MỤC LỤC
CHưƠNG TRANG
LỜI CẢM ƠN . iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . viii
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ix
Chương 1: MỞ ĐẦU .1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu .2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu chuyên biệt .2
1.3. Giới hạn đề tài .2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình nhiễm khuẩn nước uống .3
2.1.1. Trong nước 3
2.1.2. Thế giới .4
2.2. Tình hình kháng kháng sinh của P. aeruginosa 5
2.2.1. Trong nước 5
2.2.2. Thế giới .6
2.3. Tổng quan các vi sinh vật 8
2.3.1. Coliforms và Coliform fecal 8
2.3.2. Liên cầu khuẩn nguồn gốc từ phân (Streptococcus fecalis) 9
2.3.3. Vi khuẩn kỵ khí khử sunphite (Clostridium) 10
2.3.4. Pseudomonas aeruginosa 13
2.4. Kháng sinh và tính kháng thuốc của vi khuẩn 16
2.4.1. Thuốc kháng sinh 16
2.4.2. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn .18
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP 20
vii
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện 20
3.2. Vật liệu 20
3.3. Thiết bị, hóa chất và môi trường .20
3.3.1. Thiết bị và dụng cụ 20
3.3.2. Hóa chất .21
3.3.3. Môi trường .21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .23
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu 23
3.4.2. Xử lý số liệu 23
3.4.3. Đánh giá kết quả 24
3.4.4. Phương pháp thử nghiệm vi sinh vật .25
3.4.5. Phương pháp làm kháng sinh đồ .32
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .36
4.1. Tỉ lệ nhiễm khuẩn của các loại nước uống 36
4.1.1. So sánh giữa 2 nhóm nước uống (đóng chai và xử lý) 36
4.1.2. Giữa các chỉ tiêu trong từng nhóm nước .38
4.1.3. Tỉ lệ nhiễm P. aeruginosa giữa các loại nước uống .40
4.2. Tỉ lệ đề kháng với kháng sinh của P. aeruginosa trong các loại nước
uống .41
4.3. Một số hình ảnh các vi sinh vật trong quá trình thử nghiệm .44
4.3.1. Tình hình nhiễm khuẩn nước uống .48
4.3.2. Tính đề kháng kháng sinh của P . aeruginosa 50
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .52
5.1. Kết luận .52
5.2. Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
ix
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 3-1: Các kháng sinh thử nghiệm trong kháng sinh đồ .33
Bảng 4-1: So sánh tỉ lệ không đạt về chỉ tiêu vi sinh giữa 2 nhóm nước 36
Bảng 4-2: Tỉ lệ không đạt theo từng chỉ tiêu vi sinh giữa 2 nhóm nước 37
Bảng 4-3: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống đóng chai theo từng chỉ tiêu 38
Bảng 4-4: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống công ty theo từng chỉ tiêu 38
Bảng 4-5: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống gia đình theo từng chỉ tiêu .39
Bảng 4-6: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống trường học theo từng chỉ tiêu 39
Bảng 4-7: Tỉ lệ nhiễm P.aeruginosa giữa các loại nước uống .40
Bảng 4-8: Tỉ lệ kháng kháng sinh của P . aeruginosa trong các loại nước uống .41
Biểu đồ 4.1: So sánh sự nhiễm khuẩn giữa 2 nhóm nước .36
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ nhiễm từng loại chỉ tiêu vi sinh của 2 nhóm nước .37
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ nhiễm từng loại chỉ tiêu vi sinh của 2 nhóm nước .37
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ nhiễm P. aeruginosa giữa các loại nước uống .40
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa trong nước uống
đóng chai .42
Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa trong nước uống công ty .42
Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa trong nước uống gia đình 43
Sơ đồ 3.1: Phát hiện và đếm vi khuẩn Coliform, vi khuẩn Coliformfecal
và E. coli giả định .26
Sơ đồ 3.2: Phát hiện và đếm khuẩn liên cầu phân Streptococcus fecalis 28
Sơ đồ 3.3: Phát hiện và đếm số bào tử kỵ khí khử sunphite (Clotridium) .29
Sơ đồ 3.4: Phát hiện và đếm vi khuẩn P. aeruginosa 31
x
Hình 3.1: Thiết bị lọc vi sinh vật với 3 vị trí đặt màng .22
Hình 3.2: Thiết bị hỗ trợ việc đếm khuẩn lạc và đọc kết quả kháng sinh .22
Hình 3.3: Bình ủ kỵ khí .22
Hình 3.4: Các kháng sinh thử nghiệm .32
Hình 4.1: Khuẩn lạc coliform trên môi trường lactose TTC tergitol 7 .44
Hình 4.2: Thử nghiệm khả năng lên men đường lactose của coliform,
faecal coliform 44
Hình 4.3: Khuẩn lạc Streptococcus fecalis trên môi trường Slanetz và Bartley .45
Hình 4.4: Khuẩn lạc Steptococcus fecalis trên thạch mật asculin-nitrua 45
Hình 4.5: Khuẩn lạc các bào tử Clostridium trên thạch sunphit triptoza 46
Hình 4.6: Khuẩn lạc P. aeruginosa trên môi trường thạch CN 46
Hình 4.7: P. aeruginosa trên môi trường King’s B .47
Hình 4.8: Thử nghiệm kháng sinh đồ vi khuẩn P. aeruginosa .47
77 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5842 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trong nước uống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****** 000 ******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VÀ TÍNH ĐỀ
KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Pseudomonas
aeruginosa TRONG NƢỚC UỐNG
Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2003 – 2007
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG THU TRANG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****** 000 ******
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN VÀ TÍNH ĐỀ
KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Pseudomonas
aeruginosa TRONG NƢỚC UỐNG
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. PHẨM MINH THU NGUYỄN HOÀNG THU TRANG
TS. NGUYỄN TRỌNG HIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2007
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY, HCMC
FACULTY OF BIOTECHNOLOGY
****** 000 ******
SERVEY OF THE MICROBIOLOGICAL QUALITY AND
ANTIBIOTIC - RESISTANCE OF Pseudomonas aeruginosa
ISOLATED FROM DRINKING WATER
GRADUATION THESIS
MAJOR: BIOTECHNOLOGY
Professor Student
MSc. PHAM MINH THU NGUYEN HOANG THU TRANG
PhD. NGUYEN TRONG HIEP TERM: 2003 - 2007
HCMC, 08/2007
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã tạo mọi điều kiện
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Các thầy cô trong bộ môn Công Nghệ Sinh Học cùng các thầy cô trực tiếp
giảng dạy đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm qua.
Ban Giám đốc Viện PASTEUR TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
ThS. Phẩm Minh Thu, Trưởng phòng Vi Sinh Thực Phẩm, Khoa LAM,
Viện PASTEUR TP. HCM đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi nhiều
kiến thức quý báo trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
TS. Nguyễn Trọng Hiệp, Bộ môn Vi Sinh – Ký Sinh, Khoa Dược, Đại học
Y Dược TP. HCM là người thầy khơi dậy trong tôi niềm đam mê trong
công việc. Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
tôi hoàn tất khóa luận tốt nghiệp này.
TS. Nguyễn Ngọc Hải, Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã đóng góp những
ý kiến chân thành cho tôi trong bước đầu thực hiện khóa luận.
Các cô trong Phòng vi sinh thực phẩm, Khoa LAM, Viện PASTEUR TP.
HCM đã nhiệt tình chỉ dẫn cho tôi trong quá trình thực tập.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, tập thể lớp Công Nghệ Sinh Học 29 đã
luôn ở bên tôi, chia sẽ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Con thành kính ghi ơn ba mẹ và tất cả những người thân trong gia đình luôn là
nguồn động viên và khích lệ to lớn cho con trong suốt thời gian học tập.
