Luận án Hành vi mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao: Nghiên cứu trường hợp mua ô tô gia đình

Cải thiện môi trường kinh doanh là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với quản lý kinh tế vĩ mô. Sự phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc sự phát triển của các doanh nghiệp một cách lành mạnh. Môi trường kinh doanh thuận lợi là những điều kiện có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro kinh doanh, phát triển ổn định và đảm bảo được sự phát triển bền vững. Chính phủ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa lâu bền giá trị cao là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được sinh ra, tồn tại và phát triển. Đây cũng chính là điều kiện để mở rộng thị trường loại hàng hóa này, thúc đẩy tiêu dùng trong nền kinh tế

pdf195 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hành vi mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao: Nghiên cứu trường hợp mua ô tô gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thành các khu công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất hàng hóa hóa lâu bền giá trị cao theo từng lĩnh vực và tránh đầu tư trùng lặp và thuận lợi trong các khâu logictic. - Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa giá trị cao nhằm để nâng cao tính tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. - Khuyến khích các hình thức đầu tư, chuyển giao công nghệ bằng việc điều tiết thị trường, xây dựng hạ tầng mặt bằng, nhà xưởng để phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp của doanh nghiệp trong nước và tận dụng các nguồn đầu tư nuớc ngoài tại nhằm nâng cao tỷ lệ sản xuất nội địa hóa. Thứ hai, cần xem xét, điều chỉnh chính sách bảo hộ phù hợp ngành sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao. Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao ở Việt Nam đặc biệt là công nghiệp ô tô hiện tại đang có mức độ bảo hộ rất cao. Chính sách bảo hộ này cần nhanh chóng được xem xét, vạch ra lộ trình rõ ràng và điều chỉnh một cách hợp lý nhất. Cụ thể như sau: - Đưa ra chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Ban hành các chỉ tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao để để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. - Thực hiện tốt công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. - Thu hẹp dần mức độ bảo hộ cho sản xuất trong nước, nới lỏng thuế suất và các biện pháp bảo hộ sản xuất để các doanh nghiệp trong nước phải có sức ép đối mặt với cạnh tranh. Từ đó tìm hướng nâng cao chất lượng hàng hóa, đổi mới công nghệ... để có thể tồn tại trên thị trường. 144 Để làm được các điều trên, trước tiên cần phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Thiết lập các kênh phản hồi trực tiếp giữa các nhà sản xuất và các nhà hoạch định chính sách, mối quan hệ giữa hai bên phải được thiết lập mang tính xây dựng nhìn về tương lai. Sở dĩ cần phải vậy vì hàng hóa lâu bền giá trị cao luôn mang lại mức doanh thu lớn, hơn nữa Chính phủ cũng nhìn nhận ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao là ngành công nghiệp có thể đẩy nhanh tăng trưởng GDP, việc thiết lập kênh thông tin và xây dựng mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp giúp cho Chính phủ có những giải pháp thích hợp và kịp thời trước những khó khăn có thể xảy ra vởi ngành công nghiệp này, đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp hoạch định kịp thời đường lối, chiến lược phát triển kinh doanh của mình để đạt hiệu quả tốt. Trên nền tảng là quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao theo định hướng của Chính phủ, các giải pháp phát triển cần phải được thực hiện nghiêm ngặt và có khoa học nhằm hạn chế tối đa những mâu thuẫn để phát huy được hết hiệu quả của nó. Các cơ quan ở trung ương và địa phương và các cơ quan thực hiện chính sách cần thống nhất với nhau, tránh tình trạng chồng chéo không đồng bộ. Cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm các quy định về hoạt động của các cơ quan hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường cũng như nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật mới và điều chỉnh bổ sung những văn bản cũ không còn phù hợp với thực tế. Cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp buôn lậu và gian lận thương mại trong sản xuất và kinh doanh, trước hết cần phải kiên quyết với những hành vi tiêu cực, tiếp tay cho các hoạt động phi pháp, đồng thời phải có chế độ khuyến khích xứng đáng về mặt vật chất và động viên tinh thần cho các cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia xử lý buôn lậu và gian lận thương mại, ngoài ra cũng phải nâng cao trình độ của đội ngũ này, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và kỹ năng để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Việc thực hiện tốt công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả tốt. Đồng thời với đó, việc giảm mức bảo hộ cũng sẽ có ảnh hưởng tốt tới cạnh tranh thị 145 trường, tránh được tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại và là động lực để doanh nghiệp vươn lên đứng vững trên đôi chân của mình. Thứ ba, hỗ trợ xây dựng và phát triền ngành công nghiệp phụ trợ Theo quyết định số 34/2007/QĐ-BCN của Bộ Công thương ngày 31 tháng 7 năm 2007 về việc “Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”, quan điểm phát triển chung công nghiệp phụ trợ nêu rõ: “Công nghiệp phụ trợ là động lực chính thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn đến năm 2020. Vì vậy cần phải được chú ý phát triển. Việc phát triển công nghiệp phụ trợ phải được thực hiện dựa trên cơ sở chọn lựa các ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam và phù hợp với phân công lao động quốc tế, dựa trên huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác là các tập đoàn và công ty nước ngoài” Đề làm được điều đó, cần phải: - Nhà nước phải xây dựng các cơ chế hoạt động để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển nhằm nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này. - Xây dựng các quỹ mang tính chất hỗ trợ phát triển công nghiệp (như quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ) để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và chia sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển hàng hóa hỗ trợ. - Ưu đãi cho các Công ty nước ngoài có dự án đầu tư chuyển giao công nghệ cao, công nghệ chính xác như chế tạo khuôn mẫu, gia công cơ khí chính xác xử lý bề mặt,... - Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về pháp luật và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam để thu hút các cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và những người điều hành kinh doanh nước ngoài đến làm việc. 4.3.1.3 Điều kiện thực hiện giải pháp Thứ nhất, Chính phủ cần xây dựng một môi trường đầu tư tốt. Bằng những chính sách khắc phục khó khăn, hạn chế, tạo điều kiện để các nhà đầu tư trong và ngoài nước thấy được lợi ích đầu tư, không gặp phải rủi ro đầu tư, giải pháp thu hút 146 đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao ở Việt Nam mới thực sự hiệu quả. Bởi đây là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, chỉ có thể thực hiện bởi những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh. Họ luôn có rất nhiều sự lựa chọn nên môi trường đầu tư tốt chính là nền tảng để Việt Nam có thể cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao trong nước đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Để giảm bớt mức độ bảo hộ, tăng cường sự cạnh tranh thì các doanh nghiệp sản xuất trong nước buộc phải có một vị trí trên thị trường. Họ phải biết tận dụng lợi thế so sánh của mình, kế thừa sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại của thế giới để nâng cao chất lượng hàng hóa và năng suất lao động để có thể sản xuất những hàng hóa chất lượng cao nhưng giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của người tiêu dùng trong nước. Thứ ba, thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thuế suất và các chính sách đầu tư. Có như vậy, các doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao mà không gặp phải những rủi ro bất ổn do môi trường pháp lý thường xuyên thay đổi. 4.3.2 Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa lâu bền giá trị cao 4.3.2.1 Mục tiêu của giải pháp Cải thiện môi trường kinh doanh là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với quản lý kinh tế vĩ mô. Sự phát triển có hiệu quả và bền vững của toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc sự phát triển của các doanh nghiệp một cách lành mạnh. Môi trường kinh doanh thuận lợi là những điều kiện có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của các doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro kinh doanh, phát triển ổn định và đảm bảo được sự phát triển bền vững. Chính phủ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa lâu bền giá trị cao là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được sinh ra, tồn tại và phát triển. Đây cũng chính là điều kiện để mở rộng thị trường loại hàng hóa này, thúc đẩy tiêu dùng trong nền kinh tế. 4.3.2.2 Nội dung của giải pháp Thứ nhất, xây dựng hệ thống luật pháp kinh doanh hoàn chỉnh nhằm tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh hàng lâu 147 bền giá trị cao nói riêng có điều kiện để phát triển kinh doanh theo triết lý marketing xã hội coi trọng lợi ích của khách hàng và lợi ích chung của toàn xã hội nói chung. Hệ thống pháp lý ổn định và đồng bộ, có độ bao phủ cao là cơ sở tạo niềm tin cho doanh nghiệp, loại bỏ rủi ro và tạo điều kiện để doanh nghiệp xây dựng những chiến lược phát triển dài hạn trong kinh doanh. Thứ hai, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và cơ chế kiểm soát để loại bỏ hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng. Thực hiện quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm minh, kịp thời các vấn đề của thị trường, đặc biệt là những vi phạm vệ sinh, an toàn khi sử dụng. Điều này giúp cho thị trường không chỉ trở nên an toàn đối với người tiêu dùng mà còn an toàn với cả các doanh nghiệp. Thứ ba, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương triển khai có hiệu quả luật pháp nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tất cả mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước đều được đối xử bình đẳng với nhau, cùng hưởng lợi ích và chịu những trách nhiệm như nhau trong nền kinh tế. Đặc biệt, kiểm soát và xử lý chặt chẽ các trường hợp sử dụng các thủ đoạn xấu để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính theo các mục tiêu đặt ra. Nâng cao nhận thức cán bộ và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, hướng đến nền hành chính phục vụ hỗ kinh doanh và hoàn thiện thể chế cạnh tranh. Thường xuyên rà soát và sửa đổi, bổ sung, cắt giảm những điều kiện thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, gây khó khăn, chậm trễ, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Công khai đến người dân, doanh nghiệp các thủ tục hành chính, các điều kiện đầu tư, kinh doanh, quy hoạch, hạ tầng và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp, hỗ trợ các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng. Thực hiện kiểm tra, giám sát thủ tục đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đầu tư. Xử lý nghiêm những cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực về các thủ tục hành chính. 