Khóa luận Phân tích, thiết kế và xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử

Thương mại điện tử - một hiện thực và hình thức kinh doanh mới đã và đang làm thay đổi sâu sắc các hoạt động kinh tế và môi trường xã hội. Và đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực như truyền thông, tài chính, thương mại bán buôn và bán lẻ. Nó đem lại triển vọng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và quản lý. TMĐT trở thành một công cụ kinh doanh quan trọng trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Các chức năng trung gian truyền thống được thay thế, các sản phẩm và thị trường mới đang phát triển, các quan hệ mới chặt chẽ hơn được tạo ra giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa khách hàng với nhau. TMĐT đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy nhanh và làm lan toả rộng rãi hơn các thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế như các quá trình cải cách về mặt pháp lý, thiết lập các kết nối điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế, đặt ra nhu cầu về người lao động có trí tuệ cao, các khuynh hướng phân ngành mới (ngân hàng điện tử, đặt chỗ trực tiếp trong du lịch, marketing đến từng khách hàng ). Đối với hoạt động bán hàng, chi phí cho TMĐT rẻ hơn nhiều so với việc dựng và quản lý cơ sở vật chất do TMĐT mang tính mở, có thị trường toàn cầu. Bằng cách đưa thông tin trực tiếp dưới dạng dễ truy cập, các doanh nghiệp TMĐT đã làm tăng hiệu quả của quá trình bán hàng

pdf64 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích, thiết kế và xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e). Giai đoạn này được gọi là Just-In-Time (JIT). ASP.NET là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng sử dụng các ngôn ngữ .NET. Nó cung cấp bộ các đối tượng nhỏ và thực sự là một tầng làm việc trên nguyên lý của HTTP và HTML. Mã nguồn của chúng ta không được truy cập toàn bộ các đối tượng trong .NET Framework nhưng có thể khai thác tất cả các quy ước của một môi trường OOP (Object Oriented Programming). Chúng ta có thể tạo các lớp, giao diện, kế thừa các lớp Chúng ta có thể kiểm soát được các đối tượng trong chương trình như hiển thị dữ liệu và các sự kiện của đối tượng. Hiện nay 2 mô hình phổ biến của công nghệ ASP.NET là mô hình 3 lớp: Presentation Layers, Business Logic Layers, Data Access Layers và mô hình ASP.NET MVC: Models, Views, Controllers. Lợi ích của 2 mô hình này là dễ quản lý dự án, phân Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 19 tách rạch ròi các khía cạnh của ứng dụng ( nhập liệu, xử lý tác vụ và xử lý giao diện riêng). Các mô hình này hỗ trợ rất tốt cho các doanh nghiệp (Enterprise) với độ phức tạp của các dịch vụ, độ tin cậy, tính khả chuyển cao. Nếu tính riêng lẻ thì ASP.NET có chi phí cao hơn các mã nguồn mở khác, nhưng chi phí sở hữu tổng cộng (Total ownership cost) lại rẻ hơn nhiều. Các website của các ngân hàng thường cũng làm bằng ngôn ngữ này như Saccombank,Vietcombank, BaoKim.vn, BIDV Tuy nhiên, đây cũng là những mô hình khó đối với người mới bắt đầu và đây là nhưng mô hình mới nên tài liệu hướng dẫn rất ít và phần lớn là bằng tiếng Anh. Vì vậy đòi hỏi người học cần phải kiên trì, cũng như cần có một ít kiến thức ngoại ngữ mới có thể nhanh chóng nắm được các công nghệ này. 1.1.3. HTML, CSS a. HTML HTML (viết tắt cho HyperText Markup Language, hay là "Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản") là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web. HTML được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML (Standard Generalized Markup Language)và được sử dụng trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp. HTML đã trở thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy trì. Phiên bản chính thức mới nhất của HTML là HTML 4.01 (1999). Sau đó, các nhà phát triển đã thay thế nó bằng XHTML (Extensible HyperText Markup Language). Hiện nay, HTML đang được phát triển tiếp với phiên bản HTML5 hứa hẹn mang lại diện mạo mới cho Web. Bằng cách dùng HTML động hoặc Ajax (Asynchronous JavaScript and XML - eXtensible Markup Language), lập trình viên có thể được tạo ra và xử lý bởi số lượng lớn các công cụ, từ một chương trình soạn thảo văn bản đơn giản – có thể gõ vào ngay từ những dòng đầu tiên – cho đến những công cụ xuất bản WYSIWYG (What You See Is What You Get) phức tạp. HTML không phải là ngôn ngữ lập trình, nó là ngôn ngữ mô tả. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 20 b. CSS Trong tin học, các tập tin định kiểu theo tầng – dịch từ tiếng Anh là Cascading Style Sheets (CSS) – được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML. Ngoài ra ngôn ngữ định kiểu theo tầng cũng có thể dùng cho XML, SVG, XUL. Các đặc điểm kỹ thuật của CSS được duy trì bởi World Wide Web Consortium (W3C). Thay vì đặt các thẻ qui định kiểu dáng cho văn bản HTML (hoặc XHTML) ngay trong nội dung của nó, bạn nên sử dụng CSS. Tác dụng của CSS là hạn chế tối thiểu việc làm rối mã HTML của trang Web bằng các thẻ quy định kiểu dáng (chữ đậm, chữ in nghiêng, chữ có gạch chân, chữ màu), khiến mã nguồn của trang Web được gọn gàng hơn, tách nội dung của trang Web và định dạng hiển thị, dễ dàng cho việc cập nhật nội dung. Tạo ra các kiểu dáng có thể áp dụng cho nhiều trang Web, giúp tránh phải lặp lại việc định dạng cho các trang Web giống nhau. Có 3 cách sử dụng CSS: Inline CSS, Internal CSS, External CSS. Mức độ ưu tiên khi áp dụng CSS như sau: External CSS < Internal CSS < Inline CSS. Có thể hiểu rằng mã CSS nào "gần" với tag nhất thì sẽ được ưu tiên áp dụng hơn cả. 1.1.4. dotNET Framework (.NET Framework) .NET Framework là một nền tảng lập trình và cũng là một nền tảng thực thi ứng dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows được phát triển bởi Microsoft. Các chương trình được viết trên nền.NET Framework sẽ được triển khai trong môi trườngphần mềm (ngược lại với môi trường phần cứng) được biết đến với tên Common Language Runtime (CLR). Môi trường phần mềm này là một máy ảo trong đó cung cấp các dịch vụ như an ninh phần mềm (security), quản lý bộ nhớ (memory management), và các xử lý lỗi ngoại lệ (exception handling). .NET framework bao gồm tập các thư viện lập trình lớn, và những thư viện này hỗ trợ việc xây dựng các chương trình phần mềm như lập trình giao diện; truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu; ứng dụng web; các giải thuật, cấu trúc dữ liệu; giao tiếp mạng... CLR cùng với bộ thư viện này là 2 thành phần chính của.NET framework. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 21 .NET framework đơn giản hóa việc viết ứng dụng bằng cách cung cấp nhiều thành phần được thiết kế sẵn, người lập trình chỉ cần học cách sử dụng và tùy theo sự sáng tạo mà gắn kết các thành phần đó lại với nhau. Nhiều công cụ được tạo ra để hỗ trợ xây dựng ứng dụng.NET, và IDE (Integrated Developement Environment) được phát triển và hỗ trợ bởi chính Microsoft là Visual Studio. a. C# (C-Sharp) C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java. C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC. C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến.NET Framework mà tất cả các chương trình.NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như class, delegate, interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng của.NET runtime. b. Microsoft Visual Studio Microsoft Visual Studio là môi trường phát triển tích hợp chính (Integrated Development Environment (IDE)) được phát triển từ Microsoft. Đây là một loại phần mềm máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển phần mềm. Các môi trường phát triển hợp nhất thường bao gồm: - Một trình soạn thảo mã (source code editor): dùng để viết mã. - Trình biên dịch (compiler) và/hoặc trình thông dịch (interpreter). - Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy chương trình một cách tự động. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 22 - Trình gỡ lỗi (debugger): hỗ trợ dò tìm lỗi. - Ngoài ra, còn có thể bao gồm hệ thống quản lí phiên bản và các công cụ nhằm đơn giản hóa công việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI). - Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại còn tích hợp trình duyệt lớp (class browser), trình quản lí đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (class hierarchy diagram), để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đối tượng. Như vậy, Microsoft Visual Studio được dùng để phát triển console (thiết bị đầu cuối – bàn giao tiếp người máy) và GUI (giao diện người dùng đồ họa) cùng với các trình ứng dụng như Windows Forms, các web sites, cũng như ứng dụng, dịch vụ wed (web applications, and web services). Chúng được phát triển dựa trên một mã ngôn ngữ gốc (native code ) cũng như mã được quản lý (managed code) cho các nền tảng được được hỗ trợ Microsoft Windows, Windows Mobile, .NET Framework, .NET Compact Framework và Microsoft Silverlight. Visual Studio hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ lập trình, có thể kể tên như sau: C/C++ ( Visual C++), VB.NET (Visual Basic .NET), và C# (Visual C#) cũng như hỗ trợ các ngôn ngữ khác như F#, Python, và Ruby; ngoài ra còn hỗ trợ cả XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript và CSS 1.1.5. Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu a. Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu (Database), viết tắt là CSDL hoặc DB, là một tập hợp các Dữ liệu có quan hệ logic với nhau, có thể dễ dàng chia sẻ và được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng của một tổ chức, cá nhân nào đó. Một cách định nghĩa khác dễ hiểu hơn, CSDL là một tập hợp có cấu trúc của những Dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ trong máy tính (bảng chấm công nhân viên, danh sách các đề án, niên giám điện thoại). Một CSDL được thiết kế, xây dựng và lưu trữ với một mục đích xác định như phục vụ lưu trữ, truy xuất dữ liệu cho các ứng dụng hay người dùng. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 23 Hình 1.3: Quan hệ giữa thông tin, dữ liệu và CSDL. b. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (tiếng Anh: Database Management System - DBMS), là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu. Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều siêu máy tính. Tuy nhiên, đa số hệ quản trị CSDL trên thị trường đều có một đặc điểm chung là sử dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc mà tiếng Anh gọi là Structured Query Language (SQL). Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến là MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server, DB2, Infomix, v.v. Phần lớn các hệ quản trị CSDL kể trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix và MacOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành Windows.  Ưu điểm của HQTCSDL:  Quản lý được dữ liệu dư thừa.  Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 24  Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.  Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu.  Nhược điểm:  HQTCSDL tốt thì khá phức tạp.  HQTCSDL tốt thường rất lớn, chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ.  Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chức năng.  HQTCSDL được viết tổng quát cho nhiều người dùng thì thường chậm. Hình 1.4: Vị trí của hệ quản trị CSDL trong hệ thống. c. Microsoft SQL Server Microsoft SQL server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (relational database management system – RDBMS) do Microsoft phát triển. SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ mạng máy tính hoạt động theo mô hình khách chủ cho phép đồng thời cùng lúc có nhiều người dùng truy xuất đến dữ liệu, quản lý việc truy nhập hợp lệ và các quyền hạn của từng người dùng trên mạng. Transact-SQL là ngôn ngữ truy vấn quan trọng của Microsoft SQL server, là ngôn ngữ SQL mở rộng dựa trên SQL chuẩn của ISO (International Organization for Standardization) và ANSI (American National Standards Institute) được sử dụng trong SQL Server. Đối với các lập trình viên chuyên nghiệp, nắm vững và vận hành tốt hệ cơ sở dữ liệu Microsoft SQL gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà tuyển dụng và là nền Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 