Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, đ ặc biệt lĩnh vực thương
mại d ịch vụ còn non trẻ, hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính còn nhiều yếu
kém và thiếu minh bạch. Khi gia nhập Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải tuân thủ
các cam kết xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, cạnh tranh lành
mạnh, thủ tục hành chính, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,v.v.
Điều này tự động sẽ thúc đẩy Nhà nước phải có những cải cách về pháp luật, quản
lý công, tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tạo thuận lợi cho
phát triển thương mại d ịch vụ. Không ch ỉ riêng các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài được hưởng lợi khi tiếp cận thị trường, mà chính các nhà cung cấp dịch vụ
nội địa sẽ có nhiều lợi ích nhất. Đây sẽ là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các
khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, đ ặc biệt có ý ngh ĩa với nhóm
doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xã
hội.
82 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3520 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dự báo kết quả đàm phán hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương (tpp) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, cơ hội và thách thức với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định TPP (dự báo)
Dịch vụ tài
chính
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu nước ngoài
cho phép ở mỗi quốc gia khác
nhau, đa phần dao động xung
quanh 50%, trừ Lào cho phép tiếp
cận hoàn toàn.
Mở cửa hoàn toàn ngành dịch vụ tài
chính và nhiều quy định về chuyển
dữ liệu qua biên giới, cung cấp dịch
vụ tài chính qua biên giới, xét xử
tranh chấp, v.v...
Mở cửa hoàn toàn, cho phép thành
lập công ty 100% vốn chủ sở hữu
nước ngoài và cung cấp các dịch vụ
tài chính qua biên giới.
Dịch vụ
viễn thông
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu nước ngoài
cho phép ở mỗi quốc gia khác
nhau, đa phần nhỏ hơn 49% trừ
Lào cho phép 100%; có ngoại lệ
với các công ty viễn thông chủ
chốt của mỗi nước.
Cho phép sở hữu nước ngoài gián
tiếp lên tới 100% với các công ty
viễn thông, trừ các công ty chủ
chốt. Ngoài ra còn các quy định về
đãi ngộ quốc gia dành cho các nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Cho phép sở hữu nước ngoài gián
tiếp lên đến 100%, trừ trường hợp
với các công ty viễn thông chủ chốt
của một quốc gia. Các nước phải
do nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài hưởng đãi ngộ quốc gia.
Dịch vụ
nghề
nghiệp
Cho phép người nước ngoài hành
nghề tại nước sở tại theo những
giấy phép và tiêu chuẩn nhất định.
Doanh nghiệp nước ngoài được
phép góp vốn với tỷ lệ nhất định.
Mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý,
kế toán, thuế,v.v... cho phép doanh
nghiệp nước ngoài thành lập văn
phòng đại diện và hoạt động.
Cho phép nhà cung cấp nước ngoài
thành lập chi nhánh, văn phòng đại
diện và người nước ngoài hoạt
động tại nước sở tại.
Các ngành
khác
Cho phép doanh nghiệp nước
ngoài tiếp cận dưới hình thức góp
vốn, liên doanh với nhiều ưu đãi
mở cửa.
Mở cửa các ngành dịch vụ khác với
nhiều ưu đãi, cho phép cung cấp
dịch vụ qua biên giới,v.v...
Cho phép cung cấp dịch vụ qua
biên giới, thành lập liên doanh, góp
vốn tại nước sở tại,v.v...
54
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ KHUYẾN NGHỊ
VỚI VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN
THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
3.1 Những cơ hội với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khi kí kết
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
3.1.1 Cơ hội khai thác từ thị trường các nước đối tác TPP
Cơ hội lớn nhất dành cho thương mại dịch vụ Việt Nam khi tham gia Hiệp
định TPP là cơ hội tiếp cận thị trường. Khi kí kết một FTA, điều này hiển nhiên
với việc Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho các đối tác khác
của hiệp định, đồng thời cũng đứng trước cơ hội lớn để tiếp cận thị trường các đối
tác. Đặc biệt, với hiệp định có mức cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ như Hiệp
định TPP, Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ nước ngoài thuận lợi hơn
với ít rào cản và điều kiện hơn. Tuy thực tế nền thương mại dịch vụ của Việt Nam
còn nhỏ bé, các nhà cung cấp dịch vụ năng lực còn yếu kém nên các doanh nghiệp
sẽ khó tiếp cận tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Australia,v.v... nhưng vẫn còn
nhiều “lối đi nhỏ” cho thương mại dịch vụ của nước ta tiếp cận các thị trường nhỏ
hơn, đặc biệt là thị trường các nước ASEAN. Chúng ta có một số ngành dịch vụ đã
có những tín hiệu khả quan khi xuất khẩu ra nước ngoài như dịch vụ viễn thông;
phần mềm,v.v... Các sản phẩm Việt Nam luôn có ưu thế về giá và được các nhà
nhập khẩu đánh giá cao. Việt Nam nên tiếp tục duy tŕ những thế mạnh này và mở
rộng phạm vi xuất khẩu dịch vụ. Ví dụ dịch vụ viễn thông Việt Nam hiện nay đang
chiếm ưu thế ở thị trường Lào, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam có
thể áp dụng kinh nghiệm này để thâm nhập các thị trường lân cận. Ở lĩnh vực phần
mềm, thực tế đây là lĩnh vực không liên quan nhiều đến các điều kiện yếu tố bên
ngoài, chủ yếu là yếu tố nguồn nhân lực; các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam có thể
có năng lực chuyên môn tốt nhưng thiếu cơ hội tiếp cận thị trường; nếu giải quyết
được yếu tố xúc tiến thương mại, Việt Nam hoàn toàn tự tin tiếp cận với các thị
trường lớn hơn.
55
3.1.2 Cơ hội khai thác tại thị trường trong nước
3.1.2.1 Cơ hội thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh tạo thuận
lợi cho phát triển thương mại dịch vụ
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực thương
mại dịch vụ còn non trẻ, hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính còn nhiều yếu
kém và thiếu minh bạch. Khi gia nhập Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải tuân thủ
các cam kết xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, cạnh tranh lành
mạnh, thủ tục hành chính, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,v.v...
Điều này tự động sẽ thúc đẩy Nhà nước phải có những cải cách về pháp luật, quản
lý công, tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, tạo thuận lợi cho
phát triển thương mại dịch vụ. Không chỉ riêng các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài được hưởng lợi khi tiếp cận thị trường, mà chính các nhà cung cấp dịch vụ
nội địa sẽ có nhiều lợi ích nhất. Đây sẽ là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các
khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt có ý nghĩa với nhóm
doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xã
hội.
3.1.2.2 Thu hút đầu tư từ các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, cải thiện quan hệ
thương mại dịch vụ với các đối tác của Hiệp định TPP
Gia nhập Hiệp định TPP, với những cam kết về mở cửa thị trường, Việt Nam
sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tăng cường
đầu tư vào nước ta. Với quy mô dân số lên tới 86,9 triệu người (2010) (Tổng cục
thống kê, 2012) và một nền thương mại dịch vụ phát triển chưa cao, các đối tác
nước ngoài, đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Australia,
Singapore,v.v... sẽ có nhiều cơ hội tại thị trường Việt Nam. Việc nhiều nhà cung
cấp dịch vụ ra nhập thị trường sẽ nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, giúp
người tiêu dùng dịch vụ có nhiều lựa chọn với giá cả hợp lý và chất lượng cao hơn.
