Dự án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam – VAMC

Có thể nói việc thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam – VAMC được xem như một động thái thiết thực và thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng, trong nền kinh tế Việt Nam nói chung. Khối lượng nợ xấu hiện hữu giống như một cục máu đông làm tắt ngẽn dòng luân chuyển vốn của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng, tiềm ẩn nguy cơ gây suy thoái kinh tế. Với quy mô nợ xấu ngày càng gia tăng trầm trọng thêm, dường như những giải pháp xử lý nợ xấu thời gian qua của bản thân các TCTD, cũng như của Chính phủ không còn phát huy hiệu quả và lâm vào bế tắc. Trong tình thế hiện nay, công ty quản lý tài sản Việt Nam - VAMC được kỳ vọng sẽ là giải pháp khả thi và triệt để nhằm xóa tan dần khối u nợ xấu của nền kinh tế, khi mà các TCTD không đủ nguồn lực để tự tái cấu trúc các khoản nợ xấu khổng lồ của mình và cơ sở pháp lý của Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu so với các chuẩn mực thế giới. Một VAMC được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng kèm theo cấu trúc chặt chẽ sẽ là tiền đề cho hy vọng mang lại hiệu quả hoạt động cần thiết trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam – VAMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tiễn từ sự hình thành và hoạt động của các AMC ở một số nước trong khu vực Châu Á- Hàm ý cho Việt Nam Phần lớn các AMC công tại các nước Đông Á trong thời kỳ khủng hoảng tài chính khu vực (1997) đã được xây dựng theo mô hình đa mục tiêu: gấp rút bán, thanh lý nợ xấu đồng thời với thực hiện tái cấu trúc. Tại Hàn Quốc, vai trò tái cấu trúc doanh nghiệp của KAMCO trong quá trình giải quyết một danh mục nợ xấu khổng lồ là rất rõ ràng, cho dù nhiệm vụ mấu chốt được đề ra ngay từ khi AMC này được thành lập là giải quyết nợ xấu trong nền kinh tế càng sớm càng tốt. Tại Malaysia, mặc dù có một cơ quan riêng tập trung vào tái cấu trúc doanh nghiệp (CDRC), nhưng AMC công tại quốc gia này là Danaharta đã vẫn tham gia một cách gián tiếp và trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu phức tạp này. Tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Á trong giai đoạn khủng hoảng này, danh mục các nhiệm vụ chính của AMC được đúc kết từ kết quả của việc thực thi các chính sách đặt ra ngay từ đầu khi thành lập. Tiêu biểu như Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng tại Indonesia (IBRC) được thành lập ngay từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là tập trung hơn vào tái cấu trúc doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước áp lực phải nhanh chóng thanh lý các khoản nợ xấu để tài trợ cho một ngân sách ngày càng bị thâm hụt, cơ quan này đã phải tiến hành bán các khoản nợ xấu chưa được tái cấu trúc kể từ đầu năm 2002. Tương tự, AMC tại Trung Quốc, sau bốn năm giành rất nhiều thời gian và nguồn lực cho việc tái cấu trúc hàng trăm doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn (chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị các khoản nợ xấu được bốn AMC này mua) chủ yếu thông qua nghiệp vụ biến các khoản nợ thành cổ phần tại các doanh nghiệp, bốn AMC công của Trung Quốc sau đó đã tập trung hơn vào việc bán và thanh lý các khoản nợ xấu thông qua các công cụ khác nhau. Trong khi đó tại Nhật Bản, do được xây dựng với vai trò là một cơ quan thu gom nợ xấu, AMC công của quốc gia này (RCC) đã chỉ áp dụng một biện pháp chính là tập trung tối đa thu hồi các khoản nợ xấu. Chỉ sau khoảng ba năm kể từ ngày thành lập thì vai trò tham gia vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp mới được thêm vào trong chức năng hoạt động của RCC. 2.1. Các loại mô hình công ty quản lý tài sản Tại các quốc gia trên thế giới, có nhiều loại mô hình công ty mua bán nợ: Công ty do nhà nước góp vốn hoặc công ty do tư nhân góp vốn. Đối với các công ty mua bán nợ tư nhân, một số thì hoạt động độc lập, một số khác là công ty con của các ngân hàng hoặc đơn vị hoạt động trực thuộc ngân hàng. Đối với các công ty xử lý nợ của nhà nước thì thường hoạt động khá hiệu quả khi vấn đề nợ xấu mang tính hệ thống và khung pháp lý đối với việc xử lý nợ vẫn còn yếu. Có những lúc trên thị trường, các khoản nợ xấu không có người mua thì công ty xử lý nợ của nhà DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 19 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG nước có thể là nơi tiêu thụ các khoản nợ xấu nói này, và khi khung pháp lý cho việc xử lý nợ xấu chưa được chặt chẽ thì công ty xử lý nợ của nhà nước có thể giúp rút ngắn được quy trình xử lý nợ. Hơn nữa, việc Chính phủ mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng thông qua các công ty xử lý nợ của nhà nước có thể tạo ra cơ hội cho Chính phủ áp đặt các điều kiện giúp các ngân hàng tái cấu trúc lại vấn đề tài chính và cơ cấu hoạt động của mình. Xét ở một khía cạnh khác, việc thiết lập các công ty xử lý nợ tập trung của nhà nước đòi hỏi Chính phủ phải đầu tư với số lượng vốn lớn. Điều này khiến nhiều quốc gia có khủng hoảng nợ xấu miễn cưỡng thiết lập các tổ chức xử lý nợ tập trung này. Chẳng hạn, Thái Lan là nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ rất lớn trong năm 1997, song đến năm 2001 đất nước này mới thành lập được công ty xử lý nợ tập trung. Thông thường, các công ty quản lý nợ tập trung là những cơ hội cho việc can thiệp chính trị và nó cũng thiếu tính linh hoạt hành chính trong việc quản lý các tài sản do có sự cấu kết bên trong giữa các bên liên quan. Nếu các công ty xử lý nợ tập trung của nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thì chúng phát sinh chi phí hoạt động rất lớn cũng như làm tiêu hao tài sản chưa được thanh lý và chưa được cơ cấu lại qua thời gian. Việc thiếu nguồn nhân lực cũng là một trở ngại lớn cho thiết lập các công ty xử lý nợ tập trung. Ngược lại, do ít chịu sự chi phối trong quá trình ra quyết định, các công ty xử lý nợ tư nhân thường linh hoạt trong quản lý hơn các công ty quốc doanh. Đối với các đơn vị trực thuộc ngân hàng hay các công ty con