Vì kênh truyền là một kênh fading chọn lọc tần số nên phổ tín hiệu OFDM nhận ở
những tần số khác nhau chịu sự tác động khác nhau. Hình 4.4 và 4.5 cho th ấy biên
độ tín hiệu OFDM nhận nhỏ hơn biên độ tín hiệu OFDM truyền đi.
Hình 4.6 và 4.7 cho thấy tác dụng của bộ ước lượng và bù kênh.Hình 4.6 chòm
sao QPSK trước khi ước lượng kênh có biên độ và pha rất không ổn định. Hình 4.7
chòm sao QPSK sau khi ước lượng kênh những điểm chỉ dao động nhỏ quanh một
vị trí cố định tức là biên độ và pha gần như ổn định.
69 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật xử lý tín hiệu Wimax, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ WiMAX, chúng ta cơ bản
hiểu được cấu trúc bên trong, ưu nhược điểm của wimax, và những ứng
dụng trong thực tế của nó. Khi đã nắm vững những kiến thức cơ bản đó rồi
thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động cũng
như cách thức xử lý tín hiệu trong WiMAX sẽ được trình bày trong các
chương sau.
CHƯƠNG 2
KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ OFDM
Giới thiệu chương: Trong chương 2 sẽ trình bày những khái niệm cơ bản,
ưu nhược điểm, nguyên lý điều chế và giải điều chế của kỹ thuật điều chế
OFDM. Qua đó chúng ta sẽ thấy được những ưu điểm của kỹ thuật này khi
được ứng dụng trong công nghệ WiMAX nói chung và những kỹ thuật truyền
thông khác.
2.1 Giới thiệu kỹ thuật điều chế OFDM
2.1.1 Khái niệm
Kỹ thuật điều chế OFDM, về cơ bản, là một trường hợp đặc biệt của phương
pháp điều chế FDM, chia luồng dữ liệu thành nhiều đường truyền băng hẹp trong
vùng tần số sử dụng, trong đó các sóng mang con (hay sóng mang phụ, sub-carrier)
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
24
trực giao với nhau. Do vậy, phổ tín hiệu của các sóng mang phụ này được phép
chồng lấn lên nhau mà phía đầu thu vẫn khôi phục lại được tín hiệu ban đầu. Sự
chồng lấn phổ tín hiệu này làm cho hệ thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn
hơn nhiều so với các kĩ thuật điều chế thông thường.
Hình 2.1: So sánh giữa FDMA và OFDM
Số lượng các sóng mang con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ rộng kênh và
mức độ nhiễu. Con số này tương ứng với kích thước FFT. Chuẩn giao tiếp vô tuyến
802.16d (2004) xác định 256 sóng mang con tương ứng FFT 256 điểm, hình thành
chuẩn Fixed WiMAX, với độ rộng kênh cố định.Chuẩn giao tiếp 802.16e (2005)
cho phép kích cỡ FFT từ 512 đến 2048 phù hợp với độ rộng kênh 5MHz đến
20MHz, hình thành chuẩn Mobile WiMAX (Scalable OFDMA ), để duy trì tương
đối khoảng thời gian không đổi của các kí hiệu và khoảng dãn cách giữa các sóng
mang với độ rộng kênh.
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
25
a) Tín hiệu OFDM
b) Phổ OFDM
Hình 2.2 Tín hiệu và phổ OFDM
2.1.2 Lịch sử phát triển:
Dù thuật ngữ OFDM mới phổ biến rộng rãi gần đây nhưng kĩ thuật này đã được
xuất hiện cách nay hơn 40 năm:
Năm 1966, R.W. Chang đã phát minh ra kĩ thuật OFDM ở Mỹ.
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
26
Năm 1971, một công trình khoa học của Weisteins và Ebert đã chứng minh
rằng phương pháp điều chế và giải điều chế OFDM có thể được thực hiện
thông qua phép biến đổi IDFT (biến đổi Fourier rời rạc ngược) và DFT ( biến
đổi Fourier rời rạc). Sau đó, cùng với sự phát triển của kĩ thuật số, người ta
sử dụng phép biến đổi IFFT và FFT cho bộ điều chế OFDM.
Năm 1999, tập chuẩn IEEE 802.11 phát hành chuẩn 802.11a về hoạt động
của OFDM ở băng tần 5GHz UNI.
Năm 2003,IEEE công bố chuẩn 802.11g cho OFDM hoạt động băng tần
2.4GHz và phát triển OFDM cho hệ thống băng rộng, chứng tỏ sự hữu dụng
của OFDM với các hệ thống có SNR( tỉ số S/N) thấp.
Ngày nay, kĩ thuật OFDM còn kết hợp với các phương pháp mã hóa kênh sử
dụng trong thông tin vô tuyến, gọi là Coded OFDM, nghĩa là tín hiệu trước khi điều
chế sẽ được mã hóa với nhiều loại mã khác nhau để hạn chế các lỗi xảy ra trên kênh
truyền. Do chất lượng kênh (độ fading và tỉ số S/N) của mỗi sóng mang con phụ là
khác nhau, người ta thực hiện điều chế tín hiệu trên mỗi sóng mang đó với các mức
điều chế khác nhau, gọi là điều chế thích nghi (adaptive modulation) hiện đang
được sử dụng trong hệ thống thông tin máy tính băng rộng HiperLAN của ETSI ở
Châu Âu.
2.1.3 Các ưu và nhược điểm của kĩ thuật OFDM
Ngoài ưu điểm tiết kiệm băng thông kênh truyền kể trên, OFDM còn có một
số ưu điểm sau đây :
Hệ thống OFDM có thể loại bỏ hiện tượng nhiễu xuyên kí hiệu ISI (Inter-
Symbol Interference) nếu độ dài chuỗi bảo vệ (guard interval) lớn hơn độ trễ
truyền dẫn lớn nhất của kênh truyền.
OFDM phù hợp cho việc thiết kế hệ thống truyền dẫn băng rộng.
Cấu trúc máy thu đơn giản.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, OFDM cũng có một số nhược điểm sau :
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
27
Việc sử dụng chuỗi bảo vệ giúp giảm hiện tượng ISI do phân tập đa đường
nhưng chuỗi bảo vệ không mang thông tin có ích, chiếm một phần băng
thông của đường truyền làm giảm hiệu suất đường truyền.
Do yêu cầu về tính trực giao giữa các sóng mang phụ nên hệ thống OFDM
khá nhạy cảm với hiệu ứng Dopler, dịch tần (frequency offset) và dịch thời
( time offset) do sai số đồng bộ.
Đường bao biên độ của tín hiệu phía phát không bằng phẳng, gây ra méo phi
tuyến ở các bộ khuếch đại công suất ở đầu phát và đầu thu.
2.2 Nguyên lý điều chế OFDM
2.2.1 Sự trực giao của hai tín hiệu
Nếu ký hiệu các sóng mang con được dùng trong hệ thống OFDM là si(t) và
sj(t). Để đảm bảo tính trực giao cho OFDM, các hàm sin của sóng mang con phải
thỏa mãn điều kiện sau :
Trong đó :
Δf=
T
1 là khoảng cách tần số giữa hai sóng mang con, T là thời gian ký hiệu, N
là số các sóng mang con, N.Δf là băng thông truyền dẫn và ts là dịch thời gian.
Dấu “*” trong công thức (2.1) chỉ sự liên hợp phức.Ví dụ: nếu tín hiệu là
sin(mx) với m = 1,2…. thì nó trực giao trong khoảng từ -π đến π.
Trong toán học, số hạng trực giao có được từ việc nghiên cứu các vector.
Theo định nghĩa, hai vectơ được gọi là trực giao với nhau khi chúng vuông góc
với nhau (tạo nhau một góc 900) và tích của 2 vectơ là bằng 0.
