+Nghiên cứu hình thành mô hình công ty mẹ-công ty con đưa vào hoạt động
một cách hiệu quả.
+Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trên các mặt:
*Mởrộng thêm các lĩnh vực thu hút đầu tưnước ngoài. Nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước trên cơsởrà soát thường xuyên các dựán đầu tưnước ngoài đã
được cấp phép đểcó các biện pháp hỗtrợ, xửlý kịp thời.
*Tiếp tục chủtrương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tưnước ngoài, cải tiến
thủ tục hành chính, chính sách đào tạo công nhân kỹ thuật trong khu vực đầu tư
nước ngoài.
71 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong và ngoàI nước.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế cũng như
của từng ngành, từng sản phẩm chưa được cảI thiện đáng kể, chuyển dịch cơ cấu lao
động chậm. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của các doanh nghiệp
Việt Nam còn thấp khá xa so với nhu cầu.
Bên cạnh đó, kinh tế thế giới còn diễn biến không thuận lợi và phức tạp;
những khó khăn lớn có thể vẫn kéo dàI và ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch phát
triển kinh tế-xã hội nước ta:
- 46 -
Các nền kinh tế lớn trên thế giới và trong khu vực đều giảm mạnh tốc độ phát
triển. Sau sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ, sẽ càng khó khăn hơn, khả năng hồi phục sẽ bị
chậm lạI, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế nước ta, nhất là trên các lĩnh
vực xuất khẩu, thu hút vốn bên ngoàI và du lịch quốc tế.
Việc thực hiện các cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế, bên cạnh
việc mang lạI nhiều thuận lợi quan trọng, cũng sẽ đặt các doanh nghiệp nước ta
trước sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường
nội địa.
Dự báo thị trường thế giới về nông sản và hàng công nghiệp tiêu dùng chủ yếu
cho thấy sẽ không có những thay đổi cơ bản trong hai năm tới, giá cả trên thị trường
thế giới chưa tăng lên đáng kể. Do đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cả nước ta
như gạo, cà phê, cao su, chè, dệt may, giày dép...sẽ tiếp tục phảI đối mặt với tình
trạng giá xuất khẩu thấp; thu nhập của nền kinh tế nước ta nói chung và nông dân
nói riêng sẽ tăng chậm.
NgoàI ra, việc Trung quốc một đất nước có 1,2 tỷ dân (dân số lớn nhất thế
giới), một đất nước đang trên đà phát triển cao,ổn định nhất thế giới và biên giới
giáp với chúng ta vừa ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng tạo cho
chúng ta những cơ hội và thách thức rất lớn. Một thị trường được đánh giá là
“thượng vàng hạ cám” đòi hỏi chúng ta phảI nghiên cứu đưa ra được cơ cấu ngành,
cơ cấu sản phẩm phát huy những đIểm mạnh và hạn chế những đIểm yếu của để nền
kinh tế có thể hoạt động hiệu quả
4. Nguồn lực chủ yếu cho qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong
thời kỳ 2001-2005
1. Vốn đầu tư cho phát triển
Theo tính toán ban đầu khả, năng huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển
trong 5 năm tới vào khoảng 830-850 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2000), tương
đương 59-61 tỷUSD tăng khoảng 11-12%/năm, trong đó nguồn vốn trong nước
chiếm khoảng 2/3. Tỷ lệ đầu tư so với GDP chiếm khoảng 31-32% bảo đảm tốc độ
tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm và có công trình gối đầu cho kế hoạch 5 năm tiếp
theo.
- 47 -
Trong tổng vốn đầu tư xã hội, đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước chiếm
20-21%; đầu tư bằng tín dụng nhà nước chiếm 17-18%; khu vực doanh nghiệp nhà
nước đầu tư chiếm 19-20%; khu vực dân cư, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp
24-25%; đầu tư trực tiếp nước ngoài theo dự báo và tính toán ban đầu dự kiến đưa
và thực hiện chiếm 16-17%.
Toàn bộ nguồn vốn bên ngoài có thể thu hút cho đầu tư phát triển là 18-20 tỷ
USD trong đó:
Khả năng thu hút nguồn ODA trong 5 năm tới ODA khoảng 10-11 ty USD,
FDI khoảng 9-10 tỷ USD.Ngoài ra còn khả năng thu hút các nguồn khác khoảng 1-2
tỷ USD.
2. Thực trạng lao động
Tại thời điểm 1-7-2001, dân số nước ta là 78,7 triệu người,tăng 1 triệu so với
năm 2000, trong đó dân số khu vực thành thị là 19,2 triệu người (24,4%); dân số
khu vực nông thôn là 59,5 triệu người (75,6%). Hộ thuần nông ở khu vực nông thôn
vẫn cao (68,26%).
Về độ tuổi lao động, tính chung trong toàn quốc,số người dưới tuổi lao động là
30,35%, trong độ tuổi lao động là 59,25% và trên độ tuổi lao động là 10,40 %, các
nhóm tuổi có tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế cao nhất là từ 35-39 tuổi, tiếp đến là
nhóm 25-29 tuổi; 40-44và 45-49...Cơ cấu lao động năm 2001 so với năm 2000 vẫn
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngư
nghiệp tiếp tục giảm; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh. Trình độ học vấn
của lao động tương đối cao: 78% tốt nghiệp tiểu học trở lên; 36,5% lao động thường
xuyên ở thành thị đã tốt nghiệp từ phổ thông trung học trở lên. Tuy nhiên, trình độ
chuyên môn kỹ thuật của lao động còn rất thấp, 83% không có chuyên môn kỹ
thuật. Cơ cấu trình độ của lao động rất bất hợp lý. Tỷ lệ lao động có trình độ đại
học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật hiện nay ở Việt Nam là 1-1,6-
3,6 so với mức bình quân của thế giới là 1-4-20.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm chậm 6,4% năm 2000 xuống còn 6,28% năm 2001. Tỷ
lệ sử dụng thời gian lao động còn thấp. Số tỉnh có tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
dưói 75% vẫn còn tới 67,21% trong tổng 61 tỉnh thành phố.
- 48 -
Chương III
Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành
thời kỳ 2001-2005
I. Quan điểm:
Quan điểm 1: Coi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vừa là vấn đề cần thiết
phảI định hướng vừa là động lực, là điều kiện để thực hiện các chiến lược về phát
triển kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành nói riêng
sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng, nếu chuyển dịch cơ cấu theo hướng phù hợp với
những điều kiện về nguồn lực của đất nước như vị trí địa lý, điều kiện tàI nguyên,
đặc biệt trong thời đạI ngày nay là nguồn lực lao động và vốn đầu tư cùng với đó
biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoàI như xu thế hoà bình hợp tác, cách mạng khoa
học công nghệ và đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá đang dần trở thành xu thế chủ đạo
sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
nhanh, hiệu quả cao và bền vững. Từ đó chúng ta đưa đất nước ra khỏi tình trạng
kếm phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của nhân dân;tạo nền
tảng để đến đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đạI. Từ đó chúng ta có nguồn lực để công nghiệp hoá hiện đạI hoá, chuyển
dịch cơ cấu lao động v.v...và quay trở lạI cơ cấu nền kinh tế một cách phù hợp với
những điều kiện mới của đất nước.
