năng đàm phán giao dịch. Doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất và giao hàng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, tránh tối đa các rủi ro bị khách hàng hủy bỏ đơn hàng vì thực hiện sai hợp đồng hoặc chậm giao hàng. Phương thức kinh doanh trực tiếp này là một hình thức tất yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần đối mặt và làm quen để thay thế dần phương thức sản xuất gia công truyền thống vốn tồn tại rất nhiều hạn chế. Hình thức này một mặt làm tăng sự chủ động, tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam, mặt khác nó đem lại lượng giá trị gia tăng nhiều hơn, phân khúc hoạt động rộng hơn hình thức gia công xuất khẩu, qua đó làm tăng đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. 87 4.5. Cần tìm hiểu và nắm chắc các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ liên quan để đảm bảo luôn có đầy đủ các thông tin cần thiết về các cam kết hội nhập liên quan. Ngoài ra, cơ chế này cũng rất cần thiết để các doanh nghiệp kịp thời thông báo cho các cơ quan chính phủ những vấn đề khó khăn trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế để có biện pháp giải quyết phù hợp. Đặc biệt, ngoài việc thực hiện những cam kết khu vực AFTA, cam kết WTO, ngành dệt may cần phải theo dõi những biến động và tín hiệu từ thị trường Hoa Kỳ và thị trường Trung Quốc. Đây là hai thị trường lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành dệt may Việt Nam. Ngoài ra, các biện pháp bảo hộ mới liên quan đến ngành dệt may ngày càng trở nên khắt khe hơn, tinh vi và phức tạp hơn như: yêu cầu về dư lượng thuốc trừ sâu trong sợi thiên nhiên, các hóa chất cấm sử dụng trong nhuộm vải, in hoa…những quy định về bao bì, nhãn mác, những yêu cầu về điều kiện lao động tại công xưởng, xí nghiệp, tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường…Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thường xuyên nắm chắc thông tin trên, theo dõi xu thế trong việc áp dụng điều kiện chống bán phá giá và bảo vệ khẩn cấp đối với hàng dệt may, từ đó chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng ngăn ngừa và ứng phó với những vấn đề tranh chấp, kiện tụng có thể xảy ra. Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý để quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được suôn sẻ, tránh bớt được những rắc rối và tốn kém không cần thiết. 88 KẾT LUẬN Dòng chảy bất tận của thương mại toàn cầu đang từng ngày từng giờ tác động vào từng ngõ ngách của mọi nền kinh tế lớn nhỏ trên thế giới, không riêng gì các quốc gia phát triển cao mà ngay cả những nước mới bước đầu hội nhập cũng không tránh được bị ảnh hưởng bởi những vận động, chuyển mình của nó. Các quốc gia muốn không bị lỗi nhịp trong cuộc đua tranh về kinh tế buộc phải tuân theo những quy luật tất yếu khách quan đang điều phối xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Một trong những xu hướng phổ biến hiện nay đang thống lĩnh thị trường sản xuất, cung ứng của thế giới là xu hướng hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Với những lợi ích to lớn mang lại cho tất cả các thành viên tham gia, sự mở rộng của chuỗi giá trị dường như là một xu thế không thể cưỡng lại và vấn đề các nền kinh tế cần nghiên cứu hiện nay chỉ là làm thế nào để tham gia một cách có hiệu quả nhất vào hệ thống chuỗi đó. Đây quả là một bài toán khó đối với mọi quốc gia trong tình hình nền kinh tế thế giới đang bị chi phối bởi quá nhiều những tác nhân bên ngoài như chính trị, văn hóa, tôn giáo, sắc tộc v.v… Sự hùng mạnh của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu, các công ty đa và xuyên quốc gia chính là yếu tố quan trọng số một đối với việc phân tích và dự báo xu hướng biến