Tt
t
ji
s
s
dttsts
T
*1 k, i=j
0, i≠j
(2.1)
(2.2)
sk (t) =
0 , k khác
e(j2пk∆ft) , k=1,2,….,N
Hình 2.3 Tích của hai vectơ vuông góc
bằng 0
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
28
2.2.2 Sơ đồ điều chế
Hình 2.4 Bộ điều chế OFDM
Giả sử băng thông hệ thống là B chia thành Nc kênh con, với chỉ số kênh con
là n, n LLLL ,1,...,1,0,1,...,1, , nên NFFT=2L+1. Dòng dữ liệu đầu vào la
chia thành NFFT dòng song song với tốc độ dữ liệu giảm đi NFFT lần thông qua bộ
chia nối tiếp/song song. Dòng bit trên mỗi luồng song song la lại được điều chế
thành mẫu của tín hiệu phức đa mức nkd , , n là chỉ số song mang phụ, i là chỉ số khe
thời gian tương ứng với Nc bit song song sau khi qua bộ S/P, k là chỉ số khe thời
gian ứng với Nc mẫu tín hiệu phức.Các mẫu tín hiệu phát nkd , được nhân với xung
cơ sở để giới hạn phổ của mỗi sóng mang, sau đó được dịch tần lên đến kênh con
tương ứng bằng việc nhân với hàm phức ejL s t , làm các tín hiệu trên các sóng mang
trực giao nhau. Tín hiệu sau khi nhân với xung cơ sở và dịch tần cộng lại qua bộ
tổng và cuối cùng được biểu diễn như sau
Xung
cơ sở
Xung
cơ sở
Xung
cơ sở
X
X
X
ejL s t
ejn s t
e- jL s t
la
Lia ,
nia ,
Lia ,
Lkd ,
nkd ,
Lkd ,
m,(t) m(t)
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
29
m’k(t)=
L
Lm
tj
nk
sekTtSd )(', (2.3)
Tín hiệu này được gọi là mẫu tín hiệu OFDM thứ k, biễu diễn tổng quát tín hiệu
OFDM sẽ là
m(t)= )(
' tm
k
k
=
k
L
Lm
tj
nk
sekTtSd )(', (2.4)
Trước khi phát đi thì tín hiệu OFDM được chèn thêm chuỗi bảo vệ để chống
nhiễu xuyên kí hiệu ISI.
Phép điều chế OFDM có thể thực hiện được thông qua phép biến đổi IDFT và
phép giải điều chế OFDM có thể thực hiện được bằng phép biến đổi DFT. Thay vì
sử dụng IDFT người ta có thể sử dụng phép biến đổi nhanh IFFT cho bộ điều chế
OFDM, sử dụng FFT cho bộ giải điều chế OFDM. Điều chế OFDM bằng phương
pháp biến đổi ngược Fourrier nhanh cho phép một số lượng lớn các sóng mang con
với độ phức tạp thấp.
2.2.3 Thực hiện bộ điều chế bằng thuật toán IFFT
Tín hiệu sau bộ giải điều chế OFDM khi chuyển đổi tương tự thành số, luồng
tín hiệu trên được lấy mẫu với tần số lấy mẫu
ta= B
1 =
FFTN
1 =
FFT
S
N
T (2.5)
Ở tại thời điểm lấy mẫu t=kT+lta,, S’(t-kT) =S0, do vậy (2.3) viết lại :
m’k(kTs+lta) = S0
L
Ln
ltkTjn
nk
aSsed )(,
=S0
L
Ln
ltjnkTjn
nk
aSSs eed .., (2.6)
Do ωSkTS = 2 k
f
kf
S
S 2
1
, kết quả 1SS kTjne
Tương tự như vậy, với FFTFFTS
S
aS N
nlj
Nf
fjn
ltjn eee
2
12
, (2.6) được viết lại:
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
30
m’k(kTs+lta)=S0
L
Ln
N
nlj
nk
FFTed
2
, (2.7)
Phép biểu diễn (2.7) trùng với phép biến đổi IDFT. Do vậy bộ điều chế OFDM
có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng phép biến đổi IDFT.
2.2.4 Chuỗi bảo vệ trong hệ thống OFDM
Ưu điểm của phương pháp điều chế OFDM không chỉ thể hiện ở hiệu quả sử
dụng băng thông mà còn có khả năng làm giảm hay loại trừ nhiễu xuyên kí hiệu ISI
(Inter Symbol Interference) nhờ sử dụng chuỗi bảo vệ (Guard Interval- GI ). Một
mẫu tín hiệu có độ dài là TS, chuỗi bảo vệ tương ứng là một chuỗi tín hiệu có độ dài
TG ở phía sau được sao chép lên phần phía trước của mẫu tín hiệu như hình vẽ sau:
Hình 2.5 Chuỗi bảo vệ GI
Do đó, GI còn được gọi là Cyclic Prefix (CP). Sự sao chép này có tác dụng
chống lại nhiễu xuyên kí hiệu ISI do hiệu ứng phân tập đa đường.
Nguyên tắc này giải thích như sau: Giả sử máy phát đi một khoảng tín hiệu có
chiều dài là Ts, sau khi chèn thêm chuỗi bảo vệ có chiều dài TG thì tín hiệu này có
chiều dài là T = TS+TG. Do hiệu ứng đa đường multipath, tín hiệu này sẽ tới máy
thu theo nhiều đường khác nhau. Trong hình vẽ mô tả trang bên,hình a,tín hiệu theo
đường thứ nhất không có trễ, các đường thứ hai và thứ ba đều bị trễ một khoảng
thời gian so với đường thứ nhất. Tín hiệu thu được ở máy thu sẽ là tổng hợp của tất
cả các tuyến, cho thấy kí hiệu đứng trước sẽ chồng lấn vào kí hiệu ngay sau đó, đây
chính là hiện tượng ISI.Do trong OFDM có sử dụng chuỗi bảo vệ có độ dài TG sẽ dễ
dàng loại bỏ hiện tượng này. Trong trường hợp TG ≥τ MAX như hình vẽ mô tả thì
phần bị chồng lấn ISI nằm trong khoảng của chuỗi bảo vệ, còn thành phần tín hiệu
có ích vẫn an toàn. Ở phía máy thu sẽ gạt bỏ chuỗi bảo vệ trước khi gửi tín hiệu đến
bộ giải điều chế OFDM.Do đó, điều kiện cần thiết để cho hệ thống OFDM không bị
ảnh hưởng bởi ISI là:
Phần tín hiệu có ích
Phần tín hiệu có ích GI
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
31
TG ≥τ MAX (2.8)
với τMAX là trễ truyền dẫn tối đa của kênh.
a ) Không có GI
b) Có GI
Hình 2.6 Tác dụng của chuỗi bảo vệ
Việc sử dụng chuỗi bảo vệ đảm bảo tính trực giao của các sóng mang con, do
vậy đơn giản hoá cấu trúc bộ đánh giá kênh truyền, bộ cân bằng tín hiệu ở máy thu.
Tuy nhiên, do chuỗi bảo vệ không mang thông tin có ích nên tăng phổ của tốc độ
truyền nên phổ tín hiệu sẽ tăng, tiêu tốn băng thông, làm giảm hiệu suất sử dụng
băng thông một lượng là:
GS
S
TT
T
(2.9)
2.2.5 Phép nhân với xung cơ bản
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
32
Trong đa số các hệ thống vô tuyến, tín hiệu trước khi truyền đi đều được nhân
với xung cơ bản. Mục đích chính là để giới hạn phổ tín hiệu phát sao cho phù hợp
với độ rộng kênh truyền.Trong trường hợp độ rộng phổ tín hiệu lớn hơn độ rộng
kênh truyền thì sẽ gây nhiễu xuyên kênh cho hệ thống khác. Trong OFDM, tín hiệu
trước khi phát đi được nhân với xung cơ bản có bề rộng đúng bằng bề rộng của một
mẫu tín hiệu OFDM, xung cơ bản thường là xung vuông hay xung chữ nhật. Sau khi
chèn thêm chuỗi bảo vệ thì xung cơ bản kí hiệu là S(t) có độ rộng là TS + TG.
Hình 2.7 Xung cơ bản
Trong thực tế xung cơ bản thường được sử dụng là bộ lọc cos nâng (Raise
cosine filter).
