Khóa luận Hiệu quả nghề làm nón lá của các hộ trên địa bàn làng chuông xã Phương trung huyện Thanh oai - Hà Nội

Qua quá trình thực hiện đề tài, thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển sản xuất nghề nón trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để cây cao su có thể phát triển vững chắc và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: * Đối với Nhà nước - Cần tổng kết kinh nghiệm phát triển các nghề TTCN nói chung và nghề nón nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua và xây dựng một chương trình toàn diện và cụ thể về phát triển các nghề TTCN trong chương trình tổng thể về CNH, HĐH nông thôn. - Thực thi đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự khôi phục, hình thành và phát triển của nghề nón. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách và biện pháp hỗ trợ về ổn định và mở rộng thị trường, tạo lập và tăng cường vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo các nhà doanh nghiệp, người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất. * Đối với các cấp chính quyền địa phương - Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến công nhằm kịp thời khuyến khích nghề nón phát triển. - Tổ chức những cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin về thị trường một cách thường xuyên và cập nhật cho các cơ sở sản xuất nón. Đại h

pdf51 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả nghề làm nón lá của các hộ trên địa bàn làng chuông xã Phương trung huyện Thanh oai - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lái lên tỉnh hoặc các vùng lân cận bán lẻ cho khách tham quan du lịch, hoặc đổ buôn cho các doanh nghiệp du lịch, xuất khẩu. Hiện nay nón không còn giới hạn trong làng xã như một sản phẩm nội tiêu nữa. Nón ở các vùng trên đất nước kết hợp với tà áo dài của phụ nữ làm nên biểu tượng Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 15 1.5.2 Tình hình phát triển nghề làm nón trên địa bàn huyện Thanh Oai – Hà Nội Huyện Thanh Oai hiện có hơn 20 xã, trong đó có gần 10 xã làm nón như xã Phương Trung, Tân Ước, Kinh Thư, Đỗ Động, Cao Dương, Dân Hòa, nhưng đa phần sản phẩm nón làm ra và tiêu thụ trên thị trường được làm ra ở các thôn thuộc xã Phương Trung như nón thôn Tân Tiến, thôn Liên Tân, thôn Tân Dân, thôn Mã Kiều Chuông là tên một trong 7 thôn làm nón của xã Phương Trung và Chuông trở thành tên gọi chung cho sản phẩm nón của bảy thôn này. Vậy nên khi nói đến nón làng Chuông tức là nón của cả bảy thôn và cả bảy thôn đều được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2001. Tuy nhiên, danh hiệu làng nghề vẫn chưa đủ mạnh để thúc đẩy phát triển làng nghề cũng như sản phẩm nón. Tình hình sản xuất và kinh doanh nón rất manh mún và tự phát, không tập trung được sức mạnh tập thể. Hơn nữa sản phẩm nón khi đưa ra thị trường không có thương hiệu nào. Chính vì thế đã làm giảm uy tín và giá trị sản phẩm đồng thời làm cho sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường từ đó có thể gây ra nguy cơ mai một làng nghề Bảng 1: Số lượng nón được sản xuất ra của toàn huyện Thanh Oai qua các năm ĐVT: 1000 chiếc Năm Tổng sản phẩm 2008 8100 2009 8450 2010 9464 (Nguồn: Phòng Kinh tế UBND huyện Thanh Oai) Qua quá trình thực tập tôi được biết huyện đang tiến hành xây dựng thương hiệu tập thể cho nón làng Chuông để khắc phục tình trạng trên, nhằm tập hợp tất cả những hộ, cá nhân làm nón trong vùng thành một khối để phát huy sức mạnh tập thể trước cơ chế thị trường hiện nay, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó nâng cao đời sống người dân, tạo điều kiện để sản xuất và kinh doanh nón lá trở thành một nghành kinh tế phát triển của địa phương và góp phần ổn định tình hình chính trị và xã hội tại địa phương Thanh Oai nói riêng và của Thủ đô nói chung. Đại học Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 16 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ NGHỀ LÀM NÓN CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN LÀNG CHUÔNG HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI 2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Làng Chuông là tên gọi chung của 8 thôn thuộc xã Phương Trung là một đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km. Phía Bắc giáp xã Kim Thư Phía Nam giáp xã Cao Dương, xã Dân Hòa Phía Đông giáp xã Đỗ Động Phía Tây giáp sông Đáy và xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ Xã Phương Trung gồm 8 thôn, đó là: Thôn Tây Sơn, thôn Trung Chính, thôn Liên Tân, thôn Quang Trung, thôn Mã Kiều, thôn Tân Tiến, thôn Tân Dân 1 và thôn Tân Dân 2. Xã nằm dọc và sát quốc lộ 21B chạy từ Ba La (quận Hà Đông ) đi Vân Đình (huyện Ứng Hòa). Từ đây, vẫn theo đường 21B để ra quốc lộ 1 ở cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên) hoặc vào vùng đồng bằng và vùng núi huyện Ứng Hòa. Xã còn nằm ven sông Đáy, sông cách xã khoảng 700m, là tuyến đường thủy trọng yếu. Gắn với sông là tuyến đê Tả Đáy cũng là đường giao thông quan trọng. Cả quốc lộ 21B, sông Đáy và đường đê Đáy đã tạo cho xã Phương Trung thế thông thương với Hà Đông – Hà Nội, các tỉnh trung du phía Bắc, vùng đồi núi huyện Mỹ Đức và các huyện khác của tỉnh Hòa Bình. Đây là điều kiện thuận lợi để xã Phương Trung phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán và văn hóa với các vùng trong và ngoài xã. 2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình Đất đai và đồng ruộng xã Phương Trung có độ cao thấp không đồng đều. Cả xã có trên 90% diện tích đất canh tác có khả năng trồng rau màu. Ngoài trồng lúa 2 vụ thì người dân nơi đây còn trồng thêm vụ màu, đó là những cây trồng ngắn ngày như đậu tương, khoai lang, khoai tây... Đại ọc Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 17 Thời tiết và khí hậu Xã Phương Trung cũng như nhiều địa phương khác thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,50C. + Nhiệt độ trung bình cao nhất là 350C – 370C (tháng 6 đến tháng 8) thường kèm theo mưa to. + Nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 150C - 170C, có năm xuống tới 90C - 100C, có kèm theo sương muối gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp. - Gió: hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam về mùa hè và gió Đông Bắc về mùa Đông. Vận tốc gió trung bình là 2,5 m/s. - Bão: xã Phương Trung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão, chủ yếu ảnh hưởng gây mưa to gió lớn, hàng năm có từ 5 – 7 cơn bão gây mưa lớn. - Mưa: lượng mưa trung bình hàng năm là 1300 mm– 1500mm - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, thấp nhất trung bình là 80% (tháng 1), cao nhất trung bình là 85% (tháng 3). - Nắng: tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 giờ - 1800 giờ/ năm. Đánh giá chung - Xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp tại địa phương. - Tuy chịu ảnh hưởng của bão, nhiều trận mưa lớn trong năm nhưng không bị ngập lụt, khả năng thoát nước nhanh do nằm ngay hệ thống sông Đáy và sông Nhị Khê. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế, nó là nhân tố quan trọng để tiến hành sản xuất. Mỗi một vùng địa lý khác nhau thì đất đai lại có tính chất khác nhau phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau . Do đó, đất đai là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng từ đó tác động đến thu nhập của hộ. Mặt khác, diện tích đất đai thì có hạn mà dân số ngày càng đông ại h ọc K inh tế H uế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 18 cùng với quá trình đô thị hóa diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, trong sử dụng đất đai cần sử dụng một cách đầy đủ, hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua bảng 3.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 481,23 ha, qua 3 năm tình hình biến động như sau: Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2008- 2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) Diện tích đất tự nhiên 481,23 100 481,23 100 481,23 100 I. Đất nông nghiệp 273,75 56,89 273,7 56,88 270 56,11 1. Đất trồng cây hàng năm 259,71 94,87 258,36 94,40 254,16 94,13 2. Đất trồng cây lâu năm 5,84 2,13 5,84 2,13 6,32 2,34 3. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 8,2 3,00 9,5 3,47 9,52 3,53 II. Đất phi nông nghiệp 201,07 41,78 201,12 41,79 205,12 42,62 1. Đất ở 111,82 55,61 111,82 55,60 116,06 56,58 2. Đất chuyên dùng 62,28 30,97 62,33 30,99 62,36 30,40 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,57 1,28 2,57 1,28 2,57 1,25 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,28 2,13 4,28 2,13 4,28 2,09 5. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 20,12 10,01 20,12 10,00 19,85 9,68 III. Đất chưa sử dụng 6,41 1,33 6,41 1,33 6,11 1,27 Nguồn: Ban thống kê xã Phương Trung 2010 * Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp của xã là 273,75 ha chiếm 56,89% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2008 và giảm xuống 270 ha chiếm 56,11% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 0,69%. Đây là sự giảm sút không đáng kể về diện tích đất nông nghiệp do người dân trong xã vẫn làm nông nghiệp là chủ yếu, chỉ có những ruộng chân cao và chất đất xấu khó khăn trong việc cung cấp nước dẫn đến năng suất không cao thì họ bỏ hoang hóa hoặc trồng cây lâu năm. Hơn nữa, trồng cây lâu năm chỉ trồng một lần nhưng thu hoạch trong nhiều năm nên họ chuyển từ trồng lúa sang trồng táo, cam, quýt... Do đó, diện tích trồng cây lâu năm có Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 19 sự tăng lên từ 5,84 ha đến 6,32 ha. Một số vùng trũng, chính quyền xã cho đấu thầu để người dân nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao dẫn đến diện tích mặt nước cho nuôi thủy sản tăng lên từ 8,2 ha năm 2008 lên 9,52 ha năm 2010, bình quân mỗi năm tăng 7,75%. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên. * Đất phi nông nghiệp: Trong mấy năm gần đây, diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên do nhu cầu xây nhà ở của nhân dân trong xã tăng cao. Năm 2008, diện tích đất phi nông nghiệp là 201,07 ha chiếm 41,78% tổng diện tích đất tự nhiên đến năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp là 205,12 ha chiếm 42,62%, bình quân mỗi năm tăng 1%.Trong đó, diện tích đất ở tăng từ 118,82ha đến 116,06 ha, bình quân mỗi năm tăng 1,88%. Sở dĩ có sự tăng diện tích đất nhà ở như vậy là do tỷ lệ người di cư đến xã tăng, số người chuyển sang kinh doanh, dịch vụ tăng nên các cơ sở phục vụ cho hoạt động buôn bán, nhà kho chứa hàng như: nón, sắt, thép..., nhà xưởng mọc lên càng nhiều làm diện tích đất nông nghiệp giảm và diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên. Điều đó cho thấy, kinh tế của xã ngày càng đi lên với sự tăng lên của ngành thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, từng bước làm thay đổi bộ mặt của xã. * Đất chưa sử dụng: Năm 2008, diện tích đất chưa sử dụng của xã là 6,41 ha chiếm 1,33% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng đến năm 2010, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống còn 6,11 ha chiếm 1,27%, với tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 2,37%. Do đó, thời gian tới cần đẩy mạnh khai thác triệt để tiềm năng của địa phương. 2.1.2.2 Dân số- lao động * Dân số Năm 2010, tổng số dân số của xã là 16409, tăng 378 người so với năm 2008, bình quân hàng năm tăng 1,17% tương ứng 126 người. Tổng số nhân khẩu nông nghiệp trong xã năm 2008 là 2685 người chiếm 16,75% tổng số nhân khẩu của toàn xã, số khẩu phi nông nghiệp là 13346 người chiếm 83,25% tổng nhân khẩu. Đến năm 2010, số khẩu nông nghiệp và phi nông nghiệp của xã tương ứng là 2600 người chiếm 15,84% và 13809 người chiếm 84,16% tổng số nhân khẩu. Nhìn chung qua 3 năm, số khẩu nông nghiệp có xu hướng giảm do hiệu quả kinh tế do trồng lúa mang lại không cao họ chuyển sang làm ngành nghề khác như làm nón, buôn nón, Đại họ Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 20 kinh doanh, dịch vụđây là các công việc vừa nhẹ nhàng lại mang lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa nên số khẩu phi nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Tương ứng với số khẩu tăng lên thì số hộ trong xã cũng tăng lên qua 3 năm. Từ 3803 hộ năm 2008 lên tới 4192 hộ năm 2010 với tốc độ tăng hàng năm là 4,99%. Trong đó, số hộ nông nghiệp giảm bình quân mỗi năm là 0,44% nhưng số hộ phi nông nghiệp lại tăng lên một cách nhanh chóng, bình quân mỗi năm tăng 6,37% . Từ đó cho thấy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu dân số trong lĩnh vực ngành nghề có sự chuyển biến tích cực và đây là dấu hiệu tốt để xã phát triển kinh tế trong thời gian tới. Bảng 3: Tình hình dân số, lao động của xã Phương Trung qua 3 năm 2008- 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SL % SL % SL % I. Tổng số nhân khẩu Người 16031 100 16108 100 16409 100 1. Nhân khẩu nông nghiệp Người 2685 16,75 2680 16,64 2600 15,84 2. Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 13346 83,25 13428 83,36 13809 84,16 II. Tổng số hộ Hộ 3803 100 3889 100 4192 100 1. Hộ nông nghiệp Hộ 792 20,83 790 20,31 785 18,73 2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 3011 79,17 3099 79,69 3407 81,27 III. Tổng số lao động Người 9251 100 9467 100 10252 100 1. Lao động nông nghiệp Người 1677 18,13 1675 17,69 1670 16,29 2. Lao động phi nông nghiệp Người 7574 81,87 7792 82,31 8582 83,71 Nguồn: Ban thống kê xã Phương Trung * Lao động Tổng số lao động trong độ tuổi của xã giai đoạn 2008 – 2010 đã tăng lên 1001 người tương ứng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,27%. Năm 2008 là 9251 người sang năm 2010 là 10252 người. Bình quân hàng năm số lao động nông nghiệp giảm 0,21%, đây là số giảm không đáng kể do người dân chuyển sang làm ngành nghề khác nhưng vẫn làm nông nghiệp vì họ tiếc đất tuy nhiên tỷ lệ đó là rất ít. Số lao động phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng từ 7574 người chiếm 81,87% năm 2008 lên tới 8582 người chiếm 83,71%, bình quân số lao động phi nông nghiệp hàng năm tăng 6,45%. Như vậy, số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm xuống nhưng giảm với Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 21 tốc độ chậm và số lao động phi nông nghiệp tăng lên do những lao động trẻ có xu hướng tìm công việc khác thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và những lao động có sức khỏe cũng tìm những công việc có thu nhập cao hơn làm nông nghiệp. Tóm lại, tốc độ tăng dân số, sự biến đổi về cơ cấu lao động của xã đang theo hướng tích cực. Tuy nhiên, để có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa thì chính quyền xã cần có phương hướng cụ thể để nâng cao nhận thức và trình độ tay nghề cho người lao động. 2.2 Thực trạng nghề làm nón tại làng Chuông Toàn xã có 3.963 hộ với 15.917 nhân khẩu trong đó 2.681 hộ với 4.528 nhân khẩu làm nón, cung cấp ra thị trường khoảng 3 triệu 240 nghìn chiếc nón mỗi năm, với giá trị kinh tế ước đạt 9 tỷ đồng. Đến với làng Chuông chúng ta được chứng kiến nhiều gia đình với nhiều em nhỏ và đặc biệt là các cụ già đã có nhiều năm trong nghề thắt những chiếc nón trắng với nhiều kiểu cách, kích thước hết sức đa dạng và phong phú, những chiếc nón đó là biểu tượng đẹp cho nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây. Hiện người dân ở Làng Chuông sản xuất nón theo hai hình thức chính: - Hộ kiêm: là hình thức tổ chức sản xuất khá phổ biến với quy mô nhỏ chiếm khoảng 80% trong tổng số hộ làm nón ở Làng. Quá trình sản xuất kinh doanh không yêu cầu cao về phân công lao động, nhu cầu và khả năng đổi mới công nghệ không lớn, kinh doanh chủ yếu theo hướng tự sản, tự tiêu. Các hộ gia đình có sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp vẫn còn sản xuất nông nghiệp. Do vậy hình thức sản xuất chính là hộ gia đình nông nghiệp kiêm làm nghề tiểu thủ công nghiệp. - Hộ chuyên: đó là hình thức tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển với một tỷ lệ số hộ làm nghề nhất định trong làng và thu nhập từ nghề trở thành nguồn thu nhập quan trọng của hộ. Số lượng hộ sản xuất theo hình thức này ở Làng còn rất ít, chỉ còn ba đến bốn hộ mỗi thôn. Thị trường tiêu thụ nón làng Chuông ở trong nước là các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La, xuống các tỉnh đồng bằng như: Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Ở phía Nam có Lâm Đồng. Nón làng Chuông được xuất chủ yếu sang Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch. Theo ước tính, tại cửa khẩu Lạng Sơn và Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 22 Móng Cái, nón làng Chuông chiếm đến 50% nón các nơi đem về để chuyển qua biên giới. Ngoài ra, nón còn được xuất sang các nước Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Úc, Đức. Do thị trường tiêu thụ được mở rộng nên trong làng xuất hiện một lớp người chuyên đi thu mua nón để bán cho thị trường nội địa và vài người thu gom nón để xuất khẩu kết hợp bán nội địa. Trong đó phải kể đến hai cơ sở buôn lớn nhất là cơ sở của cô Tạ Thu Hương và chú Lê Văn Tuy với mỗi tháng xuất khoảng 3 - 4 vạn nón/cơ sở. Hai cơ sở này chuyên thu mua nón của các hộ dân trong làng và đem nón bán đi các tỉnh khác. 2.3 Tình hình sản xuất nón của các hộ điều tra 2.3.1 Tình hình sản xuất của các hộ 2.3.1.1 Tình hình lao động trong các hộ điều tra Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong các nguồn lực của tất cả các hộ làm nghề thủ công, hay nói cách khác lao động là yếu tố quyết định nhất trong các nguồn lực của hộ. Tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ sản xuất nón, với phướng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại một số thôn ở địa bàn nghiên cứu. Bảng 4: Tình hình lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Tổng hay BQC 1. Số hộ Hộ 50 2. Tuổi bình quân lao động làm nón chính trong hộ Năm 50,19 3. Số nhân khẩu bình quân 1 hộ Khẩu 4 4. Lao động bình quân 1 hộ LĐ 3 5. Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp 7 6. Lao động bình quân làm nón mỗi 1 hộ LĐ 1 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Kết quả điều tra các hộ làm nón cho thấy tổng số lao động trong các hộ điều tra là 165 lao động, trong đó 67,5% lao động trong độ tuổi và 72% số lao động là nữ. Số lao động bình quân một hộ là 3 người, bình quân khoảng 1 lao động chính, 2 lao động Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 23 phụ. Vì quy mô sản xuất còn nhỏ và việc sản xuất chủ yếu tận dụng thời gian nông nhàn nên các hộ không thuê lao động ngoài. Tỷ lệ lao động ngoài tuổi chiếm khoảng 32,5%, điều này cho thấy tính chất của nghề đan lát là không nặng nhọc. Với nghề này, mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể làm được, thậm chí với cả người tàn tật, người có sức khỏe yếu. Tuy nhiên, nghề này cũng đòi hỏi sự khéo léo của người lao động, sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ sẽ tạo ra những sản phẩm đẹp, có chất lượng cao. Qua điều tra, tôi nhận thấy rằng: Chủ hộ là lao động chính nhưng phần lớn đều đi làm nghề khác chứ không làm nón. Người già, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng chính của nghề nón và trung bình mỗi hộ chỉ có 2 người làm nón, trong đó 1 người làm nón chính, người này quyết định việc mua nguyên vật liệu và tiêu thụ, 1 người phụ như trang trí, thêm thắt chiếc nón. Tỷ lệ nam giới làm nón chỉ chiếm có 30% trong tổng số lao động làm nón của làng. Độ tuổi bình quân của người làm nón chính trong hộ là 50,19, đây là độ tuổi đã có