Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuê thu
nhập cá nhân ở Việt Nam”, luận án xin đưa ra một số kết luận sau đây:
Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu có mối quan hệ mật thiết đến chính
sách động viên tài chính và đời sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Trên thế giới,
đây là sắc thuế được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước. Ở Việt Nam, Pháp lệnh thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao có hiệu lực và thi hành 18 năm. Kế thừa chính
sách và bộ máy thu, Luật Thuế thu nhập cá nhân được triển khai từ ngày 01/01/2009.
Qua hơn 4 năm thực hiện, tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng do tính chất
nhạy cảm, do cơ chế kinh tế xã hội như thói quen tiêu dùng tiền mặt, phần nào do tập
quán chưa cởi mở về thuế. vấn đề quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân còn
nhiều bất cập, hạn chế. Đặc biệt, trước bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và có
những biến đổi lớn của điều kiện kinh tế xã hội trong nước, việc hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thuế thu nhập cá nhân càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa quan trọng về
nhiều mặt. Đây không phải là công việc một sớm một chiều và đòi hỏi có sự phối hợp
đồng bộ của các ngành, các cấp, sự ủng hộ của các tầng lớp dân cư
212 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính sách thuế cần xem xét lại thuế TNCN.
Biểu đồ 4. Đánh giá mức độ công bằng của các chính sách thuế
167
Nguồn: Kết quả khảo sát tại Cục Thuế Hà Nội
1.5. Mức độ phức tạp của các chính sách thuế trong thực hiện tuân thủ thuế:
Kết quả khảo sát cho thấy, 66% số người được hỏi đánh giá chính sách thuế
GTGT là phù hợp; 4% số ý kiến cho rằng chính sách thuế GTGT là đơn giản. Thậm chí,
có 2% số gười được hỏi cho rằng, chính sách thuế GTGT rất đơn giản; 24% cho rằng
chính sách thuế GTGT là phức tạp, 4% cho rằng hết sức phức tạp.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy NNT đánh giá tiêu cực hơn về 2 sắc thuế TNDN
và TNCN. Nhiều ý kiến cho rằng, các quy định về thuế TNDN và TNCN là tương đối
phức tạp. Với thuế TNDN, 40% số người được hỏi cho rằng chính sách phù hợp, nhưng
có 41% số ý kiến cho rằng phức tạp, 11% đánh giá rất phức tạp.
Với chính sách thuế TNCN, tình hình còn trầm trọng hơn khi 60% số người được
hỏi phản ứng tiêu cực: 39% số người được hỏi đánh giá chính sách thuế TNCN là phức
tạp, 21% số ý kiến đánh giá chính sách rất phức tạp; chỉ có 36% số người được hỏi cho
rằng chính sách thuế này phù hợp, và 4% số ý kiến đánh giá chính sách thuế TNCN là
đơn giản.
168
Biểu đồ 5. Đánh giá mức độ phức tạp của các quy định thuế hiện hành
Thuế GTGT
2% 4%
66%
24%
4%
Rất đơn giản
Đơn giản
Phù hợp
Phức tạp
Rất phức tạp
Thuế TNDN
2% 6%
40%
41%
11%
Rất đơn giản
Đơn giản
Phù hợp
Phức tạp
Rất phức tạp
Thuế TNCN
0%4%
36%
39%
21%
Rất đơn giản
Đơn giản
Phù hợp
Phức tạp
Rất phức tạp
Nguồn: Kết quả khảo sát tại Cục Thuế Hà Nội
Sự phức tạp của các quy định thuế dẫn tới hệ quả làm tăng các hao phí về thời
gian và chi phí cho việc kê khai và nộp thuế, đặc biệt là với thuế thu nhập cá nhân.
1.6. Ảnh hưởng của chính sách thuế hiện hành đối với doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy, phản ứng của NNT là không tích cực. Với thuế GTGT,
có 61% số người được hỏi cho rằng không ảnh hưởng đáng kể, còn 23% cho rằng ảnh
hưởng tiêu cực tới NNT; chỉ 16% nhận định tích cực.
169
Đối với thuế TNDN, thái độ tích cực giảm xuống còn 13%, không ảnh hưởng
đáng kể là 37%, nhận định tiêu cực 43%, có 5% đánh giá ảnh hưởng rất tiêu cực. Thuế
TNCN cũng vậy: 13% tích cực, không đáng kể 47%, tiêu cực 35%, 6% rất tiêu cực.
Cùng với nhận định về mức điều tiết nặng nề, đánh giá ảnh hưởng của thuế tiêu cực đến
NNT cho thấy chính sách thuế cần có những điều chỉnh.
Biểu đồ 6. Ảnh hưởng của chính sách thuế hiện hành đối với doanh nghiệp
Nguồn: Kết quả khảo sát tại Cục Thuế Hà Nội
170
2. Kết luận và kiến nghị
2.1. Đối với NNT là doanh nghiệp
a) Kết luận
- Còn khá nhiều doanh nghiệp cho rằng chính sách thuế TNDN và TNCN còn
nhiều điểm chưa thực sự công bằng. Ở một mức độ nào đó, khá nhiều doanh nghiệp cho
rằng họ phải nộp thuế nhiều đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân và hai loại thuế này ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp.
- Phần nhiều các doanh nghiệp cho rằng các chính sách thuế hiện hành còn
chậm thay đổi so với nhu cầu thực tế và vì vậy cần thay đổi theo hướng đơn giản hóa các
thủ tục quy định hơn là đi vào chi tiết hóa, cụ thể hóa các quy định này.
Điều đáng chú ý là ít doanh nghiệp sẽ sẵn sàng tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật thuế nhưng lại tương đối sẵn sàng chi tiền cho cán bộ thuế nếu được lợi trong
kinh doanh.