2.3 Nguyên lý giải điều chế OFDM
2.3.1 Truyền dẫn phân tập đa đường
Kênh truyền dẫn phân tập đa đường,về mặt toán học, được biểu hiện qua đáp
ứng xung h(τ, t) và hàm truyền đạt H(j , t).Đối với đáp ứng xung, biến là trễ truyền
dẫn của kênh, là khoảng thời gian tín hiệu đi từ máy phát đến máy thu. Biến đổi
Fourier của đáp ứng xung cho ta hàm truyền đạt của kênh
H(jω,t) =
deth j),( (2.10)
Giả sử không có AWGN, mối liên hệ giữa tín hiệu thu u(t), tín hiệu phát m(t)
và đáp ứng xung:
S(t)
TS -TG
T
0
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
33
Hình 2.8 Mô hình kênh truyền
Trong miền thời gian là tích chập của tín hiệu phát và đáp ứng xung của
kênh:
u(t) = m(t) * h( t, )
=
dtmth
maz
0
)(),( (2.11)
2.3.2 Nguyên tắc giải điều chế
2.3.2.1 Sơ đồ
Hình 2.9 Bộ thu tín hiệu OFDM
Các bước thực hiện ở đây đều ngược lại so với phía máy phát. Tín hiệu thu sẽ
được tách chuỗi bảo vệ, giải điều chế để khôi phục băng tần gốc, giải điều chế ở các
sóng mang con, chuyển đổi mẫu tín hiệu phức thành dòng bít (tín hiệu số) và
chuyển đổi song song sang nối tiếp
h(τ,t)
H(jω,t)
m(t) u(t)
Giải
điều chế
Giải
điều chế
Giải
điều chế
X
X
X
e- jL s t
ejn s t
ejL s t
Lkd ,
^
nkd ,
^
Lkd ,
^
Lia ,
^
nia ,
^
Lia ,
^
u(t)
la
^
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
34
Hình 2.10 Tách chuỗi bảo vệ
Sau khi tách chuỗi bảo vệ khỏi luồng tín hiệu u(t), luồng tín hiệu nhận được là:
u’(kTS+t)=u(kT+t) (2.12)
2.3.2.2 Thực hiện giải điều chế bằng thuật toán FFT
Giả thiết một mẫu tin OFDM Ts được chia thành NFFT mẫu tín hiệu, tín hiệu
được lấy mẫu với chu kỳ lấy mẫu là ta.
Khi đó độ rộng một mẫu là :
ta =
FFT
s
N
T (2.13)
Sau khi lấy mẫu, tín hiệu nhân được sẽ trở thành luồng tín hiệu số:
u’(t) => uk’(kTs + nta) , n=0,1,2,....,NFFT – 1 (2.14)
Mẫu tín hiệu sau khi giải điều chế lkd ,
^
được biểu diễn dưới dạng số:
lkd ,
^
= )(
1
0
'
S
)( aSS
FFT
ntkTjl
N
n
aSk
a entkTu
T
t
(2.15)
Tách sự biểu diễn thành phần mũ thành tích hai thành phần (2.15) được viết lại
dưới dạng:
lkd ,
^
= aSSS
FFT
ntjlkTjl
N
n
aSk
a eentkTu
T
t
1
0
'
S
)( (2.16)
Với
T
12S , thì 12
jlkkTjl ee SS
Mặt khác,
FFT
a
S
aS N
t
T
t 212 nên (2.16) viết lại:
t
(k-1)T
(k-1)TS
kT
kTS
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
35
lkd ,
^
= FFT
FFT
Nnj
N
n
aSk entkTuN
/2
1
0
'
FFT
)(
1
( 2.17)
Biểu thức trên chính là phép biễu diễn DFT với chiều dài NFFT.
2.4 Ứng dụng và hướng phát triển của kỹ thuật điều chế OFDM
Ngày nay, kĩ thuật OFDM đã được tiêu chuẩn hoá là phương pháp điều chế
cho các hệ thống phát thanh số như DAB (Digital Audio Broadcasting), DRM
(Digital Radio Mondiale - hệ thống phát thanh số đường dài thay cho hệ thống
AM), các hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T (Digital Video Broadcasting for
Terrestrial Transmission Mode), DVB-H (Digital Video Broadcasting for
Handheld) và ít người biết rằng sự nâng cao tốc độ đường truyền trong hệ thống
ADSL là nhờ kĩ thuật OFDM.Nhờ kĩ thuật điều chế đa sóng mang và cho phép
chồng lấn phổ giữa các sóng mang mà tốc độ truyền dẫn trong ADSL tăng lên đáng
kể.
2.4.1 Hệ thống DRM
Hình 2.11 Hệ thống DRM
Mã
hoá
nguồn
Tiền
mã hoá
Ghép
kênh
Tiền
mã hoá
Phân tán
năng
lượng
Mã
hoá
kênh
Ghép
xen
Phát
pilot
Mã hoá
kênh
Phân tán
năng lượng
Phân tán
năng lượng
Mã hoá
kênh
Tiền
mã hoá
Thông
tin
truy
nhập
kênh
Thông
tin mô
tả DV
Dữ liệu
Dữ liệu
Ánh
xạ
O
F
D
M
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
36
DRM là hệ thống phát thanh số thay thế cho hệ thống phát thanh truyền thống
AM. Tần số sóng mang cho hệ thống DRM tương đối thấp, nhỏ hơn 30MHz, phù
hợp cho việc truyền sóng khoảng cách lớn. Môi trường truyền sóng của hệ thống là
kênh phân tập đa đường có sự tham gia phản xạ mặt đất và tầng điện li nên phạm vi
phủ sóng của DRM rất lớn, có thể phủ sóng đa quốc gia hay liên lục địa.
Các tham số cơ bản của DRM theo ETSI, như sau:
Độ rộng băng: B=9.328kHz
Độ dài FFT: NFFT= 256.
Số sóng mang được sử dụng để truyền tin: NC=198.
Do trễ truyền dẫn tương đối lớn nên hệ thống DRM được thiết kế chỉ dành cho
các máy thu tĩnh hay xách tay. Điều này khác hẳn so với hệ thống DAB hay DVB
được thiết kế cho máy thu có tốc độ di chuyển tương đối lớn như ô tô, tàu hoả….
2.4.2 Các hệ thống DVB
2.4.2.1 DVB-T
Giới thiệu :
Thế hệ máy phát số ra đời khắc phục nhược điểm của máy phát tương tự như
khả năng mang nhiều chương trình trên một kênh RF, hỗ trợ khả năng thu tín hiệu
đa đường và thu di động… Máy phát số DVB-T và máy phát hình tương tự giống
nhau, chỉ khác nhau phần điều chế.
Hình 2.12 Sơ đồ khối bộ DVB-T
Đặc điểm :
Tín hiệu truyền đi được tổ chức thành từng khung, cứ 4 khung liên tiếp tạo
thành 1 siêu khung.Lí do của việc tạo khung là để phục vụ tổ chức mang thông tin
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
37
tham số của phía phát bằng các sóng mang báo hiệu thông số phía phát
(Transmission Parameters Signalling carriers- TPS). Việc hình thành siêu khung là
để chèn đủ số nguyên lần gói mã sửa sai reed-Solomon 204 byte trong dòng truyền
tải MPEG-2 dù ta chọn bất kì cấu hình nào để tránh việc chèn thêm các gói đệm
không cần thiết. Mỗi khung chứa 68 symbol OFDM trong miền thời gian được đánh
số từ 0 đến 67.Mỗi symbol này chứa hàng ngàn sóng mang (6817 với chế độ 8K,
1705 với chế độ 2K) nằm dày đặc trong dải thông 8MHz (ở nước ta chọn dải thông
8MHz, một số nước khác chọn 7MHz). Như vậy, một symbol ODFM sẽ chứa:
Sóng mang dữ liệu: được điều chế M-QAM, với mode 8K là 6048
sóng mang và mode 2K là 1512.
Sóng mang dẫn đường (pilot symbol, mang thông tin phía phát để
khôi phục tín hiệu: các pilot này thường được điều chế BPSK với mức
công suất 2.5dB
Pilot liên tục: gồm 177 pilot với mode 8K, 15 với mode 2K, có vị trí
cố định trong 8MHz để phía thu sửa lỗi tần số và pha, tự động điều
chỉnh tần số.
