Dự án đầu tư công ty TNHH Hyosung Việt Nam

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN . 4 1.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 4 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ .4 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG 6 2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 6 2.2. ĐỊA HÌNH . 6 2.3. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH .6 2.4. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỜI TIẾT 7 2.5. ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN 8 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 9 3.1 DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG 9 3.2 GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH 9 3.3 GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 10 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 13 4.1. ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ .13 4.2. NỘI DUNG ĐẦU TƯ 13 4.2.1 CÁC CÔNG TRÌNH CHÍNH 13 4.2.2 CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ . 14 4.2.3 Hạng mục công trình cấp nước. 14 4.2.4 Hạng mục công trình thóat nước mưa. 15 4.2.5 Hạng mục công trình thóat nước thải 15 4.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT. 16 4.4. NHU CẦU NGUYÊN NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG 19 4.4.1. Nhu cầu nguyên liệu 19 4.4.2. Nhu cầu nhiên liệu - điện, nước 19 4.4.3. Nhu cầu lao động 20 CHƯƠNG 5: CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 22 5.1. THÀNH PHẦN VỐN ĐẦU TƯ 21 5.2. KINH PHÍ ĐẦU TƯ DỰ ÁN 21 5.3. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ: 22 CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 23 6.1. NGUỒN TÁC ĐỘNG 23 6.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG 26 6.3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG . 27 6.4. CÁC BIỆP PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 36 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ. 39 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN 1.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp quan trọng của vùng KTTĐPN. Với các thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông thuỷ bộ, nguồn nhân lực dồi dào và khả năng thông thương kinh tế, tỉnh có nhiều lợi thế trong tiến trình CNH, HĐH, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp chủ đạo, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, không ngừng cải thiện và nâng cao mức sống nhân dân địa phương. Trong đó, tỉnh đã đẩy nhanh quy hoạch, chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật cho việc hình thành và đưa vào hoạt động các CCN, KCN, KCX nhằm thu hút đầu tư từ các khu vực kinh tế khác nhau. Hiện nay, nhu cầu về các lọai sợi vải mành, các lọai sợi như Spandex, Nylon, Polyester tại thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực là rất lớn. Ngoài ra, từ những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, nguyên nhiên liệu nên CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất các lọai sợi tại khu KCN Nhơn Trạch V, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Sự góp mặt của các sản phẩm dệt từ các lọai sợi trên thị trường trong nước nói chung và thị trường Đồng Nai nói riêng góp phần ổn định giá cả mặt hàng này đối với các sản phẩm ngoại nhập. Uy tín và chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ đóng góp một phần rất to lớn vào phong trào sử dụng hàng nội địa, chống các mặt hàng nhập lậu. Ngoài ra, dự án cũng mang lại những giá trị kinh tế xã hội to lớn không những đối với Nhà máy Công ty TNHH HYOSUNG mà còn đối với chính phủ Việt Nam, người dân và ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3499 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư công ty TNHH Hyosung Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bố trí chạy dọc theo tuyến đường nhựa hướng Đông khu đất. Khu vực này được bố trí mật độ cây xanh chủ yếu; - Các phân xưởng dệt được bố trí tại trung tâm khu đất được phân cách bởi các tuyến đường nội bộ. Xung quanh các nhà xưởng dệt được bố trí dải cây xanh, thảm cỏ dọc theo các tuyến đường nội bộ; - Khu vực các công trình phụ trợ như cung cấp hơi, hồ chứa nước sản xuất, PCCC, khu vực chứa nhiên liệu (dầu FO), khu xử lý nước thải, khí thải lò hơi được bố trí khu vực phía Nam của khu đất. 3.3 GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 3.3.1. Phương án kiến trúc xây dựng Giải pháp kiến trúc xây dựng chính cho các hạng mục công trình cơ bản của dự án là móng cột bê tông cốt thép (BTCT), hệ khung thép nhà tiền chế lắp ghép, mái lợp tole, nền bê tông và tường bao che xây gạch. Trong đó, nhà văn phòng được áp dụng giải pháp kết cấu chịu lực bê tông cốt thép đảm bảo khả năng an toàn đối với khu vực. 3.3.2. Hệ thống giao thông Đường giao thông phục vụ cung cấp nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm được sử dụng là hai trục đường chính 319B, đường 25 C và hệ thống giao thông nội bộ KCN. Trục đường 319 B là trục đường chính của KCN Nhơn Trạch, hướng Bắc Nam, đi dọc ranh phía đông của Khu đất. Mặt đường hiện hữu là 12m, kết cấu bê tông nhựa. Dự kiến quy hoạch có lộ giới 61m, tốc độ thiết kế 60km/h. Trục đường 25 C là trục đường chính của KCN Nhơn Trạch, hướng Đông Tây, đi dọc phía Bắc của Khu đất. Dự kiến quy hoạch có lộ giới 61m, tốc độ thiết kế 60km/h. Đường nội bộ chính - phụ của nhà máy: tốc độ thiết kế 20 km/h có kết cấu đường là bê tông nhựa chất lượng cao. Ngoài ra, trên khu vực dự án còn có một số sân đường bê tông dùng cho đi bộ giữa các thảm cỏ. 3.3.3. Hệ thống cấp nước Nhà máy lấy nguồn nước từ Nhà máy nước ngầm KCN Nhơn Trạch 1 do Công ty Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp vận hành. Theo thiết kế nhà máy nước ngầm có công suất 15.000 m3/ ngày đêm. Trong đó ước tính khỏang 5.000 m3/ ngày đêm sử dụng cho Khu công nghiệp Nhơn Trạch I và phần còn lại sử dụng cho Khu công nghiệp Nhơn Trạch V được phân phối bởi các tuyến ống Æ 400, Æ 300. Điểm lấy nước ở phía điểm đầu của dự án cách mốc LHS1 về phía N2 là 10 m, cách hàng rào nhà máy là 2 m, thông qua đường ống cấp nước Æ 300 của Khu công nghiệp Nhơn Trạch V. Nhu cầu sử dụng được cung cấp tối đa là 500 m3/ngày. 3.3.4. Hệ thống thoát nước mưa Nước mưa chảy tràn từ mái nhà sẽ theo các ống đứng PVC nhờ các lỗ thu và các quả cầu chắn rác, thoát vào mương thu nước mưa bằng ống nhựa PVC được bố trí dọc các tuyến đường nội bộ trong khu đất nhà máy. Nước mưa từ mương thu nước chảy về các hố ga tập trung có miệng thu nước mưa sân đường nội bộ, và thoát vào hệ thống thoát nước chung của KCN chảy ra nguồn tiếp nhận là rạch Bà Ký và ra sông Thị Vải. 3.3.5. Hệ thống thoát nước bẩn 1). Nước thải sản xuất Nước thải sản xuất phát sinh do quá trình dệt và giặt sợi, vệ sinh nhà máy, lò hơi,… được thu gom qua các hố ga sau đó được dẫn về trạm xử lý nước thải cục bộ của nhà máy để xử lý đạt tiêu chuẩn quy định của KCN Nhơn Trạch V.. Nước thải của nhà máy phải đảm bảo tiêu chuẩn cột B của TCVN 5945-2005 mới được thải vào hệ thống cống thải chung của KCN Nhơn Trạch V trước khi thải ra Rạch Bà Ký – sông Thị Vải 2). Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh họat là nước thải từ quá trình sinh họat (vệ sinh, tắm, rửa…) của cán bộ công nhân viên. Khi dự án đi vào họat động ổn định thì số lượng công nhân viên làm việc khỏang 1.800 người. Theo tiêu chuẩn xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt là 120 lít/người.ngày. Định mức phát sinh nước thải sinh hoạt là 100 lít/người/ngày (tương đương khoảng 80% nước cấp). Lượng nước phục vụ cho sinh họat khỏang 216 m3/ngày đêm, lượng nước thải sinh họat ước tính khỏang 180 m3/ngày đêm . Nước thải sinh hoạt của công nhân được thu gom về bể tự hoại để xử lý sơ bộ, sau đó thoát ra các hố ga. Nước thải từ các hố ga được đấu nối vào hệ thống thoát nước thải dẫn chuyển đến Trạm xử lý nước thải xưởng Tire Cord của nhà máy. 3.3.6. Hệ thống cấp điện Hiện nay, các nhà máy trong Khu Công nghiệp Nhơn Trạch V sử dụng nguồn điện 22 KV lấy từ trạm biến áp 110/22KV – 103MVA Tuy Hạ tại Khu Công nghiệp Nhơn Trạch I. Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy 10.000 KVA/năm. 3.3.7. Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc của nhà máy sẽ được Bưu điện tỉnh Đồng Nai đầu tư khai thác đường dây thông qua tổng đài điện tử Đồng Nai để phục vụ đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong quá trinh hoạt động và sản xuất. 3.3.8. Thảm cỏ, cây xanh Để cải thiện môi trường và tạo cảnh quan đẹp, dự án dự kiến diện tích thảm cỏ, cây xanh khoảng 62.000 m2 (chiếm 15,01 % tổng diện tích nhà máy). Thảm cỏ được bố trí dọc theo các tuyến đường nội bộ ngăn cách giữa các nhà máy, khu văn phòng, khu phụ trợ nhằm tạo vành đai hạn chế sự tác động giữa các khu chức năng. CHƯƠNG 4: NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4.1. ĐƠN VỊ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4.1.1. Tên dự án: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỢI VẢI MÀNH VÀ CÁC LỌAI SỢI NHƯ SPANDEX, NYLON, POLYESTER (KHÔNG CÓ CÔNG ĐOẠN NHUỘM) VỚI QUY MÔ 2.000 TẤN/THÁNG TẠI KCN NHƠN TRẠCH V, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI 4.1.2. Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: CÔNG TY TNHH HYOSUNG VIỆT NAM, tên giao dịch HYOSUNG VIETNAM CO., LTD 4.1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: Đường N2, KCN Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Điện thoại : 0613.692.291 Fax : 0613.569299 4.1.4. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án: - Ông : Lee Doo Ha - Chức vụ: Tổng Giám đốc Ngành nghề kinh doanh: sản xuất các loại sợi vải. 4.2. NỘI DUNG ĐẦU TƯ 4.2.1 Các công trình chính Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình xây dựng cơ bản của dự án như được trình bày trong bảng 4.1. Bảng 4.1: Các hạng mục công trình xây dựng cơ bản của Nhà máy. Stt Hạng mục công trình Diện tích sàn (m2) Số tầng (tầng) I Các hạng mục giai đoạn 1 01 Nhà xưởng Tirecord 6.177,51 1 II Các hạng mục giai đoạn 2 01 Xưởng sợi Tirecord 10.506,06 5 02 Căn tin 1.170 2 III Các hạng mục giai đoạn 3 (mở rộng) 01 Xưởng sợi Tirecord mở rộng 4.881,6 1 02 Xưởng sợi Spandex 20.387,4 4 03 Nhà nồi hơi 826 1 04 Nhà văn phòng 2.754 4 05 Căn tin 1.400 2 TỔNG DIỆN TÍCH 30.249 IV TỔNG CỘNG 48.102,57 - 4.2.2 Các công trình phụ trợ Diện tích đất dùng cho các công trình phụ trợ cho hoạt động sản xuất của nhà máy trình bày trong bảng 4.2. Bảng 4.2: Các hạng mục công trình phụ trợ. Stt Hạng mục công trình Diện tích (m2) Số tầng (tầng) 01 Nhà bảo vệ cổng chính 15 1 02 Nhà bảo vệ cổng phụ 15 1 03 Trạm lạnh 1408 1 04 Nhà xe 610 1 05 Nhà xe 4 bánh 372 1 05 Phòng khí nén 614,72 2 06 Khu xử lý nước thải 501,06 - 06 Bể nước ngầm + nhà bơm 1050 - 07 Khu vực hóa chất nguy hiểm 300 - 08 Khu vực bồn dầu 520 - 09 Bãi rác 80 - 10 Khu vực bồn chứa hóa chất 1.277,43 - 11 Thảm cỏ và cây xanh 61.000 - TỔNG CỘNG 67.763,21 4.2.3 Hạng mục công trình cấp nước Nhà máy lấy nguồn nước từ Nhà máy nước ngầm KCN Nhơn Trạch 1 do Công ty Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp vận hành. Theo thiết kế nhà máy nước ngầm có công suất 15.000 m3/ ngày đêm. Trong đó ước tính khỏang 5.000 m3/ ngày đêm sử dụng cho Khu công nghiệp Nhơn Trạch I và phần còn lại sử dụng cho Khu công nghiệp Nhơn Trạch V được phân phối bởi các tuyến ống Æ 400, Æ 300. Điểm lấy nước ở phía điểm đầu của dự án cách mốc LHS1 về phía N2 là 10 m, cách hàng rào nhà máy là 2 m, thông qua đường ống cấp nước Æ 300 của Khu công nghiệp Nhơn Trạch V. Nhu cầu sử dụng được cung cấp tối đa là 500 m3/ngày. Bảng 4.3: Hạng mục công trình cấp nước STT Hạng mục Công trình Đơn vị 01 Van Æ 300 Mét 02 Van Æ 400 Mét 03 Trụ cứu hỏa Æ 300 Cái 04 Trụ cứu hỏa Æ 400 Cái 05 Ống PVC Æ 300 Mét 06 Ống PVC Æ 400 Mét 4.2.4 Hạng mục công trình thóat nước mưa Hệ thống thóat nước mưa được xây dựng tách riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống được xây dựng bằng hệ thống cống tròn bê tông cốt thép f 400 và f 600 tại hố ga ở các khu vực nhà xưởng . Đối với các hố ga thóat nước mưa nằm trên vỉa, sử dụng hệ thống cống tròn BTCT f 800 và f 1000,1200. Ngòai ra, nhà máy sử dụng ống PVC thu nước mưa mái nối với hố ga f 200, i= 2 %. Bảng 4.4: Hạng mục công trình thóat nước mưa Đường kính cống (mm) Số lượng hố ga (cái ) Chiều dài cống BTCT H10 (m) Chiều dài cống BTCT H30 (m) Trên vỉa hè Nằm dưới đường D 400 8 - 2220 78 D 600 45 - 1270 80 D 800 40 - 1200 25 D 1000 11 - 320 86 D 1200 4 - 115 20 PVC 250 4.2.5 Hạng mục công trình thóat nước thải Được xây dựng bằng betông cốt thép với đường kính f300, i=0,3% dẫn nước thải từ các phân xưởng sản xuất về khu xử lý nước thải tập trung nhà máy. Bảng 4.5: Hạng mục công trình thóat nước thải Đường kính cống (mm) Số lượng hố ga (cái ) Chiều dài cống (m) Trên vỉa hè Nằm dưới đường D 200 10 D 300 40 - 670 4.