- Các doanh nghiệp đều tiếp cận thường xuyên và đầy đủ với các chính sách và
quy định về thuế. Tuy nhiên, công tác giải đáp thắc mắc của CQT với doanh nghiệp còn
chưa được thực hiện tốt.
- Các doanh nghiệp có đánh giá tốt về công tác thanh tra, kiểm tra của CQT.
Dường như, đó là vì các doanh nghiệp “e ngại” thanh tra thuế. Thêm vào đó, các doanh
nghiệp có khá “kiêng dè” đối với việc xử phạt và cưỡng chế nộp chậm hoặc không chịu
nộp thuế.
b) Kiến nghị
- Bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với công tác kê khai và nộp
thuế, CQT nên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách thuế, đặc
biệt là với thuế TNDN và thuế TNCN. Sự thay đổi này cần dựa trên nhu cầu cụ thể, thực
tế của doanh nghiệp, hơn là từ góc độ chủ quan của cán bộ thuế.
- Đẩy mạnh công tác hướng dẫn và phổ biến kiến thức về các quy trình khai nộp
thuế là biện pháp cấp bách hiện nay. Đặc biệt, khi có các vướng mắc về thuế, doanh
nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các kênh giải đáp phù hợp. Các kênh thông
tin cần chú ý đẩy mạnh trong việc tuyên truyền chính sách thuế là Internet, cán bộ thuế,
và tổ chức các khóa đào tạo.
171
- Các biện pháp cụ thể là tăng cường thông tin trả lời vướng mắc trên các
website của các CQT, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của cán bộ thuế trong việc giải
đáp thắc mắc và hướng dẫn doanh nghiệp khai nộp thuế.
- Để có thể thay đổi thái độ của doanh nghiệp theo hướng tích cực đối với công
tác khai nộp thuế, giáo dục tuyên truyền từ doanh nghiệp chỉ là một khía cạnh. Cải cách
thủ tục hành chính và các biện pháp giáo dục với chính cán bộ thuế có thể là quan trọng
nhằm tránh các tiêu cực trong quản lý thuế.
2.2. Đối với NNT là cá nhân
a) Kết luận
- Thuế TNCN là sắc thuế hướng vào mọi người dân, nhưng vẫn còn một tỷ lệ
khá lớn (1/3 số NNT) chưa thực sự quan tâm và tìm hiểu về luật, chính sách thuế, cũng
như chưa hiểu rõ về luật và chính sách thuế; cần trợ giúp khi kê khai thuế.
- Mặc dù tỷ lệ lớn người dân cho rằng thuế TNCN hiện hành là công bằng
nhưng bên cạnh đó, đa số người dân thấy cần sớm điều chỉnh luật thuế (mức giảm trừ gia
cảnh) cho phù hợp với mọi tầng lớp dân cư. Điều đó cho thấy việc sửa đổi luật, chính
sách thuế TNCN là cần thiết để đảm bảo công bằng hơn.
- Khả năng tiếp cận thông tin về thuế TNCN của NNT được đánh giá khá cao.
NNT đã lựa chọn các kênh chính thống để tiếp cận các thông tin về thuế TNCN.
- Các tổ chức và cá nhân tư vấn thuế vẫn đóng vai trò nhỏ trong các hoạt động
tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Trong khi lẽ ra đây là kênh nên được sử dụng bởi tính chuyên
nghiệp và tiết kiệm chi phí cho NNT.
- NNT đánh giá cao những hỗ trợ của cán bộ thuế mà họ nhận được trong quá
trình kê khai, nộp thuế, kể cả thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp. Vai trò và sự hỗ trợ
từ các tổ chức, cá nhân tư vấn thuế còn hạn chế. Tuy nhiên, việc đôn đốc, cảnh báo NNT
trong quá trình kê khai, nộp thuế còn chưa phù hợp và kịp thời.
b) Kiến nghị
1) Nâng cao nhận thức cho NNT
- Tăng cường tuyên truyền hỗ trợ để NNT tự giác tìm hiểu, nắm rõ chính sách
thuế. Kênh hiện hành người dân tìm hiểu về thuế chủ yếu là internet và CQT. Vì vậy,
việc cập nhật, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng thông tin từ các kênh chính thức qua
172
các website và bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT của CQT, nhất là thông tin giải đáp thắc
mắc về chính sách thuế là rất cần thiết để NNT tiếp cận một cách dễ dàng, từ đó thúc đẩy
việc tự nguyện tìm hiểu và nâng cao nhận thức.
- Tăng cường vai trò của Hiệp hội và các tổ chức tư vấn thuế. Bên cạnh việc
tăng cường hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT qua 2 kênh nói trên, cần đẩy mạnh
vai trò của Hiệp hội và tổ chức, cá nhân tư vấn thuế. Về lâu dài, hoạt động của các tổ
chức này không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ mà còn là cầu nối tin cậy, đảm bảo quyền
lợi của NNT.
2) Nghiên cứu điều chỉnh chính sách thuế TNCN phù hợp hơn với thực tế
- Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế, thuế TNCN cần được điều chỉnh để
người dân cảm nhận rõ hơn về sự công bằng và phù hợp hơn với thực tế. Đặc biệt, cần
nâng mức giảm trừ gia cảnh, bao gồm giảm trừ cho NNT và cho người phụ thuộc. So với
mức mà Bộ Tài chính đề xuất, mức giảm trừ cần được điều chỉnh cao hơn cho phù hợp
với tiến trình cải cách tiền lương và tình hình lạm phát và sớm đưa vào áp dụng để có thể
phát huy hiệu quả trong dài hạn.
- Điều chỉnh tiếp theo liên quan đến Luật quản lý thuế. Quy trình và thủ tục kê
khai, nộp thuế, hoàn thuế TNCN cần được đơn giản hóa để người dân có thể thực hành
kê khai, nộp dễ dàng hơn.
