MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU . 1
Chương I: Cơ sở hình thành và lợi ích của quảng cáo trên mạng 3
1. Khái niệm quảng cáo . 3
2. Khái niệm quảng cáo trên mạng 4
3. Cơ sở cho sự phát triển của quảng cáo trên Internet 8
4. Lợi ích của quảng cáo trên mạng . 11
5. Đối tượng tham gia ngành quảng cáo trên Internet 19
Chương II: Kỹ thuật quảng cáo trên mạng Internet 23
1. Các hình thức quảng cáo . 23
2. Nhắm chọn đối tượng 38
3. Tổ chức một chương trình quảng cáo trên mạng . 42
4. Quảng cáo quốc tế trên mạng 65
5. Những vấn đề pháp luật cần biết đối với nhà quảng cáo trên mạng 74
Chương III: Quảng cáo trên mạng tại Việt Nam . 79
1. Lý do để phát triển quảng cáo trên mạng tại Việt Nam . 79
2. Cơ sở cho sự hình thành và những thuận lợi cho sự phát triển của quảng cáo trên mạng tại Việt Nam 82
3. Khái quát tình hình phát triển của quảng cáo trên mạng tại Việt Nam . 87
4. Các vấn đề pháp luật liên quan đến quảng cáo trên mạng . 92
5. Những khó khăn đối với việc phát triển quảng cáo trên mạng 97
6. Một số khuyến nghị về các giải pháp để phát triển ngành quảng cáo trên mạng 100
120 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2552 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình ứng dụng Internet vào hoạt động quảng cáo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án quảng cáo hay nhắm chọn và đối tượng hoá vẫn chưa hình thành và phát
Quảng cáo trên mạng Internet
96 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
triển. Một phần là do hoạt động quảng cáo trên mạng chưa thực sự phát triển rộng rãi,
thứ hai là do sự yếu kém của hoạt động thiết kế phần mềm trong nước.
Các hệ thống trao đổi quảng cáo cũng chưa hình thành. Các doanh nghiệp Việt
Nam thường tự thiết kế Web site để quảng cáo cho mình mà chưa thực hiện việc trao
đổi quảng cáo với các Web site khác. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa ý thức
được lợi ích của hình thức này, chất lượng các trang Web chưa đồng đều và đặc biệt
là chưa có tổ chức đứng ra điều hành việc trao đổi quảng cáo.
3.2. Các hình thức quảng cáo thường gặp
Nói chung hiện nay, các hình thức quảng cáo mà các doanh nghiệp Việt Nam thường
sử dụng là Web site, banner và logo. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng đưa ra những
hình thức quảng cáo rất đa dạng để thu hút các
doanh nghiệp tham gia. Ngoài Web, đặt logo, banner còn tổ chức các chuyên trang như Top
100, Best Ten (trên trang kinh doanh Business.vnn.vn, tổ chức các hội
chợ thương mại trên Internet. Các mục rao vặt trên Internet cũng rất phát triển, người xem
có thể tìm mua các đơn đặt hàng đơn lẻ trên mục rao vặt của www.fpt.vn.
Một số doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng thư điện tử để tiếp thị, quảng cáo. Tuy
nhiên, việc quảng cáo và tiếp thị bằng thư điện tử vẫn chưa phổ biến, một phần do chưa có
các tổ chức cung cấp các dịch vụ danh sách thư điện tử, một phần khác là do các doanh
nghiệp vẫn chưa nhận thức được hết lợi ích của hình thức quảng cáo này và cũng chưa có
thói quen thực hiện nó. Một số Web site đã bắt đầu thực hiện hình thức quảng cáo e- zine,
chẳng hạn như Web site khuyến khích khách hàng đăng
ký nhận bản tin điện tử để tiến hành lập cơ sở dữ liệu khách hàng và lập danh sách email.
Một số Web site đã tiến hành cung cấp các dịch vụ chat và thư điện tử miễn phí như tại các
trang Web www.fpt.net, www.vnn.vn,...
Các hình thức quảng cáo trên mạng khác như button, pop- up, advertoria, tài trợ...
vẫn chưa xuất hiện hoặc chưa phổ biến ở Việt Nam.
3.3. Đánh giá về chất lượng các quảng cáo
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng các chiến lược quảng cáo thụ động,
xây dựng Web site hoặc đặt quảng cáo trên mạng và chờ khách hàng tự tìm đến với công ty
Hình 6: Quảng cáo banner ở phía trên cùng và quảng cáo logo ở
phía phải màn hình tại site www.vnexpress.net.
Quảng cáo trên mạng Internet
97 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
của mình. Chất lượng các quảng cáo trên mạng nói chung của các doanh nghiệp Việt Nam
chưa cao. Khả năng tài chính hạn hẹp của các doanh nghiệp Việt Nam đã không cho phép
họ đầu tư nhiều cho những công nghệ hiện đại cho các quảng cáo trên mạng cũng như việc
cập nhật, thay đổi các quảng cáo đó. Bên cạnh đó, tốc độ và dung lượng đường truyền chậm
cũng không cho phép triển khai các công nghệ quảng cáo phức tạp. Các Website của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn là các Website tĩnh, không có khả năng cập
nhật và tương tác, tạo giao kết trực tuyến với khách hàng. Thiết kế đơn giản, chưa đảm bảo
yêu cầu bắt mắt các khách hàng, xây dựng chưa có hệ thống và khoa học khiến cho khách
hàng khó khăn khi muốn biết thêm chi tiết hơn về mặt hàng. Nội dung nghèo nàn, chủ yếu
là đưa ra địa chỉ liên hệ của công ty mà chưa đưa ra được mô tả chi tiết và thuyết phục về
sản phẩm. Chỉ có một số ít Web site xây dựng mẫu đơn đặt hàng để khách hàng có thể đặt
mua ngay sản phẩm mà mình thích. Các quảng cáo banner và logo tuy bước đầu đã sử dụng
công nghệ hình ảnh động, nhưng cũng vẫn chưa có khả năng tương tác trực tiếp. Khách
hàng vẫn chưa thể thực hiện mua bán ngay trên quảng cáo mà chủ yếu vẫn là dựa trên cơ
chế nhấn vào quảng cáo để đưa khách hàng đến trang chủ của các doanh nghiệp.
3.4. Vấn đề thiết kế quảng cáo trên mạng
Do không có đủ các cán bộ chuyên môn về Internet và thiết kế quảng cáo trên mạng,
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường sử dụng dịch vụ thiết kế trang Web và quảng
cáo do các công ty tin học và các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Một số công ty tin học nhận
thiết kế trang Web như một dịch vụ kèm theo khi trang bị mạng máy tính cho các doanh
nghiệp. Bên cạnh dịch vụ thiết kế trang Web, các nhà cung cấp đường truyền còn hỗ trợ cho
khách hàng việc đăng ký tên miền, đường truyền riêng (lead- lines) và quảng cáo trên
Internet.
