Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua ba chương, bài khóa luận đã làm rõ được những đặc điểm và cơ chế hoạt động của ĐTMH, tổng hợp hoạt động ĐTMH trên thế giới, phân tích thực trạng của Việt Nam và nêu lên một số bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu hoạt động ĐTMH trên thế giới đã cho thấy được vai trò quan trọng của loại hình đầu tư này đối với phát triển nền kinh tế các nước nói chung, và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Đối với Việt Nam, cùng với sự phát triển của TTCK trong những năm vừa qua, thì hoạt động ĐTMH đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì TTCK là kênh thoát vốn chủ yếu của các nhà đầu tư vốn mạo hiểm. ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn và phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án công nghệ mới và công nghệ cao. Đây là loại hình đầu tư có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình đầu tư khác nên cần có những quy định hành lang pháp lý nhất định điều tiết hoạt động này.

pdf120 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính phủ có thể có những biện pháp hƣớng các quỹ ĐTMH đầu tƣ vào CNC, đặc biệt là công nghiệp phần mềm sẽ là lĩnh vực trọng tâm nhằm phát huy lợi thế về tiềm năng trí tuệ Việt Nam. Đây là lĩnh vực không đòi hỏi nhiều vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm và mang đến tiềm năng xuất khẩu lớn. Ngoài ra, việc tập trung đầu tƣ vào các lĩnh vực CNC sẽ góp phần xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo xu hƣớng tiến tới nền kinh tế trí thức. 1.3. Khu vực kinh tế tư nhân, lớp doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chính của các quỹ ĐTMH Nhƣ chúng ta đã biết mục tiêu của hoạt động ĐTMH là phát triển công nghệ cao, công nghệ mới và tiên tiến. Chính vì thế việc đƣa những ứng dụng công nghệ 86 cao vào đời sống mất khá nhiều thời gian, cũng nhƣ là kế hoạch thực hiện trong dài hạn. Kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới cho thấy, các doanh nghiệp lớn khi tiến hành hoạt động R&D thành công thì họ có tiềm lực tài chính mạnh (cũng nhƣ có đƣợc sự hỗ trợ và tin tƣởng từ các định chế tài chính khác nhƣ ngân hàng, hay tổ chức đầu tƣ khác) để tiến hành đƣa sản phẩm, công nghệ ra thị trƣờng. Do đó đối tƣợng các quỹ ĐTMH hƣớng tới là các công ty tƣ nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNC, đang thiếu vốn cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý từ nhà ĐTMH. Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động chiếm phần lớn cả về quy mô cũng nhƣ số lƣợng, và có rất nhiều các công nghệ mới do các cá nhân nghiên cứu, sáng tạo ra họ thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi việc đƣa vào thực tế rất khó khăn vì họ thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ nguồn vốn cho việc phát triển hoạt động kinh doanh. Do đó, cần có sự hỗ trợ của các quỹ ĐTMH cho các doanh nghiệp này cả về vốn, kinh nghiệm quản lý, điều hành, cũng nhƣ những mối quan hệ của các quỹ ĐTMH để phát triển doanh nghiệp, phát triển sản phẩm công nghệ cao. 1.4. Mô hình tổ chức quỹ ĐTMH được coi là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mô hình quỹ - công ty cổ phần. Qua kinh nghiệm của nhiều nƣớc cho thấy mô hình quỹ ĐTMH dƣới hình thức hợp danh hữu hạn là phổ biến nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam theo luật doanh nghiệp năm 2005 quy định các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh hữu hạn phải là các cá nhân. Nếu chọn mô hình này thì những quy định hiện có của pháp luật không đủ để vận dụng. Mô hình công ty TNHH so với các mô hình khác ít đƣợc sử dụng và không phát triển nhiều. Nhƣng đối với Việt Nam việc tiếp cận mô hình này có phần thuận lợi hơn do dễ hiểu, và có kinh nghiệm tổ chức từ thực tiễn của nền kinh tế trong nƣớc. Với những quy định mở rộng hơn của Luật Doanh nghiệp 2005 thì việc các tổ chức tài chính thành lập quỹ ĐTMH dƣới hình thức công ty TNHH là hoàn toàn có thể chấp nhận đƣợc. Bên cạnh đó, mô hình này cũng dễ dàng hơn cho việc thành lập các Quỹ liên doanh, hoặc 100% vốn nƣớc ngoài. 87 Tuy nhiên, xét trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay thì mô hình quỹ – công ty cổ phần là phù hợp nhất, đây là một tổ chức tài chính cổ phần, có tƣ cách pháp nhân hoàn chỉnh, thể hiện đƣợc bản chất xã hội hoá nguồn vốn đầu tƣ dài hạn, với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế xã hội, vừa có thể đƣợc điều hành một cách chuyên nghiệp bởi một công ty đƣợc thuê quản lý quỹ. Mặt khác, các nhà đầu tƣ – cổ đông quỹ vẫn có thể kiểm soát dễ dàng bởi không có sự tách rời quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Nhƣ vậy, trong các mô hình hoạt động của quỹ ĐTMH thì mô hình quỹ – công ty cổ phần đƣợc coi là mô hình phù hợp nhất với các điều kiện của Việt Nam hiện nay. 1.5. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của ĐTMH  Nhà nƣớc có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động ĐTMH với vai trò là nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, nhà nƣớc chỉ nên tham gia khi muốn cung cấp tín hiệu an toàn, nhất là đối với những nƣớc trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển hoạt động ĐTMH. Khi có sự tham gia của nhà nƣớc sẽ khuyến khích các nhà đầu tƣ đang tiến hành đầu tƣ và các nhà đầu tƣ còn đang e ngại, trần trừ. Đặc biệt đối với 3 trong 5 giai đoạn đầu của quá trình ĐTMH (vì khu vực tƣ nhân thƣờng có xu hƣớng đầu tƣ vào 2 giai đoạn cuối trong 5 giai đoạn của ĐTMH do tính rủi ro ít hơn). Sự tham gia của Nhà nƣớc phải rất thận trọng bởi vì nếu nhà nƣớc can thiệp quá nhiều có thể gây nên sự “bóp méo thị trƣờng” và làm yếu đi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc. Ngoài ra, chúng ta cũng nên rút kinh nghiệm từ bài học của Ấn Độ khi các chính sách của chính phủ thay vì tạo ra một tác động tích cực thì lại gây lãng phí, không hiệu quả trong khi làm các nhà đầu tƣ tƣ nhân thoái lui. Nhà nƣớc chỉ nên thực hiện trực tiếp ĐTMH trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm khởi xƣớng hoạt động ĐTMH và phát tín hiệu an toàn cho khu vực tƣ nhân tham gia hoạt động này.  