Đề tài Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO

MỤC LỤC I. CƠ SỞ LÝ LUẬN1 1. Khái quát chung về WTO1 2. Việt Nam gia nhập WTO1 a) Gia nhập WTO, chúng ta phải tuân theo. 2 b) Đổi lại, Việt Nam được. 3 3. Một số chính sách thuế đối với nhập khẩu ở Việt Nam3 II. HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN6 1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam khi hội nhập WTO6 2. Những biến chuyển sau khi gia nhập WTO7 a) Tình hình xuất nhập khẩu những ngày đầu gia nhập WTO8 b) Tình hình xuất nhập khẩu hiện nay đã được cải thiện như thế nào?. 9 3. Bán phá giá. 27 a) Bán phá giá là gì?. 27 b) Bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam27 c) Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam33

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên MSSV Họ Tên 1 Vũ Lan Chi 08183241 2 Trương Phương Chi 08107941 3 Lê Duy Đạt 08116191 4 Lê Thị Thanh Hiền 08093921 5 Bùi Vũ Cẩm Linh 08229001 6 Nguyễn Thị Mai Phong 08087821 7 Trần Thiện Tân 08249691 8 Hoàng Trần Minh Trang 08213741 9 Lâm Thị Ngọc Tú 08230101 10 Hà Uyên Vy 08236931  LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân và đoàn thể trong nhà trường. Nhóm tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo môi trường học tập thuận lợi cho nhóm tôi trong việc nghiên cứu và học tập. Cảm ơn Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị cho nhóm tôi những kiến thức cơ bản, quý báu và bổ ích về môn Kinh tế vĩ mô. Đặc biệt cảm ơn thầy Bùi Huy Khôi, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, cung cấp những thông tin cần thiết để nhóm chúng tôi có thể hoàn thành tốt tiểu luận này. Tuy trong quá trình nghiên cứu và làm tiểu luận nhóm chúng tôi đã cố gắng nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong được sự nhận xét và góp ý của thầy để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, Tháng 03 năm 2010 Nhóm MT  LỜI MỞ ĐẦU Theo đánh giá của Bộ Công thương, tỷ lệ nhập siêu quí I/2010 đang là vấn đề “lo ngại” bởi con số dự báo đã lên đến 3,51 tỷ USD, tăng khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu, vượt xa cả chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra năm 2010 ở mức 20% kim ngạch xuất khẩu… Xuất, nhập khẩu là hoạt động quan trong trong một nền kinh tế mở cửa, nó không chỉ trực tiếp tác động đến tổng cung của thị trường, mà còn tác động gián tiếp đến đường cầu tiêu dùng trong nước. Thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam 3 tháng đầu năm 2010 đã chứng kiến nhiền biến động: khó khăn trong xuất khẩu khiến mặt hàng nông sản trong nước giảm giá mạnh; hàng loạt những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, điều, dầu thô… đang sụt giảm nghiêm trọng; nhập khẩu muối sản xuất công nghiệp làm cho giá muối trong nước bị kéo xuống đáy… Và kết thúc quý I năm 2010, theo như đoạn trích dẫn trên, nhập siêu đã lên đến 3.51 tỷ USD, báo động một tình trạng đáng lo ngại cho nền xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm nay. Nắm bắt được những thông tin trên, nhóm chúng tôi quyết định cùng nhau thực hiện đề tài “Xuất nhập khẩu Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thị trường xuất nhập khẩu đến nền kinh tế, tìm cách giải thích những vấn đề kinh tế gần đây liên quan đến XNK, cũng như thử đặt ra một dự báo và định hướng ngoại thương của Việt Nam trong các quý còn lại của năm 2010.  CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái quát chung về WTO WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) – tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. Ngày 15/04/1994, tại Marrkesh (Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 01/01/1995. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm một lần. Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng – thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO. Chức năng chính: Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế. Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại. Giải quyết các tranh chấp thương mại. Giám sát các chính sách thương mại. Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển. Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Việt Nam gia nhập WTO Tháng 01/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO sau hơn 10 năm đàm phán (1995). Việc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ (USBTA – United States Bilateral Trade Agreement) năm 2001 là yếu tố góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình đàm phán này, thúc đẩy Việt Nam tăng cường cải cách thể chế, cải cách chính sách kinh tế để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Gia nhập WTO, chúng ta phải tuân theo: Mười sáu quy định hiện hành của WTO, đó là: Thương mại và thuế quan (GATT, 1994), Nông nghiệp (AOA), Áp dụng các biện pháp kiểm dịch động và thực vật (SPS), Dệt may (ATC), Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS), Chống bán phá giá (AD), Trị giá tính thuế hải quan (CVA), Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng (PI), Quy tắc xuất xứ (ROO), Cấp phép nhập khẩu (IL), Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM), Các biện pháp tự vệ đặc biệt (SG), Thương mại dịch vụ (GATS), Các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS). Ngoài ra, WTO còn có một số hiệp định nhiều bên như Hiệp định về mua sắm chính phủ, Hiệp định về công nghệ thông tin. Việt Nam đã chấp nhận nhiều cam kết giống như các nước khác mới trở thành thành viên của WTO. Trong nhiều trường hợp, các cam kết này có mức độ ràng buộc cao hơn so các cam kết được áp dụng cho các nước đã là thành viên của WTO vào thời điểm thành lập tổ chức này (Hiệp định Marrakech, 1994). Mức thuế quan áp dụng cho nông sản sẽ được ấn định ở mức thấp hơn so với mức hiện hành được áp dụng cho các nước đang phát triển khác có trình độ phát triển tương đương với Việt Nam. Cam kết chấm dứt các hình thức trợ cấp cho xuất khẩu (điều mà các nước đang phát triển khác có trình độ phát triển tương đương như Việt Nam vẫn được tiếp tục làm). Mở cửa một số lĩnh vực cho đầu tư nước ngoài, tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước... Đổi