Bảng 6: Giá thiết kế trang Web của một số đơn vị thiết kế
Công ty thiết kế Giá thiết kế (đ/ trang) Giá lưu giữ trang Web (đ/tháng)
VDC 100.000- 130.000 100.000- 350.000
FPT Net 190.000- 250.000
85.000- 380.000 (lưu 1 năm)
95.000- 420.000 (lưu 6 tháng)
Quảng cáo trên mạng Internet
98 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
Saigon Net 150.000- 200.000 200.000- 300.000
VASC 254.500- 300.000 109.000- 545.000
Nguồn:www.vnexpress.net
Với các lợi thế của mình, các công ty thiết kế cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và
đưa ra những lựa chọn khác nhau cho các khách hàng. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn
chỉ thiết kế một trang Web đơn giản với các thông tin trên Internet như địa chỉ, điện thoại, số
fax, email,...hoặc một trang Web phức tạp hơn với các form đăng ký mua bán, trao đổi hoặc
ký gửi hàng hoá trên mạng hoặc là phần quảng cáo về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, các
loại hình dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp thường chủ động gửi các thông tin và hình ảnh
cho nhà thiết kế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng có thể liên hệ với nhà thiết kế để sử
dụng kho dữ liệu ảnh trên Internet để chọn ảnh theo chủ đề. Trong trường hợp doanh nghiệp
không lựa chọn được hình thức trang Web, nhà thiết kế sẽ giới thiệu một số trang Web nổi
tiếng trên Internet hoặc kết nối với các trang Web của Việt Nam hiện đang hiện hữu trên
mạng để tham khảo. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ thiết kế hiện nay còn cung cấp
dịch vụ tư vấn cho khách hàng đăng ký giới thiệu trang quảng cáo của mình trong các diễn
đàn thương mại trên Internet phù hợp với ngành hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
cũng có thể thuê chỗ trên máy chủ của đơn vị cung cấp các đường truyền hoặc tự trang bị
máy chủ. Các nhà thiết kế cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho việc quảng bá thương hiệu của
doanh nghiệp trên mạng như đăng ký Web site của doanh nghiệp vào các công cụ tìm kiếm
trên mạng. Các công ty như FPT, VDC, VASC, Saigon Net, Phương Nam Net,...đều có các
trang Web đặc biệt để hỗ trợ thêm về quảng bá thương hiệu cho các hợp đồng dài hạn.
4. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG
4.1. Luật điều chỉnh việc cung cấp thông tin, thành lập Website và quảng cáo trên
mạng
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật riêng điều chỉnh các hoạt động quảng cáo
trên mạng. Luật Thương Mại và Nghị định 32/1999/NĐ- CP ngày 5/5/1999 điều chỉnh
hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại nói chung của các công ty, Pháp lệnh của
Quảng cáo trên mạng Internet
99 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
Uỷ ban thường vụ quốc hội số 39/2002/PL- UBTVQH10 ngày 16/11/2001 về quảng cáo
được áp dụng cho cả các hoạt động trên mạng và ngoài mạng.
Theo điều 9, Pháp lệnh số 39 của Uỷ ban thường vụ quốc hội thì mạng thông tin
máy tính cũng được coi là một phương tiện quảng cáo được phép sử dụng tại Việt
Nam và theo điều 11 của pháp lệnh này thì việc quảng cáo trên mạng thông tin máy
tính phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về luật quảng cáo, dịch vụ
truy cập, dịch vụ kết nối và việc cung cấp các loại hình dịch vụ quảng cáo trên mạng
thông tin máy tính; thực hiện các quy định về kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm đảm bảo bí mật
nhà nước. Các yêu cầu về cấp phép, nội dung thông tin, phát quảng cáo và các vấn đề
khác đều giống như các quy định đối với quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo
khác.
Trong thời gian qua, chúng ta đã có những nỗ lực rất lớn nhằm xây dựng hệ thống
văn bản pháp luật để điều chỉnh các hoạt động quảng cáo, đưa thông tin lên mạng. Đáp
ứng yêu cầu hiện nay của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam muốn thực hiện việc cung
cấp thông tin và đưa các trang tin điện tử (Web site) lên mạng, ngày 10/10/2002, Bộ Văn
hoá- Thông tin đã ban hành Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết
lập trang tin điện tử trên Internet. Các tổ chức, cá nhân muốn thành lập Web site và cung
cấp thông tin trên mạng phải được Bộ Văn hoá- Thông tin cấp giấy phép, phải xác định
rõ loại hình cung cấp thông tin, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin, phải
có đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung thông tin và có đủ phương tiện kỹ thuật
phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ tên miền hợp lệ. Bộ Văn hoá - Thông tin
cũng vừa trình Chính phủ bản dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
Quảng cáo trong đó quy định việc đưa các quảng cáo lên mạng phải được sự cho phép
của Bộ VH- TT.
Các văn bản pháp luật này ra đời đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay của
ngành quảng cáo trên mạng đang thiếu một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Bên
cạnh đó, các văn bản này cũng có không ít những hạn chế mà cần nhanh chóng được
giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành quảng cáo trên mạng ở Việt Nam phát
triển.
Quảng cáo trên mạng Internet
100 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
Trong Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện
tử trên Internet quy định rõ việc cập nhật thông tin trên các Web site phải xin giấy phép
của Sở VH- TT địa phương và Bộ VH- TT. Quy định này một mặt góp phần vào việc
quản lý thông tin trên Internet, mặt khác nó cản trở việc thành lập và cập nhật thông tin
của các trang Web trên mạng, do các doanh nghiệp rất ngại phải xin phép cho mỗi lần cập
nhật thông tin. Mà trang Web không được cập nhật thông tin thì sẽ không thể đáp ứng
được yêu cầu luôn đổi mới thông tin của người xem, do đó vô tác dụng. Nó cũng có thể
buộc các doanh nghiệp trong nước từ chối dịch vụ tải các trang Web của các công ty trong
nước và chuyển các trang Web của họ ra nước ngoài nhờ truyền tải với giá rẻ hơn mà
lại không phải chịu sự ràng buộc về phép tắc.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo cũng còn nhiều
quy định cần phải xem xét và sửa đổi. Điển hình là điều 19 quy định các doanh nghiệp
muốn đăng quảng cáo trên mạng Internet phải gửi sản phẩm quảng cáo lên Bộ VH- TT
trước khi thực hiện quảng cáo ít nhất 10 ngày làm việc; và trong thời hạn 5 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được sản phẩm quảng cáo, nếu Bộ VH- TT hoặc Sở VH- TT
không đồng ý với sản phẩm quảng cáo thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Quá
thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì đơn vị được thực hiện sản phẩm quảng
cáo mà mình đã gửi. Bản dự thảo cũng nêu rõ quy định này chỉ áp dụng đối với các
công ty xin phép cung cấp thông tin trên mạng, không áp dụng đối với các Web site của
các tờ báo, do những cơ quan này đã chịu sự kiểm soát và điều chỉnh của Luật báo chí.
Một mặt biện pháp này giúp đảm bảo an ninh, an toàn và tránh những thông tin
sai lệch được truyền tải trên Internet, mặt khác nó cản trở việc phát triển quảng cáo trên
mạng, đi ngược lại chủ trương phát triển TMĐT và gây khó khăn cho chính các nhà
quản lý. Việc quy định tất cả các quảng cáo trên Internet phải được sự cho phép của Bộ
Văn hoá- Thông tin sẽ nảy sinh nhu cầu phải thành lập một bộ máy chuyên theo dõi
quảng cáo không có giấy phép. Đây là điều gây tốn kém không cần thiết và thực tế là
không làm nổi. Thứ hai, liệu Bộ VH- TT có đảm bảo được rằng, sau khi ký xác nhận cho
phép đăng tải quảng cáo trên Internet, nội dung đó không bị sai lệch. Chẳng hạn có một
hacker tấn công Web site nào đó và làm sai lệch thông tin quảng cáo trên Internet thì ai
sẽ là người chịu trách nhiệm.
Quảng cáo trên mạng Internet
101 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
Trong bản dự thảo đã nêu rõ ràng: Sản phẩm quảng cáo thực hiện trên Internet do
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ thông tin
Internet chịu trách nhiệm. Nhà quản lý chỉ nên dừng lại ở quy định này là đủ. Bởi vì các
nhà quản lý Web site khi xin phép đưa thông tin lên mạng đã phải cam kết chịu trách
nhiệm với những gì đăng tải trên trang Web của họ. Từ trước đến nay khi đăng tải các
quảng cáo trên mạng, các nhà cung cấp dịch vụ đều không chấp nhận những thông tin
không thể kiểm soát bên ngoài Việt Nam và luôn tuân thủ theo pháp lệnh Quảng cáo.
