Dùng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Cà p hê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc p hát triển cà phê một cá ch quá nhanh đồng thời cùng với sự biến động giá cả thị trường cà phê t hế giới đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển ngành hàng cà phê tại thị trường trong nước. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính s ách, kế hoạch, cần phải thật sự tỉnh t áo để phân tích diễn biến của thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dùng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠN G KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ RỦI RO DÙNG CÔN G CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGHỪA RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIÊT NAM Giảng viên hướng dẫn : TS. MAI THU HIỀN Nhóm sinh viên thực hiện : PHÙNG M INH BẮC LÊ NGỌC QUÂN NGUYỄN THỊ HỘI NGUYỄN VĂN ĐỨC LÊ HOÀNG LONG NGÔ THÁI SƠN LÊ HƯƠNG GIANG Lớp : 19A Cao học TCNH HÀ NỘI 10/2013 Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 I-Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 II-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 2 III-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 IV-Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 2 Chương 1: Tổng quan về rủi ro ............................................................................................ 3 1.1. Khái niệm: .................................................................................................................... 3 1.2 Một số loại rủi ro các doanh nghiệp xuất khẩu thường gặp: ............................. 3 1.2.1. Rủi ro về tỷ giá ....................................................................................................... 3 1.2.2. Rủi ro về lãi suất: ................................................................................................... 3 1.2.3. Rủi ro về giá cả....................................................................................................... 4 Chương 2: Các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro .................................................. 5 2.1. Khái niệm các sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa. ......................... 5 2.3 Các công cụ phái sinh có để quản trị rủi ro đối với hàng hóa .......................... 5 2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn. ................................................................................................... 6 2.3.2. Hợp đồng tương lai. ............................................................................................... 7 2.3.3. Quyền chọn ............................................................................................................. 8 Chương 3: Dùng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro trong xuất khẩu cà phê đối với các doanh nghiệp việt nam ....................................................................................... 9 3.1 Thực trạng các doanh nghiệ p xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ....................................................................................................................... 9 3.1.1 Đánh giá chung về t ình hình xuất khẩu cà phê hiện nay của Việt Nam........... 9 3.1.2 Biến động giá cả cà phê xuất khẩu...................................................................... 12 3.1.3 Công cụ phái sinh các doanh nghiệp Xuất khẩu cà phê Việt N am đang áp dụng .................................................................................................................................. 14 3.1.3.1. Phương thức hợp đồng tương l ai ( FUTURES CON TRACT)............. 14 KẾT LU ẬN ............................................................................................................................. 22 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 23 Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 1 LỜI MỞ ĐẦU Sau khi gia nhập WTO Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thương mại thế giới. Thư ơng mại Việt Nam với thế giới ngày càng tăng cao nhờ mở rộng được nhiều thị trường. Xuất khẩu ngày càng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với nên kinh tế.Việt Nam với thế mạnh về nông sản thì việc xuất khẩu nông sản có rất nhiều lợi thế thương mại. Trong các nông sản của Việt Nam thì cafe có một tỷ trọng rất lớn. Trong những năm gần dây “ngành cà phê đã góp phần quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 3% GDP, cung cấp sinh kế cho hơn hai triệu rưỡi người”. Trên bản đồ xuất khẩu cà phê của thế giới sau thời gian đứng thứ 2 thế giới Việt Nam đã vượt qua Brasil trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Cho đến nay, cà phê vẫn luôn giữ vài trò là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và được chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy. Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát triển ngành cà phê khá bấp bênh. Tính chất giá cà phê của nước ta là phụ thuộc vào giá cả của thị trường thế giới, chỉ một vụ rớt giá mạnh cũng khiến cho người trồng cà phê và các nhà kinh doanh cà phê gánh chịu rủi ro lớn, có khi dẫn đến phá sản. Do vậy là một vấn đề lớn cần được quan tâm để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê. Trên thế giới, để hạn chế rủi ro giá cả cho nhà sản xuất xuất khẩu nông sản trong đó có cà phê, các nước thường sử dụng thành công một biện pháp là xây dựng thị trường giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa để các chủ thể có thể là nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản tham gia giao dịch để san sẻ rủi ro về giá cả hàng hóa cho đối tác khác trên thị trường đó và cho thị trường quốc t ế. Các hợp đồng này thực h iện thông qua các trung t âm giao dịch hàng hoá tập trung