Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
− Tìm hiểu, nghiên cứu những luận văn và khóa luận tốt nghiệp về thiết
kế website hóa học đã được thực hiện trước đây.
− Tìm hiểu về phương pháp dạy học hóa học bao gồm: phương pháp dạy
và phương pháp học môn hóa học.
− Tìm hiểu tổng quan về Moodle: khái niệm, ưu điểm so với những hệ
thống quản lý học tập khác, cách cài đặt Moodle và thiết kế khóa học
bằng mã nguồn này
126 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3278 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng moodle hỗ trợ việc giảng dạy và tự học Chương Hidrocacbon thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa Hidrocacbon – lớp 11 cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
enzen
1,4-dimetylbenzen
3. Danh pháp
Tên thay thế
- Tên thay thế =
số chỉ vị trí + tên
nhánh + “benzen”.
Hoạt động 4: Cấu tạo
- Giáo viên yêu cầu học sinh
tìm hiểu và trình bày về cấu
tạo của phân tử benzen.
- Giáo viên giới thiệu phần tư
liệu cuối bài để học sinh tham
khảo.
- Benzen có cấu trúc phẳng,
hình lục giác đều. 6 nguyên tử
C và H đều nằm trên cùng 1
mặt phẳng.
Hoạt động 5: Tính chất vật lý
- Giáo viên yêu cầu học sinh
nghiên cứu sách giáo khoa, từ
thông tin bảng 7.1 rút ra nhận
xét về:
- Trạng thái
- Sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt
độ nóng chảy và khối lượng
riêng.
- Học sinh thảo luận, lần lượt
trả lời các câu hỏi của giáo
viên:
- Trạng thái: Các hidrocacbon
thơm đều là chất lỏng hoặc
rắn ở điều kiện thường.
- Nhiệt độ sôi, nóng chảy tăng
theo chiều tăng của phân tử
II. Tính chất vật
lý
- Các hidrocacbon
thơm đều là chất lỏng
hoặc rắn ở điều kiện
thường.
- tos, tonc dần theo
chiều tăng phân tử
86
- Tính tan.
- Giáo viên yêu cầu học sinh
dự đoán hiện tượng khi cho
benzen vào nước.
khối.
- Hidrocacbon thơm lỏng nhẹ
hơn nước và không tan trong
nước.
- Khi cho benzen vào nước sẽ
xuất hiện mặt phân cách,
benzen ở trên, nước ở dưới.
khối.
- Các hidrocacbon
thơm ở dạng lỏng nhẹ
hơn nước và không
tan trong nước.
Hoạt động 6: Tính chất hóa học
- Giáo viên hướng dẫn học sinh
phân tích cấu tạo của
hidrocacbon thơm, từ đó suy
ra tính chất hóa học chung.
- Giáo viên chia lớp thành 8
nhóm để nghiên cứu phần
tính chất hóa học bằng cách
hoàn thành bảng sau:
- Các hidrocacbon thơm có 2
trung tâm phản ứng: nhân
thơm và nhánh ankyl.
Khả năng phản ứng
của ankylbenzen là phản ứng
thế, cộng và oxi hóa.
- Các nhóm thảo luận và
hoàn thành bảng sau 3 phút.
III. Tính chất
hóa học
Khả năng phản
ứng của ankylbenzen
là phản ứng thế, cộng
và oxi hóa.
Tính chất hóa
học
Benzen Toluen
1. Phản
ứng
thế
a) Thế H
của
vòng
benzen
Phản ứng
với
halogen
+ Br2
bôt Fe
Br
+ HBr
Br2, Fe
CH3CH3
Br
CH3
Br
- HBr
2-bromtoluen
4-bromtoluen
Quy tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế
nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở
87
vị trí meta và para so với nhóm ankyl.
Phản ứng
với HNO3
+ HNO3
H2SO4
+ H2O
NO2
nitrobenzen
HNO3, H2SO4
-H2O
CH3 CH3
NO2
CH3
NO2
2-nitrobenzen
4-nitrobenzen
b) Thế H của mạch
nhánh
Không có tính chất này. + Br2 t
o
+ HBrCH3 CH2Br
benzyl bromua
2. Phản
ứng
cộng
Phản ứng
với hidro
+ 3H2
Ni, to
cyclohexan
+ 3H2
Ni, to
CH3 CH3
methylcyclohexane
Phản ứng
với clo
+ 3Cl2
a's
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
Cl
hexacloran
Không phản ứng.
3. Phản
ứng
oxi
hóa
Phản ứng
cháy
Phản ứng
với
KMnO4
Không phản ứng
CH3+ 2KMnO4
to
COOK + 2MnO2+2KOH+H2O
kali benzoat
88
- Giáo viên hướng dẫn học
sinh đọc tên các sản phẩm
tạo thành sau phản ứng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh
dựa vào bảng tính chất trên
hãy nêu cách nhận biết
benzen và toluen trong thực
tế.
- Giáo viên cung cấp thêm:
Mặc dù benzen có thể phản
ứng với clo khi có ánh sáng
còn toluen thì không nhưng
chúng ta không dùng phản
ứng này để nhận biết benzen
và toluen do chất thử là khí
clo độc và phản ứng khó
quan sát.
- Giáo viên hướng dẫn học
sinh kết luận về khả năng
tham gia phản ứng oxi hóa
không hoàn toàn của benzen
và đồng đẳng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh
nêu tên sản phẩm sinh ra
trong phương trình phản ứng
cháy của benzen. Giáo viên
- Học sinh thảo luận và trả
lời câu hỏi:
Có thể sử dụng dung dịch
KMnO4 để nhận biết benzen
và toluen: Toluen có thể làm
mất màu dung dịch KMnO4
khi đun nóng còn benzen thì
không.
- Benzen không tác dụng với
KMnO4 ngay cả khi đun
nóng. Các ankylbenzen chỉ
phản ứng với KMnO4 khi
đun nóng.
- Theo phản ứng, khi đốt
cháy benzen, sản phẩm sinh
ra là CO2 và H2O.
- Dựa vào phương trình phản
89
hướng dẫn học sinh giải thích
tại sao khi benzen cháy trong
không khí lại xuất hiện thêm
muội than.
- Giáo viên lưu ý học sinh
điều kiện xúc tác để
ankylbenzen tác dụng với
Br2.
ứng ta thấy, để đốt cháy hoàn
toàn 1 mol benzen, cần 7,5
mol O2, nhưng trong không
khí, O2 chỉ chiếm 20%.
Lượng oxi này không đủ để
phản ứng cháy của benzen
diễn ra hoàn toàn nên sinh ra
sản phẩm là cacbon, dưới
dạng muội than.
TIẾT 2: MỘT SỐ HIDROCACBON THƠM KHÁC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ:
o Học sinh 1: Hãy nhận biết 2 hợp chất sau: benzen, toluen.
Đáp án: Dùng dung dịch KMnO4/H2SO4(đặc), đun nóng để
nhận biết toluen.
(viết phương trình phản ứng xảy ra).
o Học sinh 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
CH4 C2H2 C6H6 C6H5Br
C6H5NO2
Đáp án: CH4 C2H2 + H2 (15000C, lln)
3C2H2 C6H6 (6000C, bột C)
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (bột Fe)
C6H6 + HNO3 C6H5NO2 + H2O (H2SO4 đặc)
3. Tiến hành bài dạy
90
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Ghi bảng
Hoạt động 1: Cấu tạo và tính chất vật lý của stiren
- Giáo viên yêu cầu học sinh
tìm hiểu SGK và nêu nhận
xét về:
o Công thức phân tử và
công thức cấu tạo của
stiren.
o Đăc điểm cấu tạo của
stiren.
o Vị trí của các nguyên
tử C và H của phân tử
stiren trong không
gian.
o Tính chất vật lý của
stiren.