25 tảng cơ bản để chuyển tiếp sang các hệ cơ sở dữ liệu quan hệ khác như: Oracle, postgreSQL hay MySQL. SQL Server cung cấp một nền tảng toàn diện thông minh mà người dùng mong muốn với độ bảo mật cao, đáng tin cậy và khả năng nâng cấp cao cho các ứng dụng, quản lý theo chính sách, đơn giản hoá việc phát triển ứng dụng, lưu trữ mọi loại thông tin, tích hợp mọi dữ liệu, chuyển giao thông tin liên quan, 1.2. Thực trạng và yêu cầu đối với hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử hiện nay 1.2.1. Thực trạng a. Giới thiệu một số công ty thực hiện thương mại điện tử thành công trên thế giới Trước hết là Amazon có địa chỉ: www.amazon.com được quảng cáo là: “hiệu sách lớn nhất thế giới” với doanh thu 3 triệu USD/ngày. Với 50% thị phần sách ảo. Amazon được khai trương vào năm 1995, đến năm 1996 họ đã bán được lượng sách trị giá 15,7 triệu USD.vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2012 của công ty. Sau 3 tháng hoạt động đầu năm, Amazon đạt doanh thu bán hàng là 13.18 tỷ USD, lợi nhuận công ty đạt 130 triệu USD, giảm 35% so với con số 201 triệu USD ghi nhận 1 năm trước đó. Kết quả kinh doanh này không hoàn toàn làm vừa lòng giới đầu tư hay các nhà phân tích kinh tế, tuy nhiên vẫn có những số liệu tích cực chứng tỏ sự tăng trưởng của Amazon. Giám đốc điều hành Jeff Bezos cho biết Amazon hiện nắm giữ hơn 130.000 cuốn sách mới, hay tương đương khoảng 16/100 sách bán chạy nhất trên mạng là có bản quyền dành riêng cho kho ứng dụng Kindle Store. Ngoài ra, máy tính bảng vẫn tiếp tục là sản phẩm bán chạy nhất của công ty và hứa hẹn vẫn tiếp tục thu hút người mua trong một khoảng thời gian dài tới. Trên thực tế, 9/10 mặt hàng bán chạy nhất trên Amazon.com là những sản phẩm kỹ thuật số như thiết bị họ Kindle, sách cho Kindle, phim, nhạc và các ứng dụng khác. Tính theo khu vực thì doanh thu bán hàng khu vực Bắc Mỹ của công ty tăng 36% (đạt 7,43 tỷ USD). so với Quý I/2011, trong khi mạng lưới bán hàng Amazon tại các quốc gia khác như Anh, Đức, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 26 Ý và Tây Ban Nha cũng đạt doanh thu 5.76 tỷ USD, tăng 31% so với năm ngoái. Doanh thu bán các sản phẩm phương tiện truyền thông trên toàn thế giới của Amazon đã tăng 19% lên mức 4.71 tỷ USD, trong khi các thiết bị điện tử và hàng hóa khác giúp công ty thu về 7.97 tỷ USD, tăng 43% so với năm ngoái. Nhận định về kết quả kinh doanh của Quý tiếp theo - Quý II/2012, Amazon đưa ra dự đoán doanh thu dao động trong mức 11.9 – 13.3 tỷ USD nhưng đồng thời cũng cho rằng hãng này có thể chịu khoản lỗ về doanh thu và lợi nhuận tương ứng là 260 triệu USD và 40 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Alibaba: dự kiến giá trị giao dịch thương mại trong năm 2012 sẽ vượt qua tổng của cả Amazon và eBay để khẳng định vị trí số 1 tại thị trường thương mại điện tử Trung Quốc. Trước đó, trong quý I năm 2012 hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc Alibaba Trung Quốc có một bước nhảy vọt về thành quả, tăng trưởng 64% doanh thu, tăng trưởng hơn 6 lần lợi nhuận. Dựa trên kết quả đó, Alibaba Group đã vượt qua Baidu Inc để trở thành công ty kinh doanh trên lĩnh vực Internet có doanh thu lớn thứ 2 tại Trung Quốc, sau Tencent Holdings. b. Thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam Chúng ta biết rằng khối doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp Thương mại nói riêng như một cơ thể sống và trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Bởi vậy, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của Doanh nghiệp mà vai trò hoạt động tiêu thụ hàng hoá cũng khác nhau.Tuy nhiên trong suốt giai đoạn phát triển việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa mang một ý nghĩa quan trọng giúp doang nghiệp tiếp cận nhanh với khách hàng của mình với một chi phí nhỏ để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa đem lại lợi nhuận to lớn cho doanh nghiệp. Bằng chứng là: Thực tế trong nhiều năm qua, hầu như mọi doanh nghiệp thương mại đều đã sử dụng điện thoại, fax, e-mail, trong các giao hoạt động giao dịch, kinh doanh của mình. Nhiều bộ ngành như hàng không, du lịch, kinh doanh, dầu khí,đã trao đổi dữ liệu qua mạng máy tính và chữ kí điện tử cũng đã được sư dụng để kí kết các hợp đồng, đó chính là các phương tiện của TMĐT. Khá nhiều doanh nghiệp sử dụng e-mail để trao đổi thông tin thay cho thư qua bưu điện truyền thống, hoặc tiến hành truy cập internet để thu thập Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 27 thông tin, tìm kiếm đối tác. Đặc biệt là quảng cáo trên mạng, xây dựng các website để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ cũng như giới thiệu về bản thân doanh nghiệp của mình. Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, đến hết năm 2011 đã có khoảng 130 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký sàn giao dịch TMĐT, trong đó Cục đã xác nhận đăng ký cho 35 website sàn giao dịch. Các website đã đăng ký có mô hình hoạt động khá đa dạng, tuy nhiên có thể xếp chung thành một số nhóm sau: - Các sàn giao dịch điện tử được tổ chức theo mô hình trung tâm thương mại hoặc chợ điện tử, nơi các thành viên được mở “gian hàng ảo” và có quyền quản lý, cập nhật thông tin, hình ảnh trên các gian hàng đó (ví dụ chodientu, enbac, vatgia, 123mua, v.v) - Các website cung cấp dịch vụ kinh doanh theo nhóm, nơi nhiều doanh nghiệp có thể thông qua website tiến hành hoạt động truyền thông, tiếp thị và trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng (muachung, muare, bookdeal, v.v) - Các website rao vặt, diễn đàn, nơi thành viên có thể đăng ký tài khoản và đưa thông tin về nhu cầu mua bán ở dạng đơn giản như tin rao vặt hay chủ đề thảo luận (ví dụ rongbay, nhavadat, v.v) Kết quả điều tra sơ bộ tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp phục vụ Chương trình Chỉ số TMĐT 2012 cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng email trong hoạt động kinh doanh với các mục tiêu chủ yếu là quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp, trao đổi thông tin kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Trên 