Hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007

MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii Lời mở đầu 1 CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT & HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM 3 1.1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT 3 1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt 3 1.1.2.1. Đối tượng bảo hiểm 6 1.1.2.2. Phạm vi bảo hiểm 9 1.1.2.3. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 12 1.1.2.4. Phí Bảo hiểm 15 1.2.2. Quy trình khai thác bảo hiểm 18 1.2.2.1. Lập kế hoạch tiếp cận khách hàng 18 1.2.2.2. Xác định các biện pháp khai thác 20 1.2.2.3. Đánh giá rủi ro 21 1.2.2.4. Đề ra các biện pháp hỗ trợ 22 1.2.2.5. Đánh giá rút kinh nghiệm 23 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khai thác bảo hiểm 23 1.2.3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai thác 24 1.2.3.2. Phân tích cơ cấu khai thác 24 1.2.3.4. Phân tích tính thời vụ trong khâu khai thác 25 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động khai thác 26 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG (2003-2007) 27 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG (PVI THĂNG LONG) 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 28 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2003-2007 30 2.2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG (2003-2007) 33 2.2.1. Vài nét thị trường bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt trong thời gian qua 33 2.2.2. Khái quát về tình hình Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại PVI Thăng Long giai đoạn 2003-2007 35 2.2.3. Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại PVI Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007 37 2.2.3.1. Quy trình khai thác 38 2.2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác 48 2.2.3.3. Kết quả và hiệu quả khai thác 50 2.2.3.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại PVI Thăng Long giai đoạn 2003-2007 56 CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT LÀM TĂNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG 61 3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG 61 3.1.1. Về phía nhà nước 61 3.1.2. Về phía Hiệp hội bảo hiểm 62 3.1.3. Về phía công ty bảo hiểm 63 3.1.3.1. Đối với Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu Khí Việt nam 63 3.1.3.2. Đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long 64 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT CỦA PVI THĂNG LONG 65 3.2.1. Mục tiêu 65 3.2.2. Định hướng chiến lược 66 3.2.3. Giải pháp 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO iii PHỤ LỤC 1 (Hợp đồng Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt) iv

doc78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt tại công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc thực hiện Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại PVI Thăng Long ở trên, ta thấy rằng kinh doanh loại hình bảo hiểm này có nhiều tiềm năng và đạt hiệu quả tương đối ổn định qua các năm. Sau đây, tôi sẽ đi sâu vào việc phân tích thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này. 2.2.3.1. Quy trình khai thác Theo quy định của Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), các Công ty thành viên đều phải thực hiện các bước khai thác nghiệp vụ bảo hiểm theo quy trình mà Tổng công ty đã nghiên cứu và lập ra. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB, quy trình khai thác được phân chia thành các cấp. Theo Quyết định số 464/07/QĐ-PVI về việc Ban hành Quy định về phân cấp khai thác năm 2007 cụ thể: Đối với các rủi ro loại 1, MTN tối đa 11.000.000 USD/Đơn bảo hiểm (16.500.000 USD nếu có gián đoạn kinh doanh). Đối với các rủi ro loại 2, MTN tối đa là 9.000.000 USD/Đơn bảo hiểm (13.500.000 USD nếu có gián đoạn kinh doanh). Đối với các rủi ro loại 3, MTN tối đa 7.200.000 USD/Đơn bảo hiểm (10.800.000 USD nếu có gián đoạn kinh doanh) Theo phụ lục 04 đính kèm Quyết định trên, rủi ro loại 1 là những rủi ro có mức độ dưới trung bình và ít có khả năng bị tổn thất lớn. Ví dụ: các tòa nhà chung cư và công sở, các nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất và đóng chai nước ngọt, bưu điện. Rủi ro loại 2 là những rủi ro có khả năng bị tổn thất lớn. Ví dụ: Nhà máy cán thép, luyện kim, nhà máy hóa chất, nhà máy điện, sản xuất hóa chất. Rủi ro loại 3 là những rủi ro có nhiều khả năng phải chịu tổn thất lớn. Ví dụ: Nhà máy sản xuất chất nổ, xưởng chế biến đồ gỗ, nhà máy giấy, nhà máy dệt, buôn bán và lưu trữ các sản phẩm dầu mỏ. Các đơn vị kinh doanh cần thông báo cho Tổng Công ty trước ngày dự kiến ký Hợp đồng hoặc chào phí ít nhất 07 ngày (không kể ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật). Khi nhận được yêu cầu của đơn vị kinh doanh, trong khoảng thời gian đó, Tổng Công ty sẽ xác nhận bằng văn bản hoặc gửi email về việc cấp Đơn bảo hiểm gốc. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Tổng Công ty xác nhận cấp đơn hoặc cung cấp tỷ lệ phí bảo hiểm thì đơn vị kinh doanh phải gửi Đơn bảo hiểm gốc cho Tổng Công ty hoặc thông báo bằng văn bản cho Tổng Công ty về tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm đó. a. Quy trình khai thác trong phân cấp Quy trình khai thác Bảo hiểm Cháy và các RR ĐB trong phân cấp nêu rõ công việc khai thác qua các bước theo trình tự như sau: Đối với các nghiệp vụ khai thác nằm trong phân cấp, các Đơn vị kinh doanh được chủ động chào phí, cấp Đơn bảo hiểm/SĐBS theo trình tự như sau: Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng Trong khâu này, những người thực hiện chủ yếu sẽ là các cán bộ khai thác, đại lý và môi giới. Tiếp thị là một công việc không phải đơn giản, khách hàng có thể tin tưởng chọn chúng ta là người bảo hiểm cho họ hay không phụ thuộc chủ yếu vào tài “thuyết phục khách hàng” của những người tiếp xúc trực tiếp với họ. Không thụ động chờ khách hàng đến mua bảo hiểm mà cần chủ động đến gặp khách hàng. Các cán bộ khai thác, đại lý, môi giới cùng họ đi thăm cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ ngơi của họ, nghiên cứu quy trình sản xuất của họ... chỉ ra cho họ thấy những rủi ro có thể gặp và hậu quả của nó. Trên cơ sở Đơn bảo hiểm, văn bản hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, giải thích cho họ biết nếu họ tham gia bảo hiểm thì được những lợi ích gì. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB trong phân cấp Tiếp thị, nhận thông tin, Yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng Phân tích thông tin, đánh giá rủi ro Chấp nhận Chào phí Từ chối Quản lý Hợp đồng/Đơn bảo hiểm Chào phí/Đàm phán Chuẩn bị Hợp Đồng/Đơn bảo hiểm Ký Hợp đồng/Đơn Bảo hiểm Cần yêu cầu khách hàng nêu rõ các thông tin chi tiết liên quan tới họ và đối tượng được bảo hiểm : Ngành nghề sản xuất, kinh doanh; Thành phần kinh tế; Giá trị tài sản được bảo hiểm; Thời hạn bảo hiểm yêu cầu; Tình hình tổn thất trong các năm trước; Các rủi ro có thể gây tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm (tần suất xảy ra, ước tính mức độ tổn thất khi xảy ra...); Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tổn thất. Khi đã có được đầy đủ các thông tin cần thiêt liên quan, ta cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng. Khuyến cáo khách hàng về việc hợp đồng /Đơn /GCNBH sẽ không có giá trị trong trường hợp khách hàng cung cấp hoặc kê khai sai hoặc không khai báo các chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm và người được bảo hiểm. Đánh giá rủi ro Cán bộ khai thác phải nghiên cứu và khảo sát kỹ thực tế, thu thập đầy đủ tình hình và số liệu cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro có ý nghĩa hết sức quan trọng, có đánh giá đúng rủi ro mới tìm được tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp tương ứng với rủi ro mà mình sẽ nhận bảo hiểm, cụ thể: đối tượng được bảo hiểm, bậc chịu lửa của công trình, loại PCCC, hạng sản xuất (nếu đối tượng bảo hiểm là đơn vị sản xuất), loại cơ sở kinh doanh dịch vụ (nếu đối tượng bảo hiểm là cơ sở kinh doanh dịch vụ), mức độ nguy hiểm của tài sản để trong kho, trong cửa hàng (nếu đối tượng bảo hiểm là kho tàng, cửa hàng). Hướng dẫn khách hàng điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu của PVI, nêu rõ kết luận của cán bộ đánh giá rủi ro. Phải điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, mục nào không biết phải ghi rõ là: "không biết" hoặc "sẽ thông báo sau". Cán bộ khai thác phải chú ý rằng không được chạy theo doanh thu. Dịch vụ nào dễ có khả năng dẫn đến những tổn thất quá lớn cần phải xem xét kỹ, có thể từ chối cấp đơn hoặc chào phí cao, mức miễn thường cao. Và cần quán triệt những nguyên tắc sau đây: Không chấp nhận bảo hiểm theo lối chọn điểm (ví dụ trong một khu vực nhà máy, chỉ mua bảo hiểm cho những phân xưởng, công đoạn, bộ phận... nhiều rủi ro nhất). Đã bảo hiểm thì phải bảo hiểm toàn bộ tài sản trong một khu vực. Hết sức hạn chế nhận bảo hiểm những đối tượng có hệ thống PCCC yếu kém. Cần xem xét kỹ và nên hạn chế nhận bảo hiểm các rủi ro bão lụt vì bão lụt thường gây tổn thất hàng loạt trên một diện rộng có khi bao gồm nhiều tỉnh. Chỉ nhận bảo hiểm các rủi ro này với điều kiện có bảo hiểm rủi ro cháy và các công trình được bảo hiểm phải là những công trình kiên cố được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Tính toán hiệu quả, xác định phí, điều kiện, chào phí Căn cứ vào các thông tin được cung cấp và kết quả đánh giá rủi ro, Khai thác viên xác định phí để đưa ra một mức chào phí cho đối tượng được bảo hiểm. Mức phí được xác định dựa trên: Hướng dẫn nghiệp vụ, kinh nghiệm của CBKT về rủi ro được bảo hiểm; Tình hình thị trường bảo hiểm trong nước và thế giới; Mức độ cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác; Bản thoả thuận về Cháy và các RRĐB Một bản chào phí thường bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Tên, địa chỉ người được bảo hiểm. - Đối tượng được bảo hiểm, địa điểm được bảo hiểm. - Thời gian bảo hiểm. - Tỷ lệ phí (phí bảo hiểm). - Các khoản giảm trừ (nếu có). - Mức khấu trừ . - Đơn/ Quy tắc bảo hiểm áp dụng. - Các Điều kiện, Điều khoản bổ sung (nếu có). Chuẩn bị Đơn/Hợp đồng/GCNBH Sau khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảo hiểm của khách hàng, CB khai thác chuẩn bị Hợp đồng/Đơn/GCNBH, Thông báo thu phí.. để gửi cho khách hàng của mình. Một (bộ) đơn bảo hiểm bao gồm: - Mẫu đơn/quy tắc bảo hiểm, phụ lục đơn bảo hiểm/GCNBH ( bao gồm các SĐBS phát sinh nếu có), danh mục tài sản (DMTS) được bảo hiểm. DMTS cần ghi đầy đủ và rõ ràng, ngoài các chi tiết đã in sẵn trong DMTS, cần ghi rõ thêm ở mặt sau DMTS những chi tiết sau: - Thành phần kinh tế (quốc doanh, hợp tác xã, tư nhân, xí nghiệp liên doanh VN nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.). - Năm xây dựng (đối với nhà cửa công trình). Trường hợp khách hàng yêu cầu có hợp đồng thì soạn thảo hợp đồng bảo hiểm. Ký duyệt Hợp đồng/Đơn bảo hiểm Đối với dịch vụ thuộc phân cấp, Lãnh đạo Phòng KD/CN sẽ ký Hợp đồng/Đơn/ SĐBS ( phát sinh nếu có). Quản lý hợp đồng/ đơn bảo hiểm Sau khi Lãnh đạo phòng KD/CN ký duyệt, cán bộ khai thác chuyển cho khách hàng bản gốc bao gồm Hợp đồng/ bộ đơn bảo hiểm/ SĐBS ( nếu có), Thông báo thu phí. Chuyển 01 bản sao gồm Hợp đồng/Phụ lục đơn/ GCNBH/ SĐBS ( nếu có) và Thông báo thu phí gốc cho Phòng KT/KTCN để theo dõi việc thanh toán phí bảo hiểm, thanh toán hoa hồng bảo hiểm và làm cơ sở xét giải quyết bồi thường nếu có phát sinh; 01 bản copy cho Phòng TBH để thu xếp tái bảo hiểm (nếu có) và quản lý (đối với các hợp đồng/đơn bảo hiểm do CN cấp).Và lưu đơn vị cấp đơn 01 bản gốc. Để thuận tiện cho việc theo dõi quản lý Hợp đồng/ bộ Đơn bảo hiểm và các tài liệu có liên quan phải được đính kèm nhau và được lưu trong cặp tài liệu theo từng nghiệp vụ, từng năm. Phòng KT/KTCN có trách nhiệm viết hoá đơn thu phí bảo hiểm theo nội dung Hợp đồng bảo hiểm/thông báo thu phí bảo hiểm. Quy định cụ thể về việc lập và sử dụng hoá đơn được nêu rõ trong quy định về việc sử dụng và quản lý hoá đơn thu phí bảo hiểm GTGT ban hành kèm theo quyết định số 126/QĐ-KT của Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí ngày 25/08/2003. Sau khi hoá đơn thu phí phát ra. Đối với các đơn/hợp đồng bảo hiểm do CN quản lý: Bộ phận KT của CN có trách nhiệm chính đôn đốc bộ phận KD của CN thu phí đúng hạn, trên cơ sở báo cáo của CN, Phòng TBH, Phòng KT có trách nhiệm phối hợp đôn đốc. Đối với các đơn/hợp đồng bảo hiểm do Phòng KD quản lý: Phòng KT chịu trách nhiệm chính, phòng TBH phối hợp đôn đốc Phòng KD thu phí đúng hạn. Hết thời hạn thoả thuận mà khách hàng vẫn chưa nộp phí bảo hiểm thì cần giục khách hàng nộp phí (qua fax, điện thoại, điện tín, công văn). Trường hợp hoá đơn thu phí đã phát hành sau 03 tháng mà khách hàng vẫn chưa nộp phí bảo hiểm, Phòng KT/KTCN làm đầu mối phối hợp phòng KD/CN, phòng TBH báo cáo Lãnh đạo Công ty/ Chi nhánh, đề xuất biện pháp giải quyết. Đối với vấn đề thanh toán phí cho bên thứ ba (nếu có): Phòng KD/CN phối hợp với phòng TBH, KT thanh toán cho các nhà nhận tái ( theo điều kiện điều khoản của Đơn) / Hợp đồng Đồng bảo hiểm ( nếu có). Phòng KD/CN phối hợp Phòng KT/KTCN thanh toán hoa hồng bảo hiểm cho các ĐL theo đúng các quy định về hoa hồng bảo hiểm của Bộ Tài chính và quy chế quản lý đại lý của Công ty. Khi có yêu cầu phát sinh từ phía khách hàng: trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có bất cứ thay đổi nào từ phía Công ty hoặc khách hàng thì cán bộ khai thác có trách nhiệm thống nhất với khách hàng, lập thành văn bản nội dung thay đổi và thông báo tới các bộ phận liên quan. Các thay đổi ảnh hưởng đến rủi ro được bảo hiểm nếu cần sẽ phải