- Học sinh nghiên cứu
SGK, thảo luận và đưa ra
nhận xét:
o Công thức phân tử:
C8H8
o Công thức cấu tạo
của stiren:
HC CH2
o Đăc điểm cấu tạo của
stiren: có 1 vòng
benzen và 1 liên kết
đôi ở nhóm thế.
o Các nguyên tử C và
H của phân tử stiren
nằm trên cùng 1 mặt
phẳng.
o Tính chất vật lý của
stiren: là chất lỏng,
không màu, nhẹ hơn
& không tan trong
nước, tan nhiều trong
dung môi hữu cơ.
I. Stiren
1. Cấu tạo và tính
chất vật lý:
o Công thức phân tử:
C8H8
o Công thức cấu tạo của
stiren:
HC CH2
o Đăc điểm cấu tạo của
stiren: có 1 vòng
benzen và 1 liên kết
đôi ở nhóm thế.
o Các nguyên tử C và H
của phân tử stiren nằm
trên cùng 1 mặt phẳng.
o Tính chất vật lý của
stiren: là chất lỏng,
không màu, nhẹ hơn &
không tan trong nước,
tan nhiều trong dung
môi hữu cơ.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học
Giáo viên hướng dẫn
học sinh phân tích cấu tạo để
Học sinh thảo luận:
Stiren có:
2. Tính chất hóa
học
91
dự đoán tính chất hóa học
của stiren.
Giáo viên yêu cầu học
sinh nêu các tính chất hóa
học của anken.
Giáo viên yêu cầu học
sinh viết các phương trình
phản ứng hóa học của stiren
tương tự với anken:
− Tác dụng với Br2.
− Tác dụng với HBr.
− Tác dụng với H2.
− Phản ứng trùng hợp.
Giáo viên yêu cầu học
- Vòng benzen tính
chất hóa học giống benzen.
- Liên kết đôi tính
chất hóa học giống anken.
- Anken có phản ứng
cộng halogen, H2 và HX;
phản ứng làm mất màu dd
KMnO4 ở điều kiện
thường, phản ứng cháy và
phản ứng trùng hợp.
- Học sinh viết
phương
trình hóa học:
- Học sinh thảo luận và đưa
ra câu trả lời:
+ Dùng dd KMnO4 để
nhận biết toluen và stiren.
Stiren có:
- Vòng benzen
tính chất hóa học giống
benzen.
- Liên kết đôi
tính chất hóa học giống
anken.
92
sinh hoàn thành ví dụ sau:
Ví dụ: Hãy nhận biết
các chất lỏng sau: benzen,
toluen và stiren
+ Stiren làm mất màu dd
KMnO4 ở đk thường, còn
toluen làm mất màu dd
KMnO4 khi đun nóng.
Hoạt động 3: Ứng dụng của một số hidrocacbon thơm
- Giáo viên yêu cầu học sinh
tìm hiểu và cho biết những
ứng dụng của hidrocacbon
thơm.
- Giáo viên có thể giới thiệu
thêm về một số kí hiệu của
các loại nhựa, đặc biệt
nhấn mạnh kí hiệu của
polistiren là .
- Có thể yêu cầu học sinh
tìm trong đồ dùng cá nhân
làm bằng nhựa, những đồ
dùng nào được ghi kí hiệu
và đó là kí hiệu của loại
nhựa nào.
- Giáo viên yêu cầu học sinh
cho biết tại sao sau 1 thời
gian sử dụng, băng phiến
lại biến mất. Trong các
chất đã học chất nào có
tính chất tương tự hay
không?
- Giáo viên yêu cầu học sinh
thảo luận và trả lời câu hỏi
- Học sinh thảo luận
và trả lời câu hỏi:
- Trên một số sản phẩm
nước đóng chai như Lavie,
Aquafina thường có kí hiệu
.
- Băng phiến có thành phần
chính là naphtalen, có khả
năng thăng hoa, do đó, sau
một thời gian sử dụng,
băng phiến sẽ biến mất.
- Iot cũng có khả năng
thăng hoa tương tự
naphtalen.
II. Ứng dụng của 1 số
hidrocacbon thơm
93
dưới đây: Mặc dù benzen
là một hợp chất hữu cơ rất
độc, nó gây ra một số bệnh
rất nguy hiểm như ung thư,
nhưng lại có nhiều ứng
dụng trong cuộc sống. Vậy
theo em, benzen có lợi hay
có hại?
- Học sinh thảo luận và
phát biểu ý kiến của bản
thân.
2.6.2 Giáo án bài “Hệ thống hóa hidrocacbon”
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ:
o Học sinh 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
- Natri axetat metan axetilen benzen brombenzen
Đáp án: CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3 (CaO,
to)
2CH4 C2H2 + 3H2 (15000C, lln)
3C2H2 C6H6 (C, 600oC)
C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (bột Fe)
o Học sinh 2: Bằng phương pháp hóa học, em hãy nhận biết các
chất sau đây: hex-1-en, hex-1-in, benzen, toluen.
Đáp án:
- Dùng dung dịch AgNO3/NH3 để nhận biết hex-1-in do
tạo kết tủa vàng.
- Dùng dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường để nhận biết
hex-1-en và có đun nóng để nhận biết toluen do dung dịch bị mất
màu tím.
3. Tiến hành bài dạy
94
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hệ thống hóa hidrocacbon
- Giáo viên giới thiệu những phần
kiến thức sẽ tìm hiểu trong hoạt động
này: Công thức chung, đặc điểm cấu tạo,
tính chất vật lý và hóa học.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
và yêu cầu các em hoàn thành hoạt động
sau:
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm nội
dung bảng tóm tắt kiến thức về
hidrocacbon có chứa những lỗi sai và
yêu cầu các em sửa những lỗi đó.
+ Nhóm 1: Ankan.
+ Nhóm 2: Anken.
+ Nhóm 3: Ankin.
+ Nhóm 4: Ankylbenzen.
95
- 4 nhóm sẽ thảo luận và hoàn chỉnh
bảng dưới đây:
Hoạt động 2: Sự chuyển hóa của các loại hợp chất
- Giáo viên hướng dẫn học sinh từ tính
chất hóa học của ankan, anken, ankin và
ankylbenzen, viết sơ đồ chuyển hóa của
các hợp chất hidrocacbon.
+ Yêu cầu học sinh viết sơ đồ chuyển
- Học sinh thảo luận và đưa ra sơ đồ:
- Học sinh viết sơ đồ minh họa:
C3H8 C3H6 + H2
96
hóa giữa ankan, anken và ankin.
Viết phương trình phản ứng minh
họa với hợp chất propan.
- Giáo viên giới thiệu sơ đồ chuyển hóa
từ ankan ankylbenzen.
Hoạt động 3: Trò chơi “Đây là hợp chất nào”?
Giáo viên giới thiệu thể lệ của trò chơi:
• Giáo viên sẽ lần lượt giới thiệu 3
gợi ý liên quan đến 1 hợp chất. Nhiệm
vụ của các đội là quan sát và đưa ra câu
trả lời càng sớm càng tốt.
