Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Nam Tân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An

Xuất phát từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn xã Nam Tân tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau với mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung cho xã nhà: · Đối với Nhà nước: Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng là quản lý trên tầm vĩ mô nhà nước có thể dung các chính sách vĩ mô để khuyến khích, thúc đẩy sản xuất lúa phát triển bằng cách ban hành, thực thi và giám sát kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách mà mình đưa ra. Các chính sách lien quan để phát triển sản xuất lúa bao gồm: Chính sách thuế ruộng đất, chính sách hỗ trợ đầu vào, chính sách xuất nhập khẩu nông sản cũng như vật tư nông nghiệp, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng nếu các chính sách được áp dụng kịp thời và hợp lý thì có thể tạo ra những hiệu quả to lớn đối với nông nghiệp. · Đối với địa phương: Cần phải có chính sách cho vay vốn đầu tư sản xuất lúa, đặc biệt là các hộ nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo, cùng cực, để hoà nhập với cộng đồng. Cần có sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo, phối hợp với cán bộ phòng nông nghiệp để tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa cho bà con nông dân như kỹ thuật bón phân phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa, cách nhận biết các loại sâu bệnh để lựa chọn và phun thuốc trừ sâu, cách thức cải tạo đất sau khi thu hoạch để tăng độ màu mỡ của đất nhằm nâng cao năng suất cho vụ sau. Đặc biệt, do khu vực sản xuất lúa của xã nhà nằm cạnh sông Lam do đó thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập úng, lũ lụt vào vụ ĐX nên theo yêu cầu của nhiều bà con nông dân thì xã cần phải đắp đê, khoanh vùng để bơm nước ra chống úng để năng suất lúa được cao hơn. Ngoài ra cần phải đưa các loại giống có năng suất cao hơn về khảo nghiệm tại địa phương, để có thể đưa vào gieo cấy. · Đối với nông hộ: Là một đơn vị kinh tế tự chủ do đó các hộ phải có kế hoạch làm ăn rõ ràng, tích cực tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ các chuyên gia kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ nhiều hộ sản xuất giỏi, tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất, kết hợp kinh nghiệm truyền thống có được để hình thành nên phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại, thay đổi dần những tập quán lạc hậu và không hiệu quả. Phải tự giác tích cực tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và Đại học Kinh tế

pdf38 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã Nam Tân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990). Từ năm 1990 trở đi đến tại thời điểm hiện nay năng suất lúa thế giới liên tục được cải thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008, tuy nhiên chỉ bằng phân nửa năng suất của Ai Cập (9,7 tấn/ha) nước đứng đầu thế giới. Xuất phát điểm của Việt nam là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây trồng chính và lâu đời, cây lúa được phân bố khắp mọi miền của đất nước từ Bắc vào Nam, là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa. Hơn 70 % dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh nghiệm của cha ông và đúc rút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo trồng. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 12 Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2010/2008 ± % Diện tích lúa Nghìn ha 7400.20 7440.10 7513.70 +113.50 0.2 Năng suất tạ/ha 52.30 52.20 53.20 +0.90 0.2 Sản lượng Nghìn tấn 38729.8 38895.5 39972.88 1243.08 0.3 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam – Website: Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 3 năm có xu hướng tăng lên . Từ 7400.2 nghìn ha (năm 2008), 7440.1 nghìn ha (năm 2009), và tăng lên 7513.7 nghìn ha (năm 2010), tức tăng 113.5 nghìn ha so với năm 2008, tương ứng tăng 0.2%. Năng suất cũng tăng lên qua 3 năm. Từ 52.3 ta/ha (năm 2008) giảm xuống còn 52.2 tạ/ha (năm 2009), và tăng lên mức 53.2 tạ/ha (năm 2010), tức tăng 0.9 tạ/ha, tương ứng 0.2%. Sản lượng lúa vẫn tăng được ổn định khi diện tích tăng qua 3 năm. Sản lượng năm 2010 đạt 39972.88 nghìn tấn, tăng 1243.08 nghìn tấn so với năm 2008, tương ứng tăng 0.3%. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 13 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Nghệ An Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa ở Nghệ An TT Nội dung Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1 Giá trị sản xuất nông nghiệp Triệu đồng 7027450 7479661 8485675 9740793 13111956 15484165 2 Sản lượng lương thực có hạt Nghìn tấn 1098 1041 1144 1054 1154 1084821 Lúa - 881 882 911 847 932 898801 Ngô - 217 219 233 207 223 186000 3 Sản lượng chăn nuôi gia súc gia cầm tấn Thịt trâu - 3634 424 4139 4437 5324 5799 Thịt bò - 4333 5512 6126 6694 8701 9790 Thịt lợn - 80321 9381 94982 104018 1113 119799 Thịt gia cầm - 17506 18512 17835 18522 24078 27121 Trứng (nghìn quả) - 277033 288313 290601 297459 325021 278693,4 Nguồn: www.nghean.gov.vn Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 14 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy đối với Nghệ An thì cây lúa cũng là cây lương thực chủ đạo của tỉnh. Từ những năm 2004 lúa đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị các cây lương thực trong tỉnh, tổng sản lượng lúa không ngừng tăng qua các năm. Đạt được những thành tựu đó là kết quả của một quá trình phấn đấu của đảng bộ và nhân dân Nghệ An, tỉnh đã đưa vào sản xuất nhiều giống lúa lai cho năng suất và phẩm chất gao cao nhằm nâng cao thu nhập cho người trồng lúa cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nước cũng như phục vụ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa của huyện Nam Đàn Bảng 3: Dự ước diện tích năng suất sản lượng cây lúa vụ Đông Xuân năm 2010 Lúa lai Lúa thuần Tổng Diện tích (ha) 2938.50 3743.20 6681.70 Năng suất (tạ/ha) 65.60 59.90 62.75 sản lượng (tấn) 19276.56 22421.77 41927.67 (Nguồn: phòng thống kê huyện Nam Đàn) Là một huyện thuần nông với 36 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong những năm qua hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn đã có những bước chuyển biến lớn. Huyện đã mạnh dạn đưa vào sản xuất nhiều giống lúa lai mới cho năng suất sản lượng cao cũng như chất lượng gạo ngon để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường đồng thời nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Một số giống lúa lai đưa vào trồng thử nghiệm những năm trước đã thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của huyện cho năng suất khá, trong năm 2010 huyện đã mạnh dạn nhân rộng ra diện tích lớn như Khải Phong với 1498.50ha cho năng suất 66.1 tạ/ha, hay giống lúa Nhị Ưu 986 trong năm 2010 toàn huyện đã gieo cấy với diện tích là 834.90 ha tổng sản lượng của giống lúa này trong vụ xuân năm 2010 là 5476.94 tạ. Một số giống lúa lai khác được huyện sử dung như Đắc Ưu, Thuyên Nguyên, Sin 6, B0404, BH71 cũng cho năng suất từ 60 tạ/ha trở lên. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 15 Bên cạnh các giống lúa lai thì các giống lúa thuần vẫn còn chiếm một phần lớn trong cơ cấu sản xuất của huyện, tổng diện tích lúa thuần chiếm 56.02% tổng diện tích lúa vụ xuân năm 2010 của huyện, các giống như Khang Dân, Hương thơm số1+7, nếp vẫn được đưa vào sản xuất trên diện tích lớn. Tuy năng suất không cao như lúa lai nhưng những giống lúa thuần vẫn được sử dụng nhiều là do giá giống lúa thuần thấp hơn so với giống lúa lai, bà con có thể tận dụng lúa từ vụ trước để làm giống, mặt khác các giống lúa thuần này còn có khả năng thích nghi cao hơn, bên cạnh đó do tập quán canh tác của người dân vốn quen với các giống lúa truyền thống chưa giám mạnh dạn đưa các giống lúa lai mới vào sản xuất sợ rủi ro 1.2.4. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 1.2.4.1. Điều kiện tự nhiên Nam Tân là xã miền núi thuộc huyện Nam Đàn. Nằm về phía hữu ngạn sông Lam, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có trục đường 15A và 15 B đi qua. Có tổng diện tích đất tự nhiên là 1283.93 ha trong đó đất nông nghiệp 329.21 ha, có 861 hộ dân với dân số là 3874 người phân bổ trên 7 xóm. Xã cách thàh phố Vinh 20km về phía Nam. Phí Đông giáp thị trấn Nam Đàn Phía Bắc giáp xã Nam Thượng Phía Tây giáp xã Thành Lâm Phía Nam giáp với xã Nam Lộc 1.2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Kinh tế Nền kinh tế phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá tương đối. Trong đó: nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo và tạo thế ổn định. Tổng giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) thực hiện đạt 22132 triệu đồng đạt 91.86% KH tăng 8.02% so với năm 2009 trong đó: Nông – Lâm – Ngư nghiệp: 14092 triệu đồng đạt 92.5% KH tăng 2.2%so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 45,83%. Công nghiệp xây dựng đạt 5992 triệu đồng đạt 92.7% KH tăng 22.5% so với năm 2009. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 16 Dịch vụ đạt 2048 triệu đồng bằng 85.6% KH tăng 12.9% so với năm 2009 Cơ cấu kinh tế: NN chiếm tỷ trọng là 67%. CN – XD chiếm tỷ trọng là 18% Dịch vụ chiếm tỷ trọng 15% Thu nhập bình quân đầu người: 9.7 triệu đồng/năm b. Văn hóa – Xã hội  Giáo dục Tốt nghiệp THCS đạt 98%, tỷ lệ học sinh vào tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%. Công tác xã hội hóa giáo dục được đảm bảo, thực hiện tốt các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, động viên đóng góp xây dựng quỹ khuyến học xã, xóm và các dòng họ khích lệ kịp thời phong trào học tập. Học sinh đậu vào đại học, cao đẳng năm 2010 là 26 em. Phấn đấu trường chuẩn quốc gia mức 2 ở trường Tiểu học, tiếp tục phấn đấu xây dựng trường Mầm non thành chuẩn quốc gia.  Y tế Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đặc biệt được quan tâm, trạm y tế xã được củng cố và nâng cấp trang thiết bị, phát huy đồng vốn xây dựng tủ thuốc có hiệu quả, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như chương trình phòng chống sốt rét, cho trẻ em uống vitamin A, công tác tiêm chủng mở rộng đạt hiệu quả cao. Đội ngữ cán bộ y tế thôn đã được cũng cố, qua bồi dưỡng, đào tạo đã phát huy trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong xã đối với các bệnh thông thường xảy ra. Cụ thể là năm 2010 đã khám và điều trị cho 4500 lượt người công tác tiêm chủng mở rộng đạt 50 cháu, kiểm tra VSATTP được thực hiện thường xuyên.  Dân số - kế hoạch hóa gia đình – trẻ em Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng các chính sách của đảng, pháp luật nhà nước về dân số - KHHGĐ bằng nhiều hình thức. Các biện pháp dịch vụ KHHGĐ thực hiện thường xuyên nên kết quả đạt được đó là: Đình sản 0 ca, đặt vòng mới 46 vòng, tỷ lệ sinh con thứ 3 đạt khoảng 4 cháu. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 17 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ NAM TÂN 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ NAM TÂN Những năm qua xã Nam Tân đã thực hiện tốt chủ trương, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. trong đó, cây lúa vẫn giữ vị trí vai trò chủ lực. Bảng 4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của xã Nam Tân qua 2 năm Năm ĐVT 2009 2010 2010/2009 Chỉ tiêu ± % 1.Diện tích lúa Ha 229.00 229.00 0.00 0.00 2. Năng suất Tấn/ha 5.89 6.52 0.63 10.72 3. Sản lượng Tấn 1348.50 1493.00 144.50 10.72 (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2010 của xã Nam Tân) Từ bảng số liệu thu thập được, cho ta thấy rằng những năm qua tình hình biến động diện tích và năng suất lúa tại địa phương có chiều hướng ổn định. Điều này thể hiện cụ thể là, diện tích sản xuất lúa không tăng qua các năm. Năm 2009 chỉ tiêu này là 229 ha, đến năm 2010 chỉ tiêu này cũng là 229 ha, đối với năng suất lúa thì tăng mạnh qua các năm. Nhìn chung năng suất lúa tại địa phương tăng lên qua các năm. Năm 2009, chỉ tiêu này đạt 5.89 tấn/ha. Đến năm 2010 chỉ tiêu này là 6.52 tấn/ha so với năm 2009 là 0.63 tấn/ha, tương ứng 10.72%.Nhìn chung năng suất lúa có phần tăng lên. Có được thành tích này là nhờ xã đã không ngừng phấn đấu vươn lên. Ngoài ra xã đã đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá kênh mươn, tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất và thu hoạch; trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông dân ngày càng tăng lên cộng thêm vào đó là việc sử dụng nhiều loại giống lúa mới có năng suất cao và phẩm chất, chất lượng tốt, do vậy những năm qua sản lượng nông nghiệp đã tăn lên đáng kể . Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 18 Bên cạnh những thành tích đạt được, việc diện tích được giữ ổn định đã giúp cho sản lượng tăng do năng suất qua các năm tăng lên. Sản lượng năm 2010 đạt 1348.5 tấn tăng so với năm 2009 là 144.5 tấn tương ứng tăng 10.72%. Từ thực tế này cho chúng ta thấy rằng. Nếu xã chủ động đầu tư kênh mương, khai hoang, chủ động áp dụng khoa học công nghệ, áp dụng nhiều loại giống có phẩm chất năng suất và chống chịu sâu bệnh tốt thì năng suất và sản lượng ngày càng tăng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. 