Hiện tại, nước ta đã có các vùng chuyên canh rau quả. Tuy nhiên, hoạt động
vẫn chưa hiệu quả, vẫn chưa tạo được loại rau quả chủ lực của địa phương. Công
tác kêu gọi, khuyến khích và định hướng người nông dân theo rau qu ả chủ lực sẽ
giúp hình thành các vùng rau quả chuyên canh, tạo nguồn cung dồi dào cho xu ất
khẩu, chất lượng đồng nhất, giúp cho rau qu ả Việt Nam nâng cao được thương hiệu.
Bộ NN & PTNT cần kêu gọi mỗi địa phương tùy theo tình hình đặc điểm đất
đai, thổ nhưỡng, kinh nghiệm canh tác của nông dân để xây dựng, mở rộng các
vùng sản xuất rau tập trung theo công nghệ sạch, chất lượng cao và bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm, nên giới hạn việc tập trung chuyên canh cho 2-3 loại rau qu ả th ế
mạnh của vùng. Bộ NN & PTNTN cần tập trung rà soát, xây dựng và chỉ đạo quy
hoạch các vùng cây ăn quả, ưu tiên các lo ại rau quả đặc sản mang thương hiệu riêng
của địa phương. Mỗi vùng chuyên canh tiếp tục phát triển rau, quả trên cơ sở khai
thác lợi th ế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng, hướng đến sử dụng công nghệ
tiên tiến, thân thiện với môi trường, tập trung phát triển các loại sản phẩm có lợi th ế
cạnh tranh, gắn liền với sản xuất th ị trường.
Song song với ho ạt động xây dựng các vùng chuyên canh, việc triển khai áp
dụng tiêu chuẩn VietGAP cho các loại rau quả ở nước ta cần được đẩy mạnh thực
hiện trên khắp cả nước. Các hộ nông dân cần áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn VietGAP
nhằm tạo đầu ra đồng đều, có chất lượng, giá cả cao và ổn định. Hiện tại, nư ớc ta đã
có các vùng sản xuất tập trung rau quả nhưng hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng
VietGAP là một trong nh ững giải pháp khắc phục và nâng cao hoạt động sản xuất.
Để thực hiện việc áp dụng VietGAP, tiến trình cần thực hiện như sau:
Trước tiên, các trung tâm khuy ến nông cần cử cán bộ khuy ến nông tại các đ ịa
phương phổ biến về tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân.
94 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4358 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n di truyền thực vật Việt Nam. Nông dân cần chủ động nêu lên các
khó khăn về sâu bệnh, khả năng tăng trưởng, chất lượng của rau quả gặp phải trong
khi trồng các giống cây mới cho các trung tâm nghiên cứu giống để tạo dữ liệu cho
64
các trung tâm này nghiên cứu các giải pháp khắc phục và tạo ra các giống cây khác
phát triển tốt hơn.
Bộ NN & PTNT tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về giống phù hợp với yêu
cầu hội nhập quốc tế, tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất
lượng giống ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, xây
dựng tiêu chuẩn giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu
dòng. Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đề án phát triển giống
trên phạm vi cả nước, trực tiếp triển khai thực hiện các dự án do các đơn vị thuộc
Bộ làm chủ đầu tư và tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư thực hiện đề án của địa phương
để cân đối ngân sách, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, định kỳ báo
cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện đề án giống.
Chính phủ cần ra chính sách xây dựng, phát triển hệ thống nghiên cứu và cung
cấp giống cho nông dân ở những vùng sản xuất rau quả trọng điểm như đồng bằng
sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, trung du miền núi phía Bắc. Đồng thời, Chính phủ
cần sửa đổi nội dung biện pháp xử phạt hành chính, cấm kinh doanh đối với các cơ
sở cung cấp nguồn giống giả, chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến chất lượng rau
quả của nhiều hộ nông dân được quy định trong nghị định 57/2005/NĐ-CP và
172/2007/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây
trồng nhằm thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ nông dân và ngành rau quả. Bộ NN
& PTNT cần đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học về giống, giữ nguồn
gien, nhập nội nguồn gien, nhập công nghệ mới cũng như đầu tư hạ tầng cơ sở, chế
biến giống và xây dựng trại giống đầu dòng.
Giải pháp đẩy mạnh phát triển và ứng dụng giống hướng đến mục tiêu các
vùng chuyên canh đều sử dụng các giống cây thuần chủng và các giống cây mới
được lai tạo thành công, phù hợp với điệu kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng của
địa phương, tăng sản lượng, chất lượng của các loại rau quả.
3.3.1.2. Đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh rau quả áp dụng tiêu
chuẩn VietGAP
Đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh rau quả áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP nhằm tạo sự đồng nhất về chất lượng cho rau quả một khu vực, góp phần
xây dựng thương hiệu cho rau quả của vùng, đảm bảo được các tiêu chuẩn về an
65
toàn vệ sinh thực phẩm và bệnh dịch, nâng cao sản lượng, chất lượng rau quả trên
quy mô từng vùng.
Hiện tại, nước ta đã có các vùng chuyên canh rau quả. Tuy nhiên, hoạt động
vẫn chưa hiệu quả, vẫn chưa tạo được loại rau quả chủ lực của địa phương. Công
tác kêu gọi, khuyến khích và định hướng người nông dân theo rau quả chủ lực sẽ
giúp hình thành các vùng rau quả chuyên canh, tạo nguồn cung dồi dào cho xuất
khẩu, chất lượng đồng nhất, giúp cho rau quả Việt Nam nâng cao được thương hiệu.
Bộ NN & PTNT cần kêu gọi mỗi địa phương tùy theo tình hình đặc điểm đất
đai, thổ nhưỡng, kinh nghiệm canh tác của nông dân để xây dựng, mở rộng các
vùng sản xuất rau tập trung theo công nghệ sạch, chất lượng cao và bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm, nên giới hạn việc tập trung chuyên canh cho 2-3 loại rau quả thế
mạnh của vùng. Bộ NN & PTNTN cần tập trung rà soát, xây dựng và chỉ đạo quy
hoạch các vùng cây ăn quả, ưu tiên các loại rau quả đặc sản mang thương hiệu riêng
của địa phương. Mỗi vùng chuyên canh tiếp tục phát triển rau, quả trên cơ sở khai
thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng, hướng đến sử dụng công nghệ
tiên tiến, thân thiện với môi trường, tập trung phát triển các loại sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh, gắn liền với sản xuất thị trường.
Song song với hoạt động xây dựng các vùng chuyên canh, việc triển khai áp
dụng tiêu chuẩn VietGAP cho các loại rau quả ở nước ta cần được đẩy mạnh thực
hiện trên khắp cả nước. Các hộ nông dân cần áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn VietGAP
nhằm tạo đầu ra đồng đều, có chất lượng, giá cả cao và ổn định. Hiện tại, nước ta đã
có các vùng sản xuất tập trung rau quả nhưng hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng
VietGAP là một trong những giải pháp khắc phục và nâng cao hoạt động sản xuất.