• Nếu đội giành được quyền trả lời
đưa ra đáp án sai, các đội khác vẫn có
thể tiếp tục trả lời.
• Trả lời ở gợi ý đầu tiên: 30 điểm,
và cứ sau mỗi gợi ý, số điểm đạt được sẽ
giảm đi 10.
- Nội dung câu hỏi:
Câu 1:
Gợi ý 1: Đây là chất được sử dụng để
tổng hợp polime.
Gợi ý 2: Nó sinh ra khi trái cây bắt đầu
chín.
Gơi ý 3: Đây là một hợp chất anken.
Câu 2:
Câu trả lời: Etilen.
97
Gợi ý 1: Hợp chất này được phát hiện
vào năm 1825 bởi Faraday.
Gợi ý 2: Là một dung môi hữu cơ rất tốt.
Gợi ý 3: Được sử dụng để điều chế
thuốc trừ sâu 6,6,6.
Câu 3:
Gợi ý 1: Các nguyên tử của hợp chất này
cùng thuộc 1 mặt phẳng.
Gợi ý 2: Được sử dụng để điều chế PVC.
Gợi ý 3: Được điều chế từ đất đèn.
Câu 4:
Gợi ý 1: Là chất khí có nhiều ở bùn ao,
đầm lầy.
Gợi ý 2: Được sử dụng để điều chế
axetilen.
Gợi ý 3: Phản ứng đặc trưng là phản ứng
thế.
Câu trả lời : Benzen.
Câu trả lời: Axetilen.
Câu trả lời: Metan.
Hoạt động 3: Củng cố kiến thức
Bài tập 1: Đây là quy trình sản xuất
nhựa polyvinylclorua trong công nghiệp.
Dựa vào những kiến thức đã học, em
hãy viết những phương trình hóa học
xuất hiện trong quy trình này.
98
Bài tập 2: Để sản xuất etanol làm nhiên
liệu công nghiệp, thông thường người ta
điều chế nó từ các nguyên liệu dầu mỏ.
Em hãy viết sơ đồ điều chế etanol từ
metan và hoàn thành các phản ứng đó.
- Học sinh thảo luận và viết các phương
trình xảy ra:
1. CaCO3 + 4C → CaC2 + 3CO
2. CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2
3. C2H2 + HCl → CH2=CH-Cl (xúc tác
HgCl2, to = 150-200oC)
4. nCH2=CH-Cl → -[CH2-CH(Cl)]n-
(xt, to, p)
5. NaCl + H2O → NaOH + 1/2 H2 + 1/2
Cl2 (điện phân dung dịch có màng ngăn)
6. H2 + Cl2 → 2HCl (ánh sáng)
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi:
CH4 C2H2 C2H4 C2H5OH
CH4 𝑥𝑡,t0�⎯� C2H2 + 3H2
C2H2 + H2 Pd/PbCO3,t0�⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯� C2H4
C2H4 + H2O H+,t0�⎯⎯� C2H5OH
99
Kết luận chương 2
Chương 2 bao gồm những nội dung chính như sau:
− Giới thiệu cấu trúc chương và những yêu cầu khi giảng dạy chương
Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa
hidrocacbon.
− Giới thiệu những nguyên tắc và quy trình thiết kế website Hello Hóa
học với mục đích hỗ trợ quá trình tự học của học sinh trước và sau giờ
học trên lớp.
− Website Hello Hóa học được thiết kế với 3 khóa học chính:
o Khóa học 1: Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm
khác.
o Khóa học 2: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên.
o Khóa học 3: Hệ thống hóa hidrocacbon.
Trong đó, hai khóa học chiếm nội dung chính là khóa học 1 và 2.
− Cũng trong chương 2, chúng tôi đã giới thiệu cách ứng dụng website
Hello Hóa học để hỗ trợ quá trình dạy – học chương Hidrocacbon thơm
– Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa hidrocacbon với hai
mục đích chính: giúp học sinh chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp và
củng cố kiến thức sau khi học.
100
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1 Mục đích thực nghiệm
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc ứng dụng mã nguồn mở Moodle để
thiết kế website hỗ trợ giảng dạy và học tập chương Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon – chương trình hóa học lớp
11 cơ bản.
3.2 Đối tượng thực nghiệm
− Đối tượng thực nghiệm là 2 nhóm học sinh thuộc lớp 11D3 trường
Trung học phổ thông Marie Curie.
− Đặc điểm đối tượng thực nghiệm:
o Lớp 11D3 – Trường Trung học phổ thông Marie Curie – Sĩ số:
36 học sinh.
o Chương trình học: Hóa học 11 cơ bản.
o Số tiết/tuần: 4 tiết.
Bảng 3.1 . Danh sách nhóm thực nghiệm và đối chứng.
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
1. Lê Đỗ Thái Anh
2. Mai Lâm Phương Anh
3. Nguyễn Hà Kiều Anh
4. Nguyễn Thanh Sơn Ca
5. Nguyễn Lý Hải
6. Lê Khánh Hoàng
7. Nguyễn Quang Huy
8. Mai Duy Khải
9. Trần Minh Khuê
10. Vũ Hải Long
1. Trần Thị Kim Hạnh
2. Nguyễn Thị Ngọc Hân
3. Nguyễn Trầm Mai Khanh
4. Hứa Anh Khoa
5. Phan Thoại Quỳnh My
6. Âu Tịnh Nghi
7. Đỗ Kim Ngọc
8. Nguyễn Phúc Tôn Nữ Yến Nhi
9. Nguyễn Duy Thắng
10. Nguyễn Phan Thị Phương Thảo
101
11. Trần Khôi Nguyên
12. Nguyễn Ngọc Yến Nhi
13. Bạch Diễm Trâm
14. Võ Ngọc Yến Như
15. Đinh Hữu Hồng Phúc
16. Lê Ngọc Dung Thanh
17. Lê Hoàng Minh Trang
18. Nguyễn Thị Hồng Yến
11. Nguyễn Anh Thư
12. Trần Thanh Thủy Tiên
13. Trần Thiện Toàn
14. Huỳnh Trần Hiền Trân
15. Huỳnh Hữu Tuấn
16. Võ Thị Minh Tuyền
17. Nguyễn Quang Vinh
18. Nguyễn Lan Vy
− Qua việc tìm hiểu điểm trung bình môn hóa học học kỳ I của 2 nhóm
tương đương nhau.
− Quá trình thực nghiệm được tiến hành từ ngày 18/3 – 5/4/2013.
3.3 Tiến hành thực nghiệm
3.3.1 Chuẩn bị thực nghiệm
− Tìm hiểu và soạn bộ câu hỏi liên quan đến thực tế đời sống có liên quan
đến nội dung những bài sau:
o Bài 35: Benzen và đồng đẳng – Một số Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon khác.
o Bài 36: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên.
o Bài 37: Hệ thống hóa hidrocacbon.
− Thiết kế website Hello Hóa học hỗ trợ tự học chương Hidrocacbon
thơm - Nguồn hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon
bằng mã nguồn mở Moodle.
− Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn thực hiện đề tài và giáo
viên hướng dẫn thực tập giảng dạy hóa học về nội dung website và cách
tiến hành thực nghiệm để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
3.3.2 Quy trình thực nghiệm
Quy trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo trình tự sau:
− Bước 1: Tìm hiểu việc sử dụng Internet để hỗ trợ việc học của học sinh
ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm.