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 4.3.1. Công suất : Công suất sản xuất của nhà máy: - Vải sợi Tire Cord: 9.240 Tấn / năm - Vải sợi Spandex: 15.100 Tấn /năm 4.3.2. Công nghệ sản xuất Có thể tóm tắt các bước công nghệ gia công chế biến sản xuất các lọai sợi như sau: Công đọan trùng hợp: đây là giai đọan quan trọng, quá trình được thực hiện ở 2730C, ở điều kiện chân không trong thời gian từ 25h – 27h. Nguyên liệu ban đầu sau khi sấy gọi là các sợi tổng hợp. Để đạt đủ độ bền dùng cho sợi vải cần phải có quá trình polyme hóa thể rắn để tạo độ nặng phân tử của mảnh polyeste có tính dẻo từ 0,95 KN/cm2 đến 1,15 KN/cm2. Có 2 lọai quá trình polyme hóa thể rắn: xử lý theo mẻ và xử lý liên tục. Trong quá trình polyme hóa thể rắn, 2 lọai phản ứng hóa học xảy ra trong mảnh polyester, đó là phản ứng este hóa và phản ứng chuyển este; Đánh sợi hay bắn sợi: Trong quá trình nấu chảy để đánh thành sợi, các mảnh polyester được nấu chảy trong máy đúc ép để chuẩn bị kéo thành sợi. Các sợi hình thành phân tử thường là phân tử hổn hợp và đồng nhất. Kéo sợi, đánh ống, ghép sợi: Kéo các sợi thô tại các máy sợi con để làm giảm kích thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi vào các ống để dệt vải. Công đoạn hồ sợ: được thực hiện ở nhiệt độ 1100C nhằm mục đích cho sợi mềm trước khi tiến hành đưa bắn sợi, se sợi và vào máy dệt. Sợi sau khi được hồ hoá tiến hành dệt thành vải và nối; Dệt sợi: Công đọan này diễn ra trên máy dệt, sợi dọc và sợi ngang được đan xen hai hay nhiều hệ thống sợi vải với nhau tạo thành các tấm vải mộc. Máy dệt sử dụng ở đây là máy dệt hơi. Nguyên liệu: các hạt nhựa tổng hợp, polymer tổng hợp ban đầu Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất các thành phẩm sợi xưởng Tire Cord được tóm tắt theo hình 4.1 Trùng hợp Bắn sợi Kéo sợi, chải ghép, đánh ống Hồ sợi Dệt sợi Sản phẩm sợi vải mành, nylon, polyester (vải mộc) Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất các thành phẩm sợi Tire Cord Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất các thành phẩm sợi xưởng Spandex được tóm tắt theo hình 4.2 Nguyên liệu ban đầu: polymer tổng hợp Trùng hợp Bắn sợi Hồ sợi Se sợi Thành phẩm (sợi Spandex) Hình 4.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất các thành phẩm sợi Spandex Phương thức vận chuyển, cung cấp và bảo quản Toàn bộ các nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu trên được mua từ các nhà cung cấp ngoài thị trường. Nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu được vận chuyển đến bằng ô tô và được bốc xếp bằng phương pháp thủ công; Nhà máy có bố trí một kho chứa hàng có mái lợp để chứa và bảo quản toàn bộ nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu. Đặc tính thiết bị: Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ của cơ sở gồm: máy dệt hơi, máy đùn, máy kéo, máy thổi … đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường, xử lý chất thải. Công nghệ nhập khẩu này là những công nghệ mà Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và năng suất. Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chủ lực của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam là các sản phẩm vải sợi. Có nhiều chủng loại và mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, đạt chất lượng xuất Xưởng của ngành. Sản phẩm đảm bảo đúng giá niêm yết và có tính cạnh tranh cao. Phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm: Nhà kho chứa nguyên vật liệu và thành phẩm được xây dựng bằng nền xi măng, có tường bao quanh che chắn và mái lợp. Các loại sản phẩm được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và thông khí tự nhiên và được vận chuyển chủ yếu bằng ô tô có che chắn nhằm tránh hư hỏng sản phẩm. 4.4. NHU CẦU NGUYÊN NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG 4.4.1. Nhu cầu nguyên liệu Nhà máy sản xuất sợi vải mành và các lọai sợi như Spandex, Nylon, Polyester của Công ty TNHH HYOSUNG sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là hạt nhựa và polymer tổng hợp có bán trên thị trường. Ngoài ra để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhà máy còn phải sử dụng thêm các nguyên liệu phụ khác như: CH3CON(CH3)2, H2NCH2CH2NH2, …và điều rất quan trọng khi sử dụng các loại nguyên liệu này là phải chú ý đến khâu an toàn trong lưu giữ, bảo quản và vận chuyển. Nhu cầu nguyên liệu sản xuất được tổng hợp trong bảng 4.6. Bảng 4.6: Nhu cầu nguyên liệu sản xuất: STT Tên nguyên liệu Đơn vị Số lượng/tháng Ước giá (USD/tấn) 01 Polyester PTMG HO(CH2 CH2 CH2 CH2O)24H Tấn 75 800 02 Polyester MDI C15H10N2O2 Tấn 75 800 03 Hạt nhựa tổng hợp Tấn 100 1.700 04 Các hóa chất phụ gia Tấn 10 250 Các hóa chất phụ gia nhà máy sử dụng bao gồm: CH3CON(CH3)2: Acetamide, N,N-dimethyl H2NCH2CH2NH2: Ethylenediamine C3H10N2: 1,2-Propanediamine C4H11NO2: 2-(2-hydroxyethylamino)ethanol C15H10N2O2: 2,5-diphenyl-1,3,4-oxadiazin-6 4.4.2. Nhu cầu nhiên liệu - điện, nước (1). Định mức tiêu hao nhiên liệu - Nhà máy sử dụng 2 lò hơi, vận hành 1 lò, lò hơi còn lại để dự phòng. Nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của nồi hơi (công suất 8 tấn hơi/giờ) là dầu FO với công suất tiêu thụ là 3,5 tấn dầu FO/ngày. Hơi tạo thành được sử dụng để sấy định hình sản phẩm với áp suất lò: 6,3 kg/cm2 - Nhà máy có tất 3 nồi sấy, sử dụng 2 nồi đề chạy, nồi còn lại để dự phòng. Nhiên liệu cung cấp cho hoạt động của nồi sấy (công suất 4 triệu kcal/giờ) là dầu FO với công suất tiêu thụ là 10 tấn dầu FO/ngày (2). Định mức tiêu hao điện nước a.Nhu cầu sử dụng điện: - Nhu cầu sử dụng điện của nhà máy là 10.000 KVA/năm (nhà máy không sử dụng máy phát điện dự phòng) b. Nhu cầu sử dụng nước: Nhu cầu cấp nước cho sinh họat và dịch vụ công cộng - Tiêu chuẩn cấp nước: 120 l/người.ngđ - Nhu cầu dùng nước cho sinh họat (Qsh): 216 m3/ngày.đêm - Nhu cầu dùng nước cho các công trình công cộng, dịch vụ (tính bằng 15% Qsh): 32,4 m3/ngày.đêm - Nhu cầu nước dùng để tưới cây, rửa đường (tính bằng bằng 10% Qsh): 21,6 m3/ngày.đêm Như vậy, tổng nhu cầu dùng nước cho sinh họat và dịch vụ công cộng là: 270 m3/ngày.đêm (*) Nhu cầu cấp nước cho họat động sản xuất - Nhu cầu cấp nước cho quá trình giải nhiệt làm mát máy: 16 m3/ngày.đêm - Nhu cầu cấp nước cho quá trình pha chế, vệ sinh khâu hồ: 20 m3/ngày.đêm - Nhu cầu cấp nước cho vệ sinh thíêt bị, máy móc: 10 m3/ngày.đêm - Nhu cầu dùng nước cho quá trình cấp nhiệt của hệ thống nồi hơi:100 m3/ngày.đêm Như vậy, tổng nhu cầu dùng nước cho sản xuất: 146 m3/ngày.đêm (**) Tổng lưu lượng cấp nước cần thiết Từ (*) và (**) ta có: Tổng công suất mạng lưới cấp nước Qm= 270+146= 416 m3/ngày.đêm Lương lượng cấp nước cần thiết là Qct= Qngày max= Qm x K ngày max = 416 x 1.2 = 499,2 ngày.