Pilot rời rạc: 524 với mode 8K, 131 với mode 2K, không có vị trí cố
định trong miền tần số nhưng được rải đều trong dải tần 8MHz, giúp
đầu thu tự động điều chỉnh để đạt đáp ứng kênh tốt nhất.
Sóng mang thông số phát TPS: chứa nhóm thông số phát được điều
chế BPSK, gồm 68 sóng mang trong mode 8K, 17 trong mode 2K
luôn có vị trí cố định trong biểu đồ chòm sao BPSK và trong dải
thông 78MHz.
Để tránh nhiễu giữa các kí hiệu ISI và nhiễu tương hỗ giữa các sóng mang ICI,
nguời ta thực hiện chèn thêm chuỗi bảo vệ GI vào mỗi symbol. Việc chèn thêm này
được thực hiện bên phía phát với thời gian bảo vệ TG khác nhau theo quy định của
DVB: 1/4 TU, 1/8 TU, 1/16TU, 1/32 TU (TU: chiều dài phần tín hiệu có ích).
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
38
2.4.2.2 DVB-H : Điện thoại di động truyền hình
Sơ đồ:
Hình 2.13 Sơ đồ thu của DVB-H
Cấu trúc máy thu của điện thoại di động DVB-H được cho trên hình gồm 2
phần:
Một bộ giải điều chế DVB-H (gồm khối điều chế DVB-T, module Time
slicing và module MPE-FEC) và một đầu cuối DVB-H.
Tín hiệu vào là tín hiệu DVB-T. Khối điều chế DVB-T thu lại các gói dòng
truyền tải MPEG-2, tín hiệu này cung cấp các mode truyền dẫn (2K, 8K và
4K) với các tín hiệu mang thông số truyền dẫn - TPS tương ứng.Module
Time Slicing giúp tiết kiệm công suất tiêu thụ và hỗ trợ việc chuyển giao
mạng linh hoạt hơn. Module MPE-FEC cung cấp mã sửa lỗi tiến cho phép bộ
thu có thể đương đầu với các điều kiện thu đặc biệt khó khăn. Tín hiệu ra
khỏi giải điều chế DVB-H có dạng các gói của dòng truyền tải TS hoặc các
IP Datagrams (khi thu tín hiệu DVB-H).Đầu cuối DVB-H giải mã các IP
Datagrams,hiển thị nội dung của các chương trình DVB-H.
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
39
Hiện nay nhiều hãng sản xuất điện thoại đã có các thế hệ ĐTDĐ DVB-H đầu
tiên: NOKIA 7700 và 7710, PHILIPS HoTMAN 2, SIEMENS…
Kiến trúc ban đầu của các máy ĐTDĐ DVB-H hiện nay gồm:
Điện thoại tích hợp 3 băng tần số: GSM, GPRS và UMTS (3G).
Bộ thu DVB-H.
Camera 1.3M pixel.
Màn hiển thị VGA (640 x 480).
Màn hình cảm biến - touch screen.
Âm thanh ngõ ra Stereo.
Hỗ trợ chuẩn không dây Bluetooth.
Bộ nhớ trong có dung lượng 1Gbit
Hãng NOKIA tuyên bố từ nay hãng sẽ tung ra thị trường khoảng 60 thiết bị
sang trọng có tích hợp DVB-H .
DVB-H đang có những ưu thế vượt trội của mình: Tiết kiệm năng lượng Pin
tới 90%, thu tín hiệu trong môi trường di động tốt, tín hiệu được đóng gói dạng IP
và truyền tín hiệu dưới dạng quảng bá tới các máy điện thoại di động. Bởi vậy ứng
dụng công nghệ quảng bá DVB-H cho đường xuống (downlink) của các máy điện
thoại trong mạng di động dường như là một giải pháp mang tính đột phá mà các thế
hệ mạng viễn thông 2G (GSM); 2,5G (GPRS) và 3G (UMTS) hiện nay chưa thể
khắc phục ngay được. Đó là không bị hạn chế về băng thông khi tại cùng một thời
điểm số thuê bao sử các dụng dịch vụ truyền hình trực tuyến tăng vọt.
Sự hội tụ giữa công nghệ quảng bá DVB-H và viễn thông đang được các hãng
truyền thông lớn trên thế giới thử nghiệm tại nhiều nước trên thế giới (mô hình
DVB-H & GPRS hay DVB-H & UMTS) và đã chính thức đưa ra sản phẩm của
mình vào đầu năm 2005 như Nokia, Philips, Siemens...các hãng sản suất máy phát
số hàng đầu thế giới (Harris, Intelco, Rohde&Schwarz...) cũng đã xuất xưởng các
thiết bị tích hợp công nghệ DVB-H. Cuộc đua giữa điện thoại di động 3G và điện
thoại di động truyền hình DVB-H đã bắt đầu! Với những ưu thế của mình, ĐTDĐ
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
40
truyền hình công nghệ DVB-H đang mở ra những triển vọng mới cho người sử
dụng.
STT Đặc điểm DVB-T DVB-H
1
Tốc độ bit của một kênh
truyền hình có độ nét tiêu
chuẩn SDTV
4-5 Mbit/s 128-384 Kbit/s
2 Màn hiển thị
Màn hình TV cỡ trung bình và
lớn.
Màn hình điện
thoại nhỏ.
3 Anten
Anten trên mái nhà (anten
Yagi), trong nhà (anten roi)
hoặc anten trên ôtô.
Anten bên trong
điện thoại.
4 Nguồn cung cấp Cố định và là nguồn liên tục.
Nguồn năng
lượng Pin và có
giới hạn.
5 Chế độ thu
Thu cố định, thu xách tay trong
nhà và thu trên phương tiện
giao thông.
Các máy cầm tay
di động.
Bảng 2.1 So sánh giữa DVB-T và DVB-H
Hiện nay với công nghệ phát số mặt đất (DVB-T) chúng ta có thể phát được
khoảng 6-7 chương trình TV (SDTV) trên một kênh sóng (với tốc độ tổng là 27,14
Mbit/s). Trong khi đó công nghệ IP Datacast (DVB-H) dễ dàng tương thích với các
màn hình cỡ nhỏ (vài inch) của các đầu cuối cầm tay. Với màn hình nhỏ thì chỉ với
tốc độ 128-384 Kbit/s trên một kênh (hay một chương trình TV yêu cầu) đã có thể
phân phối một kênh video chất lượng cao. Chính công nghệ này đã làm tăng hiệu
quả của quá trình phát quảng bá và có thể truyền được từ 10 đến 55 chương trình
TV trên một kênh sóng.
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
41
Ngoài ra, trong hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 4 (4G), kĩ thuật OFDM
còn còn thể kết hợp với các kĩ thuật khác như phân tập anten (MIMO- Multi In
Multi Out- đa anten phát thu) nhằm nâng cao dung lượng kênh vô tuyến và kết hợp
với CDMA nhằm phục vụ dịch vụ đa truy nhập vào mạng.Một vài hướng nghiên
cứu với mục đích thay đổi phép biến đổi FFT trong bộ điều chế OFDM bằng
Wavelet nhằm cải thiện sự nhạy cảm của hệ thống đối với hiệu ứng dịch tần do mất
đồng bộ và giảm độ dài tối thiểu của chuỗi bảo vệ trong OFDM; tuy nhiên, khả
năng ứng dụng những kĩ thuật này cần được kiểm chứng trong tương lai.
Kết luận chương: Trong chương này đã trình bày những vấn đề cơ bản của
kỹ thuật điều chế OFDM, những ưu nhược điểm, nguyên lý điều chế, giải
điều chế. Qua đó chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu kỹ thuật đa
truy nhập phân tần trực giao OFDMA được sử dụng trong công nghệ
WiMAX sẽ trình bày ở chương 3.
CHƯƠNG 3
KỸ THUẬT OFDMA TRONG WiMAX
Giới thiệu chươn: Trong chương 3 này sẽ trình bày về những khái niệm cơ
bản, các đặc điểm và tính chất nổi bật của kỹ thuật đa truy nhập phân tần
trực giao OFDMA. Qua đó chúng ta có thể thấy được những ưu điểm của kỹ
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
42
thuật này trong việc xử lý truyền nhận tín hiệu nói chung và ứng dụng trong
công nghệ WiMAX nói riêng.