102
− Bước 2: Giới thiệu website với học sinh nhóm thực nghiệm, hướng dẫn
các em cách sử dụng, giới thiệu các nội dung của website. Khuyến
khích các em sử dụng website như là một công cụ hỗ trợ cho hoạt động
học tập, tự học.
− Bước 3: Tiến hành dạy chương Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon.
o Nhóm thực nghiệm: hướng dẫn học sinh sử dụng website như tài
liệu tự học: tự tìm hiểu kiến thức trước khi đến lớp và củng cố
kiến thức sau khi tham gia học tập trên lớp.
Trước khi học bài mới, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn
thành các bài tập trên website theo cách của các em. Giáo
viên sẽ kiểm tra nội dung bài làm của các em để nắm
được những lỗi sai thường gặp để có thể nhắc nhở khi học
trên lớp.
Sau khi học bài mới, học sinh sẽ có nhiệm vụ xem và sửa
lại những lỗi sai trong bài tập của mình. Bằng cách này,
các em vừa biết được những sai sót của bản thân, đồng
thời khắc sâu thêm kiến thức được học trên lớp.
o Nhóm đối chứng: dạy bình thường, không sử dụng website.
− Bước 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua kết quả bài
kiểm tra 10’ sau khi kết thúc chương Hidrocacbon thơm - Nguồn
hidrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hidrocacbon (phụ lục 1).
Lấy ý kiến đánh giá website của học sinh bằng phiếu điều tra (phụ lục
2).
− Bước 5: Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê
toán học, so sánh kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng.
− Bước 6: Đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt định lượng và định tính.
103
3.4 Phương pháp phân tích kết quả thực nghiệm
Phân tích, xử lý kết quả điểm kiểm tra của học sinh theo phương pháp thống
kê toán học, sau đây ra các bước thực hiện và công thức liên quan:
− Bước 1: Lập bảng phân phối tần số, tần suất, tần số lũy tích.
o Gọi x i là điểm kiểm tra của học sinh có giá trị từ 1 đến 10.
o Tần số: số lượng xuất hiện của điểm x i trong bảng điểm.
o Tần số lũy tích của một điểm x i là tổng tần số của điểm số xi với
tấn số của các điểm nhỏ hơn nó.
− Bước 2: Dựng biểu đồ đường lũy tích.
− Bước 3: Lập bảng tổng hợp phân loại số điểm học sinh theo nhóm.
− Bước 4: Dựng biểu đồ phân loại số điểm của học sinh theo nhóm.
− Bước 5: Tính các tham số đặc trưng.
o Điểm trung bình cộng.
�̅� = 1
𝑛
�𝑛𝑖 .𝑥𝑖𝑘
𝑖=0
Trong đó: xi là điểm số của học sinh, có giá trị từ 0 đến 10.
ni là tần số điểm số làm bài của học sinh.
n là tổng số lần làm bài của học sinh.
Điểm trung bình cộng cho phép ta đánh giá được chất lượng học tập của 2
nhóm, tuy nhiên để tăng độ tin cậy thì bên cạnh điểm trung bình cộng ta còn phải
dựa vào các tham số đặc trưng như độ lệch chuẩn S, hệ số phân tán V và sai số tiêu
chuẩn m.
o Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S:
Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: phản án độ biến động hay độ phân tán của
các điểm số trong bảng điểm so với điểm số trung bình tính toán được. S càng nhỏ
thì số liệu càng ít phân tán. Độ lệch chuẩn còn được hiểu là “căn bậc 2 của phương
sai”.
Công thức tính phương sai S2: 𝑺𝟐 = ∑𝒏𝒊(𝒙𝒊−𝒙�)𝟐
𝒏−𝟏
104
Công thức tính độ lệch chuẩn S: 𝑺 = �∑𝒏𝒊(𝒙𝒊−𝒙�)𝟐
𝒏−𝟏
o Hệ số phân tán V: dùng để so sánh độ phân tán của các số liệu
từ 2 bảng điểm của 2 nhóm, lớp có giá trị V càng nhỏ thì chất
lượng càng đều.
𝑽 = 𝑺.𝟏𝟎𝟎%
𝒙�
o Sai số tiêu chuẩn m: là khoảng sai số của điểm số trung bình.
Điểm số trung bình sẽ dao động trong khoảng �̅� ± 𝑚.
𝒎 = 𝑺
√𝒏
3.5 Kết quả thực nghiệm
3.5.1 Kết quả thực nghiệm định lượng
Sau thời gian hướng dẫn học sinh cách sử dụng website, dùng website làm
phương tiện hỗ trợ cho hoạt động học tập, tự học, 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng đã tham gia làm một bài kiểm tra 10’ để đánh giá chất lượng học tập của các
em. Kết quả được thống kê trong bảng sau:
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra 10’.
STT Nhóm thực nghiệm Điểm
STT Nhóm đối chứng Điểm
1 Lê Đỗ Thái Anh 10 1 Trần Thị Kim Hạnh 7
2 Mai Lâm Phương Anh 7 2 Nguyễn Thị Ngọc Hân 9
3 Nguyễn Hà Kiều Anh 10 3 Nguyễn Trầm Mai Khanh 8
4 Nguyễn Thanh Sơn Ca 10 4 Hứa Anh Khoa 7
5 Nguyễn Lý Hải 7 5 Phan Thoại Quỳnh My 6
6 Lê Khánh Hoàng 7 6 Âu Tịnh Nghi 8
7 Nguyễn Quang Huy 7 7 Đỗ Kim Ngọc 4
8 Mai Duy Khải 9 8 Nguyễn Phúc Tôn Nữ Yến Nhi 5
9 Trần Minh Khuê 8 9 Nguyễn Duy Thắng 4
10 Vũ Hải Long 6 10 Nguyễn Phan Thị Phương Thảo 8
105
11 Trần Khôi Nguyên 6 11 Nguyễn Anh Thư 10
12 Nguyễn Ngọc Yến Nhi 7 12 Trần Thanh Thủy Tiên 6
13 Bạch Diễm Trâm 9 13 Trần Thiện Toàn 5
14 Võ Ngọc Yến Như 9 14 Huỳnh Trần Hiền Trân 7
15 Đinh Hữu Hồng Phúc 10 15 Huỳnh Hữu Tuấn 7
16 Lê Ngọc Dung Thanh 6 16 Võ Thị Minh Tuyền 9
17 Lê Hoàng Minh Trang 8 17 Nguyễn Quang Vinh 7
18 Nguyễn Thị Hồng Yến 9 18 Nguyễn Lan Vy 6
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích.
Điểm
xi
Số học sinh đạt điểm xi % học sinh đạt điểm xi
% học sinh đạt
điểm xi trở xuống
Thực
nghiệm
Đối
chứng
Thực
nghiệm
Đối chứng
Thực
nghiệm
Đối
chứng
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 0 0 0
4 0 2 0 11,11 0 11,11
5 0 2 0 11,11 0 22,22
6 3 3 16,67 16,67 16,67 38,89
7 5 5 27,78 27,78 44,45 66,67
8 2 2 11,11 11,11 55,56 77,78
9 4 3 22,22 16,67 77,78 94,45
10 4 1 22,22 5,56 100 100
Tổng 18 18 100 100
Từ số liệu bảng 3.3, ta lập được đồ thị biểu diễn đường lũy tích như sau:
106
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích
Đồ thị đường lũy tích của nhóm thực nghiệm nằm phía dưới, bên phải so với
đồ thị lũy tích của nhóm đối chứng. Điều này chứng tỏ kết quả học tập của nhóm
thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng.