kinh nghiệm dày dặn trong việc sản xuất nón nhưng đồng thời do tuổi cũng đã cao nên ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mỗi chiếc nón. Về chất lượng lao động thì đa số lao động làm nghề này là chưa qua đào tạo, chiếm 85%. Những lao động này chủ yếu học nghề thông qua việc truyền nghề trong gia đình hoặc tự học lẫn nhau mà không qua một cơ sở đào tạo nào cả. Trình độ tay nghề của họ chủ yếu là qua kinh nghiệm sản xuất nhiều năm mà có. 2.3.1.2 Chi phí sử dụng nguyên liệu cho 100 chiếc nón thành phẩm Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Nghề làm nón cũng không nằm ngoài quy luật đó, quá trình sản xuất diễn ra như đã được trình bày ở trên. Như đã nói ở trên, trung bình trong mỗi hộ chỉ có 2 lao động làm nón, 1 người làm chính và 1 người phụ làm nón. Chính vì vậy tôi phân loại hộ theo tiêu chí tuổi của lao động làm nón chính trong hộ để thấy được sự chênh lệch theo tay nghề cũng như giới hạn tuổi tác giữa các lao động. Tình hình đầu tư nguyên vật liệu của các hộ làm nón được trình bày ở bảng 5: Đại học Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 24 Bảng 5: Tình hình đầu tư của hộ cho 100 chiếc nón thành phẩm Chỉ tiêu ĐVT Tuổi BQC<=45 I 45 – 60 II >=60 III Số hộ 17 21 12 - A.Dụng cụ sản xuất Khuôn Chiếc 2,78 3,58 3,85 3,29 B. Nguyên liệu Lá nón Bó 5,60 5,55 5,85 5,62 Vòng cái Chiếc 100,00 100,00 100,00 100,00 Vòng con Bó 3,81 3,79 3,77 3,80 Mo Bó 5,69 6,56 6,30 6,17 Sợi guột Bó 100,00 100,00 100,00 100,00 Cước 100g 1,83 1,98 1,94 1,91 Lao động Công 57,44 60,68 65,54 61,00 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Nhìn vào bảng ta thấy bình quân mỗi hộ có từ 3 đến 4 chiếc khuôn để làm nón, thường một chiếc khung các hộ sử dụng được hơn một năm mới thay khuôn mới. Các hộ có lao động chính làm nón có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên hay ở tổ III có nhiều khuôn hơn các hộ ở 2 tổ còn lại vì có nhiều năm kinh nghiệm làm nghề này nên số lượng khuôn trong hộ lớn. Trung bình để làm 100 chiếc nón các hộ cần có 5,62 bó lá nón, 100 chiếc vòng cái, 3,8 bó vòng con, 6,17 bó mo tre, 100 bó sợi guột, gần 200g cước. Hầu hết các nguyên vật liệu này các hộ đầu tư không có sự chênh lệch lớn. Tại chỉ tiêu vòng con, ta thấy nhóm hộ I cần 3,81 bó vòng, nhóm II 3,79 bó và 3,77 bó đối với nhóm III cho 100 chiếc nón thành phẩm. Như vậy ta thấy nhóm I phải sử dụng nhiều hơn đối với 2 nhóm còn lại, điều này lý giải được nhóm I kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế, chưa tận dụng hết được lượng nan vòng hoặc nan bị hỏng trong một bó vòng con. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam 25 Ở chỉ tiêu lao động, ta thấy rõ được sự chênh lệch của tuổi tác giữa các nhóm hộ. Tuổi của lao động làm nón chính trong hộ tỷ lệ thuận với công lao động, tức thời gian làm ra 100 chiếc nón của lao động. Các lao động ở các hộ thuộc nhóm I có thời gian làm ra 100 chiếc nón, chỉ mất có 57,44 công, tức 1 ngày, các lao động ở nhóm hộ này làm được gần 2 chiếc nón, trong khi 2 hộ còn lại chỉ làm được 1 hoặc hơn 1 chiếc nón thành phẩm. Điều đó cho thấy, tuy các hộ có lao động làm nón lâu năm kinh nghiệm sử nhưng do giới hạn tuổi tác, tuổi càng cao thời gian để làm ra một chiếc nón càng nhiều. Đại học Kin h tế Hu ế 26 Bảng 6: Chi phí sử dụng nguyên vật liệu cuả các hộ cho 100 chiếc nón thành phẩm Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Chỉ tiêu BQC Tuổi =60 đ % đ % đ % đ % A.Dụng cụ sản xuất Khuôn 122.229 5,87 103.556 5,11 128.684 6,13 147.538 6,57 B. Nguyên liệu 0,00 0,00 0,00 0,00 Lá nón 422.270 20,29 441.914 21,81 436.986 20,80 478.974 21,33 Vòng cái 100.208 4,81 98.333 4,85 103.158 4,91 98.462 4,38 Vòng con 90.646 4,35 94.111 4,64 86.491 4,12 91.308 4,07 Mo 339.205 16,30 337.646 16,66 340.729 16,22 346.885 15,45 Sợi guột 11.292 0,54 11.444 0,56 10.737 0,51 11.692 0,52 Cước 21.626 1,04 20.204 1,00 22.876 1,09 22.178 0,99 Lao động 974.000 46,79 919.111 45,36 970.947 46,22 1.048.615 46,70 Tổng 2.081.476 100 2.026.319 100 2.100.608 100 2.245.652 100Đại học Kin h tế Hu ế 27 Từ bảng chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các hộ trên ta thấy, bình quân để làm ra 100 chiếc nón thành phẩm của các hộ là 2.081.476 đ. Trong đó chi phí công lao động gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 46,79 % trên tổng chi phí tương ứng với 974.000 đ, tiếp đến là mo tre và lá nón lần lượt chiếm 16,3% và 20,29% trong tổng chi phí tương ứng với 339.205 đ và 422.270 đ. Các hộ nhóm III có chi phí cao nhất lên đến 2.245.652 đ trong khi 2 nhóm hộ I và II lần lượt chỉ có 2.026.319 đ và 2.100.608 đ vì do các lao động trong nhóm hộ này mất nhiều thời gian làm ra một chiếc nón hơn nên chi phí cho công lao động cao hơn các nhóm còn lại. Còn lại hầu hết không có sự chênh lệch lớn giữa giá cả các chỉ tiêu nguyên liệu còn lại. 2.3.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất nón của các hộ điều tra năm 2010 2.3.2.1 Kết quả sản xuất nón của các hộ điều tra năm 2010 Theo kết quả điều tra va tính toán, thu nhập hỗn hợp bình quân một lao động là không cao, chỉ đạt khoảng hơn 3.000.000 đồng/lao động/năm. Bình quân 1 năm các hộ chỉ làm nghề trong 8 tháng, còn những thời gian khác họ làm các công việc của nghề nông. Và như vậy, mức thu nhập trong các hộ là khoảng 250.000 đồng/tháng/lao động, tương đương với khoảng 8.000 đồng/ngày. Trong khi đó, ngày công lao động cũng trong nghề này vào khoảng 10.000 – 20.000 đ/ngày. Kết quả sản xuất 100 chiếc nón thành phẩm của các hộ làm nón được thể hiện trong bảng 7 Bảng 7: Kết quả sản xuất 100 chiếc nón thành phẩm của các hộ năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT Tuổi =60 LĐ BQ hộ LĐ/hộ 1,39 1,74 1,92 Năng suất Chiếc/LĐ 72 58 52 Sản lượng chiếc/hộ 100 100 100 Giá nón 1000đ/chiếc 30.556 27.947 29.846 Giá trị SX BQ 1000đ/LĐ 2.200 1.609 1.552 1000đ/hộ 3.056 2.795 2.985 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Đại học Kin h tế Hu ế 28 Trên bảng 7 ta thấy, giữa các nhóm hộ đã có sự chênh lệch về năng suất và giá bán nón, nhóm I có năng suất cao nhất với 72 chiếc nón/lao động và giá bán bình quân trong nhóm hộ này cũng cao nhất 30.556 đ/chiếc, tuy lao động trong nhóm hộ này hầu như chỉ có 1 nhưng vì còn trẻ, tinh mắt nhanh tay nên năng suất của mỗi lao động trong hộ cao đồng thời nhóm này cho chất lượng nón tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn các nhóm còn lại. Ngược lại lao động trong các hộ nhóm III hầu hết là 2 lao động