tính thêm phí. Bản sửa đổi bổ sung cho các thay đổi này được lưu cùng các tài liệu đã có. Khi có khiếu nại sự kiện bảo hiểm, trưởng nhóm, cán bộ theo dõi đơn có trách nhiệm phối hợp với phòng GĐBT/GĐBT CN để giải quyết khiếu nại. Mọi ý kiến phản hồi của khách hàng phải được ghi nhận và theo dõi, giải quyết theo Quy trình đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng. Khi đã hoàn tất các công việc cần thiết chủ yếu để cấp một Đơn/Hợp đồng bảo hiểm. Việc còn lại là thống kê Đơn/Hợp đồng bảo hiểm, bản lưu Giấy chứng nhận bảo hiểm phải được thống kê theo đơn vị Phòng KD/CN và thống kê theo quy định của Công ty. Đối với những đơn bảo hiểm có tổng mức trách nhiệm lớn, khi kết thúc thời hạn bảo hiểm phải có báo cáo tổng kết về dịch vụ (theo mẫu của Tổng Công ty CP PVI ty). b. Quy trình khai thác trên phân cấp Quy trình khai thác Bảo hiểm Cháy và các RRĐB trên phân cấp được thực hiện theo sơ đố 2.3. Đối với các nghiệp vụ khai thác nằm ngoài phân cấp, các Đơn vị kinh doanh chỉ thực hiện chào phí, cấp Đơn bảo hiểm gốc, SĐBS khi có xác nhận bằng văn bản của Tổng Công ty. Nhìn chung, quy trình này có trình tự các bước tương tự như quy trình khai thác dịch vụ trong phân cấp. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt cụ thể như sau: Trong bước Tính toán hiệu quả, xác định phí, điều kiện, chào phí. Bản chào phí của Phòng KD tại Tổng Công ty cần có ký tắt hoặc ý kiến (nếu có) của lãnh đạo phòng TBH, KTKH (nếu cần) về hiệu quả của dịch vụ, phương án TBH, điều kiện, điều khoản. CN phải gửi công văn do lãnh đạo CN ký về Văn phòng Tổng Công ty xin ý kiến chỉ đạo. Công văn do lãnh đạo CN ký gồm những điểm chính về: bản đánh giá rủi ro, các thông tin, ý kiến phân tích và đề xuất hướng chào phí nhằm đáp ứng không chỉ nhu cầu của khách hàng mà còn đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Tổng Công ty. Phòng TBH làm đầu mối phối hợp P.KTKH ( nếu cần) kiểm tra điều kiện, điều khoản, phương án TBH, tính toán hiệu quả của dịch vụ. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB trên phân cấp Tiếp thị, nhận thông tin, Yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng Phân tích thông tin, đánh gia rủi ro Chấp nhận Chào phí Từ chối Xem xét Xác định phí Quản lý Hợp đồng/Đơn bảo hiểm Chuẩn bị Đơn/Hợp đồng bảo hiểm Chào phí/Đàm phán Ký Hợp đồng/Đơn Bảo hiểm Đối với các dịch vụ bảo hiểm trong ngành hoặc đối với các trường hợp đặc biệt khác theo chỉ đạo của BGĐ, Phòng BHKT sẽ tham gia chỉ đạo. nghiệp vụ. Mỗi phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về lĩnh vực được giao. Trường hợp dịch vụ có TBH chỉ định lớn hơn 40%, môi giới phí lớn hơn 15%, hoa hồng tái bảo hiểm chỉ định nhỏ hơn 22%, phải có xác nhận của nhà TBH chỉ định trước khi cấp đơn. Trong trường hợp cần phải mời thầu để thu xếp được bảo hiểm, việc lập hồ sơ mời thầu, xét thầu tuân thủ theo Luật hiện hành về tổ chức đấu thầu. Trong trường hợp tham dự thầu bảo hiểm, lập hồ sơ tham dự thầu tuân thủ theo Quy trình lập hồ sơ tham dự thầu. Trong khâu ký duyệt Hợp đồng/Đơn bảo hiểm. Đối với dịch vụ trên phân cấp: Phòng KD làm đầu mối, cùng các phòng TBH, KTKH ( nếu cần), KT (nếu cần) lập Tờ trình báo cáo dịch vụ ( khi trình ký đơn, hợp đồng, SĐBS (phát sinh nếu có). Lãnh đạo Tổng công ty ký đơn, hợp đồng / Tổng giám đốc CN ký theo Uỷ quyền : Phòng KD/CN phải chuyển dự thảo Hợp đồng/ Bộ đơn bảo hiểm Phòng TBH, KT.kiểm tra, ký tắt trước khi trình Lãnh đạo Tổng công ty ký/ chuyển trả dự thảo cho CN. Lưu ý: Đối với các chi nhánh, ngoài bản Fax dự thảo ( hoặc bản gốc), cần đồng thời gửi qua E-mail cho phòng TBH để tiện sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. 2.2.3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác Việc lập kế hoạch khai thác là rất cân thiết với một công ty bảo hiểm truớc khi triển khai bất kì một nghiệp vụ bảo hiểm nào. Dựa vào năng lực của mình, kết quả kinh doanh của công ty trong những năm trước cũng như trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường, kinh tế, xã hội công ty vạch ra các chỉ tiêu cần phải đạt được trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp công ty bố trí lại nhân lực cho phù hợp để có được kết quả khai thác tốt. Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà bất cứ một công ty nào khi bắt đầu triển khai bất cứ một nghiệp vụ nào đặt ra khi lập kế hoạch đó là doanh thu phí, đặt ra doanh thu phí cần đạt được sẽ quyết định đến các chiến lược kế hoạch tiếp theo của công ty. Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm Cháy và các RR ĐB tại PVI Thăng Long (2003-2007) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu kế hoạch (TRĐ) 2009,84 2908,11 3793,47 5257,21 6200,86 Doanh thu thực hiện (TRĐ) 1987,73 2986,63 4005,9 5609,44 6523,3 Hoàn thành kế hoạch (%) 98,90% 102,70% 105,60% 106,70% 105,20% Nguồn: PVI Thăng Long Bảng 2.3 cho ta thấy, hầu như năm nào công ty cũng xuất sắc đạt kế hoạch đã đề ra, chỉ riêng có năm 2003, do chưa nắm vững được năng lực của công ty mình cũng như thị trường nên công ty chưa hoàn thành được kế hoạch, phần trăm hoàn thành kế hoạch chỉ đạt có 98,90%. Sang đến năm 2004, phần trăm hoàn thành kế hoạch của công ty đạt 102,7%, điều này chứng tỏ công ty đã bám sát hơn vào nhu cầu thị trường, nghiên cứu kĩ hơn tình hình kinh tế xã hội, và đã có kinh nghiệm hơn trong việc lập kế hoạch. Những năm tiếp theo, với việc đề ra những mục tiêu phương hướng cụ thể phù hợp với thực tế và năng lực công ty, công ty liên tiếp vượt kế hoạch đã đề ra, cụ thể là năm 2005 phần trăm hoàn thành kế hoạch là 105,6%, năm 2006 là 106,7%, và năm 2007 là 105,2%. 2.2.3.3. Kết quả và hiệu quả khai thác Như đã nhận xét ở trên doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RR ĐB không ngừng tăng lên qua các năm, điều này chứng tỏ công ty đã làm tốt công tác khai thác. Thực tế trong những năm gần đây PVI Thăng Long đã không ngừng sử dụng và nâng cao các biện pháp khai thác, ngoài biện pháp truyền thống là tuyên truyền quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, công ty còn tổ chức các cuộc gặp gỡ với khách hàng, hội nghị hội thảo, hướng dẫn khách hàng sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ và hạn chế tổn thất khi có hỏa hoạn xảy ra. Để nắm bắt được kết quả hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại PVI Thăng Long trong thời gian này trước hết ta theo dõi bảng 2.4 về STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm. Qua bảng 2.4 ta thấy, số hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long tăng lên một cách đều đặn theo thời gian. Năm 2003 số hợp đồng khai thác được mới chỉ là 99 hợp đồng. Đến năm 2007 đã tăng lên 326 hợp đồng, tăng hơn 3 lần so với số hợp đồng năm 2003. Mức tăng cao nhất của số hợp đồng trong thời gian này là năm 2006, tăng lên 80 hợp đồng so với năm 2005, trong khi các năm 2004 