của ngân hàng, việc cơ cấu nợ cũng dễ dàng hơn nhiều, do các đơn vị này đã có sẵn hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ và các con nợ. Nếu các công ty xử lý nợ tư nhân này có đủ nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc quản lý các khoản nợ xấu, thì họ có thể làm gia tăng giá trị của các khoản nợ này. Kết quả là, họ sẽ bán ở mức cao hơn. Tuy nhiên, nếu môi trường pháp lý có khuynh hướng ủng hộ các con nợ, thì các công ty xử lý nợ tư nhân có thể phải gặp rắc rối trong các cuộc thương thảo về cơ cấu nợ. Việc này sẽ làm phát sinh chi phí hoạt động, đặc biệt trong các trường hợp mà việc trì hoãn có thể dẫn đến làm thất thoát hoặc hư hỏng các tài sản đang chờ xử lý. Trong khi đó, các công ty xử lý nợ quốc doanh có thể bỏ qua dễ dàng các thiếu sót về khung pháp lý thông qua các quyền hạn đặc thù. Đặc biệt, ở các quốc gia đang phát triển, công ty xử lý nợ quốc doanh có thể quản lý tốt quá trình kiểm soát các nguồn hơn là các công ty tư nhân. Một bất lợi khác đối với các công ty xử lý nợ tư nhân (đặc biệt nếu đó là một công ty con của ngân hàng) là điều mà các ngân hàng mẹ có thể sử dụng nó để che đậy các vấn đề về nợ xấu bằng cách chuyển hết nợ sang công ty xử lý nợ của mình ở các mức giá giả tạo cao hơn. Hậu quả là, do giá chuyển đổi cao sẽ ít hoặc không phản ánh các khoản thua lỗ của ngân hàng, nên việc mua lại nợ xấu bởi các công ty con của ngân hàng có thể xem tương đương với một khoản cứu trợ tài chính của các cổ đông ngân hàng. Hoặc, nếu các cổ đông ngân hàng và công ty xử lý nợ là như nhau thì quá trình chuyển giao tài sản sẽ trở thành một cuộc tái cấu trúc ngân hàng hình thức, được thực hiện duy nhất chỉ để đáp ứng các điều khoản pháp lý nào đó đối với tỷ lệ nợ xấu, nhưng chưa giải quyết được các vấn đề của hệ thống ngân hàng. Nếu không được giám sát chặt DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 20 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG chẽ thông qua các báo cáo được kiểm toán thì các nhà quản lý ngân hàng có thể lại tiếp tục tài trợ các hoạt động rủi ro cao. 2.2. Một số điểm nổi bật của các công ty xử lý nợ ở châu Á Trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính ở châu Á, Chính phủ các nước như: Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành lập các công ty quản lý tài sản (AMCs) tập trung để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Các quốc gia này đã thiết lập Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng Indonesia (IBRA), Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia (DANAHARTA) và Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO). Riêng Thái Lan ban đầu chỉ thành lập Cơ quan tái cấu trúc tài chính (FRA) để xử lý các vấn đề của các công ty tài chính. Đến năm 2001, Thái Lan mới chính thức thành lập Công ty quản lý tài sản (TAMC). Đặc điểm chung của 4 công ty xử lý nợ ở châu Á là được Chính phủ tài trợ vốn và tổ chức tập trung hơn việc sử dụng một mô hình chỉ dựa vào ngân hàng. Điều này có lẽ là do tính chất đặc thù có hệ thống về các vấn đề ngân hàng và quy mô nợ xấu. Trong trường hợp của 4 quốc gia (Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc) bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ các nước này đã áp dụng hình thức mua sỉ tất cả các khoản cho vay có vấn đề và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Mô hình AMC tập trung mang tính khả thi cao do nhiều ngân hàng không đủ nguồn lực để tự tái cấu trúc các khoản nợ xấu khổng lồ của mình thông qua các đơn vị trực thuộc hay các công ty con của ngân hàng. Hơn nữa, cơ sở pháp lý so với các chuẩn mực thế giới vẫn còn nghèo nàn lạc hậu trong các quốc gia này cũng góp phần tạo ra sự cần thiết phải có AMCs tập trung. AMC ở các nước châu Á chỉ hoạt động trong một số năm nhất định nào đó. Ngoại trừ KAMCO của Hàn Quốc cho phép gia hạn thời gian hoạt động, IBRA đã chấm dứt hoạt động năm 2004, DANAHARTA năm 2005 và TAMCO năm 2011. Với thời gian hoạt động có giới hạn, thời gian bổ nhiệm các vị trí quản lý tại các công ty xử lý nợ cũng theo nhiệm kỳ, việc xử lý tài sản cũng được xác định rõ, vì thế, chi phí mà Chính phủ chi tiêu cho các công ty xử lý nợ cũng bị hạn chế. Các công ty xử lý nợ tập trung cũng có các quyền hạn đặc biệt để cắt giảm các thủ tục pháp lý (ngoại trừ KAMCO). Ví dụ, trường hợp của DANAHARTA - có quyền xử lý tất cả các khoản nợ xấu chuyển giao mà không cần phải xin phép các chủ tài sản. TAMCO cũng sử dụng quyền hạn của mình để buộc các con nợ phải ngồi vào bàn đàm phán cho việc thanh toán các khoản nợ vay của mình. KAMCO thì không có thể hiện rõ đặc quyền của mình, có thể một phần là do cơ sở pháp lý của Hàn Quốc hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý của các nước còn lại. Liên quan đến việc lựa chọn tài sản để xử lý, AMC có những chiến lược riêng cho mình. IBRA tiếp nhận tất cả các khoản nợ xấu của ngân hàng mà không có sự lựa chọn nào trước cả. Việc này là do IBRA thực hiện theo chỉ định của Chính phủ trong chương trình hỗ trợ các ngân hàng vượt qua khủng hoảng, bao gồm hỗ trợ thanh khoản, tái cấu trúc ngân hàng, xử lý nợ xấu, và ổn định các cổ đông ngân hàng. Các tài sản được mua lại với mức giá trị đủ, nhưng Chính phủ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 21 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG sẽ gánh phần thua lỗ cho ngân hàng. KAMCO không có các tiêu chí đặc thù đối với tài sản được mua lại nhưng nó sẽ mua lại các tài sản ở mức giá chiết khấu cao (Tháng 11/2003, mức giá chiết khấu bình quân của KAMCO khoảng 64%). Cụ thể, KAMCO đưa ra một mức giá chiết khấu cho các khoản nợ xấu thông thường tương đương 40% của tổng giá trị tài sản được thế chấp, 3% của mệnh giá nếu các khoản cho vay không có tài sản thế chấp; trong khi đó, các khoản nợ xấu đặc biệt sẽ được định giá bằng phương pháp hiện giá thuần của dòng tiền dự án. Ngược lại, DANAHARTA và TAMC hạn chế mua lại các khoản nợ xấu có giá trị ghi sổ tối thiểu lần lượt là 5 triệu Ringgit Malaysia và Bt 5 triệu Baht Thái Lan. Hơn nữa, hai công ty quản lý nợ này định