Quan điểm 2: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phảI phù hợp với xu thế phát
triển.
* Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đI đôI với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môI trường.
- 49 -
Phát huy mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm,
ngành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh
xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước
ngoài. Tăng nhanh năng suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển.
Tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đạI hoá.
Đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập khẩu. đI nhanh vào công
nghệ hiện đại ở những ngành những lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về
công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ
chủ lực. Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt giai đoạn
phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhanh tố phát triển kinh tế, từng
bước phát triển kinh tế tri thức ở nước ta.
Phát triển kinh tế gắn chặt với bảo vệ và cảI thiện môI trường thiên nhiên,giữ
gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác đọng xấu của thiên tai.
Coi yêu cầu về môI trường là một tieu chí quan trọng đánh giá các giảI pháp phát
triển.
* Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực, giảI phóng và phát huy mọi
nguồn lực
Tiếp tục đổi mới sâu rộng, đồng bộ về kinh tế, xã hội và bộ máy nhà nước
hướng vào hình thành và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa nhằm giảI phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy sức
mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của dân tộc, tạo động lực và nguồn lực phát triển
nhanh, bền vững.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tập trung tháo gỡ mọi vướng mắc,
xoá bỏ mọi trở lực để khơI đậy nguồn lực to lớn trong dân, cổ vũ các nhà kinh
doanh và mọi người dân ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước. Tiếp tục cảI
thiện môI trường đầu tư để thu hút tốt hơn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
bên ngoàI. Nội lực là quyết định, ngoạI lực là quan trọng, gắn kết với nhau thành
nguồn lực tổng hựp để phát triển đất nước.
- 50 -
* Phát triển mạnh những ngành đang có lợi thế về lao động và tàI nguyên
cùng với qúa trình phát triển những ngành công nghệ cao.
Phát triển mạnh những ngành công nghiệp đang có lợi thế về lao động và tàI
nguyên, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động tăng thu ngoạI tệ, góp phần
cảI thiện cán cân thương mại. Đó là nhóm ngành nông sản, thuỷ sản như gạo, cà
phê, cao su tự nhiên, thuỷ sản...và những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
động như may mặc, da giầy. Lợi thế của những sản phẩm này đang bị thu hẹp. Do
đó càn chú ý nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc đầu tư và công nghệ cao cho
toàn bộ qúa trình từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ.
Phát triển những ngành công nghiệp quan trọng, có sức cạnh tranh trong thời
gian tiếp theo như:đIện-đIện tử, cơ khí, công nghệ thông tin. Trong đó công nghệ
thông tin phảI trở thành ngành mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của đất nước.
* Coi trọng thị trường trong nước và nước ngoài
Từ kinh nghiệm của nước ta, các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy
chúng ta phảI coi trọng quan điểm này, đặc biệt với nước ta với dân số tương đối
lớn nhưng tiềm lực kinh tế hạn chế, khả năng cạnh tranh của hàng hoá còn thua kém
nhiều nước, nhiều mặt hàng còn đang thua ngay trên “sân nhà” thì cần áp dụng mô
hình hỗn hợp một cách hợp lý, hiệu quả tránh cực đoan hướng nền kinh tế theo một
hướng thuần tuý, phảI vừa phát huy lợi thế so sánh trong việc phát triển các ngành
xuất khẩu, đồng thời phát triển thị trường trong nước. Tức là chúng ta phảI chuyển
dịch cơ cấu hợp lý theo yêu cầu của tiến trình hội nhập và các thời kỳ khác nhau
trong chu kỳ sản phẩm.
Quan điểm 3: Xây dựng cơ cấu phù hợp với xu thế của thế giới
* Hướng hội nhập:
Hiện nay xu thế quốc tế hoá đang tác động đến tất cả các nkt trên thế giới và
đang chuyển sang một hình thức phát triển cao hơn đó là xu thế toàn cầu hoá cùng
đó là xu thế hoà bình hợp tác, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Đó
là những xu thế khách quan mỗi quốc gia cần phải biết nắm bắt những cơ hội và đẩy
lùi những thách thức khó khăn. Những thuận lợi chúng ta được tiếp nhận đặc biệt
- 51 -
phải kể đến sự chuyển giao công nghệ tiên tiến và vốn từ nước ngoài, tạo điều kiện
chuyển dịch cơ cấu cơ cấu, rút ngắn nhanh khoảng cách với các nước phát triển.
+Trước hết về công nghệ máy móc và công nghệ quản lý: Chúng ta cần lựa
chọn hợp lý những công nghệ, máy móc phù hợp với trình độ khai thác sử dụng và
khả năng về vốn trong điều kiện hiện tại và tương lai, tránh tình trạng nhập những
công nghệ quá lạc hậu hoặc quá cao, giá cả không phù hợp.
+Về vốn: Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đơn giản các thủ tục, phát
triển, lành mạnh hoá các thị trường lôi kéo các nhà đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt
Nam.
*Hướng công nghệ hoá,hiện đại hoá
Con đường công nghệ hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn
thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế
của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, đặc
biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới
hoá, điện khí hoá tranh thủ ngày càng nhiều hơn những thành tựu về khoa học công
nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh
tinh thần của người Việt Nam.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ về đường lối, chính sách; có kết cấu hạ tầng hiện đại và có một số ngành công
nghiệp nặng then chốt có năng lực nội sinh về khoa học công nghệ.
* Tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nước ta còn lạc hậu tỷ trọng nông nghiệp còn cao trong khi đó
sản xuất nông nghiệp có năng suất ngày càng tăng và sản phẩm nông nghiệp có nhu
cầu ngày càng giảm do đời sống ngày càng cao. Vì vậy, chúng ta cần giảm tỷ trọng
của ngành này. Nhu cầu về các hàng hoá công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
Do đó chúng ta cần tăng tỷ trọng những ngành này.
-Tỷ trọng của nông nghiệp sẽ giảm dần qua các năm đến năm 2005 chỉ còn 20-
21% trong cơ cấu GDP.
Trong đó giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi; giảm tỷ trọng lâm
nghiệp; tăng tỷ trọng thuỷ sản; giảm tỷ trọng của trồng trọt và lâm nghiệp tương đối
- 52 -
so với các ngành khác nhưng vẫn tăng về tuyệt đối. Tăng tỷ trọng ngành có giá trị
xuất khẩu cao.
-Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp đi từ các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế
so sánh về lao động tài nguyên sang các ngành công nghiệp chế biến sâu hơn. Phát
triển các ngành công nghiệp đi sau liên kết chặt chẽ và bền vững với các ngành đi
trước. Nâng dần trình độ công nghệ, tranh thủ đi nhanh đi thẳng vào công nghệ hiện
đại, công nghệ cao. Phát huy lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ cao.
-Phát triển các loại hình dịch vụ: thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch,
dịch vụ hàng hải... đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống phù hợp với xu hướng của
kinh tế thị trường hiện đại, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế cơ cấu lao
động.
Quan điểm 4: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế-xã hội cao trong phương án
chuyển dịch cơ cấu ngành
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của phương án chuyển dịch
cơ cấu. Bao gồm mục tiêu sau:
-Chuyển dịch cơ cấu ngành phải tạo ra được giá trị gia tăng cao.
-Chuyển dịch cơ cấu phải sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực.
+Đem lại tỷ lệ lọi nhuận cao nhất.
+Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: tăng tổng năng suất lao động toàn xã hội,
giảm thấp nhất tỷ lệ thất nghiệp, tăng cao nhất thời gian sử dụng lao động.
+Sử dụng triệt để năng suất máy móc;khai thác tối đa tính năng, tác dụng của
máy móc.
Quan điểm 5: Chuyển dịch cơ cấu ngành phải đồng bộ
-Chuyển dịch cơ cấu phải được nhận thức ở mọi ngành,mọi cấp,mọi người dân.
-Chuyển dịch cơ cấu ngành phải đồng bộ với cơ cấu vùng cơ cấu thành phần
kinh tế.
-Chuỷên dịch cơ cấu ngành phải phù hợp với chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân
lực, chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn, với trình dộ công nghệ.
- 53 -
-Chuyển dịch cơ cấu của mỗi ngành phải tính đến sự chuyển dịch cơ cấu của
các ngành khác. Phải tận dụng được hiệu quả, sản phẩm của các ngành khác.
II. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1. Định dạng cơ cấu và lựa chọn một số ngành trọng điểm, mũi nhọn
Tiêu chuẩn và tiêu thức định dạng cơ cấu
Với tư cách là nội dung cốt lõi của đường lối công nghiệp hoá, việc định dạng
cơ cấu ngành trong những năm trước mắt có trọng tâm là xác định một tương quan
cơ cấu hợp lý. Về thực chất, tương quan đó không có gì khác hơn là ưu tiên đối với
một số ngành nhất định, là xác định những ngành trọng đIểm và mũi nhọn. Trước
khi định dạng cơ cấu tổng quát cần lựa chọn các ngành ưu tiên, cần làm rõ tiêu
chuẩn cơ bản và những tiêu thức chính để thực hiện sự lựa chọn đó ở nước ta trong
những năm trước mắt.
Tiêu chuẩn cơ bản
Về nguyên tắc, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hiệu quả luôn luôn là
tiêu chuẩn cơ bản nhất để lựa chọn ngành trọng điểm, mũi nhọn. Việc xa rời nguyên
tắc này đồng nghĩa với việc phủ nhận rên thực tế vai trò điều tiết của cơ chế thị
trường, đặc biệt là vai trò việc phân bố các nguồn lực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra
là:cần hiểu khái niệm hiệu quả như thế nào cho thích hợp ? tương quan giữa hiệu
quả kinh tế thuần tuý và hiệu quả kinh tế-xã hội trong đó là như thế nào ? Có ba
điểm cần đáng lưu tâm ở đây.
Thứ nhất, chúng ta đang xét đến các vấn đề chiến lược. Vì thế, hiệu quả xét
trên quan điểm dài hạn cần được coi là tiêu chuẩn chủ đạo. Điều đó không có nghĩa
là sao nhãng những lợi ngắn hạn song khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao, lâu
bền như là mục tiêu hàng đầu thì việc ưu tiên bất cứ ngành nào trong giai đoạn đầu
trước hết cũng phải nhằm đích tạo dựng cơ sở tăng trưởng bền vững cho toàn bộ
nền kinh tế ở giai đoạn sau, hướng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và
trình độ công nghệ-kỹ thuật của đất nước.
Thứ hai, để bảo đảm sự phát triển bền vững theo một mô thức tăng trưởng và
phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, rõ ràng không chỉ quan
tâm đến hiệu quả kinh tế thuần tuý. Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội
- 54 -
như mức độ công ăn việc làm, phân phối lợi ích do tăng trưởng đem lạI cho các
tầng lớp dân cư khác nhau đặc biệt là cho nông dân v.v...cần được tính đến như là
những tiêu thức chủ yếu. Kinh nghiệm phát triển của các nền kinh tế châu á cho
thấy hai yếu tố này về cơ bản có tác động cùng chiều, thúc đẩy lẫn nhau. ở một cấp
độ cao hơn, còn có thể nói rằng hiệu quả kinh tế, lợi ích tăng trưởng chỉ có thể đạt
mức tối đa khi nó gắn liền với sự bảo đảm một hiệu quả kinh tế -xã hội đủ cao.
Thứ ba, những ngành được lựa chọn để ưu tiên phát triển cần phải là loại
ngành có hệ số tác động cao đến sự phát triển của tương đối nhiều ngành hơn. Nói
khác đi, một mức tăng trưởng cao của ngành ưu tiên sẽ phảI kéo theo sự tăng trưởng
của nhiều ngành liên quan không nằm trong sự ưu tiên. Phạm vi các ngành chịu sự
tác động “lôI kéo tăng trưởng” và mức độ tác động đến tốc độ tăng trưởng của một
số ngành “bị lôi kéo” này từ sự phát triển của một ngành nào đó tạo nên hiệu quả
phát triển toàn bộ cả nó. Đây được coi là tiêu chuẩn chung bắt buộc để lựa chọn
ngành trọng đIểm, mũi nhọn.
Các tiêu thức chính lựa chọn ngành trọng điểm
Về đạI thể, các tiêu thức này có liên quan đến yêu cầu tận dụng các nguồn lực,
hiệu quả sử dụng vốn, bước chuyển bắt buộc do chu kỳ sản phẩm quy định và đến
định hướng tăng trưởng xuất khẩu.
