Đề tài Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế mô và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Doanh nghiệp muốn làm được như vậy cần phải đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, khi đó doanh nghiệp mới tồn tại trên thị trường và ngày càng phát triển. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, việc kinh doanh có hiệu quả không những tạo đà cho nền kinh tế phát triển, mà còn góp phần giữ vững định hướng nền kinh tế nước nhà. Phải luôn giữ vai trò tiên phong trong việc hội nhập kinh tế, hợp tác, kinh doanh có hiệu quả hơn. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông càng phát triển sẻ thúc đẩy được nền kinh tế phát triển theo. VNPT cung cấp rất nhiều dịch vụ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, việc tạo ra dịch vụ đã khó nhưng để đưa chúng vào hoạt động kinh doanh lại còn khó hơn, khi mà trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Để cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh cao như vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn được quan tâm, theo dõi khắt khe. Để làm sao kinh doanh có hiệu quả mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Qua quá trình đi thực tế ở VNPT, được nge báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của VNPT, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh của VNPT nên đã chọn tên đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT” làm chuyên đề thực tập giáo trình của nhóm. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát là trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007- 2009, đề xuất định hướng và các giải pháp giai đoạn 2010-2012. v Các mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng HĐKD, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của VNPT qua 3 năm 2007 - 2009. - Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của VNPT trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả HĐKD của VNPT - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Phân tích hoạt động kinh doanh, yếu tố vĩ mô, điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và đe doạ của Công ty. Qua đó, đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty. + Về không gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của VNPT thông qua báo cáo của VNPT TT-HUẾ + Về thời gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian 2007-2009, định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 2010 - 2012. Do thời gian tìm hiểu có hạn, năng lực và trình độ còn hạn chế, vì vậy chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, các cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: ü Phương pháp duy vật biện chứng ü Thu thập số liệu thứ cấp Để tìm hiểu tình hình kinh doanh của VNPT tôi tham khảo số liệu từ các nguồn khác nhau như internet, báo cáo của VNPT TT-HUẾ qua các năm 2007-2009. Ngoài ra, chuyên đề, luận văn cũng đã được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa một cách hợp lý trong quá trình thực hiên chuyên đề. ü Phân tích thống kê Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. MỤC LỤC PHẦN I. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 3. Đối tượng nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 PHẦN 2:. 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 4 1.1. Cơ sở lý luận. 4 1.1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4 1.1.1.1. Khái niệm 4 1.1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4 1.1.1.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan 5 1.1.1.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh 5 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh. 6 1.1.2.1. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô. 7 1.1.2.2. Những yếu tố thuộc môi trường vi mô. 8 1.2. Cơ sở thực tiễn. 9 1.2.1. Tình hình viễn thông thế giới 9 1.2.2. Tình hình Viễn thông Việt Nam 11 1.2.2.1. Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1980 đến cuối năm 1995 111.2.2.2. Tình hình viễn thông Việt Nam từ 1996 đến nay. 11 CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT). 12 2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển. 12 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của VNPT 13 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của VNPT 14 2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VNPT . 14 2.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh . 16 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 16 3.1 Tình hình số lượng và doanh thu sử dụng thuê bao dịch vụ qua mạng thông tin liên lạc qua 2 năm 2008-2009 16 3.1.1 Số lượng thuê bao dịch vụ của VNPT sử dụng qua 2 năm 16 3.1.2 Doanh thu của bưu chính viễn thông qua 2 năm 2008-2009 . 18 3.2 Tình hình sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông qua 3 năm (2007-2009) 20 3.2.1 Số lượng sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông . 20 3.2.2 Doanh thu của bưu chính viễn thông . 22 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 23 4.1 Phướng hoạt động của công ty trong thởi gian tới . 23 4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng . 23 4.1.2 Định hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới 24 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh . 25 PHẦN 3: 26 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 26 I. KẾT LUẬN 26 II. KIẾN NGHỊ 27 2.1 Đối với nhà nước 27 2.2 Đối với tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam – VNPT . 27