Đặc biệt trong một số ngành dịch vụ trọng điểm của Việt Nam như dịch vụ du lịch,
dịch vụ tư vấn, dịch vụ xây dựng, máy tính và các dịch vụ liên quan v.v...các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, dễ
56
dàng tiếp cận hơn với thị trường nước ngoài. Quan hệ thương mại dịch vụ giữa Việt
Nam và các đối tác của Hiệp định TPP sẽ được cải thiện, phát triển, tạo khả năng
cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu.
3.1.2.3 Hiện đại hóa, nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ trong nước
Với việc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ra nhập thị trường, các nhà
cung cấp dịch vụ nội địa sẽ có cơ hội tiếp cận với những kỹ thuật, chuyên môn,
công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển. Nếu các
nhà cung cấp dịch vụ nội địa có cơ hội hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nước
ngoài, họ sẽ học hỏi được những kiến thức và kinh nghiệm này để nâng cấp chất
lượng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp mình, tiếp cận với tiêu chuẩn thế giới.
Hơn nữa, khi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bước chân vào Việt Nam với
dịch vụ chất lượng cao và đa dạng, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước sẽ chịu sự
cạnh tranh gay gắt ngay trên sân nhà, điều này sẽ thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ
nội địa tự hoàn thiện mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài;
những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không tự nâng cấp mình sẽ bị đào
thải khỏi thị trường. Đây sẽ là lợi ích lâu dài đối với nền thương mại dịch vụ Việt
Nam để giúp các doanh nghiệp có dịch vụ chất lượng cao, áp dụng công nghệ hiện
đại và trình độ quản lý tốt.
3.1.2.4 Nâng cao chất lượng lao động và bảo vệ môi trường
Khi gia nhập Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những yêu cầu cao
về các tiêu chuẩn lao động hay môi trường. Tuy nhiên, việc thực thi các tiêu chuẩn này
nhìn chung sẽ giúp Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường (đặc biệt trong đầu
tư từ các nước đối tác TPP) và bảo vệ người lao động nội địa. Việc bảo vệ môi trường
sẽ thúc đẩy bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng sống của người
dân, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Những tiêu chuẩn cao về lao động góp phần
giúp người lao động Việt Nam được đãi ngộ tốt hơn và được bảo vệ quyền lợi của
mình.
57
3.2 Những thách thức với Việt Nam trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khi kí
kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
3.2.1 Thách thức tại thị trường các nước đối tác TPP
3.2.1.1 Yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ cung cấp
Các nước đối tác TPP đa phần đều là các nước có trình độ thương mại dịch
vụ phát triển, vì thế để có thể kinh doanh tại các quốc gia này, dịch vụ của các nhà
cung cấp Việt Nam đòi hỏi phải có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn
nữa, dịch vụ khi cung cấp tại các đối tác này còn bị ràng buộc bởi nhiều quy định,
tiêu chuẩn khác, ví dụ về lao động, môi trường; nếu các doanh nghiệp Việt Nam
thiếu sự tìm hiểu và trình độ chuyên môn thì rất khó đáp ứng được.
3.2.1.2 Cạnh tranh từ các nhà cung cấp dịch vụ tại các nước đối tác
Tại thị trường các nước đối tác, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ các nhà cung cấp dịch vụ nội địa tại các nước này. Đặc biệt ở thị
trường các nước phát triển, các doanh nghiệp với tiềm lực tài chính mạnh, kinh
nghiệm lâu năm, hiểu biết về pháp luật và thị trường địa phương thông qua nhiều
cách có thể dễ dàng đánh bật nhà cung cấp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có
nhiều bất lợi cả về tiềm lực lẫn kinh nghiệm sẽ rất khó khăn để thâm nhập thị
trường. Hơn nữa thói quen tiêu dùng tại các quốc gia này do các nhà cung cấp dịch
vụ bản địa chi phối, làm thế nào để nắm bắt được thói quen tiêu dùng cũng như thay
đổi thói quen này là câu hỏi lớn dành cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam.
3.2.2 Thách thức tại thị trường nội địa
3.2.2.1 Sự tiếp cận mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
Khi tham gia đàm phán Hiệp định TPP, dịch vụ là mảng mà mức độ mở cửa
thị trường của Việt Nam hạn chế và dè dặt nhất. Khác với cách thức đàm phán
“chọn – cho” của WTO, phương pháp “chọn – bỏ” trong đàm phán thương mại dịch
vụ của Hiệp định TPP sẽ khiến mức độ mở cửa thương mại dịch vụ rất mạnh mẽ,
đây cũng chính là bất lợi lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài với
tiềm lực mạnh mẽ, kinh nghiệm lâu năm và uy tín trên thế giới (đặc biệt các doanh
nghiệp Hoa Kỳ) có thể khiến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Việt nam gặp khó
58
khăn nghiêm trọng. Ví dụ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính – lĩnh vực mà Hoa Kỳ
chiếm ưu thế tuyệt đối – các ngân hàng Hoa Kỳ đang mở ngày càng nhiều chi
nhánh tại Việt Nam, bước dạo đầu cho đầu tư của các tập đoàn tài chính Hoa Kỳ tại
nước ta. Với dự báo cam kết có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
tại Việt Nam, các tập đoàn tài chính Hoa Kỳ với tiềm lực vốn khổng lồ có thể chi
phối mạnh mẽ đến hoạt động tài chính trong nước khi rất nhiều ngân hàng Việt
Nam đang rơi vào tình thế khó khăn. Đây chính là thách thức lớn nhất về mặt kinh
doanh với doanh nghiệp Việt Nam.
3.2.2.2 Môi trường kinh doanh trong nước thiếu minh bạch và chưa thuận lợi cho
kinh doanh
Hệ thống pháp lý và các quy định của Việt Nam nhìn chung kém phát triển
hơn các đối tác khác của Hiệp định TPP, thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm, thiếu
tính nhất quán và khó dự báo. Việc cải thiện đưa hệ thống này lên mức tương xứng
với các đối tác là khá khó khăn, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận
và lâu dài, nếu không sẽ ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác. Tuy sẽ có một số
ưu tiên ngoại trừ được áp dụng dành cho nước đang phát triển, nhưng lộ trình sẽ phải
thay đổi dần dần, và Việt Nam cần tích cực trong việc nghiên cứu để cải thiện hệ
thống pháp lý. Với hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện như vậy, các doanh nghiệp Việt
Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu xảy ra tranh chấp trong kinh doanh với các
doanh nghiệp nước ngoài và sẽ rất thiệt thòi nếu đưa tranh chấp ra các cơ quan giải
quyết tranh chấp quốc tế.