2.2. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG HỘ ĐIỀU TRA 2.2.1. Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ điều tra Theo nguồn thông tin từ cán bộ phòng Chính sách - xã hội, UBND Xã, chuẩn nghèo được áp dụng tại địa phương như sau: Thu nhập bình quân đầu người dưới 100.000 đồng/người/tháng được xếp vào nhóm hộ nghèo đói; từ 100.000 đến 200.000 đồng/người/tháng là hộ trung bình; trên 200.000 đồng/người/tháng là hộ khá giàu. Từ đó chúng tôi có bảng phân loại dưới đây (điều tra chọn mẫu 30 hộ): Bảng 5: Tình hình nhân khẩu, lao động và quy mô đất đai của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ nghèo đói Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ khá giàu BQ chung 1.Tổng số hộ Hộ 11.00 17.00 2.00 - 2.Tổng nhân khẩu Người 57.00 85.00 10.00 - Số nhân khẩu BQ/hộ Người 5.18 5.00 5.00 5.06 3.Tổng số lao động Người 36.00 48.00 4.00 - Số lao động BQ/hộ Người 3.27 2.82 2.00 2.70 4.Tổng DTCT BQ/hộ Sào 68.20 115.50 22.00 DTCT lúa BQ/hộ Sào 6.20 6.79 11.00 8.00 (Nguồn số liệu điều tra của năm 2010) Qua bảng số liệu điều tra của 30 hộ thì có 2 hộ khá giàu, 17 hộ trung bình và 11 hộ nghèo đói. Nhìn chung, nhân khẩu, lao động cũng như DTCT của các nhóm hộ có sự chênh lệch không đáng kể. Nhóm hộ nghèo đói và trung bình có số nhân khẩu bình quân/hộ tương đương nhóm hộ khá giàu. Nhóm hộ nghèo đói và trung bình lần lượt là 5.18 người/hộ và 5.00 người/hộ và con số này ở hộ khá giàu là 5.00 người/hộ. Đối với Đại học Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 19 số người lao động bình quân/hộ thì nhóm hộ nghèo có số lao động cao nhất là 3.27 người/hộ. Trong khi đó nhóm hộ khá giàu và trung bình lần lượt là 2.00 người/hộ và 2.82 người/hộ. Nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo đói có số người ăn theo nhiều, hộ có số con nhỏ đông. Hộ giàu có lực lượng lao động đông, nhưng lực lượng tham gia vào sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là hoạt động các ngành nghề dịch vụ, mang lại thu nhập cao. Ta có thể nói thiếu lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói. 2.2.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ: Bên cạnh lao động, vốn, đất đai thì tư liệu sản xuất là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ ngành sản xuất vật chất nào. Tư liệu sản xuất nói lên trình độ sản xuất và quy mô sản xuất của một đơn vị, địa phương hiện nay, tư liệu sản xuất của các nông hộ đã được HTX cung cấp, hỗ trợ như: trâu, bò cày kéo, máy bơm nước, máy tuốt lúa... Điều quan trọng là nông dân phải có đủ vốn để đầu tư phân, thuốc các loại, giống, đặc biệt là phí các khâu dịch vụ như phí thuỷ lợi, làm đất, phí tuốt lúa, phí thu hoạch. Tất cả điều này làm cho việc trang bị tư liệu sản xuất của các hộ nghèo rất thấp. Vì vậy, cần phải trang bị thêm phương tiện vận chuyển phục vụ mùa màng thu hoạch. Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là khâu vận chuyển. Một khi được ứng dụng máy móc, kỹ thuật vào sản xuất một cách rộng rãi thì sẽ tạo điều kiện cho bà con làm kịp thời vụ, mở rộng quy mô sản xuất, tránh được thiệt hại do thiên tai gây ra. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 20 (Nguồn số liệu điều tra của năm 2010) Từ bảng thống kê ta có thể thấy TLSX BQ/hộ của các hộ được điều tra tương đối thấp, bình quân mỗi hộ chỉ được 4 con gia súc, 32.75M2 chuồng trại, 0.67ha Ao nuôi và 8.33 cái công cụ sản xuất với tổng giá trị hiện tại là 15985.50 (Ng.đ). 2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở XÃ NAM TÂN 2.3.1. Tình hình chi phí sản xuất lúa của các nông hộ Trong sản xuất lúa tại địa phương, một công thuê là 100.000 đồng, công khoán thu hoạch là 121500 đồng/sào. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng thì nông dân chủ yếu lấy công làm lãi do đó các chi phí về công lao động chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Để thấy được tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của các nông hộ chúng ta xem xét bảng sau: Bảng 6: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2010 (ĐVT: BQ/hộ) Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ nghèo đói Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ khá giàu BQC Số lượng Giá trị (1000 đ) Số lượng Giá trị (1000 đ) Số lượng Giá trị (1000 đ) Số lượng Giá trị (1000 đ) Gia súc con 4.00 2700.5 7.00 4300.30 1.00 1500.00 4.00 2833.60 Chuồng trại M2 30.00 8.00 44.00 6.00 24.24 17500.0032.75 5838.00 Ao nuôi ha 0.00 0.00 2.00 25.00 0.00 0.00 0.67 8.33 Công cụ SX Cái 6.00 4000.00 17.00 17916.70 2.00 0.00 8.33 7305.57 Tổng giá trị 1000 đ - 6708.50 - 22248.00 - 19000.00 - 15985.50 Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 21 Bảng 7: Cơ cấu chi phí sản xuất lúa bình quân một nông hộ ĐVT:1000đ/sào (nguồn số liệu điều tra của năm 2010) Chỉ tiêu Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ giàu BQ chung /hộ GT % GT % GT % GT % Tổng chi phí ĐX 783.01 100.00 1000.95 100.00 809.10 100.00 864.35 100.00 1. Chi phí trung gian (IC) 608.89 77.76 740.00 73.93 618.19 76.40 655.69 75.86 Phân bón 196.28 32.24 168.47 22.77 163.65 26.47 176.13 26.86 Giống 39.97 6.56 40.15 5.43 39.00 6.31 39.71 6.06 Thuốc các loại 79.59 13.07 113.55 15.34 71.36 11.54 88.17 13.45 Chi phí lao động 123.17 20.23 260.95 35.26 168.18 27.21 184.10 28.08 Các khâu dịch vụ 169.88 27.90 156.88 21.20 176.00 28.47 167.59 25.56 2. lao động gia đình 174.12 22.24 260.95 26.07 190.91 23.60 208.66 24.14 Tổng chi phí HT 810.74 100.00 884.88 100.00 852.31 100.00 849.31 100.00 1. chi phí trung gian (IC) 648.72 80.02 630.25 71.22 650.04 76.27 643.00 75.71 Phân bón 212.21 32.71 201.82 32.02 162.27 24.96 192.10 29.88 Giống 42.89 6.61 48.44 7.69 45.00 6.92 45.44 7.07 Thuốc các loại 79.34 12.23 119.52 18.96 76.59 11.78 91.82 14.28 Chi phí lao động 123.17 18.99 73.07 11.59 168.18 25.87 121.47 18.89 Các khâu dịch vụ 191.11 29.46 187.40 29.73 198.00 30.46 192.17 29.89 2.lao động gia đình 162.02 19.98 254.63 28.78 202.27 23.73 206.31 24.29 Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 22 Qua phân tích tình hình chi phí sản xuất trên của các nhóm hộ thì nhóm hộ nào cũng có mức chi phí về lao động gia đình chiếm tỷ trọng rất lớn, cụ thể BQ mỗi hộ của nhóm hộ Nghèo có chi phí lao động gia đình vụ ĐX là 174.12 nghìn đồng/sào và vụ HT là 162.02 nghìn đồng/sào, BQ mỗi hộ của nhóm hộ Trung bình vụ ĐX và HT lần lượt là 260.95 ngìn đồng/sào và 254.63 nghìn đồng/sào, và chỉ tiêu này ở nhóm hộ Giàu là 190.91 và 202.27 nghìn đồng/sào. Mặt khác mục đích của các hộ sản xuất là làm thế nào để hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy vấn đề phải đặt ra là ngoài việc tiết kiệm, sử dụng hợp lý, đúng kỹ thuật các yếu tố đầu vào như phân thuốc, điều quan trọng nhất là phải làm thế nào để giảm được công lao động. Để làm được điều này thì quá trình sản xuất cần phải được cơ giới hoá, tập trung ruộng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất, xoá bỏ lối canh tác truyền thống. Như vậy sẽ càng thuận tiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. 