LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các doanh nghiệp này cùng tồn tại, cùng cạnh tranh nhau trong một môi trường pháp luật bình đẳng. Sự cạnh tranh đó ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đòi hỏi sản phẩm của các doanh nghiệp làm ra ngày càng phải được nghiên cứu cụ thể, có chất lượng cao và mẫu mã đa dạng. Song song với việc sản xuất doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng hoàn thiện kênh phân phối của doanh nghiệp sao cho phù hợp với việc hiện đại hoá, chuyên môn hoá của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý, kinh doanh hiệu quả và xu hướng phát triển của doanh nghiệp nói riêng, toàn xã hội nói chung.
Nhận thức được điều đó Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội đã không ngừng đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã mặt hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty đã áp dụng phương thức bán hàng mới nhằm mở rộng thị trường để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước.
Một trong những công cụ quản lý mang lại thành quả cho công ty như ngày nay, không thể không kể đến vai trò của các công cụ marketing, trong đó tiến hành thực hiện công tác quản lý tài chính mới và không ngừng đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công ty đóng một vai trò quan trọng, phản ánh và giám sát tình hình sản xuất của doanh nghiệp nhằm góp phần đưa doanh nghiệp vững bước tiến vào thế kỷ 21 và ngày càng có uy tín trên thị trường.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đặt ra cho công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội nói riêng, sau khi đi sâu vào khảo sát và nghiên cứu tình hình thực tế ở Công ty, em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội" làm báo cáo thực tập của mình. Báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội
Phần II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng
Phần III: Kết luận.
40 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xúc tiễn và chất tự xúc tiễn, chất tạo màu.
Quy trình: Cao su được đưa vào máy cắt, cắt nhỏ để đưa sang luyện được dễ dàng. Hoá chất được cân đong theo dõi pha chế, rồi đưa vào trộn lẫn với nguyên vật liệu để luyện (hỗn luyện). Tiếp theo là quá trình nhiệt luyện để làm tăng độ dẻo và sự linh hoạt để dễ dàng trong các công đoạn sau. Nhiệt luyện xong thì đưa vào máy ép suất để lọc nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất và các chất thải khác. Sau khi lọc được đưa vào máy ép suất săm, ống săm được đưa qua dàn làm lạnh bằng nước. Tiếp đến là kiểm tra độ dài và cắt ống săm, ráp săm, rồi nối đầu săm bằng máy, sau đó lưu hoá săm làm tăng độ bền cơ, cuối cùng là kiểm tra chất lượng nếu đạt yêu cầu thì nhập kho.
Giải thích quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp
Nguyên liệu để sản xuất lốp bao gồm cao su (thiên nhiên và tổng hợp), hoá chất (chất lưu hoá, chất làm mềm, chất chống lão hoá, chất tạo màu…), vải mành và dây thép tanh.
Cao su ống được cắt sấy nhỏ và sơ luyện để chuyển sang khâu phối liệu cùng hoá chất đã được sàng sấy, pha chế theo tỷ lệ thích hợp. Đưa qua khâu hỗn luyện để trộn đều giữa cao su và hoá chất, rồi nhiệt luyện để làm tăng độ dẻo và tính linh hoạt.
Vải mành sau khi sấy được đưa qua cán tráng cho phẳng và xe vải cắt cuộn vào các ống cao su.
Dây thép tanh sau khi tiến hành đảo tanh thì cắt tanh và ren, rồi luồng ống và dập tanh, sau cùng là vòng tanh.
Cao su sau khi nhiệt luyện, vải cắt cuộn vào các ống sắt và vòng tanh được đưa qua công đoạn cắt hình mặt lốp vào tạo thành hình lốp. Dùng cốt hơi để định hình lốp - đưa vào máy để lưu hoá lốp để tạo ra các tính chất cơ lý cho lốp - sau 1,2 giờ sản phẩm lốp được hình thành - qua khâu kiểm tra chất lượng nếu đạt yêu cầu thì cho nhập kho thành phẩm.
3.2. Cơ cấu sản xuất của Công ty
Kết cấu sản xuất của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội được phân làm 3 cấp: cấp công ty, cấp xí nghiệp, cấp phân xưởng. Mỗi cấp đều được phân thành các bộ phận sản xuất: chính, phụ, phụ trợ. Em xin chỉ xét đến kết cấu sản xuất ở cấp độ công ty. Quá trình sản xuất các sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính và các chi nhánh sản xuất khác: Chi nhánh cao su Thái Bình, chi nhánh cao su Nghệ An, nhà máy cao su pin Xuân Hoà và một số xí nghiệp phụ trợ khác.
Sản xuất chính:
Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp cao su, săm lốp xe máy, roan cao su, dây cu roa, cao su chống ăn mòn, ống cao su…
Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại ngoài ra còn sản xuất tăm xe đạp các loại.
Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất săm lốp ô tô và sản xuất lốp máy bay.
Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại săm xe đạp.
Sản xuất phụ:
Chi nhánh cao su Thái Bình: sản xuất một số loại săm xe đạp (phần lớn là săm lốp xe thồ) nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Chi nhánh cao su Nghệ An: Chuyên sản xuất lốp xe đạp
Nhà máy pin cao su Xuân Hoà: Chuyên sản xuất pin, acquy, điện cực, chất đốt hoá học và một số thiết bị điện nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Các đơn vị phụ trợ:
+ Xí nghiệp năng lượng: Có nhiệm vụ cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
+ Xí nghiệp cơ điện: Cung cấp điện máy, lắp đặt, sửa chữa điện cho toàn công ty.
+ Xí nghiệp dịch vụ thương mại: có nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm do công ty sản xuất ra.
+ Phân xưởng thiết kế nội bộ và vệ sinh công nghiệp: Có nhiệm vụ xây dựng và thiết kế nội bộ, sửa chữa bảo dưỡng các công trình kiến trúc và máy móc trong công ty.
3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Tổ chức hoạt động là tổ chức quá trình hoạt động của con người trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động (sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động) và các mối quan hệ qua lại giữa người lao động với nhau nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất một cách đồng thời thông qua quá trình lao động mà con người được rèn luyện để tiến tới hoàn thiện mình. Tổ chức lao động có vai trò quan trọng, là cơ sở để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên xã hội, là sự khẳng định của quá trình sản xuất.
Bước vào cơ chế thị trường, Công ty Cao su Sao vàng đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với hoàn cảnh của công ty, nâng cao năng lực bộ máy gián tiếp tham mưu, chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh gắn với thị trường.
4. Đặc điểm tổ chức quản lý
Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội tổ chức quản lý theo cơ chế Đảng lãnh đạo, đứng đầu là giám đốc công ty bao gồm 06 người:
Giám đốc công ty: có chức năng lãnh đạo, phụ trách chung toàn công ty
Một phó giám đốc phụ trách sản xuất
Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Một phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản
Một phó giám đốc phụ trách công tác nghiên cứu phát triển
Bí thư Đảng uỷ thực hiện vai trò lãnh đạo Đảng trong toàn công ty thông qua Văn phòng Đảng uỷ. Chủ tịch Công đoàn có trách nhiệm cùng giám đốc quản lý lao động trong công ty thông qua Văn phòng Công đoàn. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của công ty đứng đầu là trưởng phòng và phó phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc.
Tại các xí nghiệp, phân xưởng có Giám đốc xí nghiệp và quản đốc phân xưởng.