40% doanh nghiệp tham gia điều tra có website và 12% doanh nghiệp tham gia các sàn TMĐT. Hoạt động kinh doanh trên các website liên tục tăng về chất lượng với 36% các website cho phép đặt hàng trực tuyến, 20% doanh nghiệp cho biết tham gia các sàn TMĐT mang lại hiệu quả cao. Từ 35 sàn giao dịch đã đăng ký, đến cuối năm 2012, Cục đã thống kê được lưu lượng giao dịch trực tuyến rất khả quan, với hơn 1,5 triệu giao dịch được ghi nhận trên 30 sàn, đạt tổng trị giá giao dịch hơn 4.130 tỷ đồng. Bản thân các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử cũng đã có doanh thu: 15 trên 30 doanh nghiệp được khảo sát báo cáo phát sinh doanh thu trong năm 2012, với tổng doanh thu đạt gần 111 tỷ đồng Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 28 Những con số này cho thấy dịch vụ TMĐT nói chung và dịch vụ sàn giao dịch TMĐT đang là một hình thức kinh doanh nhiều tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển cho cả doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ để tiến hành hoạt động kinh doanh khác trên môi trường trực tuyến. Cũng theo Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2012 của Bộ Công thương thì hầu như tất cả doanh nghiệp đã có máy tính với tỷ lệ kết nối in-tơ-nét gần 100%. Các doanh nghiệp tham gia sàn gia dịch TMĐT chiếm tỷ lệ 12% trong tổng số doanh nghiệp được khảo sát, với tổng số doanh nghiệp được khảo sát là trên 3000 doanh nghiệp, điều này cho thấy nó không thay đổi nhiều so với các năm trước đó. Cũng theo kết quả khảo sát, 5 sàn TMĐT phổ biến nhất được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hiện nay là: Vatgia.com (chiếm 14%), 5giay.vn (chiếm 10%), Alibaba.com (chiếm 7%), Chodientu.com (chiếm 5%) và Rongbay.com (chiếm 4%). Trong tổng doanh thu của những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, phí thu từ các thành viên tham gia sàn chiếm tới 84% nguồn doanh thu, phí thu được từ các hoạt động quảng cáo là 10% và 6% là từ các hoạt động khác như doanh thu bán hàng trực tiếp, phí đào tạo, phí tính trên giá trị giao dịch của thành viên Trong số 30 sàn giao dịch TMĐT được thống kê, nếu xếp theo quy mô doanh thu thì riêng 5 sàn giao dịch hàng đầu đã chiếm thị phần áp đảo, với giá trị giao dịch cộng gộp trên 5 sàn này chiếm 94% tổng giá trị giao dịch thành công và doanh thu cộng gộp chiếm 86% tổng doanh thu của toàn bộ 30 sàn.5 sàn giao dịch TMĐT đó là: vatgia.com, enbac.com, muachung.vn, chodientu.vn và 123mua.vn. So với năm 2011, năm 2012 tỷ lệ website có chức năng thanh toán trực tuyến đã tăng đáng kể, đạt 17% so với 7% của năm 2011. Tổng giá trị đơn hàng mà doanh nghiệp đã đặt qua các phương tiện điện tử cũng rất khả quan, với 20% doanh nghiệp được điều tra cho biết các đơn đặt hàng họ đã đặt qua các phương tiện điện tử chiếm hơn 50% tổng giá trị mua hàng cả năm, và 18% doanh nghiệp khác cho biết tỷ lệ này đạt mức 31-50%. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng e-mail cho mục đích kinh doanh năm 2012 tăng mạnh so với các năm trước, đạt 97% (trong khi tỷ lệ tương ứng của năm 2011 là 83%). Nhóm Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 29 chức năng phổ biến nhất trên website vẫn là giới thiệu doanh nghiệp (98%) và giới thiệu sản phẩm (89%). Có thể thấy, trong những năm tới, mức độ ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. TMĐT đã đi vào thực chất, giúp doanh nghiệp có một doanh thu cụ thể và đem lại lợi nhuận cho hầu hết doang nghiệp áp dụng nó. 1.2.2. Cơ hội và thách thức a. Cơ hội TMĐT giúp mở rộng thị trường và tăng mức độ tiếp cận thông tin. Khi nói đến TMĐT có nghĩa là tính chất hoạt động kinh tế của con người đang thay đổi khắp mọi nơi trên thế giới không chỉ tại những nước phát triển nhất. Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 2 tỉ người kết nối vào mạng Internet. Riêng ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay có khoảng 32 triệu dân sử dụng Internet, chiếm tỉ lệ hơn 35.58% dân số (11-2012), con số này gấp 10 lần con số thống kê cuối năm 2003 (3,2 triệu người). Theo đó, internet Việt Nam đang đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất trên thế giới và là nước đứng đầu khu vực ASEAN về số lượng đăng ký tên miền quốc gia. Điều này cho thấy, tốc độ phát triển của Internet ở nước ta vô cùng nhanh chóng. Sự phát triển nhanh chóng của nó cũng mở ra một thị trường rất tiềm năng trong lĩnh vực TMĐT. Điều này thực sự là một cơ hội tốt để mở rộng quy mô thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng khai thác. TMĐT giúp các doanh nghiệp tham gia thu được nguồn thông tin phong phú về kinh tế, thương mại và thị trường. Từ đó doanh nghiệp có căn cứ xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và thế giới. TMĐT làm giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng đó là giảm chi phí thuê diện tích mặt bằng, chi phí tìm kiếm, chi phí in chuyển giao tài liệu.Điều quan trọng là giải phóng các nhân viên có năng lực khỏi nhiều công đoạn sự vụ để tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Nhờ vậy, nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản than mình đóng góp vào công việc của tổ chưc và làm cho tổ chức phát triển hơn. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 30 Lợi ích của việc dùng trang web như một công cụ Marketing là hết sức rõ ràng. Web cho phép các doanh nghiệp sử dụng tiềm năng không hạn chế của mình trong lĩnh vực quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ, nắm bắt được xu thế phát triển của thị trường và các công nghệ mới. TMĐT giúp giảm chi phí tiếp thị và bán hàng, nhân viên tiếp thị có thể giao dịch với nhiều khách hàng. Người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax bằng 5% giao dịch qua bưu điện chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí giao dịch qua fax hay chuyển phát nhanh. tiết kiệm thời gian có ý nghĩa sống còn đối với buôn bán, nhất là trong cạnh tranh hiện đại. Trong những yếu tố cắt giảm, yếu tố thời gian là đáng kể nhất, làm cho thông tin hàng hóa tiếp cận người tiêu thụ một cách nhanh chóng mà không phải qua khâu trung gian. TMĐT là thị