Điều chỉnh sự can thiệp c ủa chính phủ theo hướng làm tăng hiệu quả của
cơ chế thị trường (giảm chi tiêu chính phủ, giảm thâm hụt ngân sách, hạn chế
cung tiền, giảm lạm phát).
- Kích thích phát triển khu vực kinh tế tư nhân (giảm thuế thu nhập, hạn
chế tiêu dùng, kích thích tiết kiệm, nới lỏng kiểm soát hành chính).
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế (giảm ngành sử dụng nhiều năng lượng và
nhân công, cải tiến kỹ thuật).
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh mẽ các ngành khoa
học công nghệ mới. Tỷ trọng các ngành công nghiệp cao đã chiếm trên 30%
trong tổng sản phẩm xã hội ở Pháp.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5691 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế nước Pháp sau chiến tranh thế giới lần thứ II (1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Diện tích 674,843 km² đứng thứ 40 thế giới và là nước rộng nhất Tây Âu.
- Dân số 63.044.000 (2005).
- Thủ đô Paris và ngôn ngữ chính thức là tiếng Pháp.
3
2. Tổng quan kinh tế và chính trị
Về chính trị
Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hòa bán tổng thống trung
ương tập quyền. Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy. Pháp là một trong
những nước sáng lập Liên minh châu Âu và nằm trong khu vực đồng tiền chung
Châu Âu euro. Pháp cũng là một thành viên sáng lập các tổ chức NATO và Liên
Hiệp Quốc, đồng thời là một trong năm thành viên có ghế thường trực trong Hội
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới
được công nhận là có vũ khí hạt nhân.
Về kinh tế
Là một thành viên nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới G8,
Pháp là nước có nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới theo tỉ giá trao đổi trên thị
trường sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Anh và đứng thứ 4 trên thế giới
theo sức mua tương đương. Với tổng sản phẩm quốc dân 1.600 tỉ euro
(1.6×€10
12
; số liệu năm 2005), Pháp là một trong những nước có tỉ lệ nghèo đói,
tỉ lệ bất bình đẳng trong thu nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh tế lớn,
đồng thời có dịch vụ xã hội (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu) và
dịch vụ công cộng (như vận tải công cộng và an ninh) vào loại tốt nhất thế giới.
Theo các số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới, Pháp là nền kinh
tế lớn thứ 3 Liên minh châu Âu, sau Đức và Anh quốc. Pháp là một trong 10
thành viên Liên minh Châu Âu đầu tiên sử dụng đồng Euro ngày 1/1/1999, và các
đồng tiền xu cũng như tiền giấy euro đã hoàn toàn thay thế đồng franc của Pháp
đầu năm 2002.
4
B. Kinh tế nước Pháp
sau chiến tranh thế giới lần thứ II (1945)
I. Hệ thống kinh tế
Nền kinh tế Pháp là tổng hợp của kinh tế tư bản hiện đại với sự can thiệp
của nhà nước, nhưng mức độ can thiệp này ngày càng giảm dần. Chính phủ vẫn
nắm giữ một số ngành mũi nhọn hoặc nắm giữ quyền kiểm soát trong các công ty
thuộc các ngành đường sắt, điện năng, máy bay và các công ty viễn thông. Chính
phủ nước này cũng bắt đầu nới lỏng quyền kiểm soát của mình đối với nền kinh
tế từ đầu những năm 90, nhưng tốc độ tư nhân hoá đang diễn ra một cách chậm
chạp, tiến trình này đã và đang diễn ra đối với France Telecom, Air France, cũng
như trong ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng. Trong khi đó,
nguồn đất đai rộng lớn và phì nhiêu cùng với sự áp dụng công nghệ và đưa vào
các giống mới đã khiến cho Pháp trở thành một trong những nước đứng đầu Tây
Âu về nông nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cao cũng sẽ đặt ra nhiều vấn đề đối với
chính phủ nước này mặc dù đã áp dụng chế độ làm việc 35 giờ/tuần. Pháp rất
ngại cắt giảm các phúc lợi xã hội và sự cồng kềnh quan liêu của chính quyền các
cấp bù vào đó là chính sách cắt giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm giữ mức thâm
hụt ngân sách thấp.
- Đặc trưng : Sự can thiệp của nhà nước đã hình thành mô hình kinh tế kế
hoạch hướng dẫn kiểu Pháp.
- Tổ chưc ra quyết định : Phi tập trung.
- Cơ chế điều tiết hoạt động : thị trường.
- Quyền sở hữu tài sản : tư nhân.
- Hệ thống khuyến khích : Vật chất và tinh thần.
5
II. Thể chế kinh tế - chính trị
1. Thể chế chính trị
- Nền cộng hoà thứ 5 (1958).
- 6/1958 Tướng De Gaulle lên nắm quyền ban hành hiến pháp mới , mở rộng
quyền của tổng thống, giảm quyền của Quốc Hội.
- Tổng thống De Gaulle đã củng cố nền độc lập tự chủ (1966 : Pháp rút khỏi
NATO) , cải thiện quan hệ với Liên Xô và Đông Âu , ổn định và phát triển kinh
tế , xã hội.
Từ năm 1958, Pháp đã xây dựng một nền dân chủ tổng thống có sức kháng cự
những sự bất ổn đã trải qua trong những nền dân chủ nghị viện trước đó. Theo
hiến pháp 1958, các thể chế của nền Cộng hòa thứ năm ở Pháp được thiết lập và
hoạt động trên cơ sở kết hợp giữa chế độ nghị viện và chế độ tổng thống, thông
qua quyền lực của nhân dân. Tổng thống Cộng hòa Pháp được bầu cử theo quy
tắc phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm (trước kia là 7 năm). Sự phân xử
của Tổng thống đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ cấu quyền lực công
cộng và tính liên tục của quốc gia.
Tổng thống chỉ định thủ tướng (điều 8, Hiến pháp 1958), là người cầm đầu nội
các, chỉ huy các lực lượng vũ trang, và ký kết các hiệp ước. Là trọng tài, tổng
thống đảm bảo sự phân chia quyền lực giữa cơ quan hành pháp và lập pháp, đồng
thời điều hòa mối quan hệ hợp lệ giữa chính phủ và nghị viện.Số lượng thành
viên trong chính phủ tùy thuộc vào quyết định của thủ tướng, có sự chấp thuận
của tổng thống. Cơ quan lập pháp của Pháp gồm có quốc hội và thượng nghị
viện, tuy nhiên quốc hội có nhiều thẩm quyền hơn so với thượng nghị viện. Các
đại biểu Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu trực
tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền bãi miễn chính phủ, và vì thế phe
chiếm đa số trong Quốc hội sẽ quyết định sự lựa chọn chính phủ. Các thượng
6
nghị sĩ được lựa chọn bởi theo bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm (trước kia là 9 năm),
và một nửa số ghế được bầu lại sau mỗi 3 năm bắt đầu từ tháng 9, 2008.
7
Thủ tướng
Hội đồng
bộ trưởng
Quốc Hội Thượng nghị
viện
Nhân dân ( từ 18 tuổi có quyền bỏ phiếu )
Hội đồng
xã
Hội đồng hàng
vùng
Hội đồng
hàng tỉnh
Nghị
sĩ
8
2. Thể chế kinh tế
Ở Pháp, mọi hoạt động kinh tế được thực hiện thông qua khu vực nhà nước
và khu vực tư nhân. Nền kinh tế Pháp là một nền kinh tế tự do, trong đó sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất và trao đổi chiếm đa số. Sản xuất được định hướng bởi
các cơ chế thị trường, theo sáng kiến của các cá thể, có cạnh tranh, có sự lựa chọn
của người tiêu dùng và mở cửa với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên nhà nước đóng
vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định
chính sách ngân sách, thuế khóa, tiền tệ, thương mại, thông qua các đạo luật…
Nhà nước cũng là khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp quốc gia, đầu tư
nhiều về trang thiết bị sản xuất và là người kiểm soát gần như toàn bộ các hoạt
động tài chính, cung cấp tín dụng. Nhưng sự can thiệp của nhà nước thể hiện rõ
nhất trong việc đóng vai trò là người sản xuất thông qua các xí nghiệp công cộng.