Bên cạnh đó, mạng Internet cũng chỉ là một phương tiện quảng cáo, trong khi các quảng
cáo trên các báo in không cần phải xin phép thì tại sao quảng cáo trên Web site phải xin
phép.
Yêu cầu nội dung quảng cáo phải có ý kiến của Bộ VH- TT không chỉ gây khó
khăn đối với các công ty quản lý Web site mà ngay cả các đơn vị muốn quảng cáo trên
Internet cũng thấy rằng điều này không thực tế. Việc quy định như vậy sẽ gây ra tâm lý
ngần ngại thực hiện việc quảng cáo trên mạng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo trên các Web site Việt Nam khi mà phải xin
phép cho từng quảng cáo được đăng tải trên mạng. Trên thế giới hiện nay chưa hề có
quốc gia nào đưa ra quy định kiểm soát quảng cáo như vậy. Thông tin đưa ra trên Web
site hoàn toàn do các công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó nó
cũng sẽ là rào cản làm cho TMĐT Việt Nam thụt lùi. Vì trong khi chúng ta đang
khuyến khích các doanh nghiệp giới thiệu Web site, quảng bá sản phẩm của họ trên
Internet thì nay lại làm công việc đó chậm lại với một yêu cầu hết sức bất cập là quảng
cáo trên Internet phải chờ giấy xin phép đến 10 ngày. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp
muốn quảng cáo trên Internet với cùng một nội dung, khi quảng cáo trên báo Lao Động
điện tử họ không phải xin ý kiến, nhưng nếu quảng cáo trên trang tin của công ty Netnam
thì họ phải xin phép. Hay một tin quảng cáo rao vặt chẳng hạn , có nhiều người chỉ cần
đăng tải 1 ngày, thậm chí 1 giờ, nếu họ phải chờ 10 ngày rồi mới được quảng cáo thì
thực sự quá muộn đối với một tờ báo giấy chứ chưa nói đến trang thông tin điện tử.
4.2. Vấn đề tính an toàn, bảo vệ số liệu và quyền riêng tư cá nhân
Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa hề có đạo luật nào điều chỉnh về việc xử lý dữ liệu
và thông tin cá nhân, ngoại trừ một điều luật chung trong điều 34 Luật dân sự. Điều luật
Quảng cáo trên mạng Internet
102 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
này nêu rõ việc thu thập, lưu giữ, sử dụng và tiết lộ thông tin cá nhân của một cá nhân
phải được sự đồng ý của cá nhân đó, trừ phi cơ quan có thẩm quyền có quyết định khác
theo quy định của pháp luật. Một nhà kinh doanh trên Internet (e- Vendor) không phải là
một “cơ quan có thẩm quyền” (theo ý nghĩa được nêu trong điều 34, Luật Dân Sự), do đó
nhà kinh doanh phải được sự đồng ý của các khách hàng mà nhà kinh doanh đó thu
thập, lưu giữ và cung cấp các thông tin cá nhân của họ. Thay vào đó, các nhà kinh
doanh có thể sẽ đưa ra khuyến cáo đối với các khách hàng trên Web site của mình rằng
các thông tin về thẻ tín dụng và các thông tin mua hàng có thể sẽ được nhà kinh doanh
sử dụng hoặc chỉ các thành viên của họ sử dụng cho mục đích thực hiện giao dịch.
Đối với vấn đề bí mật ngân hàng, các thông tin mua bán và thẻ tín dụng sẽ
không được cung cấp cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào không có mối liên hệ hợp
đồng với người sở hữu thẻ. Do đó, nhà kinh doanh trên mạng sẽ không thể tiếp cận
được tài khoản tín dụng của người sử hữu thẻ tín dụng đó mà không được sự cho
phép của người sử hữu thẻ hoặc của cơ quan có thẩm quyền. Không có các yêu cầu đặc
biệt nào về nơi lưu trữ điện tử các thông tin đó. Tuy nhiên, nếu thông tin được lưu trữ
trên một Web site có tên miền “.vn”, việc lưu trữ và phân phối thông tin sẽ chịu sự quản lý
của Bộ Văn hoá- Thông tin. Việc bảo vệ thông tin cá nhân và bí mật cá nhân cũng được
coi là quyền cá nhân (không thể chuyển nhượng) và được Luật dân sự bảo vệ. Khi
quyền cá nhân bị xâm phạm, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm hoặc yêu cầu
toà án ra lệnh cho bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, công khai xin lỗi và bồi
thường những tổn thất vật chất và tinh thần mà bên bị vi phạm phái chịu.
4.3. Vấn đề tên miền
Theo trung tâm thông tin mạng Việt Nam (VNNIC), nước ta hiện có hơn 70.000
doanh nghiệp nhưng chỉ có 5% doang nghiệp đăng ký tên miền. Tên miền được coi như
nhãn hiệu thương mại ở trên mạng của doanh nghiệp. Theo điều 6 của Quy chế quản lý và
cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet ngày 10/10/2002 của
Bộ Văn hoá- Thông tin thì các cơ quan tổ chức muốn được cấp giấy phép thành lập trang
Web hoặc đưa thông tin lên mạng phải có địa chỉ tên miền hợp lệ.
Quảng cáo trên mạng Internet
103 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
Cũng giống như các doanh nghiệp trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
cũng đang phải đối mặt với các vấn đề rắc rối liên quan đến tên miền. Hiện nay, nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đang đau đầu với tình trạng tên công ty hoặc sản phẩm của mình
vốn có uy tín trên thị trường của mình đã bị kẻ khác chiếm mất. Do việc đăng ký tên miền
theo nguyên tắc ai đăng ký trước thì người đó được quyền sở hữu nên các doanh nghiệp này
buộc phải mua lại với cái giá cao hơn rất nhiều so với giá thực phải chi trả cho việc đăng ký
một tên miền. Chẳng hạn như một khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh đã phải bỏ tới 3000
USD để mua lại tên của mình, trong khi các chủ sở hữu chỉ phải trả từ 40 đến 50 USD tiền
đăng ký và cũng ngần ấy số tiền duy trì tên miền trong một năm. Nhiều doanh nghiệp, tổ
chức chưa hề đưa trang Web của mình lên mạng nhưng ở trên mạng đã tồn tại một trang
Web mạo danh doanh nghiệp. Vấn đề là các tổ chức, cá nhân “đánh cắp” tên miền có thể lợi
dụng lợi dụng trang Web mang tên miền của một doanh nghiệp để thu lợi cho mình mà
không được sự cho phép của doanh nghiệp hoặc tồi tệ hơn là đưa các thông tin gây ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất hiện đối với các doanh nghiệp đăng ký tên miền
quốc tế hay còn gọi là các tên miền dùng chung như: .com, .net, .org . Các tên miền này
không thuộc phạm vi quản lý của một quốc gia nào, mà do công ty tư nhân của Mỹ kinh
doanh. Chính sách của tên miền dùng chung là đăng ký tự do, không có chính sách quản lý
nên ai đăng ký trước thì sở hữu trước. Chính vì vậy hiện nay đã có nhiều công ty khiếu kiện
đến tổ chức sở hữu trí tuệ để đòi giải quyết. Tuy nhiên, tên miền quốc gia thì lại do các NIC
của từng quốc gia quản lý, phân bổ chặt chẽ, không kinh doanh nên có chính sách riêng. Khi
đăng ký mà không sử dụng sẽ phải trả lại. Do vậy, nếu doanh nghiệp đăng ký tên miền quốc
gia sẽ được bảo vệ bằng chính sách quản lý tên miền của quốc gia đó. Tên miền .vn của Việt
Nam chưa có hiện tượng này.
