Đầu tiên phải tuyên truyền để những người nuôi thủy sản biết được kế hoạch của nhà nước. Có ý thức hơn nữa trong việc sử dụng các loại hóa chất và chất kháng sinh. Giúp họ thực hiện đúng qui trình chăm sóc thủy sản theo hướng dẫn của Hiệp hội nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đối với các doanh nghiệp còn có ý thức hơn nữa trong việc chê biến, sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động hợp lý, tránh dùng hóa chất trong quá trình chế biến ảnh hưởng đến chất lượng.
Tiến hành xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo chính qui, tập huấn ngắn ngày, dài ngày, tham quan khảo sát. Những hoạt động này sẽ góp phần đào tạo ngành thủy sản Việt Nam một đội ngũ cán bộ và chuyên gia giỏi. Tổ chức liên kết đào tạo nước ngoài về các nội dung chuyên môn và quản lý, tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo với chuyên gia, tham quan, chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của thủy sản hiện nay.
Trên đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường lớn, trong đó có thị trường Mỹ. Đây là thị trường có yêu cầu cao về số lượng cũng như chất lượng. Do vậy để có thể giữ vững thị trường này đòi hỏi ngành thủy sản thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường Mỹ, nắm bắt được nhu cầu của người dân nước này từ đó đề ra các mục tiêu, chiến lược cụ thể cho xuất khẩu.
36 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4949 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên đặt hàng. Sau khi snar xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa từ bên gia công và trả tiền cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công. Khi hoạt động vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia gọi là gia công xuất khẩu.
+ Ưu điểm: Công ty tham gia hoạt động gia công không phải bỏ vốn kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, đó là nguồn thù lao. Nước nhận gia công sẽ có nhiều thuận lợi như tranh thủ được vốn và kỹ thuật, tạo công ăn việc làm cho nhân dânnhiều nước đang phát triển nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng lợi nhuận thu được không cao.
Với cac hình thức xuất khẩu đa dạng trên, việc áp dụng hình thức nào còn tùy thuộc bản than doanh nghiệp xuất khẩu. Chẳng hạn một doanh nghiệp có đủ các yếu tố về nguồn lực, khả năng tự chủ cao về tài chính, có nhiều kinh nghiệm và uy tín cho hoạt động kinh doanhthì doanh nghiệp đó nên áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Ngoài ra việc áp dụng hình thức này còn phụ thuộc vào mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu nhập khẩu.
1.2.Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:
1.2.1. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng lên lien tục. Đó là
nhờ vào các lợi thế dưới đây:
a.Vị trí địa lý:
Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Đông, Nam và Tây giáp biển Thái Bình Dương; phía Tây và phía Bắc gắn liền với lục địa châu Á. Phần đất liền của Việt Nam trải dài từ 23*23’ đến 08*02’ vĩ độ Bắc và chiều ngang từ 102*08’ đến 109*28’ kinh Đông. Chiều dài tính theo đường thẳng trong đất liền từ Bắc đến Nam khoảng 1650 km. Chiều ngang từ Đông sang Tây nơi rộng nhất trên đất liền là 600km, nơi hẹp nhất là 50km.
Việt Nam có biên giới đất liền dài 3730 km. Phía Bắc giáp nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa với chiều dài biên giới 1150km. Phía Tây giáp cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 1650 km và giáp vương quốc Campuchia 930km. Tạo điều kiện cho việc giao lưu hợp tác buôn bán với các nước, góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.
b.Điều kiện tự nhiên:
Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam bao gồm diện tích đất liền theo tổng điều tra năm 2002 là 329.297 km2 và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á ( chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và Đông Nam). Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1000-2000mm. Độ ẩm dưới 85%. Thuận lợi cho các loài thủy sản phát triển.
Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam được bao trùm bởi đồi núi, có nơi đâm ra sát biển, thậm chí còn lan ra biển. Hướng núi chủ yếu là hướng Tây Bắc-Đông Nam. Núi không cao nhưng hiểm trở chia cắt địa hình thành nhiều vùng với những đặc thù riêng. Địa hình Bắc Bộ giống như chiếc rẻ quạt, ba phía Tây, Bắc và Đông đều là đồi núi, phía Nam là bờ biển và ở giữa là đồng bằng. Địa hình Trung Bộ chạy dài và hẹp, đồi núi và bờ biển xâm nhập lẫn nhau. Địa hình Nam Bộ ít phức tạp hơn và tương đối bằng phẳng. Nhìn chung các vùng đồng bằng ven biển đều có diện tích không lớn.
Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3260 km. Trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa song thông ra biển. Các cửa song này chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều khá phức tạp.
Ngoài những con song chảy trực tiếp vào biển, có một số sông chảy qua các đầm phá lớn như Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô, Ô Loan.
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2860 sông ngòi lớn nhỏ, nhìn chung chảy xiết, do vậy thường làm xói mòn địa hình. Bờ biển của Việt Nam uốn lượn- chỗ nhô ra tạo nên bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn.
Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên như Hồ Tây ( đại diện cho hồ miền đồng bằng), biển hồ, hồ Ba Bể, hồ Lăk ( đại diện cho hồ miền núi). Các hồ đó có mực nước quanh năm ổn định, chu trình vật chất khép kín tự có trong hồ là chính. Diện tích các hồ tự nhiên ở Việt Nam là 20000 ha.
Việt Nam có rất nhiều hồ chứa cỡ trung bình và cỡ nhỏ ( hiện chưa kiểm kê hết),một số hồ chứa lớn là Thác Đa, Hòa Bình ( ở miền Bắc), Dầu Tiếng , Trị An, thác Mơ, sông Hinh ( ở miền Nam). Diện tích hồ chứa trên 1800ha. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng trong công tác thủy lợi, thủy điện và phân lũ, hiện nay nhiều hồ chứa mới đang tiếp tục được xây dựng.
c.Nguồn nhân lực: Dân số lao động của Việt Nam:
Là một nước có nguồn lao dộng dồi dào, dân cư đông đúc. Dân số Việt Nam năm 2003 là 80,9 triệu người, trong đó nữ 41,15 triệu người, chiếm 50,80% tổng số, nam 39,75 triệu người chiếm 49,20% tổng số. Từ năm 1990 đến 2002, tốc độ tăng dân số Việt Nam giảm mạnh từ 1.92% xuống 1.32% nhưng đến năm 2003, tỷ lệ này lại tăng lên 1.47%.