Bảng 3.4. Bảng phân loại kết quả kiểm tra.
Phân loại
Nhóm
Yếu – kém (%)
0đ – 4đ
Trung bình (%)
5đ – 6đ
Khá (%)
7đ – 8đ
Giỏi (%)
9đ – 10đ
Tổng
(%)
Thực nghiệm 0 16,67 38,89 44,44 100
Đối chứng 11,11 27,78 38,89 22,23 100
Từ số liệu bảng 3.4, ta lập được biểu đồ Phân loại kết quả học tập như sau:
Hình 3.2 Biểu đồ phân loại kết quả học tập.
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0
%
H
ọc
s
in
h
đ
ạt
đ
iể
m
x
i
tr
ở
xu
ốn
g
Nhóm thực
nghiệm
Nhóm đối
chứng
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Yếu - kém
(%)
Trung bình
(%)
Khá (%) Giỏi (%)
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
107
Qua biểu đồ, có thể nhận thấy, tỉ lệ học sinh đạt điểm khá – giỏi ở nhóm thực
nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng.
Nhóm đối chứng vẫn có một số học sinh đạt số điểm yếu – kém (11,11%).
Sau khi xử lý số liệu liên quan đến kết quả kiểm tra của 2 nhóm học sinh đã
thu được bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng về kết quả kiểm tra của 2 nhóm.
Nhóm học sinh 𝒙� ± 𝒎 S V%
Thực nghiệm 8,06 ± 0,34 1,43 17,78
Đối chứng 6,89 ± 0,40 1,70 24,62
− Nhận xét:
o Sai số tiêu chuẩn của nhóm Thực nghiệm nhỏ hơn so với nhóm
Đối chứng, do đó điểm trung bình của nhóm Thực nghiệm sai số
ít hơn so với nhóm Đối chứng.
o Khi 2 nhóm có điểm trung bình bằng nhau thì ta mới có thể đánh
giá được nhóm nào có kết quả học tập đều hơn thông qua giá trị
của độ lệch chuẩn. Số liệu phân tích cho thấy: độ lệch chuẩn của
nhóm Thực nghiệm nhỏ hơn so với nhóm Đối chứng nên các giá
trị điểm kiểm tra của nhóm Thực nghiệm phân tán gần điểm
trung bình hơn so với nhóm Đối chứng, nhưng do điểm trung
bình cộng của 2 nhóm khác nhau nên sự so sánh này không có ý
nghĩa.
o Giá trị hệ số phân tán V của nhóm Thực nghiệm nhỏ hơn giá trị
V của nhóm Đối chứng, điều này chứng tỏ nhóm Thực nghiệm
học đều hơn so với nhóm Đối chứng.
3.5.2 Kết quả thực nghiệm định tính
Qua phân tích kết quả điểm kiểm tra của 2 nhóm học sinh phần nào đã chứng
minh tính hiệu quả của đề tài. Tuy nhiên, nhằm khẳng định lại sự cần thiết và tính
108
đúng đắn của đề tài, tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của các em thông qua phiếu
khảo sát sau quá trình sử dụng website để hỗ trợ học tập.
Dưới đây là kết quả điều tra bằng phiếu khảo sát.
Số phiếu phát: 18
Số phiếu thu: 18
Câu 1: Em nhận xét gì về hình thức trình bày của website “Hello Hóa
học”?
Bảng 3.6. Kết quả điều tra câu 1.
Mức độ Ý kiến (%)
Đẹp và hấp dẫn 55,56
Khá thu hút 27,78
Bình thường 16,67
Nhàm chán, không hấp dẫn 0
Câu 1 trong phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu đánh giá của học sinh đối với hình
thức trình bày của website. Kết quả cho thấy có 83,34% học sinh đánh giá hình thức
website từ khá trở lên. Từ đó có thể thấy rằng, website đã phần nào đạt được yêu
cầu về hình thức, tạo cảm giác hứng thú học tập cho học sinh.
Câu 2: Nhận xét của em về nội dung bài tập trên website?
Bảng 3.7. Kết quả điều tra câu 2.
Mức độ Ý kiến (%)
Hay và thú vị 61,11
Cũng hay hay 27,78
Bình thường 11,11
Nhàm chán 0
Mục đích của câu hỏi này là tìm hiểu đánh giá của học sinh về nội dung các
bài tập trên website. 88,89% cho rằng có nội dung từ khá trở lên. Điều này chứng
tỏ, các em rất hứng thú với những bài tập có liên quan nhiều đến kiến thức thực tế,
có thể học tập qua những trò chơi đơn giản, thay vì các bài tập tính toán phức tạp.
Câu 3: Em có biết thêm được kiến thức mới thông qua việc làm bài tập trên
website? Nếu có thì em ấn tượng nhất về nội dung bài tập nào?
109
Kết quả thu được có đến 94,44% học sinh trả lời “có”, chứng tỏ học tập trên
website đã có tác dụng đến việc tiếp thu kiến thức của các em.
Những bài tập mà các em cảm thấy ấn tượng đa số là những bài tập được lồng
ghép vào những trò chơi như “Cùng chơi trốn tìm với các hợp chất hữu cơ” hay
“Vừa học vừa chơi – Vừa chơi vừa học” thuộc bài “Hệ thống hóa hidrocacbon”,
hoặc những bài tập cung cấp cho các em những kiến thức thực tế thú vị như “Giải
mã những kí hiệu trên đồ nhựa”.
Câu 4: Những bài tập trên website Hello Hóa học giúp ích cho em trong
quá trình học Hóa học như thế nào?
Bảng 3.8. Kết quả điều tra câu 4.
Nội dung Ý kiến (%)
Nắm được những kiến thức cơ bản 50
Có thể tự giải thích một số hiện tượng trong đời sống hàng ngày. 33,33
Luyện kĩ năng tìm kiếm trên mạng để phục vụ cho quá trình học tập. 55,56
Ý kiến khác. 0
Câu hỏi này có mục đích tìm hiểu tác dụng của website Hello Hóa học đối với
việc học môn Hóa của các em. Với hơn 50% các em lựa chọn phương án thứ nhất
và thứ 3, có thể nói, website Hello Hóa học đã phần nào đạt được yêu cầu về nội
dung, giúp học sinh có thể nắm được những kiến thức cơ bản của chương
Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa hidrocacbon.
Bên cạnh đó, việc học tập trên website với hình thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp
đã giúp cho các em luyện thêm kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng để phục vụ
cho quá trình học tập của bản thân.
Câu 5: Các kiến thức em học được khi học tập trên website là nhờ:
Bảng 3.9. Kết quả điều tra câu 5.
Nội dung Ý kiến (%)
Tập trung suy nghĩ để trả lời các câu hỏi 22,22
Tự bản thân có thể suy luận ra. 5,56
Trao đổi với giáo viên và các bạn cùng nhóm về các 33,33
110
thông tin và câu trả lời
Được thực hiện các bài tập một cách tự do, thoải mái 27,78
Có được nhiều nguồn thông tin để tham khảo 61,11
Ý kiến khác 0
Câu số 5 trong phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu yếu tố nào đã tác động đến việc
tiếp thu kiến thức của học sinh khi tham gia học tập trên website, qua đó xác định
những kỹ năng và hình thức tự học của các em. Với kết quả thu được, có thể thấy,
khi học tập trên website, nhờ có một nguồn thông tin tham khảo vô cùng rộng lớn từ
Internet, kết hợp việc có thể trao đổi, giải đáp thắc mắc trực tiếp với giáo viên và
các bạn trong lớp đã giúp học sinh có thể thoải mái tiếp thu kiến thức mà không bị
gò bó về không gian cũng như thời gian học tập.