*Do chỗ đIểm xuất phát kinh tế của nước ta là thấp, yêu cầu tối cao đặt ra cho
việc lựa chọn cơ cấu là tận dụng tối đa lợi thế về các nguồn sẵn có với chi phí thấp
nhất về vốn. Thoả mãn yêu cầu này bao gồm trong đó khả năng du trì chỉ số ICOR
trung bình thấp của nền kinh tế. Sự lựa chọn cụ thể sẽ căn cứ vào:
-Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên xét. Xét theo chỉ số trữ lượng tài nguyên
tính trên đầu người. Nói chung, nước ta không phải là một nước giaù, kể cả khi so
sánh với nhiều nước trong khu vực. Song, trong bối cảnh nước ta hiện nay vẫn có
thể chỉ ra một số nguồn được coi là lợi thế phát triển. Những nguồn đó là: dầu khí,
cơ sở nông nghiệp nhiệt đớivới tiềm năng đa canh và trồng lúa nước, quạng apatit,
quặng sắt và nhôm, nguồn nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
-Lợi thế về nguồn nhân lực (lao động). Thực ra, đối với nước ta hiện nay, vấn
đề lao động có hai mặt, nguồn lao động rất dồi dào và rẻ là lợi thế lớn nhưng đây
chỉ là lợi thế tiềm năng.Trên thực tế, nước ta đang đối mặt với khía cạnh thứ hai của
- 55 -
vấn đề lao động:thiếu công ăn việc làm, trình độ tay nghề của người lao động thấp,
tạo ra một áp lực phát triển rất nặng nề. Việc tạo ra nhiều chỗ việc làm để tận dụng
lao động đang là một yêu cầu cấp bách hàng đầu cho bất cứ sự lựa chọn cơ cấu nào.
Lôgic tự nhiên dẫn tới sự kết luận rằng sử dụng nhiều lao động là tiêu thức chủ
yếu nhất để lựa chọn ngành trọng điểm.
-Tổ hợp hai tiêu thức trên, chúng ta có tiêu thức thứ ba:chỉ số ICOR thấp để
xác dịnh ngành trọng điểm. Khái niệm tổ hợp ở đây hàm một nghĩa rất rõ ràng chỉ
số ICOR thấp là tiêu thức tinh lọc số ngành được chọn là ngành trọng điểm theo trật
tự ưu tiên của các ngành được lựa chọn theo hai tiêu thức trên.
*Đối với yêu cầu mang tính kỹ thuật của việc lựa chọn ngành trọng điểm
(bước chuyển bắt buộc do chu kỳ sản phẩm quy định, của định hướng tăng trưởng
xuất khẩu), cần phân tích một số tính quy định trên một góc độ khác:mối tương
quan giữa tính tất yếu kỹ thuật của qúa trình chuyển dịch cơ cấu với những đòi hỏi
thị trường (thị trường quốc tế và trong nước).
Nguyên tắc tổng quát rút ra từ đó là việc xác định các ngành trọng điểm, xếp
hạng trật tự ưu tiên của chúng là mức độ thoả mãn bốn tiêu chuẩn đó. Ngành nào
thoả mãn càng đầy đủ bốn tiêu chuẩn thì xếp hạng ưu tiên càng cao và ngược lại.
Các tiêu thức chính để xác định ngành mũi nhọn
Trước tiên, cần nói rằng về cơ bản, ngành mũi nhọn phải là ngành đáp ứng các
tiêu thức đặt ra cho ngành trọng điểm. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng tổ hợp tiêu thức
trên có thể được xem xét trong một tương quan “lỏng”hơn: có những tiêu thức đặt ra
nghiêm ngặt hơn (định hướng xuất khẩu, chỉ số ICOR thấp), có những tiêu thức
không đòi hỏi nghiêm ngặt lắm (định hướng sử dụng tài nguyên). Sự thay đổi trong
tiêu thức lựa chọn này được quy định bởi ngành trọng điểm còn phải đáp ứng một số
yêu cầu khác mang tính đặc trưng:tạo sức thúc đẩy cho qúa trình đổi mới công nghệ-
kỹ thuật trong nền kinh tế.
Trật tự các tiêu thức chính để xác định ngành mũi nhọn:
-Định hướng công nghệ-kỹ thuật tiên tiến;
-Định hướng xuất khẩu;
-Định hướng sử dụng các lợi thế về nguồn lực trước tiên là nguồn lao động;
- 56 -
-Chỉ số ICOR thấp.
Thực ra, bốn tiêu thức trên có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau (chế
định lẫn nhau). Tất cả chúng đều hướng tới những mục tiêu dài hạn của nền kinh tế:
tăng trưởng nhanh với hiệu quả sử dụng nguồn vốn cao, tăng nguồn thu nhập ngoại
tệ (được coi là nguồn lực khan hiếm nhất hiện nay), tạo nhiều việc làm theo định
hướng tăng trưởng đã lựa chọn.
Tuy nhiên ngành ngành mũi nhọn, trong sự phân biệt với ngành trọng điểm,
còn nhằm một mục tiêu thậm chí còn dài hạn hơn:định hướng công nghệ-kỹ thuật
cho toàn bộ nền kinh tế. Đây được coi là tiêu thức chủ yếu nhất để xác định tư cách
ngành mũi nhọn trong giai đoạn tới ở nước ta.
2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành
Dạng cơ cấu ngành trong thời kỳ này là công nghiệp -nông nghiệp -dịch vụ
các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế chủ yếu:
Đưa GDP năm 2005 gấp 2 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng trưởng bình
quân hằng năm thời kỳ 5 năm 2001-2005 là 7,5%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp
tăng 4,0-4,5% công nghiệp và xây dựng tăng 10,8%, dịch vụ tăng 6,2%
-Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm.
-Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13%/năm.
-Giá trị dịch vụ tăng 7,5%.
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 dự kiến:
-Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20-21%.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khoảng 38-39%.
-Tỷ trọng các ngành dịch vụ 41-42%.
2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp
trong GDP sẽ giảm dần từ 24,3%năm 2000 xuống còn 20-21% năm 2005;
Cơ cấu trong nội bộ nông, lâm, ngư nghiệp có sự chuyển biến tăng tỷ trọng
ngành có giá trị sản xuất và xuất khẩu cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
- 57 -
tăng bình quân 4,8%/năm.Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75-
76%giá trị sản xuất toàn ngành, lâm nghiệp khoảng 5-6%, thuỷ sản khoảng 19-20%.
Xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và
lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương.ứng dụng
nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học;
gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ,
hình thành sự liên kết nông- công nghiệp- dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn.
Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơI còn đất hoang
hóa chưa được sử dụng, phân bố lạI lao động dân cư; giảm nhẹ tác động của thiên
tai đối với sản xuất.
Phát triển mạnh ngành, nghề và kết cấu hạ tầng ở nông thôn, tạo thêm việc
làm mới để chuyển lao động sang làm ngành, nghề phi nông nghiệp, nâng cao đời
sống của dân cư nông thôn. Phán đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân của nông
dân gấp 1,7 lần so với hiện nay; không còn hộ đói, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo.
Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất
và tăng nhanh lúa đặc sản,chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005
dự kiến 37 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Tập trung phát triển cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao
su, cà phê chè, chè, đIều,...Ngoài ra cần đặc biệt chú trọng phát triển các loạI rau
quả và các sản phẩm đặc trưng khác.
Phát triển chăn nuôI, dự kiến năm 2005,sản lượng thịt hơI các loạI khoảng 2,5
triệu tấn.Hướng chính là tổ chức lạI sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông
trạI chăn nuôI quy mô lớn; đầu tư cảI tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y; chế
biến thức ăn chăn nuôI; phát triển đàn bò thịt, sữa và các cơ sở chế biến thịt, sữa;
tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng.Tăng nhanh
diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôI, bảo vệ táI sinh rừng. Trồng mới
1,3 triệu ha rừng tập trung, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 38-39%vào năm 2005;
hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân vùng
núi.
- 58 -
Phát triển khai thác hảI sản xa bờ và đIều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý.Đầu tư
phát triển mạnh ngành nuôI trồng thuỷ sản, xây dựng vùng nuôI, trồng tập trung,
gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao; đẩy mạnh nuôI tôm xuất
khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môI trường.Xây dựng đồng bộ công nghiệp
khai thác cả về đội tàu, cảng, bến cá, đóng và sửa tàu thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu
cần, an toàn trên biển. Phấn đấu đạt sản lượng thuỷ sản năm 2005 vào khoảng 2,4
triệu tấn, giá trị xuất khẩu thuỷ sản khoảng 2,5 tỷ USD.
Phát triển mạng lưới thuỷ lợi, bảo đảm cảI tạo đất, thâm canh tăng vụ và khai
thác các vùng đất mới. Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và các công trình
ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôI, trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Kiên cố
hoá các tuyến đê xung yếu; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh
mương. Phấn đấu đến năm 2005, đưa năng lực tưới lên 6,5 triệu ha gieo trồng lúa và
1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp (tăng 60 vạn ha)
Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng
đường giao thông đến hơn 500 xã hiện chưa có đường ô tô đến trung tâm, mở rộng
mạng lưới cung cấp đIện, thực hiện tốt chương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh
môI trường nông thôn.
Mở mang các làng nghề, phát triển các đIểm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về
nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật,
trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn,...tăng nhanh việc làm cho khu vực phi
nông nghiệp.
2.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp vói nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư
chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đạI hoá từng phần các
ngành sản xuất công nghiệp.
Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp
chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các ngành công nghiệp phục vụ
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
- 59 -
Xây dựng có chọn lọc, có đIều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, và hiệu quả
một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất: dầu khí luyện kim (thép, alumin,
nhôm, kim loạI quý hiếm...), cơ khí, đIện tử, hoá chất cơ bản...
Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn
thông, đIện tử. Phát triển một số cơ sở công nghiệp quốc phòng cần thiết.
Kết hợp hàI hoà giữa phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu trong nước và
xuất khẩu; có những biện pháp bảo hộ hợp lý, bảo đảm công nghiệp phát triển với
khả năng cạnh tranh cao, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đạI hoá đất nước.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công
nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; trước hết tập
trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công
nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13,5%/năm.
* Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp:
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển mạnh theo hướng đầu tư
công nghệ hiện đạI, sản xuất ra các sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường
trong nước và nước ngoàI; chú trọng các mặt hàng như chế biến thuỷ sản, chế biến
lương thực,thịt, sữa,đường mật, nước giảI khát, dầu thực vật...
Phấn đấu đến năm 2005 đạt 8-10 lít sữa/người/năm và đưa kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm sữa gấp 2 lần so với năm 2000, nâng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong
nước lên 20%. Tiếp tục quy hoạch phát triển đồng bộ ngành mía cả về vùng nguyên
liệu và cơ sở chế biến; dự kiến lượng đường mật các loạI bình quân đầu người vào
năm 2005 khoảng 14,4 kg. Chú trọng đầu tư sản xuất dầu thực vật, phát triển cơ sở
chế biến rau,quả gắn với phát triển vùng nguyên liệu.
Ngành giấy, đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất giấy hiện có, nghiên cứu xây dựng
thêm một số cơ sở sản xuất bột giấy và giấy để có thể tăng công suất thêm 20 vạn
tấn, trong đó có nhà máy bột giấy ở Kon Tum công suất 13 vạn tấn/năm, đưa tổng
năng lực sản xuất lên 60 vạn tấn và đạt sản lượng 50 vạn tấn vào năm 2005.
- 60 -
Ngành dệt may và da giầy, chú trọng tìm kiếm và mở thêm thị trường trong
nước và nước ngoàI.Tăng cường đầu tư, hiện đạI một số khâu sản xuất, tập trung
đầu tư sản xuất sợi, dệt, thuộc da; chú trọng phát triển nguồn bông và khai thác
nguồn da các loạI, tăng phần sản xuất trong nước và các nguyên liệu và phụ liệu
trong ngành dệt may và da giầy để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu.
Đến năm 2005, đạt sản lượng 2,5-3 vạn tấn bông xơ, 750 triệu mét vảI, nâng sản
lượng giầy dép lên trên 410 triệu đôI.
Ngành công nghiệp đIện tử và công nghệ thông tin, viễn thông, thực hiện đầu
tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đạI hoá những cơ sở sản xuất đIện tử đã có,
xây dựng một số cơ sở mới đẻ đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và
tằng dần xuất khẩu;tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao.Tập trung đầu tư và có chính sách để phát triển mạnh công nghiệp phần mềm
phục vụ nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu, đưa giá trị sản phẩm phần mềm
đạt trên 500 triệu USD vào năm 2005, trong đó xuất khẩu khoảng 200 triệu USD.
Ngành cơ khí, tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đạI hoá một
số khâu then chốt trong chế tạo, chú trọng công nghiệp đóng tầu và sửa chữa tàu,
đặc biệt là các loạI tầu có trọng tảI lớn. Tăng khả nâưng chế tạo các dây truyền thiết
bị toàn bộ, thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến; máy công cụ và máy nông nghiệp;
các loạI thiết bị cho các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ; phương tiện vận tảI, máy
công cụ, máy xây dựng, cơ khí tiêu dùng. Phát triển một số lĩnh lực hiện đạI như cơ
đIện tử; từng bước đưa ngành cơ khí thành ngành công nghiệp mạnh, đáp ứng
khoảng 25% nhu cầu chế tạo thiết bị cho nền kinh tế và nội địa hoá khoảng 70- 80
% các loạI phụ tùng xe máy và 30% phụ tung lắp ráp ô tô.