2.3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ Kết quả là chỉ tiêu nói lên giá trị được tạo ra của quá trình hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Để đánh giá lợi ích mang lại cho quá trình hoạt động sản xuất đó là bao nhiêu thì căn cứ vào chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu này là cơ sở cho việc lựa chọn phương án sản xuất tối ưu. Nó phản ánh được lượng kết quả hữu ích cuối cùng đạt được và phần hao phí vật chất, lao động bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta xem xét bảng sau:Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 23 Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra ĐVT: BQ/hộ Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ khá giàu Bình quân chung ĐX HT BQ/Vụ ĐX HT BQ/Vụ ĐX HT BQ/Vụ ĐX HT BQ/Vụ NS Kg/ sào 278.06 253.81 265.94 297.84 275.76 286.80 344.09 300.00 322.05 306.66 276.52 291.59 GO 1000đ 1248.83 1207.18 1228.01 1347.97 1237.27 1292.62 1400.00 1350.00 1375.00 1332.27 1264.82 1298.54 IC 1000đ 608.89 648.72 628.81 740.00 630.25 685.13 618.19 650.04 634.12 655.69 643.00 649.35 VA 1000đ 639.94 558.46 599.20 607.97 607.02 607.50 781.81 699.96 740.89 676.57 621.81 649.19 GO/IC Lần 2.05 1.86 1.96 1.82 1.96 1.89 2.26 2.08 2.17 2.05 1.97 2.01 VA/IC Lần 1.05 0.86 0.96 0.82 0.96 0.89 1.26 1.08 1.17 1.05 0.97 1.01 VA/LDGD Lần 3.68 3.45 3.56 2.33 2.38 2.36 4.10 3.46 3.78 3.37 3.10 3.23 (nguồn số liệu điều tra của năm 2010) Đại học Kin h tế u ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 24 Qua bảng số liệu điều tra cho thấy giá trị các chỉ tiêu của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Trước hết, là chỉ tiêu năng suất. Nhóm hộ có năng suất lúa cao nhất là nhóm hộ khá giàu, đạt 322.05 Kg/sào, tiếp đến là nhóm hộ trung bình, đạt 286.80 Kg/sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo đói, đạt 265.94 Kg/sào Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra năm 2010 (Bình quân 1 vụ) Kg/sào. Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ Nghèo Đói Nhóm hộ Trung Bình Nhóm hộ Khá Giàu BQ chung/hộ Năng suất Kg/sào 265.94 286.80 322.05 291.60 GO 1000đ 1228.01 1292.62 1375.00 1298.54 IC 1000đ 628.81 685.13 634.12 649.35 VA 1000đ 599.20 607.50 740.89 649.20 GO/IC lần 1.96 1.89 2.17 2.01 VA/IC lần 0.96 0.89 1.17 1.01 VA/LĐGĐ lần 3.56 2.36 3.78 3.23 (Nguồn: Số liệu điều tra của năm 2010) Nguyên nhân khách quan dẫn đến điều này là do các hộ này gặp thiên tai hạn hán mất mùa ( theo thông tin từ các nông hộ). Nguyên nhân chủ quan là do các hộ này còn thiếu thông tin, kỹ thuật, thiếu vốn. Một số bà con cho biết: Mặc dù lượng chi phí chúng tôi bỏ ra tương đương với chi phí của các hộ khá giàu và trung bình, nhưng do phải vay mượn để mua phân, thuốc Điều này đã làm cho việc chậm trễ trong chăm sóc bón phân, phun thuốcKết quả là năng suất lúa của chúng tôi không cao. Một cách tổng quát hơn, năng suất lúa bình quân chung/hộ đạt 291.60 Kg/sào. Nguyên nhân là do năng suất lúa của các hộ nghèo đói thấp đã làm cho năng suất bình quân chung giảm đáng kể. Ngoài ra, theo lời kể của bà con là, vụ HT là vụ sản xuất trên đất xấu hơn vụ ĐX, do kế tiếp vụ ĐX mà các chất dinh dưỡng trong đất đã cung cấp cho cây lúa, lại phải làm đất vội nên chưa ngấm đất lâu, dinh dưỡng trong đất chưa kịp thời được bổ sung, cải tạo. Điều này làm cho năng suất vụ HT giảm mạnh so với vụ ĐX. Dẫn đến năng suất bình quân chung giảm. Mặc dù, có nhiều nguyên nhân làm cho Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 25 năng suất lúa giảm đáng kể, song năng suất bình quân đạt 291.60 Kg/sào là một kết quả khả quan, kết quả của quá trình phấn đấu siên năng, cần cù của các hộ. Chính vì sự chênh lệch năng suất của các nhóm hộ rõ rệt, kéo theo những thay đổi của GO cũng tương tự. Cụ thể là giá trị sản xuất bình quân của nhóm hộ khá giàu cao nhất, đạt 1375.00 nghìn đồng/sào, kế tiếp là nhóm hộ trung bình, con số này đạt 1292.62 nghìn đồng/sào, và thấp nhất là nhóm hộ nghèo đói, chỉ đạt 1228.01 nghìn đồng/sào. Như vậy, GO của nhóm hộ nghèo đói thấp hơn nhóm hộ có GO cao nhất là 146.99 nghìn đồng/sào. Điều này ngoài nguyên nhân về năng suất thấp còn do nguyên nhân về giá. Tức là các hộ nghèo đói thường bán lúa khi vừa thu hoạch xong, để trả nợ, mà những lúc này giá lúa rất thấp, hơn nữa lại bị tư thương ép giá. Do đó mà các hộ này vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Chỉ tiêu này xem xét bình quân chung/hộ, đạt 1298.54 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do GO của nhóm hộ nghèo đói thấp đã làm cho GO bình quân chung giảm rất đáng kể. Đây là tồn tại, khó khăn của nông dân cũng như của địa phương. Do đó vấn đề đặt ra trước mắt là phải hổ trợ vốn cho các nhóm hộ sản xuất nghèo đói, đặc biệt là hổ trợ sau khi bị mất mùa để các nông hộ có điều kiện tái sản xuất. Về mặt chi phí trung gian (IC) của các nhóm hộ, như đã phân tích ở bảng trước có sự biến động không đáng kể. IC của các nhóm hộ khá giàu, trung bình và nghèo đói lần lượt là 634.12 nghìn đồng/sào, 685.13 nghìn đồng/sào và 628.81 nghìn đồng/sào. IC bình quân chung/hộ là 649.35 nghìn đồng/sào. Từ những sự thay đổi của GO và IC, VA có những sự biến động kéo theo là điều tất yếu xẩy ra. Kết quả này thể hiện sự thay đổi ở các nhóm hộ rất rõ nét. Giá trị tăng thêm của nhóm hộ khá giàu cao nhất, đạt 740.89 nghìn đồng/sào, kế tiếp là nhóm hộ trung bình, đạt 607.50 nghìn đồng/sào và nhóm hộ nghèo đói thấp nhất, chỉ đạt 599.20 nghìn đồng/sào. Như vậy, giá trị tăng thêm của nhóm hộ nghèo đói thấp hơn 141.69 nghìn đồng/sào so với nhóm hộ khá giàu là nhóm hộ có VA cao nhất. VA của các nhóm hộ có sự chênh lệch lớn, do IC không đáng kể mà chủ yếu là do giá trị sản xuất GO. Một