Sinh viên
Nguyễn Hoàng Thu Trang
iv
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
NGUYỄN HOÀNG THU TRANG, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh “Khảo
sát tình hình nhiễm khuẩn và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa trong nƣớc uống” thực hiện tại Phòng vi sinh thực phẩm,
Khoa LAM, Viện PASTEUR TP HCM từ 03/2007 đến 07/02007.
GVHD: ThS. PHẨM MINH THU
TS. NGUYỄN TRỌNG HIỆP
Vật liệu dùng để nghiên cứu là nước uống được phân thành 2 nhóm: nhóm 1 là nước
uống đóng chai (50 mẫu), nhóm 2 là nước uống xử lý (350 mẫu) gồm có nước uống
công ty (200 mẫu), gia đình (50 mẫu), trường học (50 mẫu), bệnh viện (50 mẫu).
Chúng tôi sử dụng phương pháp màng lọc để kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh trong nước
uống dựa theo TCVN 6096:2004, làm kháng sinh đồ để kiểm tra tính đề kháng kháng
sinh của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa
thạch theo tiêu chuẩn NCCLS 2007 và tham khảo thêm tiêu chuẩn CA-SFM 2004.
Kết quả chúng tôi ghi nhận được như sau:
Về các chỉ tiêu vi sinh
Nước uống gia đình không đạt chỉ tiêu vi sinh nhiều nhất chiếm 52% mẫu
kiểm tra. Tiếp theo là nước uống công ty 28%, nước uống đóng chai 20% , nước
uống trường học 6% và hầu hết nước uống bệnh viện đều đạt chỉ tiêu vi sinh.
Trong các chỉ tiêu vi sinh, P. aeruginosa là chỉ tiêu nhiễm nhiều nhất chiếm
đến 62% (59 trong 95 mẫu không đạt chỉ tiêu vi sinh), kế đến là Coliform 56%,
Coliform fecal 43%, vi khuẩn kỵ khí sinh H2S 21% và Streptococcus fecalis 13%.
Về tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn P. aeruginosa
Trong 16 loại kháng sinh thử nghiệm, vi khuẩn đề kháng tỉ lệ cao với
fosfomycin từ 33% đến 50% các chủng thu được. Một số kháng sinh khác như
ticarcillin/a.clavulanic, cefsulodin, imipenem, aztreonam, sulfamides, tobramycin,
amikacin cũng bị kháng với tỉ lệ thấp (≤ 5%). Ngoài ra, các chủng vi khuẩn tìm
thấy không có hiện tượng đề kháng đa kháng sinh.
v
SUMMARY
This is Nguyen Hoang Thu Trang studying at Nong Lam University and
finishing the thesis in August 2007. The thesis entitles “Survey of the
microbiological quality and antibiotic-resistance of Pseudomonas aeruginosa
isolated from drinking water”.
A total of 400 samples of drinking water are divided into 2 groups (drinking
bottled water and drinking treated water). Group one consists of 50 samples of
bottled water; group two consists of 200 samples of drinking water from companies,
50 from families, 50 from schools, 50 from hopitals. We use the TCVN 6096:2004
membrane filtration method to isolate microbiology in samples of drinking water.
We also use the NCCLS 2007 and CA-SFM 2004 diffusion disk method to test the
antibiotic susceptibility of P. aeruginosa isolated from samples above.
The results of this research are as follows:
Microbiology standards:
Family drinking water which is affected most by microbiology contaminations
occupies 52% of 50 samples,water from companies occupies 28% of 200 samples,
bottled water occupies 20% of 50 samples, water from school only occupies 6% of
50 samples and 100% of samples from hopital is not affected by microbiology
contaminations.
According to microbiology standards, P. aeruginosa is found to be
contaminated most, occupying 62% of 95 samples which do not meet the
microbiology standards, next is Coliform 56%, Coliform fecal 43%, the spores of
sulfite-reducing anaerobes (Clostidium) 21% and Streptococcus fecalis 13%.
Antibiotic-resistance of P. aeruginosa:
High resistance level to fosfomycin observed occupies from 33% to 50% of
the isolated samples. The strains show resistance at low levels (≤ 5%) to
ticarcillin/a.clavulanic, cefsulodin, imipenem, aztreonam, sulfamides, tobramycin,
amikacin. Overall of P. aeruginosa strains isolated from drinking water are not
multiresistant.
vi
MỤC LỤC
CHƢƠNG TRANG
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ................................................ ix
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu chuyên biệt ....................................................................... 2
1.3. Giới hạn đề tài ....................................................................................... 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. Tình hình nhiễm khuẩn nước uống ....................................................... 3
2.1.1. Trong nước ...................................................................................... 3
2.1.2. Thế giới ........................................................................................... 4
2.2. Tình hình kháng kháng sinh của P. aeruginosa .................................... 5
2.2.1. Trong nước ...................................................................................... 5
2.2.2. Thế giới ........................................................................................... 6
2.3. Tổng quan các vi sinh vật. ..................................................................... 8
2.3.1. Coliforms và Coliform fecal ............................................................ 8
2.3.2. Liên cầu khuẩn nguồn gốc từ phân (Streptococcus fecalis) ............ 9
2.3.3. Vi khuẩn kỵ khí khử sunphite (Clostridium) ................................ 10
2.3.4. Pseudomonas aeruginosa .............................................................. 13
2.4. Kháng sinh và tính kháng thuốc của vi khuẩn .................................... 16
2.4.1. Thuốc kháng sinh .......................................................................... 16
2.4.2. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn ........................................... 18
Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ...................................................... 20
vii
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện .......................................................... 20
3.2. Vật liệu ................................................................................................ 20
3.3. Thiết bị, hóa chất và môi trường ......................................................... 20
3.3.1. Thiết bị và dụng cụ ........................................................................ 20
3.3.2. Hóa chất ......................................................................................... 21
3.3.3. Môi trường ..................................................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu .................................................................... 23
3.4.2. Xử lý số liệu .................................................................................. 23
3.4.3. Đánh giá kết quả ............................................................................ 24
3.4.4. Phương pháp thử nghiệm vi sinh vật ............................................. 25
3.4.5. Phương pháp làm kháng sinh đồ ................................................... 32
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 36
4.1. Tỉ lệ nhiễm khuẩn của các loại nước uống .......................................... 36
4.1.1. So sánh giữa 2 nhóm nước uống (đóng chai và xử lý) .................. 36
4.1.2. Giữa các chỉ tiêu trong từng nhóm nước ....................................... 38
4.1.3. Tỉ lệ nhiễm P. aeruginosa giữa các loại nước uống ..................... 40
4.2. Tỉ lệ đề kháng với kháng sinh của P. aeruginosa trong các loại nước
uống ..................................................................................................... 41
4.3. Một số hình ảnh các vi sinh vật trong quá trình thử nghiệm............... 44
4.3.1. Tình hình nhiễm khuẩn nước uống ............................................... 48
4.3.2. Tính đề kháng kháng sinh của P . aeruginosa .............................. 50
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 52
5.1. Kết luận ............................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54
viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
µg microgam
cm centimet
g gam
ml mililit
mm milimet
nm nanomet
BEA Bile Esculine Agar
BHI Brain Heart Infusion
CA-SFM Comité de L’Antibiogramme de la Societe Francaise de
Microbiologie. (Hội đồng kháng sinh - Hiệp hội vi sinh
của Pháp)
CN Cetrimide Agar
DNA Deoxyribonucleic Acid
ICU Intensive Care Unit
ISO International Standard Orgnazation
LAM Laboratory Analysis Medicine
