Khóa luận Xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng vào quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Các nghiệp vụ này thường do trình độ, năng lực yếu kém và tính thiếu cẩn trọng của kế toán viên; - Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênh lệch lớn với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan; - Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin vì nó khiến ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của Ban quản trị hoặc của những cá nhân có liên quan khác; - Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót lặp lại nhiều lần: việc các sai sót lặp lại nhiều lần cho dù quy mô của sai sót là không lớn thì vẫn gây một sự nghi ngờ về năng lực của kế toán viên và vấn đề xem xét quản lý sổ sách không được chặt chẽ. Hơn nữa, tổng hộ các sai sót nhỏ có thể là một sai sót lớn ảnh hưở

pdf95 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 6465 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng vào quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của AASC và Bảng 2.10: Tỷ lệ xác định mức trọng yếu tổng thể cho các chỉ tiêu cụ thể của PwC. Đặc biệt là PwC với sự phân chia các chỉ tiêu một cách đa dạng, phù hợp với từng tổ chức, loại hình công ty và linh động trong mọi trường hợp. Có sự khác biệt này là do mạng lưới khách hàng của PwC và AASC đa dạng hơn AAC do đó cũng thiết lập tỷ lệ thích hợp cho các đơn vị được kiểm toán khác nhau.Điều này chỉ ra điểm chưa hoàn thiện trong quy trình xác lập mức trọng yếu của AAC khi thị trường công ty đang mở rộng, khách hàng ngày càng đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau, đòi hỏi sự cần thiết của việc bổ sung thêm các chỉ tiêu khác. Tuy vậy, hướng dẫn xác lập mức trọng yếu của AAC đối với chỉ tiêu Tổng Doanh thu có thận trọng hơn trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thì lại quy định khung tỷ lệ cao hơn AASC (tỷ lệ của AAC khá sát với PwC do đều áp dụng theo khung của Chuẩn mực kiểm toán chung). Điều này xuất phát từ thực tế là khách hàng chính của AAC là các DN ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên thường có tỉ suất lợi nhuận thấp hơn các DN ở các địa bàn thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh (thị trường chính của AASC). Ngoài ra, theo AAC thì tỉ trọng về giá trị của chỉ tiêu lợi nhuận thường nhỏ hơn tỉ trọng của tổng doanh thu trong niên độ kế toán của DN. Việc phân chia tỉ lệ như thế này là phù hợp với đặc điểm của từng công ty.  Về phương pháp xác lập mức trọng yếu AAC và AASC bám sát 2 bước: Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục như đã được trình bày ở trên. Trong khi đó PwC lại áp dụng cách tính phân bổ chung cho toàn bộ BCTC chứ không xét riêng từng khoản mục. Với cách làm như của AAC và AASC thì đảm bảo tính thận trọng nhưng đi kèm là khối lượng công việc cũng nhiều hơn so với cách làm của PwC. Trong thời điểm tính cạnh tranh trong thị trường kiểm toán ngày càng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 61 Ước lượng ban đầu về trọng yếu Tổng số dư từng khoản mục nhân với hệ số đi kèm Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục Z Số dư của khoản mục Z Hệ số đi kèm cao, việc sử dụng cách làm của PwC có thể làm tăng chất lượng cuộc kiểm toán đồng thời giảm đi công việc cho các Kiểm toán viên. Về phía AAC và AASC, cả hai công ty đều xây dựng được chính sách xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính. Các bước đều đáp ứng đầy đủ điều kiện chung của VSA về xác lập mức trọng yếu. Tuy vậy, phương pháp phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC có một vài điểm khác nhau. AASC xây dựng hệ số phân bổ cho các tài khoản và khoản mục trên bảng CĐKT dựa vào chi phí thu thập bằng chứng và mức trọng yếu. Từ đó phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục theo công thức sau đây: Cách làm này thường được các công ty kiểm toán miền Bắc thực hiện như DCPA, Trong khi đó, AASC không xây dựng hệ số phân bổ mà điều chỉnh mức trọng yếu tổng thể để tìm ra giá trị được gọi là mức sai phạm tối đa có thể bỏ qua cho tổng thể BCTC. Từ đó, áp dụng công thức: Cả hai cách làm đều hợp lý và phù hợp với chuẩn mực chung. Việc lựa chọn phương pháp xác lập mức trọng yếu nào là tùy thuộc vào từng công ty, miễn sao được áp dụng chính xác và đầy đủ thì vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc kiểm toán. Mức trọng yếu tổng thể còn được tiếp tục phân bổ Tổng giá trị của các khoản mục còn lại Mức trọng yếu tạm phân bổ cho khoản mục X Giá trịcủa khoản mục X còn lại được phân bổTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 62  Về xác định mức trọng yếu thực hiện: Chỉ tiêu AASC AAC PwC Tỷ lệ % xác định mức trọng yếu thực hiện 50%: Rủi ro kiểm toán cao 70%: Rủi ro kiểm toán trung bình 80%: Rủi ro kiểm toán thấp 50% - 75% Sử dụng phương pháp haircut trước khi tính Khi xác định mức trọng yếu thực hiện thì AASC đưa ra những tỷ lệ % cụ thể hơn là từ 50% - 80% mức trọng yếu tổng thể tùy vào rủi ro kiểm toán còn AAC chỉ sử dụng 2 tỷ lệ là 50% và 75%. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV. Tuy nhiên khi áp dụng tỷ lệ nào cũng cần giải thích lý do tại sao KTV lại chọn như vậy. Trong khi đó, PwC sử dụng thêm phương pháp haircut để tính tỷ lệ này. Việc chọn tỷ lệ haircut như thế nào là tùy thuộc vào hệ thống KSNB của khách hàng mạnh hay yếu và một số yếu tố khác. Nếu chọn tỷ lệ 25% thì chứng tỏ hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán hoạt động tốt, trong trường hợp là 35% thì hệ thống KSNB vẫn chưa hoạt động tốt và tồn tại một số rủi ro. Tỷ lệ 50% rất ít khi được sử dụng vì PwC trong qúa trình tìm hiểu môi trường hoạt động và đánh giá hệ thống KSNB rất chú trọng đến hoạt động của hệ thống này. Bên cạnh đó, vì các khách hàng của PwC chủ yếu là những công ty đa quốc gia, công ty nước ngoài, nên thường xây dựng hệ thống KSNB tương đối tốt. Từ đây có thể thấy, mặc dù về bản chất thì hai cách này không quá khác biệt nhưng AAC và AASC vẫn chưa chú trọng đủ đến hệ thống KSNB của các công ty khách hàng. Một phần vì đối tượng KH của ba công ty cũng có nhiều điểm khác biệt.  