148 4.3.2.3 Điều kiện thực hiện giải pháp Thứ nhất, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Bộ, Ban, ngành trong việc giải quyết các hạn chế, hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Thứ hai, việc thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh phải được thực hiện đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, được quán triệt tới hết các cơ quan, đoàn thể có liên quan trong nền kinh tế. 4.3.3 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy việc sử dụng hàng hóa lâu bền giá trị cao 4.3.3.1 Mục tiêu của giải pháp Cơ sở hạ tầng là tất cả các công trình đường xá, đô thị mà các hoạt động kinh tế, văn hóa, và đời sống ở đô thị đều tồn tại và phát triển trên nền tảng này. Sự phát triển và hiện đại hoá các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của thị trường hàng hóa lâu bền giá trị cao. Những khó khăn, bất cập của hệ thống cơ sở hạ tầng cũng gây nên tác động lớn tới việc ra quyết định mua hàng hóa lâu bền giá trị cao tại Việt Nam. Một khi hệ thống mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện nước sinh hoạt... được hoàn thiện thì nhu cầu sử dụng hàng hóa lâu bền giá trị cao phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ngày càng tăng nhanh trong đó có ô tô và nhiều sản phẩm tiêu thụ điện. Cơ sở hạ tầng tốt cũng đẩy mạnh phát triển vận tải, lưu thông hàng hóa để tăng cường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cũng như xây dựng và quản lý hạ tầng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao chất lượng đô thị, điểm dân cư nông thôn tạo lập được các không gian đáp ứng hài hoà các nhu cầu sử dụng cho con người cả về vật chất và tinh thần. Chính vì thế chúng ta cần quan tâm tới việc xây dựng, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Để tạo cơ sở cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng Việt Nam cần được xây dựng và nâng cấp theo hướng hiện đại hóa, tương xứng với sự phát triển của kinh tế đất nước. 4.3.3.2 Nội dung giải pháp Thứ nhất, nâng cao năng lực thiết kế, quy hoạch, xây dựng hạ tầng một cách khoa học, có tầm nhìn xa và tổ chức lại mạng luới giao thông, cấp - thoát nước, 149 chiếu sáng cho phù hợp với hạ tầng đô thị, tối ưu về nhu cầu sử dụng của người dân và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Thứ hai, cần phải có các biện pháp chặt chẽ nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy định bảo vệ và an toàn sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Thực hiện xử phạt nghiêm minh với những trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông, an toàn lưới điện, sử dụng lãng phí các nguồn năng lượng. Thứ ba, cần phải tăng cường giáo dục, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người dân trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Tuân thủ các quy định về chế độ sử dụng và sự phối hợp đồng bộ giữa các loại công trình. Thứ tư, thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật để kịp thời sửa chữa những hỏng hóc, thiếu sót. Thực hiện cải tạo hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, điện, nước, thay thế bằng công nghệ hiện đại. 4.3.3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp Thứ nhất, nền kinh tế đã có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện về quy mô, chất lượng. Thứ hai, Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện dễ dàng trong giao thông, vận tải, thông tin liên lạc và tiếp cận với các nguồn năng lượng. Thứ ba, phát huy vai trò của cộng đồng trong xây dựng và gìn giữ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong nền kinh tế thị trường, người dân có vai trò người tiêu dùng, tức là vai trò khách hàng, vai trò “thượng đế”, vì vậy, người dân vừa là mục tiêu phục vụ vừa là động lực phát triển của đô thị. Nâng cao dân trí, ý thức người dân trong việc giữ gìn, phát triển cơ sở hạ tầng cũng là giúp họ dễ dàng tiêu dùng các sản phẩm lâu bền giá trị cao, bảo vệ giá trị lâu dài của những hàng hóa này. 4.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao 4.3.4.1 Mục tiêu của giải pháp Theo các chuyên gia kinh tế, thành công của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhờ các yếu tố như giá nhân công rẻ, sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ nhưng đến nay những lợi thế này đang mất dần. Vì vậy, Nhà nước cần tạo sức cạnh tranh mới cho các doanh nghiệp thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Đặc biệt, 150 đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao là loại hàng hóa mà người tiêu dùng luôn đắn đo và mất nhiều thời gian để có thể ra quyết định mua thì là hoạt động xúc tiến thương mại lại càng cần thiết. 4.3.4.2 Nội dung giải pháp Thứ nhất, đổi mới cơ chế chính sách, vừa huy động được nhiều nguồn tài lực cho xúc tiến thương mại, vừa động viên những người tâm huyết với sự nghiệp xúc tiến thương mại đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao. Sớm ra đời Quỹ Xúc tiến thương mại, thay cho quỹ hỗ trợ cho xuất khẩu đã được hủy bỏ. Có như vậy, hoạt động xúc tiến thương mại mới có thể được thực hiện một cách hệ thống và “bài bản” để đạt được mục tiêu đặt ra là phát triển và đẩy mạnh hành vi tiêu dùng trên thị trường. Thứ hai, Tổ chức, phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại của các địa phương, các ngành hàng nhằm nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp hàng lâu bền giá trị cao. Dường như những sản phẩm này được dành cho khu vực thành thị, các khu đô thị lớn nhưng về bản chất, những hàng hóa này giúp nâng cao mức sống người dân và là mục tiêu hướng tới của mọi người tiêu dùng nên hoạt động xúc tiến thương mại không nên bỏ qua bất kỳ địa phương nào và cần tạo ra một mạng lưới bền vững, lâu dài. Thứ ba, Điều tra, khảo sát và xây dựng các dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm, Trung tâm tổ chức hội nghị và sự kiện, sàn giao dịch hài hòa trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn quốc cũng như của địa phương. Đây là nơi giới thiệu hàng hóa tới người tiêu dùng và cũng là nơi cung cấp thông tin tốt để tác động tới quyết định mua của họ. Hàng hóa lâu bền giá trị cao với đặc tính riêng của mình, rất cần phải loại bỏ tính rủi ro, tăng cường tính trải nghiệm và nguồn thông tin tham khảo. Vì vậy, đây là một trong những biện pháp có thể giải quyết tốt vấn đề trên. Thứ tư, nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại tại trung ương và địa phương và các hiệp hội, hỗ trợ đào tạo bán hàng, và quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp. Thứ năm, thiết lập kênh thông tin chung cho toàn ngành sản xuất hàng hóa lâu bền giá trị cao, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt thông tin về thị trường để xúc tiến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình phù hợp. Cần xây dựng một hệ 151 thống cơ sở dữ liệu đầy đủ về các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng phụ kiện trong nước để tạo nên kênh thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp khác. Kênh thông tin chung cho toàn ngành chính là giải pháp hữu ích để doanh nghiệp tìm kiếm đầu ra cho hàng hóa của mình. Đối với việc tổ chức kênh thông tin về thị trường hàng hóa lâu bền giá trị cao phục vụ cho doanh nghiệp, Bộ Công thương thể thông qua trang web của mình để giới thiệu về loại hàng hóa này và giới thiệu các nhà cung cấp chính những mặt hàng lâu bền giá trị cao chủ yếu. Bên cạnh đó các hiệp hội ngành hàng như Hiệp hội ô tô Việt Nam, hiệp hội vàng bạc, đá quý Việt Nam, hiệp hội bất động sản cũng cần công bố những thông tin cụ thể và cập nhật để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc tìm kiếm thông tin. Thứ sáu, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng có tác động tới các doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho họ tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu hiện tại và tương lai để có thể liên tục cải tiến hàng hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường. Thứ bảy, Qua hoạt động xúc tiến thương mại cũng góp phần tuyên truyền, giúp người tiêu dùng hiểu biết về chất lượng, công năng hàng hóa và đóng góp vào quá trình hoàn thiện sản phẩm tốt hơn nữa khi đưa ra thị trường. 4.3.4.3 Điều kiện thực hiện giải pháp Để việc thực hiện giải pháp trên có hiệu quả cao, cần phải có những điều kiện sau: Thứ nhất, các địa phương đều quán triệt được vai trò của xúc tiến thương mại đối với việc phát triển thị trường hàng hóa lâu bền giá trị cao. Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa lâu bền giá trị cao phải cùng tham gia và thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại của địa phương Thứ ba, khi thực hiện chương trình xúc tiến thương mại cần phải có kế hoạch cụ thể về phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triển khai; nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện đồng bộ. 152 KẾT LUẬN Xu hướng tiêu dùng hàng hóa lâu bền giá trị cao ở Việt Nam đang tăng lên và nó đóng góp lớn trong sự tăng trưởng GDP cũng như nâng cao mức sống người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, còn ít những nghiên cứu về hàng hóa lâu bền giá trị cao nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hàng hóa lâu bền giá trị cao có những đặc tính riêng, có đặc điểm thị trường riêng và vì thế hành vi tiêu dùng chúng cũng rất khác biệt so với những loại hàng hóa khác trên thị trường. Hành vi mua của người tiêu dùng hàng hóa lâu bền giá trị cao chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi mua của người tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng hàng hóa lâu bền giá trị cao không những rất cần thiết trong việc thúc đẩy bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa này trong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện cho người tiêu dùng mở rộng nhu cầu, tiếp cận dễ dàng hơn để có nhiều thông tin trong việc sử dụng hàng hóa và nâng cao mức sống. Với những nghiên cứu ở trên, luận án có thể rút ra kết luận sau: Thứ nhất, trên cơ sở khẳng định những kế thừa có chọn lọc các thành quả nghiên cứu đã có, luận án đã phân tích những đề tài đã nghiên cứu về cùng lĩnh vực ở trong và ngoài nước, từ đó rút ra được những nhân tố ảnh hưởng riêng đối với thị trường hàng hóa lâu bền và những khoảng trống còn chưa được nghiên cứu, tổng hợp. Đây là cơ sở để luận án nghiên cứu và đưa ra những đóng góp về hành vi mua của người tiêu dùng đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao. Thứ hai, để làm rõ hơn hành vi mua của người tiêu dùng đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao, luận án đã phân tích hành vi mua trên một thị trường cụ thể là thị trường ô tô tại Việt Nam bằng các số liệu thứ cấp và sơ cấp. Việc khảo sát thực trạng cho thấy, hành vi tiêu dùng ô tô của người Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đặc thù. Việc tổng hợp các lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng đã giúp luận án đưa ra 8 biến độc lập nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu hồi quy tuyến tính. Để khẳng định mức độ tin cậy của các số liệu, luận án 153 thực hiện một loạt các kiểm định thông qua việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 như kiểm định giả thuyết Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố EFA và kiểm định mô hình. Từ đó, luận án đánh giá mức độ ảnh hưởng thực tế của từng nhân tố tới hành vi mua ô tô của người tiêu dùng Việt Nam bằng phương pháp định lượng. Thứ ba, trên cơ sở tìm hiểu lý luận, khảo sát thực trạng và tìm ra xu hướng hành vi mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hóa lâu bền giá trị cao, luận án đã đưa ra một số khuyến nghị giải pháp cơ đối với cả các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng. Do những hạn chế về kinh nghiệm và điều kiện nghiên cứu nên kết quả nghiên cứu của tác giả chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Việc điều tra nghiên cứu chỉ có trong một phạm vi hẹp. Bên cạnh đó, những giải pháp đưa ra mới chỉ giải quyết một số những vấn đề dựa trên những giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng mà tác giả đưa ra chứ chưa giải quyết được hết những vấn đề thực tế. Những giải pháp nêu ra cho dù đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi của nó, nhưng thực tiễn mới chính là thước đo của chân lý. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thành Nam (2013), "Phân tích mô hình lý thuyết hành vi tiêu dùng sản phẩm lâu bền có giá trị", Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. 2. Nguyễn Thành Nam (2014), Vai trò của marketing quan hệ trong thúc đẩy bán hàng của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Marketing quan hệ của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam. 3. Nguyễn Thành Nam (2015), "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng ô tô ở các đô thị lớn tại Việt Nam", Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen và Icek (1991), "The Theory of Planned Behavior", Organizational Behavior and Human Decision Process. 