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5283 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh tế mô và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Doanh nghiệp muốn làm được như vậy cần phải đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, khi đó doanh nghiệp mới tồn tại trên thị trường và ngày càng phát triển. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, việc kinh doanh có hiệu quả không những tạo đà cho nền kinh tế phát triển, mà còn góp phần giữ vững định hướng nền kinh tế nước nhà. Phải luôn giữ vai trò tiên phong trong việc hội nhập kinh tế, hợp tác, kinh doanh có hiệu quả hơn. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông càng phát triển sẻ thúc đẩy được nền kinh tế phát triển theo. VNPT cung cấp rất nhiều dịch vụ ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, việc tạo ra dịch vụ đã khó nhưng để đưa chúng vào hoạt động kinh doanh lại còn khó hơn, khi mà trên thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Để cạnh tranh trong một thị trường cạnh tranh cao như vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn được quan tâm, theo dõi khắt khe. Để làm sao kinh doanh có hiệu quả mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Qua quá trình đi thực tế ở VNPT, được nge báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của VNPT, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động kinh doanh của VNPT nên đã chọn tên đề tài: “Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT” làm chuyên đề thực tập giáo trình của nhóm. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát là trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam giai đoạn 2007- 2009, đề xuất định hướng và các giải pháp giai đoạn 2010-2012. Các mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng HĐKD, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của VNPT qua 3 năm 2007 - 2009. - Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐKD của VNPT trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả HĐKD của VNPT - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Phân tích hoạt động kinh doanh, yếu tố vĩ mô, điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và đe doạ của Công ty. Qua đó, đánh giá hiệu quả HĐKD của Công ty. + Về không gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của VNPT thông qua báo cáo của VNPT TT-HUẾ + Về thời gian: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian 2007-2009, định hướng và xây dựng giải pháp đề xuất cho các năm 2010 - 2012. Do thời gian tìm hiểu có hạn, năng lực và trình độ còn hạn chế, vì vậy chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, các cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp duy vật biện chứng Thu thập số liệu thứ cấp Để tìm hiểu tình hình kinh doanh của VNPT tôi tham khảo số liệu từ các nguồn khác nhau như internet, báo cáo của VNPT TT-HUẾ qua các năm 2007-2009. Ngoài ra, chuyên đề, luận văn cũng đã được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo và kế thừa một cách hợp lý trong quá trình thực hiên chuyên đề. Phân tích thống kê Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CUA VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cơ sơ lý luận: Hiệu quả sản xuất kinh doanh: Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp chính là hiệu quả kinh doanh vì nó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, đạt được lợi nhuận tối đa. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh phải đề ra các phương án và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn nhất với chi phí thấp nhất. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh Thực chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả. Do vậy, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí nhất định. Nói cách khác, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thâp nhất. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội. Và xét về phương diện mỗi quốc gia thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi ích của doanh nghiệp và của toàn xã hội. Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kết quả SXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD. Vì chỉ tiêu kết quả chưa nói lên được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt được kết quả đó thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm được chi phí đầu vào như thế nào thì mới đánh giá được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từng nguồn lực trong từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chi phí bỏ ra càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Giữa kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thu được phải là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có chi phí hay mức độ thoả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định. Hiệu quả SXKD trước hết là một đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả thu được. Như vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh Trong thời kỳ đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành SXKD có hiệu quả. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải xác định được các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong đầu tư, đề ra các giải pháp quản lý và sử dụng các nguồn lực vốn có. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả, hiệu quả kinh doanh.. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp gồm có: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô gồm những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn có ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp như các yếu tố kinh tế, xã hội,chính trị, tự nhiên và kỹ thuật. Môi trường vi mô bao gồm những lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp như nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Phân tích môi trường kinh doanh giúp cho doanh nghiệp thấy được mình đang trực diện với những gì từ đó xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô * Yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng quyết định đối với việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời các yếu tố này cũng góp phần quyết định năng suất sản xuất, khoa học công nghệ, khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Nó có thể trở thành cơ hội hay nguy cơ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất ngân hàng, các chính sách kinh tế của nhà nước… Chúng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường vi mô của doanh nghiệp. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa, tư do cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có vị thế nhất định đảm bảo chống lại những tác động tiêu cực từ môi trường, mặt khác các yếu tố kinh tế tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đến doanh nghiệp từ đó có các giải pháp hạn chế những tác động xấu. * Yếu tố chính trị, pháp luật Nhà nước có thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, đúng đắn và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động SXKD và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động SXKD theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước đóng vai trò điều hành quản lý nền kinh tế thông qua các công cụ vĩ mô như: pháp luật, chính sách thuế, tài chính…cơ chế chính sách của nhà nước có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng. * Yếu tố công nghệ Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao. * Yếu tố môi trường tự nhiên Yếu tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, vị trí địa lý của tổ chức kinh doanh…là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của tất cả các doanh nghiệp. * Yếu tố xã hội Các doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng khu vực. Các yếu tố xã hội như dân số, văn hóa, thu nhập... 1.1.2.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô * Khách hàng Khách hàng là những người quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh, là những người quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do vậy, tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đủ nhu cầu cùng sở thích thị hiếu của khách hàng mục tiêu sẽ là điều kiện sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. * Đối thủ cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là một điều tất yếu, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Các đối thủ cạnh tranh và hoạt động của họ luôn được xem là một trong yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên trên phương diện xã hội thì cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng và thúc đẩy xã hội phát triển. Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định chiến lược nhằm tạo được thế vững mạnh trên thị trường. * Các nhà cung ứng Các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu việc cung ứng NVL gặp khó khăn, giá NVL cao sẽ đẩy giá thành sản xuất lên cao và làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những nhà cung ứng thích hợp vừa giảm được chi phí vừa đảm bảo chất lượng. Thông thường giá cả, chất lượng, tiến độ giao hàng…là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nhà cung ứng. Cơ sở thực tiễn Tình hình viễn thông thế giới. - Hàn Quốc: Đến năm 2010, thị trường truyền thông sẽ đạt hơn 29 tỉ USD. Thị trường truyền thông của Hàn Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 7% qua 5 năm tới, được đẩy lên bởi tăng trưởng trong các dịch vụ di động, IDC Korea cho biết. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu IDC Korea, lĩnh vực truyền thông sẽ tăng trung bình hàng năm 1,4% và giá trị lên tới 27,8 nghìn tỉ won (29,1 tỉ USD) vào năm 2010, so với 25,9 nghìn tỉ won ở năm 2005. IDC Korea cho biết, tăng trưởng chủ yếu sẽ được dẫn dắt bởi yêu cầu đối với nội dung đa phương tiện và các dịch vụ phi thoại trên truyền thông di động. Ngoài ra, báo cáo còn dự đoán, thị trường thiết bị truyền thông của nước này sẽ tăng 4,8% và lên tới 4,1 nghìn tỉ won vào năm 2010, nhờ có giới thiệu các dịch vụ không dây mới. - EU: Qúy 1/2006 hơn 50% số căn hộ có kết nối tới Internet. Theo AFP, hơn một nừa số căn hộ châu âu có kết nối tới Internet, Uỷ ban châu âu cho biết. Thông tin từ cơ quan dữ liệu Euostat của Liên minh châu âu cho thấy, trong quý 1/2006, 52% số căn hộ có kết nối tới Internet, so với 48% ở cùng kì năm 2005. Khoảng 32% có kết nối băng rộng, so với 23% ở cùng kì năm trước. Tuy nhiên mật độ Internet lại trải rất rộng, từ 80% ở Hà Lan và 79% ở Đan Mạch tới 23% ở Hi Lạp và 27% ở Slovakia. Số liệu của Euostat cho thấy, 47% người châu âu sử dụng Internet ít nhất là 1 lần trong tuần. sử dụng Internet rất cao trong thanh niên với 73% cho lứa tuổi từ 16 đến 24 vào Internet ít nhất là 1 lần trong tuần. Đàn ông sử dụng Internet nhiều hơn phụ nữ, với 51% sử dụng 1 lần trong tuần so với 43% ở phụ nữ. Số liệu còn cho thấy, trong quý 1/2006 có 94% các công ty của EU có kết nối Internet và 75% số này có truy cập băng rộng. - Trung Quốc: Quý 3/2006, đầu tư vào CNTT tăng 85%. Các hoạt động liên doanh trong các công ty có trụ sở tại Trung Quốc có một năm kỉ lục với 54 dự án