Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng từ đại hội VI (12/1986) đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã hội. Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời.
Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, tranh chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó, việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể.
Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế tuyệt đối cả. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì phương thức này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện hành” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 1
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4. Bố cục của khóa luận 2
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 3
1. Trọng tài thương mại - một hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 3
1.1. Khái niệm trọng tài thương mại 3
1.2. Đặc điểm trọng tài thương mại 4
1.3. Một số ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại 5
2. Pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam 8
2.1. Trọng tài phi chính phủ trong giai đoạn từ nền kinh tế tập trung, bao cấp đến năm 1993 8
2.2. Trọng tài phi chính phủ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 10
3. Các hình thức tổ chức trọng tài 11
3.1. Trọng tài vụ việc 11
2.3. Trọng tài thường trực 13
CHƯƠNG III 17
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 17
THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 17
1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 17
1.1. Tranh chấp được giải quyết bằng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài 17
1.2. Khi giải quyết tranh chấp trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên 18
1.3. Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai 20
1.4. Nguyªn t¾c xÐt xö mét lÇn 21
1.5. Nguyên tắc tự định đoạt 22
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 25
2.1. Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có hiệu lực 25
2.2. Tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại 26
3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 27
3.1. Nộp đơn và thụ lý đơn 27
3.2. Thành lập Hội đồng trọng tài, lựa chọn trọng tài viên 29
2.3. Công tác điều tra trước khi xét xử 31
3.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp 34
3.5. Hủy, thi hành quyết định trọng tài 36
CHƯƠNG III 41
MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 41
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 41
1. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 41
1.1. Vấn đề thỏa thuận trọng tài 43
1.2. Về thẩm quyền của trọng tài 44
1.3. Các quy định về việc thay đổi trọng tµi viên 46
1.4. Về việc hòa giải trong tố tụng trọng tài 46
1.5. VÊn ®Ò gi¶i quyÕt tranh chÊp cã yÕu tè níc ngoµi 47
1.6. VÒ viÖc thµnh lËp vµ qu¶n lý c¸c trung t©m träng tµi 49
1.7. Quy ®Þnh vÒ ®iÒu kiÖn trë thµnh träng tµi viªn 49
1.8. Mét sè bÊt cËp kh¸c cña ph¸p luËt träng tµi ViÖt Nam 50
2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trọng tài 52
2.1. Phải sớm ban hành Luật trọng tài trên cơ sở hoàn thiện PLTTTM 52
2.2. Më réng thÈm quyÒn cho träng tµi th¬ng m¹i 53
2.3. Bæ sung c¸c quy ®Þnh vÒ tháa thuËn träng tµi 54
2.4. Hoàn thiện các quy định về hòa giải 55
2.5. Cho phép trung tâm trọng tài mời trọng tài viên nước ngoài vào danh sách trọng tài viên của trung tâm 55
2.6. Hạn chế sự quản lý, can thiệp hành chính Nhà nước vào hoạt động của trọng tài nhằm thực sự thừa nhận tính chất phi chính phủ của trọng tài 56
2.7. Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về một số điều khoản của Pháp lệnh 57
3.8. Một số giải pháp khác 57
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM kh¶o 62
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5504 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hợp pháp của các bên và phán quyết đó cần được các bên tôn trọng và tự nguyện thi hành hoặc cưỡng chế thi hành [35, tr.49].
Quyết định trọng trọng tài sau khi được tuyên nếu các đương sự không yêu cầu tòa án hủy hoặc có yêu cầu hủy nhưng không bị tuyên hủy sẽ được các bên thi hành. Phần lớn các quyết định trọng tài được các bên tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, cũng có những quyết định không được thi hành một cách nghiêm chỉnh vì thế không đảm bảo quyền lợi của bên được thi hành, cũng không đảm bảo quyền lực của trọng tài. Do đó, PLTTTM quy định: nếu bên phải thi hành không chịu thi hành quyết định trọng tài, bên được thi hành sẽ làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành ngay mà không qua thủ tục công nhận của tòa án. Quy định này có những ưu điểm nổi bật đó là: đơn giản hóa thủ tục giải quyết tranh chấp, đặc biệt là thủ tục thi hành phán quyết trọng tài, nâng cao giá trị pháp lý cho phán quyết trọng tài, đặt giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài tương đương với giá trị pháp lý của bản án, quyết định tòa án, nâng cao tính khả thi và hiệu quả cho hoạt động trọng tài, làm cho các nhà kinh doanh tin tưởng lựa chọn trọng tài như một hình thức giải quyết tranh chấp tối ưu cho mình đồng thời tránh tình trạng quá tải cho tòa án. Đây cũng là điểm khác biệt rất lớn của pháp lụât trọng tài Việt Nam so với pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới. Luật trọng tài của hầu hết các nước đều quy định phán quyết trọng tài dù là trong nước hay ngoài nước đều phải tòa án công nhận rồi mới được thi hành. Điều 35 Luật trọng tài Canada 1986 quy định: “Một phán quyết trọng tài, bất kể được tuyên ở quốc gia nào sẽ được công nhận và có giá trị bắt buộc và trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản tới tòa án có thẩm quyền sẽ được thi hành theo các quy định của điều này và điều 36”. Điều 27 Luật trọng tài Malaysia cũng ghi nhËn: “Với sự cho phép của tòa án cấp cao, một phán quyết theo thủ tục träng tài có thể được cưỡng chế thi hành theo cách thức tương tự như một bản án hoặc quyết định có hiệu lực”.
Mặc dù quy định này đã góp phần không nhỏ để phán quyết trọng tài sớm được thi hành trong thực tế, song cũng làm cho việc thi hành quyết định trọng tài theo PLTTTM có sự khác biệt so với việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài và Pháp lệnh công nhân thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995. Bởi vì, theo Công Ước New York và Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài phải được tòa án cấp tỉnh của Việt Nam - nơi cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành công nhận thì cơ quan thi hành án Việt Nam mới cưỡng chế thi hành. Nếu quyết định của trọng tài không đủ các điều kiện theo quy định của Pháp lệnh sẽ không được công nhận và do đó cũng sẽ không được cưỡng chế thi hành ở Việt Nam. Như vậy, hiện nay với hai văn bản pháp luật khác nhau về trọng tài, vấn đề thi hành phán quyết trọng tài được quy định tương đối khác nhau. Sự khác nhau này có thể xuất phát từ các lý do khác nhau như: Chủ thể phải thi hành phán quyết là khác nhau; phạm vi áp dụng các văn bản pháp luật khác nhau; kỹ thuật lập pháp ở mỗi thời điểm khác nhau... Nhưng xuất phát từ lý do gì đi nữa thì sự khác nhau này cũng tạo ra môi trường pháp lý không bình đẳng trong việc thi hành phán quyết của trọng tài trong nước và trọng tài nước ngoài [35, tr.52].
Quyết định trọng tài có giá trị như một bản án hay quyết định của tòa án, song xét về bản chất quyết định trọng tài không hoàn toàn giống bản án hay quyết định của tòa án, giữa chúng có sự khác biệt nhất định: phán quyết trọng tài thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, nó được tuyên không nhân danh Nhà nước do đó không mang tính cưỡng chế Nhà nước, phán quyết đó chỉ có hiệu lực đối với các bên tranh chấp mà không có hiệu lực đối với bên thứ ba và chủ yếu được các bên tự nguyện thi hành. Đây chính là yếu tố giúp các bên thực hiện phán quyết một cách chủ động, tích cực mà không vướng vào tâm lý nặng nề như khi thực hiện phán quyết của tòa án.