3.1 Giới thiệu kỹ thuật OFDMA
OFDMA (Orthogonal Frequency Division Multiple Access - Đa truy nhập
phân tần trực giao ) là một công nghệ đa sóng mang phát triển dựa trên nền kĩ thuật
OFDM. Trong OFDMA, một số các sóng mang con, không nhất thiết phải nằm kề
nhau, được gộp lại thành một kênh con (sub-channel) và các user khi truy cập vào
tài nguyên sẽ được cấp cho một hay nhiều kênh con để truyền nhận tùy theo nhu
cầu lưu luợng cụ thể.
3.2 Đặc điểm
OFDMA có một số ưu điểm như là tăng khả năng linh hoạt, thông lượng và
tính ổn định đươc cải thiện.Việc ấn định các kênh con cho các thuê bao cụ thể, việc
truyền nhận từ một số thuê bao có thể xảy ra đồng thời mà không cần sự can thiệp
nào, do đó sẽ giảm thiểu những tác động như nhiễu đa truy xuất (Multi access
Interfearence- MAI)
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
43
Hình 3.1 ODFM và OFDMA
Hình 3.2 mô tả một ví dụ về bảng tần số thời gian của OFDMA, trong đó có 7
người dùng từ a đến g và mỗi người sử dụng một phần xác định của các sóng mang
phụ có sẵn,khác với những người còn lại.
F A d A D a D
A d A D a D
A c e A c E a c E
A c e A c E a c E
B e g B E g b E g
B e g B E g b E g
B F g B F g b F g
B F g B F g b F g
t
Hình 3.2 Ví dụ của biểu đồ tần số, thời gian với OFDMA.
Thí dụ cụ thể này thực tế là sự hỗn hợp của OFDMA và TDMA bởi vì mỗi
người sử dụng chỉ phát ở một trong 4 khe thời gian, chứa 1 hoặc vài symbol OFDM.
7 người sử dụng từ a đến g đều được đặt cố định (fix set) cho các sóng mang theo
bốn khe thời gian.
3.3 OFDMA nhảy tần
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
44
Trong ví dụ trước của OFDMA, mỗi người sử dụng đều có một sự sắp đặt cố
định (fix set) cho sóng mang. Có thể dễ dàng cho phép nhảy các sóng mang phụ
theo khe thời gian như được mô tả trong hình.
Việc cho phép nhảy với các mẫu nhảy khác nhau cho mỗi user làm biến đổi
thực sự hệ thống OFDM trong hệ thống CDMA nhảy tần. Điều này có lợi là tính
phân tập theo tần số tăng lên bởi vì mỗi user dùng toàn bộ băng thông có sẵn cũng
như là có lợi về xuyên nhiễu trung bình, điều rất phổ biến đối với các biến thể của
CDMA. Bằng cách sử dụng mã sửa lỗi hướng đi (Forward Error Correcting - FEC)
trên các bước nhảy, hệ thống có thể sửa cho các sóng mang phụ khi bị fading sâu
hay các sóng mang bị xuyên nhiễu bởi các user khác. Do đặc tính xuyên nhiễu và
fading thay đổi với mỗi bước nhảy, hệ thống phụ thuộc vào năng lượng tín hiệu
nhận được trung bình hơn là phụ thuộc vào user và năng lượng nhiễu trong trường
hợp xấu nhất.
f A b
c
c B
A
B c
B a
C
A
t
Hình 3.3 Biểu đồ tần số thời gian với 3 người dùng nhảy tần a, b, c đều có 1 bước
nhảy với 4 khe thời gian.
Ưu điểm cơ bản của hệ thống OFDMA nhảy tần hơn hẳn các hệ thống DS-
CDMA và MC-CDMA là tương đối dễ dàng loại bỏ được xuyên nhiễu trong một tế
bào bằng cách sử dụng các mẫu nhảy trực giao trong một tế bào.
Một ví dụ của việc nhảy tần như vậy được mô tả trong hình 3.4 cho N sóng
mang phụ,nó luôn luôn có thể tạo ra N mẫu nhảy trực giao.
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
45
A F e D c b
B A f E d c
C B a F e d
D C b A f e
E D c B a f
F E d C b a
Hình 3.4 6 mẫu nhảy tần trực giao với 6 tần số nhảy khác nhau
3.4 Hệ thống OFDMA
Hình 3.5: Tổng quan hệ thống sử dụng OFDMA
Nguồn tín hiệu làm một bít được điều chế ở băng tần cơ sở thông qua các
phương pháp điều chế như QPSK ,M- QAM… Tín hiệu dẫn đường (bản tin dẫn
đường, kênh hoa tiêu - pilot symbol) được chèn vào nguồn tín hiệu, sau đó được
điều chế thành tín hiệu OFDM thông qua biến đổi IFFT và chèn chuỗi bảo vệ GI.
Luồng tín hiệu số được chuyển thành tín hiệu tương tự trước khi truyền trên kênh vô
Điềuchế băng
tần gốc
Chèn ký tự
dẫn đường
IFFT Chèn GI DAC
DAC Tách GI IFFT
Tách ký tự
dẫn đường
Cân bằng
kênh
Khôi phục
kênh truyền
Giải điều chế
băng tần gốc
Kênh
truyền
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
46
tuyến qua anten phát. Tín hiệu này sẽ bị ảnh hưởng bởi fading và nhiễu trắng
AWGN( Addictive White Gaussian Noise ).
Tín hiệu dẫn đường là mẫu tín hiệu được biết trước ở phía phát và phía thu,
được phát kèm với tín hiệu có ích nhằm khôi phục kênh truyền và đồng bộ hệ
thống.
Hình 3.6 Mẫu tín hiệu dẫn đường trong OFDMA
Phía máy thu sẽ thực hiện ngược lại so với máy phát. Để khôi phục tín hiệu
phát thì hàm truyền phải được khôi phục nhờ vào mẫu tin dẫn đường đi kèm. Tín
hiệu nhận được sau khi giải điều chế OFDM được chia làm hai luồng tín hiệu.
Luồng thứ nhất là tín hiệu có ích được đưa đến bộ cân bằng kênh. Luồng thứ hai là
mẫu tin dẫn đường được đưa vào bộ khôi phục kênh truyền, sau đó lại được đưa đến
bộ cân bằng kênh để khôi phục lại tín hiệu ban đầu.
Đối với kênh hướng xuống :
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
47
Hình 3.7 OFDMA downlink
Hình 3.8 Cấu trúc cụm trong OFDMA downlink
Cấu trúc cụm bao gồm 1 kênh con trong miền tần số và n kí hiệu OFDM trong
miền thời gian, chứa N sóng mang. Mỗi sóng mang có thể được điều chế khác nhau.
Đối với kênh hướng lên :
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
48
Hình 3.9 OFDMA uplink
Hình 3.10 Cấu trúc cụm trong OFDMA uplink
Cấu trúc cụm gồm 1 kênh con trong miền tần số và 3 kí hiệu OFDM trong miền
thời gian, mỗi cụm chứ 144 sóng mang dữ liệu, sử dụng điều chế thích nghi trên
từng user; mỗi user có thể yêu cầu từ 1 đến 32 kênh con; 2 kênh con được sử dụng
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
49
làm ranging (phép đo cự li bằng cách đo thời gian truyền của tín hiệu điện từ) và
yêu cầu băng thông (nếu có) của user .
Khi cấp sóng mang cho các user, OFDMA tạo ra một dãy cơ bản các sóng
mang rồi thực hiện dịch vòng dãy khi cấp cho các user khác nhau.
3.4.1 Chèn chuỗi dẫn đường ở miền tần số và miền thời gian
Hình 3.11 Chèn chuỗi dẫn đường trong miền tần số và thời gian
Mẫu tin dẫn đường có thể được chèn cùng với mẫu tin có ích ở cả miền tần số
và miền thời gian như trên hình. Tuy nhiên khoảng cách giữa hai mẫu tín hiệu dẫn
đường liên tiếp nhau tuân theo quy luật lấy mẫu cả ở miền tần số và miền thời gian.