và 361,1 triệu USD đã được đầu tư trong quý 3/2006, theo Emst & Yong và Dow Jones. Về công nghiệp thì CNTT vẫn giữ vai trò chủ đạo đối với các hoạt động liên doanh đầu tư ở Trung Quốc trong quý 3 vừa qua. Đã có 221,8 triệu USD được đầu tư vào 34 công ty IT trong qúy 3, tăng 85% về vốn đầu tư và 9 dự án so với cùng kì năm trước. Trong công nghiệp IT thì lĩnh vực dịch vụ thông tin Internet tiếp tục phát triển năng động với 22 dự án và 136,2 triệu USD được đầu tư. Qua 3 quý đầu năm nay, đã có 1,18 tỉ USD đầu tư trực tiếp vào 145 dự án, cho thấy rõ ràng 2006 sẽ vượt 2005 với tổng số 151 dự án và 1,2 tỉ USD vốn. Điều này chứng tỏ sự trưởng thành của Trung Quốc trên thị trường vốn liên doanh toàn cầu. - Thái Lan: Theo báo The Nation, Uỷ ban Viễn thông Quốc gia ( NTC ) Thái Lan đã mở cừa thị trường các dịch vụ gọi Internet phone-to-phone Sudharma Yoonaidharma, thành viên NTC, cho biết các nhà khai thác đã có giấy phép cung cấp dịch vụ Internet từ bây giờ có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ gọi VoIP từ phone-to-phone. Trước đây, NTC đã cho phép các nhà khai thác có giấy phép cung cấp dịch vụ Internet chỉ được kinh doanh các cuộc gọi VoIP từ PC tới PC và từ PC tới ĐTDĐ hay tới điện thoại cố định. NTC đã chỉ định đầu số "06" chủ yếu cho cung cấp dịch vụ VoIP từ phone-to-phone, bao gồm cả các dịch vụ công nghệ viễn thông mới khác. Kế hoạch đánh số chính thức có thể sẽ được giới thiệu vào tháng tới. Các nhà khai thác dịch vụ sẽ còn phi báo cáo cho NTC biết chế độ trả phí kết nối, nó đòi hỏi tất cả các nhà khai thác viễn thông chia sẻ doanh thu thoại và số liệu giữa các mạng liên quan trong các cuộc gọi trên cơ sở hợp tác. Trong số các nhà cung cấp các dịch vụ VoIP hiện tại từ PC tới PC và từ PC tới phone gồm CAT Telecom, True Internet và TT & T. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện có tốc độ phát triển về viễn thông rất mạnh. Một nửa số quốc gia ở khu vực này có mật độ bao phủ mạng viễn thông cao, điển hình như khu vực Bắc và Đông Nam Á, Hong Kong, Singapore và Australia. Hai thị trường tăng trưởng rất mạnh mẽ là Ấn Độ và Việt Nam, bên cạnh Indonesia và Trung Quốc. Bốn quốc gia này cũng chính là những thị trường quan trọng nhất được nhiều hãng viễn thông lớn như Andrew đánh giá với tiềm năng cao nhất, chẳng hạn như Việt Nam với việc xúc tiến triển khai công nghệ 3G. Tình hình viễn thông Việt Nam. Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1980 đến năm 1995. Trong thời gian này, ngành bưu điện là một trong những ngành đi đầu trong công cuộc đổi mới và là ngành kinh tế đầu tiên được thưởng huân chương Sao Vàng. Để có được thành tựu đó, toàn ngành đã thực hiện các giải pháp để phát triển ngành. Thứ nhất, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, bỏ qua công nghệ trung gian; xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam hiện đại, đồng bộ, tương đồng với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Thứ hai, mềm dẻo và khôn khéo trong quan hệ quốc tế để phá vỡ sự bao vây cấm vận, lựa chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ, phục vụ xây dựng mạng lưới và đào tạo nguồn nhân lực. Thứ ba, xây dựng và xin phép nhà nước được áp dụng cơ chế tự vay tự trả có sự bảo trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hợp tác sản xuất của các đối tác trong nước, xây dựng cơ chế phát huy nguồn nội lực trong Ngành để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành Thứ tư, xây dựng và thực hiện chính sách về tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đủ trình độ năng lực, tạo thêm việc làm và từng bước nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong ngành. Mạng lưới và công nghệ bưu chính - viễn thông có những thay đổi căn bản và quan trọng. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý, cơ chế và tổ chức cũng phải có những chuyển biến phù hợp. Công tác quản lý Nhà nước từng bước tách ra khỏi công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định chuyển Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông thành tập đoàn kinh doanh của Nhà nước. Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1996 đến nay. Năm 1996, Chính phủ ra Nghị định số 12/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện. Năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. Năm 2003, ngành Bưu chính, Viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang cạnh tranh tất cả các loại dịch vụ. Có tổng số 6 công ty hạ tầng mạng được thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (VP Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel). Trong đó, VNPT, Viettel và VP Telecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định quốc tế. Có 5 công ty được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: VMS, Vinaphone, Viettel, SPT và Hanoi Telecom. Cho đến nay, trên phương diện quản lý vĩ mô, Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông Tin và Truyền thông. Theo đó mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin – phát thanh truyền hình. Chức năng quản lý nhà nước sẽ đáp ứng cả quản lý, cấp cấp phép khai thác mạng, dịch vụ viễn thông và các nội dung thông tin truyền tải trên mạng. Xu thế này nằm trong động thái thực hiện cam kết trong WTO, theo đó Nhà nước không can thiệp quá sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển. Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển CNTT nhanh nhất toàn cầu. Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009. Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ hơn 71 triệu thuê bao di động, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet. Tháng 6/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt. VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của VNPT. Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin; Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ và sản phẩm truyền thông; Khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông; Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông; Kinh doanh các dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng; Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện; Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của nhà nước và địa phương. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi quy định của pháp luật. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) (Công ty mẹ) 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý VNPT. Trung tâm thông tin và quan hệ công chúng Cơ quan tham mưu và ủy nhiệm điều hành Các công ty quản lý viễn thông đường trục Bưu điện Trung ương Các cty liên doanh về viên thông Tổng Cty bưu chính VN do NN thành lập và là thành viên của VNPT Các cty sxuất công nghiệp VT Các Cty TT di động Học viện CN BC-VT Cty cáp quang và phụ kiện FOCAL Các cty xây lắp thươg mại BCVT 60 viễn thông tỉnh/ TP Các cty tư vấn chuyên ngành Bệnh viện bưu điện I,II,III Công ty VDC Các cty khác Cty dịch vụ tài chính Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Công ty VASC Các cty TNHH, cổ phần do VNPT sở hữu dưới 50% vốn điều lệ Cty con do VNPT sở hữu trên 50% vốn điều lệ Cty TNHH 1TV 100% vốn điều lệ Đơn vị cung ứng DV do VNPT sở hưu 100% vốn điều lệ Tổng Cty Nhà Nước Các cty liên doanh 2.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VNPT. Tích cực chung tay xây dựng cộng đồng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, VNPT đã xác định việc mở rộng và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông sâu rộng đến khắp mọi miền không đơn thuần là phát triển kinh doanh mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội lớn, khẳng định giá trị nhân văn của những dịch vụ kết nối con người. Với sáng kiến xây dựng các điểm Bưu điện văn hóa xã từ năm 1998, VNPT đã góp phần quan trọng trong việc mang đến cơ hội tiếp cận các dịch vụ văn minh, các sinh hoạt văn hóa cho người dân ở các khu vực vùng sâu, vùng xa. VNPT cũng được biết đến là nhà tài trợ chính cho các sự kiện lớn của quốc gia như SeaGames 2002, hội nghị thượng đỉnh APEC 2006…Các sự kiện mang tầm quốc tế cũng có dấu ấn của VNPT trong vai trò nhà tài trợ như diễn đàn kinh tế thế giới. Diễn đàn công nghệ thông tin thế giới… Với vai trò là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chủ lực của quốc gia, từ nhiều năm qua, VNPT luôn đồng hành với các hoạt động đạo tạo nhân lực, tìm kiếm nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông nói riêng cũng như trong xã hội nói chung bằng các hoạt động: tổ chức cuộc thi “Nhân tài đất Việt”; tài trợ các cuộc thi “Thần đồng Đất Việt”, Olimpic Tin học của sinh viên, học sinh; trao học bổng “VNPT chắp cánh tài năng” cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi…  VNPT cũng là doanh nghiệp khởi xướng, thực hiện hàng loạt các hoạt động mang ý nghĩa xã hội như “Hành trình nhân ái” mang lại Tết ấm cho người nghèo; “Tặng xe lăn cho người khuyết tật”, “Xây nhà tình nghĩa cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, xây dựng “Mái ấm công đoàn”… Không chỉ vậy, với những người dân gặp khó khăn hoạn nạn do thiên tai, bão lũ, VNPT luôn sẻ chia với tinh thần tương thân tương ái… Bắt đầu từ năm 2009, VNPT cũng đã khởi động một hành trình dài hơn 10 năm hỗ trợ 2 huyện nghèo của tỉnh Lai Châu là Sìn Hồ và Mường Tè góp phần giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững trị giá gần 200 tỉ đồng… Cũng bắt đầu từ năm 2009, VNPT và ngành y tế đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với mục tiêu là góp phần chung sức cùng ngành y tế mang đến cho người dân dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn. VNPT cam kết cùng cộng đồng chia sẻ những giá trị “Cuộc sống đích thực”. 2.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh. Cơ sở vât chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh của VNPT qua các năm được thể hiện qua bảng sau: BẢNG 1: CƠ SỞ VẬT CHẤT TRANG THIẾT BỊ KĨ THUẬT CỦA VNPT Năm Cơ sở vật chất & trang thiết bị   2007 2008 2009 Bưu điện trung tâm Bưu điện trung tâm - Cơ sở 72 71 71 Bưu điện quận, huyện - Cơ sở 675 675 697 Bưu điện khu vực - Bưu cục 3030 3030 2164 Thiết bị vô tuyến, hữu tuyến Máy vô tuyến điện- Cái 9331 9331 8037 Số đài điện thoại sử dụng - Cái 4478 5261 6238 Trạm thông tin vệ tinh - Trạm 8 8 8 Máy xoá tem - Cái 211 211 200 Máy in cước - Cái 1886 1886 1769 ( Nguồn: VNPT Thừa Thiên Huế) CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM. 3.1 Tình hình số lượng và doanh thu sử dụng thuê bao dịch vụ qua mạng thông tin liên lạc qua 2 năm 2008-2009. 