3) Giám sát, cảnh báo, xử phạt
Tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân được xem là điều kiện cần để
đảm bảo tuân thủ thuế. Tuy nhiên, giám sát, cảnh báo, xử phạt nghiêm minh là các biện
pháp khiến NNT thay đổi hành vi trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế. Một số thay
đổi sau cần được xem xét để nâng cao tính tuân thủ của người dân: Có hệ thống theo dõi,
cảnh báo thường xuyên để NNT thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng hạn và chính xác.
Các thông tin cảnh báo, nhắc nhở có thể thực hiện qua các phương tiện thông tin đại
chúng để mọi người dân tiếp nhận dễ dàng. Tăng mức và hình thức xử lý vi phạm về
thuế để đảm bảo tính răn đe với các đối tượng không tuân thủ. Đặc biệt, cần nâng cao
hiệu lực thực tế của công tác xử lý vi phạm thuế, trong đó nhấn mạnh việc thực thi pháp
luật quản lý thuế thật nghiêm minh.
173
CÁC BIỂU MẪU CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp điều tra: Mẫu Phiếu điều tra đối với NNT
M1 - NNT
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
“THÚC ĐẨY CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THUẾ”
Nhằm tư vấn hỗ trợ cơ quan thuế nói riêng cũng như Đảng và Nhà nước trong công
cuộc đơn giản hóa các thủ tục hành chính nói chung, Viện Nghiên cứu Phát triển
Kinh tế Xã hội Thành phố Hà Nội triển khai chương trình thu thập ý kiến cá nhân
về hiểu biết và thực thi việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân. Phiếu thu thập ý
kiến dưới đây chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và hỗ trợ phát triển chính sách, phục
vụ tốt hơn cho mọi người dân trong việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân.
Chúng tôi cam kết về bảo mật thông tin cá nhân. Ý kiến của ông/bà sẽ không được
dùng cho bất kỳ mục đích nào khác.
1. Họ và tên:__________________________________________
2. Địa chỉ:________________________________ Tổ ________
Phường__________
Quận________________ Tỉnh/Thành phố______________.
3. Trình độ học vấn :
Chưa tốt nghiệp THPT Tốt nghiệp THPT Trung cấp/Cao đẳng
Đại học Sau đại học
4. Ông/bà có phải nộp thuế thu nhập năm 2011 không?
a. Có b. Không
5. Cách thức ông/bà thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế trong năm 2011
Nộp trực tiếp tại cơ
quan thuế
Nộp qua đường bưu điện Nộp qua mạng internet
174
6. Ông/bà nộp thuế cho khoản thu nhập cá nhân là tiền lương, tiền công hay kinh
doanh?
a. Tiền lương, tiền công b. Kinh doanh c. Cả 2
d. Khác (ghi rõ)_____________________________
7. Nếu kinh doanh, xin khai phần dưới đây (từ mục 7 đến mục 13):
Năm bắt đầu kinh doanh: _____________
8. Tổng số người làm thuê cho ông/bà vào thời điểm tháng 12/2011 (người):
______
9. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của cơ sở? (Điền X vào các mục phù hợp):
Sản xuất Thương mại trong nước Khác (xin nêu rõ):
Dịch vụ Xuất nhập khẩu
10. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình trong 3 năm qua (nếu giảm ghi dấu
trừ “-”) (%): _______
11. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trung bình trong 3 năm qua (nếu giảm ghi dấu
trừ “-”) (%): _______
12. ÔNg/bà đã qua đào tạo chuyên môn về kế toán hoặc/và thuế:
Chưa qua đào tạo Đã được đào tạo Không có thông tin
13. Tổng số lần tham gia giải trình kiểm tra, thanh tra thuế của ông/bà: _____ lần
14. Cách thức ông/bà thực hiện việc kê khai thuế trong ba (03) năm gần đây
Tự thực hiện hoàn
toàn
Thực hiện với sự hỗ trợ
của cá nhân khác
Thực hiện với sự hỗ trợ
của tư vấn/kiểm toán
Thuê cá nhân khác
thực hiện
Thuê tư vấn/kiểm toán
thực hiện
Hình thức khác
175
Phần I: Ý Kiến Chung Về Luật và Chính Sách Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Dưới đây là một số câu hỏi về ý kiến chung của ông/bà liên quan tới luật và chính
sách thuế thu nhập cá nhân.
15. Ông/bà có biết một số quy định chính dưới đây về Luật thuế thu nhập cá nhân
không?
Không
biết
Có
biết
Nếu biết, xin nêu cụ thể
a)Ông/bà có phải nộp thuế thu
nhập cá nhân không?
b)Ông/ bà có thể kể tên 10
khoản thu nhập chịu thuế?
c) Ông/ bà có thể kể tên 14
khoản thu nhập được miễn thuế?
d) Mức thu nhập tính thuế khởi
điểm?
e) Mức giảm trừ gia cảnh của
bản thân
f) Cách tính thuế thu nhập cá
nhân?
g) Có bao nhiêu bậc thuế suất
h) Phải kê khai và tạm nộp thuế
hàng tháng
i) Nơi nộp Tờ khai thuế tháng
j) Nơi nộp thuế hàng tháng
k) Thời điểm chậm nhất phải
nộp Tờ khai quyết toán thuế năm
l) Nếu không khai, tạm nộp thuế
hàng tháng bị xử phạt thế nào?
m) Người nước ngoài sống ở
Việt Nam có phải nộp thuế
không?
n) Những trường hợp được xét
giảm thuế
176
16. Trên thang điểm từ 1 đến 7 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là hoàn
toàn đồng ý, xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng mệnh đề
dưới đây về mức độ hiểu biết với các chính sách thuế thu nhập cá nhân (đánh
dấu vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a Tôi nắm rõ luật và các chính sách về thuế thu nhập cá nhân. 1 2 3 4 5 6 7
b
Luật và các chính sách về thuế thu nhập cá nhân hiện hành là dễ
hiểu và rõ ràng với cá nhân tôi.