50(No.2), tr. 179-211. 2. AMA Dictionary n.d. Consumer Behavior Defition, American Marketing Association, Trực tuyến, 3. Ariely và Dan (2000), "Controlling the Information Flow: Effects on Consumers' Decision Making and Preference", Journal of Consumer Research. 27( No. 2), tr. 233-248. 4. Bearden và các cộng sự (2001), "Consumer Self-Confidence: Refinements in Conceptualization and Measurement", Journal of Consumer Research. 28(No. 1), tr. 121-134. 5. Berndt và các cộng sự (2003), "Consumption Externality and Diffusion in Pharmaceutical Markets: Antiulcer Drugs", The Journal of Industrial Economics. 51 (2), tr. 243-70. 6. Berry và Steven (1994), "Estimating Discrete-Choice Models of Product Differentiation", Rand Journal of Economics. 25 (2), tr. 242-62. 7. Copeland A và J. Stevens (2004), The substitutability of new and used goods: highway rollers, Federal Reserve Board Working Paper. 8. Daniel C.M. và Gates R. (2004), Marketing research essentials, 4, ed, John Wiley & Sons, Hoboken. 9. David Begg, Stanley Fisher và Rudger Dornburch ( 2012), Kinh tế học vi mô, Thống kê, Hà Nội. 10. Del I.Hawkins, Roger J.Best và Kenneth A. Coney (1995), Consumer behavior : implications for marketing strategy, Irwin, Chicago (USA). 11. Del I.Hawkins, Roger J.Best và Kenneth A. Coney (2004), Consumer Behavior - Building Marketing Strategy, 9, ed, McGraw-Hill / Irwin., New York. 12. Dube, Jean-Pierre và P. K. Chintagunta (2004), Estimating an Sku-Level Brand Choice Model Combining Household Panel Data and Store Data, Working Paper, Chicago. 13. Edwards W. và B. Fasolo (2001), "Decision Technology", Annual Review of Psychology. 52, tr. 581-606. 14. Esteban S và M. Shum (2004), Durable-goods oligopoly with secondary markets: the case of automobiles, Working Paper, Chicago. 15. Fennell và các cộng sự (2003), "The Effectiveness of Demographic and Psychographic Variables for Explaining Brand and Product Category Use", Quantitative Marketing and Economics. 1 (2), tr. 223-44. 16. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc ( (2005)), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Thống Kê, Hà Nội. 17. Iiuzuka T (2004), An Empirical Analysis of Planned Obsolescence, Vanderbilt Working Pape, USA. 18. Jacqueline Y. Luan, K. Sudhir và Bruce Norris (2004), "Dynamic Market Structure in a Durable Goods Market: The Effect of a New Product Form", The New York Times. 3. 19. Judith A Chevalier và Austan Goolsbee (2004), "How do consumers make durable goods purchase decisions? Demand for college textbooks", Quarterly Journal of Economics. 440(5), tr. 727-744. 20. Juhiam O.M.A (2008), An Empirical Investigation of the Cultural Impact on ConsumerPerception and Attitude Towards Advertising, Doctor Thesis, University of Huddersfield. 21. Kotler P. và Keller L.K. (2006), Marketing Management, 12, ed, Prentice Hall, New Delhi. 22. Martin Paredes (2010), Consumer Behavior in Markets of Durable Experience Goods, ITAM. 23. Michael R. Solomon (2007), Consumer Behavior: Buying, Having, and Being, Upper Saddle River, 7, ed, NJ: Prentice Hall. 24. Michael Waldman (2003), "Durable Goods Theory for Real World Markets", Journal of Economic Perspectives. 17 (1), tr. 131-154. 25. Nguyễn Bá Minh (2003), Nghiên cứu hành vi lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng, Luận án tiến sĩ tâm lí học, Đại học Quốc Gia TPHCM, TP HCM. 26. Nguyễn Hải Ninh (2012), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng đối với hoạt động Mobile Marketing tại khu vực nội thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 27. Nguyễn Ngọc Quang (2009), Phương pháp định tính trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Việt Nam về hàng hóa xe máy, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 28. Nguyễn Trung Văn (2008), Giáo trình Marketing quốc tế, Lao động.-Xã hội, Hà Nội. 29. Nguyễn Văn Ngọc (2007), Xác định kích cỡ mẫu căn cứ vào tổng thể và sai số, Thống kê, Hà Nội. 30. Nguyễn Viết Lâm (2009), Giáo trình Nghiên cứu Marketing, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 31. Oren, Shmuel S. và Rick G. Schwartz (1988), "Diffusion of New Products in Risk-Sensitive Markets", Journal of Forecasting. 7 (4), tr. 273-87. 32. Petrin và Amil (2002), "Quantifying the Benefits of New Products: The Case of the Minivan", Journal of Political Economy. 110 (4), tr. 705-729. 33. Philip Kotler (1999), Principle of Marketing, 2, ed, Prentice Hall, New Deli. 34. Philip Kottler (2001), Quản trị Marketing, Thống Kê Hà Nội, tr.485- 498. 35. Robins F. (2003), The Marketing of 3G, Intel Marketing Plan. 36. Roger D. Blackwell, Paul W. Miniard và James F. Enge Thomson (2006), Consumer Behavior, South-Western, USA. 37. Sheth, Jagdish N. và Parvatiyar Atul (1995), "Relationship Marketing in Consumer Markets: Antecedents and Consequences", the Academy of Marketing Science. 23, No.4, tr. 255-271. 38. Simon và Hermann (1979), "Dynamics of Price Elasticity and Brand Life Cycles: An Empirical Study", Journal of Marketing Research. 16 (4), tr. 439-452. 39. Song Inseong và Pradeep K. Chintagunta (2003), "A Micromodel of New Product Adoption with Heterogeneous and Forward-Looking Consumers: Application to the Digital Camera Category", Quantitative Marketing and Economics. 1 (4), tr. 371-407. 40. Sudhir K (2001), "Competitive Pricing Behavior in the Auto Market: A Structural Analysis", Marketing Science. 20 (1), tr. 42-60. 41. Sullivan và Steven M. Sheffrin (2003), Economics: Principles in action, Pearson Prentice Hall., Upper Saddle River, New Jersey 07458: , tr.302. 42. Swan P.L. (1970), "Durability of Consumption Goods", American Economic Review. 60, tr. 884-894. 43. Tellis Gerard J. (1988), "The Price Elasticity of Selective Demand: A Meta- Analysis of Econometric Models of Sales", Journal of Marketing Research. 25 (4), tr. 331-341. 44. Thủ tướng chính phủ (2004), "Quyết định số 177/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020.". 