Mục đích của chúng tôi rộng hơn với luận án này là để kiểm tra các vấn đề
phát triển bền vững phải đối mặt với người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp, các
nhà quản lý chính quyền địa phương trong thế giới hiện đại của doanh nghiệp. Để
xác định và hiểu các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và cho phép một
mô hình doanh nghiệp bền vững hơn trong tương lai. Điều này, đòi hỏi sự hiểu biết
về quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp đi qua trong sự thay đổi doanh nghiệp
mình theo chiều hướng nỗ lực sáng kiến hướng tới một mô hình phát triển bền vững
hơn. Nhằm để đạt được mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản thì
chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn để tạo động lực cho doanh nghiệp
phát triển theo hướng bền vững. Cụ thể đối với chính quyền tỉnh Bạc Liêu xây dựng
kế hoạch 10 năm phát triển bền vững doanh nghiệp tỉnh và trung ương cùng chính
quyền địa phương thực hiện chính trách hỗ trợ nhà nước như: Tác động sự thay đổi
tỷ giá (USD so với VNĐ) dẫn đến rủi ro đối với hoạt động doanh nghiệp; Sự tiếp
cận thuận lợi từ chính sách xúc tiến đầu tư thủy sản của địa phương và trung ương;
Hỗ trợ tiếp cận thị trường (trong nước, ngoài nước) từ địa phương và trung ương;
Hỗ trợ chính sách thuế từ địa phương và trung ương.
133 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.148 .051 .148 2.894 .004 .862 1.160
F2 .187 .051 .187 3.664 .000 .823 1.215
F3 .176 .051 .176 3.456 .001 .692 1.445
F4 .229 .051 .229 4.484 .000 .868 1.152
F5 .332 .051 .332 6.506 .000 .892 1.121
F6 .302 .051 .302 5.927 .000 .766 1.306
F7 .222 .051 .222 4.348 .000 .733 1.364
F8 .162 .051 .162 3.180 .002 .825 1.212
F9 .136 .051 .136 2.674 .008 .957 1.045
109
Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, số trang 126). Như vậy, sử dụng phương trình
hồi quy đã chuẩn hóa để phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến phát triển
bền vững doanh nghiệp thủy sản. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đặt ra,
các yếu tố có mối quan hệ và tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản Bạc Liêu. Từ đó, đưa ra mức độ ưu tiên, hoặc độ lớn của các yếu tố theo thứ tự
ưu tiên tác động từ cao đến thấp (từ 1 đến 9) như sau:
1) F5: An sinh xã hội; b5 = .332
2) F6: Lực lượng lao động (nhân viên); b6 = .302
3) F4: Chính sách hỗ trợ nhà nước; b4 = .229
4) F7: Người quản lý (Chủ sở hữu); b7 = .222
5) F2: Xu hướng thị trường; b2 = .187
6) F3: Thiếu nhu cầu các bên liên quan; b3 = .176
7) F8: Trách nhiệm sản phẩm; b8 = .162
8) F1: Khách hàng; b1 = .148
9) F9: Phòng chống ô nhiễm môi trường; b9 = .136
Nội dung phân tích hồi quy với độ tin cậy được chọn là 90% tương ứng với
các biến được chọn với mức ý nghĩa thống kê là p < 0.05; kết quả cho thấy tất cả
các biến điều thỏa mãn theo yêu cầu, tuy nhiên nếu tăng độ tin cậy được chọn lên
đến 95% (p < 0.05) và mô hình vẫn đảm bảo thỏa mãn. Kiểm định sự phù hợp của
mô hình cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không bị phạm (VIF < 2.20) phụ lục 6.
Kết quả phân tích phù hợp với kết quả nghiên cứu đã thực hiện trong phần nghiên
cứu định lượng, phương trình hồi qui có dạng như sau:
(5) Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng
Y = .148F1+.187F2 +.176F3 +.229F4 +.332F5+.302F6+.222F7+.162F8+.136F9
(6) Kiểm định phương sai phần dư không đổi
Kiểm định phương sai phần dư không đổi (Kiểm định Spearman’s rho), tất
cả các yếu tố từ F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9 với kết quả đều có mức ý nghĩa
(Sig.) lớn hơn .005 (bảng 4.13). Cụ thể có mức ý nghĩa Sig. (.515; .217; .759; .526;
.254; .539; .217; .688; .511). Như vậy kiểm định Spearman’s rho cho thấy phương
sai phần dư không đổi.
110
Bảng 4.14: Kiểm định phương sai phần dư không đổi
Unstandar
dized
Residual F1 F2 F3 F4 F5 F6 F7 F8 F9
Spea
rman
's rho
Unstanda
rdized
Residual
Correlation
Coefficient 1.000 .043 .082 -.020 -.042 -.076 .041 -.082 -.027 -.044
Sig. (2-
tailed) . .515 .217 .759 .526 .254 .539 .217 .688 .511
N 227 227 227 227 227 227 227 227 227 227
Nguồn: xử lý kết quả nghiên cứu của tác giả
(7) Kết quả kiểm định biểu đồ tần số phần dư không đổi
Giả định về phân phối chuẩn của phần dư cũng không bị vi phạm thông qua
biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa và biểu đồ tần số Histogram (Biểu đồ 4.1).
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng phần dư có thể
không tuân theo phân phối chuẩn vì nhiều lý do như sử dụng mô hình không đúng,
phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân
tích.
T
ần
s
ố
Hồi quy chuẩn hóa phần dư
Biểu đồ 4.1: Kết quả biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
111
Vì vậy, sử dụng nhiều cách kiểm định khác nhau để đảm bảo tính phù hợp
mô hình được kiểm định. Các kiểm định phân phối chuẩn của phần dư như biểu đồ
tần số của phần dư chuẩn hóa và biểu đồ tần số Histogram. Quan sát biểu đồ tần số
của phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn vì giá trị trung bình Mean = 0
(rất nhỏ) và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.98 tức gần bằng 1. Có thể kết luận rằng giả
thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm, có nghĩa là phần dư tuân theo phân phối
chuẩn.
(8) Kết quả kiểm định biểu đồ hồi quy phần dư chuẩn hóa
Kết quả kiểm tra tính chuẩn của phần dư bằng tổ chức biểu đồ P-P chuẩn như
ở Biểu đồ 4.2. Đồng thời quan sát biểu đồ tần số P-P cho thấy các điểm quan sát
không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng mà phân tán dọc và sát đường kỳ vọng
nên phần dư có thể xem như chuẩn. Như vậy, các giá trị phần dư rất sát với trị kỳ
vọng phân phối chuẩn, sai lệch của đồ thị xác suất chuẩn là có thể chấp nhận được.
