Hồ sơ án hình sự tại địa phương nơi thực tập

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ xung của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội liên tục giảm trong năm 2006 và 2007. Số lượng hồ sơ vụ án hình sự bị trả để điều tra bổ sung đã giảm từ 110 hồ sơ xuống 90 hồ sơ. Lý do chủ yếu của việc trả lại hồ sơ là cần bổ sung chứng cứ, lý do này luôn chiếm tỷ lệ rất cao từ 50% trở lên trên tổng số hồ sơ bị trả để điều tra bổ sung và không có Hồ sơ nào bị trả vì lý do phát hiện vi phạm nghiêm trọng về tố tung. Qua đó, cho thấy hồ sơ vụ án hình sự ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên số lượng hồ sơ bị trả lại vẫn còn khá lớn, trong năm 2007 là 90 hồ sơ chiếm 12% tổng số hồ sơ thụ lý là do các nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan suất phát từ sự sai sot trong khi làm việc của các cơ quan tư pháp khác như: trong quá trình điều tra chưa sâu, chưa đầy đủ không bổ sung kịp thời . Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp có lúc, có việc còn hạn chế thiếu kiên quyết do vậy mà có nhiều vi phạm đã bỏ qua hoặc không phát hiện.

doc19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2445 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ sơ án hình sự tại địa phương nơi thực tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp S "Hồ sơ án hình sự tại địa phương nơi thực tập" MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp hệ thống các văn bản, tại liệu được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và được sắp xếp theo một trình tự nhất định để phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài. Hồ sơ vụ án hình sự được hình thành từ thời điểm có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Khi kết thúc điều tra thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố. Khi hồ sơ được chuyển sang Viện kiểm sát, nếu thấy chưa đủ tài liệu chứng minh tội phạm, Viện kiểm sát có thể tự bổ sung hoặc yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung thêm và làm bản cáo trạng, truy tố bị can trước Toà án. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, nếu Viện kiểm sát hoặc những người tham gia tố tụng cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ cũng như các tài liệu tố tụng phát sinh trong quá trính xét xử đều được Toà án đưa vào hồ sơ vụ án. Có thể thấy rằng, hồ sơ vụ án là nguồn cơ bản cung cấp những thông tin về diễn biến vụ án. Dựa vào hồ sơ vụ án, Toà án kịp thời phát hiện những thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung. Nếu hồ sơ đã thu thập đầy đủ chứng cứ sẽ giúp người Thẩm phán nắm được nội dung để xét xử tốt vụ án từ đó ra được những bản án công minh, đúng người, đúng tội đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Được sự giới thiệu của trường Đại học Luật Hà Nội, em được vinh dự về thực tập tại Toà hình sự Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, phòng nhận hồ sơ lưu và chuyển hồ sơ kháng cáo. Trong thời gian thực tập, được sự tạo điều kiện của các cán bộ Toà án cho nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự đã được đưa ra xet xử nên em đã chọn đề tài: : “Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương nơi thực tập” của bộ môn Luật tố tụng hình sự để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của minh. PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỀU THU THẬP THÔNG TIN Thời gian thu thập thông tin Trên cơ sở những yêu cầu của chuyên đề thực tập, trong thời gian từ ngày 7/01/2008 đến ngày 29/02/2008 là thời gian thực tập tại phân Toà Hình Sự thuộc Toà án nhân dân Thành phố Hà nội, bên cạnh việc hoàn thành các công việc do cán bộ toà án giao cho, em luôn trú trọng việc thu thập các thông tin cần