Khóa luận Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế

Đầu tư XDCB có vai trò trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. Nó là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Do đó, để đạt được mục tiêu của Đảng đề ra đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước CNH - HĐH nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, vì vậy đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn, qua nghiên cứu tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:  Đối với Nhà nước: Nhà nước tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vốn có liên quan; cần đổi mới chính sách nhằm thu hút sử dụng vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ NSNN, góp phần sử dụng vốn hiệu quả; đổi mới các khâu trong quy trình quản lý sử dụng vốn NSNN từ lập kế hoạch vốn, cấp phát, thanh toán đến quyết toán và tất toán. Tập trung rà soát các công trình đang thi công, xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB.  Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề nghị UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm tổ chức bồi dưỡng cập nhập kiến thức về quản lý đầu tư XDCB cho đội ngũ cán bộ từ thành phố đến cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực liên quan đến quản lý đầu tư, nhất là đội ngũ cán bộ. - UBND Tỉnh tiếp tục làm việc với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường. xin phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn mục tiêu về văn hoá, bảo tồn di sản, nguồn vốn sự nghiệp môi trường của ngân sách trung ương. bố trí vốn trong năm 2016 và các năm tiếp theo cho các dự án bảo tồn di sản, chỉnh trang đô thị và nạo vét các sông, hồ trong kinh thành Huế, Dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà, Kinh thành Huế, giải toả các hộ dân lấn chiếm sinh sống trên Thượng Thành - Eo Bầu (phần phía Nam). SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 64 Đại học

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.000.000 100 12.500.000 100 13.700.000 100 14.700.000 100 16.645.953 100 VĐTXDCB từ NSNN 427,859 3,89 1.071.679 8,57 1.182.467 8,63 1.461.287 9,94 1.033.845 6,21 (Nguồn: Số liệu cấp phát của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế) SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Trong những năm vừa qua, vốn đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đều tăng. Từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 5.645,953 tỷ đồng. Bên cạnh đó vốn đầu tư XDCB từ NSNN cũng tăng dần qua các năm. Vào năm 2014 là 1.461,287 tỷ dồng tăng gấp 3,4 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, nhìn chung thì vốn đầu tư XDCB từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; cụ thể năm 2011 chỉ chiếm 3,89%, năm 2012 chiếm 8,57%, năm 2013 chiếm 8,63%, năm 2014 chiếm 9,94% và năm 2015 chiếm 6,21%. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng trọng trong những năm gần đây. Năm 2012 và năm 2014 tỷ trọng vốn đầu tư XDCB từ NSNN tăng lên nhiều so với các năm khác. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng hơn về việc đầu tư XDCB. Các công trình đường xá, cầu cống, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, quốc phòng Nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB được phân bổ đúng mục đích hơn, tập trung, thực hiện theo đúng mục tiêu tăng trưởng của tỉnh;nợ khối lượng xây dựng cơ bản các công trình hoàn thành được ưu tiên bố trí hoàn trả, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp, đặc biệt là các dự án có khả năng hoàn thành trong năm kế tiếp. Hạn chế tối đa các dự án khởi công mới, không có khả năng hoàn thành. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án trong giai đoạn này vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là về vốn bố trí hạn chế, công tác giải ngân chưa đảm bảo theo đúng tiến độ, công tác GPMB vẫn gặp nhiều vướng mắc. 2.3.8. Tình hình đầu tư XDCB từ NSNN phân theo địa bàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế Phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một vấn đề lớn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm. Vì đây là nguồn lực rất quan trọng, việc phân bổ là một khâu trọng yếu trong một chuỗi công việc quản lý và sử dụng. Để đạt được hiệu quả cao nhất người ta đã xây dựng thành nguyên tắc, quy trình, mục tiêu và cách thức dành riêng cho quản lý NSNN nói chung và XDCB nói riêng. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 là huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cho mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng đẩy mạnh sản xuất và tăng cường sức cạnh tranh hàng hóa, gắn phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp trọng điểm với phát triển nông nghiệp - nông thôn, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo. Việc phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh được thực hiện như sau: SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Bảng 6: Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo vùng địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015 Vùng 2011 2012 2013 2014 2015 TĐTT BQ (+/%) 2011- 2015 SL CC SL CC SL CC SL CC SL CC Dự án SL CC (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%) A Lưới 57.603 13,46 44.233 4,13 40.091 3,39 59.170 4,05 45.551 4,41 -5,7 39 246.648 4,76 Phú Lộc 93.225 21,79 163.971 15,3 235.103 19,88 192.317 13,16 228.857 22,14 25,17 90 913.473 17,64 TP.Huế 78.501 18,35 335.392 31,3 384.168 32,49 441.765 30,23 386.633 37,4 48,97 183 1.626.459 31,42 Phú Vang 14.076 3,29 132.920 12,4 122.406 10,35 76.706 5,25 42.692 4,13 31,97 61 388.800 7,51 Quảng Điền 69.590 16,26 95.298 8,89 78.168 6,61 98.513 6,74 21.060 2,04 -25,83 41 362.629 7,00 Nam Đông 6.600 1,54 21.719 2,03 22.192 1,88 27.164 1,86 16.623 1,61 25,98 19 94.298 1,82 Phong Điền 83.785 19,58 236.152 22,04 261.027 22,07 516.465 35,34 255.486 24,71 32,14 67 1.352.915 26,13 Hương Thủy 1.800 0,42 4.652 0,43 5.647 0,48 8.851 0,61 4.666 0,45 26,89 4 25.616 0,49 Hương Trà 22.679 5,3 37.342 3,48 33.665 2,85 40.336 2,76 32.277 3,12 9,22 32 166.299 3,21 Toàn tỉnh 427.859 100 1.071.679 100 1.182.467 100 1.461.287 100 1.033.845 100 24,68 536 5.177.137 100 ( Nguồn: Báo cáo kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế ) SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Giai đoạn 2011 - 2015, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm vào đầu tư xây dựng cơ bản cho các vùng, huyện, xã. Tổng số dự án là 536 dự án. Tuy nhiên quy mô vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo vùng không đều, có sự chênh lệch lớn giữa các vùng. Đối với những vùng gần trung tâm thành phố được chú trọng hơn so với những vùng sâu, vùng xa. Trong đó, địa bàn được chú trọng nhất là TP. Huế. Từ năm 2012 trở đi, số vốn đầu tư XDCB tại TP. Huế tăng nhanh. Năm 2011 với số vốn đầu tư là 78,501 tỷ đồng đến năm 2012 là 335,392 tỷ đồng tăng gấp 4 lần; tỷ lệ cơ cấu năm 2011 là 18,35% đến năm 2012 là 31,3% trong tổng vốn đầu tư XDCB toàn tỉnh năm 2012. Vốn đầu tư XDCB ở TP. Huế tăng đều qua các năm từ năm 2013 đến 2015. TĐTTBQ đạt 48,08%, là nơi được đầu tư nhiều dự án nhất với tổng số là 183 dự án, chiếm 31,42% trong tổng vốn. Phú Lộc, Phong Điền cũng có vốn đầu tư XDCB khá cao. Trong đó, vốn đầu tư XDCB ở huyện Phú Lộc tăng đều qua các năm. Năm 2011 chiếm 22,24%, đứng đầu trong cơ cấu vốn đầu tư XDCB toàn tỉnh. Tuy nhiên, năm 2012 trở đi cơ cấu này giảm dần trừ năm 2015 lại tăng lên 23,1%. TĐTTBQ đạt 21,79%. Là nơi được đầu tư nhiều dự án đứng thứ hai toàn tỉnh với 90 dự án và tổng mức vốn đầu tư là 913,473 tỷ đồng trong 5 năm,tỷ lệ phân bổ là 17,64%. Tỉnh xác định Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô là trung tâm giao thương quốc tế và hiện đại, vào năm 2015 dự án đó đã hoàn thành và đi vào hoạt động phát huy hiệu quả sử dụng. Huyện Phong Điền vào những năm gần đây tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt chú trọng, năm 2014 là nơi có vốn đầu tư XDCB cao nhất đạt 516,465 tỷ đồng, chiếm 35,34% trong cơ cấu vốn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, là nơi có TĐTTBQ đứng thứ hai toàn tỉnh với 32,14%. Tổng mức vốn đầu tư XDCB trong 5 năm đạt 1.352,915 tỷ đồng với tỷ lệ phân bổ vốn là 26,13%. Tuy nhiên, còn một số vùng vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư XDCB như huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy, Hương Trà. Mức vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất thấp. Trong đó, A Lưới là 246,648 tỷ đồng chiếm 4,76% trong tỷ lệ phân bổ vốn với 39 dự án. TĐTTBQ là -5,7%. Nam Đông với 19 dự án, tổng mức vốn đầu tư là 94,298 tỷ đồng chỉ chiếm 1,82% trong cơ cấu vốn. Huyện Hương Thủy với 4 dự án tương đương 25,616 tỷ đồng, chiếm 0,49% trong cơ cấu vốn toàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015. Là nơi có tỷ lệ cơ cấu vốn thấp nhất tỉnh. SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến 2.3.9. Tình hình đầu tư XDCB từ NSNN phân theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Trong giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Thừa Thiên Huế đã giành nguồn lực tài chính lớn để đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật. Đặc biệt đầu tư cho công nghiệp, công cộng, giao thông chiếm tỷ lệ khá cao, trong đó công nghiệp: 22.25%, dịch vụ: 14.5%, giao thông 17.88%, công cộng: 20.23%. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao ở các lĩnh vực như: giao thông tăng bình quân 60.9%/năm, công cộng tăng 32.8%/năm. Số vốn đầu tư XDCB tăng nhiều trong giai đoạn này chủ yếu là giao thông (tăng 248,833 tỷ đồng), công cộng (tăng 155,526 tỷ đồng). Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực như y tế xã hội, quy hoạch, chuẩn bị đầu tư thì lượng vốn đầu tư XDCB lại giảm. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.500 đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam; ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua tây sang đông nối tiêp vùng núi với biển. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào. Hiện nay, tất cả các xã, huyện, phường tỉnh Thừa Thiên Huế đều có điện, gồm 7 trạm 110 KV đã được đưa vào hoạt động. Thừa Thiên Huế là địa phương có nguồn nước mặt tự nhiên có chất lượng và sạch bậc nhất. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 96%; trong đó, khu vực nông thôn là 93%, khu vực thành thị là 98%. (Theo niên giám thống kế năm 2014). Tỉnh có 10 nhà máy nước trực thuộc với công suất 100 nghìn m³/ngày đêm và cấp nước sạch đến tận gia đình của gần 600 nghìn dân toàn tỉnh (99% nhân dân thành phố Huế), đây là kết quả rất cao so với cả nước. Cơ sở vật chất trường học được cải thiện cơ bản; tính đến nay đã có 218/605 trường được được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung đứng đầu là Bệnh Viện TW Huế (một trong bốn bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước) và Trường đại học Y - Dược Huế không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Bệnh viện TW Huế đã thực hiện trên 3.500 loại kỹ thuật y tế với nhiều kỹ thuật chuẩn đoán và điều trị chuyên sâu. Hệ thống y tế địa phương được đầu tư cơ bản các bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã. SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Bảng 7. Quy mô và cơ cấu VĐTXDCB từ NSNN phân theo lĩnh vực của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2015/2011 TĐTT BQ (+/-%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (Trđ) CC (%) SL (+/-Trđ) Tỷ lệ (+/-%) Tổng số 427.859 100,00 1.071.679 100,00 1.182.467 100,00 1.461.287 100,00 1.033.845 100,00 605.986 241,63 24,68 Công nghiệp 107.393 25,10 197.403 18,42 291.715 24,67 309.647 21,19 226.309 21,89 118.916 210,73 20,48 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 56.135 13,12 120.135 11,21 158.805 13,43 202.681 13,87 87.980 8,51 31.845 156,73 11,89 Giao thông 43.642 10,20 131.388 12,26 150.410 12,72 378.619 25,91 292.475 28,29 248.833 670,17 60,90 Công cộng 73.677 17,22 236.412 22,06 245.007 20,72 277.498 18,99 229.203 22,17 155.526 311,09 32,81 Cấp nước 2.696 0,63 6.109 0,57 19.511 1,65 36.532 2,50 5.893 0,57 3.197 218,62 21,60 Văn hóa thông tin 4.150 0,97 11.681 1,09 14.426 1,22 21.189 1,45 14.267 1,38 10.117 343,77 36,17 Khoa học công nghệ 1.369 0,32 5.037 0,47 5.912 0,50 8.183 0,56 2.998 0,29 1.629 218,98 21,65 TDTT 599 0,14 965 0,09 2.601 0,22 4.822 0,33 827 0,08 228 138,08 8,40 Y tế xã hội 21.949 5,13 48.761 4,55 46.944 3,97 34.194 2,34 19.540 1,89 -2.409 89,02 -2,87 GD-ĐT 17.585 4,11 46.725 4,36 86.084 7,28 23.819 1,63 23.675 2,29 6.090 134,63 7,72 Du lịch dịch vụ 87.711 20,50 239.092 22,31 131.490 11,12 123.333 8,44 105.245 10,18 17.534 