lại, Việt Nam được: Tiếp cận dễ dàng hơn thị trường của các nước thành viên WTO và hạn ngạch đối với hàng dệt – may xuất khẩu của Việt Nam đã được bãi bỏ từ đầu năm 2007. Mở rộng thị trường xuất khẩu . Xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị bó hẹp trong các hiệp định song phương và khu vực mà sẽ có thị trường toàn cầu. Doanh nghiệp và hàng hóa của ta sẽ không bị phân biệt đối xử so với doanh nghiệp và hàng hóa của các nước khác theo điều kiện đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Thu hút đầu tư nước ngoài. Hệ thống chính sách của ta được làm rõ theo quy định của WTO, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào Việt Nam, tǎng khả nǎng thu hút vốn, công nghệ và học hỏi được các kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Hệ thống kinh tế - thương mại dựa trên các nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh, sẽ làm cho hoạt động sản xuất – kinh doanh dễ dàng hơn với tất cả các thành viên. WTO có cơ chế giải quyết tranh chấp giúp cho các nước nhỏ hơn sẽ có nhiều tiếng nói hơn. Việc giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tǎng trưởng, góp phần làm tǎng trưởng kinh tế nói chung. Một số chính sách thuế đối với nhập khẩu ở Việt Nam Ngay từ những năm 1990, trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã liên tục cắt giảm các mức thuế quan của mình. Đến trước thời điểm gia nhập WTO, mức thuế quan trung bình (trung bình số học) đã giảm xuống còn 17,4% so với mức 23,3% 10 năm trước đó. Việt Nam cũng cam kết tổng hợp các mức thuế quan áp dụng cho phần lớn các sản phẩm, với các mức thuế từ 0% đến 35% (Bảng 1). Việc cắt giảm đối với các mức thuế quan tổng hợp sẽ được thực hiện trong thời hạn 12 năm, giảm từ mức trung bình 17,4% năm 2007 xuống 13,6% năm 2019. Mức thuế suất trung bình áp dụng đối với hàng nông sản sẽ giảm từ 27,3% đầu năm 2007 xuống 21,7% năm 2019. Việt Nam đã ký Hiệp định đa phương về công nghệ thông tin. Trong khuôn khổ Hiệp định này, Việt Nam cam kết cắt giảm mức thuế quan xuống còn 0% đối với nhiều mặt hàng điện tử và tin học trong thời hạn từ 0 đến 8 năm tùy theo từng mặt hàng. Bảng 1 : Cam kết của Việt Nam về thuế quan sau khi gia nhập WTO (%) 2005 (Trước khi gia nhập) 2007 (Khi gia nhập) 2019 (Mức thuế quan cuối cùng) Lịch trình thực hiện Trung bình chung đơn giản 18,5 17,4 13,6 Cho đến 12 năm Hàng nông sản: 29,4 27,3 13,6 Cho đến 5 năm Hàng phi nông sản: 17 16 12,5 Cho đến 12 năm Sắt: 9,7 17,7 13 Cho đến 2 năm Dầu lửa: 14,6 27,2 27,1 Cho đến 2 năm Dệt – may: 36,6 13,6 13,5 Ngay khi gia nhập Da giày: 45 35,8 27,2 Ngay khi gia nhập Ôtô: 63,6 84,8 58,7 Cho đến 12 năm Xe máy: 100 100 74,3 Cho đến 12 năm Linh kiện điện tử: 13,3 13,9 9,5 Cho đến 5 năm Mức thuế tối đa 150 150 85 Số dòng thuế 10,689 10,444 10,444 Nguồn : IMF (2007) Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu vẫn được áp dụng đối với hai mặt hàng: Từ cuối năm 2005, chỉ còn sản phẩm đường và dầu lửa còn chịu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, với việc ấn định khối lượng tối đa được nhập khẩu. Ngoài ra, còn có 6 mặt hàng khác chịu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, nhưng không ấn định khối lượng tối đa được nhập khẩu: sữa, trứng, ngô, thuốc lá, muối và bông. Đối với các mặt hàng này, nếu khối lượng nhập khẩu vượt quá mức quy định thì sẽ phải chịu một mức thuế quan cao hơn. Gỡ bỏ một số hạn ngạch về xuất khẩu của Việt Nam: Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam được áp dụng khuôn khổ quy định đa phương mới đối với xuất khẩu hàng dệt may. Từ đầu năm 2005, Việt Nam được xóa bỏ hạn ngạch đã được áp dụng trong 3 thập kỷ trước trong khuôn khổ các Hiệp định Đa sợi (AMF). Mỹ áp đặt hạn ngạch đối với Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định thương mại song phương, nhưng đã xóa bỏ các hạn ngạch này kể từ đầu năm 2007. Sau khi ký Hiệp định song phương về ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO năm 2004, Liên minh châu Âu đã xóa bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam ngay từ đầu năm 2005, tức là trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài ra, với quy mô nền kinh tế nhỏ và tác động đối với thị trường Mỹ không lớn, Việt Nam không bị áp dụng các biện pháp tự vệ và các biện pháp tự vệ khẩn cấp đối với hàng dệt may giống như các biện pháp Mỹ đang tạm thời áp dụng đối với Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập WTO. HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam khi hội nhập WTO Để thấy rõ tầm ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, chúng ta hãy nhìn lại sơ lược tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2006: Theo ước tính của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu cả nước 10 tháng đầu năm 2006 đạt khoảng 32,87 tỷ USD (tăng 24,2%); trong đó: xuất khẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,02 tỷ USD (tăng 25,9 %); xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 13,85 tỷ USD (tăng 22,1%). Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều tăng khá: dầu thô ước đạt 7,114 tỷ USD (tăng 15,9 %), hàng dệt may ước đạt 4,969 tỷ USD (tăng 27,2%), thuỷ sản ước đạt 2,753 tỷ USD (tăng 23,2%), hàng điện tử, linh kiện máy tính ước đạt 1,414 tỷ USD ( tăng 20,2%), sản phẩm gỗ 1,531 tỷ USD (tăng 25,6%), giầy dép các loại ước 2,871 tỷ USD ( tăng 19,9 %). Đặc biệt, ba mặt hàng đã vượt kim ngạch xuất khẩu cả năm là: than đá ước 713 triệu USD (tăng 37,6%), cao su ước 1,089 tỷ USD (tăng 85,9 %), hạt tiêu ước 178 triệu USD (tăng 39,1%). Một số mặt hàng giảm: gạo chỉ bằng 92,2%, xe đạp chỉ bằng 81%... Kim ngạch nhập khẩu cả nước 10 tháng đầu năm ước đạt 36,87 tỷ USD (tăng 20,7%), trong đó nhập khẩu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 13,4 tỷ USD (tăng 19,9%) và nhập khẩu các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 23,4 tỷ USD (tăng 21,1%). Các mặt hàng quan trọng với sản xuất được nhập khẩu với khối lượng khá như: máy móc thiết bị ước 5,315 tỷ (tăng 22,9 %), chất dẻo nguyên liệu ước 1,541 tỷ USD (tăng 28,1%), sợi các loại ước 455 triệu USD (tăng 59,1%) điện tử và máy tính linh kiện ước 1,653 tỷ USD (tăng 20,0%), vải 2,365 tỷ USD (tăng 21,5%), gỗ và nguyên liệu phụ liệu ước 612 triệu USD (tăng 14,4%). Một số mặt hàng giảm như: ô tô nguyên chiếc (chỉ bằng 69,3%), linh kiện ô tô (57,4%), linh kiện và phụ tùng xe gắn máy (90,5%), phôi thép (91,3%), dầu mỡ động thực vật (88,4%). Nhập siêu 10 tháng đầu năm 2006 khoảng 4 tỷ USD (giảm 2,3%), chỉ bằng 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu . (Theo HHG&LS) Nhìn chung, từ đầu năm 2006, tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam đã có những bước tiến triển đáng chú ý. Guồng máy xuất nhập khẩu vận hành trơn tru từ đầu năm, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên Đán Bính tuất, các cửa khẩu phía bắc vẫn nhộn nhịp, lần đầu tiên - quý I/2006 cán cân thương mại đã cân bằng. Nhập siêu chỉ lộ diện từ quý II, tất nhiên vẫn chỉ ở mức khiêm tốn. Đáng chú ý là tỷ lệ nhập siêu giảm song vẫn nhập khẩu được công nghệ nguồn, kỹ thuật mới, công nghệ tiềm năng - đồng nghĩa với việc nền kinh tế được tăng cường sức vóc. Kết thúc đầu tháng 10/2006, nhập siêu vào khoảng 4 tỷ USD, chỉ bằng 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu . Những biến chuyển sau khi gia nhập WTO CAM KẾT WTO VỀ HẠN CHẾ SỐ LƯỢNG XUẤT NHẬP KHẨU (xem phụ lục) Tình hình xuất nhập khẩu những ngày đầu gia nhập WTO: Những kết quả đã đạt được của chúng ta trong lĩnh vực xuất nhập khẩu những tháng "hậu gia nhập WTO" đầu tiên có thể nói là rất đáng thất vọng. Nhìn một cách tổng quát, trong khi xuất khẩu không có dấu hiệu tăng tốc rõ ràng, thì ở đầu vào của nền kinh tế lại có những dấu hiệu hết sức đáng quan tâm. Cụ thể là, với ước 14,515 tỷ USD trong 4 tháng qua, tuy xuất khẩu vẫn tăng 22,0%, vượt khá xa so với mức phấn đấu 17,4% của cả năm nay, nhưng đây vẫn là tốc độ tăng thấp hơn hẳn so với con số 25,1% của cùng kỳ năm 2006 và cũng chỉ mới bằng 31% tổng kim ngạch xuất khẩu 46,756 tỷ USD do Bộ Thương mại đề ra cho năm nay. Trong khi đó, với ước 16,776 tỷ USD, nhập khẩu tăng với tốc độ cao gần gấp rưỡi so với xuất khẩu (32,8%) và cao gấp gần 5,3 lần so với tốc độ tăng cùng kỳ năm 2006 (6,9%), cho nên cũng đã kịp hoàn thành 32,1% mục tiêu nhập khẩu trong năm nay (52,3 tỷ USD). Chính vì sự "lệch pha" giữa hai đoàn tàu xuất nhập khẩu như vậy, cho nên kim ngạch nhập siêu đã đạt 2,261 tỷ USD và đạt tỷ lệ gần 15,6%. Đây chính là một xu thế mới trong bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta những năm đầu hội nhập, bởi kim ngạch nhập siêu cùng kỳ năm 2006 chỉ là 730 triệu USD, tức là chỉ bằng 32,3% mức nhập siêu hiện tại, còn tỷ lệ nhập siêu cùng kỳ năm 2006 chỉ là 6,1%. Không những vậy, nếu xem xét kỹ lưỡng hơn nữa, bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay vẫn còn một điều rất đáng quan tâm khác. Đó là, theo lôgic hình thức, trong điều kiện gần 2.000 dòng thuế nhập khẩu đã được cắt giảm khi trở thành thành viên WTO, giá hàng hóa nhập khẩu phải giảm xuống và chính yếu tố này là động lực thúc đẩy nhập khẩu gia tăng mạnh, nhưng đáng tiếc thực tế lại không phải hoàn toàn như vậy. Bởi lẽ, trong danh mục 30 mặt hàng chủ yếu nhập khẩu của nước ta hiện nay, có một loạt mặt hàng ở trong tình trạng tốc độ tăng về giá trị nhập khẩu cao hơn so với tốc độ tăng về khối lượng nhập khẩu. Điều này có nghĩa là, xu thế sốt nóng giá cả trên thị trường thế giới trong những tháng qua vẫn tiếp tục, cho nên sốt nóng giá cả thế giới càng làm khuếch đại tốc độ gia tăng nhập khẩu và nhập siêu của nước ta mạnh thêm. è Những ngày đầu gia nhập WTO, xuất nhập khẩu đi ngược lại với những gì mong đợi, báo động một thời kì tăng bùng nổ nhập khẩu và nhập siêu giống như những năm đầu của thập kỷ trước. Việc làm thế nào để đẩy xuất khẩu mạnh hơn nữa, đồng thời kiềm chế nhập khẩu để hạn chế nhập siêu trong thời kỳ "hậu gia nhập WTO" đã càng trở thành một vấn đề rất bức xúc của một nền kinh tế lệ thuộc quá nặng nề vào nhập khẩu nguyên liệu như nước ta. Tình hình xuất nhập khẩu hiện nay đã được cải thiện như thế nào? Tình hình xuất nhập khẩu năm 2009: Tháng 12, kim ngạch xuất khẩu (5,47 tỷ USD) và nhập khẩu (7,4 tỷ USD) đạt mức cao nhất trong năm, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm lên 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008 và nhập khẩu là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3%. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2009 là 127,05 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2008, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 12,85 tỷ USD, bằng 22,6% xuất khẩu . Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2009 Năm 2009, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 24,18 tỷ USD, chiếm 42,3% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và nhập khẩu là 26,07 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2008. Một số mặt hàng xuất khẩu chính: - Dầu thô: lượng xuất khẩu trong tháng là 713 nghìn tấn, tăng 8,3% so với tháng 11, kim ngạch đạt 426 triệu USD. Tính đến hết tháng 12/2009, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 13,4 triệu tấn, giảm 2,8% so với năm 2008. Đơn giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh 38,5% so với năm trước (tương ứng giảm 290 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm chỉ đạt 6,19 tỷ, giảm 40,2%. Trong năm qua, dầu thô của nước ta chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia với 3,33 triệu tấn, giảm 20,1% so với năm 2008; sang Singapore: 2,25 triệu tấn, tăng 9,5%; sang Malaysia: 1,79 triệu tấn, tăng 50,2%; sang Hoa Kỳ: 1,06 triệu tấn, giảm 27,5%… Biểu đồ 2: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu từ năm 1999- 2009 - Cà phê: lượng xuất khẩu cà phê trong tháng đạt 145 nghìn tấn, tăng 79,3% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu cả năm lên 1,18 triệu tấn, tăng 11,7% so với năm 2008. Do đơn giá xuất khẩu bình quân giảm 26,6% nên trị giá chỉ là 1,73 tỷ USD, giảm 18% so với năm trước. Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, tăng 0,2% so với năm 2008; Bỉ: 132 nghìn tấn, tăng 49,5%; Hoa Kỳ: 128 nghìn tấn, tăng 20,4%; Italia: 96,2 nghìn tấn, tăng 11,3%;… - Hạt điều: lượng xuất khẩu hạt điều trong tháng là 15,5 nghìn tấn, tăng 3,1% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu của cả nước trong 12 tháng qua lên 177 nghìn tấn, tăng 7,1% và đạt kim ngạch là 847 triệu USD, giảm 7,2% so với năm 2008. Năm 2009, hạt điều của nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Hoa Kỳ với 53,3 nghìn tấn, tăng 9,4% so với năm trước và chiếm 30,1% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc: 38,5 nghìn tấn, tăng 25,7%; Hà Lan: 24,4 nghìn tấn, giảm 12,2%; Úc: 11,9 nghìn tấn, tăng 3,5%;… - Than đá: lượng xuất khẩu trong tháng là 2,42 triệu tấn, giảm 6,7% so với tháng trước, nâng tổng lượng than xuất khẩu của cả nước năm 2009 lên gần 25 triệu tấn, tăng 29,1% và đạt kim ngạch 1,32 tỷ USD, giảm 5,15% so với năm trước. Trong năm 2009, than đá của nước ta chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc với 20,5 triệu tấn, chiếm 81,8% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc: 1,78 triệu tấn, Nhật Bản: 1,38 triệu tấn, Thái Lan: 608 nghìn tấn,… - Gạo: năm 2009, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lên mức kỷ lục với 5,96 triệu tấn, tăng 25,7% so với năm 2008. Tuy vậy, giá xuất khẩu bình quân giảm 26,8% (tương ứng giảm 163USD/tấn) nên trị giá là 2,66 tỷ USD giảm 8% so với năm trước. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á đạt 3,21 triệu tấn, tăng 19,9% so với năm 2008 và chiếm 53,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu với 1,71 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9%; các nước còn lại 1,5 triệu tấn, tăng 52,6%). Tiếp theo là Châu Phi: 1,67 triệu tấn, tăng 41,7%; Châu Mỹ: 497 nghìn tấn, giảm 9,2% so với năm trước… Biểu đồ 3: Lượng cao su xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 - Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng 12 đạt 90,4 nghìn tấn, nâng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này cả năm đạt 731 nghìn tấn, tăng 11,1% so với năm 2008. Mặc dù vậy, do giá xuất khẩu bình quân giảm mạnh đến 31,1%  nên kim ngạch chỉ đạt  1,23 tỷ USD, giảm 23,5% so với năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong năm qua với 510 nghìn tấn (chiếm 69,6% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước), tăng 18,4% so với năm 2008. Tiếp theo là sang Malaixia: 30,1 nghìn tấn, tăng 43,3%; sang Hàn Quốc: 28,3 nghìn tấn, giảm 2,4%; sang Đài Loan: 25 nghìn tấn, tăng 18,1%; sang Đức: 21,4 nghìn tấn, giảm 12,4%;… Biểu đồ 4: Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 - Hàng dệt may: tháng 12/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là 882 triệu USD, tăng 20,8% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhóm hàng này lên 9,06 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2008. Năm 2009, Hoa kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lần lượt là 55,1%; 18,2% và 10,5% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tuy nhiên so với năm 2008, chỉ có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là có tốc độ tăng trưởng dương (tăng 16,3%), đạt kim ngạch 954 triệu USD còn thị trường Hoa Kỳ đạt 4,99 tỷ USD, giảm 2,2% và EU đạt 1,65 tỷ USD, giảm 3,1%. - Giày dép các loại: trong tháng, xuất khẩu nhóm hàng này là 472 triệu USD, tăng 37,6% so với tháng 11, nâng tổng trị giá xuất khẩu cả năm lên 4,07 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Xuất khẩu nhóm hàng này sang EU trong năm qua đạt 1,97 tỷ USD, giảm 21,4% so với năm 2008 và chiếm 48,5% trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là sang thị trường Hoa Kỳ: 1,04 tỷ USD, giảm 3,4%; sang Mexico: 138 triệu USD, giảm 10,1%; sang Nhật Bản: 122 triệu USD, giảm 10,9%;… - Hàng thuỷ sản: năm 2009, hàng thuỷ sản của nước ta xuất khẩu đạt kim ngạch 4,25 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2008 (nhưng tăng 14,2% so với năm 2007). Trong đó, tôm đạt 211 nghìn tấn với trị giá: 1,69 tỷ USD; cá Tra & cá Basa đạt 614 nghìn tấn, trị giá: 1,36 tỷ USD. Bảng: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng/giảm xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 so với năm 2008 Loại thuỷ sản Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng/giảm (%) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng TTrị giá Cá Tra & Basa 644 1.460 614 1.357 -4,7 7,1 Tôm 192 1.630 211 1.692 9,8 3,8 Loại khác 403 1.419 408 1.203 1,2 15,3 Tổng cộng 1.239 4.510 1.232 4.251 -0,5 5,7 Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các đối tác lớn trong năm qua như sau: thị trường EU đạt 1,12 tỷ USD, giảm 2,9%; sang Nhật Bản đạt 761 triệu USD, giảm 8,4%; sang Hoa Kỳ đạt 711 triệu USD, giảm 3,8%;… - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong hai tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này liên tục giảm từ hơn 284 triệu USD của tháng 10 xuống 274 triệu USD trong tháng 11 và tháng 12 là 260 triệu USD. Nhưng tính đến hết năm, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện đạt 2,76 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước. Các thị trường chính trong năm 2009 cho sản phẩm này là Hoa Kỳ với 433 triệu USD, tăng 41,2%; Nhật Bản: 381 triệu USD, tăng 1,4%; Thái Lan: 288 triệu USD, giảm 28,8%; Trung Quốc: 287 triệu USD, tăng 4,9%;… - Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng:  liên tục đạt kim ngạch trên 200 triệu USD/tháng trong 4 tháng cuối năm và tính hết năm 2009 xuất khẩu của nhóm hàng này đạt kim ngạch 2,06 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2008. Dẫn đầu về nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng của Việt Nam là Nhật Bản với gần 600 triệu USD, tăng nhẹ (0,6%) so với năm 2008; tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ: 244 triệu USD, giảm 4,4%; Trung Quốc: 134 triệu USD, tăng 44,3%; Hồng Kông: 118 triệu USD, tăng 26,4%; Singapore: 102 triệu USD, tăng 23,6%;… Một số mặt hàng nhập khẩu chính: - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,45 tỷ USD, tăng 9,2% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 lên 12,67 tỷ USD, giảm 3,3% so với năm 2008. Nhóm hàng này nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 4,16  tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2008; tiếp đến là Nhật Bản: 2,3 tỷ USD, giảm 13,5%; EU: 2,2 tỷ USD, giảm 14,1%; Hàn Quốc: 808 triệu USD; giảm 15,6%; Hoa Kỳ: 716 triệu USD, tăng 9,4%;… - Xăng dầu: Trong tháng, cả nước nhập khẩu 934 nghìn tấn xăng dầu các loại, tăng 31% so với tháng trước, đạt trị giá là 545 triệu USD. Tính đến hết tháng 12/2009, cả nước nhập khẩu 12,7 triệu tấn xăng dầu các loại, giảm 2% so với năm trước. Giá nhập khẩu bình quân nhóm hàng này giảm mạnh (41,8%) so với cùng kỳ 2008 nên kim ngạch nhập khẩu là gần 6,3 tỷ USD, giảm tới 43%. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ Singapore với 4,9 triệu tấn, tiếp theo là Trung Quốc: 2,4 triệu tấn, Đài Loan: 2 triệu tấn, Hàn Quốc: 1,3 triệu tấn, Thái Lan: 685 nghìn tấn, Malayxia: 660 nghìn tấn, Nga: 613 nghìn tấn,… - Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày: trong tháng, trị giá nhập khẩu là 730 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng 11/2009. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là gần 400 triệu USD, tăng 4,5%; nguyên phụ liệu dệt may da giày 191 triệu USD, tăng 0,6%; xơ sợi dệt là gần 94 triệu USD, tăng 14,8% và bông 44,5 triệu USD, tăng 20,4%. Hết tháng 12/2009, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày có kim ngạch là 7,36 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4,6 tỷ USD, giảm 6,2% so với năm 2008. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là: Trung Quốc: 2,09 tỷ USD, Đài Loan: 1,47 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,44 tỷ USD, Nhật Bản: 466 triệu USD, Hồng Kông: 415 triệu USD,… - Sắt thép các loại: trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là hơn 813 nghìn tấn, giảm 1,4% so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu cả năm 2009 lên 9,75 triệu tấn, tăng 15,2% so với năm 2008, trong đó lượng phôi thép là 2,4 triệu tấn, tăng nhẹ (1%) so với năm 2008, trị giá đạt hơn 1 tỷ USD. Năm 2009, Việt Nam nhập khẩu sắt thép chủ yếu có xuất xứ từ Nga: 1,74 triệu tấn, tăng 179%; Nhật Bản: 1,46 triệu tấn, tăng 11,5%; Trung Quốc: 1,3 triệu tấn, giảm 57,6%; Hàn Quốc: gần 1,3 triệu tấn, tăng 105%; Đài Loan: 1,17 triệu tấn, tăng 32%; Malaixia: 726 nghìn tấn, tăng 98% so với năm 2008;… - Kim loại thường: trong tháng, nhập khẩu nhóm hàng này là 60,6 nghìn tấn, tăng 21,7% so với tháng trước, trị giá đạt gần 206 triệu USD. Hết tháng 12, tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này là 550 nghìn tấn, tăng 15,1% so với năm 2008, trị giá đạt 1,62 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu  nhóm hàng kim loại chưa gia công tăng cao. Cụ thể: nhôm dạng thỏi và chưa gia công đạt 174 nghìn tấn, chì: 76,7 nghìn tấn, kẽm: 58,6 nghìn tấn,… Trong năm 2009, Việt Nam nhập khẩu kim loại thường chủ yếu có xuất xứ từ: Australia: 102,6 nghìn tấn, Hàn Quốc: 78,6 nghìn tấn, Đài Loan: 68,5 nghìn tấn, Trung Quốc: 57,2 nghìn tấn,… - Chất dẻo nguyên liệu:  nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là hơn 188 nghìn tấn, giảm 2,5% so với tháng trước, trị giá đạt 274 triệu USD. Hết tháng 12, lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu là 2,2 triệu tấn, tăng 25,2% so với năm 2008, trị giá đạt 2,8 tỷ USD. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 404 nghìn tấn, tăng 40,6%; Đài Loan: 329 nghìn tấn, tăng 3,5%; Thái Lan: 283 nghìn tấn, tăng 7,2%;…. - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 150,5 triệu USD, tăng 42,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2009 lên gần 1,77 tỷ USD, tăng 1% so với năm trước. Trong đó, mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 206 nghìn tấn với trị giá 90,2 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên gần 2,5 triệu tấn với trị giá là 1,03 tỷ USD, chiếm 58,2% kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này. Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ: 470 triệu USD, giảm 41,5%;  Achentina:  đạt 451 triệu USD, tăng 97%; Mỹ: 176 triệu USD, tăng 14%; Trung Quốc: 141 triệu USD, tăng 51% so với năm 2008,… - Phân bón: nhập khẩu phân bón trong tháng là 534 nghìn tấn, tăng 76,3% so với tháng 11. Hết tháng 12/2009, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 4,5 triệu tấn, tăng 48,9% so với năm 2008. Trong đó, lượng phân Urê nhập khẩu tháng 12 là 142,6 nghìn tấn, tăng 98,4% so với tháng trước, nâng tổng lượng nhập khẩu cả năm lên 1,43 triệu tấn, trị giá gần 417 triệu USD. Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,95 triệu tấn. Tiếp theo là Nga: 395 nghìn tấn; Hàn Quốc: 348 nghìn tấn; Philippin: 294 nghìn tấn; Nhật Bản: 191 nghìn tấn;… - Dược phẩm: trong tháng nhập khẩu 118,7 triệu USD, tăng 20,7% so với tháng trước và nâng trị giá nhập khẩu 12 tháng lên gần 1,1 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng này nhập khẩu trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Pháp (193 triệu USD), Ấn độ (149 triệu USD), Hàn Quốc (108 triệu USD), Đức (90 triệu USD),… - Ôtô nguyên chiếc các loại: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là gần 11,3 nghìn chiếc, giảm 2,1% so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu cả năm lên 80,6 nghìn chiếc, trong đó xe dưới 9 chỗ là 47,1 nghìn chiếc chiếm 58,4% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước. Biểu đồ 5: Lượng nhập khẩu ôtô từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 - Linh kiện và phụ tùng ôtô: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt gần 218 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng 11, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này cả năm 2009 lên 1,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ: Thái Lan: 406 triệu USD, Nhật Bản: 395 triệu USD, Trung Quốc: 314 triệu USD, Hàn Quốc: 287 triệu USD,… - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 441 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 3,95 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2008. Nhập khẩu nhóm hàng này của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tháng là 284 triệu