3.1.1 Số lượng thuê bao dịch vụ của VNPT sử dụng qua 2 năm 2008-2009 VNPT là tập đoàn dẫn đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin ở trong nước, luôn tiên phong trong việc cung những sản phẩm dịch vụ phục vụ về công nghệ thông tin cho nhân dân. Chất lượng luôn được đảm bảo, được nhân dân tin cậy và sử dụng cho cuộc sống hàng ngày. VNPT có mạng lưới thu phát song rộng khắp trên toàn quốc, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp mở ra các gói dịch vụ mới vê thông tin, liên lạc. BẢNG 2: THUÊ BAO DỊCH VỤ CỦA VNPT QUA 2 NĂM 2008-2009 Đvt: thuê bao Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008 Thuê bao % Thuê bao % +/- +/-(%) Tổng 171,913 100 203,691 100 31,788 18.48 Dịch vụ điện thoại cố định 126,754 73.73 130,940 64.28 4,186 3.31 Dịch vụ điện thoại Gphone 13,783 8.02 24,432 11.99 10,649 77.26 Dịch vụ di động Vinaphone 8,004 4.66 13,287 6.52 5,283 66.01 Dịch vụ Internet 23,372 13.59 35,032 17.2 11,660 49.89 ( Nguồn: VNPT Thừa Thiên Huế) Qua bảng 2 cho ta thấy số lượng thuê bao của doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua từng năm. Năm 2008 số lượng thuê bao là 171,913; đến năm 2009 tăng lên 203,691 thuê bao, tăng về tuyệt đối 31,788 thuê bao và tương ứng là 18.48%. Trong đó số lượng thuê bao thay đổi cụ thể là: Điện thoại cố định tăng 4,186 tương ứng 3.31%, điện thoại Gphone tăng 10,649 tương ứng 77.26%, Vinaphone tăng 5,283 tương ứng 66.01% và Internet tăng 11,660 tương ứng 49.89%. Như vậy dịch vụ Gphone, Vinaphone, Internet tăng mạnh qua 2 năm, với nền văn minh xã hội ngày càng tiên tiến tầm hiểu biết của người dân cũng được nâng cao lên. Mọi người luôn cần những sản phẩm đáp ứng nhu của họ, những phương tiện đó phải thuận tiện trong việc giao tiếp và sử dụng được mọi luc mọi nơi. Mạng điện thoại di động ra đời đã đáp ứng được nhu cầu đó, và đã được mọi người sử dụng rộng rãi, nên đã tạo ra sự gia tăng người sử dụng, trong có Mạng Vinaphone của VNPT. Bên cạnh đó điện thoại Gphone ra đởi đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, Gphone thuận tiện hơn trong việc liên lạc, đây được coi là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho điện thoại cố định, với những tính năng vượt trội Gphone đã và đang chiếm khách hàng của điện thoại cố định. Mặt khác nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dân không ngừng tăng lên qua thời gian, đây cũng là lý do mà dịch vụ Internet tăng giữa năm 2009 so với 2008. Biểu đồ: Cơ cấu thuê bao 2008-2009 3.1.2 Doanh thu dịch vụ thuê bao qua 2 năm 2008-2009 BẢNG 3: DOANH THU DỊCH VỤ THUÊ BAO CỦA VNPT Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh Giá tri % Giá trị %  +/- %(+/-) Tổng 169,431 100 178,447 100 9,016 5.32 Doanh thu điện thoại cố định 115,664 68.27 95,255 53.38 -20,409 -17.65 Doanh thu điện thoại Gphone 7,200 4.25 12,533 7.02 5,333 74.07 Dịch vụ di động Vinaphone 15,203 8.97 21,319 11.95 6,116 40.23 Dịch vụ Internet 31,364 18.51 49,340 27.65 17,976 57.31 ( Nguồn: VNPT Thừa Thiên Huế) Qua bảng 3, ta thấy tổng doanh thu dịch vụ thuê bao của năm 2009 tăng 5.32% tương ứng với 9,016 tỷ đồng là do đóng góp dịch vụ của doanh thu của các loại dịch vụ điện thoại cố định , Gphone, Vinaphone và dịch vụ Internet. Trong đó doanh thu dịch vụ Internet tăng 57.31% so với năm trước, đồng thời làm tăng tổng doanh thu 17,976 tỷ đồng. Doanh thu của dịch vụ điện thoại Gphone, dịch vụ di động Vinaphone tăng lần lượt là 74.07% và 40.23% so với năm trước, đồng thời 2 dịch vụ này làm tăng tổng doanh thu lần lượt là 5,333 tỷ đồng và 6,116 tỷ đồng. Riêng doanh thu của điện thoại cố định giảm 17.65% so với năm trước, làm cho tổng doanh thu giảm 20,409 tỷ đồng. Doanh thu của điện thoại cố định giảm là do doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao cố định giảm, chỉ còn 60,000đ/tháng, trước năm 2008 doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao là 150,000 đ/tháng (trong bảng 1 ta thấy lượng thuê bao cố định tăng lên 4,186 thuê bao). Bên cạnh đó, ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu doanh thu giữa các loại dịch vụ trong tổng doanh thu, doanh thu của điện thoại cố định giảm năm 2008 là 68.27% nhưng đến năm 2009 chỉ còn đóng góp 53.38%. Đồng thời doanh thu của các dịch vụ Gphone, Vinaphone và Internet tăng lên, trong đó dịch vụ Internet tăng mạnh nhất năm 2008 là 18.51%, năm 2009 có đóng góp là 27.65% trong tổng doanh thu. Các dịch vụ còn lại có sự chuyển dịch cơ cấu là, dịch vụ Gphone năm 2008 là 4.25%, năm 2009 là 7.02% trong tổng doanh thu, dịch vụ Vinaphone năm 2008 có đóng góp là 8.97% và năm 2009 là 11.95% trong tổng doanh thu Biểu đồ: Cơ cấu doanh thu 2008-2009 3.2 Tình hình sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông qua 3 năm (2007-2009) 3.2.1 Số lượng sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh Số lượng Số lượng Số lượng 2008/2007 2009/2008 +/- % (+/-) +/- % (+/-) Bưu phẩm đi có cước - Triệu cái 234.7 251.3 332.9 16.6 7.07 81.6 32.47 Bưu kiện đi có cước- Nghìn cái 1559 1753 2402.1 194 12.44 649.1 37.03 Thư và điện chuyển tiền - Nghìn bức 8786 8664 8183 -122 -1 .39 -481 -5.56 Báo chí phát hành - Triệu tờ 396.5 430.7 577.2 34.2 8.63 146.5 34.01 Điện thoại đường dài - Triệu phút 3995.2 4359.2 2458.2 364 9.11 -1901 -43.61 BẢNG 4: SẢN LƯỢNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam - Số liệu điều tra doanh nghiêp) Qua bảng 4, ta thấy tốc độ Bưu phẩm đi có cước qua từng năm đều tăng lên, năm 2008 so với 2007 tăng 7.07% và năm 2009 so với 2008 tăng 32.47%. Dịch vụ này tăng lên là do công việc ổn định, mức sống xã hội cũng tăng lên, mọi người có xu hướng thể hiện sự quan tâm và chia sẻ tình cảm gia đình, bạn bè. Từ đó nhu cầu gửi tặng cho nhau những món quà nhân những ngày lễ (sinh nhật, ngày lễ, tết…), với nhiều lý do khác nhau không thể trực tiếp cho nhau những món quà, nên mọi người đều gửi qua đường bưu điện. Bưu kiện đi có cước cũng tăng qua từng năm, tốc độ tăng năm 2008 so với năm 2007 là 12.44% và năm 2009 so với năm 