và năm 2005 mức tăng lần lượt là 31 và 70 hợp đồng. Bởi năm 2006 là năm Nghị định 130/2006/NĐ-CP ra đời, nghị định quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy cơ cao về cháy nổ. Tuy nhiên mức tăng này cũng không quá cao so với các năm trước và năm 2007 mặc dù các Thông tư 41/2007/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130 và Quyết định 28/2007/QĐ-BTC quy định về quy tắc và biểu phí bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc đã được ban hành, nhưng năm 2007 số hợp đồng tăng lên cũng chỉ là 46 hợp đồng. Điều này cho thấy ý thức chấp hành luật lệ của các doanh nghiệp và các co sở sản xuất kinh doanh cũng chưa cao. Ngoài ý thức của người tham gia, còn có nhiêu nguyên nhân khác bởi các doanh nghiệp bảo hiểm cũng gặp không ít khó khăn trong việc phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC để biết được những đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm Cháy nổ nhưng vẫn chưa tham gia. Bảng 2.4: STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long (2003-2007) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu phí (TRĐ) 1987,73 2986,63 4005,90 5609,44 6523,30 Tổng STBH (TRĐ) 1.242.331,25 1.866.643,75 2.503.687,50 3.739.626,67 4.659.500,00 Số hợp đồng (HĐ) 99 130 200 280 326 STBH/HĐ (TRĐ/HĐ) 12.548,80 14.358,80 12.518,44 13.355,81 14.292,94 Nguồn: PVI Thăng Long Tổng STBH hay mức trách nhiệm của PVI Thăng Long khá cao và liên tục tăng từ năm 2003 là hơn 1.242 tỷ đồng, đến năm 2007 đã gần 4.660 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với năm 2003. Mức trách nhiệm cao là một điều rất đáng mừng, bởi nó thể hiện uy tín của Công ty đối với khách hàng, họ có tin tưởng vào khả năng và năng lực tài chính của PVI nên đã chọn làm nhà bảo hiểm cho mình. STBH bình quân một hợp đồng (STBH/HĐ) trong giai đoạn này có lúc giảm, nhưng nhìn chung thì vẫn tăng lên. Năm 2003, STBH/HĐ là 12,54 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên hơn 2 tỷ đồng, năm 2005 lại giảm về mức bằng năm 2003, nhưng cho đến năm 2007 STBH/HĐ lại tăng đến 143 tỷ đồng. Qua phân tích về STBH và STBH bình quân một hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB, ta thấy PVI Thăng Long đã khai thác khá tốt nghiệp vụ bảo hiểm này, biết cách thuyết phục khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng vào năng lực của mình để lựa chọn tham gia bảo hiểm với mức trách nhiệm cao. Hiệu quả khai thác thể hiện với một đồng chi phí khai thác bỏ ra công ty thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chi phí khai thác là một phần chi phí trong tổng chi nghiệp vụ. Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long gồm có hai khoản chi chính: chi hoa hồng cho đại lý và môi giới bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm. Ta có thể theo dõi khoản chi này trong bảng sau. Bảng 2.5 cho ta thấy trong chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long, việc chi hoa hồng cho đại lý, môi giới và cán bộ khai thác trực tiếp của Công ty là chủ yếu, nó chiếm từ 88,87% đến 93,91%, còn khoản chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm chỉ chiếm ở múc từ 6,71% đến 11,13% một phần rất nhỏ. Nguyên nhân của sự chênh lệch rất lớn này là vì đối tượng được bảo hiểm của Công ty ở nghiệp vụ này phần lớn là các nhà máy, nhà xưởng không phải là các công trình quá phức tạp như các công trình thủy điện, các đối tượng này chủ yếu được đánh giá rủi ro thông qua việc điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu đã được thiết kế của Tổng Công ty và đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài chính yêu cầu. Do đó chi phí đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ Cháy và các RRĐB ở PVI Thăng Long thấp. Bảng 2.5 cho ta thấy trong chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long, việc chi hoa hồng cho đại lý, môi giới và cán bộ khai thác trực tiếp của Công ty là chủ yếu, nó chiếm từ 88,87% đến 93,91%, còn khoản chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm chỉ chiếm ở múc từ 6,71% đến 11,13% một phần rất nhỏ. Nguyên nhân của sự chênh lệch rất lớn này là vì đối tượng được bảo hiểm của Công ty ở nghiệp vụ này phần lớn là các nhà máy, nhà xưởng không phải là các công trình quá phức tạp như các công trình thủy điện, các đối tượng này chủ yếu được đánh giá rủi ro thông qua việc điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu đã được thiết kế của Tổng Công ty và đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài chính yêu cầu. Do đó chi phí đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ Cháy và các RRĐB ở PVI Thăng Long thấp. Bảng 2.5 cho ta thấy trong chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long, việc chi hoa hồng cho đại lý, môi giới và cán bộ khai thác trực tiếp của Công ty là chủ yếu, nó chiếm từ 88,87% đến 93,91%, còn khoản chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm chỉ chiếm ở múc từ 6,71% đến 11,13% một phần rất nhỏ. Nguyên nhân của sự chênh lệch rất lớn này là vì đối tượng được bảo hiểm của Công ty ở nghiệp vụ này phần lớn là các nhà máy, nhà xưởng không phải là các công trình quá phức tạp như các công trình thủy điện, các đối tượng này chủ yếu được đánh giá rủi ro thông qua việc điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu đã được thiết kế của Tổng Công ty và đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài chính yêu cầu. Do đó chi phí đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ Cháy và các RRĐB ở PVI Thăng Long thấp. Bảng 2.5 cho ta thấy trong chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long, việc chi hoa hồng cho đại lý, môi giới và cán bộ khai thác trực tiếp của Công ty là chủ yếu, nó chiếm từ 88,87% đến 93,91%, còn khoản chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm chỉ chiếm ở múc từ 6,71% đến 11,13% một phần rất nhỏ. Nguyên nhân của sự chênh lệch rất lớn này là vì đối tượng được bảo hiểm của Công ty ở nghiệp vụ này phần lớn là các nhà máy, nhà xưởng không phải là các công trình quá phức tạp như các công trình thủy điện, các đối tượng này chủ yếu được đánh giá rủi ro thông qua việc điền vào bản câu hỏi đánh giá rủi ro theo mẫu đã được thiết kế của Tổng Công ty và đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài chính yêu cầu. Do đó chi phí đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ Cháy và các RRĐB ở PVI Thăng Long thấp. Bảng 2.5: Chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long (2003-2007) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Hoa hồng ĐL&MG, CBKT (TRĐ) Mức chi 45,23 56,03 71,69 93,84 92,82 Tỷ trọng (%) 90,66 88,87 93,29 93,91 92,77 Đánh giá RR (TRĐ) Mức chi 4,66 7,02 5,16 6,09 7,23 Tỷ trọng (%) 9,34 11,13 6,71 6,09 7,23 Chi phí khai thác (TRĐ) - 49,89 63,05 76,85 99,93 100,05 Nguồn: PVI Thăng Long Nhìn một cách tổng quát, chi phí khai thác tăng dần qua các năm, điều này cho ta thấy cùng với sự phát triển của PVI Thăng Long, khâu khai thác cũng ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Điều này cũng được thể hiện rõ ở sự gia tăng về số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long. Và sau đây ta theo dõi bảng 2.6 để phân tích cụ thể về hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại PVI Thăng Long. Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả khai thác của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm, với một đồng chi phí khai thác bỏ ra năm 2003 thì công ty thu được 39,84 triệu đồng doanh thu, đến năm 2007 đã tăng lên là 65,2 triệu đồng, tăng gần hai lần so với năm 2003. Bảng 2.6: Hiệu quả khai thác bảo hiểm Cháy và các RR ĐB tại PVI Thăng Long (2003-2007) Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Doanh thu phí (TRĐ) 1.987,73 2.986,63 4.005,90 5.609,44 6.523,30 2. Số hợp đồng (HĐ) 99 130 200 280 326 3. Chi phí khai thác (TRĐ) 49,89 63,05 76,85 99,93 100,05 4.Hk(kt) = (1)/(3) 39,84 47,37 52,13 56,13 65,20 5.Hx(kt) = (2)/(3) 1,98 2,06 2,60 2,80 3,26 Nguồn: PVI Thăng Long Hiệu quả xã hội (Hx) của khâu khai thác phản ánh với một đồng chi phí khai thác công ty bỏ ra thì khai thác được bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm. Bảng 2.5 cho thấy rằng số hợp đồng đồng mà công ty khai thác được trên 1 triệu đồng chi phí khai thác được có chiều hướng gia tăng qua các năm. Năm 2003 hiệu quả xã hội của khâu khai thác chỉ là 1,98 nghĩa là với một triệu đồng chi phí khai thác công ty khai thác mới ký được 1,98 hợp đồng, năm 2004 là 2.06 hợp đồng tăng không nhiều. Đến năm 2007, số hợp đồng khai thác được trên một triệu đồng đã tăng lên hơn 3 hợp đồng. Kết quả khai thác, hiệu quả khai thác và hiệu quả xã hội của khâu khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB là khá tốt, có được điều này là do trong những năm qua công ty đã không ngừng nỗ lực đầu tư nguồn lực vào khâu này. Ngoài việc đề ra các kế hoạch khai thác cụ thể phù hợp, công ty còn chọn lọc và sử dụng hiệu quả các biện pháp khai thác, hơn thế nữa còn có sự cố gắng hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên, cộng tác viên trong công ty. Các hiệu quả vừa nêu trên nhìn chung gia tăng đồng đều, không có sự đột biến ở năm nào. Tuy nhiên, chính sự đồng đều đó lại thể hiện được sự tăng trưởng và phát triển của Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí nói chung và PVI Thăng Long nói riêng. 2.2.3.4. Đánh giá chung về hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại PVI Thăng Long giai đoạn 2003-2007 Trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2007, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PVI Thăng Long nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB nói riêng phát triển tốt. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào, PVI Thăng Long đạt được rất nhiều thành quả, nhưng bên cạnh đó vẫn song song tồn tại nhiều hạn chế a. Những mặt đạt được Doanh thu từ bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long tăng với mức tăng trung bình mỗi năm 35,18%. Năm 2007, doanh thu nghiệp vụ này đã đạt hơn 6,5 tỷ đồng. Số hợp đồng khai thác được cũng liên tực tăng, năm 2007 số hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB mà PVI Thăng Long khai thác được là 326 hợp đồng bảo hiểm. Từ đó, PVI Thăng Long đã góp một phần không nhỏ vào việc giúp Tổng Công ty CP PVI vươn lên đứng thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Từ năm 2004 đến năm 2007, năm nào PVI Thăng Long cũng hoàn thành kế hoạch mà Tổng Công ty giao cho với phần trăm hoàn thành kế hoạch từ 102% đến 106,7%. Không những PVI Thăng Long đạt được doanh thu cao qua các năm từ bảo hiểm Cháy và các RRĐB, mà tổng chi phí cho nghiệp vụ bảo hiểm này bỏ ra cũng rất hiệu quả (như đã phân tích ở trên). Do hoạt động trong thời gian khá lâu, đồng thời là một Công ty thành viên của một Tập đoàn Dầu khí – một tập đoàn có tiềm lực tài chính rất mạnh nên PVI Thăng Long có được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phong cách làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp. Đồng thời, các cán bộ khai thác của PVI Thăng Long đã không ngừng nỗ lực để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần làm tăng thêm uy tín của Tổng Công ty trong lòng họ. Uy tín đó có thể được thể hiện thông qua tổng STBH mà PVI Thăng Long đảm nhận bảo hiểm cho các hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RRĐB mỗi năm trung bình là 2.802 tỷ đồng. Đối với các quy trình khai thác mà Tổng Công ty đưa ra, PVI Thăng Long luôn luôn thực hiện đẩy đủ các bước theo yêu cầu, tuy nhiên đối với các khách hàng quen thuộc và những hợp đồng trong phân cấp các cán bộ khai thác cũng rất linh động, chỉ làm các thủ tục thật cần thiết như lấy thông tin của khách hàng, rồi nhanh chóng gửi giấy yêu cấu bảo hiểm và Đơn/Hợp đồng bảo hiểm gốc cho khách hàng. Như vậy chỉ trong khoảng một ngày là khách hàng đã cầm trong tay hợp đồng bảo hiểm mình cần. Đối với các hợp đồng trên phân cấp, theo quy định thời gian để hoàn tất một quy trình phải kéo dài đến 22 ngày thời gian lày khá lâu để khách hàng phải chời đợi, tuy nhiên các cán bộ khai thác luôn cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhanh nhất hợp đồng gửi cho khách hàng, có khi chỉ hơn một tuần là một hợp đồng đã hoàn tất và được chuyển đến tận tay khách hàng. PVI Thăng Long thường xuyên cử cán bộ khai thác có chuyên môn vững vàng và nhiều kinh nghiệm của các phòng ban trong công ty đến các đại lý để đào tạo về nghiệp vụ, về các kỹ năng khai thác bảo hiểm đồng thời kiểm tra tác phong làm việc chăn sóc khách hàng của đại lý và kiểm tra xem các đại lý có thực hiện theo đúng quy trình khai thác của Công ty hay không. Qua những buổi đi khảo sát thực tế như vậy vừa giúp nâng cao trình độ khai thác bảo hiểm của đại lý, vừa là dịp để các cán bộ lắng nghe những khó khăn thắc mắc của đại lý để PVI Thăng Long kịp thời giúp đỡ. Về vấn đề nhân sự, PVI Thăng Long đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ nòng cốt có nghiệp vụ và nhiệt tình công tác. Cơ cấu tổ chức có đầy đủ các phòng tác nghiệp chuyên môn vì vậy phong cách làm việc của Công ty rất chuyên nghiệp và hiệu quả. Sự ra đời của Nghị định 130/2006/NĐ-CP đưa lại cho Nhà nước, doanh nghiệp bảo hiểm và đối tượng tham gia bảo hiểm Cháy và các RRĐB rất nhiều lợi ích. Là một công ty bảo hiểm phi nhân thọ, PVI Thăng Long cũng có thêm cơ hội tăng thêm doanh thu nhờ việc đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm Cháy và các RR ĐB. b. Những hạn chế còn tồn tại Đối với các quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB trên phân cấp, mặc dù các cán bộ khai thác của PVI Thăng Long rất cố gắng, nhưng nhiều khi thủ tục ký tắt kiểm tra phê duyệt quá lâu, phải mất gần một tháng mới tập