Tâm lý của các doanh nghiệp muốn đăng ký tên miền dùng chung là để tham gia
thị trường thương mại quốc tế. Tuy nhiên, có những doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn
trong nước cũng đăng ký tên miền quốc tế gây tắc nghẽn giả tạo đường truyền quốc tế.
Bởi độc giả phải truy cập một Website trong nước theo đường vòng như người ta gọi
một cuộc điện thoại nội hạt nhưng lại thông qua tổng đài quốc tế rồi mới về nước. Vì
vậy, chỉ các doanh nghiệp thực tế có nhu cầu quảng bá sản phẩm ra thị trường nước
Quảng cáo trên mạng Internet
104 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
ngoài thì mới nên lựa chọn tên miền dùng chung. Đối với các doanh nghiệp này nên
đăng ký tên miền càng sớm càng tốt để đảm bảo cho tên miền của mình không bị kẻ
khác “đánh cắp”. Còn nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh
doanh trong nước thì nên đăng ký tên miền quốc gia, vừa đảm bảo an toàn, tốc độ truy
cập lại nhanh hơn. Vì bản chấtcủa Internetlà không có biên giới quốc gia, nếu tên miền
của doanh nghiệp được khách hàng quốc tế biết tới thì họ vẫn có thể truy cập vào Web
site của doanh nghiệp bất chấp tên miền đó là của quốc gia hay quốc tế. Hơn nữa, chi
phí cho việc đăng ký và duy trì tên miền quốc gia rẻ hơn rất nhiều. Cước đăng ký tên
miền cấp 3 và cấp 4 dưới tên miền vnn.vn là 250.0000 đồng/ lần; cước duy trì tên miền
cấp 3 là 200.000 đồng/ năm và tên miền cấp 4 là 100.000 đồng/ năm.
5. NHỮNG KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN QUẢNG CÁO TRÊN MẠNG.
5.1. Những cản trở đối với việc nhập mạng
Để hoạt động quảng cáo trên mạng nói riêng và TMĐT nói chung có thể phát triển
được thì việc sử dụng Internet phải trở nên rộng rãi trong xã hội. Hiện nay, số lượng
người sử dụng Internet ở Việt Nam còn quá thấp so với trong khu vực và trên thế giới.
Số lượng người thuê bao Internet ở Việt Nam mới chỉ chiếm 0,16% dân số, thấp hơn rất
nhiều so với mức trung bình của các nước Asean là 1,27% và của thế giới là 5,58%.
Việc sử dụng Internet của người dân Việt Nam vẫn còn ít và hạn chế trong một bộ phận
nhỏ dân chúng có thu nhập cao ở thành thị và có trình độ học vấn cao trong xã hội. Theo
thống kê gần đây của VDC, người sử dụng Internet hiện nay chủ yếu tập trung tại các
thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, ở độ tuổi từ
18- 25 tuổi, trong đó có khoảng 80% có trình độ đại học.
Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là vấn đề nhận thức,văn hoá và tập
quán tiêu dùng của người dân Việt Nam. Người Việt nam đã rất quen thuộc với các
phương tiện liên lạc truyền thống như thư, báo chí, truyền hình, điện thoại,...Thói quen
sử dụng này rất khó có thể thay đổi. Mặt khác hiểu biết của người dân về Internet và lợi
ích của nó chưa nhiều, sử dụng thì phức tạp trong khi trình độ văn hoá chưa cao. Đại bộ
phận người dân Việt Nam sử dụng Internet cho những mục đích đơn giản. Theo Công ty
điện toán và truyền số liệu VDC thì chỉ có 13% lượt truy cập Internet là để vào các
Quảng cáo trên mạng Internet
105 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
trang Web để tìm kiếm thông tin, 80% là thư điện tử và các dịch vụ khác. Ngay cả các
cơ quan, công ty đã thấy sự cần thiết của Internet, nhưng khai thác nó chưa thực sự hiệu
quả, chủ yếu sử dụng cho những mục đích đơn giản như gửi email, vì không có đủ cán
bộ có đủ trình độ khai thác những điểm mạnh của Internet.
Nguyên nhân thứ hai đó chính là cước phí truy cập Internet. Mặc dù cước truy
cập Internet ở Việt Nam đã ngang bằng với các nước trong khu vực, nhưng tính đến yếu
tố thu nhập và mức sống thì mức cước này vẫn còn khá cao so với người dân. Theo
một báo cáo về CNTT gần đây, tháng 5/2002 của Trường đại học Harvarrd, Việt Nam là
một trong những nước có giá truy cập Internet cho 20 giờ mỗi tháng so với thu nhập đầu
người cao nhất thế giới, chiếm 20% GDP theo đầu người. Trung bình một khách hàng
hiện nay chi phí 200.000 đồng/ tháng cho sử dụng Internet. Trong khi đó, thu nhập bình
quân đầu người là 400USD/ năm, hơn 76% dân số sống ở vùng nông thôn miền núi có
thu nhập bình quân đầu người dưới 200USD/ năm, cuộc sống hàng ngày còn gặp
nhiều khó khăn, nên Internet đối với họ vẫn còn là thứ hàng xa xỉ, đắt tiền. Các điểm
truy cập Internet công cộng tuy giá rẻ nhưng chất lượng dịch vụ lại rất thấp, chủ yếu đáp
ứng các dịch vụ gửi thư điện tử và trò chuyện trên mạng (chat).
Nguyên nhân thứ ba là do những hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin hiện nay. Cơ sở hạ tầng cả về phần cứng và mềm của công nghệ thông tin Việt
Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội cũng như tạo điều kiện để mọi người
dân có thể sử dụng máy tính và truy cập vào mạng Internet. Mật độ điện thoại và máy
tính còn thấp (5,44 máy điện thoại/100 dân, 1,2 máy tính/ 100 dân), dẫn đến nhiều
người cùng chia sẻ một máy tính, một account truy cập Internet. Mặc dù đạt tốc độ phát
triển gần 200%/ năm, nhưng giới công nghệ thông tin và các nhà quản lý vẫn đánh giá
Internet Việt Nam phát triển chậm, đặc biệt là các dịch vụ truy cập tốc độ cao và các dịch
vụ giá trị gia tăng. Tốc độ truyền dẫn chậm dẫn đến chất lượng dịch vụ kém, chưa cho
phép người sử dụng có thể khai thác được nhiều dịch vụ trên Internet như phim, video,...
Số các loại hình dịch vụ trên mạng còn quá hạn chế. Tình trạng này là hậu quả của
chính sách độc quyền của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ Internet trước đây và
việc kiểm soát luồng thông tin ra vào trong và ngoài nước thông qua các bức tường lửa.
Các bức tường lửa giúp đảm bảo tính an toàn của các thông tin ra vào trong nước tuy
Quảng cáo trên mạng Internet
106 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
nhiên lại làm giảm 30% tốc độ của đường truyền. Bên cạnh đó kênh truyền dẫn kết nối
từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet đến các máy chủ đặt Web site còn hẹp và việc tổ
chức thông tin trên các Web site chưa khoa học cũng làm giảm tốc độ đường truyền.
