Môn quản trị chiến lược
Mục lục
MỞ ĐẦU3
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY6
I.Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển. 6
1)Tổng quan về công ty:. 6
2) Cơ cấu vốn điều lệ :. 8
3) Lịch sử thành lập và phát triển của công ty:. 8
II. Chức năng hoạt động, nhiệm vụ:10
1) Chức năng hoạt động:. 10
2) Phương châm hoạt động của công ty:. 11
“Chất lượng-Uy tín:Sự sống còn của công ty”;11
3) Chứng nhận:. 12
III.Bộ máy tổ chức và nhân sự:12
1) Sơ đồ tổ chức và bố trí dân sự:. 12
2) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.14
3) Nguồn nhân lực của công ty cổ phần thủy sản số 1:. 17
IV. Cơ sở vật chất, kỹ thuật:19
1. Hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty:. 19
2) Trình độ kỹ thuật công nghệ. 20
V. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty:20
1) Doanh thu và lợi nhuận :. 20
2). Sản lượng sản xuất:. 22
3) Cơ cấu thị trường và doanh số xuất khẩu:. 24
4) Kinh doanh nội địa:. 27
PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI. 29
I. Môi trường vĩ mô (macro environment):29
1).Môi trường kinh tế (Economic environment). 29
2) Môi trường Chính trị-Pháp luật:. 38
3. Môi trường văn hóa-xã hội:. 51
4) Môi trường dân số (demographics environment):. 55
* Tuy nhiên, dân số Việt Nam bắt đầu già hóa vào năm 2010 dẫn đến nền kinh tế nói chung và ngành thủy hải sản nói riêng sẽ không còn nhiều lực lượng lao động trẻ để khai thác.58
5) Môi trường công nghệ:. 60
6) Môi trường tự nhiên. 61
II.Môi trường vi mô (micro environment):65
1) Đối thủ cạnh tranh:. 65
2. Nhà cung cấp:. 77
3. Khách hàng:. 79
4. Sản phẩm thay thế:. 81
III. Môi trường kinh doanh quốc tế:82
1)Thị trường Nhật bản:. 82
2) Thị trường EU:. 99
3. Thị trường Hàn Quốc:. 104
PhẦn III: Phân tích môi trưỜng bên trong cỦa công ty110
I.Phân tích dây chuyền giá trị của công ty:110
1) Các hoạt động chủ yếu:. 110
2) Các hoạt động hỗ trợ:. 121
2.2 Trình độ kỹ thuật công nghệ. 141
II. Các vấn đề khác trong phân tích môi trường nội bộ:143
1.Phân tích tài chính:. 143
2. Phân tích văn hóa tổ chức công ty:. 148
PHẦN IV: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC150
I. Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào. 150
1) Các thông tin đã thu thập:. 150
2) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh :. 157
II.Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp:158
III.Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định:162
LỜI CÁM ƠN
Đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020” là đề tài do nhóm thực hiện từ tháng 09 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 với sự hướng dẫn tận tình của GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân và sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo tại công ty cổ phần thủy sản số 1.
Do đây là đề tài rộng, phức tạp thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy hải sản và hạn chế về thời gian thực hiện và thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu nên còn thiếu nhiều nội dung và có nhiều sai sót. Kính mong Quý thầy cô, các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Nhóm thực hiện đề tài:
Danh sách nhóm:
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa :
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì cạnh tranh là sự sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược ở đây được hiểu: “là tập hợp các mục tiêu cơ bản dài hạn, được xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và các cách thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, đón nhận được các cơ hội, né tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại do những nguy cơ từ môi trường bên ngoài”.Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế hiện nay thì phải có chiến lược kinh doanh của mình và phải làm tốt công tác quản trị chiến lược; Ngược lại, nếu không có chiến lược hoặc áp dụng một chiến lược sai lầm thì sẽ bị thất bại. Và trong việc xây dựng chiến lược thì bước hoạch định chiến lược là điều rất quan trọngnhất:“Một quốc gia, một tổ chức không có chiến lược giống như một con tàu không có bánh lái, không biết đi về đâu”.
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, ngành thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình phát triển của các doanh nghiệp trong ngành nói riêng và toàn ngành nói chung đã trở nên khó khăn hơn. Trước tiên phải kể đến việc các công ty Việt Nam bị xử thua trong vụ kiện bán phá giá và bị áp đặt các mức thuế chống phá giá rất cao đồng thời ngành thủy sản đang chịu những rào cản thương mại ngày càng gắt gao hơn từ các thị trường quốc tế. Kết quả đó đã làm cho hoạt động của các công ty trong ngành trở nên cực kỳ khó khăn. Ngoài ra còn có sự biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong ngành phải thay đổi để tồn tại. Không nằm ngoài xu thế này, công ty cổ phần Thủy Sản số 1 cũng đang nỗ lực vượt qua và khẳng định vị thế của mình.
Với mong muốn có thể xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp cho công ty Sejoco nhóm đã chọn đề tài “XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY THỦY SẢN SỐ 1 (SEAJOCO VIỆT NAM ) TRONG GIAI ĐOẠN 2010 -2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 ”
Bằng cách vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường kết hợp với những kiến thức thu được trong thực tế nhóm hi vọng đề tài này sẽ giúp ích cho công ty cổ phần thủy sản số 1 trong những chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở lý luận về quản trị chiến lược, từ đó vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của công ty cổ phần thủy sản số 1 để xây dựng chiến phát triển của công ty đến năm 2020.
Với việc chọn đề tài này, nhóm mong muốn đạt được mục tiêu sau: Có cái nhìn tổng quát về hệ thống hoạch định chiến lược nói chung và quản trị chiến lược nói riêng. Phân tích cụ thể các yếu tố quyết định đến sự thành công trong tương lai của công ty Seajoco , từ đó xây dựng được một chiến lược phát triển hợp lý cho công ty giúp công ty tạo được một vị thế trên thị trường. Qua đây cũng là cơ hội cho nhóm tập sự với những số liệu có được vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống khi thiết lập chiến lược cho một công ty. Hy vọng đây sẽ là bệ phóng để công ty vươn ra chiếm lĩnh thị trường thủy sản thế giới sau này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công ty cổ phần thủy sản số 1. Ở đây, nhóm xin nghiên cứ về thực trạng phát triển của công ty trong thời gian vừa qua- sự tác động của môi trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình hoạt động của công ty thời gian qua và kế hoạch, định hướng phát triển trong thời gian tới để xây dựng chiến lược phát triển cho công ty đến năm 2020.
Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu đối chiếu so sánh hoạt động công ty với một số công ty trong ngành chế biến thủy hải Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu số liệu lấy từ 2005 - 2008 .
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập cả dữ liệu sơ cấp lẫn dữ liệu thứ cấp, trong đó dữ liệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng.
+ Dữ liệu thứ cấp:
Được lấy từ nhiều nguồn như: công ty thủy sản seajoco, các wesite của công ty, tổng công ty thủy sản Việt Nam , Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản , Trung tâm xúc tiến thương mại, các sách báo, tạp chí và internet
+ Dữ liệu sơ cấp:
Để thu được dữ liệu, nhóm đã phỏng vấn một số thành viên của công ty, bao gồm: Chị Oanh phó giám đốc phụ trách kinh doanh, anh Kỳ - phó phòng tổ chức hành chính, anh Khang ,chị Trâm quản đốc của phân xưởng 2, 3 và một số công nhân trong phân xưởng sản xuất
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với các dữ liệu thu được, nhóm áp dụng chủ yếu là các phương pháp định tính sau:
Phương pháp mô tả.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê đơn giản, tính toán các chỉ số tài chính.