2008 tăng 37.03%. Một khi dịch vụ Internet ra đời sẽ xuất hiện thêm nhiều vụ đi kèm, bán hàng qua mạng ngày càng phát triển và mọi người cũng đang có xu hướng mua hàng qua mạng, một khi dịch vụ này phát triển sẽ kéo theo dịch vụ bưu kiện phát triển. Thư và điện chuyển tiền có xu hướng giảm xuống qua từng năm, năm 2008 so với 2007 giảm 1,39%, và năm 2009 so với 2008 giảm 5.56%. Dịch vụ này có xu hướng giảm là vì, ngày nay khi mà dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh và rộng ở mọi nơi, đã tạo điều kiện để mọi người có thể gửi cho nhau những khoản tiền nhanh chóng, thủ tục đơn giản và chỉ sau 24 giờ mọi người đã nhận được tiền ngay. Điện chuyển tiền rất phức tạp và thời gian nhận được tiền lâu cách 2 đến 3 ngày. Thư từ qua đường bưu điện cũng giảm là vì công nghệ thông tin phát triển mạnh, mạng Internet đều có mặt ở mọi nơi và mạng điện thoại di động ra đời, đã tạo điều kiện liên lạc và trò chuyện với nhau dễ dàng hơn, trong khi đó viết thư lại mất thời gian hơn. Báo chí phát hành tốc độ phát triển qua từng năm đều tăng lên, năm 2008 so với 2007 tăng 8.63% và năm 2009 so với năm 2008 tăng 34.01%. Dịch vụ này tăng lên là do mức sống của người dân tăng lên, sự gia tăng dân số và nhu cầu muốn tìm kiếm và nắm bắt thông tin. Điện thoại đường dài tốc độ phát triển qua 3 năm có xu hướng giảm, năm 2008 so với 2007 tăng 9.11% và năm 2009 so với 2008 giảm manh 43.61%. Dịch vụ này giảm là do mạng viễn thông di động phát triển, mọi người ít có nhu cầu đến các đại lý bưu điện để gọi điện điện, nên làm cho dịch vụ gọi điện đường dài giảm xuống. 3.2.2 Doanh thu của bưu chính viễn thông BẢNG 5: DOANH THU CỦA BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG QUA 3 NĂM Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 +/- %(+/-) +/- %(+/-) Doanh thu 46,638 55,500 78,000 8,862 19 22,500 40.54 ( Nguồn: VNPT Thừa Thiên Huế) Qua bảng 5, Doanh thu của dịch vụ bưu chính viễn thông đều tăng qua 3 năm, năm 2008 so với 2007 tăng 19% tương ứng với 8,862 tỷ đồng , năm 2009 so với 2008 tăng 40.54% tương ứng với 22,500 tỷ đồng. Doanh thu tăng qua 3 năm là do nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông của mọi người dân đều tăng lên. Do ảnh hưởng của cơ cấu tiêu thụ dịch vụ bưu chính, viễn thông ở bảng 4. CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.1 Phướng hoạt động của công ty trong thởi gian tới. 4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng Từ việc phân tích hoạt động kinh doanh (ở chương 3), để định hướng cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới ta cần nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua. Thuận lợi: - Năng lực mạng lưới vượt trội, chất lượng bền vững, đây là ưu điểm mà VNPT cần khai thác có hiệu quả để đưa vào hoạt động kinh doanh. Từ đó mở rộng thêm các dịch vụ mới để cung cấp trên thị trường. - Đội ngũ có năng lực chuyên môn cao, đây là lợi thế phát triển về chiều sâu cho công ty, giúp công ty có khả năng cạnh tranh với các công ty khác. - Thương hiệu được tín nhiệm và quen dùng trên thi trường, VNPT đã ra đời và phát triển 65 năm cùng đất nước. Với thời gian đó thương hiệu VNPT đã được mọi người dân biết đến, khi mà người tiêu dùng đã biết đến thì việc tung các sản phẩm ra thị trường sẽ được người dân tiếp nhận dễ dàng hơn. - Tiềm lực tài chính vững mạnh, là một công ty nhà nước nên vốn kinh doanh luôn được đảm bảo, luôn có số vốn đủ mạnh để tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Khó khăn: - Công ty vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của tư duy, lề lối làm việc và ý thức của thời bao cấp để lại, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Khi nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế bên ngoài, sẽ phải cần tư duy và lề lối lam việc tốt hơn, phải tự lực cánh sinh không nên ở lại. Đây có thể coi là nhược điểm lớn mà công ty cần khắc phục. - Công ty luôn chịu sự ràng buộc và kiểm soát của các chính sách kinh tế do nhà nước ban hành, điều này làm cho công ty không chủ động trong việc hoạch định các chính sách kinh tế, và một khi ra một quyết sách kinh tế nào đó đã mất thời gian, xong việc đưa nó vào thực thi lại càng khó hơn. Với khó khăn này sẽ gây trở ngại cho công ty trong việc kinh doanh của mình. - Mô hình tổ chức của công ty chưa hoàn hảo, với bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều bộ phận chồng chéo lên nhau sẽ ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Cơ chế nội bộ còn những vấn đề bất cập, khi mà nội bộ còn vẫn đề chưa giải quyết xong thì hoạt động kinh doanh bên ngoài cũng một phần nào đó chịu ảnh hưởng. -Công ty phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đây sẽ là thách thức không nhỏ cho công ty khi mà đối thủ ngày càng lớn mạnh (Viettel). 