Giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng ở ngân hàng TMCP Nam Á
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NH
liên doanh, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Công ty tài chính. đang cạnh tranh mạnh
mẽ để tìm chỗ đứng cho mình và mở rộng thị phần. Trong thời gian tới, sẽ có thêm rất nhiều
ngân hàng ra đời, tham gia tích cực vào sân chơi này. Để cạnh tranh và phát triển, các ngân
hàng không chỉ chú trọng đến thị trường các doanh nghiệp mà còn ra sức thu hút các khách
hàng cá nhân, cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Việc phát triển sản
phẩm “cho vay tiêu dùng” của ngân hàng Nam Á là hoàn toàn phù hợp với xu thế này.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng ở ngân hàng TMCP Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm 19 lớp NH 2 K 16 Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
BÀI TẬP
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG Ở
NGÂN HÀNG TMCP NAM Á
Nhóm 19 thực hiện:
Trần Ngọc Quyên
Phan Thanh Sơn
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Phạm Thành Văn
Trần Quốc Việt
TP Hồ Chi Minh, tháng 01/2008
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm 19 lớp NH 2 K 16 Trang 2
Sản phẩm cho vay tiêu dùng
của Ngân hàng TMCP Nam Á
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây mức tăng GDP của Việt Nam luôn ổn định và thường giữ trên mức
8%, GDP bình quân đầu người cũng liên tục tăng cao. Thu nhập được nâng cao, mức sống
được cải thiện, người dân, đặc biệt là giới trẻ ngày càng có nhu cầu sửa sang nhà cửa, mua sắm
hay đi du lịch… Trong bối cảnh ấy, cho vay tiêu dùng là mảng tín dụng có nhiều tiềm năng.
Đứng trước cơ hội này, các ngân hàng cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm phục vụ tốt
hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh việc cung cấp ngày càng nhiều các
sản phẩm ngân hàng, từ các sản phẩm truyền thống như: huy động vốn, dịch vụ ngân quỹ,
chuyển tiền, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh,
cho vay đầu tư dự án …đến các sản phẩm hiện đại như: Internet Banking, Home banking… các
ngân hàng cũng rất chú trọng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng như: cho
vay đầu tư vàng, cho vay mua nhà, cho vay mua xe, cho vay thấu chi, cho vay đi du học…
Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước khống chế tổng dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh
chứng khoán < 3% tổng dư nợ, nhưng tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ tín dụng của các Ngân
hàng vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2007 cao hơn
năm 2006 khoảng 40%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các mảng như: cho vay đầu tư bất
động sản, cho vay mua nhà, cho vay mua xe, cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, cho
vay tiêu dùng tín chấp…đặc biệt là “cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo” có tốc độ tăng
trưởng khá cao ở một số Ngân hàng như: Ngân hàng Nam Á, ACB, ABBank, Sacombank,
VIBBank …
Trong bài này, nhóm chúng tôi xin giới thiệu đôi nét về sản phẩm này “cho vay tiêu
dùng” của Ngân hàng Nam Á.
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm 19 lớp NH 2 K 16 Trang 3
1 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG NAM Á
1.1 Đối tượng và điều kiện vay vốn:
Đối tượng vay vốn là cá nhân người Việt nam có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi có nhu cầu vốn
vay tiêu dùng cho gia đình và cá nhân.
Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả Nợ cho ngân hàng.
Có tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng, bao gồm thế chấp/cầm cố bằng tài sản của
khách hàng vay hoặc thế chấp cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba bảo lãnh.
Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp theo đúng qui định của
pháp luật
Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn tỉnh/thành phố nơi hội sở và
các đơn vị trực thuộc Ngân Hàng Nam Á hoạt động.
Các điều kiện khác theo quy định của Ngân hàng Nam Á.
1.2 Mục đích vay:
Mục đích cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng như mua xe, mua nhà ở, xây
dựng, sửa chữa nhà, du học, cưới hỏi, chữa bệnh, thanh toán tiền học phí , làm kinh tế hộ gia
gia đình.... và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình và
cá nhân.
1.3 Mức cho vay:
Mức cho vay tiêu dùng nhỏ tối đa 200.000.000đ, hoặc vàng (SJC 99,99%) tương đương,
tuỳ thuộc vào khả năng trả nợ, mức chi tiêu mua sắm, sinh hoạt và nhu cầu vay vốn của khách
hàng.
1.4 Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng.
1.5 Phương thức trả nợ:
- Trả lãi hàng tháng hoặc hàng quý hoặc 6 tháng hoặc theo thoả thuận với ngân hàng. Vốn
gốc trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần vốn theo thoả thuận trên cơ sở nguồn thu
nhập của khách hàng (nếu vay trung hạn).