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, số người trên độ tuổi lao động trên 50%. Số người biết chữ( 10 tuổit trở lên) chiếm tỷ lệ rất cao 91%. Nhận thức của người Việt Nam tương đối nhanh nhạy và linh hoạt, vì vậy với thời gian đào tạo ngắn nhưng người Việt Nam có khả năng tiếp thu được kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhanh chóng đảm nhận nhiệm vụ mới. Đó là một trong thế mạnh của Việt Nam trong việc giảm chi phí trong sản xuất tạo được lợi thế cho xuất khẩu.
d.Cơ cấu tổ chức:
Hệ thống hành chính của Việt Nam hiện nay đang được tổ chức theo 4 cấp: Cấp Trung Ương, cấp tỉnh , cấp huyện và cấp xã. Sau nhiều lần tách nhập, tạo thời điểm 1\4\2004, Việt Nam có 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh ( gồm 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ ) với 659 đơn vị hành chính cấp huyện ( gồm 534 huyện, 42 quận, 61 thị xã và 22 thành phố trực thuộc tỉnh) và 1032 đơn vị hành chính cấp xã.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:
a. Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Theo sô liệu đã được công bố của tổng cục thống kê, GDP của ngành thủy sản giai đoạn 1995 đến 2003 tăng từ 6664 tỷ đồng lên 24125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác thủy sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng thác hải sản trong 10 năm gần đây tăn lien tục với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,7% ( giai đoạn 1991-1995) và 10% ( giai đoạn 1996-2003). Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về lượng và chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất – ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lạo hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003 đã sử dụng 612.778ha nước mặn, lợ và 254.835ha nước ngọt để nuôi thủy sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465ha.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết Việt Nam có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành thủy sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, ca mú, cá Tráp, trai ngọc,với các hình thức nuôi lồng bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhit tự túc sang sản xuất hàng hóa lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá Tra, cá Basa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. Nuôi đặc sản được mở rộng, sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh ( hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thủy sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành thủy sản trong tổng GDP toàn quốc lien tục tăng từ 2,9% ( năm 1995) lên 3,4% ( năm 2000) và đạt 3.93% vào năm 2003.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hóa.
Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Giá trị xuất khẩu ( triệu USD)
Năm
Toàn quốc
Công nghiệp-xây dựng-dịch vụ
Nông- Lâm- Thủy sản
Tổng số
Riêng thủy sản
1996
7.255,9
4.214,1
3.041,8
670,0
1997
9.185,0
5.952,0
3.233,0
776,5
1998
9.360,3
6.036,0
3.324,3
858,6
1999
11.540,0
8.627,8
2.912,2
976,1
2000
14.308,0
10.186,8
4.121,2
1.478,5
2001
15.100,0
10.090,4
5.009,6
1.816,4
Tốc độ tăng trưởng bình quân
13,0
14,9
9,5
14,6
Nguồn: niên giám thống kê nông- lâm- thủy sản.
b. Xuất khẩu thủy sản góp phần trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
Từ đầu năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng thuơng mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thủy sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ , Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003 xuất khẩu thủy snar của Việt Nam vào 4 thị trường chính là Mỹ , Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% gia trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vung lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản phụcvào khu vực và thế giới. Góp phần thúc đẩy quan hệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
c.Xuất khẩu thủy sản phát triển tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Thủy sản không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn là một trong những mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn. Ngành thủy sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép, cứu nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước, được thể hiện:
Số lao động của ngành thủy sản tăng lien tục từ 3,12 triệu người ( năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 kể cả lao động thời vụ, như vậy mỗi năm tăng them hơn 100.000 người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước ( 2%/ năm).
Xuất khẩu với sản lượng tăng đòi hỏi sản xuất trong nước phát triển. Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sựu nghiệp xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩmchủ yếu do lao động nữ thực hiện, đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi, riêng trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỷ lệ đến 90%.
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:
1.3.1. Trong sản xuất:
Khâu sản xuất là khâu vô cùng quan trọng quyết định về mặt chất và lượng của thủy sản xuất khẩu.
Trước hết là ảnh hưởng của điều kiện khách quan đến thủy sản Việt Nam. Nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi rất thất thường, nhiều thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên nhất là đối với các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôi trồng thủy sản của nước ta.
Thứ hai đó là các yếu tố chủ quan bao gồm:
+ Hệ thống sau thu hoạch ở Việt Nam chưa được tổ chức một cách hợp lý, đồng bộ, còn mang nặng tính truyền thống giản đơn. Chủ yếu là thu hoạch nhỏ lẻ, không tập trung vào một đầu mối nhất định.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất lạc hậu, thô sơ, mang tính thủ công.
1.3.2. Trong tổ chức xuất khẩu:
_ Hệ thống lưu thông: cần được sắp xếp, bố trí hợp lý, quy tụ các đầu mối xuất khẩu, thực hiện tự do hóa lưu thông phân phối.
_ Hiện tượng xuất khẩu sang các nước khác đã gây ảnh hưởng xấu rất khó kiểm soát và ngày càng có xu hướng gia tăng, làm tổn hại đến kinh tế đất nước.
_ Kiểm tra chất lượng thủy sản trước khi xuất khẩu là vấn đề cấp thiết hiện nay.
1.3.3 . Về thị trường:
_ Thị trường trong nước cần tránh tình trạng tranh mua tranh bán, cần qui nguồn hàng về một mối; đảm bảo nguồn hàng ổn định giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu chớp được những cơ hội thị trường đảm bảo hiệu quả xuất khẩu.
_ Thị trường nước ngoài: do thiếu hiểu biết thông tin về thị trường thế giới, không cập nhật kịp thời và chính xác đã gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nước ta, chưa đáp ứng được nhanh và chưa ứng xử kịp thời với diễn biến thị trường.
1.3.4.Về chính sách của nhà nước trong việc đẩy nhanh xuất nhập khẩu:
Đảng và Nhà Nước đã xác định đây là một trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ đó cần phải có các chính sách phu hợp như chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản hợp lý, chính sách bảo hộ sản xuất, các chính sách về đầu tư khoa học, chính sách về giá cả, trợ giá Các chính sách của Nhà nước sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, nếu kịp thời, chính xác, đúng đắn. Mặt khác cũng có thể gây cản trở, hạn chế nếu như thiếu tính đúng đắn và chính xác đó. Hiện nay các chính sách mà nhà nước đưa ra vẫn chưa phát huy hết tác dụng đó.
1.3.5 . Yêu cầu và cơ hội xuất khẩu trong điều kiện hội nhập:
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tổ chức thương mại thế giới, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong tiến trình hôik nhập thế giới ở nước ta. Điều này đã mang đến nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn cho nền kinh tế nước ta.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận với thị trường ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm, khắc phục được tình trạng một số nước phân biệt đối xử, tạo dựng và dần dần nâng cao thế và lực của Việt Nam, tạo dựng được môi trường phát triển kinh tế công bằng, nâng cao tính hấp dẫn thu hút đầu tư và công nghệ bên ngoài, nâng cao khả năng tiếp thu kinh nghiệm quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng bên cạnh những cơ hội đó chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức trong khi gia nhập WTO, thị trường trong nước nói chung, thị trường thủy sản nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu thủy sản sẽ bị hạn chế và tiến tới dỡ bỏ. Các sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt, giá rẻ sẽ tràn vào thị trường Việt Nam. Do đó thủy sản sẽ chịu sức ép cạnh tranh ngay tại sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến còn non kém, trình độ chuyên môn của cán bộ còn thấp.
