Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014

Việc hiểu rõ diễn biến của lạm phát, hiểu được quy luật biến động của lạm phát, phân tích các nhân tố ảnh hưởng lạm phát là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình điều hành và nghiên cứu chính sách. Bài nghiên với đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2014” đã tập trung nghiên cứu từ lý thuyết cho đến định lượng lạm phát của Việt Nam dựa trên mẫu số liệu hàng quý, trong giai đoạn 2005-2014 của 7 biến số kinh tế vĩ mô. Trên cơ sơ áp dụng mô hình tự hồi quy vector VAR, bài nghiên cứu đã phân tích rõ tác động giải thích lạm phát của các nhân tố vĩ mô, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm kiểm soát lạm phát thông qua các nhân tố ảnh hưởng này. Các nội dung chính bài nghiên cứu đạt được bao gồm: Thứ nhất, làm rõ được các nguyên nhân gây ra lạm phát trên lý thuyết, phân tích được tình hình diễn biến lạm phát của Việt Nam trong mối tương quan với các nhân tố chính tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2014. Thứ hai, dựa trên nền tảng là các công trình nghiên cứu trước về lạm phát Việt Nam, bài nghiên cứu đã xây dựng được mô hình định lượng đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát ở Việt Nam được giải thích tốt nhất bởi hai nhân tố chính bao gồm: Tâm lý người dân, tốc độ tăng trưởng của cung tiền; còn các nhân tố còn lại là tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng, giá dầu, tỷ giá, xuất nhập khẩu ròng cũng giải thích được lạm phát nhưng với mức độ thấp hơn. Mỗi nhân tố có độ trễ tác động đến lạm phát là khác nhau, trong đó có thể phân thành 2 nhóm nhân tố ngắn hạn và dài hạn. Nhân tố tác động đến lạm phát trong ngắn hạn bao gồm: lạm phát kì trước, giá dầu thế giới, xuất nhập khẩu, còn nhân tố ảnh hưởng dài hạn gồm: cung tiền, lãi suất, tỷ giá. Cuối cùng, tương ứng với các vấn đề trên, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đó là: nhóm giải pháp cho chính sách giá cả, nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ, nhóm giải pháp về chính sách tỷ giá, nhóm giải pháp về chính sách lãi suất. Do thời gian nghiên cứu, kiến thức người viết có giới hạn và sự hạn chế trong số liệu nghiên cứu nên bài nghiên cứu có thể chưa đưa hết vào mô hình những Đại h

pdf96 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 4621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốc độ tăng giá trong nước hay không? Bằng đồ thị trực quan trên, có thể đưa ra nhận xét nhập siêu có tác động tương đối cùng chiều đến tỷ lệ tăng giá tiêu dùng, nền kinh tế càng nhập siêu thì chỉ số CPI sẽ tăng càng cao. Năm 2008 tỷ lệ tăng CPI đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2005 - 2014 với 23,1% thì nhập siêu của năm 2008 cũng đạt giá trị cao nhất 18029 triệu USD, năm 2014 giá trị nhập siêu giảm xuống, thậm chí còn mang giá trị âm, tức là xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, điều này kéo theo tỷ lệ tăng CPI năm 2014 giảm xuống còn 4,1%. Tuy nhiên, mức độ tác động thực sự của nhập siêu đến lạm phát Việt Nam như thế nào phải thông qua mô hình VAR ở phần sau mới khẳng định được. 2.3.6 Giá dầu thế giới Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê và EIA. Biểu đồ 2.6: Giá dầu thế giới và tốc độ tăng CPI Việt Nam giai đoạn 2005-2014 68.75 78.03 82.94 109.76 68.34 86.7 101.25 97.61 97.98 92.19 8.4 7.5 8.3 23.1 6.7 9.2 18.7 9.1 6.5 4.1 0 5 10 15 20 25 0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Giá dầu thô Tốc độ tăng CPI %USD/thùng Đạ i h ọc K inh tế H uế 46 Trong bài báo Mai Nguyễn (2015) đã chỉ ra rằng: Glen B. Maguire - chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của ngân hàng ANZ đánh giá như sau: khi giá dầu giảm 10% trong 4 quý liên tiếp, GDP của Việt Nam cũng sẽ chỉ giảm 0,1%, trong khi lạm phát có thể giảm 2,6 – 2,7%. Khẳng định này càng đúng khi những tháng đầu năm 2015, vấn đề nóng bỏng được cả thế giới quan tâm và liên tục cập nhật là giá dầu giảm liên tục, đã có lúc giảm xuống đáy với mức thấp hơn 50$/thùng và theo dự báo vẫn có thể giảm xuống thấp hơn nữa, điều này đã kéo theo chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2015 giảm mạnh, thậm chí trong tháng tết nguyên đán theo như những năm trước sẽ tăng nhưng năm nay lại giảm 0.05%. Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian của bài nghiên cứu này, không nghiên cứu số liệu của năm 2015 mà chỉ từ giai đoạn 2005 - 2014. Xem xét sự biến động giá dầu thế giới (cụ thể là xem xét giá dầu ở thị trường nước Mỹ, vì Mỹ là 1 gia có nền kinh tế mạnh, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới kể cả Việt Nam) và tỷ lệ tăng CPI Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014 qua biểu đồ dưới đây để thấy giá dầu và tỷ lệ tăng CPI Việt Nam có mối tương quan không? Như trên đồ thị, giá dầu thô trong 3 năm 2006 đến 2008 liên tục tăng, từ 78.03$/thùng năm 2006 lên đến đỉnh điểm 109.76$/thùng vào năm 2008, khiến chỉ số CPI tăng từ 1 con số 7,5% năm 2006 lên 2 con số 23,1% năm 2008. Sau lần lên cơn sốt vào năm 2008, giá dầu thế giới đột ngột rơi xuống vào năm 2009 với mức 68.34$/ thùng, với mức giảm đến 38%, kéo theo chỉ số tăng CPI bình quân năm 2009 chỉ đạt 6,7% giảm đến 16,4% so với năm 2008. Nhưng tiếp năm sau đó 2010 giá dầu lại liên tiếp tăng trong 2 năm liền đến năm 2011 đạt mức 101.25$/thùng kéo theo chỉ số CPI năm 2011 tăng lên 18.7%. Sau lần tăng giá năm 2011, những năm sau 2012, 2013, 2014 giá dầu bắt đầu có xu hướng đi xuống và tốc độ tăng CPI cũng từ đó giảm theo. Đặc biệt, từ tháng 8 năm 2014, giá dầu thế giới bắt đầu có giảm, kéo theo giá dầu trung bình cả năm giảm theo, mặc dù sức giảm không đáng kể so với năm 2013, vì chỉ có giai đoạn cuối năm giá dầu mới giảm đột ngột xuống, đáng kể là tháng 12 xuống mức 60,62$/thùng, còn những tháng đầu năm giá vẫn tăng trên 100$/thùng, Đạ i h ọc K inh tế H uế 47 thực tế giá thì chưa giảm đáng kể, nhưng xu hướng đã khiến cho tâm lý của người dân bị tác động, cùng với sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau đã kéo theo tỷ lệ tăng giá tiêu dùng Việt Nam năm 2014 cũng ở mức thấp ở đáy. Như vậy, biểu đồ trên từ năm 2006-2014 đã thể hiện một sự trùng hợp: khi giá xăng dầu đạt mức cao nhất vào năm 2008 thì năm đó cũng chính là năm để lại dấu ấn với tỷ lệ tăng của chỉ số CPI cao bất ngờ, và khi giá xăng dầu có dấu hiệu giảm, thì tỷ lệ tăng giá tiêu dùng trong năm đó cũng giảm theo, mặc dù tỷ lệ tăng giá cao hay thấp vẫn còn phụ thuộc vào mức độ tác động của nhiều yếu tố khác nữa, nhưng yếu tố sốc giá dầu thế giới là không thể phớt lờ, nên cần được đo lường cụ thể mức độ tác động như thế nào qua mô hình VAR của bài nghiên cứu. 2.4 Ứng dụng mô hình VAR để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam 2.4.1 Xử lí đầu vào Sau khi thu thập được số liệu từ nguồn đáng tin cậy, toàn bộ số liệu đầu vào được chuyển sang dạng logarit tự nhiên, trừ lãi suất bình quân liên ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP. Mục đích của việc lấy log là để đưa về phần trăm, giảm bớt độ phân tán cao, cũng như hạn chế một số quan sát có giá trị bất thường của dữ liệu gốc, giúp cho bộ dữ liệu ổn định hơn, giống như trong các nghiên cứu của Dương Thị Thanh Mai (2002), Phạm Thế Anh (2008), viện nghiên cứu VERP (2011), Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2012), đã thực hiện. 2.4.2 Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu Sau khi đã lựa chọn được các biến, và xử lí dữ liệu đầu vào cho mô hình, ta tiến hành kiểm định tính dừng cho chuỗi dữ liệu đó. 2.4.