Như vậy, có thể thấy, những kỹ năng tự học mà các em đã được rèn luyện khi
tham gia học tập trên website chính là:
− Biết đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, chọn ra những kiến thức phù hợp
để hoàn thành bài tập.
− Biết và phát huy những thuận lợi; hạn chế những mặt còn non yếu của
bản thân trong quá trình học tập ở nhà.
− Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin.
− Biết lắng nghe và thông tin tri thức, giải thích tài liệu cho người khác.
− Biết sử dụng có hiệu quả các kĩ năng đọc sách, trao đổi và thảo luận với
bạn học hoặc giáo viên.
Đồng thời, qua kết quả thực nghiệm như trên, có thể thấy rằng, hình thức tự
học của các em đa số là hình thức số 3: Tự học có tài liệu, có sự gặp mặt với giáo
viên một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn, giảng giải sau đó về
nhà tự học, bên cạnh đó, một số em đang dần chuyển hình thức tự học lên hình thức
2, mức độ 2: Tự học có giáo viên ở xa hướng dẫn.
Câu 6: Sau khi học tập trên website, em cảm nhận như thế nào về môn hóa
học:
111
Bảng 3.10. Kết quả điều tra câu 6.
Mức độ Ý kiến (%)
Rất thú vị 66,67
Bình thường 22,22
Không thích học môn Hóa 11,11
Ý kiến khác 0
Sau quá trình sử dụng website Hello Hóa học để hỗ trợ việc học tập hóa học,
phần lớn các em đã dần cảm thấy hóa học là một môn học rất thú vị. Tuy nhiên, bên
cạnh đó vẫn có một số em chưa thật sự thích học môn học này.
Câu 7: Lí do khiến em có cảm nhận như vậy về môn hóa?
Với những em cảm thấy hóa học rất thú vị, lí do các em đưa ra chính là việc
môn học này giúp giải thích những hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày.
Đối với những em chọn các mục còn lại, lí do các em đưa ra chính là “hóa học
là 1 trong 13 môn bắt buộc”. Đây là lí do khiến các em cảm thấy việc học môn hóa
rất nặng nề và khó khăn. Tâm lý học tập không tốt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
tiếp thu của các em.
Câu 8: Em có mong muốn được tiếp tục sử dụng website Hello Hóa học để
tự học hay không? Lý do.
Kết quả thu được có đến 88,89% học sinh trả lời “có” vì các em được cung
cấp thêm những kiến thức thú vị từ thực tế để phục vụ cho nội dung học tập trên
lớp. Với những em có câu trả lời là “không”, lí do các em đưa ra là do quỹ thời gian
có hạn.
Như vậy, qua việc phân tích, tổng hợp số liệu và các ý kiến từ cuộc khảo sát
cho thấy: việc sử dụng wb Hello Hóa học đã có được hiệu quả nhất định và đáp ứng
được thực tế giảng dạy hiện nay.
Câu 9: Em có ý kiến đóng góp gì khi sử dụng website “Hello Hóa học”?
Các em có một số ý kiến đóng góp như sau:
− Cần nâng cao chất lượng sever đặt website để tốc độ truy cập nhanh
hơn.
112
− Có thể thêm một số bài tập nhóm để giúp các em dễ dàng trao đổi thông
tin với nhau.
Bên cạnh việc thu thập kết quả từ điểm kiểm tra và phiếu khảo sát, trong suốt
quá trình thực nghiệm, chúng tôi cũng tiến hành quan sát thái độ học tập của 2
nhóm học sinh thực nghiệm và đối chứng của lớp 11D3 – trường Trung học phổ
thông Marie Curie.
Trước khi tiến hành đưa website đi vào thực nghiệm, chúng tôi đã tổ chức cho
các em học sinh làm một cuộc khảo sát nhỏ về vấn đề sử dụng Internet để hỗ trợ
cho quá trình tự học môn hóa học. Kết quả thu được như sau:
− Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin như hiện nay, các
em đã có thể truy cập vào Internet bằng rất nhiều các thiết bị khác nhau
như máy tính xách tay, máy tính để bàn hoặc điện thoại di động.
− Trong một tuần, các em dành thời gian truy cập Internet khá nhiều, tuy
nhiên, phần lớn các em chỉ sử dụng để phục vụ cho nhu cầu giải trí như
lướt web, cập nhật facebook hoặc chơi game chứ chưa sử dụng Internet
để hỗ trợ cho việc tự học.
Sau một vài buổi trao đổi, giải đáp thắc mắc của các em nhóm thực nghiệm
xung quanh việc sử dụng website Hello Hóa học để hỗ trợ cho việc tự học, chúng
tôi đã tiến hành quan sát và ghi nhận thái độ học tập của học sinh so với các tiết học
trước đó.
Khi chưa tiến hành thực nghiệm, đa số học sinh của lớp 11D3 rất thụ động
trong quá trình xây dựng bài cũng như phần củng cố sau bài học. Giáo viên phải gọi
ngẫu nhiên các em để tham gia xây dựng bài, tuy rằng cuối giờ học trước, các em đã
được nhắc nhở xem và chuẩn bị bài mới.
Trong quá trình thực nghiệm, các tiết học dần trở nên sôi động hơn, các em ở
nhóm thực nghiệm chủ động hăng hái phát biểu xây dựng bài hơn so với các em ở
nhóm đối chứng. Đặc biệt ở những phần câu hỏi liên quan đến những tình huống
thực tế hoặc ứng dụng của các hợp chất, đa số các em nhóm đối chứng đều tham gia
trả lời câu hỏi, mặc dù vẫn có một số sai sót nhỏ. Trong khí đó, ở nhóm thực
nghiệm, các em ít tham gia trả lời các câu hỏi trong phần kiến thức trên, hoặc nếu
113
có, câu trả lời của các em chỉ dừng lại ở những kiến thức có sẵn trong sách giáo
khoa.
Ngoài việc tham gia tích cực xây dựng bài, các em thuộc nhóm thực nghiệm
cũng dành nhiều thời gian để trao đổi với giáo viên về những thắc mắc của bản thân
trong quá trình học tập trên lớp và trên website.
Từ sự khác biệt về thái độ học tập ở hai nhóm học sinh có thể nhận thấy việc
sử dụng website Hello Hóa học không chỉ giúp các em dễ dàng nắm bắt được nội
dung bài học mà còn tạo điều kiện để các em có thể tiếp cận với những kiến thức
thực tế, liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, việc sử dụng website còn
giúp các em có thể rèn luyện thêm những kỹ năng tự học giúp cho việc học môn
hóa nói riêng, và những môn học khác nói chung trở nên dễ dàng và hứng thú hơn.