Yêu cầu đặt ra đối với ngành thủy sản. Trước hết phải hoàn thiện qui hoạch tập trung vùng nuôi trồng,chế biến, tổ chức sản xuất.Tập trung vùng nguyên liệu để cung cấp kịp thời nguyên liệu cho các doanh nghiệp, giảm cho phí nguyên liệu. Hình thành các tập đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp tác công nghệ chế biến với các nước trên thế giới. Tổ chức đào tạo cán bộ công nhân viên, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản đi lên.
ChươngII: Thực trạng xuất khẩu của thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
2.1. Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ:
2.1.1. Đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ
a. Mỹ là cường quốc thế giới về khai thác , nuôi trồng và chế biến các sản phẩm thủy hải sản.
Hiện nay sản lượng nuôi trồng đang tăng trưởng vì thị trường có nhu cầu cao. Sản lượng khai thác không tăng thậm chí còn giảm ít là do Mỹ thi hành chính sách bảo vệ nguồn lợi hải sản lâu dài. Từ đó hạn chế tình trạng khai thác hải sản bừa bãi làm lãng phí tài nguyên thủy sản. Mỹ là một trong số ít các quốc gia có nguồn lợi thủy sản rất lớn, giàu có và được bảo vệ một cách có hiệu quả nhờ vào pháp luật đầy đủ và được thực thi nghiêm chỉnh, nhờ vào hệ thống quản lý Nhà nước đối với nghề cá rất khoa học và thực tiễn. Từ đó Mỹ có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề lớn về nghề cá Thế Giới và khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo vệ thế giới thiên nhiên hoang dã.
b. Mỹ là thị trường thủy sản lớn nhất hiện nay với tổng giá trị ngoại thương năm 2000 lên đến 13 tỉ USD( gần đuổi kịp Nhật Bản). Nhập khẩu thủy sản tăng nhanh trong khi xuất khẩu không tăng dẫn đến thâm hụt ngoại thương ngày một tăng và đã đạt đến con số kỷ lục là 7 tỷ USD năm 2000.
Sản lượng nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng nhanh do nhu cầu của người dân nước đó. Người Mỹ thiên về các sản phẩm “hải vị” rất đắt tiền như tôm he, tôm hùm, cá ngừ, cá hồi, cua bể và các sản phẩm cao cấp như cá phi lê, tôm nõn, thịt cua, hộp cáTuy Mỹ nhập khẩu các mặt hàng từ thấp đến cao, từ đắt đến rẻ, nhưng giá trị nhập khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng “hải vi” nêu trên. Vấn đề đặt ra cho các nhà xuất khẩu thủy sản muốn thành công và có vị trí vững chắc ở thị trường Mỹ thì phải làm chủ và chiếm lĩnh được các mặt hàng quan trọng nêu trên.
d. Thị trường thủy sản Mỹ là thị trường mở , có hơn 120 quốc gia có quan hệ buôn bán thủy sản với Mỹ
Với thị trường lớn, quan hệ với nhiều quốc gia diễn ra sự cạnh tranh ở đây là rất khốc liệt. Chỉ nhưng ai nắm bắt được đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết về thị trường này, những ai có sản phẩm có sức cạnh tranh cao( chủ yếu là sản phẩm đúng thị hiếu, có chất lượng cao, bao gói phù hợp) và tiếp thị giỏi mới có cơ may chiếm lĩnh được thị trường rất rộng và phong phú này.
Một điều mà các nước tư sản cần chú ý la Mỹ thường gắn ngoại thương thủy sản với các vấn đề khác khi liên quan đên xuất nhập khẩu.
Trước đây trong thời kì “chiến tranh lạnh” Mỹ thường gắn ngoại thương thủy sản với chính trị và sử dụng “bao vây kinh tế” cấm vận triệt để để đối xử với các nước mà Mỹ không ưa.Ví dụ : suốt mấy chục năm nay Mỹ thi hành chính sách cấm vận trịêt để với các sản phẩm tôm hùm và cá ngừ của Cuba . Sauk hi chiến tranh lạnh không còn họ lại lấy lí do bảo vệ môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã để đưa ra các lệnh cấm vận đối với một số hàng thủy sản nhập khẩu.Chính đại diện thương mại Mỹ dưới thời cựu tổng thông Bill Clinton và Charlenc Barshefsky đã từng nói rằng Mỹ không có sự lựa chọn nào khác,tự do thương mại và bảo vệ môi trường phải đi đôi với nhau.
Các nước xuất khẩu thủy sản châu Á trong đó có Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt trong việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang thị trường Mỹ trong năm 2000. Phải thừa nhận rằng do tôm nuôi ở các nước Mỹ Latinh bị thất bát lớn ( mất khoảng 100 nghìn tấn) nên tôm nuôi được mùa lớn ở các nước châu á mới có điều kiện thuận lợi tràn vào lấp chỗ trống. Tuy nhiên sự thuận lợi này sẽ không còn vì trong những năm tới rất nhiều nước ở Trung Mỹ và Nam Mỹ đang phát triển rất mạnh việc nuôi tôm công nghiệp để xuất khẩu chủ yếu trong thị trường quen thuộc là Mỹ.Sự cạnh tranh trên thị trường tôm đông ở Mỹ chắc sẽ khốc liệt hơn . Bởi vậy việc đa dạng hóa các mặt hàng cao cấp khác ngoài tôm đông là rất cần thiết, cá rô phi, cá ba sa luôn có nhu cầu cao.Cá ngừ tươi, thịt cua đông, thịt điệp, tôm hùmđều là mặt hàng có nhu cầu cao ở Mỹ.
Hy vọng các nhà xuất khẩu của chúng ta sẽ nhanh chóng nắm bắt được các thông tin cần thiết về thị trường Mỹ để định ra các sách lược tiếp cận thị trường,sách lược về mặt hàng và sức cạnh tranh của nó,các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới để có giải phấp phù hợp.Thành tích xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ năm 2000 cùng các kinh nghiệm rút ra từ đó chắc chắn sẽ là tiền đề để các mặt hàng thủy sản chủ lực của chúng ta tiếp tục vươn lên chiếm lĩnh thị trường thủy sản rất lớn này của thế giới.
2.1.2 Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Mỹ
2.1.2.1 Khối lượng và giá trị:
Như trên đã phân tich đặc điểm quan trọng của ngoại thương thủy sản Mỹ là thâm hụt ngoại thương càng lớn do nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.Sự thâm hụt thương mại thủy sản đã tăng từ 2,5 tỉ USD năm 1990 lên 3,9 tỉ USD năm 1996 và tăng đáng kể từ năm 1997 với 5,2 tỉ USD lên 7,8 tỉ USD năm 2003.