cách tổng quát, chỉ tiêu giá trị tăng thêm bình quân chung/hộ đạt 649.20 nghìn đồng/sào,. Điều này chủ yếu là do các hộ nghèo đói có VA quá thấp so với nhóm hộ khá giàu và trung bình. Để giải quyết điều này ngoài các giải pháp trên, cần Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 26 phải quan tâm làm thế nào để giảm chi phí trung gian trong khi giá lúa thấp mà giá cả vật tư ngày càng tăng cao, và đây cũng chính là nguyện vọng lớn lao của bà con. Các chỉ tiêu kết quả chỉ cho biết giá trị còn lại là bao nhiêu sau khi trừ đi chi phí trung gian, chứ chưa nói được một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ, một đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị tăng thêm trong kỳ, cũng như một đồng chi phí về lao động gia đình thì sẽ tạo ra được bao nhiêu giá trị tăng thêm trong kỳ. Tuy nhiên, chúng là căn cứ để xác định các chỉ tiêu hiệu quả. Trước hết là chỉ tiêu GO/IC. So sánh chỉ tiêu này giữa các nhóm hộ thì nhóm hộ khá giàu đạt được con số cao nhất là 2.17 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra được 2.17 đồng giá trị sản xuất trong kỳ, kế tiếp là nhóm hộ trung bình đạt 1.89 lần, tức là một đồng chi phí bỏ ra thì tạo được 1.89 đồng giá trị sản xuất trong kỳ. Trong khi đó nhóm hộ nghèo đói đạt một đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo được 1.96 đồng giá trị sản xuất. Như vậy, chỉ tiêu này giảm 0.21 lần so với nhóm hộ khá giàu, tức giảm 0.21 giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất của nhóm hộ nghèo đói thấp hơn so với nhóm hộ khá giàu. Chính vì hiệu quả sản xuất của nhóm hộ nghèo đói và trung bình thấp nên đã làm cho GO/IC bình quân chung trên hộ giảm đáng kể, tức chỉ thu được 2.01 đồng giá trị sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu thứ hai cần xem xét đó là VA/IC. Nếu xét bình quân vụ cho từng nhóm hộ thì nhóm hộ khá giàu đạt chỉ tiêu này cao nhất là 1.17 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra tạo ra được 1.17 đồng giá trị tăng thêm, kế tiếp là nhóm hộ nghèo đói, một đồng chi phí bỏ ra thì thu được giá trị tăng thêm là 0.96 đồng, và thấp nhất là nhóm hộ trung bình chỉ thu được 0.89 đồng giá trị tăng thêm trên một đồng chi phí bỏ ra. Như vậy so với nhóm hộ khá giàu thì nhóm hộ trung bình có giá trị tăng thêm thấp hơn 0.28 đồng trên một đồng chi phí bỏ ra. Qua đó, cho ta thấy hiệu quả sản xuất của nhóm hộ khá giàu là cao nhất và của nhóm hộ trung bình là thấp nhất. Bên cạnh chi phí trung gian (IC), chi phí về lao động gia đình chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 24.21% trong tổng chi phí sản xuất. Do đó ta có chỉ tiêu cần đánh giá là VA/lao động gia đình (LĐGĐ). Xét bình quân vụ của từng nhóm hộ thì con số này của nhóm hộ khá giàu cao nhất đạt 3.78 lần, tức là một đồng chi phí về lao động gia Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 27 đình bỏ ra thì tạo ra được 3.78 đồng giá trị tăng thêm trong kỳ. Trong khi đó, con số này ở nhóm hộ nghèo đói chỉ đạt giá trị tăng thêm là 3.56 đồng trên một đồng chi phí về lao động gia đình bỏ ra trong kỳ. Nguyên nhân chính là do VA của nhóm hộ khá giàu cao hơn nhóm hộ nghèo đói. Như vậy, hiệu quả sản xuất của nhóm hộ khá giàu cao hơn nhóm hộ nghèo đói. Qua quá trình phân tích cho thấy trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người nông dân chủ yếu lấy công làm lãi. Chi phí trung gian mà các nhóm hộ sử dụng là tương đương nhau, song lại có kết quả và hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Điều này đặt ra một vấn đề cần giải quyết là phải tuyên truyền thông tin, tập huấn kỹ thuật để giúp bà con biết bón phân, phun thuốc với số lượng bao nhiêu và khi nào cho hợp lý, chứ không phải làm theo kiểu ước chừng theo thói quen như hiện nay. Hai là phải tạo điều kiện cho nhóm hộ nghèo và trung bình vay vốn với mức lãi suất nhẹ để đầu tư kịp thời cho mùa vụ. Làm được hai điều này thì mới có thể nâng cao năng suất của nhóm hộ nghèo đói và trung bình lên kịp với nhóm hộ giàu, cũng như để nâng cao năng suất bình quân chung trên hộ và toàn cả địa phương. Để cải thiện đời sống cho bà con đặc biệt là những hộ nghèo đói. 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC NÔNG HỘ 2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng, đất đai là nhân tố quan trọng không thể thay thế được, là điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Yếu tố này ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa của các nông hộ như thế nào chúng ta xem xét bảng dưới đây.Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 28 Bảng 10: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đất sản xuất lúa đến VA của các nông hộ STT Phân tổ theo quy mô DTCT (m2) Số hộ Cơ cấu DTCT BQ/hộ VA/sào VA/IC Tổ (hộ) (%) (m2) (1000đ) (lần) I < 3500 18 60.00 2215 518.39 0.75 II 3500-7000 10 33.33 4050 710.58 1.28 III ≥ 7000 2 6.67 11250 857.17 1.56 Tổng _ 30 100,00 _ _ _ (Nguồn: Số liệu điều tra của năm 2010) Qua bảng số liệu phân tích cho thấy số hộ có diện tích ≥ 7000 m2 ở tổ III chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6.67%. Giá trị tăng thêm ở tổ này đạt 857.17 nghìn đồng/sào, và VA/IC đạt 1.56 lần, tức là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì mỗi hộ ở tổ này tạo ra được 1.56 đồng/sào, là con số đạt cao nhất trong ba tổ. Nguyên nhân là các hộ ở tổ này nắm được kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phun thuốc ở mức độ vừa phải, tiết kiệm được chi phí trung gian (IC). Tổ có số hộ chiếm tỷ lệ đồng nhất đó là tổ II với tỷ lệ 33.33%, có quy mô diện tích 3500-7000 m2. Giá trị tăng thêm của tổ này là 710.58 nghìn đồng/sào. Do đó VA/IC chỉ đạt 1.28 lần, tức là chỉ tạo ra được 1.28 đồng/sào trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra, thấp hơn so với tổ III. Điều này là do các hộ chưa hiểu hết kỹ thuật thâm canh, do đó đã dẫn đến chi phí đầu tư thêm (ΔIC) cho một sào lớn hơn lượng thu thêm của giá trị tăng thêm (ΔVA). Đối với tổ I, DTCT < 3500 m2, thì số hộ chiếm 60%, chiếm tỷ lệ cao nhất. Giá trị tăng thêm ở tổ này chỉ đạt 518.39 nghìn đồng/sào, là quá thấp so với các nhóm hộ trên, kết quả mang lại là chỉ tạo ra được 0.75 đồng/sào trên một đồng chi phí trung gian bỏ ra. Nguyên nhân là do các hộ này hầu hết thuộc nhóm hộ nghèo đói, thiếu vốn đầu tư. Dó đó, phải đầu tư dàn trải, dẫn đến hiệu quả thấp là điều khó tránh khỏi. Qua kết quả phân tích trên, cho thấy rằng việc thiếu vốn, không đủ khả năng đầu tư, dẫn đến sản xuất kém hiệu quả; nếu quy mô DTCT quá ít thì giá trị tăng thêm sẽ không cao, không đảm bảo đủ lương thực để cải thiện đời sống. Còn ở tổ II giá trị Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 29 tăng thêm mang lại kết quả khả quan, song việc đầu tư thêm chưa hiệu quả. Tóm lại, tổ có diện tích càng tăng thì VA càng tăng là do các hộ này vốn sản xuất dồi dào, nắm bắt được thông tin đầy đủ, biết áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách nên đã đem lại kết quả tốt. Từ đó rút ra một điều, quy mô DTCT phải phù hợp với khả năng đầu tư trong quá trình sản xuất. Vì vậy, địa phương cần phải quan tâm hơn nữa về huấn luyện kỹ thuật cũng như cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ thâm canh có hiệu quả cũng như việc ổn định quy mô sản xuất, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho bà con. 3.3.