Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôi ở trại Tiền Phong

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Tổng quan tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở nước ta 2.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới 2.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam 2.1.3. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn (2006 – 2010) 2.2. Vai trò, chức năng của protein đối với cơ thể động vật 2.3.1. Khái niệm và phân loại 2.3. Axit Amin 2.3.2. Vai trò của axit amin Lysine, Methionine và mối tương quan giữa chúng 2.3.2.1. Lysine 2.3.2.2. Methionine 2.3.2.3. Mối tương quan giữa Lysine và Methionine 2.3.3. Sự cân bằng axit amin trong khẩu phần 2.3.4. Bổ sung axit amin công nghiệp 2.3.5. Protein lý tưởng 2.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt 2.4.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn 2.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt 2.4.2.1. Nhu cầu năng lượng 2.4.2.2. Nhu cầu Protein. 2.4.2.3. Các nhu cầu khác 2.4.3. Quy luật ưu tiên dinh dưỡng cho tích luỹ 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất thịt lợn 2.5.1. Ảnh hưởng của khả năng di truyền và con giống 2.5.2. Giới tính và cá thể 2.5.3. Tuổi và trọng lượng giết thịt 2.5.4. Ảnh hưởng của dinh dưỡng 2.5.4.1. Ảnh hưởng mức năng lượng trong khẩu phần 2.5.4.2. Mối tương quan giữa protein, axit amin và năng lượng trong khẩu phần ảnh hưởng đến năng suất lợn 2.5.5. Khí hậu và thời tiết 2.6.1. Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng 2.6. Một số loại thức ăn chính dùng trong chăn nuôi lợn thịt 2.6.2. Nguồn thức ăn cung cấp protein : 2.6.2.1. Nguồn protein động vật : 2.6.2.2. Nguồn protein thực vật 2.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng chế phẩm axit amin tổng hợp DL – Methionine và L – Lysine trong chăn nuôi lợn và gia cầm 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.2. Địa điểm nghiên cứu 3.3. Thời gian nghiên cứu 3.4. Bố trí thí nghiệm 3.5. Nuôi dưỡng và chăm sóc 3.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.7. Phương pháp xử lý số liệu 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm 4.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm. 4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến khả năng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm 3.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến TTTĂ/kgTT và chi phí thức ăn/kg TT (đồng/kgTT) của lợn thịt qua các tháng thí nghiệm. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Đề nghị

doc61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôi ở trại Tiền Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng của các chất khoáng: Cấu tạo tế bào, điều hoà cơ thể, đồng hoá thức ăn protein, chất béo, thiếu khoáng lợn chậm lớn. Trong đó, hai chất khoáng quan trọng đối với cơ thể gia súc là canxi và photpho. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu do sự hình thành và phát triển của bộ xương nên nhu cầu Ca và P cần được chú ý. Sự thiếu Ca và P trong thời kỳ tăng trưởng có thể làm bộ xương bị biến dạng. Tỷ lệ cân đối Ca/P đối với gia súc nhỏ: 1,5 – 1,2/1 ; ở gia súc lớn: 1,2 - 1/1. Do đó, hàng ngày cung cấp khoáng bằng cách cho lợn ăn những loại thức ăn giàu khoáng như bột cá, …hoặc sử dụng premix khoáng. 2.4.3. Quy luật ưu tiên dinh dưỡng cho tích luỹ Trong cơ thể lợn có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn và cho từng hoạt động chức năng của các cơ quan bộ phận. Thứ tự ưu tiên về tích luỹ sử dụng các chất dinh dưỡng như sau : (1) Hoạt động thần kinh (2) Hoạt động sinh sản (3) Phát triển bộ xương (4) Tích luỹ nạc (5) Tích luỹ mỡ Sinh sản Cơ bắp Dinh dưỡng trong máu Mô mỡ Bộ xương Não và hệ thần kinh Hình 1.2. Sơ đồ ưu tiên dinh dưỡng cho tích luỹ ( Nguồn: Nguyễn Quang Linh, 2005). Khi nuôi lợn có tiêu chuẩn ăn giảm xuống 20% so với nhu cầu của cơ thể lợn thì quá trình tích luỹ các chất vào cơ thể bị ngừng trệ. Khi tiêu chuẩn ăn giảm xuống 40% thì sự sinh trưởng của lợn bị ngừng trệ, sự tích luỹ mỡ và nạc vào cơ thể sẽ bị dừng (Nguyễn Quang Linh, 2005). 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất thịt lợn Quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn thịt chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố : P = G + E, trong đó : P : là các tính trạng của gia súc G : là các yếu tố di truyền E : là các yếu tố ngoại cảnh 2.5.1. Ảnh hưởng của khả năng di truyền và con giống Giống được coi là tiền đề, các giống khác nhau thì có năng suất và chất lượng thịt khác nhau. Các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, chất lượng thịt tốt hơn các giống lợn nội. Đối với điều kiện chăn nuôi ở nước ta cần phải phối hợp nhiều giống để có con lai có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt, đồng thời có khả năng sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, có khả năng chống đỡ bệnh tật cao. 2.5.2. Giới tính và cá thể Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước kết luận rằng: giới tính và các cá thể khác nhau thậm chí trong cùng một giống sẽ có năng suất và chất lượng thịt khác nhau. Khi được nuôi cùng mức dinh dưỡng thì tăng trọng hàng ngày của lợn thiến cao hơn lợn không thiến và lợn cái. Lợn thiến có mức tiêu tốn thức ăn cao hơn so với lợn không thiến, bởi vì lợn thiến có xu hướng tích luỹ mỡ nhiều hơn nạc (năng lượng dùng cho tích luỹ thịt nạc 15 MJDE/1kg nạc ít hơn nhiều so với tích luỹ mỡ 50MJDE/1kg mỡ). Khi lợn có trọng lượng nhỏ hơn 45 kg, không có sự sai khác về tăng trọng giữa các giới tính khác nhau, nhưng ở giai đoạn 45-90 kg thì sự sai khác này càng rõ rệt. 2.5.3. Tuổi và trọng lượng giết thịt Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Thời gian nuôi dài có trọng lượng cao nhưng tiêu tốn nhiều thức ăn, tốn nhiều công chăm sóc và nuôi dưỡng, chi phí chuồng trại và các chi phí khác cao, hệ số quay vòng thấp và chất lượng thịt kém (có nhiều mỡ). Ngược lại, thời gian nuôi ngắn khắc phục được nhược điểm trên nhưng đòi hỏi phải tập trung đầu tư dinh dưỡng cao. Ngoài ra, trọng lượng giết thịt còn ảnh hưởng đến chiều dài thân thịt, tỷ lệ mỡ, mùi vị trong thân thịt. Theo tác giả Phùng Thăng Long, 2005 [29] thì khi trọng lượng lợn tăng từ 72,9 kg đến 133,8 kg thì độ dày mỡ lưng tăng đều đặn từ 18 đến 28 mm. Khi trọng lượng giết thịt của lợn lên 5 kg trong khoảng trọng lượng từ 50-100 kg thì độ dày mỡ lưng tăng từ 0,1– 0,5 mm, tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 0,25-0,55%. Như vậy, trọng lượng giết thịt có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt xẻ, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà chọn trọng lượng giết thịt hợp lý để nâng cao được khả năng sản xuất và hiệu quả của việc sử dụng thức ăn. 2.5.4. Ảnh hưởng của dinh dưỡng 2.5.4.1. Ảnh hưởng mức