1 2 3 4 5 6 7
c
Tôi có thể ứng dụng tốt luật và chính sách thuế thu nhập cá nhân
để kê khai và nộp thuế.
1 2 3 4 5 6 7
d
Hiểu biết của tôi về luật và chính sách thuế thu nhập cá nhân là
đầy đủ.
1 2 3 4 5 6 7
e
Tôi không quan tâm lắm đến luật và các chính sách về thuế thu
nhập cá nhân.
1 2 3 4 5 6 7
f
Khi kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân, tôi luôn cần người trợ
giúp hoặc tư vấn.
1 2 3 4 5 6 7
g
Luật và chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành phải người
có chuyên môn sâu về luật mới hiểu được.
1 2 3 4 5 6 7
177
Trên thang điểm từ 1 đến 7 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là hoàn toàn
đồng ý, xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng mệnh đề dưới đây về
các chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành (đánh dấu vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a
Luật và các chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành là công
bằng với mọi người.
1 2 3 4 5 6 7
b
Mức độ giảm trừ hiện hành theo luật thuế thu nhập cá nhân là
hợp lý với mọi người dân.
1 2 3 4 5 6 7
c
Luật và các chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành gây ảnh
hưởng không tốt đến đời sống của bản thân tôi.
1 2 3 4 5 6 7
d
Cách thức triển khai thu nộp thuế thu nhập cá nhân hiện nay là
hợp lý cho mọi đối tượng.
1 2 3 4 5 6 7
e
Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành chỉ phục vụ cho mục đích
của một số tầng lớp.
1 2 3 4 5 6 7
f
Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành cần sửa đổi sớm cho phù
hợp với mọi đối tượng.
1 2 3 4 5 6 7
g
Mức độ giảm trừ hiện hành theo luật thuế thu nhập cá nhân cần
được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống hiện tại.
1 2 3 4 5 6 7
h Các mẫu biểu kê khai thuế hiện nay rất phức tạp 1 2 3 4 5 6 7
i
Chúng tôi tốn nhiều thời gian, chi phí để xác định đúng số thuế
theo quy định hiện hành.
1 2 3 4 5 6 7
178
j
Chúng tôi tốn nhiều thời gian, chi phí để hoàn tất việc kê khai,
nộp thuế theo quy định hiện hành.
1 2 3 4 5 6 7
i
Các quy định về thuế hiện hành cần được sửa đổi theo hướng cụ
thể, chi tiết hơn.
1 2 3 4 5 6 7
i
Các quy định về tính thuế, xác định nghĩa vụ thuế hiện nay rất
phức tạp.
1 2 3 4 5 6 7
k Các quy định về thuế hiện hành có nhiều bất lợi với chúng tôi. 1 2 3 4 5 6 7
l Các quy định về nghĩa vụ thuế phải nộp hiện hành là hợp lý. 1 2 3 4 5 6 7
17. Trên thang điểm từ 1 đến 7 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là
hoàn toàn đồng ý, xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng
mệnh đề dưới đây về quan điểm của chúng tôi trong việc thực hiện nghĩa vụ
thuế trong khoảng ba (03) năm trở lại đây (đánh dấu vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a
Nếu quá mất nhiều thời gian, chi phí để xác định đúng số thuế
phải nộp thì chúng tôi sẽ chấp nhận có sai số trong việc xác định
số thuế phải nộp.
1 2 3 4 5 6 7
b
Nếu quá mất nhiều thời gian, chi phí để hoàn tất việc kê khai,
nộp thuế thì chúng tôi sẽ chấp nhận việc có thiếu sót trong việc
kê khai, nộp thuế.
1 2 3 4 5 6 7
c
Lạm phát, lãi suất cao và các khó khăn về kinh tế khiến chúng tôi
phải tính đến việc chậm nộp thuế.
1 2 3 4 5 6 7
d
Lạm phát, lãi suất cao và các khó khăn về kinh tế khiến chúng tôi
phải tính đến việc nên tìm cách giảm số thuế phải nộp.
1 2 3 4 5 6 7
179
f Chúng tôi rất lo lắng nếu thực hiện sai các quy định về thuế. 1 2 3 4 5 6 7
g
Chúng tôi thấy việc không thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế
cần bị xã hội lên án.
1 2 3 4 5 6 7
h
Chúng tôi thấy việc không thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế
ảnh hưởng xấu đến uy tín của chúng tôi trong kinh doanh.
1 2 3 4 5 6 7
k
Việc cơ quan thuế sẽ phạt nặng nếu chúng tôi không thực hiện
các quy định về thuế khiến chúng tôi buộc phải thực hiện đúng
các quy định về thuế.
1 2 3 4 5 6 7
Phần II: Tiếp Cận, Thực Hiện và Hỗ Trợ Thông Tin
Kê Khai và Nộp Thuế Thu Nhập Cá Nhân
18. Trong năm 2011, ai là người lữu trữ và thu thập các giấy tờ phục vụ việc kê khai
và nộp thuế thu nhập cá nhân cho ông/bà:
a. Bản thân tôi b. Người khác trợ giúp (ghi rõ):________________
19. Trên thang điểm từ 1 đến 7 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là hoàn
toàn đồng ý, xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng mệnh đề
dưới đây về việc lưu trữ và thu thập giấy tờ phục vụ việc kê khai và nộp thuế thu
nhập cá nhân trong năm 2010 (đánh dấu vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a
Tôi (hoặc người trợ giúp tôi) luôn ghi chép đầy đủ các khoản thu
nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
1 2 3 4 5 6 7
b
Tôi (hoặc người trợ giúp tôi) lưu giữ đầy đủ các giấy tờ liên quan
đến các khoản thu nhập cá nhân phải chịu thuế.