Hệ thống quản lý hành chính của Việt Nam khá phức tạp, gây phiền hà, và
tốn nhiều thời gian. Đây có thể coi là một trong những điểm yếu lớn nhất của môi
trường kinh doanh tại Việt Nam. Tuy Nhà nước đã và đang cố gắng cải cách hành
chính, nhưng doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình làm việc với
các cơ quan công quyền Nhà nước, điều này gây tốn kém lãng phí, cản trở hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, lạc hậu chưa đảm bảo được nhu cầu
của doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ về cơ sở hạ tầng thấp
59
nhưng giá cả lại đắt đỏ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ vừa và nhỏ - đối tượng doanh nghiệp chủ yếu của xã hội, chưa
nhận được sự hỗ trợ kinh doanh, hướng dẫn, tạo điều kiện cần thiết từ các cơ quan
Nhà nước. Thêm vào đó vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ
nhà nước và tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang chiếm độc quyền trong
nhiều lĩnh vực dịch vụ, được hưởng nhiều đặc quyền và ưu đãi về thương mại mặc
dù kinh doanh thua lỗ hoặc không hiệu quả. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ rất
khó để thay đổi được vị thế của mình tại thị trường dịch vụ trong nước.
3.2.2.3 Doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường
Như đã nói ở trên, hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại Việt Nam
đều có quy mô nhỏ và rất nhỏ, thiếu kinh nghiệm và yếu về khả năng cạnh tranh,
đặc biệt trong khâu quản lý chất lượng dịch vụ. Các công ty này thiếu những nguồn
lực quan trọng để phát triển hoạt động như: vốn; công nghệ; nguồn nhân lực (đặc
biệt là nhân lực chất lượng cao); kinh nghiệm quản lý; thông tin; và tri thức thị
trường. Và các doanh nghiệp này sẽ mất rất nhiều thời gian để cải thiện tình hình
của mình. Đối với các doanh nghiệp khác đã thành công trong nước, thách thức đặt
ra là làm sao phát triển để đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, nhu cầu từ thị
trường nội địa ngày càng tăng và các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhiều
yếu tố thuận lợi vượt trội có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam khiến cho các
doanh nghiệp nội địa có nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà.
3.3 Một số khuyến nghị để tham gia hiệu quả Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
3.3.1 Một số khuyến nghị trong thời gian đàm phán Hiệp định TPP
3.3.1.1 Tận dụng vị thế trong đàm phán, kết hợp với các nước có cùng vị thế và điều
kiện để đưa ra các yêu cầu đàm phán phù hợp với lợi ích của mình
Trong số các đối tác tham gia đàm phán Hiệp định TPP, Hoa Kỳ là nước lớn
nhất nên chắc chắn các đề xuất, yêu cầu và ý kiến của Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng nhất
đến tiến trình đàm phán và kết quả của Hiệp định TPP, đặc biệt trong lĩnh vực
thương mại dịch vụ. Đối với Việt Nam, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất so
60
với 7 nước còn lại; ngoài ra Việt Nam đã kí kết các FTA với Australia, New
Zealand (AANZFTA) và Brunei, Singapore, Malaysia (AFTA), đang đàm phán với
Peru và sẽ ký FTA với Chi Lê; do đó nếu kí kết Hiệp định TPP thì quan hệ thương
mại giữa Việt Nam với các đối tác này cũng không thay đổi đáng kể. Vì thế trong
quá trình đàm phán, Hoa Kỳ vẫn là đối tác chính và việc đàm phán của Việt Nam
chủ yếu là với Hoa Kỳ.
Đối với Hoa Kỳ, Hiệp định TPP có ý nghĩa quan trọng với Hoa Kỳ vì nó
mang lại nhiều lợi ích thực sự. Việt Nam có thể tin tưởng rằng quá trình đàm phán
đang diễn ra thực chất vì thực tế Hiệp định TPP là thỏa thuận thương mại lớn duy
nhất hiện nay mà Hoa Kỳ đang đàm phán. Ngoài ra, khi chưa có Malaysia gia nhập
đàm phán, Việt Nam là mục tiêu quan trọng Hoa Kỳ hướng đến trong đàm phán (vì
các nước khác trong khu vực hoặc là đã có FTA với Hoa Kỳ – ví dụ Singapore;
hoặc không có quan hệ thương mại đáng kể với Hoa Kỳ - ví dụ Brunei). Do đó, Việt
Nam có thể tận dụng vị thế đó của mình để đưa ra các yêu cầu thích hợp khi đàm
phán với Hoa Kỳ.
Khi Malaysia gia nhập quá trình đàm phán, lợi thế của Việt Nam có bị san sẻ
cho nước này. Việt Nam cũng có thể cân nhắc kết hợp với Malaysia và nhóm các
nước có quyền lợi tương tự để đàm phán những vấn đề cả hai cùng quan tâm đối với
thị trường Hoa Kỳ và phù hợp với điều kiện của mình, điều này sẽ có ảnh hưởng
nhất định đối với đối tác lớn này.
3.3.1.2 Lựa chọn phương án đàm phán phù hợp
Mỗi nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP có một trình độ phát triển kinh
tế khác nhau và lợi thế cạnh tranh khác nhau trong quan hệ thương mại quốc tế. Vì
vậy việc cân nhắc lựa chọn phương án đàm phán thích hợp là rất quan trọng. Việt
Nam có thể phải cân nhắc phương án tiếp cận một biểu cam kết chung cho tất cả các
đối tác còn lại trong Hiệp định TPP hoặc với mỗi đối tác lại thiết lập một biểu cam
kết riêng? Một biểu cam kết chung có thể làm hài lòng tất cả các đối tác đồng nghĩa
với việc chúng ta sẽ phải mở cửa gần như toàn bộ các lĩnh vực. Điều này có thể gây
khó khăn cho Việt Nam trong quá trình thực hiện hiệp định nếu đối tác mạnh hơn
61
và Việt Nam đang bảo hộ nhiều hơn. Phương án đàm phán mỗi quan hệ song
phương lại có một biểu cam kết riêng sẽ rất phức tạp trong quá trình xây dựng
nhưng về lâu dài sẽ giúp Việt Nam có lộ trình tiếp cận thị trường phù hợp với từng
đối tác.
Trong các đối tác của Hiệp định TPP, có những nước có điều kiện và trình độ
phát triển tương tự Việt Nam, và có nhóm những nước phát triển hơn. Việt Nam cần
tích cực tranh thủ sự ủng hộ của các nước có điều kiện tương tự mình, cùng nhau
đàm phán những vấn đề cần sự hậu thuẫn từ nhiều nước (đặc biệt các vấn đề liên
quan đến đãi ngộ đặc biệt với các nước kém phát triển hơn). Việt Nam cũng có thể
áp dụng cách đàm phán theo nhóm nước như vậy khi đàm phán các vấn đề hóc búa
với những đối tác có chung quan điểm và mối quan ngại. Đây chính là lợi ích của
đàm phán đa phương so với đàm phán song phương.
Ngoài ra, trong tương lai, số lượng quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định
TPP sẽ tăng lên. Sự tham gia của mỗi đối tác sẽ khiến cục diện giữa các đối tác thay
đổi khi lợi ích giữa các đối tác thay đổi. Vì vậy Việt Nam cần tính toán lại nội dung
và các phương thức đàm phán mỗi khi có đối tác mới tham gia. Thông qua Hiệp
định TPP, Việt Nam có thể có cùng lúc FTA với nhiều đối tác nhất có thể với mức
cam kết tự do hóa mạnh mẽ, tuy nhiên điều này cũng chính là nguyên nhân gây khó
khăn cho việc kết thúc đàm phán. Do đó, việc xây dựng một phương án đàm phán
phù hợp với từng giai đoạn càng có ý nghĩa quan trọng.