năng lượng trong khẩu phần Lợn ở giai đoạn từ 20-50 kg : Trong giai đoạn này cần phải tối đa hoá năng lượng ăn vào, điều này sẽ đồng nghĩa với việc làm tăng khả năng tăng trọng cũng như khả năng tích luỹ nạc. Trong giai đoạn 50-90 kg : Đối với giống lợn chưa cải tiến, trong giai đoạn này nếu nhu cầu ăn vào gấp 2,5 – 3 lần so với nhu cầu duy trì thì khả năng tăng trọng, khả năng tích luỹ nạc cũng tăng lên. Tuy nhiên, khi năng lượng ăn vào tiếp tục được tăng lên nữa thì không có sự tăng lên của khả năng tích luỹ nạc mà làm tăng tích luỹ mỡ và tăng tiêu tốn thức ăn. Do vậy, trong giai đoạn này cần cho ăn một mức năng lượng thích hợp và nhất định. 2.5.4.2. Mối tương quan giữa protein, axit amin và năng lượng trong khẩu phần ảnh hưởng đến năng suất lợn Trong khẩu phần của lợn, hai yếu tố được quan tâm hàng đầu đó là năng lượng và protein. Khi khẩu phần thiếu protein thì tỷ lệ protein/năng lượng sẽ giảm thấp, lợn có xu hướng tích luỹ mỡ. Tuy nhiên, trong khẩu phần mà protein quá cao cũng sẽ gây lãng phí vì cơ thể lợn sẽ thải ra ngoài khi hàm lượng protein lớn hơn so với nhu cầu. Có nhiều tác giả cho rằng năng lượng và protein trong khẩu phần có ảnh hưởng đến lượng ăn vào của lợn. Nếu tăng tỷ lệ giữa protein/năng lượng trong khẩu phần của lợn đang sinh trưởng thì sẽ xúc tiến sự giảm sản sinh nhiệt và nâng cao sử dụng năng lượng để sinh ra sản phẩm. Ngoài ra, năng lượng trong khẩu phần bị hạn chế thì các axit amin sẽ được sử dụng cho việc cung cấp năng lượng hơn là cho việc sinh tổng hợp protein. Nếu chúng ta tăng năng lượng ăn vào mà không tăng lượng axit amin thì sẽ tăng quá trình tổng hợp lipit, kết quả sẽ làm tăng tỷ lệ mỡ trong thịt. 2.5.5. Khí hậu và thời tiết Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tăng khả năng tích luỹ, sinh trưởng, phát triển nhanh, năng suất cao. Nếu khí hậu quá nóng thì lợn ăn ít, giảm tăng trọng, còn nếu rét quá thì lợn tiêu hao nhiều năng lượng cho chống rét, chi phí thức ăn cao. Theo Herghman và Huygo, nhiệt độ 22oC, độ ẩm 65%, tốc độ gió 7,6 – 10,6m/phút là thích hợp cho sự phát triển của lợn thịt, tuy nhiên cần thiết có các nghiên cứu xác định nhiệt độ, độ ẩm tối ưu cho chăn nuôi lợn ngoại ở điều kiện khí hậu nước ta. Khi tốc độ gió cao và nhiệt độ không khí cao >37oC thì lợn thịt sinh trưởng phát triển chậm và thậm chí không tăng trọng. 2.5.6. Phương thức cho ăn Ở nước ta, hiện nay trong chăn nuôi lợn thịt phổ biến phương thức cho ăn hạn chế theo bữa. Đối với phương thức này thì số lần cho ăn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt. Viện khoa học nông nghiệp đã kết luận: cho ăn nhiều bữa trong ngày thì lợn tăng trọng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp. 2.6. Một số loại thức ăn chính dùng trong chăn nuôi lợn thịt 2.6.1. Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng  Ngô : Là thành phần thức ăn cung cấp cho lợn rất tốt vì nó rất giàu năng lượng (3300 Kcal ME). Về giá trị dinh dưỡng ngô chứa 730g tinh bột/kg vật chất khô, protein thô 8-13%, lipit 3-6% chủ yếu là các axit béo chưa no nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít Ca, nhiều Photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là axit phiticphotphoric. Có 2 loại ngô vàng và trắng, đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Tuy nhiên, ngô vàng có hàm lượng caroten cao hơn và được sử dụng nuôi gia súc, 50% protein trong ngô dưới dạng zein và tương đối thiếu lysine, tryptophan, methionine và cysteine. Vì vậy, protein của ngô có giá trị sinh học kém, khi sử dụng ngô cần kết hợp các loại thức ăn giàu protein khác để cân đối đầy đủ axit amin nhất là Lysine. Hàm lượng ngô trong khẩu phần được sử dụng với tỷ lệ như sau : Lợn ở giai đoạn vỗ béo : 35% Lợn vỗ béo hướng nạc : 25% Lợn vỗ béo hướng mỡ  : 45%. Cám gạo : Gồm 3 phần chính : Vỏ cám, một ít tấm và trấu ; cám có lẫn nhiều trấu thì hàm lượng xơ thô và silic cao, làm giảm tỷ lệ tiêu hoá và giảm giá trị năng lượng trao đổi. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11-13% protein thô, 10-15% lipit thô, 8-9% chất xơ thô, dẫn xuất không đạm 41,6%, khoáng tổng số 9-10%. Tuy nhiên giá trị sinh vật học protein không cao do axit amin không cân đối. Cám gạo là nguồn thức ăn có sinh tố nhóm B dồi dào, nhất là B1, B3, B6, PP, biotin; tương đối nghèo canxi, còn photpho cám thường ở dạng phytin phosphate do đó hàm lượng photpho chỉ hấp thu được 50%, mặt khác lại ảnh hưởng tới sự hấp thu của kẽm (A. Renig, 1984). Vì vậy, khi sử dụng nhiều cám cần chú ý bổ sung kẽm (Nguyễn Như Pho, 1991). Do tỷ lệ chất béo trong cám cao (6-13%) và nhiều axit béo không no nên cám tồn trữ dễ bị oxy hoá, dễ vón cục, ôi dầu, có mùi khét, vị đắng, giảm ngon miệng. Trong khẩu phần lợn con không dùng quá 30% cám. Nếu dùng trên 40% cám trong khẩu phần sẽ làm ảnh hưởng tới sức tăng trọng của lợn con (Nguyễn Bạch Trà, 1992). 2.6.2. Nguồn thức ăn cung cấp protein  : 2.6.2.1. Nguồn protein động vật : Bột cá : Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc, gia cầm ; là loại thức ăn giàu protein. Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. 1kg bột cá có 52 g Lysine, 15-20g Methionine, 8-10g Cystine, giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối : Ca khoảng 6-7%, P khoảng 4%, giàu vitamin B12, B1, ngoài ra còn có vitamin A, D, Niacin. Lượng protein và axit amin của bột cá cao gấp 2 lần bột sữa, gấp 1,5 lần bánh dầu đậu nành. Canxi có nguồn gốc từ bột cá được hấp thu tốt hơn canxi có nguồn gốc thực vật (Hennin, 1984). Theo Braude (1961) nhận xét : bột cá có những yếu tố kích thích tố tăng trọng. Trong bột cá hàm lượng béo cao : 5-15%, mỡ cá có nhiều axit béo không no làm ảnh hưởng tới chất lượng thịt lợn. Đặc biệt mùi của mỡ cá làm ảnh hưởng tới mùi của thịt lợn, cho nên trước 4-6 tuần xuất thịt lợn nên giảm % bột cá trong khẩu phần. Bột cá thường sử dụng 5-10% trong khẩu phần. 2.6.2.2. Nguồn protein thực vật Khô dầu lạc  Khô dầu lạc thu được sau khi tách dầu khỏi lạc. Hàm lượng protein thô trong khô dầu lạc 35-38%. Chất lượng khô dầu phụ thuộc vào độ lẫn vỏ lạc, mức độ xử lý nhiệt trong quá trình ép dầu, phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến. Khô dầu lạc tăng sự ngon miệng của khẩu phần. Khô dầu lạc có chất lượng cao bảo quản tốt khi tỷ lệ dầu trong khô dầu < 6%. Khi tỷ lệ dầu cao việc bảo quản sẽ khó khăn, dễ bị nấm mốc phát triển. Nhất là Aspergillus Flavus sản sinh ra Aflatocin. Độc tố này vào cơ thể lợn làm giảm chức năng gan, gây viêm gan, gây rối loạn hệ thống enzym trong cơ thể, nó kìm hãm sự tổng hợp ARN và làm giảm tính thèm ăn, ảnh hưởng khả năng sinh trưởng, sinh sản và khả năng lợi dụng thức ăn của lợn. Lợn con mẫn cảm với Aflatocin hơn lợn lớn (Nguyễn Bạch Trà, 1992). Axit amin trong khô dầu lạc không cân đối, thiếu lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu là lysine. Ngoài ra, trong khô dầu không có vitamin B12, vì vậy khi dùng protein khô dầu lạc cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. Nên sử dụng khô dầu lạc mức tối đa là 25% tính theo khối lượng khẩu phần. Để khắc phục tình trạng mất cân đối của các axit amin trong khô dầu lạc, cần phối hợp khô dầu lạc với các loại thức ăn bổ sung protein khác như bột cá, bột thịt… Hoặc bổ sung axit amin tổng hợp như lysine, methionine. Theo Hoàng Văn Tiến (1987, [28]) khô dầu lạc có khả năng thay thế 50% khô dầu đậu nành trong khẩu phần chứa 16% protein. Nếu dùng khô dầu lạc làm nguồn thức ăn bổ sung protein thì phải bổ sung tối thiểu 3-5% bột cá mới có thể bảo đảm năng suất. Khô dầu đậu tương Là một trong những nguồn thức ăn lý tưởng để bổ sung protein cho lợn. Khô dầu đậu tương có hàm lượng protein cao (chiếm 42-45% VCK). Protein của khô dầu đậu tương chứa hầu hết các axit amin thiết yếu, nhưng nghèo axit amin chứa lưu huỳnh như cystine và methionine… Nếu chỉ dùng khô đậu tương là nguồn bổ sung protein duy nhất, thì phần lớn các axit amin sẽ thừa với nhu cầu của lợn. Do đó để tiết kiệm thức ăn đạm, phải tiến hành phối hợp với các nguồn protein khác như bột cá, khô dầu dừa. Trong khô dầu đậu tương chỉ tồn tại một lượng nhỏ khoáng và nhiều vitamin, trừ vitamin B12. 2.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về sử dụng chế phẩm axit amin tổng hợp DL – Methionine và L – Lysine trong chăn nuôi lợn và gia cầm Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về việc bổ sung các axit amin Lysine, Methionine trong khẩu phần gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở Mỹ đã làm thí nghiệm nuôi gà mái với khẩu phần từ ngô vàng, đậu tương khô, cám, bột cá, bột cỏ, bột xương và các chế phẩm vitamin,…trong đó có hàm lượng protein từ 14,7 – 16,7% và bổ sung 0,075% Methionine. Kết quả thí nghiệm so với đối chứng là: Cho 10 quả trứng thì chi phí thức ăn giảm từ 1,86kg xuống còn 1,6kg, khả năng đẻ trứng tăng 10%. Như vậy, việc bổ sung Methionine vào khẩu phần đã mang lại hiệu quả. Theo Huỳnh Thanh Xoài, Xiuhua Li, Dagong Zhang và Wayne Bryden (2007) [31], với mức 0,45% methionine trong khẩu phần cho gà thịt 1-21 ngày tuổi thì cho tăng trọng tối ưu và chuyển hoá thức ăn hiệu quả. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1996, [20]) bổ sung 0,15% L-Lysine + 0,1% DL-Methionine và 0,2% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine vào khẩu phần gà đẻ giống Goldline làm tăng tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng từ 5,27 – 8,19% (cho 10 quả trứng) và 6,03 – 9,22% (cho 1kg trứng). Với khẩu phần bổ sung 0,15% L-Lysine + 0,1% DL-Methionine thì hiệu quả kinh tế cao hơn 0,2% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine. Urbanczyk và ctv (1981) [16] nghiên cứu trên 3 nhóm lợn thịt có trọng lượng 15kg, nhóm 1 cho ăn khẩu phần cơ sở gồm bột khoai, bột cỏ, bột cá, củ cải đường; nhóm 2 cho ăn khẩu phần cơ sở và bổ sung DL-Methionine; nhóm 3 cho ăn khẩu phần cơ sở và bổ sung Methionine hydroxyanalogue. Kết quả tăng trọng của 3 nhóm lợn thịt tương ứng là 496; 534 và 539 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn là: 4,74; 4,41 và 4,42 kg/kg tăng trọng. Nguyễn Văn Thưởng và ctv (1992) [16] đã tiến hành thí nghiệm trên lợn con với khẩu phần gồm bột ngô và khô dầu đậu tương (protein 12%) bổ sung thêm 0,1% Lysine và 0,05% Methionine, kết quả là lợn tăng trọng cao không kém khẩu phần có hàm lượng protein cao nhưng không cân đối về axit amin. Nguyễn Thị Lộc, Lê Khắc Huy, Vũ Duy Giảng (2001) [18] cho biết : Khi bổ sung DL-Methionine vào khẩu phần lợn F1 (MC x ĐB) giai đoạn 50-55 kg có 40% sắn ủ yếm khí đã không làm thay đổi tỷ lệ tiêu hoá của protein qua ruột non và toàn bộ đoạn ruột. Và khi bổ sung DL-Methionine ở các mức 0,1%; 0,2%; 0,3% vào khẩu phần thì mức bổ sung 0,2%; 0,3% DL-Methionine vào khẩu phần đã làm tăng Nitơ tích luỹ từ 20,8 g/ngày (bổ sung 0,3%) lên 21,9 g/ngày (bổ sung 0,2%) so với 19,3 g/ngày (lô không bổ sung) và 20,1 g/ngày (bổ sung 0,1%). Nguyễn Thị Hoa Lý và cs (2001) [21] đã làm thí nghiệm bổ sung 0,1% L-Lysine + 0,05% DL-Methionine vào khẩu phần lợn lai 3/4 máu ngoại (LRx (MC x ĐB)) với mức sắn ủ là 30% VCK trong khẩu phần. Kết quả cho tăng trọng cao hơn đạt 598,6 g/ngày, chi phí thức ăn thấp 2,8 kgVCK/kg tăng trọng và giảm giá thành 1kg tăng trọng 2,4% so với lô đối chứng. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (2005) [39] khi bổ sung L-Lysine và DL-Methionine vào khẩu phần cơ sở có 15% lá sắn ủ và 17-25% củ sắn ủ với các mức L-Lysine và DL-Methionine khác nhau, từ 0,1 – 0,3% L-Lysine và 0,05 – 0,15% DL-Methionine trong vật chất khô đã kết luận rằng: Trong khẩu phần cơ sở chứa lá sắn ủ bổ sung 0,2% L-Lysine và 0,1% DL-Methionine, 0,1% L-Lysine và 0,05% DL-Methionine cho lợn sinh trưởng ở giai đoạn 20 – 50 kg và 50 – 90 kg đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tăng khả năng tăng trọng ở lợn 23 %, giảm chi phí thức ăn 13,9% so với khẩu phần cơ sở. Theo Nguyễn Thị Lộc và cs, (2001) [17] bổ sung DL-Methionine với các tỷ lệ 0,1%; 0,2% và 0,3% trong khẩu phần có mức sắn ủ 20% (giai đoạn lợn 25-50 kg) và 40% (giai đoạn lợn 50-100 kg ). Kết quả cho tăng trọng cao hơn so với lô đối chứng, trong đó mức bổ sung 0,2% cho tăng trọng cao hơn cả (645 g/ngày); chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm rõ rệt mà mức bổ sung 0,2% DL-Methionine là hiệu quả hơn cả giảm 9 % so với đối chứng. Khi nghiên cứu về mức năng lượng và Lysine trong khẩu phần lợn lai F1(Yorshire x MC) nuôi ở miền Trung, Hoàng Nghĩa Duyệt (2002) [3] đã đưa ra kết luận: Có thể bổ sung Lysine trong khẩu phần với mức 0,9 – 1% ở giai đoạn nhỏ, 0,5 – 0,6% ở giai đoạn nhỡ và kết thúc sẽ giảm chi phí thức ăn, nâng cao khả năng tăng trọng, cải tiến được chất lượng thịt . Một thí nghiệm được tiến hành trên 45 lợn con (28-56 ngày tuổi), với mức protein lần lượt là 20%, 19%, 18%. Hàm lượng 4 axit amin được đảm bảo ngang nhau thông qua sử dụng các axit amin tổng hợp lysine : 12,42 g; methionine + cystine 7,31 g; threonine : 8,07 g và tryptophan : 2,36 g. Kết quả cho thấy là khả năng sinh trưởng của lợn vẫn được đảm bảo (Trần Văn Phùng và cs, 2007, [32]). Thí nghiệm của Nguyễn Thuý Liễu (1989)(Liên Hiệp các Xí nghiệp chăn nuôi lợn Thành phố HCM, [15]): Bổ sung 0,08 – 0,25% L-Lysine và 0,17% - 0,23% DL-Methionine vào khẩu phần có lượng protein tổng số thấp hơn nhưng đã cho tăng trọng cao hơn lô đối chứng 4,4%, tiêu tốn thức ăn thấp hơn 4,37%. Theo Vũ Duy Giảng [7], trong 100 kg hỗn hợp thức ăn cho lợn chỉ cần bổ sung 260g Lysine và 80g Methionine thì người ta có thể tiết kiệm được 10 kg khô dầu. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Axit amin tổng hợp L-Lysine và DL-Methionine mua tại công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hà Nội. - Lợn lai F1 (MC x Yorkshire). 3.2. Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi Tiền Phong - Xã Điện Thọ - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam. 3.3. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 02/01/2008 đến 05/05/2008. 3.4. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 12 lợn lai F1 (MC x Yorkshire) chia làm 2 lô, lợn có trọng lượng từ 25-30 kg (lợn cùng một lứa), lợn được tẩy giun sán, tiêm phòng trước khi tiến hành thí nghiệm. 12 lợn được chia làm 2 lô, mỗi lô 6 con, gồm 1 lô đối chứng và 1 lô thí nghiệm, mỗi lô 6 con được bố trí ngẫu nhiên thành 3 ô với mỗi ô 2 con, lặp lại 3 lần. Bảng 8 : Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu ĐC TN Số lợn 6 6 P ban đầu (kg) 27,67 ± 0,84 27,83 ± 0,65 GĐ I : 20 – 50 kg KPTĂ - TĂ - Lys (%) - Met %) KPCS - - KPCS 0,3 0,15 GĐ II : 50 – 100 kg KPTĂ - TĂ - Lys (%) - Met (%) KPCS - - KPCS 0,15 0,07 Trong đó : - Lô đối chứng khẩu phần cơ sở gồm: Cám, ngô, khô dầu lạc, bột cá, premix. - Lô thí nghiệm: Khẩu phần cơ sở bổ sung thêm L-Lysine và DL-Methionine với các mức 0,3 % L-Lysine + 0,15% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 20-50 kg và 0,15 % L-Lysine + 0,07% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 50-100 kg. Trước khi lên khẩu phần ăn cho lợn, chúng tôi dựa vào bảng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam của Viện chăn nuôi quốc gia, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2001 để tính toán khẩu phần. Bảng 9 : Thành phần dinh dưỡng thức ăn trong khẩu phần cơ sở Loại TĂ DM (%as) ME (MJ/kg) Pr (%) Li (%) X (%) Ca (%) P (%) Lys (g/kg) Met (g/kg) Cám 1 89 10,97 11,2 11,68 8,1 0,2 1,17 5,5 2,49 Ngô 87 13,58 8,24 3,45 2,01 0,14 0,52 2,74 1,7 Khô dầu lạc 88 9,5 30,53 8,29 23,07 0,23 0,44 10,4 3,37 Bột cá 89 9,75 42,75 3,77 0,17 3,69 1,71 17,47 6,02 (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001) Từ bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn, chúng tôi đã thiết lập khẩu phần ăn hàng ngày cho lợn ở các lô thí nghiệm qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 trọng lượng lợn từ 20-50 kg và giai đoạn 2 lợn có trọng lượng > 50 kg (bảng 10). Bảng 10 : Khẩu phần thức ăn cơ sở của lợn ở 2 giai đoạn thí nghiệm (theo % VCK không khí ) Giai đoạn Loại thức ăn Giai đoạn 1 (20 – 50kg) Giai đoạn 2 ( > 50kg) Cám 1 40 50 Ngô 42 40 Khô dầu lạc 9 5 Bột cá 8 4 Premix 1 1 Đặc điểm dinh dưỡng của khẩu phần ME (MJ/kg) 11,72 11,78 CP (%) 14,11 12,13 CF (%) 7,16 7,78 Lysine (%) 0,57 0,51 Methionine (%) 0,25 0,23 Giai đoạn 20-50 kg khẩu phần cơ sở chứa 14,1% protein, lysine là 0,57% và methionine là 0,25%. Theo NRC (1998) thì nhu cầu lysine và methionine cho lợn giai đoạn này là 0,95% và 0,25%, còn theo tiêu chuẩn Việt Nam là 0,8% và 0,4%. Như vậy hàm lượng lysine và methionine trong khẩu phần chưa đáp ứng nhu cầu của lợn. Giai đoạn > 50 kg khẩu phần cơ sở chứa 12,1% protein, lysine là 0,51% và methionine là 0,23%. Theo NRC (1998) thì nhu cầu về lysine và methionine cho lợn giai đoạn này lần lượt là 0,75% và 0,2%. Còn theo tiêu chuẩn Việt Nam thì các nhu cầu trên lần lượt là 0,7% và 0,3%. Lúc này hàm lượng lysine và methionine trong khẩu phần chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn. Như vậy ở giai đoạn 2 mức protein thô thấp hơn 2%, Lysine thấp hơn 0,06% và methionine thấp hơn 0,02% so với giai đoạn 1. Sự chênh lệch này do nhu cầu dinh dưỡng của lợn khác nhau ở các giai đoạn. Với khẩu phần cơ sở như trên chúng tôi bổ sung tỷ lệ L – Lysine và DL – Methionine ở lô thí nghiệm với mức khác nhau ở 2 giai đoạn của khẩu phần. (xem bảng 8 ). 3.5. Nuôi dưỡng và chăm sóc - Nuôi dưỡng : Lợn được cho ăn ngày 3 lần vào lúc 6 giờ 30 phút, 11 giờ 30 phút và 18 giờ trong ngày. Lượng thức ăn được chia đều theo 3 thời điểm đó. - Chăm sóc : Hàng ngày vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, công tác thú y được quan tâm theo dõi chặt chẽ. 3.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Trên mỗi lô thí nghiệm chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau : - Tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm (kg/con/tháng) Lợn được cân vào buổi sáng trước lúc cho ăn, 1 tháng (30 ngày) cân 1 lần bằng cân đồng hồ 100 kg. Tăng trọng của lợn trong tháng = Trọng lượng lợn cuối tháng - trọng lượng lợn đầu tháng. - Khả năng tăng trọng của lợn (g/con/ngày) = Tăng trọng của lợn trong tháng/số ngày trong tháng. - Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ)/kg tăng trọng (kg thức ăn/kg tăng trọng). Hàng ngày theo dõi lượng ăn vào (kg TĂ) Lượng ăn vào = Lượng thức ăn cho ăn - Lượng thức ăn thừa - Chi phí thức ăn (CPTĂ) cho 1 kg tăng trọng (đồng/kg tăng trọng) Từ giá 1 kg thức ăn tính ra giá 1 kg thức ăn. CPTĂ = Tổng số tiền chi cho thức ăn/số kg tăng trọng. 3.7. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu nhập được xử lý trên phần mềm Excel và được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) qua mô hình tương quan tuyến tính GLM (General Linear Model ) trên phần mềm Minitab version … 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sau 3 tháng theo dõi thí nghiệm ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (Móng Cái x Yorkshire), chúng tôi đã thu được những kết quả sau : 4.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm Theo dõi về sự thay đổi khối lượng cơ thể của gia súc là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của thức ăn, chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn. Sự biến đổi về khối lượng cơ thể lợn qua các tháng thí nghiệm được trình bày như sau : Bảng 11 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm. Chỉ tiêu Lô SE P ĐC TN P ban đầu (kg) 27,67 27,83 0,75 0,879 P sau 1 tháng (kg) 39,33 42,67 1,92 0,247 P sau 2 tháng (kg) 56,17 63,17 1,83 0,022 P sau 3 tháng (kg) 74,50 84,00 1,75 0,003 % so lô đối chứng 100 113 SE : Sai số của số trung bình P : Xác suất Biểu đồ 1 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến trọng lượng của lợn qua các tháng thí nghiệm. Qua số liệu ở bảng 11 và biểu đồ 1 cho ta thấy trọng lượng lợn ở lô thí nghiệm tăng dần theo các tháng thí nghiệm, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng của lợn. Trọng lượng lợn bắt đầu thí nghiệm tương đối đồng đều giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng. Trọng lượng ban đầu của lô đối chứng là 27,67 ± 0,84 kg, ở lô thí nghiệm là 27,83 ± 0,65 kg, không có sự sai khác về trọng lượng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng (p = 0,879). Sau 1 tháng thí nghiệm thì lô đối chứng với khẩu phần ăn là thức ăn hỗn hợp tự chế biến của cơ sở không bổ sung thêm axit amin, còn lô thí nghiệm có bổ sung thêm L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng lần lượt là 0,3% và 0,15% thì trọng lượng lợn tương ứng là 39,33 và 42,67 kg. Trọng lượng lợn đã có sự chênh lệch giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng nhưng sự chênh lệch này chưa có ý nghĩa với p > 0,05. Sau 2 tháng thí nghiệm, trọng lượng lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng, sự chênh lệch này có ý nghĩa với p = 0,022. Sự tăng trọng lượng của lợn ở lô thí nghiệm cho thấy khi sử dụng khẩu phần cơ sở là các loại thức ăn địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu các axit amin thiết yếu hay chưa cân đối axit amin nên khi bổ sung L-Lysine và DL-Methionine ở khẩu phần thí nghiệm đã có tác dụng làm tăng khả năng tăng trọng của lợn. Sau 3 tháng thí nghiệm thì trọng lượng lợn ở lô thí nghiệm vẫn sai khác so với lô đối chứng, trọng lượng lợn ở lô đối chứng đạt 74,5 kg, trong khi đó lợn ở lô thí nghiệm ăn khẩu phần cơ sở có bổ sung thêm 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine ở giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine ở giai đoạn > 50 kg thì trọng lượng đạt 84 kg có nghĩa là trọng lượng lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 9,5 kg tương ứng với 13%. Sự sai khác này rất có ý nghĩa với p = 0,003. Kết quả này chứng tỏ ở lô thí nghiệm (có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine) đã có tác dụng tốt, làm tăng trọng lượng của lợn cao hơn so với lô đối chứng (không bổ sung L-Lysine và DL-Methionine). Như vậy trong thí nghiệm của chúng tôi lô thí nghiệm có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine (với hàm lượng 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn > 50kg) đã cho kết quả trọng lượng lợn qua các tháng thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng không bổ sung axit amin, điều này do khẩu phần cơ sở chưa cân đối về axit amin. Trong khẩu phần cơ sở hàm lượng Lysine và Methionine lần lượt là 0,57% và 0,25% ở giai đoạn 1 (20-50 kg), 0,51% và 0,23% ở giai đoạn 2 (>50kg). Trong khi đó theo tiêu chuẩn ăn Việt Nam cho lợn lai về lysine và methionine lần lượt là 0,7% và 0,4% cho giai đoạn 1, ở giai đoạn 2 thì hàm lượng lysine và methionine tương ứng là 0,6% và 0,3%. Lượng axit amin thiết yếu còn thiếu so với nhu cầu của lợn nên khi bổ sung L-Lysine và DL-Methionine đã làm khẩu phần cân đối thành phần axit amin, nâng cao chất lượng protein của khẩu phần và làm tăng khả năng chuyển hoá thức ăn, tỷ lệ các axit amin cân đối nên nó có khả năng sử dụng hoàn toàn cho tổng hợp protein cũng như các thành phần khác trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có xu hướng cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2005) [1] : Khi tác giả này bổ sung 0,4% L-Lysine và 0,2% DL-Methionine vào khẩu phần sử dụng lá khoai lang ủ thì sau 3 tháng thí nghiệm trọng lượng của lợn đạt 77,7 kg. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc và cs (2001) [17]. Khi bổ sung đơn lẻ DL-Methionine với các tỷ lệ 0,1%; 0,2%; 0,3% vào khẩu phần có mức sắn ủ 20% (giai đoạn lợn 25-50kg) và 40% (giai đoạn lợn 50-100kg) thì kết quả cho trọng lượng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn so với trọng lượng lợn ở lô đối chứng trong đó mức bổ sung 0,2% cho tăng trọng cao hơn đạt 645 g/ngày. 4.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm. Kết quả này được thể hiện qua bảng 12 Bảng 12 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến khả năng tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm . Chỉ tiêu Lô SE P ĐC TN Tăng trọng tháng 1 (g/con/ngày ) 389 494 41,31 0,101 Tăng trọng tháng 2 (g/con/ngày) 561 683 19,4 0,001 Tăng trọng tháng 3 (g/con/ngày) 611 694 10,69 0,001 Tăng trọng trung bình sau 3 tháng (g/con/ngày ) 520 624 14,03 0,001 % so lô đối chứng 100 120 SE : Sai số của số trung bình P : Xác suất Biểu đồ 2 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến khả năng tăng trọng của lợn qua các tháng thí nghiệm (g/con/ngày). Kết quả bảng 12 và biểu đồ 2 cho ta thấy tăng trọng của lợn có xu hướng tăng dần qua các tháng thí nghiệm. Ở tháng thứ nhất, khi trong khẩu phần ăn bổ sung 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô đối chứng. Tăng trọng của lợn ở lô đối chứng là 389 g/con/ngày trong khi đó tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm là 494 g/con/ngày. Như vậy tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 105 g/con/ngày. Tuy nhiên sự chênh lệch này chưa có ý nghĩa với p = 0,101. Ở tháng thí nghiệm thứ 2, khi chúng tôi tiếp tục bổ sung 0,3% L-Lysine và 0,15% DL-Methionine cho kết quả tốt hơn tháng thứ nhất, tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn so với tăng trọng của lợn ở lô đối chứng. Cụ thể tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 683 và 561 g/con/ngày. Tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 122 g/con/ngày tương ứng 22%. Sự sai khác này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,001. Sang tháng thí nghiệm thứ 3, khi bổ sung 0,15% L-Lysine và 0,07% DL-Methionine vào khẩu phần ăn của lợn thí nghiệm thì kết quả thu được : Tăng trọng của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm theo thứ tự là 611 và 694 g/con/ngày. Như vậy tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn tăng trọng của lợn ở lô đối chứng là 83g (13,6%). Sự chênh lệch này là rất lớn với p = 0,001. Ta có thể giải thích sự chênh lệch này như sau: Trong khẩu phần cơ sở có tỷ lệ lysine và methionine lần lượt là 0,51% và 0,23% ở giai đoạn 2 (>50kg). Trong khi đó, theo tiêu chuẩn ăn Việt Nam cho lợn lai về lysine và methionine ở giai đoạn 2 thì hàm lượng lysine và methionine theo thứ tự là 0,6% và 0,3%. Như vậy, khẩu phần cơ sở chưa đảm bảo về lysine và methionine nên khi bổ sung lysine và methionine vào khẩu phần ăn của lợn thí nghiệm đã làm cân đối axit amin trong khẩu phần cơ sở, tăng khả năng chuyển hoá thức ăn của lợn nên có tác dụng tốt thúc đẩy tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm. Trung bình sau 3 tháng thí nghiệm thì tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine cao hơn hẳn so với tăng trọng của lợn ở lô đối chứng. Cụ thể tăng trọng trung bình sau 3 tháng thí nghiệm của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 520 và 624 g/con/ngày. Như vậy tăng trọng trung bình của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 104 g/con/ngày. So với lô đối chứng thì lô thí nghiệm cao hơn 20%. Sự chênh lệch này rất rõ rệt với p = 0,001. Qua kết quả đó chúng tôi có thể khẳng định việc bổ sung L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng là 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine ở giai đoạn 20-50 kg và 0,15 % L-Lysine + 0,07 % DL-Methionine ở giai đoạn >50kg vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp tự chế biến tại địa phương nuôi lợn thịt F1 tại