Nhà nƣớc có thể tác động gián tiếp đến hoạt động ĐTMH thông qua việc tạo ra một môi trƣờng kinh doanh vĩ mô ổn định, xây dựng chiến lƣợc/kế hoạch phát triển ĐTMH, thiết lập các khuôn khổ pháp lý điều tiết quá trình ĐTMH, đồng thời ban hành các chính sách tác động đến các chủ thể tham gia nhƣ chính sách 88 khuyến khích đầu tƣ, chính sách thuế, tín dụng … Có thể thấy bài học từ quá trình điều hành hoạt động ĐTMH ở Mỹ, chính phủ Mỹ đã ban hành những quy định, chính sách để khuyến khích các tổ chức đầu tƣ vào cổ phần tƣ nhân và thức đẩy sự tăng trƣởng thị trƣờng vốn mạo hiểm nhƣ bộ Luật ERISA (cho phép các quỹ lƣơng hƣu phân bổ một phần nguồn lực của mình vào ĐTMH), Luật hiện đại hóa tài chính (quy định khung pháp lý cho ngành dịch vụ tài chính), xây dựng các chƣơng trình cổ phần (SBIC), hay các biện pháp miễn, cắt giảm thuế đƣợc thực hiện trong những năm 90, đã có tác động không nhỏ thúc đẩy hoạt động ĐTMH ở Mỹ phát triển nhƣ ngày nay. 1.6. Phát triển ĐTMH là cả một quá trình, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế Quá phát triển của ĐTMH liên quan tới nhiều lĩnh vực trong nến kinh tế nhƣ sự phát triển của thị trƣờng tài chính, sự phát triển của hệ thống khoa học và công nghệ, cơ sở hạ tầng cho quá trình đổi mới công nghệ đầy đủ và nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ trong lĩnh vực ĐTMH. Chính vì vậy, một mặt, khi thiết kế những chính sách liên quan tới phát triển ĐTMH phải chú trọng sao cho mức độ phát triển của ĐTMH phải phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực khác, mặt khác, muốn phát triển ĐTMH cũng cần có sự kết hợp đồng bộ với các chính sách thuộc các lĩnh vực có liên quan  Thị trƣờng tài chính tiền tệ ổn định và phát triển, trong đó sự phát triển của TTCK là yếu tố quan trọng cho việc thu hút vốn đầu tƣ mạo hiểm. Từ kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới cho thấy, các quỹ ĐTMH thúc đẩy sự phát hành cổ phiếu ra công chúng bởi các quỹ ĐTMH đều tập trung đầu tƣ vốn lớn cho những công ty theo danh mục đầu tƣ và thoát vốn chủ yếu thông qua thị trƣờng chứng khoán và mục đích cuối cùng là giúp các công ty này niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Do đó, việc phát triển thị trƣờng sơ cấp nên đƣợc chú trọng bởi vì có thể nói rằng hoạt động ĐTMH sẽ không thực hiện đƣợc nếu không có sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán. Hiện nay, TTCK ở Việt Nam còn non trẻ và kinh nghiệm điều hành của UBCKNN còn thiếu và yếu đã không kịp thời hạn chế đƣợc những biến động không tốt của thị trƣờng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam 89 suy giảm một phần là do ảnh hƣởng từ sự suy thoái của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng trong thời gian vừa qua. Do vậy, việc ổn định TTCK, phát triển thị trƣờng sơ cấp là vấn đề đặc biệt quan trọng bởi vì đây là một trong những kênh thoát vốn chủ yếu của hoạt động ĐTMH.  Cơ sở hạ tầng cho quá trình đổi mới công nghệ đầy đủ và phát triển bao gồm: các khu công nghệ, các trƣờng đại học, các cơ sở R&D …  Đội ngũ lao động tri thức có trình độ kỹ thuật công nghệ cao và đội ngũ những nhà quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp. Đội ngũ này bao gồm: các chuyên gia quản lý quỹ, các doanh nhân đối tác của quỹ, lao động có trình độ kỹ thuật cao, các chuyên gia tƣ vấn. Có thể nói đây là yếu tố then chốt và là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của thị trƣờng vốn mạo hiểm. ĐTMH là một loại hình phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ ý tƣởng về khoa học công nghệ, yếu tố về vốn, nguồn nhân lực, TTCK, bảo hiểm, v.v…Vì ĐTMH là một loại hình kinh doanh còn mới mẻ ở Việt Nam nên việc học hỏi kinh nghiệm thành công cũng nhƣ rút ra bài học về sự thất bại ở các nƣớc là điều cần thiết và quan trọng để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của nƣớc ta trong thời điểm hiện nay. 2. Một số gợi ý chính sách để phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam Qua quá trình phân tích trên, bài luận văn xin đƣợc đƣa ra một số gợi ý chính sách để phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam. 2.1. Các giải pháp, chính sách mang tính vĩ mô: Đối với bất kỳ quốc gia nào, chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng để phát triển hoạt động ĐTMH, ngoài việc đƣa ra những chính sách, biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô góp phần thúc đẩy hoạt động ĐTMH phát triển nói riêng, và nền kinh tế nói chung. Chính phủ còn là cầu nối để gắn kết các chủ thể tham gia vào hoạt động ĐTMH là các nhà đầu tƣ, nhà quản lý vốn mạo hiểm, và các doanh nhân khởi nghiệp, đƣa hoạt động ĐTMH ngày càng phát triển, và hiệu quả. Vậy nhà nƣớc cần đƣa ra một số chính sách sau: 2.1.1 Nhà nƣớc cần tạo lập khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ĐTMH 90 Vốn ĐTMH là nguồn vốn chủ yếu dành cho quá trình đổi mới công nghệ, phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao tiềm năng. Chính vì thế nhà nƣớc cần tạo lập khuôn khổ pháp lý nhằm mục đích:  Khuyến khích vốn ĐTMH vào quá trình đổi mới.  Bảo vệ quyền và tài sản của cổ đông, những thành viên góp vốn vào quỹ ĐTMH.  Bảo vệ quyền và tài sản của quỹ ĐTMH trong các đối tác mà quỹ ĐTMH tài trợ.  Nhà nƣớc cần phải kiểm soát hoạt động của các quỹ ĐTMH. Thực tế Việt Nam hiện nay, các quỹ ĐTMH chƣa thực sự làm đúng với chức năng của nó là phát triển các ngành công nghệ cao, công nghệ mới do đó nhà nƣớc cần đƣa ra những quan điểm rõ ràng và cụ thể về loại hình đầu tƣ này. Một số quan điểm đáng chú ý nhƣ sau:  Quy định phạm vi ĐTMH, khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao.  Mức vốn tối thiểu quỹ phải huy động trong một thời gian nhất định.  Giƣới hạn mức vốn góp tối thiểu và tối đa mà quỹ năm giữ trong các đối tác tài trợ.  Quy định về thời gian năm giữ cổ phần/rút vốn của các thành viên trong quỹ ĐTMH và trong các đối tác tài trợ. Trong thời gian qua chính phủ đã xúc tiến việc thành lập quỹ ĐTMH tại Việt Nam, và coi đây là một trong những biện pháp quan trọng cho phát triển thị trƣờng công nghệ. Đây chính là dấu hiệu tốt cho hoạt động này trong thời gian tới, thêm nữa tại kỳ họp quốc hội vừa qua, quốc hội đã đƣa ra thảo luận dự thảo Luật công nghệ có những điều khoản liên quan đến hoạt động ĐTMH, trong thời gian tới luật này sẽ sớm đƣợc thông qua và ban hành. 2.1.2 Xây dựng cơ sở pháp lý và thể chế thực thi có hiệu quả chính sách cạnh tranh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 91 Thực hiện chính sách này, nhà nƣớc phải đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng nhƣ nhau trong việc tiếp cận các cơ hội đầu tƣ mà pháp luật không hạn chế. Nếu một khu vực kinh tế tƣ nhân bị chèn ép và bị đánh bật khỏi thị trƣờng nội địa bởi khu vực kinh tế nhà nƣớc hoạt động bằng lợi thế độc quyền, dù cho nhà nƣớc có đầu tƣ lớn vào hệ thống khoa học công nghệ, thì vẫn không cải thiện đƣợc năng lực đổi mới của quốc gia. Do đó, cần thực thi mạnh mẽ các chính sách nhằm hạn chế tình trạng độc quyền từ các doanh nghiệp nhà nƣớc, đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hóa và các hình thức mua, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp nhà nƣớc, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tƣ nhân trong nƣớc và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào các dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ. Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ trong quá trình đổi mới công nghệ. Quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò then chốt và có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến các quyết định tài trợ của nhà đầu tƣ vốn mạo hiểm. Một dự án đề nghị tài trợ dù mang ý tƣởng sáng tạo và có tính khả thi, nhƣng dễ bị sao chép và thiếu sự bảo hộ của nhà nƣớc đối với những ngƣời có quyền sở hữu nó, thì cũng khó dẫn đến việc hình thành một doanh vụ đầu tƣ hấp dẫn. Do đó nhà nƣớc cần tiến hành cải cách cơ chế quản lý và thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các hiệp ƣớc quốc tế. Bên cạnh đó nhà nƣớc cần thực thi chính sách xử phạt thích đáng đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh khuyến khích đẩy mạnh quá trình nghiên cứu và phát minh các sản phẩm công nghệ mới trên thị trƣờng. 2.1.3 Tạo lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi để phát triển thị trƣờng tài chính nói chung và TTCK nói riêng Thị trƣờng tài chính bao gồm thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng vốn. Trong đó thị trƣờng vốn có mối quan hệ mật thiết đến sự phát triển ĐTMH. Nếu thị trƣờng vốn phát triển mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng cung vốn và giải quyết bài toán tiền tệ, ngoài ra nó còn góp phần gia tăng việc cấp vốn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ , tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ, và quỹ ĐTMH tiến hành hoạt động đầu tƣ của mình. Theo đề án phát triển thị trƣờng vốn Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng tới năm 2020 của Bộ tài chính đã đƣa ra mục tiêu là phấn 92 đấu đến năm 2010 sẽ hoàn thành cơ bản cấu trúc thị trƣờng vốn và đến năm 2020 sẽ phát triển tƣơng đƣơng với thị trƣờng các nƣớc trong khu vực. Năm 2010, giá trị vốn hóa thị trƣờng bằng 50% GDP, huy động vốn cho đầu tƣ phát triển thông qua thị trƣờng vốn đạt khoảng 16%; tỉ lệ tƣơng ứng vào năm 2020 sẽ là 70%, và 30%. Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế hơn nữa, nhất là đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đối với TTCK Việt Nam, những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 chứng kiến thị trƣờng có sự suy giảm mạnh mẽ, một phần là do ảnh hƣởng từ nền kinh tế vĩ mô trong nƣớc và tình hình kinh tế thế giới, ngoài ra nó cũng thể hiện sự phát triển có tính chu kỳ của TTCK. Trong thời gian tới, chính phủ cần tiếp tục thực hiện những chính sách mạnh mẽ nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, mang lại niềm tin cho công chúng và các nhà đầu tƣ có tổ chức trên thị trƣờng nhƣ giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty niêm yết, kiểm soát những hành vi gian lận trong quá trình giao dịch chứng khoán … Sự phát triển của TTCK sẽ tạo nên một sân chơi nhằm thu hút vốn cổ phần từ những nhà đầu tƣ cá nhân hoặc các nhà đầu tƣ có tổ chức ƣa thích rủi ro và có tinh thần mạo hiểm trong các lĩnh vực công nghệ mới. 2.1.4 Cần đƣa ra những biện pháp khuyến khích về tài chính đối với các nhà ĐTMH Có thể nói các biện pháp khuyến khích về tài chính nhƣ trợ cấp, tín dụng ĐTMH, ƣu đãi về thuế sẽ góp phần không nhỏ khuyến khích các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào các dự án công nghệ, nhất là các dự án CNC có rủi ro thất bại lớn. Cụ thể:  Trợ cấp: Thứ nhất, bù đắp một phần rủi ro. Khi tỉ lệ thiệt hại của nhà đầu tƣ cao đến một mức nhất định thì nhà nƣớc có thể bù đắp cho các doanh vụ thua thiệt của họ. Tuy nhiên, trong tình hình nƣớc ta hiện nay khi đầu tƣ vào cổ phần chƣa trở thành một tập quán quen thuộc trong kinh doanh thì nhà nƣớc cần xem xét riêng vấn đề trợ cấp có ý nghĩa quan trọng cho ĐTMH để phát triển CNC. Thứ hai, tài trợ cho các hoạt động đánh giá dự án CNC bằng cách hỗ trợ một phần chi phí phát triển hệ thống trợ giúp để giảm các chi phí đánh giá, phát triển cơ sở dữ liệu cho các chuyên gia đánh giá, các hệ thống phát hiện sai sót dựa trên máy tính, hay các hoạt động thẩm định công nghệ của các định chế tài chính, nhà đầu tƣ … 93  Tín dụng ĐTMH: Nhà nƣớc có biện pháp cho doanh nhân vay bằng nguồn tín dụng ƣu đãi để mua lại cổ phần đã chuyển nhƣợng cho nhà ĐTMH (để nắm quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp). Ngoài ra, có thể cho các quỹ ĐTMH vay vốn để thành lập quỹ mới hoặc tăng vốn đầu tƣ.  Ƣu đãi thuế: Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ cho thấy chính sách thuế của nƣớc này đã rất thành công, với hai đòn bẩy là tỷ lệ tính thuế đối với lãi thấp, và khuyến khích thuế mục tiêu đã có tác động đến toàn bộ hoạt động ĐTMH ở Mỹ. Tuy nhiên, kinh nghiệm của một số nƣớc châu Âu đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các kế hoạch đó về mặt chi phí từ ngân sách nhà nƣớc, lợi nhuận đối với các nhà đầu tƣ và mục đính của các khoản đầu tƣ. Ngƣời ta cũng đang thảo luận ƣu đãi về thuế chỉ áp dụng cho ĐTMH trực tiếp vào vốn cổ phần hay cho cả hành vi đầu tƣ gián tiếp thông qua hình thức quỹ mạo hiểm. Ƣu đãi về thuế có thể dẫn đến sự thay đổi về mặt quan niệm và ứng xử trong hoạt động đầu tƣ. Các biện pháp liên quan đến thuế có thể làm đảo lộn về mặt nguyên tắc, về mặt kiểm toán chi phí và cả về mặt cơ cấu của chúng trong khung thuế. Do đó, chính phủ cần nghiên cứu kỹ các vấn đề then chốt trong việc soạn thảo chính sách ƣu đãi về thuế đối với các dự án đổi mới và phát triền công nghệ của doanh nghiệp trong đó bao gồm:  Các trƣờng hợp miễn, giảm thuế;  Diện miễn, giảm;  Loại hình đầu tƣ ƣu đãi;  Mục đích ƣu đãi;  Mức độ miễn, giảm, ƣu đãi;  Cơ cấu thời gian ƣu đãi. 2.1.5 Cần đƣa ra những chính sách nhằm xúc tiến hoạt động đầu tƣ: nhƣ xây dựng và phát triển các mô hình vƣờn ƣơm công nghệ, tại các quốc gia nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ … chính phủ đều có những chính sách và hành động cụ thể để phát triển các mô