lớn như tại Luân Đôn (LIFFE), New York (N YBOT). Vì vậy không lý do gì Việt N am không áp dụng hình thức này khi mà sự phát triển sản phẩm giao dịch cho các hàng hoá Việt Nam là điều tất y ếu và cần thiết tương ứng với giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập hiện nay.. Đó chính là công cụ phái s inh mà bọn em sử dụng trong tiểu luận “Dùng công cụ phái s inh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cafe của Việt Nam” để phòng ngừa rủi ro về giá cà phê đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. I-Tính cấp thiết của đề tài Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 2 Việt Nam gia nhập WTO. Khi gia nhập vào thị trường thương mại chung của thế giới các doanh nghiệp sẽ chịu tác động của rất nhiều rủi ro trên thị trường thế giới như rủi ro về tỷ giá, lãi suất, rủi ro về giá cả hàng hóa…Vì vậy khi tham gia vào thị trường thế giới các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói riêng cần phải có các công cụ để quản trị rủi ro. Trong xuất khẩu cà phê, giá cá biến động bởi rất nhiều các yếu tố vì vậy sự cần thiết phải có công cụ để quản trị rủi ro và biến động của giá cả. Một trong các công cụ để quản trị rủi ro rất tốt trên thị trường phái sinh đó là sử dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) để phòng ngừa rủi ro về giá cà phê. II-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tổng quan về công cụ phòng chống rủi ro biến động giá đang được sử dụng trên thế giới: sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa. Tổng quan về thị trường cà phê những năm gần đây trên thế giới và Việt Nam; xác định rủi ro mà ngành đang đối mặt đó là biến động giá cà phê nhân. Tìm hiểu khái niệm, mục đích, kỹ thuật vận hành và những lợi ích từ việc sử dụng hợp đồng tương lai cho giao dịch buôn bán cà phê, qua đó phục vụ cho công cuộc phòng chống rủi ro sự biến động giá cả khi xuất khẩu cà phê trong giai đoạn hiện nay. III-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tình hình ứng dụng H ợp đồng tương lai vào xuất khẩu cà phê đối với các doanh nghiệp xuất khấu cà phê Việt Nam nhằm hạn chế những rủi ro về biến động giá cả cà phê thế giới khi xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới. IV-Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp tổng hợp để thu thập thông t in, sau đó sử dụng các phương pháp logic, thống kê để phân tích, hệ thống hoá từng nhóm thông tin, qua đó đối chiếu, so sánh các số liệu có được. Số liệu được thu thập từ các nguồn thông tin thứ cấp như: báo chí, web, giáo trình, các báo cáo ngành hàng cà phê của các tổ chức thống kê, VICOFA (Hiệp Hội Cà phê – Ca Cao Việt Nam), ICO (Tổ Chức Cà Phê Thế Giới),… Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 3 Chương 1: Tổng quan về rủi ro 1.1. Khái niệm: Quản trị rủi ro là việc xác định mức độ rủi ro mà DN mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro mà DN đang phải gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự theo mức rủi ro mong muốn. Quản trị rủi ro giá cả hàng hóa là một mảng lớn trong việc quản trị rủi ro của một DN. Đề tài tập trung vào rủi ro giá cả hàng hóa nông sản - một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây. Sự biến động giá cả bất thường t ạo ra nhiều rủi ro hơn cho các DNXK, từ đó thị trường giao sau là giải pháp được đưa ra để góp phần làm giảm bớt rủi ro giá cả. Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế (IIA) định nghĩa Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến việc đạt được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra. 1.2 Một số loại rủi ro các doanh nghiệp xuất khẩu thường gặp: 1.2.1. Rủi ro về tỷ giá Rủi ro tỷ giá thể hiện ở sự biến động hay sự sai lệch của tỷ giá giao ngay tương lai so với tỷ giá kì vọng. Sự sai biệt này đôi khi gây ra tổn thất cho DN, nhưng đôi khi tạo ra lợi nhuận bất thường nếu như tỷ giá biến động t heo chiều thuận lợi cho DN. Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu chi ngoại t ệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. 1.2.2. Rủi ro về lãi suất: Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đ i vay, dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 4 Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế, lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế; hơn nữa, nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng . Như vậy, rủi ro lãi suất là những t ác động do biến động lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro lãi suất bắt nguồn từ mối quan hệ qua lại của tài sản Có, tài sản Nợ và các hợp đồng ngoại bảng. 1.2.3. Rủi ro về giá cả Bất kể là hàng hóa nào dù vô hình hay hữu hình đều có giá trị của nó thông qua quan hệ cung cầu. Khi nhu cầu tăng lên ắt hẳn giá cả cũng tăng lên và ngược lại. Chính vì vậy bất ổn trong cung cầu sẽ làm thay đổi giá cả. Đối với nông sản là những nguồn lương thực thiết yếu hầu như không có nhiều bất ổn về nhu cầu nhưng lại có rất nhiều vấn để về nguồn cung. Thực tế nhìn chung khi nông dân được mùa thì giá cả có xu hướng giảm còn khi mất mùa thì giá cả lại tăng. Nghịch lý này là điều dễ hiểu nhưng xét trên góc độ t ài chính chúng t a có thể tiến hành phòng ngừa bằng công cụ phái sinh. Những biến động mạnh và thất t hường về giá trên t hị trường cà phê quốc tế cũng là nhân tố sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, XK cà phê của Việt Nam. Và điều đó sẽ làm xuất hiện nhiều rủi ro về giá cả cho các nhà sản xuất, XKNS Việt Nam. Bởi xu hướng giá cả thường tuân theo quy luật thị trường nên rủi ro là không thể tránh khỏi, vấn đề là phòng ngừa và hạn chế nó được đến mức độ nào Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 5 Chương 2: Các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro 2.1. Khái niệm các sản phẩm phái sinh trên thị trường hàng hóa. Sản phẩm phái sinh, theo nghĩa chung nhất, là một khoản đầu tư có giá trị phụ thuộc vào giá trị một khoản đầu tư cơ bản khác. Hay một khái niệm khác, sản phẩm phái sinh là một sản phẩm mà giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa được chọn làm cơ sở. Trên thực tế, một sản phẩm phái sinh rất giống với một dạng hợp đồng giữa hai hay nhiều bên. Giá trị của sản phẩm phái sinh được xác định phụ thuộc vào sự biến động giá trị của tài sản cơ sở. Những t ài sản cơ sở thường được biết đến là cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất, chỉ số thị trường… Sản phẩm hàng hóa phái s inh: là các dạng hợp đồng phái s inh với tài sản cơ sở là hàng hóa. Hàng hóa cơ sở có thể là nông sản (cà phê, lúa mì, lúa mạch, gạo, đậu nành…); thực phẩm (thịt heo, thịt bò); kim loại (vàng, bạc, đồng…). 