119,99 4,66 Quản lý Nhà nước 6.546 1,53 17.576 1,64 15.017 1,27 22.358 1,53 10.855 1,05 4.309 165,83 13,48 An ninh quốc phòng 2.867 0,67 7.180 0,67 9.341 0,79 8.622 0,59 11.579 1,12 8.712 403,92 41,77 Chuẩn bị đầu tư 171 0,04 322 0,03 0 0,00 146 0,01 103 0,01 -68 60,41 -11,84 Quy hoạch 1.070 0,25 1.715 0,16 1.419 0,12 1.461 0,10 930 0,09 -139 86,99 -3,43 Các dự án khác 300 0,07 1.179 0,11 3.784 0,32 8.183 0,56 1.964 0,19 1.665 655,86 60,03 (Nguồn: Báo cáo cấp phát của SKHĐT tỉnh Thừa Thiên Huế) SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Một số công trình trọng điểm được tập trung phối hợp và chỉ đạo trực tiếp như: khu kinh tế cửa khẩu La Bảo, khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, nhà máy xi măng Đồng Lâm, KCN Phong Điền, KCN Phú Bài, KCN Tứ Hạ, Quảng Vinh, Phú Đa, La Sơn, sân bay Phú Bài, nhà máy bia ở Phú Bài, cảng Chân Mây - Lăng Cô, cầu Dã Viên, dự án hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam...và một số chương trình thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hình thành các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy hải sản với quy mô lớn: Thủy lợi, nuôi trồng thủy hải sản tại đầm, phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô. Nhờ đẩy mạnh mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể trong nhiều năm qua. Đã ổn định diện tích trồng lúa trên 50.000 ha, trong đó có 10.000 ha lúa chất lượng cao, năng suất lúa đầu tiên chạm mốc 60 tạ/ ha năm 2014. Diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định ở mức 6.000 ha; diện tích đất có rừng 297.5 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt 56.7%. 2.3.10. Tình hình đầu tư XDCB từ NSNN phân theo loại hình cơ sơ hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 8: Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo loại hình cơ sở hạ tầng của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2015 Loại hình 2011 - 2013 2014 - 2015 2014-2015/2011-2013 SL CC SL CC SL TL (Trđ) (%) (Trđ) (%) (+/-Trđ) (+/-%) Hạ tầng kỹ thuật 2.543.000 83,79 950.060 44,35 -1.592.940 37,36 Hạ tầng xã hội 492.000 16,21 1.192.077 55,65 700.077 242,29 Tổng số 3.035.000 100,00 2.142.137 100,00 -892.863 70,58 (Nguồn: Báo cáo quyết định phê duyệt hạ tầng đô thị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua bảng 8 cho thấy, tình hình phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo loại hình CSHT có chuyển biến rõ rệt ở hai giai đoạn: từ 2011 - 2013 và 2014 - 2015. Giai đoạn 2011 - 2013 với quy mô vốn đầu tư XDCB từ NSNN là 3.035 tỷ đồng cao hơn so với giai đoạn 2014 - 2015 là 2.142,137 tỷ đồng. SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 48 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Trong đó từ năm 2011 - 2013, hạ tầng kỹ thuật chiếm 83,79% trong tổng vốn đầu tư XDCB. Hạ tầng xã hội chiếm 16,21%. Thời gian này tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung chủ yếu nguồn vốn NSNN đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật. Từ năm 2014 - 2015, cơ cấu trên đã thay đổi, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội nhiều hơn chiếm 55,56% trong tổng cơ cấu, mức sản lượng tăng từ 492 tỷ đến 1.192 tỷ, tăng gần gấp 2,5 lần. Giai đoạn 2014 - 2015 so với giai đoạn 2011 - 2013, thì vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật giảm 1.592,940 tỷ đồng tương đương với giảm 62,64%. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011- 2015 2.4.1. Thành tựu Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả quan trọng sau đây: - Trong 5 năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá bền vững trên nhiều lĩnh vực. Thu ngân sách hàng năm tăng và vượt chỉ tiêu kế hoach đề ra, tốc độ trăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,19%/năm, hằng năm đã tạo việc làm mới cho trên 16 nghìn lao động. Thu nhập thực tế bình quân hộ gia đình đạt 1.655 nghìn đồng/người/tháng; trong đó khu vực thành thị tăng 25%/năm, khu vực nông thôn tăng 13,6%/năm. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. - Việc lập dự án và danh mục dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch và chủ trương đầu tư tương đối kịp thời. Huy động vốn cho các dự án đó được xúc tiến và tranh thủ được sự giúp đỡ của Trung ương và các bộ ngành. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều biện pháp để huy động vốn nội lực và nhiều cách khác thông qua các kênh như dân góp, ứng trước kế hoạch, vay bộ tài chính, đổi đất lấy hạ tầng tạo tiền đề cho xã hội hóa đầu tư XDCB trong đó vai trò NSNN ngày càng thích ứng và tạo sức hút, kích thích các nguồn khác. - Các cấp NSNN dành cho đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình: NSTW đã đầu tư những công trình lớn, quan trọng đối với khu vực và quốc gia như Quốc Lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào, cảng Chân Mây - SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 49 Đạ i h ọc K i h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu La Bảo, cửa khẩu A Đớt, cầu Dã Viên, dự án hồ chứa nước Thủy Yên - Thủy Cam; ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các chương trình dự án lớn của tỉnh; ngân sách Tỉnh đầu tư cho các dự án quy mô vừa do tỉnh quản lý; ngân sách Huyện, Xã đầu tư cho các công trình dự án nhỏ trên địa bàn mà ngân sách cấp trên chưa tới. - Việc phân cấp trong xét duyệt, quyết định đầu tư mở rộng hơn, tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của các ngành và cấp sở huyện, xã phường (mở rộng hơn cả về quy mô lẫn ủy quyền). - Công tác phân bổ kế hoạch vốn hằng năm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình theo luật pháp quy định, nhất là vốn XDCB tập trung trong cân đối ngân sách. Việc phân bổ, giao kế hoạch, quản lý chuyển vốn của NSTW dành cho các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tổ chức rất chặt chẽ, khoa học, dứt điểm, không có hiện tượng gia hạn kế hoạch, không có hiện tượng chuyển vốn chưa thực hiện sang năm sau, khắc phục những hạn chế trong công tác kế hoạch và tâm lý ỷ lại, thiếu quyết tâm trong tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư. - Việc kiểm soát thanh toán vốn, quản lý điều hành nguồn vốn được cải thiện khá nhiều và thực hiện đúng quy trình, chế độ chặt chẽ, ý thức trách nhiệm cao. Qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và thẩm tra