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian Bảng 11: Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của các hộ sản xuất lúa STT Phân tổ theo IC/sào Số hộ Cơ cấu IC BQ/sào VA/sào VA/IC Tổ (1000đ/sào) (hộ) (%) (1000đ) (1000đ) (lần) I < 500 8 26.67 417.52 400.47 0.96 II 500-700 12 40.00 597.71 684.39 1.15 III ≥ 700 10 33.33 705.08 650.03 0.97 Tổng _ 30 100,00 _ _ _ (Nguồn: Số liệu điều tra của năm 2010) Từ bảng số liệu điều tra cho thấy số hộ trong tổ I có mức chi phí trung gian < 500 nghìn đồng chiếm 26.67% là thấp nhất. Chi phí trung gian BQ của các hộ này đạt 417.52 nghìn đồng/sào thấp nhất trong ba tổ và dẫn tới giá trị tăng thêm đạt 400.07 nghìn đồng/sào, là con số thấp nhất trong ba tổ. Đối với tổ II, số hộ có chi phí trung gian nằm trong khoảng 500-700 nghìn đồng/sào chiếm 40% là cao nhất trong 3 tổ. Chi phí trung gian BQ cho mỗi hộ ở tổ này đạt 597.71 nghìn đồng/sào, cao hơn so với tổ I, bên cạnh đó, nhóm hộ này còn biết sử dụng hợp lý các nguồn lực trong sản xuất nên giá trị tăng thêm của tổ này cao hơn và đạt 684.39 nghìn đồng/sào. Các hộ ở tổ III có chi phí trung gian bình quân/sào ≥ 700 nghìn đồng/sào chiếm tỷ lệ là 33.33%. IC BQ của các hộ trong tổ này cao nhất là 705.08 nghìn đồng/sào. Tuy nhiên, đầu tư nhiều nhất chưa hẳn đã mang lại lợi nhuận lớn nhất, bởi vậy giá trị tăng thêm của tổ III cao hơn 249.56 nghìn đồng/sào so với tổ I nhưng vẫn thấp hơn tổ II 34.36 nghìn đồng/sào. Như vậy ta có thể thấy đối với quá trình sản xuất lúa trên địa bàn xã mà cụ thể là đối Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 30 với các hộ điều tra thì không phải cứ đầu tư nhiều là mang lại hiệu quả kết quả cao, mà người nông dân cần tiến hành đầu tư ở mức phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt và mang lại hiệu quả và kết quả cao nhất Để đánh giá chính xác hơn, chúng ta phân tích chỉ tiêu tiếp theo VA/IC. Các hộ thuộc tổ I có mức đầu tư bình quân trên sào là 417.52 nghìn đồng. Chỉ tiêu hiệu quả VA/IC đạt 0.96 lần. Tức là nếu như các hộ này bỏ ra 1000 đồng chi phí trung gian thì giá trị tăng thêm mà các hộ này nhận được trong kỳ là 960 đồng, thấp nhất trong 3 tổ. Trong khi đó các hộ thuộc tổ II và tổ III thu được giá trị tăng thêm lần lược là 1150 đồng và 970 đồng. Ta khẳng định rằng hiệu quả sản xuất của các hộ trong tổ II là cao nhất. Điều này chứng tỏ các hộ ở tổ II đầu tư chi phí trung gian hợp lý. Tốc độ tăng chi phí trung gian, tăng chậm hơn tốc độ tăng năng suất, dẫn tới tạo hiệu quả cao cho ngành nông nghiệp. Trước thực trạng này, yêu cầu đặt ra là, là phải mua sắm thêm tư liệu sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, chon các loại giống có phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Có như vậy mới tăng năng suất, tăng giá trị sản xuất, tăng giá trị tăng thêm, mục đính cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống cho bà con. 3.3.3. Ảnh hưởng của lao động gia đình Bảng 12: Ảnh hưởng của công lao động gia đình đến VA của các nông hộ Phân tổ theo LĐGĐ/sào Số hộ Cơ cấu LĐGĐ BQ/sào VA BQ/sào VA/LĐGĐ (công) (hộ) (%) (công) (1000đ) (1000đ) < 2.5 4 13.33 1.9 526.76 277.24 2.5 – 5.0 12 40.00 3.75 614.78 163.94 ≥ 5.0 14 46.67 5.84 756.07 129.46 _ 30 100,00 _ _ _ (Nguồn: Số liệu điều tra của năm 2010) Qua bảng số liệu điều tra, cho thấy công LĐGĐ của ba tổ chiếm tỷ trọng lần lượt là 13.33%, 40% và 46.67%, và công LĐGĐ BQ/sào của các tổ I, II, III lần lượt là 1.9 công, 3.75 công và 5.84 công. Tương ứng với giá trị tăng thêm của ba tổ lần lượt là Đại học Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 31 526.76 nghìn đồng/sào, 614.78 nghìn đồng/sào và 756.07 nghìn đồng/sào. Qua đó ta thấy rằng công LĐGĐ và VA bình quân/sào của các tổ I, II và III tỷ lệ thuận và có chiều hướng tăng dần. Điều này đúng như đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là lấy công làm lãi, nên những hộ sử dụng lao động gia đình nhiều thì có gia trị tăng thêm càng cao. Để đánh giá một cách chính xác hơn ta xét tiếp chỉ tiêu VA/LĐGĐ. Ta thấy VA/LĐGĐ ngược lại với chỉ tiêu VA BQ/sào tức giảm dần theo chiều hướng từ tổ I, II, III lần lượt là 277.24 nghìn đồng, 163.94 nghìn đồng và 129.46 nghìn đồng. Cứ một công LĐGĐ bỏ ra tổ I tạo ra được 277.24 nghìn đồng, tổ II tạo ra 163.94 nghìn đồng và thấp nhất là tổ III với 129.46 nghìn đồng. Như vậy tổ I là tổ hoạt động sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này là do mặc dù số công lao động của những hộ gia đình thuộc tổ I ít nhưng hầu hết lao động trong các hộ này lại là những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được tập huấn và hướng dẫn nên biết cách sử dụng các nguồn lực sản xuất hợp lý. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ NAM TÂN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NAM TÂN 3.1.1. Định hướng sản xuất lúa Về cây lúa: Trên cơ sở kết quả của công tác "Dồn điền đổi thửa" từng bước hình thành các vùng chuyên canh tiếp tục kiến thiết đồng ruộng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị trên đơn vị diện tích, đưa giống cố năng suất, chất lượng vào sản xuất. Coi trọng ứng dụng tiến bộ KHKT. Quy hoạch vùng sản xuất giống lúa để gieo cấy đạt 100% diện tích cây lúa. Tăng tỷ lệ cơ giới hoá các khâu sản xuất và thu hoạch nhằm giảm chi phí sản xuất. Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng luôn có những tác động đến môi trường. Để nâng cao năng suất, các hộ nông dân đã đẩy mạnh đầu tư thâm canh nên đã làm tăng dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu trong môi trường đất, Đại học Kin h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 32 nước. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người, vì vậy trong thời gian tới, đi đôi với việc đẩy mạnh đầu tư thâm canh, các cơ quan chính quyền cần có các chính sách và biện pháp cụ thể để hạn chế những ảnh hưởng của sản xuất lúa đến môi trường. 3.1.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa Mục tiêu của xã là duy trì ổn định diện tích lúa cả năm 229 ha trong đó: Lúa đông xuân là 119 ha, lúa hè thu là 110 ha, lúa lai đạt 75-80%, năng suất bình quân đạt 60-65% tạ/ha. Tất cả đều cho thấy rằng trong điều kiện diện tích đất gieo trồng bị thu hẹp thì thâm canh chính là con đường chủ yếu để phát triển sản xuất lúa trên địa bàn xã trong thời gian tới. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA 3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật Qua quá trình điều tra, phân tích thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ đã cho ta thấy người nông dân trên địa bàn Xã đã biết sử dụng tương đối có hiệu quả các yếu tố đầu vào để nâng cao năng suất lúa. Song để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì các giải pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng, và cần thực hiện như sau: + Đối với giống lúa: Giống lúa là yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn đã và đang gieo trồng các loại giống lúa 4B, TH5phù hợp với thổ nhưỡng và năng suất cao đạt 105 tạ/ha/năm. Ngoài ra địa phương cần tiếp tục thử nghiệm loại giống có năng suất cao hơn mà phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng tại địa phương. + Phân bón: Nó là yếu tố dầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Theo kết quả nghiên cứu các nhà khoa học, phân bón quyết định 60-70% năng suất ở vùng đất xấu và 40-50% năng suất ở vùng đất tốt. Để đảm bảo nâng cao năng suất lúa, việc bón phân đúng và đủ là điều hết sức quan trọng. Bón đúng và đủ tức là bón cân đối các loại phân và đúng thời điểm cây yêu cầu. + Chăm sóc làm cỏ: Qua thực tế cho thấy những hộ đầu tư nhiều công chăm sóc thường cho năng suất cao hơn. Vì vậy việc tăng cường chăm sóc thăm ruộng là cần Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 33 thiết để nâng cao năng suất lúa. Mặc dù đầu tư thêm công lao động là không có hiệu quả, nhưng nó sẽ dẫn đến nhiều tác hại nếu không theo dõi kịp thời các loại sâu bệnh gây hại, thì không chữa trị kịp và đúng lúc. Điều này sẽ làm giảm sản lượng rất đáng kể có thể bị mất trắng. + Bảo vệ thực vật: Sâu bệnh hại làm cho cây lúa bị tổn thương, yếu đi, sinh trưởng và phát triển không theo quy luật đã biết trước, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất lúa. Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy công tác dự báo nhằm phòng chống dịch bệnh bất thường và lây lan trên diện rộng là rất cần thiết, khuyến khích nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, biện pháp, công thức luân canh mới vào sản xuất. + Bố trí thời vụ: Kế hoạch thời vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa. Một giống lúa tốt chỉ phát huy hết tiềm năng của nó ở một điều kiện khí hậu nhất định. Vì vậy công tác chỉ đạo kế hoạch thời vụ trong sản xuất là rất quan trọng và phải chủ động dựa vào thời tiết của từng năm để bố trí mùa vụ cho hợp lý. Xã cần phối hợp với HTX chỉ đạo các nông hộ thực hiện gieo cấy đúng thời vụ nhằm đảm bảo 100% diện tích lúa trổ vào lúc thời tiết thuận lợi nhất. 3.2.2. Giải pháp về đất đai Giải pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng suất lúa trong thời gian tới. Cũng giống như hầu hết các địa phương trên cả nước, đất đai ở đây được phân thành nhiều hạng khác nhau, ở nhiều xứ ruộng khác nhau nên đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực sử dụng các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc hoá học, công lao động. Mặc dù hiện nay Xã đã thực hiện xong công tác "dồn điền đổi thửa", nhưng chưa thoả đáng vẫn còn nhiều hộ thiếu đất sản xuất, quy mô của các thửa ruộng còn rất nhỏ, điều đáng nói là có hộ cũng có diện tích canh tác như trước đây nhưng lại có nhiều thửa hơn so với khi chưa dồn điền đổi thửa. Do vậy, trong thời gian tới, Xã cần động viên khuyến khích các nông hộ trao đổi ruộng đất cho nhau, thu hồi đất của những hộ không có nhu cầu sử dụng, những hộ sử dụng đất không đúng mục đích để chia lại hoặc đem đấu thầu nhằm tạo điều kiện cho những hộ có nhu cầu sử dụng có đất để sản xuất. Cần xem xét lại quy mô các thửa đất và đánh giá lại hạng đất nhằm đảm bảo công bằng về đất đai cho các nông hộ. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 34 3.2.3. Giải pháp về công tác khuyến nông Tăng cường công tác khuyến nông là việc làm cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay bởi vì thông qua công tác này các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ đến với người nông dân. Đây là điều kiện quan trọng để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Thông qua các lớp tập huấn người nông dân sẽ biết cách sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất của mình. 3.2.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng cho phát triển sản xuất nông ghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Trong thời gian qua Xã đã rất cố gắng để xây dựng kiên cố hoá kênh mươn, phát triển hệ thống giao thông nội đồng, song chưa đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay. Do đó trong thời gian tới các dự án về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dặc biệt là quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh mươn thuỷ lợi, giao thông nội đồng, nhất là các kênh chính phải được ưu tiên hàng đầu. 3.2.5. Các giải pháp khác - Giải pháp về thị trường tiêu thụ: Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ là động lực cho sản xuất lúa trong thời gian tới. Trong thời gian qua sản xuất lúa của Thị Trấn chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các đầu mối thu mua là tư thương, người buôn bán nhỏ nên các hộ sản xuất bị ép giá. Đặc biệt là các hộ thuộc nhóm hộ nghèo thường bán lúc vừa thu hoạch xong để thanh toán các khoản nợ vay nên giá lúa lúc mùa màng thu hoạch vốn đã thấp lại bị tư thương ép giá, làm cho cuộc sống của nông dân vốn đã nghèo khổ lại càng khốn khó hơn. Để đảm bảo mở rộng thị trường tiêu thụ cho người nông dân, việc nghiên cứu các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là hết sức cần thiết. Hơn nữa nếu mở các điểm thu mua như ở 2 HTX để ổn định giá lúa cho bà con nông dân là rất quan trọng. - Giải pháp về vốn: Vốn là yếu tố không thể thiếu để