MH Mueller Hinton
MT Môi Trường
NCCLS National Committee for Clinical Laboratory Standards
(Ủy ban quốc gia về tiêu chuẩn phòng thí nghiệm lâm
sàng)
RNA Ribonucleic Acid
TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam
TP. HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TTC Triphenyl Tetrazolium Chloride
UV Ultra Violet
ix
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 3-1: Các kháng sinh thử nghiệm trong kháng sinh đồ ..................................... 33
Bảng 4-1: So sánh tỉ lệ không đạt về chỉ tiêu vi sinh giữa 2 nhóm nước ................ 36
Bảng 4-2: Tỉ lệ không đạt theo từng chỉ tiêu vi sinh giữa 2 nhóm nước .................. 37
Bảng 4-3: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống đóng chai theo từng chỉ tiêu .............. 38
Bảng 4-4: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống công ty theo từng chỉ tiêu .................. 38
Bảng 4-5: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống gia đình theo từng chỉ tiêu ................. 39
Bảng 4-6: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống trường học theo từng chỉ tiêu ............ 39
Bảng 4-7: Tỉ lệ nhiễm P.aeruginosa giữa các loại nước uống ................................. 40
Bảng 4-8: Tỉ lệ kháng kháng sinh của P . aeruginosa trong các loại nước uống ..... 41
Biểu đồ 4.1: So sánh sự nhiễm khuẩn giữa 2 nhóm nước ......................................... 36
Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ nhiễm từng loại chỉ tiêu vi sinh của 2 nhóm nước ....................... 37
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ nhiễm từng loại chỉ tiêu vi sinh của 2 nhóm nước ....................... 37
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ nhiễm P. aeruginosa giữa các loại nước uống............................. 40
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa trong nước uống
đóng chai ............................................................................................. 42
Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa trong nước uống công ty ... 42
Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ kháng kháng sinh của P. aeruginosa trong nước uống gia đình .. 43
Sơ đồ 3.1: Phát hiện và đếm vi khuẩn Coliform, vi khuẩn Coliform fecal
và E. coli giả định ................................................................................. 26
Sơ đồ 3.2: Phát hiện và đếm khuẩn liên cầu phân Streptococcus fecalis ................ 28
Sơ đồ 3.3: Phát hiện và đếm số bào tử kỵ khí khử sunphite (Clotridium) ............... 29
Sơ đồ 3.4: Phát hiện và đếm vi khuẩn P. aeruginosa .............................................. 31
x
Hình 3.1: Thiết bị lọc vi sinh vật với 3 vị trí đặt màng ............................................. 22
Hình 3.2: Thiết bị hỗ trợ việc đếm khuẩn lạc và đọc kết quả kháng sinh ................. 22
Hình 3.3: Bình ủ kỵ khí ............................................................................................. 22
Hình 3.4: Các kháng sinh thử nghiệm ....................................................................... 32
Hình 4.1: Khuẩn lạc coliform trên môi trường lactose TTC tergitol 7 ..................... 44
Hình 4.2: Thử nghiệm khả năng lên men đường lactose của coliform,
faecal coliform .......................................................................................... 44
Hình 4.3: Khuẩn lạc Streptococcus fecalis trên môi trường Slanetz và Bartley ....... 45
Hình 4.4: Khuẩn lạc Steptococcus fecalis trên thạch mật asculin-nitrua .................. 45
Hình 4.5: Khuẩn lạc các bào tử Clostridium trên thạch sunphit triptoza .................. 46
Hình 4.6: Khuẩn lạc P. aeruginosa trên môi trường thạch CN ................................ 46
Hình 4.7: P. aeruginosa trên môi trường King’s B ................................................. 47
Hình 4.8: Thử nghiệm kháng sinh đồ vi khuẩn P. aeruginosa ................................. 47
1
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là một thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật nói chung trong đó có
con người. Cơ thể chúng ta có đến 60 – 80% là nước. Chỉ cần mất 10% số lượng
nước (khoảng 3,5 lít đối với một người nặng 50kg) là cơ thể đã có nguy cơ đưa đến
tử vong. Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày một người lớn trung bình cần
khoảng 2 – 2,5 lít nước và nhu cầu này thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường, mức
độ hoạt động thể lực, tình trạng bệnh lý của cơ thể...Loại nước cơ thể thường dùng
nhất là nước lọc, nước nấu chín. Đời sống công nghiệp ngày càng phát triển nên nhu
cầu sử dụng nước đóng chai rất lớn. Do đó trên thị trường xuất hiện các mặt hàng
nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, đóng thùng lớn đang ngày càng trở nên
phổ biến và thông dụng, đa dạng mẫu mã và rất nhiều chủng loại khác nhau, vì thế
chất lượng cũng khó mà kiểm soát. Chính vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn về nước
uống ngày càng được chú trọng. Nước uống không đạt tiêu chuẩn vi sinh không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng mà còn là tác nhân truyền các bệnh
nhiễm khuẩn qua đường ăn uống một cách nhanh chóng trên diện rộng [38].
Theo TCVN 6096 : 2004 về nước uống yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật
bao gồm: Coliforms tổng số, Coliform fecal, Streptococcus fecalis, Pseudomonas
aeruginosa, vi khuẩn kỵ khí khử sunphite [1]. Trong đó, P. aeruginosa là một chỉ
tiêu mới được đưa vào. Ngày nay, người ta càng quan tâm nhiều hơn về sự xuất
hiện của P. aeruginosa trong nước uống vì nó có vai trò quan trọng trong nhiễm
trùng cơ hội và hiện diện phổ biến trong tự nhiên. Do đó, P. aeruginosa là một
trong 3 tác nhân hàng đầu gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện [38]. Thêm vào đó, trong
những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, thiếu dinh dưỡng , chúng vẫn có thể
sinh sôi và phát triển tốt.
2
Trước đây, P. aeruginosa được biết đến với vai trò gây bệnh trong bệnh
phẩm nhiều hơn thực phẩm, nó được xem là vi khuẩn gây bệnh cơ hội, tác động đến
người có sức đề kháng kém. Hiện nay, vi khuẩn này chiếm một tỉ lệ không nhỏ trên
các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, máu, phổi, vết thương,… và tỉ lệ tử vong khá cao,
có thể lên đến 50% so với các loại vi khuẩn khác [23]. Gần đây, nhiều khảo sát cho
thấy tính kháng kháng sinh của vi khuẩn này ngày một gia tăng. P. aeruginosa đã
đề kháng cao với các kháng sinh thường dùng ở Việt Nam [5]. Tuy nhiên, ở nước ta
tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này trên nước uống chưa được khảo sát.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình
nhiễm khuẩn và tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Pseudomonas
aeruginosa trong nƣớc uống”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình vệ sinh nước uống và tìm hiểu khả năng đề kháng kháng sinh
của P. aeruginosa.
1.2.2. Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn của nước uống theo TCVN 6096: 2004.
Coliforms tổng số
Coliform fecal
Streptococcus fecalis
P. aeruginosa
Bào tử vi khuẩn kỵ khí khử sunphit (Clostridium)
Xác định tỉ lệ nhiễm P. aeruginosa trong các mẫu khảo sát.
Khảo sát tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn P. aeruginosa tìm được.
1.3. Giới hạn đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh của
nước uống đóng chai và nước xử lý dùng để uống theo tiêu chuẩn nước uống đóng
chai. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến chỉ tiêu P. aeruginosa và làm kháng sinh đồ của
vi khuẩn này, bởi vì đây là một loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy
hiểm và mới được đưa vào Tiêu Chuẩn Việt Nam về nước uống đóng chai từ năm
2004 đến nay.
3
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nhiễm khuẩn nƣớc uống
2.1.1. Trong nƣớc
Theo kết quả kiểm tra 152 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai quy mô nhỏ
trên địa bàn TP. HCM của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố (2004), chỉ có 4 cơ
sở (2,5%) đảm bảo điều kiện vệ sinh. Trong số các cơ sở còn lại, 70% cơ sở rửa
bình (loại bình tái sử dụng) bằng phương pháp thủ công không đảm bảo vệ sinh,
60% có quy trình sản xuất và thực hiện dán nhãn mác không đúng với công bố
trước đó, 40% không khám sức khỏe cho công nhân - những người trực tiếp sản
xuất [42].