giá nợ xấu theo giá thị trường nhưng sẽ thương lượng phần lãi hoặc lỗ với các định chế tài chính. Đối với DANAHARTA, giá trị thu hồi vượt mức trên chi phí mua lại cộng với chi phí phân bổ trực tiếp sẽ được chia theo tỷ lệ 80:20, trong đó, 80% thuộc về các định chế tài chính. Trong trường hợp có lãi, TAMCO và ngân hàng trước hết chia 20% lợi nhuận có liên quan đến giá chuyển nhượng, phần còn lại sẽ thuộc về ngân hàng nhưng cũng không được vượt quá giá trị chuyển nhượng. Trong trường hợp thua lỗ thì cả 2 đều phải gánh chịu nhưng ngân hàng phải chịu 30% của mức giá chuyển nhượng. Nhìn chung, cả 4 công ty quản lý nợ cũng có các chiến lược xử lý nợ riêng của mình. KAMCO đã nhờ sự giúp đở của các chuyên gia nước ngoài trong việc quản lý tài sản và xử lý nợ thông qua các công ty liên doanh. DANAHARTA đã sử dụng các đối tác đặc biệt hoặc các nhà quản trị có chuyên môn để quản lý các loại tài sản đặc thù, thực hiện theo chiến lược của Securum – một công ty xử lý nợ của Thụy Điển trong đầu những thập niên 1990. Ngược lại, IBRA và TAMCO rất cẩn trọng đối với các chuyên gia nước ngoài. TAMCO ưu tiên cho các công ty của Thái Lan thực hiện xử lý và quản lý các loại tài sản nào đó, trong khi đó, IBRA hầu như dựa vào các ngân hàng địa phương để giúp thu hồi và quản lý các khoản nợ vay thương mại. 2.3. Hiệu quả của các công ty quản lý tài sản Bằng chứng cho thấy rằng AMCs hoạt động tương đối có hiệu quả. Klingebiel (2000) sử dụng dữ liệu của các công ty quản lý nợ và chỉ ra rằng AMCs nói chung xử lý nợ nhanh hơn các đơn vị tái cấu trúc tài sản. Klingebiel cũng cho rằng, một số các điều kiện như là sự độc lập về chính trị, đủ vốn, khung pháp lý hoàn thiện, nguồn nhân lực phát triển thì rất cần thiết và quan trọng đối với tính hiệu quả của AMC. Kết quả khảo sát của các công ty quản lý nợ hoạt động trong các năm qua như sau: Về tỷ lệ xử lý nợ xấu (tỷ lệ tài sản được xử lý theo giá trị ghi sổ của tài sản mua lại), tỷ lệ này càng cao thì hoạt động của AMCs càng hiệu quả hơn, bởi lẽ, các tài sản chưa được xử lý thường tốn chi phí cao hơn, vì thế chi phí hoạt động của AMC và của chính phủ cũng cao hơn. Tỷ lệ thu hồi tiền mặt là tỷ số của tiền mặt được thu hồi so với giá trị ghi sổ của tài sản mua lại hoặc giá trị tài sản được xử lý. Tỷ số này càng cao thì chất lượng xử lý nợ của các công ty quản lý tài sản càng tốt hơn. DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 22 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG 2.4. Công ty quản lý tài sản và hành vi rủi ro đạo đức – Trường hợp Thái Lan Các hoạt động cho vay của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi khả năng chuyển giao nợ xấu đến AMC. Hơn nữa, nó còn bị ảnh hưởng bởi các điều khoản và điều kiện của việc chuyển giao như vậy. Nếu các ngân hàng chuyển giao hết nợ xấu ở mức chi phí thấp thì việc này có thể dẫn đến hành vi rủi ro đạo đức tại các công ty quản lý tài sản tư nhân và các công ty quản lý tài sản nhà nước. Đối với AMCs tư nhân: Khi nợ xấu tăng và tín dụng ngân hàng bị co rút lại thì việc cơ cấu lại nợ xấu sẽ đặt một gánh nặng trên vai của các nhà quản lý ngân hàng. Trong trường hợp này, việc chuyển giao nợ xấu ra khỏi ngân hàng cho thấy tính hiệu quả của việc xử lý nợ xấu và tạo điều kiện thuận lợi để tín dụng mới tăng trưởng. Ở Thái Lan, giai đoạn 1998 - 2001, 12 AMC tư nhân được thành lập. Mười trong số đó là những công ty con được dùng để mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng tư nhân mẹ. Hai công ty còn lại được dùng để mua lại các khoản nợ từ các ngân hàng khác. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy, hầu hết các ngân hàng mẹ này đã không chuyển giao nợ xấu với số lượng lớn đến AMC. Điều này là do nợ xấu được chuyển giao vẫn còn được phản ánh trong các báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng mẹ. Cho dù nợ xấu không còn trong báo cáo tài chính của ngân hàng mẹ thì trái phiếu được dùng để mua lại các khoản nợ xấu cũng có rủi ro liên quan đến sự thành công hay thất bại của các công ty con trong việc xử lý các khoản nợ xấu này. Vì vậy mà các ngân hàng tư nhân ít có động lực để chuyển giao nợ xấu. Đối với AMCs nhà nước: Từ năm 1998- 2002, ở Thái Lan đã thành lập 4 AMCs để xử lý nợ xấu của 5 ngân hàng thương mại quốc doanh. Mục tiêu duy nhất của việc chuyển giao tài sản là tái cấp vốn cho các ngân hàng này hơn là tối đa hóa việc phục hồi lại giá trị của nợ xấu. Quỹ Phát triển các Định chế tài chính (FIDF) sở hữu các công ty quản lý tài sản và đảm bảo trái phiếu được dùng để mua nợ xấu từ các ngân hàng thương mại nhà nước. Quyết định giá cả và tiêu chí lựa chọn nợ xấu không đến nỗi quá khắt khe, song phần lớn là dựa vào nhu cầu tái cấp vốn của các ngân hàng và không dựa vào chất lượng của tài sản. Điều này cho thấy các ngân hàng có thể ung dung tự tại đối với việc thành lập các AMCs này. Việc chuyển giao nợ xấu đến AMCs đã không tạo ra các động lực cho các ngân hàng để xem xét và điều chỉnh hành vi cho vay của mình, bởi lẽ, không có hình phạt nào được áp dụng cho việc chuyển giao này. Ngoài ra, do AMCs Nhà nước không bị đòi hỏi phải công bố thông tin nên không có khả năng phân tích tính hiệu quả của việc xử lý nợ xấu. Đối với công ty quản lý tài sản cho các loại hình ngân hàng (TAMC): Khoảng cuối năm 2000, nợ xấu trong toàn hệ thống vẫn còn rất cao và tiến trình cơ cấu lại nợ vẫn còn chậm chạp. Đảng chính trị đã thắng trong cuộc bầu cử đã ban hành Nghị định khẩn cho việc thành lập TAMC vào tháng 6/2001.Tương tự như AMC quốc doanh, TAMC thanh toán các khoản nợ xấu bằng trái phiếu do TAMC phát hành có kỳ hạn 10 năm và được FIDF bảo lãnh phát hành. Nhưng vào thời điểm đó, giá chuyển nhượng được xác định dựa trên giá trị tài sản thế chấp hơn là nhu DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 23 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG cầu tái cấp vốn của ngân hàng. Các động lực rủi ro đạo đức từ TAMC dường như không có ý nghĩa, do các bên liên quan chia sẻ lợi nhuận và rủi ro với nhau. Nếu có xảy ra thì rủi ro đạo đức có thể đến từ các