Để thực hiện việc áp dụng VietGAP, tiến trình cần thực hiện như sau:
Trước tiên, các trung tâm khuyến nông cần cử cán bộ khuyến nông tại các địa
phương phổ biến về tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân. Cán bộ khuyến nông
tại các địa phương cần phối với Hội nông dân địa phương tổ chức các buổi giới
thiệu, trao đổi về lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP như lợi ích trực tiếp từ
việc đảm bảo được chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn đối với sức khỏe
người tiêu dùng do áp dụng những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hay giá bán thường cao hơn giá bán thông
66
thường của các rau quả cùng loại không áp dụng tiêu chuẩn này. Sau khi có được
nhận thức cụ thể về lợi ích của tiêu chuẩn VietGAP, nông dân cần lên kế hoạch,
tính toán chi phí để lựa chọn loại cây trồng cũng như phạm vi trồng phù hợp ứng
dụng tiêu chuẩn VietGAP. Dựa vào nguồn vốn tự có hoặc hỗ trợ từ ngân sách Nhà
nước thông qua các ngân hàng Nhà nước, ngân hàng đầu tư và phát triển Nông
nghiệp và Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố thuộc Trung ương, Hộ Nông dân,
nông dân cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ tạo điều kiện để
tiến hành trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP. Các nguyên liệu đầu vào, trang thiết
bị hỗ trợ sử dụng trong quá trình chăm sóc, bảo vệ cây trồng cần tuân theo bảng
đánh giá của tiêu chuẩn VietGAP. Việc bón phân hay phun thuốc bảo vệ thực vật
phải dựa trên liều lượng an toàn. Người trồng trọt cần ghi chép quá trình sử dụng
các loại phân, thuốc bảo vệ để tiện cho việc tìm hiểu nguồn gốc, hiệu quả áp dụng.
Trong quá trình trồng trọt, các cán bộ khuyến nông cần hỗ trợ theo dõi việc chăm
sóc của nông dân, thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi về tình hình thực hiện của
các hộ trồng trong cùng một vùng nhằm tìm hiểu các khó khăn nhiều hộ mắc phải,
đề ra các biện pháp khắc phục mang tính tổng quát và đây cũng sẽ là tư liệu hữu
hiệu cho việc trồng trọt, chăm sóc các vụ tiếp theo.
Để đảm bảo hoạt động áp dụng tiêu chuẩn VietGAP được mở rộng trong phạm
vi cả nước, Bộ NN & PTNT cần tạo nguồn vốn hỗ trợ cho nông dân trong những
năm đầu. Hiện tại, chi phí đăng kí áp dụng VietGAP cho rau quả không phải là nhỏ,
chẳng hạn như phí chứng nhận GlobalGAP cho khoảng 20 ha vườn cây ăn trái dao
động ở mức 3.100-3.200 USD (Tuổi trẻ, 2012) và chi phí này cần phải trả theo năm,
do đó sẽ tạo gánh nặng cho người nông dân ngay từ đầu. Muốn nhà nông mạnh dạn
áp dụng VietGAP trên diện rộng, Bộ NN & PTNT phối hợp với Bộ Tài chính cần
sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư cho những vùng có nhiều nông dân đăng kí theo tiêu
chuẩn và những vùng có diện tích canh tác lớn, trồng rau quả chủ lực cho hoạt động
xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ cần kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp chế
biến và xuất khẩu rau quả đầu tư vốn hỗ trợ người dân áp dụng tiêu chuẩn VietGAP.
Đồng thời, Bộ NN & PTNT cần sớm tổng kết các mô hình sản xuất tiêu chuẩn
VietGAP đã triển khai trong thời gian qua, từ đó rút kinh nghiệm, phổ biến, ứng
dụng các quy trình sản xuất tốt, đạt yêu cầu cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
67
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo, triển khai phát triển sản xuất rau
quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên phạm vi địa phương: hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng trong vùng sản xuất an toàn về đường sá, hệ thống tưới tiêu, thủy điện, tổ
chức chuyển đổi quy mô sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ,
manh mún và giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất rau quả.
Ngoài ra, Bộ NN & PTNT cần kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách về giá mua
cho các rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo niềm tin về đầu ra cho người
nông dân. Theo đó, các doanh nghiệp thu mua sẽ luôn mua giá rau quả của người
dân với giá cao hơn rau quả không áp dụng VietGAP, Bộ Tài chính dựa theo chính
sách của Chính phủ thực hiện chia ngân sách hỗ trợ, bù đắp lại chi phí lỗ do chênh
lệch giữa giá mua của các doanh nghiệp thu mua và giá thị trường.
Bộ NN & PTNT cần phối hợp với Hội nông dân địa phương tiếp tục khuyến
khích nông dân đẩy mạnh phát triển một số loại rau quả thế mạnh của vùng, hướng
tới xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (qui mô phải đạt trên
1.000ha), tạo ra khối lượng sản xuất đủ lớn, có chất lượng cao, đồng đều đáp ứng
được yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại
cây trồng ở từng vùng. Mỗi tỉnh cần lên kế hoạch phát triển một số loại cây trồng có
điều kiện trở thành rau quả chủ lực cho tiêu thụ trong nước cũng như cho xuất khẩu,
có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Hiện tại,
ĐBSCL có diện tích trái cây lớn nhất nước ta, sản xuất nhiều sản lượng nhất trong
nước, với đa dạng các loại trái cây nhiệt đới như xoài, bưởi, thanh long, mận. Trong
đó, diện tích trồng trọt ở khu vực này có các loại rau quả thế mạnh như bưởi Năm
Roi, vú sữa, chuối, xoài cát Chu. Tập trung phát triển các loại cây này sẽ giúp cho
xuất khẩu nước ta có được nguồn cung trái cây mạnh sang thị trường Đài Loan với
chất lượng cao.
3.3.2. Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu
3.3.2.1. Đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các
doanh nghiệp chế biến
Rau quả Việt Nam xuất khẩu qua Đài Loan đa dạng về chủng loại, đòi hỏi
nhiều hình thức chế biến. Trong khi đó, công nghệ chế biến tại các cơ sở chế biến
của Việt Nam đa phần là lạc hậu. Yêu cầu đổi mới, nâng cấp công nghệ chế biến rau
68
quả đang được nhấn mạnh trong những năm gần đây. Phát triển công nghệ và quy
mô hoạt động chế biến rau quả nhằm nâng cao độ an toàn của sản phẩm rau quả,
đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường sự đa dạng
về hình thức chế biến mới, giảm thiểu chi phí chế biến và gia tăng giá trị kinh tế của
rau quả, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.
Các doanh nghiệp chế biến cần đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, quy mô
công xưởng cho hoạt động chế biến phù hợp với chủng loại rau quả cũng như quy
mô của khu vực trồng rau quả. Các nguồn lực về nhân công, cơ sở máy móc cần
đầy đủ, luôn sẵn sàng để thực hiện bảo quản, chế biến cho những đơn hàng lớn.
Công suất chế biến của một số cơ sở chế biến lớn cần gia tăng, vượt qua mức
317.000 tấn sản phẩm/năm nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng của thế giới
cũng như Đài Loan.
Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo các loại máy móc, công nghệ chế
biến, nguyên phụ liệu chế biến, bảo quản đáp ứng được tiêu chuẩn của Cục An toàn
vệ sinh thực phẩm, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng về yêu cầu kỹ thuật đối với
máy móc, công nghệ, độ an toàn của rau quả sau khi chế biến, bảo quản. Nhiều loại
rau quả trong quá trình chế biến có thể sấy khô hoàn toàn, đông lạnh, đóng hộp,
ngâm dấm, xay nhuyễn... và có thể chế biến các hỗn hợp rau quả nhằm tạo sự đa
dạng về hương vị sản phẩm. Các cơ sở chế biến có thể cử cán bộ quản lý tham quan
mô hình tổ chức cơ sở chế biến của một số nước lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản. Về
hoạt động bảo quản, việc đầu tư các phương tiện bảo quản, khu vực, thiết bị bảo
quản rất cần thiết để sản phẩm sau khi chế biến vẫn giữ nguyên chất lượng, giá trị,
có thời hạn sử dụng lâu. Các loại rau quả nhiệt đới thường nhạy cảm với nhiệt độ
nên việc bảo quản trong kho lạnh rất cần thiết. Các khu vực bảo quản phải được vệ
sinh thường xuyên, nâng cấp, giúp rau quả chế biến luôn sạch sẽ, không bị nhiễm
khuẩn, các sản phẩm đóng hộp không bị gỉ sét... Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến
cần không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các cơ sở theo
hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn bao bì,
mẫu mã và an toàn sức khỏe của Đài Loan.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh khuyến
khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến gắn liền với vùng sản xuất. Theo đó,
69
những vùng trồng rau quả được Đài Loan tiêu thụ mạnh cần chú trọng liên kết giữa
vùng chuyên canh rau quả và cơ sở chế biến, đảm bảo công nghệ kỹ thuật, quy mô
chế biến của cơ sở hiện đại, chuyên nghiệp. Trước mắt, Ủy ban nhân dân ở một số
tỉnh trồng rau quả nhiệt đới như dứa ở Kiên Giang, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình
(Đồng Giao), Bắc Giang, trồng nhãn ở Hưng Yên, trồng súp lơ, cải thảo ở khu vực
Tây Nguyên cần sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mới hoặc
đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị phù hợp với đặc điểm về sinh học của rau quả, sản
lượng thu hoạch rau quả cho các cơ sở chế biến để đảm bảo công suất chế biến, bảo
quản và chất lượng rau quả xuất khẩu. Các cơ sở chế biến dứa cần đảm bảo các loại
công nghệ phục vụ cho việc chế biến dứa như máy đột lõi dứa, máy gọt vỏ bán cơ
khí, bể rửa tạp chất, máy đóng hộp hay các cơ sở chế biến súp lơ, cải thảo cần đảm
bảo hệ thống khử trùng, xử lý nhúng dung dịch kho lạnh, đóng bao bì. Hiện nay đã
có những phương pháp bảo quản mà các cơ sở chế biến có thể áp dụng như: công
nghệ đông lạnh nhanh (IQF), cực nhanh, bảo quản trong môi trường khí quyển điều
chỉnh, sử dụng các chế phẩm sinh học Inturina, các thiết bị lên men, ly tâm tách
nước, xử lý bằng nhiệt và hơi nóng.
Bộ NN & PTNT, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình cần xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả
nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và từng bước hình
thành cụm, khu công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng,
rà soát, điều chỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết cơ sở chế biến và
vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch
phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng đầu
tư và phát triển Nông thôn cần tạo điều kiện cho các cơ sở này vay vốn, mở rộng
quy mô, nâng cấp cơ sở máy móc hoặc nhập mới hoàn toàn, đáp ứng được hoạt
động chế biến rau quả cho xuất khẩu trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp chế biến cần phấn đấu đạt mục tiêu 100% các cơ sở chế
biến trong nước có hệ thống công nghệ hiện đại, quy mô chế biến phù hợp với vùng
chuyên canh rau quả của địa phương. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương cần phấn đấu khuyến khích các cơ sở chế biến tiến hành nâng cao
70
công nghệ và quy mô theo tiêu chuẩn HACCP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
tại tất cả các cơ sở này.
3.3.2.2. Phát triển hệ thống thu mua và phân phối rau quả
Hệ thống thu mua và xuất khẩu rau quả của nước ta cần có sự linh hoạt, chủ
động hơn. Hoạt động thu mua cần giảm thiểu các đối tượng trung gian, mở rộng các
hình thức mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, không đảm bảo về sản lượng.
Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông
dân sản xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên sản xuất (hợp
tác xã, tổ chức dịch vụ…), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều
này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn hàng, hạ giá
thành rau quả do loại bỏ được các trung gian mua bán rau quả, đảm bảo được chất
lượng, sản lượng rau quả do không phải vận chuyển nhiều.
Dựa vào nội dung của hợp đồng thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ với nông
dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ứng trước các yếu tố đầu vào như
giống, phân bón, thuốc trừ sâu hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật canh tác trong suốt quá
trình trồng trọt rau quả để tạo sự ràng buộc giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu
và nông dân. Đến vụ thu hoạch, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ mua toàn bộ
rau quả theo thỏa thuận hợp đồng. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đóng vai trò
chủ động trong việc định hướng nguồn hàng thông qua các hợp đồng với nông dân,
đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động về nguồn hàng rau quả chế biến,
bảo quản bằng cách xây dựng các cơ sở chế biến hoặc có hợp đồng chế biến lâu dài
với cơ sở chế biến có uy tín với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn, vệ
sinh và chất lượng cho rau quả. Hợp đồng tiêu thụ rau quả giữa doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu và nông dân phải được kí kết theo những quy định của Quyết định
số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ
nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng nhằm đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của
hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.
Chính phủ và Bộ NN & PTNT cần đẩy mạnh khuyến khích liên kết tiêu thụ
giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với nông dân trên phạm vi cả nước nhằm tạo
ra sự gắn kết giữa hoạt động trồng rau quả và chế biến, xuất khẩu rau quả, giúp các
nông dân đảm bảo lợi ích kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong việc định
71
hướng nguồn hàng rau quả, điều tiết sản lượng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu
của người dân Đài Loan hay của các đối tác nhập khẩu Đài Loan. Bên cạnh đó, đây
là cơ sở để tạo liên kết chặt chẽ với các đối tác Đài Loan nhờ duy trì mối quan hệ
mua bán lâu dài, tạo cơ hội để phát triển rau quả của từng vùng về quy mô và đẩy
mạnh nâng cao về chất lượng bằng cách cách chế biến mới, đa dạng hơn.
Kênh phân phối sang Đài Loan cần mở rộng hơn, xây dựng thêm các đại lý ủy
quyền tại Đài Loan và trực tiếp xây dựng, mở rộng mua bán với các nhà bán buôn,
bán lẻ của Đài Loan để đẩy mạnh sản lượng rau quả được xuất khẩu, đạt được các
thỏa thuận cao về giá và cung cấp đúng nhu cầu của người dân để giữ vững mức rau
quả xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm kiếm các đối tác bán buôn, bán lẻ
thông qua các buổi trao đổi về tình hình kinh tế giữa Đài Loan – Việt Nam, thông
qua sàn giao dịch nông sản của Hội trái cây Việt Nam, trên các trang web mua bán
giữa các doanh nghiệp như Alibaba... Hiện nay, hệ thống bán lẻ ở Đài Loan rất phát
triển, đây là một kênh phân phối đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam. Trong các hệ
thống bán lẻ có thể kể đến hệ thống siêu thị PX Mart nổi tiếng với cung cấp các sản
phẩm tươi như thịt, cá, hải sản và các loại rau quả giá rẻ với quy mô trên dưới 600
cửa hàng trên khắp đất nước Đài Loan, hệ thống cửa hàng City Super chuyên bán
các sản phẩm mắc tiền, bao gồm các sản phẩm rau quả chế biến, phân bố ở miền
Nam và miền Trung của Đài Loan (Global agricultural information network, 2011).