Tóm lại, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá đơn giản, theo một trình tự được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật và các quy định này được các trung tâm trọng tài cụ thể hóa vào Quy tắc tố tụng của trung tâm mình, đảm bảo cho các bên tranh chấp có thể tìm hiểu một cách dễ dàng hơn. Mặc dù còn một số bất cập cần sửa đổi phù hợp hơn với thực tiễn nước ta cũng như quy định của các nước trên thế giới, song không thể phủ nhận rằng so với tòa án - cơ quan tài phán công, thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, thuận tiện hơn nhiều.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
1. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Trọng tài thương mại Việt Nam đã được hình thành và phát triển với tính chất phi chính phủ. Chính sách mở cửa của Nhà nước cho thấy rằng Nhà nước đã sẵn sàng thừa nhận các nguyên tắc chung của trọng tài thương mại quốc tế - các quy định về trọng tài đã phát triển theo xu hướng phù hợp với những nguyên tắc chung của luật trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt Nam với hơn tám mươi triệu dân cả nước mới chỉ có s¸u trung tâm trọng tài là: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Trung tâm trọng tài quốc tế Châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm trọng tài kinh tÕ Hà Nội, Trung tâm trọng tài kinh tÕ Th¨ng Long, Trung tâm trọng tài kinh tÕ Cần Thơ, Trung t©m träng tµi kinh tÕ Sµi Gßn (Trung t©m träng tµi kinh tÕ Bắc Giang đã giải thể), trong đó hoạt động sôi nổi nhất phải kể đến Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam víi 118 träng tµi viªn cã tªn trong danh s¸ch träng tµi viªn n¨m 2000 gi¶i quyÕt ®îc 23 vô; 2001 gi¶i quyÕt ®îc16 vô; n¨m 2002 gi¶i quyÕt ®îc 19 vô; n¨m 2003 - n¨m ®Çu tiªn PLTTTM ra ®êi ®· gi¶i quyÕt ®îc 16 vô; n¨m 2004 gi¶i quyÕt ®îc 32 vô; n¨m 2005 gi¶i quyÕt ®îc 22 vô; n¨m 2006 gi¶i quyÕt ®îc 23 vô tranh chÊp th¬ng m¹i quèc tÕ [29]. Có thể nói, từ khi ra đời c¸c trung tâm trọng tài Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền tài phán tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, trọng tài vẫn cha thực sự phát huy hết vai trò của mình. NÕu nh trung bình mỗi năm tòa án kinh tế giải quyết đến hàng nghìn hồ sơ th× cã trung tâm trọng tài c¶ n¨m kh«ng thô lý ®îc hå s¬ nµo. Quay lại thời gian trước khi thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự mới (có hiệu lực từ ngày 1/1/2005), các thẩm phán tòa kinh tế hoặc được “ngồi chơi xơi nước” hoặc phải đi “xử giùm” cho các tòa án khác thì hiện nay họ lại đang rơi vào tình trạng quá tải. Sở dĩ án tăng nhanh là do sau khi Bộ luật tố tụng dân sự 2004 có hiệu lực, thẩm quyền của tòa án kinh tế được mở rộng, thời hiệu khởi kiện khéo dài hơn, chất lượng xét xử cũng tốt hơn... Tất cả những yếu tố này đã làm cho doanh nghiệp tin vào tòa án hơn và họ thêng tìm đến tòa án hơn trọng tài dù họ biết rằng thời gian giải quyết một vụ tranh chấp có thể kéo dài, thậm chí có vụ phải chờ đến một năm hoặc lâu hơn nữa mới xét xử xong. Trước thực tế trên, một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để trọng tài có thể đảo ngược được tình thế như tòa án?
Trọng tài từ lâu đã trở thành phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế được các doanh nhân sử dụng một cách phổ biến. Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 100 tổ chức trọng tài thường trực (Tòa án trọng tài quốc tế của phòng thương mại quốc tế Pari - ICC; Tòa án trọng tài quốc tế Lodon - LCIA; Viện trọng tài Stockholin - SCCN; Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ - AAA; Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông; Uỷ ban trọng tài và kinh tế Trung Quốc; Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC...) được các thương nhân trên hầu hết các châu lục tin cậy [32, tr.327]. Vậy tại sao cho đến nay phương thức trọng tài lại vẫn còn quá mới mẻ đối với các thương nhân Việt Nam? Tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp trong những năm qua, có thể lý giải tại sao các doanh nghiệp nước ta vẫn còn e ngại khi lựa chọn trong tài là do một số nguyên nhân cơ bản sau [37, tr.23]:
Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình. Hơn thế, do trọng tài hoạt động không hiệu quả trong một thời gian dài nên các nhà kinh doanh chưa dám đặt niềm tin vào phương thức này.
Thứ hai, đội ngũ trọng tài viên còn mỏng, năng lực giải quyết tranh chấp kinh doanh còn có những hạn chế nhất định, trong khi đó vấn đề đào tạo nghề cho đội ngũ này chưa được quan tâm thỏa đáng.
Thứ ba, pháp luật về trọng tài thương mại còn một số bất cập chưa hợp lý, cơ chế thi hành quyết định trọng tài do mới được thiết lập nên vận hành chưa thực sự trôi chảy.
Sau h¬n n¨m n¨m thùc hiÖn, PLTTTM ®· béc lé kh¸ nhiÒu bÊt cËp cÇn ®îc söa ®æi, bæ sung:
1.1. Vấn đề thỏa thuận trọng tài
PLTTTM quy định khá cụ thể về hình thức của một thỏa thuận trọng tài nhưng lại không có bất kỳ điều khoản nào quy định về nội dung của thỏa thuận trọng tài. Nội dung thỏa thuận trọng tài là một yếu tố quan trọng để xác định một tranh chấp có thuộc thẩm quyền của trọng tài hay không. Việc thỏa thuận trọng tài có hiệu lực không và có thực hiện được trên thực tế hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều trường hợp thỏa thuận trọng tài bị “khuyết tật” ảnh hưởng đến việc xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại Việt Nam có thể dẫn đến việc giải quyết tranh chấp kéo dài mà gánh chịu những thiệt hại ®ã không ai khác chính là các chủ thể tranh chấp. Thực tế là năm 2007, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đã phải từ chối giải quyết một số vụ tranh chấp thương mại được gửi tới trung tâm vì lý do thỏa thuận trọng tài trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được hoặc không có khả năng thực hiện trên thực tế. Nhìn chung, các thỏa thuận trọng tài đó thường mắc một trong các “khuyết tật” sau:
Một là, điều khoản trọng tài không rõ ràng, các bên không thể hiện rõ ý chí của mình là lựa chọn tòa án hay trọng tài, ví dụ điều khoản hợp đồng có ghi: “Tranh chấp sẽ được giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài”. Với một điều khoản như thế này khi xảy ra tranh chấp, một bên đưa ra tßa ¸n, một bên đưa ra trọng tài từ đó xảy ra xung đột thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp này tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết (pháp luật một số nước lại trao quyền lựa chọn cho nguyên đơn) nhưng để vụ án có thể được tòa án giải quyết các bên cũng gặp không ít mâu thuẫn.
