Luận án Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam

Đá là vĩnh cửu, là biểu tượng của sự sống ở trạng thái tĩnh” [21, tr. 270] nên đá trong truyền thuyết dân gian người Việt cũng là hiện thân của sự trường tồn và luôn ẩn chứa sự linh hoạt của những lớp nghĩa, luôn giấu kín sự sống động của các mối quan hệ. Vì vậy, khám phá biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam không chỉ là hành trình nghiên cứu một biểu tượng, mà còn là một khởi đầu để tìm hiểu về đời sống tâm linh của người dân Việt và truy nguyên lịch sử dân tộc từ những sự kiện, nhân vật, vết cắt tín ngưỡng trong tác phẩm. Trong phạm vi luận án tiến sĩ, với đề tài Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, chúng tôi đã tập trung để làm rõ một số vấn đề cốt yếu sau: 1. Từ kết quả thống kê tư liệu, chúng tôi hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về biểu tượng và Đá trong tín ngưỡng/ văn học dân gian Việt Nam nhằm phác họa sơ khởi tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến “biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam” hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn được các hướng tiếp cận phù hợp với đề tài (văn học dân gian, nhân học và văn hóa học) và có những gợi ý thiết thực cho việc giải mã biểu tượng đá. Hơn thế nữa, chương tổng quan cũng chỉ ra những khoảng trống và triển vọng của hướng nghiên cứu, giúp chúng tôi khoanh vùng và xác lập hiệu quả những vấn đề khoa học cần giải quyết.

pdf177 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân dân thờ phụng là gì/ ai? Thứ ba, đá được thờ tại miếu hiện nay (tức là đá được vớt lên theo lời chỉ dẫn của đồng bóng năm 1886) có phải là đá trong truyền thuyết không? Chúng tôi chỉ có câu trả lời từ người trông coi đền Thai Dương phu nhân cho hai câu hỏi đầu tiên, đó là trong 3 năm (1883 – 1886), việc thờ phụng vẫn được nhân dân duy trì và đối tượng thờ phụng là vị thần Thai Dương phu nhân. Còn với câu hỏi thứ ba, điều ấy thật khó để chứng thực, song cũng như đá ở miếu Kì Thạch phu nhân, niềm tin của quần chúng nhân dân mới là điều quan trọng. Chỉ niềm tin mới đủ uy lực để khiến nhân dân tiếp tục hương khói trong suốt 3 năm dù đối tượng thờ phụng (đá) đã không còn hiển hiện trên bàn thờ. Cũng chỉ niềm tin mới có thể lý giải sự tin tưởng nhân dân giành cho lời báo của đồng bóng để vớt đá từ dưới sông lên. Và niềm tin là điểm sáng duy nhất có thể gạt bỏ sự nghi hoặc của cộng đồng về việc đá được vớt có thật là đá thiêng xưa để tiếp tục thờ phụng. Chính bởi quãng thời gian 3 năm đá thiêng bị đổ xuống sông và nhân dân đơn thuần thờ vị thần Thai Dương phu nhân đã chứng thực sức mạnh của niềm tin bởi lẽ họ không còn đồng nhất đá và vị thần trú ngụ, nếu đá mất đi thì vị nữ thần vẫn có thể an trú trong đền thờ. Đồng thời sự kiện trên cũng có khả năng là nguyên nhân cho việc thờ đá ở đền Thai Dương phu nhân có sự rẽ hướng, để tín ngưỡng thờ mẫu lấn át như hiện nay. Đối với sự kiện năm 1886, nhân dân tổ chức vớt đá từ dưới sông lên, người trông coi đền lý giải chính vị thần Thai Dương phu nhân đã đánh tiếng qua đồng bóng và yêu cầu được trục vớt. Hành động này như một cách trả lại “thân xác” cho vị thần và cầu mong vị thần tiếp tục phù hộ độ trì cho nhân dân. Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ đó là một phương thức để phục hồi nguyên bản đối tượng thờ phụng của đền và tăng tính thiêng cho vị thần Thai Dương phu nhân. 133 Thứ hai, đối với hình thức đá thờ tại miếu Kì Thạch phu nhân Trong Đại Nam nhất thống chí: Thừa Thiên Phủ, văn bản truyền thuyết về Kì Thạch phu nhân ghi chép: Đá thờ là “hai hòn đá vuông lớn bằng chiếc chiếu, sắc xanh hơi trắng, mặt đá chạm hình thân người mặt thú, hai mươi cái tay, bốn cái chân” [72, tr.80]. Hay văn bản trong Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế, tảng đá thờ được giới thiệu ngắn gọn: “Đó là một tảng đá không bình thường. Bề mặt tảng đá là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chàm rất có giá trị” [14, tr. 96]. Chỉ duy nhất trong bài viết “Sự tích nữ thần Kì Thạch phu nhân”, tảng đá thờ mới được Đào Thái Hanh miêu tả cụ thể như sau: “Tảng đá này màu đen, có hình dạng như nửa tấm bửng tròn, có đáy 1,20m, cao 0,90m, dày 0,23m, có chạm nhiều hình người và con vật. Các hình chạm chia làm hai nhóm: phần trên, là một hình người hầu như trần truồng, ngồi trên tòa sen, chân xếp bằng và tay đặt lên đầu gối; bên phải có một con thú kỳ lạ và vài hình phác họa về người, với nét vẽ non nớt; về bên trái, có năm hình khắc đàn ông, đàn bà, con nít, người cầm ly rượu, kẻ thổi sáo. Phần dưới cách với phần trên bằng một đường viền được kẻ một cách thô sơ, có một đám người ăn mặc kín nửa người, hình như muốn vươn lên bằng cách đưa những cánh tay lên, hướng về người ở giữa của phần trên. Có khoảng hai mươi cái tay, mà bảy cái đeo vòng, có thể là tay đàn bà. Chân thì chỉ có bốn. Cạnh con người kì dị ấy, bên phải có khắc chạm một người có ba mặt đứng cầm cái chai, và một người nữa bị trói gô ngồi chồm hổm ở phía dưới, bên góc đối diện; sau cùng, bên trái là một con voi lớn chổng đuôi lên trời” [38, tr. 145] Chính Đào Thái Hanh đã khẳng định rằng: “Người ta có thể hiểu được trong tư tưởng của người xưa, phần trên tượng trưng cho thiên đàng, phần dưới là trần gian và địa ngục” [38, tr. 145] Với những miêu tả chi tiết và hình dung của Đào Thái Hanh, chúng tôi hiểu rõ hơn nỗi kinh hãi của ngư phủ/ ngư dân trong truyền thuyết bởi ngoài những nguyên nhân chúng tôi đã đề cập đến ở mục 2.1. Tín ngưỡng thờ đá, ở đây vấn đề về các sự vật được chạm khắc là quan trọng nhất. Khởi sinh cho nỗi sợ hữu hình vì họ không thể nào lý giải sự vật được chạm nổi trên tảng đá là cái gì và được sử dụng cho mục đích gì. Trong khi đó, có thể họ đã nhìn thấy tảng đá ở đền/ tháp/ chùa - nơi tôn nghiêm của người Chăm. Thực tế, ngay trong văn bản của Đại Nam nhất thống chí: 134 Thừa Thiên phủ, sự miêu tả của tác giả rất chung chung và có khả năng tạo ra mạch liên tưởng về quái vật, dễ gây sự sợ hãi: “mặt đá chạm hình thân người mặt thú, hai mươi cái tay, bốn cái chân” [72, tr.80]. Điều này cho thấy dường như nỗi sợ hãi cũng tồn tại trong chính người ghi chép văn bản, họ có sự trăn trở, băn khoăn về nét dị thường ở sự vật. Vậy nên việc thờ phụng của ngư phủ là đương nhiên. Mãi đến văn bản trong Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế, việc định danh cho tảng đá mới được xác lập: “một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chàm” [14, tr. 96]. Với việc gọi tên cụ thể, tính kỳ lạ của sự vật được chạm khắc trên đá được giảm đi khá nhiều. Trong bài viết, Đào Thái Hanh đưa vào một chú thích trích từ BEFEO XIV 1914; số 9, tr. 93: “Ông Arousseau có ghi là ở làng Thanh Phước, gần Huế, có một tấm bửng chạm trổ của Chàm được xây vào trong tường của một ngôi chùa, thể hiện cái cảnh tượng mà ai cũng biết của Bavana đang lay chuyển một hòn núi có Civa và Pariati ngồi. Những bức chạm nổi tương tự như vậy, mới đây, cũng được tìm thấy ở Champa và Cao Miên. Bức chạm ở Cao Miên ở tình trạng bảo quản rất là tốt” [38, tr. 146]. Văn bản của Đào Thái Hanh đã giải mã được yếu tố quan trọng liên quan đến các sự vật được chạm khắc trên tảng đá. Từ chú thích trên và quá trình điền dã, chúng ta có cơ sở để khẳng định tảng đá chạm nổi một cảnh trong thần thoại của Ấn Độ, một trong những yếu tố để xây dựng thánh điển của Ấn Độ giáo [tôn giáo của người Chăm Bàlamôn là Ấn Độ giáo, biểu thị rất rõ trong tục thờ linga và yoni – NTQH]. Song trong chú thích, một vài cách gọi tên nhân vật của Đào Thái Hanh có thể chưa chính xác: quỷ vương Ravana (Bavana), thần Shiva (vị thần sáng tạo và hủy diệt, có sức mạnh và quyền năng nhất trong vũ trụ), nàng Parvati (người vợ của thần Shiva). Cảnh được chạm khắc trên tảng đá trong truyền thuyết chính là cuộc đấu trí giữa quỷ vương Ravana và thần Shiva trên đỉnh núi Kaisala. Hơn thế nữa, ở chú thích của Đào Thái Hanh, tảng đá được cho là “xây vào trong tường của một ngôi chùa ” [38, tr. 146]. Chúng tôi rất băn khoăn về chi tiết này. Trong các văn bản của truyền thuyết về Kì Thạch phu nhân, phần lớn không có chi tiết nào đề cập đến việc tảng đá được xây kết dính vào tường, và khi điền dã, chúng tôi cũng nhận thấy tảng đá là đối tượng được đặt riêng để thờ, có thể di chuyển được. “Ngôi chùa” trong chú thích có khả năng là sự nhầm lẫn của người 135 viết hoặc người dịch vì không gian và kiến trúc đền/ miếu/ chùa ở làng xã nhìn chung không có sự khác biệt rõ rệt, ngoài đối tượng được thờ. Lúc chúng tôi đến điền dã tại miếu và đặt câu hỏi về những sự vật được chạm khắc trên đá thờ, người đang trông coi miếu Kì Thạch phu nhân không thể lý giải ý nghĩa của những hình ảnh chạm nổi. Thực tế đã cho thấy xuất phát là một phù điêu của người Chăm nhưng trong tín ngưỡng thờ cúng, ý nghĩa của hình ảnh chạm nổi này không có giá trị cao, mặc dù phần nào minh chứng cho dấu ấn của văn hóa Chăm trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Vậy, điều quan trọng chính là tính linh thiêng của tảng đá/ vị thần trú ngụ trong đá hay nói cách khác là ở niềm tin của người dân đặt vào nó. Do đó, đá thờ trong truyền thuyết về Kì Thạch phu nhân và Thai Dương phu nhân là điểm nối giữa hư (truyền thuyết, thần linh) và thực (tín ngưỡng, cuộc sống đời thường). Vì thế, chỉ duy nhất sự tồn tại của đá thờ là đã đủ gây dựng và gia tăng niềm tin của cộng đồng vào tín ngưỡng và truyền thuyết. 4.3.2. Hình thức thờ cúng Trong các văn bản ghi chép, cả hai vị nữ thần, Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân, đều được nhà Nguyễn sắc phong nên việc tu sửa đền miếu và thờ cúng rất được nhân dân chú trọng, hương khói tôn nghiêm. Thứ nhất, việc tu sửa đền miếu Miếu Thai Dương phu nhân trước kia được các văn bản truyền thuyết ghi chép là “ngôi miếu cỏ phụng thờ” [37, tr. 173] hoặc là “một ngôi đền bằng tranh tre ở ấp Đông Thái” [2, tr. 224], sau đó cũng đã được xây dựng khang trang hơn. Theo Phan Thuận An, vào năm 1897, cửa biển Thuận An mới trổ ra, ngôi đền bị hư hỏng nên vua Thành Thái đã cấp tiền để xây dựng một ngôi đền khác tại ấp Phú Ninh [địa điểm hiện nay, ở đầu cầu Thuận An cũ – NTQH]. Đến năm 1947, trong chiến dịch Tiêu thổ kháng chiến, ngôi đền bị hư hỏng nặng và mãi đến năm 2006, dân làng tự nguyện đóng góp để xây dựng lại đền, lễ An vị mới được diễn ra (10/3/2006). Đền hiện tại có khuôn viên khá rộng rãi, và khang trang. Song so với phần sân đền rất rộng thì không gian điện thờ lại khá hẹp, chỉ có thể 2 – 3 người vào thắp hương một lần. Người trông coi đền giải thích kiến trúc ấy nhằm phục vụ các dịp lễ tế tại đền do ở thời điểm đó, rất đông quan khách và người dân về dự lễ. Kiến trúc chạm trổ 136 của đền Thai Dương phu nhân đã có sự ảnh hưởng từ những nét tín ngưỡng, văn hóa khác trong không gian đền và điện thờ, ví dụ: - Nóc mái có lưỡng long chầu lân. - Bờ nóc đắp hình phụng múa. - Vách hai bên phía ngoài của điện thờ có hình vẽ hai con hạc đứng trên lưng rùa. - Trên hoành phi có hình ba ông: Phước, Lộc, Thọ. [Xin xem ở phụ lục 2 - NTQH] Tất cả những hình ảnh khiến đền Thai Dương phu nhân mang dáng dấp gần giống với đình làng, cho nên không chỉ người đến thắp hương thấy băn khoăn mà ngay cả những người trẻ ở làng cũng nhầm lẫn đền với đình làng. Những chi tiết này phản ánh khuynh hướng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, của người Việt. Trong một không gian đền thờ, họ có thể tích hợp rất nhiều vị thần để cùng thờ phụng, đôi khi dẫn đến việc không biết mình thờ ai như Đinh Hồng Hải đã đề cập đến trong Các vị thần hay nhiễu loạn không gian tôn nghiêm như trường hợp trên. Miếu Kì Thạch phu nhân được Đào Thái Hanh miêu tả như sau: “Miếu ấy chỉ làm bằng một gian, chỉ có một cổng vào nhìn ra sông Thanh Phước; chỉ có sơ sài vài đồ thờ bằng gỗ: đèn, lư trầm, cổ bồng. Chúng được đặt trên một bàn thờ bằng gạch xây. Ở phía trước có một cái bệ cũng bằng gạch, dùng để đặt một tảng đá dựa vào tường” [38, tr. 144]. So với đền Thai Dương phu nhân, miếu Kì Thạch phu nhân không có sự thay đổi về địa điểm tọa lạc và vẫn được giữ gần như nguyên trạng từ trước đến giờ. Miếu nhỏ, nằm ở góc quanh của sông tạo cảm giác miếu lẩn khuất, u tịnh giữa không gian cây xanh. Mặt miếu hướng về sông nên tầm nhìn từ miếu khá rộng, thoáng. Phía trước miếu có một con đường nhỏ bao theo bờ sông, người trông coi miếu bảo rằng ngày xưa hiếm người đi qua con đường đó, bởi người dân sợ cái vía của Bà (vị thần Kì Thạch phu nhân). Người dân cũng không dám bẻ cây hái lá trong khuôn viên của miếu vì họ sợ Bà quở phạt. Hiện nay, đồ thờ trong miếu đầy đủ hơn và miếu cũng đã được tu bổ. Tuy nhiên, các chi tiết được thêm vào trong không gian phía trước gian miếu dường như