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng Giả thuyết kiểm định: H0: β = 0 (yt là chuỗi dữ liệu không dừng) Đạ i h ọc K inh tế H uế 48 H1: β < 0 (yt là chuỗi dữ liệu dừng) Giá trị tới hạn τ được xác định dựa trên bảng giá trị tính sẵn của Mackinnon (1996). Giá trị tới hạn này cũng được tính sẵn khi kiểm định ADF bằng cách sử dụng phần mềm Eviews. Để kiểm định giả thuyết Ho, ta so sánh giá trị kiểm định τ tính toán với giá trị τ tới hạn của Mackinnon ở các mức ý nghĩa, nếu trị tuyệt đối của giá trị tính toán lớn hơn trị tuyệt đối giá trị tới hạn ở các mức ý nghĩa, thì giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ, tức chuỗi dữ liệu có tính dừng và ngược lại. Hoặc cũng có thể dựa vào giá trị P-value của mô hình chạy ra, nếu P-value < 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H1 tức là chuỗi dữ liệu có tính dừng. 2.4.2.2 Kết quả kiểm định Unit Root Test–ADF của các chuỗi dữ liệu Bảng 2.2: Kiểm định Unit Root Test-ADF cho các chuỗi dữ liệu Biến P-value Kết luận Chuỗi dữ liệu ban đầu GDP 0.5517 Không dừng R 0.5118 Không dừng LCPI 0.4727 Không dừng LM2 0.2786 Không dừng LTG 0.9373 Không dừng LXNK 0.0208 Dừng LOIL 0.0024 Dừng Chuỗi sai phân bậc 1 DLCPI 0.0000 Dừng DGDP 0.0030 Dừng DLM2 0.0003 Dừng DLTG 0.0025 Dừng DR 0.0000 Dừng Đạ i h ọc K inh tế H uế 49 Theo kết quả ở phụ lục 2, được trình bày tóm tắt ở bảng trên cho thấy chuỗi dữ liệu log ban đầu của 5 biến, trừ 2 biến GDP, R là không lấy log, thì chỉ có 2 biến là log của giá dầu thô (LOIL) và log của xuất nhập khẩu ròng (LXNK) là dừng, còn lại 5 biến còn lại là không dừng, hay có nghiệm đơn vị. Vì vậy, ta tiến hành lấy sai phân bậc 1, ta được một chuỗi dữ liệu tất cả các biến đều dừng. Vậy, ta kết luận được: 2 biến GDP, R dừng ở sai phân bậc 1 của giá trị gốc ban đầu, 3 biến CPI, M2, TG dừng ở sai phân bậc 1 của giá trị log, và biến OIL và XNK dừng ở giá trị log ban đầu. 2.4.3 Lựa chọn độ trễ thích hợp Sau khi kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu các biến, ta tiến hành lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình. Bằng cách sử dụng phần mềm eviews, ta sẽ lựa chọn được chiều dài độ trễ k dựa trên tiêu chí AIC, SC, HQ, LR, FPE. Trong đó, 2 tiêu chí được xem xét là quan trọng nhất để lựa chọn độ trễ thích hợp nhất cho các biến là AIC và SC, cụ thể là giá trị k được lựa chọn sao cho AIC và SC nhỏ nhất. Bảng 2.3: Lựa chọn độ trễ tối ưu theo các tiêu chí Lag LR FPE AIC SC HG 0 NA 3,75e-11 -4,141015 -3,833109* -4,033548 1 109,9657 1,19e-11 -5,346140 -2,882888 -4,486399 2 81,50378* 5,15e-12 -6,505050 -1,886453 -4,893036 3 53,65397 4,69e-12* -7,615254* -0,841312 -5,250967* Dựa vào bảng trên (theo kết quả kiểm định trình bày ở phụ lục 3), kết hợp với thực tế của số liệu nghiên cứu, ta chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR là 3. 2.4.4 Kiểm định nhân quả Granger Để đảm bảo 7 biến được chọn đều giải thích được biến động của lạm phát, ta tiến hành kiểm định Granger giữa từng biến với CPI. Đạ i h ọc K inh tế H uế 50 Bảng 2.4. Kết quả kiểm định nhân quả Granger giữa CPI và các biến Tác động nhân quả P- value Tác động M2 đến CPI 0.0914 Có CPI đến M2 0.2364 Không R đến CPI 0.0439 Có CPI đến R 0.0450 Có TG đến CPI 0.0377 Có CPI đến TG 0.0615 Có OIL đến CPI 0.0025 Có CPI đến OIL 0.6055 Không XNK đến CPI 0.0545 Có CPI đến XNK 0.0788 Có GDP đến CPI 0.0756 Có CPI đến GDP 0.0541 Có Từ kết quả chạy ra trình bày ở phụ lục 4, tóm tắt lại bảng tổng hợp trên cho thấy 7 biến được chọn đều gây ra Granger cho CPI ,tức là có tác động giải thích cho lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2014, điều này chứng tỏ các biến được lựa chọn hoàn toàn phù hợp. Còn chiều ngược lại, CPI cũng gây ra Granger cho tất cả các biến ngoại trừ biến M2 và giá dầu thế giới. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài nghiên cứu này không đi sâu vào nghiên tác động ngược lại của lạm phát lên các biến số vĩ mô. Sau khi khẳng định được 7 biến để xây dựng mô hình là hoàn toàn phù hợp, để xem mức độ tác động của các biến đến lạm phát như thế nào, ta tiến hành chạy mô hình VAR với các biến được lựa chọn và xử lý như trên tại độ trễ thích hợp là 3 đã được lựa chọn. Mô hình như sau: D(lcpi)t= ∝ଵ൅ ∑ ߚଵ௝ܦሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߯ଵ௝ܦሺ݈݉2ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ Đạ i h ọc K inh tế H uế 51 ൅∑ ߜଵ௝ଷ௝ୀଵ ܦሺ݃݀݌ሻ௧ି௝ ൅∑ ߝଵ௝ଷ௝ୀଵ ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ି௝+∑ ߛଵ௝ܦሺݎሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߟଵ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ି௝+∑ ݐଵ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ି௝ +߮ଵ௧           ( 6 phương trình còn lại được trình bày ở phụ lục 8) Được kết quả, ta tiến hành kiểm định phần dư của mô hình cho kết quả là: tất cả phần dư của mô hình đều dừng (phụ lục 6), điều này chứng tỏ mô hình VAR cơ bản được xây dựng là hoàn toàn phù hợp với chuỗi dữ liệu và các biến được lựa chọn. 2.4.5 Phân tích kết quả phân rã phương sai Kết quả sử dụng mô hình VAR cơ bản kiểm định các yếu tố tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2014 thể hiện qua kết quả phân rã phương sai được trình bày ở phụ lục 5 của bài nghiên cứu. Bảng 2.5: Tác động giải thích mức độ ảnh hưởng của các biến đến lạm phát theo từng khoảng thời gian ĐVT: % 2 quý 4 quý 8 quý CPI 57,42% 41,61% 30,81% GDP 4,44% 8,56% 8,78% XNK 10,98% 5,15% 4,65% M2 10,16% 32,6% 29,84% R 0,25% 3,9% 11,91% TG 1,02% 4,74% 8,66% OIL 15,73% 3,44% 5,35% Dựa trên kết quả đó, bài nghiên cứu chọn ra sau 3 khoảng thời gian là 2 quý, 4 quý, 8 quý để phân tích tác động giải thích lạm phát của các biến trong mô hình và được trình bày ở bảng trên. Lí do chọn ra 3 khoảng thời gian trên vì đó là những khoảng trễ mà mức độ tác động của các biến đến lạm phát bắt đầu thay đổi, và có Đạ i h ọc K inh tế Hu ế 52 thể dựa trên 3 khoảng thời gian đó để phân tích biến động của lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn do nhân tố nào là chủ yếu. Từ kết quả đó, ta có thể thấy rằng: Thứ nhất, các biến đều tác động cùng chiều đến lạm phát, đây là một kết quả phù hợp với thực tế. Thứ hai, các biến tác động đến lạm phát theo 2 xu hướng: ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, CPI là nhân tố giải thích nhiều nhất cho lạm phát (đến 57,42%), tiếp theo là đến giá dầu thô nước ngoài giải thích được 15,73% cho lạm phát và XNK giải thích được 10,98%. Còn các nhân tố khác với mức độ ảnh hưởng đến lạm phát là rất thấp, chỉ giải thích cho lạm phát chưa đến 5%, mức độ giải thích của cung tiền M2 cho lạm phát sau 2 quý cũng không cao, chỉ 10,16%, GDP cũng chỉ giải thích được 4,44%. Như vậy, ta có thể kết luận được rằng, trong ngắn hạn, thì lạm phát quá khứ và lạm phát kỳ vọng của người dân sẽ là yếu tố thúc đẩy lạm phát nhanh nhất và ảnh hưởng của sốc giá thế giới cũng tác động tức thời lên giá hàng hóa trong nước, còn các yếu tố khác muốn tác động thì phải cần một độ trễ nhất định. Tuy nhiên, sau 4 quý mặc dù CPI vẫn là nhân tố có mức độ giải thích lớn nhất nhưng đã có sự giảm nhanh về mức độ giải thích của nó đến lạm phát chỉ còn 41,61%, mức độ ảnh hưởng của giá dầu thô, xuất nhập khẩu cũng giảm chỉ còn 3,44%, 5,15%. Mà thay vào đó là sự tăng lên về khả năng giải thích của các nhóm nhân tố khác: đáng chú ý là sự tăng mạnh của cung tiền M2 lên 32,6%, theo sau là tốc độ tăng trưởng GDP 8,56%. Với tỉ lệ giải thích được 32,6% lạm phát sau 4 quý của cung tiền M2, khẳng định được thực tế là khi lượng cung tiền càng nhiều thì lạm phát sẽ càng cao, nhưng sự ảnh hưởng của cung tiền đến lạm phát phải cần một khoảng thời gian thường là một năm. Sau thời gian 8 quý, ta nhận thấy đã có sự thay đổi cơ bản trong mức độ tác động của các nhân tố đến lạm phát. Các nhân tố CPI, xuất nhập khẩu, có mức độ ảnh hưởng tiếp tục giảm còn 30,81%, 4,65%. Các nhân tố còn lại: tỷ giá, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục tăng, nổi bật là lãi suất đã tăng lên giải thích cho lạm phát 11,91%. Còn nhân tố cung tiền sau khi tăng mức độ ảnh hưởng đến lạm phát sau 4 quý, thì đến quý thì 8 lại giảm xuống, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến lạm phát của cung tiền vẫn còn cao chiếm đến 29,84%. Như vậy, có thể kết luận Đạ i h ọc K inh tế H uế 53 rằng cung tiền chỉ tác động đến lạm phát trong dài hạn và giải thích tốt nhất cho lạm phát sau độ trễ là một năm. Còn GDP cũng tác động đến lạm phát trong dài hạn, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng thì không cao. So sánh với những biến động thực tế của lạm phát thì chúng ta thấy kết quả mô mình chạy ra tương đối phù hợp với những biến động của những yếu tố gây ra lạm phát Kết quả của mô hình đã khẳng định được những vấn đề sau: Đầu tiên, CPI của quý trước có ý nghĩa giải thích lạm phát cao nhất trong các quý đầu, nhưng sau đó tác động này giảm đi nhanh chóng. Điều này cho thấy rằng trong ngắn hạn, lạm phát quá khứ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lạm phát hiện tại. Kết quả này một lần nữa khẳng lại kết quả của những nghiên cứu trước IMF (2003), VERP (2011), Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2012) về vai trò quan trọng của lạm phát kỳ vọng của người dân. Điều này ngụ ý rằng, công chúng có khuynh hướng lưu giữ ấn tượng về lạm phát trong quá khứ, đồng thời từ đó có kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát trong tương lai, đây là hai yếu tố đồng thời chi phối mức lạm phát hiện tại, ký ức về lạm phát cao trong quá khứ chỉ bắt đầu mờ nhạt sau khoảng 6 tháng có lạm phát thấp liên tục và ổn định. Thứ hai, là nhân tố tỷ giá - nhân tố gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thị Thanh Mai (2002) là không hề tác động đến lạm phát. Ngược lại với nghiên cứu đó, trung tâm nghiên cứu Kinh tế và chính sách VEPR (2010) qua kết quả của mô hình VECM cho thấy: tỷ giá mà cụ thể là việc phá giá có tác động đáng kể làm tăng áp lực lạm phát. Theo kết quả của mô hình này, thì tỷ giá cũng giải thích được biến động của tỷ lệ lạm phát trong dài hạn, còn trong ngắn hạn có tác động thấp. Cụ thể là sau 2 quý với mức giải thích là 1,02% và tăng dần sau 4 quý 4,74% và sau 8 quý là 8,66%. Những kết quả đối lập nhau của mô hình chạy ra và các nghiên cứu trước là không có gì đáng bất ngờ, vì thực tế, những biến động gần đây của thị trường ngoại hối, đặc biệt là thị trường tự do trong năm 2009 và 2010, do niềm tin của người dân vào dòng tiền bị sụt giảm hoạt động đầu cơ và tình trạng đôla hóa sẽ dẫn đến kỳ vọng về lạm phát trở lại của người dân tăng lên, khiến cho tác động của tỷ giá đến lạm phát theo đó Đạ i h ọc K inh tế H uế 54 cũng tăng lên. Trong khi các bài nghiên cứu trong những khoảng thời gian khác nhau, những bài trước năm 2008 và sau năm 2008 có những nhận định khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Thứ ba, xuất nhập khẩu ròng tuy không có tác động lớn nhưng tác động của nó là tức thời. Kết quả này hoàn toàn là phù hợp với nền kinh tế Việt Nam: Việc xuất nhập khẩu ròng bị thâm hụt trong quý này, sẽ tạo đà cho việc tăng giá gây ra nguy cơ tiềm ẩn cho lạm phát. Thứ tư, về giá dầu thế giới, chúng tác động nhiều nhất trong giai đoạn 2 quý tức là trong ngắn hạn, còn sau đó 4 quý, 8 quý thì mức độ ảnh hưởng liên tục giảm. Đúng với thực tế Việt Nam, là một nước liên tục nhập khẩu nguyên liệu, nên giá nguyên liệu nhập khẩu tăng sẽ nhanh chóng theo sự tăng giá của các hàng hóa khác trong nước là điều tất yếu. Thực tế, trong những tháng đầu năm 2015, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều nóng sốt lên với cơn giảm giá mạnh của xăng dầu, chính sự giảm giá đó mà chỉ số CPI trong những tháng đầu năm 2015 ở mức rất thấp. Dù có tác động trong ngắn hạn, tuy nhiên mức độ tác động là chưa cao chỉ 15,73% (sau 2 quý), điều này khác với giải thích thường xuyên của chính phủ là lạm phát do các nhân tố bên ngoài như giá cả thế giới, nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng giá cả thế giới có khuynh hướng tác động lên giá cả trong nước thấp hơn so với các nhân tố khác trong nền kinh tế, kết quả đó là hoàn toàn ăn khớp với nhận định của các chuyên gia kinh tế lạm phát Việt Nam là do nội tại trong nước gây nên, chứ ảnh hưởng từ bên ngoài là không lớn, bởi lẽ vì sao cùng chịu một cú sốc giá thế giới, mà chỉ có Việt Nam là lạm phát tăng cao, trong khi các nước láng giềng như: Trung Quốc, Thái Lan lại kiểm soát với mức thấp. Thứ năm, về nhân tố cung tiền, hầu hết các nghiên cứu về lạm phát đã được chỉ ra đều đã đề cập đến và cũng kết luận rằng cung tiền có ảnh hưởng đến lạm phát với một thời gian trễ nhất định. Phù hợp với kết quả nghiên cứu đó, mô hình chạy ra cho thấy trong tức thời (2 quý) thì cung tiền chưa tác động kịp thời đến lạm phát, mà phải chờ đến 1 năm, khi đó nó mới thực sự giải thích tốt nhất cho lạm phát nước ta với mức độ ảnh hưởng cũng tương đối cao 32,6% và sau đó thì giảm dần. Kết quả này tương đồng với những nhận định của chuyên gia kinh tế: đối với các nước đang Đạ i