quyết toán đã giảm trừ, tiết kiệm cho NSNN hàng chục tỷ đồng mỗi năm, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia và hướng dẫn cho các chủ đầu tư những nghiệp vụ cần thiết trong quản lý sử dụng vốn có hiệu quả. - Thực hiện chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, vốn đầu tư đã được phân bổ và quản lý đúng mục đích, mục tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng; tiến hành cắt giảm đầu tư công, rà soát, lập danh mục các dự án cần đình hoãn, giãn tiến độ để điều chỉnh vốn tập trung cho các công trình cần thiết nhờ vậy tình hình nợ đọng XDCB được kiểm soát. - Công tác thông tin báo cáo thông suốt, trôi chảy trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Vai trò công nghệ thông tin được phát huy, các chương trình ứng dụng tin học đã được đưa vào triển khai trong các ngành hỗ trợ các nghiệp vụ quản lý vốn, giảm bớt SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến các tác nghiệp thủ công, đảm bảo tính nhanh chóng kịp thời, chính xác, an toàn và hiệu quả cao. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân Do thói quen và tâm lý trong quản lý đã thích nghi với quản lý các dự án nhỏ và vừa, các chương trình mục tiêu vừa phải nên khi thực hiện các dự án lớn, tỉnh gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai. Đó là việc trình tự, cách thức lập, duyệt dự án; lựa chọn công nghệ và chỉ tiêu tính toán hiệu quả; kêu gọi đầu tư vốn (hàng tỷ đôla); giải phóng mặt bằng (hơn 1000 hộ dân); xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào; đường đi lối lại để thẩm tra; hội thảo, tiếp thị thông qua các văn kiện ở các bộ ngành và chính phủ, các tổ chức quốc tế Các vấn đề trên cần được tháo gỡ kịp thời để mở rộng đường cho việc triển khai một loạt dự án lớn đã được khởi động, trong đó vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò làm hạ tầng ban đầu, xúc tác và thu hút, kích thích các nguồn vốn khác. Việc ban hành cơ chế chính sách về quản lý đầu tư XDCB còn nhiều nội dung chưa phù hợp, hơn nữa việc sửa đổi bổ sung chậm được ban hành làm cho các chủ đầu tư phải lập lại hồ sơ thủ tục trình duyệt, dẫn đến chậm trễ trong đầu tư. Việc triển khai lập quy hoạch còn chậm, một số quy hoạch chất lượng chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn dẫn đến một số công trình bỏ không hoặc không sử dụng hết giá trị của dự án. Cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB thay đổi thường xuyên, ban hành quá nhiều, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Trong kiểm soát thanh toán vốn, tình hình kiểm tra giám sát còn nhiều thiếu sót do chưa được hoàn thiện và vẫn chưa chú trọng quan tâm. Công tác kế hoạch hoá còn bất cập, việc phân bổ vốn đầu tư cho các vùng chưa thật sự hợp lý. Đa phần vốn được đầu tư nhiều cho các vùng trung tâm thành phố như TP. Huế, Phong Điền, Phú Lộc. Một số nơi như huyện Hương Thủy, Nam đông, A Lưới thì lượng vốn bố trí và số dự án thực hiện còn thấp. Công tác kế hoạch hoá chưa tốt do kế hoạch hàng năm giao chậm (thực tế cho thấy kế hoạch vốn hàng năm phân bổ cho các dự án bao gồm cả NSTW và NSĐP trên địa bàn tỉnh được bố trí dàn trải từ đầu năm đến cuối năm kế hoạch). SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Qua nhiều năm triển khai và chấn chỉnh bộ máy ban quản lý dự án và chủ đầu tư, kết quả đạt được là nâng lên một bước về trách nhiệm và năng lực song chưa ngang tầm với công việc. Do vậy chưa có chấn chỉnh về chuyên môn cho những đơn vị yếu và chưa khen thưởng, khuyến khích cho những chủ đầu tư làm việc tốt, hiệu quả. Do quá trình chậm trễ trong công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn, giải ngân vốn quá lâu làm cho biến động giá do lạm phát trong quá trình đó lại càng lộ rõ yếu kém chậm chạp của các tổ chức này. SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016- 2020 Về quan điểm và mục tiêu phát triển: Thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị và Thông báo 175-TB/TW về Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận 48, Quyết định 86/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, quan điểm của Thừa Thiên Huế trong thời kỳ 2016 - 2020 được xác định như sau: - Quan điểm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế là xây dựng Thừa Thiên Huế theo mô hình đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, cùng các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung làm tốt vai trò thúc đẩy phát triển trong vùng miền Trung. Đột phá phát triển kinh tế theo hướng Tăng trưởng xanh gắn với khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về văn hóa, y tế giáo dục; lấy du lịch- dịch vụ làm hạt nhân phát triển. Phát huy nhân tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo điều kiện phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp của tỉnh. Gắn liền tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh xã hội, chủ động phòng tránh và ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Mục tiêu phát triển của tỉnh là xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học- công nghệ, y tế, giáo dục, đào tạo của cả nước; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị- xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện. - Mục tiêu cụ thể như sau: SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến - Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5-9%/năm. - GRDP bình quân đầu người đạt trên mức bình quân chung cả nước: 3.400 – 3.700 USD. - Cơ cấu GRDP + Công nghiệp, xây dựng: 36,6% + Dịch vu: 55,2% + Nông, lâm, ngư nghiệp: 8,2% (Cơ cấu kinh tế nội ngành: nông nghiệp 44,4%; lâm nghiệp 6,5%; ngư nghiệp 45,3%; dịch vụ nông, lâm, ngư 3,8%) - Gía trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân 15%/năm. - Gía trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 3- 4%/năm. - Tổng kim gạch xuất khẩu tăng bình quân: 15%/năm. - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân: 15- 20%/năm. - Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng bình quân: 10- 12%/năm. - Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên khoảng: 1- 1,1%/năm. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 năm tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 8- 10%. - Lao động được đào tạo nghề đạt: 65- 70%; giải quyết việc làm mới từ 15.000- 16.000 lao động/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân: 1,5- 2%/năm. - Tỷ lệ đô thị hóa từ: 60- 65%/năm. - Ổn định độ che phủ rừng từ 57- 58%; 95% các khu đô thị, 70% khu cÔng nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề có hệ thống xử lý rác thải, thu gom và xử lý thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. - Về các chương trình dự án lớn trên địa bàn tỉnh: xây dựng hệ thống giao thông Quốc gia và tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây, phối hợp các đơn vị Trung ương trong dự án xây dựng đường bộ cao tốc Cam Lộ- Túy Loan, mở rộng quốc lộ 1A. - Tiếp tục xây dựng và củng cố hệ thống hồ, đập, kiên cố hóa hệ thống đê điều, hệ thống kênh mương. Tiếp tục xây dựng hệ thống tưới tiêu vùng hạ du sông Hương, sông Ô Lâu, sông Bồ. SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Về nhu cầu vốn: - Vốn ngân sách nhà nước: 23.434,33 tỷ đồng, chiếm 21,3% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 140,3% so với giai đoạn 2011-2015; trong đó nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương 7.929,53 tỷ đồng, đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương 4.250 tỷ đồng. - Vốn trái phiếu Chính phủ: 374,25 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 22,1% so với giai đoạn 2011-2015. - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: 40.251,97 tỷ đồng, chiếm 36,6% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 189% so với giai đoạn 2011-2015. - Nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương (xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư): 795 tỷ đồng, chiếm 0,7% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 186,2% so với giai đoạn 2011-2015. - Vốn doanh nghiệp nhà nước: 639,52 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 98,8% so với giai đoạn 2011-2015. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 19.354,92 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 167,1% so với giai đoạn 2011-2015. - Vốn tư nhân và dân cư: 25.000 tỷ đồng, chiếm 22,7% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 164,9% so với giai đoạn 2011-2015. - Các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư: 150 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng nguồn vốn đầu tư, bằng 26% so với giai đoạn 2011-2015. Tổng cộng: 110.000 tỷ đồng, bằng 161,5% so với giai đoạn 2011-2015. 3.1.2. Phương hướng quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB của NSNN phải dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN: phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, kiểm soát và duy trì sự ổn định không làm tăng các nguy cơ gây bất ổn xã hội, phá hoại môi trường sinh thái. Với vai trò chủ đạo, NSNN tiên phong trong đầu tư vào nhiều dự án sản xuất hàng hóa công cộng có quy mô lớn không có có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến chậm mà các thành phần khác không muốn, không có khả năng đầu tư, ngoài ra cũng phải tiên phong vào những lĩnh vực ngành nghề có ứng dụng khoa học công nghệ cao, khoa học nghiên cứu cơ bản mà thị trường chưa thể đáp ứng được. Việc phân bổ nguồn lực cũng phải bảo đảm cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tiến bộ, bảo đảm hài hòa lợi ích các chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và lao động, tạo mọi điều kiện để giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Một số hướng đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN như sau: Một là, hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB nhà nước phải đảm bảo tính đồng bộ và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Trước hết phải có tính đồng bộ cơ chế chính sách, mọi thể chế, quy định phải minh bạch rõ ràng, dễ hiểu, công khai, tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện thống nhất, tham gia vào thị trường và tiến hành hoạt động sản xuất, tiếp cận các yếu tố vốn, lao động, đất đai, công nghệ. Tiếp đó phải đồng bộ giữa các khâu và các nội dung trong tổ chức thực hiện giữa các địa phương, bộ ngành. Tránh tình trạng tổ chức thực hiện vận dụng khác nhau các cơ chế chính sách cả về nội dung lẫn thời gian, gây sự lộn xộn tùy tiện trong quản lý. Hai là, đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong điều kiện hội nhập và mở cửa phải đảm bảo vừa phù hợp với điều kiện trong nước, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế mà nước ta đã cam kết trước đó, tạo cơ hội thu hút được mọi nguồn lực bên trong và nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội của dự án lớn. Ba là, đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải theo hướng hiện đại và bám sát góp phần thực hiện cải cách hành chính của Nhà nước. Hiện đại hóa quản lý là việc đưa nhiều thành tựu của công nghệ thông tin và các lý thuyết, mô hình quản lý hiện địa vào quản lý. Đồng thời áp dụng các tiêu chí, nguyên tắc để thanh toán, đánh giá quá trình quản lý vốn, quản lý dự án. Bên cạnh đó cần áp dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính gồm phần giảm công sức lao động trong công việc quản lý, nâng cao năng suất lao động quản lý, đáp ứng được yêu cầu nhanh, chính xác, hiệu quả và thuận tiện trong giải quyết các công việc với doanh nghiệp và nhân dân. Ngăn ngừa được các hiên tượng quan liêu, tham nhũng, phát huy được vai trò của bộ máy quản lý Nhà nước trong điều hành một cách chủ động, chính xác, kịp thời và hiệu quả. SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Bốn là, đổi mới quản lý vốn đầu tư XDCB phải đề cao kỷ cương, phép nước, xử lý nghiêm những người phạm tội tham nhũng, làm giàu bất chính, cố ý làm sai để vụ lợi, nghiêm trị những người vu cáo hạ thấp uy tín cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý. Nâng cao giám sát và kỷ luật trong các khâu quản lý vốn (dự toán, kỷ luật thanh toán, quyết toán vốn đầu tư). Góp phần ngăn ngừa phòng chống các hành vi và lành mạnh môi trường quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp với người lao động và các chủ thể có điều kiện hoạt động bình đẳng công bằng, phát huy năng lực sáng tạo của mình trong hoạt đồng lĩnh vực đầu tư XDCB. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế  Đối với các cơ quan Nhà nước quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Thứ nhất, rà soát lại chức năng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của ba hệ thống cơ quan Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Kho bạc nhà nước để phân định chức năng rõ ràng hơn. Một việc quan trọng cần hoàn thiện là các phòng quản lý công việc này cần có một cơ cấu cán bộ hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ được giao. Ngoài cán bộ trụ cột cần có một số kỹ sư công trình để thực hiện các công việc thẩm tra, đánh giá, tổng hợp những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, môi trườngcủa dự án công trình và góp phần tham mưu một cách tổng hợp nhất cho lãnh đạo quyết định các vấn đề không đơn thuần về kinh tế mà yêu cầu đặt ra. Thứ hai, cần triển khai phân cấp mạnh và phân công hợp lý trong quản lý đầu tư XDCB; Trung ương phân cấp cho tỉnh, tỉnh phân cấp cho huyện. Bảo đảm tính tự chủ và nâng cao năng lực sáng tạo cấp dưới. Việc phân cấp chú ý các yêu cầu quan trọng đó là: Phân cấp phải đồng bộ bộ máy trước hết là cơ quan UBND thực hiện phân cấp cho cấp dưới. Theo đó, cơ quan Kế hoạch đầu tư, Tài chính và KBNN triển khai cấp dưới của mình. Việc phân cấp phải đi với phân quyền và phân tiền để có điều kiện thực hiện các công việc một cách chủ động. Bên cạnh đó phân cấp phải chú ý đến nâng cao trình độ, tập huấn hướng dẫn cấp dưới và tăng cường kiểm tra, chỉ đạolà những SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến điều kiện rất quan trọng mới có thể quản lý có hiệu quả vốn đầu tư XDCB. Thứ ba, triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính theo đề án của chính phủ, nhưng không nên quá máy móc cứng nhắc. Cải cách hành chính phải đi đôi với nâng cao chất lượng cán bộ và phải gắn với áp dụng hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Một điểm quan trọng trong hoàn thiện bộ máy là phải nâng cao chất lượng cán bộ; trẻ hóa cán bộ công chức, đồng thời tiến hành cải cách hành chính phải gắn với hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý để nâng cao năng suất lao động quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo yêu cầu nhanh, kịp thời, chính xác.  Đối với nhóm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là chủ đầu tư, ban quan lý dự án. Thứ nhất, khẩn trương sắp xếp lại bộ máy quản lý vốn ĐTXDCB. Do việc phân bổ vốn đầu tư có tính chất phân tán, dàn trải lâu nay. Nội dung chính là đánh giá lại năng lực của từng ban theo những tiêu chí cụ thể để xác đối tượng, địa chỉ cần tập trung sắp xếp lại, không quá chú trọng về hình thức quả lý mà phải xem nội dung thực chất trong điều kiện thực tế cho phép, cơ cấu lại bộ máy và cán bộ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phấn đấu thanh toán các ban yếu kém trong thời gian ngắn nhất. Thứ hai, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý, trình độ của các chức danh trong ban (lãnh đạo ban, kế toán, kế hoach, kỹ thuật). Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, một mặt tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, định mức tiêu chuẩn quản lý dự án cho phù hợp thực tế, đồng bộ, ổn định và có tính khả thi cao. Thứ ba, tăng cường kỷ cương phép nước trong quản lý dự án nhưng phải linh hoạt trong chỉ đạo điều hành. Tăng cường tự chủ đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm và chấp hành tốt các quy định của cơ chế chính sách. Bám sát thực tế hiện trường để báo cáo cấp trên những biến động và đề xuất điều chỉnh kịp thời đảm bảo hoàn thành dự án theo kế hoach giao. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm và giáo dục đạo đức nghề nghiệp của hệ thống ban quản lý dự án. 3.2.2. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 58 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến ngành, quy hoạch khu kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế tiến bộ, tối ưu để làm cơ sở cho cơ cấu đầu tư và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nền kinh tế Huế đang đi lên thuận lợi, Chính phủ và cán bộ ngành đã có nhiều văn bản pháp quy tạo điều kiện cho Huế có những bước tiến quan trọng hơn nữa, các nhà đầu tư lớn đã tìm đến để tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn. Điều đó đòi hỏi tỉnh phải có các quy hoạch bổ sung cho phù hợp với tình hình. Thứ hai, xây dựng chính sách và biện pháp rất linh hoạt, hấp dẫn trong thu hút đầu tư, thực hiện quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn để giải quyết những yêu cầu rất lớn về vốn trong vài năm tới. Đối với vốn NSNN và vốn có nguồn gốc NSNN tranh thủ sự ủng hộ của Chinnhs phủ và cán bộ, ngành để đầu tư các dự án bồi thường hỗ trợ GPMB và tái định cư bằng nguồn vốn NSNN, vốn hỗ trợ có mục tiêu của chính phủ. Tiếp tục triển khai quản lý tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, 135, 106, vùng sâu vùng xa. Thứ ba, hạn chế chuyển vốn không thực hiện được năm nay sang năm sau một cách tràn lan, hạn chế vay tồn ngân và ứng vốn khi chưa cần thiết. 3.2.3. Hoàn thiện các khâu quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN Một là, hoàn thiện khâu phân bổ kế hoạch vốn. Hiện nay, trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN địa phương do nhu cầu vốn không đáp ứng đủ, việc phân bổ vốn trong XDCB còn gặp nhiều hạn chế, phân bổ vốn vẫn chưa thực sự hợp lý và hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này thì khâu phân bổ cần bảo đảm yêu cầu cao về tính công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả, do vậy phải theo nguyên tắc tiêu chí và định mức rõ ràng. Mặt khác phải kết hợp, lồng ghép nhiều chương trình dự án, nhiều nguồn vốn để không trùng hoặc bỏ sót, có quan điểm rõ ràng về chống phân tán. Xây dựng điều kiện phân bổ vốn bằng cách xác định nguyên tắc, tiêu chí, mức phù hợp với địa phương và khả năng ngân sách. Làm tốt khâu phân bổ vốn có ý nghĩa quan trọng trong tiền đề mở đường cho sự phát triển bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo sức hút đầu tư từ các nguồn khác. Hai là, phối hợp ba khâu phân bổ kế hoạch vốn, kiểm soát thanh toán và quyết toán tất toán thành một hệ thống trong quá trình quản lý vốn. SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 59 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Để khắc phục yếu kém tồn tại hiện nay, đó là: kỷ luật về thông tin báo cáo, kỷ luật thanh toán, kỷ luật hoàn tạm ứng, kỷ luật sử dụng vốn, kỷ luật quyết toán, tất toán tài khoản đều chấp hành kém cần xem xét tác động qua lại của 3 khâu phân bổ kế