Về cách thức thể hiện trên hồ sơ kiểm toán: AAC thể hiện việc xác lập mức trọng yếu trên Giấy làm việc A710 và được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, AASC cũng sử dụng Giấy làm việc và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán trong khi đó PwC chỉ sử dụng phần mềm để nhập số liệu và tính toán, đồng thời không lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Điều này thể hiện điểm khác biệt giữa công ty nước ngoài và các công ty trong nước. Mặc dù PwC rất chú trọng đến việc xác lập TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 63 mức trọng yếu khi kiểm toán báo cáo tài chính (xác lập cho tất cả các công ty khách hàng được kiểm toán) nhưng công việc này phục vụ cho các bước tiến hành tiếp theo nên PwC chỉ tính toán mà không lưu giữ. Tuy vậy, theo ý kiến chủ quan người viết, cách lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán về xác lập mức trọng yếu của AAC và AASC đảm bảo tính đầy đủ và thận trọng hơn PwC.  Về công tác xác lập mức trọng yếu phổ biến cho các công ty khách hàng Vì nhiều nguyên nhân như hạn chế về thời gian, giá phí, nhân lực,... mà AAC và AASC chỉ tập trung tiến hành xác lập mức trọng yếu ở các công ty lớn và tiêu biểu. Trong khi đó, PwC luôn bám sát và vận dụng chặt chẽ, thống nhất đối với tất cả khách hàng kiểm toán. AAC và AASC nên có cái nhìn đúng mực hơn đối với tầm quan trọng của công việc này. Tóm lại, PwC, AASC và AAC đều đã thiết lập được quy trình xác lập mức trọng yếu phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế cũng như ứng dụng linh hoạt đối với từng đối tượng được kiểm toán cụ thể cùng nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, với từng đặc điểm thị trường khách hàng mà các công ty xây dựng cách xác lập mức trọng yếu khác nhau. Từ đó cũng làm nổi lên ưu và những điểm chưa hoàn thiện trong công tác xác lập và vận dụng mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán BCTC của AAC. Những điểm này sẽ được trình bày ở chương 3. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 64 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC XÁC LẬP VÀ VẬN DỤNG MỨC TRỌNG YẾU VÀO QUY TRÌNH KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 3.1. Nhận xét, đánh giá ưu - nhược điểm của quy trình xác lập mức trọng yếu Việc xác lập mức trọng yếu trong kiểm toán BCTC đã được AAC quan tâm trong việc nghiên cứu, vận dụng các Chuẩn mực (VSA) có liên quan để xây dựng chính sách chung về xác lập mức trọng yếu. Tuy nhiên, trong thực tiễn, KTV chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề này. Phần lớn các cuộc kiểm toán thường đi ngay vào kiểm tra chi tiết, ít khi xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch một cách đầy đủ để từ đó thiết lập các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp. 3.1.1. Ưu điểm  AAC đã đưa ra chính sách xác lập mức trọng yếu chung của AAC cho toàn bộ các cuộc kiểm toán mà kiểm toán của AAC tham gia. Kết hợp với quy trình kiểm toán BCTC mới nhất với chính sách xác lập mức trọng yếu phù hợp với hồ sơ mẫu của VACPA ban hành thì công tác xác lập mức trọng yếu được thực hiện có hệ thống và bài bản hơn  Việc lựa chọn các chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC (PM) tương đối phù hợp: Tỷ lệ đối với các chỉ tiêu mà AAC đang áp dụng là phù hợp với điều kiện của VSA và phù hợp với đặc điểm của các khách hàng chính của công ty: Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và tỷ lệ xác định mức trọng yếu tại AAC Tên các chỉ tiêu của số gốc Tỉ lệ Tổng tài sản Từ 1% đến 2% Tổng doanh thu Từ 0,5% đến 3% Lợi nhuận trước thuế Từ 5% đến 20% Vốn chủ sở hữu Từ 1% đến 5% TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 65 So sánh với các tỷ lệ % được thừa nhận chung trong ngành kiểm toán thế giới: Bảng 3.2. Các tỷ lệ được thừa nhận chung trong ngành kiểm toán thế giới8 Tên các chỉ tiêu của số gốc Tỉ lệ Tổng tài sản Từ 1% đến 2% Tổng doanh thu Từ 0,5% đến 1% Lợi nhuận trước thuế Từ 5% đến 20% Vốn chủ sở hữu Từ 1% đến 5% Nếu so sánh chỉ tiêu Tổng doanh thu với tỉ lệ được thừa nhận chung của nhiều công ty kiểm toán thì AAC quy định tỷ lệ cao hơn bởi vì phần lớn các khách hàng mà chỉ tiêu doanh thu được lấy làm tiêu chuẩn tính mức trọng yếu tổng thể của AAC đều có lượng doanh thu không quá lớn, mặc khác, chỉ tiêu doanh thu không chứa đựng nhiều rủi ro bằng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (điển hình các công ty cổ phần) nên AAC đã thiết lập mức tỉ lệ tối đa doanh thu cao hơn nhằm tạo thuận lợi cho công tác kiểm toán BCTC. Trong thực tế, chỉ tiêu lớn nhất để xác định mức trọng yếu của doanh thu (3%) cũng ít được các KTV lựa chọn mà thay vào đó, KTV chọn tỷ lệ thấp nhất (0,5%) để đảm bảo tính thận trọng cần thiết. Các tỉ lệ này đã được AAC nghiên cứu và hoàn thiện trong những năm gần đây để phù hợp với công tác kiểm toán trong môi trường hiện tại. Mặt khác, công tác xác lập mức trọng yếu thực hiện cũng đã được thiết kế với mức độ thận trọng hơn so với trước đây để giảm thiểu rủi ro. Với quy trình kiểm toán cũ của AAC (từ 2009 trở về trước), mức trọng yếu thực hiện bằng 70% so với hiện nay là 50%-75% mức trọng yếu tổng thể. Vì vậy, KTV có thể linh hoạt hơn trong quá trình xác lập mức trọng yếu thực hiện. 8 Hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 (Khóa học cập nhật kiến thức KTV năm 2011 tại Đà Nẵng) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 66 3.1.2. Nhược điểm  Chỉ áp dụng một phương pháp xác lập mức trọng yếu (phương pháp tỉ lệ theo các yếu tố) thì KTV không thể chủ động được trong nhiều trường hợp đặc biệt. Lúc đó, KTV cần phải sử dụng các phương pháp khác thích hợp.  Sự kết hợp giữa quy trình xác định mức trọng yếu của AAC với công tác xác lập mức trọng yếu trong hồ sơ kiểm toán mẫu do VACPA ban hành còn có những khó khăn nhất định. Một số cuộc kiểm toán chỉ xác định mức trọng yếu và hoàn thiện đầy đủ trong phạm vi hồ sơ mẫu, tức là chỉ xác định mức trọng yếu thực hiện và các sai lệch có thể bỏ qua chứ không xác định đến mức trọng yếu chi tiết của các khoản mục và nghiệp vụ.  Việc chọn tỉ lệ bao nhiêu để xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện phụ thuộc nhiều vào tính xét đoán và kinh nghiệm của KTV. Phần lớn, trừ các KTV có kinh nghiệm thì hầu hết đều xác lập mức thấp nhất để giảm thiểu tối đa rủi ro. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho các thử nghiệm cơ bản tăng lên trong khi thời gian kiểm toán lại có hạn.  Công tác xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch ở AAC thường chỉ được thực hiện đối với những khách hàng lớn; còn đối với những khách hàng có quy mô hoạt động nhỏ thì kiểm toán viên thường bỏ qua bước này hoặc thực hiện không được đầy đủ . Vì thế, KTV đánh giá mức độ sai lệch bỏ qua của tổng thể có trọng yếu hay không là do xét đoán cá nhân thay vì thực hiện so sánh với mức trọng yếu .  Ở nhiều khách hàng, các quá trình thiết lập mức trọng yếu không được ghi lại rõ ràng. Trong các trường hợp này, người đọc hồ sơ kiểm toán sẽ không biết được KTV đã xác định mức trọng yếu bằng cách nào. Ban soát xét sẽ gặp khó khăn trong công tác kiểm tra quy trình thực hiện của KTV sau này. 3.1.3. Nguyên nhân Tính trọng yếu là việc rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan mà AAC vẫn chưa hoàn thiện quy trình này. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 67 3.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan - Kiểm toán độc lập Việt Nam là một ngành mới phát triển, còn khá non trẻ, tình trạng chung vẫn là vừa làm vừa sửa, chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để thuận tiện cho việc hành nghề của KTV. Bộ Tài chính vẫn chưa có các thông tư hoặc văn bản hướng dẫn cụ thể các Chuẩn mực kiểm toán nói chung và VSA 320 nói riêng. Tất cả các biên bản pháp lý đều dựa vào chuẩn mực kiểm toán quốc tế. - Hiệp hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán ở nước ta chưa thật sự phát triển đủ để đảm đương vai trò thay nhà nước trong việc quản lý chất lượng và hoạt động của các công ty kiểm toán cũng như chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy trình, phương pháp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC. - Vẫn còn một số đơn vị được kiểm toán mang tâm lý “ sợ kiểm toán”, không chịu hợp tác, hỗ trợ trong quá trình kiểm toán gây trở ngại cho KTV, chất lượng cuộc kiểm toán giảm sút đồng thời tốn kém thời gian, chi phí kiểm toán. 3.1.3.2. Nguyên nhân khách quan - Do đặc điểm của việc áp dụng trọng yếu phụ thuộc nhiều vào khả năng xét đoán của KTV. Mặc dù AAC là công ty kiểm toán lớn có đội ngũ KTV có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhưng trong quá trình làm việc vẫn gặp nhiều sai phạm trong việc đánh giá trọng yếu hoặc bỏ qua công việc này. - Do mức độ quan tâm của công ty kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán khác nhau, phụ thuộc vào mối quan hệ với khách hàng, còn tồn tại tâm lý chiều lòng khách hàngcho nên sự đánh giá quan tâm đến trọng yếu ở các hợp đồng kiểm toán không được đồng đều, đầy đủ. AAC chỉ thực hiện công việc xác lập mức trọng yếu đối với các khách hàng lớn còn thưởng bỏ qua đối với các đơn vị được kiểm toán vừa và nhỏ. - Dohạn chế về chi phí và thời gian của mỗi cuộc kiểm toán. Thời gian kiểm toán mỗi khách hàng tùy vào quy mô và giá phí mà thường được kéo dài từ 3 – 5 ngày, lâu nhất cũng chỉ hơn 1 tuần, số lượng KTV cho cuộc kiểm toán cũng chỉ khoàng 3- 6 người do đó khối lượng và áp lực công việc khá lớn. Do đó, để dung hòa giữa lợi ích và chi phí mà trong các trường hợp cụ thể, KTV sẽ xem xét có thực hiện đầy đủ các bước công việc theo quy trình kiểm toán hay không. - Do AAC vẫn chưa có sự kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ kiểm toán cũng như chất lượng kiểm toán. Chưa xây dựng chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 68 3.2. Một số kiến nghị về công tác xác lập mức trọng yếu 3.2.1. Về phương pháp đánh giá mức trọng yếu  Kết hợp nhiều phương pháp đánh giá mức trọng yếu Theo quy trình đánh giá mức trọng yếu của AAC, KTV chỉ sử dụng một phương pháp tính trọng yếu theo chu trình chung, đó là phương pháp một giá trị. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cụ thể, ví dụ như công ty khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng và người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm đồng thời đến nhiều yếu tố thì KTV có thể sử dụng đến ít nhất hai chỉ tiêu để xác định mức trọng yếu tổng thể. Ví dụ như một công ty cổ phần đang đang có nhu cầu vay vốn thì người sử dụng báo cáo tài chính sẽ quan tâm đến 2 yếu tố đó là: Lợi nhuận trước thuế và Tổng tài sản. Lúc này, sử dụng phương pháp một giá trị Lợi nhuận trước thuế hoặc Tổng tài sản thì sẽ không cho được mức trọng yếu phù hợp. Mẫu xác định mức trọng yếu của AAC lại không được thiết kế một cách tổng quát để đánh giá mức trọng yếu từ hai yếu tố trở lên. Lúc này KTV có thể sử dụng phương pháp hỗn hợp mở rộng (Blended Method). Sau đây tôi xin giới thiệu phương pháp hỗn hợp mở rộng và mẫu bảng đánh giá mức trọng yếu được trên tổng thể BCTC. Mẫu của bảng đánh giá mức trọng yếu như sau: Chỉ tiêu Mức độ Mức phân bổ gợi ý Số tiền Mức phân bổ xác định Số phân bổ (1) (2) (3) (4) (5) = (3)×(4) Tổng lợi nhuận trước thuế 0,6 5%-10% a 5% a×5% Tổng doanh thu 0 0,5%-3% b - - Tổng Tài sản 0,4 1%-2% c 1% c×1% Tổng vốn chủ sở hữu 0 1%-5% d - - Cột mức độ (1) chính là mức độ ưu tiên ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đến mức trọng yếu của BCTC. Và tổng các mức độ của các chỉ tiêu phải bằng 1. Mức độ này tùy thuộc vào mức độ xét đoán của KTV đối với từng loại hình DN cụ thể. Trong nhiều trường hợp không xét đoán được tỉ lệ nào quan trọng hơn thì KTV có thể quyết TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 69 định mức độ của mỗi chỉ tiêu bằng nhau. Ví dụ trong trường hợp trên thì DN khách hàng chỉ có hai chỉ tiêu quan trọng cần xem xét. Đó chính là chỉ tiêu Tổng lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản. KTV đánh giá tổng lợi nhuận trước thuế có mức độ quan trọng hơn và cho mức độ của khoản mục này bằng 0,6 so với 0,4 của tổng Tài sản. KTV sau khi xác định mức phân bổ cho mỗi khoản mục thì tiến hành tính mức trọng yếu phân bổ tương tự như phương pháp một giá trị ở cột (5) - Số phân bổ. + KTV tiến hành xác định mức trọng yếu tổng thể như sau: Mức trọng yếu tổng thể = ( ứ độ × ứ ℎâ ổ ) + Như vậy, mức trọng yếu ở bảng trên được xác định như sau: Mức trọng yếu tổng thể = 0,6×a×5% + 0,4×c×1% Sau dó, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu thực hiện trong khoản 50%- 75% mức trọng yếu tổng thể.  