Ngành dầu khí, tiếp tục tìm nguồn vốn hợp tác thăm dò, tìm kiếm khai thác để
tăng thêm khả năng khai thác dầu khí.Sản lượng khai thác dầu năm 2005 đạt 27-28
triệu tấn quy đổi. Đẩy mạnh công tác phát triển mỏ và xây dựng đường ống dẫn khí
Nam Côn Sơn để đưa vào vận hành năm 2002 nhà máy lọc dầu số một đưa vào vận
hành năm 2004 nhằm đạt sản lượng 6 triệu tấn xăng, dầu và các sản phẩm dầu vào
năm 2005. NgoàI ra sẽ tiến hành một số công tác chuẩn bị cho việc xây dựng nhà
máy lọc dầu số 2, đường ống dẫn khí và cơ sở chế biến, sử dụng khí ở khu vực Tây
Nam, đồng băng sông Hồng. Tận dụng khả năng để đầu tư ra nước ngoài nhằm phát
triển lâu dàI ngành dầu khí nước ta.
- 61 -
Ngành đIện, sản lượng đIện phát ra năm 2005 khoảng 44 tỷ kWh, tăng bình
quân 12%/năm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp,nông nghiệp, phát triển các
ngành dịch vụ và phục vụ dân sinh.
Trong 5 năm tới công suất nguồn đIện tăng thêm khoảng 5.200 MW đến năm
2005 tổng công suất nguồn đIện khoảng 11.400 MW, trong đó thuỷ đIện chiếm
40%, nhiệt diện kkhí trên 44%, nhiệt đIện than trên 15%,... Đầu tư xây dựng đồng
bộ hệ thống tảI đIện, tích cực chuản bị cho công trình thuỷ đIện Sơn La, phấn đấu
tạo đủ điều kiện để khở công xây dựng trong kế hoạch 5 năm này.
Ngành than, mở rộng tiêu thụ than trong và ngoàI nứơc để tăng nhu cầu sử
dụng than, bố trí sản xuất than hợp lý giữa cung và cầu. Thực hiện chủ trương đầu
tư có trọng đIểm, đổi mới công nghệ, nâng cao tính an toàn trong sản xuất và cảI
thiện điều kiện làm việc của công nhân ngành than. Dự kiến sản lượng than năm
2005 khoảng 15-16triệu tấn.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi măng để đưa vào khai thác trong
5 năm tới; nghiên cứu xây dựng với một vàI nhà máy xi măng dể tăng thêm 8-9
triệu tấn công suất. Đến năm 2005 dự kiến tổng công suất đạt trên 24,5 triệu tấn.
Phát triển sản xuất các ngành vật liệu xây dựng khác như tấm lợp, gạch, ngói, khai
thác và chế biến đá granit, sản xuất các thiết bị trang trí nội thất... để phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngành hoá chất phân bón, nghiên cứu các điều kiện để sớm khởi công xây
dựng nhà máy sản xuất DAP công suất 33 vạn tấn phân diamon phốt phát; tăng lực
lượng khai thác và tuyển quặng apatít lên76 vạn tấn/ năm, đưa tổng năng lực sản
xuất phân lân các loạI đến năm 2005 khoảng 2,2 triệu tấn. Triển khai xây dựng nhà
máy sản xuất phân đạm từ khí để có thể huy động một phần công suất vào năm
2004.Tích cực thực hiện các công tác chuẩn bị để sớm khởi công xây dựng nhà
máy sản xuất phân đạm từ khí hoá than, gối đầu công súât cho 5 năm sau. Dự kiến
sản lượng phân urê năm 2005 vào khoảng 80-90 vạn tấn.
Nâng cao năng lực sản xuất một số hoá chất cơ bản như xút, sôđa; đẩy mạnh
sản xuất những sản phẩm cao su, trong đó sản lượng lốp ô tô, máy kéo đạt 1,2 triệu
bộ / năm.
- 62 -
Ngành thép, tiếp tục triển khai đầu tư chiều sau các cơ sỏ luyện và cán thép
hiện có. Đầu tư xây dựng mới 1-2 cơ sở sản xuất phôI thép, nâng năng lực sản xuất
phôI từ 40 vạn tấn năm 2000 lên 1-1,4 triệu tấn năm 2005. Xây dựng nhà máy cán
thếp nguội và nhà máy cán thép nóng để sản xuất thép tám, thép lá. Nghiên cứu và
chuẩn bị xây dựng cơ sở luyện thép liên hợp từ quặng trong nước và nhập khẩu sản
lượng thép cán các loạI năm 2005 khoảng 2,7 triệu tấn.
Khai thác và chế biến các loạI khoáng sản, phát triển công nghiệp khai thác
bôxit, luyện alumin và chế biến nhôm theo 1 trong 2 phương án sản xuất 30 nghìn
tấn /năm để đIện phân 75 nghìn tấn nhôm sử dụng trong nước; sản xuất 1triệu tấn
alumin cho xuất khẩu, giai đoạn sau nâng lên 3 triệu tấn. Đầu tư khai thác và tuyển
quặng đồng, khai thác imenhít, đá quý, vàng, đất hiếm; xây dựng nhà máy luyện
kẽm TháI Nguyên, luyện đồng ở Lào Cai.
3. Định hướng phát triển các ngành dịch vụ
Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm dịch
vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Phát triển thương mạI, cả nội thương và ngoại thương, đảm bảo hàng hoá lưu
thông thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Chú
trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôngành thị trường miền núi;
tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước. Củng cố thương mạI nhà nước; tăng
cường vai trò đIều tiết của nhà nước. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị
trường tăng khoảng 11-14%/năm.
Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ
các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch và
trọng đIểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa
dạng hoá các loạI hình và các đIểm du lịch sinh tháI, du lịch văn hoá, lịch sử thể
thao hấp dẫn du khách trong và ngoàI nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và
đẩy mạnh hợp tác với các nước trong hoạt động du lịch.
Nâng cao chất lượng, tăng khối lượng và độ an toàn vận tảI khách, hàng hoá
trên tất cả các loạI hình vận tảI; có biện pháp tích cực để giảI quyết tốt vận tảI
khách công cộng ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phấn đấu để
- 63 -
giảm thiểu tai nạn giao thông...Nâng thị phần vận tải quốc tế bằng hành không,
đường biển...Khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng 9-10%/năm. Luân chuyển hành
khách tăng 5-6%/năm. Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. Năm
2005 mật độ đIện thoạI đạt 7-8 máy/100 dân. Phổ cập dịch vụ đIện thoạI đến 100%
số xã trong toàn quốc.
Phát triển nhanh các loạI hình dịch vụ tàI chính ngân hàng, kiểm toán ngành tư
vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ, tin học, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ y tế, giáo dục và đào
tạo, thể dục thể thao...