Các doanh nghiệp có thể liên hệ với bộ phận kinh doanh của các cơ sở bán lẻ này để
tiến hành kí hợp đồng và thực hiện cung cấp rau quả có dán nhãn hiệu hàng hóa của
Việt Nam để giới thiệu và mở rộng thương hiệu rau quả. Ngoài ra, doanh nghiệp
xuất khẩu có thể thành lập các đại lý ủy quyền ở nước ngoài để chủ động tìm kiếm
thị trường ở Đài Loan, xúc tiến họạt động quảng bá thương hiệu rau quả Việt Nam
thông qua các cửa hàng giới thiệu rau quả, nắm bắt chính xác sự thay đổi nhu cầu
của người dân theo mùa và các thời điểm tiêu thụ nhiều trong năm, xu hướng thay
đổi giá cả của từng loại rau quả và từng loại hình chế biến, tiếp nhận các đơn đặt
hàng xây dựng các đại lý ở Đài Loan và liên lạc với doanh nghiệp mẹ để quyết định
việc tiến hành kí kết hợp đồng. Các cửa hàng giới thiệu rau quả xây dựng gần các
cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh rau quả tươi, rau quả an toàn để giới thiệu
rau quả của nước ta đến nhiều đối tượng. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể liên kết
72
với Cục Xúc tiến Thương mại để thu thập các thông tin nghiên cứu thị trường,
thông tin về các đối tác nhập khẩu nhiều rau quả của Việt Nam và tận dụng uy tín
của Cục Xúc tiến Thương mại nhằm đẩy mạnh quy mô đơn hàng nhập khẩu.
Cơ sở hạ tầng trong hoạt động xuất khẩu rau quả cũng cần cải thiện, tăng
cường như phương tiện vận chuyển, kho lạnh… Hiện nay, rau quả của Việt Nam
xuất khẩu sang Đài Loan chủ yếu bằng đường biển nên nhu cầu về kho bãi, kho
lạnh rất cần thiết. Doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư vào phương tiện vận tải, có
đầy đủ hệ thống làm mát, giữ ẩm, vào trang thiết bị đóng gói để xuất khẩu, phải có
bao bì đạt tiêu chuẩn về sự rõ ràng nhãn mác, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của
rau quả. Cục Xúc tiến Thương mại cũng cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi
doanh nghiệp xuất khẩu trong việc mở rộng đầu tư kho bãi, hệ thống đường sá để
phục vụ việc bảo quản rau quả và đảm bảo chất lượng rau quả trước khi tiến hành
vận chuyển sang Đài Loan thông qua việc đầu tư xây dựng, tu sửa các kho bãi, đề
xuất lên Chính phủ các dự án về việc mở rộng xuất khẩu tại các cảng biển khác như
cảng Cái Lân, nhóm cảng số 5 thuộc thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu
để giảm thiểu chi phí, thời gian vận chuyển, giảm thiểu sự ùn tắc hàng trong thời
gian cao điểm về xếp dở hàng tại cảng, giúp đảm bảo chất lượng rau quả và tiến độ
xuất khẩu sang Đài Loan.
3.3.2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả của Việt Nam
Thương hiệu rau quả chưa mạnh là một hạn chế của rau quả xuất khẩu của
Việt Nam tại thị trường thế giới nói chung và Đài Loan nói riêng. Đây là một trong
những nguyên nhân chính làm giảm khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam.
Xây dựng thương hiệu phải được xem là một phần không thể thiếu trong hoạt động
xuất khẩu rau quả ở Đài Loan nhằm xây dựng, củng cố và phát triển hình ảnh rau
quả Việt Nam. Thông qua việc xây dựng và phát triển thương hiệu, rau quả của
nước ta sẽ xây dựng được lòng tin tiêu dùng đối với người dân Đài Loan, tạo vị thế
riêng của nước ta trong danh sách các mặt hàng rau quả nhập khẩu của Đài Loan,
giúp kim ngạch xuất khẩu tăng và mặt hàng của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh
tranh với các đối thủ khác. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả
của Việt Nam hiện tại cần được thực hiện dựa trên cơ sở xây dựng hình ảnh hưởng
về chất lượng và dần hướng đến cạnh tranh về giá cả.
73
Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành đăng kí nhãn hiệu cho rau quả
xuất khẩu tại thị trường Đài Loan. Qua hiện trạng về sự tranh chấp nhãn hiệu của
các sản phẩm xuất khẩu khác của nước ta như kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú
Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng kí nhãn hiệu để tạo cơ sở cho việc
phát triển thương hiệu trong tương lai. Tiêu biểu là các rau quả của Việt Nam đã và
đang được thị trường Đài Loan ưa thích như dứa, nhãn, súp lơ, cải thảo, mận, việc
nhanh chóng chủ động đăng kí nhãn hiệu riêng cho các sản phẩm là hết sức cần
thiết. Việc đăng kí nhãn hiệu ở nước ngoài hiện có hai cách là đăng ký theo thỏa
ước và nghị định thư Madrid và đăng ký trực tiếp tại nước sở tại. Việc đăng ký theo
cách thứ nhất thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ, lợi ích là có thể đăng ký cùng
lúc ở nhiều nước với chi phí khá rẻ, khoảng 200 - 300 USD cho 10 năm đầu bảo hộ.
Trong khi đó, nếu đăng ký trực tiếp tại từng nước, các doanh nghiệp tốn khá nhiều
chi phí dịch vụ, thường lên tới hàng ngàn USD cho một lần và cũng chỉ đăng ký
được ở phạm vi một nước (Bảo hộ thương hiệu, 2011). Doanh nghiệp nên thực hiện
đăng ký nhãn hiệu thông qua Cục Sở hữu trí tuệ để tiết kiệm chi phí, đảm bảo được
nhãn hiệu ngay từ bước đầu của hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là cơ sở pháp lý để
doanh nghiệp thực hiện việc xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, hay xử lý
các tranh chấp về thương hiệu do từng doanh nghiệp xuất khẩu. Cục Sở hữu trí tuệ
cần đảm bảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu đơn giản, thời gian thực hiện nhanh để bảo
vệ lợi ích của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả.