thiết để hoàn thiện chuyên đề. Được các đồng chí cán bộ toà án hướng dẫn, tạo điều kiện cho đọc và nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự đã được đưa ra xét xử đã giúp em có thể thu thập được những thông tin đúng đắn, chính xác phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và viết chuyên đề của mình. Phương pháp thu thập thông tin Các thông tin cần thu thập chủ yếu dựa trên việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án hình sự đã được đưa ra xét xử. Để thu thập thông tin em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hồ sơ là: Phương pháp nghiên cứu hồ sơ theo trình tự tố tụng (phương pháp tổng hợp) : Đây là phương pháp nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ theo thứ tự thời gian xảy ra sự việc, bắt đầu từ quyết định khởi tố vụ án đến kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án. Ưu điểm của phương pháp này là bảo đảm tính khách quan khi nghiên cứu, không bị chi phối bởi quan điểm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là không tận dụng được tối đa kết quả của quá trình điều tra đã được cơ quan điểu tra và Viện kiểm sát tổng hợp đưa ra kết luận. Mặt khác nghiên cứu theo phương pháp này thường mất nhiều thời gian mới nắm được toàn bộ nội dung vụ án. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng Theo phương pháp này, việc nghiên cứu bắt đầu từ bản cáo trạng, sau đó đến các tài liệu khác có trong hồ sơ để kiểm tra tính xác thực, đúng đắn của quyết định truy tố. Phương pháp này có ưu điểm mất ít thời gian, dễ nghiên cứu vì nội dung vụ án đã được nêu trong bản cáo trạng. Đọc xong cáo trạng có thể nắm được nội dung cơ bản của vụ án Vì thế phương pháp này này giúp tận dụng được kết quả nghiên cứu tổng hợp của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong quá trình nghiên cứu Hồ sơ vụ án hình sự gồm nhiều loại tài liệu khác nhau nên khi nghiên cứu phải đọc tất cả, tránh trường hợp chỉ chọn để đọc một số tài liệu cho quan trọng, còn các tài liệu khác thì bỏ qua. Nếu làm như vậy việc đánh giá chứng cứ của vụ án sẽ không toàn diện vì tình tiết của vụ án có khi được chứng minh bởi những chứng cứ trong các tài liệu không nghiên cứu đến. Ngoài ra, để thông tin thu thập được trình bày trên cơ sở khoa học, lôgic, trong chuyên đề em còn sử dụng một số phương pháp khác như: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đây là phương pháp thao tác tư duy nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu của mình, bao gồm: Nghiên cứu tư liệu ở các Bộ luật, các tài liệu, các tạp chí. Qua đó để xử lí thông tin, dùng các thao tác trí tuệ, thao tác tư duy nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình. - Phương pháp thống kê: Phương pháp thu thập các số liệu cần thiết về việc số hồ sơ được thụ lý, số hồ sơ trả để điều tra bổ sung và lý do trả, việc phân loại tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự trong những năm gần đây trong thời gian thực tập tại toà Hình sự Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Phân loại tài liệu thống kê, cách phân loại chủ yếu dựa vào các tài liệu có trong hồ sơ, cách sắp xếp các tài liệu này theo nhóm, lý do trả hồ sơ để điều tra bổ sung.Việc phân loại như vậy giúp cho em rút ra được những nhận xét về thực trạng của Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương. Phân tích, so sánh vào tổng hợp các tài liệu, số liệu thống kê thu nhận được. Nguồn thu thập thông tin Do đặc thù của chuyên đề: “ Hồ sơ vụ án hình sự”, các thông tin cần thu thập tập trung trong các Hồ sơ vụ án. Hồ sơ vụ án là tài liệu bí mật được bảo quản chu đáo việc làm sai lệch, hoặc mất mát hồ sơ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên được sự tạo điều