Hay chúng ta thấy rằng các số phần dư tập trung rất gần các giá trị trên đường
chuẩn, có nghĩa là phần dư tuân theo phân phối chuẩn.
K
ỳ
vọ
n
g
C
u
m
P
ro
b
Quan sát Cum Prob
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ hồi quy phần dư chuẩn hóa
112
(9) Kết quả mô hình hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu trong phần định lượng được dựa trên cơ sở lý thuyết đưa
của kết quả nghiên cứu định tính, bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài
doanh nghiệp được đo lường thông qua 9 yếu tố tác động đến phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản. Khi phân tích thì kết quả định lượng cho thấy lý thuyết đặt
ra là 9 giả thuyết và sau khi phân tích kết quả đảm bảo đúng như lý thuyết ban đầu
đặt ra, vẫn đúng 9 yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Bạc Liêu, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên mức độ tác động từ cao đến thấp (từ 1 đến 9)
yếu tố và được nhóm theo 9 yếu tố như sau: (1) An sinh xã hội; (2) Lực lượng lao
động; (3) Chính sách hỗ trợ nhà nước; (4) Người quản lý (Chủ sở hữu); (5) Xu
hướng thị trường; (6) Thiếu nhu cầu các bên liên quan; (7) Trách nhiệm sản phẩm;
(8) Khách hàng; (9) Phòng chống ô nhiễm môi trường.
Yếu tố bên ngoài
EF
Yếu tố bên trong
IF
Chính sách hỗ trợ
Nhà nước
Thiếu nhu cầu các
bên liên quan
Khách hàng
Lực lượng lao động
Chủ sở hữu (người quản
lý)
Trách nhiệm sản phẩm
Phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản
Y
b1 = .148 b5 = .332
b6 = .302
b8 = .162
Xu hướng thị trường
An sinh xã hội
Phòng chống ô nhiễm
môi trường
b9 = .136
b7 = .222
b4 = .229b2 = .187 b3 = .176
F4
F3
F1
F2
F5
F6
F7
F8
F9
Mô hình 4.1: Kết quả mô hình lý thuyết đề nghị phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
113
4.3.3.2 Kết quả kiểm định sự khác biệt (ANOVA)
Kết quả kiểm định sẽ đánh giá xem có sự khác biệt hay không về sự phát
triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu giữa các hình thức sở hữu doanh
nghiệp. Trong bảng phân tích ANOVA, ta nhận thấy có sự khác biệt về hình thức sở
hữu các doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc
Liêu vì trong bảng kết quả phân tích ANOVA có Sig.= 0.000 < 0.05 kết luận
rằng: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản Bạc Liêu của các nhóm hình thức sở hữu khác nhau.
Như vậy, kiểm định hình thức sở hữu các doanh nghiệp cho thấy có sư ̣khác
biêṭ trong sự phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu.
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định ANOVA
Nhóm Tổng bình
phương df
Bình phương
trung bình F Sig.
Giữa hai nhóm 5.062 2 2.531 8.595 .000
Bên trong nhóm 65.960 224 .294
Tổng 71.022 226
Trường hợp này tiếng hành phân tích sâu ANOVA nhằm sử dụng kiểm định
Post Hoc (thống kê Tamhane's T2). Kết quả kiểm định về Post Hoc: Các điểm sao
(*) trong hình đều có Sig. nhỏ hơn 0.05. Khi nhìn vào cột Sig. ta thấy có 1 giá trị <
0.05 thì kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu của các nhóm hình thức sở hữu khác nhau.
Nhóm 1 gồm Công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân; Nhóm hai gồm Công ty cổ
phần và Doanh nghiệp tư nhân; Nhóm 3 gồm Công ty cổ phần và Công ty TNHH.
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Post Hoc
(I) Sở
hữu
doanh
nghiệp
(J) Sở hữu
doanh
nghiệp
Sự khác biệt có
ý nghĩa (I-J)
Sai số
chuẩn khi
ước lượng
trị trung
bình
Sig. 95% khoảng tin cậy
Chặn dưới Giới hạn
trên
1 2 .3951945
*
.1292997 .011 .074415 .715974
3 .4068279
*
.1407911 .016 .061014 .752642
2 1 -.3951945
*
.1292997 .011 -.715974 -.074415
3 .0116334 .0781478 .998 -.177599 .200866
3 1 -.4068279
*
.1407911 .016 -.752642 -.061014
2 -.0116334 .0781478 .998 -.200866 .177599
114
Tóm lại: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 9 yếu tố đều tác động đến phát
triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, đồng thời nhóm được 9 yếu tố để
làm cơ sở hàm ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu trong thời
gian tới. Có 9 giả thuyết trong mô hình được kiểm định.
Các yếu tố bên ngoài và bên trong đều tác động chiều đến phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu và có hệ số hồi quy chuẩn hóa mang dấu
dương (+), với mức ý nghĩa P = 0.00.
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả giả thuyết các yếu tố tác động đến phát triển
bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
Giả
thuyết
Các yếu tố tác động đến phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản
Kết quả
Yếu tố bên ngoài DN
H1 Khách hàng có mối quan hệ tác động dương đến
phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Chấp nhận giả thuyết
H2 Xu hướng thị trường có mối quan hệ tác động
dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản
Chấp nhận giả thuyết
H3 Thiếu nhu cầu các bên liên quan có mối quan hệ tác
động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp
thủy sản
Chấp nhận giả thuyết
H4 Chính sách hỗ trợ nhà nước có mối quan hệ tác
động dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp
thủy sản
Chấp nhận giả thuyết
H5 An sinh xã hội có mối quan hệ tác động dương đến
phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Chấp nhận giả thuyết
Yếu tố bên trong DN
H6 Lực lượng lao động có mối quan hệ tác động dương
đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Chấp nhận giả thuyết
H7 Người quản lý/Chủ sở hữu có mối quan hệ tác động
dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản
Chấp nhận giả thuyết
H8 Trách nhiệm sản phẩm có mối quan hệ tác động
dương đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản
Chấp nhận giả thuyết
H9 Phòng chống ô nhiễm môi trường có mối quan hệ
tác động dương đến phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản.
