Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG 9 1.1. Khái quát về Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng 9 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 9 1.1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh 10 1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 12 1.2. Khái quát về họat động đầu tư của Công ty 15 1.2.1. Năng lực tài chính 15 1.2.2. Lĩnh vực đầu tư 17 1.2.3. Tổ chức thực hiện công tác đầu tư 17 1.3. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư của Công ty 19 1.3.1. Giai đoạn trước khi cổ phần( từ khi thành lập đến 24/04/2006) 19 1.3.2. Giai đoạn sau khi chuyển thành Công ty cổ phần( từ 24/04/2006 đến cuối năm 2007) 21 1.4. Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Công ty 22 1.4.1. Quy trình lập dự án tại Công ty 22 1.4.1.1. Nghiên cứu tìm kiếm cơ hội đầu tư 22 1.4.1.2. Nghiên cứu tiền khả thi 24 1.4.1.3. Nghiên cứu khả thi 24 1.4.2. Các nội dung phân tích trong quá trình lập dự án 29 1.4.2.1. Xác định mục tiêu 29 1.4.2.2. Phân tích thị trường (cung cầu) đối với sản phẩm của dự án 30 1.4.2.3. Năng lực (công suất) 34 1.4.2.4. Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật 35 1.4.2.5. Công nghệ và tổ chức sản xuất 36 1.4.2.6. Quy hoạch lãnh thổ 40 1.4.2.7. Phương án xây dựng 44 1.4.2.8. Lao động 47 1.4.2.9. Cung ứng vật tư 49 1.4.2.10. Tiêu thụ sản phẩm 50 1.4.2.11. Đầu tư tiếp theo (cho các công trình liên quan) 51 1.4.2.12. Thực hiện đầu tư 52 1.4.3. Tổ chức thực hiện công tác lập dự án tại Công ty 55 1.5. Ví dụ minh họa: dự án nâng cao năng lực vận chuyển của Đoàn vận tải. 58 1.5.1. Quy trình thực hiện dự án 58 1.5.2. Nội dung dự án nâng cao năng lực vận chuyển Đoàn vận tải 59 1.5.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư 59 1.5.2.2. Phân tích kĩ thuật 61 1.5.2.3. Giải pháp thực hiện 63 1.5.2.4. Phương án khai thác và sử dụng lao động 64 1.5.2.5.Phân tích tài chính 66 1.5.3. Đánh giá công tác lập dự án Nâng cao năng lực vận chuyển của Đoàn vận tải 66 1.5.3.1. Về quy trình lập dự án 66 1.5.3.2. Về nội dung lập dự án 66 1.6. Đánh giá công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng 69 1.6.1. Vai trò của công tác lập dự án đối với hoạt động đầu tư của Công ty 69 1.6.2. Những kết quả đạt được 70 1.6.3. Những hạn chế cần khắc phục 72 CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG 76 2.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 - 2010 của Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng 76 2.2. Một số giải pháp để hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng 80 2.2.1. Giải pháp về nhận thức 81 2.2.2.Giải pháp hoàn thiện nội dung lập dự án 83 2.2.3. Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng và phân tích tài chính dự án 93 2.2.4.Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện lập dự án 95 2.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực. 97 2.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ 103 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106 NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP 108 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 109 PHỤ LỤC 1: Bảng Tổng mức chi phí cho từng hạng mục theo khối lượng thiết kế sơ bộ Dự án Nhà điều hành Chi nhánh Hoàng Mai 110 PHỤ LỤC 2: Các bảng tính chỉ tiêu hiệu quả của dự án Nâng cao năng lực vận chuyển của Đoàn vận tải. 111

docx112 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mà còn về nhiều mặt quan trọng khác. 2.2.2.Giải pháp hoàn thiện nội dung lập dự án Quan tâm hơn nữa đến nghiên cứu khía cạnh thị trường Trên thực tế cho thấy, công tác nghiên cứu thị trường là một khâu rất quan trọng để có cơ sở vững chắc, đảm bảo tính khả thi của dự án. Hiện nay, do trong lĩnh vực vận tải đường sông, nhu cầu đang rất cao, cung không đủ cầu, còn trong lĩnh vực kinh doanh than thì Công ty là đơn vị duy nhất cung cấp 100% than cho nhiều nhà máy xi măng lớn như Hoàng Thạch, Hà Tiên… do đó Công ty chưa quan tâm tới việc nghiên cứu thị trường cũng như công tác marketing. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng nhiều, hoạt động đa dạng trên tất cả các ngành nghề kinh doanh, không thể bằng cảm tính để nhận định tiềm năng của thị trường vận tải sông mà phải có những hoạt động điều tra thị trường cẩn thận, hợp lý. Ngoài ra, hiện nay Công ty đang từng bước tiến hành mở rộng phạm vi ngành nghề kinh doanh với các lĩnh vực: vận tải đường biển, bất động sản. Đây là các lĩnh vực không đễ dàng đối với các doanh nghiệp mới. Hiện tại, Công ty với các dự án trên đều phải thực hiện thuê tư vấn bên ngoài cho cả công tác lập dự án và công tác quản lý dự án. Vì vậy, hiện nay, một nhu cầu được đặt ra là công tác nghiên cứu thị trường tại Công ty cần được hoàn thiện để có thể đảm bảo cung cấp số liệu chính xác về tình hình thị trường, khả năng gia nhập của Công ty cũng như đối thủ cạnh tranh... giúp đưa thêm các thông tin chinh xác cho hoạt động lập dự án của phòng đầu tư. Các biện pháp có thể thực hiện như thành lập phòng Marketing và nghiên cứu thị trường hoặc nếu trong điều kiện chưa thể thành lập ngay thì có thể lập một nhóm nghiên cứu thị trường riêng biệt trực thuộc phòng đàu tư hoặc phòng kế hoạch rồi tiến lên thành lập phòng sau. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội Trong thời gian trước đây, tại nước ta nói chung và tại Công ty nói riêng, việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội khi tiến hành lập dự án chưa có được sự quan tâm đúng mức. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội chính là việc đánh giá so sánh giữa những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và xã hội nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước. Đây là một nội dung phân tích khá quan trọng, là cơ sở để nhà đầu tư, trong trường hợp này là Công ty có cơ sở để thuyết phục các cơ quan chức năng cũng như các nhà tài trợ vốn, các bên có liên quan để dự án có thể được chấp thuận đưa vào thực hiện. Việc phân tích này có thể được thực hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu: NVA, NPVE, B/CE, các chỉ tiêu tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án như tác động đến phân phối thu nhập, tạo công ăn việc làm cho xã hội và tác động đến môi trường sinh thái. Về chỉ tiêu giá trị gia tăng: giá trị gia tăng gồm 2 bộ phận chính là phần lương được trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phần thặng dư xã hội bao gồm các loại thuế mà doanh nghiệp phải trả cho việc thực hiện dự án, lãi suất phải trả cho các cơ quan tài chính, lợi nhuận dự án đem lại cho doanh nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ, quỹ phát triển của doanh nghiệp… Giá trị gia tăng thực NVA được xác định bằng giá trị gia tăng chung trừ đi phần giá trị gia tăng chuyển ra ngoài như lương, lợi tức cổ phần… Đây là phần đóng góp thực của dự án với nền kinh tế quốc dân. Về giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVE, chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi ích thuần của cả đời dự án trên góc độ toàn nền kinh tế quy về gốc thời gian hiện tại. Dự án sẽ được chấp thuận nếu NPVE > 0, khi đó tổng thu kinh tế của cả đời dự án lớn hơn tổng chi của cả đời dự án quy về hiện tại, ngược lại nếu NPVE < 0 thì dự án sẽ bị bác bỏ hoặc điều chỉnh lại trên góc độ lợi ích của toàn nền kinh tế. Công thức tính : NPVE=i=0nBEi-CEi(1+rs)i Trong đó: BEi: Lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. CEi: Chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là khoản chi của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục coi là chi và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. rs: Tỷ suất chiết khấu xã hội. Về chỉ tiêu tỷ số lợi ích – chi phí kinh tế B/CE, chỉ tiêu này đựơc sử dụng trong đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Nếu tổng thu của dự án quy về mặt bằng thời gian hiện tại lớn hơn tổng chi dự án quy về mặt bằng hiện tại tức là B/C E >1 thì dự án được chấp nhận, và ngược lại khi B/CE <1 thì dự án có thể bị bác bỏ hoặc điều chỉnh lại. Chỉ tiêu này được tính như sau: B/CE=i=0nBEI(1+rS)Ii=0nCEI(1+rS)I Trong đó: BEi: Lợi ích kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là các khoản thu của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục được coi là thu và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. CEi: Chi phí kinh tế của dự án tại năm thứ i của đời dự án. Đây chính là khoản chi của dự án sau khi đã có những điều chỉnh về nội dung các khoản mục coi là chi và về giá cả theo yêu cầu của phân tích kinh tế. rs: Tỷ suất chiết khấu xã hội. Về tác động tạo công ăn việc làm : Để đánh giá hiệu quả về tạo công ăn việc làm của dự án cần sử dụng 2 chỉ tiêu, chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối là chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu tương đối là chỉ tiêu số lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá vốn đầu tư. Về tác động đến phân phối thu nhập: Mỗi dự án đầu tư ra đời sẽ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân thông qua giá trị gia tăng của mình và giá trị gia tăng của các dự án có liên quan. Phần giá trị gia tăng này được phân bố cho các nhóm đối tượng khác nhau như những người làm công ăn lương, những người hưởng lợi nhuận, Nhà nước, các quỹ dự trữ và phát triển của doanh nghiệp. Chính việc phân phối này tạo nên những ảnh hưởng của dự án đối với các mối quan hệ về thu nhập trong xã hội và từ đó tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ 2 dự án mỗi năm tạo ra cùng một lượng giá trị gia tăng nhưng sẽ tạo ra những ảnh hưởng khác nhau nếu việc phân phối giá trị gia tăng của 2 dự án khác nhau. Như vậy, cơ cấu phân phối giá trị gia tăng của dự án là yếu tố đóng vai trò quyết định đến tác động phân phối thu nhập. Cơ cấu này được thể hiện qua 2 loại chỉ tiêu: chỉ tiêu tuyệt đối được xác định bằng phần giá trị gia tăng phân phối hàng năm cho các đối tượng khác nhau, chỉ tiêu tương đối được xác định bằng tỷ trọng giá trị gia tăng phân phối hang năm cho từng nhóm đối tượng trên tổng giá trị gia tăng thực hàng năm. Về tác động của dự án đến môi trường sinh thái có thể xem xét trên 2 mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Những ảnh hưởng tích cực có thể kể đến là : tạo thêm nguồn nước sạch cho người và sinh vật, tạo thêm cây xanh làm dịu mát và trong sạch không khí, cải thiện điều kiện vệ sinh y tế, làm đẹp thêm cảnh quan, tôn tạo vẻ đẹp của thiên nhiên. Những ảnh hưởng tiêu cực có thể gây ra là : Làm thay đổi điều kiện sinh thái, mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Đây là trường hợp hay gặp nhất, đặc biệt là với các dự án công nghiệp : làm bẩn, nhiễm độc không khí, các nguồn nước nhất là nước mặt đất, gây ồn ào cho các khu vực dân cư. Mức độ ô nhiễm môi trừơng được đánh giá bằng các thiết bị đo riêng cho từng loại. Các chỉ tiêu quy định cho phép về độ ô nhiễm đã được Nhà nước ban hành. Những dự án nào vi phạm các quy định này sẽ bị loại bỏ. Trong khi lập dự án, cần phải xem xét đến mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục và chi phí cần thiết cho việc bảo vệ môi trường. Hiện nay, khi các vấn đề về môi trường cũng như lợi ích xã hội được xã hội đặc biệt coi trọng, các dự án không phù hợp, không có hiệu quả kinh tế xã hội tuy mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế cũng dễ dàng bị bỏ qua hoặc trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn. Dự án dây chuyền sấy công nghiệp tro bay Phả Lại là một ví dụ điển hình. Vì vậy, trong thời gian tới, các dự án của Công ty nên xem xét một cách nghiêm túc tới việc phân tích hiệu quả kinh tế xã hội nhằm đảm bảo tính khả thi trên thực tế. Cụ thể là không được xem nhẹ hay bỏ qua nội dung phân tích hiệu quả kinh tế xã hội trong các nội dung của lập dự án. Các lợi ích kinh tế xã hội có thể là lợi ích định lượng được như mức gia tăng sản phẩm, mức tăng thu nhập quốc dân, sử dụng lao động, tăng thu ngân sách… cũng có thể không định lượng được như sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, những lĩnh vực ưu tiên… Chính vì vậy, việc tính toán đo lường các chỉ tiêu lợi ích kinh tế xã hội phải có phương pháp luận đúng đắn với những thông số được lựa chọn hợp lý, đảm bảo độ tin cậy cao, tránh sai sót có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để có thể có được sự ủng hộ của các bộ ban ngành cũng như địa phương nơi dự án được thực hiện, các chỉ tiêu về mức tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ, phân phối thu nhập và lượng công ăn việc làm mới được tạo ra sau khi dự án được hoàn thành cũng là những vấn đề cần quan tâm. Cán bộ lập dự án nên quan tâm phân tích một cách kỹ lưỡng hơn về lượng việc làm tăng thêm, lấy từ nguồn nào, có thể lấy từ nguồn lao động tại địa phương hay không. Đây chính