Phương pháp chuyên gia
5. Bố cục của đề tài
Đề tài được chia thành các phần chính sau:
Mở đầu:
Trình bày các vấn đề: ý nghĩa đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài.
Phần 1:. Giới thiệu tổng quan công ty
Trong chương này, nhóm xin giới thiệu sơ qua lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổng phần thủy hải sản số 1-Seajoco, lĩnh vực kinh doanh chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 2005 -2008
Phần 2: Phân tích môi trường bên ngoài
Trong chương này, nhóm phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, bao gồm môi trường vĩ mô (để xây dựng ma trận các yếu tố bên ngoài- EFE) và môi trường vi mô (để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh).
Phần 3: Phân tích môi trường bên trong
Trong chương này, nhóm tiến hành phân tích sức mạnh nội bộ của công ty để làm căn cứ xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE),
Phần 4: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty Sejoco Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.
Trong chương này, nhóm sử dụng ma trận SWOT và ma trận chiến lược chính để xây dựng các chiến lược mà công ty có thể lựa chọn. Tiếp đó, nhóm sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn các chiến lược tốt nhất để công ty thực hiện.
Kết luận:
Trình bày những kết quả nghiên cứu chính mà nhóm rút ra từ đề tài.
172 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đánh giá các chiến lược. Giai đoạn hoạch định chiến lược là là giai đoạn đầu tiên, đặt nền tảng và đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình Quản trị chiến lược. Trên cơ sở mục tiêu ban đầu mà công ty nhận định là: “Công ty Cổ Phần Thuỷ Sản Số 1 hoạt động theo luật doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các quy chế và điều lệ của một công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Công ty không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận có thể được, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao thu nhập và điều kiện sống cho người lao động trong công ty, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước », nhóm nghiên cứu xin hoạch định chiến lược phát triển cho công ty Seajoco Việt Nam. Quy trình xây dựng chiến lược gồm:
3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào
Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp
Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định
I. Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào
1) Các thông tin đã thu thập:
1.1 Thông tin đã thu thập từ môi trường bên ngoài:
a) Danh sách các cơ hội, nguy cơ đối với công ty theo phân tích của nhóm:
CƠ HỘI:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, duy trì ơ mức ổn định qua nhiều năm.
Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước: thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế
Sự ổn định về chính trị, cải tiến thủ tục hành chính.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho ngành xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản.
Văn hóa xã hội hướng đến chất lượng sản phẩm, ưa chuộng các sản phẩm có giá trị gia tăng
Xh hướng tiêu dùng thủy sản càng tăng
Lực lượng lao động trẻ dồi dào.
Trình độ văn hóa ngày càng được nâng cao
Quá trình chuyển giao công nghệ đang phát triển
Điều kiện tư nhiên thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt
Việt Nam gia nhập WTO
THÁCH THỨC:
Thời kỳ hậu khủng hoảng
Lãi suất huy động vốn tăng
Các rào cản thương mại quốc tế ngày càng nhiều
Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng
Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu và truy xuất nguồn gốc
Tác phong lao động công nghiệp còn yếu
Tình trạng kỹ thuật chế biến của ngành thủy sản nước ta còn yếu
Khai thác quá mức tài nguyên thủy hải sản
Môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm nặng
b)Xây dựng ma trận EFE như sau :
Ma trận EFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của mội trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp/tổ chức. EFE giúp các nhà quản trị chiến lược đánh giá được mức độ phản ứng của tổ chức đối với những cơ hội và nguy cơ, đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho tổ chức.
Sau đây là danh mục từ 12 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu theo nhóm nghiên cứu đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành bại của công ty Seajoco trong ngành kinh doanh :
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định.
Việt Nam đã gia nhập WTO.
Thời kì hậu khủng hoảng.
Hệ thống chính trị ổn định.
Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản.
Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc.
Xu hướng tiêu thụ thủy sản gia tăng.
Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam.
Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ tại Việt Nam.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản.
Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng.
Tác phong lao động công nghiệp còn yếu.
Sau đó bước 2 : Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của tổ chức trong ngành kinh doanh. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng tốt; 3-phản ứng trên trung bình; 2-phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận EFE.
Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Tầm quan trọng
Phân loại
Số điểm tầm quan trọng
1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (O1)
0.05
2
0.1
2) Việt Nam đã gia nhập WTO (O2)
0.15
3
0.45
3) Thời kì hậu khủng hoảng (T1)
0.1
2
0.2
4) Hệ thống chính trị ổn định (O3)
0.025
2
0.05
5) Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản (O4)
0.1
3
0.3
6) Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc (T2)
0.15
4
0.6
7) Xu hướng tiêu thụ thủy sản gia tăng (O5)
0.1
3
0.3
8) Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam (O6)
0.05
2
0.1
9) Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ tại Việt Nam (T3)
0.05
2
0.1
10) Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản ( O7)
0.05
1
0.05
11) Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng (T4)
0.15
3
0.45
12) Tác phong lao động công nghiệp còn yếu (T5)
0.025
2
0.05
Tổng
1
2.75
Ta thấy tổng diểm của EFE là 2,75 => công ty phản ứng trung bình đối với những cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài.
Thông tin đã thu thập từ môi trường bên trong :
a) Danh sách các điểm mạnh, điểm yếu đối với công ty theo phân tích của nhóm:
ĐIỂM MẠNH
Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào
Không tốn nhiều thời gian để lựa chọn kích cỡ, chất lượng nguyên liệu phù hợp với yêu cầu khách hàng
Không cần tốn chi phí vào đầu tư vùng nuôi trồng
Quy trình bảo quản, xử lý chặt chẽ, đảm bảo chất lượng sản phẩm , vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ thống nước khoan đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và liên tụcàhệ thống nước dự phòng
Hàng hóa tồn kho được bảo quản tốt, định kỳ 06 tháng có tổ chức kiểm kê.
Việc xử lý đơn hàng,vận chuyển và giao nhận sản phẩm luôn đảm bảo sự nhanh chóng,đúng thời hạn cũng như địa điểm
Công ty đã xây dựng được các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9002.Đó như là giấy thông hành giúp công ty dễ dàng hơn trong việc đưa hàng thủy sản vào thị trường.
Công ty chú trọng đến tính thẩm mỹ trong việc thiết kế bao bì sản phẩm,đảm bảo được an toàn và chất lượng thực phẩm.Rêng bao bì sản phẩm đối với thị trường trong nước công ty làm rất tốt,bao bì của công ty nổi trội và thu hút hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Mức giá công ty đề ra cho sản phẩm phù hợp với chất lượng của nó,công ty đã xác định một chính sách giá thích hợp giúp cho công ty tránh được luật chống phá giá .
Cơ cấu tổ chức đơn giản,theo kiểu trực tuyến chức năng.