trường không biên giới nên giúp cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thông tin sản phẩm ra thị trường toàn cầu, qua đó giúp doanh nghiệp tăng khách hàng và tăng doanh thu. TMĐT giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác, thông qua mạng (Nhất là dùng Web) các bên tham gia có thể giao dịch trực tiếp và liên tục với nhau, gần như không còn khoảng cách địa lý, và thời gian, nhờ đó cả lĩnh vực hợp tác và quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. b. Thách thức Cơ hội mà thương mại Internet tạo ra là không thể phủ nhận, song nó cũng đưa ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Bao gồm: - Thách thức từ thói quen tiêu dùng: Thực tế hiện nay đi mua sắm là thói quen và sở thích của rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ. Họ có thể mất hàng giờ lang thang trong siêu thị, trung tâm thương mại để tìm cho mình sản phẩm yêu thích hay thậm chí là tiêu khiển. Họ thích được nhìn, sờ, thử hàng hóa mà mình định mua hơn là xem chúng trên website. Nhiều doanh nghiệp còn phải đối mặt với các rào cản về văn hóa và luật pháp trong việc áp dụng TMĐT. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 31 Phần lớn khách hàng vẫn còn e ngại trong việc gửi những thông tin về thẻ tín dụng của họ lên internet và mua hàng trực tuyến, những mặt hàng chưa từng tận mắt nhìn thấy. Bên cạnh đó còn có một bộ phận các doanh nghiệp, họ vẫn ưa hình thức giao dịch trực tiếp vì như vậy mới tạo được sự tin cậy cho họ. Tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các đối tác mình chưa gặp bao giờ đang là một thực tế của nhiều doanh nghiệp. - Thách thức của công nghệ: Tham gia vào lĩnh vực TMĐT không thể không nhắc đến yếu tố công nghệ.Vì có thể nói công nghệ là nền tảng hay xuơng sống của thương mại điện tử, công nghệ là điều kiện cần không thể thiếu để TMĐT phát triển.Công nghệ quanh ta đang thay đổi từng ngày từng giờ.Một thực tế là ngày nay con người đang dần bị lệ thuộc vào công nghệ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh qua việc xây dựng một website trên mạng, khi hệ thống bị trục trặc không vận hành được do lỗi của công nghệ thì sẽ gây khó khăn rất nhiều cho doanh nghiệp, điều này có thể dẫn tới mất khách hàng. Khi công nghệ thay đổi nhanh chóng và để theo kịp điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải có sự đầu tư và theo đuổi cho phù hợp. Nếu không có sự đầu tư cho nhân viên trong công tác đào tạo thì một điều tất yếu là công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không sự đột phá, thậm chí còn bị sa sút.Doanh nghiệp khi áp dụng thương mại phải nhanh chóng bắt kịp xu thế của công nghệ để không bị tụ hậu so với đối thủ cạnh tranh và bị loại khỏi cuộc chơi. - Thách thức từ tính pháp lí của TMĐT : Hiện nay theo các quy định của pháp luật Việt nam hình thức văn bản được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại và đặc biệt là trong các hợp đồng kinh tế nó là một yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một hệ thống luật hoàn chỉnh hoàn về TMĐT. Chúng ta mới chỉ có Luật giao dich điện tử ban hành năm 2005.Tuy nhiên chỉ có những quy định chung nhất về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Sau đó, Nghị định 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính ban hành năm 2007 có một điều về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, tuy nhiên điều này chỉ nêu khá chung chung: “Hình thức thể hiện, việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật Giao dịch điện tử. Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính phải đáp ứng Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 32 đủ các yêu cầu về quản lý Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật đối với các chuyên ngành về tài chính”. Nghị định 27 không đưa ra quy định cụ thể nào về giá trị pháp lý của chứng từ, hóa đơn điện tử cũng như các điều kiện cần thiết để chứng từ, hóa đơn điện tử được chấp nhận trong các nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, thuế Do đó, từ năm 2005 cho đến năm 2012, việc sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch TMĐT giữa các đơn vị kế toán gần như không thể thực hiện được. Vẫn chưa có sự nhất quán trong các luật thuế, các vấn đề pháp lý và các hiệp ước Quốc Tế. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc doanh nghiệp áp dụng TMĐT vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc thực hiện mua bán trên các trang thương mại điện tử hiện nay chứa đựng không ít rủi ro vì thị trường còn mang tính tự phát và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chủ yếu do các cá nhân riêng lẻ mua bán trực tiếp với nhau, không có bảo chứng về sản phẩm, xuất xứ hàng hoá rõ ràng, không có qui định rõ ràng về chế tài, đồng thời không có gì đảm bảo an toàn khi người mua cung cấp thông tin liên quan đến thanh toán cho người bán (ví dụ như thông tin về thẻ tín dụng). Sự bảo mật trên internet không được bảo đảm, các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ. Nói một cách đơn giản, thương mại điện tử thực chất là một chợ ảo, trong đó người bán và người mua tương tác với nhau. Để khách hàng tin tưởng và sử dụng thì chúng ta phải đảm bảo sự minh bạch đối với sản phẩm và xuất xứ, đảm bảo việc thanh toán và giao hàng đơn giản dễ dàng, cũng như có đầy đủ biện pháp kiểm soát và chế tài để đảm bảo quyền lợi của người mua. Các thách thức khác: - Chi phí giao dịch giảm và thông tin phong phú sẽ làm giảm lợi nhuận cũng như lợi thế cạnh tranh của một số lĩnh vực kinh doanh. Đó là các ngành từ trước đã tận dụng được sự mất cân đối về thông tin giữa người mua và người bán như môi giới bất động sản và những ngành luôn phải ở gần khách hàng để giảm chi phí tìm kiếm và chi phí mua hàng của khách như ngành bán lẻ. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 33 - Internet cho phép giảm chi phí xuất bản do đó có thể tạo ra một môi trường hỗn độn bởi quá nhiều thông tin. Khi đó sự chú ý của khách hàng cũng là yếu tố quan trọng với các doanh nghiệp. - Cạnh tranh về giá cả cũng gia tăng vì các phần mềm có thể dễ dàng giúp xác định được các nhà cung cấp có giá rẻ nhất là các mặt hàng thông dụng - TMĐT đối với khách hàng vẫn chưa phải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Họ lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và lo lắng về các chính sách trả hàng lại. - Các hệ thống nhận tiền thanh toán cửa web TMĐT rất khó sử dụng và các doanh nghiệp không có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan. Nhìn chung những điểm bất lợi trên đều bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh vực TMĐT còn khá mới mẻ với đại đa số người dân Việt Nam. Cũng như đối với các công nghệ mới khác, nó cần thời gian để không chỉ phát triển công nghệ mà còn phát triển kinh nghiệm, chuyên môn, và văn hoá để sử dụng nó. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 34 Chương 2: XÂY DỰNG SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1. Mô tả hoạt động của hệ thống  Quy trình bán hàng cũ: - Khách hàng đến cửa hàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm. - Sau khi lựa chọn được sản phẩm, khách hàng hỏi giá bán từ người quản lý cửa hàng. - Khách hàng xác nhận giá bán và giao tiền cho quản lý cửa hàng. - Quản lý cửa hàng xác nhận số tiền và đóng gói sản phẩm giao cho khách hàng.  Quy trình bán hàng mới: - Khách hàng truy cập trang web, tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm. - Khách hàng đưa sản phẩm vào giỏ hàng. - Khách hàng tiến hành xác nhận giỏ hàng để thanh toán. - Khách hàng đăng nhập và điền các thông tin để hoàn thành đơn hàng. - Quản lý cửa hàng nhận được thông tin về đơn hàng, tiến hành xác nhận đơn hàng và chuẩn bị giao hàng. - Khách hàng nhận hàng và thanh toán hóa đơn.  Mô tả bài toán: - Khách hàng có thể truy cập vào trang web của công ty để xem tin tức, tìm kiếm sản phẩm khách hàng vào trang web để xem tin tức có thể không cần đăng nhập nhưng nếu muốn được thắc mắc, phản hồi về sản phẩm thì cần có tài khoản truy cập. - Khi khách hàng có ý kiến góp ý hoặc có những thông tin thắc mắc cần được giải đáp thì có thể vào mục liên hệ điền thông tin, các thông tin này sẽ được lưu trữ trong CSDL chờ xử lý (feedback). - Khách hàng muốn đăng kí tài khoản phải điền đầy đủ thông tin. Mỗi khách hàng được quản lý bởi các thông tin sau: ID, email, mật khẩu, tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và ngày đăng ký. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 35 - Sản phẩm được quản lý bởi các thông tin sau: mã số, tên sản phẩm, mô tả sản phẩm, thông tin chi tiết sản phẩm, khuyến mãi, bảo hành, số lượng, hình ảnh, đơn giá bán. - Thông tin mua hàng của của khách hàng sẽ được lưu vào bảng hóa đơn với các thông tin: Số hóa đơn, mã thành viên, tên, địa chỉ, điện thoại, nội dung, tình trạng. 2.2. Phân tích, thiết kế hệ thống 2.2.1. Sơ đồ chức năng kinh doanh (Business Function Diagram – BFD) Hình 2.1: Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD. 2.2.2. Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram – CD) Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 36 Hình 2.2: Sơ đồ ngữ cảnh CD. 2.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram – DFD) a. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 0 Hình 2.3: Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 0. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 37 b. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Quản lý tài khoản Hình 2.4: Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Quản lý tài khoản. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 38 c. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Quản lý gian hàng Hình 2.5: Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Quản lý gian hàng. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 39 d. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Quản lý bán hàng Hình 2.6: Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Quản lý bán hàng. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 40 e. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Tìm kiếm Hình 2.7: Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Tìm kiếm. f. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Báo cáo-thống kê Hình 2.8: Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Báo cáo-thống kê. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 41 g. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Liên hệ-hỏi đáp Hình 2.9: Sơ đồ luồng dữ liệu DFD mức 1 – chức năng Liên hệ-hỏi đáp. 2.2.4. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ Hình 2.10: Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 42 2.3. Cấu trúc dữ liệu các bảng 2.3.1. Bảng nhân viên Hình 2.11: Bảng nhân viên. (Employee). Chứa thông tin của nhân viên trang web, sử dụng để đăng nhập trang quản trị. Các biến đại diện: idem (Mã nhân viên), uid (Tên đăng nhập), pwd1 (Mật khẩu 1), pwd2 (Mật khẩu 2), FullName (Tên đầy đủ của nhân viên), Email (Thông tin e-mail của nhân viên), Tel (Số điện thoại). 2.3.2. Bảng thành viên Hình 2.12: Bảng thành viên (Member). Chứa thông tin thành viên của trang web, sử dụng để đăng nhập trang đặt hàng. Bao gồm: : idm (Mã thành viên), Email (Thông tin email dùng để đăng nhập), Pass (Mật khẩu), FullName (Tên đầy đủ), Address (Địa chỉ), Tel (Số điện thoại liên lạc), StartDate (Ngày gia nhập website). Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 43 2.3.3. Bảng đặt hàng Hình 2.13: Bảng đặt hàng (Order). Chứa thông tin thiết lập đơn đặt hàng của thành viên. Bao gồm: IDOrder (Mã đặt hàng), IDM (Mã thành viên), Idadmin (Mã người duyệt đơn), OrderDate (Ngày đặt hàng), Address (Địa chỉ nhận hàng), Conten (Nội dung nhắn gửi kèm theo), Status (Trạng thái đơn đặt hàng đã xử lý hoặc chưa xử lý). 2.3.4. Bảng mặt hàng Bảng 2.14: Bảng mặt hàng (Product). Chứa thông tin của từng sản phẩm bao gồm: idpr (Mã mặt hàng), idmnu (Thuộc loại hàng nào), Namep (Tên mặt hàng), Des (Mô tả mặt hàng), promote (Hình thức tiếp thị, sản phẩm đi kèm), warranty (Bảo hành), price (Giá mặt hàng), pricestr (Giá tăng lợi nhuận), total (Số lượng), pic (Hình ảnh minh họa), oder (Sắp xếp thứ tự). Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 44 2.4. Thiết kế giao diện 2.4.1. Trang chủ Hình 2.15: Giao diện trang chủ. (1) Banner chính và menu phía trên của website. (2) Phần menu phía bên trái chứa : Danh mục sản phẩm, Liên kết đến các website khác, Hiển thị số lượt truy cập và banner quảng cáo. (3) Chứa banner quảng cáo của công ty và dòng thông báo chào mừng. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 45 (4) Phần menu phía bên phải chứa : Khung đăng nhập đăng xuất, Khung hiển thị giỏ hàng, Khung chứa liên kết đến fanpage facebook và banner quảng cáo. (5) Phần hiển thị các sản phẩm mới đăng bán của website (6) Phần hiển thị các tin tức mới nhất mà website cung cấp (7) Phần footer của website chứa các liên kết đến trang giới thiệu, liên hệ, trang quản lý của người bán hàng và người quản trị website 2.4.2. Trang giới thiệu Hình 2.16: Giao diện trang giới thiệu. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 46 2.4.3. Trang liên hệ Hình 2.17: Giao diện trang liên hệ. 2.4.4. Trang chi tiết sản phẩm Hình 2.18: Giao diện trang chi tiết sản phẩm. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 47 2.4.5. Trang quản trị Hình 2.19: Giao diện trang quản trị. (1) Header chứa tên của trang quản trị, lời chào mừng. (2) Menu bên trái của trang quản trị chứa các lựa chọn hiển thị cho phần content. (3) Phần content chứa các thông tin quản trị, các thao tác thêm sửa xóa CSDL. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 48 2.4.6. Trang giỏ hàng Hình 2.20: Giao diện trang giỏ hàng. (1) Phần thông tin giỏ hàng hiển thị các sản phẩm đã đưa vào giỏ hàng. (2) Phần đặt hàng dành cho các thành viên website. (3) Phần điền thông tin đặt hàng cho khách vãng lai. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 49 Chương 3: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 3.1. Thông tin chung Hình 3.1: Thông tin máy ảo sử dụng cài đặt. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 50 Hình 3.2: Thông tin phiên bản Microsoft SQL Server 2012. Hình 3.3: Thông tin phiên bản Microsoft Visual Studio Ultimate 2013. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 51 3.2. Cài đặt CSDL Bước 1: Mở đĩa CD chứa file dự án. Tìm đến thư mục chứa file thông tin CSDL theo đường dẫn :\Project\SNSHUE\App_Data sau đó copy 2 file trong thư mục này. Hình 3.4: Thư mục copy file CSDL. Bước 2: Tìm đến thư mục chứa CSDL của SQL Server theo đường dẫn C:\Program Files\Microsoft SQL Server\MSSQL11.\MSSQL\DATA và paste 2 file đã copy vào đó. Hình 3.5: Thư mục paste file CSDL. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 52 Bước 3: Mở Microsoft SQL Server Management Studio, đăng nhập vào server, click chuột phải vào thư mục Databases và chọn Attach Hình 3.6: Attach Database. Bước 4: Ở cửa sổ hiện ra chọn Add → snshue_db.MDF → OK → OK. Hình 3.7: Đính kèm CSDL snshue_db. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 53 Bước 5: Kết thúc cài đặt CSDL. Hình 3.8: Kết thúc cài đặt CSDL. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 54 3.3. Cấu hình kết nối và khởi chạy website Bước 1: Copy thư mục SNSHUE chứa dự án từ đường dẫn :\Project vào ổ đĩa bất kỳ trên máy tính để có thể thực hiện các thao tác chỉnh sửa trên dự án. Mở file SNSHUE.SLN (Type: Microsoft Visual Studio Solution). Hình 3.9: Khởi chạy dự án SNSHUE. Bước 2: Sau khi dự án SNSHUE đã được mở ra, chọn TOOLS → Connect to Database Hình 3.10: Connect to Database. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 55 Bước 3: Ở hộp thoại hiện ra, chọn Microsoft SQL Server → OK. Hình 3.11: Change Data Source. Bước 4: Chọn Server name → Chọn database snshue_db → Chọn Advanced Hình 3.12: Add Connection. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 56 Bước 5: Ở khung Advanced Properties hiện ra, copy dòng chứa chuỗi kết nối CSDL như ở hình 3.13. Hình 3.13: Advanced Properties. Bước 6: Sau khi đã copy đoạn mã kết nối ở bước 5, bạn có thể Cancel để tắt các hộp thoại. Tiếp theo mở file Web.config ở trong Panel Solution Explorer ở phía bên phải màn hình (Nếu không thấy bạn có thể chọn VIEW → Solution Explorer hoặc bấm tổ hợp phím CTRL + ALT + L để hiển thị). Sau khi đã mở file Web.config tìm đến dòng lệnh connectionString như hình 3.14 và dán đoạn mã kết nối vào trong dấu nháy. Lưu thay đổi cho dự án. Hình 3.14: Thay đổi mã kết nối. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 57 Bước 7: Hoàn tất cấu hình kết nối, bấm F5 để khởi chạy website. Hình 3.15: Kết thúc cấu hình và khởi chạy. 3.4. Giới thiệu một số quy trình hoạt động của hệ thống 3.4.1. Quy trình đặt hàng (Dành cho người mua) Bước 1: Ở trang chủ website, chọn Đăng ký người dùng mới. Ở nội dung hiện ra điền đầy đủ thông tin được yêu cầu sau đó click vào nút đăng ký. Hình 3.16: Đăng ký người dùng mới. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 58 Bước 2: Chờ thông báo đăng ký thành công. Tiến hành nhập thông tin vừa đăng ký vào ô đăng nhập ở panel phía bên phải website, click Đăng nhập. Hình 3.17: Đăng nhập tài khoản. Bước 3: Tìm kiếm, lựa chọn và thêm sản phẩm thêm vào giỏ hàng. Hình 3.18: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng. Bước 4: Click vào giỏ hàng, ở nội dung hiện ra click vào nút đặt hàng, website sẽ thông báo bạn đã đặt hàng thành công. Hình 3.19: Kiểm tra giỏ hàng, tiến hành đặt hàng. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 59 3.4.2. Quy trình xem và duyệt đơn hàng (Dành cho người bán) Bước 1: Ở trang chủ của website, kéo xuống thanh dưới cùng của website sẽ có đường dẫn đến trang quản lý người bán, click vào đó để đến trang đăng nhập quản lý. Hình 3.20: Đường dẫn đến trang quản lý người bán. Bước 2: Sau khi đăng nhập bằng thông tin tài khoản người bán, bạn sẽ được chuyển trực tiếp đến trang quản lý thêm mặt hàng mới. Ở trang này bạn có thể nhập thông tin của một sản phẩm mới, sau đó click vào nút thêm mới, thì sản phẩm đó sẽ được trình bày trên website. Ngoài ra bạn còn một số lựa chọn khác như ở Panel bên trái. Hình 3.21: Quản lý thêm sản phẩm mới. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 60 Bước 3: Để tiếp nhận hóa đơn đặt hàng của khách hàng. Bạn click vào liên kết Hóa đơn đặt hàng trên Panel bên trái, sẽ hiện ra trang thông tin các đơn đặt hàng. Ở danh sách các đơn đặt hàng có chứa thông tin của người mua, và ở mục Tình trạng sẽ thể hiện giá trị bằng 0 khi đơn đặt hàng đó chưa được xử lý. Để tiến hành thay đổi Tình trạng của đơn hàng, bạn chỉ việc chọn Edit. Hình 3.22: Xem thông tin hóa đơn đặt hàng. Bước 4: Sau khi đã chỉnh sửa Tình trạng của đơn hàng, bạn chỉ cần bấm vào Update để cập nhật thay đổi vào CSDL. Hình 3.23: Cập nhật trạng thái cho đơn hàng. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 61 KẾT LUẬN Thương mại điện tử - một hiện thực và hình thức kinh doanh mới đã và đang làm thay đổi sâu sắc các hoạt động kinh tế và môi trường xã hội. Và đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực như truyền thông, tài chính, thương mại bán buôn và bán lẻ. Nó đem lại triển vọng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và quản lý. TMĐT trở thành một công cụ kinh doanh quan trọng trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ. Các chức năng trung gian truyền thống được thay thế, các sản phẩm và thị trường mới đang phát triển, các quan hệ mới chặt chẽ hơn được tạo ra giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa khách hàng với nhau. TMĐT đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy nhanh và làm lan toả rộng rãi hơn các thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế như các quá trình cải cách về mặt pháp lý, thiết lập các kết nối điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt động kinh tế, đặt ra nhu cầu về người lao động có trí tuệ cao, các khuynh hướng phân ngành mới (ngân hàng điện tử, đặt chỗ trực tiếp trong du lịch, marketing đến từng khách hàng). Đối với hoạt động bán hàng, chi phí cho TMĐT rẻ hơn nhiều so với việc dựng và quản lý cơ sở vật chất do TMĐT mang tính mở, có thị trường toàn cầu. Bằng cách đưa thông tin trực tiếp dưới dạng dễ truy cập, các doanh nghiệp TMĐT đã làm tăng hiệu quả của quá trình bán hàng. Qua quá trình tìm hiểu và xây dựng website sàn giao dịch thương mại điện tử, đề tài đã đạt được một số kết quả đó là : - Tìm hiểu một cách tổng quan về thương mại điện tử, các khái niệm kỹ thuật và thực trạng kinh doanh thương mại điện tử hiện nay. - Tìm hiểu, nắm bắt được cơ bản công cụ lập trình trên nền ASP.NET cũng như cách thiết kết một trang web phục vụ cho thương mại điện tử. - Xây dựng được hệ thống bán hàng qua mạng thể hiện được những yêu cầu của website thương mại điện tử như : Người mua hàng có thể lựa chọn hàng, xem chi tiết mặt hàng, sắp xếp theo chủng loại hàng, nắm bắt tin tức thông báo giảm giá, chia sẻ thông tin, gửi ý kiến đóng góp cho hệ thống bán hàng. Tuy nhiên, hệ thống bán hàng này còn có một số mặt hạn chế như : Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 62 - Chưa áp dụng được hệ thống thanh toán điện tử mức cao, mới chỉ dừng lại ở việc thanh toán khi giao hàng, hoặc chuyển khoản qua ngân hàng, thẻ ATM, hoặc chuyển tiền qua bưu điện. - Chưa xây dựng được forum để khách hàng trao đổi qua mạng. - Chưa xây dựng được cơ chế bảo mật, phân quyền chưa rõ ràng. - Chưa chú trọng xây dựng phần nội dung website, thông tin còn tương đối nghèo nàn và sơ sài, chưa phân loại nội dung rõ ràng và còn khó khăn trong việc tìm kiếm. - Chưa thực hiện việc xây dựng chức năng gửi email đăng ký cho thành viên. - Giao diện người dùng vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, quản lý thành viên chưa đủ chiều sâu. Từ những kết quả đạt được và những hạn chế ở trên có thể rút ra kết luận rằng: ưu điểm của đề tài là đưa ra hướng giải quyết cho thương mại điện tử ở quy mô nhỏ (vùng, miền, gói gọn trong quy mô thành phố, tỉnh), do tính nhỏ gọn đơn giản nên có thể dễ dàng triển khai, các phân tích đưa ra nên móng cơ sở khá đầy đủ cho nên việc phát triển website để phù hợp với quy mô mở rộng là hoàn toàn có thể; nhược điểm của đề tài đó là việc xây dựng cấu trúc dữ liệu các bảng và cách lưu trữ thông tin chưa thật sự đầy đủ và hợp lý trong việc thiết kế mở rộng website, sơ đồ thực thể mối quan hệ vẫn chưa liệt kê đầy đủ các yếu tố cũng như các mối quan hệ giữa chúng không được liệt kê rõ ràng và sử dụng trong thiết kế website. Hướng nghiên cứu tiếp theo: - Tạo một giao diện thân thiết hơn cho Website nhằm thu hút khách hàng. - Tiếp tục xây dựng những chức năng, ứng dụng khác cho Website. - Sử dụng thêm nhiều hình ảnh có tính chọn lọc kỹ lưỡng hơn (ảnh động, ảnh 3 chiều) nhằm tăng thêm sự hấp dẫn của sản phẩm, trang web khi xem. - Đa dạng hóa hình thức thanh toán như là khách hàng có thể thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng, internet banking, thanh toán tạm giữ thông qua các dịch vụ trung gian,... và đặc biệt phải đảm bảo tính chính xác và bảo mật cho khách hàng. - Xây dựng những phần quản trị tốt hơn, có tính bảo mật cao. Khóa luận tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Viết Mẫn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Trọng Phước 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luận văn tốt nghiệp “Thiết kế website bán hàng cho công ty TNHH Việt Trì” của Nguyễn Văn Quốc Toản, K42-THKT, năm 2012. - Luận văn tốt nghiệp “Xây dựng website bán hàng công ty TNHH TM & DV Sang Trọng ứng dụng mã nguồn mở Joomla” của Nguyên Thị Thái, K42-THKT, năm 2012. - Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử tại Việt Nam” của Nguyễn Quang Quỳnh, 2013. - Báo cáo tốt nghiệp “Website bán hàng trực tuyến Phongthuy.vn” của Nguyễn Thị Kim Huệ, 2006. - TS. Nguyễn Hoàng Việt (2011), Giáo trình Marketing thương mại điên tử, Nxb Thống kê, Hà Nội. - PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Hồng, TS. Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, Nxb Đại học Ngoại thương, Hà Nội. - Sổ tay lập trình web ASP.NET bằng C# - Dương Thành Phết biên soạn. - Giáo trình “Các giải pháp lập trình ASP.NET 2.0 Tập 2”, nhà xuất bản Hồng Đức. - Programming Microsoft Web Forms 2005 Edition – Douglas J. Reilly. - Các tiểu luận, báo cáo tổng hợp từ trang www.vndocs.org: + + + +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfk44_thkt_nguyen_le_trong_phuoc_298.pdf
Luận văn liên quan