h ọc K nh tế H uế 55 phát triển, việc tăng cung ứng tiền tệ sẽ là nguyên nhân thúc đẩy lạm phát tăng nhanh, nhưng với độ trễ là 1 năm. Thứ sáu, nhân tố lãi suất, mặc dù các nghiên cứu trước trong mỗi giai đoạn thì có kết quả trái ngược nhau, nhưng với kết quả kiểm định này thống nhất với kết luận của phần lớn các nghiên cứu đã được đề cập: Camen (2006), VERP (2011), Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2012) là lãi suất sẽ không ảnh hưởng ngay tức thì đến lạm phát mà nó tác động dai dẳng trong dài hạn, một chính sách tăng giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước trong giai đoạn này là mầm móng gây ra lạm phát trong những giai đoạn sau. 2.5 Tóm tắt chương 2 Ở chương 2, bài nghiên cứu đã tập trung làm rõ được các vấn đề: Thứ nhất, phân tích thực trạng diễn biến giá cả trong giai đoạn 2005-2014 tại Việt Nam. Qua đó, phân tích cụ thể các nhân tố bao gồm: chỉ số giá tiêu dùng CPI, tốc độ tăng cung tiền M2, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ giá USD/VND, xuất nhập khẩu ròng, lãi suất và giá dầu thế giới đã biến động như thế nào trong giai đoạn trên. Sau đó, dựa trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm được nêu ra ở chương 1, cũng như các nhân tố đã được phân tích, tiến hành xây dựng một mô hình định lượng – mô hình VAR gồm 7 biến trên. Sau khi tiến hành chạy mô hình, thu được kết quả như sau: trong ngắn hạn chỉ số giá tiêu dùng CPI và giá dầu thô thế giới có tác động mạnh nhất, còn nhân tố GDP và cung tiền M2 thì có tác động chủ yếu là trong dài hạn, sau 1 năm. Ngoài ra, các nhân tố như: tỷ giá, lãi suất tuy giải thích không quá lớn cho lạm phát nhưng lại có một tác động dai dẳng trong một thời gian dài. Đạ i h ọc K inh tế H uế 56 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Cơ hội và thách thức đối với việc kiểm soát lạm phát tại Việt Nam 3.1.1 Cơ hội Tiếp tục gặt hái thành công từ năm 2013 khi CPI cả nước chỉ tăng 6,04%, Kiểm soát lạm phát là điểm sáng, một thành tích nổi bật của năm 2014 khi lạm phát cả năm chỉ 4,09%. Việc lạm phát thấp là dấu hiệu tích cực và sẽ mang lại cho nền kinh tế hai lợi ích lớn mà trước hết, lạm phát thấp là biểu hiện tốt của sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nhờ đó, tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực. Ở thời điểm hiện tại, diễn biến tình hình lạm phát ở Việt Nam trong 3 năm gần đây đã thoát khỏi quy luật “2 năm cao, 1 năm thấp”. Điều này chứng tỏ rằng những chính sách và những công cụ của NHNN trong việc điều tiết thị trường tài chính đã phát huy tác dụng và đã đi đúng hướng được định ra. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để từ đó, việc kiểm soát lạm phát cũng như việc ổn định kinh tế vĩ mô sẽ được đảm bảo trong những năm tiếp theo. Trong công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và khắc phục hậu quả khủng hoảng, kế hoạch đang dần được tiến triển, việc ổn định thị trường cũng như nền kinh tế đã xây dựng lại niềm tin cho người dân sẽ tạo ra những thuận lợi rất lớn cho những năm tiếp theo. Xu hướng hàng hoá trên thị trường thế giới trong những năm tới được dự báo sẽ giảm giá cũng là một thuận lợi khác trong việc điều hành nền kinh tế. Theo dự báo của IMF, trong năm 2015, chỉ số giá năng lượng giảm khoảng 3%, lương thực thực phẩm giảm 6%, giá hàng hoá phi năng lượng giảm khoảng 1%. Việc giá cả của thị trường thế giới đồng loạt giảm nhẹ sẽ có tác động tích cực đến giá cả nhập khẩu, đồng thời giảm được áp lực lên lạm phát từ phía chi phí đẩy. Nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc, khôi phục lại sau giai đoạn khủng hoảng cùng với Việt Nam đang giảm được tình trạng nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại cũng tạo tín hiệu tốt cho thị trường nội địa. Đây là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp trong nước tăng gia sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế Đạ i h ọc K inh tế H uế 57 trong nước phục hồi. Bên cạnh đó, khi tình trạng đình trệ trong sản xuất được giải quyết, lạm phát có nguyên nhân từ chi phí đẩy cũng được đẩy lùi khi các doanh nghiệp có thể sản xuất với số lượng lớn hơn, từ đó tận dụng lợi thế theo quy mô, giá thành của sản phẩm của mình. Những kết quả gặt hái được trong quá trình đấu tranh chống tình trạng vàng hoá, đô la hoá nền kinh tế cũng mang lại những thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình kiểm soát lạm phát. Việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, trao đổi đô la, vàng giúp góp phần ổn định được tỷ giá cũng như thị trường tài chính, từ đó tạo ra sự ổn định trong hoạt động của nền kinh tế. 3.1.2 Thách thức Khó khăn đầu tiên chính là mục tiêu trong việc điều hành kinh tế vĩ mô trong năm 2015. Theo định hướng tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành ngày 03 tháng 01 năm 2015, tốc độ tăng trưởng của nước ta ở mức 6,2%/năm, tốc độ tăng giá tiêu dùng CPI khoảng 5%. Muốn đạt được con số này, Nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ tổng cầu, thúc đẩy việc tăng trưởng kinh tế. Điều đó có nghĩa là vai trò của CSTT và CSTK trong năm 2015 sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa trong việc hỗ trợ đối với khu vực sản xuất để tạo nên một lực đẩy mạnh mẽ dẫn đến sự chuyển biến của khu vực này so với năm 2014. Tuy nhiên, việc đồng thời thực hiện cả hai vai trò thúc đẩy việc kiểm soát lạm phát sẽ tạo áp lực rất lớn đối với CSTT bởi vì việc tăng nguồn vốn đầu tư vào thị trường, thúc đẩy tăng trưởng thị trường tín dụng và tổng phương tiện trong nền kinh tế tạo ra một nguy cơ tiềm ẩn làm bùng phát trở lại lạm phát. Việc thiếu đi những cải cách mạnh mẽ trong cơ cấu vốn đầu tư cũng là thách thức trong việc điều hành nền kinh tế và kiểm soát lạm phát. Tăng trưởng kinh tế năm 2015 vẫn lại chủ yếu dựa vào duy trì quy mô đầu tư khoảng 31% GDP, trong đó chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và vốn đầu tư công bên cạnh việc tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu với đầu tàu là doanh nghiệp FDI. Xu thế giảm mức độ đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và nông nghiệp làm cho nền kinh tế thiếu đi những lực đẩy mạnh mẽ từ chính trong nội tại của nền kinh tế. Đạ i h ọc K inh tế H uế 58 Mặc dù trong năm 2014 tuy kiềm chế được lạm phát ở mức thấp, nhưng nhóm hàng lương thực thực phẩm lại có dấu hiệu tăng trở lại. Việc biến đổi khí hậu, thiên tai và tình hình thời tiết không thuận lợi cho nuôi, trồng sản phẩm lương thực thực phẩm chính là nguyên nhân gây ra sự gia tăng này. Đặc biệt nguồn xuất khẩu chủ lực của nước ta lại là các sản phẩm nông sản, trồng trọt; điều này tiếp tục gây ra nhưng áp lực cho việc cải thiện tình hình xuất nhập khẩu, vô hình dung lại tạo thêm một áp lực nữa đối với tình hình lạm phát ở nước ta trong năm 2015. 