nhưng do tuổi cao nên năng suất thấp chỉ 52 chiếc/lao động, tuy vậy do các lao động này chỉ có làm nón không phải tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác nên chất lượng chiếc nón của nhóm hộ tốt hơn các hộ ở nhóm II nên giá bán cũng cao hơn. Từ bảng trên cho thấy năng xuất và chất lượng nón của mỗi lao động tỷ lệ nghịch với độ tuổi của lao động trong nghề. Giá trị sản xuất bình quân một hộ từ nghề nón không cao, 100 chiếc nón thành phẩm của nhóm hộ I cho giá trị cao nhất chỉ được hơn 3.000.000 đ/ hộ. Nguyên nhân chủ yếu là do nghề làm nón vẫn là nghề phụ, quy mô sản xuất còn nhỏ, phân tán, các hộ chưa chủ động được thị trường, sản phẩm đơn giản, chủ yếu là loại nón chóp truyền thống nên giá trị kinh tế chưa cao, thu nhập của người lao động thấp 2.3.2.2 Hiệu quả sản xuất nón của các hộ điều tra năm 2010 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung cũng như sản xuất nón nói riêng ngày nay là nền sản xuất hàng hóa, do vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến quyết định của người dân. Hiệu quả kinh tế là tiền đề để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng đạt được và phần hao phí vật chất, lao động bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế là mức bình quân GO, IC, VA, TC Để thấy rõ hơn hiệu quả sản xuất nón ở các hộ ta đi vào phân tích bảng 7. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có sự chệch lệch nhỏ giữa các chỉ tiêu của các nhóm hộ. Nhìn chung thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất ở nhóm hộ I đều cao hơn hai nhóm hộ còn lại như: GO bình quân của các hộ nhóm I là 3.056 nghìn đồng/100 chiếc, nhóm II là 2.795 nghìn đồng/100 chiếc và 2.985 nghìn đồng/100 chiếc Đại học Kin h tế Huế 29 đối với nhóm III. IC bình quân của các hộ nhóm III cao nhất trong ba nhóm hộ, nhưng giá trị gia tăng không cao như các hộ nhóm I. Điều này cho thấy các hộ ở nhóm III tuy đầu tư cho nguyên vật liệu tốt nhưng do giới hạn về khả năng sản xuất nên giá trị gia tăng trên 100 chiếc nón thành phẩm không cao. Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trên 100 chiếc nón thành phẩm của hộ năm 2010 Các chỉ tiêu KH ĐVT Tuổi BQC =60 1. Tổng giá trị sản xuất GO 1000 đ 3.056 2.795 2.985 2.938 2. Chi phí trung gian IC 1000 đ 1.107 1.130 1.197 1.140 3. Giá trị gia tăng VA 1000 đ 1.948 1.665 1.788 1.799 4. Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí trung gian GO/IC Lần 2,91 2,63 2,55 2,71 Tỷ suất giá trị gia tăng trên chi phí trung gian VA/IC Lần 1,91 1,63 1,55 1,71 5. Hiệu quả sử dụng lao động Giá trị sản xuất trên lao động GO/LĐ 1000 đ 2.715 1.924 1.804 2.177 Giá trị gia tăng trên lao đông VA/LĐ 1000 đ 1.744 1.170 1.060 1.348 Nguồn: Số liêu điều tra năm 2010 Qua bảng ta thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thì các hộ ở nhóm II thu được 2,63 đồng giá trị sản xuất và 1,91 đồng giá trị gia tăng, còn ở nhóm III chỉ thu được 2,55 đồng giá trị sản xuất và 1,79 đồng giá trị gia tăng; trong khi đó các hộ ở nhóm I lên đến 2,91 đồng giá trị sản xuất và 2,13 đồng giá trị gia tăng, cao nhất trong ba nhóm. Điều này cho thấy nhóm I tuy ít kinh nghiệm làm nón nhưng có sức trẻ nên đã đạt được hiệu quả kinh tế làm nón cao hơn đối với các nhóm hộ còn lại. Phản ánh ngay Đại học Kin h tế Hu ế 30 Bán tại nhà Người thu gom Hộ buôn lớn Cửa hàng hoặc người bán lẻ Người tiêu dùng Mang ra chợ 30% Hộ sản xuất 70% trong 2 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Ta thấy, cả giá trị sản xuất và giá trị gia tăng trên một lao động của các hộ nhóm I đều cao hơn hẳn các nhóm hộ còn lại, lần lượt là 2.715 nghìn đồng/lao động và 1.744 nghìn đồng/lao động. 2.4 Tình hình tiêu thụ nón của các hộ điều tra Trong bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào, nhà sản xuất cũng đều rất quan tâm đến đầu ra của sản phẩm. Sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được mang đi tiêu thụ. Nón của các hộ chủ yếu đem tiêu thụ ở chợ. Đặc biệt là vào những phiên chợ chính là ngày 4, 10 và các phiên chợ phụ là ngày 1,3,6,8 âm lịch. Chợ Chuông là nơi mua bán nón và cung cấp nguyên liệu cho hầu hết các tỉnh miền Bắc. Vào phiên chính, khách đổ về chợ rất đông. Đây là dịp người bán nón có thể bán giá cao hơn các phiên chợ phụ và ngày thường. Đến ngày phiên chợ, các hộ làm nón dù nhiều hay ít đều mang ra chợ bán, từng xâu một, khách ở các tỉnh về mua như: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định... Sơ đồ 1: Sơ đồ kênh tiêu thụ Đại học Kin h tế Hu ế 31 Ngoài ra, một số hộ thì tiêu thụ ngay tại nhà, “tự sản tự tiêu”, gia đình là một phân xưởng – cửa hàng, tỷ lệ này chiếm khoảng 30% trên tổng số hộ làm nón. Cũng không ít tác nhân thu gom đến đặt hàng cho hộ làm nón theo yêu cầu với thị trường tiêu thụ của mình. Có người còn mua nguyên liệu làm nón cho hộ, khi đến lấy thì tính giá cả và trừ đi phần mua nguyên liệu. Cách làm này là để giữ mối làm ăn lâu dài với gia đình nên có sự liên hệ chặt chẽ hơn là mua hàng tại chợ. Đối với nghệ nhân làm nón và những người làm nón đẹp được biết tiếng thì đơn đặt hàng làm không hết chứ không phải đem ra chợ bán. 2.5 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển nghề làm nón tại làng Chuông 2.5.1 Thuận lợi Nghề làm nón ở Làng Chuông có ưu điểm lớn đó là sử dụng tới 90% lao động nhàn rỗi của lao động nông nghiệp, sản xuất được diễn ra tại nhà mà không cần nhà xưởng. Sản phẩm hiện nay chủ yếu là đồ dùng. Đặc biệt nghề này có tiềm năng về nhân lực, tạo việc làm cho rất nhiều lao động. Phát triển nghề này sẽ giải quyết việc làm cho số đông lao động nhàn rỗi, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm bớt một phần nguyên nhân gây ra tệ nạn xã hội. Hiện ở địa bàn xã Phương Trung đã có doanh nghiệp Hùng Hương làm dịch vụ tốt đủ khả năng, đủ tầm cỡ làm cầu nối vững chắc giữa làng nghề với thị trường. Không chỉ vậy, nhân dân đã chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, được bán sẵn tại chợ Chuông trong các phiên chợ hàng tháng. Tuy vậy nguôn lao động cho phát triển nghề này là tương đối dồi dào nhưng chất lượng lao động còn thấp. Ngoài ra nghề nón còn những điều kiện thuận lợi để phát triển như: - Kinh nghiệm truyền thống; - Không cần nhà xưởng. - Hộ sản xuất tại nhà nên vẫn có điều kiện kết hợp làm những công việc khác như làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi lợn, gà... - Làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân, đó là tăng thu nhập từ các nghề phi nông nghiệp; - Tạo không khí làm việc mới tại các thôn, tăng cường tính đoàn kết, truyền thống. Đại học Kin h tế Hu ế 32 - Hơn 70% lao đông là nữ nên khéo tay, cân cu, chịu khó. - Cần ít vốn sản xuất. - Ít ảnh hưởng đến môi trường; 2.5.2 Khó khăn Dù có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhưng cũng không tránh khỏi những trở ngại, khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ như: - Sự xuất hiện sản phẩm tiêu dùng thay thế nón. - Thu nhập thấp nên người dân dễ chuyển hướng sản xuất, nghề làm nón có thể bị mai một. - Cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của địa phương khác. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm hẹp - Vấn đề vốn cũng gặp nhiều khó khăn với nguồn vốn hạn hẹp. Sự cạnh tranh và lien kết kỹ thuật cho các làng nghề còn hạn chế. - Ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng lớn đến công việc sản xuất sản phẩm, làm đình trệ sự phát triển của làng nghề. - Sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan nhà nước còn ở mức độ nhất định. Đại học Kin h tế Hu ế 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGHỀ LÀM NÓN TẠI LÀNG CHUÔNG – HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI 3.1 Định hướng phát triển nghề làm nón trên địa bàn huyện Thanh Oai Căn cứ vào thực trạng sản xuất của nghề, phương hướng phát triển sản xuất của nghề làm nón trong những năm tới là:  Tăng quy mô sản xuất, đặc biệt là các loại nón cỏ truyền như nón quai thao, nón chóp dứa Phát triển làng nghề, kết hợp hài hòa nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức sản xuất.  Phát triển nghề, làng nghề truyền thống phải tạo được động lực xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành các cụm trung tâm công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Từ đó thúc đẩy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn.  Phát triển nghề làm nón gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa lao động, nguyên liệu, thị trường và môi trường.  Phát triển các ngành nghề TTCN nói chung, cũng như nghề làm nón nói riêng gắn với dịch vụ du lịch. Phát triển các ngành nghề, làng nghề theo hướng hình thành những điểm du lịch văn hóa, để thu hút khách tham quan, từ đó sẽ tạo ra các ngành nghề khác phát triển, đặc biệt là dịch vụ.  Phát triển làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để lựa chọn các mặt hàng, chủng loại, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng và giá cả sản phẩm; sản phẩm của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất ở các địa phương khác trong cả nước.  Phải gắn với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho các làng nghề ở huyện tạo việc làm để tăng trưởng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu song cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển; vì vậy, việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ về nội lực để từng bước phát triển theo hướng bền vững. Đại học K n h tế Hu ế 34 3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề làm nón trên địa bàn làng Chuông - huyện Thanh Oai – Hà Nội 3.2.1 Giải pháp về thị trường Thị trường bao giờ cũng là căn cứ ban đầu để phát triển sản xuất. Vì vậy, thị trường ngày càng có ý nghĩa là vai trò động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của sản xuất hàng hóa tại làng nghề. Tình hình thị trường của các sản phẩm thủ công, hiện nay đã có những bước phát triển hơn hẳn so với thời kỳ trước, song thực tế nó vẫn mang tính tự phát và thiếu ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng thị trường cho các sản phẩm thủ công là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Mở rộng thị trường một mặt nhằm gia tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ, đồng thời tạo điều kiện mở rộng sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Mặt khác mở rộng thị trường là điều kiện giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chủ động vào quan hệ thị trường để từ đó xác định phương hướng sản xuất phù hợp, thỏa mãn nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của mình. Mỗi loại thị trường có những đặc thù riêng nên phải có những giải pháp phù hợp với mỗi loại thị trường đó. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu: * Thị trường tiêu thụ sản phẩm - Tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thông qua hình thức quảng cáo, triển lãm, hội chợ, đầu tư cho việc nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường, như các thông tin hàng hóa, chất lượng và giá cả hàng hóa, khách hàng và điều kiện mua bán của khách hàng, phương thức mua bán và thị hiếu người tiêu dùng. Việc nghiên cứu và dự báo thị trường cũng phải được coi trọng, nhất là những dự báo dài hạn và trung hạn đối với các loại sản phẩm. - Hỗ trợ cung cấp về thông tin thị trường thông qua các hình thức phong phú như: mở trang web giới thiệu sản phẩm; tổ chức và hỗ trợ cho các cơ sở đi tham quan hội chợ, tham quan làng nghề ở trong và ngoài tỉnh; phổ biến thông tin giá cả rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đại học Kin h tế Hu ế 35 - Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm như tổ chức tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác, ký kết các hợp đồng. - Khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành nghề ngay từ trong làng xã đến huyện, tỉnh. Thông qua các tổ chức này, các cơ sở sản xuất, các các nhân người thợ được trao đổi và cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, giá cả, thị hiếu tiêu dùng v.v, tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần có biện pháp tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, nâng cao nhu cầu, làm tăng sức mua. - Bản thân các cơ sở sản xuất cũng phải năng động trong việc thu thập và xử lý các thông tin về thị trường, giá cả, chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường của mình. * Thị trường đầu vào: cung cấp nguyên, vật liệu Thị trường nguyên, vật liệu cho nghề nón phần lớn là thị trường địa phương tại chỗ, gắn bó với nguồn tài nguyên và các loại sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc cung ứng này gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn nguyên liệu tại chỗ hầu như chỉ đủ duy trì sản xuất ở quy mô nhỏ chứ không đủ để mở rộng quy mô sản xuất. Vì vậy sản xuất nón phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên, vật liệu từ các địa phương khác. Hiện nay, tuy không phải là khó khăn lớn nhất nhưng việc khai thác và cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho sản xuất nón ở Làng Chuông còn gặp nhiều cản trở. Vì vậy, tỉnh, huyện cần có quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất, đồng thời cần phải tiêu chuẩn hoá các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất. 3.2.2 Giải pháp về đào tạo, nâng cao trình độ người lao động Tay nghề của người lao động gần như quyết định hoàn toàn chất lượng của sản phẩm. Đội ngũ lao động trong các hộ làm nón ở Làng Chuông nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Nhiều người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, mà chủ yếu là truyền Đại ọc Kin h tế Hu ế 36 thông trực tiếp. Để nâng cao trình độ quản lý và tăng nhanh số lượng, trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các hộ ở làng nghề trên địa bàn cần phải có những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ theo các hướng sau: - Nâng cao trình độ dân trí và học vấn cho người lao động. Bởi vì, trong thời gian qua ở các hộ làm nón trên địa bàn do tiếp xúc với nghề sớm, ngoài giờ học các em học sinh đã tham gia phụ việc và kiếm được tiền. Do cái lợi trước mắt nên các gia đình sẵn sàng cho con em mình bỏ học từ sớm để làm nghề. Mặc dù số lao động trẻ có thể rất giỏi về kỹ thuật tay nghề nhưng lại kém cỏi về trí thức sẽ là trở ngại lớn cho quá trình CNH, HĐH nông thôn. - Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, truyền nghề. Cải tiến chương trình và tổ chức lại hệ thống các trường dạy nghề. Tập trung chủ yếu vào đào tạo những kiến thức thiết thực cho việc phát triển nghề, các kỹ năng có tác dụng thiết thực cho nghề. Ngoài các tổ chức, các trung tâm dạy nghề trong huyện, xã cần có các lớp tập huấn ngay tại địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành thực tế tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn, giữa truyền nghề trực tiếp với đào tạo cơ bản. - Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi đối với sự phát triển của nghề nón. Các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã cần tiến hành những việc cần thiết như: có chính sách ưu đãi đối với những nghệ nhân, thợ giỏi, những người có tay nghề cao, bên cạnh đó khuyến khích họ truyền nghề giới thiệu những bí quyết nghề cho thế hệ sau. - Trên địa bàn các xã nên thành lập các "Câu lạc bộ nghề " nhằm thu hút các nghệ nhân, những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm tham gia. Từ đây, các nghệ nhân có điều kiện tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm với nhau, đồng thời cũng là nơi nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ nối tiếp. 3.2.3 Giải pháp về chính sách Các cơ quan chức năng cần có sự đầu tư và những chính sách khuyến khích cao sự phát triển của làng nghề. Một là, chính sách tạo vốn và khuyến khích đầu tư: Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống. Để làm tốt việc này cần có trung tâm hỗ trợ Đại học Kin h tế Hu ế 37 tài chính và bảo lãnh tín dụng. Sự giúp đỡ này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo vốn cho các làng nghề, làm cho quy mô sản xuất được mở rộng và thu hút vốn đầu tư ngày càng nhiều. Đa dạng hoá các hình thức cho vay vốn đối với làng nghề, có chính sách thực hiện lãi suất ưu đãi, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay. Tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu hạ lãi suất cho vay đối vói nông dân nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng trên cơ sở giảm chi phí dịch vụ ngân hàng. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay có bảo lãnh đối với hộ dân nghèo, có chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện sản xuất kinh doanh. Cải tiến các thủ tục cho vay sao cho thật đơn giản, mặt khác vẫn phải bảo đảm an toàn vốn vay. Khuyến khích các doanh nghiệp trong làng nghề truyền thống, nhất là ngành nghề thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các làng nghề truyền thống nói chung và làng Chuông nói riêng cần kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, tiếp xúc với đối tác nước ngoài để tìm cơ hội trong liên doanh, liên kết. Tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nhằm tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động. Hai là tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với làng nghề truyền thống: Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, làng nghề truyền thống do mất thị trường tiêu thụ sản phẩm đã rơi vào tình trạng mai một, không phát huy được tiềm năng vốn có của mình. Nguyên nhân của tình trạng đó là: Thiếu năng động trong việc chuyển nghề, cải tiến kỹ thuật mẫu mã, chưa duy trì sản xuất. Nhưng mặt khác, nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là việc quản lý. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh cho các làng nghề. Ngoài luật và chính sách chung có liên quan đến phát triển làng nghề, nên có hệ thống chính sách riêng cho làng nghề truyền thống phải đồng bộ và hướng vào mục tiêu đã định. Từ đó tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh Đại học Kin h tế Hu ế 38 ở các làng nghề, trong đó đặc biệt chú ý đến chính sách trợ giúp cho làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hoá, nhưng đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Để thực hiện sự giúp đỡ có hiệu quả của Nhà nước đối với làng nghề truyền thống, cần xây dựng một chiến lược toàn diện, tiến hành điều tra khảo sát, quy hoạch tổng thể cho sự phát triển của làng nghề. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, khẩn trương hình thành, phát triển các tổ chức tư vấn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn nên tập trung vào những lĩnh vực xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và du lịch,... Tăng cường công tác quản lý đối với làng nghề trong cơ chế thị trường, cần chỉ đạo các cấp, nhất là cấp lãnh đạo địa phương theo dõi và nắm chắc những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, nhằm giúp cho cơ quan cấp trên có được số liệu chính xác, đưa ra quyết định đúng đắn mang tính khả thi cao. Từ đó, có kế hoạch phát triển mạnh mẽ những ngành nghề truyền thống mang hiệu quả kinh tế thiết thực, nhằm khai thác một cách đầy đủ nhất các lợi thế về lao động, về nguyên liệu và tay nghề,... Tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động của các hội nghề nghiệp. Trong cơ chế thị trường, sự ra đời của hội nghề nghiệp là rất cần thiết. Bởi vì, thông qua các tổ chức này mà các cơ sở sản xuất, cá nhân người thợ được cung cấp những thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, cũng như giá cả thị trường, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho nhiều người. Do vậy, nhà nước cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, giúp đỡ hội nghề nghiệp phát triển. Đại học Kin h tế Hu ế 39 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Nghề làm nón là một bộ phận kinh tế quan trọng của xã Phương Trung. Phát triển sản xuất nghề nón là biểu hiện cụ thể của việc phát triển hiệu quả và bền vững tại địa phương. Nó có tác động tích cực trong việc phân công lại lao động xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo ra sự gắn bó hữu cơ giữa các vùng nguyên liệu, giữa các thành phần kinh tế, tạo cho người lao động có thêm việc làm và tăng thu nhập. Thông qua việc bán sản phẩm mang bản sắc riêng của các địa phương trong huyện, nghề nón đã giới thiệu nét đẹp văn hóa với các khách hàng trong và ngoài nước, góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của dân tộc, từ đó tạo ra những giá trị văn hóa mới, xây dựng quan hệ cộng đồng văn hóa xã hội trong làng xã ngày càng tốt đẹp. 2. Trong những năm qua nghề làm nón trên địa bàn xã Phương Trung đã đạt được nhiều thành tựu phát triển, giải quyết số lao động nông nhàn và tạo việc làm cho cả lao động ở địa phương. Thu nhập tăng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, số hộ có kinh tế khá, giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm một cách rõ rệt qua các năm. 3. Sản xuất nón ở xã Phương Trung còn có một số điểm yếu kém cần khắc phục: - Các cơ sở sản xuất nhìn chung còn nhỏ, chủ yếu dưới hình thức các hộ gia đình. Tổ chức theo kiểu tự phát, ít có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Thiếu thông tin về thị trường và giá cả. Các cơ sở thường bán hàng qua trung gian nên bị ép giá, giá trị ngày càng thấp. Chưa chủ động về thị trường nên nhiều khi diễn ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh như tranh giành khách hàng, nhái mẫu mã - Trình độ học vấn, tay nghề của các chủ cơ sở và người lao động còn thấp nên gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường và đưa các mẫu mã mới vào sản xuất. - Các cơ sở sản xuất thường khởi nghiệp từ nông nghiệp nên vốn tích lũy thấp. Do thị trường vốn trong huyện chưa phát triển mạnh nên các cơ sở thường gặp khó khăn khi cần tăng thêm vốn, phổ biến tình trạng có vốn đến đâu thì đầu tư đến đó nên việc mở rộng quy mô sản xuất bị hạn chế. Đại học Kin h tế Hu ế 40 - Sản xuất còn mang tính thời vụ, chịu tác động của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Vào thời điểm nông nhàn thì rộ lên, còn khi vào thời vụ cấy, gặt thì các hộ ngừng lại để dành thời gian cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. 4. Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả của nghề nón, đề tài đã đưa ra các giải pháp. Nếu các giải pháp này được thực hiện tốt thì chúng ta tin rằng trong những năm tới các nghề nón ở Làng Chuông sẽ còn có nhiều bước tiến mới, đem lại những hiệu quả lớn về mặt kinh tế, xã hội cho huyện nói riêng và cho cả huyện Thanh Oai. 2. Kiến nghị Qua quá trình thực hiện đề tài, thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển sản xuất nghề nón trên địa bàn huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để cây cao su có thể phát triển vững chắc và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau: * Đối với Nhà nước - Cần tổng kết kinh nghiệm phát triển các nghề TTCN nói chung và nghề nón nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua và xây dựng một chương trình toàn diện và cụ thể về phát triển các nghề TTCN trong chương trình tổng thể về CNH, HĐH nông thôn. - Thực thi đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự khôi phục, hình thành và phát triển của nghề nón. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các chính sách và biện pháp hỗ trợ về ổn định và mở rộng thị trường, tạo lập và tăng cường vốn, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đào tạo các nhà doanh nghiệp, người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất. * Đối với các cấp chính quyền địa phương - Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến công nhằm kịp thời khuyến khích nghề nón phát triển. - Tổ chức những cơ quan chuyên môn cung cấp thông tin về thị trường một cách thường xuyên và cập nhật cho các cơ sở sản xuất nón. Đại học Kin h tế Hu ế 41 - Tăng cường chính sách tín dụng, liên kết chặt chẽ các ngân hàng tại địa phương nhằm hỗ trợ về vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất nón. - Tăng cường hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động ở các cơ sở sản xuất nón. - Cấp huyện nên dành một phần kinh phí nhất định trong kinh phí ngân sách cấp hàng năm nhằm hỗ trợ cho phát triển tiểu thủ công nghiệp địa phương nói chung và nghề nón nói riêng. * Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nón - Tranh thủ và bố trí sử dụng các nguồn lực hiện có và sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. - Tăng cường hợp tác, liên kết với nhau và với các đối tác nhằm nâng cao sức mạnh trên thị trường và hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm giữ vững uy tín và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm ở các cơ sở sản xuất. Đại học Kin h t Hu ế 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Hội thảo "Mỗi làng một nghề", Hà Nội. 2. Cục xúc tiến thương mại (2004), Báo cáo tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đi các nước trên thế giới, Hà Nội. 3. Đỗ Thị Hảo (2001), Nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam và các vị tổ nghề, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 4. Trần Minh Huân, Phạm Thanh Tùng (2007), "Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á", Tạp chí Công nghiệp, 6(1), tr.53 - 54. 5. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến (2006), Thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 6. Nguyễn Viết Sự (2001), Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001. 7. Nguyễn Kế Tuấn (1996), "Một số vấn đề về tổ chức sản xuất ở các làng nghề thủ công", Kỷ yếu Hội thảo Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, tr. 83 - 92. 8. Báo cáo két quả lãnh đạo thực hiện các năm 2006, 2007, 2008, 2009 của đảng bộ nhân dân xã Phương Trung. 9. Cẩm nang du lịch Việt Nam Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_nghe_lam_non_la_cua_cac_ho_tren_dia_ban_lang_chuong_xa_phuong_trung_huyen_thanh_oai_ha_noi.pdf
Luận văn liên quan