Thứ hai, thực hiện xây dựng thương hiệu rau quả song song với xây dựng
thương hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
thành công góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cho rau quả xuất khẩu. Các doanh
nghiệp xuất khẩu trước tiên cần xây dựng các website sinh động, bắt mắt, thông tin
được cập nhật thường xuyên. Các thông tin về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
xuất khẩu, các mặt hàng rau quả chuyên xuất khẩu cần được cập nhật đầy đủ, rõ
ràng trên website để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp có nhu cầu nhập
khẩu, tạo tính chuyên nghiệp và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. Doanh nghiệp
xuất khẩu đòi hỏi phải có đội ngũ duy trì, cập nhật nội dung thông tin của trang web,
giải đáp, trả lời các thắc mắc, các yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu rau quả Đài
Loan. Đây là cách làm đơn giản và ít tốn chi phí. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất
74
khẩu đẩy mạnh tham gia các hội chợ, triển lãm rau quả được tổ chức trong khu vực
và ở Đài Loan để mở rộng quan hệ với các đối tác nhập khẩu của Đài Loan.
Thứ ba, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu dựa trên quan hệ khách hàng. Áp lực
cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu rau quả Đài Loan ngày một gia tăng. Để nâng
cao năng lực cạnh tranh thì phương thức quảng bá, xây dựng thương hiệu của doanh
nghiệp phải luôn được đổi mới. Hiện tại, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ mới chú trọng
vào các xây dựng thương hiệu theo phương thức truyền thống như tham gia hội chợ,
thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả, hoạt
động xây dựng thương hiệu cần gắn liền với hoạt động mở rộng, duy trì và phát
triển quan hệ bền vững với các đối tác ở thị trường Đài Loan. Muốn đẩy mạnh xây
dựng thương hiệu rau quả dựa trên quan hệ khách hàng, trước hết doanh nghiệp cần
mở rộng quan hệ với các đối tác, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về doanh
nghiệp một cách rộng rãi, bao gồm những hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp đang
tiến hành, những chủng loại rau quả xuất khẩu, các loại rau quả chủ lực thông qua
những ấn phẩm báo chí về kinh tế, trên website riêng của doanh nghiệp hay trên
những trang bán hàng giữa các doanh nghiệp như Alibaba, Vigogo, Taiwantrade.
Từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung xây dựng từng mối quan hệ với từng
doanh nghiệp nhập khẩu dựa trên nhu cầu nhập khẩu khác nhau của từng doanh
nghiệp. Các hoạt động thường xuyên như trao đổi thông tin qua email, gửi các mẫu
hàng, danh sách các loại rau quả xuất khẩu đang có nguồn hàng dồi dào trong trong
từng quý, hoặc theo mùa. Khi có thắc mắc hay khiếu nại về rau quả xuất khẩu từ đối
tác, doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng giải quyết. Thông qua đó, thương
hiệu rau quả xuất khẩu của nước ta sẽ tạo được đánh giá cao hơn.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh rau quả
Việt Nam tại Đài Loan. Doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội rau quả Việt Nam cần
chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, nhất là các hội chợ ở Đài Loan
như hội chợ thực phẩm quốc tế lần thứ 22 diễn ra ở Đài Bắc vào cuối tháng 6 năm
2012, hội chợ thực phẩm ở Cao Hùng vào đầu tháng 11 năm 2012. Các doanh
nghiệp xuất khẩu có thể cập nhật về các hội chợ, triển lãm được dự kiến tổ chức
trên trang web Taiwantradeshows của Đài Loan để tiến hành đăng ký, chuẩn bị mặt
hàng rau quả phục vụ cho việc quảng bá, tìm kiếm các đối tác nhập khẩu rau quả
75
mới. Hiệp hội rau quả Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại tạo điều kiện về vốn cho
các doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành mở gian hàng tại các hội chợ, triển lãm. Để
quảng bá về thương hiệu rau quả, doanh nghiệp xuất khẩu cần giới thiệu các lợi ích
mang lại như giá trị dinh dưỡng, sự tiện nghi, khả năng bảo quản,… kèm theo các
công thức chế biến, sử dụng rau quả điển hình để thu hút, gợi mở nhu cầu của người
tiêu dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng quảng bá các mặt hàng rau
quả trên các trang web mua bán B2B của Đài Loan như trang web Taiwantrade.
Mục tiêu nhắm tới của hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả
là đảm bảo 100% các sản phẩm rau quả của Việt Nam trên thị trường Đài Loan đều
có nhãn hiệu được bảo hộ, nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị kim ngạch của rau
quả được tăng lên nhờ sự tăng lên của nhà nhập khẩu, sự tin tưởng về chất lượng và
mức độ sẵn sàng tiêu dùng của người dân Đài Loan.
3.3.2.4. Chủ động nắm bắt tình hình thị trường Đài Loan
Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan diễn ra
thuận lợi và tiếp tục tăng trưởng kim ngạch, mở rộng cơ cấu mặt hàng rau quả xuất
khẩu, việc nắm bắt tình hình về sự thay đổi chính sách, quy định về tiêu chuẩn đối
với rau quả nhập khẩu từ các nước và từ Việt Nam của Đài Loan, các biến động về
kinh tế, chính trị, xã hội của thị trường này cũng như xu hướng thay đổi nguồn cung
rau quả, nhu cầu và thị hiếu của Đài Loan phải luôn được thực hiện thường xuyên.
Bộ NN & PTNT cần phối hợp với Hiệp hội rau quả Việt Nam, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại thường xuyên cập nhật
các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nhập khẩu như quy định nồng độ dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên rau quả nhập
khẩu, quy định về bao bì, điều kiện bảo quản rau quả hay các biến động về tốc độ
tăng trưởng kinh tế, chính trị, xã hội, khí hậu của Đài Loan và phổ biến đến các
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thông qua trang web của Hiệp hội rau quả Việt
Nam, Bộ NN & PTNT, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc
tiến thương mại và các Bộ ngành liên quan. Đồng thời, Bộ NN & PTNT cần yêu
cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phổ biến lại cho nông dân các vùng
chuyên canh, Hội nông dân, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng giống để đảm
bảo hoạt động trồng trọt ngay từ việc lựa chọn giống đến việc ứng dụng các kỹ
76
thuật canh tác và thu hoạch vào cuối vụ. Bộ NN & PTNT cần dựa trên thay đổi tiêu
chuẩn nhập khẩu rau quả của Đài Loan đề sửa đổi, bổ sung các quyết định, chính
sách, tiêu chuẩn… trong nông nghiệp, tiêu biểu là tiêu chuẩn VietGAP và đưa ra
các kiến nghị với Chính phủ để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.
Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tiến hành thay đổi chủng loại xuất khẩu,
phương thức chế biến dựa vào các báo cáo trong nước của Cục Xúc tiến thương mại,
Bộ NN & PTNT, Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại… và ngoài
nước từ Bộ NN & PTNT Đài Loan, hệ thống thông tin Nông nghiệp quốc tế về biến
động khả năng sản xuất rau quả của Đài Loan, nhu cầu và thị hiếu của người dân
Đài Loan. Điển hình là nhu cầu tiêu thụ các trái cây nhiệt đới và các loại rau quả
được bảo quản của Đài Loan trong những năm gần đây luôn ở mức cao, doanh
nghiệp chế biến cần đảm bảo hệ thống thanh trùng hộp, bảo quản phù hợp để đóng
hộp các loại nấm, dứa, dưa chuột, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cần đẩy mạnh
kí kết hợp đồng thu mua các loại trái cây nhiệt đới với nông dân. Theo báo cáo của
hệ thống thông tin Nông nghiệp quốc tế của Mỹ, người dân Đài Loan thường tặng
các sản phẩm rau quả dưới dạng các gói quà cho bạn bè, người thân trong các lễ hội
lớn của năm như vào đầu năm mới (khoảng tháng 2), lễ hội thuyền rồng (khoảng
tháng 6) và tết Trùng Dương, Trùng Cửu (vào tháng 9). Các doanh nghiệp chế biến,
xuất khẩu có thể đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng trái cây cao cấp, được đóng hộp,
trang trí đa dạng để đáp ứng nhu cầu tăng cao vào các dịp lễ hội này.