3.3.1.3 Lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình đàm phán
Malaysia là một ví dụ mà Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm trong việc
xây dựng cơ chế lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình đàm phán
Hiệp định TPP. Malaysia là nước muộn nhất tham gia chính thức đàm phán Hiệp
định TPP. Nước này đã dành cả giai đoạn nửa đầu năm 2010 để nghiên cứu thông
tin về đàm phán TPP, những nội dung của Hiệp định và sau đó tiến hành tham vấn
nội bộ về kỳ vọng của các nhóm lợi ích đối với đàm phán Hiệp định TPP.
Việt Nam tuy tham gia Hiệp định TPP từ giai đoạn đầu nhưng chỉ với tư
cách thành viên liên kết. Hơn một năm sau Việt Nam mới tham gia với tư cách
62
thành viên đầy đủ. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó chúng ta không có cuộc
tham vấn nào với các nhóm lợi ích trong nước và cộng đồng doanh nghiệp. Việc
tiếp thu ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và các nhóm lợi ích có ý nghĩa quan
trọng để tránh những tác động bất lợi đối với nền kinh tế, đảm bảo các cam kết
trong Hiệp định sẽ có lợi ích đối với các nhóm lợi ích. Gần đây, Bộ công thương đã
tiến hành lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về các lĩnh vực đàm phán của Hiệp
định TPP ví dụ như từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn
thông, Tổng công ty hàng hải Việt Nam,v.v... Ta cần tiếp tục duy trì và thực thi tốt
cơ chế lấy ý kiến của các nhóm lợi ích dựa trên thực tế đàm phán.
3.3.1.4 Tăng tốc độ đàm phán để kết thúc sớm quá trình đàm phán
Diễn biến quá trình đàm phán Hiệp định TPP có thể nói phụ thuộc rất nhiều
vào đối tác lớn nhất – Hoa Kỳ. Trong nội bộ nước này, bên cạnh những nhóm
quyền lợi ủng hộ việc tham gia Hiệp định TPP, vẫn có nhiều nhóm phản đối hoặc
nghi ngờ về lợi ích của Hiệp định TPP. Hơn nữa, cũng có nhiều lo ngại về việc TPP
sẽ không được Nghị viện thông qua dù đàm phán xong xuôi. Những yếu tố này có
tác động không nhỏ tới các đối tác của Hiệp định TPP – trong đó có Việt Nam. Do
đó, chúng ta cần cân nhắc để xác định lộ trình đàm phán phù hợp, tránh trường hợp
đàm phán kéo dài dở dang hoặc rơi vào tình trạng chờ đợi chỉ vì tình hình chính trị
tại Hoa Kỳ không thuận lợi hoặc không thích hợp. Những biến động về chính trị (ví
dụ Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012) có thể sẽ làm đình đốn quá trình đàm
phán, sau đó thay đổi nội dung đàm phán và Việt Nam sẽ mất rất nhiều công sức để
đàm phán lại từ đầu. Vì thế ta nên cố gắng để kết thúc sớm quá trình đàm phán, chí
ít trong những vấn đề cốt lõi.
3.3.1.5 Không cần quá chú trọng đến yêu cầu tiếp cận thị trường dịch vụ các nước
đối tác TPP
Như đã phân tích ở trên, khi tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ đứng
trước cơ hội lớn để tiếp cận thị trường dịch vụ các nước đối tác TPP. Tuy vậy, trên
thực tế dịch vụ của Việt Nam chưa có sự đầu tư đáng kể ở thị trường nước ngoài do
năng lực cung cấp dịch vụ của các nhà cung cấp Việt Nam vẫn còn yếu kém. Thêm
63
vào đó các nhà cung cấp Việt Nam cũng rất khó để cạnh tranh với các nhà cung cấp
dịch vụ bản địa tại thị trường các đối tác của Hiệp định TPP do đa phần đều là các
đối thủ cạnh tranh có tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm lâu năm và uy tín trên thế giới.
Ngoài ra bản thân các thị trường thương mại dịch vụ của các đối tác TPP hiện nay
đã mở cửa tương đối rộng, nên cam kết trong TPP có thể có ý nghĩa không lớn. Do
đó, Việt Nam không cần quá chú trọng đến các cam kết về mở cửa thị trường
thương mại dịch vụ ở các nước đối tác Hiệp định TPP, trừ một số ngoại lệ liên quan
đến một số ngành dịch vụ Việt Nam có thế mạnh như dịch vụ phần mềm, v.v...
3.3.1.6 Mạnh dạn hơn trong việc mở cửa thị trường dịch vụ trong nước và chỉ giới
hạn những nhóm dịch vụ cần bảo hộ ở những lĩnh vực nhạy cảm
Rõ ràng ta có thể thấy rất nhiều lợi ích đối với thị trường dịch vụ trong nước
khi gia nhập Hiệp định TPP: đó là một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nhờ có
sự cải cách thể chế, phát luật của Nhà nước, các chính sách ưu đãi mở cửa để thu
hút đầu tư nước ngoài; thêm vào đó, sự gia nhập thị trường của các cung cấp dịch
vụ nước ngoài sẽ giúp người dân trong nước có nhiều sự lựa chọn với giá cả hợp lý
và chất lượng cao; quan trọng nhất sẽ là động lực thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ
trong nước tự đổi mới, cải tiến để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Điều
này sẽ giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành dịch vụ mới trong tương lai và theo
kịp trình độ thế giới. Chính vì thế, Việt Nam cần mạnh dạn hơn trong việc mở cửa
thị trường dịch vụ trong nước, đặc biệt là những dịch vụ về cơ sở hạ tầng nhằm hỗ
trợ phát triển kinh tế xã hội trong nước.
Tuy nhiên, các nhà đàm phán cũng cần chú ý về các cam kết ở những lĩnh
vực nhạy cảm (liên quan đến an ninh quốc gia hay an ninh tiền tệ.v.v...) ví dụ dịch
vụ tài chính,v.v... Đối với những lính vực này, Việt Nam cần giới hạn mức độ mở
cửa và có lộ trình mở cửa dần dần dành cho các đối tác.
3.3.2 Một số khuyến nghị sau khi kí kết để triển khai hiệu quả Hiệp định TPP
3.3.2.1 Lựa chọn các ngành dịch vụ mục tiêu phù hợp
Hiện nay, trình độ các ngành thương mại dịch vụ của Việt Nam không đồng
đều nhau. Vì vậy, việc lựa chọn các ngành dịch vụ mục tiêu phù hợp để tập trung
64
chủ đạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một số ngành dịch vụ mà Việt Nam có lợi
thế ví dụ như: dịch vụ nghiên cứu và phát triển, dịch vụ du lịch, dịch vụ nghề
nghiệp, dịch vụ xây dựng,v.v... Để xác định chọn lựa ngành ưu tiên có thể dựa trên
các tiêu chí như:
Những ngành dịch vụ mà doanh nghiệp Việt Nam đã có danh tiếng
Những khách hàng nước ngoài hoặc đối tác nước ngoài có uy tín
Những ngành dịch vụ có nhiều nhà cung cấp quan trọng
Có những dịch vụ phụ trợ liên quan hoặc cơ sở hạ tầng chất lượng tốt
Cầu về ngành dịch vụ đó tăng trong khu vực và trên thế giới
Thị trường phát triển thông qua các đối tác kinh doanh
Có sẵn sàng trang thiết bị cho công tác đào tạo về ngành dịch vụ này
Và rất nhiều tiêu chí khác. Dựa trên các tiêu chí này, có thể từng tiêu chí hoặc kết
hợp các tiêu chí, có thể điều tra tình hình thực tế, đánh giá, từ đó đưa ra chiến lược
dịch vụ mục tiêu phù hợp.