hình này và trên thực tế hầu hết các nhà ĐTMH đều tập trung phần lớn vốn của mình về các vƣờn ƣơm công nghệ. Ngoài ra, cần hình thành hiệp hội các nhà ĐTMH trong nƣớc, để các nhà đầu tƣ có thể trao đổi kinh nghiệm cũng nhƣ là hợp tác cùng đầu tƣ vào các dự án có tiềm năng tăng trƣởng và thành công 94 cao. Chính phủ cũng cần tiến hành xây dựng Website chung về hoạt động ĐTMH để đƣa thông tin cập nhật về tình hình các dự án cần đƣợc tài trợ, các điều kiện, thủ tục để một dự án có thể nhận đƣợc vốn ĐTMH… để hỗ trợ các nhà ĐTMH tìm kiếm dự án tiềm năng cũng nhƣ những doanh nhân có dự án tốt đang thiếu vốn. Thêm vào đó chính phủ cần có những kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng vốn mạo hiểm ở Việt Nam. Vai trò của bộ kế hoạch và đầu tƣ, bộ khoa học, công nghệ và môi trƣờng, phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam là rất quan trọng trong việc xúc tiến, kêu gọi các nguồn vốn ĐTMH của nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng vốn mạo hiểm, góp phần phát triển các lĩnh vực CNC của Việt Nam trong thời gian tới. 2.1.6 Cần nâng cao năng lực của các tổ chức khoa học công nghệ. Nguồn vốn ĐTMH sẽ đƣợc sử dụng hiệu quả khi có nhiều những dự án khoa học công nghệ tiềm năng, mà để có đƣợc những dự án này cần phải có sự nghiên cứu và phát triển của các nhà khoa học trong các tổ chức khoa học công nghệ. Chính vì thế việc nâng cao năng lực của các tổ chức, xây dựng đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu trình độ cao là một trong những vấn đề mà chính phủ cần phải làm trong thời gian tới. 2.2. Các giải pháp, chính sách mang tính vi mô: Các giải pháp vĩ mô của chính phủ có vai trò hết sức quan trọng đến sự thu hút vốn mạo hiểm, và phát triển hoạt động ĐTMH. Tuy nhiên, những chính sách vĩ mô không phải thực hiện trong một thời gian ngắn mà phải xem xét và cân nhắc kỹ lƣỡng trƣớng khi thực hiện do sự thay đổi của một chính sách nào đó có thể ảnh hƣởng đến nhiều yếu tố khác. Vì vậy, bài khóa luận xin đƣa ra một số giải pháp, gợi ý chính sách mang tính chất vi mô, áp dụng đối với các doanh nghiệp nhận đầu tƣ và các nhà ĐTMH, là những chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình ĐTMH. 2.2.1. Đối với quỹ đầu tƣ, và nhà quản lý vốn mạo hiểm: Thực tế hiện nay ở Việt Nam chƣa có nhiều quỹ ĐTMH tiến hành đầu tƣ vào các lĩnh vực công nghệ cao hoạt động (mới chỉ có hai quỹ và đều là các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài là quỹ IDG, và quỹ DFJ), và trong các quỹ này đa số nhân viên chính cũng nhƣ nhà quản lý là ngƣời nƣớc ngoài nên không tránh khỏi những hạn chế về sự am hiểu tập quán thị 95 trƣờng, về luật pháp…Vì vậy cần có những biện pháp khuyến khích, xây dựng, hỗ trợ các nhà ĐTMH tiến hành đầu tƣ:  Xây dựng kênh liên kết giữa các nhà ĐTMH với chính phủ, các bộ ngành, trƣờng đại học để giúp họ am hiểu về nhu cầu, tiềm năng, tập quán của thị trƣờng tiến hành đầu tƣ, cũng nhƣ về luật pháp, các quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ.  Đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiềm năng.  Có những biện pháp hỗ trợ, khuyến khích cho các quỹ ĐTMH tiến hành đầu tƣ nhƣ nâng mức cổ phần nắm giữ trong các doanh nghiệp công nghệ cao nhận đầu tƣ, các biện pháp khuyến khích tài chính nhƣ miễn giảm thuế, trợ cấp … 2.2.2. Đối với các doanh nghiệp: Cần có những biện pháp nâng cao năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp, những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhƣ thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp, hay ƣu đãi về thuế cho doanh nghiệp công nghệ cao mới thành lập …nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các công nghệ mới. Đặc biệt, cần phải nâng cao năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp, thực trạng ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp là những ngƣời rất am hiểu về công nghệ, chuyên môn kỹ thuật nhƣng lại thiếu và yếu về khả năng quản lý, hoạch định kế hoạch kinh doanh … trong khi đó đây lại là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng quyết định đến việc nhà ĐTMH có đầu tƣ vào doanh nghiệp hay không. 2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động ĐTMH trong các doanh nghiệp và các trƣờng đại học: Để có những ý tƣởng sáng tạo, những dự án có tính khả thi cao, và đƣa đƣợc sản phẩm công nghệ vào thực tế thì yếu tố con ngƣời, nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến toàn bộ quá trình đó. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động ĐTMH nói riêng, và cho nền kinh tế nói chung phải đƣợc đặt lên hàng đầu, vấn đề này không chỉ đặt ra cho chính phủ mà đối với mọi cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế . Thực trạng Việt Nam hiện nay, để nâng cao hiệu quả và thu hút vốn mạo hiểm, cần có một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực nhƣ sau: 96  Đổi mới cơ chế hoạt động, đào tạo tại các trƣờng đại học cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, và cho hoạt động ĐTMH.  Phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực quản lý (nhƣ quản trị kinh doanh, tài chính) và công nghệ cao (nhƣ CNTT, công nghệ sạch, công nghệ sinh học …) theo tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu và môi trƣờng làm việc quốc tế.  Phát triển đội ngũ các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh công nghệ cao, làm cầu nối cho sự phát triển công nghệ quốc gia với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.  Khuyến khích và hỗ trợ về mặt tài chính cho các nhà nghiên cứu, các nhân có ý tƣởng mới và có tính khả thi để họ có thể phát huy tinh thần khởi nghiệp, chuyên tâm theo đuổi nghiên cứu sản phẩm công nghệ mới và thực hiện ý tƣởng của mình. 2.2.4. Phát triển mạng lƣới trung gian hỗ trợ hoạt động ĐTMH: Cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của các công ty trung gian hỗ trợ cho hoạt động ĐTMH nhƣ công ty kế toán, kiểm toán, công ty luật, tổ chức đánh giá kỹ thuật, đặc biệt là các nhà tƣ vấn. Tại các nƣớc có nền công nghiệp đầu tƣ vốn mạo hiểm phát triển, quá trình gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tƣ trong các đối tác đƣợc tài trợ không thể thiếu vai trò của các nhà tƣ vấn. Hơn nữa hoạt động tƣ vấn phát triển sẽ tạo ra mạng lƣới thông tin hiệu quả giúp các nhà ĐTMH hạn chế đƣợc rủi ro và có thể dự báo hợp lý về xu hƣớng phát triển của các lĩnh vực công nghệ mới. Để hoạt động tƣ vấn phát triển và góp phần hỗ trợ cho hoạt động