Trần Thị Mai (2005), điều tra nghiên cứu cắt ngang 20 cơ sở sản xuất nước
uống đóng chai tại thành phố Buôn Ma Thuộc cho thấy có 11,8% số mẫu không đạt
chỉ tiêu về vi sinh vật, chủ yếu là do sự có mặt của Coliform, Coliform fecal và E.
coli trong sản phẩm nước uống đóng chai. Bên cạnh đó, chỉ có 75% cơ sở được bố
trí dây chuyền sản xuất theo nguyên tắc một chiều, 25% cơ sở có phân xưởng rót và
đóng nắp chai kín, 100% cơ sở chưa thực hiện kiểm nghiệm nguồn nước sản xuất và
95% cơ sở chưa kiểm định sản phẩm nước đóng chai theo định kỳ 6 tháng/ lần.
Trách nhiệm của chủ cơ sở về tổ chức tập huấn và khám sức khoẻ cho công nhân
còn hạn chế và ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất còn
thấp[9].
Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM (2006) đã xác định vi khuẩn Coliform,
Coliform fecal, E. coli – là những tác nhân dẫn đến bệnh đường tiêu hóa – có mặt
trong rất nhiều mẫu nước của các trường học thuộc nhiều quận huyện, trong đó
nhiều trường có mật độ vi khuẩn khá cao. Mẫu nước của Trường Mầm non tư thục
S.C. (huyện Bình Chánh) có các loại vi khuẩn E. coli (5/100 ml), Coliform và
Coliform fecal (60/100 ml); mẫu nước của trường tiểu học Đ.S. (quận 11) có đến
4
1300 Coliform, 1200 Coliform fecal trong 250 ml nước; mẫu nước của trường Mầm
non bán công Y (quận Gò Vấp) có chỉ tiêu 2 loại vi khuẩn nói trên là 600 và
400/250 ml… Thống kê chưa đầy đủ của Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Thành Phố,
cho đến cuối tháng 10-2005, đã có trên 90 trường trên địa bàn TP. HCM có mẫu
nước bị nhiễm vi sinh [44].
2.1.2. Thế giới
Benoit Lévesque (1994), so sánh chất lượng vi sinh nước máy và nước từ
máy làm lạnh nước uống tại khu dân cư và khu văn phòng, cho kết quả 36% và 28%
các mẫu nước từ khu dân cư và khu làm việc đều bị nhiễm ít nhất một Coliform
hoặc một chỉ tiêu vi sinh (Coliform fecal và Streptococcus fecalis) hoặc/và một chỉ
tiêu vi khuẩn gây bệnh (Staphylococcus aureus, P. aeruginosa, Aeromonas spp). Tỷ
lệ nhiễm khuẩn của nước máy thấp hơn rất nhiều so với nước lấy từ máy làm lạnh
nước uống. Điều này có thể do các bình làm lạnh nước uống không được vệ sinh
sạch sẽ là nơi ẩn trú các vi sinh vật gây bệnh [21].
Tamagnini L.M. và González R.D. (1997) nghiên cứu tính ổn định của vi
sinh vật trong nước đóng chai và sự phát triển của P. aeruginosa cho kết quả: nước
uống đóng chai vô trùng trong các chai nhựa tái sử dụng hay sử dụng một lần đều
không bị nhiễm Coliforms và Coliform fecal nhưng lại tìm thấy P. aeruginosa trong
các chai nhựa tái sử dụng. Điều này có thể do vệ sinh kém các chai đựng và vi
khuẩn sinh sôi nhờ sử dụng lượng dinh dưỡng thừa còn sót lại trên bề mặt chai [40].
Theo Vess et al. (1993), P. aeruginosa có khả năng sống sót trên bề mặt
PVC [41]. Theo Hunter (1993), 29% Pseudomonas sp. được phân lập từ nước uống
đóng chai là P. aeruginosa [25].
Rusin PA (1997), giám sát bệnh lây lan qua đường uống và sự bùng phát
bệnh liên quan đến nước uống và nước không dùng để uống thì vi sinh vật gây bệnh
trong nước uống chủ yếu gồm 3 loại vi khuẩn Gram âm đó là P. aeruginosa,
Acinetobacte, Xanthomonas maltophilia với tỉ lệ như sau: P. aeruginosa, < 1%-
24%; Acinetobacter, 5%-38%; X. maltophilia, < 1%-2%; Aeromonas, 1%-27. Theo
đó, nước uống cũng là nguồn lây nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội ảnh
5
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng [38]. Một khảo sát từ 2003-2004 tại
Mỹ có 2760 người mắc các bệnh qua đường uống, có 4 trường hợp bị tử vong [27].
Bharath J. (2003), khảo sát chất lượng nước uống đóng chai nội và ngoại
nhập ở Trinidad nhận thấy sự hiện diện của Coliforms tổng số trong các sản phẩm
nội địa là 6,9% so với sản phẩm nhập khẩu là 0%. Tương tự như vậy, vi khuẩn hiếu
khí trong nước uống đóng chai nội địa cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu (33,6%
so với 14,8%). Đối với Pseudomonas species tỉ lệ nhiễm là 7,6% nhưng tất cả đều
âm tính với Coliform fecal và Salmonella spp.. Như vậy trên cơ sở không có sự hiện
diện của Coliform fecal và Salmonella trong nước uống thì 5% nước uống đóng
chai (nội và ngoại nhập) bán trên thị trường không đảm bảo sức khỏe cho người tiêu
dùng [22].
Aulicino FA. (2004), khảo sát các vi sinh vật tồn tại trong nước uống cho
biết, nước uống bị đục là nơi ẩn náu cho mầm bệnh và vi sinh vật gây bệnh khác.
Dịch bệnh lây lan qua đường uống làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người thông
qua các hệ thống phân phối nước uống, nhất là các khu vực gần bệnh viện [19].
Baumgartner A. (2006), đánh giá tình trạng vệ sinh của các loại nước uống:
đối với nước uống đóng chai bao gồm nước tinh khiết và nước khoáng từ các máy
làm lạnh thì tổng số vi sinh vật hiếu khí ở nước nguồn cao hơn từ các máy làm lạnh.
Tuy vậy, P. aeruginosa được tìm thấy trong nước nguồn với tỷ lệ 25% và tần số
xuất hiện tương tự như trong các máy làm lạnh , tỉ lệ là 24,1%. Kiểm tra tính nhạy
cảm kháng sinh các chủng P. aeruginosa tìm thấy trên cả nước nguồn và nước từ
máy làm lạnh là như nhau, chứng tỏ một chủng đơn bắt nguồn từ nước uống đóng
chai hơn là xung quanh máy làm lạnh. Cho thấy sự nhiễm này bắt nguồn từ nhà sản
xuất [20].
2.2. Tình hình kháng kháng sinh của P. aeruginosa
2.2.1. Trong nƣớc
Các nghiên cứu trong nước về tình hình nhiễm P. aeruginosa trong nước
uống chưa được nghiên cứu. Hầu hết khả năng gậy bệnh và tính đề kháng kháng
sinh của loại vi khuẩn này chủ yếu được phân lập trên bệnh phẩm. Quá trình theo
dõi mức độ đề kháng trong năm 1997 của Võ Thị Chi Mai và cộng sự [7] trên các
6
tác nhân trong nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn
đường tiết niệu thì P. aeruginosa là nguyên nhân chính. Hơn thế nữa, hầu hết 374
dòng trực khuẩn mủ xanh phân lập từ máu (16), nước tiểu (47) và đàm (311) kháng
nhiều loại kháng sinh. Ðối với cephalosporins thế hệ 3, đến 62,5% kháng
cefotaxime và 38,9% kháng ceftazidime. Các vi khuẩn này kháng amikacin 10,8%
và tobramycin 59%. Trên fluoroquinolones, tỉ lệ kháng ofloxacin là 58,3%, kháng
norfloxacin 55,2% và kháng ciprofloxacin 43,8%.