Mục tiêu cần đạt được là thông tin thị trường Đài Loan được tuyên truyền đến
tất cả các nhà nông, cơ sở chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu, giúp tạo định hướng
về sản lượng, chủng loại rau quả xuất khẩu trong từng giai đoạn.
3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt
động sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam
3.4.1. Chính sách về đất đai, khuyến nông
Chính phủ tiến hành nghiên cứu, cải tiến các chính sách về đất đai như giảm
thuế đất đai canh tác, tạo điều kiện về diện tích đất trồng ở những địa điểm thuận
tiện, phù hợp với loại rau quả chuyên canh, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh
trồng trọt rau quả hàng hoá trên quy mô lớn, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị
trường nhằm khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào
77
nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Chính phủ cũng cần tăng cường đầu tư
cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là các loại hình công
nghệ cao, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, như
chính sách thành lập các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp
tại các vùng chuyên canh, đầu tư vốn cho các trung tâm này phát triển giống, công
nghệ máy móc hiện đại, hạn chế việc nhập khẩu máy móc từ nước ngoài.
Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến nông như cung cấp chi phí tổ
chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ chăm sóc rau quả cho nông dân các vùng,
xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng miền xa xôi, phù hợp với chiến lược phát triển
nông nghiệp, nông thôn... với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động trồng trọt, đảm
bảo 100% các vùng chuyên canh trong cả nước đều có cán bộ khuyến nông, có cơ
sở hạ tầng điện nước, đường sá khang trang. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh
công tác thực hiện an toàn về chất lượng sản phẩm, quản lý việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật và thuốc kích thích, bảo quản rau quả, huy động sự tham gia của toàn
thể cộng đồng, xã hội. Đồng thời, cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật về hướng dẫn phát triển rau quả, công tác giám sát, quản lý, kiểm
tra hoạt động trồng trọt, chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...
Bộ NN & PTNT triển khai các chính sách khuyến nông của Chính phủ trên cơ
sở tạo lòng tin cho nông dân trong vùng chuyên canh, tạo sự đồng lòng và thống
nhất về định hướng trồng của vùng. Muốn đạt được điều này, cần thực hiện kêu gọi
các nông dân áp dụng thành công hoạt động khuyến nông phối với cán bộ khuyến
nông tổ chức các buổi chất vấn, trao đổi về hiệu quả của chính sách nhằm tạo đưa ra
triển vọng cụ thể ngay tại địa phương. Đồng thời, khuyến khích người dân chủ động
báo cáo về tình hình hoạt động, trình bày các khó khăn để Bộ ngành đẩy mạnh
nghiên cứu các biện pháp khắc phục, nhất là các khó khăn về giống, đất đai bị bạc
màu, thiếu nguồn nước tưới tiêu...
Để người nông dân thực hiện đúng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực
phẩm rau quả trong trồng trọt, Bộ NN & PTNT cần nâng cao ý thức của người dân,
trình bày các ảnh hưởng của việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và các loại
chất kích thích thông qua các tài liệu có hình ảnh minh hoạ. Điển hình như việc sử
78
dụng chất kích thích nhiều sẽ làm rau quả bị giảm trọng lượng trong quá trình bảo
quản, mau bị hư và chất lượng lại không cao, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến và
xuất khẩu, từ đó rau quả Việt Nam bị mất thương hiệu trong thị trường Đài Loan.
Các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp cần nghiên cứu các loại
phân hữu cơ, thuốc vi sinh có giá thành rẻ, giúp người dân nâng cao chất lượng, sản
lượng, hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có nồng độ mạnh.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nông thôn cần hỗ trợ các vùng chuyên canh
rau quả bằng chính sách cho vay ưu đãi, chính sách thuế, hỗ trợ các nghiên cứu.
Trong đó, đối tượng được ưu tiên vay là các vùng chuyên canh các rau quả xuất
khẩu chính của Việt Nam sang Đài Loan, các vùng còn hạn chế về quy mô, công
nghệ kỹ thuật trong trồng trọt.
3.4.2. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu rau quả
Chính phủ cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế về hệ thống
điện, đường sá ở các khu vực chế biến, thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư
cho cơ sở chế biến có quy mô lớn và cần mở rộng nhiều máy móc cho việc đẩy
mạnh các hình thức chế biến hiện đại, định hướng nâng cao quy mô hoạt động, năng
suất chế biến và chất lượng rau quả chế biến của các cơ sở chế biến. Doanh nghiệp
xuất khẩu cần được Chính phủ đầu tư vốn trong việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh,
xây dựng thương hiệu nhằm tạo thương hiệu cho rau quả của Việt Nam.
Hoạt động chế biến, xuất khẩu rau quả vẫn còn gặp khó khăn do quy mô nhiều
cơ sở còn nhỏ, hoạt động xuất khẩu còn phát sinh nhiều chi phí cao như phí vận
chuyển nội địa, phí thuê tàu. Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động chế
biến và xuất khẩu, Chính phủ cần xem xét đưa các dự án sản xuất, chế biến, bảo
quản rau quả vào danh mục các dự án được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển của
Nhà nước với lãi suất đặc biệt ưu đãi 3% một năm, thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm,
thời gian ân hạn từ 3 – 5 năm, giãn thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm đối với các dự án
đã đầu tư, cho khoanh nợ đối với các dự án đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tiến hành
miễn giảm thuế cho các khu vực, cơ sở chế biến, xuất khẩu rau quả với quy mô lớn,
tạo động cho các cơ sở, doanh nghiệp này chủ động tìm kiếm, mở rộng nguồn cung
rau quả từ nông dân, tiếp tục duy trì và mở rộng công nghệ chế biến, bảo quản hiện
đại hơn.
79
Bộ Công thương cần phát huy vai trò trong việc tổ chức các hội chợ giới thiệu
rau quả của Việt Nam tại Việt Nam, kêu gọi các nhà nhập khẩu rau quả thế giới và
Đài Loan tham gia nhằm thu hút các nhà nhập khẩu rau quả mới; phối hợp với các
Bộ ngành của Đài Loan giao lưu, hợp tác trao đổi về giới thiệu thành tựu trong nông
nghiệp, tạo điều kiện cho Việt Nam ứng dụng các thành tựu của Đài Loan về cách
thức khuyến nông, tổ chức trồng trọt.