là một yếu tố có thể đưa ra để tranh thủ sự ủng hộ của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của dự án, thậm chí đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân dự án. Phân tích độ nhạy của dự án Phương pháp phân tích độ nhạy thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn trong giai đoạn từng bước hoàn thiện, tốc độ phát triển nhanh, mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, việc phân tích độ nhạy là vấn đề không thể bỏ qua trong côn tác lập và thẩm định dự án. Hiện nay, các dự án của Công ty thường là các dự án không mới, đã có nhiều dự án được lập trước đó và Công ty đã có những hiểu biết nhất định như các dự án đóng sà lan vận chuyển đường sông, dự án xây dựng nhà làm việc... nên Công ty thường bỏ qua nội dung này. Tuy nhiên, với các dự án mới, có quy mô khá lớn mà Công ty đang thực hiện như dự án xây dựng tòa nhà COMATCE tại Nhân Chính Công ty cần có thêm nội dung phân tích độ nhạy để dự án có tính thuyết phục hơn. Phân tích độ nhạy là việc xem xét các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét sự nhạy cảm của dự án với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu qủa của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ nhạy giúp cho chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm nhất với yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lí chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, phân tích độ nhạy còn cho phép lựa chọn được những dự án có tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Việc phân tích độ nhạy sẽ mang lại cho dự án tính vững chắc, tăng tính khả thi và giúp cho Công ty có được sự chủ động trong việc tiến hành thực hiện dự án, đặc biệt trong điều kiện các yếu tố cấu thành nên dự án có sự biến động. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời điểm nền kinh tế nước ta dang có những biến động khá bất thường và quá trình hội nhập diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của các nội dung lập dự án Thực tế, khi thẩm định đánh giá chất lượng của một dự án, trong nhiều trường hợp người ta quên không xem xét đến độ tin cậy của dự án. Một dự án được lập ra nếu thiếu tính tin cậy thì chỉ là một dự án giấy, không thể áp dụng trong thực tế. Trong nhiều năm trước đổi mới, và ngay cả hiện tại, tính tin cậy của các dự án là một tồn tại lớn trong khâu lập, xem xét, phê duyệt dự án. Trong thời kỳ bao cấp, nhiều dự án được lập chỉ nhằm để sử dụng nguồn vốn đang dư thừa của các Công ty cũng như cùa xã hội, với các nguồn vốn tín dụng được cấp một cách khá thoải mái trong thời gian này khiến cho độ tin cậy, tính thực tế của các dự án này không cao. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các tổng Công ty lớn của nhà nước, nguồn vốn tín dụng chi định rất thông thoáng khiến các dự án chỉ khả thi trên giấy ngày càng nhiều hơn. Nếu chỉ xem xét về mặt phương pháp luận thì nội dung của dự án được trình bày rất khoa học, kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế cho thấy đều rất khả thi, rất hợp lý trên lý thuyết. Thế nhưng, khi dự án được thực hiện xong, khi đưa vào khai thác đều cho kết quả không như mong muốn, nếu không muốn nói là trái ngược hẳn với các con số lợi nhuận lớn trên lý thuyết và tất yếu dẫn đến một kết cục thua lỗ, phá sản. Có thể lấy dự án đầu tư nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp MDF đã thực hiện ở Tổng Công ty xây dựng miền Trung (COSEVCO) – Bộ Xây dựng để làm ví dụ minh hoạ. Dự án nhà máy sản xuất gỗ này của COSEVCO đang là vấn đề được đem ra thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Ngoài các yếu tố về tham ô vốn nhà nước, các sai phạm trong quá trình tiến hành dầu tư dự án, một trong những nguyên nhân làm nên sự thất bại của dự án, làm COSEVCO lỗ đến trên 450 tỷ đồng là do các tính không thực tế, độ tin cậy của dự án không cao, lựa chọn địa điểm cũng như thông số kỹ thuật không chính xác. Khi dự án được lập ra, các con số phản ánh lợi nhuận mang lại của dự án là rất lớn, tuy nhiên, khi đưa vào sản xuất, sản phẩm sản xuất ra ít, ô nhiễm môi trường... kèm theo những khoản lỗ khổng lồ là minh chứng cho độ tin cậy rất thấp của dự án. Các dự án như trên không phải hiếm, có các dự án ở cấp Nhà nước, cấp bộ, cũng có những dự án chỉ là các dự án nhỏ trong doanh nghiệp, có thể thiệt hại không lớn nhưng cũng là một vấn đề cần được giải quyết nhằm nâng cao tính khả thi của dự án. Các dự án trên là những dự án không có đủ độ tin cậy,cũng có nghĩa là dự án không có chất lượng. Vậy nhưng các dự án trên vẫn được phê duyệt khá nhiều trên thực tế. Trước hết, phải nói rằng, để bảo đảm dự án có độ tin cậy cao toàn bộ dữ liệu đầu vào cần phải được cập nhật mới nhất và phải được xử lý, phải được thẩm tra kỹ bằng nhiều nguồn, nhiều kênh. Không được xem nhẹ bất kỳ một dữ liệu nào, dù chỉ là phụ. Chỉ khi nào thông tin đã đủ độ tin cậy mới sử dụng làm căn cứ để lập dự án. Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, khi tiến hành thu thập các thông tin, phân tích các dữ liệu nhằm lập ra một dự án, không thể chỉ nghiên cứu các thông tin trong nước mà còn phải nghiên cứu các thông tin mới nhất trên thế giới. Chỉ có vậy mới có thể đảm bảo tính tin cậy cho các dự án được lập ra. Hiện nay, Công ty mới chỉ nghiên cứu các dự án bằng các thông tin chung, các dự án chỉ đưa ra các thông tin chưa chi tiết, không có kiểm chứng cũng như chưa có liên hệ với các thông tin tại nước ngoài. Tuy với tính chất hoạt động của Công ty chủ yếu là nội địa, các đối thủ cạnh tranh toàn bộ là các doanh nghiệp trong nước nhưng nếu doanh nghiệp chú ý hơn đến các thông tin chính xác cũng như thông tin về công nghệ tiên tiến trên thế giới trong việc lập dự án thì tính cạnh tranh, khả năng đề kháng với sự tham gia mới của các đối thủ mạnh (có thể bao gồm các Công ty nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới) sẽ cao hơn. Mặt khác, từ kinh nghiệm của Công ty, những căn cứ pháp lý để lập dự án cũng cần được xem xét một cách đầy đủ có hệ thống, bao gồm các văn bản pháp lý của Nhà nước của ngành và nhất là của địa phương. Những dự án đầu tư có liên quan đến việc sử dụng đất đai lại càng phải quan tâm đến vấn đề này. Thực tế cho thấy, thời gian hoàn tất xong các thủ tục pháp lý về đất đai chiếm một lượng thời gian đáng kể trong toàn bộ thời gian chuẩn bị đầu tư. Nhiều khi thời gian này bằng 1/3 thậm trí bằng 