Quá trình sản xuất các sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội được tổ chức thực hiện ở 4 xí nghiệp sản xuất chính và các chi nhánh sản xuất khác: Chi nhánh cao su Thái Bình, chi nhánh cao su Nghệ An, nhà máy cao su pin Xuân Hoà và một số xí nghiệp phụ trợ khác.
Xí nghiệp cao su số 1: Chuyên sản xuất săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, roan cao su, dây cu roa, cao su chống ăn mòn, ống cao su…
Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất săm lốp ô tô và sản xuất lốp máy bay.
Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất các loại săm xe đạp.
Chi nhánh cao su Thái Bình, sản xuất một số loại săm lốp xe đạp (phần lớn là săm lốp xe thồ) nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Chi nhánh cao su Nghệ An: Chuyên sản xuất lốp xe đạp.
Nhà máy pin cao su Xuân Hoà: Chuyên sản xuất pin, acquy, điện cực, chất đốt hoá học và một số thiêt bị điện nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Các đơn vị phụ trợ:
+ Xí nghiệp năng lượng: có nhiệm vụ cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
+ Xí nghiệp cơ điện: Cung cấp điện máy, lắp đặt, sửa chữa điện cho toàn công ty.
+ Xí nghiệp dịch vụ thương mại: Có nhiệm vụ tiêu thụ các sản phẩm do công ty sản xuất ra.
+ Phân xưởng thiết kế nội bộ và vệ sinh công nghiệp: Có nhiệm vụ xây dựng và thiết kế nội bộ, sửa chữa bảo dưỡng các công trình kiến trúc và máy móc trong công ty.
Cùng với hoạt động của các phân xưởng sản xuất, Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội có một loạt các phòng ban chức năng: phòng kế hoạch thị trường, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính, có nhiệm vụ phối hợp hoạt động cùng ban giám đốc triển khai hoạt động của công ty.
Phòng kế hoạch thị trường: có chức năng tham mưu cho giám đốc kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng ngày giữa các đơn vị, hàng quý và hàng năm theo yêu cầu của thị trường, điều tiết kế hoạch vận chuyển, kế hoạch vật tư để đảm bảo sản xuất theo đúng kế hoạch đã đình. Cụ thể đảm bảo cung ứng vật tư nhập ngoài và những vật tư chủ yếu do các đơn vị theo kế hoạch sản xuất đã định, có trách nhiệm bảo quản và quản lý tốt vật tư trong kho của công ty.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc công ty về công ty tổ chức bộ máy lao động sản xuất, quản lý lao động, đào tạo đội ngũ công nhân viên chức, thực hiện mọi chế độ chính sách đối với người lao động đồng thời xây dựng kế hoạch lao động và quỹ tiền lương hàng năm, quy chế hoá các quy tắc trả lương, tiền thưởng, xác định đơn giá tiền lương, các mức độ lao động.
Phòng kế toán hành chính: Tham mưu cho giám đốc về quản lý nguồn vốn, các tài liệu, số liệu về quản lý tài chính, quyết toán tổng kết (kiểm kê tài sản hàng năm theo quy định Nhà nước), Báo cáo tài chính lên cơ quan cấp trên và nộp các khoản ngân sách đã định, kiểm tra các hoạt động tài chính của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong công ty. Hàng quý tổ chức quyết toán, khi cần thiết sẽ tiến hành thanh tra tài chính đối với các đơn vị thành viên trong công ty. Đồng thời làm các thủ tục về quản lý tiền mặt, điều phối vốn giữa các đơn vị nhằm mục tiêu bảo toàn vốn, phát triển vốn và quay vòng vốn nhanh.
Phòng đối ngoại - xuất nhập khẩu: Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực thị trường ngoài nước, giải quyết các thủ tục trong hợp đồng kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và thành phẩm. Đồng thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến liên doanh, liên kết với các đơn vị nước ngoài. Nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm và mở rộng thị trường (các đại lý, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước).
Phòng quân sự bảo vệ: Tham mưu cho giám đốc về bảo vệ (bảo vệ chính trị và kinh tế của công ty). Tổ chức kiểm tra sản phẩm ra vào của công ty theo đúng quy chế hiện hành. Tổ chức hướng dẫn và thường xuyên trực phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo an toàn cho công ty. Tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến an ninh chính trị của toàn công ty.
Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật cao su bao gồm quản lý và ban hành các quy trình các công nghệ sản xuất cao su, kiểm tra để các đơn vị thực hiện tốt các quy trình đó, xây dựng ban hành và hướng dẫn các định mức quy định tiêu chuẩn cấp bậc chuyên môn, tổ chức, thống kê và cải tạo sản phẩm. Tổ chức nghiên cứu thực hiện các đề tài kế hoạch kinh tế, phát triển các mặt hàng cao su mới, xử lý kịp thời các biến động trong công nghệ sản xuất.
Phòng kỹ thuật cơ năng: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật cơ khí, điện năng lượng. Quản lý ban hành các quy định về vận hành máy, về nội quy an toàn và bảo vệ lao động, về vệ sinh môi trường. Giám sát kiểm tra để các đơn vị thực hiện tốt các qui trình đó, đồng thời hướng dẫn, ban hành và kiểm tra các định mức cơ điện và năng lượng.
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Tham mưu cho giám đốc về mặt chất lượng sản phẩm, tổ chức kiểm tra chất lượng các nguyên vật liệu, các sản phẩm trước khi nhập kho theo đúng tiêu chuẩn Nhà nước ban hành. Đồng thời chịu trách nhiệm đóng dấu các sản phẩm trước khi xuất xưởng.
Phòng thiết kế cơ bản: Tham mưu cho giám đốc về công ty xây dựng cơ bản và thiết kế các công trình, lập kế hoạch tổ chức các phương án thi công và kiểm tra nghiệm thu các công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị trong công ty, giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, nhà đất theo đúng quy chế hiện hành của Nhà nước.
Phòng đời sống: Tham mưu cho giám đốc các lĩnh vực có liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khoẻ ban đầu cho số người có bảo hiểm y tế đăng ký khám ở công ty, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Kiểm tra vệ sinh môi trường, chống nóng và quản lý tốt các khu vực nhà ở trong công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cao su Sao vàng thuộc dạng cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến - chức năng. Đây là cơ cấu tổ chức được áp dụng ở hầu hết các đơn vị quản lý kinh tế xã hội ở nước ta, nhất là trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước.
Trong cơ cấu này đơn vị chức năng không ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà có nhiệm vụ nghiên cứu chuẩn bị các quyết định cho lãnh đạo. Chỉ có lãnh đạo (thủ trưởng cấp trên) mới có nhiệm vụ quyền hạn ra chỉ thị cho cấp dưới. Như vậy các đơn vị cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một thủ trưởng cấp trên. Các bộ phận quản lý chức năng có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện đúng các chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên.
PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
1. Tình hình hoạt động marketing và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng
1.1. Đặc điểm về sản phẩm của công ty
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nó được trồng và phát triển ở Việt Nam từ năm 1897 do công của các nhà bác học người Pháp A. Yersin, tính đến năm 1996 nước ta đã có 290.000 ha cây cao su với sản lượng 150.000 tấn mủ cao su khô. Dự kiến đến năm 2005 chúng ta tăng diện tích cây cao su với sản lượng 150.000 tấn mủ cao su khô. Dự kiến đến năm 2005 chúng ta tăng diện tích cây cao sư lên 700.000ha với sản lượng 375.000 tấn mủ. Ngay từ cuối thế kỷ 19, việc phát minh ra phương pháp lưu hoá cao su đã làm cây cao su được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống. Với những tính năng đặc biệt như tính đàn hồi cao, sức bền lớn, ít bị mài mòn, không thêm nước thấm khí… cao su được coi là nguyên liệu lý tưởng mà chưa có nguyên liệu nào có thể thay thế được, nhất là trong việc phục vụ ngành giao thông vận tải. Do vậy nói đến cao su là nói đến ngành sản xuất săm lốp.
Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 50.000 chủng loại sản phẩm cao su, chúng có mặt trong hầu hết các ngành của nền kinh tế quốc dân và được phân bổ như sau:
+ 68% dùng trong ngành giao thông vận tải để sản xuất săm lốp các loại.
+ 13.5% dùng trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm cơ học (dây đai, băng tải, rulô cao su…)
+ 9,5% dùng trong công nghiệp sản xuất để các sản phẩm màn mỏng (bang bay, găng tay phẫu thuật, capốt tránh thai..)
+ 5,5% dùng để sản xuất giày dép.
+ 2,5% dùng để sản xuất các sản phẩm cao su khác (laket lang bàn, bang cao su…)
+ 1% dùng để sản xuất keo dán.
* Với những đặc điểm của sản phẩm cao su như trên khi sản xuất và tiêu thụ cần phải chú ý những yêu cầu sau đây:
+ Phải có hệ thống kế hoạch càng lớn và đảm bảo thông thoáng với các kệ giá để hàng.
+ Người lao động phải được phụ cấp độc hại, chế độ an toàn về môi trường ở mức độ cao.
+ Các sản phẩm của công ty phải có ký hiệu, bao bì riêng để dễ nhận biết. Thường xuyên quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng các sản phẩm với các thông số cụ thể về kích thước mẫu mã, nhãn hiệu để người tiêu dùng biết về sản phẩm và dễ phân biệt với các sản phẩm cùng loại của công ty khác.
* Các sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng
Bảng 1: Danh mục các sản phẩm hàng hoá của công ty
TT sản phẩm sản xuất
TT sản phẩm sản xuất
1. Lốp xe đạp các loại
11. Phụ tùng máy
2. Săm xe đạp các loại
12. Pin các loại
3. Lốp ô tô các loại
13. Ủng cao su các loại
4. Săm lốp ô tô các loại
14. Băng tải các loại
5. Yếm ô tô các loại
15. Sản phẩm nghiền
6. Lốp xe máy các loại
16. Cọc than
7. Săm xe máy các loại
17. Bạt ống gió
8. Ống cao su các loại
18. Bánh xe cao su
9. Đồ cao su
19. Thùng cam
10. Curoa các loại
20. Lốp máy bay
Nguồn: Phòng kế hoạch vật tư
Tuy công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng sản phẩm truyền thông được nhiều người ưa chuộng là sản phẩm săm lốp các loại, Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, công ty đổi mới, thiết kế mẫu mã, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay mỗi loại sản phẩm của Công ty đều có rất nhiều mẫu mã chủng loại ví dụ như:
+ Sản phẩm săm lốp xe đạp có: Săm lốp địa hình, mini, săm lốp xe thồ xích lô, xe đua, xe lăn người tàn tật, săm lốp xe đạp thống nhất, phượng hoàng…
+ Săm lốp xe máy các loại như: Xe máy Honda, Chaly, Win 100, Mink, Babetta, Kích, xe thể thao…
Ngoài chủng loại khác nhau, sản phẩm lốp các loại có nhiều màu sắc kích cỡ đa dạng và phong phú.
- Về số lượng sản phẩm: Số lượng sản phẩm sản xuất của công ty nhiều hay ít phụ thuộc vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế và nhu cầu tiêu thụ của từng thời kỳ.
- Về chất lượng: ở các phân xưởng đều có bộ phận KCS làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy công ty chỉ có duy nhất một loại phẩm cấp, đó là loại 1 còn các loại sản phẩm thứ cấp khác sẽ không được tiêu thụ trên thị trường. Điều này giúp cho sản phẩm của công ty có uy tín đói với người tiêu dùng.
1.2. Đặc điểm về khác hàng
* Thị trường trong nước
Với khả năng của một doanh nghiệp lớn có trình độ kinh doanh lâu dài nên công ty có một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước với 6 chi nhánh và hơn 200 đại lý, hiện chiếm khoảng 50% thị trường toàn quốc về ngành cao su đặc biệt là săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô. Mặt khác, công ty có một khả năng tài chính vững mạnh cùng uy tín về chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu "Sao Vàng" nên đã tạo điều kiện cho việc cạnh tranh, mở rộng thị phần.
Một đặc điểm nổi bật là thị trường sản phẩm của Công ty mang tính thời vụ, mùa khô tiêu thụ nhiều hơn mùa mưa. Ngoài ra, thị trường sản phẩm của công ty còn phụ thuộc vào sự phân chia địa lý. ở thị trường đồng bằng và ven biển như:
+ Nông thôn chủ yếu là săm lốp xe đạp vì do đặc điểm địa hình kém thuận lợi nên sản phẩm yêu cầu phải có độ bền cao.
+ Thành phố có điều kiện giao thông thuận lợi nên lốp xe đạp có thể mỏng hưn và tại đây săm lốp ô tô, xe máy được tiêu thụ nhiều hơn.
Từ trước tới nay, thị trường trọng điểm công ty vẫn là thị trường miền Bắc, trong đó lớn nhất là thị trường Hà Nội. Thị trường miền Trung và miền Nam đầy tiềm năng mặc dù đã được mở rộng nhưng còn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng của nó. Hơn nữa ở đây công ty còn có các đối thủ cạnh tranh mạnh là Công ty cao su Đà Nẵng và Công ty cao su miền Nam. Hiện trạng này đòi hỏi công ty không ngừng đổi mới máy móc thiết bị nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để xâm nhập mở rộng thị trường tiêu thụ.
Khách hàng của Công ty chủ yếu là các cá nhân tiêu dùng, các tổ chức như các đơn vị giao thông vận tải, các đơn vị quân đội và mỗi tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó các công ty sản xuất, lắp ráp xe cũng là một mối tiêu thụ rất sớm săm lốp như công ty xe đạp Thống Nhất, Công ty xe đạp Xuân Hoà…
Hiện nay theo thống kê nước ta có hơn 2 triệu xe đạp, khoảng 8 triệu xe máy, 45.000 ô tô nhưng năng lực sản xuất hiện nay ở Việt Nam còn rất thấp, đặc biệt việc sản xuất săm lốp ô tô mới đáp ứng được nhu cầu. Hơn nữa, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, nhất là khu vực nông thôn, số lượng xe máy ngày càng tăng nhanh. Đây là thị trường mở rộng cho công ty nếu biết khai thác.
* Thị trường nước ngoài
Trước năm 1998, sản phẩm Công ty xuất khẩu sang một số nước như: Mông Cổ, Anbani, Cuba và một số nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Song từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, tình hình Liên Xô và Đông Âu biến động mạnh, các hiệp định ký kết bi phá vỡ nên hoạt động xuất khẩu trên không còn tiếp tục được nữa. Những năm gần đây, sản phẩm xuất khẩu của công ty được xuất khẩu hạn chế sang một số nước ở châu Á và châu Âu.