2.2. Lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm phái sinh hàng hóa Việc sử dụng ngày càng nhiều các công cụ phái s inh để quản lý rủi ro không xảy ra một cách đơn thuần là chỉ do người ta ham thích chúng. Trên thực tế luôn luôn có những ngờ vực lớn và những e ngại về các công cụ phái sinh. M ặc dù vậy, rốt cuộc rồi các công ty cũng bắt đầu thừa nhận rằng các công cụ phái s inh chính là công cụ tốt nhất để đối phó với những bất ổn ngày càng gia tăng trên thị trường. Có thể nói lý do chính để tiến hành quản trị rủi ro là những quan ngại có liên quan đến độ bất ổn của lãi suất, tỷ giá nhất là giá cả hàng hóa của các DNXKN S. Thông thường các công ty có xu hướng chấp nhận rủi ro trong nội bộ ngành mà công ty đang hoạt động và mong muốn né tránh được những rủi ro từ các yếu tố ngoại sinh. 2.3 Các công cụ phái sinh có để quản trị rủi ro đối với hàng hóa Tại Việt Nam hiện nay thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê, cao su, đậu nành của Techcombank, cà phê của BID V, ACB. Các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 6 đối với hàng hóa chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn còn hợp đồng giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện. 2.3.1. Hợp đồng kỳ hạn. Là hợp đồng giữa 2 bên để mua hoặc bán tài sản vào 1 ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá t hực t ế cao hơn giá thực hiện, người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn, người sở hữu hợp đồng sẽ chịu 1 khoản lỗ. Khác với quyền chọn, người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện hợp đồng. Về cơ bản, hợp đồng kỳ hạn cần bao gồm 4 nội dung: - Chỉ định hàng hóa cụ thể được giao dịch trong tương lai - Khối lượng và chất lượng hàng hóa - Giá cả hàng hóa tại thời điểm trao đổi - Ngày hàng hóa được trao đổi trong tương lai Có 3 loại hợp đồng kỳ hạn gồm: -Hợp đồng outright: Là sự thỏa thuận giữa 1 ngân hàng và 1 khách hàng không phải ngân hàng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho khách hàng. Về nguyên t ắc, trước khi hợp đồng đến hạn chưa có việc chuyển giao tiền tệ giữa các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ với 1 mức tối thiểu nào đó hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. -Hợp đồng swap: Ngày nay, phần lớn các hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng swap. Đây là loại hợp đồng có kỳ hạn giữa 2 ngân hàng theo đó 2 bên đồng ý hoán đổi 1 số lượng nhất định ngoại tệ vào 1 ngày xác định sau đó hoán đổi ngược lại vào 1 ngày trong tương lai. -Hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là có thể thiết kế 1 cách linh hoạt tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên, hợp đồng này có 2 nhược điểm lớn đó là thiếu tính lỏng, bên bán khó tìm được đối tác, mặt khác, khi giá hàng hóa trên thị trương quốc tế tại thời điểm trao đổi trong tương lai thấp hơn nhiều giá đã thỏa thuận, bên đối Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 7 tác có thể từ chối hợp đồng, khi đó dù có thể kiện đối t ác ra tòa nhưng thời gian giải quyết kéo dài và chi phí tốn kém nên rủi ro vỡ nợ sẽ xảy ra. 2.3.2. Hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hoá, được giao dịch trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai để mua hay bán một số loại hàng hoá nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được xác định ngay tại thời điểm kí hợp đồng được gọi là giá tương lai (Futures Price), còn giá của hàng hoá đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Dù cho thời điểm giao hàng, giá hàng hóa trên thị trường có biến động theo chiều hướng nào chăng nữa thì giá bán theo hợp đồng tương lai vẫn không thay đổi. Do vậy, hợp đồng tương lai được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro không chỉ cho các nhà xuất khẩu, cho người sản xuất mà cho cả các nhà nhập khẩu. Hợp đồng tương lai (HĐTL) có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp đồng khác. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, HĐTL có thể được chia thành các đặc điểm chính sau:  Các điều khoản trong HĐTL được tiêu chuẩn hóa.  Là hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.  Được lập tại Sở Giao Dịch (SGD) qua các cơ quan trung gian.  