đêm (làm tròn 500 m3/ngày đêm, trong đó k ngày max là hệ số dùng nước không điều hòa ngày ) 4.4.3. Nhu cầu lao động Số lượng công nhân viên làm việc cho nhà máy hiện nay khỏang 850 người ( bao gồm cả công nhân, nhân viên văn phòng và nhân viên nước ngoài). Số lượng công nhân viên của nhà máy dự trù trong tương lai khi đạt công suất sản phẩm 100% là 1.800 người CHƯƠNG 5: CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 5.1 THÀNH PHẦN CỦA VỐN ĐẦU TƯ Chi phí xây dựng : - Là toàn bộ chi phí xây dựng công trình bao gồm: từ xử lí gia cố nền móng đến xây dựng phần thô, hoàn thiện mặt ngoài nhà xưởng, sân vườn bên trong khuôn viên - Chi phí xây dựng được xác định trên thiết kế cơ sở, tham khảo suất vốn đầu tư do Bộ Xây Dựng ban hành, các dự án tương tự do Tổng công ty đã đầu tư, các công trình tương đương trên địa bàn huyện Nhơn Trạch. Chi phí thiết bị: -Là toàn bộ chi phí dùng để mua sắm trang thiết bị công trình. - Được xác định trên cơ sở các báo giá của các đơn vị, Công ty có năng lực cung ứng thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật của đơn vị tư vấn. Các chi phí khác : -Chi phí khảo sát địa chất công trình. -Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các chi phí lập, thẩm định dự án, chi phí thiết kế, thẩm định thiết kế và dự toán được xác định theo qui định số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ xây dựng. - Chi phí quản lí dự án được xác định theo quyết định số 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 của Bộ xây dựng - Chi phí bảo hiểm công trình theo quy định của Bộ Tài Chính. Chi phí dự phòng: - Chi phí dự phòng là chi phí dự trữ cho các khoản phát sinh chưa lường trước trong quá trình triển khai dự án và được tính bằng 10% tổng các chi phí trên. 5.2. KINH PHÍ ĐẦU TƯ DỰ ÁN Vốn đầu tư trước khi điều chỉnh tăng vốn: 606.786.300.000 đồng Việt Nam, tương đương 37.806.000 đô la Mỹ Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh tăng vốn: 2.191.980.600.000 đồng Việt Nam, tương đương 136.572.000 đô la Mỹ Tiến độ góp vốn trong vòng 2 năm kể từ ngày cấp chứng nhận đầu tư. Trong đó vốn góp để thực hiện dự án: + Vốn góp để thực hiện dự án trước khi điều chỉnh tăng vốn: 192.600.000.000 đồng Việt Nam, tương đương 12.000.000 đô la Mỹ + Vốn góp để thực hiện dự án sau khi điều chỉnh tăng vốn: 674.100.000.000 đồng Việt Nam, tương đương 42.000.000 đô la Mỹ. 5.3. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi vải mành và các loại sợi như Spandex, Nylon, Polyester của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam đi vào hoạt động mang lại những lợi ích sau : Tạo sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước. Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế. Tạo công ăn việc làm cho 1.800 lao động trong khu vực. CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 6.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 6.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng Bảng 6.1: Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng. Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động 01 San lấp mặt bằng, lót nền và đắp móng bê tông - Xe ủi san lấp mặt bằng; - Xe tải vận chuyển, đất, đá, cát,… 02 Xây dựng cơ sở hạ tầng (Văn phòng, nhà xưởng, căn tin, nhà xe…) - Xe tải vận chuyển nguyên vật liệu; - Quá trình thi công có gia nhiệt. 03 Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án Lắp đặt thiết bị dân dụng, thiết bị điện, viễn thông - Xe tải vận chuyển thiết bị như lò hơi, máy dệt, sắt thép, … - Các máy móc phục vụ việc lắp đặt; - Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy. 04 Hoạt động tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu - Các đống vật liệu; - Các thùng chứa nhiên liệu, hoá chất. 05 Hoạt động vận hành thử cho từng hạng mục thiết bị. - Các máy dệt, lò hơi, … 06 Sinh hoạt của công nhân tại công trường. - Sinh hoạt của công nhân trên công trường gây phát sinh CTRSH, NTSH Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường tổng hợp, tháng 05/2008. 6.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động (1). Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong bảng 6.2. Bảng 6.2: Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn hoạt động Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động 01 Hoạt động giao thông vận tải. - Xe tải chở nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất: vải thô, dầu, hóa chất…; - Xe tải chở thành phẩm vào kho, đi tiêu thụ; - Xe con, xe máy chở cán bộ, công nhân viên đến nhà máy làm việc. 02 Hoạt động của dây chuyền sản xuất: kéo sợi, trùng hợp và dệt sợi - Lò hơi, lò sấy, máy dệt, hệ thống giải nhiệt, trong các công đọan trong dây chuyền sản xuất 03 Hoạt động của khu xử lý nước thải tập trung. - Hóa chất; - Bể ủ bùn. 04 Hoạt động từ khu văn phòng, nhà ăn, nhà tập thể. - Hệ thống điều hòa nhiệt độ phát sinh khí thải; - Khí phát sinh trong quá trình chế biến thức ăn. 05 Sinh hoạt của CBCNV. - Rác thải, thức ăn thừa, … (phát sinh do sinh hoạt của CBCNV) bị phân hủy phát sinh khí thải; - Sự phân hủy yếm khí từ các bể tự hoại. 06 Họat động vệ sinh và làm đẹp mỹ quan của nhà máy Dung môi bay hơi ( phát sinh do sơn xi hàng rào, cổng bảo vệ và phun thuốc BVTV bảo vệ cây xanh) Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 05/2008. (2). Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong bảng 6.3 Bảng 6.3: Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt động. Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động 01 Hoạt động của dây chuyền sản xuất:hồ sợi, trùng hợp - Nước thải sản xuất từ quá trình giải nhiệt làm mát máy, pha chế và vệ sinh khâu hồ - Nước vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, đường nội bộ, rửa xe, … 02 Hoạt động của khu xử lý nước thải tập trung. - Nước thải sinh hoạt. 03 Hoạt động từ khu văn phòng, nhà ăn, nhà tập thể. - Hệ thống điều hòa nhiệt độ phát sinh nước thải; - Nước thải phát sinh trong quá trình chế biến thức ăn; - Nước thải sinh hoạt. 04 Sinh hoạt của CBCNV. - Nước thải sinh hoạt của CBCNV. Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 05/2008. (3). Các nguồn phát sinh chất thải rắn Các hoạt động và nguồn gây phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động được trình bày trong bảng 6.4. Bảng 6.4: Các hoạt động và nguồn gây phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động. Stt Các hoạt động Nguồn gây tác động 01 Hoạt động của dây chuyền sản xuất - Rác thải công nghiệp: sợi vụn, bao bì chứa hóa chất; - Giẻ lau dính dầu mỡ. 02 Hoạt động của khu xử lý nước thải tập trung. - Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung; - Rác thải 03 Họat động nạo vét cống nước thải - Bùn thải sinh họat - Rác thải sinh họat 03 Hoạt động từ khu văn phòng, nhà bảo vệ, nhà ăn, nhà tập thể. - Rác thải sinh hoạt: giấy vụn, thủy tinh, thùng carton, túi nylon, … 04 Sinh hoạt của CBCNV. - Rác thải sinh hoạt, thức ăn thừa,… 05 Họat động chăm sóc cây xanh trong nhà máy Rác thải có nguồn gốc từ thực vật như lá cây, cành cây khô... Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 05/2008. 6.1.3. Dự báo về những rủi ro và sự cố môi trường do dự án gây ra 6.1.3.1. Những rủi ro trong quá trình xây dựng (1). Tai nạn lao động - Tai nạn giao thông có thể xảy ra khi công nhân đi trên đường giao thông để đến công trường, rời công trường, Dạng tai nạn này cũng có thể xảy ra ngay trên công trường do các phương tiện thi công và vận chuyển nguyên vật liệu gây ra đối với công nhân. - Việc thi công các công trình trên tầng cao có khả năng gây ra tai nạn lao động cao hơn do trượt té ngã trên các giàn giáo, vận chuyển vật liệu xây dựng (xi măng, cát,… ) lên các tầng cao và nhiều nguyên nhân khác nữa. -Công việc lao động nặng nhọc, thời gian làm việc liên tục và lâu dài, môi trường lao động trong quá trình thi công là những nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của công nhân. Một vài loại ô nhiễm cấp tính tuỳ thuộc theo thời gian và mức độ tác dụng có khả năng gây mệt mỏi, choáng váng hay ngất cho công nhân trong khi lao động; (2). Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và lưu trữ nguyên, nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại trong quá trình thi công. Các nguyên nhân dẫn đến sự có cháy nổ là:: - Các kho chứa nguyên, nhiên liệu phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (sơn, xăng, dầu FO, ...) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại về người, kinh tế và môi trường; - Hệ thống cấp điện cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ, … gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân; - Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (đun nóng , đốt nóng chảy Bitum để rải nhựa đường, ...) có thể gây ra cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa. - Để nguồn phát sinh lửa tiếp xúc với các khu vực dễ cháy nổ: như bồn chứa nhiên liệu 6.1.3.2. Những rủi ro trong giai đoạn vận hành (1). Sự cố tai nạn lao động Tai nạn lao động có thể xảy ra khi nhà máy đang hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là do: - Bất cẩn của công nhân trong vận hành máy móc, thiết bị, điện; - Tình trạng sức khoẻ của công nhân không tốt: ngủ gật trong lúc làm việc, làm việc quá sức gây choáng, … - Không am hiểu về những quy định về an toàn hóa chất, bất cẩn trong quá trình thao tác vận hành với hóa chất. (2). Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ gây thiệt hại đến các thành phần môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) hơn nữa gây thiệt hại về tài sản và có thể ảnh hưởng đến tính mạng người. Nguồn gốc phát sinh loại sự cố này có thể do các nguyên nhân sau: - Sự cố rò rỉ nguyên, nhiên liệu nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra loại sự cố này; - Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy có thể chập, nổ, … - Đường ống cấp nhiệt có thể bị rò rỉ đồng thời với áp lực lớn của hệ thống đường ống gây ra nổ gây thiệt hại về kinh tế, về người. (3). Sự cố rò rỉ nguyên, nhiên liệu Sự cố rò rỉ nguyên, nhiên liệu dạng lỏng hay khí khi xảy ra sẽ gây ra những tác hại lớn (nhất là rò rỉ các hợp chất dạng khí) như gây độc cho con người, động thực vật, gây cháy, nổ, ... Các sự cố loại này có thể dẫn tới thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội cũng như hệ sinh thái trong khu vực và các vùng lân cận. Nguồn gốc có thể phát sinh loại sự cố này như sau: - Khu vực kho chứa nguyên, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy; - Khu vực lò hơi cấp nhiệt; - Khu vực để hóa chất 6.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG 6.2.1. Tác động đến môi trường nước - Ảnh hưởng của nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ. - Ảnh hưởng của nước thải dầu mỡ. - Ảnh hưởng của chất rắn lơ lững trong nước thải. - Ảnh hưởng của nước thải chứa nhiều chất dinh dưỡng. 6.2.2. Tác động đến môi trường không khí - Ảnh hưởng của bụi - Ảnh hưởng của khí NO2. - Ảnh hưởng của khí CO2. - Ảnh hưởng của Hydrcacbon. 6.2.3. Tác động đến khí hậu Khí thải gây tác hại xấu như NOx, SO2 tạo nên mưa acid, góp phần phá hủy tầng ozon, gây nên hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt đđộ khí quyển và tăng mực nước biển. Tuy nhiên các tác động trên chỉ xãy ra ở mức độ thấp không đáng kể do tải lượng rất nhỏ. Nếu có biện pháp khống chế tốt thì không đáng lo ngại. 6.2.4. Tác động của tiếng ồn và rung động Tiếng ồn và rung động cũng là một yếu tố tác động đến sức khỏe con người, nhưng nếu đđộ rung động lớn có thể gây sạt lỡ các công trình lân cận. Gây biến dạng kết cấu công trình. 6.2.5. Tác động của chất thải rắn Trong trường hợp chất thải rắn không được thu gom và xử lí kịp thời có thể làm tắc nghẽn công trình , khi phân hủy, lên men tạo mùi hôi thối và sinh ra các loại rùi muỗi, côn trùng…Làm mất mỹ quan khu vực. Mặt khác chúng có thể gây tác động xấu đến môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Điều này rất nguy hiểm vì trong nước có thể có các vi sinh vật gây dịch bệnh . 6.3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG. 6.3.1. Khống chế và giảm thiểu trong giai đọan xây dựng 6.3.1.1. Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng - Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và quá trình thi công xây dựng công trình; - Lập các tổ thi công xây dựng theo từng hạng mục công trình cơ bản để quản lý và chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình thi công xây dựng; - Áp dụng biện pháp thi công cuốn chiếu theo từng giai đoạn xây dựng cụ thể, nhanh gọn theo trình tự trước - sau hợp lý giữa việc thi công các hạng mục công trình cơ bản để bảo đảm rút gọn thời gian thi công, bảo đảm an toàn giao thông và hạn chế các tác động có hại do bụi, khí thải, … giữa các khu vực thi công trên công trường; - Lập kế hoạch tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các công đoạn thi công: phát quang mặt bằng, san lấp và đào đắp, lắp đặt các công trình ngầm, các công trình giao thông, cấp điện, nước, thông tin, ... 6.3.1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng - Chủ đầu tư sẽ yêu cầu các tổ chức thi công xây dựng áp dụng các giải pháp cụ thể cho việc bảo vệ môi trường trong quá trình thi công hạng mục công trình đảm nhiệm; - Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại, tránh đường vận chuyển đi ngang qua khu vực dân cư, cấm vận chuyển và thi công các công việc có mức ồn cao vào ban đêm, hoặc giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cư, gắn bộ phận giảm thanh cho xe; - Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như khu chứa vật liệu dễ cháy nổ (kho chứa nhiên liệu xăng dầu, ...); - Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm, hoặc những nơi đào sâu để lắp đặt đường ống, đường dây; - Che chắn vật liệu san lấp trong quá trình vận chuyển, cũng như những khu vực phát sinh bụi và tưới nước để hạn chế khả năng khuếch tán bụi ra môi trường xung quanh, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công có nắng nóng kéo dài; - Các chất thải rắn xây dựng, các vật liệu phế bỏ được thu gom thường xuyên và vận chuyển ra khỏi công trường, tập trung vào các khu xử lý chung của địa phương; 6.3.1.3. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công nhân - Ưu tiên tuyển chọn công nhân xây dựng ở gần khu vực dự án để giảm lượng công nhân ở trong lán trại, giảm lượng chất thải phát sinh và ô nhiễm, hạn chế các tác động xã hội tiêu cực tại khu vực dự án; - Tổ chức bữa ăn tập trung cho công nhân tại công trường, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm; - Tổ chức phun thuốc diệt muỗi để phòng ngừa sốt rét, sốt xuất huyết. Tiến hành vệ sinh, khơi thông cống rãnh, tránh ứ đọng nước thải. 6.3.1.4. Các biện pháp an toàn lao động - Lập Ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường gồm trưởng ban chuyên trách và đại diện của mỗi tổ thi công xây dựng; - Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm: + Nội quy ra, vào làm việc tại công trường; + Nội quy về trang phục bảo hộ lao động; + Nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; + Nội quy về an toàn điện; + Nội quy an toàn giao thông; + Nội quy an toàn cháy nổ, ... - Tổ chức phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như in nội quy vào bảng treo tại công trường, lán trại; tổ chức học nội quy; tổ chức tuyên truyền; thanh tra và nhắc nhở tại hiện trường, ...; - Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh xảy ra tai nạn tương tự; - Lắp đặt biển cấm người qua lại khu làm việc của thiết bị nâng cẩu; - Lập hệ thống biển báo chỉ dẫn đường, biển báo an toàn giao thông tại khu vực công trường; - Lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (kho chứa nguyên vật liệu dễ cháy nổ, hệ thống điện, ...). 6.3.2. Khống chế và giảm thiểu trong giai đọan họat động 6.3.2.1 Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí - Chủ đầu tư dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới 100%, dây chuyền sản xuất khép kín, ít phát thải; - Khí thải từ các nhà xưởng có các thiết bị xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải vào không khí, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc xử lý bụi, NOx, SO2 và THC trong khí thải dây chuyền sản xuất, lò hơi… nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh và môi trường lao động; - Lắp đặt hệ thống vòi phun nước để giảm nồng độ bụi vào những ngày nắng nóng, khô hạn; - Trồng cây xanh xung quanh các công trình có phát thải khí gây ô nhiễm môi trường; - Thực hiện nghiêm túc chế độ vận hành, sản xuất chế biến nguyên liệu và thành phẩm, chấp hành đúng quy trình công nghệ nhằm bảo đảm an toàn sản xuất, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm tại khu vực nhà xưởng. - Công tác bảo trì thiết bị, máy móc định kỳ là một trong những cách hạn chế ô nhiễm tiếng ồn do các khớp nối bị "rơ" gây ra; - Trang bị phương tiện bảo hộ lao động như nút bịt tai cho công nhân tại các phân xưởng có độ ồn cao; - Bố trí thiết bị, qui trình sản xuất một cách hợp lý trong cùng một phân xưởng; - Thường xuyên kiểm tra định kì, bôi trơn dầu mỡ máy móc, thiết bị sản xuất, các chân đế của thiết bị phải có bộ phận chống rung; - Xây dựng tường cách âm, hút âm cho các động cơ có công suất lớn. 6.3.2.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Phương án xử lý sơ bộ nước thải nhà ăn và nước thải sinh họat Nước thải sinh hoạt của khu nhà vệ sinh được xử lý bằng các bể tự hoại ba ngăn riêng biệt. Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm khoảng 30% (riêng các chất cặn rắn được giữ lại gần như hoàn toàn). Nước thải từ nhà vệ sinh được dẫn về bể tự hoại, cặn từ các nhà bếp, được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn. Ngăn đầu tiên có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể trong thời gian lưu lại trong bể bị phân hủy yếm khí. Khi đầy bể, khoảng 1 năm sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý. Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ ba và thoát ra ngoài theo đường ống cống thải của nhà máy và chảy vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các số liệu thống kê thực tế cho thấy mỗi người cần khoảng 0,2 - 0,3 m3 bể tự hoại và với nếu tính cho số lượng công nhân làm việc tại nhà máy là 1.800 người thì dự án sẽ xây dựng khoảng 360 - 540 m3 bể tự hoại. Sau khi qua bể tự hoại nước thải sinh hoạt sẽ thu gom, dẫn chuyển về Trạm xử lý nước thải xưởng Tire Cord của nhà máy để xử lý cùng nước thải sản xuất. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn 5945-2005 cột B. Maët caét doïc beå töï hoaïi Maët baèng beå töï hoaïi Nước vào Nước ra Hình 6.1: Hệ thống bể tự họai xử lý nước thải sinh hoạt Phương án xử lý sơ bộ nước thải sản xuất Đối với các nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm cao gồm: nước thải chứa cặn và latex, nước rửa thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, nước thải từ vệ sinh khâu hồ thì tiến hành thu gom vào hố ga, tách mũ nhựa bằng bể làm thoáng, lắng lọc cặn bằng phương pháp keo tụ (sử dụng muối Fe. Al (III)); sau đó dẫn về Trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy; Đối với nguồn nước thải chứa dầu mỡ (vệ sinh thùng chứa dầu mỡ, nước thải từ lò hơi, lò dầu, máy cơ điện, ...), thì áp dụng phương pháp tuyển nổi hoặc thiết bị tách lọc ly tâm để tách dầu mỡ, trước khi dẫn chuyển về Trạm xử lý nước thải của Nhà máy; Đối với nguồn nước làm lạnh thải tương đối sạch, thì tiến hành thu gom và tái sử dụng lại để tiết kiệm tối đa lượng nước cấp đầu vào. Các biện pháp khống chế ô nhiễm do nước thải của dự án được trình bày trong bảng 6.5 dưới đây Bảng 6.5: Các biện pháp khống chế ô nhiễm do nước thải của dự án. Stt Công trình Các biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải 01 Nhà văn phòng - Nước thải sinh hoạt àBể tự hoại àTrạm XLNT Nhà máy; - Nước mưa chảy tràn à Hố ga à Lắng lọc à Hệ thống thoát nước mưa Nhà máy. 02 Xưởng sản xuất - Nước thải sinh hoạt àBể tự hoại àTrạm XLNT Nhà máy; - Nước mưa chảy tràn à Hố ga à Lắng lọc à Hệ thống thoát nước mưa Nhà máy; - Nước thải sản xuất à Hố ga à Keo tụ, lắng lọc à Trạm XLNT Nhà máy; - Nước làm lạnhà thu hồi tái sử dụng lại. 03 Nhà lò hơi - Nước thải sinh hoạt àBể tự hoại àTrạm XLNT Nhà máy; - Nước mưa chảy tràn à Hố ga à Lắng lọc à Hệ thống thoát nước mưa Nhà máy; - Nước thải nhiễm dầu mỡ à Tách dầu à Trạm XLNT Nhà máy. 04 Trạm xử lý nước thải - Nước thải sinh hoạt àBể tự hoại àTrạm XLNT Nhà máy; - Nước mưa chảy tràn à Hố ga à Lắng lọc à Hệ thống thoát nước mưa Nhà máy. 05 Nhà ăn công nhân - Nước thải sinh hoạt àBể tự hoại àTrạm XLNT Nhà máy. - Nước mưa chảy tràn à Hố ga à Lắng lọc à Hệ thống thoát nước mưa Nhà máy. 06 Nhà xe, nhà bảo vệ - Nước mưa chảy tràn à Hố ga à Lắng lọc à Hệ thống thoát nước mưa Nhà máy. 07 Nhà vệ sinh công nhân - Nước thải sinh hoạt àBể tự hoại àTrạm XLNT Nhà máy. - Nước mưa chảy tràn à Hố ga à Lắng lọc à Hệ thống thoát nước mưa Nhà máy. 08 Đường giao thông nội bộ - Nước mưa chảy tràn à Hố ga à Lắng lọc à Hệ thống thoát nước mưa Nhà máy. Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, tháng 08/2008 Phương án xử lý nước thải tập trung của nhà máy tại xưởng Tire Cord Xưởng Tire Cord của nhà máy sản xuất các sản sợi vải mành, nylon và polyester với công suất 9.240 tấn/năm. Nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 200 m3/ngày.đêm. Mục đích của HTXL này là: - Xử lý tòan bộ nước thải từ họat động sản xuất của xưởng Tire Cord: 25 m3/ngày.