Nghiên cứu về tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa
(BVĐK) tỉnh Quảng Ngãi và bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn từ năm 2003-
2004 cho thấy P. aeruginosa đứng hàng thứ 3 với tỷ lệ 18,8%, gặp chủ yếu ở bệnh
phẩm mủ, chỉ nhạy với amikacin, axepim, ceftazidin, ceftriaxon.
Kết quả kiểm tra mẫu nước y tế tại 2 bệnh viện cho thấy: năm 2003 mẫu nước
tại BVĐK khu vực Bồng Sơn không có vi khuẩn gây bệnh, năm 2004 các mẫu nước
ngâm dây máy hút, rửa tay, nước tắm bé lấy từ sô đựng nước của cả 2 bệnh viện
(nước cất dùng làm ẩm bình ôxy, ngâm dây thở, hút đàm) đều bị nhiễm P.
aeruginosa và Pseudomonas sp. Hai loại vi khuẩn gây bệnh trong mẫu nước chủ
yếu là P. aeruginosa (71,4%) và trực khuẩn đường ruột gram âm (28,6%) [4].
Trong một nghiên cứu của Lê Bảo Huy và cộng sự [5], tác nhân gây bệnh
viêm phổi bệnh viện chủ yếu là vi khuẩn Gram âm chiếm 86,15% trong đó P.
aeruginosa chiếm 41,15%. Vi khuẩn này đã đề kháng cao đối với những kháng sinh
chuyên trị và hay dùng ở Việt Nam (nhất là các khoa ICU: khoa điều trị tích cực):
imipenem (66,7%), ticarcillin/a.clavulanic (45%), ceftazidime (74,1%), cefepime
(77,8%), ciprofloxacin (96,3%).
2.2.2. Thế giới
A. Lateef (2005), khảo sát tính kháng thuốc của vi khuẩn trên các mẫu bệnh
phẩm, thực phẩm, nước uống cho thấy: P. aeruginosa được tìm thấy trong các mẫu
bệnh phẩm, dược phẩm, đất bị nhiễm dầu, nước (nước sông, nước giếng và nước
máy). Kết quả: 3,46% P. aeruginosa phân lập từ đất đề kháng với 5 loại kháng sinh.
Trong bệnh phẩm, 7,69% đề kháng 6 loại kháng sinh, 30,77% đề kháng 7 loại
7
kháng sinh, 23,1% đề kháng với 8 loại kháng sinh (ampicillin, chloramphenicol,
cloxacillin, erythromycin, penicillin, tetracycline, streptomycin, gentamicin). Trong
dược phẩm, loại vi khuẩn này cũng có hiện tượng đề kháng đa kháng sinh từ 2, 4
đến 8 loại kháng sinh khác nhau (augmentin, amoxycillin, tetracycline,
cotrimoxazole, nalidixic acid, ofloxacin, nitrofurantoin). Trong nước, 6,7% P.
aeruginosa kháng lại 4 loại kháng sinh, 8,5% kháng với 5 loại kháng sinh
(augmentin, amoxycillin, tetracycline, cloxacillin, cotrimoxazole) [26].
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác trên bệnh phẩm cũng cho thấy khả năng đề
kháng kháng sinh của P. aeruginosa khá cao. Gales A. C. (1997-1999), 6631 P.
aeruginosa được phân lập chủ yếu trên bệnh nhân viêm đường hô hấp tại 3 vùng
khác nhau (Châu Âu, Cannada, Châu Mỹ Latin). Trong đó 218 mẫu P. aeruginosa
đa kháng thuốc – đề kháng với nhiều loại kháng sinh thông dụng (piperacillin,
ceftazidime, imipenem, and gentamicin), với tỉ lệ 8,2% ở Châu Mỹ Latin, 0,9% ở
Cannada [24].
Oguntibeju OO1 & Nwobu RAU2 (2004), nghiên cứu P. aeruginosa trên
những bệnh nhân bị nhiễm trùng vết thương thấy rằng: tỉ lệ P. aeruginosa xâm
nhiễm vào phụ nữ cao hơn đàn ông (tỉ lệ 3 : 2) và tìm thấy nhiều hơn trên các bệnh
nhân là trẻ em và người già. Khảo sát tính nhạy cảm kháng sinh của 20 chủng P.
aeruginosa phân lập được cho thấy tính nhạy cảm của vi khuẩn này với một số
kháng sinh, tỉ lệ là colistin (100%), gentamicin (75%), streptomycin (30%), và
tetracycline (10%) [34]. Theo nhiều tác giả, fosfomycin là một kháng sinh rất hữu
hiệu trong điều trị các nhiễm trùng do P. aeruginosa gây ra. Đặc biệt, fosfomycin
có hiệu quả khi kết hợp với các kháng sinh như oxfloxacin [31][32].
8
2.3. Tổng quan các vi sinh vật.
2.3.1. Coliforms và Coliform fecal
Định nghĩa
Đối với các mục đích kiểm tra nước hằng ngày, nhóm vi khuẩn Coliform có
thể được mô tả bằng các thuật ngữ vi sinh chung, không mang tính phân loại học,
như sau:
Các vi khuẩn Coliforms là các vi khuẩn hình que (dạng thẳng), Gram âm,
không có bào tử, oxidase âm tính. Chúng có khả năng sinh trưởng hiếu khí và kỵ
khí không bắt buộc trong sự có mặt của muối mật (hoặc các yếu tố tác động bề mặt
khác có đặc tính ức chế sinh trưởng tương tự). Chúng có thể lên men lactoza kèm
theo sự tạo thành acid, gas và andehyd trong vòng 48 giờ khi nuôi cấy ở nhiệt độ từ
35
0C đến 370C. [12], [15]
Các vi khuẩn Coliform fecal là các vi khuẩn Coliform cho thấy có cùng khả
năng lên men và các đặc tính sinh hóa khi nuôi cấy ở nhiệt độ từ 440C đến 44,50C.
E.coli là Coliform fecal cho kết quả thử nghiệm IMViC là (+ + - -) dùng để
phân biệt với Aerobacter.
Sự phân bố và khả năng gây bệnh
Nhóm Coliforms hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người, động
vật. Coliforms được xem là vi sinh vật chỉ thị: số lượng hiện diện của chúng trong
thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ khả năng hiện diện
của các vi sinh vật gây bệnh khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi số Coliforms
của nước cao thì khả năng hiện diện của vi sinh vật gây bệnh khác cũng cao.
Coliform fecal là thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột ở người và động
vật máu nóng khác dùng để chỉ sự ô nhiễm phân trong mẫu môi trường hoăc trong
quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, nước uống.
E. coli là loại vi khuẩn thường trú trong đường ruột động vật và người. Bình
thường, chúng là vi khuẩn thuộc hệ sinh thái ruột không gây bệnh, chỉ gây bệnh khi
sức đề kháng của người và động vật yếu. Chúng gây ngộ độc cho người khi ăn phải
thức ăn hoặc thức uống bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn, vi khuẩn theo thức ăn vào
ruột và tiết ra độc tố thấm vào máu và gây ngộ độc. Biểu hiện thường là tiêu chảy,
9
sốt cao, mệt mỏi, chân tay co quắp, nặng hơn là viêm dạ dày. Đặc biệt là gây tiêu
chảy ở trẻ em < 5 tuổi.
Ngoài ra, E. coli còn gây nhiễm bộ phận niệu sinh dục, viêm màng bụng,
nhiễm trùng huyết ở người.