Sự tham gia của nhà nước thể hiện qua ba hình thức: Các dịch vụ công cộng (bưu
chính, nhà in quốc gia, vận tải, viễn thông…), các công ty nhà nước (than, điện,
khí đốt, ô tô, ngân hàng…), và các xí nghiệp kinh tế hỗn hợp nhà nước - tư nhân
trong đó nhà nước chiếm đa số vốn (đường sắt, dầu khí…). Pháp cũng là nước
có khu vực kinh tế nhà nước lớn nhất trong Liên minh châu Âu.
Hoạt động kinh tế ở Pháp mang một sô nét đặc trưng riêng. Trước hết,
Pháp có một ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến cao, có sức cạnh tranh
trên trường quốc tế, một ngành nông nghiệp truyền thống mạnh nhất châu Âu, và
một hệ thống dịch vụ năng động, hiện đại không ngừng đổi mới thích ứng với
nhu cầu thị trường. Tiếp đó là về quy mô sản xuất, sự tập trung kinh tế thể hiện rõ
trong sản xuất công nghiệp với sự hiện diện của nhiều tập đoàn lớn, nhất là trong
các ngành khai thác, sản xuất vũ khí và những ngành nhà nước chiếm độc quyền.
Ba mươi tập đoàn lớn nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau ở Pháp đạt trên 50 ty
phrang doanh số. Nét đặc trưng cuối cùng của hoạt động kinh tế ở Pháp là sự tồn
tại của ngành thủ công. Ở Pháp có hai tổ chức là: Tổng liên đoàn nghề thủ công
Pháp và Liên hiệp các nhà thủ công Pháp với chức năng phát triển tay nghề thủ
công, bảo vệ quyền lợi người lao động.
9
III. Các giai đoạn phát triển kinh tế
1. Thời kỳ Phục hồi kinh tế (1945-1950)
a. Kinh tế
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Pháp là nước thắng trận,
nhưng nền kinh tế đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề và kiệt quệ: sản xuất công
nghiệp giảm xuống gấp ba lần, sản xuất nông nghiệp giảm hai lần (so với trước
chiến tranh). Nên trong những năm 1945 – 1950, kinh tế Pháp phát triển chậm
chạp, gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục lại nền kinh tế.
Thời kỳ này Pháp đã tăng cường vai trò của nhà nước trong nền kinh tế
nên đã hình thành mô hình kinh tế kế hoạch hướng dẫn kiểu Pháp. Kế hoạch 5
năm đầu tiên của Pháp (1947-1951) đã ra đời nhằm mục tiêu khôi phục kinh tế
sau chiến tranh.
Năm 1948, Pháp nhận “viện trợ” kinh tế của Mĩ theo kế hoạch “phục hưng
châu Âu” do ngoại trưởng Mĩ Macsan đề ra. Nhờ đó, kinh tế có những bước phát
triển mới, nhưng bị phụ thuộc vào kinh tế Mĩ.
Bên cạnh đó để hàn gắn và khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhà cầm
quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư
khai thác thuộc địa Đông Dương. Đó là các chính sách bóc lột tối đa trên nhiều
lĩnh vực kinh tế : nông nghiệp (cướp đất của nông dân để xây đồn điền trồng lúa,
cao su...), bóc lột công nghiệp,thương nghiệp , và tăng thuế nặng.
b. Xã hội
Tháng 9/1946, Quốc hội lập hiến thông qua bản hiến pháp mới, thiết lập
nền Cộng hoà thứ tư với chế độ Tổng thống. Theo đó các quyền tự do dân chủ
được rộng rãi hơn, tiến bộ hơn và quyền hạn của Tổng thống giảm đi nhiều so với
trước chiến tranh. Chính phủ Pháp được thành lập trong đó có 5 đảng viên Cộng
sản giữ những chức vụ quan trọng như Phó thủ tướng, Bộ trưởng quốc phòng, lao
động, y tế… Trong khuôn khổ của hiến pháp mới và với chính phủ mới tiến bộ,
đã mở ra khả năng tiến hành những cải tạo kinh tế - xã hội sâu sắc ở Pháp.
10
Nhưng, tháng 5/1947, dưới sức ép của Mĩ thông qua “kế hoạch Macsan”,
Thủ tướng Ramađiê (Đảng Xã hội cánh hữu) đã gạt những người Cộng sản ra
khỏi chính phủ. Cũng từ đó chính phủ Pháp ngày càng thiên sang hữu, thực hiện
những chính sách đối nội, đối ngoại ngược lại lợi ích của nhân dân Pháp.
Về đối nội, thu hẹp các quyền tự do dân chủ của nhân dân, xoá bỏ những
cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây: tăng thuế, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội…
Về đối ngoại, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thực dân hao
người, tốn của ở Đông Dương, Angiêri, gia nhập khối quân sự xâm lược NATO
và để cho Mĩ đóng quân và thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Pháp, tán
thành tái vũ trang lại cho Tây Đức và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt phục thù Tây
Đức vốn là kẻ thù nguy hiểm của nước Pháp…
Do những chính sách đối nội, đối ngoại phản động của giới cầm quyền,
tình hình nước Pháp trở nên không ổn, cao trào đấu tranh của công nhân và nhân
dân Pháp bùng nổ.
2. Thời kỳ tăng trưởng nhanh (1951-1972)
a. Kinh tế
Giai đoạn này kinh tế các nước tư bản tăng trưởng khá nhanh và tương đối
ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước tư bản (%)
2.8
4
2.7 2.8
5.1
5.5
6.8
4.6
8.7
10.4
Mỹ Anh Pháp Đức Nhật
1952-1962
1963-1972
11
Đối với Pháp
Về nông nghiệp, do áp dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật vào nông
nghiệp đã khiến cho năng suất và sản lượng trong nông nghiệp tăng nhanh, Pháp
đã nhanh chóng trở thành một trong bốn nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế
giới. Cơ cấu kinh tế cũng thay đổi nhanh chóng, từ năm 1950 đến 1973, tỷ trọng
khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) ở Pháp từ 33% giảm xuống còn 12%. Tuy
nhiên, nông nghiệp tăng nhanh về sản lượng nhưng lao động trong nông nghiệp
lại giảm xuống rõ rệt. Năm 1950 lao động trong nông nghiệp ở Pháp là 29,1%,
đến năm 1970 giảm xuống còn 13,1% trong tổng lao động của các ngành kinh tế.
Trong giai đoạn này, nhà nước cũng trở thành người sở hữu một bộ phận
khá lớn tư bản xã hội. Đến giữa những năm 50, phần các phương tiện sản xuất cơ
bản (không kể sản xuất quân sự) nằm trong tay nhà nước đạt 42% , khu vực kinh
tế nhà nước cũng chiếm khoảng 30% tổng số đầu tư, thu hút khoảng 15-30% tổng
số công nhân viên và sản xuất khoảng 20-30% tổng sản phẩm công nghiệp. Cơ sở
hạ tầng cần thiết cho sự phát triển kinh tế đa số đều nằm trong tay khu vực nhà
nước, các xí nghiệp nhà nước của Pháp nắm gần 100% ngành sản xuất than, hơi
đốt, điện, ngành đường sắt, 88,3% ngành hàng hải, 86% ngành hàng không.
Tiếp tục các kế hoạch 5 năm, cho đến kế hoạch lần thứ 5 (1967-1971) đã
đưa ra những định hướng quan trọng giúp cho nước Pháp thúc đẩy được phát
triển kinh tế dựa vào những bước tiến của cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại và từng bước đưa nước Pháp hội nhập kinh tế khu vực EU và kinh tế thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới
thứ hai có liên quan đến những nhân tố sau:
- Nhờ cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật làm cho năng suất lao động và
khối lượng sản phẩm hàng hoá tăng tiến vượt bậc.
- Giá nhập nguyên nhiên liệu từ thế giới thứ ba rẻ.
- Chính sách mở cửa của nhà nước ra thị trường châu Âu và thế giới.
- Vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước có hiệu quả.
12
b. Xã hội
Sự phát triển kinh tế trong thời kì này đồng thời cũng gây ra những hậu
quả về bất công xã hội, khiến dân chúng bất bình, đặc biệt là giới sinh viên và các
công đoàn công nhân. Tháng 5/1968, khủng hoảng xã hội đã bùng nổ với những
cuộc biểu tình của sinh viên, chỉ trong một vài tuần, cả nước Pháp đã bị tê liệt bởi
bãi công, bãi khóa. Bầu không khí căng thẳng bao trùm, phong trào đấu tranh đòi
tự do hóa lan rộng. Trước tình hình đó, tướng De Gaulle phải chấp nhận giải tán
quốc hội và tổ chức bầu cử vào tháng 6/1968, sau đó tình hình khủng hoảng đã
giải quyết.
3. Thời kỳ phát triển không ổn định (1973-1981)
a. Các vấn đề k inh tế
Bước vào thập niên 70 của thế kỉ 20, kinh tế các nước tư bản bộc lộ nhiều
mâu thuẫn mới, đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế dầu lửa 1974-1975 xảy ra
làm cho kinh tế thế giới mới thực sự bước vào đình trệ, tôc độ tăng trưởng kinh tế
giảm sút kèm theo đó là lạm phát cao và mức thất nghiệp gia tăng đã không khích
thích được đầu tư.
Pháp cũng không nằm ngoài tình trạng đó, kinh tế Pháp bước vào thời kỳ
phát triển không ổn định, thường xuyên diễn ra suy thoái, lạm pháp, thất nghiệp,
và mức tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 2,5% năm, tốc độ tăng đầu tư tư bản
cố định trong nước giảm sút nghiêm trọng đã tác động đến năng suất lao động,
mức tăng năng suất lao động trong công nghiệp giai đoạn 1973-1977 so với giai
đoạn 1963-1973 giảm từ 5,2% xuống 4%. Sau khi hệ thống tiền tệ thế giới
Bretton Woods bị phá vỡ, Pháp bước vào giai đoạn tỷ giá hối đoán thả nổi, làm
cho lạm phát trong giai đoạn này tăng cao (11,1%).
13
Những chỉ số kinh tế chủ yếu của Pháp từ năm1961 đến 1982
Bình quân 1961-1973 Bình quân 1974-1982
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 5,4 2,5
Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng công
nghiệp (%)
5,4 2,0
Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
(%GDP)
14,4 20,4
Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
(%GDP)
13,8 20,4
Cán cân thanh toán (% GDP) -0,1 0,0
Tỷ lệ lạm phát (%) 4,5 11,1
Tỷ lệ tăng lương (%) 11,2 15,4
Tổng dân số (triệu) 49,4 53,2
Số dân ở độ tuổi lao động (nghìn) 20,8 22,8
Tỷ lệ tăng việc làm 0,7 0,3
Tỷ lệ thất nghiệp 2,0 4,8
Tỷ lệ thu ngân sách (%GDP) 34,6 38,4
Tỷ lệ chi ngân sách (%) 34,0 40,1
Thâm hụt ngân sách (%GDP) -0,5 0,9
Lãi suất ngắn hạn (%) 5,6 9,8
Lãi xuất dài hạn (%) 6,9 11,1
Nguồn: RAMSES, 1996
14
Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm (%)
(theo ngân hàng Thế giới, báo cáo phát triển thế giới năm 1985)
3.3
2.3
9.8
4.3
2.8
1.1
5.5
2.5
4.6
2.1
5.2
2.2
0
2
4
6
8
10
12
Mỹ Nhật Anh Pháp Đức Italia
1953-1973
1973-1982
Năm 1978 và 1986 là Pháp có xuất siêu, đặc biệt năm 1982 Pháp có số
thâm hụt thương mại kỷ lục lên đến 93 tỷ phrang. Những mặt hàng mạnh về xuất
khẩu là thực phẩm (ngũ cốc, đồ uống, sản phẩm sữa, đường củ cải), theo bảng
dưới đấy thì trong thời kì này Pháp cũng là nước xuất khẩu nhiều về công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp ô tô, công nghiệp thực
phẩm.Trái lại, Pháp nhập siêu các thiết bị điện, điển tử dân dụng, năng lượng,
hàng tiêu dùng.
Cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu của Pháp
Mặt hàng
Xuất khẩu Nhập khẩu
1973 1984 1973 1984
Lương thực, thực phẩm 19,7 16,8 17,7 12,9
Năng lượng 2,4 4,0 12,9 24,5
Công nghiệp 77,9 79,2 69,4 62,6
Tổng số 100 100 100 100
Nguồn INSEE, số liệu kinh tế Pháp 1994-1995
15
Khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoàng cơ cấu, khủng hoảng năng
lượng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Điều đó thể hiện ở sự tăng trưởng của
nhiều ngành sản xuất đã vượt quá giới hạn của thị trường và nguyên liệu. Cuộc
khủng hoảng dầu lửa thứ hai nổ ra năm 1979 giáng thêm một đòn nữa vào kinh tế
phương Tây, đặc biệt nặng nề đối với các nước phụ thuộc về dầu lửa như Pháp ở
thời kỳ đó. Trong vòng hai năm, giá dầu lửa tăng lên hơn 3 lần, từ 2,9$/thùng
năm 1973 lên 9$/thùng năm 1975, và tăng mạnh đến năm 1980 lên tới 30$/thùng
và 34,87$/thùng vào năm 1982. Do phải nhập dầu mỏ với giá quá cao, nhiều
công ty xí nghiệp của Pháp đã phá sản khiến cho số người thất nghiệp tăng lên
nhanh chóng, kèm theo đó là sự can thiệp nhà nước quá sâu, kích cầu làm tăng
thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ tăng nhanh.
Nợ của chình phủ tính theo thu nhập quốc dân năm 1980 (%)
Mỹ 37,9
Nhật 52,0
Pháp 37,3
Đức 32,5
Anh 54,6
Italia 58,5
b. Các vấn đề xã hội – các chính sách khắc phục
Trong giai đoạn này, do phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ hai cuộc khủng
hoảng dầu lửa làm cho nền kinh tế Pháp phát triển chậm chạp và không ổn định,
kèm theo đó là các vấn đề xã hội gia tăng.
16
Nạn thất nghiệp
Chỉ số Đơn vị 1970 1980
- Tổng số việc làm Nghìn 20,611 21,747
Lao động nam % 64,5 61,4
Lao động nữ % 35,5 38,6
- Tỷ lệ thất nghiệp % lực lượng lao động 2,5 6,4
Nam - 1,5 4,3
Nữ - 4,3 9,5
Từ năm 1974, nạn thất nghiệp bùng nổ với mức độ ngày càng trầm trọng:
hơn 1 tr ng thất nghiệp năm 1975, 2 triệu năm 1982 và trở thành mối lo ngại hàng
đầu trong cuộc sống 32% dân pháp (1976). Trước tình hình này, cả chính phủ lẫn
mọi đảng phái chính trị đều tập trung coi đây là vấn đề ưu tiên giải quyết hàng
đấu trong chính sách của mình.
Các chính sách khuyến khích giới chủ tạo thêm công ăn việc làm dưới
nhiều dạng như hợp đồng lao động tạm thời, hợp đồng lao động tương trợ đoàn
kết, khuyến khích nghỉ hưu, ưu tiên cho tuyển dụng lớp trẻ, đào tạo nghề
nghiệp… cũng giải quyết phàn nào những khó khăn về công ăn việc làm cho
người lao động.