trường hợp sau: Thứ nhất, nếu ngân hàng có thông tin nội gián rằng là các khoản nợ xấu chắc chắn sẽ mất vốn do hầu hết các khoản thua lỗ đều do TAMC gánh chịu, ngân hàng chỉ chịu 30% của giá chuyển nhượng. Thứ hai, nếu chiến lược tái cấu trúc của TAMC không nghiêm và áp đặt ít tổn thương lên vai người vay. Tóm lại, có 3 mức độ khác nhau về rủi ro đạo đức thông qua 3 cơ chế: AMC quốc doanh có rủi ro đạo đức cao nhất, tiếp đến là TAMC, và sau cùng là các công ty AMC tư nhân. 2.5. Hàm ý cho Việt Nam Các mô hình quản lý tài sản và kinh nghiệm áp dụng các mô hình nói trên trong việc xử lý nợ xấu ở các nước châu Á sau khủng hoảng tài chính năm 1997 là cơ sở hình thành ý tưởng mô hình thích hợp xử lý nợ có hiệu quả cho Việt Nam. Qua kinh nghiệm xử lý nợ của AMCs ở Thái Lan cho thấy, AMC có vốn sở hữu nhà nước có hành vi rủi ro đạo đức cao nhất. Tuy nhiên, trong các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì mô hình quản lý tài sản quốc doanh vẫn là ưu tiên lựa chọn. Khi khung pháp lý để xử lý nợ xấu vẫn còn chưa mạnh thì quy trình xử lý nợ có thể được rút ngắn và rất phù hợp đối với các khoản nợ xấu mang tính hệ thống. Đồng thời, khi thị trường mua bán nợ ế ẩm thì AMC quốc doanh sẽ là nơi lý tưởng để tiêu thụ nợ xấu ngân hàng. Hơn nữa, khi Chính phủ mua lại nợ xấu của ngân hàng thông qua các AMC quốc doanh thì Chính phủ có thể dễ dàng áp đặt các điều kiện cần thiết cho việc tái cấu trúc các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của 4 AMC quốc doanh ở Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, và Thái Lan cũng chỉ ra rằng các tỷ số xử lý nợ xấu và tỷ số thu hồi tiền mặt tương đối cao trong các AMC quốc doanh. Đối với Việt Nam, lựa chọn, áp dụng phương thức nào để xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, dù áp dụng phương thức nào trước hết cần có đánh giá toàn diện về khả năng thực hiện các biện pháp để tái cấu trúc và xử lý nợ xấu, trong đó bao gồm các vấn đề sau: - Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản và hoạt động chúng khoán hóa chưa có. Trong một số trường hợp, có thể phải cân nhắc tới việc ban hành một đạo luật khẩn cấp cho hoạt động của AMC. - Chính phủ có thể cân nhắc việc thành lập công ty AMC nhưng xác định rõ mục tiêu chỉ để thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Trong đó, cơ sở của nguồn vốn hoạt động và lộ trình hoạt động của công ty cần được làm rõ. - Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê, đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt. DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 24 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG - Phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn. - Cần xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia, trong đó có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi. Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay, xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng. Với kinh nghiệm của các nước ở châu Á trong xử lý nợ xấu trên và những hàm ý cho Việt Nam, đó chính là nền tảng quan trọng để Việt Nam đưa ra cho mình giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện nay. 3. Từ ý tưởng đến thực tế thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam - VAMC Vào cuối T6-2012, VAMC được biết đến với tên gọi: Công ty mua bán tài sản quốc gia được đề xuất thành lập. Quy mô vốn dự kiến là 500 tỷ đồng. Phương án thành lập VAMC được cho là giải pháp duy nhất cho vấn đề nợ xấu. Công ty này, theo định hướng của Chính phủ, sẽ là 100% vốn Nhà nước và có toàn quyền quyết định giá mua lại đối với các khoản nợ. Nếu NH nào không đồng tình, NHNN sẽ có biện pháp xử lý. Việc có cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua nợ hay không, cũng sẽ được cân nhắc trong nghị định hướng dẫn về VAMC sắp tới. Vào tháng 1-2013, NHNN tiết lộ đề án thành lập VAMC đã được NHNN và các cơ quan có liên quan xây dựng xong và đã được trình Chính phủ vào cuối tháng 12/2012. Về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan. NHNN vẫn đang cố gắng bố trí thời gian để có thể báo cáo Bộ chính trị ngay trong tháng 1 - 2013 Tháng 3-2013, NHNN có tờ trình về việc thành lập VAMC và trình Chính phủ thảo luận trong phiên họp thường kỳ của tháng. Tuy nhiên, tờ trình của NHNN và dự thảo nghị định chưa được thông qua. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều ngày 29/3, Bộ trường - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã xác nhận điều này và cho biết các thành viên Chính phủ nhận thấy còn một số điểm cần yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước thống nhất thêm. Một trong những mối quan tâm của đa phần các thành viên Chính phủ là khi Công ty quản lý tài sản này ra đời thì việc xử lý nợ xấu chỉ mới dừng lại giữa các ngân hàng với nhau. Điều mà xã hội quan tâm là tác động của nó đến nợ thực sự giữa DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 25 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG doanh nghiệp và ngân hàng như thế nào. Ông Đam nói và cho biết dự thảo nghị định sẽ tiếp tục được thảo luận ở kỳ họp Chính phủ tháng 4/2013. Ngày 25-3, NHNN có quyết định số 644/QĐ-NHNN về việc thành lập Ban trù bị thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) gồm 18 thành viên (08 người của NHNN, 05 người của BIDV, 02 người của SHB, 01 người của LienVietPostBank, 01 người của VPBank và 01 người của VietAbank). Ban trù bị có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan đến cơ chế vận hành, tổ chức, hoạt động của Công ty quản lý tài sản Việt Nam. Vào ngày 13-4-2013, VAMC được xác định thành lập để xử lý vấn đề nợ xấu trong các TCTD tại Việt Nam. Từ khi đề xuất thành lập được đưa ra đến nay (T4-2013) đã được gần 01 năm và VAMC vẫn chưa chính thức được thành lập cũng như đi vào hoạt động theo mong mỏi của không ít người. Và theo đại diện của Văn phòng Chính phủ, không nên coi VAMC là đũa thần giải quyết mọi vấn đề mà chỉ nên coi đây là biện pháp hữu hiệu nhất xử lý nợ xấu. Chính vì chưa tạo được lòng tin đối với một số thành viên của Chính phủ nên sớm nhất một tháng nữa mới có thể ra nghị định về VAMC. Ngày 27/6/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1459/QĐ-NHNN về việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty VAMC). Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/7/2013. Theo Quyết định này, căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 15/01/2013 của Chính phủ và Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN quyết định thành lập Công ty VAMC nhằm xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. PHẦN IV: MÔ TẢ CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 1. Tổ chức – quản trị - điều hành VAMC Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước sở hữu 100% với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Trụ sở chính của VAMC đặt tại Hà Nội và được phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố lớn trực thuộc Trung ương sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. NHNN sẽ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch và các Hội đồng thành viên (không quá 7 người); Ban Kiểm soát (không quá 3 người); Tổng Giám đốc và một số Phó Tổng Giám đốc của VAMC. DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 26 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG 2. Phương thức hoạt động VAMC 2.1. Nguyên tắc hoạt động Công ty Quản lý tài sản Viet Nam (VAMC) hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:  Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận.  Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, xử lý nợ xấu.  Hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu. 2.2. Quyền và Nghĩa vụ của VAMC  Quyền của VAMC:  Yêu cầu tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ bên bảo đảm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu về tổ chức và hoạt động của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm; thông tin, tài liệu về các khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã được bán cho Công ty Quản lý tài sản;  Đề nghị tổ chức tín dụng bán các khoản nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản;  Tham gia quá trình cơ cấu lại khách hàng vay sau khi góp vốn, mua cổ phần tại khách hàng vay;  Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ;  Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cơ quan bảo vệ pháp luật hoàn tất các thủ tục, hồ sơ pháp lý về tài sản bảo đảm và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm và thu hồi, xử lý nợ, tài sản bảo đảm;  Đề nghị hưởng một tỷ lệ trên số tiền thu hồi các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua bằng trái phiếu đặc biệt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;  Các quyền khác của chủ nợ, bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.  Nghĩa vụ của VAMC:  Bảo toàn và phát triển vốn được Nhà nước giao;  Thực hiện kiểm toán độc lập hàng năm; DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 27 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG  Thực hiện việc đăng ký hợp đồng mua bán quyền đòi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;  Chịu trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, công chúng về tình hình hoạt động;  Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật. 2.3. Các hoạt động VAMC tham gia  Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;  Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;  Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;  Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;  Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;  Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;  Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;  Tổ chức bán đấu giá tài sản;  Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;  Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. 2.4. Hoạt động mua nợ xấu của VAMC 2.4.1. Phương thức mua nợ xấu Về phương thức mua nợ xấu, VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do công ty phát hành. Ngoài ra, VAMC còn mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (vốn điều lệ, các quỹ trích lập, các nguồn huy động khác,...). Theo phương thức thứ nhất, VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc khách hàng vay chưa trả đã được khấu trừ số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập chưa sử dụng cho khoản nợ xấu đó. Còn với phương thức thứ hai, DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 28 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG VAMC mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại. Trong trường hợp này, VAMC sẽ đánh giá lại giá trị khoản nợ xấu trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; khi cần thiết, VAMC có thể thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm. Tổ chức tín dụng bán nợ phải có trách nhiệm cung cấp cho VAMC các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc và toàn bộ số lãi phải trả khách hàng vay chưa thanh toán. Tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do Ngân hàng Nhà nước quy định không bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản được Ngân hàng Nhà nước xem xét, áp dụng các biện pháp sau đây:  Tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dựng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó; chi phí kiểm toán, định giá do tổ chức tín dụng thanh toán;  Trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng phải bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.  Việc mua bán nợ xấu được lập thành hợp đồng và tổ chức tín dụng bán nợ phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.  Điều kiện đểVAMC mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt  Khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản, trong đó không dưới 65% tổng giá trị tài sản bảo đảm là bất động sản, bao gồm cả bất động sản hình thành trong tương lai;  Khoản nợ, tài sản bảo đảm phải hợp pháp; khoản nợ chưa được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ khác của tổ chức tín dụng; tài sản bảo đảm của khoản nợ không có tranh chấp;  Khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ có hồ sơ;  Khách hàng vay còn tồn tại;  Khách hàng vay có số dư nợ gốc vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với khách hàng vay là tổ chức và không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân.  