động cũng như những ảnh hưởng có thể phát sinh của chuỗi giá trị toàn cầu. Với vai trò đầu tàu, các chủ thể này đang lèo lái các liên kết yếu hơn là các thị trường mới phát triển, đang và chậm phát triển, phối hợp các liên kết đó lại tạo nên một hệ thống chuỗi hết sức tinh vi, phức tạp và phát huy tối đa hiệu quả chuyên môn hóa. Còn ở vị trí những quốc gia đi sau, sự tham gia vào cơ cấu chuỗi chính là một lối thoát cho họ khi mà nền kinh tế thế giới đã phát triển quá vượt bậc, tạo ra hàng loạt những rào cản gia nhập đối với những nền kinh tế non yếu. 89 Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia hội nhập khá muộn vào thị trường thế giới, và cũng giống như những quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đang mang trong mình những kỳ vọng to lớn vào việc bắt kịp với những nền kinh tế phát triển. Dệt may, với những lợi thế so sánh sẵn có, là một ngành hứa hẹn nhiều cơ hội để Việt Nam nâng cao được tiềm năng kinh tế cũng như sức ảnh hưởng của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hiện giờ ngành vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống còn bỏ ngỏ thiếu sự đầu tư thích đáng. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự ý thức được mình đang ở đâu trong hệ thống sản xuất toàn thế giới, vẫn thiếu một sự chủ động cần thiết để hội nhập mà chỉ bằng lòng với vị trí của một người làm thuê cho các công ty lớn mạnh hơn. Mặt khác, những định hướng của Chính phủ dường như vẫn chưa có một tầm nhìn chiến lược và dài hơi, chưa đủ sức dẫn đường cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đây là những vấn đề cốt yếu đang gây trở ngại cho tiến trình quốc tế hóa của Việt Nam vì vậy chúng cần được xem xét và phân tích một cách nghiêm túc và thấu đáo. Một nỗ lực thay đổi ngay lúc này đây không còn là quá sớm để giúp cho ngành dệt may Việt Nam không trở thành kẻ thất thế trước đà tăng trưởng và tốc độ bứt phá của những quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ, Hongkong v.v… Đứng trước tình hình này, điều Việt Nam cần làm là khẩn trương nhìn nhận lại mình, đánh giá một cách nghiêm túc những mặt mạnh, mặt yếu của mình, lợi dụng triệt để các lợi thế so sánh mà mình có được, tích cực giảm thiểu các tác động bất lợi đối với sự phát triển toàn ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế nói chung. Những biện pháp đưa ra cần phải được thực hiện nghiêm túc cùng với công tác kiểm tra, đánh giá tình hình thực tế một cách thường xuyên liên tục, kết hợp với các hình thức khen thưởng cũng như răn đe, xử phạt nghiêm khắc. Vấn đề hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu trong mọi hoạt động bao gồm từ hoạt động sản xuất, cung ứng đến việc quản lý, vận hành. Chính phủ cũng như người quản lý, người lao động phải luôn nỗ lực đổi 90 mới, nâng cao năng lực sản xuất cũng như điều hành quản lý, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước và công cuộc đổi mới của toàn xã hội. Thời điểm Việt Nam hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới mới diễn ra không lâu, trong thời gian tới nhất định những tác động nhiều mặt của hội nhập sẽ còn ảnh hưởng nhiều đến hướng đi và tốc độ phát triển kinh tế của nước ta. Bên cạnh những cơ hội có thể thấy trước mắt cũng tiểm ẩn nhiều rủi ro khó dự báo trước. Việt Nam có thể hội nhập trở thành một quốc gia có tiếng nói quan trọng và sức ảnh hưởng trên thị trường quốc tế, hay sẽ lỗi nhịp mãi mãi chỉ là kẻ đi sau, làm công cho những nước phát triển hơn, tất cả phụ thuộc vào nỗ lực trỗi dậy của mọi thành phần kinh tế vào thời điểm quan trọng này. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. (30/11/2005), Xu hướng phát triển công nghiệp Đông Á và vị trí của Việt Nam trong bản đồ công nghiệp Đông Á, trang web bộ công thương. 