không gắn kết với tín ngưỡng thờ đá mà dựa vào tâm lý của cộng đồng, ví dụ chạm vẽ hình nam thanh ở tường trái/ phải của phía trước gian miếu như đang đứng hầu bà trong miếu. Sự lựa chọn hình ảnh nam có liên quan đến quan niệm “trọng nam” ở một số làng xã [nữ 137 giới không được vào những nơi tôn nghiêm (đình làng/ điện thờ/), không được đụng đến bàn thờ/ gian thờ tổ tiên – NTQH] và quan niệm không chính danh về việc Bà thường thích nam giới hơn nữ giới [có thể âm - dương là nguyên khởi của quan niệm này – NTQH]. Thứ hai, về việc thờ cúng và tế lễ Trong khía cạnh này, các văn bản truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân ghi chép rất sơ lược. Đối với đền Thai Dương phu nhân: “Ngư dân trong vùng nghe đền linh thiêng thường đến tế lễ” [87, tr. 173], “ngày tế hàng năm ở đây là 23 tháng Chạp âm lịch” [2, tr. 225]. Đặc biệt, việc tế lễ ở đền Thai Dương còn có hình thức dùng người/ vật để tế thần: “Hằng năm, tới lễ tế thần vào mùa rét, phải dùng một thiếu nữ làm vật hy sinh để tế thần. Sau thấy hại đến sinh mạng người, bèn thay thế bằng một con bò, kỳ tế tất có lễ giáng thần, gọi là Thai Dương thần nữ” [14, tr. 93]. Lễ tế Thai Dương phu nhân được tổ chức hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Quá trình lễ tế được giao cho làng tổ chức. Hiện nay, việc dùng vật để tế thần ở đền Thai Dương phu nhân không còn nữa. Đối với miếu Kì Thạch phu nhân: “Dân làng hằng năm tổ chức cúng vái và cứ ba năm một lần thì tổ chức đua trải, cầu mong cho dân làng làm ăn thịnh vượng. Địa điểm đua là quãng sông trước mặt miếu bà” [14, tr. 95]. Tế lễ vẫn được diễn ra hàng năm cùng ngày với lễ tế ngài khai canh của làng Thanh Phước [ngài Thành hoàng Phan Niệm, người theo vua Lê Thánh Tông vào Bình Chiêm đánh giặc - NTQH]: ngày 22/6 âm lịch. Vì vậy, làng đứng ra lo việc tế lễ. Còn việc hương khói hàng tháng tại miếu Kì Thạch phu nhân vào ngày rằm và 30, mùng 1 do người trông coi miếu quản lý [kinh phí là khoản tiền các đoàn đến thắp hương tại miếu gửi lại cho người trông coi. Đây là khoản tiền tùy tâm - NTQH]. Đua trải thường được tổ chức vào ngày 22/6 hoặc ngày vía 10/7 âm lịch. Ông Phan Cà khẳng định rằng Bà rất thích đua trải, và ghe nào đem mâm trầu cau đến trình Bà trước khi đua cũng được Bà độ trì, không về nhất, cũng về nhì. Sau khi thắng giải, các đội thường đến báo tin, tạ ơn bà và vắt dải vải đỏ trên cây phía trước miếu. Ngoài ra, xung quanh việc đua trải ở quãng sông trước miếu còn có rất nhiều câu chuyện thần bí về sự hiển linh của Bà. 138 Hình thức thờ cúng ở đền Thai Dương phu nhân và miếu Kì Thạch phu nhân có những đặc điểm sau: Lễ tế Thai Dương phu nhân thường được tổ chức trong 4 ngày, kéo dài từ ngày 20 đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, trong đó ngày 23 là chính lễ, sẽ có lễ rước Bà từ đền thờ về đình làng để làm lễ tế. Dân gian Huế thường truyền tụng bài ca dao mô tả các nghi thức Mộc dục (tắm tượng) và trang điểm cho pho tượng Bà tại đền thờ như sau: Hai mươi làm tốt/ Hai mốt xỏ tai/ Hăm hai đeo hoa/ Hăm ba đưa về (Hoặc: Hăm ba tế Giàn). Lễ Mộc dục ở đền Thai Dương phu nhân có nét gần gũi với lễ tắm tượng của người Chăm trong lễ cúng chính thức nữ thần Po Ina Nagar (lễ Cambur) vào tháng 9 lịch Chăm, lễ tục phổ biến trong tín ngưỡng thờ nữ thần. Tuy nhiên, dễ dàng nhận ra vai trò của đá đã có sự thay đổi trong tín ngưỡng thờ cúng tại đền Thai Dương phu nhân, bởi lẽ hình thức tế lễ rất gần với tín ngưỡng thờ nữ thần. Ở miếu Kì Thạch phu nhân, người dân đến thắp hương thường cúng dường vải lụa, “áo” cho tượng. Người trông coi mỗi tháng lại thay áo cho Bà một lần. Nếu không được phép của người trông coi thì hầu hết những người đến thắp hương không thể nào nhìn thấy những nét chạm nổi trên tảng đá. Người Chăm cũng có tục cúng lễ các hiện vật (áo, váy, khăn trùm đầu, dây lưng,) và mặc y trang cho tượng thần song việc đó chỉ diễn ra trong mỗi dịp cúng lễ, hội hè hàng năm và do Bà bóng thực hiện. Trong Xứ trầm hương, nhận xét về việc thờ cúng hiện nay ở Tháp Bà tại xứ Kaut Hara (Cù Huân) là Poh Nagar (hay Po Ino Nogar) [người Việt gọi là Thiên Y A Na – NTQH], Quách Tấn đã cho rằng “Hình tượng nữ thần bằng đá xanh (sa thạch), cao lớn, ngồi xếp bằng trên một bệ cao rộng cũng bằng đá sa thạch Y phục chạm khắc như thường thấy ở các tượng thần của người Chăm Nét chạm trổ cực kỳ tinh vi, vừa sắc sảo, vừa dịu dàng trông như người thật. Nhưng rất tiếc, người Việt lấy sơn sơn mặt tượng, rồi vẻ mày, vẽ mặt một cách vụng về, lại choàng vào thân nào cẩm bào đội lên đầu một chiếc ngọc miện, hoa hoè loè loẹt, trông như một tượng gỗ, một tượng đất do thợ tay ngang tạo nên. Về mặt mỹ thuật thì bị giảm sút, nhưng về mặt tinh thần thì lại gia tăng, vì tượng thần đã hoàn toàn Việt Nam hoá, trông vào không còn chút dấu tích gì của Chiêm Thành” [75, tr. 171]. Chúng tôi cũng đồng quan điểm, hành động mặc áo cho đá ở miếu Kì Thạch phu nhân là 139 một sự Việt hóa hình thức thờ cúng, bên cạnh việc luôn đặt một bát hương trước tảng đá [điều này khác với tín ngưỡng của người Chăm – NTQH]. Y trang của đá không có quy chuẩn, hầu hết hiện vật cúng lễ đều mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu (hầu đồng) ở Huế: áo choàng màu đỏ, có đính kim sa lấp lánh. Vì vậy, có lẽ ở hình thức thờ cúng của đền Thai Dương phu nhân và miếu Kì Thạch phu nhân hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu đã lấn át tín ngưỡng thờ Đá. Trong khi đó, theo ghi chép của các văn bản truyền thuyết, tín ngưỡng ở vị trí trung tâm của biểu tượng đá là tín ngưỡng thờ đá. Song qua thời gian, tín ngưỡng thờ đá đã bị che lấp đi, người dân chỉ còn biết đến vị được thờ là Mẫu. Tiểu kết chương 4 Qua khảo sát bản kể về Kì Thạch phu nhân và Thai Dương phu nhân, qua việc phân tích cấu trúc các bản kể, di tích và các hình thức thờ cúng tại các di tích trên, chúng tôi nhận thấy có sự đan xen chặt chẽ ở đây tín ngưỡng thờ đá và tín ngưỡng thờ Mẫu của hai dân tộc Việt - Chăm. Là vùng đất mà người Chăm sinh sống trong một thời gian dài trước khi người Việt xuất hiện, là vùng đất mà sự xen cư của hai tộc người đã tồn tại trong một khoảng thời gian khá dài của lịch sử dân tộc, sự đan xen tín ngưỡng nói riêng, văn hóa nói chung của hai tộc người Chăm - Việt là điều hiển nhiên, tuy rằng, với độ lùi thời gian đáng kể, việc chỉ ra sự đan xen hoặc dấu vết ảnh