Với số liệu trên vấn đề cấp bách hiện nay của Mỹ là phải cần thiết nhập khẩu thủy sản của nước này.Vấn đề thâm hụt thương mại được thể hiện trong bảng sau (bảng 2)
Bảng 2:Giá trị thương mại thủy sản của Hoa Kỳ
Đơn vị: nghìn USD
Năm
Nhập khẩu
Xuất khẩu
1990
5.573.241
3.019.861
1991
5.999.580
3.281.746
1992
6.024.064
3.582.545
1993
6.290.233
3.179.474
1994
7.043.431
3.229.585
1995
7.141.428
3.383.589
1996
7.080.411
3.177.858
1997
8.138.840
2.850.311
1998
8.578.66
2.400.338
1999
9.407.07
2.945.014
2000
10.453.51
3.055.261
2001
10.150.60
3.319.600
2002
10.121.62
3.119.651
2003
11.095.75
3.266.487
Nguồn: Thống kê nhề cá của FAO
Trong năm 2003 trung bình một người Mỹ tiêu dùng khoảng 16,3 pound thủy sản (trong đó 11,4 pound hàng tươi và đông lạnh) tăng 0,7 pound so với năm 2002.Hiện nay người tiêu dùng Mỹ sử dụng gần 8% tổng sản lượng thủy sản thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhâpj khẩu. Sản lượng tiêu dùng và khoảng 100 cơ sỏ chế biến trên toàn nước Mỹ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thủy sản nhập khẩu từ các nước châu Âu và Nhật Bản. Hoa Kỳ nhập hơn 100 loại thủy sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp nhất với đủ loại giá cả khác nhau.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2003
Nguồn : Báo cáo thường niên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ, 2003
Tôm: là mặt hàng ưa thích tại Hoa Kỳ và được tiêu thụ với khối lượng rất lớn. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu tôm trị giá gần 4 tỷ USD chiếm khoảng 88% lượng tôm tiêu thụ tại Hoa Kỳ và 37% giá trị nhập khẩu thủy sản. Chỉ tính riêng năm 2001, giá trị nhập khẩu tôm tươi, đông lạnh và chế biến đạt 3,6 tỷ USD. Hoa Kỳ nhaapj khẩu 19 loại sản phẩm tôm khác nhay, nhưng chỉ có 3 sản phẩm có giái trị lớn nhất là tôm bóc vỏ còn đuôi, tôm chế biến và tôm vỏ bỏ đầu. Tiêu thụ tôm của người Mỹ năm 2002 đạt mức kỷ lục 3,7 pound/ người, vượt cả cá ngừ vốn là sản phẩm thủy sản có lượng tiêu thụ cao nhất trong nhiều năm liền (2,9 pound/ người). Năm 2002, nhập khẩu tôm đạt 3,4 tỷ USD, năm 2003 tăng lên 3,8 tỷ USD, chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu.
Tôm hùm ngày càng được người Mỹ ưa chuộng và là một trong những sản phẩm thủy sản cap cấp. Giá trị nhập khẩu tôm hùm năm 2000 đạt mức Kỷ lục 870 triệu USD, đứng hàng thứ ba về giá trị và chiếm gần 9% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản. Riêng nhập khẩu tôm hùm đông nguyên con đạt 530 triệu USD, tôm hùm sống đạt 205 triệu USD. Các nước cung cấp chính là Canada, Mehico, Braxin, Australia
Cá hồi: Người Mỹ ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nuôi do Nauy và Chile cung cấp hơn là cá hồi Thái Bình Dương. Nhập khẩu các sản phẩm cá hồi có giá trị lớn thứ tư và năm 2003 đạt 853 triệu USD. Do sản lượng khai thác cá ngừ kém. Thái lan là nhà cung cấp chính cá ngừ đóng hộp cho thị trường Hoa kỳ, tiếp đến là Philippin và Indonexia. Giá trị nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ năm 2000 là 778 triệu USD, chiếm 8% giá trị nhập khẩu thủy sản thực phẩm. Trong đó nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam đạt 10 triệu USD, các vây vàng tươi đạt 8,9 triệu USD( 1483 tấn), cá ngừ đóng hộp đạt 0,5 triệu USD.
- Cá rô phi: Khối lượng nhập khẩu cá rô phi tăng mạnh. Năm 2001 tổng lượng nhập khẩu đạt 124 triệu pound, tăng 3,9 %( gần 35 triệu pound so với năm 2000). Từ đó kéo theo tất cả các sản phẩm chế biến từ cá rô phi đều tăng. Nhập khẩu cá nguyên con đông lạnh tăng 39% và chiếm 69% khối lượng nhập khẩu cá rô phi. Nhập khẩu cá phi lê tươi đạt 22,6 triệu pound tăng 36%, cá phi lê đông lạnh tăng mạnh nhất là 42%.
2.1.2.3 Thị trường nhập khẩu thủy sản Mỹ.
Thị trường thủy sản Mỹ là thị trường mở do đó có hơn 100 nước xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ. Trong đó nước dẫn đầu là Thái Lan, Ecuado, Canada, Trung Quốc, Chile, Mehico và Ấn Độ và một số nước Châu Á khác trong đó có Việt Nam. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Mỹ từ các nước được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Các nước xuất khẩu thuỷ sản chính sang Hoa Kỳ
năm 2000 - 2003
Đơn vị: triệu USD
Nguồn : Bộ Thương mại Hoa Kỳ năm 2003
Thái Lan: Đây là nước xuất khẩu tôm số 1 và thị trường Hoa Kỳ với khối lượng kỉ lục là 136.078 tấn, giá trị 1266 triệu USD năm 2000, chiếm thị phần tương ứng là 34% và 25%. Tôm sú đông lạnh bóc vỏ chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu tôm đây là mặt hàng được ưa chuộng nhất ở Mỹ.
Canada: Đây là thành viên quan trọng của” Hiệp Ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ” nên coi Hoa Kỳ là” thị trường nhà”. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Canada sang Mỹ chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Nhưng đến năm 2000 vị trí độc tôn lần đầu tiên bị Thái Lan uy hiếp nhưng vẫn chiếm 19,3 thị phần với các sản phẩm chủ lực là cá phi lê, tôm hùm.
Trung Quốc: Đứng thứ năm về khối lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ, đứng thứ 6 về giá trị. Sản phẩm tôm của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là tôm chân trắng nhập nôi phổ biến ở tỉnh Quảng Đông và một số địa phương khác.