1.6 Lãi suất vay:
Theo lãi suất qui định của ngân hàng Nam Á tại từng thời điểm cụ thể, tiền lãi tính trên dư
nợ giảm dần. Hiện tại lãi suất ngắn hạn: 1.15%/tháng, lãi suất trung hạn: 1.22%/tháng.
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm 19 lớp NH 2 K 16 Trang 4
1.7 Đồng tiền vay:
Đồng tiền cho vay là VNĐ hoặc vàng (SJC 99,99%)
1.8 Thời gian giài quyết hồ sơ:
Thời gian giải quyết hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi khách hàng cung cấp đầy
đủ hồ sơ vay theo yêu cầu của ngân hàng
1.9 Thủ tục và hồ sơ vay vốn.
Hình thức cho vay tiêu dùng nhỏ này chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập của khách hàng và
tài sản đảm bảo tiền vay.
Khách hàng trình bày tổng quát về mục đích vay. Khách hàng không cần cung cấp các hồ
sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn nhưng khách hàng phải cam kết sử dụng vốn vay hợp
hợp pháp theo quy định của pháp luật. Khi kiểm tra sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng phải lập
biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay để thể hiện khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích.
Hồ sơ chứng minh nguồn thu nhập ngoài những kê khai trong bảng thuyết minh nguồn
thu nhập, khách hàng cung cấp chứng từ nguồn thu nhập cho ngân hàng (nếu có).
Hồ sơ vay bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn.
Bảng thuyết minh nguồn thu nhập (theo mẫu của ngân hàng)
Hồ sơ pháp lý bao gồm: CMND/Hộ khẩu hoặc Hộ chiếu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác
nhận độc thân của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh., giấy phép
kinh doanh (nếu có).
Hồ sơ khác (nếu có): bản sao hợp đồng lao động, giấy xác nhận lương, hợp đồng cho thuê
nhà, hợp đồng cho thuê xe, giấy báo giá của các cửa hàng, doanh nghiệp được phép kinh
doanh.... của khách hàng vay và người cùng trả nợ, các nguồn trả nợ khác, các chứng từ về
sử dụng vốn vay (nếu có).
Hồ sơ về tài sản đảm bảo bao gồm hồ sơ nhà, hồ sơ xe và tất cả các giấy tờ có liên quan đến
tài sản thế chấp/cầm cố.
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm 19 lớp NH 2 K 16 Trang 5
2 NHẬN XÉT
2.1. Ưu điểm
Sản phẩm cho vay tiêu dùng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập ổn định của khách hàng và
tài sản đảm bảo tiền vay, không chú trọng vào mục đích sử dụng vốn trước và sau khi cho vay.
Khách hàng được thuận lợi là không phải mất thời gian và chi phí để chứng minh mục đích sử
dụng vốn, hơn nữa hoàn toàn tự do trong việc quyết định mục đích sử dụng vốn vay, miễn là
trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Tuy nhiên, đây lại là một rủi ro cho phía ngân hàng,
ngân hàng sẽ có nguy cơ không thu hồi được nợ do vốn sử dụng sai mục đích và không hiệu
quả.
Thủ tục đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng, tối đa khoảng 3 ngày, số tiền
cho phù hợp cho một số đối tượng khách hàng có nhu cầu về tài chính trong thời gian ngắn
nhưng không thể tích lũy đủ số tiền cần thiết. So với các sản phẩm cho vay khác, thì sản phẩm
cho vay tiêu dùng thích hợp với một số đối tượng khách hàng nhất định như: cán bộ công nhân
viên, công chức Nhà nước, nhân viên văn phòng…do không bị áp lực trả nợ khi đến hạn (mức
trả nợ tối đa bằng 60% tổng thu nhập).
Hình thức cho vay linh hoạt, khách hàng có thể vay bằng tiền mặt hoặc bằng vàng tùy
theo yêu cầu sử dụng và thanh toán của mình.
2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, so với các sản phẩm cho vay của một số ngân hàng
khác thì sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng Nam Á còn nhiều hạn chế.
Hạn mức tối đa 200 triệu đồng là khá thấp so với các ngân hàng thương mại cổ phần
khác, cụ thể như ACB (500 triệu đồng) , SHB (300 triệu đồng).
Cần có tài sản đảm bảo trong khi rất nhiều ngân hàng khác như ACB, AB Bank, SHB
(NHTM CP Sài Gòn-Hà Nội), VCB đã đưa ra sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp. Ở các ngân
hàng này, khách hàng có thể vay tiêu dùng không cần tài sản đảm bảo mà chỉ căn cứ vào mức
lương hàng tháng, nhờ đó đối tượng cho vay được mở rộng hơn.