Ở miền tần số, sự biến đổi kênh vô tuyến phụ thuộc thời gian trễ truyền dẫn lớn nhất
của kênh τmax (maximum propagation delay or delay spread). Với rf là tỉ số lấy mẫu
(oversampling) ở miền tần số, fs là khoảng cách liên tiếp giữa hai sóng mang con,
khoảng cách giữa hai mẫu tin dẫn đường ở miền tần số Df phải thoả mãn điều kiện
sau:
max
1 1f
f S
r
D f
(3.1)
t
f
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
50
Tỉ số lấy mẫu tối thiểu ở miền tần số rf phải là 1. Tỉ số này có thể lớn hơn 1, khi
đó, số mẫu tin dẫn đường nhiều hơn mức cần thiết và kênh truyền được lấy mẫu
vượt mức (oversampling). Trong trường hợp khoảng cách giữa hai mẫu tin dẫn
đường không thỏa mãn điều kiện lấy mẫu như trên, rf <1, thì kênh truyền không thể
được khôi phục hoàn toàn thông qua mẫu tin dẫn đường.
Tương tự như ở miền tần số, khoảng cách giữa hai mẫu tin dẫn đường liên tiếp
trong miền thời gian Dt cũng phải thỏa mãn điều kiện lấy mẫu tương ứng. Sự biến
đổi của hàm truyền vô tuyến ở miền thời gian phụ thuộc vào tần số Doppler. Theo
tiêu chuẩn lấy mẫu thì khoảng cách Dt phải thoả mãn điều kiện:
max
1 1
2 ( )f D t S S
r
f D T T
(3.2)
Tỉ số rt được gọi là tỉ số lấy mẫu ở miền thời gian. Trong trường hợp điều kiện
trên không thoả mãn thì hàm truyền kênh vô tuyến cũng không thể khôi phục hoàn
toàn ở máy thu.
3.4.2 Điều chế thích nghi
Điều chế thích nghi (adaptive modulation) cho phép hệ thống điều chỉnh
nguyên lý điều chế tín hiệu theo tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (SNR) của đường truyền vô
tuyến. Khi đường truyền vô tuyến có chất lượng cao, nguyên lý điều chế cao nhất
được sử dụng làm tăng thêm dung lượng hệ thống. Trong quá trình suy giảm tín
hiệu, hệ thống WiMAX có thể chuyển sang một nguyên lý điều chế thấp hơn để duy
trì chất lượng và sự ổn định của đường truyền. Đặc điểm này cho phép hệ thống
khắc phục hiệu ứng fading lựa chọn thời gian. Đặc điểm quan trọng của điều chế
thích nghi là khả năng tăng dải sử dụng của nguyên lý điều chế ở mức độ cao hơn,
do đó hệ thống có tính mềm dẻo đối với tình trạng fading thực tế.
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
51
Hình 3.12 Điều chế thích nghi
Kỹ thuật điều chế và mã hoá thích nghi là một trong những ưu việt của OFDM
vì nó cho phép tối ưu hoá mức điều chế trên mỗi kênh con dựa trên chất lượng tín
hiệu (tỷ lệ SNR) và chất lượng kênh truyền dẫn.
3.4.3 Các kĩ thuật sửa lỗi
Ngoài mã xoắn rất phổ biến sử dụng trong các hệ thống vô tuyến, WiMAX
cũng như cá hệ thống OFDM thường sử dụng một số mã sau:
3.4.3.1 Mã hóa LDPC (Low-Density-Parity-Check)
Với những người thiết kế thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực không dây và hệ
thống mạng, giới hạn Shannon được xem như là kỳ vọng cao nhất. Đến nay các nhà
thiết kế đã phát triển và cải thiện các kỹ thuật mã hoá sửa sai nhằm đưa hiệu suất
O F D M C e lls
(6 4 m o de )
O F D M A C e ll
(2k m o de )
6 4Q A M u se rs
16 Q A M us e rs
Q P S K u se rs
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
52
kênh ngày càng tiến gần tới giới hạn Shannon. Việc tìm ra các phương án FEC là
một nhu cầu trong việc nâng cao hiệu suất truyền tin, LDPC là một trong những
phương án đó.
Mã LDPC đã đưa đến giải pháp FEC mà khi thực hiện tiến gần hơn tới giới hạn
Shannon. Mã LDPC dựa trên cơ sở ma trận H chứa một vài giá trị "1".Mã hoá được
thực hiện bằng việc sử dụng các đẳng thức từ ma trận H để tạo ra các bit kiểm tra
chẵn lẻ. Quá trình giải mã được thực hiện bằng sử dụng "cổng vào mềm" với các
đẳng thức trên để xác định các trị số đã gửi. Quá trình xử lý được lặp theo phương
pháp tương tác trong bộ mã hoá tốc độ cao. Mã LDPC có thể gây ra nền lỗi là điểm
yếu chung của TCCs. Để chỉ ra nền lỗi, các mã đầu ra như là phương pháp BCH có
thể phối hợp với công nghệ LDPC.Mã đầu ra BCH có hiệu ứng nền lỗi thấp. Các
công nghệ quảng bá video số sử dụng phương pháp này để phát triển tiêu chuẩn
DVB-S2.
Với khả năng linh hoạt của LDPC, mã có thể được xây dựng chính xác theo
đúng kích cỡ của khối hoặc tỷ lệ mã, tuy vậy thực hiện thực tế có thể buộc phải xác
định trước kích cỡ khối và tốc độ mã có thể đạt được. Sau khi xác định kích cỡ khối
và tốc độ mã, ma trận H được xây dựng với n cột và (n-k) hàng có chứa một vài giá
trị “1”.
Ma trận H được xây dựng thích hợp là ma trận có khoảng cách tối thiểu (dmin)
lớn. Khi đó sẽ có số lượng “1” trong ma trận H nhỏ và như vậy số lượng cột của H
cần có để có tổng bằng 0 hướng tới như các mã được xây dựng ngẫu nhiên. Khoảng
cách tối thiểu trong ví dụ mã sau chỉ là 4, do đó có thể chỉ cần xem xét các cột 0, 1,
3 và 4 của ma trận H.
Ví dụ về tạo mã: Một bộ tạo mã LDPC đơn giản được sử dụng để giới thiệu về
mã (16,9) với ma trận H sau.Các tham số trong ví dụ là:
k bit bản tin = 9
n-k bit chẵn lẻ = 7
Tỷ lệ mã = k/n = 9/16
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
53
Hình 3.13 Ví dụ về một ma trận mã LDPC
Trong ví dụ mã trên, các cột từ n0 đến n8 tương ứng với phần bản tin của khối
mã, còn các cột từ n9 đến n15 tương ứng với (n-k) bit chẵn lẻ và ở ma trận con thì
phía dưới có dạng hình tam giác nhằm đơn giản hoá hơn quá trình mã hoá.Ví dụ,
mã hoá bit chẵn lẻ n9 chỉ cần biết n0, n1 và n2. Đẳng thức logic cơ số 2 có thể viết
được trực tiếp từ hàng của ma trận H theo dạng của bộ tạo mã LDPC như sau:
Viết đẳng thức chẵn lẻ cho hàng đầu tiên để tạo mã n9
n0 + n1 + n2 + n9 = 0
n9 = n0 + n1 + n2
Tiếp tục thực hiện với các hàng còn lại sẽ có đầy đủ 7 đẳng thức
n9 = n0 + n1 + n2
n10 = n3 + n4 + n5
n11 = n6 + n7 + n8
n12 = n0 + n3 + n6
n13 = n1 + n4 + n7
n14 = n2 + n5 + n8
n15 = n12 + n13 + n14
Để hoàn chỉnh bộ tạo mã LDPC, người thiết kế cần chuyển các đẳng thức logic
cơ số 2 thành các mạch điện 3 đầu vào đảo (exclusive) hoặc cổng XOR và thanh ghi
các đầu ra. Để mã hoá có hệ thống,thứ tự các bit truyền trong kênh cần bảo đảm thứ
tự là n0 ... n15. Sử dụng phương pháp này sẽ không cần đến yêu cầu xác định ma
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
54
trận sinh mà thay vào đó là phương pháp sử dụng lần lượt các đẳng thức ma trận
sinh để mã hoá dữ liệu.