kiện của các cán bộ toà án nơi em thực tập cho đọc và nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã xét xử do đó với mong muốn chuyên đề thực tập của mình được hoàn chỉnh, cũng như các thông tin đưa ra trong chuyên đề có chính xác cao nên em đã thu thập từ chính các hồ sơ vụ án được đưa ra xét xử trong thời gian gần đây. Các thông tin thu thập được 1, Giời thiệu về Hồ sơ vụ án hình sự Hồ sơ vụ án hình sự là tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc lập trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và được sắp xếp theo một trình tự nhất định để phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu trữ lâu dài. Nội dung của hồ sơ chính là nội dung của các văn bản, tài liệu được tập hợp trong hồ sơ. Mỗi tài liệu phản án một hoặc nhiều vấn đề trong vụ án. Tất cả các tài liệu có mối quan hệ mật thiết với nhau để phản ánh nội dung vụ án. Khi đã được đưa vào hồ sơ vụ án thì các văn bản, tài liệu sẽ là căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền sử dụng giải quyết vụ án. Vì vậy, các văn bản, tài liệu trong hồ sơ phải đảm bảo điều kiện: Được thu thập bằng các biện pháp do pháp luật quy định. Đó là các hoạt động điều tra, kiểm sát, xét xử. Phải bảo đảm đúng yêu cầu của Luật tố tụng hình sự quy định đối với từng biện pháp thu thập. 2, Nguyên tắc xây dựng hồ sơ vụ án hình sự Hồ sơ vụ án phải do người có thẩm quyền lập Việc lập hồ sơ vụ án hình sự phải do cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án tiến hành. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ lập hồ sơ các vụ án đã được khởi tố thuộc thẩm quyền điều tra của mình và tiếp nhận các hồ sơ vụ án do cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển tới. Khi tiếp nhận, cơ quan điều tra phải kiểm tra ngay về thực trạng nội dung ban đầu để có kế hoạch bổ xung, củng cố. Nếu thấy đơn vị chuyển vụ án đã quyết định khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan điều tra chỉ làm thủ tục tiếp nhận mà không ra quyết định khởi tố vụ án nữa. Trong quá trình điều tra có thể phải quyết định khởi tố bổ sung, chuyển vụ án, tách hoặc nhập vụ án hình sự, phục hồi điều tra vụ án, điều tra bổ sung thì cơ quan điều tra không lập hồ sơ mới mà vẫn sử dụng hồ sơ đã lập để điều tra, sau đó gửi phiếu báo thay đổi hồ sơ cho cơ quan quản lý hồ sơ chuyên trách để theo dõi. Trong trường hợp cơ quan điều tra đề nghị truy tố thì hồ sơ vụ án được chuyển sang Viện kiểm sát. Nếu Viện kiểm sát thấy vụ án thuộc thẩm quyển của mình thì quyết định truy tố bị can và chuyển hồ sơ sang Toà án để xét xử. Đối với Viện kiểm sát và Toà án, sau khi tiếp nhận hồ sơ không phải làm thủ tục lập hồ sơ mới mà sử dụng ngay hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra đã lập để giải quyết vụ án. Tất cả các thông tin về vụ án đều được thể hiện bằng văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án Tất cả mọi thông tin về vụ án nếu được thể hiện bằng văn và đưa vào hồ sơ vụ án kịp thời sẽ giúp cho việc nghiên cứu giải quyết vụ án được tốt. Nếu các thông tin không được thể hiện bằng văn bản sẽ dẫn đến thất lạc thông tin, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, các thông tin về tội phạm, các tình tiết có liên quan đến vụ án đều phải được ghi lại dưới hình thức văn bản, hoặc bản án, mô hình sa bàn, băng hình, đĩa hình, băng ghi âm theo đúng thủ tục tố tụng do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và đưa vào hồ sơ vụ án. Khi hồ sơ được chuyển sang Viện kiểm sát hoặc Toà án thì mọi thông tin liên quan đến vụ án cũng phải được Viện kiểm sát, Toà án thể hiện dưới hình thức văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Đối với tài liệu sự dụng nội bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng như biên bản họp liên ngành, công văn xin ý kiến cơ quan cấp trên, tài liệu trinh sát được chuyển hoá thành chứng cứ thì không đưa vào hồ sơ vụ án. Nghiêm cấm việc làm giả, đánh tráo, làm mất, làm hỏng, tự ý tiêu huỷ, cắt xén tài liện của vụ án. 3, Lập và đăng ký hồ sơ vụ án Hồ sơ vụ án hình sự được lập từ khi có quyết định khởi tố vụ án. Ngay sau khi hồ sơ được lập, cơ quan điều tra tiến hành đăng ký hồ sơ đồng thời củng cố, hoàn thiện hồ sơ trong suốt quá trình điều tra vụ án. 4, Củng cố hồ sơ vụ án hình sự Đây là công việc được tiến hành trong suốt quá trình từ khi lập hồ sơ đến khi giải quyết song vụ án. Trong giai đoạn điều tra, Điều tra viên được phân công điều tra vụ án có trách nhiệm thường xuyên rà soát, chọn lọc, bổ sung và hoàn thiện toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ cả về hình thức và nội dung để đảm bảo mỗi loại văn bản, tài liệu đều có giá trị khi giải quyết vụ án. Đối với mỗi văn bản do Điều tra viên lập ra phải ghi rõ họ tên, chức vụ và địa vị pháp lý của người tiến hành tố tụng, họ tên, chức vụ, địa vị pháp lý của người tham gia tố tụng. Tất cả những chỗ có sưa chữa, tẩy xoá, bổ sung đều phải có xác nhận của người tiến hành và người tham gia tố tụng. Đối với các tài liệu, vật chứng nhỏ thì đưa chúng vào phong bì và coi như một trang của hồ sơ, ngoài bìa ghi tóm tắt nội dung, số lượng tài liệu. Đối với các vật chứng không thể đưa vào hồ sơ được phải ghi rõ vào biên bản và chụp ảnh để vào hồ sơ. Khi hồ sơ được chuyển sang Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án có trách nhiệm củng cố hồ sơ vụ án. Tất cả những vấn đề có liên quan đến vụ án đều được Viện kiểm sát giải quyết. Nếu đã có đủ căn cứ để truy tố thì Viện kiểm sát làm bản cáo trạng truy tố bị can trước Toà án. Trường hợp còn thiếu một số tài liệu, chứng cứ để truy tố nhũng hành vi đã nêu trong kết luận điều tra nhưng không cần trả hồ sơ điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát tự mình bổ sung tài liệu như hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, đố chất, củng cố hồ sơ cho hoàn thiện. Các tài liệu do Viện kiểm sát bổ sung được lập thành một tập riêng. Khi hồ sơ được chuyển sang Toà án, thì trách nhiệm củng cố hồ sơ thuộc về Thẩm phán được phân công Chủ toạ phiên toà. Tất cả các loại tài liệu, giấy tờ do Viện kiểm sát bổ sung, người tham gia tố tụng nộp cũng như các loại văn bản tố tụng hình thành trong giai đoạn xét xử như: các quyết định về việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung; quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án; biên bản nghị án, biên bản phiên toà; đơn kháng cáo; quyết định kháng nghị; thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị…đều phải được đưa vào hồ sơ vụ án thành một tập riêng. 5, Trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán thấy cần phải điều tra bổ xung để xác định thêm các tình tiết của vụ án mới có thể giải quyết được vụ án thì Thẩm phán làm quyết định trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ Sung. Theo Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây: - Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên toà được; - Khi có căn cứ để cho rằng bị can phạm một tội khác có đồng phạm khác; - Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra, điều kiện thực tế có thể xác minh làm rõ được không và chỉ trả hồ sơ khi thấy thiếu chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sung tại phiên Toà. 6, Việc giao nhận hồ sơ vụ án Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát cùng cấp. Khi giao nhận hồ sơ phải lập biên bản giao nhận hồ sơ có chữ ký của bên giao và bên nhận. Trước khi chuyển hồ sơ sang Toà án, Viện kiểm sát cần