Một số nước châu Á khác: Năm 2000 có thể nói tôm đông lạnh của Châu Á chiếm lĩnh thị trường Hoa kỳ do tôm nuôi Mỹ La Tinh bị dịch bệnh đốm trắng tàn phá và bị thiệt hại nặng nhưng Ecuado, Mehico Do vậy xuất khẩu của các nước Châu Á vào Hoa Kỳ tăng nhanh đáng kể. Thái lan tăng 12 nghìn tấn, Trung Quốc tăng 10 nghìn tấn, Việt Nam tăng 8 nghìn tấn, Ấn Độ tăng 7 nghìn tấn. Việt Nam tuy chỉ đứng thứ 7 về khối lượng xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ, nhưng do tôm có chất lượng cao nên giá trị xuất khẩu tôm vươn lên vị trí thứ 3( 235 triệu USD) . Tuy vậy thị phần tôm đông lạnh Việt Nam tại Hoa Kỳ còn rất nhỏ chiếm 6,2% về giá trị. Đến năm 2003 khối lượng nhập khẩu tăng mạnh từ Trung Quốc( tăng 61%), Việt Nam( + 46%), các nước Thái Lan và Ấn Độ có xu hướng tăng nhẹ.
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
2.2.1 Phân tích kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ
Sauk hi hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực từ thang 12 năm 2001, kim ngạch buôn bán giữa 2 nước có bước tiến nhảy vọt. Hiệp định này có tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, và đưa Mỹ trở thành nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu của nước ta.
Tháng 2 năm 1994 Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Kể từ đó sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ không ngừng tăng lên qua các thời kì. Năm 1999 thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã vượt qua ngưỡng 100 triệu USD đạt 130 triệu USD, tăng 62,5 % so với năm 1998. Các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thòi kì 2000-2004 tăng lên được thể hiên qua bảng sau
Bảng 3 : Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ
năm 2000 - 2004
Đơn vị : Nghìn USD
Mặt hàng
2000
2001
2002
2003
2004
Tôm nước lợ
185,12
308,70
368,62
468,93
277,45
Cá sống
175
216
201
271
357
Cá sấy khô, ướp muối, hun khói
374
596
722
1,005
3,549
Hải sản thân mềm, nhuyễn thể
8,17
6,16
5,82
7,44
6,18
Cá đông lạnh (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác)
6,80
10,22
9,23
10,70
14,71
Cá tươi (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác)
9,59
16,64
24,67
23,66
25,38
Cá filê và cá thịt khác tươi, hoặc đông lạnh
32,61
41,72
69,17
56,45
78,36
Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Khi cơ cấu nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh, Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội này và chen chân vào thị trường Mỹ. Sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng đột ngột năm 2000 là 2,14 lần so với năm 1999 và là nước có mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu sang thị trường này. Trong đó mặt hàng chiếm tỉ trọng chính là tôm với 74% tổng giá trị hàng thủy sản xuất khẩu. Việt Nam vươn lên vị trí thứ 4 về giá trị xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ( về khối lượng đến hàng thứ 7). Bên cạnh đó cá tra, basa, phi lê đông lạnh cũng là mặt hàng độc đáo thu hút được sự quan tâm của thị trường này.
Qua bảng số liệu trên cho thấy sản lượng xuất khẩu thủy sản tăng qua các năm. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 70.930 tấn thủy sản các loại trị giá 489,03 triệu USD vào năm 2001 trong đó tôm nước lợ là 308,72 nghìn USD. Nhưng đến năm 2002 khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt 654,98 triệu USD chiếm 32,4 % tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2003, các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến ) đạt 777,66 triệu USD xếp vị trí thứ 2 sau hàng dệt may trong bảng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mặt hàng tôm đông lạnh vẫn chiếm tỉ trọng cao với 469 triệu. chiếm 64% trong nhóm thủy sản xuất khẩu. Tôm và cua chế biến đạt 162 triệu USD. Bên cạnh đó có 1 số mặt hàng xuất khẩu giảm đó là cá phi lê 19% so với trước. Nguyên nhân là do tác động của thuế bán phá giá, làm giảm mặt hàng xuất khẩu này.
Thủy sản là một trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xác định được lợi thế này Việt Nam ngày càng đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực khô, cá khô và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 913806 tấn, trị giá 119 triệu USD. Có thể khẳng định đây vẫn là hai mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên mọi việc không phải lúc nào cũng thuận lợi cho Việt Nam. Đến năm 2005 do tác động đồng thời của việc áp dụng thuế chống bán phá giá cá tra, basa, phi lê đông lạnh và tôm đông lạnh, khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có phần giảm xuống, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thời gian cho nhà nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.
Hiện nay sau khi đã thoát khỏi vụ kiện chống bán phá giá, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn đang được duy trì. Sản lượng thủy sản Việt Nam tháng đầu năm 2007 tăng mạnh. Xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 200 triệu USD trong đó mặt hàng tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực và được thị trường Mỹ chấp nhận với mức tiêu dùng cao.
2.2.2. Khó khăn và thách thức từ thị trường Hoa Kỳ
Hoa kỳ là một trong những thị trường nhập khẩu lớn về thủy sản điều đó đồng nghĩa với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường này. Việt Nam 1 nước đang phát triển mới thâm nhập thực sự vào thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi đó các quốc gia khác đã hình thành mạng lưới bạn hàng phân phối khá bền chặt. Đây chính là thách thức lớn của Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Với các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn ta rất nhiều, đòi hỏi các Doanh nghiệp Việt Nam cần có những bược đi đúng đắn vào thị trường. Tạo ra được sự tin cậy đối với các mặt hàng thủy sản chủ lực xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Việt Nam vốn là nước còn yếu kém trong khâu chế biến sản phẩm do điều kiện khoa học, vật chất còn thiếu thốn. Bởi vậy mà thủy sản chế biến của Việt Nam xuất khẩu chưa nhiều sang Hoa Kỳ, chủ yếu mới ở dạng sơ chế cho nên giá trị xuất khẩu thấp. Cầu của thị trường Hoa Kỳ, chưa có sự hợp tác đầu tư với đối tác về công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam như đã làm với các đối tác khác.
Các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ có chiều hướng gia tăng. Điều này sẽ có cản trở rất lớn hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Chúng ta đã phải chịu tác động các loại thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ với mức độ cao từ 37% đến 64%. Hiện nay Mỹ đang tiến hành kiểm tra chất lượng thủy sản của Trung Quốc khiến các doanh nghiệp Việt Nam rất lo ngại. Thêm vào đó là hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) đang được các nước nhập khẩu đẩy mạnh hơn, trong đó Hoa Kỳ không phải là nước ngoại lệ. Vấn đề về chất lượng và mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang được xác định là có dư lượng hóa chất và kháng sinh cao. Điều này là một khó khăn khi tham gia vào xuất khẩu sang các nước chủ lực hiện nay.