Chỉ số Đơn vị 1973 1982
Tổng chi phí cho chính sách công ăn việc làm Tỷ Franc 38,9 118,2
Trợ cấp thất nghiệp Tỷ Franc 7,2 47,7
Khuyến khích nghỉ hưu Tỷ Franc 6,0 20,4
Duy trì việc làm Tỷ Franc 0,5 4,6
Khuyến khích tạo việc làm Tỷ Franc 1,9 4,8
Khuyến khích hoạt động mới Tỷ Franc 0,08 1,4
Đào tạo nghề nghiệp Tỷ Franc 26,2 36,2
Hoạt động thị trường lao động Tỷ Franc 0,3 1,1
Nguồn: tình hình nước Pháp 1994-1995, CREDOC
17
Vấn đề nhà ở, nạn bần cùng trong xã hội
Nhà ở luôn là một trong những vấn đề khó giải quyết đối với chính phủ
Pháp, mặc dù có nhiều quan tâm đến chính sách nhà ở: xây mới, cải tạo nhà cũ,
kế hoạch đô thị hóa, ưu tiên giải quyết nhà ở cho các gia đình có thu thập thấp,
khó khăn. Năm 1975, trung bình 2,58 người có 1 nhà ở.
Tình hình nhà ở tại Pháp1975
Chỉ số 1975
Số người dân/nhà ở 2,58
Số buồng/nhà ở 3,47
Số người ở/ buồng 0,83
Nhà ở không đầy đủ tiện nghi (%) 26,9
Tuy vậy, nhà ở vẫn không đáp ứng đc nhu cầu ngày càng tăng của dân
chúng, mặt khác, từ năm 1974, số nhà mới xây đã giảm đi. Đầu những năm 1980,
khủng hoảng dầu hỏa lần thứ hai lại làm giảm tốc độ phát triển. Ngân sách dành
cho nhà ở giảm, tình trạng các chung cư xuống cấp trầm trọng. Dựa vào luật phân
quyền năm 1983, Hubert Dubedout - thị trưởng thành phố Grenoble - đưa ra dự
án khôi phục nhà chung cư và sau đó đã trở thành dự án quốc gia. Những chiến
dịch tân trang mặt tiền, cách âm và cách nhiệt các phòng được tung ra đại qui mô.
Từ đó giá thuê nhà cũng tăng cao khiến cho một bộ phận người dân có thu nhập
thấp không có đủ tiền thuê nhà. Đồng thời kinh tế giảm sút làm cho thất nghiệp
gia tăng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới cảnh người nghèo phải sống vất
vưởng, vô gia cư, không nơi nương tựa, bị gạt ra ngoài rìa xã hội. Chính phủ
Pháp cũng đã đưa ra một loạt các chính sách xã hội bổ sung để nhằm giải quyết
cấp bách tình trạng vô gia cư: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp cho người nghèo để tái
hòa nhập xã hội… cũng đã cái thiện phần nào nạn bần cũng, vô gia cư trong xã
hội.
18
Vấn đề nhập cư và vấn đề ngoại ô
Từ năm 1981, ở Pháp có trên một triệu người nhập cư, chiếm 6,78% số dân
năm 1982, vì luật pháp dễ dãi, và các trợ cấp xã hội hậu hĩnh, đã làm gia tăng sự
nhập cư ồ ạt của các sắc dân thuộc Phi Châu, nhất là vùng Bắc Phi, từng là thuộc
địa cũ của Pháp. Làn sóng di cư này đã chững lại sau năm 1982 với chính sách
hạn chế nhập cư của chính phủ Pháp. Tuy nhiên, sau mấy chục năm hòa trộn vào
dân Pháp, cộng đồng các sắc dân này, ngoài một số hội nhập tốt đẹp, còn lại số
khá đông, nhất là lớp trẻ, gặp khó khăn về công ăn việc làm, do bản sắc dân tộc,
thêm kinh tế suy thoái, và phần nào bị kỳ thị. Tình trạng thất nghiệp càng gia
tăng, họ trở thành tầng lớp bất mãn trong xã hội, sống biệt lập « kiểu ghettos », ở
vài vùng ngoại ô Paris và một số tỉnh khác. Do thiếu quan tâm đúng mức tới các
khu ngoại ô như vậy, tình hình trật tự xã hội ở đó ngày càng xấu đi. Tại đây, đôi
khi tình trạng thiếu an ninh xa sút đến độ cảnh sát không dám vào tuần hành.
Không những ngoại ô trở thành nơi có trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ thất nghiệp
cao, mà còn là mơi sản sinh ra các tệ nạn xã hội như tiêm chích, buôn lậu ma
túy… Do đó, ngoại ô đã được coi là điểm nóng của xã hội.
Để khắc phục tình trạng xuống cấp về mọi mặt ở các khu vực này, ngay từ
năm 1982 chính phủ đã có kế hoạch phát triển xã hội ở các khu phố, sau đó
phong trào được đẩy mạnh, phát triển thành các khu kinh doanh, dịch vụ, vui
chơi, giải trí, không gian xanh, cải thiện tình hính trật tự trị an, tạo điều kiện cho
những nhóm dân cư nước ngoài hòa nhập vào cuộc sống của thành phố.
Chế độ làm việc
Thời gian làm việc trong tuần của người lao động Pháp ngày càng giảm đi.
Năm 1946 là 60 giờ, đến năm 1979 còn 50 giờ và kể từ năm 1982 còn 39 giờ. Và
cũng kể từ năm 1982, người lao động được hưởng năm tuần nghỉ phép trong một
năm.
19
Y tế
Sức khỏe ngày càng trở thành một mối quan tâm sâu sắc trong dân Pháp
cũng như trong việc hoạch định chính sách của chính phủ. Năm 1970, trung bình
tổng chi phí y tế cho mỗi người dân là 3482 phrang (bao gồm khám bệnh, thuốc
chữa bệnh, phân tích, xét nghiệm, nằm viện) lên đến 6677 phrang năm 1980. Số
bác sĩ đăng kí hành nghề cũng đã tăng lên từ 118000 người năm 1970 đến
154000 người năm 1980. Các bệnh viện công đã được mở rộng và phát triển
thành các trung tâm bệnh viện và đại học, kết hợp cả chữ bệnh, đào tạo và nghiên
cứu. Hệ thống bảo hiểm xã hội và các cơ quan trợ giúp xã hội về y tế cũng được
mở rộng và đa dạng hóa các hình thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Chỉ số Đơn vị 1970 1980
Tổng chi phí y tế cho một người dân Pranc/người dân 3482 6677
Chi tiêu y tế trong GDP % 5,2 6,8
Chi phí phòng bệnh trong tổng chi phí y tế % 2,8 2,9
Sô bác sĩ đăng kí trong nghiệp đoàn y khoa Nghìn 66 118
Tuổi thọ trung bình của năm giới Năm 68,4 70,2
Tuổi thọ trung bình của nữ giới Năm 75,8 78,4
Tử vong vì u ác tính Nghìn 105 124
Tử vong vì bệnh tim Nghìn 100 114
Tử vong vì bệnh máu não Nghìn 77 68
c. Những điều chỉnh về kinh tế trong thời kì này
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ và tiền tệ, nên từ đầu thập niên 80, Pháp
cũng như các nước tư bản khác mới thực sự bước vào giai đoạn tổng điều chỉnh
toàn bộ nền kinh tế. Suy thoái kinh tế TBCN lần này yêu cầu phải đổi mới cơ cấu
kinh tế và cải cách kế hoạch hoá cho phù hợp. Hướng cải cách kế hoạch hoá của
20
Pháp tập trung vào nâng cao chất lượng dự báo phục vụ kế hoạch hoá và chuyển
các kế hoạch dài hạn sang chiến lược phát triển với những sự thích ứng mềm dẻo
phù hợp hơn. Chính sách của giai đoạn này là một chính sách Trung Phái Hữu
Khuynh (centre droit): chống lạm phát,quân bình cán cân ngân sách, đồng tiền
mạnh, yểm trợ xí nghiệp, yểm trợ đầu tư, giải tỏa sự lệ thuộc của lương bổng vào
giá cả, mở rộng thị trường...
Nội dung chủ yếu của điều chỉnh kinh tế
- Điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ theo hướng làm tăng hiệu quả của
cơ chế thị trường (giảm chi tiêu chính phủ, giảm thâm hụt ngân sách, hạn chế
cung tiền, giảm lạm phát).
- Kích thích phát triển khu vực kinh tế tư nhân (giảm thuế thu nhập, hạn
chế tiêu dùng, kích thích tiết kiệm, nới lỏng kiểm soát hành chính).