Bộ giải mã LDPC
Bộ giải mã LDPC nhận các khối dữ liệu,gồm cả các bit sai do nhiễu, với 5
hoặc 6 bit sửa sai sẽ quyết định giá trị 0 hay 1 của bit nhận được. Giải mã khối sử
dụng quá trình lặp gồm việc giải (n-k) đẳng thức kiểm tra chẵn lẻ của ma trận
H.Việc giải các đẳng thức trong trường hợp này có nghĩa cập nhật các giá trị thật
của các bit trong các đẳng thức là 1 hay 0 sử dụng truyền lan tin cậy hoặc các xấp xỉ
đơn giản của truyền lan tin cậy. Quá trình này được lặp lại nhiều vòng, thường từ 30
đến 60, để giải mã hoàn toàn khối dữ liệu nhận được.
Bộ giải mã có thể dừng khi một từ mã đã được xác định đúng (thoả mãn tất cả
các đẳng thức kiểm tra chẵn lẻ) hoặc khi thời gian qui định hết mà không tìm được
từ mã. Các khối kích thước lớn và tương tác mở rộng sẽ nâng cao hiệu suất của mã
nhưng cả hai sẽ yêu cầu năng lực xử lý, tốc độ dữ liệu và bộ nhớ chiếm dụng cao
hơn.
Mã LDPC đang chứng minh rằng nó đạt độ tăng ích mã tuyệt vời với dải tỷ lệ
mã và kích cỡ khối rộng. Lợi ích chính khi sử dụng LDPC là hiệu suất tăng ích đo
được theo dB có thể được sử dụng theo nhiều cách như giảm công suất truyền,tăng
thông lượng số liệu,khoảng cách truyền xa hơn, hoặc tăng độ tin cậy của đường
truyền thông tin. Khi công suất phát bị giới hạn thì độ tăng ích mã hoá do mã LDPC
tạo ra sẽ là sự khác biệt giữa thông tin chính xác và không có thông tin.
3.4.3.2 Mã hoá Reed-Solomon
Giới thiệu:
Đặc điểm quan trọng của mã RS là khoảng cách tối thiểu trong bộ mã (n,k) là
n-k+1. Với bất kì giá trị nguyên dương t≤ 2m-1 luôn tồn tại mã RS sửa t symbol
lỗi.Ví dụ:
n = 2m-1
n-k=2t
k= 2m-1-2t
dmin = 2t+1=n-k+1
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
55
Đa thức sinh sẽ là:
2 2tg(x) (x )(x )...(x )
= 2
2t 1 2t
0 1x 2t 12x
g g g ... g x x (3.3)
với 2 2 t, ,..., là các nghiệm.
Ví dụ: m = 8 , t = 16
n = 255
k = n – 2t = 223
dmin = 33 (3.4)
Cách tạo mã:
Cho đa thức m(x) là thông tin cần mã hoá, k = n-2t
m(x) = m0+m1x+…+mk-1xk-1
Thực hiện chia x2tm(x) cho g(x), ta được b(x) là phần dư:
x2tm(x) = a(x)g(x)+b(x)
b(x) = b0+b1x+…b2t-1x2t-1 (3.5)
Cuối cùng, đa thức mã hoá sẽ là : b(x)+x2tm(x)
Sơ đồ tạo mã:
Hình 3.14 Sơ đồ tạo mã RS
Giãi mã:
Với c(x) là đa thức mã gửi đi, r(x) là đa thức nhận được và e(x) là lỗi tác động.
n 1
0 1 n 1c(x) c c x ... c x
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
56
n 10 1x n 1r(x) r r x ... r x
(3.6)
e(x) r(x) c(x)
2 n 1
0 1 2 n 1e e x e x ... e x
Giả sử e(x) có v lỗi tại các vị trí xj1, xj2, xjv..
j1 j2 ... jv
j1 j2 jve(x) e x e x e x
(3.7)
Vị trí các lỗi là: j1 j2 jvj1 j2 jvZ , Z ,..., Z
Các giá trị lỗi là: j1 j2 jve , e ,...,e
Tính syndrome:
Hình 3.15 Sơ đồ syndrome thu của RS
n 1
0 1x n 1r(x) r r x ... r x
i i ic( ) m( )g( ),i 1,2,...,2t (3.8)
với i là các nghiệm trong đa thức sinh.
Ta có mối quan hệ:
n 1
i i i i ij
j
j 0
r( ) c( ) e( ) e( ) e
Syndrome nhận đựơc là: 1 2 2tS (S ,S ,...,S )
với các giá trị:
i
iS r( )
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
57
3.5 Điều khiển công suất
Thông thường, với hệ thống thông tin di động, điều khiển công suất bao gồm
điều khiển công suất vòng hở và điều khiển công suất vòng kín nhằm thay đổi công
suất phát của MS tương ứng với khoảng cách với BTS.
Điều khiển công suất vòng hở: BTS đo cường độ trường tại điểm thu, tính ra
cự li, tính ra công suất phát phù hợp.
Điều khiển công suất vòng kín: MS đo cường độ trường,gửi lên BSC, BSC
sẽ tính tóan cho MS tăng hay giảm công suất cho phù hợp
Trong WiMAX dùng điều khiển công suất vòng kín, các thuật toán điều khiển
công suất được sử dụng để cải tiến hiệu suất tổng thể của hệ thống, nó được thực
hiện nhờ trạm gốc gửi thông tin điều khiển công suất tới từng CPE để ổn định mức
công suất phát sao cho mức thu được tại trạm gốc luôn ở mức định trước. Trong
một môi trường fading thay đổi không ngừng mức hiệu suất định trước này có nghĩa
là CPE chỉ truyền đủ công suất theo yêu cầu, ngược lại mức công suất phát của CPE
sẽ không phù hợp. Công suất phát sẽ làm giảm năng lượng tiêu thụ tổng của CPE và
nhiễu tiềm ẩn từ các trạm gốc lân cận.Với LOS, công suất phát của CPE xấp xỉ tỉ lệ
với khoảng cách của nó tới trạm gốc, với NLOS nó phụ thuộc rất nhiều vào khoảng
trống và chướng ngại vật.
Kết luận chương : Trong chương 3 này đã cơ bản trình bày về kỹ thuật
OFDMA, các tính chất, các mã sửa lỗi được sử dụng trong kỹ thuật này. Qua
đó, chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật này bằng cách xây dựng một
chương trình mô phỏng đơn gian để thấy được rõ hơn quá trình xử lý truyền
nhận tín hiệu trong công nghệ WiMAX.
CHƯƠNG 4
CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG HỆ THỐNG OFDM
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
58
Giới thiệu chương: Để hiểu hơn những vấn đề đã được được trình bày trong
những chương trước. Trong chương cuối cùng này sẽ trình bày chương trình
mô phỏng quá trình xử lý tín hiệu trong WiMAX dựa trên kỹ thuật điều chế
OFDM. Đây là chương trình được viết bằng Matlab, chương trình bao gồm
sơ đồ khối mô phỏng sự phát và thu OFDM, mô phỏng kênh truyền, tính
BER, so sánh tín hiệu OFDM và QAM, sơ đồ khối mô phỏng hệ thống
OFDM bằng simulink của Matlab.
4.1 Mô phỏng hệ thống OFDM bằng simulink
Đầu tiên, bộ phát nhị phân Bernoulli sẽ tạo chuỗi tín hiệu.Chuỗi dữ liệu đầu
vào được mã hoá bởi bộ mã Reed-Solommon và được điều chế bởi bộ Mapping
Hình 4.1 Sơ đồ khối bộ phát và thu tín hiệu OFDM
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
59
QPSK. IFFT là hữu ích cho OFDM vì nó phát ra các mẫu của dạng sóng có thành
phần tần số thoả mãn điều kiện trực giao. Dữ liệu sau khi được biến đổi sẽ được
chèn thêm CP và chuỗi huấn luyện để giúp cho qua trình ước lượng kênh và đồng
bộ ở máy thu.