Việc thiếu các ISP và đặc biệt là các IXP đã khiến cho cước phí truy cập Internet
ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc cấp
phép cho hơn 10 ISP và hai nhà cung cấp dịch vụ kết nối mới vừa qua là một bước cải
thiện đáng kể tình hình thị trường dịch vụ Internet ở Việt Nam. Tuy nhiên các IXP mới
chỉ được chọn điểm đến ở nước ngoài, còn vẫn phải thuê lại đường kết nối vật lý từ
Việt Nam ra bên ngoài của Trung tâm Viễn thông quốc tế (VII). Vì vậy, giá thuê đường
truyền Internet đã giảm 3 lần, từ 60.000 USD xuống còn 18.000 USD, nhưng vẫn đắt gấp
3 so với các nước trong khu vực.
Cuối cùng là do hiện nay thông tin trên mạng chủ yếu do các Web site tiếng nước
ngoài cung cấp, trong khi chỉ có một số ít trang Web tiếng Việt với nội dung còn nghèo
nàn cả về chất lượng và tính phong phú, đã không thu hút được các độc giả đến mạng
để xem tin tức, tạo điều kiện để nâng cao số lượng người sử dụng Internet và do đó
Web site có thể bán quảng cáo. Mặc dù số lượng các Web site tiếng Việt thời gian qua đã
tăng đáng kể nhưng chất lượng thông tin và hiệu quả hoạt động hầu hết vẫn chưa đạt
yêu cầu. Các Web site Việt Nam sau khi được tạo lập thường không được cập nhật và
bổ sung thông tin , không được đầu tư đúng mức dẫn đến nghèo nàn thông tin và thiếu
tính hấp dẫn, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người truy cập.
5.2. Việc triển khai thương mại điện tử còn chậm
Đã hai ba năm nay kể từ khi khái niệm TMĐT được nhắc đến ở nước ta, song
những gì mà tầng lớp dân chúng nhận thức về TMĐT vẫn còn rất hạn chế. Các cán bộ
trong bộ máy nhà nước có nhận thức khá hơn nhờ chương trình quốc gia về công nghệ
thông tin (CNTT) được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc từ năm 1996. Người
tiêu dùng nói chung chưa có nhận thức về TMĐT, khái niệm TMĐT cũng không được
biết đến. Người Việt Nam vẫn chưa quen lắm với hình thức giao dịch trên mạng. Do số
người sử dụng Internet hiện nay còn ít nên chưa hình thành nên thị trường mua bán trên
mạng. Việc mua bán trên mạng mới chỉ giới hạn trong một bộ phận dân cư có thu nhập
Quảng cáo trên mạng Internet
107 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
và trình độ cao trong xã hội và ở thành phố. Việc cước phí truy cập cao cũng là một
cản trở đối với việc mua bán trên mạng của khách hàng.
Về phía các doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp nước ta có thể tham gia TMĐT
rất thấp, có thể nói đại đa số các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia TMĐT. Theo
khảo sát của Hội tin học Việt Nam, hiện có tới 90% trong số 70.000 doanh nghiệp và trên
1,4 triệu hộ kinh doanh cá thể ở nước ta vẫn thờ ơ với TMĐT. Việt Nam đã đi hết 1/3 lộ
trình để tiếp cận với TMĐT và nhiều doanh nghiệp đã nhận ra lợi ích của loại hình
kinh doanh qua mạng này, nhưng hiện nay chỉ có 2% doanh nghiệp là quan tâm và triển
khai TMĐT cùng với khoảng 7% doanh nghiệp khác là bắt đầu triển khai phương thức
kinh doanh mới này. Nguyên nhân trước hết là do các doanh nghiệp thiếu nhạy bén,
nhận thức quan điểm và trình độ còn chưa chuyển biến kịp trong việc tiếp cận cái mới.
Các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tin vào hiệu quả của TMĐT. Vì vậy, dù đã có hàng
nghìn trang Web “thương mại điện tử” đã ra đời nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở
mức thử nghiệm, thăm dò phản ứng của thị trường. Cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém
cũng là một nguyên nhân hạn chế việc triển khai các ứng dụng của TMĐT, giá thuê
miền cho Web site cũng cao hơn rất nhiều so với quốc tế. Đa số các doanh nghiệp Việt
Nam có quy mô nhỏ bé, tiềm lực tài chính có hạn, gặp khó khăn trong đầu tư lao động,
cơ sở vật chất để áp dụng TMĐT. Một nguyên nhân khác hạn chế hoạt động mua bán
trên mạng của các doanh nghiệp là do phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
chưa có đủ uy tín và tiếng tăm trên thị trường quốc tế để có thể thực hiện việc đặt
hàng và thanh toán trực tiếp trên mạng. Các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam hầu hết
chưa gắn với mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng được giới thiệu nên
bán hàng trên mạng rất khó.
Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ triển khai TMĐT ở Việt Nam
là cho đến hiện nay Việt Nam vẫn chưa có cơ quan chuyên trách quốc gia về TMĐT,
chưa xây dựng được lộ trình và kế hoạch tổng thể cho việc triển khai và ứng dụng
TMĐT ở Việt Nam. Việc thiếu một môi trường pháp lý và cơ sở hạ tầng đầy đủ cho
TMĐT cũng là một cản trở rất lớn. Việt Nam hiện mới đang trong quá trình xây dựng
hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động TMĐT. Hệ thống tài chính cũng như ở
nhiều quốc gia đang phát triển khác chưa đủ phát triển để hỗ trợ cho các giao dịch điện
Quảng cáo trên mạng Internet
108 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
tử phức tạp. Hiện nay, hệ thống thanh toán bằng thẻ ở Việt Nam còn chưa phát triển nếu
không nói là còn quá sơ khai, người dân vẫn chưa có thói quen mở tài khoản tại ngân
hàng và tiền mặt vẫn là công cụ thanh toán chính trong mọi hoạt động mua bán. Việc
sử dụng séc và thẻ tín dụng vẫn còn rất ít. Người dân nếu có điều kiện mua hàng trên
Internet cũng chỉ có thể thực hiện thao tác chọn hàng và đặt hàng mà thôi, còn giao
hàng và thanh toán vẫn phải thực hiện theo cách truyền thống.
5.3. Những khó khăn về mặt nhân lực
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều các chuyên gia giỏi về lĩnh vực tin học để có
thể phát triển các ứng dụng TMĐT nói chung và quảng cáo trên mạng nói riêng. Hệ
thống giáo dục còn nhiều bất cập và những khó khăn về tài chính đã không cho phép
các cơ sở đào tạo về CNTT đưa Internet vào phục vụ việc giảng dạy. Các doanh nghiệp
vẫn chưa có đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ marketing nói riêng giỏi về máy
tính và Internet, do đó hạn chế rất nhiều việc ứng dụng Internet vào hoạt động kinh
doanh.
Việc thiếu các cán bộ thiết kế quảng cáo cũng là một vấn đề của quảng cáo Việt
Nam nói chung và quảng cáo trên mạng nói riêng. Hiện nay, các trường mỹ thuật công
nghiệp Việt Nam chưa có ngành đào tạo về thiết kế quảng cáo. Việc thiết kế quảng cáo
hiện do các nhà thiết kế đồ hoạ đảm nhận. Mặc dù họ đã làm khá tốt công việc này
nhưng không thể thay thế cho những nhà thiết kế quảng cáo chuyên nghiệp. Quảng cáo
trên mạng cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Việc thiết kế quảng cáo trên mạng hiện
nay thường do các chuyên gia tin học đảm nhiệm. Điều này đã phần nào hạn chế chất
lượng và tính hiệu quả của quảng cáo.
6. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH QUẢNG CÁO
TRÊN MẠNG
Để hoạt động quảng cáo trên mạng có thể phát triển thuận lợi, cần phải nâng cao
hơn nữa trình độ và số người sử dụng Internet trong toàn xã hội, làm cho các hoạt
động mua bán trên mạng và các hoạt động TMĐT trở thành phổ biến trong xã hội và
tạo cơ sở hạ tầng CNTT và pháp luật cho việc phát triển các ứng dụng TMĐT và quảng
cáo trên mạng. Trên cơ sở phân tích vai trò và tầm quan trọng của quảng cáo trên mạng
Quảng cáo trên mạng Internet
109 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
đối với nền kinh tế nói chung và TMĐT nói riêng, Nhà nước cần có các biện pháp,
chính sách để phát triển hơn nữa các hoạt động TMĐT nói chung và quảng cáo trên
mạng nói riêng.
6.1. Nâng cao nhận thức, trình độ ứng dụng Internet và TMĐT và phát triển
nguồn nhân lực cho quảng cáo trên mạng
Cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với những lợi ích của Internet và
TMĐT. Biến Internet trở thành một trong những kỹ năng cơ bản của cuộc sống nghề
nghiệp và cuộc sống hàng ngày, tạo thói quen sử dụng Internet ở cả thành phố và nông
thôn. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ sử dụng máy tính và Internet của người dân
cũng như trong các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những
người làm công tác ngoại thương, môi trường kinh doanh trên mạng chính là môi
trường kinh doanh quốc tế và việc phát triển các hoạt động mua bán trên mạng là một
xu hướng tất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vì vậy, các cán bộ ngoại thương
và cả các sinh viên ngoại thương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải
trang bị các kiến thức về Internet, TMĐT, marketing và quảng cáo trên mạng.
Để thực hiện được điều này, trong điều kiện hiện nay, trước hết chúng ta có thể
tổ chức các seminar về công nghệ tin học, Internet và TMĐT cũng như về quảng cáo
trên mạng cho các cán bộ trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức
cung cấp thông tin trên mạng và đặc biệt là cho các sinh viên. Việc tổ chức các seminar
như thế này không tốn kém và được coi là sinh hoạt khoa học bổ ích và lý thú.
Thứ hai, thực hiện việc đào tạo ở các cơ quan, doanh nghiệp, và trong các trường
đại học về Internet và TMĐT. Xây dựng đội ngũ cán bộ marketing hiểu biết về Internet
và quảng cáo trên mạng trong các doanh nghiệp. Đưa kiến thức về marketing và quảng
cáo trên Internet vào giáo trình đào tạo của bộ môn marketing và quảng cáo trong các
trường kinh tế.
Thứ ba, tăng cường đầu tư cho việc đào tạo các cán bộ tin học giỏi để tạo điều
kiện phát triển các ứng dụng cho quảng cáo nói riêng và TMĐT nói chung và các ứng
dụng khác phục vụ cho việc quảng cáo trên mạng ở quy mô doanh nghiệp cũng như trong
hệ thống đào tạo quốc gia. Đồng thời trang bị các kiến thức về TMĐT, marketing và
Quảng cáo trên mạng Internet
110 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
quảng cáo trên mạng cho các lập trình viên bởi vì họ chính là những người biến các ý
tưởng của các nhà tiếp thị thành các quảng cáo trên mạng sau này và nhằm cải tạo
chất lượng của các quảng cáo hiện nay.
Thứ tư, trang bị máy móc và khả năng thực hành Internet tại các trường đại học.
Nhà trường có thể xây dựng các Web site nhỏ với chi phí không quá lớn để phục vụ cho
việc giảng dạy. Với các điều kiện như vậy, các cán bộ giảng dạy và sinh viên sẽ có điều
kiện thâm nhập vào công nghệ mới, nhanh chóng nắm vững kiến thức cần thiết và
những ý tưởng sáng tạo trong việc tổ chức và nghiên cứu thị trường thông tin, thực
hành các bài tập liên quan đến các vấn đề về TMĐT, quảng cáo và các hoạt động trên
mạng khác.
Cuối cùng, đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế quảng cáo, đưa môn thiết kế quảng
cáo nói riêng và thiết kế quảng cáo trên mạng nói chung vào giảng dạy tại các trường
đại học mỹ thuật công nghiệp và các trường đào tạo về tin học. Kết hợp đội ngũ cán bộ
thiết kế quảng cáo hiện thời với các chuyên gia tin học để tạo ra các sản phẩm quảng cáo
trên mạng vừa đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật lại vừa đảm bảo các chức năng
marketing của quảng cáo.
6.2. Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT
Việc phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông trong nước một mặt tạo cơ sở
để phát triển các ứng dụng quảng cáo trên mạng và TMĐT, nâng cao chất lượng các
quảng cáo và các dịch vụ trên mạng, mặt khác tạo điều kiện để việc sử dụng Internet phù
hợp hơn với mức thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, trước hết cần thực hiện tốt các biện pháp mà chính
phủ đã đề ra để phát triển CNTT và Internet trong kế hoạch tổng thể về CNTT giai đoạn
2001- 2005. Phát triển ngành công nghiệp phần cứng để tạo điều kiện hạ giá thành và
đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính cho đại đa số người dân trong nước. Đồng thời phát
triển ngành công nghiệp phần mềm để phát triển các ứng dụng TMĐT và quảng cáo
trên mạng. Mở cửa hơn nữa thị trường cung cấp dịch vụ Internet, mở rộng băng thông đa
dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ Internet. Trước mắt tập trung cho phát triển
Quảng cáo trên mạng Internet
111 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
Internet ở khu vực thành thị, áp dụng nhiều đợt giảm cước hơn nữa để mức cước sử
dụng phù hợp hơn với mức thu nhập của người dân hiện nay.
6.3. Thúc đẩy sự phát triển của TMĐT
Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển TMĐT, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh
trên mạng. Việc phát triển các ứng dụng TMĐT, trong đó có quảng cáo trên mạng đòi hỏi
sự nỗ lực của toàn xã hội. Bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn lực trong nước,
chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các
hoạt động cải thiện cơ sở hạ tầng CNTT và Internet cũng như cơ sở hạ tầng kinh tế và
pháp luật cho các hoạt động kinh doanh trên mạng. Đây cũng chính là những vấn đề
mà kế hoạch tổng thể về CNTT giai đoạn 2001- 2005 của Bộ Thương mại cần tập trung
giải quyết trong những năm sắp tới để tạo điều kiện cho Internet và TMĐT phát triển.
Đặc biệt vấn đề này cần gắn liền với việc hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và và các nhiệm vụ và cam kết để Việt Nam có thể tham gia hiệp định điện tử
ASEAN. Bộ thương mại đang xây dựng một kế hoạch TMĐT dự định sẽ đưa phần lớn
các doanh nghiệp Việt Nam lên mạng vào năm 2005 thông qua 14 dự án. Kế hoạch này
nêu rõ nhu cầu cần phải xây dựng một cơ sở pháp lý cho TMĐT trong những năm sắp
tới, bao gồm việc phát triển hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống bảo mật thông tin, chữ
ký điện tử, các chính sách về thuế và tài chính, các chính sách bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ và luật bảo vệ người tiêu dùng. Ngày 21/3/2002, Thủ tướng chính phủ đã có
Quyết định công nhận giá trị của chữ ký điện tử dùng cho hoạt động giao dịch diện tử liên
ngân hàng. Việc khai báo hải quan qua mạng cũng đang được triển khai từ tháng 6/2002
đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng gia công. Đây chính là những bước phát
triển rất quan trọng để góp phần hiện thực hoá và đẩy nhanh tốc độ phát triển của
TMĐT ở Việt Nam.