2.3.2. Liên cầu khuẩn nguồn gốc từ phân (Streptococcus fecalis)
Đặc điểm vi sinh vật học [15]
Steptococcus fecalis là các liên cầu khuẩn, có hình cầu hay hình oval kéo
dài, thường tụ tập thành từng đôi hay từng chuỗi, không di động, không sinh bào
tử, một số dòng có tạo vỏ nhày, bắt màu Gram dương.
Những đặc tính bẩm sinh cho phép chúng sinh trưởng và sống sót trong
những môi trường khắc nghiệt và tồn tại lâu dài trong môi trường tự nhiên. S.
fecalis được tìm thấy ở khắp nơi trong đất, nước, thực phẩm, thực vật và động vật
bao gồm các loài thú, chim và côn trùng. Ở người, chúng cư ngụ chủ yếu trong
đường tiêu hóa và rất ít hiện diện ở các vị trí khác như đường sinh dục, khoang
miệng.
Hầu hết các loài này sống hiếu khí tuỳ ý, nhưng phát triển tốt trong điều kiện
kỵ khí, tiết bacteriocin trong quá trình tăng trưởng và có thể ức chế sự tăng trưởng
của các vi sinh vật khác. S. fecalis được xem như là vi khuẩn chỉ thị chất lượng vệ
sinh của thực phẩm.
Tính chất sinh hóa [15]
Các loài này không có catalase, không có các cytochrome c (nên thử nghiệm
oxidase âm tính).
Có thể phát triển được trong môi trường có chứa muối mật, muối azide natri,
pH 9,6 ở nhiệt độ 450C.
Ngoài ra, chúng còn có khả năng sinh acid từ mannitol và sucrose, nhưng
không lên men được sorbose và arabinose, có khả năng chuyển hóa một số acid
amin thành dạng pyruvate và phân giải được arginine.
10
Tính chất nuôi cấy
Khi được nuôi cấy trong môi trường azide natri chứa triphenyl tetrazolium
chloride (TTC), khuẩn lạc S. fecalis có màu hồng đến màu đỏ đậm do sự khử
triphenyl tetrazolium chloride.
S. fecalis có khả năng sinh trưởng trong môi trường azide natri, lên men
glucose sinh acid làm biến đổi màu của chất chỉ thị pH trong môi trường.
Môi trường khẳng định được sử dụng là Bile Esculine Agar, S. fecalis thủy
phân esculine trong môi trường tạo ra sản phẩm cuối cùng là 6,7-hydroxycourmarin,
chất này kết hợp với Fe3+ tạo thành hợp chất có màu nâu đen khuếch tán vào môi
trường [18].
Khả năng gây bệnh
Mặc dù S. fecalis có thể gây ra nhiễm trùng trong cộng đồng và bệnh viện,
nhưng phải đến sau những năm 1970 vi khuẩn này mới được biết đến như một tác
nhân nhiễm trùng bệnh viện mắc phải, cùng với nó là sự gia tăng tính đề kháng với
các kháng sinh đương thời được sử dụng. Vi khuẩn trên trở thành tác nhân phổ biến
đứng hàng thứ hai gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm trùng vết thương.
Một số nghiên cứu cho thấy loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân của viêm màng
trong tim. Nhiễm trùng hô hấp hay hệ thần thần kinh trung ương cũng như viêm
khớp, hạch, viêm xoang có thể do S. fecalis gây ra nhưng rất hiếm gặp [28].
2.3.3. Vi khuẩn kỵ khí khử sunphite (Clostridium)
Đặc điểm vi sinh vật học
Giống Clostridium là các vi khuẩn Gram dương, hình que, kỵ khí, sinh bào
tử, phần lớn di động. Clostridium thuộc nhóm ưa nhiệt vừa, tuy nhiên có một số ưa
nhiệt và một số ưa lạnh.
Clostridium có thể thuỷ giải saccharide và protein trong các hoạt động thu
nhận năng lượng. Những loài thủy giải saccharide có thể lên men các loại đường
polysaccharide tạo thành acetic acid, butyric và rượu. Nhiều loài có thể thủy giải
protein và chuyển hóa không hoàn toàn các acid amin tạo thành mùi rất khó chịu
trong sản phẩm [2][15].
11
Khả năng gây bệnh
Người ta nhận biết được hơn 60 chủng loại Clostridium, trong đó nhiều loại
nói chung được coi là khuẩn hoại sinh. Một số loài trong nhóm này gây bệnh cho
người và động vật đặc biệt trong điều kiện thế năng khử oxy bị giảm sút, một số
khác gây hư hỏng thực phẩm, khử sulphite thành sulphur tạo màu đen và gây mùi
khó chịu.
Các loại khuẩn này gây ra những nhiễm khuẩn kể từ những ô nhiễm vết
thương khu trú đến bệnh lan tràn toàn thân. Các loài gây ngộ độc thực phẩm quan
trọng là: C. botulinum và C. perfringens.
C. botulinum
Đây là vi sinh vật phân bố khắp nơi trong đất, nước, gia súc và các loại thủy
sản. Loài này sinh độc tố gây bệnh ngộ độc thịt cho người (botulism). Bệnh gây ra
do độc tố được hình thành bởi C. botulinum nhiễm trong thực phẩm. Các loại thực
phẩm như thịt, rau quả không được bảo quản đúng quy định hay lây nhiễm từ đất,
phân động vật hay do chế biến không đủ nhiệt độ trước khi dùng, các sản phẩm
đóng hộp không đúng quy cách cũng có nguy cơ nhiễm vi sinh vật này.
Độc tố botuline do C. botulinum tiết ra gồm 8 typ độc tố khác nhau A, B,C1,
C2, D, E, F và G. Tất cả chúng đều là độc tố thần kinh rất mạnh (trừ C2 là loại độc
tố tế bào), là những protein có trọng lượng phân tử lớn khoảng 1 triệu dalton. Trong
những năm gần đây, các vụ ngộ độc botulism gây ra do C. botulinum dòng E
thường được phát hiện khi tiêu thụ cá và các sản phẩm thủy sản.
Một số biểu hiện do ngộ độc C. botulinum:
- Ngộ độc C. botulinum do thức ăn: Sau khi tiêu hóa thực phẩm nhiễm độc tố,
bệnh phát sinh rất khác biệt từ mức nhẹ không cần can thiệp y tế đến mức rất
nặng gây tử vong trong vòng 24 giờ. Triệu chứng lâm sàng của bệnh là ói
mửa, buồn nôn, sau đó có những biểu hiện rối loạn thần kinh như choáng
váng, rối loạn thị giác, rối loạn các cơ ở cổ và miệng, đau ở vùng ngực, khó
thở và tê liệt, có thể dẫn đến tử vong.
- Ngộ độc C. botulinum qua vết thương: Khi vết thương bị nhiễm nha bào C.
botulinum thì các bào tử đó có thể kết đôi và sinh trưởng tạo ra độc tố.
12
- Ngộ độc C. botulinum ở trẻ em và người lớn: Độc tố tạo ra và hấp thụ trong
ruột của trẻ sau khi các bào tử đã bị tiêu hóa. Mức độ nghiêm trọng có thể
gây liệt nặng kèm suy hô hấp và có thể gây chết đột ngột cho trẻ nhỏ.
C. perfringens
Nhưng trong những năm gần đây không chỉ các dòng C. perfringens kháng
nhiệt, tạo bào tử và không làm tan máu mới có thể gây ngộ độc thực phẩm mà các
dòng nhạy cảm với nhiệt, không làm tan máu cũng được tìm thấy trong các vụ ngộ
độc do vi sinh vật này gây nên.
Khi đun nấu thức ăn ở nhiệt độ thấp và thời gian ngắn có thể làm cho các
dòng kháng nhiệt tồn tại vì thế chúng sẽ gây tái nhiễm sau khi bảo quản.