trang trại đã có tác dụng tốt đến tăng trọng của lợn. Như vậy, trong các khẩu phần nuôi lợn thịt F1 bằng các loại thức ăn hỗn hợp tự chế biến tại điạ phương có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine thì khả năng tăng trọng của lợn cao hơn không bổ sung L-Lysine và DL-Methionine. Sỡ dĩ tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine cao hơn so với lô đối chứng không bổ sung các axit amin này là bởi vì : Việc bổ sung các axit amin này trong khẩu phần có tác dụng làm cân đối axit amin trong khẩu phần, làm thỏa mãn nhu cầu axit amin của lợn. Ngoài ra, Lysine còn có khả năng làm tăng tốc độ sinh trưởng và sức sản xuất của lợn cũng như quá trình trao đổi chất của cơ thể. Methionine có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể, chức năng của tuyến gan, tuyến tụy. Đồng thời nó làm tăng tính thèm ăn của lợn, điều hòa trao đổi lipit, chống gan hóa mỡ. Theo Lương Đức Phẩm (1982) thì khi bổ sung 0,2% Lysine vào khẩu phần ăn của lợn thì sẽ làm lợn phàm ăn, tăng trọng nhanh. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý và cs (2001) [21] thì kết quả này có chiều hướng cao hơn. Theo tác giả thì bổ sung 0,1% L-Lysine + 0,05% DL-Methionine vào khẩu phần lợn lai 3/4 máu ngoại (LR x (MC x ĐB)) với mức sắn ủ là 30% (VCK) trong khẩu phần. Kết quả cho tăng trọng cao hơn đạt 598,6 g/ngày. So với kết quả nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2005) [1]. Khi bổ sung lysine và methionine vào khẩu phần lá khoai lang ủ cho tăng trọng là 560 g/ngày thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có xu hướng cao hơn. Nhưng so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc và cs (2001) [17] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có chiều hướng thấp hơn. Theo tác giả thì với 3 mức 0,1%; 0,2%; 0,3% DL-Methionine bổ sung trong khẩu phần có chứa 40% sắn ủ của lợn thịt F1 (MC x ĐB) thì mức bổ sung 0,2% cho tăng trọng cao hơn và đạt 645 g/ngày. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý (2005) [39]. Khi tác giả bổ sung L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng 0,2% L-Lysine + 0,1% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 20-50 kg và 0,1% L-Lysine + 0,05% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 50-100 kg vào khẩu phần có chứa 15% lá sắn ủ (VCK) của lợn F1 (ĐB x MC) thì kết quả về tăng trọng thu được là 660 g/ngày, kết quả này có xu hướng cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Sự sai khác về tăng trọng của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng do khi bổ sung kết hợp giữa lysine và methionine đã đảm bảo được nhu cầu về axit amin, cân đối các axit amin trong khẩu phần, làm mất yếu tố hạn chế về axit amin, tăng giá trị dinh dưỡng thức ăn, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, phát huy tiềm năng di truyền của giống. 4.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến khả năng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm Lượng ăn vào của lợn sẽ quyết định mức tăng trọng của lợn. Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng kết thúc của lợn và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi lợn. Lượng thức ăn ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm được trình bày ở bảng 13 : Bảng 13 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến khả năng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm. Chỉ tiêu Lô SE P ĐC TN Lượng ăn vào tháng 1 (kg/con/ngày ) 1,6 1,75 0,063 0,124 Lượng ăn vào tháng 2 (kg/con/ngày ) 2,02 2,23 0,041 0,006 Lượng ăn vào tháng 3 (kg/con/ngày ) 2,41 2,65 0,039 0,001 Lượng ăn vào trung bình sau 3 tháng thí nghiệm (kg/con/ngày) 2,01 2,21 0,044 0,009 SE : Sai số của số trung bình P : Xác suất Biểu đồ 3 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến khả năng ăn vào của lợn qua các tháng thí nghiệm (kg TĂ/con/ngày). Kết quả ở bảng 13 cho thấy: Qua các tháng thí nghiệm, khả năng ăn vào của lợn tăng lên. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật là khi trọng lượng cơ thể càng cao thì khả năng thu nhận thức ăn càng lớn. Ở tháng thí nghiệm thứ nhất, lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm đã có sự chênh lệch so với lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng, cụ thể lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng và thí nghiệm lần lượt là 1,6 và 1,75 kg TĂ/con/ngày. Lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng là 0,15 kg/con/ngày (9,4%). Song sự sai khác này chưa có ý nghĩa với p = 0,124. Sang tháng thí nghiệm thứ 2, lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cũng chênh lệch so với lô đối chứng , lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng là 2,02 kg/con/ngày, trong khi đó lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm là 2,65 kg/con/ngày. Lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng là 0,63 kg/con/ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa với p = 0,006. Ở tháng thí nghiệm thứ 3, lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cũng cho kết quả tương tự tháng thứ 2, lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng. Cụ thể lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 2,41 và 2,65 kg/con/ngày. Lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 0,24 kg/con/ngày. Sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Trung bình sau 3 tháng thí nghiệm thì lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 2,01 và 2,21 kg/con/ngày. Lượng ăn vào của lợn ở lô thí nghiệm cao hơn lượng ăn vào của lợn ở lô đối chứng là 0,2 kg/con/ngày tương ứng 10%. Sự chênh lệch này cũng có ý nghĩa với p = 0,009. Có sự chênh lệch này là do khi bổ sung hai axit amin này vào khẩu phần đã làm cân đối tỷ lệ axit amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu của lợn. Khi bổ sung hai axit amin này đã làm tăng khả năng tiếp nhận thức ăn của lợn thí nghiệm, kích thích tính thèm ăn của lợn, làm cho lợn phàm ăn (Lương Đức Phẩm, 1982), tăng khả năng tiêu hóa hấp thu, vì vậy đã làm tăng lượng ăn vào của lợn. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân giải thích cho sự tăng trọng khác nhau giữa lợn của lô đối chứng và lô thí nghiệm. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lộc (2001) [17], kết quả của chúng tôi có chiều hướng cao hơn. Theo tác giả thì lượng ăn vào ở các mức bổ sung 0,1%; 0,2%; 0,3% DL-Methionine trong khẩu phần chứa 40% sắn ủ là 2,1 kg/ngày. Mặc dù lượng ăn vào cao hơn nhưng tăng trọng chỉ tương đương so với kết quả trên. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý (2005) [39] thì kết quả của chúng tôi thu được có xu hướng cao hơn. Theo tác giả khi bổ sung 0,2% L-Lysine + 0,1% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 20-50kg và 0,1% L-Lysine + 0,05% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 50-100 kg vào khẩu phần có chứa 15% lá sắn ủ (VCK) của lợn F1 (ĐB x MC) thì lượng ăn vào là 1,71 kg. Từ kết quả trên chúng tôi có thể kết luận: Việc bổ sung L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng là 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn 50-100 kg đã làm tăng khả năng ăn vào của lợn, tăng khả năng tiêu hóa hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. 3.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến TTTĂ/kgTT và chi phí thức ăn/kg TT (đồng/kgTT) của lợn thịt qua các tháng thí nghiệm. Chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của 1kg trọng lượng hơi, mức tiêu tốn TĂ/kg tăng trọng càng lớn thì giá thành của 1 kg trọng lượng hơi càng cao. Bảng 14 : Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine đến TTTĂ và CPTĂ của lợn qua các tháng thí nghiệm. Chỉ tiêu Lô SE P ĐC TN Tiêu tốn thức ăn tháng 1 (kgTĂ/kgTT) 4,27 3,63 0,245 0,098 Tiêu tốn thức ăn tháng 2 (kgTĂ/kgTT) 3,62 3,27 0,109 0,046 Tiêu tốn thức ăn tháng 3 (kgTĂ/kgTT) 3,94 3,83 0,083 0,345 TB tiêu tốn thức ăn sau 3 tháng thí nghiệm (kgTĂ/kgTT) 3,94 3,57 0,046 0,001 % so lô đối chứng 100 90,61 TB chi phí thức ăn sau 3 tháng thí nghiệm (đồng/kgTT) 18563 17547 233,3 0,012 % so lô đối chứng 100 94,53 SE : Sai số của số trung bình P : Xác suất Ghi chú: Giá nguyên liệu thức ăn ở thời điểm TN (đồng/kgTĂ) Cám 3600đ Khô dầu lạc 4500đ Methionine 85000đ Ngô 4200đ Bột cá 8500đ Lysine 45000đ Premix 50000đ Qua bảng 14 ta thấy ở tháng thí nghiệm thứ nhất thì TTTĂ/kgTT của lợn ở lô TN và TTTĂ/kgTT của lợn ở lô đối chứng có sự sai khác. Cụ thể TTTĂ/kgTT ở lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 3,63 và 4,27 kg TĂ/kgTT. Tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa với p = 0,098. Sang tháng thí nghiệm thứ 2, chúng tôi vẫn tiếp tục bổ sung L-Lysine và DL-Methionine lần lượt với mức là 0,3% và 0,15% thì TTTĂ/kg TT của lợn ở lô thí nghiệm là 3,27 kg TĂ/kgTT thấp hơn so với lô đối chứng là 0,35 kg TĂ tương ứng với 9,7%. Sự sai khác này có ý nghĩa với p = 0,046. Ở tháng thí nghiệm thứ 3, chúng tôi tiếp tục bổ sung L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng lần lượt là 0,15% và 0,07% thì TTTĂ/kgTT của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên sự sai khác này chưa có ý nghĩa với p = 0,345. TTTĂ/kgTT của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 3,82 và 3,94 kg TĂ/kgTT. Trung bình sau 3 tháng thí nghiệm thì TTTĂ/kgTT của lợn ở lô đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 3,94 và 3,57 kg. Lô thí nghiệm cho kết quả thấp hơn so với lô đối chứng là 0,37 kg (9,4%). Sự sai khác này rất có ý nghĩa với p = 0,001. Có sự sai khác về TTTĂ/kgTT giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng là do sai khác về lượng ăn vào và khả năng tăng trọng của lợn. Như vậy, với việc bổ sung L-Lysine và DL-Methionine (hàm lượng 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn >50 kg) đã thúc đẩy tính thèm ăn của lợn, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, hấp thu thức ăn dẫn đến làm tăng khả năng tăng trọng của lợn. Vì vậy, TTTĂ/kgTT của lợn ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lợn ở lô đối chứng. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Lý (2005) [39] thì kết quả của chúng tôi có xu hướng cao hơn. Theo tác giả khi bổ sung 0,2% L-Lysine + 0,1% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 20-50kg và 0,1% L-Lysine + 0,05% DL-Methionine cho lợn ở giai đoạn 50-100 kg vào khẩu phần có chứa 15% lá sắn ủ (VCK) của lợn F1 (ĐB x MC) thì TTTĂ/kgTT là 2,59kg VCK. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có chiều hướng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2005) [1]. Khi bổ sung 0,4% L-Lysine và 0,2% DL-Methionine vào khẩu phần sử dụng lá khoai lang ủ thì TTTĂ/kgTT là 3,07 kg. Để có cơ sở phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế về việc sử dụng thức ăn hỗn hợp tự chế biến tại địa phương có bổ sung L-Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1, chúng tôi đã thu thập số liệu về giá cả của các loại thức ăn sử dụng trong thời gian nuôi thí nghiệm. Tuy nhiên, số liệu thu thập ở đây chỉ dừng ở mức theo dõi hoạt động chăn nuôi ở trang trại. Qua bảng 14 ta thấy trung bình sau 3 tháng thí nghiệm chi phí thức ăn của lợn ở lô thí nghiệm và lô đối chứng có sự sai khác, cụ thể là CPTĂ/kgTT của lợn ở lô thí nghiệm là 17547 đồng, còn ở lô đối chứng là 18563 đồng. CPTĂ/kgTT của lợn ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng là 1016 đồng, giảm 5,47% so lô đối chứng. Sự sai khác này có ý nghĩa về mặt thống kê với p = 0,012. Qua kết quả thu được ở trên chúng tôi có thể kết luận: Việc bổ sung L-Lysine và DL-Methionine (hàm lượng là 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine ở giai đoạn 20-50kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine ở giai đoạn >50 kg) trong khẩu phần lợn thịt F1 nuôi bằng các loại thức ăn tự chế biến tại địa phương đã làm giảm chi phí thức ăn/kg TT. So với kết quả nghiên cứu của Lê Văn An và cs (2005) [1] thì kết quả của chúng tôi có xu hướng cao hơn vì giá thức ăn ở các thời điểm nghiên cứu khác nhau nên chi phí thức ăn cũng khác nhau nhưng kết quả cho thấy việc bổ sung axit amin trong khẩu phần của lợn với nguồn thức ăn hỗn hợp tự chế biến từ nguyên liệu của địa phương đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tăng khả năng tăng trọng của lợn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp, giảm chi phí thức ăn/kg tăng trọng. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 chúng tôi đã rút ra được những kết luận sau : - Bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng là 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn >50 kg vào khẩu phần lợn thịt F1 nuôi tại trại Tiền Phong – Điện Bàn – Quảng Nam đã làm cho trọng lượng của lợn tăng 13% so với khẩu phần không bổ sung. - Bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng lần lượt là 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn >50 kg vào khẩu phần lợn thịt F1 nuôi tại trại Tiền Phong – Điện Bàn – Quảng Nam có tác dụng làm tăng khả năng tăng trọng của lợn cao hơn 20% so với khẩu phần không bổ sung. - Bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng lần lượt là 0,3% L-Lysine + 0,15% L-Methionine trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn >50 kg vào khẩu phần lợn thịt F1 nuôi tại trại Tiền Phong – Điện Bàn – Quảng Nam có tác dụng làm lượng ăn vào của lợn cao hơn lô đối chứng. - Bổ sung chế phẩm L-Lysine và DL-Methionine với hàm lượng lần là 0,3% L-Lysine + 0,15% DL-Methionine trong giai đoạn 20-50 kg và 0,15% L-Lysine + 0,07% DL-Methionine trong giai đoạn >50 kg vào khẩu phần lợn thịt F1 nuôi tại trại Tiền Phong – Điện Bàn – Quảng Nam có tác dụng làm giảm TTTĂ/kgTT là 9,4% và CPTĂ/kgTT là 5,47%. 