Hệ thống truyền dẫn thông tin bên trong tổ chức nhanh chóng,chính xác, trung thực giữa các bộ phận=>đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của tổ chức,thông tin từ bên ngoài luôn được cập nhập một cách nhanh chóng và chính xác=>giúp cho công việc quản lý dễ dàng hơn cho nhà quản trị.
Sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau chặt chẽ,linh hoạt,các bộ phận luôn gắn kết với nhau trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức,không bộ phận nào tách rời,hoạt động độc lập
Đội ngũ lao động trẻ,khá ổn định, gắn bó lâu dài với công tyèthành thạo công việc,công ty sẽ không phải bỏ ra thời gian và chi phí để đào tạo lại.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có tay nghề cao, gắn bó lâu năm.
Quá trình tuyển dụng của công ty khá chặt chẽ và hợp lý.
Tỷ lệ công nhân được đào tạo lành nghề đạt 80%.
Công ty cổ phần thủy sản số 1 luôn tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Thường xuyên tham gia vào nhiều hội chợ để tìm hiểu sản phẩm mới. Mạnh dạng nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường như: sản phẩm giá trị gia tăng (chả giò rế, chả giò tôm, chả giò tôm cua, ghẹ Farci, chạo càng, chạo mía, chả giò chay) .... để phục vụ thị trường mới, thị hiếu mới của người tiêu dùng.
Công ty đã xây dựng được các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như: ISO 9001-2000; BRC; HACCP; GMP; SSOP …nhằm bào đảm về chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm. Đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt của khách hàng Châu Âu , Nhật… Ngoài ra, còn đáp ứng theo các tiêu chuẩn quy định riêng biệt đặc trưng của từng nhà nhập khẩu.
Bộ phận KCS không ngừng hoàn thiện việc kiểm tra chất lượng và an toàn của sản phẩm, xây dựng các tiêu chí về chất lượng và kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm.Ghi nhật kí sản xuất giúp việc quản lý chất lượng truy suất linh hoạt và điều chỉnh kịp thời các sai sót phát sinh
Công ty có một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9001-2000 và tiêu chuẩn thực phẩm tòan cầu BRC trên cơ sở áp dụng HACCP, GMP và SSOP. Cả hai phân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An Tòan Vệ sinh Công Nghiệp do Bộ Thủy sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01 & DL157.
Công ty đang nắm giữ những máy móc và thiết bị đa số thuộc thế hệ mới và đang trong tình trạng sử dụng tốt như: 1 hệ thống băng chuyên IQF, 2 tủ đông gió, 4 tủ đông tiếp xúc, 2 hầm đông; Công suất kho lạnh: 1200 tấn; máy xay; máy trộn; máy hâp,…
Phòng thí nghiệm sinh – hóa: kiểm nghiệm nguồn nguyên liệu, nguồn nước và sản phẩm hàng ngày theo tiêu chuẩn ngành, quốc gia và theo yêu cầu của khách hàng.
Việc tính toán, ghi chép các số liệu trong báo cáo tài chính trung thực, việc bảo quản chứng từ, công tác hạch toán kế toán đúng theo quy định hiện hành. Nhìn chung các số liệu trên báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính tính phù hợp với các quy định của hệ thống kế toán hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan
Tình hình tài chính Công ty lành mạnh, trong năm không phát sinh nợ xấu hoặc nợ khó đòi. Các khoản công nợ phải thu và phải trả đều có biên bản đối chiếu đầy đủ.
Mặc dù công ty sỏ hữu một số vốn không cao nhưng ta có thể thấy tỷ lệ vay nợ thấp, tổng nợ chỉ bằng 16.585% tổng số tài sản
Từ chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay cho thấy rằng công ty sử dụng đồng vốn vay khá hiệu quả và khả năng có thể thanh toán chi phí lãi vay rất cao
ĐIỂM YẾU
Nguồn cung ko ổn định
Giá thu mua cao
Chi phí vận chuyển tốn kém
Công ty không nắm được nhiều thông tin về khách hàng cuối cùng
Hệ thống phân phối bán lẻ trong nước còn yếu kém
Với mặt hàng xuất khẩu công ty không giữ nguyên hình thức sản phẩm mà thay đổi bao bì, sử dụng bao bì của khách hàng.Làm cho thương hiệu của công ty ở thị trường nước ngoài còn mờ nhạt.
Không có sự thay đổi mặt hàng hay phát triển sản phẩm theo từng thị trường mà là theo đơn đặt hàng.
Hệ thống sản phẩm phân phối bán lẻ tại thị trường Việt Nam còn yếu.
Công ty chưa thật sự có hệ thống phân phối ở nước ngoài, mà giao phó việc phân phối sản phẩm cho nhà nhập khẩu ở các nước. Công ty làm theo cách chung là làm theo đơn đặt hàng rồi xuất thẳng đến các đơn vị đặt hàng chứ không thông qua một kênh bán lẻ nào.
Công tác quảng cáo của công ty chưa được coi trọng lắm.
Công ty không chú trọng nhiều lắm vào việc quan tâm,chăm sóc khách hàng.Không tổ chức các buổi hội thảo để gặp gỡ khách hàng,người tiêu dùng
Chưa liên kết với công ty xúc tiến thương mại,tư vấn thương mại và đầu tư, hỗ trợ cho doanh nghiệp…để giúp công ty trong việc tìm thị trường và khách hàng.
Chưa đầu tư nhiều vào việc nghiên cứu,tìm kiếm những sản phẩm mới
Vẫn còn tập trung quá nhiều vào những thị trường công ty đang xuất khẩu
Tập trung chủ yếu vào thị trường quốc tế,chưa chú trọng thị trường trong nước
Khả năng nhận diện các cơ hội kinh doanh sản phẩm mới và các đe dọa tiềm năng của môi trường vẫn còn yếu.
Chưa chủ động tổ chức,tham gia các hoạt động như hội chợ,triễn lãm=>tìm kiếm nhà đầu tư mới với nguồn chi phí thấp.
Chỉ chú trọng đến hoạt động sản xuất mà chưa đề cao việc chủ động trong công tác nghiên cứu duy trì nguồn nhân lực
Mức lương khởi đầu cho công nhân khá thấp, khen thưởng chưa nhiềuè chưa thật sự thu hút và khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân.
Việc tuyển dụng chủ yếu thực hiện từ nguồn nội bộ,chủ yếu là quen biết trong công tyèkhông tạo được sự công bằng, không tạo được sức thu hút đối với những người có năng lực thật sự.
Mức độ gắn bó giữa nhân viên, công nhân với công ty chưa cao.
Chưa có chính sách đền bù cho công nhân khi mắc phải những bệnh nghề nghiệp.
Hiện nay công ty cổ phần thủy sản số 1 đang chịu ảnh hưởng rất lớn trước tình trạng kỹ thuật chế biến của ngành thủy sản nước ta đang găp nhiều hạn chế. Trên thực tế, với sự biến thường xuyên của khoa hoc-kỹ thuật đã tạo cho công ty những nguy cơ lớn đó là công ty không áp dụng kịp thời những thành tựu kỹ thuật mới của Thế Giới.
Trên thực tế vẫn còn có rất nhiều công nhân chưa có khả năng vận hành những máy móc thiết bị hiện đại của công ty. Do đó gây cảng trở rất nhiều trong sản xuất, làm cho năng suất kém hơn.