45. Tổng cục hải quan (2013, 2014, 2015), Thống kê của về kim ngạch nhập khẩu ô tô các năm. 46. Trần Minh Đạo (2009), Giáo trình Marketing căn bản, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 47. Trương Đình Chiến (2010), Quản trị Marketing, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 48. Trương Đình Chiến (chủ nhiệm đề tài) (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng hàng hoá lâu bền của cư dân đô thị trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, Đề tài cấp Bộ, Hà Nội. 49. VAMA (2013,2014, 2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VAMA các năm. 50. Van Heerde và các cộng sự (2004), "The Dynamic Effect of Innovation on Market Structure", Journal of Marketing Research. 41 (2), tr. 166-183. 51. Vũ Minh Đức và Vũ Huy Thông ( 2007), Tài liệu hành vi người tiêu dùng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 52. Wedel Michel và các cộng sự (1999), "Discrete and Continuous Representations of Unobserved Heterogeneity in Choice Modeling", Marketing Letters. 10 (3), tr. 219-232. 53 ., nondurable-goods-34928.html. 54 ., 55 ., PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI TIÊU DÙNG Ô TÔ TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN Ở VIỆT NAM A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CUỘC KHẢO SÁT 1. Cá nhân tiến hành khảo sát: NCS. Nguyễn Thành Nam Đơn vị công tác: Số điện thoại liên lạc: 2. Mục đích khảo sát: Chỉ dùng phục vụ cho việc nghiên cứu thực hiện Đề tài Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Đối tượng khảo sát: những người tiêu dùng ô tô ở các đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng. 4. Thời gian tiến hành khảo sát: Năm 2014. B. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẢO SÁT (Xin ông/bà vui lòng điền vào chỗ trống hoặc đánh dấu nhân (x) vào ô lựa chọn được cho là phù hợp) 1. Họ và tên: 2. Địa chỉ: 3. Số điện thoại liên lạc: 4. E – mail: 5. Giới tính:  Nam  Nữ 4. Nhóm tuổi:  18-24  25-34  35-44 45-54 >55 5. Nghề nghiệp: Nghề nghiệp của ông/bà hiện nay là gì:  Cán bộ quản lý  Kinh doanh  Nhân viên, công chức  Kỹ sư, bác sĩ, giáo viên  Lao động thủ công  Văn hóa, nghệ thuật 6. Trình độ học vấn:  Phổ thông  Trung cấp  Cao đẳng  Đại học  Trên đại học 7. Thu nhập một tháng của toàn bộ gia đình ông/ bà là:  40 triệu C. NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua xe ô tô của người tiêu dùng 1.1. Ông/bà đánh giá như thế nào về tính rủi ro ảnh hưởng tới hành vi mua xe ô tô Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. STT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 1.1 Việc bỏ một khoản tiền lớn để mua ô tô mà không biết có mang lại sự thỏa mãn không ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng. 1.2 Sự “mất giá” khi bán lại ô tô ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng 1.3 Việc phức tạp khi đặt hàng và mua ô tô ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng 1.4 Các thủ tục phức tạp và chi phí cao cho việc sử dụng ô tô ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng. 1.5 Sự thay đổi quy định của chính phủ về việc bán và sử dụng ô tô ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng 1.6 Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng tới hành vi mua xe. 1.2. Ông/bà đánh giá như thế nào về tính trải nghiệm ảnh hưởng tới hành vi mua xe ô tô Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. STT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 2.1 Trải nghiệm của việc từng mua xe ô tô ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 2.2 Trải nghiệm của việc từng sử dụng xe ô tô ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 2.3 Những trải nghiệm về các thuộc tính khác nhau của xe ô tô ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 1.3. Ông/bà đánh giá như thế nào về văn hóa và quan niệm xã hội ảnh hưởng tới hành vi mua xe ô tô Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. STT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 3.1 Quan niệm xe ô tô làm cải thiện cuộc sống của con người sẽ ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 3.2 Quan niệm sở hữu xe ô tô khẳng định địa vị xã hội cao ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 3.3 Quan niệm sở hữu xe ô tô khẳng định thu nhập ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 1.4 Ông/bà đánh giá như thế nào về nhóm tham khảo ảnh hưởng tới hành vi mua xe ô tô Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. STT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 4.1 Ý kiến của người thân về việc sở hữu xe ô tô ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 4.2 Việc tham khảo kinh nghiệm sử dụng xe của những người xung quanh ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 4.3 Việc tham khảo những đánh giá của người đã sử dụng xe ô tô trên các phương tiện thông tin đại chúng ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 4.4 Việc tham khảo giới thiệu về xe ô tô của các hãng ảnh hưởng tới hành vi mua hàng 1.5 Ông/bà đánh giá như thế nào về thương hiệu ảnh hưởng tới hành vi mua xe ô tô Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. TT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 5.1 Thương hiệu của xe cho biết đẳng cấp của người sử dụng 5.2 Thương hiệu của xe cho biết giới hạn của việc sử dụng TT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 5.3 Thương hiệu của xe cho biết độ bền của hàng hóa 5.4 Mức độ quen thuộc của thương hiệu xe ảnh hưởng tới hành vi mua xe 1.6 Ông/bà đánh giá như thế nào về nhu cầu và động cơ tiêu dùng ảnh hưởng tới hành vi mua xe ô tô Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. STT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 6.1 Nhu cầu thể hiện đẳng cấp ảnh hưởng tới hành vi mua xe ô tô 6.2 Nhu cầu thích sưu tập xe ô tô ảnh hưởng tới hành vi mua xe 6.3 Nhu cầu mở rộng khả năng di chuyển ảnh hưởng tới hành vi mua xe 6.4 Nhu cầu tăng tính an toàn cho việc di chuyển ảnh hưởng tới hành vi mua xe 6.5 Nhu cầu phục vụ cho công việc ảnh hưởng tới hành vi mua xe 1.7 Ông/bà đánh giá như thế nào về đặc tính hàng hóa ảnh hưởng tới hành