hoạch vốn- kiểm soát thanh toán vốn đầu tư- quyết toán, tất toán như sau: phân bổ kế hoạch đúng tạo ra thanh toán vốn đầu tư nhanh, và đúng chế độ tạo tiền đề cho quyết toán nhanh gọn và ngược lại. Ba là, hoàn thiện khâu cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN: Cần chú trọng một số khâu cụ thể sau:  Đối với việc tạm ứng vốn cho bồi thường hỗ trợ GPMB. Do tính chất phức tạp và yêu cầu công việc thường xuyên nhạy cảm, trong quản lý chủ đầu tư, hội đồng thường hỗ trợ GPMB được phép tạm ứng không hạn chế (sau khi có phương án GPMB được duyệt). Tình hình triển khai chi trả cho đối tượng gặp khó khăn, trách nhiệm hoàn tạm ứng của chủ đầu tư không cao. Quy định về nội dung quản lý còn thiếu. Hướng bổ sung hoàn thiện như sau: - Quy định cụ thể về thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng (tập hợp hồ sơ chứng từ làm thủ tục thanh toán hoàn tạm ứng). - Nếu quá thời hạn quy định phải báo cáo người quyết định đầu tư xin ý kiến xử lý.  Đổi mới việc tạm ứng vốn xây lắp thiết bị. Cần bổ sung hoàn thiện: - Phải yêu cầu nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng vì ứng nhiều tiền của NSNN mà không có bảo đảm, đề phòng rủi ro cá nhân và tổ chức có thể xảy ra. Hết hạn bảo lãnh chưa thu hồi tạm ứng thì cần thu hồi hết tạm ứng hoặc gia hạn bảo lãnh tạm ứng. - Quá hạn hoàn thành mà không hoàn thành thì phải bổ sung hợp đồng và kiểm tra lại số dư tạm ứng để đôn đốc thu hồi số đã tạm ứng cho dự án. - Nếu không có hợp đồng bổ sung, cũng không có khối lượng để hoàn ứng thì kho bạc nhà nước phải có công văn nhắc nhở đôn đốc hàng tháng. Sau 3 lần (3 tháng) thì chủ đầu tư và kho bạc nhà nước có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo. Bốn là, hoàn thiện khâu quyết toán vốn công trình hoàn thành và tất toán tài khoản Hiện nay quá trình quyết toán, tất toán còn chậm so với quyết định đề ra. Vì vậy cần bổ sung một số nội dung quản lý đồng bộ và chặt chẽ hơn: Chủ đầu tư có trách SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến nhiệm cung cấp danh sách công trình, dự án hoàn thành trong năm cho cơ quan Tài chính - Kế hoạch. Căn cứ vào thời gian Nhà nước quy định hoàn thành quyết toán, cơ quan Tài chính theo dõi nếu quá thời hạn thì làm công văn nhắc nhở. Sau khi cơ quan quản lý đôn đốc nhắc nhở cần có hướng xử lý trách nhiệm rõ ràng, nghiêm khắc theo từng mức độ sau: - Được gia hạn thêm một thời gian cụ thể nếu khó khăn khách quan - Phê bình nghiêm khắc và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện xong trách nhiệm (thu hồi tạm ứng, nộp tiền sử dụng sai vào NSNN, quyết toán) trước khi giao việc tiếp theo. - Giảm trừ kế hoạch vốn năm tiếp theo vì không hoàn thành nhiệm vụ. 3.2.4. Hoàn thiện quản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ của KBNN thể hiện ở các tiêu chí ngải ngân nhanh, kịp thời, không để tồn đọng hồ sơ, đúng chế độ, bảo đảm liên hoàn và thuận tiện cả ba khâu: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán đúng chế độ và thanh toán, chuyển tiền nhanh, an toàn cho đơn vị thụ hưởng. Nâng cao chất lượng cán bộ để đảm bảo kiểm soát thanh toán chính xác, an toàn, tiết kiệm cho NSNN. Xây dựng phong trào thi đua gắn chất lượng chuyên môn với công tác đoàn thể; tổ chức tập huấn thi nghiệp vụ hàng năm. Thứ hai, tăng cường phố hợp giữa các khâu, bộ phận trong hệ thống và coi trọng phối hợp với ngoài hệ thống KBNN tỉnh. Muốn có được sự thồn nhất cao phải cáo sự rõ ràng trong phân công nhiệm vụ và chặt chẽ, hợp lý trong phối hợp, điều hành. Thứ ba, cải cách hành chính trong KBNN tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đảm bảo sự hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB, KBNN phải tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực này, bao gồm: Áp dụng chương trình thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ cho công tác thanh toán vốn đầu tư nhanh, đúng, tiện ích và năng suất lao động cao hơn, giảm các thủ tục rườm rà không cần thiết. 3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, đặt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trụ cột quan trọng trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tăng cường tiết kiệm, nâng cao SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 61 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong cơ quan đơn vị và tạo điều kiện về kinh phí, về thời gian và lực lượng cho công tác thanh tra, giám sát cộng đồng. Mặt khác phải tự đề phòng, ngăn ngừa những sai phạm ngay trong lĩnh vực đầu tư tại đơn vị, tổ chức của mình. Thường xuyên học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực phẩm chất để luôn bảo đảm tiếng nói thanh tra là pháp luật của nhân dân. Thứ hai, trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các ngành chức năng liên quan phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác xác định định mức, đơn giá trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó các ngành chức năng cũng phải tăng cường thực hiện kiểm soát giá cả trong lĩnh vực xây dựng thể hiện vai trò của Nhà nước để bình ổn giá, bảo đảm thước đo không bị méo mó thiên lệch do nạn đầu cơ và lạm phát. Thứ ba, kiểm định kỳ, giám sát các chủ thể quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN và công khai các đánh giá nhằm có sự phân loại và có thái độ rõ ràng với chất lượng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Đối với chủ đầu tư và ban quản lý dự án, công trình cần có đánh giá hàng năm thông qua kiểm tra giám sát theo các tiêu thức như tình trạng vi phạm các chế độ (chậm quyết toán, chậm thanh toán vốn, vi phạm hợp đồng) nhằm phân loại, kiểm điểm trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, mặt khác có biện pháp xử lý khi các vi phạm quá nghiêm trọng và có hệ thống. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần có kiểm tra đánh giá định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật, cơ chế và cả giấy phép hành nghề. Thứ tư, tăng cường giám sát cộng đồng để phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư và nguồn lực tài chính trọng yếu của quốc gia. Do vai trò to lớn như vậy nên quản lý lĩnh vực này được chú trọng đặc biệt với nhiều nội dung và phương thức quản lý. Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung của Việt Nam, có bước phát triển đáng kể về kinh tế, xã hội nói chung và đầu tư XDCB nói riêng. Trong những năm qua, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có tăng lên. Trong đó tỉnh Thừa Thiên Huế đã giành nguồn lực tài chính lớn để đầu tư vào các dự án hạ tầng kỹ thuật.Số chương trình, dự án giao vốn đầu tư đã giảm theo hướng bố trí tập trung, dứt điểm. Giai đoạn này, vốn đầu tư XDCB được bố trí cho dự án hoàn thành nhiều hơn và số dự án khởi công ít hơn. Tránh đầu tư dàn trải, nhờ vậy tình hình nợ đọng XDCB được kiểm soát. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoạt động đã có tiến bộ và dần đi vào nề nếp. Hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã có nhiều kết quả trên các mặt: tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách sử dụng vốn. Nhờ đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh được nâng lên, hiện tượng thất thoạt lãng phí vốn được kiểm soát tốt hơn, góp phần phát huy vai trò nguồn lực tài chính này thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tình trạng vi phạm quy định về quyết toán của Chủ đầu tư, ban quản lý dự án gây ảnh hưởng việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước, từ đó dẫn đến nợ đọng XDCB kéo dài; việc báo cáo giám sát đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, quy trình, thông báo không đầy đủ chính xác. Hiện còn không ít hạn chế trở ngại trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên một số mặt từ kế hoạch vốn cấp phát, thanh toán, quyết toán và kiểm tra, kiểm soát. VĐTXDCB từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, việc phân bổ dự án không đều, có sự chênh lệch giữa các vùng; những vùng gần trung tâm thành phố được chú trọng hơn so với vùng sâu, vùng xa. Những hạn chế này làm giảm vai trò của nguồn lực tài chính này đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 63 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH - HĐH trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhu cầu, quy mô và hình thức vốn đầu tư XDCB ngày càng tăng, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. 2. KIẾN NGHỊ Đầu tư XDCB có vai trò trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. Nó là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Do đó, để đạt được mục tiêu của Đảng đề ra đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước CNH - HĐH nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, vì vậy đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn, qua nghiên cứu tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:  Đối với Nhà nước: Nhà nước tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý vốn có liên quan; cần đổi mới chính sách nhằm thu hút sử dụng vốn đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ NSNN, góp phần sử dụng vốn hiệu quả; đổi mới các khâu trong quy trình quản lý sử dụng vốn NSNN từ lập kế hoạch vốn, cấp phát, thanh toán đến quyết toán và tất toán. Tập trung rà soát các công trình đang thi công, xử lý dứt điểm nợ đọng XDCB.  Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế - Đề nghị UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm tổ chức bồi dưỡng cập nhập kiến thức về quản lý đầu tư XDCB cho đội ngũ cán bộ từ thành phố đến cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực liên quan đến quản lý đầu tư, nhất là đội ngũ cán bộ. - UBND Tỉnh tiếp tục làm việc với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường... xin phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn mục tiêu về văn hoá, bảo tồn di sản, nguồn vốn sự nghiệp môi trường của ngân sách trung ương... bố trí vốn trong năm 2016 và các năm tiếp theo cho các dự án bảo tồn di sản, chỉnh trang đô thị và nạo vét các sông, hồ trong kinh thành Huế, Dự án chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà, Kinh thành Huế, giải toả các hộ dân lấn chiếm sinh sống trên Thượng Thành - Eo Bầu (phần phía Nam)... SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 64 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2014), Nghị định 56/2014/NĐ-CP ngày 30/05/2014, Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng 2. Chính phủ (2015), Nghị định Chính phủ số: 59/2015/NĐ-CP năm 2015, Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 3. Chính phủ (2015),Nghị định Chính phủ số 32/2015/NĐ-CP ngày (25/03/2015), Quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 4. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2014 5. Đảng Bộ tỉnh Thừa Thiên Huê (2015), Nghị quyết của Đảng Bộ tỉnh Thừa Thừa Huế 6. HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Số: 07/2015/NQ-HĐND, Dự toán ngân sách Nhànước 2016 7. HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Số: 42/BC-KTNS, Báo cáo thẩm tra dự toán ngân sách năm 2015. 8. Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Thừa Thiên Huế (2011- 2015), Báo cáo tình hình cấp phát vốn đầu tư XDCB từ năm 2011 đếnnăm 2015. 9. Lê Toàn Thắng (2005), Tình hình quản lý và sử dụng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội 10. Quốc Hội (2014), Luật Đầu tư, Số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 11. Quốc Hội(2015), Luật Đầu tư công, Số 49/2014/QH13 ngày 18/06/2015 12. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo tình hình vốn đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 13. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế 2015, Báo cáo quyết định phê duyệt hạ tầng đô thị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2015 14. Thủ Tướng Chính Phủ (2015), Quyết định 86/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 65 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Mai Chiếm Tuyến 15. UBNN tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế (2009), Kết luận 48-KL/TW về đầu tư xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế 16. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016- 2020 17. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước từ 2011- 2015 18. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Số: 186/BC- UBND, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 19. UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Bảng báo cáo quyết định phê duyệt đề án phát triển hạ tầng đô thị 2011- 2015 20. ông tin chung/Bản đồ hành chính SVTH: Hồ Thị Tuyết Nga 66 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfho_thi_tuyet_nga_3955.pdf
Luận văn liên quan