Ví dụ: năm 1999, công ty xuất khẩu sang Ba Lan 126.000 bộ lốp xe đạp MTB màu đen (54-406, 54-507, 54-559) đạt 11.861 USD. Năm 2000, công ty đã xuất khẩu được 72.000 bộ săm lốp xe đạp đạt 78.520 USD.
Thị trường thế giới rất rộng lớn mà việc xuất khẩu hiện tại là một hạn chế lớn đối với hoạt động của Công ty. Một nguyên nhân căn bản là sản phẩm chưa đáp ứng được chất lượng và thẩm mỹ theo yêu cầu xuất khẩu. Phương hướng Công ty tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để tăng cưòng khả năng cạnh tranh đem lại vị thế cho sản phẩm của Công ty trên thị trường thế giới và khu vực.
1.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh của công ty
Ở nước ta hiện nay ngành công nghệ sản xuất săm lốp cao su là motọ ngành có tốc độ phát triển và đạt doanh thu cao. Tính đến năm 2005, sản phẩm sản xuất từ cao su đã được tiêu thụ trên hầu hết các tỉnh thành phố trên cả nước, với doanh thu đạt 429.093 tỷ đồng, nộp ngân sách 25.950 tỷ đồng. Với những số liệu như trên ta thấy thị trường của ngành cao su là một thị trường cạnh tranh gay go và khốc liệt.
Theo thống kê của thời báo Doanh nghiệp Việt Nam thì hiện nay có khoảng 16 công ty (cả trong và ngoài nước) đăng ký bán sản phẩm tại thị trường Việt Nam. Trong đó có một số công ty nổi tiếng như Kenda (Đài Loan), Yokohama… với chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, Công ty Cao su Sao vàng luôn phải chủ động, sáng tạo đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty phải xác định rõ vị thế của mình trên thị trường để có các chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Bảng 2: Các đối thủ cạnh tranh của công ty
Sản phẩm
Các đối thủ cạnh tranh
Săm lốp xe đạp
Công ty cao su Đà Nẵng (DRC), Công ty cao su miền Nam (Casuvina), Inone, Sihfa, Hồng Phúc, Kenda, Yokohama, các tổ hợp…
Săm lốp xe máy
Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su miền Nam, Kenda, Inou Việt Nam, hàng Thái Lan
Săm lốp ô tô
Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su miền Nam, liên doanh IHOCOHAMA, hàng ngoại nhập ấn Độ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc
Nguồn: Phòng tiếp thị bán hàng
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty trong nước là hai Công ty cao su Đà Nẵng và Công ty cao su miền Nam (Casuvina).
+ Công ty cao su Đà nẵng là doanh nghiệp Nhà nước đóng ở miền Trung (tại thành phố Đà Nẵng), cùng sản xuất săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp, với Công ty Cao su Sao vàng. Công ty cao su Đà Nẵng có quy mô sản xuất lớn hơn, sản phẩm ngày càng có uy tín trên thị trường, sản phẩm của công ty đã xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh thành phía Bắc và phía Nam. Công ty cao su Đà Nẵng đã nâng công suất sản xuất săm lốp xe máy lên từ 30.000 bộ/năm lên 300.000 bộ/năm; nâng công suất sản xuất lốp ô tô từ 60.000 bộ/năm lên 200.000 bộ/năm. Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã thực hiện chính sách giảm giá và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách giảm chi phí sản xuất, giảm tối đa các khoản chi phí hành chính (mỗi năm khoảng từ 5%-10%), áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, nhập nguyên vật liệu với chất lượng cao… Để khách hàng biến đến sản phẩm của mình, Công ty đã tìm đến các đơn vị sử dụng nhiều sản phẩm của mình như các mỏ than, các công trình xây dựng… đưa khách hàng chạy thử với giá bằng 80% mà chất lượng tương đương với hàng nhập ngoại.
+ Công ty cao su miền Nam (Casuvina) là một xí nghiệp của bộ quốc phòng (Z175) chuyên sản xuất săm lốp xe đạp, xe máy ô tô nhưng cạnh tranh chủ yếu là về săm lốp xe đạp (chiếm 35% thị phần). Đặc biệt Công ty đã sản xuất thành công vỏ 500-12, 550-13, Tubeless (không dùng ruột). Đây là sản phẩm đầu tiên có mặt tại thị trường Việt Nam. Hiện nay công ty cao su miền Nam đang trong bước đổi mới trang thiết bị, nâng cao công suất để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Nhìn chung Công ty cao su Đà Nẵng và Công ty cao su miền Nam là hai đối thủ cạnh tranh mạnh, dĩ nhiên họ có những điểm mạnh và điểm yếu so với công ty cao su Sao Vàng.
Ngoài hai công ty kể trên, Công ty Cao su Sao vàng còn gặp phải các đối thủ cạnh tranh khác, tuy nhỏ nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ. Đó là các cơ sở sản xuất tư nhân (các tổ hợp) như Việt Tiến, Sao Sáng, Minh Thành… ngay tại khu vực Hà Nội. Những cơ sở này sản xuất chủ yếu tại gia đình nên chi phí sản xuất thấp, tránh được một số thuế như thuế đất, thuế thu nhập, thuế nguyên liệu đầu vào… nên giá thành rẻ, có sức cạnh tranh lớn ngay tại công ty.
Ngoài ra, công ty còn phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu và hàng liên doanh. Hiện nay trên thị trường bày bán rất nhiều sản phẩm săm lốp với kiểu dáng đẹp, chất lượng tốt của nhiều hãng khác nhau như hãng Kenda (Đài Loan), hãng Genta sản xuất tại Việt Nam, liên doanh Việt Mỹ tổng công ty cao su, hãng Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc… Mặt khác người tiêu dùng Việt Nam còn mang nặng tư tưởng "sính" hàng ngoại, nhất là ở các thành phố. Hơn nữa hiện nay hàng hoá được nhập ồ ạt bằng cả đường chính ngạch lẫn nhập lậu tạo một sức ép rất lớn về giá đối với Công ty Cao su Sao vàng, đặc biệt ở các tỉnh giáp biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn…
Có thể nói, Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội đang bị cạnh tranh rất mạnh từ các đối thủ cạnh tranh của mình. Thông qua việc phân tích một cách tổng thể những điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh cũng như khái quát tình hình thị trường Việt Nam hiện nay sẽ là cơ sở để Công ty đưa ra các kế hoạch tiêu thụ và chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả hơn và ngày càng mở rộng thị phần.
Bảng 3: Bảng so sánh thị phần giữa Công ty Cao su Sao vàng
với các đối thủ cạnh tranh
Tên công ty
Thị phần tương đối trên thị trường
Săm lốp xe đạp
Săm lốp xe máy
Săm lốp ô tô
Công ty cao su Sao Vàng
27%
20%
3%
Công ty cao su Đà Nẵng
20%
14%
4%
Công ty cao su miền Nam
35%
18%
5%
Các công ty khác
18%
48%
88%
Nguồn: Tổng hợp thời báo kinh tế đầu tư
1.4. Chính sách về giá sản phẩm và chính sách giá
1.4.1. Chính sách giá cả của Công ty
Một trong những quyết định quan trọng và phức tạp nhất mà công ty phải quan tâm đó là giá cả sản phẩm. Nếu một tổ chức hay một cá nhân nhận thấy giá cả sản phẩm của Công ty cao hơn một chút thì lập tức họ sẽ mua những nhãn hiệu cạnh tranh hay hàng hoá thay thế dẫn đến sự giảm sút về số lượng tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty. Bởi vạy chính sách giá rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Công ty Cao su Sao Vàng đã xây dựng được một chính sách giá cả linh hoạt và mềm dẻo, có sự ưu đãi với từng đối tượng cụ thể.