hưởng là không dễ dàng. Chúng tôi hy vọng rằng, sự khảo sát các bản kể, sự phân tích bản kể trong mối quan hệ với bối cảnh diễn xướng của 2 truyền thuyết Kì Thạch phu nhân và Thai Dương phu nhân bước đầu gợi ra được những biểu hiện của sự giao thoa và mối quan hệ qua lại khá chặt chẽ của hai tộc người, và chính đặc điểm này đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, với tính phức tạp và giá trị gợi mở sâu sắc của nó để hiểu về các vấn đề lịch sử - văn hóa - xã hội của vùng đất địa đầu tiểu vùng Trung Trung bộ này, chúng tôi ý thức rõ rằng, truyền thuyết và tín ngưỡng thờ đá của chỉ hai truyền thuyết chưa thể giải quyết được mà cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong các công trình chuyên khảo khác. 140 KẾT LUẬN “Đá là vĩnh cửu, là biểu tượng của sự sống ở trạng thái tĩnh” [21, tr. 270] nên đá trong truyền thuyết dân gian người Việt cũng là hiện thân của sự trường tồn và luôn ẩn chứa sự linh hoạt của những lớp nghĩa, luôn giấu kín sự sống động của các mối quan hệ. Vì vậy, khám phá biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam không chỉ là hành trình nghiên cứu một biểu tượng, mà còn là một khởi đầu để tìm hiểu về đời sống tâm linh của người dân Việt và truy nguyên lịch sử dân tộc từ những sự kiện, nhân vật, vết cắt tín ngưỡng trong tác phẩm. Trong phạm vi luận án tiến sĩ, với đề tài Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, chúng tôi đã tập trung để làm rõ một số vấn đề cốt yếu sau: 1. Từ kết quả thống kê tư liệu, chúng tôi hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về biểu tượng và Đá trong tín ngưỡng/ văn học dân gian Việt Nam nhằm phác họa sơ khởi tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến “biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam” hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn được các hướng tiếp cận phù hợp với đề tài (văn học dân gian, nhân học và văn hóa học) và có những gợi ý thiết thực cho việc giải mã biểu tượng đá. Hơn thế nữa, chương tổng quan cũng chỉ ra những khoảng trống và triển vọng của hướng nghiên cứu, giúp chúng tôi khoanh vùng và xác lập hiệu quả những vấn đề khoa học cần giải quyết. 2. Phân tích các truyền thuyết dân gian có sử dụng biểu tượng đá từ góc độ văn học dân gian và tự sự học ở các phương diện: giải mã lớp nghĩa, cấu trúc trần thuật, chúng tôi có được những kết quả cụ thể sau: - Thứ nhất, 4 lớp nghĩa (sự sống trong trạng thái tĩnh, sự tái sinh trong ngưỡng vọng, sự hiện diện của thần linh và ý niệm chuyển vị) của đá là kết quả của chúng tôi từ quá trình khảo sát và thống kê văn bản. Sự vay mượn tính chất và giá trị từ đá của tác giả dân gian đã mở ra những trường nghĩa mới cho nhân vật của truyền thuyết: tạo nguồn gốc thiên thần, sự kỳ vĩ trong hành trạng, và tượng đài bất tử của cộng đồng. Đồng thời, cũng chính những nhân vật có liên quan đến đá đã quay ngược trở lại, hình thành thêm những giá trị cho đá. Do đó, về phương diện lớp nghĩa, đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam sở hữu sự biến thiên khá sống 141 động. Dựa vào hệ thống lớp nghĩa của đá mà Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đề cập đến trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (2002, NXB Đà Nẵng) và thực tế khảo sát, sự so sánh đối chiếu hỗ trợ chúng tôi trong việc nhận diện điểm giống và dị biệt của đá trong truyền thuyết/ văn hóa Việt với văn hóa nhân loại. - Thứ hai, với cấu trúc trần thuật của dạng truyện kể có sử dụng biểu tượng đá, chúng tôi nhận ra đá có sự tương tác với các motif khác của truyền thuyết (giấc mơ, hiển linh) để hình thành mạch kết cấu của truyện kể. Từ đó, đá góp phần thiêng hóa nhân vật truyền thuyết bởi lẽ nhân vật không chỉ là báu vật trời ban, mà còn là đứa con được hưởng ân đức của cả gia đình, dòng họ. Đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam mang đậm màu sắc tâm linh, vừa là hiện thân của thần linh vừa là yếu tố cấu thành không gian tâm linh của truyền thuyết. Đương nhiên, với không gian tâm linh, đá được tác giả dân gian duy trì các tính chất đặc trưng, nhằm tôn vinh nhân vật lịch sử. 3. Thông qua mối quan hệ giữa văn bản với di tích, tục thờ cúng, luận án đã phân tích mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng thờ đá của người Việt. Có thể nói, qua thời gian, truyền thuyết dân gian Việt Nam đã minh chứng cho sự kết hợp rất hài hòa của các tín ngưỡng và văn hóa khác trong biểu tượng đá. Từ cái gốc là những quan niệm về giá trị biểu hiện của đá, truyền thuyết dân gian đã xây nên những biểu tượng hàm chứa nhiều lớp nghĩa, vừa đúc kết vừa mở rộng các tầng nghĩa của đá theo quan niệm người kể, vừa đan thoa, kết nối với các tín ngưỡng khác (tín ngưỡng thờ Mẫu), của các dân tộc khác nhau (Việt-Chăm) để trở thành phức thể mới có giá trị kiến tạo bản sắc của con người và vùng đất. 4. Trong luận án, với mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng thờ đá, chúng tôi đã nghiên cứu hai trường hợp: Kì Thạch phu nhân và Thai Dương phu nhân. Kết quả của sự phân tích này gồm: - Luận án đã làm rõ hơn mối quan hệ Việt - Chăm trong lịch sử dân tộc, cụ thể là sự tiếp nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ đá của văn hóa Chăm trong đời sống tâm linh của người Việt. Ở đây, chúng tôi vừa dự cảm cách tiếp nhận vừa khẳng định yếu tố Việt trong biểu tượng đá của truyền thuyết và hình thức thờ đá tại đền/ miếu. - Luận án cũng đã chỉ ra sự lên ngôi của tín ngưỡng thờ Mẫu trong hình thức thờ cúng và di tích đền Thai Dương phu nhân và miếu Kì Thạch phu nhân. Nghĩa là, 142 tín ngưỡng thờ đá bị che lấp đi, người dân chỉ còn biết đến vị được thờ là Mẫu, hay nữ thần mà thôi. 5. Các vấn đề chưa thực hiện được trong luận án, chúng tôi hi vọng sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới: - So sánh lớp nghĩa của biểu tượng đá trong truyền thuyết với các thể loại văn học dân gian khác của Việt Nam. Với đặc trưng riêng của mỗi thể loại, chúng tôi cho rằng biểu tượng đá mang các giá trị và lớp nghĩa riêng. Trên cơ sở đó, cũng sẽ nhận diện được sự đậm nhạt và biến chuyển trong mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ đá với các thể loại khác của văn học dân gian. - So sánh lớp nghĩa của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam với truyền thuyết của một số quốc gia khác ở Đông Nam Á và Châu Á. Đương nhiên, xu hướng trên giải mã các lớp nghĩa giống/ khác nhau mà biểu tượng đá sở hữu, không chỉ trong một thể loại văn học dân gian mà cả văn hóa. Điều này sẽ chứng thực có sự giao thoa về tín ngưỡng thờ đá giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. - Nghiên cứu trường hợp biểu tượng đá của Thai Dương phu nhân trong phạm vi khu vực miền Trung, vì ở Huế hay Quảng Nam cũng có di tích mang tên miếu/ đền Thai Dương phu nhân. Đây là hướng nghiên cứu mang tính chất vùng miền có khả năng soi chiếu được phạm vi lưu truyền của văn bản này, và góp phần khẳng định sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm. 143 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Motif đá thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, 2015, Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tập 95, số 10, tr. 40 – 44. 