Hai là, các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trọng tài để giải quyết nhưng điều khoản trọng tài lại quá đơn giản: “Tranh chấp sẽ được giải quyết tại trọng tài”, vấn đề đặt ra là trọng tài thường trực hay trọng tài vụ việc, quy tắc như thế nào? Do đó, khi tranh chấp xảy ra hai bên lại phải đàm phán làm rõ điều khoản trọng tài và lúc này việc đàm phán không còn đơn giản, dễ dàng như trước.
Ba là, các bên đã lựa chọn tổ chức trọng tài này nhưng lại lựa chọn Quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài khác. Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện tố tụng trọng tài vì không phải mọi tổ chức trọng tài đều có Quy tắc tố tụng như nhau.
Bốn là, thỏa thuận trọng tài chỉ định không chính xác tổ chức trọng tài được lựa chọn, ví dụ: “Tranh chấp được giải quyết tại tòa án trọng tài quốc tế bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”.
Năm là, thỏa thuận trọng tài không thừa nhận tính chung thẩm của quyết định trọng tài, chẳng hạn: “Mọi tranh chấp được giải quyết tại VIAC theo thủ tục tố tụng của trung tâm này, quyết định trọng tài có thể được xem xét lại”...
Như vậy, một thỏa thuận trọng tài được soạn thảo không rõ ràng hoặc không đầy đủ sẽ đi ngược lại với mong đợi của các bên - những người mong muốn lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Song tất cả những thiếu sót trên có thể khắc phục được nếu PLTTTM có quy định cụ thể, rõ ràng về nội dung của thỏa thuận trọng tài.
1.2. Về thẩm quyền của trọng tài
Đối chiếu quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 víi quy ®Þnh t¹i kho¶n 2 ®iÒu 2 PLTTTM vµ ®iÒu 2 NghÞ ®Þnh sè 25/2004/N§-CP, dường như có sự khác biệt trong cách hiểu về tranh chấp trong hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền của trọng tài với tranh chấp trong kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của tòa án. Theo quy ®Þnh t¹i ®iÒu 29 Bé luËt tè tông d©n sù 2004, ngoµi nh÷ng tranh chÊp mµ träng tµi th¬ng m¹i cã thÈm quyÒn gi¶i quyÕt, tßa ¸n kinh tÕ cßn cã thÈm quyÒn gi¶i quyÕt:
“2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty”.
Một câu hỏi đặt ra là vậy tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, tranh chấp giữa thành viên công ty với nhau có thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài không nếu các bên có thỏa thuận trọng tài? Tranh chấp này thực chất là tranh chấp thương mại theo nghĩa rộng vì nó là tranh chấp phát sinh từ hoạt động đầu tư với mục đích sinh lời. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành tranh chấp trên lại không thuộc thẩm quyền của trọng tài vì không thỏa mãn điều kiện các bên tranh chấp là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh: “Träng tµi th¬ng m¹i cã thÈm quyÒn gi¶i quyÕt tranh chÊp ph¸t sinh trong ho¹t ®éng th¬ng m¹i quy ®Þnh t¹i kho¶n 3 ®iÒu 2 cña Ph¸p lÖnh mµ c¸c bªn tranh chÊp lµ c¸ nh©n kinh doanh hoÆc tæ chøc kinh doanh” (®iều 2 Nghị định số 25/NĐ-CP/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của PLTTTM). Tương tự, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ cũng chỉ thuộc thẩm quyền của trọng tài khi các bên tranh chấp là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Như vậy, có thể khẳng định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài hẹp hơn nhiều so với thẩm quyền của tòa án.
Không chỉ có sự khác biệt giữa các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với quy định của PLTTTM về khái niệm “hoạt động thương mại” mà đối chiếu với Luật thương mại năm 2005 cũng có thÓ dễ dàng nhận ra sự khác biệt. Theo quy định tại khoản 3 ®iều 2 PLTTTM, các quy định này đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài so với trước đây rất nhiều. Tuy nhiên, do cách xây dựng theo hướng liệt kê nên nó lại hẹp hơn khái niệm “hoạt động thương mại” trong Luật thương mại 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (khoản 1 ®iều 3). Với quy định này, Luật thương mại thừa nhận cả trường hợp chủ thể không có đăng ký kinh doanh nhưng tham gia vào hoạt động có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp đó cũng là tranh chấp thương mại.
1.3. Các quy định về việc thay đổi trọng tµi viên
Về quyền yêu cầu trọng tài viên từ chối giải quyết tranh chấp, ®iều 27 quy định:
“1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp sau:
a. Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó;
b. Trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp;
c. Có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ.
3. Sau khi đã chọn trọng tài viên, các bên mới phát hiện được trọng tài viên do mình chọn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 ®iều này thì có quyền yêu cầu trọng tài này từ chối giải quyết vụ tranh chấp”.
Quy định này dường như chưa đầy đủ vì theo quy định của pháp luật, việc thành lập Hội đồng trọng tài không chỉ là kết quả lựa chọn của các bên mà theo yêu cầu của các đương sự, Chủ tịch trung tâm trọng tài hoặc Thẩm phán tòa án chỉ định trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên đã được lựa chọn chỉ định trọng tài viên thứ ba. Nhưng theo quy định tại khoản 3 ®iều 27, các bên chỉ có thẩm quyền yêu cầu trọng tài viên mà mình lựa chọn từ chối giải quyết tranh chấp mà không có quyền yêu cầu trọng tài viên khác. Vậy nếu một bên phát hiện ra trọng tài viên không do mình lựa chọn thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 ®iều 27 nhưng lại không được yêu cầu họ thay đổi sẽ không đảm bảo sự vô tư, khách quan.
1.4. Về việc hòa giải trong tố tụng trọng tài
Khác với tố tụng tòa án - hòa giải là nguyên tắc b¾t buộc, trong tố tụng trọng tài các bên tranh chấp có quyền quyết định mình có hòa giải hay không. Song thực tiễn cho thấy việc hòa giải đóng vai trò rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp v× khi các bên hòa giải thành sẽ không có người thắng kẻ thua nên sẽ không x¶y ra tình trạng đối đầu giữa các bên và vẫn duy trì được quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên đồng thời hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện. Nguyên tắc hòa giải là bắt buộc của tòa án có vẻ cứng nhắc nhưng thực tế nhờ nguyên tắc này mà không ít các vụ tranh chấp đã được giải quyết một cách hòa bình mà không phải trải qua một thủ tục tố tụng nào. Mặc dù vai trò của hòa giải là vô cùng quan trọng, song PLTTTM chỉ dành một điều duy nhất quy định về nguyên tắc này (®iều 37) mà điều này cũng chỉ quy định: nÕu các bên tự hòa giải thành thì đình chỉ tố tụng còn nếu Hội đồng trọng tài hòa giải thành thì ra quyết định công nhận hòa giải thành. Vậy nguyên tắc hòa giải trong trường hợp này là gì, nếu một bên bị đe dọa, lừa dối thì sao và kết quả hòa giải xâm phạm lợi ích của người thứ ba hoặc lợi ích công cộng thì thỏa thuận hòa giải thành có được công nhận không? Cũng theo quy định tại ®iều 37, Hội đồng trọng tài chỉ tiến hành hòa giải khi các bên có yêu cầu nhưng thực tế, khi tranh chấp đã xảy ra các bên thường đã xuất hiện mâu thuẫn, thậm chí là những mâu thuẫn gay gắt. Thông thường lúc này họ sẽ nghĩ đến việc phân thắng bại chứ ít nghĩ tới việc sẽ hòa giải hay yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải. V× vậy, PLTTTM cần có những quy định bổ sung về vấn đề hòa giải trong tố tụng trọng tài ®Ó viÖc gi¶i quyÕt tranh chÊp diÔn ra hiÖu qu¶ h¬n.