Hệ thống máy móc thiết bị của công ty còn lạc hậu và cũ kỹ so với các nước cùng ngành trên Thế Giới như: Mỹ, Nhật Bản,…Do đó, năng lực sản xuất bị kém đi và lợi thế cạnh tranh kém hơn so với những nước trên.
Một số chỉ tiêu cụ thể về tài chính chưa được trình bày rõ ràng trong các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán
So sánh giữa số liệu của các tài liệu thu thập được thì vẫn còn một số con số chưa phù hợp và bị lệch nhau
Sự gia tăng của chỉ tiếu xuất khẩu không đồng đều giữa các năm
Công đoàn chưa thực hiện hết chức năng của một tổ chức của thanh niên, bảo vệ người lao động.
Các hoạt động xã hội hướng đến cộng đồng của công ty chưa được phát huy.
Chưa xây dựng được văn hóa riêng cho công ty.
b) Xây dựng ma trận IFE như sau :
Ma trận các yếu tố nội bộ - IFE tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp, cho thấy các lợi thế cạnh tranh cần khai thác và các điểm yếu cơ bản doanh nghiệp cần cải thiện. Theo nhóm sau khi nghiên cứu đánh giá thì nhóm rút ra được danh mục gồm 11 yếu tố :bao gồm những điểm mạnh và những điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp :
Nguồn cung không ổn định.
Quảng cáo chưa được coi trọng.
Mạng lưới phân phối xuất khẩu còn yếu.
Chủ yếu tuyển dụng từ nguồn nội bộ.
Chưa xây dựng được văn hóa riêng của công ty.
Hệ thống mày móc thiết bị còn lạc hậu.
Mức giá cả công ty phù hợp khách hàng.
Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.
Nguồn lao động công ty trẻ dồi dào.
Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên.
Khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Tiếp theo, Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nó đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 4, trong đó điểm yếu lớn nhất – 1; điểm yếu nhỏ nhất – 2; điểm mạnh nhỏ nhất -3; điểm mạnh lớn nhất - 4.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố.
Bước 5:Cộng số điểm của tất cả các yếu tố,để xác định tổng điểm của ma trận.
Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ 1 điểm đến 4 điểm, sẽ không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố trong ma trận.
Nếu tổng số điểm dưới 2,5, công ty yếu về nội bộ.
Nếu tổng số điểm trên 2,5 công ty mạnh về nội bộ.
Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của doanh nghiệp
Tầm quan trọng
Trọng số
Tính điểm
1) Nguồn cung không ổn định (W1)
0.15
2
0.3
2) Quảng cáo chưa được coi trọng (W2)
0.05
1
0.05
3) Mạng lưới phân phối xuất khẩu còn yếu (W3)
0.15
2
0.3
4) Chủ yếu tuyển dụng từ nguồn nội bộ (W4)
0.025
2
0.05
5) Chưa xây dựng được văn hóa riêng của công ty (W5)
0.025
1
0.025
6) Hệ thống mày móc thiết bị còn lạc hậu (W6)
0.1
2
0.2
7) Mức giá cả công ty phù hợp khách hàng (S1)
0.1
3
0.3
8) Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (S2)
0.15
4
0.6
9) Nguồn lao động công ty trẻ dồi dào (S3)
0.05
3
0.15
10) Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên (S4)
0.1
3
0.3
11) Khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả (S5)
0.1
3
0.3
Tổng
1
2.575
Ta thấy tổng diểm của IFE là 2,575> 2,5 => công ty mạnh về nội bộ.
2) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh :
Ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh tổ chức/ doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.=> Giúp các nhà quản trị chiến lược nhận diện được những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức cùng các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, xác định được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức và các điểm yếu kém cần khắc phục. Theo phân tích và nhận định của nhóm nghiên cứu, thì nhóm đưa ra được danh mục gồm 7 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Seajoco trong ngành :
-Thị phần.
-Khả năng cạnh tranh giá.
-Chất lượng sản phẩm.
-Thương hiệu
-Tài chính
-Nguồn cung
-Cơ sở vật chất.
Bước 2 : Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của tổ chức đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng tốt; 3-phản ứng trên trung bình; 2-phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp so sánh.
Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
Tầm quan trọng
Công ty Sejoco
Công ty thủy sản số 4
Công ty Út Xi
Trọng số
Điểm số
Trọng số
Điểm số
Trọng số
Điểm số
1) Thị phần
0.1
2
0.2
2
0.2
3
0.3
2) Khả năng cạnh tranh giá
0.2
3
0.6
2
0.4
3
0.6
3) Chất lượng sản phẩm
0.3
4
1.2
4
1.2
4
1.2
4) Thương hiệu
0.2
2
0.4
2
0.4
3
0.6
5) Tài chính
0.05
3
0.15
3
0.15
4
0.2
6) Nguồn cung
0.1
2
0.2
3
0.3
2
0.2
7) Cơ sở vật chất
0.05
2
0.1
2
0.1
3
0.15
Tổng
1
2.85
2.75
3.25
Qua ma trận trên ta thấy số điểm của công ty Sejoco lớn hơn công ty thủy sản số 4, nhưng nhỏ hơn công ty Út xi. =>khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Seajoco so với đối thủ trong ngành còn thấp, nhưng so với đối thủ trong cùng tổng công ty thì tương đối cao.
II.Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp:
Giai đoạn kết hợp của quy trình hoạch định chiến lược được thực hiện trên cơ
sở áp dụng một hoặc một số trong năm công cụ sau:
Ma trận TOWS (ma trận SWOT),
Ma trận SPACE,
Ma trận BCG,
Ma trận IE
Ma trận chiến lược chính.
Nhưng trong bài hoạch định nhóm nghiên cứu xin chỉ chọn công cụ ma trận SWOT làm công cụ chủ yếu để phân tích. Vì Khởi nguồn từ Philip Selznick Jr, giáo sư tại University of California, trong tác phẩm “Foundations of the Theory of Organizations” (1948), đã đề xuất ý tưởng kết hợp giữa các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các yếu tố môi trường bên ngoài trong phân tích quản trị. Ý tưởng đó sau này được Learned và Andrews tại Harvard Business School phát triển thành phương pháp phân tích SWOT. Phương pháp phân tích này lần đầu tiên được công ty tư vấn McKinsey & Company phổ biến, và dần được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Cho đến tận bây giờ phân tích SWOT vẫn được coi là một phương pháp chuẩn mực, là cơ sở để xây dựng chiến lược và đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động cho các tổ chức/doanh nghiệp. Ma trận SWOT là công cụ kết hợp các yếu tố (S, W, O, T) để đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không phải là công cụ để chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất.
Ma trận SWOT:
S (Strength)
- S1. Mức giá cả công ty phù hợp khách hàng
- S2. Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế
- S3. Nguồn lao động trẻ dồi dào
- S4. Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên
- S5. Khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả
W (Weak)
- W1. Nguồn cung không ổn định
- W2. Quảng cáo chưa được coi trọng
- W3. Mạng lưới phân phối xuất khẩu còn yếu
- W4. Chủ yếu tuyển dụng từ nguồn nội bộ
- W5. Chưa xây dựng được văn hóa riêng của công ty
- W6. Hệ thống mày móc thiết bị còn lạc hậu
O (Opportunity)
- O1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định
- O2. Việt Nam đã gia nhập WTO
- O3. Hệ thống chính trị ổn định
- O4. Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản
- O5. Xu hướng tiêu thụ thủy sản gia tăng
- O6. Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam
- O7.Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản.