1 2 3 4 5 6 7
180
c
Khi nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2010, tôi không gặp khó
khăn gì trong việc kê khai các khoản thu nhập chịu thuế.
1 2 3 4 5 6 7
d
Tôi (hoặc người trợ giúp tôi) lưu giữ đầy đủ giấy tờ liên quan
đến các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân.
1 2 3 4 5 6 7
20. Trên thang điểm từ 1 đến 7 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là hoàn
toàn đồng ý, xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng mệnh đề
dưới đây về khả năng tiếp cận thông tin về thuế thu nhập cá nhân trong năm
2011 (đánh dấu vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a
Tôi được cập nhật thường xuyên với các thông tin liên quan đến
luật và các chính sách thuế thu nhập cá nhân.
1 2 3 4 5 6 7
b
Tôi thường xuyên theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng
về luật và các chính sách thuế thu nhập cá nhân.
1 2 3 4 5 6 7
c
Với bản thân tôi, các cơ quan thuế đã thực hiện tốt việc phổ biến
các kiến thức liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.
1 2 3 4 5 6 7
d
Tôi được tiếp cận chính xác và đầy đủ với các thông tin về luật
và chính sách thuế thu nhập cá nhân.
1 2 3 4 5 6 7
181
21. Ông/bà thường cập nhật các thông tin và chính sách về thuế thu nhập cá
nhân qua các kênh thông tin nào? (đánh dấu và liệt kê tất cả các kênh được
sử dụng)
A Internet b Báo giấy
C Truyền hình d Người thân trong gia đình
E Cán bộ thuế f Tổ chức/cá nhân tư vấn thuế
G Tổ chức đảng/ đoàn thể h Khác (ghi rõ)____________
I Khác (ghi rõ)____________ k Khác (ghi rõ)____________
22. Trong các kênh được sử dụng để cập nhật các thông tin và chính sách thuế
nêu trên, kênh nào hiệu quả và phù hợp nhất đối với chúng tôi (ghi chữ theo
thứ tự tương ứng):
____________
23. Trên thang điểm từ 1 đến 7 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là
hoàn toàn đồng ý, xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng mệnh
đề dưới đây về hỗ trợ người nộp thuế trong việc kê khai và nộp thuế trong năm
2011 (đánh dấu vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a
Tôi được hỗ trợ tốt từ các cán bộ thuế trong việc kê khai và nộp
thuế.
1 2 3 4 5 6 7
b
Tôi được hỗ trợ tốt từ các tổ chức/cá nhân tư vấn thuế trong việc
kê khai và nộp thuế.
1 2 3 4 5 6 7
182
c
Các hình thức đôn đốc đăng ký, kê khai thuế chưa phù hợp và
kịp thời.
1 2 3 4 5 6 7
d Cán bộ thuế làm công tác thu nộp thuế có thái độ phục vụ tốt. 1 2 3 4 5 6 7
e
Cán bộ thuế làm công tác thu nộp thuế có kỹ năng chuyên
nghiệp.
1 2 3 4 5 6 7
24. Khi có các vướng mắc về kê khai và nộp thuế, ông/bà thường tìm sự trợ
giúp từ đâu? (đánh dấu và liệt kê tất cả các kênh được sử dụng)
a Internet b Tài liệu hướng dẫn bản giấy
c Cán bộ thuế d Người thân trong gia đình
e Tổ chức/cá nhân tư vấn thuế f Bạn bè/ Đồng Nghiệp
g Khác (ghi rõ)____________ h Khác (ghi rõ)____________
i Khác (ghi rõ)____________ k Khác (ghi rõ)____________
25. Trong các kênh hỗ trợ giải đáp vướng mắc về thuế nêu trên, kênh nào hiệu
quả và phù hợp nhất đối với chúng tôi (ghi chữ theo thứ tự tương ứng):
_______________
26. in ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng mệnh đề dưới đây về
việc kê khai và nộp thuế trong ba (03) năm gần đây (đánh dấu vào ô phù
hợp)
a
Chúng tôi luôn ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế liên quan
đến việc xác định thuế.
1 2 3 4 5 6 7
b
Thủ tục thông báo với cơ quan thuế về các thay đổi liên quan đến
địa chỉ, vốn, nhân sự điều hành của chúng tôi khá phức tạp.
1 2 3 4 5 6 7
183
c Việc nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế khó khăn. 1 2 3 4 5 6 7
d Việc nộp tiền thuế khó khăn, phức tạp. 1 2 3 4 5 6 7
e
Khi phát hiện các sai sót, chúng tôi rất khó trong việc kê khai
điều chỉnh, bổ sung.
1 2 3 4 5 6 7
f Cán bộ thuế làm công tác tiếp nhận hồ sơ có thái độ tốt. 1 2 3 4 5 6 7
g
Cán bộ thuế xử lý số liệu khai, nộp thuế của chúng tôi có trình
độ chuyên môn và kỹ năng tốt.
1 2 3 4 5 6 7
27. Xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng mệnh đề dưới đây về
khả năng hỗ trợ của cơ quan thuế và khả năng tiếp cận thông tin, quy định về
thuế thuế của chúng tôi trong thời gian ba (03) năm trở lại đây (đánh dấu
vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a
Chúng tôi tự cập nhật thường xuyên với các thông tin liên quan
đến chính sách thuế.
1 2 3 4 5 6 7
b
Việc tiếp cận của chúng tôi với các thông tin, chính sách thuế là
khá dễ dàng, thuận tiện.
1 2 3 4 5 6 7
c
Cơ quan thuế hướng dẫn chúng tôi thực hiện các chính sách, quy
định mới về thuế kịp thời.