1.5. VÊn ®Ò gi¶i quyÕt tranh chÊp cã yÕu tè níc ngoµi
Về vấn đề giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài, theo quy định tại ®iều 49 PLTTTM, có thể nói đã đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cụ thể là khi phát sinh tranh chấp các bên có thể giải quyết tại Hội đồng trọng tài của trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập, có thể lựa chọn luật áp dụng, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài, quy tắc áp dụng tố tụng...
Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng vấn đề này hoàn toàn là điều không đơn giản, nhiều khi không thể thực hiện được. Chẳng hạn, một doanh nghiệp Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa với một doanh nghiệp Mỹ, trong điều khoản giải quyết tranh chấp có thỏa thuận: “Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC và quy tắc được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp là quy tắc tố tụng ICC, quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng có giá trị bắt buộc đối với các bên”. Trong tình huống này, khi thụ lý giải quyết, VIAC phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nghĩa là phải áp dụng quy tắc tố tụng trọng tài của ICC. Tuy nhiên, theo Quy tắc tố tụng của ICC đưa ra thì sau khi Hội đồng trọng tài tiến hành xét xử sẽ có nghĩa vụ phải chuyển cho ICC bản dự thảo quyết định trọng tài, ICC sẽ điều tra lại phán quyết trọng tài nếu có sai sót, ICC có thể từ chối hoặc có thể đề xuất kháng nghị: “Trước khi ký bất kỳ quyết định trọng tài nào, Hội đồng trọng tài phải nộp bản dự thảo lên tòa án. Tòa án có thể sửa đổi hình thức quyết định trọng tài, không ảnh hưởng tới quyền tự quyết của Hội đồng, tòa án cũng có thể lưu ý Hội đồng trọng tài vào những vấn đề chính trong tranh chấp. Hội đồng trọng tài sẽ không đưa ra quyết định trọng tài khi chưa được tòa án phê chuẩn hình thức quyết định”. Trong tình huống trên, nếu VIAC giải quyết vụ tranh chấp đó thì có phải gửi bản dự thảo quyết định trọng tài đến Tòa án ICC không? Trong trường hợp VIAC gửi bản dự thảo đến Tòa án ICC mà bản dự thảo lại không được lập luận chặt chẽ, cụ thể vấn đề nào đó ICC có quyền đề nghị Hội đồng trọng tài giải thích. Quyết định trọng tài chỉ được thông qua khi có sự chấp nhận của Tòa án ICC, đây là nhiệm vụ quan trọng của Tòa án ICC nhằm đảm bảo cho việc xét xử có được một phán quyết tốt nhất, có khả năng được thi hành cao trên thực tế nhưng nếu tuân theo đúng trình tự này quá trình giải quyết tranh chấp sẽ kéo dài hơn rất nhiều so với việc áp dụng quy tắc tố tụng của VIAC. Còn nếu VIAC không thực hiện thủ tục này, phán quyết của trọng tài có thể bị đương sự yêu cầu tòa án tuyên hủy với lý do: “Tố tụng trọng tài không phù hợp với sự thỏa thuận của các bên” (khoản 3 ®iều 54).
Tõ thùc tÕ trªn cã thÓ thÊy, kh«ng ph¶i mäi quy ®Þnh cña ph¸p luËt ®Òu thùc hiÖn ®îc hoÆc ®îc thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ trªn thùc tÕ. Do ®ã, c¸c doanh nghiÖp cÇn lu ý tÝnh kh¶ thi cña tháa thuËn träng tµi còng nh c¸c trung t©m träng tµi chØ nªn nhËn thô lý c¸c vô tranh chÊp cã tháa thuËn träng tµi mµ trung t©m cã thÓ thô lý ®îc.
1.6. VÒ viÖc thµnh lËp vµ qu¶n lý c¸c trung t©m träng tµi
Hiện nay, một trung tâm trọng tài muốn thành lập và hoạt động phải trải qua hai lần thủ tục gồm: thủ tục xin phép thành lập tại Bộ tư pháp và thủ tục đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp. Thực chất của hai thủ tục này đều nhằm thừa nhận sự ra đời của một trung tâm trọng tài.
Tiếp đó, Nhà nước cũng quản lý quá sâu đối với trọng tài. Theo quy định tại ®iều 60 PLTTTM, một trung tâm trọng tài sau khi ra đời sẽ chịu quản lý của Chính phủ, Bộ tư pháp, Sở tư pháp, Hội luật gia. Điều này thực sự không phù hợp bởi vì trọng tài không ràng buộc gì với các bên tranh chấp ngoài uy tín của nó. Nếu phán quyết trọng tài không khách quan thì cũng không có nhiều cơ hội gây thiệt hại cho đương sự bởi đã có cơ chế hỗ trợ của tòa án trong việc hủy quyết định trọng tài.
Thực tế cho thấy, những thủ tục phiền hà này chính là nguyên nhân chủ yếu sau khi PLTTTM ra đời, số lượng các trung tâm trọng tài vẫn không hề tăng lên. Trong khi đó, ở các nước phát triển, Nhà nước không trực tiếp quản lý trọng tài mà do Hiệp hội trọng tài quản lý. Nhà nước chỉ quản lý gián tiếp thông qua bộ khung chuẩn về pháp luật và chủ yếu tạo điều kiện cho trọng tài hoạt động mà thôi.
1.7. Quy ®Þnh vÒ ®iÒu kiÖn trë thµnh träng tµi viªn
Một người muốn trở thành trọng tài viên không chỉ phải đáp ứng điều pháp lý nhất định mà còn cần có sự tín nhiệm của các bên tranh chấp. Do đó, pháp luật của hầu hết các nước chỉ lấy tiêu chí trung thực, khách quan, vô tư làm cơ sở cho đội ngũ trọng tài viên. Việc có một trình độ văn hóa hay trình độ pháp lý nhất định đôi khi chưa hẳn đồng nghĩa với việc sẽ có hiểu biết rộng về các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, thương mại và có cách giải quyết hợp lý theo yêu cầu của các doanh nhân hay không. Với những quy định tại điều 12 PLTTTM về điều kiện trở thành trọng tài viên như phải có quốc tịch Việt Nam; phải có bằng đại học... đã tạo ra sự cách biệt giữa đội ngũ trọng tài viên Việt Nam với các trung tâm trọng tài khu vực và các nước. Tuy nhiªn, c¨n cø vµo t×nh h×nh níc ta hiÖn nay, viÖc quy ®Þnh vÒ tr×nh ®é nhÊt ®Þnh cña träng tµi viªn lµ ®iÒu kiÖn cÇn thiÕt ®¶m b¶o c¸c bªn tranh chÊp lùa chän ®îc nh÷ng träng tµi cã ®ñ n¨ng lùc, gióp cho viÖc gi¶i quyÕt tranh chÊp diÔn ra mét c¸ch hiÖu qu¶ vµ nhanh chãng.