Các chiến lược SO
S1-O1-O5: Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa.
S2-O2-O4-O5: Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế.
S2-S5-O2-O5:Chiến lược phát triển thị trường mới.
Các chiến lược WO
W3-O2-O5: Chiến lược kết hợp về phía trước: liên kết với chặt chẽ với các nhà phân phối để mở rộng mạng lưới.
W1-O7: Chiến lược kết hợp về phía sau: liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp đảm bảo nguồn cung ổn định.
T (Threat)
- T1. Thời kì hậu khủng hoảng
- T2. Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc
- T3. Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ tại Việt Nam
- T4. Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng
- T5. Tác phong lao động công nghiệp còn yếu
Các chiến lược ST
T2-T3-T4-S2: Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm.
T2-T4-S2: Chiến lược đảm bảo truy suất nguồn gốc.
T1-T3-S5: Chiến lược nâng cao khả năng sử dụng vốn.
Các chiến lược WT
W5-T5: Chiến lược xây dựng văn hóa công ty.
W4-T5: Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
W6-T3:Chiến lược đầu tư phát triển công nghệ.
Nhìn vào nhóm chiến lược SO :
S1-O1-O5 : khi tốc độ tăng trường kinh tế cao như hiện nay, đời sống của người dân ngày càng no đủ, họ bắt đầu chú ý đến vấn đề sức khỏe của mình hơn, và xu hướng của người tiêu dùng là chuyển sang dùng những thực phẩm hải sản. Bên cạnh đó, mức giá của công ty về mặt hàng thủy hải sản này tương đối phù hợp với người tiêu dùng. Chiến lược được đề xuất cho công ty để tận dụng điểm mạnh về mức giá, khai thác cơ hội xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường trong nước.
S2-O2-O4-O5: Khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành thủy sản sẽ được những hưởng ưu đãi về thuế, về chính sách xuất khẩu và có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Cùng với cơ hội đó, công ty Seajoco sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chiến lược được đề xuất : chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế Nhật Bản, EU. Đây là việc công ty tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại trong thị phần hiện có qua những nổ lực tiếp thị nhiều hơn.
S2-S5-O2-O5: Với chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, nhu cầu thủy hải sản gia tăng trên toàn thế giới, và việc công ty sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để tăng sản lượng xuất khẩu, tăng việc thu mua nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng. Mặt khác theo tìm hiểu, thăm dò, gặp gỡ của nhóm đối ban lãnh đạo thì nhóm thấy công ty Seajoco đã có một phần nghiên cứu về thị trường này nên chiến lược được đề xuất : Chiến lược cho công ty phát triển thị trường mới qua Nam Phi . Tức là công ty sẽ đưa sản phẩm hiện thời vào thị trường Nam Phi.
Nhìn vào nhóm chiến lược ST:
T2-T3-T4-S2: Sản phẩm của công ty đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như Nhật Bản, EU. Nhưng thương hiệu, tên tuổi của công ty chưa được khách hàng quốc tế biết đến. Chiến lược được đề xuất :Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty. Việc cải tiến những sản phẩm hiện có này không chỉ tăng doanh số cho Seajoco mà còn giúp công ty xây dựng được hình ảnh nhất định trong tâm trí khách hàng.
T2-T4-S2: Khi tham gia vào các tổ chức quốc tế, tiêu chuẩn chất lượng cho hàng xuất khẩu của Việt nam ngày càng cao trong đó có mặt hàng thủy hải sản. Thị trường quốc tế đã yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng rất cao cho mặt hàng này. Để đảm bảo hàng của chúng ta xuất khẩu ra nước ngoài mà không bị trả lại chính phủ đưa ra yêu cầu về vần đề nguồn gốc sản phẩm. Chiến lược được đề xuất: Chiến lược đảm bảo truy suất nguồn gốc.
T1-T3-S5: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008, đầu năm 2009, tất cả các ngành kinh tế đều gặp khó khăn, thậm chí có những doanh nghiệp phá sản, giải thể phải rời bỏ ngành, công ty Seajoco cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Để duy trì năng lực sản xuất của mình, chiến lược được đề xuất: Chiến lược nâng cao khả năng sử dụng vốn.
Nhìn vào nhóm chiến lược WO :
W3-O2-O5: Theo những phân tích của nhóm ở trên thì thị phần của Việt Nam trong tổng xuất khẩu sang Nhật Bản còn thấp và công ty Seajoco nói riêng thì kim ngạch xuất khẩu nhỏ. Một trong những vần đề đáng lưu ý ở đây là do mạng lưới phân phối của công ty còn hạn chế. Do đó, chiến lược được đề xuất : Chiến lược kết hợp về phía trước cho công ty, tức là liên kết với chặt chẽ với các nhà phân phối để mở rộng mạng lưới. Tăng quyền kiểm soát đối với nhà phân phối và bán lẻ.
W1-O7: Công ty thủy hải sản số 1 mà nhóm phân tích là công ty chỉ thu mua nguyên liệu về và chế biến xuất khẩu. Vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào đối với công ty là vô cùng quan trọng. Chiến lược được đề xuất: Chiến lược kết hợp về phía sau cho công ty, nghĩa là liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp đảm bảo nguồn cung ổn định. Tăng quyền kiểm soát đối soát hơn nữa đối với nhà cung cấp.
Nhìn vào nhóm chiến lược WT :
W5-T5: Vì văn hóa tổ chức là tổng hợp những nét đặc trưng của tổ chức, nó chi phối nhận thức và hành vi của con người trong tổ chức. Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng to lớn đến các quyết định kinh doanh, do đó sẽ tác động đến toàn bộ quá trình quản trị chiến lược của tổ chức. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, công ty Seajoco chưa xây dựng được cho mình giá trị bền vững mà nó dạy các thành viên nhận thức, suy nghĩ và cảm nhận theo một chiều hướng chung của tổ chức mình khi nó bắt đầu đối phó với vấn đề thích nghi với môi trường bên ngoài và sự hòa hợp nội bộ. Và nếu Seajoco có văn hóa công ty mạnh thì sẽ giúp cho mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức được xử lý tốt, giữa các bộ phận có sự hợp tác, thông tin liên lạc không bị ách tắc. Như vậy, tổ chức có khả năng thích nghi với những sự thay đổi. chiến lược được đề xuất : Chiến lược xây dựng văn hóa công ty.
W4-T5: Công ty thủy hải sản số 1 được tách ra từ tổng công ty nhà nước, tuy đã được cổ phần hóa, nhưng tác phong công nghiệp của người lao động cón kém. Bên cạnh đó, công ty ưu tiên tuyển dụng từ nguồn nội bộ. Chiến lược được đề xuất :Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
W6-T3: Khi gia nhập WTO, thì càng thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ ở nước ta, những máy móc dây chuyền hiện đại về bảo quản chế biến sẽ được nhập khẩu về nước. Mặt khác, hệ thống máy móc thiết bị cuả công ty còn lạc hậu. Có thể trong hiện tại điều này không ảnh hưởng nhiều đến công ty, nhưng chắc chắn tương lai không xa nếu công ty vẫn giữ công nghệ cũ thì Seajoco sẽ bị tụt hậu, và có khả năng bị suy thoái. Chiến lược được đề xuất : Chiến lược đầu tư phát triển công nghệ.