* Đối với các đại lý tiêu thụ sản phẩm
- Các sản phẩm được giảm giá 2% so với giá chuẩn trước khi tính thuế GTGT.
- Riêng săm lốp xe máy giảm giá 1% so với giá chuẩn trước khi tính thuế GTGT.
* Đối với các chi nhánh tiêu thụ của Công ty
Các chi nhánh muốn lây hàng phải báo trước nhu cầu của mình từ 5 từ 7 ngày cho phòng tiếp thị bán hàng. Sau đó phòng tiếp thị bán hàng dựa trên cơ sở nguồn hàng thời kỳ tới và nhu cầu của đại lý, chi nhánh mà báo cho họ số lượng, chủng loại sẽ cung cấp. Nếu đồng ý lấy hàng thì các đơn vị công ty giao hàng. Đa số đều phải giao tiền trước rồi mới lấy hàng ngoại trừ một số ít khách hàng truyền thống của Công ty hay khách hàng là các công ty lớn có uy tín thì mới được ưu tiên trả chậm.
Do đặc điểm của Công ty là sản phẩm được sản xuất ở miền Bắc nhưng việc tiêu thụ lại rộng trên khắp các tỉnh thành phố trong toàn quốc mà giữa các vùng lại có sự chênh lệch về thu nhập, về giao thông, điều kiện địa lý… Cho nên trước đây đói với các vùng địa lý khác nhau Công ty đã đưa ra các mức giá khác nhau. Nhưng từ năm 2000 đến nay về cơ bản Công ty đã áp dụng các mức giá chuẩn trên toàn quốc và thực hiện hỗ trợ vận chuyển cho khách hàng mọi miền, có thể thực hiện được bằng các phương tiện vận chuyển này tạo cho khách hàng cảm thấy rằng họ được quan tâm và được phục vụ tốt hơn, làm cho người tiêu dùng trở thành khách hàng trung thành của Công ty.
* Bảng giá một số sản phẩm chính của công ty
Bảng 4: Biểu đơn giá chuẩn một số sản phẩm của Công ty
Loại sản phẩm
TT
Tên sản phẩm
ĐVT
Đơn giá chuẩn
Lốp xe đạp
1
Lốp XĐ 37-540 đen
Chiếc
11.500
2
Lốp XĐ 37-590 đen
Chiếc
12.200
3
Lốp XĐ 32-630 đen
Chiếc
13.000
Săm xe đạp
4
Săm XĐ 37-540 EV đen
Chiếc
4.700
5
Săm XĐ 37-590 EV đen
Chiếc
4.500
Lốp xe máy
6
Lốp XM 2.25-16 4PR BA
Chiếc
41.000
7
Lốp XM 2.50-17 4PR BA
Chiếc
43.000
8
Lốp XM 2.75-17 4PR BA
Chiếc
40.000
Săm xe máy
9
Săm XM 2.25-16TR4
Chiếc
12.000
10
Săm XM 2.50-18TR4
Chiếc
14.000
11
Săm XM 2.75-18TR4
Chiếc
15.500
Lốp xe máy đặc biệt
12
Lốp XM2.25-17 4PR HR1 ĐB
Chiếc
45.000
13
Lốp XM2.50-17 4PR HR1 ĐB
Chiếc
46.000
1.5. Chính sách khuyến mại
Hiện nay Công ty áp dụng nhiều chính sách khuyến mại đối với khách hàng của mình nhằm khuyến khích họ tăng lượng hàng mua cũng như tăng mức sản lượng của Công ty. Đó là:
- Đối với khách hàng mua theo giá chuẩn, trả tiền trước, lô hàng có giá trị thanh toán trên 15 triệu đồng được khuyến mại 1% doanh thu.
- Đối với các đại lý mua hàng trong tháng và thanh toán hết ngày trong tháng được hỗ trợ 2,5% doanh thu. Khoản hỗ trợ thanh toán được trả bằng tiền mặt, bằng séc hoặc trừ vào giá trị lô hàn sau. Đối với các đại lý có doanh thu lớn hơn 1 tỷ đồng/năm thì sẽ được khuyến mại 0,5% doanh thu, đồng thời mỗi tỷ tăng lên sẽ được khuyến mại 1% doanh thu.
- Mọi khách hàng được giảm giá đặc biệt vào dịp Tết, hội chợ thương mại, tuỳ theo từng mặt hàng.
1.6. Hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình, ngày nay hầu hết các công ty không tự mình bán hết các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, vì biện pháp này ngày càng tỏ ra kém hiệu quả. Các công ty sản xuất đều qua các trung gian tiêu thụ như các chi nhánh, đại lý, nhà buôn… rồi từ đó sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng. Việc lợi dụng những ưu thế trung gian về các mối quan hệ khách hàng, vị trí tiêu thụ thuận lợi… là rất quan trọng. Tuỳ điều kiện cụ thể của Công ty mà có thể lựa chọn những hình thức thích hợp hay còn gọi là từng loại hình kênh cụ thể. Hiện nay các kênh tiêu thụ được chia làm hai loại: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.
Công ty Cao su Sao Vàng cũng tổ chức kênh tiêu thụ theo hai loại hình thức trực tiếp và gián tiếp. Công ty có hai bộ phận chính tổ chức tiêu thụ hàng hoá. Một là bộ phận tiêu thụ của phòng tiếp thị bán hàng, hai là cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt ngay cạnh Công ty, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, những nhà buôn bán lẻ với số lượng không lớn lắm.
Công ty có lượng bán hàng thông qua kênh gián tiếp chiếm tỷ lệ ngày càng cao 87% doanh thu năm 2004 và 88% năm 2005. Hình thức này ngày càng tỏ ra quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của Công ty mở rộng thị trường ra các tỉnh miền Trung và miền Nam. Các hình thức tiêu thụ của Công ty được thể hiện qua sơ dồ sau:
CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
NGƯỜI TIÊU DÙNG
Đại lý
Chi nhánh
Đại lý
Chi nhánh
Đại lý
Bán buôn
Chi nhánh
Đại lý
Bán buôn
Bán lẻ
2. Đặc điểm về lao động và tiền lương của công ty
2.1. Đặc điểm về lao động
Khi mới thành lập, tổng số lao động của Công ty Cao su Sao vàng mới chỉ có 262 người, được phân bổ trong ba phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ. Về trình độ không có ai tốt nghiệp đại học, chỉ có hai cán bộ trung cấp. Cùng với sự phát triển của Công ty trong hơn 40 năm, đội ngũ cán bộc công nhân viên của Công ty không ngừng lớn mạnh, có giai đoạn cán bộ hợp đồng lên tới 3260 người trong năm 1986. Tuy nhiên số lao động nhiều nhưng không đi cùng với sự tăng trưởng và phát triển của Công ty. Đây là giai đoạn mà Công ty gặp khó khăn nhất. Bước vào đổi mới (1989-1990), Công ty bắt đầu tinh giảm biên chế lại những tay nghề, cử đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho những tay nghề khác. Mặt khác Công ty cũng giảm bộ phận lao động gián tiếp, tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, giữ lại những người có năng lực cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
Bảng 1: Cơ cấu lao động của Công ty
Năm
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Tổng số lao động
2559
100
2610
100
2726
100
2916
100
Theo giới
Nam
1586
61,98
1616
61,91
1730
63,46
1885
64,64
Nữ
973
38,02
994
38,09
996
36,54
1031
36,36
Theo trình độ
ĐH và trên ĐH
214
8,36
225
8,62
259
9,5
320
10,97
Trung học
87
3,39
97
3,71
110
4,04
115
3,94
Tốt nghiệp PTTH
2258
88,23
2288
87,67
2357
86,48
2481
85
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Qua bảng trên cho ta thấy, số lượng lao động tăng lên thể hiện quy mô sản xuất gia tăng. Số lao động ở trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh năm 2002 là 214 người đạt 8,36%, đến 2005 con số này tăng lên 320 người đạt 10,97%. Trong khi mức này chỉ mới đạt 4,9% tương ứng với 94 người năm 1998 và con số này sẽ tiếp tục tăng trong một vài năm tới. Lực lượng lao động phổ thông đã giảm đi nhanh chóng qua các năm, năm 2002 lực lượng lao động này chiếm 88,23% tương ứng với 2258 người, đến năm 2005 giảm còn 85%.