Chấp nhận giả thuyết
115
4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu yếu tố tác động đến phát triển bền vững các
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
Sử dụng các kết quả nghiên cứu nói trên, yếu tố bên ngoài và bên trong tác
động đến phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu vào hoàn cảnh cụ
thể và vai trò doanh nghiệp cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, tác giả đề xuất
một mô hình lý thuyết (Mô hình 4.2). Khi nghiên cứu trong phần định lượng được
dựa trên cơ sở lý thuyết của kết quả định tính là 9 yếu tố tác động đến phát triển bền
vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, sau khi phân tích thì kết quả định lượng
cho thấy kết quả đều đạt 9 yếu tố tác động đến phát triển bền vững các doanh
nghiệp thủy sản Bạc Liêu được xếp theo thứ tự ưu tiên mức độ từ cao đến thấp (từ 1
đến 9 yếu tố) và hàm ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
như sau:
(1) An sinh xã hội (F5)
Yếu tố F5, với hệ số b5 = 0.332 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi người đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá tham gia đóng góp quỹ “An sinh xã hội” tại địa phương
tăng lên 1 điểm thì mức tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
tăng thêm 0.332 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.332); với
trung bình đánh giá = 2.727 và độ lệch chuẩn là 0.6753. Nói một cách khác, mặc dù
an sinh xã hội là trách nhiệm của nhà nước nhưng nguồn sách sách không đủ để
thực hiện công tác an sinh xã hội. Khi mà doanh nghiệp thủy sản cùng với nhà nước
tham gia vào chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội
là một đóng góp rất quan cho xã hội và thể hiện trách nhiệm cộng đồng nơi mà
doanh nghiệp đang hoạt động. Đây xem là yếu tố mới được khám phá và bổ sung
vào mô hình lý thuyết.
(2) Lực lượng lao động (F6)
Yếu tố F6, với hệ số b6 = 0.302 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá “lực lượng lao động” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của
nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.302 điểm (tương ứng
116
với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.302); với trung bình đánh giá = 2.947 và độ
lệch chuẩn là 0.5619
(3) Chính sách hỗ trợ nhà nước (F4)
Yếu tố F4, với hệ số b4 = 0.229 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá nếu được “Chính sách hỗ trợ nhà nước” tăng lên 1 điểm
thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm
0.229 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.229) ); với trung
bình đánh giá = 3.203 và độ lệch chuẩn là 0.7427
(4) Người quản lý/Chủ sở hữu (F7)
Yếu tố F7, với hệ số b7 = 0.222 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá nếu được “Người quản lý/Chủ sở hữu” tăng lên 1 điểm thì
mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm
0.222 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.222) ); với trung
bình đánh giá = 2.621 và độ lệch chuẩn là 0.6498
(5) Xu hướng thị trường (F2)
Yếu tố F2, với hệ số b2 = 0.187 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự thay đổi “Xu hướng thị trường” tăng lên 1 điểm
thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm
0.187 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.187) ); với trung
bình đánh giá = 2.269 và độ lệch chuẩn là 0.7660
(6) Thiếu nhu cầu các bên liên quan (F3)
Yếu tố F3, với hệ số b3 = 0.176 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự thay đổi mối quan hệ giữa đối tác trong kinh
doanh “Thiếu nhu cầu các bên liên quan” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó
đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.176 điểm (tương ứng
với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.176); với trung bình đánh giá = 2.824 và độ
lệch chuẩn là 0.7132
(7) Trách nhiệm sản phẩm (F8)
117
Yếu tố F8, với hệ số b8 = 0.162 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự thay đổi “Trách nhiệm sản phẩm” tăng lên 1
điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng
thêm 0.162 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.162); với trung
bình đánh giá = 2.811 và độ lệch chuẩn là 0.6614
(8) Khách hàng (F1)
Yếu tố F1, với hệ số b1 = 0.148 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự thay đổi “Khách hàng” tăng lên 1 điểm thì mức
tác động của nó đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tăng thêm 0.148
điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn hóa là 0.148); với trung bình đánh
giá = 3.273 và độ lệch chuẩn là 0.8546
(9) Phòng chống ô nhiễm môi trường (F9)
Yếu tố F9, với hệ số b9 = 0.136 có tác động cùng chiều dương với biến Y
(Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu). Khi các đại diện doanh
nghiệp thủy sản đánh giá nếu có sự quan tâm thay đổi “Phòng chống ô nhiễm môi
trường” tăng lên 1 điểm thì mức tác động của nó đến phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản tăng thêm 0.136 điểm (tương ứng với hệ số tương quan đã chuẩn
hóa là 0.136); với trung bình đánh giá = 3.581 và độ lệch chuẩn là 0.6492
4.4 Tóm tắt chương
Tóm lại, với kết quả nghiên cứu định lượng được dựa trên cơ sở lý thuyết
của kết quả nghiên cứu định tính đã đặt ra 9 giả thuyết có mối quan hệ tác động đến
phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên
ngoài doanh nghiệp, được đo lường thông qua 9 yếu tố tác động đến phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản. Khi phân tích kết quả định lượng cho thấy vẫn đạt 9
yếu tố tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu và được
xếp theo thứ tự ưu tiên mức độ tác động từ cao đến thấp (từ 1 đến 9) yếu tố.
Theo kết quả nghiên cứu của luận án phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản Bạc Liêu được đo lường bằng 39 biến quan sát (hay gọi là 39 tiêu chí) và được
tính toán theo cách tính điểm của 9 yếu tố nhằm để phân tích mô hình hồi quy bội.
118
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 9 yếu tố đều tác động đến phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản. Đây chính là hàm ý cho phát phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản tại Bạc Liêu trong thời gian tới.
119
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN BẠC LIÊU
5.1 Giới thiệu tổng quát
Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu khám phá, điều chỉnh thang đo và
bổ sung các thành phần mới về phát triển bền vững doanh nghiệp như yếu tố bên
trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp; bao gồm 5 yếu tố bên ngoài (Khách hàng,
Xu hướng thị trường, Thiếu nhu cầu các bên liên quan, Chính sách hỗ trợ nhà nước,
An sinh xã hội) và gồm 4 yếu tố bên trong (Lực lượng lao động, Người quản lý
(Chủ sở hữu), Trách nhiệm sản phẩm, Phòng chống ô nhiễm môi trường) đồng thời
mô hình lý thuyết được đo lường và kiểm định đạt kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu
xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản Bạc Liêu được dựa vào mô hình lý thuyết phát triển bền vững
doanh nghiệp và đánh giá lý thuyết đã có trên thị trường vận dụng vào nghiên cứu
các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, mô hình lý thuyết phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản được trình bày ở chương 2, đến chương 3 thiết kế nghiên cứu và kết
hợp với chương 4 kết quả nghiên cứu. Mục tiêu chính chương 4 của luận án là tóm
tắt lại các kết quả và đưa ra thảo luận chung về kết quả nghiên cứu. Chương 5 kết
luận nghiên cứu và hàm ý cho phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu.