phát triển sản xuất. Do cơ hội tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức còn hạn chế, bên cạnh đó do tâm lý sợ rủi ro không trả được nợ nên các nông hộ chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất. Đặc biệt nhiều hộ dân phản ánh rằng: Cho đến bây giờ các cấp lãnh đạo vẫn chưa có khoảng vốn ưu đãi nào từ UBND Xã, từ HTX cho chúng tôi vay để phục vụ trực tiếp Đại học K n h tế Huế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 35 vào sản xuất lúa. Vì vậy trong thời gian tới Nhà nước và các tổ chức đoàn thể ở địa phương cần tích cực tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được với các nguồn vốn từ trực tiếp ở địa phương và từ thông qua các dự án tín dụng và tín chấp của các đoàn thể. - Cải tiến công nghệ thu hoạch: Thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, bên cạnh đó việc bảo quản chất lượng sau thu hoạch là rất quan trọng. Hai khâu quan trọng này cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thấu đáo không chỉ tại địa phương mà toàn cả nước ta. Để giảm bớt mức độ thiệt hại ở khâu thu hoạch cần ưu tiên đầu tư phát triển vào hệ thống giao thông nội đồng, khuyến khích phát triển các phương tiện vận chuyển cơ giới, tất cả để rút ngắn thời gian thu hoạch, tránh được thiệt hại do thiên tai gây ra và chuẩn bị kịp thời cho vụ tiếp theo. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 36 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN Nam Tân là xã miền núi, địa hình rất đa dạng, có điều kiện phát triển nhiều loại vật nuôi, cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa lại nằm gần thị truờng tiêu thụ hàng hóa lớn như thị trấn Nam Đàn. Đó là những lợi thế tạo ra cho ngành nông nghiệp phát triển, thực hiện đuợc các mục tiêu, dự án. Tuy nhiên xã có những khó khăn, hạn chế, gây khó khăn trở ngại cho ngành nông nghiệp đó là sự khắc nghiệt của khí hậu, địa hình, gây tổn thất lớn đến sản xuất nông nghiệp khi hạn hán, lụt lội xảy ra, kết cấu hạ tầng nông thôn vừa thiếu, vừa yếu, trình độ thâm canh cây trồng tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn hạn chế. Hiện nay xã là một trong những xã được ưu tiên cho sự phát triển KT-XH của huyện Nam Đàn Trên cơ sở thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cùng với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của các cấp lãnh đạo cũng như của bà con nông dân, những năm qua sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Các nông hộ hoạt động sản xuất có hiệu quả, một nghìn đồng chi phí trung gian bỏ ra thì tạo ra được 2150 đồng giá trị sản xuất trong kỳ; tạo ra được giá trị tăng thêm 1150 đồng trên một nghìn đồng chi phí bỏ ra. Trên cơ sở đó, cây lúa vẫn giữ vị trí vai trò chủ đạo trong nền sản xuất nông nghiệp của Xã nhà. Hiện nay, việc nâng cao năng suất bằng cách đưa giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, phổ biến cơ giới hoá toàn diện trong sản xuất được đưa lên hàng đầu. Để khẳng định vai trò vị trí của cây lúa đối với nền kinh tế nói chung và đảm bảo một phần thiết thực cho cuộc sống của bà con nông dân nói riêng, Xã cần thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa trọng điểm, phổ biến rộng rãi giống lúa cho năng suất, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện cho nông dân vay vốn đầu tư sản xuất lúa, và hướng dẫn cho họ biết hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Đại học Kin h tế Hu ế Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 37 3.2. KIẾN NGHỊ Xuất phát từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn xã Nam Tân tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau với mong muốn nâng cao hiệu quả sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung cho xã nhà: · Đối với Nhà nước: Vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng là quản lý trên tầm vĩ mô nhà nước có thể dung các chính sách vĩ mô để khuyến khích, thúc đẩy sản xuất lúa phát triển bằng cách ban hành, thực thi và giám sát kiểm tra việc thực hiện các chủ trương chính sách mà mình đưa ra. Các chính sách lien quan để phát triển sản xuất lúa bao gồm: Chính sách thuế ruộng đất, chính sách hỗ trợ đầu vào, chính sách xuất nhập khẩu nông sản cũng như vật tư nông nghiệp, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụngnếu các chính sách được áp dụng kịp thời và hợp lý thì có thể tạo ra những hiệu quả to lớn đối với nông nghiệp. · Đối với địa phương: Cần phải có chính sách cho vay vốn đầu tư sản xuất lúa, đặc biệt là các hộ nghèo để giúp họ thoát khỏi cảnh đói nghèo, cùng cực, để hoà nhập với cộng đồng. Cần có sự phối hợp giữa các cấp lãnh đạo, phối hợp với cán bộ phòng nông nghiệp để tập huấn kỹ thuật chăm sóc lúa cho bà con nông dân như kỹ thuật bón phân phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa, cách nhận biết các loại sâu bệnh để lựa chọn và phun thuốc trừ sâu, cách thức cải tạo đất sau khi thu hoạch để tăng độ màu mỡ của đất nhằm nâng cao năng suất cho vụ sau. Đặc biệt, do khu vực sản xuất lúa của xã nhà nằm cạnh sông Lam do đó thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập úng, lũ lụt vào vụ ĐX nên theo yêu cầu của nhiều bà con nông dân thì xã cần phải đắp đê, khoanh vùng để bơm nước ra chống úng để năng suất lúa được cao hơn. Ngoài ra cần phải đưa các loại giống có năng suất cao hơn về khảo nghiệm tại địa phương, để có thể đưa vào gieo cấy. · Đối với nông hộ: Là một đơn vị kinh tế tự chủ do đó các hộ phải có kế hoạch làm ăn rõ ràng, tích cực tham gia tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc từ các chuyên gia kỹ thuật cũng như kinh nghiệm từ nhiều hộ sản xuất giỏi, tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất, kết hợp kinh nghiệm truyền thống có được để hình thành nên phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng hiện tại, thay đổi dần những tập quán lạc hậu và không hiệu quả. Phải tự giác tích cực tham gia đầy đủ các lớp tập huấn và Đại học Kin h tế Hu Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế & phát triển SVTH: Nguyễn Trọng Thao Lớp K41 a ktnn 38 hướng dẫn kỹ thuật do phòng khuyến nông của xã, huyện mở ra để nâng cao trình độ sản xuất. Mỗi cá nhân nếu có các ý tưởng về phương thức, biện pháp có thể góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất thì nên mạnh dạn đóng góp ý kiến cho các cấp chính quyền địa phương và hướng dẫn các hộ khác cùng áp dụng. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_lua_tren_dia_ban_xa_nam_tan_huyen_nam_dan.pdf
Luận văn liên quan