Phải có tiền bảo chứng và đa số các HĐTL đều được thanh lý trước thời hạn. Hợp đồng tương lai có thể được sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro (Hedging) hay đầu tư (Speculate). Những người giao dịch trực tiếp với hàng hóa, đặc biệt là nhà sản xuất nông sản, công ty khai thác mỏ, sẽ sử dụng hợp đồng tương lai để đảm bảo một mức giá xác định và bảo vệ họ trước những chuy ển động thị trường trái chiều. H ợp đồng tương lai cũng được các nhà đầu tư (Speculators) sử dụng để tìm kiếm lợi nhuận từ xu hướng giá của hàng hóa – xu hướng lên hoặc xuống. M ột trong những lợi thế chính của giao dịch hợp đồng tương lai là nó cho phép đạt được lợi nhuận tiềm năng cao trong một khoảng thời gian ngắn. Đó là nhờ vào t ính Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 8 chất đòn bẩy chứa đựng trong hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, mặc dù tính chất đòn bẩy và giao dịch ký quỹ cho phép đạt lợi nhuận cao thì nó cũng tiềm t àng một khoản lỗ lớn tương đương. Chính vì vậy, bạn phải chắc chắn rằng cần phải có một chiến lược kinh doanh rõ ràng và phải tuân t hủ theo chiến lược đó một cách chặt chẽ cũng như sử dụng lệnh dừng lỗ (Stop Loss) trong khi giao dịch. 2.3.3. Quyền chọn Quyền chọn là những hợp đồng đưa cho người mua quyền mua hoặc bán một loại hàng hóa náo đó t ại giá cả chỉ định gọi là giá thực h iện trong 1 khoảng thời gian đến ngày đáo hạn. Quyền chọn là 1 công cụ t ài chính cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua, hay bán 1 công cụ tài chính khác ở 1 mức giá và thời hạn xác định Quyền chọn có thể được áp dụng cho nhiều thị trượng với nhiều loaik hàng hóa khác nhau, có 2 loại quyền chọn, đó là: -Quyền chọn mua: là loại hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, đư ợc mua 1 số lượng hàng hóa ở 1 mức giá và trong t hời gian xác định trước. -Quyền chọn bán: là loại hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán 1 số lượng hàng hóa ở 1 mức giá và trong thời gian xác định trước. Để nhận được các quy ền này, người mua phải trả 1 khoản phí gọi là phí quyền chọn. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 9 Chương 3: Dùng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro trong xuất khẩu cà phê đối với các doanh nghiệp việt nam 3.1 Thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 3.1.1 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cà phê hiện nay của Việt Nam Cà phê là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là một trong những mặt hàng mang lại ngoại tệ nhiều nhất cho chúng ta, và trong những năm gần đây ngành cà phê đang có những bước tiến mạnh mẽ. Năm 2012, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục thiết lập mức kỷ lục mới cả về lượng và kim ngạch, đạt tới trên 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,67 tỷ USD, tăng trên 30% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2011. Đây là một con số rất ấn tượng khi Việt Nam vẫn giữ vững là một cường quốc cà phê số 2 trên thị trường thế giới với thị phần chiếm t ới 17% thị trường toàn cầu. Có được những con số ấn tượng như trên là một nỗ lực không ngừng của ngành cà phê Việt Nam trong hơn 10 năm qua, nếu như năm 2002 giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 322 triệu U SD đến năm 2012 con số này đã là 3.670 triệu USD gấp hơn 11 lần, tương tự khối lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2002, 2003 khối lượng xuất khẩu của Việt Nam lần lượt là 719 triệu tấn, 749 triệu tấn thì đến năm 2011, 2012 đã là 1.257 triệu tấn, 1.700 triệu tấn. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 10 322 506 641 735 504 1911 2111 1731 1851 2728 3670 719 749 975 892 981 1229 1060 1184 1218 1257 1700 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 GIÁ TRỊ VÀ KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU CAFE TỪ 2002- 2012 Giá trị xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu Về thị trường xuất khẩu nhìn chung, hầu hết thị trường xuất khẩu cà phê trong những năm qua đều đạt mức tăng trưởng dương. Nổi bật nhất là 2 thị trường t iêu thụ cà phê truyền thống của Việt Nam là Mỹ và Đ ức - đứng vững là nhà tiêu thụ lớn. Trong đó, xuất khẩu tới M ỹ đạt 203,5 nghìn tấn, kim ngạch xấp xỉ 460 triệu USD, t ăng 46,84% về lượng và 34,75% về kim ngạch so với năm 2011; xuất khẩu tới Đức tiếp tục đứng vững ở v ị trí thứ 2 với khối lượng gần 208 nghìn tấn, kim ngạch 427 triệu USD, tăng 53% về lượng và 44,2% về kim ngạch. Tây Ban Nha - đứng vị trí thứ 3 với khối lượng đạt 106,3 nghìn tấn, kim ngạch trên 218 triệu U SD, tăng 68,13% về lượng và 60,7% về kim ngạch so với năm 2011. Ngoài ra, xuất khẩu tới một số thị trường khác có mức t ăng rất mạnh như: Indonesia, M êhicô, Ai Cập, Canada, Pháp, Trung Quốc có mức tăng về lượng lần lượt như sau: 222,21%; 201,94%; 198,96%; 172,94%; 123,11%; 106,04%. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tới Bỉ trong năm 2012 sụt giảm khá mạnh và đã nhường chỗ cho Tây Ban Nha tụt xuống vị trí thứ 12, chỉ đạt 62,4nghìn t ấn, kim ngạch trên 127 triệu USD, giảm 34,23% về lượng và 39,66% về kim ngạch so với năm 2011. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 11 Thị trường xuất khẩu cà phê trong năm 2012 (ĐVT: lượng tấn; Kim ngạch: 1.000 USD) Thị trường Năm 2012 Giá trị xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu M ỹ 203.516 459.616 Đức 207.919 427.178 Tây Ban Nha 106.289 218.16 Italia 104.514 216.282 Nhật Bản 76.605 171.233 Pháp 36.393 73.567 Nga 35.276 82.556 Trung Quốc 50.674 130.326 M êhicô 42.556 85.892 Hà Lan 17.261 36.595 Philippine 37.188 76.844 Bỉ 62.427 127.19 Anh 36.109 80.833 Angiêri 29.196 58.968 Ấn Độ 29.851 57.75 Hàn Quốc 34.673 72.328 Các nước khác 201.714 424.118 Tuy đạt được những thành công lớn trong việc phát triển ngành cà phê nhưng ngành cà phê Việt Nam còn nhiều hạn chế như xuất khẩu cà phê của chúng t a chủ yếu vẫn là xuất khẩu cà phê nhân chưa qua chế biến, giá trị gia tăng thấp, giá cà phê Việt Nam bị ép giá trên thế giới dẫn tới luôn thấp hơn các sản phẩm cùng loại, chất lượng cà phê vẫn chưa được đảm bảo. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn bị trừ lùi trên các sàn giao dịch như London, Chicago…ngoài ra chúng t a còn bị các nhà nhập khẩu chơi xấu như là phạt hợp đồng không lý do, giữ lại tiền của nhà xuất khẩu, tự ý trừ tiền Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 12 mà không có chứng từ, tự thay đổi ngày chốt giá theo hướng có lợi cho nhà nhập khẩu, thậm chí quỵt nợ như mua nguy ên lô 100 container nhưng chỉ trả trước bằng tín dụng thư vài container… . rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài dù vi phạm luật kinh doanh nhưng vẫn bắt doanh nghiệp Việt Nam hứng chịu vì ở thế yếu về tài chính, ít kinh nghiệm thương trường. Tóm lại chỉ mới có năng suất thôi thì chưa đủ ngành cà phê chúng ta còn nhiều vấn đề phải làm về giá cả, về chất lượng sản phẩm, về chính sách của Chính phủ dành cho ngành cà phê và hơn hết là năng lực cạnh tranh của chính các doanh nghiệp cà phê Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp cà phê Việt Nam tuy đông nhưng chưa mạnh, chúng t a có hơn 150 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nhưng chỉ có 8 doanh nghiệp là có nhà máy rang xay chế b iến các sản phẩm từ cà phê để xuất sang nước ngoài mang lại lợi nhuận cao, còn lại các doanh nghiệp chủ yếu làm thương mại khi thu mua và xuất khẩu sản phẩm thô là cà phê nhân. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam còn non trẻ, tiềm lực tài chính và kinh nghiệp yếu, các doanh nghiệp có Vốn chủ sở hữu hơn 500 ti đồng chỉ đếm trên đầu ngón tay như Vinacafe, Trung Nguyen, Intimex…còn lại là các doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ chỉ vài chục tỉ đồng. 3.1.2 Biến động giá cả cà phê xuất khẩu Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ Chức Cà Phê Thế Giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Từ năm 1999 bắt đầu cùng với cộng đồng cà phê thế giới, ngành cà phê nước ta trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Giá cà phê liên tục xuống thấp đến mức kỷ lục trong vòng mấy chục năm lại đây. Khủng hoảng đã kéo t heo những hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống. Nông dân thu nhập thấp không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày và đầu tư cho t ái sản xuất. Đã có những vườn cà phê bị bỏ không chăm sóc và cũng có tình hình chặt phá vườn cà phê để trồng cây khác, kể cả cây lương thực. Từ năm 2004, giá cà phê bắt đầu được cải thiện và giá lên cao vào các năm 2006, 2007 tuy còn t hấp nhiều so với giá cà phê các năm 1995- 1998 nhưng với người trồng cà Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 13 phê thì mức giá hiện nay đã có sức hấp dẫn đáng kể. Cà phê được bán với giá từ 25- 30 triệu đồng Việt Nam 1 tấn. Và có lúc lên trên 30 triệu đồng 1 tấn. Lúc này lại có hiện tượng ngược lại trước đây là người ta lại trồng mới, mở mang diện tích cà phê. Đồ thị 2.1 .Diễn biến bình quân của đơn giá xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trong 17 năm từ 1991- 2007 Năm 2008: Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường nông sản thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình này tác động đến nhiều mặt hàng nông sản trong nước, sau cao su đến cà phê... rớt giá thảm hại. Riêng đối với cà phê - một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, tháng 2/2008 giá xuất khẩu (FOB) t ại Tp.HCM đã từng đạt 2.520 USD/tấn; tháng 9 giảm mạnh xuống ở mức 2.000 USD/tấn; giữa tháng 10 giá tiếp tục giảm, còn 1.700 USD/tấn; đến tháng 11 rơi xuống tồi tệ chỉ còn khoảng 1.480 USD/tấn. Ngoài nguyên nhân chính do tác động của khủng hoảng tài chính, giá cà phê xuất khẩu “trượt dốc không phanh” còn chịu sức ép phục hồi của đồng USD. Bên cạnh đó, nhiều quỹ đầu tư đồng loạt rút vốn ra khỏi hoạt động đầu tư nông sản, dẫn t ới sự giảm cầu trên các thị trường kỳ hạn, làm giá nông sản giảm đột ngột. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 14 Nếu tính từ đầu năm 2008 đến nay, giá cà phê ở Tây Nguyên rơi theo nhịp “tụt - tụt dần”. Vào dịp tháng 2/2008, giá cà phê xô tại Đắc Lắc, Lâm Đồng là 40.000 - 42.000 đồng/kg, đến tháng 9 còn 34.000 - 35.000 đồng/kg; tháng 10 tụt xuống 26.000 - 27.000đồng/kg. Hiện tại chỉ còn 24.000 - 25.000 đồng/kg. Nếu so với giá đầu năm, 1 t ấn cà phê nông dân mất 14 - 16 triệu đồng. Bước vào những ngày đầu tháng 9, giá cà phê trên thị trường thế giới có bước hồi phục trở lại so với cuối tháng 8 vừa qua. Giá cà phê giao dịch ngày 8/9 tại Luân Đôn đạt 1.494 USD/tấn, tăng 131 USD/tấn so với cuối tháng 8. Nhờ đó giá cà phê trong nước cũng đã quay trở lại mốc trên 25.000 đồng/kg. Giá cà phê tại Đăk Lăk ngày 8/9 được các đại lý mua vào ở mức 25.500 đồng/kg, tăng 2.700 đồng/kg so với cuối tháng 8. Trong giai đoạn 5 năm trở lại đây, có thể nhận thấy giả cà phê xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng và giữ được giá xuất khẩu khá ổn định. Trong thời gian tới, X uất khẩu cà phê của Việt Nam có thể giảm xuống 80.000 – 90.000 tấn, hay 1,3 triệu đến 1,5 triệu bao trong tháng 9/2013, giảm nhẹ so với mức 1,6 triệu bao hồi tháng 8/2013. 3.1.3 Công cụ phái sinh các doanh nghiệp Xuất khẩu cà phê Việt Nam đang áp dụng 3.1.3.1.Phương thức hợp đồng tương lai ( FUTURES CONTRACT) Từ năm 1997 đến nay, có 2 phương thức bán hàng ra nước ngoài đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng đồng thời. Đó là bán theo phương thức Outright (giá cố định, thời gian giao hàng cố định) và bán theo phương thức Differentials hay Price To Be Fixed (bán trừ lùi, chốt giá sau). Bán hàng giao ngay (Outright) trong truyền thống giao thương cà phê thế giới có nghĩa người mua và người bán chốt giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua bán mà không cần biết giá cà phê tại thời điểm giao hàng diễn biến ra sao. Phương t hức này được các doanh nghiệp cà phê Việt Nam áp dụng phổ biến vào đầu những năm 1990, nhưng nếu cả hai bên thoả thuận giá ngay thì việc họ gặp rủi ro về giá là hoàn toàn có thể xảy ra nên sau này phương thức này được thay thế bằng Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 15 phương pháp ký hợp đồng nhưng không chốt giá mà khi giao hàng mới chốt giá bán dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường London (Anh) và trừ lùi một khoảng chênh lệch so với giá ở thị trường Luân Đôn vào thời điểm giao hàng, còn gọi là phương thức bán trừ lùi (Differentials). Phương