Bộ NN & PTNT phối hợp với bộ Tài chính cần ban hành các quyết định gắn
kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu như chính sách ưu tiên giảm
thuế đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có hợp đồng thu mua rau quả
trồng theo tiêu chuẩn VietGAP dựa theo sản lượng thỏa thuận tiêu thụ và giá bán
trên thị trường, chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn đầu tư trồng trọt đối với các vùng
chuyên canh thực hiện trồng rau quả có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Đài
Loan và vốn sản xuất đối với các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến rau quả theo các
mô hình tiên tiến, tạo ra các chế phẩm từ rau quả có mẫu mã đa dạng hơn, có giá trị
kinh tế cao hơn và nâng cao chất lượng về giá trị dinh dưỡng, độ an toàn, thời gain
bảo quản, sử dụng... Điều này sẽ tạo chuỗi giá trị toàn ngành, giúp người nông dân,
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đạt được lợi nhuận cao, xây dựng được thương
hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu.
Tiểu kết chương 3
Xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong
thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đó thì hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục.
Trên cơ sở các thành tựu và hạn chế trong chương 2 cùng với những quan điểm,
định hướng, mục tiêu xuất khẩu rau quả sang Đài Loan từ năm 2012 đến năm 2020,
tác giả đã đề ra hệ thống các giải pháp đối với các đối tượng liên quan từ Chính phủ,
Bộ ngành, Hiệp hội cho đến doanh nghiệp, người nông dân và một số kiến nghị đối
với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt
Nam sang thị trường Đài Loan.
80
KẾT LUẬN
Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan vẫn đang tăng
trưởng về kim ngạch, tạo cơ hội đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời
sống nhân dân cũng như góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta. Hoạt
động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này đã đạt được thành tựu về kim
ngạch, chủng loại và chất lượng. Nhiều loại rau quả được tiêu thụ mạnh trong
những năm gần đây, nhất là rau quả nhiệt đới đã phần nào khẳng định chất lượng
rau quả ngày càng tăng của Việt Nam, tạo động lực cho ngành rau quả tiếp tục đẩy
mạnh trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong
hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan mà bắt nguồn là từ hoạt động
trồng trọt, chế biến, xuất khẩu chưa chuyên nghiệp, thiếu linh hoạt, chỉ đạo thực
hiện của Chính phủ, các Bộ ngành chưa thực hiện hiệu quả. Những hạn chế này đã
làm giá cả rau quả Việt Nam còn cao, khó cạnh tranh, chất lượng, sản lượng vẫn
chưa xứng đáng với tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Sau khi tìm hiểu và phân tích về thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang Đài Loan, khóa luận đưa ra một số giải pháp trong hoạt động trồng trọt bao
gồm hoạt động phát triển và ứng dụng giống, phát triển các vùng chuyên canh rau
quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, trong hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu
như đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các doanh
nghiệp chế biến, phát triển hệ thống thu mua và phân phối rau quả, xây dựng và
phát triển thương hiệu rau quả của Việt Nam và chủ động nắm bắt tình hình thị
trường Đài Loan. Ngoài ra, tác giả xin đưa một số kiến nghị đối với Chính phủ và
các Bộ ngành liên quan về chính sách đất đai, khuyến nông và chính sách hỗ trợ chế
biến, bảo quản, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. Những
giải pháp, kiến nghị này hi vọng sẽ giúp khắc phục những hạn chế, tận dụng các
thành tựu của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, giúp hoạt
động trồng trọt, chế biến, bảo quản và xuất khẩu ngày càng hiệu quả hơn với ứng
dụng khoa học công nghệ ngày càng phổ biến, hiệu quả về sản lượng, chất lượng
ngày càng nâng cao..., tạo điều kiện tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu rau quả,
giữ vững và nâng cao vị trí của Việt Nam trong danh sách các thị trường xuất khẩu
rau quả chính sang thị trường Đài Loan.
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách, tạp chí tiếng Việt
1. Lê Ngọc Hải, 2011, Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, Thư viện học viện
mở Việt Nam.
2. Dương Hữu Hạnh, 2008, Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu,
NXB Thống Kê.
3. Luật Thương mại Việt Nam 2005.
4. Trung tâm Thông tin Thương mại, 2010, Thực trạng và phương hướng phát
triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015.
5. Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến
Thương mại Việt Nam (VIETRADE), 08/2005, Đánh giá tiềm năng xuất khẩu
của Việt Nam.
6. Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp 2006, Hồ sơ ngành hàng rau quả.
7. Viện Kinh tế Nông nghiệp, 2005, Báo cáo nghiên cứu tổng quan ngành rau quả
của Việt Nam.
8. Vụ Kế hoạch, Bộ NN & PNTN, 2012, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2011,
triển khai kế hoạch năm 2012.
Tài liệu sách, tạp chí tiếng nước ngoài
9. Nguyễn Văn Hoa, Southern Fruit Res. Inst. Viet Nam, 2006, Vietnam fruit
production and trade: The opportunities and challenges for smallholders.
10. Global Agricultural information network, 29/11/2011, Market Snapshot –
Taiwan’s Retail Food Sector.
11. Global Agricultural information network, 2011, Fresh Deciduous Fruit Annual
of Taiwan.
Tài liệu Internet tiếng Việt
12. Agroinfo, 22/03/2011, Xuất khẩu rau của thế giới và của Việt Nam phân theo
thị trường (2001-2007), ngày truy
cập 10/02/2012.
13. Agroinfo, 22/03/2011, Xuất khẩu trái cây của thế giới và của Việt Nam phân
theo thị trường (2001-2007), ngày
truy cập 10/02/2012.
82
14. Agroinfo, 05/04/2011, Các thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam
năm 2008, ngày truy cập 10/02/2012.
15. Báo mới, 10/2009, Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2008 tăng trưởng khá,
kha/45/3061109.epi, ngày truy cập 20/02/2012.
16. Báo mới, 12/2009, Diện tích rau an toàn mới chỉ chiếm hơn 8% tổng diện tích
trồng rau,
tich-trong-rau/148/2996876.epi, ngày truy cập 20/02/2012.
17. Báo Tin tức, 05/08/2011. Xuất khẩu rau quả: Tránh lệ thuộc thị trường truyền
thống,
tranh-le-thuoc-thi-truong-truyen-thong.htm, ngày truy cập 10/02/2012.
18. Bắc Giang Online, 26/2/2012, Hoạt động khuyến nông 2012: Lấy lợi thế vùng
làm điểm tựa,
ngày truy cập 27/02/2012.
19. Chu Khối Minh, 26/12/2011, Nông nghiệp một năm được mùa, được giá,
_a_a_adarpc_mas, ngày truy cập 09/02/2012.
20. Cục Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, 7/2007, Quan hệ hợp tác Việt
Nam – Đài Loan,
04-22.2018/2007/2007_00007/MItem.2007-02-15.3803/MArticle.2007-02-
15.4511/marticle_view, ngày truy cập 20/02/2012.
21. Dân Việt, 27/02/2012, Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm VietGAP,
vietgap.htm, ngày truy cập 27/02/2012.
22. Diễn đàn cà phê, 03/02/2011, Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam
năm 2010 tăng nhẹ,
qua-cua-Viet-Nam-nam-2010-tang-nhe, ngày truy cập 12/02/2012.
83
23. Diễn đàn Doanh nghiệp, 15/07/2004, Đài Loan: Giảm thuế nhập khẩu rau quả,
ngày truy cập 20/02/2012.