kiểm tra lại hồ sơ và vất chứng của vụ án, bảo đảm hồ sơ có đủ các tài liệu đã được liệt kê, đủ và đúng các tang vật của vụ án. Việc giao nhận hồ sơ giữa Viện kiểm sát và Toà án phải tiến hành trực tiếp. Cán bộ nhận hồ sơ phải đối chiếu tài liệu trong hồ sơ với bảng kê tài liệu, nếu đủ mới ký nhận, nếu không đủ thì chưa nhận. Khi nhận hồ sơ từ Viện kiểm sát chuyển sang, cán bộ nhận hồ sơ phải chú ý xem đã có biên bản về việc Viện kiểm sát giao bản cáo trạng cho bị can chưa. Đối với án chỉ có bị can tạm giam thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải gửi đến Toà án hồ sơ vụ án có biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can. Nếu chưa có biên bản này thì Toà án chưa nhận hồ sơ vụ án. Đối với vụ án vừa có bị can đang bị tạm giam, vừa có bị can tại ngoại, cung như vụ án chỉ có bị can tại ngoại, thì trong thời gian 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố, Viện kiểm sát gửi đến Toà án hồ sơ vụ án có biên bản giao cáo trạng cho bị can đang bị tạm giam, cũng như đang tại ngoại. Nếu Viện kiểm sát gặp khó khăn trong việc giao cáo trạng cho bị cáo đang bị tạm giam trong trại cải tạo, trại tạm giam ngoại tỉnh, bị can tại ngoại, thị Toà án vẫn nhận hồ sơ. Nhưng chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày gửi hồ sơ cho Toà án, Viện kiếm sát phải gửi đến Toà án biên bản về việc Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can. Hết thời hạn đó. Nếu Viện kiểm sát không gửi đến Toà án đủ các biên bản giao cáo trạng cho bị can thì Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát vì lý do chưa hoàn thành thủ tục tố tụng. Khi nhận hồ sơ hai bên giao nhận phải lập biên bản giao nhận. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận và lưu trong hồ sơ. Ngay sau khi nhận hồ sơ, Toà án phải vào sổ thụ lý và đóng dấu hoặc ghi ngày nhận hồ sơ vào bìa hồ sơ. Trong trường hợp Toà án trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung cung phải giao trực tiếp cho Viện kiểm sát. Khi Viện kiểm sát hoàn trả hồ sơ, Toà án thụ lý lại, vào sổ thụ lý và ghi sổ thụ lý, ngày thụ lý lại vào bìa hồ sơ. Nhưng theo Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi nhận và thụ lý hồ sơ vụ án Toà án khong phải gửi, nhận vật chứng mà vật chứng được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự. 7, Những tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự Các tài liệu trong hồ sơ vụ án khi Toà án cấp sơ thẩm thụ lý bao gồm: - Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can: + Tài liệu nguồn tin về tội phạm như: tố giác của công dân, tin bào của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, biên bản về việc người của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, biên bản về việc người phạm tội tự thú và các tài liệu xác minh của cơ quan điều tra về nguồn tin đó; + Quyết định khởi tố vụ án hình sự; + Quyết định khởi tố bị can; + Biên bản giao quyết định khởi tố bị can; + Quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can (nếu có); + Biên bản giao quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can (nếu có); + Quyết định chuyển vụ án (nếu có); - Các văn bản thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn: + Biên bản bắt người phạm tội quả tang; + Lệnh tạm giữ; + Lệnh gia hạn thạm giữ (lần 1, lần 2); + Công văn xin phê chuẩn lệnh bắt; + Lệnh bắt (có phê chuẩn của Viện kiểm sát); + Biên bản bắt; + Thông báo về việc bắt; + Công văn xin phê chuẩn lệnh tạm giam; + Lệnh tạm giam (có phê chuẩn của Viện kiểm sát) + Thông báo về việc tạm giam; + Công văn xin gia hạn tạm giam; + Lệnh gia hạn tạm giam; + Biên bản xác minh bị can trốn; + Quyết định truy nã; + Biên bản bắt người người có quyết định truy nã; + Lệnh