III.Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định:
Trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng công cụ ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) để chọn ra chiến lược tốt nhất, hấp dẫn nhất đối với công ty. Từ danh sách các chiến lược của ma trận SWOT như sau :
Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa.
Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế Nhật Bản, EU.
Chiến lược phát triển thị trường mới Nam Phi.
Chiến lược kết hợp về phía trước: liên kết với chặt chẽ với các nhà phân phối để mở rộng mạng lưới.
Chiến lược kết hợp về phía sau: liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp đảm bảo nguồn cung ổn định.
Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chiến lược đảm bảo truy suất nguồn gốc.
Chiến lược nâng cao khả năng sử dụng vốn
Chiến lược xây dựng văn hóa công ty.
Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Chiến lược đầu tư phát triển công nghệ.
Nhóm nghiên cứu sẽ đưa các chiến lược trên vào 4 ma trận QSPM theo 4 nhóm :
+ Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty.
+ Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội+ Chiến lược S-T xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài.
+ Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.
Bởi vì như chúng ta biết, mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa, chứ không quyết định chiến lược nào tốt nhất. Do đó trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện. Và từ 4 ma trận QSPM này, ta chọn ra 4 chiến lược tốt nhất.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét các bảng thể hiện các ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng được xây dựng dựa trên các nhóm chiến lược trên.
Ma trận QSPM - nhóm SO
Các yếu tố chính
Phân loại
Các chiến lược có thể chọn lựa
Cơ sở của điểm hấp dẫn
Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa
Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế
Chiến lược phát triển thị trường mới
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
Các yếu tố bên ngoài
1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (O1)
2
3
6
2
4
2
4
Thu nhập người dân tăng => chi tiêu tăng
2) Việt Nam đã gia nhập WTO (O2)
3
1
3
4
12
3
9
Giao thương VN và các nước tăng
3) Thời kì hậu khủng hoảng (T1)
2
2
4
2
4
1
2
Nền kinh tế bắt đầu hồi phục
4) Hệ thống chính trị ổn định (O3)
2
3
6
2
4
2
4
5) Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản (O4)
3
3
9
4
12
3
9
Ưu tiên xuất khẩu thuỷ sản
6) Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc (T2)
4
3
12
2
8
2
8
Yêu cầu trong thị trường nội địa ít khắt khe hơn
7) Xu hướng tiêu thụ thủy sản gia tăng (O5)
3
3
9
3
9
3
9
Xu hướng chung của toàn thế giới
8) Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam (O6)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
9) Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ tại Việt Nam (T3)
2
1
2
2
4
2
4
10) Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản ( O7)
1
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
11) Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng (T4)
3
3
9
1
3
1
3
Thị trường nội địa ít khắt khe hơn
12) Tác phong lao động công nghiệp còn yếu (T5)
2
2
4
2
4
2
4
Các yếu tố bên trong
1) Nguồn cung không ổn định (W1)
2
3
6
2
4
2
4
Thị trường quốc tế là thị trường chính
2) Quảng cáo chưa được coi trọng (W2)
1
1
1
2
2
1
1
3) Mạng lưới phân phối xuất khẩu còn yếu (W3)
2
3
6
2
4
1
2
Mở rộng mạng lưới trong nước
4) Chủ yếu tuyển dụng từ nguồn nội bộ (W4)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
5) Chưa xây dựng được văn hóa riêng của công ty (W5)
1
2
2
1
1
1
1
6) Hệ thống mày móc thiết bị còn lạc hậu (W6)
2
2
4
1
2
1
2
7) Giá cả phù hợp (S1)
3
4
12
3
9
3
9
Đây là lợi thế cạnh tranh của công ty
8) Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (S2)
4
2
8
3
12
4
16
Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng
9) Nguồn lao động của công ty trẻ,có tay nghề (S3)
3
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
10) Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên (S4)
3
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
11) Khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả (S5)
3
3
9
2
6
2
6
Chủ động vốn và thanh toán nợ vay trong nước nhanh chóng
Tổng
112
104
97
Như vậy, nhìn vào ma trận trên thì ta thấy Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa là chiến lược hấp dẫn nhất đối với công ty vì nó có số điểm cao nhất trong nhóm các chiến lược SO.
Ma trận QSPM - nhóm ST
Các yếu tố chính
Phân loại
Các chiến lược có thể chọn lựa
Cơ sở của điểm hấp dẫn
Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm
Chiến lược đảm bảo truy suất nguồn gốc
Chiến lược nâng cao khả năng sử dụng vốn
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
Các yếu tố bên ngoài
1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (O1)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
2) Việt Nam đã gia nhập WTO (O2)
3
3
9
4
12
2
6
Yêu cầu quốc tế khắt khe về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm
3) Thời kì hậu khủng hoảng (T1)
2
3
6
2
4
4
8
Kinh tế mới hồi phục nên phải sử dụng vốn hiệu quả
4) Hệ thống chính trị ổn định (O3)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
5) Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản (O4)
3
2
6
3
9
3
9
6) Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc (T2)
4
3
12
4
16
1
4
7) Xu hướng tiêu thụ thủy sản trên toàn thế giới gia tăng (O5)
3
3
9
3
9
2
6
Yêu cầu về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm tăng
8) Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam (O6)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
9) Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ tại Việt Nam (T3)
2
3
6
1
2
4
8
10) Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản ( O7)
1
2
2
4
4
1
1
Nguồn cung thuỷ sản nhiều
11) Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng (T4)
3
4
12
4
12
1
3
12) Tác phong lao động công nghiệp còn yếu (T5)
2
3
6
1
2
2
4
Các yếu tố bên trong
1) Nguồn cung không ổn định (W1)
2
2
4
3
6
2
4
2) Quảng cáo chưa được coi trọng (W2)
1
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
3) Mạng lưới phân phối xuất khẩu còn yếu (W3)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
4) Chủ yếu tuyển dụng từ nguồn nội bộ (W4)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
5) Chưa xây dựng được văn hóa riêng của công ty (W5)
1
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
6) Hệ thống mày móc thiết bị còn lạc hậu (W6)
2
2
4
1
2
3
6
Sử dụng vốn hiệu quả để nâng cao máy móc và chất lượng sản phẩm
7) Giá cả phù hợp (S1)
3
2
6
2
6
3
9
8) Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (S2)
4
4
16
3
12
2
8
Đây là điểm mạnh của công ty
9) Nguồn lao động của công ty trẻ,có tay nghề (S3)
3
3
9
1
3
2
6
Tận dụng được tay nghề của lao động để nâng cao chất lượng
10) Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên (S4)
3
3
9
2
6
3
9
11) Khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả (S5)
3
3
9
1
3
4
12
Tổng
125
108
103
Như vậy, nhìn vào ma trận trên thì ta thấy Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm là chiến lược hấp dẫn nhất đối với công ty vì nó có số điểm cao nhất trong nhóm các chiến lược ST.