Điều quan trọng khi lựa chọn ngành dịch vụ mục tiêu là khả năng dự báo tình
hình thị trường của ngành dịch vụ đó. Tình hình thương mại giữa các đối tác của
Hiệp định luôn thay đổi vì thế cần có những chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp
với từng giai đoạn. Việt Nam cần xây dựng một nền tảng vững chắc để ứng phó kịp
thời với từng biến động của thị trường. Nền tảng này bao gồm một hệ thống thể chế
mạnh, những quy định và chính sách tổng thể, những biện pháp cải cách táo bạo, sự
phối hợp đồng bộ và những cán bộ chính phủ có năng lực - là những nhân tố quan
trọng nhất mà Nhà nước cần có để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp.
3.3.2.2 Phát triển các ngành dịch vụ phù hợp theo đối tượng mua dịch vụ
Đối tượng mua các dịch vụ của các doanh nghiệp rất phong phú và với mỗi
đối tượng cần có chiến lược cụ thể. Đối tượng mà các doanh nghiệp trong nước
cung cấp dịch vụ có thể bao gồm:
Doanh nghiệp tại Việt Nam: Rất nhiều nhà cung cấp trong nước lựa chọn
cách xuất khẩu dịch vụ ít tốn kém đó là bán dịch vụ cho các cá nhân và tổ
65
chức nước ngoài tại Việt Nam. Những dịch vụ được cung cấp theo phương
thức này thường bao gồm: dịch vụ an ninh, dịch vụ phục vụ, dịch vụ báo cáo
tài chính, dịch vụ kiểm toán,v.v...Trong lĩnh vực này, dịch vụ nghề nghiệp là
lĩnh vực gặp nhiều thách thức nhất do các rào cản gia nhập thị trường liên
quan tới vấn đề công nhận trình độ chuyên môn lẫn nhau giữa các quốc gia.
Yếu tố mấu chốt của vấn đề này là trình độ chuyên môn của doanh nghiệp
nội địa. Chính phủ nên có chính sách thông thoáng mở cửa cho các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ nghề nghiệp nước ngoài, từ đó các doanh nghiệp
trong nước sẽ có cơ hội học hỏi để nâng cao trình độ của chính mình, bắt kịp
với trình độ thế giới.
Du khách tới Việt Nam: Lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam khi cung cấp dịch
vụ cho du khách tới Việt Nam là dịch vụ du lịch. Việt Nam có cảnh quan
thiên nhiên với nhiều thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, điểm yếu
hiện nay của Việt Nam là cách làm du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp, đồng
thời chúng ta đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia trong khu vực
như Trung Quốc, Thái Lan, v.v... nên ngành thế mạnh này cũng đang gặp
nhiều khó khăn. Việt Nam cần có một chiến lược phát triển đa dạng hóa các
dịch vụ du lịch kết hợp bảo vệ môi trường, nhấn mạnh vào văn hóa lâu đời
và truyền thống của quốc gia. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các
nước láng giềng như Thái Lan, Singapore trong việc biến đất nước trở thành
một đất nước du lịch. Có thể tập trung phát triển những tua du lịch mới mẻ,
mang nhiều tính khám phá hơn và nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Cần
chú trọng phát triển du lịch song song với bảo vệ môi trường. Ngoài ra,
những tiến bộ về công nghệ cũng đòi hỏi phải có cách tiếp cận du lịch mới.
Chính phủ cần đầu tư vào xây dựng các cổng thông tin du lịch trực tuyến, tập
trung quảng cáo du lịch thông qua mạng internet và các phương tiện truyền
thông trực tuyến. Đây là cách tiếp cận tiết kiệm nhưng có thể tạo ra hiệu quả
mạnh mẽ.
66
Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu: Các dịch vụ liên quan đến thương mại luôn
được ưu tiên. Liên quan đến các dịch vụ cung cấp cho các nhà xuất nhập
khẩu, có thể kể ra một số dịch vụ mà Việt Nam có nhiều kinh nghiệm như:
vận tải, giao nhận, môi giới hải quan, tài trợ thương mại, bảo hiểm, v.v...Việt
Nam cần cân nhắc có chính sách phát triển phù hợp với các ngành dịch vụ
này, đặc biệt dịch vụ tài chính vì dịch vụ tài chính đóng vai trò mấu chốt đối
với phát triển xuất khẩu thương mại. Nước ta nên ưu tiên mở cửa dịch vụ tài
chính với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp tài chính nước
ngoài sẽ đem tới vốn và kĩ năng chuyên môn, giúp nâng cao trình độ chung
trong nước và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được kiến thức và kĩ
năng tiên tiến trên thế giới.
Các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Việt Nam cần cải thiện tốt hơn chất
lượng dịch vụ cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng thiếu
các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài phù hợp do chưa nhận được sự ưu
tiên đúng mức. Để xây dựng được hình ảnh Việt Nam như là một đất nước
của đầu tư nước ngoài, cần có sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống các cơ quan
Chính phủ từ trung ương đến địa phương. Cần duy trì cơ chế một cửa để các
nhà đầu tư mới có thể xin các giấy phép cần thiết một cách dễ dàng hoặc
hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ như: chính sách ưu đãi thuế,
chính sách ưu đãi thuê đất, cam kết về cơ sở hạ tầng liên quan tới đầu tư như
trường học, đường xá,v.v... Hơn nữa, cần thiết lập cơ quan chuyên trách để
xúc tiến thương mại ở nước ngoài với các nhà đầu tư tiềm năng, cung cấp
thông tin cho các nhà đầu tư quan tâm, quảng bá hình ảnh đất nước trên các
phương tiện truyền thông đại chúng,v.v...
Ngoài ra còn rất nhiều đối tượng khác, mỗi đối tượng cần xác định và xây
dựng các ngành dịch vụ phù hợp với thế mạnh của mình.
3.3.2.3 Cải thiện công tác quản lý chất lượng dịch vụ cung cấp
Chất lượng dịch vụ là yếu tố cốt lõi trong năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên bất kỳ thị trường nào thì yếu tố
67
chất lượng cần đặt lên hàng đầu. Hiện nay chỉ có một vài ngành dịch vụ của Việt
Nam được đánh giá có chất lượng tốt ví dụ dịch vụ phần mềm, dịch vụ pháp luật,
dịch vụ tư vấn,v.v… trong khi có rất nhiều ngành khác vẫn bị đánh giá là kém,
trong đó có nhiều ngành đặc biệt quan trọng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
ví dụ dịch vụ xây dựng, dịch vụ kiến trúc, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế,v.v… Hơn
nữa, uy tín của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất
nhiều trên thị trường quốc tế nếu có bất kì một vài trường hợp nào có thông tin xấu
về các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Do đó việc quản lý nâng cao chất lượng
dịch vụ cung cấp là điều cấp thiết và là trách nhiệm của cả các cơ quan quản lý và
các doanh nghiệp.