1/2 thời gian thi công. Không hiếm các trường hợp dự án khả thi, lợi nhuận tạo ra lớn nhưng do những vướng mắc trong các công tác chuẩn bị mặt bằng thi công dẫn đến khi thực hiện xong dự án, doanh nghiệp quyết toán lỗ. Trong điều kiện hiện nay khi nhà đất đang là một vấn đề nóng bỏng của xã hội, giá đất đền bù đa phần chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân, đặc biệt là tại các khu đô thị lớn dẫn đến công tác giải tỏa mặt bằng cho thi công kéo dài, gây nhiều khó khăn cho việc hoàn thành dự án. Đây là một yếu tố cần dự tính để xem xét kỹ khi lập kế hoạch thời gian cho dự án cũng như tổng chi phí của dự án, tránh lập những dự án chỉ có hiệu quả trên giấy. Nếu không, kế hoạch thực hiện dự án sẽ bị phá vỡ, công tác lập dự án không thể coi là có hiệu quả. Ngoài ra, các dữ liệu tương lai cũng cần có phương pháp dự báo chuẩn xác có đủ độ tin cậy. Có rất nhiều dự án được lập ra nhưng không tính đến sự biến động về giá thành nguyên, nhiên, vật liệu, giá nhân công cũng như các yếu tố đầu vào khác khiến chi phí thực hiện tăng cao, hiệu quả dự án giảm đi đáng kể. Điều này trong hiện tại đang được thể hiện rất rõ ràng. Vào thời điểm tháng 11 năm 2007, một sà lan trung bình được đóng mới chỉ có chi phí là 1,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, một sà lan tương tự có chi phí lên tới 2,4 tỷ đồng. Trong 4 tháng, giá thành một sà lan đã tăng 33%. Các dự án trong ngành xây dựng cũng đang bị đội giá thành lên rất nhiều khi giá thành các loại nguyên liệu đầu vào tăng từ 30% (như sắt, thép) đến 200% (như gạch) là chi phí các dự án đội lên không ngừng. Vì vậy, việc dự đoán trước tình hình biến động của giá thành các nguyên liệu đầu vào cũng như giá trị sản phẩm đầu ra là rất quan trọng. Chi phí vốn của các nguồn vốn cho dự án cũng là một yếu tố cần xem xét. Hiện nay, các dự án của Công ty chỉ tính chi phí vốn ở mức khái quát, chưa có sự nghiên cứu cụ thể, mức chi phí vốn, đặc biệt là với vốn vay ngân hàng chưa có sự cập nhật. Hiện nay, khi thị trường ngân hàng có sự cạnh tranh khốc liệt, lãi suất lên xuống theo cung – cầu, theo sự biến động của tình hình kinh tế và đang ở mức cao thì việc cập nhật cơ sở chi phí vốn phải được quan tâm, tránh tình trạng quá xa rời thực tế, giảm tính chính xác của dự án. Một yếu tố tương lai cần xác định nữa là các chính sách, định hướng phát triển của nhà nước, địa phương liên quan mật thiết đến dự án đang được lập. Xác định chính xác các yếu tố này sẽ đảm bảo tính khả thi cao của các dự án trong thực tế. 2.2.3. Giải pháp hoàn thiện phương pháp xây dựng và phân tích tài chính dự án Phương pháp xây dựng và phân tích phương án tài chính của dự án trong nền kinh tế thị trường phải tiếp cận được với các kiến thức tài chính hiện đại. Cần phải nhận thức rằng xây dựng và phân tích tài chính của một dự án là một quá trình phân tích tổng hợp giữa phương án kỹ thuật với phương án tài chính của dự án. Khi xây dựng phương án tài chính, bao giờ cũng phải dựa trên phương án kỹ thuật dự kiến sẽ chọn, nhưng cuối cùng để xác định quy mô đầu tư như thế nào lại chính do phương án tài chính quyết định. Phương án tài chính tập trung giải quyết, đưa ra phương án cho nhiều vấn đề nhỏ như tổng mức đầu tư của dự án như thế nào? (quy mô), vốn để thực hiện dự án ở đâu ra? (nguồn vốn), dòng tiền như thế nào?... Tổng mức đầu tư hay quy mô tài chính của dự án như thế nào quyết định đến khả năng thực hiện dự án của chủ đầu tư. Quy mô tài chính quá lớn sẽ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn đê thực hiện dự án cũng như khả năng quản lý tài chính dự án. Đối với CTCP Vật tư vận tải xi măng, là một Công ty nhà nước mới cổ phần hóa vào năm 2006, cần thích ứng với cơ chế thị trường, khi các doanh nghiệp đều phải tự chủ về vốn, không có sự bao cấp của nhà nước. Trước đây, khi có cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện các dự án có yêu cầu về năng lực vốn, năng lực quản lý vượt quá khả năng của mình do có Nhà nước đứng đằng sau hỗ trợ hoặc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Nhưng hiện nay với cơ chế thị trường, khi tiến hành lập các dự án, doanh nghiệp phải chú ý đến năng lực thực tế của mình, trước hết là khả năng kêu gọi nguồn vốn. Một dự án phải có tính khả thi cao, năng lực của doanh nghiệp phải đủ mạnh, có sự tin cậy cao thì mới có khả năng huy động được đủ nguồn vốn phục vụ cho dự án. Hơn nữa, trong cơ chế thị trường, khi Công ty đã phải hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về vốn đầu tư, các khoản lãi lỗ của dự án thì việc quản lý vốn đầu tư cho dự án một cách chắc chắn, an toàn, phù hợp với tiến độ dự án... cũng là một yêu cầu bắt buộc. Trước, trong khi tiến hành lập dự án, Công ty phải chú ý đến sự phù hợp giữa khả năng quản lý tài chính của Cồng ty và quy mô của dự án. Một vấn đề mấu chốt nữa ở đây chính là nguồn vốn cho dự án được huy động ra sao, chi phí vốn như thế nào và có cơ cấu như thế nào để dự án đem lại hiệu quả cao nhất. Câu trả lời cho câu hỏi này phải được trả lời trong dự án. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiến hành nâng cao năng lực của mình, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh nhằm nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, nhu cầu nguồn vốn của các doanh nghiệp đều rất lớn. Vì vậy nguồn vốn huy động cho các dự án của Công ty phải được tính toán rất chính xác về cả nguồn và cơ cấu vốn. Việc tính toán chính xác các yếu tố này nhằm đảm bảo cho sự chính xác của phương án tài chính được lập. - Phải hết sức quan tâm đến yếu tố lạm phát để đánh giá rủi ro, đặc biệt là trong tình hình lạm phát đã lên tới hai con số như thời gian vừa qua. Công ty nên thực hiện các biện pháp dự phòng nhằm tránh việc điều chỉnh giá thành dự án quá lớn có thể khiến Công ty gặp khó khăn trong việc tìm nguồn huy động dẫn đến giảm tính khả thi của dự án. 2.2.4.Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện lập dự án Hiện nay, công tác lập dự án tại Công ty do phòng đầu tư đảm nhiệm, chưa có sự phối hợp, tư vấn của các phòng ban khác. Quá trình lập dự án gặp khó khăn do thiếu hụt về lượng và chất của cơ cấu nhân sự, đây là một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng tới chất lượng dự án được lập. Nội dung lập dự án có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau như khía cạnh kĩ thuật, khía cạnh tài chính, khía cạnh kinh tế xã hội… do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất giữa các phòng ban trong Công ty để có thể giảm bớt những khó khăn trong công tác lập dự án đối với phòng đầu tư. Thực tế tại Công ty hiện nay, các phòng ban hoạt động khá độc lập, chỉ chuyên về thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình mà chưa có sự gắn kết, phối hợp ăn ý với các phòng ban khác. Để có thể thực hiện một cách tốt nhất các công tác trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong công tác đầu tư nới riêng, Công ty phải có kế hoạch xây dựng một môi trường hợp tác nội bộ hợp lý nhằm phát huy hết tiềm lực hiện có của Công ty, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu chính của mình. Đối với công tác lập dự án, việc hoàn thiện cơ cấu hợp tác nội bộ sẽ mang lại nguồn lực có chất lượng, xây dựng dự án một cách khoa học, tăng tính khả thi. Cụ thể như trong phân tích tài chính của dự án, các cán bộ phòng đầu tư có thể phối hợp với các cán bộ phòng tài chính - kế tóan - thống kê, trong phân tích kĩ thuật thì phối hợp với cán bộ phòng kĩ thuật... giúp cho tính thực tế, khả năng ứng dụng được nâng cao. Một biện pháp nữa cần thực hiện là hoàn thiện công tác tổ chức, bố trí nhân sự trong quá trình lập dự án. Một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc góp phần làm cho dự án đầu tư thành công, đó là dự án phải lập xong trong thời gian sớm nhất, nếu không sẽ mất cơ hội đầu tư. Muốn vậy, nhóm chuyên gia lập dự án phải có đầy đủ các yếu tố sau: - Có đủ chuyên gia thuộc các chuyên môn nghiệp vụ mà dự án yêu cầu ( Chuyên gia công nghệ, chuyên gia thiết kế, chuyên gia tài chính, chuyên gia về môi trường...); - Các chuyên gia phải có trình độ cao, có hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như thực tế; - Phải có nguồn cung cấp đầy đủ thông tin dữ liệu tin cậy; - Phải được trang bị những những thiết bị phương tiện làm việc phù hợp với yêu cầu của công việc. - Cuối cùng, người chủ trì lập dự án phải soạn thảo đề cương chi tiết, lập kế hoạch tổng thể tiến trình lập dự án; Lập bảng phân công rõ ràng cụ thể những nhiệm vụ, công việc và thời gian phải hoàn thành cho từng thành viên. Với khái niệm dự án là một tập hợp những hoạt động có hệ thống, được thực hiện có kế hoạch trong một thời gian xác định với những nguồn lực nhất định nhằm đạt một mục tiêu phát triển nhất định. Như vậy rõ ràng, việc lập dự án đầu tư, ngoài việc nghiên cứu bằng những phương pháp có căn cứ khoa học, quá trình lập dự án phải được tổ chức tiến hành theo một trình tự chặt chẽ và cuối cùng là phải có độ tin cậy chấp nhận được. Việc lập dự án đầu tư liên quan đến nhiều vấn đề chuyên môn kỹ thuật khác nhau, do vậy phải do một nhóm chuyên viên kỹ thuật, quản lý thực hiện và phải có người chủ trì. Người chủ trì phải là người am hiểu về công nghệ sản xuất mà dự án định đầu tư, phải có kỹ năng và có kinh nghiệm trong việc lập dự án. Ngoài ra đối với những dự án lớn, có quy mô và cơ cấu vốn phức tạp, đầu tư trong một thời gian dài thì cần phải có một chuyên gia giỏi, có chuyên môn sâu về tài chính để xây dựng phương án tài chính cho dự án. Thật sai lầm, nếu một ai nghĩ rằng biết được kỹ thuật tính NPV, IRR, tính dòng tiền thì nghĩ rằng như thế là biết xây dựng phương án tài chính cho dự án. Bên cạnh đó, ngoài những kiến thức về mặt lý thuyết, chuyên môn, thành viên của nhóm chuyên gia còn cần phải có những kiến thức về mặt xã hội, thực tế để có thể đảm bảo tính chân thực của dự án. 2.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực. Trước tiên, đối với các hoạt động kinh doanh nói chung và trong công tác đầu tư nói riêng, yếu tố cần thiết nhất là yếu tố con người. Đây là yếu tố trung tâm, quyết định mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của công tác lập dự án tại Công ty. Hiện nay, như đã nói ở trên, vấn đề nhân sự của Công ty tuy đã có những chú ý của cấp lãnh đạo, được coi như một trong những mối quan tâm hàng đầu nhưng hiệu quả còn chưa cao. Phòng Đầu tư hiện đã được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm, kiện toàn về mặt số lượng, có những chính sách khuyến khích nhân viên nâng cao năng lực. Tuy nhiên, các giải pháp còn được thưc hiện riêng lẻ nên không thể mang lại hiệu quả cao nhất hay để đáp ứng được yêu cầu nhân sự cho các dự án lớn sắp được Công ty xem xét quyết định đầu tư. Trong điều kiện đó, phòng đầu tư vẫn cần được tăng cường cán bộ hơn nữa về mặt số lượng cũng như nâng cao chất lượng nhân sự bằng cách phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp sau: Biện pháp đầu tiên là hoàn thiện cơ cấu nhân sự của Công ty và của phòng đầu tư nói riêng. Cần phải nói rằng các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các Công ty nhà nước có một đặc điểm khá nổi bật, đó là nhân viên tại các doanh nghiệp này thường sau khi đã được vào biên chế hoặc đơn giản là được ký hợp đồng dài hạn thường rất hiếm khi bị đuổi việc trừ khi phạm phải những sai lầm nghiêm trọng, khó có khả năng khắc phục. Do đó, nhân sự trong các Công ty nhà nước thường không có tâm lý cố gắng giữ công việc hiện tại của mình. Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng cũng là một Công ty nhà nước mới cổ phần hóa nhưng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối vì vậy cũng không tránh khỏi có đặc điểm này. Hiện nay, Công ty mới chỉ thực hiện một lần tình giảm biên chế tại thời điểm cổ phần hóa nhưng chưa triệt để. Vì vậy, biện pháp đầu tiên phải thực hiện nhằm hoàn thiện bộ máy nhân sự chính là tối ưu hóa bộ máy nhân sự đang có của Công ty nói chung và của phòng đầu tư và phát triển của Công ty. Công ty phải tiến hành cơ cấu lại nhân sự, điều chuyển những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc sang những vị trí khác có yêu cầu thấp hơn tại các phòng ban khác, nếu vẫn không đáp ứng được yêu cầu thì có thể xem xét cho nghỉ. Biện pháp này tạo ra cho nhân viên trong Công ty tâm lý phải làm việc tốt để có thể giữ được vị trí của mình, phát huy hết năng lực thực tế của bộ máy nhân sự hiện có. Đồng thời, phải tìm kiếm tuyển chọn thay thế, bổ sung cho phòng những kỹ sư được đào tạo chính quy, đã có thời gian công tác thực tế ở công trường và có kinh nghiệm trong công tác đầu tư xây dựng cũng như tìm kiếm nhân sự giỏi về lĩnh vực kinh tế. Trong thực tế, tìm kiếm được cán bộ có khả năng ở cả hai mặt kinh tế và kỹ thuật, đặc biệt lại có