hợp được đầy đủ chữ ký và hoàn tất hợp đồng, khiến cho khách hàng không hài lòng. Quy định bắt buộc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan PCCC, mà cụ thể là cán bộ PCCC tại các tỉnh, thành phố...vấn đề lạm dụng chức quyền để thay đổi kết quả kiểm tra, kiểm soát đối với công tác PCCC ở cấp cơ sở còn có nhiều bất cập. Nhiều đơn vị tuy đã đủ mọi điều kiện về PCCC nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép an toàn PCCC – một trong những yêu cầu để mua bảo hiểm Cháy và các RR ĐB. Ngoài ra, tuy đây là một quy định bắt buộc của Chính phủ về việc tham gia bảo hiểm Cháy nổ nhưng tính cưỡng chế của pháp luật lại chưa cao. Có nhiều đơn vị thuộc diện bắt buộc, nhưng do ý thức về PCCC và nhận thức về tầm quan trọng của bảo hiểm Cháy và các RR ĐB chưa cao nên “trốn” tham gia bảo hiểm. Đây là vấn đề tồn tại không của riêng ai, nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy là một nghiệp vụ rất phức tạp trong tất cả các khâu, từ khai thác đến bồi thường. Đòi hỏi cán bộ khai thác, giám định bồi thường... phải có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt. Hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau như vật liệu xây dựng, kết cấu công trình, chất nổ, nguyên liệu cháy... Nhưng hiện nay tại PVI Thăng Long chưa có chuyên gia giỏi về lĩnh vực này. Do vậy khi có những hợp đồng lớn, đối tượng được bảo hiểm có cấu trục phức tạp thì vẫn phải thuê giám định độc lập đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm với chi phí cao, làm tăng chi phí khai thác. Nhân lực là điểm mạnh cũng là một vấn đề còn tồn tại của PVI Thăng Long. Bên cạnh những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và có khả năng trong khai thác bảo hiểm. Vẫn còn một số cán bộ còn chưa hiểu sâu về chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm hay có những cán bộ có trình độ chuyên môn cao nhưng làm việc còn thiếu tính thương trường, gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác. Địa bàn mà PVI Thăng Long đảm nhận bên cạnh các tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ vẫn có những tỉnh nghèo, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp. Trong cơ cấu các ngành kinh tế, sản xuất nông nghiệp là chính. Nhu cầu về bảo hiểm cháy nổ vì thế còn rất thấp. Giao thông, liên lạc khó khăn cũng gây ra trở ngại trong hoạt động khai thác của các chuyên viên, trong tạo dựng và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp. CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT LÀM TĂNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG 3.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ THĂNG LONG 3.1.1. Về phía nhà nước Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam là một thị trường rất có tiềm năng phát triển. Nhất là trong thời kỳ Việt Nam đang mở rộng cánh cửa của nền kinh tê với thế giới như hiện nay. Trong những năm tới đây, sẽ có rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài xâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, đó sẽ vừa là một khó khăn, nhưng cũng là điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Việc Nhà nước Việt Nam cần phải làm cho thị trường này là tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh – nó sẽ là điều kiện thuận lợi cũng là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Dầu khí nói riêng có thể phát triển không chỉ ở thị trường trong nước, mà còn vươn xa ra thị trường bảo hiểm thế giới. Để làm được điều đó, Nhà nước cần phải: Tăng cường kiểm tra giám sát từ nhiều phía. Phối hợp kiểm tra giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Cục Cảnh sát PCCC và cơ quan chức năng cần chặt chẽ hơn. Để tất cả những đơn vị nào thuộc diện bắt buộc đều phải tham gia bảo hiểm Cháy nổ hoặc tham gia bảo hiểm Cháy và các RR ĐB. Cần thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm để tránh tình trạng cạnh tranh phí bảo hiểm và hoa hồng đại lý không lành mạnh và giải quyết các vụ vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Cần tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài theo hình thức phù hợp để học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy thị trường nội địa phát triển. Đồng thời tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế, hội nhập sâu vào thị trường thế giới. Xây dựng một khung hình phạt thật nghiêm, với mức phạt cao đối với các cơ sở không thực hiện đúng yêu cầu an toàn PCCC, và mức phạt đối với đối tượng không tham gia bảo hiểm Cháy và các RR ĐB. Mức phạt phải có sức răn đe đối với đối tượng, không được thấp hơn mức chi phí giành cho xây dựng, trang bị phương tiện PCCC... hoặc thấp hơn mức phí bảo hiểm Cháy và các RR ĐB đáng lý phải bỏ ra. Quản lý chặt chẽ và nghiêm trong công tác cấp giấy chứng nhận an toàn PCCC. Có hình phạt đủ tính răn đe đối với những cán bộ cơ quan PCCC vì lợi dụng chức quyền, tắc trách trong công việc. 3.1.2. Về phía Hiệp hội bảo hiểm Thống nhất ý kiến từ các hội viên để lập ra những thoả thuận nhất định liên quan đến cạnh tranh trong khai thác bảo hiểm. Các thành viên trong Hiệp hội thỏa thuận với nhau, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không tăng giảm phí, mở rộng phạm vi bảo hiểm tùy ý…Bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào vi phạm sẽ có hình thức xử phạt hợp lý: có thể khai trừ ra khỏi hiệp hội, không được ưu tiên trong nhiều hoạt động của công ty… Tăng cường mối liên hệ giữa các thành viên trong Hiệp hội, nhằm phát hiện những trường hợp trục lợi bảo hiểm… để có biện pháp ngăn chăn hợp lý. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần thống nhất với nhau đối tượng nào có hành vi trục lợi ở một công ty, khi bị phát hiện sẽ không được tham gia loại bảo hiểm đó ở các công ty khác nữa. 3.1.3. Về phía công ty bảo hiểm 3.1.3.1. Đối với Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu Khí Việt nam Tổng Công ty cần tuyển dụng thêm chuyên gia giỏi về giám định đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm, để không phải tốn kém thêm chi phí thuê các chuyên gia trong các trường hợp khách hàng không yêu cấu có giám định độc lập. Như vậy sẽ giảm thiểu chi phí tăng hiệu quả khai thác bảo hiểm. Đối với các Hợp đồng bảo hiểm trên phân cấp, cố gắng ký tắt kiểm tra và phê duyệt hợp đồng nhanh nhất có thể. Đối với những hợp đông bảo hiểm lớn, quan trọng cần phải phê duyệt kiểm tra trong thời gian dài, khách hàng kại cần gấp, có thể cấp cho khách hàng một Đơn hay một Hợp đồng bảo hiểm tạm thời trong thời gian chờ cấp Hợp đồng bảo hiểm chính thức. Qua phân tích chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB của PVI Thăng Long (bảng 2.5) chúng ta cũng dễ thấy chi phí này là những con số không lớn và Tổng Công ty cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho khâu khai thác rất quan trọng này. Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.5 chúng ta cũng dễ thấy chi phí khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB là những con số không lớn và PVI Thăng Long cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho khâu khai thác rất quan trọng này. Tổ chức thêm nhiều khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RR ĐB cho toàn bộ chuyên viên có tham gia vào quá trình triển khai sản phẩm bảo hiểm này. Đối với những chuyên viên có trình độ cao có thể gửi đo đào tạo nước ngoài thêm về khai thác nghiệp vụ, hay về giám định bồi thường để trở thành những chuyên viên cao cấp của Công ty. Ngoài việc đào tạo về nghiệp vụ, Tổng Công ty cũng cần mời các chuyên gia kinh tế, đào tạo thêm cho các cán bộ khai thác, đại lý về ký năng khai thác, kỹ năng “chăm sóc khách hàng”. Quán triệt đến các Công ty và các phòng ban vấn đề cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo các Đơn/Hợp đồng bảo hiểm Cháy và các RR ĐB của các Công ty có các điều khoản đúng và phù hợp với qui định của Bộ tài chính về nghiệp vụ bảo hiểm này. Có các chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn để tiếp thêm lòng nhiệt huyết trong công việc khai thác cho các chuyên viên khai thác bảo hiểm của Công ty. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các Công ty thành viên, kịp thời hỗ trợ về vật chất cũng như nguồn nhân lực đảm bảo cho hoạt động khai thác bảo hiểm cho Công ty. Tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về an toàn PCCC, nâng cao ý thức của người tham gia bảo hiểm đồng thời phổ biến về kiến thức PCCC cho toàn dân. 3.1.3.2. Đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long Thực hiện các bước trong quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các RR ĐB mà Tổng Công ty đã nghiên cứu và lập ra một cách hợp lý, khoa học và sáng tạo. Tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ của công ty được đi đào tạo tại các khóa đào tạo do Tổng Công ty tổ chức. Kịp thới phản ánh những khó khăn, bất cập trong khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RR ĐB với lãnh đạo cấp trên, để có được sự hỗ trợ kịp thời và hợp lý. Tạo dựng mạng lưới đại lý, văn phòng khu vực với tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, mang đúng tầm vóc của Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ phía khách hàng, điều chỉnh kịp thời và phù hợp những tồn tại mắc phải, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Cần rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường tránh tình trạng khách hàng chờ nhận tiền bồi thường quá lâu và phải làm thủ tục quá rườm rà. Đôi khi phải làm thủ tục hồ sơ phức tạp và chờ lâu làm người được bảo hiểm nản lòng, có trường hợp không cần làm thủ tục đòi bồi thường nữa và như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và các quy trình khai thác bảo hiểm tiếp theo. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG KHAI THÁC BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT CỦA PVI THĂNG LONG 3.2.1. Mục tiêu Là một Công ty thành viên của Tổng Công ty CP PVI, mục tiêu phấn đấu của PVI Thăng Long hướng theo mục tiêu của Bảo hiểm dầu khí: đồng chí đồng lòng với các đơn vị thành viên để PVI trở thành một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt nam, mang biểu tượng “NGỌN LỬA CỦA NIỀM TIN”; Có đủ năng lực đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngành dầu khí, năng lượng, công nghiệp,… trong nước và quốc tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của tập đoàn Dầu khí Việt nam, góp phần vào sự phồn thịnh của đất nước. Giữ vững thứ hạng của PVI về thị phần trên thị trường. Phấn đấu vươn lên đứng thứ hai toàn thị trường. 3.2.2. Định hướng chiến lược Bước sang năm 2008, trên cơ sở nghiên cứu thị trường, kinh tế xã hội, cũng như dựa trên tiềm lực của công ty, PVI Thăng Long đề ra chỉ tiêu tổng doanh thu kế hoạch năm 2008: 60 tỷ đồng. Chú trọng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy và các RRĐB , các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có tái tục hằng năm theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng đối tượng, địa bàn triển khai nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ Cháy và các Rủi ro đặc biệt, trong năm 2008, PVI Thăng Long phấn đấu phải đạt tối thiểu 8 tỷ đồng doanh thu. 3.2.3. Giải pháp Để đạt được các mục tiêu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và khai thác bảo hiểm Cháy và các RRĐB nói riêng, PVI Thăng Long đã và đang có nhiều biện pháp thực hiện như sau: Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật, hàng hải theo chiều sâu. Tận dụng lợi thế Tổng công ty, phối hợp với các Ban trong Tổng công ty, phát triển khai thác dịch vụ trực tiếp và dịch vụ qua môi giới. Song song với việc thắt chặt quản lý hệ thống đại lý,quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn, bộ phận giám định bồi thường của Công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp, đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định, tạo cơ sở để giảm tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong những năm tiếp theo. Xây dựng hệ thống các đại lý trên địa bàn Hà nội: Hiện tại PVI Thăng Long mới chỉ có 01 Phòng KDKV đặt trụ sở trên địa bàn Hà nội làm đầu mối để thực hiện bảo hiểm cho các dự án trong và ngoài ngành, triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới. Để khai thác tối đa tiềm năng của thị trường này và triển khai kênh bán hàng một cách có hệ thống, PVI Thăng Long đã và đang thực hiện xây dựng hệ thống đại lý trên địa bàn Hà nội, tập trung xây dựng hệ thống bán lẻ tại Hà nội, Hà tây và các tỉnh lân cận Hà nội. Đối tượng để triển khai là các Ngân hàng thương mại, Công ty CTTC, các đơn vị kinh doanh thương mại (mua bán, sửa chữa ôtô, xe máy…). Giao nhiệm vụ cho các đơn vị kinh doanh phối hợp, mở rộng hợp tác với các Ban của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trên địa bàn để trực tiếp tiếp cận khách hàng ký các Hợp đồng bảo hiểm các dự án lớn trong và ngoài ngành. Tập trung củng cố bộ máy quản lý, phát triển hệ thống phòng KDKV quản lý theo vùng, miền, từ đó hạn chế được rủi ro khi cấp đơn bảo hiểm. Cơ cấu tổ chức lại các văn phòng khu vực đảm bảo quản lý tập trung và kiểm soát được rủi ro ngay từ đầu vào. Ngòi hệ thống các phòng KDKV hiện có trong thời gian tới PVI Thăng Long tiêp tục thành lập một số văn phòng KV mới trên các địa bàn như: Vĩnh yên, Sơn tây, Sơn la, Tuyên quang… Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo nguyên tắc an toàn và phải đáp ứng tối đa yêu cầu đòi hỏi của thị trường và của mỗi khách hàng thông qua các biện pháp rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tăng tính tự quyết và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo và tác nghiệp trên thị trường bảo hiểm. Áp dụng khoa học chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong toàn