1 2 3 4 5 6 7
d
Các thông tin hướng dẫn, hỗ trợ của cơ quan thuế rõ ràng, dễ
hiểu và đáp ứng yêu cầu của chúng tôi.
1 2 3 4 5 6 7
184
e
Cơ quan thuế trả lời các vướng mắc về thuế của chúng tôi kịp
thời.
1 2 3 4 5 6 7
f
Các hình thức mà cơ quan thuế phổ biến chính sách thuế và hỗ
trợ chúng tôi thực hiện các quy định về thuế đa dạng, phù hợp.
1 2 3 4 5 6 7
g
Cơ quan thuế đã có những biện pháp tuyên truyền, động viên,
khuyến khích chúng tôi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế
1 2 3 4 5 6 7
h
Các công ty tư vấn, dịch vụ kế toán, kiểm toán đã hỗ trợ chúng
tôi thực hiện tốt các quy định về thuế
1 2 3 4 5 6 7
28. Trên thang điểm từ 1 đến 7 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là
hoàn toàn đồng ý, xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng
mệnh đề dưới đây về hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế trong
vòng ba (03) năm gần đây nhất (đánh dấu vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a
Cơ quan thuế thường xuyên liên hệ, nhắc nhở chúng tôi thực hiện
các quy định về thuế.
1 2 3 4 5 6 7
b
Cơ quan thuế không cử đoàn thanh tra, kiểm tra đến chúng tôi
nhưng vẫn phát hiện các sai sót về thuế của chúng tôi.
1 2 3 4 5 6 7
c
Tần suất cơ quan thuế cử đoàn kiểm tra, thanh tra đến chúng tôi
hiện nay là quá thưa.
1 2 3 4 5 6 7
d
Các cuộc kiểm tra, thanh tra thuế tại chúng tôi hiện nay thường
bị kéo dài.
1 2 3 4 5 6 7
e
Các cuộc kiểm tra, thanh tra thuế tại chúng tôi đã phát hiện hết
các sai sót của chúng tôi.
1 2 3 4 5 6 7
f
Chúng tôi luôn cố gắng bằng mọi cách để các đoàn thanh tra,
kiểm tra thuế giảm nhẹ mức độ xử lý đối với các sai sót.
1 2 3 4 5 6 7
185
k
Chúng tôi sẵn sàng khiếu nại nếu không đồng thuận với kết luận
của đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
1 2 3 4 5 6 7
m
Cán bộ thuế có thái độ đúng mực trong quá trình thanh tra, kiểm
tra thuế tại chúng tôi.
1 2 3 4 5 6 7
n
Cán bộ thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra tại chúng tôi có chuyên
môn và kỹ năng tốt.
1 2 3 4 5 6 7
o
Chúng tôi được hỗ trợ, hướng dẫn thêm về thuế trong quá trình
cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra tại chúng tôi
1 2 3 4 5 6 7
29. Trên thang điểm từ 1 đến 7 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 7 là
hoàn toàn đồng ý, xin ông/bà thể hiện mức độ đồng ý của mình với từng
mệnh đề dưới đây về việc xử phạt, cưỡng chế thuế và xử lý khiếu nại thuế
trong vòng ba (03) năm gần đây nhất (đánh dấu vào ô phù hợp)
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Hoàn
toàn
đồng
ý
a
Các hình thức và mức phạt về thuế hiện nay khiến chúng tôi
không dám vi phạm các quy định về thuế.
1 2 3 4 5 6 7
b Mức phạt hiện nay là quá cao. 1 2 3 4 5 6 7
f
Việc cơ quan thuế thông báo rộng rãi thông tin nợ thuế của
chúng tôi khiến chúng tôi mất uy tín trong kinh doanh.
1 2 3 4 5 6 7
g
Trong quá trình xem xét xử phạt và cưỡng chế thuế, cơ quan thuế
có cân nhắc đến hoàn cảnh cụ thể của chúng tôi.
1 2 3 4 5 6 7
h
Chúng tôi sẵn sàng khiếu nại các kết luận xử phạt của cơ quan
thuế.
1 2 3 4 5 6 7
i
Chúng tôi sẵn sàng tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật thuế của
cán bộ thuế.
1 2 3 4 5 6 7
j
Chúng tôi sẵn sàng tố cáo các hành vi gian lận thuế của các tổ
chức, cá nhân khác.
1 2 3 4 5 6 7
186
k
Cơ quan thuế tiếp nhận đúng quy định các phản ánh, tố cáo và
khiếu nại của chúng tôi.
1 2 3 4 5 6 7
l
Cơ quan thuế trả lời kịp thời các các phản ánh, tố cáo và khiếu
nại của chúng tôi.
1 2 3 4 5 6 7
m Cán bộ thuế làm công tác xử phạt, cưỡng chế thuế có thái độ tốt. 1 2 3 4 5 6 7
n
Cán bộ thuế làm công tác xử phạt, cưỡng chế thuế có chuyên
môn và kỹ năng tốt.
1 2 3 4 5 6 7
m
Cán bộ thuế làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có thái độ,
chuyên môn và kỹ năng tốt.
1 2 3 4 5 6 7
o
Nhìn chung việc cơ quan thuế tiến hành xử phạt và giải quyết
khiếu nại tố cáo về thuế có những thay đổi theo hướng tích cực
1 2 3 4 5 6 7
30. Ông/bà đã có phải chịu chi phí gì cho việc kê khai và nộp thuế thu nhập cá
nhân năm 2011? (xin liệt kê các loại chi phí và số tiền phải chi trả)
Khoản mục chi phí Số tiền (triệu VND)
a
b
c
d
31. Khi nộp thuế năm 2011, ông/bà có nhớ đã mất bao nhiêu thời gian cho việc
kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân?
a. Thời gian thực hiện kê khai:____________ngày.
b. Thời gian cho việc nộp thuế:___________ngày.