USD, tăng 13,4% so với tháng 11, nâng tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2009 lên 2,55 tỷ USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.Năm 2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 1,46 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2008. Tiếp theo là Nhật Bản: 839 triệu USD, giảm 0,8%; Đài Loan: 309 triệu USD, tăng 8,6%; Hàn Quốc: 307,6 triệu USD, tăng 33,5%, Malaysia: 281 triệu USD, tăng 2,2%; … Tình hình xuất nhập khẩu hiện nay (2010): Tháng 1: Đánh giá chung: Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1/2010 đạt 10,97 tỷ USD, giảm 14,7% so với tháng 12/2009. Cụ thể, nhập khẩu là 5,96 tỷ USD, giảm 19,4%, tương ứng giảm 1,44 tỷ USD và xuất khẩu đạt hơn 5,01 tỷ USD, chỉ giảm 8,3%, tương ứng giảm 454 triệu USD. Mức nhập siêu tháng 01/2010 là 945 triệu USD, chưa bằng ½ mức nhập siêu tháng 12/2009 và bằng 19% kim ngạch xuất khẩu . Xuất khẩu : Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 1 năm 2010 đạt 5,01 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2,39 tỷ USD, giảm 6,4% so với tháng 12/2009 và chiếm 47,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Trong đó những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gao, dầu thô, than đá, hàng dệt may, hàng giày dép, hàng thủy sản, cà phê, cao su, gỗ, sản phẩm gỗ, máy tính, linh kiện điện tử, đá quý, kim loại quý và sản phẩm. Biểu đồ 1: Lượng và đơn giá gạo xuất khẩu theo tháng năm 2009 – T1/2010 Biểu đồ 2: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu theo tháng năm 2009 – T1/2010 Nhập khẩu: Trong tháng 1/2010, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước là 5,96 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng 12/2009. tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước là 2,39 tỷ USD, giảm 17,6% và chiếm 40,2%. Trong đó những mặt hàng nhập khẩu chính là:.máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, xăng dầu , phân bón các loại, sắt thép,chất dẻo nguyên liệu, ô tô nguyên chiếc,máy vi tính, sản phẩm phụ tùng và linh kiện. Tháng 2: Đánh giá chung: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng năm 2010 là 19,89 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó xuất khẩu là 8,86 tỷ USD, giảm 0,5% và nhập khẩu là 11,02 tỷ USD, tăng 44,4%. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 2,16 tỷ USD, xấp xỉ 24,3% xuất khẩu . Xuất khẩu : Tháng 2/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là 3,74 tỷ USD, giảm 25,4% so với tháng 1/2010. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1,81 tỷ USD, giảm 24,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này 02 tháng lên 4,23 tỷ USD và chiếm 47,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: gao, dầu thô, than đá, hàng dệt may, hàng giày dép, hàng thủy sản, cà phê, cao su, gỗ, sản phẩm gỗ, máy tính, linh kiện điện tử, đá quý, kim loại quý và sản phẩm Biểu đồ 1: Lượng và đơn giá xuất khẩu gạo từ tháng 8/2008 đến tháng 2/2010 Nhập khẩu: Tháng 2/2010, trị giá nhập khẩu hàng hóa cả nước là 5,07 tỷ USD, giảm 14,9% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 2,03 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt 4,4 tỷ USD, tăng 55,1% so với cùng kỳ năm 2009. %. Trong đó những mặt hàng nhập khẩu chính là:.máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, xăng dầu, thức ăn gia súc và nguyên liệu phân bón các loại, sắt thép,chất dẻo nguyên liệu, ô tô nguyên chiếc, máy vi tính, sản phẩm phụ tùng và linh kiện. Biểu đồ 2: Kim ngạch NK một số nhóm hàng chính 2 tháng/2010 với 2 tháng/2009 Dự đoán kết quả xuất nhập khẩu quý I/2010: Dự báo kinh tế trong nước sẽ tiếp tục phục hồi nhanh hơn trong thời gian tới, nhất là công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 03 có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, tăng 48,65% so với tháng 02; nhập khẩu đạt khoảng 6,4 tỷ USD, tăng 45,45% trong cùng so sánh; nhập siêu duy trì khoảng 900 triệu USD trong tháng tới. Như vậy, trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ đạt khoảng 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu khoảng 16,8 tỷ USD; giá trị nhập siêu khoảng 2,6 tỷ USD, chiếm 18,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Dự đoán tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010: Theo chỉ tiêu mà Quốc hội giao, tăng trưởng xuất khẩu của năm 2010 là 6% so với năm 2009, tương ứng với kim ngạch sẽ đạt khoảng 59,9 tỉ USD. Để giữ được tỷ lệ nhập siêu bằng 20% kim ngạch xuất khẩu thì mức nhập siêu năm 2010 có con số tuyệt đối là 12 tỉ USD. Điều này đồng nghĩa với việc năm 2010, cả nước chỉ được phép có kim ngạch nhập khẩu không quá 71,9 tỉ USD. Nhưng theo dự kiến, năm 2010 có nhiều diễn biến bất lợi cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, vì vậy, nhiều khả năng kim ngạch nhập khẩu của năm 2010 sẽ cao hơn mức 71,9 tỉ USD. Theo Bộ Công thương, có nhiều lý do để cho rằng, nhập khẩu năm 2010 sẽ tăng cao. Thứ nhất, do kinh tế thế giới phục hồi, nên giá cả hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đều tăng cao. Giá bình quân nhiều mặt hàng như sắt thép, dầu thô, phân bón, chất dẻo… vào cuối năm 2009 đã tăng mạnh so với đầu năm. Nếu lấy, giá ở các tháng cuối năm 2009 (tăng 10% so với cả năm 2009) để tạm tính cho giá nhập khẩu của năm 2010, dù lượng hàng nhập khẩu được giữ như năm 2009, thì kim ngạch nhập khẩu của 2010 vẫn tăng thêm 10%. Mặc dù trừ đi lượng xăng dầu nhập khẩu sẽ giảm khoảng 3,5 triệu tấn, nhưng giá mặt hàng này trong năm 2010 chắc chắn sẽ tăng, vì thế kim ngạch nhập khẩu xăng dầu có thể sẽ duy trì ở mức như năm 2009. Mặt khác, Bộ Công thương cũng dự đoán, năm 2010, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giải ngân nhiều hơn, dẫn tới nhu cầu gia tăng nhập khẩu các loại máy móc, nguyên liệu. Thứ hai, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua thường thấp hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên khả năng tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu của năm 2010 sẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu (dự kiến là 