Tóm tắt các đóng góp về mô hình lý thuyết và ý nghĩa nghiên cứu sẽ giúp ích cho
các nhà xây dựng chính sách, các cơ quan quản lý địa phương, các doanh nghiệp
thủy sản, cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về lĩnh vực doanh
nghiệp.
5.2 Kết quả và đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu luận án này bao gồm hai thành phần chính, đo lường mô
hình và mô hình lý thuyết.
5.2.1 Kết quả đo lường mô hình
Kết quả mô hình được đo lường cho thấy sau khi đã bổ sung, điều chỉnh và
xây dựng các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết quả mô hình phân
120
tích hồi quy bội cho thấy mô hình phù hợp với thị trường nghiên cứu tại tỉnh Bạc
Liêu. Kết quả phân tích mô hình hồi quy bội cho thấy phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản Bạc Liêu, gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:
F1: Khách hàng, b1 = .148; F2: Xu hướng thị trường, b2 = .187; F3: Thiếu nhu cầu
các bên liên quan, b3 = .176; F4: Chính sách hỗ trợ nhà nước, b4 = .229; F5: An sinh
xã hội, b5 = .332; F6: Lực lượng lao động, b6 = .302; F7: Người quản lý (Chủ sở
hữu), b7 = .222; F8: Trách nhiệm sản phẩm, b8 = .162; F9: Phòng chống ô nhiễm
môi trường, b9 = .136, từ kết quả nghiên cứu rút ra một số nhận xét sau:
Một là, về mặt phương pháp nghiên cứu luận án này sẽ góp phần vào hệ
thống nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bằng cách
xây dựng một số biến quan sát mới của thang đo và được kiểm định tại thị trường
tỉnh Bạc Liêu. Kết quả này giúp cho một số nhà nghiên cứu có quan tâm đến lĩnh
vực doanh nghiệp và ứng dụng cho sự phát triển bền vững doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian tới. Đặc biệt là chính quyền tỉnh Bạc Liêu có thể tham khảo kết quả
nghiên cứu này để xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và xây dựng chiến
lược phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh. Hệ thống thang
đo phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản có thể làm cơ sở hình thành hệ thống
thang đo thống nhất tại thị trường Việt Nam về phát triển bền vững doanh nghiệp,
điều này có vai trò quan trọng giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước định hướng
đúng về phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Từ đó, việc phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản là vấn đề mới cần phải áp dụng trong phạm vi các lĩnh vực
kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau.
Hai là, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp
Việt Nam có thể sử dụng, điều chỉnh, bổ sung các thang đo lường phát triển bền
vững doanh nghiệp cho nghiên cứu của mình trong lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Kết quả nghiên cứu luận án này cho thấy có hai khái niệm đa hướng cần đo lường
như đồng thời nhóm theo yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, với 9 yếu tố
được đo lường bằng 39 biến quan sát.
Từ kết quả phân tích, với ý nghĩa chính cho thấy nếu đo lường một khái niệm
(biến) tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát (biến đo lường) sẽ làm tăng giá trị và độ tin
cậy của đo lường chứ không nhất thiết là đo lường một số biến quan sát được sử
dụng trong nghiên cứu này. Các biến quan sát này có thể được điều chỉnh và bổ
121
sung cho phù hợp từng thị trường nghiên cứu, có thể mở rộng hơn là từng lĩnh vực
doanh nghiệp khác nhau với lý do mỗi lĩnh vực đều có những thuộc tính và đặc
trưng riêng của nó.
Cuối cùng, kết quả của mô hình đo lường trong nghiên cứu này góp phần
kích thích các nhà nghiên cứu khác ở lĩnh vực khoa học phát triển như lĩnh vực phát
triển bền vững doanh nghiệp thủy sản nói chung và các lĩnh vực doanh nghiệp khác
nói riêng, phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản từ các thang đo được kiểm
định, đánh giá về giá trị và độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường tính phù hợp tại
thị trường cần nghiên cứu như tỉnh Bạc Liêu.
5.2.2 Về mô hình lý thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định cho thấy sự phù hợp mô hình lý thuyết với thông tin thị
trường tại tỉnh Bạc Liêu, cũng như việc chấp nhận các yếu tố bên trong và bên
ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu, và 9 yếu tố
đều đạt ý nghĩa thống kê như giả thuyết đề ra trong nghiên cứu này, khi đưa ra một
số ý nghĩa thiết thực cho nhiều đối tượng khác nhau. Các doanh nghiệp thủy sản có
liên quan đến nghiên cứu là doanh nghiệp được thành lập theo ngành nghề mà
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh như: Chế biến hàng thuỷ sản; Tôm đông lạnh;
Sản xuất chế biến hàng hải sản; Chế biến và bảo quản các mặt hàng thủy sản; Chế
biến thủy sản xuất khẩu; Nuôi trồng thuỷ sản nội địa; Bán buôn thủy sản; Khai thác
thuỷ sản biển; Sản xuất giống thuỷ sản.
Như lý thuyết đã nêu, một khi doanh nghiệp thực hiện việc phát triển bền
vững thì thể hiện khả năng phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, lâu dài, không
gây ra những hậu quả tác hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác. Khi doanh
nghiệp thủy sản phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển thể hiện sự
không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào khái thác triệt để nguồn nguyên liệu đầu
vào có thể bị cạn kiệt là một phát triển không bền vững, phát triển chỉ quan tâm đến
lợi ích của doanh nghiệp mà không quan tâm đến yếu tố bên ngoài như: khách hàng,
xu hướng thị trường, thiếu nhu cầu các bên liên quan, chính sách hỗ trợ nhà nước,
an sinh xã hội; và yếu tố bên trong doanh nghiệp như: Lực lượng lao động (nhân
viên), người quản lý, trách nhiệm sản phẩm, phòng chống ô nhiễm môi trường thì
phát triển chưa bền vững. Đây sẽ là một lợi thế phát triển tốt và quản lý có hiệu quả
122
lĩnh vực doanh nghiệp thủy sản của từng địa phương. Vì vậy, nếu nắm bắt được các
yếu tố tạo nên phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới, như sự
quan tâm của lãnh đạo tỉnh đến lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
thì dễ dàng hơn việc cải thiện tốt về tình hình phát triển doanh nghiệp trong tương
lai ở tỉnh Bạc Liêu, cũng như giúp chính các người quản lý/chủ sở hữu doanh
nghiệp có tầm nhìn dài hạn hơn trong xây dựng chiến lược phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản của mình.