Có thể nói thủy sản Việt Nam đã có rất nhiều sóng gió trên thị trường này .Ngày 1/1/2004 ,Ủy ban Tôm (VSC) của Hiệp Hội Chế biến va Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết :Đêm 31/12/2003 (giờ Việt Nam ) , Liên Minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) đã chính thức nộp đơn khởi kiện “chống bán phá giá tôm”lên Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy Ban Thương Mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC).Với mức thuế yêu cầu đối với Việt Nam thừ 30- 99% .Sở dĩ Việt Nam bị kiện là do thủy sản Việt Nam bán trên thị trường Mỹ với giá thấp hơn ở Mỹ.Thêm vào đó việc áp dụng cách tính Zeroing của Mỹ đã khiến rất nhiều nước phải nằm trong tình trạng chống phá giá ,Việt Nam không ngoại lệ trong tình trạng này.Zeroing là 1 phép tính gây nhiều tranh cãi nhất.Trong một mặt hàng bị kiện bán phá giá ,Bộ Thương mại Mỹ sẽ lấy nhiều sản phẩm trong nhóm để so sánh với giá được coi là “chuẩn” .Nếu một sản phẩm bán với giá thấp hơn “chuẩn” ,biên độ phá giá là “dương” ,nhưng sản phẩm khác có giá cao hơn chuẩn ,biên độ phá giá không tính là “âm” mà bị quy về bằng 0 .Kết quả là một con số bình quân giữa “dương” và 0 được áp đặt trên tất cả các sản phẩm.Theo cách này không chỉ gây thiệt hại cho người bị kiện mà còn là động cơ để các doanh nghiệp Mỹ khởi kiện.Sản phẩm thủy sản Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường cũng một phần là do giá bán thấp hơn so với các nước khác.Nguyên nhân dẫn đến Việt Nam có giá tôm thấp và sản lượng bán ngày càng tăng là do chí phí nhân công thấp ,môi trường nuôi trồng và điều kiện tự nhiên thuận lợi ,nông ngư dân và doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam không ngừng cải tiến công nghệ ,giảm chi phí ,hạ giá thành ,nên sản phẩm tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại tại các thị trường ngoài nước ,trong đó có thị trường Hoa Kỳ .Với lợi thế đó thủy sản Việt Nam đã phải đối mặt với cơn sóng gió vừa qua.Mặc dù hiện nay Mỹ đã xóa bỏ cách tính phi lý này song đối với thủy sản Việt Nam đây là bài học không thể quên.Các doanh nghiệp Việt Nam nên có những cân nhắc khi tham gia vào thị trương này.Cần tìm hiểu kỹ các quy định của thị trường này ,đồng thời không nên chỉ tính trên lợi nhuận thu được mà cần bắt kịp xu hướng của thị trường , nhất là thị trường có nhiều diễn biến phức tạp như thị trường Mỹ.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã hoạt động một cách độc lập theo cơ chế thị trường chấp nhận cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường nội địa và ở các thị trường xuất khẩu để tồn tại và phát triển.Họ không nhận bất cứ một sự tài trợ nào từ Chính Phủ Việt Nam ,hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam và theo thông lệ luật pháp quốc tế ,tự chịu rủi ro và đóng thuế đầy đủ theo quy định của Chính Phủ ,không khác gì các doanh nghiệp đồng nghiệp ở các nước và Hoa Kỳ.Chính vì vậy việc thiệt hại này các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khó khăn hơn khi đơn phương trên thương trường Mỹ.Do vậy Chính Phủ Việt Nam không nên đứng ngoài sự việc này vì nó liên quan đến kinh tế của nước nhà.Các cơ quan nhà nước cần đề ra các biện pháp đưa thủy sản Việt Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng để tiếp tục đứng vững trên thị trường .Đồng thời chúng ta cần liên kết các doanh nghiệp thủy sản lại để tạo lên sức mạnh của cả cộng đồng cùng nhau đưa thủy sản Việt Nam sánh vai các cường quốc trên thế giới.
Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức UC at sight không hủy ngang. Ngược lại nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoặc không quen với phương thức thanh toán này hoặc muốn các phương thức thanh toán khác( D/A, D/P) thuận lợi, đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn cho họ. Bởi vì theo phương thức thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam thì người nhập khẩu thường phải thanh toán tiền trước khi hàng đến, trong khi đó thực phẩm trước khi nhập khẩu phải được FDA kiểm tra cho phép mới được nhập vào. Do vậy họ rất sợ vì không đòi được tiền đối với hàng không được FDA cho phép nhập khẩu. Bất đồng trong phương thức thanh toán khiến các doanh nghiệp nhập khẩu ái ngại khi chọn mặt hàng của Việt Nam.
Hoa Kỳ là 1 nước lớn nên sẽ có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồ sộ và phức tạp bậc nhất thế giới. Không có luật sư thì ngay cả người dân Mỹ cũng khó sống bình thường. Ngoài luật pháp liên bang còn có hệ thống luật pháp của các bang.
Với những thách thức và khó khăn trên đặt ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Chính phủ và các doanh nghiệp chế biến cần xác định rõ mục tiêu, phương hướng xuất khẩu. Để có thể duy trì việc ổn đinh việc xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.
2.3 Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ.
2.3.1 Phương hướng
Thủy sản được xác định là một trong 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhà nước đã xác định đẩy mạnh sản xuất thủy sản, nâng cao công nghệ chế biến, đảm bảo về mặt chất lượng cũng như số lượng.
Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với diện tích ao hồ mở rộng, tập tring chủ yếu là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện khí hậu cũng đem lại nhiều thuận lợi cho các loài cá tôm phát triển, sinh sôi từ đó tăng khối lượng thủy sản hàng năm. Hơn nữa Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực rẻ, có nhiều kinh nghiệm sản xuất hay lợi thế trong ứng dụng khoa học kỹ thuật do là nước đi sau và lại có vị trí địa lí thuận lợi, nhiều cảng biển phục vụ cho công tác xuất khẩu.
Đặc biệt với nhu cầu nhập khẩu vô cùng lớn của Mỹ hiện nay thi lượng cung không đủ mà vẫn nhỏ hơn cầu. Người dân Mỹ có đòi hỏi ngày càng cao đối với các mặt hàng xuất khẩu nói chung, đối với thủy sản nói riêng. Chính những động lực trên là cơ sở để chúng ta xác định phương hướng cho xuất khâu thủy sản.
Trước hết trong nuôi trồng và khai thác thủy sản đòi hỏi phải tăng cường đẩy mạnh chất lượng, giảm việc dùng các chất kháng sinh trong việc chống các loại dịch bệnh. Khai thác thủy sản đòi hỏi phải đưa váo 1 mối, có kế hoạch và tiến hành nuôi trồng theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Đẩy mạnh nuôi trồng các loại thủy sản đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ đó là các loại cá basa các loại tôm. Đồng thời đa dạng hóa các loại hình nuôi trồng, thường xuyên cải tiến các biện pháp chăm sóc, cải tiến thức ăn, cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho chế biến. Tích cực áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất chế biến để đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn được FDA cho phép nhập khẩu vào Mỹ.