Điều kiện để VAMC mua nợ xấu bằng giá trị thị trường DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 29 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG  Các khoản nợ đáp ứng các điều kiện để được mua bằng trái phiếu đặc biệt;  Được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ: Các khoản nợ được đánh giá lại theo giá trị thị trường trên cơ sở khả năng thu hồi vốn và tài sản bảo đảm của khoản nợ; giá mua nợ không cao hơn giá trị thị trường hoặc giá trị đánh giá lại của khoản nợ;  Tài sản bảo đảm của khoản nợ có khả năng phát mại: Tài sản bảo đảm hợp pháp, có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, đã được bàn giao hoặc cam kết bàn giao cho tổ chức tín dụng để xử lý và loại tài sản đang được giao dịch trên thị trường;  Khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ: Khách hàng vay có phương án sản xuất, kinh doanh và phương án trả nợ khả thi. 2.4.2. Đặc điểm trái phiếu đặc biệt của VAMC Trái phiếu đặc biệt của VAMC được phát hành bằng VNĐ, thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất 0%; Có thể sử dụng để vay tái cấp vốn NHNN. Theo Nghị định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) vừa được Chính phủ ký ban hành, VAMC sẽ mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo 2 phương án trong đó có phương án mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do công ty phát hành.  Sử dụng để vay tái cấp vốn NHNN Trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử; mệnh giá bằng giá mua của khoản nợ xấu; được phát hành bằng VNĐ, thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất 0% và có thể sử dụng để vay tái cấp vốn NHNN. VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt theo phương án phát hành đã được NHNN chấp thuận. NHNN quy định cụ thể việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, mức cho vay tái cấp vốn so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt. NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức lãi suất cho vay tái cấp vốn. NHNN cũng sẽ quy định cụ thể việc phát hành trái phiếu này của VAMC.  Trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt phải trích lập dự phòng rủi ro hàng năm đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động theo tỷ lệ không thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt để tạo nguồn xử lý nợ xấu khi được mua lại từ VAMC. Ngoài ra, tổ chức tín dụng phải sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại theo giá trị ghi sổ các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt nhưng chưa được xử lý hoặc thu hồi toàn bộ vào thời điểm trái phiếu đến hạn.  VAMC thanh toán tiền được hưởng trên số thu hồi nợ DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 30 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG Việc thanh toán trái phiếu đặc biệt và mua lại các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt sẽ được xử lý trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu liên quan hoặc 5 ngày sau khi trái phiếu đến hạn. Theo đó, tổ chức tín dụng bán nợ phải hoàn trả dư nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt liên quan cho NHNN. Trong trường hợp khoản nợ chưa thu hồi được đầy đủ, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợ xấu từ VAMC theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ. Nếu khoản nợ được thu hồi đầy đủ thì tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng. Sau khi đã nhận lại các khoản nợ xấu từ VAMC, tổ chức tín dụng sử dụng số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt tương ứng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ này, đồng thời tiếp tục hạch toán tài khoản ngoại bảng để theo dõi. 2.5. Hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC 2.5.1. Các biện pháp xử lý nợ xấu của VAMC  Thực hiện các quyền của chủ nợ, bên nhận bảo đảm đối với khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm nhằm thu hồi nợ, tài sản bảo đảm.  Tổ chức đôn đốc, yêu cầu trả nợ, thu nợ từ khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ và bên bảo đảm.  Thực hiện cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay.  Thỏa thuận với khách hàng vay về việc chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần để tham gia cơ cấu lại tài chính và hoạt động của khách hàng vay.  Thu nợ bằng nhận chính tài sản bảo đảm của khoản nợ; thu hồi, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.  Bán nợ cho các tổ chức, cá nhân.  Khởi kiện khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm ra Tòa án.  Nộp đơn yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ và đối với bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. 2.5.2. Cơ cấu lại nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay Sau khi nhận được thông báo của tổ chức tín dụng về việc bán khoản nợ cho VAMC, khách hàng vay sẽ xây dựng phương án tự cơ cấu lại về tổ chức, hoạt động, tài chính và kế hoạch trả nợ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến VAMC đề xuất áp dụng một hoặc một số biện pháp cơ cấu DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 31 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG lại nợ. Trong trường hợp đánh giá phương án tự cơ cấu lại của khách hàng vay hiệu quả và khả thi, VAMC quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và kế hoạch trả nợ của khách hàng vay. Nếu phương án tự cơ cấu lại của khách hàng vay hiệu quả và khả thi nhưng đang gặp khó khăn tạm thời về tài chính, Công ty Quản lý tài sản quyết định việc giảm hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ. Về việc cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vay, VAMC sẽ thực hiện các biện pháp như sau:  Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay.  Áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường.  Giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ. Chẳng hạn, sau khi mua các khoản nợ của tổ chức tín dụng, VAMC có văn bản đề nghị 4 NHTM nhà nước, ngân hàng TMCP mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank) cung cấp thông tin về mức lãi suất cho vay đối với từng kỳ hạn các ngân hàng đang áp dụng tại thời điểm mua nợ. Và VAMC có trách nhiệm điều chỉnh mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản nợ đã mua về mức không cao hơn mức lãi suất cho vay bình quân tương ứng theo từng kỳ hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng TMCP mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. 2.5.3. Xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu Tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua được xử lý theo thỏa thuận của các bên. Nếu không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo các phương thức sau:  Bán đấu giá qua tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.  Công ty quản lý tài sản (VAMC) bán đấu giá.  Công ty Quản lý tài sản lựa chọn, quyết định phương thức bán tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch. Công ty Quản lý tài sản có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm cho bên sở hữu tài sản bảo đảm không muộn hơn 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 32 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG bán đấu giá. Kết quả đấu giá, hợp đồng bán tài sản của VAMC cho bên mua tài sản là căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính, công chứng, chứng thực, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm và chấm dứt quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của bên bảo đảm hoặc bên sở hữu tài sản. Trong trường hợp VAMC bán đấu giá tài sản bảo đảm có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu, hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp được dùng thay thế cho các loại giấy tờ này. 2.5.4. Xử lý tiền thu hồi từ các khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm, số tiền thu hồi nợ thông qua việc bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khách hàng vay trả nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ thanh toán được sử dụng để thanh toán các nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ. Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được hưởng theo tỷ lệ (khoảng 2%) trên số tiền thu hồi các khoản nợ được mua bằng trái phiếu đặc biệt. Số tiền thu hồi nợ được VAMC gửi tại tổ chức tín dụng bán nợ dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và không được rút trước thời điểm thanh toán trái phiếu. Đến khi thanh toán trái phiếu đặc biệt, VAMC sẽ thanh toán số tiền thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng bán nợ sau khi trừ đi số tiền mà VAMC được hưởng. Đối với việc thanh toán trái phiếu đặc biệt và mua lại các khoản nợ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn với giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ liên quan hoặc trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bán nợ phải hoàn trả dư nợ vay tái cấp vốn bảo đảm bằng trái phiếu đặc biệt liên quan cho Ngân hàng Nhà nước.Trong trường hợp khoản nợ chưa thu hồi được đầy đủ, tổ chức tín dụng mua lại các khoản nợ từ VAMC theo giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, trả lại trái phiếu đặc biệt liên quan đến khoản nợ đó cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền được hưởng trên số tiền thu hồi nợ. Nếu như khoản nợ thu hồi được đầy đủ thì tổ chức tín dụng bán nợ trả lại trái phiếu đặc biệt cho VAMC và được VAMC thanh toán số tiền thu hồi nợ được hưởng. 3. Kỳ vọng tích cực về hiệu quả của VAMC đối với việc xử lý nợ xấu VAMC được lập ra với mục đích chính là hỗ trợ các ngân hàng tốt mà đang gặp phải rắc rối vì tình hình nợ xấu. Việc giải quyết nợ xấu này sẽ giúp cho các ngân hàng tốt tạm thời loại bỏ các khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán, giúp ngân hàng cải thiện hình ảnh trong mắt nhà đầu tư và tiếp tục thu hút nguồn vốn từ các đối tác muốn rót vốn vào mà còn e ngại về nợ xấu của ngân hàng. DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 33 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG VAMC mua các khoản nợ xấu, nhất là những khoản liên quan đến bất động sản, theo giá trị sổ sách và trả về một loại trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng có thể sử dụng trái phiếu này để thế chấp vay vốn tại Ngân hàng nhà nước, giúp cải thiện khả năng thanh khoản của ngân hàng. Mặt khác việc mua các khoản nợ xấu bằng giá trị sổ sách làm cho bất động sản vẫn giữ nguyên được giá trị ban đầu. VAMC giúp hệ thống ngân hàng giải quyết nhanh các khoản nợ xấu. Khi không còn khoản nợ xấu trên bảng cân đối kế toán, ngân hàng sẽ không cần phải trích lập dự phòng rủi ro từ các khoản nợ xấu, làm giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro, thúc đẩy việc tăng trưởng tín dụng. 4. Những vấn đề đáng lo ngại về VAMC  Sau năm năm nếu VAMC vẫn chưa xử lý được món nợ thì lại trả về cho Ngân hàng. Như vậy, VAMC chỉ tạm thời giữ nợ xấu cho ngân hàng, điều này sẽ không tạo động lực thúc đẩy VAMC xử lý rốt ráo các khoản nợ xấu. Với số vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 500 tỉ đồng so với quy mô nợ xấu được ước lượng lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng, phương án dùng trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu là điều VAMC muốn hướng tới. Tuy nhiên, rủi ro khi cầm trái phiếu này trong tay cũng không nhỏ. Các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro hằng năm đối với trái phiếu này với tỉ lệ không thấp hơn 20% mệnh giá. Việc trích lập dự phòng nhằm tích lũy nguồn lực để xử lý khoản nợ xấu, nếu đến kỳ đáo hạn mà VAMC không thu hồi được nợ và chuyển ngược lại cho ngân hàng. Cơ chế này sẽ làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, buộc các ngân hàng phải hoạt động hiệu quả hơn gấp bội. Đây có thể là thách thức lớn cho các ngân hàng nếu tăng trưởng kinh tế trong các năm tới không phục hồi mạnh mẽ.  