Tuy nhiªn, việc trọng tài viên mang quốc tịch nước nào không ảnh hưởng đến phán quyết của trọng tài vì phán quyết của trọng tài không mang yếu tố chính trị mà chỉ đứng trên phương diện của sự công bằng, bình đẳng giữa các bên tranh chấp. Một điều mâu thuẫn trong quy định của PLTTTM cần phải được sửa đổi là: một mặt, thừa nhận các bên tranh chấp được quyền lựa chọn cả trọng tài viên trong nước và nước ngoài để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, nhưng mặt khác, không cho trọng tài viên nước ngoài trở thành trọng tài viên của các trung tâm trọng tài thương mại Việt Nam. Một thực tế có thể xảy ra là nếu trong danh sách trọng tài viên của một trung tâm trọng tài mà chỉ toàn công dân Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ngần ngại không chỉ là về vấn đề quốc tịch mà còn là vấn đề trình độ, kinh nghiệm và hiệu quả giải quyết tranh chấp.
1.8. Mét sè bÊt cËp kh¸c cña ph¸p luËt träng tµi ViÖt Nam
VÒ vÊn ®Ò ¸p dông biÖn ph¸p khÈn cÊp t¹m thêi:
Theo ®iÒu 33 PLTTTM: trong qu¸ tr×nh Héi ®ång träng tµi gi¶i quyÕt tranh chÊp, nÕu quyÒn vµ lîi Ých hîp ph¸p cña m×nh bÞ x©m h¹i hoÆc cã nguy c¬ trùc tiÕp bÞ x©m h¹i, c¸c bªn cã quyÒn lµm ®¬n ®Õn tßa ¸n cÊp tØnh n¬i Héi ®ång träng tµi thô lý vô tranh chÊp yªu cÇu ¸p dông c¸c biÖn ph¸p khÈn cÊp t¹m thêi. Song ®iÒu 33 chØ liÖt kª s¸u biÖn ph¸p, trong khi thùc tÕ tranh chÊp hiÖn nay cã thÓ ph¸t sinh c¸c t×nh huèng kh¸c cã liªn quan nh: T¹m ngõng thanh to¸n L/C, ra lÖnh b¸n hµng... khi ®ã tßa ¸n sÏ rÊt lóng tóng trong viÖc cã hay kh«ng ¸p dông c¸c biÖn ph¸p khÈn cÊp t¹m thêi kh«ng ®îc liÖt kª theo quy ®Þnh t¹i ®iÒu 33.
VÒ vÊn ®Ò thêi hiÖu khëi kiÖn.
Theo quy ®Þnh t¹i ®iÒu 21 PLTTTM, để xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp kinh doanh, trước hết phải xác định tranh chấp đó phát sinh từ quan hệ nào, luật điều chỉnh quan hệ đó có quy định thời hiệu không... điều này đã gây không Ýt khó khăn trong việc xác định thời hiệu trong thực tế. Bªn c¹nh ®ã, khoản 2 ®iều 30 PLTTT quy ®Þnh: “Trong trường hợp tòa án quyết định đưa vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ vụ tranh chấp. Nếu không có thỏa thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra tòa án. Thời hiệu khởi kiện ra tòa án theo quy định tại ®iều 21 của Pháp lệnh này nhưng không tính thời gian kể từ ngày đơn kiện tại trọng tài đến ngày tòa án ra quyết định quy định tại điều này”. Theo quy định này, tòa án sau khi xác định trọng tài không có thẩm quyền giải quyết có thể thụ lý đơn khởi kiện. Nhưng tại sao tòa án lại áp dụng thời hiệu theo quy định tại ®iều 21 PLTTTM mà không áp dụng thời hiệu của Bộ luật tố tụng dân sự?
Vì đây là lần đầu tiên pháp luật về trọng tài nước ta quy định về thời hiệu khởi kiện nên khó tránh khỏi một số vướng mắc khi áp dụng trong thực tế. Song với quy định này đã tăng cường trách nhiệm của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp đồng thời hạn chế việc kéo dài thời gian, đảm bảo tính nhanh gọn trong việc giải quyết tranh chấp. Về vấn đề này, pháp luật trọng tài của các nước hầu như không quy định về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp. Riêng có Luật trọng tài Trung Quốc có quy định tương tự như PLTTTM: “Nếu pháp luật có quy định thời hiệu cho khởi kiện trước trọng tài những quy định đó sẽ được áp dụng. Nếu pháp luật không có quy định về thời hiệu này, thời hiệu để khởi kiện dân sự được áp dụng”.
Thực tiễn cho thấy, pháp luật trọng tài Việt Nam còn khá nhiều quy định chưa hợp lý, trong phạm vi khãa luận nµy, em mới chỉ đề cập đến những bất cập gây nhiều tranh cãi nhất chứ chưa thể bao quát được tất cả những vấn đề phát sinh từ thực tiễn áp dụng PLTTTM.
2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trọng tài
Việc hoàn thiện pháp luật về tài phán trọng tài trong bối cảnh hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết là quá trình cải cách tư pháp nói chung, trong đó có chính sách của Nhà nước đối với sự phát triển của trọng tài thông qua việc hỗ trợ, khuyến kích những điều kiện hoạt động cũng như tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để trọng tài thương mại phát huy được những ưu thế của nó; sau đó là vấn đề nghiên cứu tất cả những khía cạnh lý luận và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về trọng tài nhằm đảm bảo cho trọng tài hoạt động có hiệu quả. Việc hoàn thiện pháp luật về trọng tài ở thời điểm hiện nay có nhiều thuận lợi vì phương thức tài phán trọng tài đã đạt tới trình độ phát triển cao và trở thành phổ biến ở hầu hết các nước, đặc biệt là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Chính vì vậy, chúng ta có điều kiện để học tập, rút kinh nghiệm theo hướng kết hợp quan điểm truyền thống với quan điểm hiện đại trong việc hoàn thiện pháp luật về tài phán nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại [34, tr.31].
Để trọng tài có thể phát huy vai trò của mình trong thực tiễn, pháp luật trọng tài Việt Nam cần sớm hoàn thiện một số nội dung sau:
2.1. Phải sớm ban hành Luật trọng tài trên cơ sở hoàn thiện PLTTTM
Sự tồn tại của một văn bản là Pháp lệnh hiện nay không thể hiện được sự tương thích với vai trò của trọng tài trong việc tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và cũng tạo ra một khoảng cách giữa pháp luật trọng tài Việt Nam với pháp luật các nước trong xây dựng văn bản pháp luật về hình thức này. Bên cạnh đó, bản thân PLTTTM sau một thời gian áp dụng trong thực tiễn đã gặp những vướng mắc, chưa có sự thống nhất với Bộ luật tố tụng dân sự và Luật thương mại về một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền trọng tài. Do đó, việc xây dựng Luật trọng tài ở thời điểm hiện nay là điều tất yếu phải làm để có một cơ chế pháp lý tương ứng với các hình thức tài phán trong nước đồng thời quảng bá rộng rãi trọng tài Việt Nam với khu vực và trên thế giới, tạo khung pháp lý cho trọng tài Việt Nam phù hợp với quy định về trọng tài của các nước vì thực tế pháp luật của hầu hết các nước đều đã ban hành Luật trọng tài riêng để điều chỉnh việc tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại nh: Luật trọng tài Thái Lan 1987; Luật trọng tài Malaixia 1952 (được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai năm 1980); Luật trọng tài Singapor 1970 (sửa đổi, bổ sung năm 1983); Luật trọng tài Trung Quốc 1995; Luật trọng tài Philippin 1953... Các đạo luật này là cơ sở pháp lý đầy đủ và có giá trị pháp lý cao để các trung tâm trọng tài tự xây dựng cho mình Quy chế hoạt động, Quy tắc tố tụng của trung tâm.