Đối vợ khâu xuất khẩu, các doanh nghiệp cần xác định được các mặt hàng xuất khẩu chính đẩy mạnh hơn nữa các mặt hàng tôm, cá Basa, cá phi lê giữ vững được thị trường này. Thị trường Mỹ là thị trường lớn khá phức tạo, doanh nghiệp Việt Nam lại vừa mới trưởng thành do vậy cần xác định được thế mạnh chủ yếu của mình để tiến hành thâm nhập vào thị trường Mỹ. Hiện nay Việt Nam gia nhập WTO các hàng rào về thuế dần dần sẽ xóa bỏ, do đó rất khó khăn cho thủy sản Việt Nam vào các trị trường lớn như Mỹ.
2.3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ:
Từ đầu năm đến nay xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và có sự đảo chiều về cơ cấu thị phần. Một số thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam có nguy cơ bị mất do thủy sản bị phát hiện là nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm. Vừa qua Mỹ đã tiến hành kiểm tra chất lượng thủy sản của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ, đây là lời cảnh báo cho thủy sản Việt Nam cần quan tâm triệt để đến chất lượng. Tại thị trường Mỹ đã dựng lên hàng rào VSATTP đối với hàng thủy sản nhập khẩu. Nhưng các doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn VSATTP của thị trường Mỹ. Chúng ta tiến hành kiểm tra và phát hiện các hóa chất kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu như Chloramphenicol, AOZ, SEM đây là những hóa chất bị cấm đối với mặt hàng xuất khẩu. Trước đây việc kiểm tra VSATTP là không bắt buộc chỉ khi doanh nghiệp yêu cầu và doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Hiện nay việc kiểm tra chất lượng do tổ chức VSATTP kiểm tra, không chỉ liên quan đến chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành thủy sản. Mặt hàng thiếu kém về chất lượng sẽ làm giảm uy tín trên thị trường, sẽ bị trả lại ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của toàn bộ ngành thủy sản nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
Hiện nay tôm sú và cá da trơn đang là 2 sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của nước ta sang thị trường Mỹ. Nhưng cá da trơn gặp rào cản về thương mại khi xuất khẩu sang thị trường này. Mặt khác tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nơi chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước ta hiện đang không ổn định. Đó là tình trạng tôm, cá chết có chiều hướng ngày càng tăng do chất lượng con giống chưa đảm bảo, môi trường ao bị ô nhiễm. Người dân một phần do ý thức, một phần do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng thức ăn, thuốc thú y có nhiễm chất kháng sinh, nhưng tỷ lệ này rất ít, vì diện tích nuôi tôm công nghiệp hiện nay chưa đến 10% tổng diện tích nuôi tôm cả nước. Người dân chủ yếu nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến.
Vừa qua hiện tượng chích tạp chất vào tôm nguyên chất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có lúc đã xảy ra. Mặc dù bộ thủy sản đã nhiều lần ngăn chặn nhưng hiện tượng này vẫn tiếp diễn nhất là trong thời điểm thiếu nguyên liệu chế biến. Một số doanh nghiệp do thiếu hiểu biết đã sử dụng hóa chất, kháng sinh bị cấm để vệ sinh, sát trùng chân tay bảo hộ lao động.
Từ những thiếu sót trong khâu nuôi trồng, chế biến nêu trên. Hơn nữa thị trường Mỹ là thị trường có nhiều khắt khe, hệ thống pháp luật phong phú, chặt chẽ, phức tạp. Là nơi cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ mạnh. Đòi hỏi Việt Nam có những biện pháp thích hợp.
a.Qui hoạch vùng sản xuất chế biến thủy sản:
Nhà nước và các địa phương cần có cơ chế, chính sách để người dân, doanh nghiệp tích tụ ruộng đất, qui hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có sự quản lý chặt chẽ theo mô hình quản lý cộng đồng từ sản xuất con giống, nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến, xuất khẩu thủy sản. Trong xu thế công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay thì việc qui hoạch này là hết sức cần thiết. Nó cho phép khai thác hợp lý lợi thế so sánh để sản xuất thủy sản, cho phép tạo ra nguồn nguyên liệu tốt cho các doanh nghiệp chế biến, nâng cao hiệu quả đầu tư và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Hạn chế tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến với giá cả cao cho các doanh nghiệp đồng thời định hướng cho phát triển nuôi trồng chế biến phù hợp với nhu cầu thị trường Mỹ. Cũng nhờ vào việc qui hoạch mà các hoạt động sản xuất,chế biến, bảo quản, vận chuyển sẽ có sự phối hợp đồng bộ từ đó giảm được chi phí nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
b.Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng khoa học kĩ thuật:
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng chính là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, chất lượng đảm bảo theo yêu cầu xuất khẩu.
Trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi đầu tư xây dựng hệ thống ao hồ phù hợp với diện tích nuôi trồng thuận lợi cho cá tôm phát triển. Đối với khu nuôi trồng trên diện tích sẵn có từ trước cần phát triển nâng cao hệ thống thủy lợi đồng bộ, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long nơi xảy ra nhiều lũ lụt nhất. Đồng thời phải thực hiện tốt công tác dự báo thời tiết để có những biện pháp đối phó hạn hán, lũ lụt xảy ra.
_ Trong chế biến: đây là khâu quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Đầu tư để mua sắm dây chuyền chế biến hiện đại đồng thời đầu tư vùng nguyên liệu, liên kết người nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch phục vụ chế biến. Xây dựng các dự án hỗ trợ trong giai đoạn đầu cho các nhà máy chế biến, nâng cấp trang thiết bị và dây chuyền chế biến thủy sản. Đầu tư vào các dự án phát triển dây chuyền sản xuất, các sản phẩm có giá trị gia tăng, hệ thống xử lý nước và rác thải chế biến thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường hiện nay.
_ Trong công tác chọn giống nuôi trồng thủy sản: khu vực thực hiện công đoạn này đòi hỏi phải được đầu tư chọn lọc kỹ lưỡng, lựa chọn loại giống có chất lượng cao và theo nhu cầu thị trường. Tập trung vào kỹ thuật sinh sản nhân tạo đối với các loại tôm sú, phát triển công nghệ sản xuất giống. Ngoài ra còn đầu tư trong việc chọn thức ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sinh sản.
b.Đẩy mạnh cơ cấu giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến:
Bộ thủy sản vẫn xác định Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của nước ta và bằng mọi cách phải giữ vững. Để làm được điều này, cần có sự liên kết ngang ( doanh nghiệp chế biến_ người nuôi thủy sản), liên kết dọc ( nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản). Sự liên kết trong cơ cấu này sẽ tạo ra các sản phẩm thủy sản sạch, giúp việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản “ từ ao nuôi đến bàn ăn” dễ dàng hơn. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, triển khai các biện pháp để quản lý vùng nuôi và chất lượng sản phẩm.
c.Phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định;
Nguyên liệu được sử dụng cho chế biến hiện nay vẫn chưa ổn định đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm đang diễn ra. Cần đẩy mạnh hơn nữa, mở rộng và triển khai các mô hình nuôi thủy sản sạch tại một số nơi như Bến Tre, Cam Lập ( Khánh Hòa), Vĩnh Hậu ( Bạc Liêu). Qui hoạch vùng thủy sản phát triển ổn định cung cấp nguồn nguyên liệu đầy đủ cho các doanh nghiệp chế biến. Đồng thời tiết kiệm nguyên liệu,chi phí sản xuất, tổ chức lại các đội tàu khai thác theo hướng sử dụng hợp lý.