ĐTMH, nhà nƣớc cần ƣu đãi về thuế, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động tƣ vấn phát triển, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin về luật pháp, công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và sử dụng các dịch vụ trên thị trƣờng tƣ vấn. 2.2.5. Đẩy mạnh sự liên kế giữa nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài: Trong thời gian tới, các tổ chức tài chính ở Việt Nam cần đẩy mạnh việc liên doanh với các quỹ ĐTMH nƣớc ngoài lập nên các quỹ mới với mục tiêu hoạt động theo định hƣớng, và giai đoạn cụ thể. Sự liên kết này sẽ phát huy tối đa vốn và kinh nghiệm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài kết với sự am hiểu về thị trƣờng, tập quán kinh doanh, và pháp lý từ phía Việt Nam. Đồng thời, thông qua quá trình hợp tác 97 chúng ta sẽ tham gia sâu vào các hoạt động ĐTMH, nắm đƣợc các nghiệp vụ, quy trình, cách thức tiến hành đầu tƣ, và các biện pháp hỗ trợ khi đầu tƣ vào một dự án. Chƣơng Ba đã đề cập đến những bài học kinh nghiệm và một số gợi ý chính sách để phát triển hoạt động ĐTMH Việt Nam. Qua đó thấy đƣợc rằng nhà nƣớc cần tạo môi trƣờng thể chế thuận lợi cho hình thức đầu tƣ vốn mạo hiểm phát triển trong nền kinh tế thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, môi trƣờng định chế công, các thể chế tài chính... Để tạo nhiều cơ hội hấp dẫn cho hoạt động ĐTMH nhà nƣớc cần thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng lực đổi mới công nghệ quốc gia thông qua các chính sách ƣu đãi về tài chính, cơ sở hạ tầng, thủ tục đầu tƣ, hỗ trợ hoạt động R&D, nâng cao năng lực của các tổ chức KHCN. Bên cạnh đó việc phát triển hệ thống thông tin tri thức và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho hình thức đầu tƣ mạo hiểm phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đi đôi với với các chính sách hỗ trợ gián tiếp đó thì việc sử dụng những đòn bẩy khuyến khích về thuế, tín dụng, hình thành các công ty ĐTMH thuộc sở hữu nhà nƣớc sẽ trở nên rất cần thiết cho giai đoạn sơ khai của thị trƣờng vốn mạo hiểm hiện nay tại Việt Nam. 98 KẾT LUẬN Qua ba chƣơng, bài khóa luận đã làm rõ đƣợc những đặc điểm và cơ chế hoạt động của ĐTMH, tổng hợp hoạt động ĐTMH trên thế giới, phân tích thực trạng của Việt Nam và nêu lên một số bài học kinh nghiệm cũng nhƣ đƣa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam trong thời gian tới. Nghiên cứu hoạt động ĐTMH trên thế giới đã cho thấy đƣợc vai trò quan trọng của loại hình đầu tƣ này đối với phát triển nền kinh tế các nƣớc nói chung, và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Đối với Việt Nam, cùng với sự phát triển của TTCK trong những năm vừa qua, thì hoạt động ĐTMH đã thu hút đƣợc khá nhiều sự chú ý của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, vì TTCK là kênh thoát vốn chủ yếu của các nhà đầu tƣ vốn mạo hiểm. ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn và phù hợp với nhu cầu vốn đầu tƣ cho các dự án công nghệ mới và công nghệ cao. Đây là loại hình đầu tƣ có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình đầu tƣ khác nên cần có những quy định hành lang pháp lý nhất định điều tiết hoạt động này. Trong thời gian tới, để phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam cần có sự quyết tâm và nỗ lực lớn của nhà nƣớc để loại hình đầu tƣ mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa, đẩy mạnh quá trình đổi mới công nghệ, phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao, và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là một đề tài rộng, liên quan đến nhiều vấn đề và để nắm bắt đƣợc đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu, phân tích với những góc độ khác nhau. Do đó, trong quá trình phân tích khó có thể tránh đƣợc những sai xót cũng nhƣ những lập luận chƣa thật sự chặt chẽ. Mặt khác, do thời gian và trình độ có hạn, khóa luận này không thể nghiên cứu sâu vào từng vấn đề cụ thể liên quan đến phát triển hoạt động ĐTMH mà chỉ hy vọng cung cấp một bức tranh tổng quát về hoạt động ĐTMH trên thế giới. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Phạm Thị Mai Khanh và các Thầy cô giáo trong trƣờng đại học Ngoại Thƣơng đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình chấm đề tài, em rất mong các 99 Thầy cô sẽ châm chƣớc, hƣớng dẫn, và chỉ bảo đối với những quan điểm chƣa thực sự chính xác trong bài luận văn. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, (2001), “Nghiên cứu triển khai quỹ ĐTMH phát triển công nghệ cao ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu cấp bộ. 2. GS.TS.Lê Văn Tƣ, (2003), Thị trƣờng chứng khoán, NXB Thống kê. 3.Hải Lý, (2003), "Làn sóng thứ hai", Thời báo kinh tế Sài Gòn, tr.40 số 51, 11-12-2003. 4. Thạc sỹ Đặng Thị Thu Hoài, (2003), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, “Đầu tƣ mạo hiểm và phát triển công nghệ ở Việt Nam. Thực trạng và một số gợi ý chính sách”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện. 5. CN Hoàng Thị Hải Nhƣ, (2006), “Đầu tƣ mạo hiểm tại một số nƣớc châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 6. Thạc sỹ Nguyền Hùng Cƣờng và Thạc sỹ Đinh Thế Hiển, (tháng Hai 2003), “ Kêu gọi vốn đầu tƣ mạo hiểm phát triển công nghệ cao”, Tạp chí “Nghiên cứu và phát triển”, tr.25 – 28. 7. Ts Trần Thị Thái Hà, (2003), "Vốn mạo hiểm và vai trò của chính phủ trong việc hình thành thị trƣờng vốn mạo hiểm", Tạp chí "Nghiên cứu Kinh tế" số 305, tháng 10 năm 2003, tr.40-49. 8. Th.s Nguyễn Nghiêm Thái Minh, (3/2005), “Vốn mạo hiểm – Venture Capital”, Tạp chí Phát triển kinh tế, tr.12 – 13. 9. Phạm Kim Loan, (1/9/2006), “ Hiệu quả hoạt động của các quỹ ĐTMH và một số giải pháp thu hút nguồn vốn ĐTMH tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Tài chính Tiền tệ, tr.28 – 29. 10. Tạp chí Tài chính Tiền tệ, “Đầu tƣ mạo hiểm - động lực phát triển công nghiệp công nghệ cao”. 11. Tạp chí Tài chính Tiền tệ, “ Quỹ đầu tƣ mạo hiểm phát triển công nghệ cao ở Việt Nam: Mô hình nào cho phù hợp”. 12. William L.Megginson – The University of Oklahoma, (31-12-2001) “Towards a global model of venture capital?” 101 13. AVCJ ( 2007 - 2008), "The 2007 Guide to Venture Capital in Asia", Asian Venture Capital Journal No.4/2008. 14. Clement K.Wang ( National University of Singapore), (2005), “ Defferences in the Government structure of Venture Capital. The Singapore Venture Capital Industry. 