Thời gian giải quyết hồ sơ tối đa 3 ngày vẫn còn là trở ngại cho một số khách hàng, đặc
biệt là các khách hàng là tiểu thương bán buôn, vì trong thời gian chờ giải quyết hồ sơ thì có
thể họ đã bỏ lỡ mất cơ hội mua được sản phẩm tốt, giá rẻ… Một số Ngân hàng khác đã thực
hiện tốt hơn ở khâu này, cụ thể như với ACB, khách hàng chỉ phải chờ đợi tối đa là 2 ngày.
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm 19 lớp NH 2 K 16 Trang 6
Hiện tại lãi suất ngắn hạn: 1.15%/tháng, lãi suất trung hạn: 1.22%/tháng là khá cao so với
thị trường. Hiện nay, ABBank đang cho vay tín chấp tối đa 200 triệu đồng với lãi suất cho vay
chỉ dưới 1 %/tháng; Eximbank cho vay tiền mua căn hộ tại dự án Sky Garden III của Phú Mỹ
Hưng với thời hạn vay tới 20 năm, 3 năm ân hạn bằng với thời gian nhận nhà, lãi suất chỉ có
1%/tháng …
Thời hạn cho vay không dài, tối đa chỉ 60 tháng trong khi các ngân hàng khác đã cho ra
những sản phẩm vay mua nhà, mua xe với thời gian rất dài (Techcombank, MekongBank,
Sacombank… cho vay mua nhà, mua căn hộ… lên tới 70–80% giá trị ngôi nhà hay căn hộ, thời
hạn vay tối đa tới 15-20 năm; Indovina Bank và VID Public Bank cho khách hàng vay với thời
hạn tới 20 năm; HSBC cho vay với thời hạn 25 năm; NHTM CP phát triển nhà TPHCM cho
vay tới 100% giá trị ngôi nhà và thời hạn vay tới 30 năm…)
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm 19 lớp NH 2 K 16 Trang 7
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc hoàn
thiện các sản phẩm cho vay nói chung cho vay tiêu dùng nói riêng là một thách thức đối với các
Ngân hàng trong việc hướng đến phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn nhằm mở rộng thị
phần, tăng dư nợ tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế.
Do đó, để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phát triển các sản phẩm tín dụng
của Ngân hàng Nam Á, nhóm chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện sản phẩm này
như sau:
- Tăng hạn mức cho vay, có thể lên đến 500 triệu đồng.
- Tăng thời hạn cho vay để giảm áp lực trả nợ hàng tháng/quý/năm.
- Mở rộng sang một số đối tượng khách hàng có tình hình tài chính tốt, thu nhập ổn
định nhưng không có tài sản đảm bảo như: cán bộ công nhân viên, nhân viên văn
phòng, những người trẻ tuổi….
- Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, có thể giải ngân tiền vay trước khi thực hiện công
chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo.
- Ân hạn thời gian trả vốn và lãi vay đối với những khách hàng có uy tín trả nợ tốt.
- Lựa chọn và phát triển sâu các sản phẩm cho vay tiêu dùng đặc thù như: cho vay mua
nhà, mua xe, mua đồ cưới, cho vay du học, cho vay phát triển nghề nghiệp, cho vay
thấu chi… với chính sách riêng, cụ thể về lãi suất, thời hạn vay, cách thức chi trả…
cho từng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân Sản phẩm cho vay tiêu dùng
Nhóm 19 lớp NH 2 K 16 Trang 8
4. KẾT LUẬN
Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NH
liên doanh, NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, Công ty tài chính... đang cạnh tranh mạnh
mẽ để tìm chỗ đứng cho mình và mở rộng thị phần. Trong thời gian tới, sẽ có thêm rất nhiều
ngân hàng ra đời, tham gia tích cực vào sân chơi này. Để cạnh tranh và phát triển, các ngân
hàng không chỉ chú trọng đến thị trường các doanh nghiệp mà còn ra sức thu hút các khách
hàng cá nhân, cạnh tranh mạnh mẽ các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Việc phát triển sản
phẩm “cho vay tiêu dùng” của ngân hàng Nam Á là hoàn toàn phù hợp với xu thế này.
Sản phẩm “cho vay tiêu dùng” của ngân hàng Nam Á có nhiều mặt ưu điểm, đem lại lợi
ích cho cả ngân hàng lẫn người đi vay. Tuy nhiên bên cạnh đó sản phẩm này vẫn còn có
một số nhược điểm so với các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác trên thị trường. Khắc phục
những nhược điểm nêu trên là điều cần thiết nhằm làm tăng hơn nữa tính cạnh tranh của sản
phẩm, đem lại lợi nhuận và tăng cường uy tín của ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom19_nhk16dem2_tieuluan02_1626.pdf