5.2. Đề nghị Qua kết quả của đề tài chúng tôi có những đề nghị sau : Vào thời điểm chúng tôi thí nghiệm, do giá lợn quá cao nên số lượng lợn ít không đủ để thí nghiệm các mức bổ sung axit amin khác nhau, nếu có điều kiện đề nghị làm thí nghiệm với các mức khác nhau khi bổ sung L-Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 để tìm ra mức bổ sung axit amin thích hợp. Để đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn thịt F1 bằng các loại thức ăn tự phối chế tại địa phương thì trang trại và bà con nên bổ sung thêm L-Lysine và DL-Methionine với mức thích hợp tùy thuộc vào hàm lượng hai axit amin này đã có trong thức ăn để đảm bảo cân bằng axit amin trong khẩu phần. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phần Tiếng Việt 1. Lê Văn An, Đào Thị Phượng, Hoàng Minh Tuấn. Hiệu quả của việc bổ sung L-Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lá khoai lang ủ. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 6/2006, trang 52 - 55. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cục chăn nuôi, 2006, Báo cáo tình hình chăn nuôi giai đoạn 2001-2005 và định hướng phát triển thời kỳ 2006-2010. Trang 35 - 41. 3. Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985). Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1985. 4. Hoàng Nghĩa Duyệt. Nghiên cứu mức năng lượng, lysine, tỷ lệ lysine/năng lượng thích hợp cho lợn lai nuôi thịt F1 (MC x Y) nuôi ở khu vực miền Trung. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 12, năm 2002. 5. Nguyễn Kim Đường, Lê Đình Phùng. Ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất và phẩm chất thịt xẻ của lợn lai F1 (ĐB x MC) nuôi thịt. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nông lâm nghiệp 1998-1999. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2000, trang 279 - 286. 6. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn. Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1999, trang 30 - 36. 7. Vũ Duy Giảng. Thức ăn bổ sung cho gia súc. NXB Nông nghiệp, 1987. 8. Hội chăn nuôi Việt Nam. Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm. NXB Nông nghiệp 2000. Trang 358 - 375. 9. Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (1998). Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2000. 10. Võ Trọng Hốt. Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp, 2000. 11. Kết quả nghiên cứu KHCN nông lâm nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm Huế. NXB Nông nghiệp, 2000. 12. Trương Lăng, Nguyễn Văn Hiền. Chăn nuôi lợn siêu nạc. NXB Nông nghiệp, 2001, trang 75 - 79. 13. Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Duy Đông (2002). Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng động vật. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 2002, trang 37 - 46, 374 - 385. 14. Nguyễn Quang Linh. Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp, 2005, trang 141 – 150. 15. Nguyễn Thúy Liễu. Báo cáo kết quả của việc bổ sung L-Lysine trong chăn nuôi 1989 - LHXN chăn nuôi heo Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Nguyễn Thị Lộc. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình ủ chua sắn và sử dụng DL-Methionine trong khẩu phần thức ăn nuôi thịt F1 (ĐB x MC) có sắn ủ. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học huế, 2004, trang 31- 44. 17. Nguyễn Thị Lộc và cs (2001). Ảnh hưởng các mức bổ sung DL-Methionine trong khẩu phần có sắn ủ yếm khí đến tăng trọng lợn thịt F1 (ĐB x MC) và hiệu quả kinh tế. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số 10/2001. Trang 698 - 704. 18. Nguyễn Thị Lộc, Lê Khắc Huy, Vũ Duy Giảng. Ảnh hưởng của các mức bổ sung DL-Methionine trong khẩu phần có chứa củ sắn ủ yếm khí đến tỷ lệ tiêu hóa và nitơ tích lũy của lợn thịt F1 (ĐB x MC). Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 6/2001, trang 385 - 387. 19. Bùi Đức Lũng. Thức ăn và dinh dưỡng gia súc. NXB nông nghiệp Hà Nội, 1995. Trang 9 - 10, 98 - 103. 20. Nguyễn Thị Hoa Lý. Hiệu quả bổ sung axit amin tổng hợp L-Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần gà đẻ giống Goldline 54 ở Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ nông lâm nghiệp 1998 - 1999. NXB Nông nghiệp, trang 278 - 292 . 21. Nguyễn Thị Hoa Lý. Hiệu quả bổ sung axit amin tổng hợp L-Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn lai 3/4 máu ngoại có sắn ủ yếm khí. Viện KHCN Miền Nam. Sắn Việt Nam, hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển những năm đầu thế kỉ XXI. Thông tin về hội thảo sắn Việt Nam lần thứ 10 tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/03/2001, trang 197. 22. Lê Đức Ngoan. Giáo trình dinh dưỡng gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2002. Trang 33 - 34, 41. 23. Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thị Thanh Hằng . Giáo trình thức ăn gia súc. NXB Nông nghiệp, 2005. Trang 47 - 62, 135. 24. Lương Đức Phẩm. Axit amin và enzym trong chăn nuôi. NXB Nông nghiệp, 1982. Trang 37 – 60. 25. Nguyễn Như Pho. Bài giảng bệnh nội khoa, 1992, Đại học nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 26. Bùi Huy Như Phúc. Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein trên heo sinh trưởng. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp TP. HCM, 6/1996. Trang 19 - 21. 27. Lê Đình Phùng. Bài giảng giống vật nuôi, 2002. Trang 49 - 65. 28. Hoàng Văn Tiến. Cách tính thức ăn cho lợn. NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1987. Trang 58, 76 – 81, 90 - 96. 29. Tạp chí KHKT chăn nuôi số 12, 2005. 30. Tạp chí KHKT chăn nuôi số 11, 2006. 31. Tạp chí KHKT chăn nuôi số 4, 2007. 32. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 5, 2007. Trang 39 - 45. 33. Hoàng Minh Tuấn. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng Lysine và methionine trong khẩu phần lá khoai lang ủ trên lợn thịt. Luận văn thạc sĩ, Bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Huế, 2005. Trang 16 - 20, 44 – 49. 34. Nguyễn Bạch Trà. Bài giảng chăn nuôi heo, 1992, Đại học nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Nguyễn Đức Trân. Tiêu chuẩn ăn cho lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1982. Trang 20. 36. Nguyễn Văn Thưởng. Sổ tay thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam. NXB nông nghiệp Hà Nội, 1992. Trang 37 - 43 37. Viện chăn nuôi quốc gia. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội 2001. Trang 228 – 302. 38. www.vcn.vnn.vn . 2. Phần tiếng Anh 39. Nguyễn Thị Hoa Lý. Effect of supplementation of L-Lysine and DL-Methionine on the utilization of diets containing ensiled cassava leaves as a protein source for pigs in central Vietnam, 2005. Website: www.mekarn.org, 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) nuôi ở trại Tiền Pho.doc
Luận văn liên quan