đình nã; + Công văn xin huỷ bỏ biện pháp tạm giam; + Quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam; + Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. - Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai của người tham gia tố tụng: + Lệnh khám xét; + Biên bản khám xét; + Biên bản thu giữ vất chứng; + Biên bản bàn giao vất chứng; + Lệnh kê biên tài sản; + Biên bản kê biên tài sản; + Biên bản niêm phong, mở niêm phong đồ vất; + Biên bản mở niêm phong lấy mẫu giám định; + Biên bản bàn giao mẫu giám định; + Thông báo kết quả giám định; + Quyết định trả tài sản; + Biên bản trao tài sản; + Biên bản khám hiện nghiệm trường; + Sơ đồ hiện trường; + Bản ành hiện trường; + Biên bản nhận dạng; + Biên bản thực nghiệm điều tra. - Biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng: + Biên bản hỏi cung bị can; + Biên bản đối chất; + Biên bản ghi lời khai người bị hại; + Biên bản ghi lời khai nguyên đơn dân sự; + Biên bản ghi lời khai bị đơn dân sự; + Biên bản ghi lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; + Biên bản ghi lời khai người làm chứng; + Biên bản ghi lời khai người đại diện hợp pháp của bị can, người bị hại (nếu có); + Các tài liệu giấy tờ khác. - Tài liệu về nhân thân bị can: + Lý lịch bị can do địa phương hoặc cơ quan nơi bị can công tác cung cấp; + Thông báo kết quả tra cứu (danh chỉ bản bị can); + Trích sao án hình sự (nếu có án tích chưa được xoá án và giấy ra trại cải tạo); + Bản sao giấy khai sinh hoặc tài liệu xác minh tuổi của bị can là người chưa thành niên; + Đối với phụ nữ đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng phải có giấy khai sinh của đứa trẻ, nếu có thai phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế. - Tài liệu về nhân thân người bị hại: + Đối với người chưa thành niên phải có giấy khai sinh hoặc các tài liệu chứng minh về tuổi của người bị hại; + Đối với phụ nữ có thai phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế - Các tài liệu về đình chỉ, tạm định chỉ điều tra; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án: + Quyết định trưng cầu giám định pháp y; + Thông báo kết quả giám định pháp y; + Quyết định truy nã; + Tài liệu của cơ sở chữa bệnh cho bị can; + Quyết định tạm đình chỉ (trường hợp bị can trốn hoặc bị bắt buộc chữa bệnh); + Quyết định tách vụ án (trượng hợp bị can bỏ trốn trong quá trình điều tra); + Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; + Quyết định phục hồi điều tra trong trường hợp có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra. - Tài liệu kết thúc điều tra: + Biên bản kết luận điều tra vụ án; + Biên bản giao bản kết luận điều tra cho bị can; + Biên bản thông báo kết quả điều tra cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; + Thống kê tài liệu trong hồ sơ; + Biên bản giao nhận hồ sơ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát; - Tài liệu truy tố: + Bản cáo trạng của Viện kiểm sát + Biên bản giao nhận cáo trạng; + Những tài liệu bổ sung của Viện kiểm sát sau khi kết thúc điều tra; + Biên bản giao nhận hồ sơ giữa Viện kiểm sát và Toà án. - Tài liệu bổ sung khi hồ sơ đã chuyển sang Toà án: + Tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự do cơ quan điều tra sắp xếp, đánh số bút lục. Thẩm phán không sắp xếp, đánh số bút lục lại, chỉ đánh số vào các tài liệu mới bổ sung. Các tài liệu của Toà án được đánh số thứ tự tiếp theo số thư tự các tài liệu của Viện kiếm sát. Các tài liệu của Toà án cấp trên khi huỷ án để điều tra lại hoặc xét xử lại (nếu có) bao gồm toàn bộ hồ sơ đã xét xử sơ thẩm và các tài liệu phát sinh sau khi xét xử như kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại bản án, biên bản phiên toà của cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Đối với các vụ án đồng phạm, những tài liệu ở nhóm Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can và nhóm Các tài liệu về kết thúc điều tra được cơ quan điều tra giữ nguyên, còn lại trong mỗi phần, tài liệu được sắp xếp theo vị trí của bị can trong vụ án. Những bị can giữ vị trí quan trọng được xếp trước, ít quan trọng xếp sau. Sau khi hoàn chỉnh việc sắp xếp tài liệu trong hồ sơ, cơ quan điều tra đánh số trang của hồ sơ. Mỗi mặt tài liệu, văn bản có chữ đều được coi là một trang của hồ sơ. PHẦN III: KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN I.Thực trạng về các tài liệu trong Hồ sơ Trong thực tế không phải hồ sơ vụ án nào cũng đầy đủ các tài liệu liệt kê trên đây vì có vụ án đơn giản, có vụ án phức tạp tức là phụ thuộc vào tính chất nội dụng vụ án. Ví dụ trong vụ án không có bị can là người chưa thành niên thì không cần có giấy khai sinh, không cần có người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo. Hoặc trường hợp người phạm tội bị bắt do phạm tội quả tang thì không cần có lệnh bắt của người có thẩm quyển, chỉ có lệnh tạm giữ, gia hạn tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, các tại liệu khi đã được đưa vào hồ sư vụ án hình sự luôn phải đảm bảo tính hợp pháp và có căn cứ pháp luật cả về hình thức và nội dung. Các tài liệu hồ sơ vụ án được cơ quan điều tra tập hợp, phân loại, sắp xếp theo một thứ tự hợp lý trước khi chuyển sang Viện kiểm sát. Các tài liệu được chia thành từng nhóm nhỏ, lấy thời gian thu thập làm căn cứ sắp xếp thưo thứ tự: lập ra trước để lên trên, lập ra sau để xuống dưới. Tài liệu được sắp xếp thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Các tài liệu về khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nhóm 2: Các tài liệu về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; Nhóm 3: Các tài liệu về kết quả điều tra không phụ thuộc lời khai của người tham gia tố tụng; Riêng vật chứng và các tài liệu có dấu hiệu vật chứng thì được để thành một tập riêng. Nhóm 4: Các biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng; Nhóm 5: Các tài liệu về nhân thân bị can; Nhóm 6: Các tài liệu về kết thúc điều tra. II. Thực trạng về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung. Trong năm 2005, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 110 hồ sơ trên tổng số 816 hồ sơ đã thụ lý chiếm 13,4%. Trong đó, lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung vì: + Bổ sung chứng cứ là 60 hồ sơ chiếm 54,5% + Phát sinh tình tiết mới tại phiên Toà là 34 hồ sơ chiếm 31% + Giám định tâm thần là 10 hồ sơ chiếm 9% + Các lý do khác là 6 hồ sơ chiếm 4,5% Không có hồ sơ nào bị trả để điều tra bổ sung vì lý do phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong năm 2006, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 90 hồ sơ trên tổng số 755 hồ sơ đã thụ lý chiếm 12%. Số lượng hồ sơ bị trả để điều tra bổ sung đã giảm cả về số lượng và tỷ lệ % trên tổng số hồ sơ thụ lý Trong đó, lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung vì: Bổ sung chứng cứ là 45 hồ sơ chiếm 50% Phát sinh tình tiết mới tại phiên Toà là 24 hồ sơ chiếm 27% Giám định tâm thầm 11 hồ sơ chiếm 13% Các lý do khác là 10 hồ sơ chiếm 11% Không có hồ sơ nào bị trả để điều tra bổ sung vì lý do phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Có thể thấy việc thống kê các lý do trả hồ sơ điều tra bổ sung tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội cụ thể và chi tiết hơn so với các quy định tại điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. PHẦN IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I, Nhận xét Như vậy, qua các số liệu đã phân tích ở trên ta thấy các tài