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển bền vững, các doanh nghiệp thủy
sản đang ngày càng được quan tâm và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tồn tại
và phát triển nhanh và mang tính bền vững. Những động thái phát triển doanh
nghiệp không chỉ riêng là lợi ích của doanh nghiệp thủy sản mà còn gắn liền với lợi
ít nền kinh tế, môi trường, cộng đồng xã hội mà nơi doanh nghiệp đang sản xuất
kinh doanh. Bởi lẽ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản cũng
chính là lợi ích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt, kết quả
nghiên cứu cho thấy cần chú trọng đến phát triển bền vững các loại hình doanh
nghiệp như loại hình doanh nghiệp tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty
Cổ phần và các loại hình khác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế.
Cuối cùng, mô hình lý thuyết về phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về phát triển bền vững doanh nghiệp.
Các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà xây dựng chính sách, quản lý nhà nước,
người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất – kinh doanh có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này. Các nghiên cứu khác
trong lĩnh vực doanh nghiệp tại thị trường địa phương khác nhau ở Việt Nam cũng
có thể tham kham khảo.
5.3 Hàm ý cho phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
5.3.1 Hàm ý về quan điểm phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản là lĩnh vực sản xuất hàng hóa,
có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế,
trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất – khai thác lợi thế của nghề nuôi
trồng thủy sản và chế biến thủy sản, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng
123
lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu và cả khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, thực hiện thắng lợi Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước
ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chế biến thủy sản, gắn với việc tổ chức lại sản
xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và
hậu cần dịch vụ, chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên
liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản
Việt Nam.
Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và khai thác,
nuôi trồng, chế biến thủy sản vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản. Xác định doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy
sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nông dân, ngư dân và doanh nghiệp là
khâu đột phá trong quá trình đổi mới doanh nghiệp thủy sản.
Phát triển doanh nghiệp thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ
sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất
lượng, trách nhiệm sản phẩm, bảo vệ môi trường, đồng thời kết hợp chặt chẽ với
chính sách hỗ trợ nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp thủy sản theo hướng bền
vững.
5.3.2 Hàm ý cho phát triển bền vững các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu
5.3.2.1 Về công tác an sinh xã hội
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy an sinh xã hội tác động mạnh thứ
nhất đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b5 = 33.2 %, trung
bình đánh giá là 2.727 và độ lệch chuẩn là 0.6753. An sinh xã hội được đo lường
thông qua 4 biến quan sát, nghiên cứu này đã làm sáng tỏ một doanh nghiệp thủy
sản thực hiện tốt công tác an sinh xã hội nó sẽ tác động mạnh vào sự phát triển bền
vững doanh nghiệp trong tương lai.
Mục đích của công tác an sinh xã hội nhằm nâng cao nhận thức của cộng
đồng doanh nghiệp về việc thực hiện các trách nhiệm an sinh xã hội của doanh
nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp thực hiện tốt công tác an sinh xã hội sẽ tạo được
hình ảnh tốt đẹp đối với doanh nghiệp, sự nhận biết nhiều hơn từ các nhà phân phối,
124
người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương thiệu đã
tham gia đóng góp tốt quỹ an sinh xã hội tại địa phương; tăng thêm uy tín, niềm tự
hào và sức hấp dẫn cho môi trường kinh doanh thủy sản Việt Nam, góp phần thúc
đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp thủy sản thông qua công
tác an sinh xa hội cũng sẽ quảng bá, tuyên truyền các điển hình doanh nghiệp tiên
tiến trong việc tổ chức các chương trình an sinh xã hội hiệu quả và sáng tạo, có lợi
ích thiết thực đối với cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Do đó, đối với
doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới thực hiện tốt công tác đóng góp quỹ an
sinh xã trong cộng đồng như sau:
Tham gia trao học bổng sinh viên nghèo hiếu học;
Tham gia đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương;
Tham gia đóng góp chương trình gây quỹ từ thiện (mổ tim bẩn sinh trẻ em,
bệnh HIV, bệnh hiểm nghèo);
Tham gia đóng góp chương trình xoá đối giảm nghèo và các hoạt động xã
hội tại địa phương.
5.3.2.2 Về lực lượng lao động
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy lực lượng lao động tác động mạnh
thứ hai đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b6 = 30.2%, trung
bình đánh giá là 2.947 và độ lệch chuẩn là 0.5619. Thực chất của việc phát triển lực
lượng lao động là tìm cách nâng cao chất lượng của lực lượng lao động. Nâng cao
chất lượng lực lượng lao động là kết quả tổng phát triển nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp, đảm bảo được quy mô về số lượng và chất lượng lực lượng lao động
phù hợp hiện tại và sự phát triển bền vững doanh nghiệp trong tương lai. Kết quả
nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp thủy sản phát triển bền vững cần tập trung vào
yếu tố lực lượng lao động để có một số định hướng sau:
Phải nâng cao tinh thần nhân viên, tham gia và cam kết quy chế doanh
nghiệp phù hợp
Phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động
Đối với việc cần tìm kiếm giải pháp cho một lực lượng lao động kế thừa
Cần có chính sách thu hút và giữ được đa dạng người tài
125
Như vậy, để phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trong thời gian tới,
doanh nghiệp thực hiện một giải pháp lâu dài đối với lực lượng lao động phải ổn
định và gắn kết bền lâu với là doanh nghiệp, nên tập trung vào bốn định hướng trên.
5.3.2.3 Về chính sách hỗ trợ nhà nước
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy chính sách hỗ trợ nhà nước tác động
mạnh thứ ba đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b4 = 22.9%,
trung bình đánh giá là 3.203 và độ lệch chuẩn là 0.7427. Yếu tố chính sách hỗ trợ
nhà nước chính là môi trường bên ngoài của doanh nghiệp thủy sản nó có ý nghĩa
quan trong với mức độ tác động mạnh vào phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy chính sách kinh tế tác động rất mạnh
đến sự phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu. Đối với doanh
nghiệp dễ bị tổn thương từ chính sách kinh tế của chính phủ, qua đó đánh đổi giữa
tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, và môi trường bền vững. Gợi ý giải pháp
phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu, trung ương và địa
phương cần có chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp như sau:
Hỗ trợ tiếp cận thị trường (trong nước, ngoài nước) từ địa phương và trung
ương
Hỗ trợ chính sách thuế từ địa phương và trung ương
Đối với chính sách tỷ giá cần có chính sách ổn định lâu dài nhằm hạn chế tác
động sự thay đổi tỷ giá (USD so với VNĐ) dẫn đến rủi ro đối với hoạt động
doanh nghiệp.