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, trách nhiệm quan trọng nhất là định
hướng, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về các yếu tố tạo ra
chất lượng và cách thức để đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đó. Ở nước ta, chức
năng này chủ yếu do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quản lý (Bộ khoa
học và công nghệ) cùng các tổ chức liên quan khác. Các cơ quan quản lý nên xây
dựng một hệ thống cung cấp thông tin, tiêu chuẩn về chất lượng cho các doanh
nghiệp một cách minh bạch, tiện lợi đặc biệt thông qua hình thức online qua mạng
internet. Bộ cũng nên xây dựng cơ chế tiếp thu, trao đổi 2 chiều với các doanh
nghiệp để lắng nghe ý kiến doanh nghiệp về những phát sinh trong quá trình thực
hiện các quy định về tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, để có thể thâm nhập vào thị
trường dịch vụ quốc tế, các doanh nghiệp cần có những chứng chỉ, chứng nhận
được quốc tế công nhận. Các cơ quan quản lý nên có các hình thức khuyến khích,
tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể đạt được những chứng chỉ quốc tế này, ví
dụ chứng chỉ ISO các loại,v.v…
Về phía các doanh nghiệp, cần phải chủ động tìm hiểu thông tin về các quy
trình quản lý chất lượng, tham khảo thêm ý kiến từ các cơ quan quản lý để nộp đơn
xin cấp các chứng chỉ, chứng nhận được quốc tế công nhận. Đây sẽ là một khoản
đầu tư đem lại lợi ích về lâu dài cho doanh nghiệp.
3.3.2.4 Cải cách hệ thống pháp lý và quản lý công
68
Một yếu tố chính quyết định tính hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu
tư nước ngoài và năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam đó là
môi trường pháp lý và hệ thống quản lý công. Tuy đã đưa ra nhiều chính sách cải
cách ấn tượng nhưng đây vẫn luôn là vấn đề nan giải với Việt Nam. Tại Việt Nam,
những yếu tố chính còn tồn tại do ảnh hưởng của hệ thống pháp lý và quản lý công
mà Chính phủ cần giải quyết đó là:
Nạn quan liêu trong quản lý công: nạn quan liêu trong hệ thống hành chính
nước ta đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ tại
Việt Nam. Vấn đề này đặc biệt trầm trọng ở một số lĩnh vực như hải quan,
thuế, v.v... khi các cơ quan này thiếu sự phối hợp đồng bộ và thiếu nỗ lực
đơn giản hóa các thủ tục để kiểm soát doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh
nghiệp cũng thường lo ngại về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Mức độ tự do của doanh nghiệp trong kinh doanh: mặc dù vai trò của Nhà
nước trong nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ ngày càng giảm đi để trở
thành một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, nhưng đôi khi vẫn bị coi là hạn
chế trong các hoạt động kinh doanh. Nhìn chung môi trường pháp lý và thể
chế vẫn thiếu minh bạch khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi các
cơ quan quản lý nhà nước. Theo chỉ số về Tự do kinh tế do Tổ chức Heritage
tổng hợp, Việt Nam xếp hạng 145, và đứng thứ 32 trong số 41 nước ở khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương; điều này thể hiện sự yếu kém của nước ta
trong việc tạo môi trường kinh doanh tự do cho doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh: Nước ta có lợi thế về cạnh tranh về quy mô thị trường
nội địa lớn, lao động dồi dào, mức lương hợp lý; nhưng năng lực cạnh tranh
nói chung của Việt Nam bị giảm sút do chất lượng yếu kém về mặt thể chế
và cơ sở hạ tầng. Việt Nam bị đánh giá thấp về mặt thể chế do những quy
định phức tạp của Chính phủ về kiểm toán, báo cáo, v.v... (theo Báo cáo
năng lực cạnh tranh toàn cầu 2008 – 2009 do Diễn đàn kinh tế thế giới thực
hiện)
69
Tham nhũng: đây là lo ngại chủ yếu của các nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt
động tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã thông qua Luật chống tham nhũng
và gần đây có khá nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử liên quan đến
các quan chức cấp cao, nhưng hiện tượng tham nhũng vẫn chưa được ngăn
chặn triệt để và chưa tạo được lòng tin trong cộng đồng doanh nghiệp.
Do đó yêu cầu cấp thiết với các cơ quan quản lý nhà nước là cần tập trung
nâng cao tính minh bạch, tính trách nhiệm, tính nhất quán và khả năng dự báo được
của hệ thống thể chế và quản lý công. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về
thương mại dịch vụ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Chính phủ cần đẩy mạnh việc đơn giản và đồng bộ hóa các thủ tục hành chính, giúp
doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí khi làm việc với các cơ quan nhà nước.
Đặc biệt cần có những biện pháp nghiêm khắc để giải quyết vấn đề tham nhũng, tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh.
Mặc dù khi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài bước vào thị trường trong
nước sẽ tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nội địa, nhưng không thể phủ
nhận những cơ hội và lợi ích mà họ mang lại. Vì thế một môi trường kinh doanh
thuận lợi, minh bạch sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút các nhà cung cấp dịch vụ
nước ngoài, tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ trong nước phát triển, và nâng cao
quan hệ thương mại với các đối tác của Hiệp định TPP.
3.3.2.5 Tập trung phát triển đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người là yếu tố cốt lõi của bất kì hoạt động nào. Trong lĩnh vực thương
mại dịch vụ, yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng. Đặc biệt trong nhiều
ngành dịch vụ, con người là yếu tố trực tiếp cung cấp và phân phối dịch vụ, ví dụ
dịch vụ du lịch, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục,v.v... Việt Nam có nguồn lao động
dồi dào nhưng chất lượng lao động lại chưa thực sự cao. Điều này xuất phát từ
nhiều nguyên nhân nhưng có thể do hai yếu tố chính đó là: hệ thống đào tạo nguồn
nhân lực của nước ta chưa đủ và đúng. Thứ nhất, do dân số gia tăng nhanh, quy mô
lao động tăng nhanh nên hệ thống giáo dục phát triển chưa theo kịp được tốc độ
tăng trưởng của dân số. Thứ hai, hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam hiện nay
70
vẫn còn dàn trải, chưa mang tính định hướng cho học sinh; thêm vào đó kiến thức
dạy tại các trường chưa mang tính thực tiễn cao, sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng
chỉ có lý thuyết mà không có thực hành nên khó khăn để làm việc; ngoài ra là tình
trạng “thừa thầy thiếu thợ” do việc hướng nghiệp ko đầy đủ, khiến lượng học sinh
sinh viên tập trung vào một số ngành nhất định và chủ yếu học đại học mà thiếu
những người thợ lành nghề.