Bổ sung các chỉ tiêu làm căn cứ để phân bổ mức trọng yếu cho BCTC Theo ý kiến của người viết thì nên dùng 5 chỉ tiêu làm căn cứ để phân bổ mức trọng yếu BCTC bao gồm:  Tổng tài sản  Tổng doanh thu  Lợi nhuận trước thuế  Tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu  Nợ phải trả ( Bổ sung thêm hai chỉ tiêu: Tài sản ngắn hạn và Nợ phải trả ) Trong đó thì:  Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn: cũng được áp dụng cho DN có khả năng bị phá sản, có lỗ lũy kế lớn so với vốn góp. Người sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn về khả năng thanh toán thì sử dụng chỉ tiêu tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên do chỉ tiêu này chi tiết hơn chỉ tiêu Tổng tài sản nên sẽ hạn chế rủi ro trong quá trình kiểm toán.  Chỉ tiêu Nợ phải trả được áp dụng cho các DN có doanh thu không ổn định, tỷ trọng của Nợ phải trả trên Tổng Nguồn vốn lớn. Các DN kinh doanh thương mại thường áp dụng chỉ tiêu này. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 70 3.2.2. Về chất lượng của việc đánh giá mức trọng yếu KTV phải thể hiện đầy đủ các quy trình đánh giá mức trọng yếu thực hiện trên giấy làm việc, Ngoài ra,KTV phải giải thích rõ ràng cách tính toán mức trọng yếu và những điều chỉnh cần thiết liên quan trong quá trình xác lập mức trọng yếu. Đối với các mẫu thực hiện Mức trọng yếu thì đa phần KTV thực hiện theo mẫu của VACPA ban hành. Mẫu A710 của VACPA ban hành không thực hiện mức phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Như vậy, AAC phải quy định một cách cụ thể việc chấp hành nghiêm túc các quy định xác lập mức trọng yếu trong từng khách hàng, đồng thời kết hợp với công tác kiểm tra, soát xét kỹ lưỡng công tác đánh giá mức trọng yếu trên tổng thể BCTC và trên các khoản mục của mỗi cuộc kiểm toán. 3.2.3. Về hoàn thiện công tác xác lập mức trọng yếu phổ biến cho tất cả các khách hàng Do hạn chế về thời gian và nhân lực trong khi khách hàng của AAC ngày một nhiều nên công tác xác lập mức trọng yếu khi kiểm toán cho khách hàng còn sơ sài. AAC chỉ tập trung xác lập mức trọng yếu cho các khách hàng lớn và tiêu biểu, còn đối với những khách hàng vừa và nhỏ với chi phí kiểm toán hạn chế thì thường bỏ qua bước công việc quan trọng này. Do đó, để tăng cường tính hiệu quả của cuộc kiểm toán, người viết xin đưa ra ý kiến hoàn thiện công tác đối với AAC như sau:  Ban lãnh đạo công ty nên mở những buổi học để KTV có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng cũng như cách thức xác lập mức trọng yếu đạt hiệu quả tốt nhất và phù hợp nhất đồng thời yêu cầu các nhóm kiểm toán cần nghiêm túc thực hiện công việc theo quy định của công ty. Giấy làm việc xác lập mức trọng yếu phải lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm để theo dõi và kiểm tra.  Kiểm tra hồ sơ kiểm toán chặt chẽ để đảm bảo các cuộc kiểm toán đều thực hiện công việc này. Nếu hồ sơ không lưu trữ kết quả xác lập hoặc không đầy đủ thì cần có sự nhắc nhở nghiêm khắc với trưởng nhóm kiểm toán để công tác xác lập mức trọng yếu được thực hiện đầy đủ và đúng đắn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 71 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với môi trường cạnh tranh hiện nay, yếu tố chi phí không phải là vấn đề quan trọng mà chính là chất lượng của dịch vụ mà khách hàng nhận được. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng của công tác kiểm toán là điều hết sức quan trọng đối với hoạt động kiểm toán nói chung và các công ty kiểm toán nói riêng. Hoàn thiện công tác xác lập mức trọng yếu là một yếu tố quan trọng của mỗi cuộc kiểm toán, giúp KTV lập kế hoạch kiểm toán một cách hiệu quả từ đó thiết kế được một chương trình kiểm toán hợp lý và đảm bảo chất lượng, hạn chế được tối đa các rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị sau này. Những năm gần đây, công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC không ngừng tiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc mở rộng thị trường và đảm bảo chất lượng trong việc cung cấp các dịch vụ đa dạng của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Từ đó, tạo dựng được lòng tin và chỗ đứng trong thời buổi các công ty kiểm toán xuất hiện ngày càng nhiều. Trong suốt quá trình thực tập tại AAC, tôi nhận thấy công ty đã xây dựng một quy trình xác lập mức trọng yếu tương đối hoàn thiện và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhưng vẫn còn tồn tại một số vần đề nhỏ cần được cải thiện. Với những kiến thức hiện có và những tài liệu tham khảo được cùng với tình hình thực tiễn tại công ty, tôi đã cố gắng đưa ra nhận xét và kiến nghị để góp phần hoàn thiện hơn quá trình xác lập và vận dụng mức trọng yếu ở giai đoạn lập kế hoạch tại đơn vị. Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế cũng như thời gian được làm việc thực tiễn trong môi trường kiểm toán chưa nhiều nên đây chỉ là những kiến nghị mang tính cơ bản, vẫn chưa hoàn thiện và còn thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá chân thành từ phía quý Thầy Cô, các anh chị Kiểm toán viên, người đọc để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế, khóa luận đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra ban đầu, đó là : TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 72  Thứ nhất : Bài viết đã trình bày cụ thể cơ sở lý luận về trọng yếu, cách xác lập cũng như việc áp dụng vào trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính dựa trên chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế.  Thứ hai : Bài viết đã trình bày và phân tích được thực trạng việc áp dụng trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, với việc tìm hiểu thực trạng xác lập mức trọng yếu tại công ty kiểm toán khác, bài viết cũng đã so sánh với đơn vị thực tập từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn với thực trạng công ty.  Thứ ba : Bài viết đã chỉ ra ưu điểm cũng như những điểm hạn chế đồng thời đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện quy trình xác lập và vận dụng vào kiểm toán báo cáo tài chính tại đơn vị. Để đạt được kết quả này, như đã nói, là nhờ sự giúp đỡ chân thành từ rất nhiều cá nhân và tập thể. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Giang với sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm của Thầy trong suốt thời gian qua và các anh chị trong công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Trong tương lai, hướng phát triển của đề tài là tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng việc xác lập mức trọng yếu và vận dụng vào quy trình kiểm toán BCTC của AACtại nhiều khách hàng khác nhau đồng thời so sánh công việc quan trọng này của AAC và các công ty kiểm toán lớn khác một cách sâu xa hơn nhằm đưa ra các giải pháp mang tính tổng thể, góp phần hoàn thiện hơn quy trình xác lập mức trọng yếu tại công ty. 2. Kiến nghị a) Về phía công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC  Quy trình xác lập và vận dụng mức trọng yếu vào quy trình kiểm toán BCTC tại công ty vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện do đó công ty cần thiết lập các chính sách, tổ chức đào tạo và quản lý chất lượng kiểm toán chặt chẽ, nghiêm túc. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Giang SVTH: Trần Thùy Linh - K43 Kế toán Kiểm toán 73  Hoàn thiện những vấn đề còn bất cập trong quy trình và các chương trình kiểm toán mẫu như bổ sung thêm các chỉ tiêu làm căn cứ để phân bổ mức trọng yếu, kết hợp các phương pháp đánh giá mức trọng yếu.  Hoàn thiện công tác xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ các khách hàng.  Ngoài việc tham gia đầy đủ các chương trình cập nhật kiến thức do Hội Kiểm toán viên hành nghề tổ chức, AAC cần thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại định kỳ cho các KTV. Đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích việc học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,...  Tăng cường và thực hiện nghiêm túc công tác soát xét chất lượng hoạt động kiểm toán, đặc biệt là công tác đánh giá trọng yếu. Kiểm tra hồ sơ kiểm toán chặt chẽ để đảm bảo các phần việc đều được hoàn thành chính xác, đầy đủ. b) Về phía các Trường Đại học có đào tạo chuyên ngành Kiểm toán Việc được đào tạo như thế nào trên ghế giảng đường có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng KTV khi hành nghề sau này. Hiện nay, theo ý kiến chủ quan của tôi, chương trình và thời lượng học các môn chuyên ngành trong trường đại học vẫn chưa bám sát thực tế. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập và đi kiểm toán thực tiễn, sinh viên không tránh khỏi những bỡ ngỡ cũng như khó bắt kịp với tiến độ của đoàn kiểm toán. Theo ý kiến cá nhân tôi, các trường Đại học nên liên kết với các công ty kiểm toán để có những buổi học được trình bày bởi chính các KTV với những nội dung được chia theo các phần hành kiểm toán và có số liệu thực tế nhằm giúp sinh viên tiếp cận nhiều hơn với công việc cũng như hiểu rõ hơn mục đích khi học chuyên ngành mà mình đã chọn. Đây cũng là cơ hội tốt để các bạn sinh viên xác định mục tiêu trong tương lai gần sau khi tốt nghiệp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách & Văn bản pháp lý 1. Arens, A. A., Loebecker, J. K., Đặng Kim Cương dịch (2000), Kiểm toán – Auditing, NXB Thống Kê. 2. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, toàn tập 38 chuẩn mực, NXB Tài chính, Hà Nội. 3. GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS.Ngô Trí Tuệ (05/2006), Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 4. GS.TS Nguyễn Quang Quynh (01/2005), Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính. 5. Thomas E.McKee, Aasmund Eilifsen, 2000, Current Materiality Guidance for Auditors. Tài liệu khác 1. Hồ sơ kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam và công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC 2. Chương trình kiểm toán công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam và công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC 3. Chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên trường ĐH Kinh tế Huế và ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Website 1. www.kiemtoan.net.vn 2. www.kiemtoan.com.vn 3. www.vacpa.org.vn 4. www.webketoan.vn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC 1 Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận: Gian lận và sai sót đều dùng để chỉ các sai phạm nói chung, tuy nhiên giữa chúng lại có sự khác nhau cơ bản. Với cùng một quy mô tiền tệ, gian lận thường được chú trọng hơn sai sót vì nó làm người ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của các nhà quản lý và các thành viên có liên quan. Do đó, một hành vi gian lận luôn được coi trọng bất kể quy mô của nó là bao nhiêu. Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận thường bao gồm: - Các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu và giao dịch không hợp pháp vì có thể có sự móc nối giữa các bên nhằm thu lợi cho cá nhân; - Các nghiệp vụ thanh lý tài sản: có khả năng có sự liên kết giữa người tiến hành thanh lý và người mua tài sản trong khi tài sản đó vẫn đang trong quá trình sử dụng; - Các nghiệp vụ về tiền mặt: các nghiệp vụ này xảy ra thường xuyên, tiền mặt lại có đặc điểm là gọn nhẹ, dễ biển thủ nên dễ xảy ra gian lận; - Các nghiệp vụ về mua bán và thanh toán: doanh nghiệp và khách hàng hoặc nhà cung cấp có thể móc ngoặc với nhau để báo cáo sai về thực trạng hoạt động của mình; - Các nghịêp vụ bất thường: các nghiệp vụ này ít xảy ra nhưng nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; - Các nghiệp vụ phân chia quyền lợi: các nghiệp vụ liên quan đến quyền lợi bao giờ cũng chứa đựng khả năng gian lận cao vì hầu như bất cứ ai cũng muốn thu lợi cho bản thân mình; - Các nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách: các nghiệp vụ phát sinh đều phải được ghi sổ, nếu đơn vị cố ý bỏ ngoài sổ sách thì đây là biểu hiện của hành vi gian lận; - Các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại nghiệp vụ mới phát sinh. Thông thường, vào cuối kỳ quyết toán, để kết quả hoạt động kinh doanh được như kế hoạch đã định hoặc để điều chỉnh một số chênh lệch thừa, thiếu, kế toán thường đưa thêm một số bút toán hạch toán. Do đó các nghiệp vụ xảy ra vào cuối kỳ TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ thường trọng yếu. Đối với các nghiệp vụ mới phát sinh thì kiểm toán viên cần tự đặt ra câu hỏi tại sao những nghiệp vụ đó từ trước tới giờ mới phát sinh, liệu kế toán đã xử lý chưa và từ đó tìm bằng chứng để chứng minh; - Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa vì có thể thông tin tài chính đã bị làm cho sai lệch dẫn đến ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính; - Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung: có ảnh hưởng đến sự trung thực và độ tin cậy của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan. Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót (không cố ý) hệ trọng: - Các nghiệp vụ này thường do trình độ, năng lực yếu kém và tính thiếu cẩn trọng của kế toán viên; - Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót ở quy mô lớn hoặc có chênh lệch lớn với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan; - Các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung có thể dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin vì nó khiến ta nghĩ đến tính trung thực và độ tin cậy của Ban quản trị hoặc của những cá nhân có liên quan khác; - Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót lặp lại nhiều lần: việc các sai sót lặp lại nhiều lần cho dù quy mô của sai sót là không lớn thì vẫn gây một sự nghi ngờ về năng lực của kế toán viên và vấn đề xem xét quản lý sổ sách không được chặt chẽ. Hơn nữa, tổng hộ các sai sót nhỏ có thể là một sai sót lớn ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính; - Các khoản mục, nghiệp vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau; - Các sai sót có ảnh hưởng tới lợi nhuận; - Các khoản mục, nghiệp vụ là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan đến nhiều khoản mục, nghiệp vụ khác. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC 2 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Người lập: [ ] Soát xét: [ ] ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP A610 : 78/95 AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang 2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011 A. MỤC TIÊU: Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. B. NỘI DUNG CHÍNH: Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ DN đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ DN sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 03 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Quy trình đánh giá rủi ro; và (3) Giám sát các hoạt động kiểm soát. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG KSNB Có Không Mô tả/ Ghi chú Tha m chiếu 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT 1.1 Truyền thông và thực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong DN - Có quy định về giá trị đạo đức và các giá trị này có được thông tin đến các bộ phận của DN không? Thể hiện ở nội quy của Công ty và công bố cho nhân viên ngay từ khi ký hợp đồng lao động. - Có quy định nào để giám sát việc tuân thủ các nguyên tắc về tính chính trực và giá trị đạo đức không? Nội quy lao động - Các sai phạm về tính chính trực và giá trị đạo đức được xử lý như thế nào? Cách thức xử lý có được quy định rõ và áp dụng đúng đắn? Cảnh cáo, kỷ luật tùy theo mức độ 1.2 Cam kết đối với năng lực và trình độ của nhân viên - Các nhà quản lý có danh tiếng hoặc bằng chứng về năng lực của họ không? Các nhà quản lý đều là những người có bằng cấp và kinh nghiệm - DN thường có thiên hướng thuê nhân viên có năng lực nhất hay nhân viên tốn ít chi phí nhất? Doanh nghiệp có thiên hướng tuyển chọn nhân viên có năng lực thông qua tuyển chọn trực tiếp. - DN xử lý như thế nào đối với nhân viên không có Sau thời gian thử việc TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Người lập: [ ] Soát xét: [ ] ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP A610 : 79/95 AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang 2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011 năng lực? nếu nhân viên không có năng lực thì không được tuyển dụng chính thức. 1.3 Phong cách điều hành và triết lý của các nhà quản lý DN - Thái độ của các nhà quản lý DN đối với hệ thống KSNB? Công ty - Phương pháp tiếp cận của họ đối với rủi ro? Luôn có biện phápngăn chặn các rủi ro xảy ra. - Thu nhập của các nhà quản lý có dựa vào kết quả hoạt động hay không? Tiền lương tùy thuộc vào kết quả hoạt động KD - Mức độ tham gia của các nhà quản lý DN vào quá trình lập BCTC? BCTC do kế toán trưởng lập theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Mức độ tham gia của các nhà quản lý chỉ ở mức vừa phải. 1.4 Cấu trúc tổ chức - Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và vị trí địa lý kinh doanh của đơn vị không? - Cầu trúc DN có khác biệt với các DN có quy mô tương tự của ngành không? 1.5 Phân định quyền hạn và trách nhiệm - DN có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và phê duyệt các nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không? - Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những hoạt động được phân quyền cho nhân viên không? Thông qua việc đánh giá kết quả hoàn thành kế hoạch hàng tuần. - Nhân viên của DN có hiểu rõ nhiệm vụ của mình hay không? - Những người thực hiện công tác giám sát có đủ thời gian để thực hiện công việc giám sát của mình không? Trưởng các phòng ban là người có năng lực và được phân công nhiệm vụ rõ ràng. - Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong đơn vị không? (ví dụ, tách biệt vị trí kế toán và công Công ty có bộ phận mua hàng riêng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Người lập: [ ] Soát xét: [ ] ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP A610 : 80/95 AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang 2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011 việc mua sắm tài sản) 1.6 Chính sách nhân sự và thực tế về quản lý nhân sự - Đơn vị có chính sách và tiêu chuẩn cho việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, đề bạt, và sa thải nhân viên không? Công ty có Phòng tổ chức hành chính để thực hiện các nhiệm vụ này. - Các chính sách này có được xem xét và cập nhật thường xuyên không? - Các chính sách này có được truyền đạt đến mọi nhân viên của đơn vị không? - Những nhân viên mới có nhận thức được trách nhiệm của họ cũng như sự kỳ vọng của BGĐ không? - Kết quả công việc của mỗi nhân viên có được đánh giá và soát xét định kỳ không? Thông qua việc định kỳ đề bạt tăng lương. 