Tạo thuận lợi để cho doanh nghiệp có sự tiếp cận thuận lợi từ chính sách xúc
tiến đầu tư thủy sản của địa phương và trung ương.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách hỗ trợ nhà nước có tác
động mạnh đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu.
5.3.2.4 Về người quản lý/Chủ sở hữu
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy người quản lý/Chủ sở hữu tác động
mạnh thứ tư đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b7 = 22.2%,
trung bình đánh giá là 2.621 và độ lệch chuẩn là 0.6498. Hiên nay, các doanh
nghiệp thủy sản đã xây dựng được cơ cấu tổ chức đi vào hoạt động ổn định, phát
huy được chức năng, quyền hạn và tính hiệu quả của người quản lý/chủ sở hữu
doanh nghiệp được đào tạo các khóa học ngắn hạn về chuyên môn, quản lý nhằm
126
nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để đáp ứng đòi hỏi công việc ngày cao hơn. Trước
bối cảnh khó khăn lớn và thị trường nhiều biến động, người quản lý/chủ sở hữu
doanh nghiệp thủy sản đã thể hiện sự nhạy bén, chủ động, linh hoạt trong điều hành,
giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Các chi phí hoạt động được người quản lý/chủ sở hữu chủ động kiểm soát khá tốt.
Tuy nhiên, để giúp người quản lý/chủ sở hữu thực hiện phát triển bền vững doanh
nghiệp thủy sản trong thời gian tới cần quan tâm đến vấn đề sau:
Nâng cáo mức độ hiểu biết và kinh nghiệm để hướng đến phát triển bền vững
doanh nghiệp
Chủ sở hữu/người quản lý cần đặt niềm tin để hướng đến phát triển bền vững
Cần quan tâm dành một khoản chi phí thực hiện để hướng đến phát triển bền
vững doanh nghiệp
Cần có khoản chi phí cụ thể để cung cấp các điều kiện làm việc an toàn để
hướng đến phát triển bền vững doanh nghiệp.
5.3.2.5 Về xu hướng thị trường
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy xu hướng thị trường tác động mạnh
thứ năm đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b2 = 18.7%, trung
bình đánh giá là 2.269 và độ lệch chuẩn là 0.7660. Các doanh nghiệp thủy sản tỉnh
Bạc Liêu cần nắm vững xu hướng thị trường, xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện tiếp
tục có đà tăng trưởng mạnh, trong đó mặt hàng tôm là chủ đạo đối với xuất khẩu
thủy sản Việt Nam. Đặc biệt là sản phẩm tôm thẻ chân trắng đã có sự phát triển tốt
tại nhiều thị trường như thị trường Mỹ, Hàn Quốc. Tôm sú vẫn là mặt hàng xuất
khẩu ưu thế của Việt Nam so với các nhà cung cấp khác bởi Việt Nam hiện là nước
sản xuất tôm sú lớn nhất trên thế giới với sản lượng ổn định.
Bên cạnh, xu hướng thị trường chung của các doanh nghiệp thủy sản Việt
Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố xu hướng thị trường tác động mạnh đến
phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản. Như vậy, các doanh nghiệp thủy sản
tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới vẫn tiếp tục thực hiện các vấn đề như sau:
Duy trì thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới thông qua
các sáng kiến phát triển bền vững
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng hiện tại và lòng trung thành thông qua
các sáng kiến phát triển bền vững
127
Khuyến khích các nhà cung cấp sử dụng phương thức quản lý nhằm nâng
cao tính bền vững
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt trong nước và xuất khẩu.
5.3.2.6 Về thiếu nhu cầu các bên liên quan
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy thiếu nhu cầu các bên liên quan tác
động mạnh thứ sáu đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b3 =
17.6 %, trung bình đánh giá là 2.824 và độ lệch chuẩn là 0.7132. Hiện nay, các
doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị trường sang một số nước châu phi và đối
với các nước Châu Á đầy tiềm năng. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu yếu tố thiếu
nhu cầu các bên liên quan tác động mạnh đến phát triển bền vững doanh nghiệp
thủy sản tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở kế thừa của các nghiên cứu trước. Như vậy, để
giúp cho doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu theo xu hướng phát triển bền vững,
cần tập trung vào các vấn đề khai thác nhu cầu các bên liên quan như sau:
Phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ quản lý, nhân viên nhằm tạo ra nhu
cầu từ những ý tưởng cụ thể về những gì cần làm của doanh nghiệp
Khái thác tốt nhu cầu từ các nhà cung cấp cho doanh nghiệp
Nghiên cứu nhu cầu từ người tiêu dùng và khách hàng
Khái thác tốt nhu cầu từ các nhà quản lý và người lao động
5.3.2.7 Về trách nhiệm sản phẩm
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy trách nhiệm sản phẩm tác động
mạnh thứ bảy đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b8 = 16.2%,
trung bình đánh giá là 2.811 và độ lệch chuẩn là 0.6614. Trách nhiệm sản phẩm
được đo lường thông qua kết quả nghiên cứu trách nhiệm sản phẩm tác động mạnh
đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Bởi trách nhiệm sản
phẩm gắn với sản xuất hàng hoá là cơ sở kinh tế quan trọng của thị trường, thị
trường phản ánh trình độ và mức độ của nền sản xuất xã hội. Bên cạnh, kết quả
nghiên cứu cho thấy yếu tố trách nhiệm sản phẩm tác động mạnh đến phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Như vậy, các doanh nghiệp thủy sản
trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề trách nhiệm sản phẩm như sau:
Các sản phẩm và dịch vụ được thể hiện đầy đủ nội dung ghi nhãn theo yêu
cầu pháp luật nhà nước.
128
Phải tuân thủ các quy định nhà nước về hệ thống quản lý chất lượng liên
quan đến sản phẩm và dịch vụ theo từng loại sản phẩm.
Sản phẩm, dịch vụ cung cáp cho người tiêu dùng phải đảm bảo vì sức khoẻ
và sự an toàn của khách hàng.