Ma trận QSPM - nhóm WO
Các yếu tố chính
Phân loại
Các chiến lược có thể chọn lựa
Cơ sở của điểm hấp dẫn
Kết hợp phía trước với nhà phân phối
Kết hợp phía sau với nhà cung cấp
AS
TAS
AS
TAS
Các yếu tố bên ngoài
1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (O1)
2
3
6
3
6
2) Việt Nam đã gia nhập WTO (O2)
3
3
9
2
6
Thị trường tiêu thụ được mở rộng
3) Thời kì hậu khủng hoảng (T1)
2
1
2
3
6
4) Hệ thống chính trị ổn định (O3)
2
1
2
1
2
5) Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản (O4)
3
3
9
2
6
Ưu tiên xuất khẩu thuỷ sản
6) Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc (T2)
4
1
4
4
16
7) Xu hướng tiêu thụ thủy sản gia tăng (O5)
3
4
12
3
9
8) Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam (O6)
2
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
9) Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ tại Việt Nam (T3)
2
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
10) Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản ( O7)
1
1
1
3
3
Nguồn cung phong phú, đa dạng
11) Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng (T4)
3
1
3
3
9
Đảm bảo chất lượng đầu vào
12) Tác phong lao động công nghiệp còn yếu (T5)
2
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
Các yếu tố bên trong
1) Nguồn cung không ổn định (W1)
2
3
6
4
8
Đảm bảo sự ổn định của đầu vào
2) Quảng cáo chưa được coi trọng (W2)
1
3
3
1
1
3) Mạng lưới phân phối xuất khẩu còn yếu (W3)
2
3
6
1
2
4) Chủ yếu tuyển dụng từ nguồn nội bộ (W4)
2
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
5) Chưa xây dựng được văn hóa riêng của công ty (W5)
1
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
6) Hệ thống mày móc thiết bị còn lạc hậu (W6)
2
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
7) Giá cả phù hợp (S1)
3
3
9
3
9
8) Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (S2)
4
3
12
1
4
9) Nguồn lao động của công ty trẻ,có tay nghề (S3)
3
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
10) Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên (S4)
3
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
11) Khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả (S5)
3
1
3
2
6
Tổng
87
93
Như vậy, nhìn vào ma trận trên thì ta thấy Kết hợp phía sau với nhà cung cấp
là chiến lược hấp dẫn nhất đối với công ty vì nó có số điểm cao nhất trong nhóm các chiến lược WO.
Ma trận QSPM - nhóm WT
Các yếu tố chính
Phân loại
Các chiến lược có thể chọn lựa
Cơ sở của điểm hấp dẫn
Chiến lược đầu tư phát triển công nghệ
Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chiến lược xây dựng văn hóa công ty
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
Các yếu tố bên ngoài
1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (O1)
2
3
6
3
6
1
2
2) Việt Nam đã gia nhập WTO (O2)
3
4
12
3
9
3
9
3) Thời kì hậu khủng hoảng (T1)
2
3
6
2
4
2
4
4) Hệ thống chính trị ổn định (O3)
2
1
2
2
4
1
2
5) Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho ngành thủy sản (O4)
3
3
9
2
6
1
3
6) Nhà nước yêu cầu về tiêu chuẩn lô hàng, thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục truy suất nguồn gốc (T2)
4
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
7) Xu hướng tiêu thụ thủy sản gia tăng (O5)
3
4
12
4
12
2
6
8) Nguồn lao động trẻ, dồi dào của Việt Nam (O6)
2
1
2
4
8
1
2
9) Quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn mạnh mẽ tại Việt Nam (T3)
2
4
8
2
4
1
2
10) Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản ( O7)
1
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
11) Thị trường quốc tế yêu cầu cao về chất lượng (T4)
3
4
12
4
12
3
9
12) Tác phong lao động công nghiệp còn yếu (T5)
2
2
4
3
6
2
4
Các yếu tố bên trong
1) Nguồn cung không ổn định (W1)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
2) Quảng cáo chưa được coi trọng (W2)
1
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
3) Mạng lưới phân phối xuất khẩu còn yếu (W3)
2
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
4) Chủ yếu tuyển dụng từ nguồn nội bộ (W4)
2
1
2
3
6
2
4
5) Chưa xây dựng được văn hóa riêng của công ty (W5)
1
1
1
3
3
4
4
6) Hệ thống mày móc thiết bị còn lạc hậu (W6)
2
4
8
1
2
1
2
7) Giá cả phù hợp (S1)
3
0
0
0
0
0
0
Yếu tố này không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược
8) Chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (S2)
4
4
16
1
4
1
4
9) Nguồn lao động của công ty trẻ,có tay nghề (S3)
3
2
6
4
12
3
9
10) Đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên (S4)
3
3
9
4
12
3
9
11) Khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả (S5)
3
4
12
3
9
1
3
Tổng
127
119
78
Như vậy, nhìn vào ma trận trên thì ta thấy Chiến lược đầu tư phát triển công nghệ là chiến lược hấp dẫn nhất đối với công ty vì nó có số điểm cao nhất trong nhóm các chiến lược WT.
Dựa trên việc xây dựng ma trận QSPM trên cơ sở các nhóm chiến lược SO, ST, WO và WT được xác định từ ma trận SWOT, ta có thể thấy được số điểm quan trọng của từng chiến lược trong mỗi nhóm. Tóm lại, từ 4 ma trận QSPM trên, chúng ta thấy có bốn chiến lược hấp dẫn nhất đối với công ty trong giai đoạn sắp tới là:
Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa (112 điểm)
Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm (125 điểm)
Kết hợp phía sau với nhà cung cấp (93 điểm)
Chiến lược đầu tư phát triển công nghệ (127 điểm)
Do đó trong giai đoạn 2010 -2015, công ty cần ưu tiên phát triển các chiến lược này để có thể tận dụng cơ hội phát triển hoặc đề phòng nguy cơ nhằm tránh được những rủi ro trong kinh doanh.
KẾT LUẬN
Như vậy, Quản trị chiến lược giúp tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình, nhờ vậy có thể phát triển đúng hướng và hiệu quả. Quản trị chiến chiến lược giúp tổ chức luôn ở thế chủ động, nắm bắt kịp thời các cơ hội, biến nguy cơ thành cơ hội, lật ngược tình thế, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, phát triển bền vững. Quản trị chiến lược giúp mọi thành viên thấy rõ được tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu của tổ chức, từ đó giúp thu hút mọi người (quản trị viên các cấp và nhân viên) vào quá trình quản trị chiến lược, giúp thống nhất hành động, tập trung sức mạnh của tổ chức để thực hiện mục tiêu chung. Quản trị chiến lược giúp tổ chức gắn các kế hoạch thực hiện mục tiêu ngắn hạn với chiến lược dài hạn để thực hiện mục tiêu tổng thể, bên cạnh đó còn giúp xác định được những hướng phát triển cần ưu tiên, để tập trung nguồn lực phát triển tổ chức một cách hiệu quả, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, giành vị trí xứng đáng trên thương trường.
Qua quá trình nghiên cứu hoạch định, thì một số chiến lược mà nhóm thấy có sức hấp dẫn nhiều nhất đối với công ty là chiến lược đầu tư máy móc thiết bị phát triển công nghệ, chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm và chiến lược thâm nhập thị trường nội địa .Hi vọng các chiến lược này sẽ giúp công ty có được mục tiêu dài hạn, và giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan.