kinh nghiệm thực tế là rất khó khăn. ở một trong hai mặt kinh tế hoặc kỹ thuật, đào tạo thêm cho các cán bộ này về mặt còn thiếu hoặc kết hợp các cán bộ giỏi các mặt khác nhau trong cùng một tổ để có thể tận dụng thế mạnh của mỗi người, đem lại hiệu quả cao cho công việc. Bên cạnh đó, Công ty phải có những biện pháp tìm kiếm nhân lực ngay tại nguồn, là tại các trường đại học ngành kinh tế và kỹ thuật, nhằm tìm kiếm nhân tài cho Công ty. Các sinh viên mới ra trường tuy chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng có sự nhanh nhẹn, có điều kiện tiếp cận với các kiến thức chuyên môn hiện đại, có khả năng sáng tạo chính là nguồn nhân lực có tiềm năng, cần được sử dụng một cách hợp lý.. Biện pháp này không dễ gì thực hiện trong bối cảnh lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào Việt Nam ngày càng tăng, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đầu tư đang rất thiếu vì bị thu hút bởi chính sách đãi ngộ rất tốt của các Công ty nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài. Chính vì vậy, trong một loạt cơ chế chính sách phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh bền vững, Công ty phải có chính sách thu hút nhân tài cho Công ty nói chung và cho công tác đầu tư nói riêng. Yếu tố nhân sự chính là yếu tố quan trọng nhất trong lĩnh vực đầu tư. Khi đã có cơ hội đầu tư, muốn có dự án tốt (kể cả những dự án đi thuê tư vấn lập), trước hết điều kiện cần và đủ là phải có những chuyên gia giỏi về kinh tế cũng như kỹ thuật. Biện pháp thứ hai, cũng nhằm nâng cao năng lực của bộ máy nhân sự hiện có cũng như bổ sung kiến thức cho các cán bộ mới. Như đã nói ở trên, hoạt động đầu tư mà cụ thể là công tác lập dự án là hoạt động mang tính chất rất phức tạp, liên quan đến cả lĩnh vực kỹ thuật và kinh tế nên việc thiếu sót kiến thức của cán bộ là không thể tránh khỏi, đặc biệt là các cán bộ mới. Do đó, phải chú trọng đào tạo nhân lực, cử những cán bộ của phòng đi học thêm về những chuyên đề về mảng kiến thức còn thiếu: kỹ thuật lập dự án, quản lý đầu tư trong cơ chế thị trường, ứng dụng kiến thức tài chính hiện đại trong việc phân tích hiệu quả đầu tư, xác định hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư v.v... Ngoài ra còn có thể tổ chức trao đổi, nâng cao kiến thức giữa các thành viên trong phòng, trao đổi, bổ sung kiến thức lẫn nhau, phát huy mặt mạnh của từng người. Với các nhân viên lâu năm, có thể truyền đạt kinh nghiệm cho lớp trẻ, cũng như tiếp thu từ lớp trẻ các kiến thức mới, hiện đại mà lớp trẻ có ưu thế. Khi tiến hành lập dự án, nên bố trí trong cùng nhóm cả các cán bộ trẻ và cán bộ có kinh nghiệm nhằm tạo sự tương hỗ giữa các lớp cán bộ khác nhau, nâng cao kinh nghiệm, kiến thức cho tất cẩ các thành viên của nhóm. Biện pháp thứ ba, luôn luôn cập nhật thêm những kiến thức mới về những vấn đề chuyên môn có liên đến phương pháp lập dự án đầu tư, xây dựng. Có thể nói, các kiến thức chuyên môn trong lập và thẩm định dự án không thường xuyên thay đổi nhưng việc nắm cũng được những thông tin này cũng vô cùng quan trọng, giúp cho cán bộ lập và thẩm định dự án có những quyết định chính xác hơn. Thông tin cập nhật có thể được tìm hiểu bằng các nguồn sau: - Tài liệu tham khảo từ các viện nghiên cứu chuyên ngành, như Viện kinh tế xây dựng, Viện khoa học kỹ thuật xây dựng, Viện vật liệu xây dựng, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng của trường đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học xây dựng, trường Đại học kiến trúc... - Từ các website của các Bộ, ngành, của các doanh nghiệp lớn... - Các diễn đàn về kỹ thuật, công nghệ mới cả trong và ngoài nước. - Các tạp chí chuyên ngành... Công ty có thể nghiên cứu thêm phương pháp cập nhật thông tin bằng cách thiết lập mạng nội bộ trong Công ty, thông tin cập nhật về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trong đó có hoạt động đầu tư có thể được đưa lên trên mạng này nhằm phổ biến nhanh chóng cho toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty, giúp cập nhật kiến thức cho cán bộ Công ty, hạn chế các sai phạm vì thiếu kiến thức cập nhật. Biện pháp thứ tư, khuyến khích việc tự học tập để nâng cao trình độ cho phù hợp với công việc. Đây là một hướng đi có thể thực hiện một cách dễ dàng nhất. Công ty rất khó có thể tổ chức đào tạo toàn bộ cán bộ công nhân viên về tất cả các lĩnh vực cần thiết cũng như chọn lựa được chính xác các mảng kiến thức còn thiếu của cán bộ đẻ bổ sung, hoàn thiện. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là đề cho các cán bộ nhân viên của Công ty tự lựa chọn hình thức, chương trình đào tạo riêng, phù hợp với bản thân để tham gia. Hiện nay, Công ty vẫn khuyến khích cán bộ nhân viên tự đào tạo, nâng cao trình độ bằng cách ủng hộ về mặt thời gian và cả vật chất. Cán bộ đi học có thể được áp dụng những chính sách ưu đãi như trả 50% lương cho những ngày đi học, hỗ trợ một phần kinh phí học tập. Tuy nhiên, Công ty nên nghiên cứu thực hiện thêm một số giải pháp như: Những cán bộ sau khi tự đào tạo (tự bỏ chi phí đào tạo) được cấp thêm chứng chỉ, văn bằng trình có trình độ cao hơn sẽ được xem xét trả lương theo hệ số cao hơn. Ngoài ra có thể xem xét thanh toán đến toàn bộ chi phí đào tạo của cán bộ nếu kết quả học tập nghiên cứu đạt kết quả cao, ứng dụng tốt vào thực tế công việc. Biện pháp thứ năm, có những chính sách giữ chân cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm. Có thể thực hiện chính sách tiền lương đặc biệt đối với các cán bộ có năng lực cao ngoài mức lương theo cấp bậc bình thường. Có những chính sách ưu đãi, quan tâm đến đời sống của các cán bộ, tạo tâm lý làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên, giúp Công ty có nguồn nhân lực tốt, ổn định. Ngoài ra, do Công ty đang thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh sang các ngành nghề mới như kinh doanh vận tải biển và kinh doanh bất động sản nhưng yếu tố nhân sự thông thạo các lĩnh vực đó là chưa có. Lĩnh vực kinh doanh vận tải đường biển là lĩnh vực kinh doanh đựơc mở rộng từ lĩnh vực kinh doanh đường sông. Mặc dù lợi nhuận cao, đầu tư thuận tiện, nhưng vận tải biển là một ngành kinh doanh có tính mùa vụ cao, độ rủi ro lớn và đòi hỏi chuyên môn sâu. Tính mùa vụ tùy thuộc địa điểm hoạt động của tàu và thời tiết khí hậu. Với những tàu hoạt động ở khu vực Đông Nam Á, thì khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kém