Các nguồn thực phẩm có thể gây ngộ độc với các vi sinh vật này thường là
thịt gia cầm, nhất là các loại gia cầm lớn đông lạnh sâu, thịt trong các hầm chứa. C.
perfringens cũng được tìm thấy trong đất, trong phân người và trong các loại thực
phẩm khác.
Một số biểu hiện do ngộ độc C. perfringens:
- Những bệnh đường ruột:
+ Nhiễm độc thức ăn: Thông thường bệnh phát sinh do có vấn đề trong
việc giữ thức ăn nguội và lưu trữ cả khối lượng lớn thức ăn nấu chín.
Nguồn thực phẩm hay bị dính phải là thịt, các sản phẩm từ thịt và gia
cầm. Những triệu chứng chủ yếu là đau vùng thượng vị, buồn nôn và
tiêu chảy trong khoảng thời gian 12 đến 24 giờ.
+ Viêm tiểu tràng hoại tử: do những chủng typ C của C. perfringens gây
ra. Biểu hiện của bệnh thường là đau bụng cấp, tiêu chảy có lẫn máu,
nôn, choáng và viêm phúc mạc.
- Nhiễm khuẩn mô sâu làm mủ.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm .
- Vi khuẩn huyết gồm có vi khuẩn huyết nhất thời và nhiễm trùng huyết.
13
C. tetani
Là loài kỵ khí bắt buộc, bị chết ngay khi tiếp xúc với không khí. Thường
được tìm thấy trong đất, trong phân các loài động vật và người. Là loài gây bệnh
uốn ván rất nguy hiểm.
Sự sản sinh vi khuẩn và độc tố chỉ diễn ra nơi các vết thương có các quá trình
oxy hóa khử ở mức thấp, chẳn hạn như những vết thương có chứa các mô tế bào đã
mất sức sống, các dị vật hoặc nhiễm trùng đang hoạt động. C. tetani bản thân nó
không gây ra viêm. Tuy nhiên, các bào tử của nó có thể tồn tại hàng năm trong một
số môi trường với đủ loại thuốc khử trùng và không bị diệt khi đun sôi 20 phút.
2.3.4. Pseudomonas aeruginosa
P. aeruginosa trước đây là Bacterium aeruginosa do Schroeter mô tả vào
năm 1872, đến năm 1900 Migula chuyển chúng sang giống Pseudomonas, từ đó
vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa (Psedes: tiếng Hy Lạp: giả; monas:
tiếng Hy Lạp: đơn vị; aeruginosa: gỉ đồng) thường được gọi là trực khuẩn mủ
xanh [43].
Sự phân bố
P. aeruginosa phân bố rộng rãi trong tự nhiên như đất, nước, trên bề mặt động
thực vật, đặc biệt là những nơi môi trường ẩm ướt chúng sinh sôi và phát triển rất
mạnh. Trong tự nhiên người ta tìm thấy chúng trên bề mặt nhiều loại rau quả, trên
cơ thể và phân một số động vật.
Trong cơ thể người, P. aeruginosa hiện diện thường xuyên trong đường tiêu
hóa và một số nơi ẩm ướt trong cơ thể như da, niêm mạc, vùng dưới cánh tay, …
Ngoài ra, chúng còn có khả năng sinh trưởng trong các môi trường hạn chế sự có
mặt của các vi sinh vật khác như chất khử trùng, thuốc mỡ, xà phòng, nước cất, …
Hình thái
P. aeruginosa là trực khuẩn hiếu khí Gram âm, hình dạng thẳng hoặc hơi
cong nhưng không xoắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,5-1 µm x 1,5-5 µm. Có một lông
duy nhất ở 1 cực, các pili của chúng dài khoảng 6 nm, là nơi tiếp nhận nhiều loại
14
phage và giúp vi khuẩn gắn vào bề mặt của tế bào vật chủ. P. aeruginosa là loài
không sinh bào tử.
Đặc điểm nuôi cấy
Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, điều kiện
hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ phát triển tối ưu là 370C, phát triển được ở nhiệt độ 50C-
42
0C, pH thích hợp là 7,2-7,5 (có thể chịu được pH từ 4,5-9).
Trên môi trường đặc thường có 2 loại khuẩn lạc: một loại to, dẹt, nhẵn, trung
tâm hơi lồi; một loại nhỏ, xù xì, lồi.
Sắc tố
Tính chất đặc trưng của loại vi khuẩn này là sinh sắc tố và chất thơm. Có 2
loại sắc tố chính: pyocyanin có màu xanh lam tan trong nước và chlorofoc làm cho
môi trường nuôi cấy và khuẩn lạc có màu xanh, pyoverdin là sắc tố phát huỳnh
quang tan trong nước nhưng không tan trong chlorofoc. Chất thơm do trực khuẩn
sinh ra là Kimetylamin [18].
Có khoảng 10% P. aeruginosa không sinh sắc tố. Trong những trường hợp
này chẩn đoán vi khuẩn học gặp nhiều khó khăn. Người ta phải dùng các môi
trường tăng sinh sắc tố: môi trường King A (tăng sinh pyocianin) và môi trường
King B (tăng sinh pyoverdins).
Đặc điểm sinh hóa
P. aeruginosa có đủ các cytochrom (b, c, a và oxidase) trong hệ thống vận
chuyển điện tử. Trong thực hành người ta thường dùng “oxidase test” để tìm sự có
mặt của cytochrom oxidase.
Các tính chất sinh hóa thường sử dụng trong lâm sàng gồm: urease (-), indol
(-), H2S (-); citrat Simmon, agrinin dihydrolase và gelatinase (+); khử NO3
-
thành
N2. Trên môi trường OF (Oxidation-Fermentation) nhiều loại carbohydrat bị thoái
hóa theo lối oxy hóa có sinh acid: glucose, mannitol, glycerol, ethalnol, arabinose,
fructose và galactose.
15
Khả năng đề kháng
Chết nhanh chóng ở 1000C; trong môi trường ẩm, thoáng và không có ánh
sáng mặt trời chiếu trực tiếp, chúng sống được hàng tuần; trong môi trường có dinh
dưỡng tối thiểu; 50C, chúng sống được hơn 6 tháng.
Kháng nguyên
Kháng nguyên O chịu nhiệt, bản chất hóa học là lipopolysaccharid (LPS),
dựa vào kháng nguyên này người ta chia P. aeruginosa thành 12 nhóm.
Kháng nguyên H không chịu nhiệt, là kháng nguyên lông. Vì khó khăn trong
việc điều chế, nên việc định týp huyết thanh dựa trên kháng nguyên này chưa được
áp dụng rộng rãi.
Khả năng gây bệnh
P. aeruginosa là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện như khi cơ thể bị suy
giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hoặc mạn tính, khi dùng corticoid lâu dài, việc sử
dụng kháng sinh tùy tiện, việc sử dụng các dụng cụ thăm khám hoặc các vết bỏng,
vết thương hở,…. Chúng có thể gây ra nhiêu bệnh khác nhau: gây viêm màng trong
tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, đường tiết niệu, viêm
màng não mủ và áp xe não, viêm tủy xương, viêm tai, gây bệnh hóa sừng ở mắt,
gây nhiễm trùng da, mô mềm, … [15].
P. aeruginosa xâm nhiễm vào trong mắt thường gây ra những tổn thương
giác mạc, sự nhiễm này thường liên quan đến việc sử dụng kính sát tròng [23]. Ở
Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu tại Viện Mắt trong vòng khoảng 20 nǎm trở lại
đây, P. aeruginosa đã vượt lên với trên 70% các trường hợp xét nghiệm vi khuẩn
dương tính trong viêm loét giác mạc do vi khuẩn. Hiện nay, vi khuẩn này là nguyên
nhân hàng đầu gây viêm loét giác mạc sau chấn thương nông nghiệp[15].