liệu, văn bản trong hồ sơ vụ án hình sự luôn đảm bảo tính hợp pháp và có căn cứ pháp luật cả về hình thức và nội dung. Tuy nhiên không tránh khỏi một số tồn tại như: chưa chú trọng đến việc đảm bảo các chứng cứ về mặt dân sự trong vụ án hình sư. Việc xác định địa chỉ của người bị hại, người liên quan nhiều chỗ không rõ ràng dẫn đến các khó khăn nhất định trong việc gọi bị hại, người liên quan ra phiên Toà hay tống đạt các quyết định của Toà án cho họ từ đó ảnh hưởng tới việc hoàn thiện hồ sơ để lưu văn phong hay hoàn thiện hồ sơ để chuyển hồ sơ có kháng cáo, kháng nghị. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ xung của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội liên tục giảm trong năm 2006 và 2007. Số lượng hồ sơ vụ án hình sự bị trả để điều tra bổ sung đã giảm từ 110 hồ sơ xuống 90 hồ sơ. Lý do chủ yếu của việc trả lại hồ sơ là cần bổ sung chứng cứ, lý do này luôn chiếm tỷ lệ rất cao từ 50% trở lên trên tổng số hồ sơ bị trả để điều tra bổ sung và không có Hồ sơ nào bị trả vì lý do phát hiện vi phạm nghiêm trọng về tố tung. Qua đó, cho thấy hồ sơ vụ án hình sự ngày càng được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên số lượng hồ sơ bị trả lại vẫn còn khá lớn, trong năm 2007 là 90 hồ sơ chiếm 12% tổng số hồ sơ thụ lý là do các nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan suất phát từ sự sai sot trong khi làm việc của các cơ quan tư pháp khác như: trong quá trình điều tra chưa sâu, chưa đầy đủ không bổ sung kịp thời . Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp có lúc, có việc còn hạn chế thiếu kiên quyết do vậy mà có nhiều vi phạm đã bỏ qua hoặc không phát hiện. Ngoài ra còn các nguyên nhân khách quan khác như có các tình tiết mới phát sinh tại phiên Toà, hay Toà án phải ra quyết định trả hồ sơ để giám định tâm thần đối với bị cáo II, Kiến Nghị Trong thời gian thực tập, qua quá trình tìm hiểu thực tế, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, sách vở, báo chí có liên quan đến hồ sơ vụ án hình sự cũng như tham khảo ý kiến của các cán bộ đã công tác nhiều năm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, em mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị của mình đối với vấn đề “ Hồ sơ vụ án hình sự”. Những kiến nghị của em bao gồm những vấn đề cơ bản sau: Để ngày càng hoàn thiện hồ sơ vụ án hình sụ đồng thời giảm thiểu số hồ sơ bị trả lại để điều tra bổ sung cần thực một số công tác sau: Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các quy định của pháp luật liên quan. Tiếp tục đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhất là kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng nói chung và những người có trách nhiệm trong việc lập hồ sơ vụ án hình sự từ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bằng việc tăng cường các đợt tập huấn về chuyên môn, tạo điều kiện cho họ được học thêm, tỉm hiểu thêm về những kiến thức chuyên ngàng Thường xuyên tổ chức công tác rút kinh nghiệm thông qua các hồ sơ vụ án cụ thể để tìm ra các biện pháp khắc phục và hoàn thiện hồ sơ Toà án nhân dân thành phố Hà Nội phải tăng cường hơn nữa sự phố hợp chặt chẽ với các ngành công an, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố xét xử Đây là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, thời gian giành cho việc thực hiện chuyên đề là không nhiều, việc thu thập tài liệu, thông tin còn hết sức hạn chế, thêm vào đó khả năng còn có hạn cho nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu xót và sai lầm. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn. Đề việc học tập, nghiên cứu của em sau này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docho_so_an_hinh_su_2961.doc
Luận văn liên quan