15. Rafiq Dossani & Martin Kenney, (Califorlia University), (6/6/2002), “Creating an environment: Developing venture capital in India”. 16. Martin Kenney/Kyonghee Han/Shoko Tanaka, (2004), “The Venture Capital industries of East Asia: A report the World bank”. 17. Seunghun Lee, Seoul National University, (2005), “Implementation of the sources of finance in the Venture Capital industry”. 18. Dr. Alok Aggarwal, Chairman, Evalueserve Inc, (21/8/2006), “Is the Venture Capital Market in India getting overheated?”. 19. Thomas Andersson & Glenda Napier, IKED - International organisation for knowledge economy and enterprise development, (9/2007), “The roles of venture capital, Global trends and Issues from a Nordic perspective” 20. David Hornik, (5/1/2008), “Venture capital in China”, Zero2IPO Research centre. 102 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHÂN LOẠI CÁC QUỸ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM 1. Các quỹ đầu tƣ chủ yếu vào private equity  Mekong Enterprise Fund, Ltd của Mekong Capital (2002)  Mekong Enterprise Fund II, Ltd của Mekong Capital (2006)  Các quỹ tập trung vào công nghệ và đầu tƣ mạo hiểm  Quỹ Đầu tƣ Mạo hiểm IDG Việt Nam của tập đoàn IDG Đức(2004)  DFJ - VinaCapital LP của VinaCapital (2006) 2. Quỹ đầu tƣ vào bất động sản  Indochina Land Holdings của Indochina Capital (2005)  VinaLand của VinaCapital (2006) 3. Các quỹ đầu tƣ vào cổ phiếu niêm yết, công ty cổ phần và các khoản đầu tƣ cơ hội  Vietnam Enterprise Investments Ltd. (VEIL) của Dragon Capital (1995)  PXP Vietnam Fund Ltd (2003) của Công ty Quản lý Tài sản PXP Việt Nam  Vietnam Opportunity Fund của VinaCapital (2003)  Vietnam Growth Fund Limited của Dragon Capital (2004)  Vietnam Securities Investment Fund (VF1) của Viet Fund (2004)  Vietnam Emerging Equity Fund của Công ty Quản lý Tài sản PXP Việt Nam (2005)  Vietnam Equity Fund của Finansa (2005)  Công ty quản lý quỹ Prudential Vietnam (2005)  Vietnam Dragon Fund của công ty Dragon Capital (2005)  Vietcombank 1 Fund của công ty quản lý quỹ Vietcombank (2006)  Vietnam Investment Fund của BIDV - Vietnam Partners (2006)  Vietnam Holding Limited của công ty quản lý tài sản Việt Nam Holding (2006)  Vietnam Growth Fund của công ty quản lý ủy thác đầu tƣ Hàn Quốc (2006) 103  Worlwide Vietnam Fund của công ty quản lý ủy thác đầu tƣ Hàn Quốc (2006)  Kamm Investment Holdings của công ty Kamm Investment (???)  Vina Blue Ocean Fund của Golden Bridge Financial Group (2006)  JF Vietnam Opportunities Fund của Jardine Fleming (2006)  DWS Vietnam Fund của ngân hàng Deutsche Bank (2006)  Blackhorse Enhanced Vietnam Inc của Blackhorse Asset Management (2007)  DWS Vietnam Fund của ngân hàng Deutsche Bank (2007)  JF Vietnam Opportunities Fund của Jardine Flemings (2007)  Vietnam Lotus Fund của PXP Vietnam Asset Management (2007)  Indochina Capital Vietnam Holdings của Indochina Capital (2007)  Vietnam Azalea Fund của Mekong Capital (2007) (Nguồn: www.Mekongcapital.com) 104 PHỤ LỤC 2 HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CỦA MỘT SỐ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ 1. Công ty quản lý quỹ ĐTMH Mekong Capital Mekong Capital đƣợc thành lập vào năm 2001 do các cá nhân có kinh nghiệm thâm sâu về mảng quản lý đầu tƣ cả ở Việt Nam và quốc tế, hiện đang quản lý ba quỹ đầu tƣ:  Mekong Enterprise fund ltd : là quỹ vốn cổ phần tƣ nhân (Private equity) đƣợc thành lập vào tháng 4/2002, tập trung đầu tƣ chủ yếu vào các doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc quản lý tốt tại Việt Nam. Giá trị tài sản ròng của Quỹ đạt xấp xỉ 37 triệu đô-la Mỹ tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2007. Tỉ lệ tăng trƣởng doanh thu trung bình hàng năm của các công ty mà Quỹ đầu tƣ vào là 34,5% tính ngày 31 tháng 12 năm 2006. Trong cùng lúc đó, sự tăng trƣởng lợi nhuận trung bình hàng năm của các công ty mà Quỹ đầu tƣ vào đạt xấp xỉ 46,9% qua cùng kỳ.  Mekong Enterprise fund II ltd: quỹ này có giá trị 50 triệu đô-la Mỹ, khai trƣơng vào năm 2006, tập trung chủ yếu vào sản xuất, xây dựng thƣơng hiệu, phân phối và bán lẻ. Quỹ đầu tƣ vào các công ty tƣ nhân Việt Nam phát triển nhanh, với quy mô đầu tƣ tiêu biểu khoảng 4 triệu đô-la Mỹ.  Vietnam Azalea fund limited: là quỹ đầu tƣ vào các công ty cổ phần hóa có giá trị 100 triệu đô-la Mỹ, khai trƣơng vào tháng 6 năm 2007. Quỹ đầu tƣ chủ yếu vào các công ty nguyên là doanh nghiệp quốc doanh, c̣ũng nhƣ tham gia đấu giá cổ phần của các công ty chƣa niêm yết, với quy mô đầu tƣ dự kiến thông thƣờng khoảng 5-10 triệu đô-la Mỹ. Với khoảng 50 nhân viên làm việc toàn thời gian tại văn phòng Hồ Chí Minh và Hà Nội, Mekong Capital có một đội ng̣ũ lớn nhất và giàu kinh nghiệm nhất về vốn cổ phần tƣ nhân (private equity) tại Việt Nam. Hầu hết các vị trí cao cấp trong Mekong Capital là do ngƣời Việt Nam nắm giữ, và c̣ững là những cổ đông của Mekong Capital. Mekong Capital là một nhà đầu tƣ năng động luôn cố gắng tăng giá trị đáng kể vào những công ty mà họ đầu tƣ vào. Đặc biệt, quỹ còn hỗ trợ các công ty xây dựng 105 đội ng̣ũ quản lý, cải thiện hệ thống báo cáo tài chính và tăng hiệu quả hoạt động - tất cả những điều đó để hƣớng tới sự tăng trƣởng nhanh hơn và niêm yết thành công cổ phần của các công ty trên TTCK. Đối tƣợng đầu tƣ: Mekong Capital tập trung đầu tƣ chủ yếu vào các công ty liên quan đến sản xuất, xây dựng thƣơng hiệu, phân phối và bán lẻ. Do vậy, Mekong Capital phát triển những năng lực cốt lõi trong các lĩnh vực giúp ích cho việc tạo giá trị cho các nhóm công ty này, nhƣ: Six sigma, Sản xuất tiế kiệm (Lean manufacturing), quản lý nhãn hàng, quản lý bán hàng, thu thập thông tin, xác định chi phý theo hoạt động, kế hoạch sản xuất, quản lý sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, … Điều này c̣ũng phản ánh kinh nghiệm của các thành viên trong đội ng̣ũ của Mekong capital mà nhiều ngƣời trong số họ có kinh nghiệm quản lý cấp cao tại các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Có thể thấy Mekong Capital là một quỹ đầu tƣ khá thành công và đóng góp nhiều cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu theo định nghĩa trong lý luận chung thì Mekong Capital chỉ là một quỹ đầu tƣ thông thƣờng, hay quỹ đầu tƣ chứng khoán, chứ chƣa thực sự là quỹ ĐTMH. 2. Hoạt động đầu tƣ của quỹ Dragon Capital Dragon Capital là một công ty quản lý đầu tƣ chuyên nghiệp ra đời đầu tiên tại Việt Nam và sau một thời gian dài gắn bó với thị trƣờng Việt Nam, thì những gì thu đƣợc còn nhiều