vi mua ô tô Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. STT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 7.1 Đặc điểm về dung tích xi lanh ảnh hưởng tới hành vi mua xe 7.2 Đặc điểm về số chỗ ngồi của ô tô ảnh hưởng tới hành vi mua xe 7.3 Đặc điểm về kiểu dáng của xe ảnh hưởng tới hành vi mua xe 7.4 Đặc điểm về màu sắc của xe ảnh hưởng tới hành vi mua xe 7.5 Đặc điểm về những phụ kiện, tính năng đi kèm ảnh hưởng tới hành vi mua xe 7.6 Đặc điểm về độ an toàn ảnh hưởng tới hành vi mua xe 7.7 Đặc điểm về sự thoải mái khi sử dụng ảnh hưởng tới hành vi mua xe 7.8 Việc sử dụng công nghệ mới ảnh hưởng tới hành vi mua xe 7.9 Chế độ bảo hành và hậu mãi của hàng hóa ảnh hưởng tới hành vi mua xe 1.8 Ông/bà đánh giá như thế nào về tính kinh tế ảnh hưởng tới hành vi mua ô tô Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. STT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 8.1 Giá cả ảnh hưởng tới hành vi mua xe 8.2 Thu nhập ảnh hưởng tới hành vi mua xe 8.3 Chương trình khuyến mại của các hãng ảnh hưởng tới hành vi mua xe 8.4 Những dự đoán của thị trường ảnh hưởng tới hành vi mua xe 8.5 Sự tồn tại của thị trường hàng cũ ảnh hưởng tới hành vi mua xe 8.6 Sự cạnh tranh của các hãng ảnh hưởng tới hành vi mua xe 2. Khảo sát đánh giá về hành vi mua ô tô của người tiêu dùng Việt Nam 3.1. Ông/bà đánh giá như thế nào về hành vi mua ô tô của người tiêu dùng Việt Nam Ông/bà vui lòng cho biết mức độ đồng ý với các nhận định dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5: 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = Trung lập, không có ý kiến, 4 = đồng ý, 5 = hoàn toàn đồng ý. STT Nội dung Điểm số đánh giá (1-5) 1 2 3 4 5 9.1 Người tiêu dùng mất nhiều thời gian trong việc ra quyết định mua ô tô 9.2 Người tiêu dùng phải cân nhắc rất nhiều trong việc ra quyết định mua ô tô 9.3 Người tiêu dùng rất dễ thay đổi quyết định khi mua ô tô Cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà! Hà Nội, ngày.tháng .năm 2014 Người trả lời Phiếu khảo sát Phụ lục 2: Thống kê mô tả về các biến nhân khẩu học Gioi_tinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 243 54.0 54.0 54.0 Nu 207 46.0 46.0 100.0 Total 450 100.0 100.0 Thu_nhap Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Duoi 10 trieu 142 31.6 31.6 31.6 10-20 trieu 107 23.8 23.8 55.3 20-40 trieu 124 27.6 27.6 82.9 tren 40 trieu 77 17.1 17.1 100.0 Total 450 100.0 100.0 Nhom_tuoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 18-24 92 20.4 20.4 20.4 25-34 83 18.4 18.4 38.9 35-44 144 32.0 32.0 70.9 45-54 99 22.0 22.0 92.9 >54 32 7.1 7.1 100.0 Total 450 100.0 100.0 Nghe_nghiep Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Can bo quan ly 61 13.6 13.6 13.6 Kinh doanh 102 22.7 22.7 36.2 Vien chuc 68 15.1 15.1 51.3 Ky su, bac si 101 22.4 22.4 73.8 Lao dong thu cong 79 17.6 17.6 91.3 Van hoa nghe thuat 39 8.7 8.7 100.0 Total 450 100.0 100.0 Hoc_van Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Pho thong 75 16.7 16.7 16.7 Trung cap 62 13.8 13.8 30.4 Cao dang 92 20.4 20.4 50.9 Dai hoc 185 41.1 41.1 92.0 Tren dai hoc 36 8.0 8.0 100.0 Total 450 100.0 100.0 Phụ lục 3: Thống kê mô tả cho biến định lượng GET FILE='C:\Users\DAOTH_~1\AppData\Local\Temp\DAO THU TRANG.sav'. >Warning. Command name: GET FILE >SPSS data file "C:\Users\DAOTH_~1\AppData\Local\Temp\DAO THU TRANG.sav" is written in a character encoding (windows-1252) incompatible with >the current LOCALE setting. It may not be readable. Consider changing LOCALE >or setting UNICODE on. (DATA 1721) DATASET NAME DataSet0 WINDOW=FRONT. FREQUENCIES VARIABLES=RR1 RR2 RR3 RR4 RR5 RR6 /ORDER=ANALYSIS. Frequencies Notes Output Created 13:38:05 ICT 12-thg 1-2015 Comments Input Data C:\Users\DAOTH_~1\AppData\Local\Temp\ DAO THU TRANG.sav Active Dataset DataSet1 Filter Weight Split File N of Rows in Working Data File 450 Missing Value Handling Definition of Missing User-defined missing values are treated as missing. Cases Used Statistics are based on all cases with valid data. Syntax FREQUENCIES VARIABLES=RR1 RR2 RR3 RR4 RR5 RR6 /ORDER=ANALYSIS. Resources Processor Time 00:00:00,016 Elapsed Time 00:00:00,005 [DataSet1] C:\Users\DAOTH_~1\AppData\Local\Temp\DAO THU TRANG.sav Statistics RR1 RR2 RR3 RR4 RR5 RR6 N Valid 450 450 450 450 450 450 Missing 0 0 0 0 0 0 Frequency Table RR1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 19 4,2 4,2 4,2 2 42 9,3 9,3 13,6 3 129 28,7 28,7 42,2 4 123 27,3 27,3 69,6 5 137 30,4 30,4 100,0 Total 450 100,0 100,0 RR2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 19 4,2 4,2 4,2 2 46 10,2 10,2 14,4 3 118 26,2 26,2 40,7 4 111 24,7 24,7 65,3 5 156 34,7 34,7 100,0 Total 450 100,0 100,0 RR3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 50 11,1 11,1 11,1 2 123 27,3 27,3 38,4 3 147 32,7 32,7 71,1 4 76 16,9 16,9 88,0 5 54 12,0 12,0 100,0 Total 450 100,0 100,0 RR4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 30 6,7 6,7 6,7 2 81 18,0 18,0 24,7 3 212 47,1 47,1 71,8 4 107 23,8 23,8 95,6 5 20 4,4 4,4 100,0 Total 450 100,0 100,0 RR5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 18 4,0 4,0 4,0 2 48 10,7 10,7 14,7 3 182 40,4 40,4 55,1 4 129 28,7 28,7 83,8 5 73 16,2 16,2 100,0 Total 450 100,0 100,0 RR6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 17 3,8 3,8 3,8 2 57 12,7 12,7 16,4 3 263 58,4 58,4 74,9 4 88 19,6 19,6 94,4 5 25 5,6 5,6 100,0 Total 450 100,0 100,0 TN1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 74 16,4 16,4 16,4 2 95 21,1 21,1 37,6 3 92 20,4 20,4 58,0 4 98 21,8 21,8 79,8 5 91 20,2 20,2 100,0 Total 450 100,0 100,0 TN2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 48 10,7 10,7 10,7 2 99 22,0 22,0 32,7 3 135 30,0 30,0 62,7 4 49 10,9 10,9 73,6 5 119 26,4 26,4 100,0 Total 450 100,0 100,0 TN3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 35 7,8 7,8 7,8 2 90 20,0 20,0 27,8 3 146 32,4 32,4 60,2 4 126 28,0 28,0 88,2 5 53 11,8 11,8 100,0 Total 450 100,0 100,0 QN1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 17 3,8 3,8 3,8 2 21 4,7 4,7 8,4 3 101 22,4 22,4 30,9 4 112 24,9 24,9 55,8 