24. Diễn đàn môi trường, 28/02/2012, Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền
vững Ứng dụng các mô hình mới thích ứng biến đổi khí hậu,
doi-khi-hau-huong-den-nen-nong-nghiep-hien-dai-ben-vung.html, ngày truy
cập 01/03/2012.
25. Hải quan Việt Nam, 2012, Xuất khẩu cho một số nước/vùng lãnh thổ chia theo
mặt hàng chủ yếu, ngày
truy cập 10/02/2012.
26. Hội làm vườn Việt Nam, 29/12/2011, Năm 2012, xuất khẩu rau quả nhiều cơ
hội bứt phá,
ngày truy cập 23/02/2012.
27. Lao động, 17/12/2011, Xuất khẩu rau quả Việt Nam: Bất lợi cạnh tranh từ
nhiều phía,
phia/70019, ngày truy cập 20/02/2012.
28. Nông dân 24 giờ, 29/11/2011, Trái cây Việt Nam: Nhà vườn bị “teo tóp”, đầu
ra gặp khó khăn,
b%E1%BB%8B-%E2%80%9Cteo-top%E2%80%9D-dau-ra-gap-kho-khan/,
ngày truy cập 20/02/2012.
29. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 08/2011, Đài Loan,
ngày truy cập
20/02/2012.
30. Rau hoa quả Việt Nam, 2007, Đài Loan, thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn
nhất của Việt Nam trong năm 2006,
truy cập
lần cuối 10/02/2012.
84
31. Rau hoa quả Việt Nam, 11/12/2006, Tổng quan về rau hoa quả Việt Nam,
NewsID=208, ngày truy cập 12/02/2012.
32. Rau hoa quả Việt Nam, 18/12/2006, Giới thiệu chung về ngành rau quả Việt
Nam,
NewsID=337, ngày truy cập 10/02/2012.
33. Rau hoa quả Việt Nam, 03/02/2007, Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2006
tăng 10%,
NewsID=964, ngày truy cập 20/02/2012.
34. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, 23/02/2010, Nâng
cao chất lượng hàng rau quả,
ngày truy cập
10/02/2012.
35. Sài Gòn giải phóng, 06/04/201, Xuất khẩu rau quả - Tiềm năng lớn, vị trí nhỏ,
ngày truy cập
21/02/2012.
36. Thị trường nước ngoài, 01/03/2011, Kinh tế Đài Loan năm 2010: sự thay đổi
của 7 chỉ tiêu lớn,
2010-su-thay-doi-cua-7-chi-tieu-lon.aspx, ngày truy cập 19/02/2012.
37. Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2011, Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu,
ngày truy cập 12/02/2012.
38. Tin kinh tế, 04/09/2010, Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: Thành
tựu và giải pháp,
nghiep-nong-thon-thanh-tuu-va-giai-phap.nd5-dt.55946.113207.html, ngày truy
cập 20/02/2012.
39. Tổng cục Thống kê, 02/2012, Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo khối nước,
phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu,
85
ngày truy cập 20/02/2012.
40. Tổng cục Thống kê, 02/2012, Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo khối nước,
phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu,
ngày truy cập 20/02/2012.
41. Truyền thông Khoa học & Công nghệ, 19/01/2012, Ứng dụng, chuyển giao
khoa học kỹ thuật vào tam nông,
tam-nong-c1067/Ung-dung-chuyen-giao-tien-bo-KH-CN-vao-tam-nong-n2769,
ngày truy cập 20/02/2012.
42. Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông thôn, 11/01/2012, Bức tranh
nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực,
ngày truy cập
20/02/2012.
43. Viện Nghiên cứu Thương mại, 07/08/2011, Làm sao để rau trái Việt Nam trúng
mùa, không rớt giá,
luoc-chinh-sach/lam-sao-de-rau-trai-viet-nam-201ctrung-mua-khong-rot-
gia201d, ngày truy cập 10/02/2012.
44. Vietnam Business Forum, 21/9/2011, Nhiều giải pháp để Việt Nam đẩy mạnh
xuất khẩu rau quả, ngày
truy cập 19/02/2012.
45. Vnanet, 08/09/201, Trái cây Việt,
ngày truy cập
21/02/2012.
46. Vinafruit, 2007, Giới thiệu vắn tắt về ngành rau quả Việt Nam,
ngày
truy cập 20/02/2012.
47. Vinafruit, 2008, Chiến lược phát triển,
ngày
truy cập 10/2/2012.
86
48. Vinafruit, 22/03/2010, Năm 2009: Xuất khẩu rau tươi và rau chế biến tăng
7,6%,
kha/45/3061109.epi, ngày truy cập 23/02/2012.
49. Vnexpress, 07/07/2011, Danh sách đặc sản thiên nhiên nổi tiếng ở Việt Nam,
sach-ky-luc-mon-ngon/page_2.asp, ngày truy cập 15/02/2012.
50. Wikipedia, 2008, Cây ăn quả,
ngày
truy cập 01/03/2012.
51. Wikipedia, 2012, Việt Nam,
ngày truy cập 20/02/2012.
Tài liệu Internet tiếng nước ngoài
52. Agriculture and Food Agency, Council of Agriculture, Excutive Yuang,
01/07/2010, Fruit Industry,
=129&scat=t, ngày truy cập 20/02/2012.
53. Agriculture and Food Agency, Council of Agriculture, Excutive Yuang,
01/07/2010, Vegetable Industry,
=130&scat=t, ngày truy cập 20/02/2012.
54. Council of Agriculture, Excutive Yuan R.O.C (Taiwan), 2012, Yearly Report of
Taiwan’s Agriculture, ngày truy cập
20/02/2012.
55. Council of Agriculture, Excutive Yuan R.O.C (Taiwan), 2012, Food Supply &
Utilization Annual Report, ngày truy
cập 20/02/2012.
56. Directorate General of Customs, Ministry of Finance, Taiwan, 2012, Value and
quality of import/export from Viet Nam from 2000 to 2011,
ngày truy cập
29/02/2012.
87
57. Food and Drug Administrations, Department of Health, Executive Yuan,
20/01/2012, Standards for Pesticide Residue Limits in Foods,
lassifysn=16, ngày truy cập 15/02/2012.
58. Globaltrade, 22/02/2012, Food and agricultural import regulations and
standards of Taiwan,
research/pdf/Taiwan/Agriculture-Animal-Husbandry-Hunting-Fishing-Food-
and-Agricultural-Import-Regulations-and-Standards-27.do, ngày truy cập
15/02/2012.
59. Intracen, 2012, Bilateral trade between Chinese Taipei and Viet Nam,
ngày truy cập 20/02/2012.
60. Intracen, 2012, List of products imported by Chinese Taipei,
ngày truy cập
19/02/2012.
61. Intracen, 2012, List of supplying markets for a product imported by Chinese
Taipei, ngày
truy câp 19/02/2012.
62. M.A.Ritenour, 2009, Fresh fruit Residue Limits,
University of Florida, IFAS Extension, ngày truy cập 20/02/2012.
63. WTO ITC UNCTAD, 2011, World Tariff Profiles 2011,
WTO ITC
UNCTAD, ngày truy cập 15/02/2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doan_luu_minh_huy_anh_3_47a_quan_tri_kinh_doanh_quoc_te_0568.pdf