hơn về mặt lợi nhuận. Dragon Capital thành lập trong năm 1994. Năm 1996, Dragon Capital lập quỹ VietNam Enterprise Investment LTD (VEIL) với số vốn chỉ có 16 triệu USD thì đến nay đã tăng lên đến 500 triệu USD. Trong nhóm cổ phiếu VEIL đang sở hữu có những tên tuổi hàng đầu của giới kinh doanh Việt Nam nhƣ Sacombank và tổng công ty Điện tử cơ điện lạnh Việt Nam. Cổ phiếu của Sacombank tăng giá ít nhất 5 lần tính từ thời điểm VEIL mua cổ phần của ngân hàng này vào năm 2000. Tổng giá trị cổ phiếu ngân hàng ACB do VEIL sở hữu tăng gấp 10 lần, từ 8 triệu USD lên tới 80 triệu USD trong vòng 10 năm 1996 đến nay. Giá trị đầu tƣ ngân hàng của VEIL chiếm tới 1/3 số vốn huy động của quỹ này. Ngoài các hãng cho vay tài chính. Đối tƣợng đầu tƣ ƣa thích của VEIL là các công ty bảo hiểm, đƣờng bộ, chăm sóc sức khoẻ, tài nguyên thiên nhiên và sản xuất 106 kinh doanh hàng tiêu dùng. Giá trị 24% cổ phần trong tổng công ty Điện tử cơ Điện lạnh VN do VEIL sở hữu tăng gấp 5-6 lần trong khoảng thời gian từ 1997-2006. VEIL có tỷ suất lợi nhuận tínhh từ đầu năm đến nay đã lên đến 88% sau khi thất bại trong sáu năm đầu tiên tham gia thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Khi đó quỹ của Scriven mất tới 1/3 tổng tài sản. Giờ đây, công ty Dragon Capital - hãng đầu tƣ chứng khoán số 1 - sau Chính phủ tại Việt Nam đang quản lý khối tài sản có giá trị lên tới 860 triệu USD bao gồm cả lƣợng cổ phiếu của hơn 1/2 số công ty niêm yết trên sàn giao dịch mới 6 năm tuổi. Ngoài các hạng mục nói trên, Dragon Capital còn điều hành quỹ Vietnam Growth Fund Ltd. (260 triệu USD) và Vietnam Dragon Fund (100 triệu USD) với tổng giá trị tài sản lên tới khoảng 1 tỷ USD. C̣ũng có thể thấy trong các danh mục đầu tƣ của quỹ đầu tƣ dƣới sự quản lý của Dragon Capital chƣa thấy rõ lắm tính chất “mạo hiểm” của các khoản mục đầu tƣ. Chính ông Dominic Scriven c̣ ũng có phát biểu rằng thị trƣờng Việt Nam chƣa thực sự hấp dẫn và đáng tin để các quỹ đầu tƣ thực hiện những dự án đầu tƣ mạo hiểm nên khó có thể nói đó là những quỹ đầu tƣ mạo hiểm thực chất mà chỉ mang tính chất về mặt ngữ nghĩa mà thôi. 3. Hoạt động đầu tƣ của quỹ Vina Capital Vina Capital là một công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp, một trong những đơn vị quản lý đầu tƣ hàng đầu của Anh (100% vốn đầu tƣ của British Virgin Island thuộc Liên hiệp Anh). Vina Capital đến giữa năm 2006 mới chỉ có quản lý 2 quỹ đó là VietNam Opptunity Fund(VOF) và Vina Land nhƣng đến thời điểm này đã tăng lên 6 quỹ với tổng số tài sản khoảng 2 tỷ USD.  Vietnam Opportunity Fund: Quỹ này đang nắm giữ số vốn là 839 triệu USD, là quỹ hoạt động hiệu quả tích cực nhất tại Việt Nam hiện nay.  VinaLand: Quỹ đầu tƣ bất động sản, nắm giữ số vốn là 633 triệu USD đƣợc lập nên để chuyên đầu tƣ vào các cơ hội trong ngành kinh doanh bất động sản. Quỹ đã đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán London.  Vietnam Infrastructure: Đang nắm giữ khối tài sản lên tới 401 triệu USD, đƣợc thành lập với mục tiêu đầu tƣ đa dạng nhƣ cơ sở hạ tầng, tài sản liên quan đến cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và các nƣớc Đông Nam á. 107  DFJ VinaCapital L.P. (DFJV) là một quỹ đầu tƣ mạo hiểm chuyên cung cấp vốn và đầu tƣ vào các công ty tƣ nhân mới thành lập trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhƣ Internet, truyền thông media, Wireless, Software , gia công phần mềm, chất bán dẫn, cơ sở hạ tầng, và khoa học cuộc sống.  Corporate Finance(Tài chính): Chuyên đầu tƣ vào tài chính.  Real Estate(Bất động sản): chuyên cung cấp các dịch vụ về phát triển và kiểm tra bất động sản trong quá trình đầu tƣ, và có mặt trong một số dự án đầu tƣ quan trọng tại Việt Nam. Trong các quỹ đầu tƣ của Vina Capital thì VOF là quỹ đầu tƣ họat động hiệu quả nhất ở Việt Nam, và quỹ DFJ Vina Capital là một quỹ mang đúng tính chất ĐTMH chuyên thực hiện đầu tƣ vào các doanh nghiệp tƣ nhân mới thành lập ở lĩnh vực công nghệ thông tin. 108 PHỤ LỤC 3: CÁC CÔNG TY NHẬN ĐẦU TƢ CỦA QUỸ ĐTMH MEKONG CAPITAL (TÍNH ĐẾN THÁNG 6/2008) STT Tên công ty Số vốn đầu tƣ (triệu USD) Thời điểm đầu tƣ Lĩnh vực hoạt động 1 CTCP nhựa Tân Đại Hƣng 1,6 3/2003 Là một trong những nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về bao dệt PP (Poly-Propylene), bao gồm: bao Jumpo, bao Container, bao lƣới Raschel, bao lƣới Leno, bao PE (Poly-Ethylene) tráng PP, bao HDPE (High Density Poly- Ethylene) và bao LDPE (Low Density Poly-Ethylene). 2 CTCP Xây dựng - Kiến trúc AA (công ty AA) 1,68 3/2003, 1/2004, 7/2005 Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất và trang trí nội thất tại Việt Nam, với khách hàng là phần lớn những khách sạn và khu nghỉ mát 5 sao tại Việt Nam. Nhà Xinh của AA là nhà bán lẻ đồ gỗ nội thất nội địa hàng đầu tại Việt Nam. 3 CTCP tin học Lạc Việt 0,745 10/2003 Là một trong những công ty công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều giải pháp phần cứng và phần mềm cho doanh nghiệp và các khách hàng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. 4 CTCP Ngô Han 1,85 4/2004 Chuyên sản xuất dây điện tử hàng 109 đầu Việt Nam, chiếm khoảng 40% thị phần. Công ty sản xuất cả dây điện tử tròn lẫn dẹp với nhiều kích cỡ khác nhau. 5 CTCP Nam Hoa 0,9 6/2004 Công ty Việt Nam chuyên sản xuất đồ chơi bằng gỗ cho trẻ em ở độ tuổi từ 1 đến 10. 6 CTCP Minh Phúc 1 11/2004, 9/2005, 10/2005 Công ty in bao bì của Việt Nam hiện đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, chuyên về in bao bì bằng giấy, phôi kim loại, nhãn hàng hóa và bao thƣ. Minh Phúc có các thiết bị in ấn hiện đại sử dụng công nghệ in offset và in ống đồng. 7 CTCP chế biến gỗ Đức Thành 1,35 2/2005 Một trong những nhà sản xuất hàng đầu về hàng nhà bếp và gia dụng làm bằng gỗ cao su và gỗ tràm bông vàng tại Việt Nam. 8 CTCP may Minh Hoàng 1,85 4/2005, 4/2006 Chuyên sản xuất quần áo thể thao dệt và đan cho những công ty trang phục thể thao quốc tế hàng đầu, trong đó Nike là khác hàng lớn nhất của Công ty. 9 CTCP Gas Saigon 1,85 8/2005 Là một công ty phân phối khí đốt hóa lỏng tăng trƣởng nhanh ở Việt Nam. 10 CTCP Mặt trời Vàng (tên giao (khụng cụng bố) 12/2005 Công ty hoạt động tại Hà Nội trong hai ngành hàng chính là bao 110 dịch: Goldsun) bì carton và đồ dùng nhà bếp. 11 CTCP Hàng Gia dụng Quốc tế ICP 11/2006 Một trong những doanh nghiệp phát triển nhanh nhất trong ngành hàng tiêu dùng tiêu thụ nhanh tại Việt Nam với một số nhãn hiệu đã có chỗ đứng trên thị trƣờng nhƣ Vegy, OCleen, X-Men, Dr.Men và một số nhãn hiệu mỹ phẩm cao cấp khác. 12 CTCP Thế Giới Di Động 5/2007 Nắm giữ hệ thống siêu thị điện thoại di động hàng đầu và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. 