6%). Cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng, năm 2009 các biện pháp nhằm hạn chế nhập siêu chủ yếu tập trung vào nhóm các mặt hàng hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng). Song tỉ trọng của nhóm này chỉ chiếm 8,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2009 (5,98 tỉ USD so với 68,3 tỉ USD, nên nếu áp dụng quyết liệt mọi biện pháp thì mức giảm nhập khẩu cũng không quá lớn. Theo dự đoán của Bộ Công thương, tỉ trọng của nhóm sản phẩm này sẽ được rút xuống còn 8,5% và cũng sẽ đạt con số 6,32 tỉ USD vào năm 2010. Như vậy, nếu muốn giảm nhập siêu bằng cách giảm nhập khẩu thì khó đạt được kết quả cao như mong đợi. Theo Bộ Công thương, năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khóang sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao. Các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, dầu thô, than đá… sẽ khó có sự tăng trưởng lớn về lượng. Đực biệt, trong năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu sẽ giảm khoảng 3,5-4 triệu tấn do  phải dành để phục vụ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khóang sản của năm 2010 sẽ giảm khoảng 1,9%. Tại các thị trường xuất khẩu , một số mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt hơn từ các đối thủ. Cụ thể, từ năm 2009, Mỹ đã bỏ hoàn toàn hạn ngạch hàng dệt may với Trung Quốc, nên sức cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam tại Mỹ vẫn sẽ căng thẳng. Các hàng rào phi thuế quan cùng các biện pháp bảo hộ đang được các nước dựng lên, khiến cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn. Một điểm đáng chú ý là, kim ngạch xuất khẩu của năm 2009 nếu trừ xuất khẩu vàng (trị giá 2 tỉ USD) thì chỉ đạt 54,5 tỉ USD. Do đó, nếu kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 59,9 tỉ USD tức là tăng tới 9,9% so với năm 2009. Đây là một con số rất cao trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động như hiện nay. Vì vậy, một trong những điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu là công tác xúc tiến thương mại cũng sẽ được quan tâm hơn nữa trong năm 2010. Nhiều khả năng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho công tác xúc tiến xuất khẩu của năm 2010 sẽ tăng hơn nhiều so với mức 172 tỉ đồng của năm 2009. Đây sẽ là điều kiện tốt để các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp và địa phương thực hiện các chương trình tìm kiếm thị trường, bạn hàng xuất khẩu một cách hiệu quả hơn. Bán phá giá Bán phá giá là gì? Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Như vậy có thể hiểu đơn giản là nếu giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá (Y) (Y<X) thì xảy ra hiện tượng bán phá giá đối với sản phẩm này xuất khẩu từ A sang B. Tại sao việc bán phá giá xảy ra? Bán phá giá luôn đi liền với cạnh tranh và là một trong những hình thức cạnh tranh bất chính. Việc cạnh tranh dựa trên cơ sở chất lượng và giá thành là hình thức cạnh tranh lành mạnh, trong đó yếu tố giá được chú trọng hơn cả. Tuy nhiên, thay vì nghiên cứu nhằm đưa ra được các chiến lược hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh lành mạnh thì có những công ty lại dùng chiêu bài bán phá giá để hạ bệ đối thủ. Do đó, bán phá giá luôn xảy ra. Bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá. Khi hội nhập vào thị trường càng sâu thì nguy cơ bị kiện càng lớn. các mặt hàng thường xuyên bị các thị trường nhập khẩu kiện bán phá giá tập trung vào ngành hàng hóa chất, sắt thép, giày và sản phẩm da, hàng điện tử, thủy sản, động vật, sản phẩm gỗ, dệt may... Nguyên nhân: Hàng xuất khẩu của Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị bán phá giá. Ngành xuất khẩu đang mang tính tập trung quá lớn về mặt thị trường, như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và nền sản xuất dễ bị động khi tình hình xuất khẩu thay đổi. Hiện nay 7 thị trường xuất khẩu tập trung của hàng hóa Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc, Singapore, Đức và Anh. Việt Nam đang tập trung xuất khẩu vào 9 mặt hàng được đánh giá là chủ lực có tốc độ tăng trưởng nhanh và gần chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các yếu tố của ngành sản xuất Việt Nam được xem là dễ rơi vào các vụ kiện phá giá còn do hoạt động sản xuất gia công và xuất khẩu hàng nguyên liệu nông sản thô, ít qua chế biến còn chiếm tỉ trọng cao nên giá cả hàng hóa sẽ rẻ hơn. Việt Nam cũng mất cân đối trên cán cân thương mại ở các thị trường xuất khẩu chủ lực: tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam đang xuất khẩu lớn gấp 8 lần so với nhập khẩu; tại thị trường Đức và Anh, Việt Nam đang xuất vào gấp 2 lần; tại thị trường Úc, Việt Nam cũng xuất khẩu nhiều gấp 5 lần so với nhập. Thực trạng bán phá giá ở việt nam: THỐNG KÊ CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ MÀ VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN TÍNH TỪ 01/2009 ĐẾN NAY Nguồn: Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) (Thông tin được cập nhật tới ngày 31/10/2009) Năm Thứ tự vụ kiện Thứ tự (theo năm) Mặt hàng Nước kiện Quá trình điều tra Thời gian khởi kiện Biện pháp tạm thời Ghi chú Ngày Tỉ lệ Thời gian 2009 30 1 Giầy Braxin 05/01/2009 Rút đơn kiện do số lượng hàng nhập khẩu quá thấp 31 2 Giầy và đế giày cao su Canada 27/02/2009 Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại liên quan tới phá giá (25/09/2009) 32 3 Túi nhựa PE Hoa Kỳ 31/03/2009 28/10/2009 52.30% - 76.11% Áp thuế chống bán phá giá tạm thời 33 4 Đĩa ghi DVD Ấn Độ 05/05/2009 Chưa có kết luận 34 5 Máy điều hòa Thổ Nhĩ Kỳ 25/07/2009 Chưa có kết luận THỐNG KÊ CÁC VỤ KIỆN CHỐNG TRỢ CẤP MÀ VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN TÍNH TỪ 01/2009 ĐẾN NAY Nguồn: Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC) (Thông tin được cập nhật ngày 31/10/2009) Năm Thứ tự vụ kiện Thứ tự (theo năm) Mặt hàng Nước kiện Quá trình điều tra Thời gian khởi kiện Biện pháp tạm thời Ghi chú Ngày Tỉ lệ Thời gian 2009 1 1 Túi nhựa PE Hoa Kỳ 31/03/2009 31/08/2009 0.20% - 4.24% Áp thuế đối kháng tạm thời Số liệu các vụ kiện tự vệ ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam (Tính đến 12/2009) Năm