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế (giảm ngành sử dụng nhiều năng lượng và
nhân công, cải tiến kỹ thuật).
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh mẽ các ngành khoa
học công nghệ mới. Tỷ trọng các ngành công nghiệp cao đã chiếm trên 30%
trong tổng sản phẩm xã hội ở Pháp.
- Phát triển các ngành kỹ thuật cao (điện tử, thông tin, sinh học, vật liệu
mới, vũ trụ…).
- Điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác khu vực và thế
giới.
4. Thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ (1982-2006)
a. Về kinh tế:
Trong giai đoạn này nứơc Pháp luôn giữ được tốc độ phát triển ổn định,
tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của nước Pháp là 1,6% năm. GDP của Pháp
đứng thứ sáu thế giới sau Mĩ, Nhật, Trung Quốc, Anh, Đức. Nếu xếp hạng theo
GDP cá nhân thì Pháp đúng thứ 16 thế giới.
21
Thống kê
GDP (PPP) 1.871 tỉ USD (2006)
Tăn g trưởng GDP 2 % (2006)
GDP (PPP) đầu người $30.100 (2006)
GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp (2,7 %), công nghiệp (24,4%), dịch vụ (72,9%)(2004)
Tỉ lệ lạm phát 1,5 % (2006)
Lực lượng lao động 27,88 triệu (2006)
Lực lượng lao động theo nghành Dịch vụ (71,5%), công nghiệp (24,4%), nông nghiệp (4,1%) (1999)
Tỉ lệ thất nghiệp 8,7 % (2006)
Các ngh ành công nghiệp chính máy móc, hóa chất , ô tô, luyện kim, máy bay, điện tử; dệt sợi, chế
biến thực phẩm; du lịch
“Những thông tin và số liệu nêu trên được trích từ cuốn sách CIA World Fact Book”
Trên 2 thế kỷ đã qua, khoa học và công nghệ của nước Pháp đã không
ngừng đổi mới để xây dựng một nước công nghiệp hùng mạnh. Tri thức và tiến
bộ kỹ thuật đã trở thành cái nôi sản sinh nhiều công nghệ mới. Con người và việc
làm, công trình và sản phẩm tạo ra sự biến đổi công nghiệp 50 năm gần đây đã
giúp Pháp có được vị thế cao trên thế giới. Đóng góp ấn tượng của KH&CN
trong phát triển KT-XH. Đổi mới công nghệ và công nghiệp hóa mạnh mẽ trên
các lĩnh vực quyết định đến kỹ thuật và phát triển kinh tế, đã đưa nước Pháp cất
cánh để trở thành 1 trong 5 quốc gia công nghiệp mạnh nhất thế giới với giá trị
xuất khẩu bình quân đầu người vượt qua Anh, Nhật, Hoa Kỳ và chỉ đứng sau
CHLB Đức .
Năm 2004, năng suất lao động của Pháp chỉ thấp hơn mức năng suất lao
động của Mĩ và cao bình quân chung của các nước G7. Nhưng xét về khía cạnh
về giờ làm việc thì Pháp đứng đầu các nước trong khối G7
22
Bảng so sánh năng suất các nước G7
GDP bình quân 1 người lao động GDP bình quân 1 giờ làm việc
1990 1995 2000 2004 1990 1995 2000 2004
Pháp 100 100 100 100 100 100 100 100
Đức 90 88 87 92 90 86
Nhật 82 79 78 80 65 66 64 64
Anh 76 81 85 90 69 73 75 78
Mỹ 105 106 108 112 90 86 87 88
G7 95 97 98 83 83 82
Chỉ số của Pháp =100
Sự chênh lệch một vài điểm phần trăm giữa năng suất ước tính điều chỉnh
cho từng nước và số liệu ước tính năng suất năm 2004 chứng tỏ Pháp có mức
năng suất lao động cao chỉ kém Đức nhưng có xu hướng tiến lại gần nhau.
Bảng mức điều chỉnh số liệu năng suất của một số năm
GDP bình quân 1 người lao động GDP bình quân 1 giờ làm việc
1990 1995 2000 2003 1990 1995 2000 2003
Pháp 0 0 0 0 0 0 0 0
Đức 2 0 1 1 0 1
Nhật 1 -1 -2 -2 -2 -2 -4
Anh -1 -1 -1 0 -2 -1 -3
Mỹ 0 -1 -2 -3 -5 -4 -7
G7 -1 -1 -2 -3 -2 -4
Chỉ số của Pháp =100
23
Số liệu năm 2004 cho thấy việc xếp thứ hạng các nước, tính trên cơ sở
GDP bình quân 1 giờ lao động vẫn không thay đổi. Với các mức năng suất của
các nước, Pháp vẫn là nước dẫn đầu về năng suất cao hơn cả Mĩ (45,2
đôla/giờ),Anh (39,5 đôla/giờ), Nhật (32,9 đôla/giờ), Đức (41,8 đôla/giờ).
Bảng năng suất lao động của một số nước năm 2004
(Do tổ chức OECD ước tính tháng 7/2005)
Nước/
khu vực
GDP
(triệu đô
la)
Tỉ giá
sức mua
tương
đương
2003
(PPP)
GDP theo
tỉ giá sức
mua tương
đương
(Triệu
USD)
Lao động
(nghìn
người)
Số giờ
làm
việc
bình
quân
Tổng
số giờ
làm
việc
(triệu
giờ)
GDP
bình
quân 1
giờ làm
việc
(USD)
GDP bình
quân 1 giờ
làm việc
(Mỹ =100)
A (1) (2) (3)=(1)/ (2) (4) (5) (6) (7) (8)
Pháp 1648369 0,90 1831521 24873 1520 37811 48,4 107
Đức 2207240 0,94 2348128 38860 1445 56153 41,8 92
Nhật 505185 131,77 3833839 65224 1789 116697 32,9 73
Anh 1160339 0,62 1871515 28438 1668 47424 39,5 87
Mỹ 11678693 1,00 11678693 141606 1824 258289 45,2 100
OECD 32264850 524965 1770 928881 34,7 77
G7 24188313 339760 1717 583440 41,5 92
Bắc Mỹ 13760917 199928 1822 364264 37,8 84
EU-19 11959154 196622 1620 318546 37,5 83
Thông qua ngân sách năm 2007 cho thấy chi ngân sách lớn nhất của nước
Pháp chủ yếu chi cho giáo dục, thu thuế chủ yếu từ thu trực tiếp (45,6%). Tuy
vậy Pháp vẫn là một nước có ngân sách âm
24
NGÂN S ÁCH QUỐC GIA 2007 (Pháp)
CHI tỷ € THU Tỷ €
Ngân sách giáo dục và
nghiên cứu
80,3
Thuế tiêu thụ trực tiếp
(TVA)
133,5
Ngân sách các vùng hành
chánh
49,5 Thuế thu nhập cá nhân 57,1
Ngân sách trả nợ và tiền lời 40,9 Thuế lợi tức các công ty 46,1
Ngân sách quốc phòng
36,2
Thuế nội địa đánh trên các
sản phẩm dầu khí
18,0
Ngân sách cho công việc
và xã hội 24,3
Các loại thuế linh tinh: thuế
nhà đất, thuế tài sản lớn,
thuế xe hơi
11,1
Ngân sách An ninh nội địa
và tư pháp
22,0
Các nguồn thu nhập của nhà
nước
26,9
Ngân sách cho Liên minh
Âu Châu
18,7
Ngân sách di chuyển,
thành phố và nhà ở
15,9
Các ngân sách linh tinh 46,9
Tổng cộng 334,7
tỷ €
Tổng cộng 292,7 tỷ €
Thiếu hụt 42 tỷ €
Nợ quốc gia Pháp có thể vọt lên từ 65% GDP thời điểm hiện tại (gấp đôi
nước Anh) lên 100% GDP vào trước năm 2014! Thâm hụt ngân sách hiện chiếm
2,5% GDP (cao hơn mức trung bình của khối sử dụng đồng tiền chung euro là
1,6%). GDP Pháp từng cao hơn Anh vào thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng nay
thấp hơn 5% (Foreign Affairs số tháng 5&6-2007).