đêm - Xử lý tòan bộ nước thải sinh họat của 1.800 công nhân tại nhà máy khi nhà máy đi vào họat động ổn định và đạt công suất sản phẩm là 9.240 tấn/năm (tương đương 30,8 tấn/ngày, tính cho thời gian họat động sản xuất là 300 ngày/năm) Nước thải sản xuất Hố thu gom Bể điều hoà, giải nhiệt Nước thải đạt TCVN 5945 - 2005, Cột B Hệ thống cống thải KCN Nhơn Trạch V Nước thải sinh hoạt Hệ thống bể tự hoại Nước thải nhà ăn Thiết bị tách mỡ Cống thu gom Cống thu gom Bể đông keo tụ Bể lắng cấp 1 Bể Aeroten Bể lắng cấp 2 Bể chứa bùn Máy ép bùn Bùn thải Bể gạn mủ Nguồn tiếp nhận Sông Thị Vải Nước tách bùn Song chắn rác Song chắn rác Cấp khí Phèn polyme Phèn nhôm Bùn tuần hoàn Bùn thải Cấp khí Hình 6.2: Sơ đồ công nghệ của quá trình xử lý nước thải tại xưởng Tire Cord Phương án xử lý nước thải tại nhà xưởng Spandex Tổng khối lượng nước thải phát sinh cần xử lý trong tòan bộ xưởng Spandex của nhà máy là 100 m³/ngđ, Công ty TNHH Hyosung sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 100 m³/ngđ, được chia làm hai giai đoạn trong quá trình xử lý, là quá trình xử lý hoá lý và quá trình xử lý bằng vi sinh hiếu khí. Nước thải sau khi xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5945:2005 (nguồn loại B) và được thải vào hệ thống cống thải chung của Khu công nghiệp Nhơn Trạch V. Ngày 26/09/2008 hệ thống xử lý nước thải xưởng Spadex sẽ được thi công hòan tất và lắp đặt hòan chỉnh các thiết bị xử lý. Hệ thống này sẽ được vận hành thử nghiệm trong 1 tháng và chính thức đi vào họat động vào giữa tháng 11/2008. Quy trình công nghệ xử lý nước thải xưởng Spandex như sau: Nước thải Máy thổi khí Nước thải đạt TCVN 5945 - 2005, Cột B Bể trung hòa Bể lọc sinh học hiếu khí Bể điều hòa Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dệt Spandex Lọc cát Bồn phản ứng nhanh Bể chứa trung gian Bùn tuần hoàn Bể lắng ly tâm Máy thổi khí H2SO4 Bùn dư (thải bỏ) Bể chứa bùn Bùn thải Máy ép bùn Phèn Nhôm Hình 6.2: Sơ đồ công nghệ của quá trình xử lý nước thải tại xưởng Spandex Phương án tiêu thoát nước thải được áp dụng tại nhà máy Công ty TNHH Hyosung sẽ làm đơn đề nghị xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do Ủy Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai và Ban Quản lý Dự án KCN thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép. Áp dụng Luật Tài Nguyên Nước ngày 20 tháng 05 năm 1998 và Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép như sau: Nguồn nước tiếp nhận nước thải: Rạch Bà Ký – Sông Thị Vải Vị trí nơi xả nước thải: - KCN Nhơn Trạch V, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - Tọa độ X = 1184198.711, Tọa độ Y = 599591.258 c. Phương thức xả nước thải: - Mô tả phương thức và chế độ xả nước thải:  Tự chảy, liên tục.            - Lưu lượng xả thải tại xưởng Tire Cord: 200 m3/ngày đêm.            - Lưu lượng xả thải tại xưởng Spandex: 100 m3/ngày đêm. Chất lượng nước thải: TCVN 5945 – 2005 Cột B   Thời gian xả nước thải vào nguồn nước: 24/24 Phương án tiêu thóat nước của Công ty TNHH HYOSUNG như sau: Nguồn tiếp nhận Lắng lọc Hố ga Nước mưa chảy tràn Thiết bị lọc mỡ Nước thải nhà ăn Trạm xử lý nước thải của nhà máy Bể tự hoại Nước thải sinh hoạt Nguồn tiếp nhận Nước thải sản xuất Cống thu gom Hình 6.3: Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải tại khu vực dự án. Hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn của dự án được xây dựng bằng các đường ống bê tông cốt thép: Hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thóat nước mưa được xây dựng tách riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước thải. Hệ thống được xây dựng bằng hệ thống cống tròn bê tông cốt thép f 400 và f 600 tại hố ga ở các khu vực nhà xưởng . Đối với các hố ga thóat nước mưa nằm trên vỉa, sử dụng hệ thống cống tròn BTCT f 800 và f 1000. Ngòai ra, nhà máy sử dụng ống PVC thu nước mưa mái nối với hố ga f 200, i= 2 %. Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng dọc hai bên đường giao thông nội bộ, bố trí các hố ga có song chắn rác, nước mưa lắng lọc tự nhiên và có các giếng kiểm tra. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Bùn thải được xử lý theo chôn lấp hợp vệ sinh. Sau khi đi qua khu vực dự án, hệ thống thoát nước mưa của dự án được đấu nối chung vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Nhơn Trạch V chảy ra rạch Bà Ký, sông Thị Vải. (2) Hệ thống thoát nước thải Được xây dựng bằng betông cốt thép với đường kính f300, i=0,3% dẫn nước thải từ các phân xưởng sản xuất về khu xử lý nước thải tập trung và sau khi xử lý được dẫn vào hệ thống cống thải của khu công nghiệp Nhơn Trạch V trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận là sông Thị Vải. 6.3.2.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn Vấn đề khống chế ô nhiễm do chất thải rắn bao gồm việc kiểm soát và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại. CTR Phân loại tại nguồn CTR không nguy hại CTR nguy hại CTR sinh hoạt Lá cây khô, ... Vận chuyển, chôn lấp tại bãi rác sinh hoạt Giẻ lau dính dầu mỡ Bao bì chứa hoá chất Bùn thải từ hệ thống XLNT Lưu giữ Đơn vị thu gom Đốt trong lò chuyên dụng Lưu giữ Tái sử dụng Lưu giữ Đơn vị thu gom Chôn lấp tại nơi quy định Hình 6.3: Các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn của dự án. Chất thải rắn công nghiệp Đối với các loại chất thải rắn công nghiệp, chủ dự án đầu tư đã ký kết hợp đồng thu mua phế liệu số 151/TTN-HĐKT với Công ty TNHH Tân Thiên Thiên chịu trách nhiệm thu gom, tập kết phế liệu rác thải nguy hại và rác sinh họat, chuẩn bị phương tiện vận chưyển chất thải về nhà máy xử lý tại địa chỉ: 2C12 ấp 2, Tỉnh lộ 10 xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh Tp.HCM. Chất thải rắn sinh hoạt Đối với các đồ hộp, lon, bao bì nilon, giấy carton được thu gom và bán cho các cơ sở mua phế liệu. Đối với các loại rác thải sinh hoạt khác, chủ dự án đầu tư đã ký kết hợp đồng thu mua phế liệu số 151/TTN-HĐKT với Công ty TNHH Tân Thiên Thiên chịu trách nhiệm thu gom, tập kết phế liệu và rác sinh họat, chuẩn bị phương tiện vận chưyển chất thải về nhà máy xử lý tại địa chỉ: 2C12 ấp 2, Tỉnh lộ 10 xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh Tp.HCM. 6.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 6.4.1. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ Cháy nổ là sự cố khá phổ biến và rất dễ xảy ra đối với các công trình, đặc biệt là đối với loại hình nhà máy dệt nhuộm là nơi lưu trữ một lượng lớn các loại hóa chất, vải sợi. Nếu để xảy ra sự cố cháy nổ thì thiệt hại sẽ không thể lường hết. Nắm được vấn đề này, chủ dự án đã có kế hoạch bố trí nhân lực và đầu tư trang thiết bị cho công tác phòng cháy chữa cháy như bố trí các họng nước, các thiết bị chữa cháy cầm tay, xe bồn cứu hoả,... Để phòng chống các sự cố có thể xảy ra, chủ dự án sẽ xây dựng phương án phòng chống sự cố theo các tiêu chuẩn sau: TCVN 2622 - 78: Tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình. TCVN 3255 - 86: An toàn nổ - Yêu cầu chung. TCVN 3254 - 89: An toàn cháy - Yêu cầu chung. TCVN 5760 - 93: Hệ thống chữa cháy yêu cầu về thiết kế lắp đặt và sử dụng. Một số vấn đề cần phải được thực hiện như: Tiến hành các biện pháp vệ sinh công nghiệp chặt chẽ trong các phân xưởng sản xuất, đặc biệt là phân xưởng dệt, kéo sợi. Công nhân trực tiếp làm việc trong các nhà máy phải được tập huấn, hướng dẫn các phương pháp phòng chống cháy nổ. Đầu tư các thiết bị chống cháy nổ tại các khu vực kho chứa hàng hoá nhiên liệu. Bố trí hệ thống cháy nổ tại xung quanh khu vực sản xuất. Nhà máy sẽ có các trang thiết bị chống cháy nổ, nhằm chữa kịp thời khi sự cố xảy ra. Để đảm bảo kịp thời ứng phó với sự cố cháy nổ, dựa vào hệ thống cấp nước chính của khu quy hoạch, Công ty sẽ bố trí các họng lấy nước chữa cháy D100, khoảng cách giữa các họng lấy nước chữa cháy là 150m/trụ. Lưu lượng cấp nước chữa cháy đảm bảo đủ 15 l/s cho một đám cháy, trong trường hợp xảy ra đồng thời một lúc là 2 đám cháy (TCVN2662-1995). Ngoài ra để đảm bảo lưu lượng nước khi chữa cháy khi có sự cố cháy Công ty sẽ bố trí 02 đài nước bảo đảm đủ nước chữ cháy liên tục trong 2 – 3h. 6.4.2. Phòng chống sét - Lắp hệ thống chống sét cho các vị trí cao của khu vực dự án; - Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ và cải tiến hệ thống theo các công nghệ mới nhằm đạt độ an toàn cao cho các hoạt động của dự án; - Điện trở tiếp đất xung kích 10 W khi điện trở suất của đất > 50.000 W/cm2; - Tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét chung cho toàn bộ khu vực dự án và từng nhà xưởng, công trình kho tàng; - Sử dụng loại thiết bị chống sét tích cực, các trụ chống sét được bố trí để bảo vệ khắp dự án với độ cao bảo vệ tính toán là 10 - 14m; - Tiến hành đầu tư theo tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng. 6.4.3. Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu Để phòng chống và cấp cứu sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu dạng lỏng hay khí, Chủ đầu tư sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận tải và lập phương án ứng cứu sự cố, cụ thể như sau: (1) Hệ thống kho bể chứa Hệ thống kho chứa nguyên nhiên liệu sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật, an toàn (bao gồm các hệ thống làm mát, van thoát hơi, hệ thống chống sét, hệ thống cứu hoả, ...). (2) Vận tải và quá trình nhập xuất nhiên liệu - Thực hiện nghiêm ngặt qui định kỹ thuật, an toàn trong quá trình nhập xuất nhiên liệu; - Các phương tiện vận chuyển xăng dầu, nguyên liệu lỏng,.. sẽ có đủ tư cách pháp nhân, cũng như đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật khi vận chuyển trên đường giao thông. Chủ đầu tư phối hợp cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức, thực hiện diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên. 6.4.4. Trồng Cây xanh trong nhà máy Cây xanh có tác dụng rất có ích đối với khí hậu và môi trường. Cây xanh có tác dụng che nắng, hút bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút tiếng ồn và che chắn tiếng ồn, mặt khác nó còn tạo thẩm mỹ cảnh quan, tạo ra cảm giác dễ chịu về màu sắc cho môi trường. Hệ số phản bức xạ của cây xanh thường nhỏ, bằng khoảng cách 0,2 – 0,3 trong khi đó hệ số phản bức xạ của mặt bêtông và mặt tường là 0,6 – 0,7. Trong thời gian ban ngày, cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời và hút nước từ đất lên để tiến hành diệp lục hoá theo các phản ứng: 6CO2 + 5 H2O Û C6H10O5 + 6O2 ± 674calo hay 6CO2 + 6H2O Û C6H12O6 + 6O2 ± 674calo Như vậy, ban ngày cây xanh hút bực xạ nhiệt, hút CO2 và nhả O2, còn ban đêm thì ngược lại, nhả nhiệt và khí CO2, nhưng quá trình hoạt động sinh lý của cây xanh vào ban đêm rất yếu. Do đó, lượng nhiệt và CO2 do cây thải ra vào ban đêm là không đáng kể. Vì vậy, nhiệt độ không khí trong các vườn cây thường thấp hơn chỗ trống trải 2 – 3oC, nhiệt độ mặt sân có thưòng thấp hơn nhiệt độ mặt đất trống 3 – 6oC. Không khí chứa bụi khí thổi qua các lùm cây thì các hạt bụi sẽ bám vào mặt lá do lực ma sát và lực rơi trọng lượng. Các luồng không khí thổi qua tán lá sẽ bị lực cản làm cho tốc độ luồng không khí giảm và loãng đi. Do đó, một phần hạt sẽ ngưng đọng trên lá cây. Vì vậy, có thể nói cây xanh có tác dụng lọc sạch không khí. Các dãy cây xanh trồng dọc hai bên đường còn có tác dụng làm giảm sự nhiễu động của không khí trên đường. Do đó, giảm bớt tình trạng bụi từ mặt đường tung bay vào khu vực nhà máy. Cây xanh còn có tác dụng làm giảm tiếng ồn. Sóng âm truyền qua các dãy cây xanh sẽ bị suy giảm năng lượng, mức cường độ âm thanh bị giảm nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu lá, kích thước lùm cây và chiều rộng dãy đất trồng cây. Các dãy cây xanh còn có tác dụng làm giảm bớt phản xạ âm. Do đó, làm giảm bớt mức ồn trong khuôn viên Nhà máy. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Khu quy hoạch được thiết kế hài hòa về không gian, cơ sở hạ tầng cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường. Mặt bằng được bố trí phù hợp với địa hình, bảo đảm thông thoáng, hợp lý ngăn cách bằng các đường giao thông nội bộ chính của nhà máy, bao gồm: khu vực văn phòng, khu vực sản xuất bao gồm các nhà xưởng và nhà kho, khu nhà xe và khu vực các công trình phụ trợ như trạm điện, nhà máy phát điện, bể nước PCCC, nhà phát điện… Giải pháp kiến trúc xây dựng chính cho các hạng mục công trình cơ bản của dự án là móng cột bê tông cốt thép (BTCT), hệ khung thép nhà tiền chế lắp ghép, mái lợp tole, nền bê tông và tường bao che xây gạch. Trong đó, nhà văn phòng được áp dụng giải pháp kết cấu chịu lực bê tông cốt thép đảm bảo khả năng an toàn đối với khu vực. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi vải mành và các loại sợi như Spandex, Nylon, Polyester của Công ty TNHH Hyosung Việt Nam đi vào hoạt động mang lại những lợi ích sau : Tạo sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước. Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế. Tạo công ăn việc làm cho 1.800 lao động trong khu vực. 7.2 KIẾN NGHỊ Công Ty TNHH Hyosung Việt Nam với qui mô sản xuất lớn, thông qua báo cáo này với bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường đính kèm, Công Ty TNHH Hyosung Việt Nam kính mong Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Đồng Nai và các cơ quan chức năng xem xét và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho Công ty chúng tôi. Công Ty TNHH Hyosung Việt Nam xin cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những qui định của địa phương về vấn đề không gây ô nhiễm môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án đầu tư công ty tnhh hyosung việt nam.doc
Luận văn liên quan