Mặt hàng Nước điều tra Kết quả 09/04/2009 Thép cuộn/tấm/xẻ băng cán nóng Ấn Độ Vụ kiện chấm dứt, không áp dụng biện pháp tự vệ (08/12/2009) 2006 Hóa chất STPP Philippines Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa 2005 Xe đạp Canada Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa 2004 Tinh bột sắn Ấn Độ Thuế bổ sung 33% 2003 Kính nổi Philippines Kính nổi không màu: 3,971peso/MT Kính nổi phủ màu: 5,016peso/MT 2001 Gạch ốp lát Philippines 2,15 peso/kg Số liệu các vụ kiện tự vệ hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam (Tính đến 12/2009) Năm Mặt hàng Nước điều tra Kết quả 07/2009 Kính nổi Việt Nam Chưa có kết luận Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam  Để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, cần phải thực hiện các giải pháp sau:  Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài  - Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam. - Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết. - Xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển.. - Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng... - Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu ,về luật thương mại quốc tế,luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra  * Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện. - Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện. - Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện...  * Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp. - Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của nước ngoài. - Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện. - Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.  * Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá. - Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp... - Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. - Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu.  Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu , tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến hành cam kết giá khi cần thiết... KẾT LUẬN Qua những biểu hiện của thị trường xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây, ta có thể thấy, tác động tiêu cực của tình trạng suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng rõ nét tới thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam, ngoài nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụt giảm xuất khẩu là do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường xuất khẩu Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Ngoài những ưu thế vốn có, xuất khẩu hiện nay chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng thô như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông, lâm, thủy, hải sản; trong đó dầu thô chiếm hơn 50% giá trị xuất khẩu. Các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính… vẫn mang tính chất gia công, lắp ráp khiến thu nhập ròng từ xuất khẩu rất thấp. Thực tế này đã tạo thế bất lợi trong đàm phán, vì xuất khẩu hàng thô sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam khó đa dạng về mẫu mã chủng loại, khó tạo thương hiệu riêng cho hàng hóa. Do đó, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam chỉ thu về một phần lợi ích nhỏ trong chuỗi giá trị gia tăng, còn lợi ích cao nhất lại nằm trong tay các nước phát triển. Cơ cấu hàng hóa lạc hậu cũng khiến xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua tăng trưởng nhanh nhưng không ổn định và phụ thuộc lớn vào những biến động của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng quát, mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 sụt giảm song đã tăng vào cuối năm. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng có lượng XK tăng cao như cà phê, hạt điều, gạo tăng từ 8 đến 10%; dầu thô: 6%; cao su: 8%; riêng mặt hàng hạt tiêu tăng tới 43%. Trong bối cảnh giá trị xuất khẩu giảm mà khối lượng hàng hóa vẫn tăng thì đồng nghĩa với việc hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhận định về thị trường xuất khẩu thời gian tới, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, hiện có nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ xuất khẩu. Thêm vào đó, kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu phục hồi sẽ khiến giá các loại hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới lên cao. Đây chính là cơ sở để xuất khẩu trong thời gian tới đạt tốc độ tăng trưởng khả quan. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam là khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Australia, Nam Phi, các quốc gia châu Á, là những thị trường được đánh giá là giàu tiềm năng. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực thi hành sau khi được Quốc hội hai nước phê duyệt vào tháng 6-2009. Theo đó, từ ngày 1-10-2009, 86% các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Riêng mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống 1-2% ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực. Bộ Công thương cho biết, Bộ Y tế và Tiêu dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo nhấn mạnh, sản phẩm cá tra, cá ba sa xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu. Hiện nay, Tây Ban Nha là một trong những nước tiêu thụ cá tra, cá ba sa nhiều nhất trong các nước EU với lượng nhập khẩu mỗi năm ước tính khoảng 40.000 tấn… Để tạo lực đẩy, hỗ trợ xuất khẩu khôi phục đà tăng trưởng, các chuyên gia kinh tế đã kiến nghị nhiều biện pháp cụ thể. Theo đó, việc sử dụng hợp lý những gói kích cầu của Chính phủ là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp cơ cấu lại nền kinh tế, từ đó tác động tích cực đến chiến lược phát triển của từng ngành. Bên cạnh đó, cần tận dụng cơ hội phục hồi có được do các gói kích thích kinh tế của các quốc gia trên thế giới triển khai để đẩy mạnh xuất khẩu. Việc tăng cường trang bị luật thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm hạn chế xảy ra những vụ kiện; đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường xuất khẩu Việt Nam khởi sắc.  MỤC LỤC I.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO.doc
Luận văn liên quan