Để đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp về một khung pháp lý hoàn chỉnh cho tổ chức và hoạt động của trọng tài, ngày 23/1/2008, Uỷ ban thường vụ quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 57/2008/NQ-UBTVQH về việc thành lập ban soạn thảo Luật trọng tài thương mại. Hi vọng một ngày gần đây nhất, Việt Nam sẽ có Luật trọng tài riêng ®îc x©y dùng trªn c¬ së: LuËt träng tµi ph¶i kh¾c phôc ®îc c¸c h¹n chÕ cña PLTTTM hiÖn hµnh ®Ó cã sù thèng nhÊt víi LuËt th¬ng m¹i 2005, Bé luËt tè tông d©n sù 2004 vÒ c¸c kh¸i niÖm, thuËt ng÷ ph¸p lý liªn quan ®Õn ho¹t ®éng cña träng tµi vµ c¸c vÊn ®Ò kh¸c liªn quan trong tè tông ®ång thêi còng ph¶i kÕ thõa, ph¸t huy nh÷ng u ®iÓm cña PLTTTM.
2.2. Më réng thÈm quyÒn cho träng tµi th¬ng m¹i
§Ó träng tµi th¬ng m¹i cã thÓ ph¸t huy vai trß cña m×nh trong nÒn kinh tÕ thÞ trêng, b¾t kÞp víi tèc ®é ph¸t triÓn cña träng tµi quèc tÕ còng nh ®¶m b¶o cho c¸c bªn tranh chÊp ®îc quyÒn lùa chän c¬ chÕ gi¶i quyÕt tèi u, ph¸p luËt vÒ träng tµi th¬ng m¹i cÇn më réng thÈm quyÒn cña träng tµi ®Ó träng tµi cã thÓ gi¶i quyÕt tÊt c¶ c¸c tranh chÊp ph¸t sinh trong ho¹t ®éng th¬ng m¹i, kh«ng ph©n biÖt chñ thÓ tranh chÊp cã ®¨ng ký kinh doanh hay kh«ng cã ®¨ng ký kinh doanh.
2.3. Bæ sung c¸c quy ®Þnh vÒ tháa thuËn träng tµi
ViÖc PLTTTM kh«ng quy ®Þnh néi dung cña tháa thuËn träng tµi ®· g©y khã kh¨n cho c¸c chñ thÓ khi so¹n th¶o mét tháa thuËn träng tµi. Thùc tiÔn cho thÊy, kh«ng Ýt nh÷ng tháa thuËn träng tµi bÞ v« hiÖu do néi dung tháa thuËn träng tµi (môc 3.1.1). §Ó kh¾c phôc t×nh tr¹ng nµy, ph¸p luËt träng tµi th¬ng m¹i cÇn cã quy ®Þnh râ rµng, cô thÓ vÒ néi dung cña tháa thuËn träng tµi ph¶i cã nh: h×nh thøc träng tµi; trung t©m träng tµi; ®Þa ®iÓm träng tµi; ng«n ng÷ sö dông trong tè tông träng tµi; vÊn ®Ò chi phÝ vµ lÖ phÝ träng tµi; cam kÕt thùc hiÖn quyÕt ®Þnh träng tµi...
Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại một hiện tượng mà các bên giao kết hợp đồng cần hết sức lưu ý là mặc dù có thỏa thuận trọng tài nhưng tranh chấp vẫn không thể được giải quyết bằng trọng tài vì thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được trong thực tế. Điều 5 PLTTTM quy định: “Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài nếu một bên khởi kiện ra tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu”. Theo quy định này, khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu, trọng tài sÏ không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, khi đó thẩm quyền có thể thuộc về tòa án. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định này đã xuất hiện nhiều tranh cãi, ví dụ: tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên lựa chọn Trung tâm trọng tài kinh tế Bắc Giang là cơ quan trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhưng khi tranh chấp xảy ra Trung tâm đã giải thể. Trong trường hợp này, thỏa thuận trọng tài không vô hiệu theo quy định tại ®iều 10 nhưng các bên lại không có khả năng thực hiện thỏa thuận này trên thực tế, trong khi đó, theo quy định tại ®iều 5 tòa án sẽ phải từ chối thụ lý nếu các bên có đơn yêu cầu giải quyết tại tòa. Vậy tranh chấp này sẽ được giải quyết tại cơ quan tài phán nào? Để giải quyết những tình huống như thế này ®iều 5 cần sớm được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn như sau: “Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện ra tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được hoặc không có khả năng thực hiện trên thực tế”.
2.4. Hoàn thiện các quy định về hòa giải
Thực tiễn giải quyết tranh chấp ở nước ta bằng trọng tài, số vụ được giải quyết bằng hòa giải không phải là ít và việc hòa giải có ý nghĩa tích cực trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, PLTTTM nước ta quy định về vấn đề này còn quá sơ sài (chỉ có một điều) mà chủ yếu theo hướng khuyến kích hòa giải. Các trung tâm trọng tài hiện nay phần lớn chưa có Quy tắc hòa giải riêng, việc hòa giải chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và khả năng của trọng tài viên, điều này làm giảm ý nghĩa của hòa giải và có thể có nhiều cơ hội hòa giải bị bỏ lỡ. Do đó, pháp luật Việt Nam cần có những quy định cụ thể hơn về hòa giải trong tố tụng. Trước hết, nên quy định hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng trọng tài. Trọng tài chỉ đem tranh chấp ra xét xử nếu các bên hòa giải không thành hoặc không hòa giải được. Quy định này sẽ làm tăng trách nhiệm của trọng tài viên trong việc cho các bên hòa giải với nhau. Mặt khác, quy định này cũng không hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự vì quyền quyết định trong hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào các bên. Nếu các bên hòa giải không thành hoặc không hòa giải được thì trọng tài vẫn có thể đưa tranh chấp ra giải quyết. Tiếp đó, pháp luật cũng cần có quy định về nguyên tắc để trọng tài có thể công nhận sự thỏa thuận thành của các đương sự như: thỏa thuận hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên, không có sự đe dọa, cưỡng ép hay lừa dối trong quá trình hòa giải; nội dung hòa giải không trái pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của người thứ ba, lợi ích công cộng...