Để giải quyết những vấn đề trên, Nhà nước và các cơ quan quản lý cần đưa
ra hệ thống các biện pháp đồng bộ bao gồm:
Cải tiến hệ thống hướng nghiệp, chú ý hướng nghiệp đúng đắn cho học sinh
từ phổ thông trung học để các em học sinh có được cái nhìn đúng đắn về các
ngành nghề trong xã hội, đánh giá được đúng cơ hội nghề nghiệp trong tương
lai, lựa chọn trường học tiếp theo phù hợp với năng lực và sở thích của bản
thân.
Các trường học cần chú trọng đào tạo không chỉ kiến thức mà cả những kĩ
năng cần thiết để làm việc sau này cho sinh viên. Trong xu thế hiện đại, để
có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, người lao động
cần được trang bị những kĩ năng mềm để có thể nhanh chóng bắt kịp với
công việc. Những kĩ năng ví dụ như khả năng làm việc nhóm, khả năng phân
tích, khả năng lãnh đạo, v.v... là những kĩ năng có thể được rèn luyện từ ngay
những ngày ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường có thể đào tạo kĩ năng cho
sinh viên thông qua việc cải tiến phương pháp dạy học, bổ sung những nội
dung cần thiết,v.v...
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế là
yêu cầu cấp thiết để nền thương mại dịch vụ Việt Nam có thể cạnh tranh với
các đối tác nước ngoài. Cách tốt nhất để thực hiện yêu cầu này là tăng cường
hợp tác quốc tế giáo dục để giới thiệu những chương trình đào tạo tiên tiến
nhất theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển thêm nhiều trường đào tạo mới.
Ngoài ra việc đào tạo nhân lực cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần chú trọng khâu đào tạo nhân viên theo
71
những yêu cầu của công việc, xây dựng văn hóa kinh doanh độc đáo, mang bản sắc
riêng của doanh nghiệp, giáo dục các nhân viên trong công ty cùng chia sẻ và phấn
đấu vì mục tiêu chung. Điều này sẽ trở thành yếu tố quan trọng cho danh tiếng và
khả năng cạnh tranh của công ty. Thực chất, các nhà cung cấp dịch vụ chỉ có thể
bảo vệ thị phần của mình bằng cách luôn đổi mới. Đổi mới là điều then chốt làm
tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Chính hoạt động đào tạo và đổi mới liên tục
sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ, nâng cao khả năng thành công
trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể liên kết để học tập các doanh nghiệp nước
ngoài về trình độ cung cấp dịch vụ của họ. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể
tự đào tạo thông qua các nguồn tài liệu sẵn có hoặc tham gia vào các chương trình
hỗ trợ của các cơ quan quản lý.
Bên cạnh việc giáo dục, đào tạo con người, cần chú trọng đào tạo kỹ năng
quản lý. Việt Nam cần xây dựng được văn hóa quản lý của mình phù hợp với môi
trường quốc tế để có thể thành công trên thị trường dịch vụ toàn cầu. Thực tiễn cho
thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn duy trì tác phong quản lý lạc
hậu, bảo thủ, mang nặng tính mệnh lệnh, nhấn mạnh quá nhiều vào các mối quan hệ
cấp bậc, lễ nghi và quản lý chặt chẽ. Chưa kể đến các doanh nghiệp tư nhân với
phong cách “gia đình trị” cũng không phù hợp với thương mại dịch vụ hiện đại, khó
bắt kịp với xu thế thế giới cũng như làm giảm hiệu quả kinh doanh. Để khắc phục
vấn đề này, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, áp dụng phong cách quản lý hiện
đại tập trung vào con người nhiều hơn, mạnh dạn trao quyền, tập trung vào hiệu quả
công việc.
3.3.2.6 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
Có một thực tế rằng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Việt Nam dù có chất
lượng dịch vụ tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng vẫn gặp khó khăn để tìm
được đối tác. Lĩnh vực dịch vụ là một lĩnh vực có một đặc thù riêng, vì thông
thường chỉ khi khách hàng đã mua dịch vụ thì mới có dịch vụ, do đó doanh nghiệp
phải có khả năng thuyết phục khách hàng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của
mình. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều bất lợi trong tình huống như vậy.
72
Trong những năm vừa qua, các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia của Việt
Nam đa phần mới chỉ tập trung vào hỗ trợ thương mại hàng hóa mà chưa quan tâm
đúng mức đến thương mại dịch vụ. Đã đến lúc cần thay đổi thực trạng này và các
nhà cung cấp dịch vụ nội địa cần nhận được nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ các chương
trình của Chính phủ.
Thực tế các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam đa phần là những doanh nghiệp
vừa và nhỏ, việc xuất khẩu dịch vụ từ cơ sở tại Việt Nam sẽ thuận lợi và đem lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc phải di chuyển ra nước ngoài hoặc thiết lập
hiện diện thương mại tại nước ngoài. Do đó, cũng nên tập trung vào hướng thúc đẩy
xuất khẩu dịch vụ Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Chính
phủ và các cơ quan có thẩm quyền nên hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá khả
năng tiếp cận thị trường; đánh giá xu hướng và quy mô thị trường; phân tích thực
tiễn phân phối và tiếp thị tại thị trường nước ngoài; các yêu cầu thâm nhập thị
trường; các đối thủ cạnh tranh; và các đối tác tiềm năng ,v.v...
Thêm vào đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước nên
có chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thông qua việc tổ chức
các hội chợ thương mại để các bên gặp nhau, đào tạo cho các doanh nghiệp kiến
thức và kĩ năng về tiếp thị v.v...
Ngoài ra, cần củng cố hơn nữa các tổ chức trung gian là những bên có thể hỗ
trợ cho các công ty dịch vụ. Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ có nhiều hạn chế do
thẩm quyền nhưng các tổ chức độc lập có thể thoải mái hơn trong việc tìm kiếm đối
tác, xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các hiệp hội các ngành nghề
dịch vụ cần có vai trò quan trọng, là nơi tập hợp tiếng nói của doanh nghiệp và giúp
đỡ lẫn nhau. Các hiệp hội này cũng cần sự trợ giúp bước đầu từ các cơ quan nhà
nước để gặp gỡ, tiếp xúc với các hiệp hội tương tự ở các nước đối tác để cùng hỗ trợ
các thành viên của mình.
73
KẾT LUẬN
Từ việc nghiên cứu tình hình cam kết hiện nay giữa các nước đối tác của
Hiệp định TPP trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, có thể dự báo như sau:
Thứ nhất, trong các lĩnh vực điều chỉnh của Hiệp định TPP, lĩnh vực thương
mại dịch vụ được dự báo sẽ có mức độ mở cửa mạnh mẽ hơn nhiều so với các hiệp
định khác.
Thứ hai, các cam kết chung về thương mại dịch vụ của Hiệp định TPP sẽ
tuân thủ theo 6 nguyên tắc cơ bản về đãi ngộ quốc gia, đãi ngộ tối huệ quốc, loại bỏ
các biện pháp hạn chế đầu tư, v.v... Về cam kết cụ thể trong các ngành dịch vụ, các
nước sẽ phải cam kết cho phép tiến cận thị trường dịch vụ nước mình một cách
minh bạch, công khai nhất, với mức độ mở cửa mạnh mẽ hơn bất kỳ hiệp định nào
trước đó. Cách tiếp cận theo phương thức “chọn – bỏ” có thể gây nhiều khó khăn
cho các nước đang phát triển nhưng cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường
hơn.