t hức bán trừ lùi phổ biến trong hơn chục năm qua thường áp dụng cho các hợp đồng giao xa mà nhà nhập khẩu thường ứng trước 70% số t iền của hợp đồng cho nhà xuất khẩu, phần còn lại được tính toán khi giao hàng và chốt giá dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường kỳ hạn London. Các năm trước, đây là phương thức bán cà phê t iến bộ so với giao ngay bởi gắn giá cà phê Việt Nam với giá thế giới, hạn chế thiệt hại so với phương thức giao ngay nếu giá cà phê thế giới tăng. Với cách thức này doanh nghiệp có thể trúng lớn và cũng có thể lỗ nặng, tuỳ theo giá thị trường thế giới lên hay xuống ở thời điểm giao hàng. Để bảo đảm kinh doanh cà phê ở thị trường trong nước không bị lỗ trong t ình hình giá lên xuống chập chờn, nhà buôn cà phê sẽ mua bán một lượng cà phê trên mạng, đặt lệnh bán ngay khi thấy giá có lời, đó là hình thức của giao dịch hợp đồng tương lai, trong đó giá cà phê được "chốt" ngay t ại thời điểm đặt lệnh (là t hời điểm mà giá cà phê trên thị trường quốc tế được Doanh nghiệp "ưng ý" nhất), còn hàng thì giao sau với thời điểm do hai bên thỏa thuận. Điều quan trọng là, tại thời điểm giao cà phê, giá lên hay xuống thì vẫn giao theo giá đã được "chốt" lệnh từ trước. Giả sử mua cà phê vào giá 13.000đ/kg, khi xuất khẩu giá rớt còn 12.000đ/kg, bị lỗ 1.000 đồng. Thế nhưng cũng trong cùng thời điểm đó, công ty đã mua vào và bán ra trên t hị trường kỳ hạn một lượng cà phê tương ứng với giá bán ra 15.000đ/kg, lời 2.000đ/kg. Nhờ cân đối được giữa mua bán trên thị trường trong nước và thị trường kỳ hạn, công ty vẫn bảo đảm có lãi và tính toán giá mua cà phê của người nông dân ở mức hợp lý. Và cũng nhờ vào khoản lãi trên thị trường kỳ hạn, nhà xuất khẩu cà phê sẵn sàng mua cà phê của nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Thực t ế, có thời điểm giá mua vào trên thị trường trong nước là 14.300đ/kg, Công ty Inexim Đắc Lắc đã mua cà phê của nông dân giá 15.000đ/kg khi tính toán bán ra thị trường kỳ hạn được giá trên 18.000đ/kg. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 16 Điểm đặc biệt ở phương thức giao dịch này là các hợp đồng được bên mua và bán ký trên mạng hoặc qua điện thoại trên cơ sở lòng tin. Thông tin về giá cà phê thế giới vừa được gửi về, các quyết định mua bán bắt đầu cũng được đưa ra. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cú điện thoại được gọi t ới các doanh nghiệp thông báo quyết định bán khi người ta thấy giá cả hợp lý. Một sàn giao dịch điện tử được thiết lập để người bán và người mua thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng. Cà phê sẽ được chuyển giao ở một thời điểm nào đó mà hai bên thống nhất trong tương lai. Vào thời điểm đó, giá cà phê có cao hay thấp hơn giá đã thỏa thuận thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị. Cho nên, bên mua và bên bán có thể t ính toán được lỗ lãi ngay khi vừa ra quyết định. Trong khi mua bán như vậy, cà phê là ảo nhưng lợi nhuận lại thực. Hình thức mua bán mới mẻ này thực chất là: ký hợp đồng trên mạng và bán cà phê qua điện thoại. Thông thường, phiên giao dịch sẽ được kết thúc vào nửa đêm. Sau mỗi ngày làm việc như vậy, các bảng, biểu đồ giá cà phê cũng được xây dựng để các nhà sản xuất cà phê có thể dự đoán giá trong tương lai. Ưu thế lớn nhất của giao dịch này là người ta có thể trong tương lai theo mức giá hiện tại – mức giá mà các doanh nghiệp biết chắc là hợp lý, nhờ thế hạn chế được những rủi ro, điều này không một phương thức kinh doanh truyền thống nào đạt được. Ngoài bảo hiểm rủi ro về giá, hình thức này còn được các công ty tham gia như một kênh đầu tư (mua bán các hợp đồng tương lai nhằm kiếm lợi từ chênh lệch giá) hoặc sử dụng hợp đồng tương lai như công cụ xác định giá của thị trường hàng thật. Từ giá bán cà phê futures trên sàn LIFFE có thể tính toán giá thu mua cà phê thị trường trên thị trường nội địa sao cho có lãi. Tuy nhiên, buôn bán trên thị trường kỳ hạn lãi cũng nhiều mà lỗ cũng dữ. Do vậy người kinh doanh phải có điểm dừng lỗ. Ngoài doanh nghiệp, nông dân cũng được lợi: Trước đây, nếu giá xuất khẩu lên cao thì doanh nghiệp mua cà phê của nông dân giá cao. Còn giá xuất khẩu rớt thấp thì ép giá người trồng cà phê. Với hợp đồng tương lai, doanh nghiệp sẵn sàng mua cà phê của nông dân với giá cao hơn giá t hị trường trong nước khi t ính toán bán ra t hị trường kỳ hạn có lời. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 17 Ví dụ: Giá ký hợp đồng xuất khẩu cà phê giao ngay là 915 đô la M ỹ/tấn, tương đương mua vào của nông dân là 14.000 đồng/kg thì có lãi. Cùng thời điểm đó, giá London lên 1.095 đô la Mỹ /tấn, giá FOB sẽ là 1.005 đô la Mỹ/tấn (trừ lùi 90 đô la M ỹ/tấn so với giá London ) như vậy có thể đẩy giá mua cà phê của nông dân lên 15.400 đồng/kg. Rõ ràng, doanh nghiệp nếu đưa ra quyết định mua bán trên LIFFE được đúng thời điểm giá lên thì sẽ mua được giá cao cho nông dân. M ua bán cà phê trên th ị trường tương lai thật sự là một phương thức hỗ trợ tích cực hoạt động xuất khẩu cà phê trên thị trường trong nước giúp nhà xuất khẩu cà phê hạn chế rủi ro do giá biến động, kiểm soát giá cả trong tương lai và còn có thể kiếm lời. 3.1.3.2 Hình thành sàn giao dịch giao sau cà phê phục vụ cho hình thức hợp đồng tương lai Trong khi ở một số nước sản xuất cà phê lớn, như Braz il, sàn giao dịch cà phê được đại đa số nông dân trồng cà phê khai thác như phương thức bảo hiểm giá bán, thì ở Việt Nam hoạt động mua bán cà phê qua sàn giao dịch còn quá xa lạ với người trồng cà phê. Vị thế ngày càng vững chắc của cây cà phê Việt Nam là một trong những cơ sở quan trọng để Hiệp hội Cà phê Ca cao (Vicofa) triển khai ý tưởng đưa cà phê Việt Nam lên sàn giao dịch quốc tế. Việc tổ chức thị trường giao sau ở Đắc Lắc thực t ế đã có mầm mống từ năm 1995. Đắc Lắc là tỉnh đi đầu cả nước về việc tổ chức