2.5. Cho phép trung tâm trọng tài mời trọng tài viên nước ngoài vào danh sách trọng tài viên của trung tâm
Träng tµi th¬ng m¹i sÏ ho¹t ®éng hiÖu qu¶ hơn nhiều nếu các trung tâm được mời người nước ngoài vào danh sách trọng tài viên của trung tâm. Điều này không những tạo cơ hội cho các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài viên mà còn tạo điều kiện cho các trọng tài viên Việt Nam học hỏi kinh nghiệm và đó cũng là yếu tố nâng cao uy tín và thế cạnh tranh của các trung tâm trọng tài. Thực tiễn cho thấy, nhiều lĩnh vực như: luật sư, tư vấn pháp luật... chúng ta đều cho phép người nước ngoài tham gia và đã mang lại hiệu quả thì không có lý do gì ngăn cản các công dân nước ngoài trở thành trọng tài viên. N¾m b¾t ®îc thùc tiÔn trªn, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) vừa kết nạp sáu chuyên gia nước ngoài vào danh sách trọng tài viên của VIAC. Việc kết nạp thành viên nước ngoài xuất phát từ thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp trong những năm qua của VIAC cho thấy số vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài chiếm khoảng trên 80%. Hơn nữa, theo quy định của PLTTTM, đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên tranh chấp có thể chọn trọng tài viên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài của Việt Nam hoặc trọng tài viên nước ngoài. Do vậy, để tăng tính hấp dẫn của trọng tài, đáp ứng quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên, VIAC đã quyết định kết nạp trọng tài viên nước ngoài vào danh sách trọng tài viên của trung tâm [29].
2.6. Hạn chế sự quản lý, can thiệp hành chính Nhà nước vào hoạt động của trọng tài nhằm thực sự thừa nhận tính chất phi chính phủ của trọng tài
Bản chất của trọng tài là một tòa án tư, tồn tại và hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín và hiệu quả trong thực tế của nó. Sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết, tuy nhiên chỉ nên dừng lại ở việc định ra khung pháp luật để trọng tài hoạt động, không nên áp dụng nguyên tắc quản lý hành chính đối với trọng tài. Trong thời điểm hiện nay, để trọng tài có thể hấp dẫn được các nhà kinh doanh, pháp luật tài phán trọng tài cần thừa nhận tính chất phi Chính phủ của trọng tài ở các nội dung chủ yếu:
Thừa nhận tính tự quản của tổ chức trọng tài, mở rộng các điều kiện cho phép đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài ở nhiều địa bàn để tạo điều kiện cho các doanh nhân dễ dàng tiếp cận trọng tài, có nhiều nơi để lựa chọn trọng tài và các trung tâm trọng tài vì thế cũng phải tự cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Cho phép các trung tâm trọng tài tự do lựa chọn trọng tài viên cho mình theo những tiêu chuẩn của mỗi trung tâm, phù hợp với các quy định mà trung tâm đăng ký hoạt động trên cơ sở những quy định chung của pháp luật. Các trung tâm sẽ cạnh tranh trong việc xây dựng cho mình một đội ngũ trọng tài viên có năng lực, uy tín để đáp ứng yêu cầu của các doanh nhân.
Các trung tâm trọng tài hoạt động trong một khuôn khổ pháp luật về trọng tài chung, phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Trên cơ sở quy định chung, mỗi trung tâm được xây dựng cho mình một Quy tắc tố tụng riêng linh hoạt, phù hợp với các loại tranh chấp mà trung tâm giải quyết nhằm tạo nên sự hấp dẫn của tài phán trọng tài [34, tr.31].
2.7. Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về một số điều khoản của Pháp lệnh
Trong PLTTTM hiện nay, nhiều quy định còn mập mờ, chung chung hoặc chưa tiên lượng được hết những khả năng xảy ra trong thực tế, gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan áp dụng pháp luật, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các bên tranh chấp (vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, vấn đề thay đổi trọng tài viên...). Trong khi đó, cho tới nay chỉ có hai văn bản hướng dẫn thi hành mà cả hai văn bản này đều chưa có những hướng dẫn cụ thể về các vấn đề này. Do đó, Luật trọng tài thương mại ra đời cần có những quy định cụ thể, rõ ràng hơn các điều khoản của pháp lệnh.
3.8. Một số giải pháp khác
Để trọng tài được các doanh nghiệp biết đến như một phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu trong nền kinh tế thị trường và được sử dụng phổ biến trong thời gian tới, ngoài việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về trọng tài, khóa luận xin được đưa thêm một số giải pháp sau:
Cần thành lËp một Hiệp hội träng tài thương mại ở Việt Nam.
Hiện nay, các trung tâm trọng tài ở Việt Nam hoạt động khá tản mạn, khoanh vùng. Từ khi PLTTTM có hiệu lực, cả nước mới chỉ có s¸u trung tâm trọng tài tồn tại mà hoạt động của các trung tâm này không có sự liên kết, hỗ trợ để tập hợp thành một đội ngũ mạnh. Sự nhỏ lẻ, manh mún làm cho trọng tài đã yếu kÐm sẽ mờ dần đi trong cách nhìn của giới doanh nghiệp. Hiện nay, rÊt ít ngêi biết đến sự hiện diện của các trung tâm trọng tài và hoạt động của nó. Bên cạnh đó, các trung tâm trọng tài không hoạt động nên cũng không có điều kiện và kinh phí để quảng bá về mình nên ngày càng thu hẹp lại, đội ngũ trọng tài viên khó có cơ hội để gặp gỡ, trao đổi về kinh nghiệm và những vấn đề khác liên quan đến trọng tài, những vướng mắc trong thực tiễn của trọng tài cũng không được tập hợp để có xu hướng đề xuất kiến nghị khắc phục kịp thời cho tất cả các trung tâm trong cả nước.
Là một tổ chức phi chính phủ, khi chưa đủ mạnh để mỗi trung tâm tự khẳng định mình, trọng tài cũng có nhu cầu như các tổ chức xã hội khác là cần có một “mái nhà chung” để tập hợp lực lượng, nâng cao số lượng và chất lượng trọng tài viên. Sự quảng bá mang tầm quốc gia sẽ có hiệu quả hơn so với việc mỗi trung tâm tự tìm con đường riêng cho mình. Nghiên cứu pháp luật trọng tài ở các nước phát triển thì phần lớn các nước này đều thành lập Hiệp hội trọng tài (Hiệp hội trọng tài Mỹ, Hiệp hội trọng tài Nhật Bản...).
Sự ra đời của Hiệp hội trọng tài sẽ là cơ hội để trọng tài Việt Nam thiết lập quan hệ với Hiệp hội thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp của giới doanh nhân và xa hơn nữa là thiết lập quan hệ hợp tác với các trung tâm trọng tài có uy tín trong khu vực và của các nước phát triển về tài phán trọng tài.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trọng tài viên.
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phát triển có thể làm giảm nhẹ gánh nặng xét xử cho tòa án vốn đã rất bận rộn với với công tác xét xử khác, góp phần giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với nguyện vọng của các nhà kinh doanh, tiết kiệm tiền bạc, thời gian cho xã hội từ đó giúp các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới đất nước. Hiện nay, một trong những hạn chế của các tổ chức trọng tài là về vấn đề con người, đặc biệt là ở những tỉnh, thành phố không thuộc trung ương. Đội ngũ trọng tài viên hiện đa phần trình độ chuyên môn chưa cao, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng xét xử. Do đó, để phát triển phương thức trọng tài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo trọng tài viên thông qua các chương trình đào tạo dài hạn trong nước, nước ngoµi kết hợp với các chương trình tập huấn ngắn hạn ở trong nước, ở nước ngoài với sự hướng dẫn của những trọng tài viên, chuyên gia có uy tín trên thế giới. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, bản thân các trung tâm trọng tài cũng cần có những chính sách cụ thể để bồi dưỡng trọng tài viên của trung tâm mình như: tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu giữa các trung tâm, cử trọng tài viên sang nước ngoài học tập...
Cần tuyên truyền pháp luật trọng tài thương mại.