Thứ ba, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng
không kém thách thức đối với thương mại dịch vụ Việt Nam. Với một nước như
Việt Nam, cơ hội và thách thức này chủ yếu diễn ra trên “sân nhà”. Việt Nam sẽ có
cơ hội để thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút nhiều
nhà đầu tư nước ngoài; từ đó nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ trong nước và nâng cao
chất lượng lao động cũng như các tiêu chuẩn khác về môi trường. Tuy nhiên, song
song với những cơ hội trên là rất nhiều thách thức. Đặc biệt là sự cạnh tranh từ các
nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với trình độ, kinh nghiệm và tiềm lực mạnh hơn
các doanh nghiệp nội địa rất nhiều. Ngoài ra, còn những thách thức đến từ môi
trường kinh doanh trong nước chưa minh bạch và thuận lợi cũng như trình độ yếu
kém của các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.
Cuối cùng, để có thể tận dụng cơ hội và khắc phục thách thức, chúng ta cần
những giải pháp đồng bộ kể từ khi đàm phán cho đến khi triển khai Hiệp định.
Trong quá trình đàm phá, Việt Nam cần tận dụng vị thế của mình, kết hợp với các
quốc gia có cùng điều kiện để lựa chọn được phương án đàm phán phù hợp, song
song với việc tham khảo ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, mạnh dạn mở cửa thị
trường dịch vụ trong nước và cố gắng kết thúc đàm phán sớm. Về lâu dài, để triển
74
khai hiệu quả Hiệp định, cần có những chiến lược cụ thể trong việc lựa chọn những
ngành dịch vụ mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, cải cách môi trường
kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường hoạt động xúc tiến
thương mại.
75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand
2. Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), 2011, Báo cáo của
các Bộ trưởng thương mại trình các nhà Lãnh đạo.
3. Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), 2011, Tuyên bố
chung của các Nhà lãnh đạo các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương (TPP).
4. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, 2011, Giáo trình Pháp luật thương mại quốc tế,
NXB Lao động, Hà Nội.
5. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Khuyến nghị
Phương án đàm phán Hiệp định TPP lần thứ nhất.
6. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Khuyến nghị lần thứ
2 về phương án đàm phán cụ thể trong TPP.
7. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2011, Bản tin Doanh
nghiệp và chính sách Thương mại Quốc tế số 05.
8. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2012, Bản tin Doanh
nghiệp và chính sách Thương mại Quốc tế số 07.
9. USAID và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, 2006, Tổng quan
các vấn đề về Tự do hóa thương mại dịch vụ, Hà Nội.
10. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, 2005, Tổng quan các vấn đề về
tự do hóa thương mại dịch vụ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh
1. ASEAN Secretariat, 2009, A guide for ASEAN Business ASEAN – Australia –
New Zealand Free Trade Area, Indonesia.
2. Brock R.Williams, Trans – Pacific Partnership (TPP) Countries:
Comparative Trade and Economic Analysis, 2012, Hoa Kỳ.
3. Claude Barfield, 2011, The Trans – Pacific Partnership: A model for twenty-
first-century trade agreement?, Hoa Kỳ.
4. Department of Commerce – United States of America, 2011, The U.S. –
Korea Trade Agreement: Opportunities for the U.S. Service Sector, Hoa Kỳ.
76
5. Department of Foreign Affairs and Trade – Australian Government, 2009,
Guide to the Agreement – ASEAN – Australia – New Zealand Free Trade
Agreement, Australia.
6. Nishiguchi Kiyokatsu, 2011, The East Asia Economies after the Global
Economic Crisis and the Course Japan Should take, Institute of International
Relations and Area Studies, Ritsumeikan University, Nhật Bản.
7. Ian F. Fergusson and Bruce Vaughn, 2009, The Trans – Pacific Strategic
Ecomomic Partnership Agreement, Hoa Kỳ.
8. Shiro Armstrong, 2011, Australia and the future of the Trans- Pacific
Partnership Agreement, Australia.
9. William H. Cooper, 2010, Free Trade Agreement: Impact on U.S. Trade and
Implications for the U.S. Trade policy, Hoa Kỳ.
10. William H. Cooper, Mark E. Manyin, Remy Jurenas and Michaela D.
Platzer, 2011, The proposed U.S. – South Korea Free Trade Agreement (KORUS
FTA): Provisions and Implications, Hoa Kỳ.
11. WTO, 2002, Press/300 on Services Negotiations for benefits of developing
countries in WTO, Geneva.
12. WTO, 2011, World Trade Organization International Trade Statistics 2011,
Hoa Kỳ.
13. Yeongkwan Song, 2011, KORUS FTA vs. Korea – EU FTA: Why the
differences?, Hàn Quốc.
III. Tài liệu từ Internet
1. Australian Government – Department of Foreign Affairs and Trade, 2012,
ASEAN – Australia – New Zealand Free Trade Agreement,
truy cập ngày 21/03/2012.
2. Diễn đàn doanh nghiệp, 2009, Hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Australia và New Zealand (AANZFTA): Cơ hội vào hai thị trường lớn,
australia-va-new-zealand-aanzfta-co-hoi-vao-hai-thi-truong-lon.htm, truy cập
ngày 25/03/2012.
77
3. Diễn đàn doanh nghiệp, 2010, Hiệp định TPP: Bước “nhảy vọt” đối với nền
kinh tế,
nhay-vot-doi-voi-nen-kinh-te.htm, truy cập ngày 30/03/2012.
4. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Mutrap, 2011, Giới thiệu chung về Hiệp
định TPP,
4e3a-4c5b-a2ad-c903807cc7ea&ID=496, truy cập ngày 23/03/2012.
5. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Mutrap, 2011, Hiệp định thương mại tự do
ASEAN – Úc – Niu-di-lân và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam,
a2ad-c903807cc7ea&ID=503, truy cập ngày 25/03/2012.
6. Đài tiếng nói Hoa Kỳ, 2011, Hiệp định TPP: Một cơ hội cho Việt Nam,
23-11-136149993.html, truy cập ngày 30/03/2012.
7. Office of the United States Trade Representative, 2011, Outlines of the Trans
– Pacific Partnership Agreement,
office/fact-sheets/2011/november/outlines-trans-pacific-partnership-agreement,
truy cập ngày 20/03/2012.
8. Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, 2012, Đàm phán Hiệp định Đối
tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP),
de/tpp, truy cập ngày 20/03/2012.
9. The Trans – Pacific Partnership Digest, 2012, TPP & Services,
mid=60, truy cập ngày 23/03/2012.
10. Tổng cục thống kê, 2012, Dân số và mật độ dân số năm 2010 phân theo địa
phương,
truy
cập ngày 20/03/2012.
11. Wikipedia, 2012, Trans – Pacific Strategic Economic Partnership,
Pacific_Strategic_Economic_Partnership, truy
cập ngày 20/03/2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 120505_khoa_luan_tot_nghiep_final_pham_hoang_anh_3429.pdf