25
Nợ của chình phủ tính theo thu nhập quốc dân năm 2005 (%)
Pháp 65,5
Đức 110,5
Bồ Đào Nha 54,6
Italia 105,8
Chỉ số phần trăm mức độ nợ quốc gia tính trên căn bản tổng sản lượng quốc dân của các nước
trong khối Liên Minh Âu Châu
b. Về xã hội
Dân số dưới mức nghèo đói 6,5% (2000)
Thu nhập hoặc tiêu dùng hộ gia đình theo
tỷ lệ phần trăm
Thấp nhất 10%: 2,8%; cao nhất 10%: 25,1%
(1995)
Phân bổ thu nhập gia đình- chỉ số Gini 32,7 (199 5)
Lạm phát giá tiêu dùng 2,1% (2004 ước tính)
Tỷ lệ thất nghiệp 9,7% (2004 ước tính)
Không phải "Tự do, bình đẳng, bác ái" mà là "Bạo lực, thất nghiệp và tệ phân
biệt đối xử" - đó là cuộc sống của nhiều người nhập cư tại Pháp hiện nay. Mặc
dầu các chính sách đều nhằm đảm bảo mức sống khá giả cho mỗi người, nhưng
trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, nó lại vô hình trung tạo ra một tầng lớp công
dân hạng hai trẻ tuổi thất nghiệp, nhiều người trong số đó có nguồn gốc nhập cư.
Mặt khác, sự phát triển kinh tế tại phần lớn các nước Tây Âu trong thời gian qua
là quá chậm để có thể tạo ra việc làm mới góp phần nâng cấp người nghèo. Kinh
tế Pháp tăng trưởng trung bình 1,4%, trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp khoảng gần
10%, trong đó có 22% dưới 25 tuổi - nhiều gấp đôi so với Mỹ. Số người thất
nghiệp trẻ tuổi lên tới trên 50% ở các vùng ngoại ô, nơi sinh sống của trên 5 triệu
người nhập cư gốc Phi và Arab thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai. Tỉ lệ thất nghiệp
cao trong số những người nhập cư không chỉ giới hạn ở Pháp.
26
IV. Một số chính sách khác của Pháp
1. Chính sách phân quyền
Chính sách phân quyền thể hiện qua đạo luật năm 1982 nhằm mục đích thiết
lập lại sự cân bằng về quyền lực giữa trung ương và địa phương ở Pháp vào cuối
thế kỷ XX. Đây là một cuộc cải tổ thực sự sau hàng thế kỷ tập quyền, vì theo luật
này quyền hành pháp hàng tỉnh và hàng vùng được chuyển từ tay tỉnh trưởng
sang các chủ tịch hội đồng được bầu ra (hội đồng hàng tỉnh, và hội đồng hàng
vùng). Bộ luật này hủy bỏ việc bảo trợ về hành chính và tài chính cũng như mọi
kiểm soát ban đầu đối với các quyết định của chính phủ hàng tổng, hàng tỉnh và
hàng vùng. Bộ luật này còn tăng thêm khả năng can thiệp của chính quyền địa
phương trong lĩnh vực kinh tế từ đó thúc đẩy sự phát triển cân đối trong từng
vùng.
2. Chính sách quốc hữu hóa và tư nhân hóa.
Vào năm 1982, khi các đảng cánh tả lên cầm quyền, đã thực hiện chính sách
quốc hữu hóa các xí nghiệp, công ty lần thứ tư nhằm mục đích đem lại sự năng
động trong sản xuất công nghiệp và bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhiều công ty lớn
như Bull, Thomson, Dassault và 36 ngân hàng, trong đó có các ngân hàng quan
trọng như CIC, Paribas, Suer đã thuộc khu vực nhà nước. Nhưng sau đó, trong
hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế quốc tế, và do chịu ảnh hưởng từ Mỹ và từ quan
điểm của các tổ chức quốc tế như OECD hoặc IMF, nhà nước Pháp đã theo quan
điểm kinh tế tự do. Chủ trương của chính phủ thời kì đó là đặt trọng tâm vào việc
tư nhân hóa các xí nghiệp công cộng nhằm giảm bớt gánh nặng cho khu vực nhà
nước, thu về một khoản tiền lớn cho ngân sách và nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất. Theo đó, chính sách tư nhân hóa được thông qua vào tháng 4/1986. Đợt
tư nhân hóa này đem lại cho nhà nước Pháp 71 tỷ phrang.
27
3. Chính sách quy hoạch lãnh thổ
Chính sách quy hoạch lãnh thổ nhằm mục tiêu hạn chế hậu quả của việc tập
quyền quá mức, giảm sự mất cân đối giữa các vùng và thúc đẩy sự phát triển kinh
tế trên toàn bộ lãnh thổ. Quy hoạch lãnh thổ được thực hiện đối với mọi loại hình
hoạt động kinh tế như quy hoạch lãnh thổ về công nghiệp để giải quyết sự phát
triển không đồng đều giữa Paris và các tỉnh, mở mang công nghiệp tại các vùng
còn ít cơ sở công nghiệp; quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, đường
sông, đường biển, bến cảng; quy hoạch vùng du lịch ven biển, quy hoạch vùng
sản xuất nông nghiệp góp phần tích cực vào việc đổi mới bộ mặt nông thôn...
4. Chính sách bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là một chính sách đã được Chính phủ Pháp quan tâm và
triển khai tích cực, nhất là trong vòng 30 năm qua, nhằm giữ gìn di sản thiên
nhiên và bảo vệ môi trường trong một xã hội phát triển và chống lại những hiểm
họa đang đe dọa cuộc sống của con người.
Những biện pháp bảo vệ môi trường sống đã được tích cực thực hiện kể từ
năm 1960 khi nhà nước quyết định xây dựng các công viên quốc gia: như xử lý
rác, xỷ lý nước thải, chất thải công nghiệp, chống tiếng ồn, quy định ngặt nghèo
đối với việc sản xuất của các nhà máy công nghiệp độc hại, gây ô nhiễm…Kể từ
đó đến nay, ở Pháp đã có 7 công viên quốc gia, 132 khu bảo tồn thiên nhiên, 463
khu bảo vệ sinh cảnh, cùng với 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn
sinh thái miền duyên hải, thêm vào đó còn có 35 công viên thiên nhiên ở các
vùng, chiếm hơn 7% diện tích lãnh thổ, khiến Pháp trở thành một đất nước đa
dạng sinh học, có thiên nhiên phong phú, đặc biệt là với lịch sử hai nghìn năm và
nền văn hóa đa dạng của mình, Pháp đã sớm trở thành điểm đến du lịch hàng đầu
trên thế giới.
28
5.Chính sách đối ngoại và quốc phòng
Về chính sách đối ngoại: Pháp là nước cổ động mạnh nhất cho việc hình
thành một thế giới đa cực, trong đó EU đóng một vai trò nòng cốt, có tiếng nói
trọng lượng trong đời sống quốc tế để cải thiện môi trường hợp tác quốc tế trong
hòa bình và ổn định. Mặt khác, Pháp tăng cường truyền bá văn hóa và ngôn ngữ
của mình trên thế giới. Pháp chủ trương ưu tiên vấn đề dân chủ, nhân quyền trong
chính sách đối thoại, đề cao các giá trị, nhân quyền và chủ trương tích cực đi đầu
trong việc khuyến khích và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này. Tuy
nhiên, trong những trường hợp cụ thể, Pháp vẫn tính đến lợi ích thiết thực trong
quan hệ với những đối tượng cụ thể..
- Với châu Âu: Ưu tiên hàng đầu vẫn là xây dựng và củng cố quan hệ với
châu Âu, đồng thời tăng cường quan hệ với Anh, Đức, Italia, Tây Ban Nha; thúc
đẩy quan hệ với các nước Đông và Trung Âu
- Với Mỹ: Quan hệ Pháp-Mỹ cải thiện rõ rệt, nồng ấm hơn, có khả năng
hình thành một trục quan hệ Mỹ-Anh-Pháp-Đức mới. Tuy nhiên, hai bên còn một
số bất đồng liên quan đến vai trò của Mỹ trong cuộc chiến chống sự thay đổi của
khí hậu và duy trì chính sách đồng đô-la yếu. Pháp chủ trương tái hòa nhập cơ
chế chỉ huy của NATO, coi NATO là lực lượng quân sự của châu Âu có vai trò
bổ trợ lẫn nhau.