Nhịp độ tăng trưởng bình quân giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trên 7,5%/ năm.
III. Các giải pháp:
1. Giải pháp nâng cao chất lượng các quy hoạch, chương trình dự án
phát triển ngành
-Để nâng cao tính khả thi của quy hoạch ngành, điều quyết định là phải nâng
cao chất lượng của quy hoạch, chương trình dự án phát triển cụ thể của từng ngành,
cùng đó phải xây dựng chiến lược cho 10 năm tới và “tầm nhìn” đến 2020. Điều
này sẽ đảm bảo hàng hoá sản xuất ra được tieu thụ với giá cả hợp lý, hiệu quả cao.
Mặt khác, đảm bảo các yếu tố đầu vào cho qúa trình sản xuất được chuẩn bị đồng
bộ, chi phí thấp.
-Gắn quy hoạch phát triển ngành với chiến lược, chiến lược quy hoạch vùng,
sản phẩm và chiến lược thị trường, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực.
-Các quy hoạch, chương trình phải được xây dựng trên cơ sở:
+Coi trọng công tác điều tra nghiên cứu thị trường và dự đoán sự thay đổi của
thị trường (cả thị trường trong và ngoài nước). Đối với thị trường nước ngoài, các
cơ quan, tổ chức nhà nước có liên quan và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau chặt
chẽ nghiên cứu thị trường hoạch định được chiến lược, quy hoạch cho mỗi ngành
hàng. Do các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng về tài chính, nguồn nhân
lực để ra thị trường nước ngoài nghiên cứu đánh giá tình hình cạnh tranh, nhu cầu
thị trường, tự quyết định được chính xác chiến lược đầu tư cho mình.
- 64 -
+Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ của ngành và tác động của nó tới phát
triển ngành.
+Đánh giá đầy đủ nguồn lực, cơ hội, thách thức, khả năng cạnh tranh.
+Cần có quy hoạch tổng thể và quy hoạch xây dựng từng cơ sở sản xuất dinh
doanh.
+Phải gắn quy hoạch với chính sách và giải pháp thực hiện.
-Các chiến lược, quy hoạch sẽ được thực hiện thông qua các chương trình và
dự án phát triển.
2. Về vốn đầu tư:
-Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư để nâng cao khối lượng vốn đầu tư.
Nguồn vốn trong nước là quyết định và vốn nước ngoài là quan trọng. Nâng mức
đầu tư toàn xã hội chiếm 31-32% GDP. Trong đó trên 2/3 là vốn trong nước.
-Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng
+Đầu tư có trọng điểm, tránh tràn lan, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công
trình đầu tư.Hướng ưu tiên là đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư cho
chuyển đổi cơ cấu phù hợp với khả năng về đất đai, lao động và sinh thái từng vùng,
gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Đầu tư vào các ngành công nghiệp có
lợi thế cạnh tranh chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp hàng xuất khẩu
các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư các ngành công
nghiệp mũi nhọn, công nghiệp then chốt.
+Chuyển hướng mạnh mẽ theo chiều sâu trong tất cả các ngành kinh tế, đưa
nhanh tiến bộ kỹ thuật mới và thiết bị máy móc mới vào sản xuất nhằm nâng cao
chiến lược sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
+Tăng nhanh chóng sản lượng và nâng cao chất lượng các doanh nghiệp xuất
khẩu.
+Đối với những loại sản phẩm mới cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư nhanh
chóng tránh để tình trạng sản xuất tự phát, sản xuất tràn lan không có các biện pháp
hỗ trợ kịp thời từ nhà nước.
- 65 -
-Nâng cao hiệu quả đầu tư có trọng điểm và mũi nhọn. Đầu tư phải thấy được
hiệu quả tránh mơ hồ, tránh thất thoát lãng phí,lưa chọn đúng công nghệ. Đặc biệt là
chống tham nhũng trong xây dựng.
-Đáp ứng đúng tiến độ cấp vốn tránh tình trạng dự án phải chờ kế hoạch vốn.
-Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dễ dàng tiếp
cận với các nguồn vốn. Mở rộng các hình thức hỗ trợ đầu tư nhất là bảo lãnh tín
dụng đầu tư và hỗ trợ sau đầu tư.
-Tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ Luật Khuyến khích đầu tư trong
nước;Tiếp tục đẩy mạnh việc thi hành Luật Doanh nghiệp;Tiếp tục thực hiện Luật
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài.
-Đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Quan tâm thu hút nguồn kiều hối.
3. Đào tạo nguồn nhân lực:
Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chúng ta bước đầu đã có những chính sách đầu tư cho
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, nhưng hiện nay cơ cấu nguồn nhân lực chưa
đáp ứng được yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu ngành tạo tăng trưởng cao. Do đó,
cần phải đổi mới một cách căn bản công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng:
-Tạo ra sự gắn bó hơn giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và thị trường lao
động.
+Củng cố và phát triển các trường dậy nghề, các trung tâm dậy nghề và xúc
tiến việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo các trường đại học, trung học chuyên
nghiệp để đến năm 2005 đạt tỷ lệ lao động kỹ thuật lên 30%.
+Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật
nhất là các ngành nghề mới. Để thực hiện tốt cần có các giải pháp đồng bộ và sự
phối hợp giữa các ban ngành và các cơ quan liên quan trong chủ thể hệ thống hướng
nghiệp. Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, trường học, trang thiết bị giảng dậy, học tập đáp ứng nhu cầu đào tạo.
+Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có kế hoạch và tổ chức các ngành các địa phương
sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dậy nghề theo
- 66 -
hướng tránh trùng lắp,hình thành các trường trọng điểm, mở rộng quy mô cơ cấu
ngành nghề hợp lý.
+Nâng cao chất lượng đào tạo ở tất cả các bậc học.
4. Giải pháp về thị trường:
Thị trường là cơ sở để mỗi quốc gia,doanh nghiệp nói riêng xác định cơ cấu
đầu tư sản xuất của mình. Nó tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu cơ cấu
ngành. Để sản xuất có hiệu quả thì cơ cấu sản xuất ngành phải bám sát, dự đoán
được xu thế biến đổi của thị trường (bao gồm thị trường đầu vào, thị trường đầu ra,
thị trường trong nước và nước ngoài, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường
công nghệ...
-Nhà nước và doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm phát triển thị trường
trong nước và nước ngoài. Nhà nước tác đọng đến thị trường trên các khía cạnh:
+Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích giao lưu hàng hoá.
+Nhà nước khuyến khích tổ chức các hiệp hội ngành nghề tránh tình trạng
tranh mua, tranh bán gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước.
+Chú ý phát triển thị trường nông thôn miền núi.Xây dựng các chợ nông sản
bán buôn các chợ cây giống, con giống, chợ thiết bị công nghệ để người nuôi trồng
sản xuất mua được các yếu tố "đầu vào" với chất lượng cao giá thấp.