bộ hệ thống theo hai điều kiện “cần” đó là “môi trường làm việc tốt” và “đủ” là “thu nhập tương xứng với thành quả lao động”. Đảm bảo năm 2007 PVI thu hút đựơc những cán bộ có đạo đức tốt, tư duy và kinh nghiệm tốt sẵn sàng phục vụ và cống hiến lâu dài cho công ty. Xây dựng và phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá công ty và giá trị thương hiệu. Đưa văn hoá công ty và thương hiệu PVI vào sản phẩm bảo hiểm cung cấp cho thị trường để tạo ra sự khác biệt vượt trội các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng các công cụ cạnh tranh mạnh theo tính đặc thù của từng nghiệp vụ và phù hợp với từng khu vực địa lý và phân đoạn thị trường. Lời kết Qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các RRĐB tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long khá hiệu quả. Tuy đây không phải nghiệp vụ bảo hiểm đem lại doanh thu nhiều nhất cho Công ty, nhưng nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả sản xuất kinh doanh và việc hoàn thành kế hoạch mà Tổng Công ty giao cho. Mặt khác, đây là một nghiệp vụ bảo hiểm có tiềm năng phát triển cao. Và cũng có một thuận lợi lớn với các Công ty triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này, bởi đã có quy định về việc tham gia bảo hiểm Cháy nổ của Bộ Tài Chính đối với một số đối tượng cụ thể, cho nên trong tương lai đây sẽ là một nghiệp vụ bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm phi nhân thọ rất chú trọng khai thác. Vì vậy PVI Thăng Long cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa trong việc đẩy mạnh hoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các RRĐB để ngày càng có nhiều kết quả và hiệu quả đem về cho Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PVI Thăng Long (2003-2007), Báo cáo Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh năm. PVI Thăng Long (2003-2007), Báo cáo giao ban nghiệp vụ. PVI Thăng Long (2003-2007), Báo cáo tổng hợp tình hình khai thác-bồi thường. PVI Thăng Long (2003-2007), Báo cáo Hợp đồng/ Đơn phát sinh từ 01/01-21/12 PVI Thăng Long, Quy trình khai thác bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt (QT.13-ISO ONLINE) PVI Thăng Long , Đơn bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt. Quyết định 28/2007/QĐ-BTC Nghị định 130/2006/NĐ-CP Trường đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm. Trường đại học Kinh tế quốc dân (2005), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm. Nhà xuất bản thống kê (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê. Dr. David Bland, Bảo hiểm Nguyên tắc và Thực hành. http:// www.avi.org.vn PHỤ LỤC 1 Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc -------***------- Hîp ®ång b¶o hiÓm Ch¸y vµ c¸c rñi ro ®Æc biÖt Sè: C04/FIRE/PVI - TL.01/08 - C¨n cø luËt kinh doanh b¶o hiÓm cña n­íc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam ban hµnh ngµy 09 th¸ng 12 n¨m 2000. - C¨n cø bé luËt D©n sù ®­îc Quèc héi n­íc CHXHCN ViÖt Nam th«ng qua ngµy 19/06/2005. - C¨n cø vµo §¬n b¶o hiÓm ch¸y vµ c¸c rñi ro ®Æc biÖt cña Tæng C«ng ty CP B¶o hiÓm DÇu khÝ ViÖt Nam ®· ®­îc bé Tµi chÝnh phª chuÈn. - C¨n cø vµo chøc n¨ng nhiÖm vô cña hai bªn. H«m nay, ngµy 18 th¸ng 03 n¨m 2008. T¹i Hµ Néi, Chóng t«i gåm: - Mét bªn lµ : C«ng ty cæ phÇn bao b× ®ång phó §Þa chØ : Tr­ng Tr¾c, V¨n L©m, H­ng Yªn §iÖn tho¹i : (0321) 997455 Fax: (0321) 980548 Tµi kho¶n :............................................................................................................. Do ¤ng : NguyÔn Hïng Khoa Chøc vô : Gi¸m ®èc - lµm ®¹i diÖn Sau ®©y gäi t¾t lµ Ng­êi ®­îc b¶o hiÓm (N§BH) - Mét bªn lµ : c«ng ty b¶o hiÓm dÇu khÝ th¨ng long §Þa chØ : 10 TrÇn Phó, Hµ §«ng, Hµ T©y. §iÖn tho¹i : (04) 2850268 Fax: (04) 2850269 Tµi kho¶n : 0451001292161 T¹i NH Ngo¹i th­¬ng HN – CN Thµnh C«ng Do ¤ng : TrÇn Anh TuÊn Chøc vô : Phã Tæng gi¸m ®èc - lµm ®¹i diÖn Sau ®©y gäi t¾t lµ Ng­êi b¶o hiÓm (BHDK) Cïng nhau tho¶ thuËn ký kÕt hîp ®ång b¶o hiÓm theo nh÷ng néi dung d­íi ®©y: §iÒu 1: Tho¶ thuËn chung Ng­êi b¶o hiÓm nhËn b¶o hiÓm ch¸y vµ c¸c rñi ro ®Æc biÖt cho Nhµ x­ëng, m¸y mãc thiÕt bÞ, nguyÔn vËt liÖu s¶n xuÊt cña C«ng ty Cæ phÇn Bao b× §ång Phó theo c¸c ®iÒu kiÖn ®iÒu kho¶n ®­îc quy ®Þnh râ trong §¬n b¶o hiÓm Ch¸y vµ c¸c rñi ro ®Æc biÖt sè P04/C04/ FIRE/PVI -TL.01/08 ®Ýnh kÌm Hîp ®ång nµy. §iÒu 2: Sè tiÒn b¶o hiÓm, thêi h¹n b¶o hiÓm, phÝ b¶o hiÓm vµ møc khÊu trõ. a/ Sè tiÒn b¶o hiÓm: Sè tiÒn b¶o hiÓm: 14.500.000.000 ®ång. B»ng ch÷: M­êi bèn tû n¨m tr¨m triÖu ®ång ch½n b/ Thêi h¹n b¶o hiÓm: 12 th¸ng kÓ tõ 16h00 ngµy 18/03/2008 ®Õn 16h00 ngµy 18/03/2009. c/ Tû lÖ phÝ b¶o hiÓm (bao gåm VAT) : 0,15% d/ PhÝ b¶o hiÓm (bao gåm VAT): 21.750.000VN§ B»ng ch÷: Hai m­¬i mèt triÖu b¶y tr¨m n¨m m­¬i ngh×n ®ång ch½n e/ Møc miÔn th­êng (MMT): Rñi ro thiªn tai : 15.000.000 VND/mçi vô tæn thÊt Rñi ro kh¸c : 10.000.000 VND/mçi vô tæn thÊt §iÒu 3: §iÒu kho¶n thanh to¸n phÝ b¶o hiÓm a/ Ph­¬ng thøc thanh to¸n TiÒn mÆt ChuyÓn kho¶n SÐc Kh¸c b/ Thêi h¹n thanh to¸n : PhÝ b¶o hiÓm sÏ ®­îc thanh to¸n lµm 01lÇn trong vßng 20 (hai m­¬i) ngµy kÓ tõ ngµy hai bªn ký hîp ®ång. §iÒu 4: Tr¸ch nhiÖm cña c¸c bªn a/ Ng­êi ®­îc b¶o hiÓm. - Ng­êi ®­îc b¶o hiÓm cã tr¸ch nhiÖm thanh to¸n phÝ b¶o hiÓm ®Çy ®ñ vµ ®óng h¹n theo tho¶ thuËn vµ thùc hiÖn theo ®óng ®iÒu kiÖn, ®iÒu kho¶n, ®iÓm lo¹i trõ trong ®¬n b¶o hiÓm ®Ýnh kÌm theo hîp ®ång nµy. - Trong thêi h¹n b¶o hiÓm, nÕu cã bÊt cø sù thay ®æi nµo liªn quan ®Õn tµi s¶n ®­îc b¶o hiÓm, N§BH ph¶i th«ng b¸o ngay tíi BHDK b»ng v¨n b¶n, BHDK sÏ ®iÒu chØnh vµ tÝnh l¹i phÝ b¶o hiÓm. - Khi x¶y ra tæn thÊt thuéc ph¹m vi b¶o hiÓm, N§BH ph¶i ngay lËp tøc th«ng b¸o tíi BHDK vµ thùc hiÖn mäi biÖn ph¸p cÇn thiÕt vµ hîp lý nh»m gi¶m thiÓu tæn thÊt. Phèi hîp cïng BHDK thu thËp chøng tõ cïng c¸c giÊy tê liªn quan ®Ó hoµn tÊt hå s¬ båi th­êng. b/ Ng­êi b¶o hiÓm - H­íng dÉn N§BH hoµn thµnh c¸c thñ tôc liªn quan ®Õn hîp ®ång b¶o hiÓm vµ hå s¬ båi th­êng. - Phèi hîp cïng N§BH ®­a ra c¸c biÖn ph¸p ®Ó ®¶m b¶o an toµn nh»m h¹n chÕ tèi ®a thiÖt h¹i cã thÓ x¶y ra. - Thanh to¸n toµn bé sè tiÒn båi th­êng trong vßng 15 ngµy kÓ tõ ngµy nhËn ®Çy ®ñ hå s¬ hîp lÖ. §iÒu 5: Cam kÕt chung C¸c néi dung trªn sÏ ®­îc hai Bªn cam kÕt thùc hiÖn, Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn, nÕu ph¸t sinh tranh chÊp, hai Bªn sÏ cïng bµn b¹c gi¶i quyÕt, nÕu kh«ng hoµ gi¶i hoÆc th­¬ng l­îng ®­îc sÏ ®­a ra Toµ Kinh tÕ Toµ ¸n Nh©n d©n thµnh phè Hµ Néi ®Ó gi¶i quyÕt. Mäi chi phÝ sÏ do Bªn thua kiÖn thanh to¸n. Hîp ®ång nµy ®­îc lµm thµnh 04 b¶n cã gi¸ trÞ ph¸p lý nh­ nhau, Ng­êi ®­îc b¶o hiÓm gi÷ 02 b¶n, Ng­êi b¶o hiÓm gi÷ 02 b¶n ®Ó thùc hiÖn. §¹i diÖn §¹i diÖn ng­êi ®­îc b¶o hiÓm ng­êi b¶o HiÓm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động khai thác Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long trong giai đoạn 2003-2007.DOC
Luận văn liên quan