- Với Châu Phi: Pháp tiếp tục coi châu Phi là một ưu tiên, thúc đẩy sáng
kiến Liên minh Địa Trung Hải, chủ trương triển khai cơ chế đồng phát triển với
các nước châu Phi da đen trước đây là thuộc địa của Pháp. Tuy nhiên, ngân sách
hỗ trợ cho châu Phi đã bị cắt giảm và vai trò của Pháp tiếp tục suy giảm do chưa
giải quyết dứt điểm được những cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự đã kéo dài
nhiều năm tại một số quốc gia châu Phi, đồng thời do Trung Quốc và Mỹ không
ngừng gia tăng xâm nhập và ảnh hưởng đối với châu Phi.
29
- Với Châu Á - Thái Bình Dương: Tiếp tục duy trì quan hệ cân bằng với
các cường quốc như Nga, Nhật Bản. Chủ động đẩy mạnh quan hệ, đối thoại với
một số nước mới nổi. Quan hệ với Trung Quốc đặc biệt được coi trọng do vị trí
địa-chiến lược quốc tế ngày càng quan trọng, tiềm năng kinh tế dồi dào. Tuy
nhiên hai nước còn có nhiều điểm bất đồng liên quan đến tỷ giá đồng nhân dân tệ
và vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc. Tồng thống Pháp N. Sarkozy tuyên bố
nhiệm kỳ chủ tịch EU của Pháp tới đây sẽ là một “nhiệm kỳ châu Á”. Mặc dù
không nhắc đến lời nào về châu Á trong các bài phát biểu của Tổng thống khi
mới nhận chức, nhưng Pháp vẫn chủ trương tăng cường quan hệ với khu vực này
trên tất cả các lĩnh vực.
- Với Liên Hợp Quốc: Pháp đề cao vai trò của LHQ, ủng hộ mở rộng
HĐBA-LHQ, tích cực tham gia các hoạt động can thiệp của LHQ trong các cuộc
xung đột khu vực, cử quân đội tham gia lực lượng của LHQ. Pháp là nước có số
quân đông nhất tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ (gần 10.000
người).
Chính sách quốc phòng: Trong chiến lược quốc phòng sau chiến tranh
lạnh, Pháp chủ trương xây dựng lực lượng quốc phòng trong khuôn khổ đa
phương (trong NATO, trong Liên minh Tây Âu (UEO), hay trong khuôn khổ
Liên Hợp Quốc) và trong khuôn khổ các Hiệp định song phương với các nước
(đặc biệt với các nước châu Phi). Pháp thực hiện cải cách quốc phòng nhằm xây
dựng một quân đội chuyên nghiệp (từ 2002), bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự,
thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự tự nguyện; cắt giảm ngân sách và quân số, xây
dựng quân đội dựa trên 4 lực lượng: răn đe hạt nhân, phòng ngừa, triển khai
nhanh và bảo vệ (an ninh trong nước). Cải cách quân đội đi đôi với tổ chức lại
nền công nghiệp quốc phòng để có khả năng cung cấp cho quân đội những vũ khí
hiện đại nhất và tham gia xây dựng nền công nghiệp quốc phòng châu Âu, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường vũ khí thế giới.
30
C. QUAN HỆ VIỆT NAM – PHÁP
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày
12/4/1973. Quan hệ hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1975-1978: Sau khi ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, Việt Nam và Pháp tăng cường quan hệ nhiều mặt và đã ký một loạt nghị
định thư tài chính. Đỉnh cao quan hệ là chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng tháng 4/1977.
- Trong những năm 80, quan hệ hai nước bị ngưng đọng do vấn đề
Campuchia. Các nước phương Tây thi hành chính sách cô lập Việt Nam, gây sức
ép đòi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, nhưng thái độ của Pháp có mức độ.
- Từ đầu năm 1982, Việt Nam và Pháp thiết lập Uỷ ban hỗn hợp Hợp tác
Văn hóa, Khoa học kỹ thuật liên Chính phủ; Uỷ ban họp thường kỳ hai năm một
lần. Phiên họp thứ 11 của Uỷ ban đã được tổ chức tại Hà Nội tháng 5/2000.
- Từ năm 1989, quan hệ Việt-Pháp được cải thiện trở lại. Pháp đã đi đầu
các nước phương Tây trong khai thông quan hệ với Việt Nam, xoá nợ cho Việt
Nam, giúp Việt Nam giải quyết nợ với các nước chủ nợ, thành viên CLB Paris.
Việt Nam và Pháp đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao thăm viếng lẫn nhau.
- Về phía Pháp, Tổng thống François Mitterrand thăm chính thức Việt
Nam tháng 02/1993; Tổng thống Jacques Chirac thăm chính thức Việt Nam tháng
11/1997 trước thềm Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 7 tổ
chức tại Hà Nội; Chủ tịch Thượng viện Christian Poncelet thăm hữu nghị chính
thức tháng 5/2003; Tổng thống Jacques Chirac thăm chính thức Việt Nam lần thứ
2 vào tháng 10/2004 ngay trước Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 (ASEM 5).
- Về phía Việt Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Pháp tháng 6/1993, Chủ
tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh tháng 9/1993, Chủ tịch nước Lê Đức Anh sang dự
Lễ Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Phát-xít theo lời mời của Tổng thổng Pháp tháng
5/1995, Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 4/1998, TBT Lê Khả Phiêu thăm chính
thức tháng 5/2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm cấp Nhà nước tháng
31
10/2002. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Lãnh đạo Việt Nam kể
từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này, Tổng thống J. Chirac
đã trao tặng Chủ tịch nước Trần Đức Lương Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh hạng
nhất, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp. TBT Nông Đức Mạnh thăm
chính thức tháng 6/2005, nhân dịp này hai bên quyết định thành lập Hội đồng cấp
cao vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Pháp với chức năng định hướng,
thúc đẩy và huy động các nguồn lực để thực hiện các dự án hợp tác cụ thể. Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Pháp (30/9 – 03/10/2007). Đây là
chuyến thăm cấp cao đầu tiên kể từ khi hai nước có Nguyên thủ quốc gia, Chính
phủ và Quốc hội mới. Chuyến thăm lần này đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ
song phương. Trước vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam cả về chính trị
cũng như kinh tế, Pháp thể hiện sự quan tâm rõ ràng và lớn hơn trong việc thúc
đẩy quan hệ với ta. Chuyến thăm là một thành công lớn về kinh tế với việc Thủ
tướng gặp trên 50 lãnh đạo các tập đoàn lớn của Pháp và việc ký được trên 20
thoả thuận, hợp đồng kinh tế quan trọng trị giá nhiều tỷ đô la.
- Ngày 05/4/2006, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đã quyết định thành lập Hội đồng cấp cao vì sự phát triển hợp tác kinh
tế Việt-Pháp. Đồng Chủ tịch phía Việt Nam là Thứ trưởng Bộ KHĐT phụ trách
kinh tế đối ngoại Cao Viết Sinh. Đồng Chủ tịch phía Pháp là ông Jacques
OUDIN, Thượng nghị sỹ danh dự, Thẩm phán Tòa Thẩm kế Pháp. Phiên họp đầu
tiên đã được tổ chức tại Paris tháng 10/2006. Phiên họp thứ hai đã được tổ chức
tại Tp. HCM ngày 08/4/2008.
- Ngày 15/9/2006, hai bên đã ký Tài liệu khung về quan hệ đối tác Việt
Nam – Pháp giai đoạn 2006-2010. Pháp cam kết sẽ viện trợ cho Việt Nam 1,4 tỷ
đô –la từ nay tới 2010.
- Tháng 10/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Pháp.