Mô phỏng kênh truyền đưa ra các đặc trưng của kênh truyền vô tuyến chung
như nhiễu, đa đường và xén tín hiệu. Dùng hai khối trong Matlab: Multipath
Rayleigh fading, AWGN
Tín hiệu thu sau khi loại bỏ CP và chuỗi huấn luyện sẽ được đưa vào IFFT để
chuyển các mẫu miền thời gian trở lại miền tần số. Đưa vào bộ ước lượng kênh và
bù kênh để giảm ảnh hưởng kênh truyền đến tín hiệu.Cuối cùng, tín hiệu được giải
điều chế và giải mã RS
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
60
Hình 4.2 và 4.3 cho thấy tác động của kênh truyền đến phổ tín hiệu OFDM.
Hình 4.7 Chòm sao QPSK sau CE Hình 4.6 Chòm sao QPSK trước CE
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
61
Vì kênh truyền là một kênh fading chọn lọc tần số nên phổ tín hiệu OFDM nhận ở
những tần số khác nhau chịu sự tác động khác nhau. Hình 4.4 và 4.5 cho thấy biên
độ tín hiệu OFDM nhận nhỏ hơn biên độ tín hiệu OFDM truyền đi.
Hình 4.6 và 4.7 cho thấy tác dụng của bộ ước lượng và bù kênh.Hình 4.6 chòm
sao QPSK trước khi ước lượng kênh có biên độ và pha rất không ổn định. Hình 4.7
chòm sao QPSK sau khi ước lượng kênh những điểm chỉ dao động nhỏ quanh một
vị trí cố định tức là biên độ và pha gần như ổn định.
4.2 Một số lưu đồ thuật toán của chương trình
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
62
4.2.1 Lưu đồ mô phỏng kênh truyền
Hình 4.8 Lưu đồ mô phỏng kênh truyền
Tham khảo mã nguồn Matlab tại file chương trình: ch.m, ch_clipping.m,
ch_noise.m ch_multipath.m,
4.2.2 Lưu đồ mô phỏng thu phát tín hiệu OFDM
Bắt đầu
Chuẩn hóa tất cả các dữ liệu trước khi
sử dụng kênh để so sánh
Thiết lập và tính toán hiệu ứng xén tín
hiệu
Thiết lập và tính toán hiệu ứng đa
đường
Thiết lập và tính toán nhiễu
Kết thúc
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
63
Hình 4.9 Lưu đồ mô phỏng phát
ký tự OFDM
Hình 4.10 Lưu đồ mô phỏng thu
Ký tự OFDM
Bắt đầu
Đọc dữ liệu vào Chia dữ liệu thành tập hợp
song song
Chuyển đổi dữ liệu nhị phân {0,1}
thành phân cực {-1,1}
Thực hiện FFT
Thực hiện IFFT
Chuyển tín hiệu song song thành
chuỗi nối tiếp
Chuyển đổi dữ liệu phân cực {1,1}
thành nhị phân {0,1}
Khôi phục dòng bit bởi đặt dữ liệu
miền tần số thành chuỗi nối tiếp
Ghi dữ liệu
Bắt đầu
Kết thúc
Kết thúc
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
64
Với lưu đồ thuật toán phát ký tự OFDM tham khảo mã nguồn tại file: tx.m,
read.m, tx_chunk.m, tx_dechunk.m
Với lưu đồ thuật toán thu ký tự OFDM tham khảo mã nguồn tại file: rx.m,
write.m rx_chunk.m, rx_dechunk.m.
4.2.3 Lưu đồ mô phỏng thu phát tín hiệu QAM
Với lưu đồ thuật toán mô phỏng phát tín hiệu QAM tham khảo mã nguồn tại file
chương trình: QAM.m, read.m
Hình 4.11 Lưu đồ mô phỏng phát
tín hiệu QAM
Kết thúc
Phát 16-QAM
Chuyển đổi dữ liệu nhị phân {0,1}
thành phân cực {-1,1}
Nhập số sóng mang
Chuyển dữ liệu phân cực {-1,1}
thành 4 mức {-3,-1,1,3}
Số sóng mang =
lũy thừa của 2
Nhập lại. Số sóng phải
mang là lũy thừa của 2
Đ
S
Bắt đầu
Đọc dữ liệu vào
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
65
Với lưu đồ thuật toán mô phỏng thu tín hiệu QAM tham khảo mã nguồn tại
file chương trình: QAM.m, write.m
Hình 4.12 Lưu đồ mô phỏng thu
tín hiệu QAM
Bắt đầu
Khởi tạo mức 0 cho tốc độ
Tăng số lượng sóng mang cho dữ
liệu gốc và thời hạn tần số cao
Khôi phục dữ liệu thành dạng
nối tiếp
Sắp xếp chính xác giữa các mức
{-3,-1,1,3}
Chuyển dữ liệu phân cực {-1,1}
thành nhị phân {0,1}
Kết thúc
Ghi dữ liệu ra
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
66
4.2.4 Lưu đồ mô phỏng thuật toán tính BER
Hình 4.13 Lưu đồ mô phỏng
thuật toán tính BER
Bắt đầu
Số lượng bit lỗi = 0
i = 1
Lỗi = | Dữ liệu vào(i) - Dữ liệu ra(i)|
Số bit lỗi = số bit lỗi + 1
Kết thúc
i=i+1
BER = 100*số bit lỗi/ Độ dài dữ
liệu (%)
Lỗi>0
i<= Độ dài
dữ liệu vào
Đ
S
Đ
S
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
67
4.3 So sánh tín hiệu QAM và OFDM
Hình 4.14 Tín hiệu QAM và OFDM phát ở miền tần số
Hinh 4.15 Tín hiệu QAM và OFDM thu ở miền tần số
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
68
Hình 4.16 cho chúng ta thấy phổ của tín hiệu OFDM rất giống với phổ tín hiệu
của âm thanh ban đầu. Chứng tỏ phương thức điều chế OFDM tốt hơn so với QAM
Kết luận chương: Trong chương cuối cùng này đã trình bày quá trình xử lý
tín hiệu trong WiMAX thông qua việc mô phỏng hệ thống OFDM bằng
simulink của Matlab, với những scope để hiện thị tín hiệu giúp cho việc phân
tích đánh giá tác động của kênh truyền đến tín hiệu, tác dụng của bộ ước
lượng và bù kênh. Tuy nhiên, simulink này chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản,
tức là chỉ mô phỏng hệ thống OFDM băng gốc với phương thức điều chế
QPSK. Trong chương cũng đã so sánh tín hiệu OFDM và tín hiệu QAM, file
âm thanh của chúng để thấy rõ những ưu điểm của OFDM.
Hình 4.16 So sánh tín hiệu âm thanh được điều chế bằng phương thức
QAM và OFDM
ĐATN Lời Giới Thiệu
SVTH : Trần Văn Xang -Lớp 03DT3 i
69
MỤC LỤC NỘI DUNG
Lời giới thiệu
Thuật ngữ và viết tắt tiếng Anh
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ WIMAX........................
1.1 Giới thiệu về WiMAX ..........................................................................
1.2 Mô hình hệ thống..................................................................................
1.3 Các ưu nhược điểm của WiMAX..........................................................
1.4 Cấu trúc của WiMAX ...........................................................................
1.5 So sánh WiMAX với WiFi ...................................................................
1.6 Các dải tần áp dụng...............................................................................
1.7 Ứng dụng của WiMAX.........................................................................
CHƯƠNG 2 KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ OFDM ........................................
2.1 Giới thiệu kỹ thuật điều chế OFDM ......................................................
2.2 Nguyên lý điều chế OFDM ...................................................................
2.3 Nguyên lý giải điều chế OFDM ............................................................
2.4 Ứng dụng và hướng phát triển của kỹ thuật điều chế OFDM ................
CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT OFDMA TRONG WIMAX............................
3.1 Giới thiệu kỹ thuật OFDMA .................................................................
3.2 Đặc điểm ..............................................................................................
3.3 OFDMA nhảy tần .................................................................................
3.4 Hệ thống OFDMA ................................................................................
3.5 Điều khiển công suất ............................................................................
CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG HỆ THỐNG OFDM......
4.1 Mô phỏng hệ thống OFDM bằng simulink............................................
4.2 Một số lưu đồ thuật toán của chương trình ............................................
4.3 So sánh tín hiệu QAM và OFDM..........................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- loi_gioi_thieu_6906.pdf