3.6 Nhận xét chung sau quá trình thực nghiệm sư phạm
Sau quá trình đưa website đi vào thực nghiệm và qua kết quả khảo sát ý kiến
của học sinh, cũng như góp ý của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã rút ra được một
số nhận xét chung như sau:
− Bước đầu website đã mang lại những thành quả tích cực, hỗ trợ giáo
viên trong quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường Trung học phổ
thông được tốt hơn, đồng thời kích thích tinh thần tự học và ham học
hỏi của học sinh.
− Phần lớn học sinh đã ủng hộ nhiệt tình và thường xuyên vào website tại
những khoảng thời gian khác nhau để tham gia hoàn thành các bài tập
hóa học, đồng thời trao đổi ý kiến với giáo viên cũng như các bạn trong
lớp giúp cho hoạt động học tập thêm sôi nổi và đạt hiệu quả cao hơn.
− Việc sử dụng website nhằm hỗ trợ cho hoạt động dạy học là cần thiết.
Một mặt giúp giáo viên cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức
thực tế, một mặt giúp học sinh có thể nắm vững và khắc sâu kiến thức.
Bên cạnh đó, việc hoàn thành các bài tập trên website còn giúp học sinh
rèn luyện được một số kỹ năng như kỹ năng đọc sách, quan sát, phân
tích hình vẽ, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet Nhờ đó, năng
114
lực sáng tạo, cũng như tính tự học, tự tìm tòi trong học tập của học sinh
cũng được phát huy.
115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã đạt được một số kết quả
sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
− Tìm hiểu, nghiên cứu những luận văn và khóa luận tốt nghiệp về thiết
kế website hóa học đã được thực hiện trước đây.
− Tìm hiểu về phương pháp dạy học hóa học bao gồm: phương pháp dạy
và phương pháp học môn hóa học.
− Tìm hiểu tổng quan về Moodle: khái niệm, ưu điểm so với những hệ
thống quản lý học tập khác, cách cài đặt Moodle và thiết kế khóa học
bằng mã nguồn này.
1.2. Tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng Internet để hỗ trợ cho việc tự học
môn hóa học ở Trung học phổ thông.
− Phần lớn học sinh thường xuyên truy cập Internet, nhưng sử dụng với
mục đích tự học thì rất ít. Dù học sinh có nhận thức đúng về tác dụng
tích cực và lợi ích của việc sử dụng Internet để hỗ trợ việc học, nhưng
nhu cầu sử dụng Internet để phục vụ học tập cũng chưa cao. Một phần
do ý thức tự học của học sinh còn thấp, một phần cũng là do nguyên
nhân khách quan khác đó là các website tự học vẫn còn tồn tại một số
khó khăn nhất định.
1.3. Nghiên cứu cách thức thiết kế khóa học bằng mã nguồn mở Moodle.
1.4. Xác định mục đích của việc thiết kế website: Hỗ trợ hoạt động tự học của
học sinh, do đó việc tăng tính hứng thú và hiệu quả trong học tập là các yếu
tố quan trọng mà website cần đạt được. Chúng tôi đã xây dựng website dựa
trên các nguyên tắc về hình thức, nội dung và tính năng.
1.5. Từ các nguyên tắc và quy trình đã xây dựng, website đã được thiết kế bao
gồm các bài tập có liên quan đến các tình huống thực tế, tạo hứng thú học
116
tập cho học sinh với tên gọi Hello Hóa học tại địa chỉ
− Website Hello Hóa học được thiết kế với 3 khóa học:
o Khóa học 1: Benzen và đồng đẳng – Một số hidrocacbon thơm
khác.
o Khóa học 2: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên.
o Khóa học 3: Hệ thống hóa hidrocacbon.
Trong đó, hai khóa học chiếm nội dung chính là khóa học 1 và 2.
1.6. Việc ứng dụng website Hello Hóa học vào quá trình dạy học được thực hiện
ở 2 thời điểm:
− Trước khi học bài mới: giúp học sinh có cái nhìn khái quát về nội dung
bài học, dễ dàng tiếp thu nội dung bài học tại lớp.
− Sau khi học tại lớp: giúp học sinh củng cố lại kiến thức, đồng thời nhìn
nhận những sai sót trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Quá
trình này giúp học sinh lưu giữ được kiến thức lâu hơn.
1.7. Thực nghiệm sư phạm.
2. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo.
− Tăng cường mức đầu tư để các trường Trung học phổ thông nâng cấp
và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ thông tin, nhất
là các trường vùng sâu vùng xa, xem đây là một trong những hoạt động
nhằm góp phần hiện thực hóa xu hướng đổi mới nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học ở các trường Trung học phổ thông.
− Chú trọng công tác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tin học
và ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên các trường
Trung học phổ thông.
2.2. Đối với các trường Trung học phổ thông.
117
− Nên sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông
tin, đồng thời có hình thức khuyến khích thích hợp để giáo viên tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy.
− Cần tạo điều kiện thuận lợi để giúp giáo viên có thể nâng cao trình độ
tin học và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
− Mỗi trường nên trang bị một website riêng, trên website của trường,
ngoài những thông tin chung, mỗi bộ môn cần được đầu tư xây dựng
nôi dung thật phong phú, đa dạng, khoa học, xem đây là môi trường
học tập và là một diễn đàn để học sinh và giáo viên có thể trao đổi kinh
nghiệm và phương pháp học tập
2.3. Đối với giáo viên Trung học phổ thông.
− Thường xuyên giáo dục ý thức tự học cho học sinh thông qua các tiết
dạy hoặc các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
− Cố gắng khắc phục khó khăn để trao dồi kỹ năng tin học, thường xuyên
tìm kiếm thông tin, tài liệu trên internet góp phần nâng cao chất lượng
bài giảng và tạo thêm hứng thú cho tiết học.
− Riêng đối với bộ môn hóa học, nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học
để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
3. Hướng phát triển của đề tài
Trên nền tảng thành công bước đầu của đề tài, chúng tôi thiết nghĩ chất lượng
dạy học môn hóa học sẽ được cải thiện nếu ngoài việc tổ chức cho học sinh học tập
trên lớp, chúng ta kết hợp thêm với học tập trên website. Nếu có thêm thời gian và
điều kiện, tôi sẽ phát triển đề tài bằng cách xây dựng một website hỗ trợ học tập cho
toàn bộ chương trình hóa học lớp 11 ban cơ bản, tạo điều kiện cho các em có thể
tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế bổ ích.
Trên đây là một số kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hy vọng đề tài có
thể góp phần tích cực nhầm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học hóa học ở
các trường Trung học phổ thông, góp phần hưởng ứng xu hướng ứng dụng công
118
nghệ thông tin và đổi mới phương pháp dạy học, hình thành và phát triển năng lực
tự học cho học sinh.
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP
Tp. Hồ Chí Minh.
2. Trịnh Văn Biều (2004), Lý luận dạy học hóa học, Giáo trình Trường ĐHSP
Tp. Hồ Chí Minh.
3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Cương (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình
sách giáo khoa lớp 11 môn hóa học, NXB Giáo dục.
5. Đỗ Mạnh Cường (2007), Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2011), Thiết kế website hỗ trợ việc tự học môn hóa
học hữu cơ Trung học phổ thông (ban Nâng cao), Luận văn Thạc sĩ, Trường
ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
7. Lê Thị Thu Hà (2010), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học môn hoa họa
trường THPT, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
8. Phan Thị Thúy Hằng (2012), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu
cơ lớp 11 ban Cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Phúc Hậu (2009), Xây dựng E - learning chương hóa học và dòng
điện phần hóa học đại cương trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng, Luận
văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
10. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ
điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010), Xây dựng website nhằm tăng cường năng lực
cho học sinh giỏi hóa học lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ,
Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
12. Phan Đăng Khoa (2012), Thiết kế website hỗ trợ học sinh tự học phần hóa
hữu cơ lớp 11 ban Cơ bản, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí
Minh.