2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO Rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC - Các nhà quản lý xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới BCTC như thế nào? - Ước tính ảnh hưởng về mặt tài chính? - Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh? - Các rủi ro kinh doanh phát hiện được giải quyết như thế nào? 3. GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT 3.1 Giám sát thường xuyên và định kỳ - Việc giám sát thường xuyên có được xây dựng trong các hoạt động của DN không? - DN có chính sách xem xét lại hệ thống KSNB định kỳ và đánh giá tính hiệu quả của hệ thống không? (Mô tả việc đánh giá nếu có) - DN có duy trì bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp không? - Bộ phận kiểm toán nội bộ có đủ kinh nghiệm chuyên môn và được đào tạo đúng đắn không? - Bộ phận kiểm toán nội bộ có duy trì hồ sơ đầy đủ về hệ thống KSNB và kiểm tra hệ thống KSNB của đơn vị không? TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Người lập: [ ] Soát xét: [ ] ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP A610 : 81/95 AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang 2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011 - Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận sổ sách, chứng từ kế toán và phạm vi hoạt động của họ không bị hạn chế? TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Người lập: [ ] Soát xét: [ ] ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP A610 : 82/95 AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang 2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011 3.2 Báo cáo các thiếu sót của hệ thống KSNB - DN có các chính sách, thủ tục để đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp sửa chữa đối với các thiếu sót của hệ thống KSNB không? - BGĐ có xem xét các ý kiến đề xuất liên quan đến hệ thống KSNB đưa ra bởi KTV độc lập (hoặc KTV nội bộ) và thực hiện các đề xuất đó không? - Bộ phận kiểm toán nội bộ có gửi báo cáo phát hiện các thiếu sót của hệ thống KSNB lên HĐQT hoặc Ban Kiểm soát kịp thời không? - Bộ phận kiểm toán nội bộ có theo dõi các biện pháp sửa chữa của BGĐ không? - Bộ phận kiểm toán nội bộ có quyền tiếp cận trực tiếp HĐQT hoặc Ban Kiểm soát không? C. KẾT LUẬN Rủi ro trọng yếu Những yếu tố giúpgiảm rủi ro Các thủ tục kiểm toán cơ bản bổ sung 1. 2. 3. 4. 5. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Người lập: [ ] Soát xét: [ ] ĐÁNH GIÁ HT KSNB Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP A610 : 83/95 AAC-Công ty CP Xi mang VLXD XL Da Nang 2011 Kỳ kết thúc: 12/31/2011 PHỤ LỤC 3 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Tên khách hàng: Công ty ABC Ngày khóa sổ: 31/12/2011 Nội dung: XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU (KẾ HOẠCH – THỰC HIỆN) A710 Tên Ngày Người thực hiện Dũng 11/3/12 Người soát xét 1 Anh 11/3/12 Người soát xét 2 Chương trình kiểm toán mẫu (Áp dụng chính thức từ kỳ kiểm toán năm 2010/2011) (Ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2010 của Chủ tịch VACPA) A. MỤC TIÊU: Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác định xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. B. XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu/Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác định mức trọng yếu Chỉ tiêu được nhiều người sử dụng BCTC quan tâm vì đây là BCTC của công ty đại chúng, niêm yết trên thị trường chứng khoán Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 10.149.133.754 10.149.133.754 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% Doanh thu: 0,5% - 3% Tổng tài sản và vốn: 2% (b) 5% 5% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 507.456.688 507.456.688 Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%-75%) 253.728.344 253.728.344 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4% (tối đa) 10.149.134 10.149.134 Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán. Chỉ tiêu lựa chọn Năm nay Năm trước Mức trọng yếu tổng thể 507.456.688 498.565.195 Mức trọng yếu thực hiện 253.728.344 249.282.598 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua 10.149.134 9.971.304 Giải thích nguyên nhân có chênh lệch lớn về mức trọng yếu của năm nay so với năm trước TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC 4 XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU Bước 1: Xác định tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Từ các tiêu chí đã được gợi ý từ A đến H. Việc xác định tiêu chí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại bộ phận đối tượng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, cơ quan nhà nước...). Ngoài ra, việc xác định tiêu chí còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như: ▪ Các yếu tố của BCTC (ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí) và các thước đo hoạt động theo các quy định chung về lập và trình bày BCTC (ví dụ: tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền); ▪ Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm; ▪ Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán; ▪ Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy động vốn; ▪ Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định: Thông thường KTV nên lựa chọn những tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm. Giá trị tiêu chí thường dựa trên số liệu trước kiểm toán phù hợp với kỳ/năm mà công ty kiểm toán phải đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc soát xét. Trong trường hợp kiểm toán giữa kỳ để phục vụ cho kiểm toán cuối năm, KTV có thể sử dụng số liệu ước tính tốt nhất cho cả năm dựa trên dự toán và số liệu thực tế đến giữa kỳ kiểm toán. Bước 2: Xác định mức trọng yếu tổng thể (I) Thông qua việc lựa chọn tiêu chí, tỷ lệ % và giải thích lý do lựa chọn vào trong ô tương ứng KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tiêu chí và tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Việc xác định tiêu chí và tỷ lệ % phụ thuộc vào đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu của KTV và sẽ ảnh hưởng đến khối lượng công việc kiểm toán được thực hiện mà cụ thể số mẫu cần phải kiểm tra. Trong trường hợp đơn vị bị lỗ thì không lựa chọn tiêu chí G hoặc H. Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC, thì KTV phải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh. Bước 3: Xác định mức trọng yếu thực hiện (J) Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC. Mức trọng yếu thực hiện thông thường nằm trong khoảng từ 50% - 80% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thê là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV và chính sách của từng công ty, tuy nhiên khi áp dụng tỷ lệ nào cũng cần được giải thích lý do tại sao KTV lại chọn như vậy. Mức trọng yếu thực hiện sẽ quyết định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện. Mức trọng yếu thực hiện cũng áp dụng cho một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh để giảm thiểu khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Bước 4: Xác định Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua(K) Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây là ngưỡng để tập hợp các chênh lệch do kiểm toán phát hiện, được tập hợp vào Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại (nếu khách hàng đồng ý điều chỉnh) hoặc Các bút toán không điều chỉnh (nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh) để làm căn cứ cho KTV trong việc đưa ra kết luận kiểm toán. Các chênh lệch nhỏ hơn ngưỡng sai sót này không cần phải tập hợp lại. Bước 5: Xem xét mức trọng yếu của năm trước Nếu có mức trọng yếu có biến động lớn so với năm trước (thấp hơn đáng kể), KTV cần cân nhắc xem mức trọng yếu năm nay có hợp lý không so với tình hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp. Khi xác định mức trọng yếu của năm nay, KTV phải so sánh với mức trọng yếu của năm trước. Nếu có sự thay đổi đáng kể giữa các năm (quá thấp so với năm trước), KTV phải cân nhắc ảnh hưởng của sai sót đối với số dư đầu năm. Ví dụ, khi doanh thu và lợi nhuận giảm đáng kể so với năm trước, mức trọng yếu được xác định ở mức độ cao (giá trị thấp). Rủi ro có thể tồn tại ở số dư đầu năm khi cuộc kiểm toán năm trước được tiến hành với mức trọng yếu thấp hơn. Để giảm rủi ro có sai sót trọng yếu có thể có trong số dư đầu năm, KTV phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng về các số dư tài sản và công nợ đầu năm.hình hoạt động kinh doanh năm nay của doanh nghiệp. Bước 6: Đánh giá lại mức trọng yếu (L và M) Khi kết thúc quá trình kiểm toán, nếu tiêu chí được lựa chọn để xác định mức trọng yếu biến động quá lớn thì KTV phải xác định lại mức trọng yếu, giải thích lý do và cân nhắc xem có cần thực hiện bổ sung thêm thủ tục kiểm toán hay không. Có 3 cách sửa đổi mức trọng yếu: ▪ Cập nhật lại giá trị của tiêu chí xác định mức trọng yếu (benchmark) ▪ Sửa đổi tiêu chí xác định mức trọng yếu ▪ Sửa đổi tỷ lệ % tính mức trọng yếu. Trường hợp KTV nhận thấy cần phải xác định lại mức trọng yếu và mức trọng yếu xác định lại cao hơn so với mức trọng yếu kế hoạch, nghĩa là phạm vi và khối lượng các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ lớn hơn so với thiết kế ban đầu. Trường hợp này KTV cần đánh giá lại sự phù hợp của các công việc kiểm toán đã thực hiện để đánh giá liệu có cần thiết phải thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp hay không. Chẳng hạn: ▪ Giảm mức độ rủi ro kiểm soát bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc Giảm rủi ro kiểm soát; hoặc ▪ Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến. Lưu ý khi thực hiện: Mức trọng yếu được xây dựng trong giai đoạn Lập kế hoạch được sử dụng trước hết cho việc xác định cỡ mẫu; còn mức trọng yếu trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán được sử dụng để xem xét khả năng đưa ra các điều chỉnh cuối cùng. Mức trọng yếu không phù hợp để xem xét các vấn đề liên quan đến lợi ích của BGĐ hoặc các khoản mục nhạy cảm khác Người thực hiện: người thực hiện là trưởng nhóm kiểm toán, người soát xét là Lãnh đạo phòng kiểm toán, Phụ trách chính của cuộc kiểm toán (đối với cuộc kiểm toán liên phòng) hoặc Thành viên Ban TGĐ phụ trách cuộc kiểm toán. Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (I, J và K) và giai đoạn tổng hợp- lập báo cáo (L,M). Liên kết: là cơ sở để thực hiện các thủ tục kiểm toán, xác định quy mô mẫu chọn, đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và thực hiện các xét đoán chuyên môn khác. Mức trọng yếu được lập trong giai đoạn lập kế hoạch dựa trên các thông tin thu thập được về hoạt động và số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên phải dựa trên các xét đoán chuyên môn để xem xét lại mức trọng yếu trong quá trình thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán để đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp và đầy đủ. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ I . Xác định mức trọng yếu giai đoạn lập kế hoạch Tỷ lệ sử dụng để ước tính Số liệu BCTC năm nay Số liệu BCTC năm trước Ước tính mức trọng yếu Năm nay Năm trước % VND VND VND VND 1 . Tổng nguồn vốn chủ sở hữu (A) 1% 145,016,525,114 144,783,719,219 1,450,165,251 1,447,837,192 (B) 2% 145,016,525,114 144,783,719,219 2,900,330,502 2,895,674,384 2 . Tổng tài sản (C) 0.5% 719,218,170,592 654,645,193,719 3,596,090,853 3,273,225,969 (D) 1% 719,218,170,592 654,645,193,719 7,192,181,706 6,546,451,937 3 . Doanh thu (E) 0.5% 682,698,910,272 579,142,609,191 3,413,494,551 2,895,713,046 (F) 1% 682,698,910,272 579,142,609,191 6,826,989,103 5,791,426,092 4 . Lợi nhuận trước thuế (G) 5% 28,959,311,463 33,133,263,183 1,447,965,573 1,656,663,159 (H) 10% 28,959,311,463 33,133,263,183 2,895,931,146 3,313,326,318 5 . Mức trọng yếu tổng thể giai đoạn lập kế hoạch (I) 2,895,931,146 3,313,326,318 Lý do lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu tổng thể: (Trong trường hợp mức trọng yếu năm nay có chênh lệch lớn so với năm trước thì cần giải thích lý do) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC 5 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftran_thuy_linh3_43_8457.pdf
Luận văn liên quan