Các bệnh nhân nằm viện bị mắc các chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường
hay bị các u ác tính bị sốc do nhiễm trùng máu thường có tỉ lệ tử vong khá cao. Tác
nhân thường gặp là P. aeruginosa chiếm từ 5% đến 50% so với các tác nhân vi
khuẩn khác.
16
P. aeruginosa dẫn đầu trong các tác nhân nhiễm trùng hô hấp bệnh viện, đặc
biệt đối với những bệnh nhân có hỗ trợ các máy thông khí, khả năng bị viêm phổi
cao gấp 20 lần và tỉ lệ tử vong cao.
Một số nghiên cứu còn cho thấy P. aeruginosa giữ vai trò gây bệnh trong
giai đoạn đầu và cuối của bệnh đái tháo đường [23].
Loài này còn là vi khuẩn kháng thuốc phổ biến đối với nhiều loại kháng sinh.
Tính kháng thuốc thường được quy định bởi các plasmid và các yếu tố di truyền này
có thể được lan truyền trong quần thể thông qua hiện tượng biến nạp và tải nạp tạo
ra những dạng đột biến kháng thuốc mới. P. aeruginosa hiện kháng với rất nhiều
loại kháng sinh nên việc làm kháng sinh đồ trước khi điều trị là cần thiết [15].
2.4. Kháng sinh và tính kháng thuốc của vi khuẩn
2.4.1. Thuốc kháng sinh
2.4.1.1. Định nghĩa
Kỷ nguyên hiện đại của hóa trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra
sulfonamid (Domagk, 1936) “Thời kỳ vàng son” của kháng sinh bắt đầu từ khi sản
xuất penicillin để dùng trong lâm sàng (1941). Khi đó, “kháng sinh được xem là
những chất do vi sinh vật tiết ra (vi khuẩn, vi nấm), có khả năng kìm hãm sự phát
triển của vi khuẩn khác”[3][4].
Về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta đã có thể:
Tổng hợp, bán tổng hợp các kháng sinh tự nhiên (cloramphenicol).
Tổng hợp nhân tạo các chất có tính kháng sinh: sulfamid, quinolon.
Chiết xuất từ vi sinh vật những chất diệt được tế bào ung thư (actinomycin).
Vì thế định nghĩa kháng sinh đã được thay đổi: “Kháng sinh là những chất do
vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất
thấp, có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi khuẩn”.
2.4.1.2. Phân loại
Một số thuốc kháng sinh có cấu trúc hóa học giống nhau, do đó chúng có
chung cơ chế tác động và hoạt phổ tương tự nhau. Dựa trên cấu trúc hóa học, người
ta có thể xếp kháng sinh theo các nhóm như sau:
17
Nhóm -lactam: penicillin, ampicillin, cephalosporin, …
Nhóm tetracyclines: tetracyclin, oxytetracyclin, …
Nhóm phenicol: chloramphenicol, thamphenicol, …
Nhóm aminoglycosides: gentamycin, kanamycin, amikacin , …
Nhóm macrolides: tylosin, spiramycin, …
Nhóm kháng sinh gần gũi với macrolides: lycomycin, virginiamycin, …
Nhóm polypeptid: colistin, bacitracin, polymycin,…
Nhóm sulfamides: sulfamethoxazol, sulfadimidin, …
Nhóm quinolones: oxfloxacin, ciprofloxacin, …
Ngoài ra còn có một số nhóm khác như glycopeptid, nitrofuran, …
Bên cạnh việc phân loại theo cấu trúc hóa học, ta cũng có thể phân loại
kháng sinh theo tác động kháng khuẩn:
Nhóm kháng sinh kiềm khuẩn: tetracylin, macrolid, phenicol, sulfamid, …
Nhóm kháng sinh diệt khuẩn: -lactam, amynosid, quynolones,
polypeptid,…
2.4.1.3. Cơ chế tác động
Ức chế tổng hợp vách tế bào: gồm các kháng sinh: penicillin,
cephalosporins, bacitracin, vancomycin, …
Khác với tế bào động vật, vi khuẩn có một lớp vỏ cứng bên ngoài gọi là vách
tế bào, có nhiệm vụ giữ hình dạng tế bào được nguyên vẹn trước áp lực thẩm thấu
cao ở bên trong tế bào. Khi sự tổng hợp vách tế bào bị ức chế do tác dụng của thuốc
kháng sinh, các vi khuẩn Gram dương biến thành dạng hình cầu không có vách và
vi khuẩn Gram âm có vách không hoàn chỉnh. Những hình thức này làm cho tế bào
bị vỡ trong điều kiện có trương lực bình thường.
Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào: gồm nhóm thuốc chống nấm: colistin,
imidazol, polymycin, nistatin, amphotericin B, …
Tế bào chất của tất cả tế bào sống đều được bao bọc bởi một màng tế bào
chất. Màng này được xem như một hàng rào có khả năng thẩm thấu chọn lọc, thực
hiện chức năng vận chuyển chủ động và như vậy kiểm soát các thành phần ở bên
18
trong tế bào. Nếu sự toàn vẹn chức năng của màng tế bào chất bị phá vỡ thì những
đại phân tử và những ion sẽ thoát ra khỏi tế bào làm tế bào chết.
Ức chế tổng hợp protein: gồm các họ chloramphenicol, tetracyclines,
lincomycins, …
Vi khuẩn có ribosom 70 S, gồm 2 đơn vị là 30 S và 50 S. Kháng sinh có thể
gắn lên các đơn vị này để ngăn cản sự tạo thành polysom trong dịch mã.
Ức chế tổng hợp acid nucleic: Kháng sinh tác động vào quá trình sao chép
DNA (nhóm quinolones), ức chế sao mã RNA (nhóm rifampicin) và ức chế tổng
hợp các nucleotid (nhóm sulfamid và trimethoprim).
2.4.2. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
Trong cuộc cạnh tranh giữa sự phát triển kháng sinh mới với sự đề kháng
mới của vi sinh vật, thì cho đến nay vi sinh vật vẫn chiếm ưu thế. Quá trình này
được thúc đẩy mạnh, nếu thiếu sự hiểu biết và sử dụng thuốc sai trong điều trị.
Có hai dạng đề kháng: đề kháng giả và đề kháng thật.
2.4.2.1. Đề kháng giả
Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm (do dùng corticoid, tia xạ, …)
hoặc chức năng của đại thực bào bị hạn chế (ví dụ ở ổ mủ), thì cơ thể không đủ khả
năng loại trừ được những vi khuẩn đã bị kháng sinh ức chế ra khỏi cơ thể.
Khi vi khuẩn tự đề kháng: Ở trạng thái nghỉ (không nhân lên, không chuyển
hóa do thiếu oxy, pH thay đổi …), vi khuẩn không chịu tác dụng của kháng sinh.
Khi có vật cản, tuần hoàn ứ trệ, kháng sinh không thấm tới ổ viêm thì vi
khuẩn cũng tỏ ra đề kháng.
2.4.2.2. Đề kháng thật
Đề kháng tự nhiên: Một số loại vi khuẩn luôn luôn không chịu tác dụng của
một số kháng sinh. Ví dụ P. aeruginosa kháng với penicillin G, tụ cầu không chịu
tác dụng của colistin.
Một số vi sinh vật không có vách như Mycoplasma không chịu tác dụng của các
kháng sinh ức chế quá trình tổng hợp vách như penicillin, cephalosporin,
vancomycin.
19
Đề kháng thu được: Do biến cố di truyền mà vi khuẩn từ chỗ không có trở
thành có gen đề kháng.
Đột biến gen: Biến cố này có thể xảy ra trước hoặc sau khi tiếp xúc với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN HOANG THU TRANG.pdf