Yêu cầu để được VAMC mua nợ quá khắt khe Theo như các điều kiện để món nợ được bán cho VAMC quy định tại Thông tư 53, có một số ý kiến cho rằng VAMC chỉ mua những khoản nợ chưa thực sự xấu, các NHTM hoàn toàn có thể tự mình thu hồi các khoản này. Trong khi, các ngân hàng cần nhất là giải quyết được những khoản nợ xấu thực sự.  Có thể làm tăng cung tiền Đằng sau việc VAMC phát hành trái phiếu xử lý nợ xấu, các NHTM có thể dùng trái phiếu này vay tái cấp vốn từ NHNN. Về lâu dài một lượng tiền được NHNN bơm ra chắc chắn sẽ làm tăng cung tiền, gây ra lạm phát.  Nguồn tài trợ cho chi phí xử lý nợ xấu chưa rõ ràng DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 34 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG Để giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu thì phương án mua lại khoản nợ theo giá thi trường trả bằng tiền mặt là khả dĩ nhất. VAMC phải nỗ lực để bán được khoản nợ thu hồi vốn trong khi ngân hàng có thể xử lý dứt điểm nợ xấu tập trung vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên với số vốn điều lệ quá ít ỏi so với quy mô nợ xấu của toàn hệ thống phương án này rất khó thực hiện. Nguyên nhân là do khó xác định được giá thị trường của nợ xấu cũng như không có đủ nguồn vốn để mua dứt nợ nếu không được cấp vốn từ NHNN hay có sự đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngoài đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề này vẫn đang trong quá trình xây dựng quy trình hướng dẫn.  Về năng lực và pháp lý Do các lĩnh vực hoạt động của VAMC quá rộng và phức tạp, lại được thành lập trong một thời gian quá ngắn, kinh nghiệm chỉ được tham khảo từ một số mô hình nước ngoài mà điều kiện khác hẳn Việt Nam, nhiều chuyên gia đang lo lắng về năng lực xử lý nợ xấu của VAMC. Theo NHNN, đến nay VAMC đã xây dựng được bộ máy với những cán bộ có năng lực trình độ, có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành ngân hàng, đặc biệt có thâm niên trong mảng tín dụng, xử lý nợ. Tuy nhiên, với số lượng lớn các TCTD, số lượng đồ sộ các khoản nợ xấu, số lượng cán bộ nhỏ nhoi đó của VAMC hoàn toàn không thể đáp ứng được, nhất là với chỉ tiêu xử lý 50.000- 70.000 tỷ đồng từ nay đến hết năm 2013. Một nỗi lo khác là hành lang pháp lý cho các hoạt động mua bán nợ, xử lý tài sản thế chấp đòi hỏi phải có sự thay đổi một số các quy định pháp luật lại không thuộc quyền Bộ Tài chính, thậm chí phải cần đến Quốc hội. Những sự thay đổi này cần đến những khoảng thời gian vô hạn, trong đó yêu cầu xử lý nợ xấu đang nóng, thậm chí rất nóng. Ở nhiều quốc gia, giải quyết nợ xấu phải cần đến một đạo luật đặc biệt, mà Việt Nam chưa có. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều khi cả người cho vay lẫn người vay đều đồng thuận bán tài sản trả nợ nhưng vướng các quy định pháp lý nợ vẫn nằm yên, tài sản thì để thời gian ăn mòn. DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 35 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG PHẦN V: KẾT LUẬN Có thể nói việc thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam – VAMC được xem như một động thái thiết thực và thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng, trong nền kinh tế Việt Nam nói chung. Khối lượng nợ xấu hiện hữu giống như một cục máu đông làm tắt ngẽn dòng luân chuyển vốn của nền kinh tế, tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng, tiềm ẩn nguy cơ gây suy thoái kinh tế. Với quy mô nợ xấu ngày càng gia tăng trầm trọng thêm, dường như những giải pháp xử lý nợ xấu thời gian qua của bản thân các TCTD, cũng như của Chính phủ không còn phát huy hiệu quả và lâm vào bế tắc. Trong tình thế hiện nay, công ty quản lý tài sản Việt Nam - VAMC được kỳ vọng sẽ là giải pháp khả thi và triệt để nhằm xóa tan dần khối u nợ xấu của nền kinh tế, khi mà các TCTD không đủ nguồn lực để tự tái cấu trúc các khoản nợ xấu khổng lồ của mình và cơ sở pháp lý của Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu so với các chuẩn mực thế giới. Một VAMC được thành lập với mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng kèm theo cấu trúc chặt chẽ sẽ là tiền đề cho hy vọng mang lại hiệu quả hoạt động cần thiết trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Xung quanh việc ra đời và hoạt động của VAMC, bên cạnh những kỳ vọng tích cực về khả năng xử lý nợ xấu, vẫn còn tồn tại những lo ngại về nguồn vốn để xử lý nợ, về vấn đề pháp lý, và những “tác dụng phụ” của hoạt động VAMC đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng nhìn chung, VAMC chính là phương án tối ưu nhất đối với Việt Nam trong hoàn cảnh và điều kiện nợ xấu chồng chất hiện nay, để vực dậy nền kinh tế vốn dĩ đã bị chìm trong suy thoái dưới ảnh hưởng chung của kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay. DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 36 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghị định 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam ( =detail&document_id=167568 ) Dự thảo Thông tư Quy định về việc mua, bán, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (Website: www.sbv.gov.vn ) Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN Quyết định 780/QĐ-NHNN Thông tư 02/2013/TT-NHNN Báo cáo số 104/BC-NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn Ủy ban giám sát tài chính quốc gia www.nfsc.gov.vn www.vietstock.vn www.vneconomy.vn PGS.TS Vũ Công Ty, Học viện tài chính“Giải pháp nào cho bài toán nợ xấu Việt Nam”, Tạp chí tài chính, số 11, 2012. Standard Chartered, “Vietnam – Navigating macro landscape”, 2013 Maybank Kim Eng, “Vietnam Strategy”, 2013 Ủy ban kinh tế Quốc hội, “Kinh tế Việt Nam năm 2013: TÁI CƠ CẤU KINH TẾ - MỘT NĂM NHÌN LẠI”, nhà xuất bản Tri Thức, 2013 Moody’s, “Global credit research”, 2012 Vietcombank Securities, “Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô & thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm 2013”, 2013 DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN VIỆT NAM – VAMC 37 NHÓM 2 – TCDN ĐÊM 4 – K22 GV: PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_hoan_chinh_vamc_final_1412.pdf
Luận văn liên quan