Lao động gián tiếp của Công ty cũng được tinh giảm dần tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ năng động. Năm 1998 lao động gián tiếp là 316 người chiếm 16,6% tổng số lao động thì đến năm 2005 chỉ còn 272 người chiếm 9,33%.
Với bộ máy gọn nhẹ, năng động và có trình độ, kết hợp với người lao động có tay nghề cao là thế mạnh của Công ty trong việc thúc đẩy năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và có chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn và hợp lý.
2.2. Đặc điểm về tiền lương
Về tiền lương, Công ty đã áp dụng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên từ đó tạo được tập lý phấn khởi nhiệt tình, hiệu quả tăng lên rõ rệt. Hiện nay Công ty có các hình thức trả lương sau:
Với công nhân thì trả lương theo sản phẩm (áp dụng tại XNCS số 1, XNCS số 2, XNCS số 3, XNCS số 4 và XN cơ điện).
Với cán bộ quản lý thì trả lương theo thời gian.
Với công nhân viên làm việc ở các khâu tiêu thụ, dịch vụ theo kế oạch thì áp dụng trả lương theo công việc hoàn thành, % doanh số, khối lượng sản phẩm, nguyên vật liệu xuất kế hoạch.
Hàng tháng, các xí nghiệp trong Công ty gửi báo cáo sản lượng cùng các báo cáo tiền lương của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp về phòng Hành chính để duyệt chi lương.
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho lao động gián tiếp. Và để khuyến khích sản xuất đối với lao động sản xuất, Công ty áp dụng hình thức trả lương mới theo sản phẩm cuối cùng nhập kho. Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng sản phẩm nhập kho và đơn giá lương sản phẩm, kế toán tính ra tổng số tiền lương phải trả cho từng bộ phận sản xuất. Đơn giá lương sản phẩm được xác định trên cơ sở mức lao động kết hợp với mức lương ngày công cấp bậc của công nhân trực tiếp sản xuất.
Công thức tính lương:
Quỹ tiền lương = å đơn giá tiền lương SP x Số lượng SP nhập kho.
3. Tình hình, quản lý nguyên vật liệu và tài sản cố định
3.1. Các loại NVL dòng trong sản xuất và kinh doanh
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng chủ yếu của công ty khi tham gia vào qúa trình sản xuất. Nguyên vật liệu chính bao gồm: Cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp (cao su các loại chiếm 70% trong tổng chi phí NVL), hoá chất, vải mành, thếp tanh, tanh, dây thép…
Nguyên vật liệu phụ: bao gồm các chất phụ gia giúp cho qúa trình chống lão hoá như: than đen, nhựa thông, bột tan chống dinh cao su, silicon, màng mỏng…
Nhiên liệu: than đốt, cơ điện: dầu Mazút, hơi hàn, xăng…
Ngoai ra còn có các nguyên vật liệu khác như: Phụ tùng thay thế, vòng bi, phớt, roăng, van (xe máy, ô tô, xe đạp), mỏ lết, kìm, klê…
3.2. Định mức sử dụng NVL cho từng loại sản phẩm
Do Công ty Cao su Sao Vàng là một công ty lớn với đa dạng chủng loại sản phẩm và nguyên vật liệu đầu vào. Do hạn chế nên em chỉ đưa ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu của một sản phẩm đặc trưng.
Bảng 11: Định mức tiêu hao sản xuất lốp xe Honda
TT
Khoản mục chi phí NVL
ĐVT
Chi phí
So sánh TT/KH
KH
TT
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
1
Cao su loại I
Kg
0,505.675
0.500.324
0,005.351
-0.9
2
Cao su tổng hợp
Kg
0,204.130
0,210.120
0,003.010
-1,47
3
Cao su RB-01
Kg
0,166.725
0,153.704
0,0.730
-0.7
4
Xúc tiên M
Kg
0,000.721
0,000.721
0
0
5
Ôxít kễm hiếm
Kg
0,040.832
0,040.800
0,0.80
-1,9
6
Phòng lão hoá
Kg
0,009.067
0,009.067
0
0
7
Vải mành 840D12
Kg
0,1.461=0.66
m2
0,1.430
0,0.031
-2,1
8
Kim khí (thép tanh)
Kg
0.0.741
0,0.741
0
0
3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh về số lượng sản xuất trong năm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu mà các xí nghiệp sản xuất trong Công ty báo lên phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ mua sắm các vật tư và xác định được lượng vật tư cần mua sắm trong năm. Trong năm 2005, nhu cầu mua cá loại vật tư chính là:
Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh về số lượng sản xuất trong năm và định mức tiêu hoa nguyên vật liệu mà các xí nghiệp sản xuất trong công ty báo lên phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ mua sắm các loại vật tư và xác định lượng vật tư cần mua sắm trong năm. Trong năm 2005, nhu cầu mua các loại vật tư chính là:
Bảng 12 Nhu cầu vật tư
Chỉ tiêu
ĐVT
Số lượng
Than đen
Tấn
1.500
Cao su tổng hợp
Tấn
700
Vải mành
Tấn
700
Kim loại
Tấn
700
Acid Stearic
Tấn
120
Hoá chất
Tấn
100
Van ô tô, xe máy
Chiếc
1.500.000
Vật tư của công ty một số ít mua trong nước như: cao su thiên nhiên, Parafin, nhựa thông, dầu Flexxon 112, ôxít kẽm, còn lại là phải mua từ nước ngoài. Các nước mà công ty thường nhập như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ba Lan.. Dựa vào kế hoạch tiến độ sản xuất, công ty sẽ tính được số lượng vật tư cần mua trong kỳ kế hoạch thông qua đó công ty sẽ có kế hoạch nhập vật tư, thường thì công ty nhập vật tư từ 2-3 lần/năm. Chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá chung các tiềm năng sử dụng nguyên vật liệu là hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu:
Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu
Bảng 13: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Khối lượng NVL tiêu hao trong kỳ (triệu đồng)
94.560
94.337
105.350
NVL dự trữ trong kỳ (triệu đồng)
16.356
16.711
17.567
Hiệu suất tiêu hoa vật tư
3,03
2,97
3,15
Số vòng luân chuyển vật tư
5,78
5,64
5,99
Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu (suất chi phí vật tư) biểu hiện một đồng vật liệu tham gia trong kỳ sản xuất đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng. Hiệu suất sử dụng càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng càng tốt.