6.4. Nâng cao số lượng và chất lượng các Web site tiếng Việt
Việc nâng cao chất lượng các nội dung thông tin trên mạng trên các Website tiếng
Việt hiện nay nhằm tạo điều kiện để người truy cập Việt Nam làm chủ các kho tàng tri
thức ngày càng phong phú trên các site tiếng Việt, đó cũng chính là động lực quan
Quảng cáo trên mạng Internet
112 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
trọng thúc đảy tăng lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam, thúc đẩy Internet ở Việt
Nam phát triển và tạo cơ hội cho hoạt động quảng cáo trên các Website này.
Để thực hiện được điều này, cần tăng cường trách nhiệm của người làm công
tác thông tin trên mạng. Các nhà cung cấp thông tin trên Internet phải xác định rõ tôn chỉ,
mục đích, nâng cao chất lượng các Website tiếng Việt. Về phía nhà nước cần tiếp tục
ban hành các văn bản tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động Internet và quản lý hạot động
này theo quy định của pháp luật. Bộ Bưu chính- Viễn thông phải đẩy nhanh tốc độ phát
triển Internet và ban hành các văn bản tạo điều kiện cho việc phát triển Internet, báo
điện tử và các Website.
6.5. Hoàn thiện hệ thống luật pháp cho quảng cáo trên mạng
Cần tiếp tục nhanh chóng xây dựng hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt
động quảng cáo trên mạng và khắc phục những hạn chế của các quy định hiện thời. Đối
với các bất cập trong các văn bản pháp luật điều chỉnh việc cung cấp, cập nhật thông tin
và đưa quảng cáo lên mạng đã phân tích ở trên, có một số đề xuất sau để giải quyết các
hạn chế này:
Giải pháp cho vấn đề cấp giấy phép của Bộ Văn hoá- Thông tin cho việc cập nhật
thông tin, đưa trang Web lên mạng đó là cơ quan quản lý có thể yêu cầu các doanh
nghiệp muốn làm trang Web khi đăng ký tên miền làm luôn các bước đăng ký theo
đúng nội dung mà quy chế yêu cầu. Một cách khác đơn giản hơn, đó là yêu cầu các
đơn vị cung cấp dịch vụ Internet phải chịu trách nhiệm về các trang Web mà họ truyền tải.
Chính những nơi này sẽ thay mặt cơ quan quản lý đảm bảo nội dung họ đưa lên
Internet phù hợp với các quy định của pháp luật, nếu không chính họ là những người bị
xử lý trước tiên.
Đối với vấn đề quản lý nội dung và đưa quảng cáo lên mạng, cơ quan quản lý có
thể giao trách nhiệm về nội dung quảng cáo trên một trang Web cho nơi điều hành trang
Web đó, tương tự như việc giao cho tổng biên tập báo in chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung quảng cáo đăng trên báo. Chính những nơi này mới nắm được họ đưa
lên quảng cáo những gì, thời gian bao lâu vì họ phải ghi nhận để tính tiền với khách
Quảng cáo trên mạng Internet
113 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
hàng. Lúc đó, nơi nào đăng quảng cáo sai sự thật, quảng cáo trái với quy định của pháp
luật sẽ chịu xử lý vi phạm theo luật pháp.
Trong điều kiện mà hệ thống các văn bản pháp luật cho quảng cáo trên mạng
chưa hoàn chỉnh, các đơn vị tham gia vào hoạt động quảng cáo trên mạng cần tuân thủ
đúng các quy định đối với các hoạt động quảng cáo truyền thống, đồng thời từ thực tiễn
hoạt động của mình tích cực đóng góp ý kiến, đề xuất cho các cơ quan chịu trách nhiệm
xây dựng các văn bản pháp luật cho việc quảng cáo hiện nay.
6.6. Phát triển hoàn thiện thị trường quảng cáo trên mạng
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn
vị tham gia vào hoạt động quảng cáo trên mạng để nâng cao số lượng các đơn vị tham
gia vào thị trường này. Bên cạnh đó cần thành lập ra các cơ quan, tổ chức điều hành,
quản lý và xúc tiến hoạt động quảng cáo trên mạng. Phát triển các tổ chức trung gian, các
hệ thống cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động quảng cáo trên mạng.
Trong điều kiện hiện nay, mô hình thích hợp nhất cho các công ty bán quảng cáo
trên mạng đó là hình thành nên các công ty tương tác. Đây là loại hình công ty kết hợp
giữa các công ty quảng cáo với các công ty tin học cung cấp các dịch vụ thiết kế các Web
site và quảng cáo trên mạng. Mô hình này kết hợp được thế mạnh của các công ty
quảng cáo với các kỹ năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo với thế mạnh kỹ
thuật của các công ty tin học. Đồng thời mô hình này khắc phục được những hạn chế
về mặt tài chính và phù hợp với tình hình hoạt động quảng cáo còn chưa sôi động hiện
nay chưa đòi hỏi phải có những công ty có quy mô lớn, chuyên sâu về hoạt động quảng
cáo trên mạng. Đồng thời, đối với những doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trên mạng
lớn và thường xuyên, việc thành lập nên các bộ phận tương tác trong các công ty có thể
là một giải pháp đáng xem xét.
Quảng cáo trên mạng Internet
114 Đỗ Thị Kim Yến
A4- K37
kết luận
Phần lớn mọi người đều không nhận thấy quảng cáo trực tuyến đã thực sự phát
triển trong vòng gần 18 năm qua. Bắt đầu từ những nỗ lực đầu tiên để xây dựng và sử
dụng phương tiện truyền thông mới cho tiếp thị, đến ngày nay, các doanh nghiệp đã có
thể sử dụng một lượng lớn kiến thức và phương pháp kỹ thuật được cải tiến không
ngừng. Công nghệ Internet đã thay đổi cách thức hoạt động của các mục quảng cáo, cách
thức đưa ra quảng cáo và cải thiện nhanh chóng phương thức đưa ra các ý tưởng và
các quy trình quảng cáo. Quảng cáo trên mạng đem lại sự hiện diện toàn cầu cho nhà
cung cấp, dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. "Đất " để các doanh nghiệp giới thiệu, quảng
bá sản phẩm cũng rộng hơn rất nhiều, không bị khống chế về thời gian, không gian. Bằng
việc sử dụng Internet, chi phí để cung cấp thông tin cho khách hàng trên phạm vi toàn
cầu một cách nhanh chóng ít hơn nhiều so với chi phí cho việc in ấn và quảng cáo trên
đài và tivi. Cho đến nay Internet là phương pháp rẻ nhất và dễ dàng nhất để cung cấp
các thông tin cho khách hàng. Quảng cáo trên mạng cũng tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp quản lý quan hệ khách hàng theo một kiểu cách mới, tức là không phải một
chiều như các cách thức truyền thống.
Sự xuất hiện và phát triển của Internet tại Việt Nam đã cung cấp cho các doanh
nghiệp Việt Nam một phương tiện quảng cáo hiệu quả đồng thời mở ra một hướng phát
triển mới cho ngành quảng cáo Việt Nam. Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn phải
vượt qua, chúng ta tin tưởng rằng tại Việt Nam, Internet sẽ khẳng định được vị thế của
mình là phương tiện quảng cáo hiện đại và hiệu quả nhất trong hiện tại và là phương
tiện quảng cáo của nền kinh tế mạng trong tương lai, góp phần giúp cho Việt Nam nhanh
chóng tiến tới nền kinh tế số hoá. Đặc biệt nó sẽ là một con thuyền để đưa các doanh
nghiệp Việt Nam đến được với bạn bè quốc tế.
Qu¶ng c¸o trªn m¹ng Internet
II §ç ThÞ Kim YÕn
A4- K37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Tài liệu tiếng Việt:
1. Bảy nguyên tắc để viết dòng tiêu đề hấp dẫn, Issue 12, ngày 6/12/2001, Bản tin
thương mại điện tử , www.thuongmaidientu.com.