5.3.2.8 Về khách hàng
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy khách hàng tác động mạnh thứ tám
đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b1 = 14.8 %, trung bình
đánh giá là 3.273 và độ lệch chuẩn là 0.8546. Hiên nay, lợi thế của doanh nghiệp
chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam đang có uy tín cao trên thế giới về chất
lượng, với hệ thống các nhà máy được trang bị hiện đại, quản lý tốt, đặc biệt có lợi
thế về lao động tay nghề cao và hiện đang có khách hàng với nhu cầu ngày càng
tăng tại trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, đủ năng lực cạnh tranh với các nước
trong khu vực. Tuy nhiên, áp lực khách hàng, đặc biệt là khách hàng Nhật có những
quy định rất khắt khe không chỉ về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn
các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, hiện nay áp lực khách hàng
về yêu cầu chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao; áp lực về dịch vụ chăm sóc
khách hàng luôn được chú trọng và đảm bảo chất lượng; thu hút khách hàng mới
hướng đến phát triển bền vững; nhằm giảm rủi ro thông qua việc đa dạng hóa khách
hàng. Đây là một trong những áp lực làm hạn chế khả năng xuất khẩu thủy sản của
doanh nghiệp Việt Nam. Việc cải thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác chăm
sóc khách hàng đảm bảo giữ được khách hàng truyền thống và tìm thêm khách hàng
mới, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thêm mặt hàng mới, các mặt hàng truyền
thống và chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới nhằm đẩy mạnh thị trường tiêu
thụ, tăng sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Xúc tiến thâm nhập vào thị
trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng thủy sản đông lạnh tại thị trường nội địa có khả
năng tăng trưởng cao trong hiện tại và tương lai.
Bên cạnh, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố khách hàng tác động đến phát
triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Như vậy, các doanh nghiệp
thủy sản trong thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề về khách hàng như sau:
Giảm áp lực khách hàng về yêu cầu chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Giảm áp lực về dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được chú trọng và đảm
bảo chất lượng
129
Thu hút khách hàng mới hướng đến phát triển bền vững.
Giảm rủi ro thông qua việc đa dạng hóa khách hàng.
5.3.2.9 Về phòng chống ô nhiễm môi trường
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy khách hàng tác động mạnh thứ chín
đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với hệ số b9 = 13.6%, trung bình
đánh giá là 3.581 và độ lệch chuẩn là 0.6492. Kết quả nghiên cứu định lượng yếu tố
phòng chống ô nhiễm môi trường được đo lường và tác động đến phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu; với kết quả nghiên cứu này nhằm góp
phần phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản thông qua việc áp dụng các quy
trình quản lý môi trường hoặc thông qua việc thiết kế lại các sản phẩm, các công
nghệ sản xuất. Các vấn đề môi trường được đưa vào chiến lược của doanh nghiệp
vượt qua những gì được yêu cầu theo quy định của chính phủ có thể được xem như
là một phương tiện để cải thiện sự liên kết của doanh nghiệp với những mối quan
tâm ngày càng tăng về môi trường, kỳ vọng của các bên liên quan và phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Shrivastava (1995); Garrod (1997); Zimmerer and Green
(1995) and Hart (1995).
Kết quả nghiên cứu cho thấy phù hợp với thực trạng về phòng chống ô
nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu chưa thực
hiện đúng quy định của Luật Môi trường, năm 2013 Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài
nguyên nước, thực hiện kiểm tra 67 doanh nghiệp thủy sản với kết quả kết luận: xây
dựng hệ thống xử lý nước chưa đúng theo đánh giá tác động môi trường; thực hiện
giám sát môi trường về nước thải, không khí chưa tốt; chưa tuân thủ đúng các quy
định về pháp luật môi trường. Tổng cục môi trường thành lập đoàn thanh tra 17
doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu, với kết quả có đến 14/17 doanh nghiệp bị
xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường, và có 17/17 doanh nghiệp phải
yêu cầu và biện pháp khắc phục hậu quả về vi phạm môi trường, thực hiện nghiêm
các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước xả ra ngoai môi trường; xử lý khí thải phát
sinh đạt chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải; thực hiện đúng quy định về quản lý
chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường va trương trình giám sát môi trường
130
định kỳ. Từ kết quả nghiên cứu trên, trong thời gian tới các doanh nghiệp thủy sản
thực hiện tốt về công tác phòng chống ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:
Giảm thiểu ô nhiễm môi từ thoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp
Xử lý chất thải, nước thải và phế thải thải theo quy định nhà nước về môi
trường
Khuyến khích phát triển và phổ biến các công nghệ thân thiện với môi
trường.
5.4 Kết luận chung
Ngày nay, phát triển bền vững doanh nghiệp là trung tâm của cả hai chương
trình nghị sự để quản lý cũng như các cuộc tranh luận trong nước và một số công
trình nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội (kinh tế, khoa học chính trị, xã hội
học); gần đây nghiên cứu quản lý và thực hành được công bố trên các tạp chí quốc
tế. Vấn đề cốt lõi cho các tổ chức và xã hội nói chung làm thế nào để thay đổi hoạt
động của một doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, mục tiêu và mô hình kinh
doanh tổng thể để đáp ứng nhu cầu, mong đợi của mình với các bên liên quan bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp cũng như nguyện vọng của các đối tác nội bộ của
doanh nghiệp. Mục đích của luận án này là tìm hiểu yếu tố bên trong và bên ngoài
tác động trực tiếp đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản đang hoạt động tại
tỉnh Bạc Liêu.
Kết quả kiểm định các thang đo và mô hình nghiên cứu phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Ban đầu đặt ra là 9 lý thuyết của yếu tố bên trong
và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản, với 39 biến
quan sát và sau khi kết quả kiểm định mô hình hồi quy bội, kết quả thỏa với điều
kiện giả thuyết đặt ra. Các kết quả phân tích mô hình nghiên cứu có ý nghĩa như
sau:
Một là, về mặt phương pháp nghiên cứu luận án này sẽ góp phần vào hệ
thống nghiên cứu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bằng cách
xây dựng một số yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp thông qua
thang đo và được kiểm định tại thị trường tỉnh Bạc Liêu. Kết quả này giúp cho một
số nhà nghiên cứu có quan tâm đến lĩnh vực doanh nghiệp và ứng dụng cho các
131
doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới. Đặc biệt là chính quyền
tỉnh Bạc Liêu có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để xây dựng kế hoạch phát
triển bền vững doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh. Hay hệ thống thang đo phát
triển bền vững doanh nghiệp này có thể làm cơ sở hình thành hệ thống thang đo
thống nhất tại thị trường Việt Nam về phát triển bền vững doanh nghiệp, điều này
có vai trò quan trọng giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước định hướng đúng về
phát triển bền vững doanh nghiệp. Từ đó, việc phát triển bền vững doanh nghiệp
thủy sản là vấn đề mới cần phải áp dụng trong thời gian tới.