4.1.2 Định hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới. - Củng cố, tăng cường năng lực của mạng lưới. - Nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ gia tăng và các dịch vụ nội dung. - Chính sách tính cước đa dạng, linh hoạt và tích hợp dịch vụ. - Đa dạng hóa kênh bán hàng, tăng cường bán hàng trực tiếp. - Đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng. - Hoàn thiện đổi mới cơ chế quản lý nội bộ công ty. - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Thực tế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty cũng đã từng bước khắc phục những khó khăn của mình. Để giữ vững là doanh nghiệp số 1, hàng đầu Việt Nam về linh vực bưu chính viễn thông, là thương hiệu luôn được mọi người tin dùng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của công ty, chúng tôi xin nêu lên những giải pháp với mong muốn góp thêm những suy nghỉ để hoạt động kinh doanh của công ty ngày một hiệu quả hơn. - Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong công ty, một khi đội ngũ này có trình độ tay nghề cao sẽ đảm bảo cho công ty phát triển về chiều sâu. Việc này cần tiến hành ngay trong khâu tuyển dụng, chọn ra những người có trình độ đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó cũng cần phải tổ chức các lớp đào tạo để cũng cố và nâng cao them cho nguồn nhân lực, hoặc có thể cử đi đào tạo để làm hạt nhân cho công ty. - Tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ trong công ty, phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích vật chất và lợi ích kinh tế. Có thể sử dụng những lời động viên hoặc các phần thưởng mang tính vật chất. Đi kèm với thưởng cần phải có hình thức răng đe những sai phạm, từ đó tiến tới xử thưởng phạt công bằng. Khi đó sẽ thúc đẩy được động lực làm việc. - Cần phải tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, làm được điều này công ty sẽ hạn chế được sự canh tranh của đối thủ. Phương châm kinh doanh hiện nay là “đi trước đối thủ”. - Công ty nên sắp đặt lại bộ máy quản lý, để việc hoạt động không bị chồng chéo lên nhau và việc thực thi các quyết định cũng nhanh chóng hơn, khi đó sẽ có những quyết định chính sách kinh doanh hợp lý được đưa ra đúng thời cơ. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực này, công ty đã ra đời và phát triển cùng đất nước 65 năm qua. Thương hiệu VNPT cũng đã được khẳng định trên thị trường, trong hoạt động kinh doanh của mình công ty cũng gặp không ít khó khăn và thuận lợi. Nhưng công ty đã biết tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn và luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Doanh thu của công ty trong 3 năm không ngừng tăng lên, trung bình mỗi năm tăng 29.3%, điều này là tín hiệu đáng mừng khi mà nền kinh tế nước nhà hội nhập kinh tế thế giới. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của VNPT là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của nước nhà. Bên cạnh đó, công ty đã tung ra thị trường nhiều dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm không những nhiều về số lượng mà chất lượng vẫn luôn được đảm bảo. Thị phần của công ty luôn dẫn đầu trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông. Với những thành quả đạt được đó công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tung ra thị trường quá nhiều dịch vụ nên có một số dịch vụ hoạt động không hiệu quả, việc này gây lãng phí về lao động cũng như nguồn vốn trong công ty và cơ chế quản lý còn nhiều bất cập. Để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, công ty cần phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. II. KIẾN NGHỊ Đối với nhà nước - Nhà nước cần tạo điệu kiện về mặt pháp lý, cũng như các chính sách kinh tế để hoạt động kinh doanh của VNPT đạt quả hơn. - Nhà nước sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật để hoạt động kinh doanh được công bằng hơn. - Nhà nước chỉ nên quản lý công ty về mặt hành chính, mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nên để công ty đưa ra quyết định. 2.2 Đối với tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam –VNPT - Không ngừng nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng mạng lưới để phục cho hoạt động kinh doanh. - Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới để đầu tư, tăng cường công tác marketing để đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách hàng. - Công ty phải không ngừng đổi mới và nâng cao trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn. - Cần tạo mối quan hệ với các cơ quan khác trong xã hội, để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh. MỤC LỤC CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM. 16 3.1 Tình hình số lượng và doanh thu sử dụng thuê bao dịch vụ qua mạng thông tin liên lạc qua 2 năm 2008-2009. 16 3.1.1 Số lượng thuê bao dịch vụ của VNPT sử dụng qua 2 năm 16 3.1.2 Doanh thu của bưu chính viễn thông qua 2 năm 2008-2009 18 3.2 Tình hình sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông qua 3 năm (2007-2009) 20 3.2.1 Số lượng sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông 20 3.2.2 Doanh thu của bưu chính viễn thông 22 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 23 4.1 Phướng hoạt động của công ty trong thởi gian tới. 23 4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng 23 4.1.2 Định hướng phát triển cho công ty trong thời gian tới. 24 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 25 PHẦN 3: 26 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 I. KẾT LUẬN 26 II. KIẾN NGHỊ 27 2.1 Đối với nhà nước 27 2.2 Đối với tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam – VNPT 27 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ bộ máy quản lý VNPT 14 Biểu đồ cơ cấu thuê bao 2008-2009 18 Biểu đồ cơ cấu doanh thu 2008-2009 20 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ sở vật chất và trang thiết bị kĩ thuật của VNPT 16 Bảng 2: Thuê bao dịch vụ của VNPT qua 2 năm 2008-2009 17 Bảng 3: Doanh thu dịch vụ thuê bao của VNPT 18 Bảng 4: Sản lượng bưu chính viễn thông VNPT 20 Bảng 5: Doanh thu qua các năm 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu và đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của VNPT.doc
Luận văn liên quan