120
13. Nguyễn Kỳ (2002), Dạy – tự học: một phương pháp Việt Nam hiện đại, Tạp
chí giáo dục và thời đại chủ nhật, (số 38).
14. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm,
Trường cán bộ Quản lý giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thùy Linh (2008), Xây dựng e-learning chương "Liên kết hóa
học và cấu tạo phân tử" học phần hóa đại cương trường Cao đẳng Giao
thông Vận tải 3, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thị Minh Lý (2012), Thiết kế website hỗ trợ tự học môn Hóa lớp 10
ban Nâng cao ở trường Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, Trường
ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh.
17. Phạm Duy Nghĩa (2006), Xây dựng website chương “Nguyên tử”, chương
“Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn” lớp 10 ban
cơ bản để nâng cao chất lượng dạy học, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP
Tp. Hồ Chí Minh.
18. Quách Tuấn Ngọc (2005), “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học”, Báo
cáo về ICT in Education.
19. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Minh Tâm (2011), Sử dụng lý thuyết tình huống trong dạy học
phần Hóa hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, Trường
ĐHSP Tp. HCM.
21. Hệ thống học/họp trực tuyến - Trường Đại học Trà Vin:
22. Hướng dẫn sử dụng BKeL. (2010). Được truy lục từ BKeL Hệ Thống Hỗ Trợ
Giảng Dạy và Học Tập:
learning.hcmut.edu.vn/course/view.php?id=41
23. Moodle 2.0 documentation. (2012, 12 4). Được truy lục từ Moodle:
24. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
121
25. Nguyễn Khánh Toàn, N. M. (không ngày tháng). Bồi dưỡng GV xây dựng
khóa học trực tuyến. Được truy lục từ Quang Trung Elearning:
26. Phương pháp tự học. (2010). Được truy lục từ Khoa Y Sinh học Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh:
27. Phạm Hương Trang (2012), Thiết kế và sử dụng giáo trình trực tuyến trên hệ
thống moodle hỗ trợ dạy học Hóa học lớp 10 trung học phổ thông, Luận văn
Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. HCM.
28. Nguyễn Thị Tuyết Trang (2012), Một số biện pháp giúp học sinh trung bình,
yếu học tốt môn Hóa học phần Hidrocacbon lớp 11 - Ban cơ bản, Luận văn
Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. HCM.
122
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đề kiểm tra 10’ phần “Hệ thống hóa hidrocacbon’.
ĐỀ KIỂM TRA 10 PHÚT
Họ tên:
Điểm: Lớp:
Năm
học:
Ngày:
1. Để nhận biết 3 chất lỏng: benzen, toluen và stiren, người ta dùng thuốc
thử nào sau đây?
a. Dung dịch Br2.
b. Dung dịch KMnO4.
c. Dung dịch HNO3 đặc, xúc tác H2SO4 đặc.
2. là kí hiệu của loại nhựa nào?
a. Nhựa PVC
b. Nhựa PS
c. Nhựa PP
3. Hidrocacbon nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch
KMnO4?
a. Benzen
b. Xiclohexan
c. Stiren
4. TNT là tên viết tắt của hợp chất nào sau đây?
a. 2,4,6 - trinitotoluen
b. 1,2,3 - trinitrotoluen
c. 2,4,6 - trinitrotoluen
123
5. Chất khí nào được sinh ra khi trái cây bắt đầu chín?
a. Axetilen.
b. Metan.
c. Etylen.
6. Các ankylbenzen ưu tiên thế nguyên tử H của vòng benzen ở vị trí nào so
với nhóm ankyl?
a. Ortho và meta.
b. Meta và para.
c. Para và ortho.
7. Nếu đun toluen hoặc ankylbenzen với brom, sẽ xảy ra phản ứng thế
nguyên tử H của:
a. Vòng benzen.
b. Mạch nhánh ankyl.
c. Cả a và b.
8. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất hóa học của anken?
a. Tham gia phản ứng cộng H2.
b. Tham gia phản ứng trùng hợp.
c. Tham gia phản ứng thế Cl2.
9. Cho sơ đồ sau: Metan A B brombenzen. Hợp chất A, B lần lượt là:
a. Axetilen, toluen.
b. Etylen, benzen.
c. Axetilen, benzen.
10. Thăng hoa là tính chất vật lý của hợp chất nào sau đây?
a. Stiren.
b. Hexacloran.
c. Naphtalen.
124
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát kết quả của việc ứng dụng website Hello Hóa
học.
PHIẾU KHẢO SÁT
Các em thân mến, nhằm mục đích khảo sát việc sử dụng website “Hello
Hóa học” hỗ trợ cho quá trình tự học Hóa học, xin các em vui lòng cung cấp một
số ý kiến của bản thân về vấn đề này. Ý kiến của các em sẽ đóng vai trò rất quan
trọng giúp cô cải tiến chất lượng dạy học môn Hóa học.
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em!
Vui lòng chọn đáp án hoặc trả lời câu hỏi phù hợp nhất với bản thân.
(Câu 4 và 5 có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)
Thông tin cá nhân:
Em là học sinh trường: .......................
Lớp: ....................................................
Câu 1: Em nhận xét gì về hình thức trình bày của website “Hello Hóa
học”?
Đẹp và hấp dẫn
Khá thu hút
Bình thường
Nhàm chán, không hấp dẫn
Câu 2: Nhận xét của em về nội dung bài tập trên website?
Hay và thú vị
Cũng hay hay
Bình thường
Nhàm chán
Câu 3: Em có biết thêm được kiến thức mới thông qua việc làm bài tập trên
website?
Có
Không
Nếu có thì em ấn tượng nhất về nội dung bài tập nào?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 4: Những bài tập trên website “Hello Hóa học” giúp ích cho em trong
quá trình học Hóa học như thế nào?
125
Nắm được những kiến thức cơ bản
Có thể tự giải thích một số hiện tượng trong đời sống hàng ngày
Luyện kĩ năng tìm kiếm trên mạng để phục vụ cho quá trình học tập.
Ý kiến khác: .......................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 5: Các kiến thức em học được khi học tập trên website là nhờ:
Tập trung suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.
Tự bản thân có thể suy luận ra.
Trao đổi với giáo viên và các bạn cùng nhóm về các thông tin và câu trả lời.
Được thực hiện các bài tập một cách tự do, thoải mái.
Có được nhiều nguồn thông tin để tham khảo.
Lí do khác:.........................................................
Câu 6: Sau khi học tập trên website, em cảm nhận như thế nào về môn Hóa
học:
Rất thú vị
Bình thường
Không thích học môn Hóa
Ý kiến khác: ..................................................................................................
Câu 7: Lí do khiến em có cảm nhận như vậy: ..................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 8: Em có mong muốn được tiếp tục sử dụng website “Hello Hóa học”
để tự học hay không?
Có
Không
Lí do: ....................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 9: Em có ý kiến đóng góp gì khi sử dụng website “Hello Hóa học”?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các em!
Chúc các em học tốt và đạt được nhiều thành công trong học tập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_18_9389538368_8483.pdf