Hai là, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bền vững doanh nghiệp
Việt Nam có thể sử dụng, điều chỉnh, bổ sung các thang đo lường phát triển bền
vững doanh nghiệp này cho nghiên cứu của mình trong lĩnh vực doanh nghiệp khác
nhau. Kết quả nghiên cứu luận án này cho thấy 5 yếu tố bên ngoài và 4 yếu tố bên
trong trực tiếp tác đọng vào sự phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc
Liêu và mỗi yếu tố được đo lường bằng nhiều biến quan sát.
Ba là, yếu tố an sinh xã hội là thành phần mới của thang đo được bổ sung
vào mô hình lý thuyết nghiên cứu, kết quả từ phân tích đã khẳng định rằng thành
phần mới được bổ sung đạt yêu cầu của nghiên cứu, như ban đầu lý thuyết đặt ra
yếu tố An sinh xã hội là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp được quan sát 4 biến, nhưng
sau khi kiểm định các biến quan sát đều yêu cầu. Đây chính là một trong những
phát hiện mới của nghiên cứu.
Từ kết quả phân tích, với ý nghĩa cho thấy nếu đo lường một khái niệm
(biến) tiềm ẩn bằng nhiều biến quan sát (biến đo lường) sẽ làm tăng giá trị và độ tin
cậy của đo lường chứ không nhất thiết là đo lường một số biến quan sát được sử
dụng trong nghiên cứu này. Các biến quan sát này có thể được điều chỉnh và bổ
sung cho phù hợp từng thị trường nghiên cứu, có thể mở rộng hơn là từng lĩnh vực
doanh nghiệp khác nhau với lý do mỗi lĩnh vực đều có những thuộc tính và đặc
trưng riêng của nó.
Bốn là, sự khác biệt về mức độ phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản
Bạc Liêu của các nhóm hình thức sở hữu khác nhau: Nhóm 1 gồm Công ty TNHH
và Doanh nghiệp tư nhân; Nhóm hai gồm Công ty cổ phần và Doanh nghiệp tư
nhân; Nhóm 3 gồm Công ty cổ phần và Công ty TNHH. Phần này giúp cho các nhà
132
đầu tư quan tâm hơn về hình thức sở hữu trước khi tiến hành thành lập doanh
nghiệp.
Cuối cùng, kết quả của mô hình đo lường trong nghiên cứu này góp phần
kích thích các nhà nghiên cứu khác ở lĩnh vực khoa học về phát triển phát triển bền
vững doanh nghiệp thủy sản nối chung và các lĩnh vực doanh nghiệp khác nói riêng.
Phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu là các thang đo lường
được kiểm định, đánh giá và độ tin cậy khi dùng chúng để đo lường tính phù hợp tại
thị trường cần nghiên cứu.
5.5 Kiến nghị đối với nhà nước
Mục đích của chúng tôi rộng hơn với luận án này là để kiểm tra các vấn đề
phát triển bền vững phải đối mặt với người quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp, các
nhà quản lý chính quyền địa phương trong thế giới hiện đại của doanh nghiệp. Để
xác định và hiểu các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và cho phép một
mô hình doanh nghiệp bền vững hơn trong tương lai. Điều này, đòi hỏi sự hiểu biết
về quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp đi qua trong sự thay đổi doanh nghiệp
mình theo chiều hướng nỗ lực sáng kiến hướng tới một mô hình phát triển bền vững
hơn. Nhằm để đạt được mục tiêu phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản thì
chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn để tạo động lực cho doanh nghiệp
phát triển theo hướng bền vững. Cụ thể đối với chính quyền tỉnh Bạc Liêu xây dựng
kế hoạch 10 năm phát triển bền vững doanh nghiệp tỉnh và trung ương cùng chính
quyền địa phương thực hiện chính trách hỗ trợ nhà nước như: Tác động sự thay đổi
tỷ giá (USD so với VNĐ) dẫn đến rủi ro đối với hoạt động doanh nghiệp; Sự tiếp
cận thuận lợi từ chính sách xúc tiến đầu tư thủy sản của địa phương và trung ương;
Hỗ trợ tiếp cận thị trường (trong nước, ngoài nước) từ địa phương và trung ương;
Hỗ trợ chính sách thuế từ địa phương và trung ương.
5.6 Một số hạn chế nghiên cứu
Một số hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án, cũng như
bất kỳ nghiên cứu khoa học nào, nghiên cứu của luận án này cũng có một số hạn
chế nhất định. Thứ nhất là, luận án này chỉ thực hiện tại thị trường nghiên cứu ở
tỉnh Bạc Liêu, nên khả năng tổng quát hóa kết quả nghiên cứu chưa cao, nếu được
lập lại nghiên cứu ở một số thị trường lớn như vùng đồng bằng sông Cửu Long hoặc
một số vùng, thành phố lớn ở Việt Nam, như thành phố Hồ Chính Minh, Hà Nội,
133
Đà Nẵng,... Hay xa hơn nữa là tại thị trường vùng miền trong cả nước về lĩnh vực
phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và xây dựng thang đo cho phát
triển bền vững doanh nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu chính của luận án là nhằm khám phá các yếu tố bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh
Bạc Liêu, và xây dựng thang đo để đo lường phát triển bền vững doanh nghiệp thủy
sản tại thị trường tỉnh Bạc Liêu. Trong luận án này, chúng tôi đưa ra ý tưởng rằng 9
giả thuyết từ chính yếu tố bên trong và bên ngoài tác động phát triển bền vững
doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc Liêu, nhằm thay đổi nhân thức người quản
lý/chủ sở hữu doanh nghiệp thủy sản hướng đến phân tích để di chuyển các cuộc
tranh luận về phát triển bền vững của doanh nghiệp để cấp độ nghiên cứu tiếp theo.
Điều này sẽ cho phép chúng ta chú ý đến và nhận ra rằng vấn đề cốt lõi nằm trong
lời giải thích của quá trình thông qua đó doanh nghiệp thay đổi và biết làm thế nào
để thay đổi (Winn & Angell, 2000), và các đối tượng chính của các nghiên cứu và
thay đổi quy trình từ những yếu tố nội bộ của doanh nghiệp (Andersson & Bateman,
2000; Sharma, 2000 and Sharma, 2003).
Kết quả nghiên cứu luận án này chỉ tập trung xem xét các nhan tố bên trong
và bên ngoài tác động đến phát triển bền vững doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bạc
Liêu, có thể nhiều yếu tố khác nữa góp phần vào tác động. Nhưng vấn đề này là
định hướng nữa cho nghiên cứu tiếp theo của đề tài khác.