+Phát triển các mô hình liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến với các cơ sở
sản xuất nguyên liệu. Các cơ sở chế biến tạo điều kiện ứng vốn vật tư, giống và kỹ
thuật cho các cơ sở sản xuất nguyên liệu.
+Tăng cường mối liên kết giữa trường học,viện nghiên cứu và doanh nghiệp
đưa những phát minh, cải tiến công nghệ nhanh chóng vào sản xuất.
+Mở rộng việc thực hiện cơ chế “ mua hàng trả góp” có sự liên kết giữa ngân
hàng, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ hàng
hoá.
+Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường trong nước
và nước ngoài(đặc biệt là thị trường nước ngoài). Nhà nước công bố những thông
- 67 -
tin miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp có liên quan phối hợp lựa chọn mục tiêu và
bước đi cho mỗi thời kỳ.
+Thiết lập hệ thống phân phối các cơ quan đại diện ngành nghề ở nước ngoài
tìm hiểu, phát triển thị trường.
+Khuyến khích các hiệp hội ngành nghề đưa thông tin lên mạng Internet, thúc
đẩy thương mại điện tử phát triển.
-Xây dựng chính sách bảo vệ lợi ích người tiêu dùng
+Xây dựng cơ chế hạn chế độc quyền và cơ chế giám sát có hiệu quả đối với
các doanh nghiệp có vị thế độc quyền trong sản xuất kinh doanh. Kiểm soát hoạt
động và điều tiết lợi nhuận đối với các doanh nghiệp độc quyền.
+Đẩy mạnh chống buôn lậu đi đôi với nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm để kích thích sức mua. Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống làm
hàng giả, hàng nhái...
-Đặt hàng cho các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số hàng hoá và
dịch vụ.
-Nhà nước tăng cường quan hệ mở rộng quan hệ,hợp tác ký kết hiệp định với
nước ngoài.
Doanh nghiệp cần chủ động tăng cường mở rộng thị trường bằng cách nâng
cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và tiến
hành tốt nhiệm vụ marketing.
5. Chính sách thúc đẩy, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành:
Trong điều kiện các doanh nghiệp nước ta tiềm lực, khả năng cạnh tranh còn
yếu thì các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu ngành là rât
quan trọng. Trong những năm qua nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ chuyển
dịch cơ cấu nhưng chưa đạt được kết quả cao. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hoá ở thị trường trong nước và hội nhập thị trường khu vực và thế giới trong
những năm sắp tới cần giải quyết tốt những vấn đề sau:
+Thực hiện tốt quản lý ngành và lãnh thổ trong phát triển kinh tế. Thực hiện
xoá bỏ cơ chế chủ quản đối với quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- 68 -
+Nghiên cứu hình thành mô hình công ty mẹ-công ty con đưa vào hoạt động
một cách hiệu quả.
+Tiếp tục đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trên các mặt:
*Mở rộng thêm các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước trên cơ sở rà soát thường xuyên các dự án đầu tư nước ngoài đã
được cấp phép để có các biện pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời.
*Tiếp tục chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, cải tiến
thủ tục hành chính, chính sách đào tạo công nhân kỹ thuật trong khu vực đầu tư
nước ngoài.
6. Xác định các bước đi cho qúa trình chuyển dịch:
Mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ cần xác định được các bước đi thích hợp cho
mình một cách phù hợp với những nguồn lực của đất nước và điều kiện bên ngoài.
Trên cơ sở đó khai thác triệt để lợi thế tuyệt đối và lợ thế so sánh tham gia hiệu quả
vào phân công lao động quốc tế và trao đổi mậu dịch quốc tế. Trong thời kỳ 2001-
2005 chúng ta cần tiến hành theo một số bước như sau:
Trong nông nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ;tiếp tục
chuyển một số diện tích lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng các
loại cây khác như bông, đậu tương, cây ăn quả. Mở rộng diện tích trồng rau,hoa,
quả kết hợp với nâng cao chất lượng, tăng năng suất hướng vào thị trường xuất
khẩu.
Trong công nghiệp:
+Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp chế biến,
công nghiệp hàng xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, chế tạo thay thế nhập khẩu, công
nghiệp công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Bảo
đảm đủ năng lượng, các loại vật tư chủ yếu như thép xây dựng, xi măng, phân lân
các loại và các mặt hàng tiêu dùng cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Những
ngành đem lại được nguồn ngoại tệ lón cho nền kinh tế.
+Tiếp tục ban hành các chính sách phát triển nhanh nguồn nguyên liệu giấy,
nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu bông xơ, sợi tổng hợp, nguyên liệu da, phôi thép
để tawng hàm lượng nội địa hoá sản phẩm, kể cả sản phẩm xuất khẩu.
- 69 -
+Khuyến khích sản xuất thiết bị đồng bộ bằng việc không đánh thuế các linh
kiện, nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được là "đầu vào" của thiết bị đồng bộ.
Trong dịch vụ: Phát triển mạnh và đa dạng các loại hình dịch vụ; đa dạng hoá
các thị trường; nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; phát triển du lịch, bưu
chính-viễn thông, vận tải, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, tư vấn, khoa học công
nghệ.
Công bố rộng danh mục chương trình đầu tư 5 năm 2001-2005, kể cả danh
mục kêu gọi vốn và hỗ trợ phát triển chính thức để định hướng cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước lựa chọn và làm cơ sở cho việc huy đọng nguồn vốn đưa vào
đầu tư phát triển.
- 70 -
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu phải được nhận thức, thực hiện từ mọi ngành, mọi cấp, là
công việc thường xuyên liên tục. Để làm sao nền kinh tế có thể nắm bắt tổng hợp tốt
nhất tất cả các nguồn lực, các cơ hội từ trong và ngoài nước tạo ra. Chuyển dịch cơ
cấu phải xây dựng cơ cấu chi tiết cho từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế ở
những năm tới, đồng thời phải có cái nhìn xa hơn cho các năm sau này. Chuyển
dịch cơ cấu phải đến tận những người dân. Làm được như thế chắc chắn nền kinh
tế nước ta sẽ phát triển nhanh, vững chắc đưa đất nước ta sớm “sánh vai được với
các cường quốc năm châu” như sự mong đợi của Chủ tịch Hồ Cí Minh kính yêu của
chúng ta.
- 71 -
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX-NXB Sự thật
2. Báo cáo của Quốc hội về thực hiện kế hoạch năm 2001và kế hoạch năm 2002
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới –
NXB Chính trị Quốc gia
4. Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt
Nam
5. Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt
Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020- NXB Chính trị quốc gia
6. Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- m_d_u01_7524.pdf