Bên cạnh các giải pháp trên, trong tình hình hội nhập và khó khăn, nguy cơ hiện nay của ngành thủy sản đòi hỏi nhà nước phải hỗ trợ xúc tiến thương mại, duy trì, mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn tại thị trường Mỹ. Ngoài ra đối với mặt hàng cá tra, cá basa phải mở rộng hơn nữa thị trường nội địa, sản xuất ra nhiều mặt hàng chế biến đưa vào các hệ thống siêu thị hiện nay. Do tôm là mặt hàng vẫn đáp ứng được nhu cầu thị trường Mỹ với giá trị ngày càng cao do đó cần phải giữ vững được vùng tôm nguyên liệu từ Bình Thuận trở vào vì hiện nay tôm sú không còn nhiều quốc gia nuôi được, trong đó có đối thủ cạnh tranh với Việt Nam là Thái Lan.
d.Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng VSATTP:
Đây có thể coi là vấn đề cấp bách hiện nay, khi mà mặt hàng thủy sản đang bị các thị trường từ chối. Trong khi đó Mỹ đang tiến hành kiểm tra chất lượng thủy sản Trung Quốc. Do vậy cần đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm ở các địa phương tạo điều kiện để áp dụng qui trình phân tích dư lượng các chất kháng sinh và hóa chất. Hiện nay khi đã phát hiện ra các lô hàng thủy sản có dung lượng kháng sinh và hóa chất bị cấm thì phải kiên quyết loại bỏ, làm rõ doanh nghiệp nào làm tốt, làm xấu để có chính sách khen thưởng và xử lý kịp thời. Tại các vùng nuôi tôm sú, cá da trơn phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất con giống, thả nuôi, thức ăn, thuốc thú y đến thu hoạch, bảo quản và chế biến xuất khẩu. Tăng cường các biện pháp giám sát việc nhập khẩu, lưu thông sử dụng kháng sinh cấm trên thị trường, tích cực kiểm tra tàu cá, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức cố tình sử dụng kháng sinh cấm trên thủy sản. Cần có cơ chế, qui chế, qui trình kiểm tra chặt chẽ hơn đối với các lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu, kiên quyết loại bỏ các doanh nghiệp vi phạm qui định về VSATTP. Có xử lý nghiêm minh mới có thể giải quyết được tình trạng hiện nay.
e.Đào tạo đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực thủy sản:
Đầu tiên phải tuyên truyền để những người nuôi thủy sản biết được kế hoạch của nhà nước. Có ý thức hơn nữa trong việc sử dụng các loại hóa chất và chất kháng sinh. Giúp họ thực hiện đúng qui trình chăm sóc thủy sản theo hướng dẫn của Hiệp hội nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đối với các doanh nghiệp còn có ý thức hơn nữa trong việc chê biến, sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động hợp lý, tránh dùng hóa chất trong quá trình chế biến ảnh hưởng đến chất lượng.
Tiến hành xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ đào tạo chính qui, tập huấn ngắn ngày, dài ngày, tham quan khảo sát. Những hoạt động này sẽ góp phần đào tạo ngành thủy sản Việt Nam một đội ngũ cán bộ và chuyên gia giỏi. Tổ chức liên kết đào tạo nước ngoài về các nội dung chuyên môn và quản lý, tổ chức thường xuyên các buổi hội thảo với chuyên gia, tham quan, chuyển giao công nghệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của thủy sản hiện nay.
Trên đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường lớn, trong đó có thị trường Mỹ. Đây là thị trường có yêu cầu cao về số lượng cũng như chất lượng. Do vậy để có thể giữ vững thị trường này đòi hỏi ngành thủy sản thường xuyên theo dõi diễn biến của thị trường Mỹ, nắm bắt được nhu cầu của người dân nước này từ đó đề ra các mục tiêu, chiến lược cụ thể cho xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Cùng với những thành tựu to lớn của kinh tế Việt Nam, trong thời gian hiện qua, ngành thủy sản thu được những thành tựu đáng kể trong giai đoạn từ 1986 đến 2004, giá trị xuất khẩu của cả nước tăng gần 23,5 lần, riêng năm 2005, xuất khẩu của toàn ngành đạt 2,739 tỷ USD. Ngành thủy sản thu hút được113 dự án FDT với tổng giá trị 250 triệu USD và 13 dự án ODA với tổng giá trị 89,8 triệu USD. Riêng năm 2005 ngành đã tiếp nhận 7 dự án với số vốn 14,35 triệu USD.
Trong chặng đường dài ngành thủy sản đã sớm chủ động và tích cực mở rộng các quốc tế và hội nhập kinh tế và quốc tế đã tranh thủ được một số dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA song phương và đa phương, một số dự án đầu tư trực tiếp. Đồng thời hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế và triển khai một số hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực và cac nước.
Bên cạnh những thành tựu, thủy sản Việt Nam cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trở ngại. Với chất lượng không đạt tiêu chuẩn, không đáp ứng yêu cầu thị trường. Các hàng rào thương mại Mỹ đã cản trở xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đòi hỏi khắt khe đối với thủy sản Việt Nam. Đây là vấn đề mà ngành thủy sản cần tìm cách tháo gỡ để đứng vững.
Bài viết này đưa ra một số giải pháp để thủy sản Việt Nam có thể giảm được khó khăn hiện nay. Đó là qui hoạch lại vùng sản xuất tập trung được cùng nguyên liệu. Đặc biệt hơn nữa là cần xây dựng phòng thí nghiệm, kiểm tra hóa chất và chất kháng sinh. Đồng thời đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đảng và nhà nước cần nhanh chóng thực hiện góp phần đưa thủy sản Việt Nam đứng vững trên thị trường.
DANH MỤC THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế Thương Mại – GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO
& GS.TS HOÀNG ĐỨC THÂN.
Báo nghiên cứu kinh tế.
Tạp chí kinh tế và phát triển.
Tạp chí Cộng Sản.
Thời báo kinh tế Việt Nam.
Tạp chí thủy sản.
Trung tâm tin học – Bộ thủy sản.
Trang web:fistennet.gov.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 61220_iw1iwhqtkm_20131126110318_65671_5584.doc