187
32. Ông/bà có kiến nghị gì với luật/chính sách hay các thủ tục hành chính hiện hành
đối với việc kê khai và thu nộp thuế thu nhập cá nhân? Ý kiến của ông/bà rất
quan trọng cho công cuộc cải cách các thủ tục hành chính của cơ quan thuế.
Xin chân thành cảm ơn sự tham gia đóng góp ý kiến của ông/bà!
188
2. Phương pháp chuyên gia:
2.1. Danh sách chuyên gia được phỏng vấn về Ảnh hưởng của nhóm
các yếu tố hệ thống chính sách thuế
Bà Lê Thu Thủy, sinh năm 1969, Kế toán trưởng Công ty liên doanh Nhật Bản
Bà Trần Thị Thanh Thủy, sinh năm 1962, Kế toán trưởng Trung tâm hỗ trợ
phát triển tài năng
Ông Nguyễn Công Vượng, sinh năm 1982, Hoài Đức, Hà Nội
Nguyễn Quang Hưng, Phó Phòng kiểm tra, Cục Thuế TP Hà Nội
Một mẫu câu hỏi: Câu hỏi số 7:
Q7. Đánh giá mức độ công bằng của chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện
hành
Thống kê mô tả kết quả điều tra chạy từ phần mềm SPSS:
Luật và
các
chính
sách
thuế thu
nhập cá
nhân
hiện
hành là
công
bằng
với mọi
người
Mức độ
giảm trừ
hiện
hành
theo luật
thuế thu
nhập cá
nhân là
hợp lý
với mọi
người
dân
Luật và
các chính
sách thuế
thu nhập
cá nhân
hiện hành
gây ảnh
hưởng
không tốt
đến đời
sống của
bản thân
tôi
Cách thức
triển khai
thu nộp
thuế thu
nhập cá
nhân
hiện nay
hợp lý
cho mọi
đối tượng
Luật
thuế thu
nhập cá
nhân
hiện
hành
chỉ
phục vụ
cho
mục
đích của
một số
tầng lớp
Luật thuế
thu nhập
cá nhân
hiện
hànhcần
Sửa đổi
lối làm
việc đổi
sớm cho
phù hợp
với mọi
đối tượng
Mức độ
giảm trừ
hiện hành
(1,6 triệu)
theo thuế
thu nhập cá
nhân cần
được điều
chỉnh cho
phù hợp
với mức
sống hiện
tại
Mức khởi
điểm chịu
thuế hiện
hành (4 triệu)
theo luật thuế
thu nhập cá
nhân cần
được điều
chỉnh cho
phù hợp với
mức sống
hiện tại
% % % % % % % %
Hoàn toàn không
đồng ý
5.9 29.3 31.5 5.6 38.7 1.8 6.3 2.3
Không đồng ý 11.1 14.4 15.6 13.0 17.1 9.2 3.7 1.6
Không chắc
chắn
13.7 13.0 26.3 17.1 16.0 10.7 13.3 8.2
Đồng ý 30.0 23.7 14.1 31.2 17.5 25.1 19.2 20.2
Hoàn toàn đồng
ý
39.3 19.6 12.6 33.1 10.8 53.1 57.6 67.7
Tổng số 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0
N 270 270 270 269 269 271 271 257
189
2.2. Các câu hỏi phỏng vấn:
Đánh giá mức độ công bằng, mức thuế phải nộp và ảnh hưởng của các chính sách
thuế đối với doanh nghiệp:
2.3. Tóm lược ý kiến chuyên gia:
Theo đánh giá của doanh nghiệp, nhìn chung các chính sách thuế là tương đối
công bằng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đánh giá thuế thu nhập doanh nghiệp
và thu nhập cá nhân còn nhiều điểm chưa thực sự công bằng (tỷ lệ phần trăm 30-
40% cho rằng các sắc thuế này chưa công bằng). Khá nhiều các doanh nghiệp cho
rằng họ phải nộp thuế nhiều đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân.
Phù hợp với nhận định trên, khá nhiều doanh nghiệp cho rằng thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp (tương
ứng là 40% và 35% doanh nghiệp có ý kiến như vậy).
Bà Lê Thu Thủy, sinh năm 1969, Kế toán trưởng Công ty liên doanh Nhật
Bản, cho biết: Đối với doanh nghiệp của chúng tôi, chưa có sự bức xúc về sự không
công bằng về chính sách thuế. Tuy nhiên, tuy đơn vị có doanh thu của năm 2011
khá cao nhưng do chi phí SXKD năm nay cao hơn mọi năm, thuế thu nhập doanh
nghiệp cao nên lợi nhuận sau thuế của Công ty thấp, cán bộ công nhân viên có tiền
thưởng nhưng sau khi nộp thuế TNCN thì thu nhập không được cao. Do vậy, đề
xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và tăng mức giảm trù gia cảnh cho NNT và
người phụ thuộc NNT.
Đánh giá mức độ phức tạp của các chính sách thuế, mức chi phí để thực hiện
tuân thủ thuế, tần suất kê khai thuế: Khá nhiều doanh nghiệp cho rằng các quy định
về thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân là tương đối phức tạp (khoảng
50-60% doanh nghiệp có ý kiến như vậy). Sự phức tạp của các quy định thuế phần
nào dẫn tới các hao phí về thời gian và chi phí và chi phí cho việc kê khai và nộp
thuế, đặc biệt là với thuế thu nhập cá nhân. Nhìn ở khía cạnh tích cực, các doanh
nghiệp dường như “chấp nhận” với các mức độ hao phí cho việc kê khai và nộp
thuế (trên 60% cho rằng các hao phí này là phù hợp hoặc không đáng kể).