13 CTCP Venture International Việt nam (VIVCO) 5,4 9/2007 Là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu tại Việt Nam, chuyên may quần áo bảo hộ lao động, đồng phục công ty, quần áo trẻ em, áo sơ mi/áo choàng và các sản phẩm may mặc khác cho thị trƣờng Châu Âu. 14 CTCP Thông Minh – MK 4 12/2007 Sản xuất và cung cấp các dịch vụ cho ngành thẻ nhƣ thẻ ngân hàng, thẻ hội viên … 15 CTCP Mai Sơn 5 3/2008 Cung cấp các sản phẩm thời trang cao cấp trên thế giới cho ngƣời tiêu dùng … Nguån: Tæng hîp tõ website: www.mekongcapital.com.vn 111 112 PHỤ LỤC 4: CÁC CÔNG TY NHẬN ĐẦU TƢ CỦA QUỸ ĐTMH IDG VIỆT NAM (TÍNH ĐẾN THÁNG 6/2008) STT Tên công ty Lĩnh vực hoạt động 1 VietnamWorks.com Website tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, cung cấp các dịch vụ tuyển dụng đa năng cho hơn 300 công ty đăng quảng cáo tuyển dụng và hơn 300.000 ứng viên đăng ký hồ sơ cá nhân trên website để tìm việc. VietnamWorks còn phát triển hoạt động của mình sang mảng tìm kiếm nhân sự cấp cao và đào tạo với bộ phận Navigosgroup mới đƣợc thành lập và đã gặt hái đƣợc khá nhiều thành công. 2 VinaGame Công ty trò chơi trực tuyến lớn nhất Việt Nam, khai chƣơng sản phẩm đầu tiên “Võ lâm truyền kỳ” vào tháng 6/2005 và nhanh chóng trở thành trò chơi trực tuyến số một tại Việt Nam. 3 VinaPay Mô hình trả tiền di động đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử cho nhà cung cấp dịch vujdi động, ngân hàng, bán sỉ và ngƣời tiêu dùng với mục đích tiện lợi, nhanh chóng. Các sản phẩm của VinaPay: nạp tiền cho các mạng điện thoại di động trả trƣớc, thanh toán di động cho các loại hình dịch vụ nhƣ taxi, vé máy bay, xổ số ... 4 DreamViet Là một công ty công nghệ trẻ đang phát triển rất nhanh, sở hữu trang web: www.aha.vn là website mua sắm hiện đại duy nhất tại Việt Nam nhờ vào số lƣợng truy cập nhiều và ngày càng tăng. 5 Công ty cổ phần thông tin Webtretho.com Cung cấp thông tin cần thiết cho việc chăm sóc bé yêu cũng nhƣ gia đình. Phát triển nhờ vào sự gắn bó 113 của các thành viên của diễn đàn, tất cả mọi ngƣời đều có một mối quan tâm là “chăm sóc nuôi dạy con theo cách tốt nhất” 6 Công ty cổ phần Vega Soflware Một trong những công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam, sản phẩm – dịch vụ chính gồm: - Hệ thống quản trị nội dụng (CMS) - Tạo lập web, ứng dụng web, các module mở rộng cho phát triển ứng dụng web. - Giao tiếp qua VOIP, Instant Messaging. - ứng dụng các thiết bị cầm tay (Smartphones, PocketPCs). - Dịch vụ sản xuất phần mềm với các đối tác nƣớc ngoài. - Xây dựng các mạng xã hội theo chuẩn web 2.0 7 iSphere Soflware ltd Cung cấp các giải pháp phần mềm và dịch vụ phát triển phần mềm cho các khách hàng trong và ngoài nƣớc. Tập trung vào thị trƣờng Hàn Quốc và Việt Nam 8 PeaceSofl Solutions corporation Nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm quản lý nội dụng trực tuyến cũng nhƣ là hội thảo bằng video tại Việt Nam. Khai trƣơng trang www.chodientu.com vào năm 2005, là nơi rao vặt trực tuyến và nhanh chóng mở rộng thành nơi đấu giá trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Mới đây, ngày 17.06.2008 trang web mua bán trực tuyến lớn nhất thế giới ebay đã ký một bản hợp tác với website này. 9 Punch Chuyên sản xuất trò chơi cho thiết bị di động, tập trung vào các sản phẩm mới lạ, đặc sắc cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, sản xuất thiết bị, nhà 114 phân phối và khách hàng trên toàn thế giới. 10 VC công ty cổ phần truyền thông Việt Nam Một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực internet, với các dịch vụ nội dung và công nghệ sáng tạo đƣợc hàng triệu ngƣời trong và ngoài nƣớc tin dùng. Hiện quản lý các trang web nhƣ: socvui.com; rongbay.com; baamboo.com ... 11 Công ty cổ phần YeuAmNhac.com Tạo ra một sân chơi ảo cho các thành viên trao đổi tin tức âm nhạc, tạo FanClubs, giao lƣu cộng đồng với ca sĩ, cũng nhƣ các hoạt động khác nhƣ giải thƣởng YAN Music Awards, hay Miss YAN hàng năm. 12 Công ty cổ phần đầu tƣ và dịch vụ giáo dục (Hocmai.vn) Đầu tƣ trong lĩnh vực E-learning, cung cấp nội dung học tập phong phú, đa dạng: tƣ vấn, gia sƣ trực tuyến, thi cử ... đã thu hút tới hơn 320.000 học sinh tham gia. 13 Công ty cổ phần Đăng Hồ (CyVee.com) CyVee.com là cộng đồng trực tuyến ĐTMHành cho giới tri thức làm kinh doanh, chuyên môn ở mọi lĩnh vực, là nơi mọi ngƣời gia lƣu, kết nối, trao đổi kiến thức, cập nhật, chia sẻ và khám phá các cơ hội mới. 14 Công ty cổ phần dịch vụ giải pháp không dây (MSS) Chuyên cung cấp dịch vụ cũng nhƣ phân phối công nghệ phát triển dịch vụ gia tăng trên điện thoại di động. Công nghệ mà MSS cung cấp đƣợc chuyển gia từ tập đoàn viễn thông T-Mobile của LB Đức. 15 Công ty cổ phần sản phẩm Việt (SPV- vietnamb2b.com) vietnamb2b.com là sàn thƣơng mại điện tử B2B với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong giao dịch thƣơng mại trong và ngoài nƣớc, hỗ trợ tìm kiếm thông tin mua hàng và tìm kiếm những nhà nhập khẩu tiềm năng trên thế giới 16 Công ty cổ phần Địa Điểm (diadiem.com) Phần mềm bản đồ số thuộc website www.diadiem.com, cho phép khai thác thông tin về 115 đƣờng đi, địa điểm và quảng cáo ... 17 Công ty cổ phần công nghệ Hoàng Minh (Sàn OTC) Sở hữu website www.sanotc.com.vn. Đây là cổng thông tin đầy đủ nhất về cổ phiếu OTC, là một trong số những website về tài chính – chứng khoán đƣợc truy cập nhiều nhất tại Việt Nam. 18 Công ty cổ phần Goldensun Focus Media Kinh doanh dịch vụ truyền thông out – of – home media, cung cấp quảng cáo trên màn hình LCD/LED tài các nhà cao tầng, siêu thị, bến xe buýt và các địa điểm giao thông đông đúc khác. 19 Công ty cổ phần Tài Việt (Vietstock) Cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ chứng khoán, www.vietstock.com.vn hiện là một trong những website hàng đầu ở Việt Nam về cung cấp các thông tin tài chính doanh nghiệp, chứng khoán và các bản báo cáo hàng năm, phân tích thị trƣờng. 20 Công ty cổ phần dịch vụ thiết bị toàn cầu (GES) Đẩy mạnh lĩnh vực lắp ráp, gia công thiết bị bán dẫn tại Việt Nam phục vụ cho các văn phòng sản xuất linh kiện bán dẫn ở Việt Nam. Nguồn: Tổng hợp từ website www.idgvv.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4136_9965.pdf
Luận văn liên quan