2. Bộ Văn hoá- Thông tin sẽ duyệt nội dung từng quảng cáo trên Internet?, Bình Yên,
www.vnexpress.net., 5/11/2002.
3. Bùng nổ quảng cáo trên mạng, PC World Việt Nam ngày 9/9/2002.
4. Các nhà bán lẻ đang xa rời quảng cáo trên mạng, Nguyễn Thạc Phương, Sách
chuyên đề Internet số 1, năm 2001, NXB Bưu Điện.
5. Cần đầu tư chiều sâu cho Internet Việt Nam, Minh Nghĩa, Thanh Tú,
www.vnexpress.net, 8/11/2002.
6. Dịch vụ thiết kế trang Web, Chí Thịnh, www.vnexpress.net.
7. Đa dạng hoá dịch vụ Internet, Nguyễn Như Dũng, Báo Tin học và Đời sống số
7/2002.
8. Đã khác nhưng còn xa chuẩn, Lan Anh, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 47, ngày
14/11/2002.
9. Đưa thông tin lên Internet có phải có phép, Lan Anh, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 45,
ngày 13/6/2002.
10. Đường ngắn nhất vào thị trường Mỹ: thương mại điện tử, Báo người lao động ngày
19/10/2001.
11. Email và các hình thức tiếp thị bằng email, Bản tin thương mại điện tử,
www.thuongmaidientu.com.
12. E-zine- Chiến lược marketing hiệu quả trên Internet, Issue 36, ngày 30/5/2002, Bản tin
thương mại điện tử , www.thuongmaidientu.com.
13. Giáo trình marketing lý thuyết, Trường đại học Ngoại Thương, NXB Giáo Dục, 2000.
14. Internet ở Việt Nam và các nước đang phát triển, Jorg Becker, Đặng Ngọc Minh,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000.
Qu¶ng c¸o trªn m¹ng Internet
III §ç ThÞ Kim YÕn
A4- K37
15. Internet Việt Nam những cơ hội, thách thức trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, Đỗ
Trung Nghĩa, Lê Văn Quang, Sách chuyên đề Internet số 1, năm 2001, NXB Bưu
Điện.
16. Internet Việt Nam trước những thách thức phát triển, Thành Lưu, VTV1- Sự lựa chọn
cho tương lai- 3/7/2002.
17. Kế hoạch tổng thể về phát triển CNTT ở Việt Nam đến 2005, tháng 7/2002.
18. Khai báo hải quan qua mạng, Việt Dũng, Báo Tin học và Đời sống số 6 năm 2002.
19. Kinh tế mạng và thương mại điện tử, Lê Thanh Nga, NXB Bưu Điện, 2001.
20. Marketing căn bản, Vũ Thế Phúc, NXB Giáo Dục, 1998.
21. Marketing căn bản- Marketing Essentials, Philip Kotler, NXB Thống Kê.
22. Mười công cụ tìm kiếm quan trọng mà bạn cần có mặt, Issue 6, ngày 6/12/2001, Bản
tin thương mại điện tử , www.thuongmaidientu.com.
23. Mười điều nên tránh khi marketing trên Internet, Issue 38, ngày 12/6/2002, Bản tin
thương mại điện tử , www.thuongmaidientu.com.
24. Phát triển các Web site tiếng Việt, một động lực thúc đẩy tăng lượng người dùng Internet
Việt Nam, Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 3/10/2002.
25. Phân tích môi trường và thị trường truy cập Internet tại Việt Nam, Trần Thị Hồng Vân,
Báo Thông tin khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện số 5/2002.
26. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 39 ngày 16/11/2001 về quảng cáo.
27. Phân loại các công cụ tìm kiếm, Issue 41, ngày 3/7/2002, Bản tin thương mại điện tử ,
www.thuongmaidientu.com.
28. Quảng cáo trên Internet, Nguyễn Vạn Phú, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 45, ngày
31/10/2002.
29. Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên
Internet của Bộ Văn hoá- Thông tin, ngày 10/10/2002.
30. Rào cản cho phát triển thương mại điện tử, TS. Nguyền Thừa Lộc, Quân đội nhân
dân cuối tuần 27/10/2002.
31. Search engines- Công cụ tìm kiếm trên mạng Internet, Issue 40, ngày 26/6/2002, Bản
tin thương mại điện tử , www.thuongmaidientu.com.
32. Thành công nhờ Internet, Nhóm tác giả Elicom, NXB Hà Nội, 2000.
Qu¶ng c¸o trªn m¹ng Internet
IV §ç ThÞ Kim YÕn
A4- K37
33. Thị trường bưu chính viễn thông và Internet tăng trưởng mạnh, Hải Yến, Ngọc Lý,
www.it-life.vnn.vn.
34. Tuần lễ tin học X, Hội tin học Việt Nam, 9/2001.
35. Thư điện tử- công cụ marketing hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
www.thuongmaidientu.com.
36. Thương mại điện tử Việt Nam còn thiếu quá nhiều yếu tố để hình thành, Thế Hào, Thời
báo kinh tế số 107, www.vnexpress.net.
37. ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, Tổng luận Khoa học,
Công nghệ và Kinh tế số 10/2002 (167), Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
38. Vào cuộc chơi Internet, Lan Anh, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 45, ngày 13/6/2002.
39. Vì một nền công nghiệp quảng cáo, Uyên Huy, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 43, ngày
17/10/2002.
40. Việt Nam công nhận chữ ký điện tử trong thanh toán vốn, Ngọc Trang, Báo Tin học và
Đời sống số 4 năm 2002.
41. Việt Nam đã chấp nhận thương mại điện tử?, Báo Tin học và Đời sống số 4 năm
2002.
42. Xác định thị trường mục tiêu trên Internet, Issue 32 ngày 2/5/2002, Bản tin thương mại
điện tử , www.thuongmaidientu.com.
Tài liệu tiếng Anh:
43. Advertising media, Hairong Li, Michigan State University,
.
44. Advertise Successfully AND Ethically on the Internet (Communicate, Don’t Inundate!),
Jayne Cravens, Coyote Communications,
45. Brand Building on the Interrnet,
46. CID- Harvard University, The Global Information Technology Report 2001-2002:
Readiness for the Netwrked world, May 5/2002,
47. Designing better banners,
.
Qu¶ng c¸o trªn m¹ng Internet
V §ç ThÞ Kim YÕn
A4- K37
48. Electronic Commerce, Trường Đại Bách Khoa Hà Nội, 2001.
49. Electronic commerce: A managerial perspective, Efraim Turban, Jae lee, David king,
H. Micheal Chung, Prentice- Hall, Inc., 2000.
50. E- zine Ads,
.
51. Growing uncertainty over Web Ads,
Christopher aunders,
.
52. How does the advertiser approach the Web?,
.
53. Internet Advertising Effectiveness Report, Morgan Stanley Dean Witter, 2/2001,
www.advant/marketer.com.
54. Việt Nam: ITC Assessment, USAID, 2001.
55. Online Advertising- What is online advertising?,
.
56. The banner Ad.,
.
57. The Web advantage in Y2K,
Leo Burnett,
58. UNDP- Human Development Report 2001.
59. Vietnam Internet Case Study,Tim Kelly, Micheal Minges, International
Telecommunication Union, Geneve, Switzerland, March 2002, www.itu.int/ITU-
D/ICT/cs.
60. What works in Interrnet Advertising, Advant/marketer, 2002, www.advant/marketer.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tình hình ứng dụng Internet vào hoạt động quảng cáo ở Việt Nam.pdf