3.2 Các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát tại Việt Nam. Thông qua việc phân tích thực trạng lạm phát tại Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát và đặc biệt là kết quả thu được từ mô hình nghiên ở chương 2 của bài nghiên cứu giúp chúng ta có những cơ sở để đề xuất các giải pháp kiểm soát lạm phát tại Việt Nam trong thời gian tới. Thứ nhất, từ kết quả ước lượng của mô hình chỉ ra rằng chỉ số CPI thường có hiệu ứng tức thời lên lạm phát và tiếp tục kéo dài trong 2,3 quý tiếp theo. Quãng thời gian này đủ để tạo nên một ký ức về lạm phát và do đó việc kiểm soát lạm phát sẻ khó khăn hơn. Thứ hai, kết quả ước lượng cũng cho thấy rằng các biến vĩ mô như cung tiền, lãi suất, tỷ giá đều phát huy ảnh hưởng lên lạm phát tuy nhiên độ trễ dài hơn so với chính sách giá cả. Mức độ ảnh hưởng trong một, hai quý là rất thấp, tuy nhiên tăng mạnh mẽ sau 4 quý trở đi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong dài hạn về chính sách kiểm soát lạm phát, các giải pháp nhằm ngăn ngừa với mục tiêu lạm phát rõ ràng sẽ có kết quả tốt hơn nhiều so với cố gắng xử lý, ngăn chặn lạm phát khi nó tăng lên. Thứ ba, kết quả mô hình cũng chỉ ra rằng yếu tố bên ngoài như giá dầu thế giới cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến lạm phát (nhập khẩu lạm phát) trong thời gian ngắn. Điều đó cho thấy rằng giá cả thế giới có khuynh hướng gây ảnh hưởng lên giá sản xuất trong nước theo kênh lan truyền từ giá sản xuất đến giá tiêu dùng gây nên hiệu ứng lạm phát. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian, từ 4 quý trở đi thì mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá dầu thế giới cũng yếu dần. Đạ i h ọc Ki nh tế Hu ế 59 3.2.1 Giải pháp chính sách giá cả 3.2.1.1 Cơ sở đề xuất giải pháp Nhà kinh tế học Samuelson cho rằng lạm phát có thể xuất phát từ các nguyên nhân cầu kéo (do các cơn sốc về nhu cầu hàng hoá tiêu dùng) hoặc phí phí đẩy (do các cơn sốc về phía cung) hoặc xuất phát từ những nguyên nhân không ổn định về tâm lý (kỳ vọng) về tình trạng lạm phát có thể xảy ra trong tương lai làm cho giá cả gia tăng. Kết quả mô hình ở chương 2 bài nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng lạm phát tăng cao ở Việt Nam một phần do lạm phát tâm lý, việc tăng giá 1 mặt hàng có thể gây tác động lây lan đến chi phí sản xuất, giá thành và giá bán của hàng loạt các hàng hoá, dịch vụ khác. Điều này được thể hiện rất rõ trong nhiều năm qua, như giá xăng tăng thì các mặt hàng từ thực phẩm đến dịch vụ đều đua nhau tăng giá theo để “tự vệ” vì sợ lỗ. Tuy nhiên khi giá xăng giảm thì không thấy mặt hàng nào giảm giá. Chính vì vậy bài nghiên cứu mạnh dạn đề xuất giải pháp quản lý chính sách giá cả để góp phần kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay. 3.2.1.2 Nội dung giải pháp Về quản lý hàng hoá, đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong nền kinh tế, đặc biệt là các nhóm quản lý hàng hoá được kinh doanh độc quyền, Nhà nước cần thực hiện điều tiết và quản lý giá theo cơ chế thị trường. Các hàng hoá, dịch vụ độc quyền trong nền kinh tế không nên để các doanh nghiệp tự định giá mà cần có để nhằm đảm báo tính cạnh tranh, tránh hiện tượng làm giá, phá giá, gây biến động bất thường đối với nền kinh tế. Thời gian vừa qua, việc sử dụng các quỹ bình ổn về giá cả đã có những kết quả nhất định cũng như xây dựng lại được niềm tin của công chúng. Vì thế, trong thời gian tới, việc xây dựng quỹ bình ổn về giá cho các mặt hàng nhạy cảm ở nước ta thực phẩm, xăng, dầu, điện nước là rất cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước cần phải làm rõ xem nguồn hình thành các quỹ này, lựa chọn thời điểm sử dụng quỹ thích hợp mang lại hiệu quả lớn nhất cho nền kinh tế. Chẳng hạn như tại Việt Nam các mặt hàng thường có dấu hiệu tăng giá vào dịp tết cổ truyền, đây cũng là dịp mà Đạ i h ọc K inh tế H uế 60 người dân mua sắm, trao đổi hàng hoá rất nhiều. Chính vì thế, đây là thời điểm thích hợp để sử dụng quỹ bình ổn nhằm ổn định thị trường, tránh tạo ra một số cú sốc lớn vào đầu năm. Còn trong các tình huống bình thường khác, việc sử dụng các biện pháp kinh tế, hành chính là cần thiết, điều này sẽ giúp tiết kiệm và lãng phí các quỹ này. Xây dựng những tổ chức hoạt động vì người tiêu dùng để thu thập các yếu kiến, đồng thời truyền tải mong muốn của người dân đến các doanh nghiệp, Nhà nước để các chủ thể này có thể kịp thời điều chỉnh chính sách, hoạt động của mình để ổn định được lạm phát. Các thông tin phản hồi từ phía thị trường là một thông tin rất quan trọng để các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động của mình, từ đó có những định hướng thích hợp trong chính sách giá cả. 3.2.2 Giải pháp chính sách tiền tệ 3.2.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp Từ kết luận thu được của chương 2, ta có thể thấy được cung tiền là một nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến lạm phát của Việt nam. Vì thế, việc đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp để kiềm chế lạm phát là vô cùng cần thiết. Cung tiền còn là một nhân tố vĩ mô được sử dụng để kích thích, điều tiết hoạt động của cả nền kinh tế của nước ta. Cho nên trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ, NHNN cần quan tâm các tín hiệu từ phía nền kinh tế, để có thể thực thi các chính sách phù hợp và hợp lý. Các biện pháp như bán các loại giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc với các ngân hàng hay tăng tỷ suất chiết khấu là những giải pháp tác động trực tiếp làm giảm cung tiền. Tuy nhiên, nếu các biện pháp này được áp dụng một cách cứng nhắc sẻ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, gây ra ảnh hưởng xấu đến sản xuất cũng như xuất khẩu. 3.2.2.2 Nội dung giải pháp Trước hết, NHNN cần sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết mức cung tiền hợp lý, đảm bảo ổn định sản xuất, tăng trưởng kinh tế, ngăn chặn lạm phát. Chính sách tiền tệ cần thực hiện một cách linh hoạt và kịp thời theo thực tế diễn biến của nền kinh tế. NHNN có thể đúc rút kinh nghiệm về điều hành Đạ i ọc K inh tế H uế 61 chính sách tiền tệ của năm 2009. Bởi vì trong năm 2009, NHNN đã thực hiện một cách thành công các chính sách tiền tệ để vừa kiềm chế lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp nền kinh tế hồi phục nhanh sau khủng hoảng. Kết quả là lạm phát năm 2009 được kiềm giữ ở mức 6,52%, trong khi tăng trưởng kinh tế là 5,32%, được xem là mức tăng trưởng nhanh trong khu vực lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, NHNN cần điều hành chặt chẽ và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tổng phương diện thanh toán như dự kiến, bao gồm các biện pháp: Thu hồi nợ đến hạn và quá hạn; Khống chế hạn mức tín dụng; kiểm soát mức độ dự trữ bắt buộc theo pháp lệnh Ngân hàng, loại bỏ tín phiếu kho bạc trong cơ cấu dự trữ bắt buộc và tăng tương ứng phần tiền gửi trên tài khoản NHNN 3.2.3 Giải pháp chính sách lãi suất 3.2.