Bảng tính toán này cho chúng ta thấy năm 2003 cứ 1 triệu đồng NVL thì tạo ra 3,03 triệu đồng giá trị tổng sản lượng,năm 2004 là 2,97 triệu đồng, năm 2005 là 3,15 triệu đồng. Số vòng luân chuyển vật tư không ổn định qua các năm, năm 2005 số vòng luân chuyển vật tư cao hơn.
Khoản chi phí vật liệu phụ thuộc vào hai nhân tốlà: mức tiêu hao và giá vật liệu xuất dùng. Việc quản lý tiêu hao nguyên vật liệu của công ty thực hiện tương đối tốt, tiêu hao vật liệu thực tế cho một đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm so với kế hoạch. Đạt được điều đó là do công ty quản lý chặt chẽ định mức tiêu hao nguyên vật liệu, do đó chi phí về nguyên vật liệu giảm xuống.
Vì sử dụng nguyên vật liệu đến đâu mua đến đấy nên lượng nguyên vật liệu tồn kho ít, tương đối 90%. Tuy nhiên có một số hoá chất dùng ít nhưng lại mua nhiều tồn kho dùng tới 2,3 năm mới hết. Để tránh tình trạng này và tính toán được lượng dự trữ cần thiết, công ty phải xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu một cách tỷ, phải nắm được nguồn cung cấp trên thị trường, những biến động của thị trường về nguyên vật liệu tránh làm cho công ty có sự lúng túng trong việc dự trữ cũng như thu mua nguyên vật liệu.
3.4. Tình hình tài sản cố định
3.4.1. Các nhóm tài sản cố định hiện có
* Tài sản cố định hữu hình: nhóm này gồm
+ Đất đai, nhà cửa và kiến trúc:Loại tài sản này khấu hao từ 20-40 năm
+ Máy móc thiết bị: Loại tài sản này khấu hao từ 10-12 năm
+ Phương tiện vận tải truyền dẫn: Loại tài sản này khấu hao từ 6-8 năm
+ Thiết bị dụng cụ quản lý: Loại máy này khấu hao từ 2-5 năm
* Tài sản cố định thuê tài chính
* Tài sản cố định vô hình
4. Tình hình tài chính của công ty Cao su Sao vàng
4.1. Các báo cáo tài chính của công ty
Theo quy định của nhà nước, báo cáo tài chính mà công ty đã lập bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hd sản xuất kinh doanh của công ty, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước cùng với một số báo cáo khác và các thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán Quý IV năm 2005
Đơn vị tính: đồng
TÀI SẢN
MÃ
SỐ ĐẦU NĂM
SỐ CUỐI KỲ
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
127.410.682.809
141.400.671.895
I. Tiền
110
6.136.678.144
6.285.518.806
1. Tiền mặt tại quỹ
111
1.892.989.631
1.092.457.201
2. Tiền gửi ngân hàng
112
4.243.688.513
5.193.061.605
3. Tiền đang chuyển
113
0
0
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
0
0
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
121
0
0
2. Đầu tư ngắn hạn khác
128
0
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạng
129
0
0
III. Các khoản phải thu
130
26.647.473.653
55.048.977.354
1. Phải thu của khách hàng
131
20.852.141.684
38.015.817.561
2. Trả trước cho người bán
132
3.284.544.248
16.508.355.442
3. Thuế GTGT được khấu trừ
133
2.058.800.830
100.703.106
4. Phải thu nội bộ
134
0
0
5.Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
135
0
0
6. Phải thu nội bộ khác
136
7. Các khoản phải thu khác
138
588.869.715
545.520.302
8. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
(136.882.824)
(121.419.057)
IV. Hàng tồn kho
140
92.974.186.823
78.640.565.155
1. Hàng mua đang đi đường
141
0
2.443.140
2. Nguyên vật liệu tồn kho
142
46.044.468.465
33.872.148.926
3. Công cụ, dụng cụ tồn kho
143
874.453.335
1.274.071.668
4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
144
2.223.253.237
2.757.885.390
5. Thành phẩm tồn kho
145
41.844.787.724
39.981.839.581
6. Hàng hoá tốn kho
146
2.014.224.062
600.410.360
7. Hàng gửi đi bán
147
0
151.766.090
8.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
0
0
Bảng cân đối kế toán Quý IV năm 2005
V. Tài sản lưu động khác
150
1.652.344.189
1.425.610.580
1. Tạm ứng
151
682.964.940
726.325.131
2. Chi phí trả trước
152
969.379.249
458.453.449
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
0
0
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
0
0
5. Các khoản cầm cố, kí cược, kí quỹ ngắn hạn
155
243.631.620
240.832.000
VI. Chi phí sự nghiệp
160
0
0
1. Chi phí sự nghiệp năm trước
161
0
0
1. Chi phí sự nghiệp năm nay
162
0
0
B. Tài sản cố định đầu tư ngắn hạn
200
178.558.209.802
194.753.561.384
I. Tài sản cố định
210
140.155.468.948
142.731.518.844
1. Tài sản cố định hữu hình
211
139.535.659.764
142.553.678.844
2. Nguyên giá
212
194.021.145.985
261.428.200.435
3. Giá trị hao mòn luỹ kế
213
(79.759.360.085)
(118.874.521.591)
4. Tài sản cố định thuê tài chính
214
414.609.184
0
5. Nguyên giá
215
1.421.433.400
0
6. Giá trị hao mòn luỹ kế
216
(1.006.824.216)
0
7. Tài sản cố định vô hình
217
205.200.000
117.840.000
8. Nguyên giá
218
273.600.000
273.600.000
9. Giá trị hao mòn luỹ kế
219
(68.400.000)
(95.760.000)
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
220
35.540.110.412
35.494.405.600
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn
221
0
0
2. Góp vốn liên doanh
222
35.350.110.412
35.304.405.600
3. Đầu tư dài hạn khác
228
190.000.000
190.000.000
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
229
0
0
III. Chi phí XDCBDD
230
2.613.493.642
16.527.636.940
IV. Các khoản kỹ quỹ, ký cược dài hạn
240
249.136.800
0
Tổng tài sản
250
305.968.892.611
336.154.233.279
Bảng cân đối kế toán Quý IV năm 2005
A. Nợ phải trả
300
214.174.597.103
244.767.537.166
I. Nợ ngắn hạn
310
156.259.200.460
175.111.406.456
1. Vốn ngắn hạn
311
124.806.183.260
142.251.096.544
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
312
0
10.816.800.000
3. Phải trả cho người bán
313
21.380.079.920
9.675.617.110
4. Người mua trả tiền trước
314
90.229.881
169.676.397
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
315
1.297.005.354
5.932.122.224
6. Nợ phải trả công nhân viên
316
6.658.976.024
9.677.217.456
7. Nợ phải trả các đơn vị nội bộ
317
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
318
2.026.726.021
(3.411.123.275)
II. Nợ dài hạn
320
57.372.431.915
69.391.699.631
1. Vay dài hạn
321
56.902.231.689
69.391.699.631
2. Nợ dài hạn khác
322
470.200.226
0
III. Nợ khác
330
542.964.728
264.431.079
1. Chi phí phải trả
331
374.276.559
264.431.079
2. Tài sản thừa cần xử lý
332
168.688.169
0
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
333
0
15.000.000
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
91.794.295.508
91.386.696.113
I. Nguồn vốn, quỹ
410
90.270.980.738
90.244.874.609
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
88.518.520.599
88.619.467.136
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
412
0
(1.521.129)
3. Chênh lệch tỷ giá
413
0
(1.521.1290)
4. Quỹ đầu tư phát triển
414
123.296.537
0
5. Quỹ dự phòng tài chính
415
1.629.163.602
1.6269.928.602
6. Lợi nhuận chưa phân phối
416
0
0
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
417
0
0
II. Nguồn kinh phí
420
1.523.314.770
1.141.821.504
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
421
615.138.362
615.138.362
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi
422
908.176.408
526.683.142
3. Quỹ quản lý cấp trên
423
0
0
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp
424
0
0
+ Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
425
0
0
+ Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay
426
0
0
Tổng nguồn vốn
430
305.968.892.611
336.154.233.279
Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán
Quý IV năm 2005
Chỉ tiêu
Mã
Số đầu năm
Số cuối kỳ
1. Tài sản cho thuê ngoài
001
548.696.516
0
2. Vật tư HH nhận giữ hộ, nhận gia công
002
0
0
3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi
003
0
0
4. Nợ khó đòi đã xử lý
004
589.018.918
589.018.918
5. Ngoại tệ các loại
005
506,05USD
10.957,50USD
6. Hạn mức kinh phí còn lại
008
0
0
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có
009
0
0
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng tới tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế.