Chuyến thăm thành công tốt đẹp, cho phép nâng cao chất lượng quan hệ song
phương, tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư thương
mại giữa hai nước.
32
Quan hệ kinh tế
1. Hỗ trợ phát triển
Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả ba kênh viện trợ tài chính
của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố và cho vay ưu đãi từ Cơ
quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP). Pháp hiện là nước
đứng đầu Châu Âu và đứng thứ 9 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào
VN với 179 dự án trị giá 2,25 tỉ USD, tập trung chủ yếu vào công nghiệp nặng,
giao thông, bưu điện. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng của Pháp vào VN năm
2007 đạt 420 triệu euro, tăng 47,35% so với 2006, chủ yếu các mặt hàng điện,
điện tử, cơ khí chính xác, thực phẩm, mỹ phẩm, đá quý... Trong khi đó, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng của VN vào Pháp năm 2007 đạt 1,33 tỉ euro, tăng 23%,
chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản,...
Lượng ODA Pháp dành cho Việt Nam duy trì ở mức cao, đứng thứ hai
trong các nước cung cấp ODA cho Việt Nam. Việt Nam hiện đứng thứ 7 trong số
các nước hưởng ODA của Pháp. Đến nay, Pháp đã cấp cho Việt Nam tổng số vốn
trên 1,2 tỷ euro cho trên 210 dự án. Năm 2007, ODA đạt 370 triệu đôla.
Pháp đã định hướng hợp tác trung hạn với Việt Nam, tập trung thế mạnh
của Pháp vào 4 lĩnh vực ưu tiên :
- Hỗ trợ Việt Nam cải cách pháp luật và chính trị
- Hỗ trợ chương trình hiện đại hóa hệ thống giáo dục và nghiên cứu.
- Hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế.
- Góp phần giảm nghèo, cải thiện phúc lợi xã hội qua việc tham gia vào các hoạt
động y tế cộng đồng.
2. Trao đổi thương mại
Trong những năm gần đây, kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Pháp
tăng liên tục (khoảng 10-15%/năm), đưa Pháp trở thành một trong những bạn
hàng lớn nhất của Việt Nam ở Tây Âu. Năm 2005, lần đầu tiên ta xuất trên 1 tỷ
33
euro sang Pháp trong kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,5 tỷ euro. Năm 2006, kim
ngạch hai chiều tiếp tục tăng khoảng 10% đạt khoảng 1,6 tỷ euro. Năm 2007, kim
ngạch hai chiều đạt 1,33 tỷ euro.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Pháp là giày dép, dệt
may, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, hàng nông sản. Các mặt hàng nhập khẩu
chính là máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu may, máy bay dân dụng, dược phẩm,
hóa chất, thực phẩm và thực phẩm chế biến.
3. Đầu tư
Pháp đứng đầu các nước Châu Âu và đứng thứ 9 trong tổng số 77 nước và
lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam (năm 2006 Pháp đứng thứ 7). Tính đến tháng 5/2007,
Pháp đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn cam kết khoảng 2,25 tỷ đô-la (trong
đó đã thực hiện khoảng 1,15 tỷ đô-la) cho trên 179 dự án. Các lĩnh vực có vốn
đầu tư lớn là dịch vụ (50% tổng vốn), công nghiệp (37%). Hình thức đầu tư bao
gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh (chiếm 31%), BOT (29,6%) với quy mô trung
bình là 16,24 triệu USD/dự án. Đầu tư trực tiếp của Pháp tập trung chủ yếu vào
các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, giao thông và viễn thông, khách sạn và
dịch vụ, chế biến thực phẩm; phân bổ trên khoảng 30 địa phương, tập trung phần
lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội.
Hợp tác văn hoá, khoa học và kỹ thuật
1. Hợp tác khoa học và công nghệ
Chính phủ Pháp xác định Việt Nam nằm trong số các nước hợp tác ưu tiên
của Pháp. Hợp tác Việt-Pháp hiện nay được thực hiện thông qua các dự án do
Quỹ Đoàn kết Ưu tiên (FSP) của Pháp tài trợ. Đây thường là các chương trình
lớn, dài hạn về nghiên cứu, phát triển công nghệ, đào tạo phục vụ phát triển kinh
tế xã hội; phát huy giá trị văn hóa; tăng cường năng lực về pháp luật và hành
chính, … với kinh phí trung bình cho mỗi dự án khoảng trên một triệu euro.
34
Tháng 3/2007, Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai Chính
phủ đã được ký kết nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các chuyên gia, cơ quan
và tổ chức khoa học và công nghệ hai nước tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác.
Hợp tác trong lĩnh vực ứng dụng hạt nhân ngày càng được tăng cường trong
khuôn khổ Thỏa thuận giữa Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam và Uỷ ban
Năng lượng Nguyên tử Pháp (CEA) như hợp tác đào tạo cán bộ về công nghệ hạt
nhân và khai thác sử dụng chương trình tính toán của CEA, cung cấp tài liệu
tuyên truyền về điện hạt nhân cho công chúng.
2. Hợp tác về giáo dục và đào tạo
Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Pháp đã hình thành và
phát triển từ đầu những năm 80. Pháp luôn coi giáo dục và đào tạo là mục tiêu ưu
tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam. Các lĩnh vực hợp tác với
Pháp tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo
nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh tế,
ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới…
Hàng năm, Chính phủ Pháp dành một khoản ngân sách trị giá 1,7 triệu
Euro để cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập, nhằm giúp Việt
Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính sách học bổng
của Pháp tập trung chủ yếu cho các chương trình đào tạo ở bậc học thạc sỹ và
tiến sỹ. Số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Pháp tăng khoảng 40% trong
vòng 10 năm và con số hiện nay khoảng 5000 sinh viên.
3. Hợp tác văn hóa
Giao lưu văn hoá giữa hai nước ngày càng phát triển. Chính phủ Pháp đã
dành cho Việt Nam một khoản tài trợ 1,4 triệu Euro hỗ trợ cho chính sách hội
nhập văn hóa của Việt Nam với phương châm khẳng định, tôn trọng sự đa dạng
văn hoá Việt Nam. Liên hoan nghệ thuật Festival Huế được tổ chức lần đầu vào
tháng 4/2000 với sự tài trợ và tham gia tích cực của Pháp đã được tổ chức tới lần
thứ 4 và trở thành một hoạt động văn hóa quốc tế.
35
4. Các hoạt động hợp tác khác
- Hợp tác giữa các địa phương hai nước (hợp tác phi tập trung) ngày càng
phát triển và đi vào chiều sâu. Hiện có 52 địa phương (Vùng, Tỉnh) của Pháp là
đối tác với 54 tỉnh/thành phố vủa Việt Nam. Hội nghị hợp tác Phi tập trung lần
thứ 6 được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2005. Hội nghị lần thứ 7 được
tổ chức tại Pháp từ 22-23/10/2007 với sự tham gia của 700 đại biểu của cả hai
bên, trong đó Việt Nam có 22 đoàn trong nước tham dự.
- Pháp ngữ : Đều là thành viên của tổ chức Pháp ngữ, hai nước có nhiều
hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ, đặc biệt trong lĩnh vực
giảng dạy tiếng Pháp, giảng dạy đại học, các hoạt động nghị viện…
- Hợp tác ba bên : Giữa Việt Nam, Pháp với/hoặc một tổ chức tài trợ và
một số nước châu Phi như Mali, Burkina Faso, Senegal trong cách lĩnh vực nông
nghiệp, y tế… đã thu được những kết quả tốt và được các nước thụ hưởng hoan
nghênh, đề nghị nhân rộng.
36
Tài liệu tham khảo
Ngân hàng thế giới (web.worldbank.org)
Phần mềm nguồng mở vi.wikipedia.org/wiki/Phần_mềm_nguồn_mở - 24k
Những thông tin và số liệu được trích từ cuốn sách CIA World Fact Book
Từ một số số tờ báo điện tử như: việt báo, thời báo kinh tế Việt Nam…
Ngoài ra còn lấy số liệu ở RAMSE, INSEE, CREDOC, OECD…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thao_luan_ktptss_phap_0477.pdf