5 199 44,2 44,2 100,0 Total 450 100,0 100,0 QN2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 11 2,4 2,4 2,4 2 40 8,9 8,9 11,3 3 104 23,1 23,1 34,4 4 134 29,8 29,8 64,2 5 161 35,8 35,8 100,0 Total 450 100,0 100,0 QN3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 23 5,1 5,1 5,1 2 61 13,6 13,6 18,7 3 82 18,2 18,2 36,9 4 124 27,6 27,6 64,4 5 160 35,6 35,6 100,0 Total 450 100,0 100,0 TK1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 18 4,0 4,0 4,0 2 37 8,2 8,2 12,2 3 178 39,6 39,6 51,8 4 102 22,7 22,7 74,4 5 115 25,6 25,6 100,0 Total 450 100,0 100,0 TK2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 10 2,2 2,2 2,2 2 50 11,1 11,1 13,3 3 189 42,0 42,0 55,3 4 118 26,2 26,2 81,6 5 83 18,4 18,4 100,0 Total 450 100,0 100,0 TK3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 18 4,0 4,0 4,0 2 36 8,0 8,0 12,0 3 196 43,6 43,6 55,6 4 99 22,0 22,0 77,6 5 101 22,4 22,4 100,0 Total 450 100,0 100,0 TK4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 10 2,2 2,2 2,2 2 49 10,9 10,9 13,1 3 198 44,0 44,0 57,1 4 127 28,2 28,2 85,3 5 66 14,7 14,7 100,0 Total 450 100,0 100,0 TH1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 16 3,6 3,6 3,6 2 97 21,6 21,6 25,1 3 224 49,8 49,8 74,9 4 77 17,1 17,1 92,0 5 36 8,0 8,0 100,0 Total 450 100,0 100,0 TH2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 19 4,2 4,2 4,2 2 88 19,6 19,6 23,8 3 206 45,8 45,8 69,6 4 120 26,7 26,7 96,2 5 17 3,8 3,8 100,0 Total 450 100,0 100,0 TH3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 31 6,9 6,9 6,9 2 149 33,1 33,1 40,0 3 162 36,0 36,0 76,0 4 84 18,7 18,7 94,7 5 24 5,3 5,3 100,0 Total 450 100,0 100,0 TH4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 17 3,8 3,8 3,8 2 89 19,8 19,8 23,6 3 155 34,4 34,4 58,0 4 139 30,9 30,9 88,9 5 50 11,1 11,1 100,0 Total 450 100,0 100,0 NC1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 33 7,3 7,3 7,3 2 102 22,7 22,7 30,0 3 175 38,9 38,9 68,9 4 99 22,0 22,0 90,9 5 41 9,1 9,1 100,0 Total 450 100,0 100,0 NC2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 37 8,2 8,2 8,2 2 128 28,4 28,4 36,7 3 127 28,2 28,2 64,9 4 105 23,3 23,3 88,2 5 53 11,8 11,8 100,0 Total 450 100,0 100,0 NC3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 51 11,3 11,3 11,3 2 117 26,0 26,0 37,3 3 118 26,2 26,2 63,6 4 114 25,3 25,3 88,9 5 50 11,1 11,1 100,0 Total 450 100,0 100,0 NC4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 88 19,6 19,6 19,6 2 95 21,1 21,1 40,7 3 139 30,9 30,9 71,6 4 75 16,7 16,7 88,2 5 53 11,8 11,8 100,0 Total 450 100,0 100,0 NC5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 50 11,1 11,1 11,1 2 130 28,9 28,9 40,0 3 156 34,7 34,7 74,7 4 76 16,9 16,9 91,6 5 38 8,4 8,4 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 33 7,3 7,3 7,3 2 127 28,2 28,2 35,6 3 163 36,2 36,2 71,8 4 78 17,3 17,3 89,1 5 49 10,9 10,9 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 34 7,6 7,6 7,6 2 142 31,6 31,6 39,1 3 179 39,8 39,8 78,9 4 54 12,0 12,0 90,9 5 41 9,1 9,1 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 49 10,9 10,9 10,9 2 130 28,9 28,9 39,8 3 164 36,4 36,4 76,2 4 54 12,0 12,0 88,2 5 53 11,8 11,8 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 41 9,1 9,1 9,1 2 124 27,6 27,6 36,7 3 160 35,6 35,6 72,2 4 68 15,1 15,1 87,3 5 57 12,7 12,7 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 42 9,3 9,3 9,3 2 102 22,7 22,7 32,0 3 197 43,8 43,8 75,8 4 70 15,6 15,6 91,3 5 39 8,7 8,7 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 37 8,2 8,2 8,2 2 118 26,2 26,2 34,4 3 187 41,6 41,6 76,0 4 67 14,9 14,9 90,9 5 41 9,1 9,1 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT7 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 40 8,9 8,9 8,9 2 123 27,3 27,3 36,2 3 191 42,4 42,4 78,7 4 53 11,8 11,8 90,4 5 43 9,6 9,6 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT8 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 33 7,3 7,3 7,3 2 166 36,9 36,9 44,2 3 145 32,2 32,2 76,4 4 61 13,6 13,6 90,0 5 45 10,0 10,0 100,0 Total 450 100,0 100,0 DT9 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 35 7,8 7,8 7,8 2 131 29,1 29,1 36,9 3 193 42,9 42,9 79,8 4 55 12,2 12,2 92,0 5 36 8,0 8,0 100,0 Total 450 100,0 100,0 KT1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 70 15,6 15,6 15,6 2 96 21,3 21,3 36,9 3 171 38,0 38,0 74,9 4 75 16,7 16,7 91,6 5 38 8,4 8,4 100,0 Total 450 100,0 100,0 KT2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 84 18,7 18,7 18,7 2 113 25,1 25,1 43,8 3 146 32,4 32,4 76,2 4 66 14,7 14,7 90,9 5 41 9,1 9,1 100,0 Total 450 100,0 100,0 KT3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 20 4,4 4,4 4,4 2 85 18,9 18,9 23,3 3 155 34,4 34,4 57,8 4 105 23,3 23,3 81,1 5 85 18,9 18,9 100,0 Total 450 100,0 100,0 KT4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 21 4,7 4,7 4,7 2 81 18,0 18,0 22,7 3 152 33,8 33,8 56,4 4 109 24,2 24,2 80,7 5 87 19,3 19,3 100,0 Total 450 100,0 100,0 KT5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 72 16,0 16,0 16,0 2 99 22,0 22,0 38,0 3 172 38,2 38,2 76,2 4 64 14,2 14,2 90,4 5 43 9,6 9,6 100,0 Total 450 100,0 100,0 KT6 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 54 12,0 12,0 12,0 2 103 22,9 22,9 34,9 3 151 33,6 33,6 68,4 4 84 18,7 18,7 87,1 5 58 12,9 12,9 100,0 Total 450 100,0 100,0 QD1 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 35 7,8 7,8 7,8 2 40 8,9 8,9 16,7 3 168 37,3 37,3 54,0 4 153 34,0 34,0 88,0 5 54 12,0 12,0 100,0 Total 450 100,0 100,0 QD2 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 29 6,4 6,4 6,4 2 113 25,1 25,1 31,6 3 102 22,7 22,7 54,2 4 87 19,3 19,3 73,6 5 119 26,4 26,4 100,0 Total 450 100,0 100,0 QD3 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 34 7,6 7,6 7,6 2 85 18,9 18,9 26,4 3 213 47,3 47,3 73,8 4 71 15,8 15,8 89,6 5 47 10,4 10,4 100,0 Total 450 100,0 100,0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hanh_vi_mua_cua_nguoi_tieu_dung_viet_nam_doi_voi_han.pdf
  • docxLA_NguyenThanhNam_E.docx
  • pdfLA_NguyenThanhNam_Sum.pdf
  • pdfLA_NguyenThanhNam_TT.pdf
  • docxLA_NguyenThanhNam_V.docx
Luận văn liên quan