2. Bộ công thương Trung tâm thông tin thương mại (9/5/2008), Tình hình thị trường thế giới và triển vọng, 3. Bộ Công thương (11/1/2008), Diễn đàn thương mại và đầu tư Việt Nam sau khi gia nhập WTO, Hà Nội. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Đánh giá tác động của 5 năm triển khai hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bùi Thu Thủy (2004), Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam-Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 6. Giản Tư Trung (6/11/2006), 80 triệu hay 8 tỷ, trang web www.vietbao.com 7. Hà Linh (12/6/2007), Chuỗi cung ứng Việt Nam đang ở đâu, trang web www.vietbao.com 8. Hiệp hội dệt may Việt Nam (2006), Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt- may Việt Nam sau Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, tr 12-13. 9. Hiệp hội dệt may Việt Nam (2007), Báo cáo đánh giá tình hình thương mại hàng may mặc thế giới năm 2007 và dự báo tình hình 2008. Đồng thời đưa ra chiến lược tìm nguồn cung cấp cho các nhà nhập khẩu, Tạp chí Birnbaun. 92 10. Lê Thị Hải Quỳnh (2005),Thâm nhập thị trường thế giới thông qua chuỗi giá trị toàn cầu, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 11. Lê Thị Thu Hương (2005), Tác động của việc hết hiệu lực hiệp định hàng dệt may đến các nước và giải pháp đối với Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 12. Michael F.Martin, Chuyên gia phân tích Kinh tế chính trị Châu Á các vấn đề ngoại giao, quốc phòng và thương mại, Báo cáo trước Quốc hội của nhóm nghiên cứu phục vụ Quốc hội (CRS) (7/10/2007), Thương mại dệt may giữa Mỹ với Trung Quốc và thế giới: Xu hướng kể từ khi chấm dứt quota, tr 6-12. 13. Michael Martin, Chuyên gia phân tích thương mại và tài chính Châu Á, Hiệp hội dệt may Việt Nam (27/11/2007), Báo cáo nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam của Hoa Kỳ, tr 25-29. 14. Nguyễn Thị Thanh Lịch (2003), Vai trò của các công ty đa và xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới và khả năng tham gia của Việt Nam vào hệ thống các công ty đa và xuyên quốc gia trên thế giới, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội. 15. Nguyễn Viết Lâm (4/5/2007), Tạo giá trị cho khách hàng, khởi nguồn cho quá trình xây dựng thương hiệu mạnh của doanh nghiệp-P3, trang web www.crmvietnam.com 16. Vũ Thị Hạnh (2007), Chuỗi giá trị toàn cầu và việc tham gia của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học ngoại thương, Hà Nội.Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2006), Doanh nghiệp Việt Nam 2006, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr 83-85. 17. Các trang web: www.chinhphu.vn www.icra.in www.globalvalue.com 93 Tài liệu tiếng Anh 1. Gary Gereffi, Olga Memedovic United Nations Industrial Development Organization, The global apparel value chain. What prospects for Upgrading by Developing countries, pp 2-4. 2. Khalid Nadvi, John Thoburn (2003), Vietnam in the global garment and textile value chain: implication for firms and workers. 3. Khalid Nadvi, John Thoburn, Bui Tat Thang, Nguyen Thi Thanh Ha, Nguyen Thi Hoa, Dao Hong Le (2003), Challenges to Vietnamese firms in the world garment and textile value chain, and the implications for alleviating poverty, Novara, Italya. 4. Raphael Kaplinsky, Mike Morris (2000), A handbook for value chain, pp 8-10. 5. Richard P.Appelbaum, Edna Bonacich, Katie Quan (2005), The end of apparel quotas: A faster race to the bottom?, University of Califonia, Santa Barbara. 6. Stephanie Barrientos (May 2007), Global products systems and Decent work, Switzerland.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4210_4142.pdf
Luận văn liên quan