Một trong những giải pháp rất quan trọng để pháp luật trọng tài thương mại nhanh chóng đi vào thực tiễn chính là việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọng tài.
Thứ nhất, cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trọng tài thương mại cho các cơ quan Nhà nước có liên quan như: tòa án, cơ quan thi hành án, chính quyền địa phương. Việc nâng cao nhận thức, tác dụng tích cực của trọng tài của cán bộ, công chức Nhà nước là cần thiết tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động trọng tài. Đối với chính quyền địa phương, cần nhận thức tác dụng tích cực của trọng tài thương mại đối với hoạt động kinh doanh của địa phương để có sự trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trọng tài trong giai đoạn mới thành lập. Đối với tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, việc tăng cường nhận thức của hai cơ quan này lại càng quan trọng hơn khi mà các thẩm phán của tòa án, các chấp hành viên của cơ quan thi hành án là người trực tiếp thực hiện những công việc hỗ trợ đối với hoạt động trọng tài. Mọi sự thờ ơ, bất hợp tác, thiếu tinh thần trách nhiệm, không nắm vững các quy định của pháp luật của các thẩm phán hay chấp hành viên đều ảnh hưởng xấu tới hiệu quả của quá trình trọng tài.
Thứ hai, tuyên truyền pháp luật trọng tài thương mại cho các nhà kinh doanh
Hiệu quả của hoạt động trọng tài phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, nhận thức của doanh nghiệp đối với tổ chức trọng tài. Ở Việt Nam trong những năm qua, số lượng các vụ việc tranh chấp mà các trung tâm trọng tài tiếp nhận và giải quyết là rất khiêm tốn. Nguyên nhân tình trạng này phần lớn là do các doanh nghiệp chưa nắm được một cách chính xác chức năng, nhiệm vụ cũng như tính ưu việt của trọng tài so với hình thức khác. Do đó, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của trọng tài thương mại là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Để làm được điều này, cÇn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trọng tài để các nhà kinh doanh nhận thức được rằng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không những đem lại cho các bên quyền chủ động hơn mà còn tạo cơ hội cho họ bảo vệ được bí mật nghề nghiệp, giữ được hòa khí, duy trì được quan hệ làm ăn lâu dài giữa các bên tranh chấp.
Thành lập một trung tâm trọng tài chuyên giải quyết các tranh chấp về đầu tư.
Hiện nay, vấn đề đầu tư ở nước ta đang diễn ra sôi nổi, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và cũng chính trong bối cảnh này, ngày càng có nhiều tranh chấp phát sinh trong quan hệ đầu tư nước ngoài. Trước đây, loại tranh chấp này thường được giải quyết tại tòa án nhưng từ khi PLTTTM có hiệu lực đến nay các bên tranh chấp lại có xu hướng đưa ra các trung tâm trọng tài kinh tế Việt Nam giải quyết. Song các nhà đầu tư còn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài hiện nay vốn có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại nói chung. Do đó, để tăng độ hấp dẫn của trọng tài đối với các nhà đầu tư nên thành lập một trung tâm trọng tài chuyên giải quyết các tranh chấp về đầu tư nhằm chuyên sâu công tác giải quyết trong lĩnh vực này.
KẾT LUẬN
Pháp luật về trọng tài được hình thành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau mà pháp luật về trọng tài cũng có những quy định khác nhau. Khóa luận bắt đầu bằng việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về trọng tài thương mại, tiếp đó khóa luận nghiên cứu một cách tổng quát nhất nội dung cơ bản của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài trên cơ sở có sự so sánh với các quy định của pháp luật trọng tài của một số nước trên thế giới. Đồng thời trên cơ sở đó, phân tích một số những bất cập của pháp luật về trọng tài trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật trọng tài trong thời gian tới.
Có thể nói, PLTTTM ra đời làm hình thành một khuôn khổ pháp lý mới cho tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại ở nước ta. Pháp lệnh không những khắc phục được những điểm bất cập của các văn bản pháp luật trước đây về trọng tài mà còn xây dựng phù hợp với thông lệ chung của trọng tài quốc tế, đặc biệt là phù hợp hơn Luật mẫu UNCITRAL. Song sau một thời gian áp dụng, PLTTTM cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như: một số quy định còn chồng chéo, khó áp dụng trong thực tế...
Do đó, để trọng tài thương mại có thể phát huy hết vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng mong đợi của các thương nhân về một cơ chế giải quyết tranh chấp ưu việt, pháp luật về trọng tài của Việt Nam cần có những sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở nước ta đồng thời phù hợp với pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trọng tài cũng rất cần được chú trọng. Như vậy sớm muộn gì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ trở nên gần gũi với các doanh nghiệp đáp ứng cho họ một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả đồng thời cũng giảm bớt cho tòa án một gánh nặng lớn.
TÀI LIỆU THAM kh¶o
HiÕn ph¸p 1992 (söa ®æi bæ sung 2001).
Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Luật thương mại 2005.
Luật trọng tài Anh 1996.
Luật trọng tài Brazin 1991.
Luật trọng tài Canada.
Luật trọng tài Đức 1998.
Luật trọng tài Liên bang Switzeland 1996.
LuËt träng tµi Malaixia.
Luật trọng tài Thái Lan.
Luật trọng tài thống nhất Hoa Kỳ 1955.
Luật trọng tài Thụy Sü.
Luật trọng tài Trung Quốc 1994.
Luật trọng tài Philippin.
Luật trọng tài Quốc tế Cộng hòa Liên bang Nga 1993.
Luật trọng tài Singapor 1995.
Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Uỷ ban Liên Hợp quốc về luật thương mại quốc tế UNCITRAL.
Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.
Quy tắc trọng tài UNCITRAL.
Quy tắc tố tụng trọng tài của phòng thương mại quốc tế ICC 1998.
Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25/2/2003.
Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 14/9/1995.
Nghị định 116/CP ngày 05/09/1994 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế.
Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam.
Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP ngày 31/7/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại.
NghÞ quyÕt sè 57/2008/NQ-UBTVQH ngµy 23/1/2008 cña Uû ban thêng vô quèc héi vÒ viÖc thµnh lËp ban so¹n th¶o LuËt träng tµi th¬ng m¹i.
Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng chính phủ về tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam năm 2004.
B¸o c¸o cña V¨n phßng Trung t©m träng tµi quèc tÕ ViÖt Nam.
HiÖp héi träng tµi Hoa Kú - híng dÉn vÒ träng tµi th¬ng m¹i.
Giáo trình Luật thương mại - Trường Đại học Luật Hà Nội.
Gi¸o tr×nh LuËt t ph¸p quèc tÕ (1999) - Nhµ xuÊt b¶n C«ng an nh©n d©n
Nguyễn Thị Hằng Nga, Về thẩm quyền của trọng tài thương mại và những lưu ý trong hoạt động thụ lý các tranh chấp có thỏa thuận trọng tài - Tạp chí Luật học số 7/2006.
Nguyễn Hoài Phương, Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ tố tụng trọng tài thương mại - Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3/2006.
Nguyễn Thị Yến, Sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại theo Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 - Tạp chí Luật học số 2/2005.
Lª Minh Toµn (2002), LuËt kinh tÕ ViÖt Nam - Nhµ xuÊt b¶n Quèc gia.
Phan Chí Hiếu, Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12/2005.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Trọng tài kinh tế - một hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta - Đề tài nghiên cứu cấp trường.
Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật hiện hành.doc