hiệu quả, do vướng gió mùa. Ngoài ra, những rủi ro như tai nạn, trục trặc do thủ tục pháp lý rất dễ xảy ra và khi xảy ra, thì thiệt hại được tính bằng tiền tỷ. Chính vì vậy, kinh doanh vận tải biển, đòi hỏi các chủ tàu và thuyền viên phải có chuyên môn sâu, am hiểu luật pháp, dày dặn kinh nghiệm. Đây cũng chính là khó khăn đối với ngành vận tải biển nói chung cũng như với CTCP VTVT xi măng nói riêng. Còn đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đây là lĩnh vực hoàn toàn mới so với ngành nghề kinh doanh của Công ty nhưng do nhận thấy thuận lợi về tình hình thị trường bất động sản trong những năm gần đây là nhu cầu về nhà ở và văn phòng làm việc nói chung tại khu vực Hà Nội rất lớn nhưng nguồn cung lại không đáp ứng đủ cầu, dẫn đến mất cân đối về cung cầu, Công ty nhận thấy đây là cơ hội đầu tư để khai thác khu đất Nhân Chính. Việc đầu tư khu nhà cao tầng cao cấp đòi hòi phải có nguồn vốn lớn và đội ngũ chuyên viên quản lí dự án có kinh nghiệm. Trước mắt, Công ty sẽ thuê tư vấn có kinh nghiệm để thực hiện nhưng về lâu dài sẽ cần hình thành đội ngũ cán bộ của riêng mình, đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực xây dựng và quản lí dự án để có thể chủ động trong công tác thực hiện và quản lí dự án. Để làm được việc này, Công ty có thể tiến hành tuyển dụng mới hoặc đào tạo các cán bộ hiện có sao cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn kĩ thuật khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mới này. 2.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật có những bước tiến ngày càng nhanh, việc tiếp cận công nghệ khoa học kỹ thuật để lập dự án, tính toán các thông số hay áp dụng các công nghệ hiện đại trong dự án để nâng cao tính khả thi của dự án là một vấn đề hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tiếp cận khoa học kỹ thuật mới không phải là việc áp dụng bừa bãi các thành tựu khoa học công nghệ vào dự án mà phải có sự chọn lọc, tính toán cho hợp lý nếu không sẽ không thể mang lại lợi ích cao nhất cho dự án. - Ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật: Với tốc độ phát triển của công nghệ, khoa học như hiện nay, doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề công nghệ đang được ứng dụng cũng như sắp được đưa vào ứng dụng trên thực tế tránh nguy cơ dự án không mang lại lợi nhuận như mong muốn, không có tính khả thi cao; Đương nhiên các công nghệ mới hơn sẽ có tính ưu việt hơn ở một số mặt nhưng không hẳn sẽ có khả năng thay thế hoàn toàn các công nghệ cũ. Chẳng hạn nếu trên một con sông nhỏ thì một chiếc sà lan loại nhỏ theo công nghệ cũ có hiệu quả hơn nhiều so với một chiếc sà lan lớn theo công nghệ hiện đại. Vì vậy, khi tính toán chon lựa công nghệ khoa học vào trong dự án phải đảm bảo lựa chọn công nghệ tối ưu nhất, đem lại lợi ích lớn nhất cho dự án. - Tuy nhiên, cũng cần chú ý tiếp cận với những công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến, tránh bị lạc hậu, không thực hiện đầu tư vào các công nghệ đã quá lạc hậu, không còn phù hợp trên thế giới mặc dù có thể trong nước vẫn là công nghệ phổ biến nhằm tránh bị đào thai khi các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành đầu tư trong cùng một lĩnh vực. - Sử dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật, những định mức tiên tiến nhất. Đây là một yêu cầu khá quan trọng và cũng khá khó thực hiện trên thực tế trong lĩnh vực lập dự án. Ở hầu hết các lĩnh vực, các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như định mức tại nước ta chưa được xây dựng một cách kịp thời so với các tiến bộ về công nghệ, tiêu chuẩn quốc tế cũng như tình hình thị trường. Các tiêu chuẩn được sử dụng đã lạc hậu khá nhiều, việc tính toán, ban hành lại các tiêu chuẩn không phải là việc có thể thực hiện được ngay lập tức. Vì vậy, doanh nghiệp nên có giải pháp nhằm áp dụng các tiêu chuẩn, định mức tiên tiến, có điều chỉnh phù hợp với thực tế nhằm tránh lạc hậu, tránh tính lý thuyết. Bên cạnh đó, khi tiến hành thực hiện lập dự án, khi thấy các tiêu chuẩn, định mức đang được áp dụng không phản ánh đúng thực tế, Công ty nên chủ động điều chỉnh cho phù hợp đồng thời có giải thích rõ về sự điều chỉnh đó, nâng cao tính chính xác của dự án, tránh phải điều chỉnh mức đầu tư khi thực hiện. - Ngoài ra, trong quá trình lập dự án, việc áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng là một yếu tố vô cùng cần thiết. Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, các chương trình tính toán, xây dựng dự án, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được xây dựng và cập nhật rất nhanh chóng theo các quy định, điều luật của nhà nước và các bộ ban ngành. Các phương pháp tính toán các chỉ số kinh tế kỹ thuật cũng được xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn dựa trên nền tảng Excel, Project, cũng như các chương trình phần mềm khác. Vì vậy, để hạn chế một cách triệt để nhất các sai sót trong tính toán, đồng thời rút ngắn thời gian lập dự án, Công ty phải tiếp cận với các giải pháp phần mềm này. KẾT LUẬN Việc lập dự án là một quá trình nghiên cứu phức tạp. Tính phức tạp thể hiện ở chỗ quá trình nghiên cứu không những liên quan đến các yếu tố khoa học công nghệ mà còn liên quan đến các yếu tố về kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên, phải xét tới tất cả các luật lệ, chính sách, đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, của ngành và thậm trí phải xét tới các thông lệ quốc tế cũng như của khu vực. Như vậy, đối với một dự án đầu tư cần phải nghiên cứu xem xét rất nhiều yếu tố trong một tổng thể (hệ thống) nhằm hướng tới đạt được những mục tiêu của dự án. Trong định hướng phát triển bền vững của Công ty, một chính sách đã được hoạch định, đó là chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản. Với định hướng như vậy, trong thời gian tới Công ty sẽ phải thực hiện nhiều dự án đầu tư. Khi đó, hy vọng rằng một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần làm cho công tác nghiên cứu lập dự án đầu tư của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng và liên quan đến nhiều vấn đề thực tế nên trong một thời gian ngắn, tôi không thể nghiên cứu hết mọi vấn đề cần hoàn thiện của quá trình nghiên cứu lập dự án tại Công ty cổ phần Vật tư vận tải xi măng. Tôi rất mong muốn có dịp được trở lại Công ty để tiếp tục nghiên cứu những vấn đề còn lại của đề tài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lập dự án đầu tư – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt chủ biên. 2. Dự án đầu tư, lập-thẩm định hiệu quả tài chính - Thạc sỹ Đinh Thế Hiển - Nhà xuất bản thống kê. 3. Luật Đất đai năm 2003đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua; 4. Luật Xây dựng số: 16/2003-QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua; 5. Luật Đầu tư số: 59/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua; 6. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua; 7. Luật môi trường 8. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình. 9. Thông tư số 04/2005/TT-BXD hướng dẫn việc lập và quản lí chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. 10. Các dự án đã lập của Công ty cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng. 11. Luận văn tốt nghiệp của các khóa trước 12. Website của Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn Thương Tín : www.sbsc.com.vn 13. Website của CTCP VTVT xi măng: www.vtvxm.com.vn 14. Phương án cổ phần hóa và kế hoạch 3 năm sau cổ phần hóa của CTCP VTVT xi măng. 15. Bản cáo bạch của CTCP VTVT xi măng 16. Các số liệu thực tế của Công ty NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------- PHỤ LỤC 1: Bảng Tổng mức chi phí cho từng hạng mục theo khối lượng thiết kế sơ bộ Dự án Nhà điều hành Chi nhánh Hoàng Mai Khái toán TMĐT Vốn đầu tư (Đồng) A. Giá trị xây lắp 767.967.000 San nền 17.500.000 Nhà làm việc 2 tầng 561.967.000 Nhà ăn bếp 42.000.000 Nhà để xe ô tô 24.000.000 Nhà để xe đạp, máy 9.000.000 Cấp điện, nước ngoài nhà 12.000.000 Bể chứa nước + dự trữ 10.000.000 Sân đường nội bộ, bãi đỗ xe 30.000.000 Mương thoát nước nội bộ 13.000.000 Hàng rào 28.500.000 Cổng chính 10.000.000 Cây xanh 10.000.000 B. Giá trị thiết bị 26.000.000 Hệ thống cứu hoả 10.000.000 Máy bơm nước 3.000.000 Hệ thống chiếu sáng bảo vệ 5.000.000 Bình nước nóng 8.000.000 TỔNG CỘNG 793.967.000 PHỤ LỤC 2: Các bảng tính chỉ tiêu hiệu quả của dự án Nâng cao năng lực vận chuyển của Đoàn vận tải. BẢNG KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DỰ ÁN Đơn vị: nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm chế tạo Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Tổng cộng I Chi phí 27.018.519 16.045.058 8.257.374 8.895.437 9.887.699 8.491.472 9.495.366 10.383.891 9.249.318 9.677.033 10.466.153 9.255.833 9.677.033 10.466.153 9.255.833 9.677.033 10.660.719 186.860.198 Chi phí đầu tư 27.018.519 12.991.853 40.010.373 Chi phí hoạt động 3.053.205 7.883.721 8.593.721 9.689.721 8.008.721 8.593.721 9.689.721 8.008.721 8.593.721 9.689.721 8.008.721 8.593.721 9.689.721 8.008.721 8.593.721 9.689.721 134.389.023 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 373.652 301.716 197.978 483.02 901.645 694.71 1.240.597 1.083.312 776.432 1.247.112 1.083.312 776.432 1.247.112 1.083.312 970.998 12.460.803 II Thu nhập của dự án 5.868.925 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 264.969.814 Doanh thu 5.868.925 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 15.135.304 232.898.485 Giá trị tài sản thu hồi (40% NG) 16.035.664 III Cân đối thu - chi (II-I) -27.018519 -10.176133 6.877.930 6.239.867 4.247.605 6.643.562 5.639.938 4.751.413 5.885.986 5.458.271 4.669.151 5.879.471 5.458.271 4.669.151 5.879.471 21.493.935 20.510.249 78.109.615 Lũy kế -27.018519 -37.194653 -30.316273 -24.076856 -18.829251 -12.185689 -6.545751 -1.794338 4.091.647 9.549.918 14.219.069 20.098.539 25.586.810 30.225.961 36.105.431 57.599.366 78.109.615 117.584.577 IRR= 14% NPV(rate=8%) 16.998.064,41 BẢNG KÊ DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN Đơn vị: Nghìn đồng Stt Chỉ tiêu Năm chế tạo Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 TỔNG SỐ I Nguồn vốn 28.194.941 16.520.778 7.251.583 6.451.583 5.445.583 7.126.583 6.541.583 5.445.583 7.126.583 6.541.583 5.445.583 7.126.583 6.541.583 5.445.583 7.126.583 6.541.583 5.445.583 138.431.730 Thu nhập sau khấu hao 2.120.841 4.578.972 3.868.972 2.772.972 4.453.972 3.868.972 2.772.972 4.453.972 3.868.972 2.772.972 4.453.972 3.868.972 2.772.972 4.453.972 3.868.972 3.476.851 58.420.301 Khấu hao tải sản 694.879 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 1.977.732 38.111.429 Vốn tự cân đối 12.542.047 27.953 12.570.000 Vốn vay 15.652.894 13.677.106 29.330.000 II Sử dụng vốn 28.245.777 16.035.947 6.699.294 6.431.188 5.972.435 5.902.462 5.966.071 5.403.580 2.526.573 1.083.312 776.432 1.247.112 1.083.312 776.432 1.247.112 1.083.312 970.998 90.480.016 Giá trị tscđ hình thành 27.069.355 13.019.806 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 40.089.161 Thuế GTGT 1.125.586 685.253 1.810.839 Trả lãi vay 50.836 756.953 1.910.026 1.713.857 1.358.842 1.003.826 648.81 293.795 23.268 0 0 0 0 0 0 0 7.760.211 Trả nợ gốc 1.573.936 4.415.615 4.415.615 4.415.615 4.415.615 4.415.615 4.415.615 1.262.372 0 0 0 0 0 0 0 29.330.000 Thuế TNDN 0 373.652 301.716 197.978 483.02 901.645 694.17 1.240.597 1.083.312 776.432 1.247.112 1.083.312 776.432 1.247.112 1.083.312 970.998 11.489.805 III Dòng tiền mặt -50.836 484.831 552.289 110.395 -526.852 1.224.121 575.512 42.003 4.600.346 5.458.271 4.669.151 5.879.471 5.458.271 4.669.151 5.879.471 5.458.271 4.474.585 47.951.714 IV Dòng tiền mặt cộng dồn -50.836 433.995 986.284 1.096.679 569.827 1.793.948 2.369.460 2.411.463 7.011.809 12.470.079 17.139.230 23.018.701 28.476.971 33.146.122 39.025.593 44.483.863 48.958.448 V Hệ số trả nợ(I/II) 1,208 1,087 1,018 0,909 1,226 1,114 1,009 4,578 1 Nguồn trả nợ 2.815.720 6.877.930 6.239.867 5.247.605 6.643.562 5.639.938 4.751.413 5.885.986 5.458.271 4.669.151 5.879.471 5.458.271 4.669.151 5.879.471 5.458.271 4.474.585 86.048.569 LNST 1.363.888 2.295.294 1.853.399 1.216.153 2.967.126 2.318.517 1.785.008 3.190.107 2.785.660 1.996.540 3.206.860 2.785.660 1.996.540 3.206.860 2.785.660 2.496.853 38.250.123 Khấu hao tài sản 694.879 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 2.672.611 1.977.732 40.089.161 Trả lãi vay từ giá thành 756.953 1.910.026 1.713.857 1.358.841 1.003.827 648.81 293.795 23.268 0 0 0 0 0 0 0 0 7.709.375 2 Gốc và lãi phải trả 2.330.889 6.325.641 6.129.472 5.774.457 5.419.441 5.064.426 4.709.410 1.285.640 0 0 0 0 0 0 0 0 37.090.211

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty cổ phần Vật tư Vận tải xi măng.docx