2. Motif vật hóa đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, 2016, Bản tin Đại học Huế, số 98, tr.103 - 106 3. Đá thiêng hiển linh trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, 2016, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3 (529), tr. 108 – 118. 4. Hình tượng ngọc trong truyền thuyết dân gian người Việt, 2016, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), số 8 (122), tr.99 - 110. 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu văn bản I. Tiếng Việt 1. Dương Văn An (1961), Ô Châu cận lục, NXB Văn hóa Á Châu. 2. Phan Thuận An (2008), Huế xưa và nay: di tích và danh thắng, NXB Thuận Hóa, Huế. 3. Trần Thị An (1992), “Sự vận động của truyền thuyết về Mẫu qua những truyện kể về Liễu Hạnh và truyền thuyết về nữ thần Chăm”, Tạp chí Văn học (5), tr.44 – 49. 4. Trần Thị An (1999), “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt”, Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Viện Văn học, Hà Nội, tr.732 - 759. 5. Trần Thị An (2001), “Truyền thuyết vùng Luy Lâu với tiến trình lịch sử dân tộc”, Tạp chí Văn học (6), tr.24 – 30. 6. Trần Thị An (2008), “Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương (qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng)”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. 7. Trần Thị An (2008), “Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif – Những khả thủ và bất cập”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, tr. 88 – 104. 8. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Trần Thị An (2015), “Thích ứng với biển của người Việt – nhìn từ khía cạnh sinh kế và tín ngưỡng thờ thần biển của cư dân ven biển (Khảo sát từ một số cộng đồng ngư dân ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam)”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, tr.3-14. 10. Chiêng Xom An (1992), “Bàn thêm về thể loại truyền thuyết”, Văn hóa dân gian (2), tr.32 - 40. 11. Đào Duy Anh (1942), “Những truyền thuyết đời thượng cổ nước ta”, Tạp chí Tri Tân (30), tr.2 - 4. 12. Nguyễn Sơn Anh (2005), Truyền thuyết Lam Sơn, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa. 145 13. Phan Điệp Anh (1986), “Truyền thuyết Hùng Vương”, Tạp chí Văn hóa dân gian (1), tr. 73. 14. Tôn Thất Bình (chủ biên) (1998), Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 15. Nguyễn Huy Bỉnh (2004), “Truyền thuyết về Thủy thần ở Thuận Thành, Bắc Ninh”, Thông báo Văn hóa dân gian, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Nguyễn Huy Bỉnh (2009), “Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (4), tr.90-104. 17. Nguyễn Huy Bỉnh (2013), “Truyền thuyết Thạch tướng quân trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (6), tr. 24 – 31. 18. Lévy Bruhl (2008), Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thủy, NXB Thế giới, Hà Nội. 19. Leopold Cadiere (2010) Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt, tập II (Đỗ Trinh Huệ dịch), NXB Thuận Hóa. 20. Võ Phúc Châu (2010), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh. 21. Chevalier J., Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 22. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 23. Lê Văn Chưởng (2010), Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Thị Duyên (2006), Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt, Luận văn thạc sĩ Văn học dân gian, Hà Nội. 25. Jean Duvignaud (2011), Những tiếng nói đã mất, NXB Thế giới, Hà Nội. 26. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 146 29. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, NXB Tri thức, Hà Nội. 30. Nguyễn Thị Bích Hà (2002), “Qua truyện Tấm Cám ở vùng Kinh Bắc, tìm hiểu con đường truyền thuyết hóa truyện cổ tích”, Tạp chí Văn hóa dân gian (6), tr.3- 8. 31. Nguyễn Thị Bích Hà (2006), “Mã và mã văn hoá”, Tạp chí Văn hoá dân gian (1), tr. 21-27. 32. Nguyễn Thị Bích Hà (2010), “Đã đến lúc kể lại truyền thuyết Gióng”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại, Hà Nội, tr. 46 - 50. 33. Nguyễn Thị Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 34. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng – một số hướng tiếp cận lý thuyết, NXB Thế giới, Hà Nội. 35. Đinh Hồng Hải (2015), Các vị thần, NXB Thế giới, Hà Nội. 36. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Tổng hợp, Đồng Tháp. 37. Đào Thái Hanh (1997), “Chuyện Thánh mẫu Thai Dương phu nhân”, Những người bạn Cố đô Huế (Đặng Như Tùng dịch), tập 1, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 256 - 262. 38. Đào Thái Hanh (1997), “Sự tích nữ thần Kì Thạch phu nhân”, Những người bạn Cố đô Huế (Đặng Như Tùng dịch), tập 2, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 144 – 147. 39. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2005), Sự phát triển ý nghĩa trong hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội. 41. Kiều Thu Hoạch (1971), “Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến”, Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, tr. 172 – 232. 42. Kiều Thu Hoạch (1983), “Những đặc điểm tư tưởng của truyền thuyết chống ngoại xâm”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3,4), tr.6 - 18. 147 43. Kiều Thu Hoạch (2000), “Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà nghiên cứu folklore Nhật Bản và Trung Quốc”, Tạp chí Văn học (2), tr.39 - 50. 44. Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4 (Truyền thuyết), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 5 (Truyền thuyết), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Trần Sỹ Huệ (2008), Đá và Người (Tức là Đá trong đời sống văn hóa dân gian ở Phú Yên), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 47. Hồ Quốc Hùng (1998), “Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùng đất mới”, Tạp chí Văn học (4), tr.71 - 78. 48. Hồ Quốc Hùng (1999), “Thử nhận diện dấu vết tín ngưỡng Chăm qua nhóm truyện cổ người Việt ở Thuận Hóa”, Tuyển tập 40 năm Viện Văn học Tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr.584 - 595. 49. Nguyễn Việt Hùng (2004), “Thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian (1), tr.23 – 31. 50. Nguyễn Việt Hùng (2011), Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 51. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Hình tượng đá trong dân ca H’mông, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội. 52. Hà Xuân Hương (2012), Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc, Luận án thạc sĩ văn học dân gian, Hà Nội. 53. Inrasara (2008), Văn hóa – xã hội Chăm: nghiên cứu và đối thoại, NXB Văn học, Hà Nội. 54. Inrasara (2011), Văn học Chăm khái luận, NXB Tri thức, Hà Nội. 55. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 56. Phạm Tiết Khánh (2007), Khảo sát truyện kể dân gian Khơ me Nam Bộ (qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích), Luận án tiến sĩ văn học dân gian, Hà Nội. 57. Nguyễn Xuân Kính (1993), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 148 58. Lê Văn Kỳ, Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và lễ hội các anh hùng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996, tr. 101. 59. Nghiêm Thị Mai Lan (2006), Khảo sát truyền thuyết và một số phong tục, lễ hội ở vùng đảo Hà Nam, Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Hà Nội. 60. Nguyễn Thị Thanh Lưu (2011), “Từ truyền thuyết rồng Thăng Long khám phá biểu tượng rồng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (1), tr.51 – 58. 61. Nguyễn Thị Thanh Lưu (2012), Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ, Luận án Tiến sĩ Văn học dân gian, Hà Nội. 62. Marcel Mauss (2011), Luận về biếu tặng, NXB Tri thức, Hà Nội. 63. E.M. Meletinski (2005), Thi pháp của huyền thoại, NXB ĐHQG, Hà Nội. 64. Vũ Duy Mền (2000), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 66. Triều Nguyên (2010), Tổng tập văn học dân gian xứ Huế, tập 1, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 67. Nhiều tác giả (1990), Truyện cổ xứ Bắc, NXB Bảo tàng Hà Bắc, Hà Bắc. 68. Đái Xuân Ninh (1986), Ngôn ngữ học: khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Phân viện Văn hóa miền Trung tại Huế (2000), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế. 70. Hoàng Phê (chủ biên, 1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Trần Duy Phương (2008), Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả Lục Ngạn – Bắc Giang, Luận án Tiến sĩ Văn học, Thái Nguyên. 72. Quốc sử quán triều Nguyễn (1961, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch), Đại Nam nhất thống chí: Thừa Thiên phủ, tập thượng, Nha văn hóa Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn. 73. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (1990), Lĩnh Nam chích quái, NXB Văn học, Hà Nội. 74. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hóa, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi, Hội Văn học nghệ thuật Kiên Giang (2008) Văn hoá biển miền Trung và văn hoá biển Tây Nam bộ, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 149 75. Quách Tấn (1969), Xứ trầm hương, NXB Lá Bối, Sài Gòn. 76. Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông, NXB Thế giới, Hà Nội. 77. Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 2000), Văn hoá dân gian làng ven biển, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 78. Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 2001), Đạo Mẫu ở Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 79. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, NXB Tri thức, Hà Nội. 80. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 81. Trung tâm KHXH&NV Quốc gia (2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam, Văn học dân gian các dân tộc thiểu số, tập 2, quyển 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 82. Viện Văn học, Trung tâm KHXH&NV Quốc gia (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Truyện cổ dân gian, tập 2, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 83. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, người và đất Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 84. Viện nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận (2000), Truyện cổ dân gian Chăm, NXB VHDT, Hà Nội. 85. Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 16: truyện cổ tích thần kỳ, truyền thuyết, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 86. Phan Xuân Viện (2007), “Môtip đá thiêng/ hóa đá và tín ngưỡng thờ đá trong truyện kể dân gian Nam Đảo”, Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.46 - 57. 87. Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huế, NXB Thuận Hoá, Huế. 88. Trần Quốc Vượng (1969), “Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước”, Tạp chí Văn học (2), tr.63 - 77. 89. Lý Tế Xuyên (2001), Việt điện u linh, NXB Văn học, Hà Nội. II. Tiếng Anh 90. Stith Thompson (1932), Motif-index of Folk-Literature, A Classification of narrative elements in folk-tale, ballads, myths, fables, medieval, romances, exempla, local legends, Indiana University Press. 150 B. Tài liệu mạng 91. Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việt – Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế, library/ get_file?uuid=55bc965f-852f-45f9-8d80-0bb4611f562e&groupId =13025. 92. Nguyễn Văn Hậu (2009),“Biểu tượng như là “đơn vị cơ bản” của văn hóa”, chung/1186-nguyen-van-hau-bieu-tuong-nhu-la-don-vi-co-ban-cua-van- hoa.html. 93. Hội Văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng (2012), Giao lưu văn hóa Việt – Chăm nhìn từ tín ngưỡng dân gian, 2012/11/g iao-thoa-van-hoa-viet-cham-nhin-tu-tin.html. 94. Inrasara (2015), Biển trong ngôn ngữ và văn hóa Chăm, van-nghe/bien-trong-ngon-ngu-va-van-hoa-cham- 900149.tpo. 95. Võ Văn Thắng (2009), Giao lưu văn hóa Việt Chăm ở Quảng Nam – Đà Nẵng, moi-truong-xa-hoi/1457-vo-van-thang-giao-luu-van-hoa-viet-cham-o-quang- nam-da-nang.html 96. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2010), Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam, van-hoa/1144-phe-binh-co-mau-va-co-mau-nuoc-trong-van-chuong-viet- nam.html 97. Nhị thập bát tú, =25 98. Thiên văn, 99. Tục thờ Kut của người Chăm Bàlamôn, https://petruspaulusthong. wordpress.com/s%E1%BB%AD-van-ng%E1%BB%8Dc/t%E1%BB%A5c- th%E1%BB%9D-kut-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-cham- balamon/ 100. Mo Mường Hòa Bình và bài toán hậu Bảo trợ, muong-hoa-binh-va-bai-toan-hau-bao-tro-p276064.html P1 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Phụ lục các truyền thuyết dân gian Việt Nam có biểu tượng đá Khảo sát trong 2 tài liệu: - Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 4 và tập 5: Truyền thuyết) do Kiều Thu Hoạch chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. - Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế do Tôn Thất Bình chủ biên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998. Số thứ tự Tên truyền thuyết Nguồn 1. Sự tích vua bà Bến nước và vua ông Cội cây TTVHDGNV 2. Sự tích hai vị thiên thần và hai vị thủy thần triều Hùng Duệ Vương TTVHDGNV 3. Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng Vương TTVHDGNV 4. Truyện Tản Viên Sơn Thánh TTVHDGNV 5. Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiển Công, Minh Công và Phạm Hiếu, Phạm Thành, Phạm Lương đánh Thục TTVHDGNV 6. Sự tích Cao Sơn, Quý Minh TTVHDGNV 7. Sự tích Hùng Hải, Đô Huy thời Hùng Vương TTVHDGNV 8. Sự tích đức Thiên Cang thời Hùng Vương TTVHDGNV 9. Sự tích ông Dục thời Hùng Vương TTVHDGNV 10. Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân TTVHDGNV 11. Truyện Đổng Thiên Vương TTVHDGNV 12. Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh giặc Ân TTVHDGNV 13. Sự tích Vũ Lang danh tướng triều Hùng đánh giặc Ân TTVHDGNV 14. Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương TTVHDGNV P2 15. Truyện Rùa Vàng TTVHDGNV 16. An Dương Vương lập cột đá thề TTVHDGNV 17. Sự tích Doãn công dẹp giặc Tô Định TTVHDGNV 18. Nói về sự tích bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị TTVHDGNV 19. Sự tích đức Thánh Hưng Phúc thời Hai Bà Trưng TTVHDGNV 20. Truyện tam vị thiên thần thời Trưng Vương TTVHDGNV 21. Xuân Nương công chúa TTVHDGNV 22. Doãn Công – Đào Nương TTVHDGNV 23. Thần miếu Độ Mi TTVHDGNV 24. Sự tích thần Đình Tào TTVHDGNV 25. Truyện Man Nương TTVHDGNV 26. Truyện cái khiên TTVHDGNV 27. Sự tích Luy Ông TTVHDGNV 28. Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương TTVHDGNV 29. Bài ký về Hưởng Lãm Mai Hắc Đế TTVHDGNV 30. Núi Phượng Hoàng TTVHDGNV 31. Mã Yên Sơn TTVHDGNV 32. Truyện mộ ở dưới nước TTVHDGNV 33. Truyện bốn anh em một nhà có công phò tá Đinh Tiên Hoàng TTVHDGNV 34. Quán đá, chó vàng TTVHDGNV 35. Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không TTVHDGNV 36. Truyện Cao Sơn đại vương thời Lý TTVHDGNV 37. Sự tích Thiên Bồng nhà Lý TTVHDGNV 38. Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý TTVHDGNV 39. Sự tích Phượng Hoàng công chúa thời Lý TTVHDGNV 40. Truyện bốn anh em cùng một bọc có công chống ngoại xâm thời Lý Thánh Tông TTVHDGNV 41. Đền thiêng ở cửa biển TTVHDGNV 42. Truyện Trâu Canh TTVHDGNV 43. Sự tích bà Quý Minh thời Trần TTVHDGNV P3 44. Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh TTVHDGNV 45. Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị thời Lê Thái Tổ TTVHDGNV 46. Sự tích Lê Thánh Tông TTVHDGNV 47. Lương Thế Vinh TTVHDGNV 48. Truyện Phúc Công thời Lê TTVHDGNV 49. Đại vương Ồ TTVHDGNV 50. Truyện tích Thai Dương phu nhân TTVHDGNV 51. Kỳ Thạch phu nhân TKDGTTH 52. Truyện chùa Quang Minh TTVHDGNV 53. Sự tích Hoàng Việt đại vương – Đông Bảng đại vương thời Lê TTVHDGNV 54. Truyện Ngư tinh TTVHDGNV 55. Thần Trấn Vũ TTVHDGNV 56. Truyện Hồ Tinh TTVHDGNV 57. Sự tích núi Sậu TTVHDGNV 58. Sự tích núi thần Tam Đảo TTVHDGNV 59. Sự tích suối Rắn TTVHDGNV 60. Truyện lái buôn phương Bắc giấu vàng TTVHDGNV 61. Truyền thuyết tượng Nghè TTVHDGNV 62. Sự tích hòn đá núi La Hán TTVHDGNV 63. Chú voi què hóa núi TTVHDGNV 64. Chuyện con giải thần ở Khê Hạ TTVHDGNV 65. Ông Tả Giám Đàn TTVHDGNV 66. Thần Độc Cước và đền Độc Cước TTVHDGNV 67. Sự tích núi Sầm Sơn TTVHDGNV 68. Cầu làng Sải TTVHDGNV 69. Đôi voi đá ở đền Cao TTVHDGNV 70. Sự tích sông Kinh Thầy TTVHDGNV 71. Núi Bà Đội Om TTVHDGNV P4 PHỤ LỤC 2 Phụ lục ảnh đá thờ và di tích ở đền Thai Dương phu nhân và miếu Kỳ Thạch phu nhân 1. Đá thờ tại miếu Kỳ Thạch phu nhân: A. Phụ bản hình ảnh đá thờ tại miếu Kỳ Thạch phu nhân in trong bài viết “Truyện Nữ thần Kỳ Thạch phu nhân” của Đào Thái Hanh B. Đá thờ tại miếu Kỳ Thạch phu nhân (2015) P5 2. Phụ bản về đền Thai Dương phu nhân trong Huế xưa và nay: di tích và danh thắng của Phan Thuận An: P6 3. Hình ảnh đá thờ và kiến trúc đền Thai Dương phu nhân: A. Đá thờ tại đền Thai Dương phu nhân (2015) B. Kiến trúc đền Thai Dương phu nhân (2015) P7 PHỤ LỤC 3 Phụ lục ảnh các trường hợp núi xuất hiện trong motif người hóa đá và vật hóa đá của truyền thuyết dân gian Việt Nam nhưng không được ghi chú rõ núi đá 1. Núi Nhân (thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghi, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) xi-mang.html chuyen-co-that-o-ha-nam.html P8 2. Núi Sầm Sơn (Núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) thanh-hoa truong-le/ P9 3. Núi Bà Đội Om (huyện Tịnh Biên, An Giang) 4. Núi Sậu (xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô, Ninh Bình) “Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.” ( ninhbinh.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-chung) P10 Hình ảnh khai thác đá tại núi Sậu hiện nay (Núi Sậu nằm ở nơi giáp ranh của xã Khánh Thượng và xã Mai Sơn của huyện Yên Mô) 20100803092700000p0c77.htm 5. Núi An Phụ (xã An Sinh, huyện Kinh Môn, Hải Dương) “Ông Nguyễn Đức Đạt – Trưởng ban quản lý di tích Kinh Môn cho biết: Núi An Phụ dài khoảng 17km, là dãy núi đất pha sa thạch và sỏi kết, thoai thoải dễ leo, có thể lên từ bất cứ hướng nào” afb6-8d57b6a43920 P11 BẢNG KHẢO SÁT CÁC DẠNG THỨC CỦA BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM Số thứ tự Tên truyện Đá được hóa từ người/ Người được hóa từ đá Đá được hóa từ vật Đá thiêng Ngọc Ngôi sao Nguồn Người được hóa từ đá Đá được hóa từ người Người hóa đá và đá hóa người Vật mang tính thiện Vật mang tính ác Đá thô tự nhiên Đá đã được đẽo gọt Có/không có hình dạng cụ thể Hình dáng giống con người 1. Sự tích vua bà Bến nước và vua ông Cội cây X TTVH DGNV 2. Sự tích hai vị thiên thần và hai vị thủy thần triều Hùng Duệ Vương X TTVH DGNV 3. Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng Vương X TTVH DGNV 4. Truyện Tản Viên Sơn Thánh X TTVH DGNV 5. Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiển Công, Minh Công và Phạm Hiếu, Phạm Thành, Phạm Lương đánh Thục X TTVH DGNV 6. Sự tích Cao Sơn, Quý Minh X TTVH DGNV 7. Sự tích Hùng Hải, Đô Huy thời Hùng Vương X TTVH DGNV 8. Sự tích đức Thiên Cang thời Hùng Vương X TTVH DGNV 9. Sự tích ông Dục thời Hùng Vương X TTVH P12 DGNV 10. Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân X TTVH DGNV 11. Truyện Đổng Thiên Vương X TTVH DGNV 12. Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh giặc Ân X TTVH DGNV 13. Sự tích Vũ Lang danh tướng triều Hùng đánh giặc Ân X TTVH DGNV 14. Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương X TTVH DGNV 15. Truyện Rùa Vàng X TTVH DGNV 16. An Dương Vương lập cột đá thề X TTVH DGNV 17. Sự tích Doãn công dẹp giặc Tô Định X TTVH DGNV 18. Nói về sự tích bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị X TTVH DGNV 19. Sự tích đức Thánh Hưng Phúc thời Hai Bà Trưng X TTVH DGNV 20. Truyện tam vị thiên thần thời Trưng Vương X TTVH DGNV 21. Doãn Công – Đào Nương X TTVH DGNV 22. Thần miếu Độ Mi X TTVH DGNV 23. Sự tích thần Đình Tào X TTVH DGNV 24. Truyện Man Nương X TTVH P13 DGNV 25. Truyện cái khiên X X TTVH DGNV 26. Sự tích Luy Ông X TTVH DGNV 27. Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương X TTVH DGNV 28. Bài ký về Hưởng Lãm Mai Hắc Đế X TTVH DGNV 29. Núi Phượng Hoàng X TTVH DGNV 30. Mã Yên Sơn X TTVH DGNV 31. Truyện mộ ở dưới nước X TTVH DGNV 32. Truyện bốn anh em một nhà có công phò tá Đinh Tiên Hoàng X TTVH DGNV 33. Quán đá, chó vàng X X TTVH DGNV 34. Truyện Cao Sơn đại vương thời Lý X TTVH DGNV 35. Sự tích Thiên Bồng nhà Lý X TTVH DGNV 36. Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý X TTVH DGNV 37. Sự tích Phượng Hoàng công chúa thời Lý X TTVH DGNV 38. Truyện bốn anh em cùng một bọc có công chống ngoại xâm thời Lý Thánh Tông X TTVH DGNV P14 39. Đền thiêng ở cửa biển X TTVH DGNV 40. Truyện Trâu Canh X TTVH DGNV 41. Sự tích bà Quý Minh thời Trần X TTVH DGNV 42. Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh X TTVH DGNV 43. Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị thời Lê Thái Tổ X TTVH DGNV 44. Sự tích Lê Thánh Tông X TTVH DGNV 45. Lương Thế Vinh X X TTVH DGNV 46. Truyện Phúc Công thời Lê X TTVH DGNV 47. Truyện tích Thai Dương phu nhân X TTVH DGNV 48. Kỳ Thạch phu nhân X TKDG TTH 49. Sự tích Hoàng Việt đại vương – Đông Bảng đại vương thời Lê X TTVH DGNV 50. Truyện Ngư tinh X TTVH DGNV 51. Sự tích núi Sậu X TTVH DGNV 52. Sự tích suối Rắn X TTVH DGNV 53. Truyền thuyết tượng Nghè X TTVH DGNV P15 54. Sự tích hòn đá núi La Hán X TTVH DGNV 55. Chú voi què hóa núi X TTVH DGNV 56. Chuyện con giải thần ở Khê Hạ X TTVH DGNV 57. Ông Tả Giám Đàn X TTVH DGNV 58. Thần Độc Cước và đền Độc Cước X TTVH DGNV 59. Sự tích núi Sầm Sơn X TTVH DGNV 60. Cầu làng Sải X TTVH DGNV 61. Đôi voi đá ở đền Cao X TTVH DGNV 62. Sự tích sông Kinh Thầy X TTVH DGNV 63. Núi Bà Đội Om X TTVH DGNV P16 BẢNG KHẢO SÁT CẤU TRÚC TRẦN THUẬT CỦA TRUYỆN KỂ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM Số thứ tự Tên truyện Kết hợp với các motif khác của truyền thuyết Đá - thành tố cấu tạo nên không gian tâm linh Nguồn Giấc mơ Hiển linh Không gian thiêng Không gian thờ cúng Không gian giấc mơ Nhiên thần Nhân thần 1. Sự tích hai vị thiên thần và hai vị thủy thần triều Hùng Duệ Vương X TTVH DGNV 2. Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng Vương X X X X TTVH DGNV 3. Truyện Tản Viên Sơn Thánh X TTVH DGNV 4. Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiển Công, Minh Công và Phạm Hiếu, Phạm Thành, Phạm Lương đánh Thục X TTVH DGNV 5. Sự tích Cao Sơn, Quý Minh X TTVH DGNV 6. Sự tích ông Dục thời Hùng Vương X TTVH DGNV 7. Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân X TTVH DGNV 8. Sự tích Vũ Lang danh tướng triều Hùng đánh giặc Ân X TTVH DGNV 9. Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương X TTVH P17 DGNV 10. An Dương Vương lập cột đá thề X TTVH DGNV 11. Sự tích đức Thánh Hưng Phúc thời Hai Bà Trưng X TTVH DGNV 12. Truyện tam vị thiên thần thời Trưng Vương X TTVH DGNV 13. Xuân Nương công chúa X TTVH DGNV 14. Thần miếu Độ Mi X X TTVH DGNV 15. Sự tích thần Đình Tào X TTVH DGNV 16. Truyện Man Nương X TTVH DGNV 17. Sự tích Luy Ông X TTVH DGNV 18. Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương X TTVH DGNV 19. Bài ký về Hưởng Lãm Mai Hắc Đế X TTVH DGNV 20. Núi Phượng Hoàng X TTVH DGNV 21. Mã Yên Sơn X TTVH DGNV 22. Truyện mộ ở dưới nước X TTVH P18 DGNV 23. Truyện bốn anh em một nhà có công phò tá Đinh Tiên Hoàng X TTVH DGNV 24. Quán đá, chó vàng X TTVH DGNV 25. Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không X TTVH DGNV 26. Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý X TTVH DGNV 27. Sự tích Phượng Hoàng công chúa thời Lý X TTVH DGNV 28. Đền thiêng ở cửa biển X TTVH DGNV 29. Truyện Trâu Canh X TTVH DGNV 30. Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh X TTVH DGNV 31. Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị thời Lê Thái Tổ X TTVH DGNV 32. Lương Thế Vinh X TTVH DGNV 33. Đại vương Ồ X TTVH DGNV 34. Truyện tích Thai Dương phu nhân X X TTVH DGNV 35. Kỳ Thạch phu nhân X X TKDG P19 TTH 36. Truyện chùa Quang Minh X TTVH DGNV 37. Sự tích Hoàng Việt đại vương – Đông Bảng đại vương thời Lê X TTVH DGNV 38. Truyện Ngư tinh X TTVH DGNV 39. Thần Trấn Vũ X TTVH DGNV 40. Truyện Hồ Tinh X TTVH DGNV 41. Sự tích núi Sậu X TTVH DGNV 42. Sự tích núi thần Tam Đảo X TTVH DGNV 43. Sự tích suối Rắn X TTVH DGNV 44. Truyện lái buôn phương Bắc giấu vàng X TTVH DGNV 45. Truyền thuyết tượng Nghè X X TTVH DGNV 46. Sự tích hòn đá núi La Hán X TTVH DGNV 47. Chú voi què hóa núi X TTVH DGNV 48. Chuyện con giải thần ở Khê Hạ X TTVH P20 DGNV 49. Thần Độc Cước và đền Độc Cước X TTVH DGNV 50. Sự tích núi Sầm Sơn X TTVH DGNV 51. Đôi voi đá ở đền Cao X TTVH DGNV 52. Sự tích sông Kinh Thầy X TTVH DGNV 53. Núi Bà Đội Om X TTVH DGNV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanan_5653.pdf
Luận văn liên quan