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp Trong những năm gần đây, chính sách lãi suất của NHNN đã được sử dụng như một công cụ quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Bằng các biện pháp linh hoạt theo sự chỉ đạo của chính phủ NHNN đã điều chỉnh lãi suất trần dần bám sát chỉ số trượt giá, và quan hệ cung cầu vốn tín dụng trên thị trường tiền tệ bảo toàn giá trị đồng tiền cho người gửi và người được người cho vay chấp nhận từ đó càng thu hút thêm nhiều nguồn vốn vào hệ thông ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng cho đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh. Cùng với kết quả tích cực thu được từ mô hình ở chương 2, do đó bài nghiên cứu mạnh dạn đề xuất những ý kiến về giải pháp để hoàn thiện hơn nữa chính sách lãi suất đối với việc kiềm chế lạm phát tại Việt Nam. 3.2.3.2 Nội dung giải pháp Trước hết, NHNN không thể giảm mạnh tổng cầu để kiềm chế lạm phát được, bởi vì nó sẽ có tác động trực tiếp làm giảm tốc độ tăng trưởng. Chính sách tiền tệ cần giữ lãi suất ở mức đồng lúc phải nhằm thực hiện hai mục tiêu, thúc đẩy đầu tư mà vẫn kiềm chế được mức tổng cầu tiền tệ, nhất là đối với những khoản cầu tiền tệ không cần thiết cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, một số NHTM có dấu hiệu gian lận, lách luật trong việc áp dụng mức trần lãi suất cho vay và lãi suất huy động Đạ i h ọc K inh tế H uế 62 bằng cách thể chuyển các hợp đồng cho vay ngắn hạn thành hợp đồng cho vay dài hạn. Chính vì vậy, NHNN cần nghiên cứu mở rộng cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đối với những hợp đồng cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, NHNN cần duy trì lãi suất huy động tín dụng trong giai đoạn hiện nay vì thị trường tiền tệ của VN hiện chưa thật ổn định. Một số NHTM nhỏ, yếu kém vẫn có thể vi phạm quy định của NHNN để huy động vốn với lãi suất cao để bổ sung vốn điều lệ cho đủ 3.000 tỷ đồng theo quy định của Nhà nước. 3.2.4 Giải pháp chính sách tỷ giá 3.2.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng. Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên rẻ hơn, từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp. Điều này cũng phù hợp với kết quả từ mô hình ở chương 2 của bài nghiên cứu khi cho thấy tỷ giá đồng biến với tỷ lệ lạm phát. 3.2.4.2 Nội dung giải pháp NSNN cần kết hợp hài hoà, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất, sử dụng thích hợp các công cụ dữ trữ bắt buộc, tín phiếu, thị trường mở, trong từng giai đoạn cụ thể, nhằm điều chỉnh tỷ giá tuân theo quy định kinh tế và đáp ứng lại các tín hiệu từ nền kinh tế thế giới; tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành để đảm bảo nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô. Đạ i h ọc K inh tế H uế 63 Tỷ giá phải được NHNN điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đảm bảo khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, theo đó, giảm áp lực gia tăng lạm phát, giúp thúc đẩy xuất khẩu, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại trong bối cảnh chi tiêu Chính phủ đang rất lớn dẫn tới thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) và cán cân thương mại cao. Chính sách này phải được tiến hành song song với kiểm soát chặt chẽ thâm hụt NSNN và lãi suất tiết kiệm. Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối phải góp phần hạn chế tình trạng “đô la hoá” trong nền kinh tế, giảm áp lực lạm phát do tình trạng này gây nên. Cách thức điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong thời gian trước mắt cần phải đảm bảo lấy lại niềm tin của người dân đối với đồng Việt Nam và đối với NHNN. Theo đó, việc điều chỉnh tỷ giá cần phải hết sức thận trọng, tránh gây ra những “cú sốc” tâm lý cho thị trường như đã từng xảy ra trong năm 2009. NHNN cần sơ kết kinh nghiệm điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để có những sữa đổi bổ sung cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Việc mua ngoại tệ của NHNN chỉ thực hiện khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đạ i h ọc K inh tế H uế 64 PHẦN 3: KẾT LUẬN Việc hiểu rõ diễn biến của lạm phát, hiểu được quy luật biến động của lạm phát, phân tích các nhân tố ảnh hưởng lạm phát là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình điều hành và nghiên cứu chính sách. Bài nghiên với đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2014” đã tập trung nghiên cứu từ lý thuyết cho đến định lượng lạm phát của Việt Nam dựa trên mẫu số liệu hàng quý, trong giai đoạn 2005-2014 của 7 biến số kinh tế vĩ mô. Trên cơ sơ áp dụng mô hình tự hồi quy vector VAR, bài nghiên cứu đã phân tích rõ tác động giải thích lạm phát của các nhân tố vĩ mô, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm kiểm soát lạm phát thông qua các nhân tố ảnh hưởng này. Các nội dung chính bài nghiên cứu đạt được bao gồm: Thứ nhất, làm rõ được các nguyên nhân gây ra lạm phát trên lý thuyết, phân tích được tình hình diễn biến lạm phát của Việt Nam trong mối tương quan với các nhân tố chính tác động đến lạm phát Việt Nam giai đoạn 2005-2014. Thứ hai, dựa trên nền tảng là các công trình nghiên cứu trước về lạm phát Việt Nam, bài nghiên cứu đã xây dựng được mô hình định lượng đánh giá sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát ở Việt Nam được giải thích tốt nhất bởi hai nhân tố chính bao gồm: Tâm lý người dân, tốc độ tăng trưởng của cung tiền; còn các nhân tố còn lại là tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng, giá dầu, tỷ giá, xuất nhập khẩu ròng cũng giải thích được lạm phát nhưng với mức độ thấp hơn. Mỗi nhân tố có độ trễ tác động đến lạm phát là khác nhau, trong đó có thể phân thành 2 nhóm nhân tố ngắn hạn và dài hạn. Nhân tố tác động đến lạm phát trong ngắn hạn bao gồm: lạm phát kì trước, giá dầu thế giới, xuất nhập khẩu, còn nhân tố ảnh hưởng dài hạn gồm: cung tiền, lãi suất, tỷ giá. Cuối cùng, tương ứng với các vấn đề trên, bài nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đó là: nhóm giải pháp cho chính sách giá cả, nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ, nhóm giải pháp về chính sách tỷ giá, nhóm giải pháp về chính sách lãi suất. Do thời gian nghiên cứu, kiến thức người viết có giới hạn và sự hạn chế trong số liệu nghiên cứu nên bài nghiên cứu có thể chưa đưa hết vào mô hình những Đạ i h ọc inh tế Hu ế 65 biến số khác có khả năng ảnh hưởng đến lạm phát. Vì vậy, bài nghiên cứu hy vọng cũng gợi mở những hướng nghiên cứu kế tiếp sẽ đưa ra nhiều biến khác vào mô hình với khoảng thời gian dài hơn, xây dựng các tiêu chí đánh giá các nhân tố khác hoặc sử dụng các mô hình hồi quy phức tạp hơn và có độ chính xác cao hơn. Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu bằng mô hình VAR còn có thể sử dụng tốt cho công tác dự báo, vì vậy bài nghiên cứu hy vọng có cơ hội để có thể tiếp tục nghiên cứu để có thể từ đó có những đóng góp cho công tác dự báo tại Việt Nam. Đạ i h ọc K inh tế H uế 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tiếng Việt [1] Dương Thị Thanh Mai (2002), Vận Dụng Mô Hình Phân Tích Chính Sách Tỷ Giá Ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. [2] Nguyễn Hoài Bảo (2008), Lạm phát kỳ vọng: không nên coi thường, Báo Kinh tế Sài Gòn Online 30-5-2008. [3]Nguyễn Thành Nam (2013), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách với lạm phát ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, 29/05/2013. [4] Nguyễn Thị Liên Hoa – Đặng Trần Dũng (2013), Nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam theo phương pháp SVAR, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10, tháng 5- 6/2013. [5] Nguyễn Thị Thu Hằng – Nguyễn Đức Thành (2010), Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 200-2010: các bằng chứng và thảo luận, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Nguyễn Thị Thu Hằng – Nguyễn Đức Thành (2011), Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2011: phát hiện mới từ những bằng chứng mới, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Nguyễn Văn Hiệu (2011), Một góc nhìn về lạm phát và chỉ số CPI, Tạp chí Ngân hàng số 1/2011. [8] Nguyễn Văn Tiến (2010), Kinh tế tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, trang 465. [9] Phạm Thế Anh (2009), Mô hình ước lượng các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam. [10] Phan Thị Hồng Hải (2005), Lạm phát trong các nước chuyển đổi kinh tê và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. Đạ i h ọc K inh tế H uế 67 [11] Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2009, NXB Thống kê, trang 411. [12] Võ Trí Thành (1997), Inflation Stabilization: The Vietnamese Experience In The 1980s And 1990s, PhD These, Australian National University.  Tiếng Anh [13] Ulrich Camen (2006) Monetary policy in Vietnam: the case of a transition country. [14] Friedman, M. (1970), The counter- revolution in Monetary Theory, Institute of Economic Affair, Accasional Paper, No. 33. [15] IMF (2003), Vietnam: Statistical Appendix, IMF Country Report No. 03/382, International Monetary Fund. [16] IMF (2006), Vietnam: Statistical Appendix, IMF Country Report No. 06/52, International Monetary Fund. [17] IMF (2009), Vietnam: 2008 Article IV Consultation—Staff Report; Staff Supplement and Statement; Public Information Notice on the Executive Board Discussion; and Statement by the Executive Director for Vietnam, IMF Country Report No. 09/110, International Monetary Fund. [18] Nguyen Thi Thuy Vinh and Seiichi Fujita (2007), The Impact of Real Exchange Rate on Output and Inflation in Vietnam: A VAR approach.  Trang web tham khảo 1. Ngân hàng nhà nước: 2. Tổng cục thống kê: 3. IMF: 4. WB: 5. IEA: Đạ i h ọc K inh tế H uế 68 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Đạ i h ọc K inh tế H uế 69 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU VỀ CÁC BIẾN ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO MÔ HÌNH GDP (%) CPI (%) Xuất khẩu ròng (Triệu USD) Giá dầu thế giới (USD/ thùng) Lãi suất tiền gửi (%/năm) Cung tiền M2 (tỷ đồng) Tỷ giá bình quân (USD/VND) Q1-2005 7.30 123.40 -1194 61.63 6.540 517024 15808 Q2-2005 7.87 125.20 -2064 64.91 7.200 544600 15842 Q3-2005 8.90 127.30 -550 76.25 7.310 577793 15878 Q4-2005 9.50 129.50 -1043 72.21 7.530 648573 15907 Q1-2006 7.20 133.10 66 75.8 7.610 699988 15920 Q2-2006 7.50 105.60 -1955 82.99 7.610 727165 15964 Q3-2006 7.80 106.70 -1470 92.42 7.650 753011 16015 Q4-2006 8.40 108.20 -1458 70.92 7.650 841010 16077 Q1-2007 7.73 111.43 -1712 67.9 7.670 949181 16022 Q2-2007 7.98 113.80 -3065 74.47 7.580 1029561 16070 Q3-2007 8.69 116.09 -3218 86.3 7.440 1110983 16205 Q4-2007 9.28 121.83 -4572 103.11 7.280 1253997 16122 Q1-2008 7.49 133.04 -8350 109.9 9.120 1300249 16059 Q2-2008 5.72 144.30 -6900 136.07 13.802 1295492 16109 Q3-2008 5.98 148.48 1511 128.04 16.990 1347513 16503 Q4-2008 5.89 146.07 -1594 65.01 11.010 1513543 16536 Q1-2009 3.14 148.00 1500 48.23 6.880 1645308 16974 Q2-2009 4.41 149.99 -3778 66.11 7.330 1775952 16941 Q3-2009 5.98 152.07 -4885 75.26 7.900 1842315 16971 Q4-2009 6.99 104.15 -5691 83.76 9.530 1910586 17373 Q1-2010 5.84 108.44 -3591 86.24 10.260 1982388 18242 Q2-2010 6.44 109.13 -2867 85.03 11.121 2166591 18544 Q3-2010 7.18 110.88 -2399 83.07 11.100 2325022 18733 Q4-2010 7.34 116.39 -3746 92.45 12.294 2478310 18932 Q1-2011 5.57 123.51 -3492 100.88 13.962 2495421 19974 Q2-2011 5.68 131.85 -3370 107.45 14.004 2544738 20671 Q3-2011 6.07 135.74 -1252 93.94 14.004 2673756 20618 Q4-2011 6.10 137.48 -1731 102.74 14.004 2774281 20774 Q1-2012 4.64 140.98 -193 107.82 13.655 2827345 20828 Q2-2012 4.80 140.94 -393 96.31 10.680 2987086 20828 Q3-2012 5.05 144.53 349 95.17 9.000 3149680 20828 Q4-2012 5.44 146.21 983 91.12 8.680 3455221 20828 Q1-2013 4.76 148.55 453 98.37 7.860 3670337 20828 Q2-2013 5.00 150.37 -1442 96.87 7.040 3798454 20833 Q3-2013 5.54 153.63 576 107.02 6.850 3911271 21036 Q4-2013 6.04 155.70 411 97.64 6.810 4194620 21036 Q1-2014 5.06 156.95 1153 97.63 6.420 4347138 21036 Q2-2014 5.34 157.86 599 101.03 5.850 4555402 21064 Q3-2014 6.07 159.20 493 96.35 5.760 4702371 21246 Q4-2014 ( sơ bộ) 6.96 158.57 -728 73.77 5.000 5179216 21246 Đạ i h ọc K inh tế H uế 70 PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CÁC BIẾN 2.1 Chỉ số giá tiêu dùng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Đạ i h ọc K inh tế H uế 71 2.3 Cung tiền M2 Đạ i h ọc K inh tế H uế 72 2.4 Lãi suất tiền gửi kì hạn 3 tháng 2.5 Tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND Đạ i h ọc K inh tế H uế 73 2.7 Xuất nhập khẩu ròng 2.6 Giá dầu thế giới Đạ i h ọc K inh tế H uế 74 PHỤ LỤC 3: LỰA CHỌN ĐỘ TRỄ TỐI ƯU Đạ i h ọc K inh tế H uế 75 PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH GRANGER GIỮA TỪNG BIẾN VỚI CPI PHỤ LỤC 4.1. Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tỷ giá hối đoái PHỤ LỤC 4.2. Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất PHỤ LỤC 4.3. Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền M2 Đạ i h ọc K inh tế H uế 76 PHỤ LỤC 4.4. Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và giá dầu thế giới PHỤ LỤC 4.5. Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước PHỤ LỤC 4.6. Mối quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng và xuất nhập khẩu ròng Đạ i h ọc K inh tế H uế 77 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ PHÂN RÃ PHƯƠNG SAI Đạ i h ọc K inh tế H uế 78 Đạ i h ọc K inh tế H uế 79 PHỤ LỤC 6: KIỂM TRA TÍNH DỪNG CỦA PHẦN DƯ  Phần dư 1 của mô hình dừng  Phần dư 2 của mô hình dừng  Phần dư 3 của mô hình dừng Đạ i h ọc K inh tế H uế 80  Phần dư 4 của mô hình dừng  Phần dư 5 của mô hình dừng  Phần dư 6 của mô hình dừng Đạ i h ọc K inh tế H uế 81  Phần dư 7 của mô hình dừng Đạ i h ọc K inh tế H uế 82 PHỤ LỤC 7: MÔ HÌNH VAR – VECTOR AUTOREGRESSION TỔNG QUÁT Như đã trình bày về lý thuyết ở phần trước, mô hình VAR là mô hình hồi quy các biến phụ thuộc theo các biến trong quá khứ của chính nó, hay còn gọi là các biến trễ. Mô hình VAR tổng quát cho 7 biến được chạy trong mô hình được viết dưới dạng như sau:  Dạng ma trận: ۏ ێ ێ ێ ێ ێ ۍ ܿ݌݅௧݉2௧ ݃݀݌௧ݐ݃௧ݎ௧ ݔ݊݇௧ ݋݈݅௧ ے ۑ ۑ ۑ ۑ ۑ ې = ۏ ێ ێ ێ ێ ۍߙଵߙଶߙଷߙସߙହߙ଺ߙ଻ے ۑ ۑ ۑ ۑ ې + ۏ ێ ێ ێ ێ ێ ۍߚଵߚଶ ߚଷ ߚସ ߚହ ߚ଺ ߚ଻ ߯ଵ߯ଶ߯ଷ߯ସ߯ହ߯଺଼߯ ߜଵ ߜଶ ߜଷ ߜସ ߜହ ߜ଺ ߜ଻ ߝଵߝଶߝଷߝସߝହߝ଺ߝ଻ ∅ଵ ∅ଶ ∅ଷ ∅ସ ∅ହ ∅଺ ∅଻ ߛଵߛଶߛଷߛସߛହߛ଺ߛ଻ ߟଵߟଶߟଷߟସߟହߟ଺ߟ଻ ߡଵߡଶߡଷߡସߡହߡ଺ߡ଻ے ۑ ۑ ۑ ۑ ۑ ې ۏ ێ ێ ێ ێ ێ ۍ ܿ݌݅ݐ݉2ݐ ݃݀݌ݐݐ݃ݐݎݐ ݔ݊݇ݐ ݋݈݅ݐ ے ۑ ۑ ۑ ۑ ۑ ې ۏ ێ ێ ێ ێ ۍ߮ଵ߮ଶ߮ ߮ସ߮ହ߮଺߮଻ے ۑ ۑ ۑ ۑ ې Hay được viết dưới dạng hệ phương tình sau: CPIt= ∝ଵ൅ ∑ ߚଵ௝ܥܲܫ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߯ଵ௝ܯ2௧ି௝௞௝ୀଵ ൅ ∑ ߜଵ௝ ௞௝ୀଵ ܩܦ ௧ܲି௝ +∑ ߝଵ௝௞௝ୀଵ ܶܩ௧ି௝+∑ ߛଵ௝ݎ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߟଵ௝௞௝ୀଵ ܺܰܭ௧ି௝+∑ ݐଵ௝௞௝ୀଵ ܱܫܮ௧ି௝ +߮ଵ௧ M2t = ∝ଶ൅ ∑ ߚଶ௝ܥܲܫ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߯ଶ௝ܯ2௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߜଶ௝ܩܦ ௧ܲି௝௞௝ୀଵ +∑ ߝଶ௝ܶܩ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߛଶ௝ݎ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߟଶ௝௞௝ୀଵ ܺܰܭ௧ି௝ +∑ ݐଶ௝௞௝ୀଵ ܱܫܮ௧ି௝ +߮ଶ௧ GDPt = ∝ଷ൅ ∑ ߚଷ௝ܥܲܫ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߯ଷ௝ܯ2௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߜଷ௝ܩܦ ௧ܲି௝௞௝ୀଵ +∑ ߝଷ௝ܶܩ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߛଷ௝ݎ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߟଷ௝௞௝ୀଵ ܺܰܭ௧ି௝+∑ ݐଷ௝௞௝ୀଵ ܱܫܮ௧ି௝ +߮ଷ௧ TGt= ∝ସ൅ ∑ ߚସ௝ܥܲܫ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߯ସ௝ܯ2௧ି௝௞௝ୀଵ ൅ ∑ ߜସ௝ ௞௝ୀଵ ܩܦ ௧ܲି௝ +∑ ߝସ௝௞௝ୀଵ ܶܩ௧ି௝+∑ ߛସ௝ݎ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߟସ௝௞௝ୀଵ ܺܰܭ௧ି௝+∑ ݐସ௝௞௝ୀଵ ܱܫܮ௧ି௝ +߮ସ௧ rt = ∝ହ൅ ∑ ߚହ௝ܥܲܫ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߯ହ௝ܯ2௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߜହ௝ܩܦ ௧ܲି௝௞௝ୀଵ +∑ ߝହ௝ܶܩ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߛହ௝ݎ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߟହ௝௞௝ୀଵ ܺܰܭ௧ି௝+∑ ݐହ௝௞௝ୀଵ ܱܫܮ௧ି௝ +߮ହ௧ Đạ i h ọc K inh tế H uế 83 XNKt = ∝଺൅ ∑ ߚ଺௝ܥܲܫ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߯଺௝ܯ2௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߜ଺௝ܩܦ ௧ܲି௝௞௝ୀଵ +∑ ߝ଺௝ܶܩ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߛ଺௝ݎ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߟ଺௝௞௝ୀଵ ܺܰܭ௧ି௝ +∑ ݐ଺௝௞௝ୀଵ ܱܫܮ௧ି௝ +߮଺௧ OILt = ∝଻൅ ∑ ߚ଻௝ܥܲܫ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߯଻௝ܯ2௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߜ଻௝ܩܦ ௧ܲି௝௞௝ୀଵ +∑ ߝ଻௝ܶܩ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߛ଻௝ݎ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߟ଻௝௞௝ୀଵ ܺܰܭ௧ି௝ +∑ ݐ଻௝௞௝ୀଵ ܱܫܮ௧ି௝ +߮଻௧ Trong đó:  Κ là giá trị trễ  ߙ, ߚ, ߯, ߜ, ߝ, ߶, ߟ, ߡ: ݈ầ݊ ݈ượܿ ݈à ݉ܽ ݐݎậ݊ ݄ệ ݏố ݒݑô݊݃  ߮ ݈à ݏܽ݅ ݏố ݊݃ẫݑ ݄݊݅ê݊ Đạ i h ọc K inh tế H uế 84 PHỤ LỤC 8: MÔ HÌNH VAR – VECTOR AUTOREGRESSION Mô hình VAR sử dụng cho 7 biến sau khi đã được xử lí, sử dụng để chạy trong mô hình được viết dưới dạng như sau:  Dạng ma trận: ۏ ێێ ێێ ێێ ۍܦሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ܦሺ݈݉2ሻ௧ ܦሺ݃݀݌ሻ௧ ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ ܦሺݎሻ௧ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ ے ۑۑ ۑۑ ۑۑ ې = ۏ ێ ێ ێ ێ ۍߙଵߙଶߙଷߙସߙହߙ଺ߙ଻ے ۑ ۑ ۑ ۑ ې + ۏ ێ ێ ێ ێ ێ ۍߚଵߚଶ ߚଷ ߚସ ߚହ ߚ଺ ߚ଻ ߯ଵ߯ଶ߯ଷ߯ସ߯ହ߯଺଼߯ ߜଵ ߜଶ ߜଷ ߜସ ߜହ ߜ଺ ߜ଻ ߝଵߝଶߝଷߝସߝହߝ଺ߝ଻ ∅ଵ ∅ଶ ∅ଷ ∅ସ ∅ହ ∅଺ ∅଻ ߛଵߛଶߛଷߛସߛହߛ଺ߛ଻ ߟଵߟଶߟଷߟସߟହߟ଺ߟ଻ ߡଵߡଶߡଷߡସߡହߡ଺ߡ଻ے ۑ ۑ ۑ ۑ ۑ ې ۏ ێ ێ ێ ێ ێ ێ ۍܦሺ݈ܿ݌݅ሻݐܦሺ݈݉2ሻݐ ܦሺ݃݀݌ሻݐ ܦሺ݈ݐ݃ሻݐ ܦሺݎሻݐ ሺ݈ݔ݊݇ሻݐ ሺ݈݋݈݅ሻݐ ے ۑ ۑ ۑ ۑ ۑ ۑ ې ۏ ێ ێ ێ ێ ۍ߮ଵ߮ଶ߮ ߮ସ߮ହ߮଺߮଻ے ۑ ۑ ۑ ۑ ې Hay được viết dưới dạng hệ phương trình sau: D(lcpi)t= ∝ଵ൅ ∑ ߚଵ௝ܦሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߯ଵ௝ܦሺ݈݉2ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ ൅∑ ߜଵ௝ଷ௝ୀଵ ܦሺ݃݀݌ሻ௧ି௝ ൅∑ ߝଵ௝ଷ௝ୀଵ ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ି௝+∑ ߛଵ௝ܦሺݎሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߟଵ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ି௝+∑ ݐଵ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ି௝ +߮ଵ௧ D(lm2)t = ∝ଶ൅ ∑ ߚଶ௝ܦሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߯ଶ௝ܦሺ݈݉2ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߜଶ௝ܦሺ݃݀݌ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߝଶ௝ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߛଶ௝ܦሺݎሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߟଶ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ି௝+∑ ݐଶ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ି௝ +߮ଶ௧ D(gdp)t = ∝ଷ൅ ∑ ߚଷ௝ܦሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߯ଷ௝ܦሺ݈݉2ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߜଷ௝ܦሺ݃݀݌ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߝଷ௝ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߛଷ௝ܦሺݎሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߟଷ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ି௝+∑ ݐଷ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ି௝ +߮ଷ௧ D(ltg)t= ∝ସ൅ ∑ ߚସ௝ሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߯ସ௝ܦሺ݈݉2ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ ൅∑ ߜସ௝ ଷ௝ୀଵ ܦሺ݃݀݌ሻ௧ି௝ ൅∑ ߝସ௝ଷ௝ୀଵ ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ି௝+∑ ߛସ௝ܦሺݎሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߟସ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ି௝+∑ ݐସ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ି௝ +߮ସ௧ Đạ i h ọc K inh tế H uế 85 D(r)t = ∝ହ൅ ∑ ߚହ௝ܦሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߯ହ௝ܦሺ݈݉2ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߜହ௝ܦሺ݃݀݌ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߝହ௝ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߛହ௝ܦሺݎሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߟହ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ି௝+∑ ݐହ௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ି௝ +߮ହ௧ (lxnk)t = ∝଺൅ ∑ ߚ଺௝ܦሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߯଺௝ܦሺ݈݉2ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߜ଺௝ܦሺ݃݀݌ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ ൅ ∑ ߝ଺௝ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߛ଺௝ܦሺݎሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߟ଺௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ି௝+∑ ݐ଺௝ଷ௝ୀଵ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ି௝ +߮଺௧ (loil)t = ∝଻൅ ∑ ߚ଻௝ܦሺ݈ܿ݌݅ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߯଻௝ܦሺ݈݉2ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߜ଻௝ܦሺ݃݀݌ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߝ଻௝ܦሺ݈ݐ݃ሻ௧ି௝ଷ௝ୀଵ +∑ ߛ଻௝ܦሺݎሻ௧ି௝௞௝ୀଵ +∑ ߟ଻௝௞௝ୀଵ ሺ݈ݔ݊݇ሻ௧ି௝+∑ ݐ଻௝௞௝ୀଵ ሺ݈݋݈݅ሻ௧ି௝ +߮଻௧ Trong đó:  3 là giá trị trễ  ߙ, ߚ, ߯, ߜ, ߝ, ߶, ߟ, ߡ: ݈ầ݊ ݈ượܿ ݈à ݉ܽ ݐݎậ݊ ݄ệ ݏố ݒݑô݊݃  ߮ ݈à ݏܽ݅ ݏố ݊݃ẫݑ ݄݊݅ê݊ Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_phung2_4584.pdf
Luận văn liên quan