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy lợi nhuận gộp của công ty là: 47.545.315.811đ trong khi đó lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có: 14.399.901.921đ, điều này cho thấy trong năm nay công ty làm ăn không có hiệu quả cao.
Kết quả hoạt động kinh doanh quý IV năm 2005
Đơn vị tính: VNĐ
Phần I: Lãi, lỗ
Chỉ tiêu
Mã số
Quý trước
Quý này
Luỹ kế từ đầu năm
1
2
3
4
5
Tổng doanh thu
01
92.991.573.905
86.075.707.263
333.986.343.198
Trong đó: Doanh thu hàng XK
02
0
0
166.733.594
Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)
03
131.391.802
39.532.421
308.289.135
+ Chiết khấu
04
0
0
0
+ Giảm giá + Hàng huỷ
05
0
10.548.528
35.319.778
+ Giá trị hàng bán bị trả lại
06
131.391.802
28.983.893
272.969.357
Doanh thu thuần (10=01-03)
10
92.860.182.103
86.036.174.842
333.678.054.063
Giá vốn hàng bán
11
81.714.207.690
70.417.953.315
286.132.738.252
Lợi nhuận gộp (20=10-11)
20
11.145.974.413
15.618.231.527
47.545.315.811
Chi phí bán hàng
21
4.400.992.285
4.904.350.889
16.359.418.238
Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
3.991.746.975
5.430.765.434
16.785.995.661
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(20-21-22)
30
2.753.235.153
5.283.115.204
14.399.901.912
Thu nhập hoạt động tài chính
31
14.180.733
102.830.903
209.425.718
Chi phí hoạt động tài chính
32
2.527.792.860
3.710.943.300
12.211.643.574
Lợi nhuận thuần từ HĐTC (40=31-32)
40
-2.513.612.127
-3.608.112.397
-12.002.217.856
Các khoản thu nhập bất thường
41
7.928.681
231.551.487
348.208.789
Chi phí bất thường
42
0
16.259.097
33.813.832
Lợi nhuận bất thường
(50=41-42)
50
7.928.681
215.252.390
314.394.957
Tổng lợi nhuận trước thuế
(=30+40+50)
60
247.551.707
1.890.255.197
2.712.079.013
Doanh thu các xí nghiệp
61
0
775.010.720
775.010.720
Chi phí
62
0
733.947.500
733.947.500
Lợi nhuận trước thuế (61-62)
90
0
41.063.220
41.063.220
Lỗ năm trước (NMCS Nghệ An)
100
0
-266.701.426
-266.701.426
Tổng lợi nhuận trước thuế (60+90+100)
110
247.551.707
1.664.616.991
2.486.440.807
Thuế thu nhập DN phải nộp
120
79.216.546
532.667.437
795.661.058
Lợi nhuận sau thuế (110-120)
130
167.335.161
1.131.939.554
1.690.779.749
PHẦN III
KẾT LUẬN
1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng
Trong những năm qua, Công ty Cao su Sao vàng đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty cũng gặp không ít khó khăn thách thức, mà đặc biệt là trong hai năm gần đây (2004, 2005). Những thành tựu và tồn tại đó là:
1.1. Thành tựu:
Từ năm 2003-2005 nhìn chung công ty làm ăn có hiệu quả:
- Giá trị tổng sản lượng qua các năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
- Doanh thu qua các năm đều hoàn thành kế hoạch và xu hướng ngày càng cao. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm nhưng đều cao hơn chỉ tiêu của ngành.
- Lợi nhuận năm 2003, 2004 đều hoàn thành so với kế hoạch.
- Sử dụng hiệu quả tài sản cố định.
- Nộp ngân sách ở mức tương đối cao.
- Thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng lên.
- Giải quyết việc làm cho gần 3000 lao động.
- Đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và dành một khoản chi phí không nhỏ cho các quỹ phúc lợi xã hội.
1.2. Hạn chế và tồn tại của công ty
- Doanh thu từ năm 2003 đến năm 2005 tăng trong khi đó lợi nhuận giảm rất nhanh.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 và năm 2005 không đạt mức mong muốn của Công ty.
- Lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm nhanh trong 3 năm 2003, 2004 và 2005. Đặc biệt là năm 2005, Công ty không còn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.
- Chi phí cho một đơn vị sản phẩm sản xuất còn cao.
- Tỷ lệ doanh thu trên chi phí có xu hướng giảm.
- Nộp ngân sách năm 2004 và năm 2005 không hoàn thành kế hoạch đề ra.
- Cơ cấu vốn còn chưa thực sự hợp lý, vốn chủ sở hữu còn ở mức độ cao.
- Hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, còn nhiều biến động. Cụ thể:
+ Năng suất lao động bình quân tăng không ổn định qua 3 năm qua.
+ Sức sinh lời giảm mạnh.
Trang thiết bị máy móc của Công ty mặc dù đã được đổi mới nhưng còn chưa đồng bộ. Ngoài những dây chuyền được đầu tư mấy năm gần đây, còn lại máy móc thiết bị là cũ, lạc hậu đã ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và việc tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động là không ổn định, khả năng sinh lời của vốn chưa cao.
- Do phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu từ nước ngoài nên chi phí nguyên vật liệu còn cao và chi phí dự trữ chiếm một tỷ lệ khá lớn.
Những tồn tại trên làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty, dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty vẫn là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nói chung và ngành cao su nói riêng. Việc hiệu quả kinh doanh của công ty có xu hướng giảm là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Và để khắc phục được những nguyên nhân Công ty cần:
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường làm cơ sở cho việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tăng cường công tác liên doanh, liên kết.
- Nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý điều hành.
2. Hướng chọn đề tài tốt nghiệp
Cùng với những thành tựu đã đạt được, Công ty Cao su Sao vàng cũng còn tồn tại một số mặt hạn chế làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng như các chỉ tiêu phát triển của công ty trong những năm gần đây, đặc biệt là trong hai năm 2004 và 2005. Để góp phần định hướng và xây dựng giải pháp cơ bản cũng như hoàn thiện chính sách chiến lược phát triển trong giai đoạn mới của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, em xin chọn hướng đề tài tốt nghiệp của mình là:
Cuối cùng em xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Hà Thị Hậu đã giúp em hoàn thành báo cáo này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội.docx