Vì lần này nhóm đến doanh nghiệp chưa có điều kiện tìm hiểu thật sâu những số liệu cũng như hoạt động cụ thể, chi tiết từng phòng ban nên có thể những phân tích chưa sâu sắc, trong quá trình hoạch định chỉ sử dụng ma trận SWOT kết hợp ma trận QSPM. Nhóm mong muôn sau này nếu có điều kiện và thời gian nhóm sẽ quay lại công ty hoạch định sử dụng thêm nhiều ma trận khác như : Ma trận SPACE, Ma trận BCG, Ma trận IE, Ma trận chiến lược chính nhằm giúp công ty xác định được chiến lược trên nhiều cơ sở khoa học. Và như vậy chiến lược đề ra cho công ty sẽ rất khả thi, đồng thời việc triển khai chiến lược sẽ rất hiệu quả.
PHỤ LỤC
_ Bảng cân đối kế toán 2005-2008
_ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005-2008
Báo cáo hoạt động kinh doanh trong 4 năm 2005, 2006, 2007,2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
130,781
147,894
145,552
164,300
2
Các khoản giảm trừ
-
-
-
-
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
130,781
147,894
145,552
164,300
4
Giá vốn hàng bán
117,878
134,499
130,119
146,950
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
12,902
13,394
15,433
17,350
6
Doanh thu hoạt động tài chính
146
134
378
4,609
7
Chi phí tài chính
59
62
318
249
8
Chi phí bán hàng
5,388
6,321
6,484
6,710
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,864
2,094
2,709
5,821
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
5,736
5,051
6,298
9,178
11
Thu nhập khác
161
1,247
238
9,520
12
Chi phí khác
0,3
4
-
90
13
Lợi nhuận khác
160
1,243
238
9,430
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
5,897
6,294
6,537
18,608
15
Chi phí thuế TNDN hiện hành
588
598
711
5,248
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
-
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
5,308
5,695
5,825
13,361
18
Lãi cơ bản trên cổ phiếu EPS
2,654
2,848
2,589
3,865
Nguồn: trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2005, 2006, 2007 của SEAJOCO VN
Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2005, 2006, 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
TÀI SẢN
A . TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
29,639
35,489
79,295
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
2,441
1,202
1,578
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
-
-
30,000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
6,466
7,490
10,493
IV. Hàng tồn kho
140
19,265
24,742
35,498
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1,467
2,055
1,726
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
200
6,495
5,498
6,170
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
-
-
-
II. Tài sản cố định
220
6,377
5,380
5,945
III. Bất động sản đầu tư
240
-
-
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
118
118
225
V. Tài sản dài hạn khác
260
-
-
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
36,134
40,987
85,465
NGUỒN VỐN
A . NỢ PHẢI TRẢ
300
9,603
11,340
15,413
I. Nợ ngắn hạn
310
9,603
11,277
15,413
II. Nợ dài hạn
330
-
63
-
B . VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
26,531
29,647
70,052
I. Vốn chủ sở hữu
410
25,584
28,806
69,351
1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu
411
20,000
20,000
35,000
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
984
25,154
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ
414
-1,500
-664
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
5,703
7,090
7,801
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
1,268
1,396
1,396
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
113
-
-
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
421
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
430
947
841
701
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
430
36,134
40,987
85,465
Nguồn: trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2005, 2006, 2007 của SEAJOCO VN
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
TÀI SẢN
A . TÀI SẢN NGẮN HẠN
100
74,915,463,084
79,297,461,808
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
26,957,454,898
1,578,927,476
1. Tiền
111
03
26,957,454,898
1,578,927,476
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
04
16,000,000,000
30,000,000,000
1. Đầu tư ngắn hạn
121
16,000,000,000
30,000,000,000
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)
129
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
6,413,494,449
10,493,052,589
1. Phải thu khách hàng
131
5,343,918,449
4,223,097,879
2. Trả trước cho người bán
132
218,880,000
5,303,254,710
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
133
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
5. Các khoản phải thu khác
138
05
850,696,000
966,700,000
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho
140
23,782,523,380
35,498,841,454
1. Hàng tồn kho
141
06
23,782,523,380
35,498,841,454
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
149
-
-
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1,761,990,357
1,726,640,289
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2. Thuế GTGT được khấu trừ
152
1,566,164,717
1,610,440,289
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
154
64,925,640
-
4. Tài sản ngắn hạn khác
158
07
130,900,000
116,200,000
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
200
12,701,786,758
6,170,546,258
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
-
-
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
212
3. Phải thu nội bộ dài hạn
213
4. Phải thu dài hạn khác
218
5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
219
II. Tài sản cố định
220
12,476,272,435
5,945,031,935
1. Tài sản cố định hữu hình
221
08
3,603,691,754
4,051,028,937
- Nguyên giá
222
18,005,650,819
17,428,677,867
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
223
(14,401,959,065)
(13,377,648,930)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
-
-
- Nguyên giá
225
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
226
3. Tài sản cố định vô hình
227
9
1,458,158,000
-
- Nguyên giá
228
1,458,158,000
-
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
10
7,414,422,681
1,894,002,998
III. Bất động sản đầu tư
240
-
-
- Nguyên giá
241
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
225,514,323
225,514,323
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
258
11
225,514,323
225,514,323
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*)
259
V. Tài sản dài hạn khác
260
-
-
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
3. Tài sản dài hạn khác
268
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
87,617,249,842
85,468,008,066
NGUỒN VỐN
A . NỢ PHẢI TRẢ
300
14,531,329,026
15,413,967,227
I. Nợ ngắn hạn
310
14,311,123,026
15,413,967,227
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
2. Phải trả người bán
312
2,952,920,891
2,616,635,326
3. Người mua trả tiền trước
313
4,000,000,000
4,804,896,456
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
314
12
777,442,829
340,732,064
5. Phải trả người lao động
315
2,893,845,155
2,800,000,000
6. Chi phí phải trả
316
13
1,884,354,098
1,620,015,098
7. Phải trả nội bộ
317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác
319
14
1,802,560,053
3,231,688,283
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
II. Nợ dài hạn
330
220,206,000
-
1. Phải trả dài hạn người bán
331
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
220,206,000
-
7. Dự phòng phải trả dài hạn
337
B . VỐN CHỦ SỞ HỮU
400
73,085,920,816
70,054,040,839
I. Vốn chủ sở hữu
410
15
71,374,234,797
69,352,063,364
1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu
411
35,000,000,000
35,000,000,000
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
25,154,066,413
25,154,066,413
3. Vốn khác của chủ sở hữu
413
4. Cổ phiếu quỹ
414
(2,965,945,680)
-
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7. Quỹ đầu tư phát triển
417
8,958,157,240
7,801,639,130
8. Quỹ dự phòng tài chính
418
2,056,821,558
1,396,357,821
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
3,171,135,266
-
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
421
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
430
1,711,686,019
701,977,475
1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
431
1,711,686,019
701,977,475
2. Nguồn kinh phí
432
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
430
87,617,249,842
85,468,008,066
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược phát triển cho công cổ phần thủy sản số 1 (Seajoco Việt Nam) trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến 2020.doc