thị trường giao sau về cà phê. Các công ty xuất khẩu cà phê và trung tâm thị trường của tỉnh đã tổ chức mua thông tin về giá cà phê trên các thị trường thế giới của hãng Reut ers. Các thông tin này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, để làm cơ sở cho việc định giá mua bán cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuột. Việc làm này đã giúp cho người nông dân và tiểu thương trong tỉnh phần nào tránh được tình trạng ép giá Ngay từ tháng 11/2004, Vicofa đã tiến hành xây dựng Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột BCEC (Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center), với kỳ vọngđây sẽ là nơi đấu giá t ập trung, công khai của các DN, tổ chức, cá nhân kinh doanh càphê. Hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch theo các loại hợp đồng lựa Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 18 chọn, kỳ hạn, tương lai, chốt giá sau. . . bước đầu đã giúp các DN kinh doanh, xuất khẩu cà phê Việt Nam có những công cụ bảo hiểm rủi ro về giá hữu hiệu tránh khỏi tình trạng cà phê được mùa lại rớt giá. Vì vậy, đề án phát triển sàn giao dịch cà phê chính là một trong những bước nhằm nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ về chất lượng mà còn tránh bị đối tác nước ngoài ép giá, hay thua thiệt do không nắm bắt được thông tin. Chính phủ đã chấp thuận để các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và Vicofa xúc tiến triển khai xây dựng Đề án hợp t ác và chủ động làm việc với Sàn Giao dịch Hàng hoá Chicago về khả năng đưa sản phẩm cà phê Việt Nam giao dịch tại CME và phát triển sàn giao dịch cà phê t ại Việt Nam, trên cơ sở đó tiến tới mở rộng khả năng hợp tác ra các hàng hoá nông sản khác. Ngoài ra, việc xây dựng phần mềm giao dịch cho sàn cà phê Buôn Mê Thuột cũng sẽ được triển khai song song để thay thế cho phương thức đặt lệnh thủ công trên sàn hiện nay. Trong dự thảo quy chế giao dịch mà BCEC đưa ra gần như không khác gì mấy so với cung cách giao dịch chứng khoán ở sàn chứng khoán TPHCM. Đó là các thuật ngữ giá tham chiếu, giá mở cửa, giá đóng cửa, biên độ dao động giá, lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh hủy, ngày giao dịch cuối cùng, ký quỹ thành viên, ký quỹ giao dịch, giao dịch khớp lệnh, giao dịch thỏa thuận, phí giao dịch đóng cho BCEC và nhiều thuật ngữ khác chẳng khác gì chơi chứng khoán. Tuy nhiên, do đặc thù là giao dịch hàng hóa nên đơn vị giao dịch của cà phê là theo lô, mỗi lô 5 t ấn cà phê. Loại cà phê giao dịch là cà phê vối (Robusta) quy định cho hạng 2 (R2) của tiêu chuẩn TCVN 4193-2005, các phẩm cấp khác được cộng thêm hay trừ đi tùy theo từng thời điểm. Mức ký quỹ giao dịch là 10% giá trị khối lượng hàng hóa. Đ ể tránh trường hợp thao túng thị trường hay thỏa t huận để làm giá mở cửa, giá đóng cửa, trong thời gian khớp lệnh định kỳ, mỗi thành viên không được đặt lệnh giao dịch quá 100 lô (500 t ấn). Biên độ dao động giá không vượt quá 8% so với giá tham chiếu. Để tránh lũng đoạn thị trường, t ổng hạn mức giao dịch cà phê của toàn bộ các hợp đồng trong thời hạn giao dịch không vượt quá 50% tổng khối lượng cà phê được sản xuất ra ở Việt Nam của ngay năm trước đó dựa t heo số liệu của Tổng cục Thống Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 19 kê và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hạn mức giao dịch của một thành viên không vượt quá 10% tổng hạn mức được phép giao dịch của toàn thị trường. Khác với mua bán chứng khoán, giao dịch cà phê vừa có y ếu tố hợp đồng giao ngay và việc chuy ển giao sản phẩm phải hoàn tất trong năm ngày kể từ ngày giao dịch có kết quả. Còn các hợp đồng kỳ hạn phải hoàn t ất vào ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của kỳ hạn hợp đồng, tính từ thời điểm “ngày giao dịch cuối cùng”. Một điểm đáng chú ý là các hợp đồng kỳ hạn chưa đến hạn thực hiện nhưng việc thanh toán vốn vẫn được thực hiện ngay sau khi giao dịch được khớp lệnh bằng cách t hanh toán bù trừ qua ngân hàng ủy thác. Nhiều DN hội viên của Vicofa nhận xét rằng cách thức giao dịch ở BCEC, theo dự thảo, cũng giống với thị trường kỳ hạn London (LIFFE) của Anh và N ew York (NYBOT) của Mỹ. Tuy nhiên cũng có điểm khác là BCEC khống chế biên độ giá giao dịch còn hai sàn LIFFE và N YBOT thì không. Như vậy, các thành viên tham gia giao dịch với BCEC cũng có thể “lướt sóng” giống như chơi chứng khoán, hoặc dùng giao dịch kỳ hạn (có thanh toán bù trừ) để phòng chống rủi ro cho giao dịch cà phê giao ngay. BCEC có ba loại thành viên, bao gồm thành viên kinh doanh, thành viên môi giới và thành viên quan sát. Thành viên kinh doanh bao gồm cả DN trong và ngoài nước có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cà phê, các nông trường, trang trại, hợp tác xã, hộ gia đình cá nhân với điều kiện có ít nhất 3 héc ta cà phê trở lên. Thành viên môi giới là các tổ chức môi giới tài chính, thương mại và mức phí môi giới được quy định không quá 20% mức phí giao dịch mà BCEC t hu của các thành viên. Các thành viên kinh doanh có thể cử người đại diện giao dịch t ại sàn. Thành viên quan sát là những người chưa đủ điều kiện làm thành viên chính thức của BCEC. Tuy nhiên, thực tế, ý tưởng về những sàn giao dịch mới chỉ dừng lại ở mô hình chợ đầu mối, nơi các DN đấu giá, mua bán trực tiếp, được chọn lựa chủng loại hàng hóa một cách thoải mái hơn. Song t ại hầu hết những chợ đầu mối này, khả năng cung cấp các biện pháp bảo hiểm rủi ro về giá cho DN thông qua các hình thức hợp đồng giao dịch kỳ hạn lại rất hạn chế. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, t ại Việt Nam chỉ có Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn M a Thuột (BCEC) có thể được xem như một sàn giao dịch nông sản giao sau, với mặt hàng giao dịch duy nhất là cà phê. N goài việc đấu giá giao ngay, BCEC Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 20 còn cung cấp những công cụ hạn chế rủi ro. Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) - sàn giao dịch cà phê đầu tiên ở VN - đi vào hoạt động từ tháng 2/2008 đã mang lại vũ khí mới cho người dân Tây Nguy ên. Sàn giao dịch cà phê Buôn M a Thuột được phép phối hợp với tổ chức môi giới (được N gân hàng Nhà nước cho phép) tổ chức giao dịch cà phê với các sàn giao dịch của thế giới (LIFFE - t hị trường London, NYBOT - New York. . . ) theo phương thức đấu giá tập trung, công khai gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao sau. Hai bên mua - bán sẽ chốt giá theo giá thị trường quốc tế t ại t hời điểm giao hàng, bên bán nếu không đủ số lượng sẽ bị phạt theo thông lệ kinh doanh. Sàn có hai tổ chức ủy thác là Ngân hàng Thương mại CP Kỹ thương VN (Techcombank) để thanh toán cho các hoạt động giao dịch tại Trung tâm; Chi nhánh Cty Giám định hàng hóa nông sản xuất khẩu tại Đăk Lăk (Cà phêControl) có nhiệm vụ kiểm định chất lượng, phẩm cấp, chủng loại cà phê. Hiệp hội Cà phê VN cũng sẽxây dựng cơ chế phối hợp với Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, tạo điềukiện cho hộ sản xuất, nhà xuất khẩu có nhiều cơ hội mua bán hàng cà phê đúng theo giá thị trường chung trên thế giới. Tình đến thời điểm này chúng t a đang từng bước phát triền và hoàn thiện thị trường giao sau, thực hiện các hợp đồng tương lai đối với cà phê. Theo quy định các tổ chức kinh doanh trong nước muốn trở thành t hành viên của BCEC phải có vốn tự có ít nhất là 5 tỷ đồng, và có 3 năm liên tục gần nhất có số lượng cà phê xuất khẩu, chế biến hoặc tiêu thụ ít nhất là 5.000 tấn/niên vụ. Đối với các tổ chức môi giới phải có giấy phép hoạt động môi giới tài chính, thương mại và có vốn điều lệ tối thiểu là 3 tỷ đồng, còn đối với các tổ chức môi giới nước ngoài là 2 triệu USD. Các tổ chức, đơn vị không hội đủ các điều kiện để trở thành thành viên nhưng muốn tham gia giao dịch t ại Trung tâm phải được môi giới thông qua một tổ chức thành viên. Trung tâm có sàn giao dịch nên các tổ chức thành viên có thể giao dịch trực tiếp tại sàn hoặc giao dịch qua mạng Internet. Thời gian giao dịch tại trung t âm là 5 phiên/tuần bắt đầu từ 19h30 đến 21h00 theo giờ giao dịch của thị trường Luân Đôn. Sản phẩm cà phê đăng ký tham gia giao dịch tại trung tâm gồm 2 loại cà phê chính là cà phê Arabica ký hiệu trong giao dịch là A và cà phê Robusta ký hiệu là R. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 21 M ỗi loại cà phê được phân thành 6 thứ hạng từ hạng đặc biệt đến hạng 5 và loại cà phê nhân xô (hỗn hợp). Sản phẩm cà phê đăng ký giao dịch t ại trung tâm phải đáp ứng yêu cầu về phẩm cấp theo Quy định của Chính phủ Lâu nay, hầu hết DN xuất khẩu cà phê VN hằng ngày nhận thông tin qua mạng Reuters, sau đó tính toán quy ra t iền Việt Nam và chốt giá. Với phương t hức kinh doanh đơn điệu này, các DN VN mới chỉ bán cà phê ngoài “cổng chợ” cà phê quốc tế chứ chưa vào được trong chợ. Nay với phương thức mua bán qua sàn giao dịch, chúng ta đang đột phá vào chợ cà phê quốc tế. Công ty Đầu tư Xuất nhập khẩu Đắk Lắk (Inexim Daklak) là DN đầu tiên tham gia giao dịch mua bán cà phê trên thị trường kỳ hạn(26/11/2004), để đột phá vào chợ cà phê quốc t ế, một lĩnh vực hoàn t oàn mới mẻ với các DN VN. Qua đó, công ty đã nắm được giá cả và quy luật lên xuống của cà phê, linh hoạt đặt giá nên hạn chế được nhiều rủi ro khi giá cà phê biến động mạnh, đồng thời chủ động được nguồn hàng trong trường hợp khan hiếm. “Việc theo dõi này rất hiệu quả nhờ tiếp cận nhanh với giá t hị trường bên ngoài, DN và người trồng cà phê đều có lợi. Khi giá lên như giá hiện nay, nếu DN thấy có lời, họ quyết định bán hoặc thấy giá thấp thì họ mua vào. Nếu DN đưa ra quyết định mua bán đúng thời điểm, có lời, thì nông dân cũng được hưởng lợi nhờ DN thu mua cà phê giá cao”. M ặc dù với hợp đồng tương lai, DN luôn bảo đảm được một khoản lợi nhuận như dự t ính ban đầu và loại bỏ những biến động giá của thị trường nhưng trong trường hợp giá tăng cao thì DN cũng không được hưởng mức giá tăng ngoài dự kiến. Điều này là tất nhiên bởi trong kinh doanh, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để hạn chế rủi ro là việc làm cần thiết đối với mỗi DN, không thể phó mặc toàn bộ rủi ro cho thị trường để có thể thu lãi lớn nhưng cũng có thể thua lỗ lớn. Việc tạo lập các thị trường hàng hóa t ập trung cũng như các phương thức giao dịch gắn liền với nó đã phát triển rất lâu trên thị trường thế giới. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 22 KẾT LUẬN Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là sản phẩm quan trọng thu nhiều ngoại t ệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc phát triển cà phê một cách quá nhanh đồng thời cùng với sự biến động giá cả thị trường cà phê thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển ngành hàng cà phê t ại thị trường trong nước. Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách, kế hoạch, cần phải thật sự tỉnh t áo để phân tích diễn biến của thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế những khó khăn, đưa ngành cà phê Việt Nam thực sự trở thành một ngành kinh t ế mũi nhọn trong thời kỳ đầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Tiểu luận môn học Quản trị rủi ro GVGD: TS. Mai Thu Hiền 23 Tài liệu tham khảo Giáo trình *Quản trị rủi ro tài chính của GS.TS Trần Ngọc Thơ, GPS.TS Nguy ễn Thị Ngọc Trang, ThS N guyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Quốc Tuấn, NXB Thống kê năm 2007 *Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận và thực tiễn của TS. Trịnh Thị Ái Hoa. Website  www.vietbao.vn.  www.Cafeviet_com_vn  www.VICOFA.com.vn  www.VnExpress.net  www.ketoantruong_com_vn  www.Mfonews.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_14_qtrr_7184.pdf