Bà Trần Thị Thanh Thủy, sinh năm 1962, Kế toán trưởng Trung tâm hỗ trợ
phát triển tài năng, cho biết: đơn vị chúng tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ việc kê
190
khai thuế và nộp thuế không nhiều, nhưng chúng tôi vẫn phải cử 01 CB chuyên theo
dõi và cập nhật những văn bản thuế mới cũng như phần mềm HTKKT nên không bị
vướng mắc,và cán bộ đó còn kiêm nhiệm nhiều việc nên không ảnh hưởng nhiều về
chi phí .
Ông Nguyễn Công Vượng, sinh năm 1982, Hoài Đức, Hà Nội: Công ty chúng
tôi là doanh nghiệp nhỏ, đã đăng ký thuế qua mạng nhưng chưa kê khai thuế qua
mạng, chúng tôi kinh doanh thương mại, dịch vụ, do không giỏi về CNTT và không
có kế toán thuế chuyên trách nên việc tìm hiểu các chính sách thuế và việc cập nhập
các chính sách, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế và hiểu biết về chính sách thuế là rất
khó khăn. Năm 2011, chúng tôi mất nhiều thời gian đi nộp báo cáo quyết toán thuế
thu nhập cá nhân, báo cáo tài chính nhưng không đúng thủ tục bị trả về, rất mất thời
gian xếp hàng nộp náo cáo vì rất đông, sau đó chúng tôi phải hỏi tư vấn, phải tìm
hiểu và làm lại 02 lần nữa mới nộp được báo cáo, do đó bị nộp chậm thời gian so
với quy định.
Phù hợp với đánh giá trên, các doanh nghiệp dường như “bằng lòng” với tần
suất kê khai thuế hiện tại.
Tính linh hoạt của chính sách Thuế:
Phần nhiều các doanh nghiệp cho rằng các chính sách thuế hiện hành còn
chậm thay đổi so với nhu cầu thực tế (trên 55% doanh nghiệp có ý kiến như vậy).
Về phương hướng thay đổi, các doanh nghiệp cho rằng, cần thay đổi theo hướng
đơn giản hóa các thủ tục quy định (60%) hơn là đi vào chi tiết hóa, cụ thể hóa các
quy định này.
Nguyễn Quang Hưng, Phó Phòng kiểm tra, Cục Thuế TP Hà Nội, có ý kiến:
đại đa số các doanh nghiệp đều có ý kiến: Luật là văn bản lâu dài, do vậy, các vấn
đề liên quan đến số tiền tuyệt đối như giảm trừ gia cảnh, nên để thay đổi thì phải
sửa đổi luật thuế TNCN, rất chậm so với nhu cầu. Tôi thấy, mức giảm trừ gia cảnh
nên để ở hệ số tương đối (ví dụ mức lương tối thiểu, và giảm trừ gia cảnh ở mức hệ
số là bao nhiêu) để có thể linh hoạt thay đổi thì mới phù hợp với tình hình kinh tế ở
Việt Nam, với biến động của lạm phát khó lường, giá cả hàng hóa biến động như
hiện nay...
191
Phụ lục 2
ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ 2017 – 2022
VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA CẢI CÁCH TỚI NGHĨA VỤ NGÂN SÁCH CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Cải cách chính sách có thể rất rộng, bao gồm sửa đổi những quy định về phạm vi,
đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế (thuế suất, bước thuế...); quy định về kỳ tính thuế
và quyết toán thuế, cung cấp dịch vụ phục vụ người nộp thuế
Với kỳ vọng đưa chính sách thuế thu nhập cá nhân trở thành một sắc thuế minh
bạch, dễ hiểu, khả thi, tiết giảm chi phí tuân thủ, luận án đưa ra lộ trình giảm số thuế suất,
dãn bước thuế ở đề xuất cải cách lần thứ nhất năm 2017, giảm số thuế suất, đồng thời
nâng ngưỡng giảm trừ gia cảnh ở đề xuất cải cách lần thứ hai năm 2022. Được tác giả đề
tài “Đổi mới chính sách thuế TNCN trong điều kiện Việt Nam hiện nay”- Viện Kinh tế
Tài chính, hướng dẫn áp dụng mô hình toán xác định số thuế phải nộp (nghĩa vụ ngân
sách) của từng NNT thay đổi như thế nào khi chính sách được cải cách, luận án đưa ra
dự báo tác động của việc thay đổi chính sách tới những nhóm NNT.
a) Đề xuất Luật thuế TNCN 2017 với 4 bậc thuế suất
Năm 2007, Luật Thuế TNCN được Quốc hội thông qua, và Luật sửa đổi, bổ sung
được thông qua năm 2012 theo chu trình 5 năm. Luận án đề xuất những cải cách mới
theo lộ trình vào 2017 và 2022.
Năm 2017, với đề xuất giảm số lượng thuế suất, kéo dài giãn cách bậc thuế, Luật
2017 có số lượng thuế suất, giãn cách bậc thuế và tác động như sau:
- Đề xuất về thuế suất:
Theo đánh giá của tác giả, mức chiết trừ gia cảnh hiện hành 9 triệu/tháng cho bản
thân NNT và 3,6 triệu/tháng cho mỗi người phụ thuộc là khá cao, đề xuất sửa Luật 2017
sẽ không điều chỉnh mức này. Về số lượng thuế suất, tác giả đề xuất Luật 2017 chỉ có 4
bậc thuế suất: 3%, 10%, 20% và 30% để đơn giản từng bước theo lộ trình đến 2022 còn
2 thuế suất. Theo kinh nghiệm quốc tế, việc có ít thuế suất giúp cho một sắc thuế dễ nhớ,
dễ thực hiện. Bước thuế đàu tiên sẽ là: 0-10 triệu đồng của thuế suất 3%, các bước thuế
tiếp sau giữ đều mức 40 triệu, tức là 10 - 50 triệu cho thuế suất 20%, 50 - 90 triệu cho
thuế suất 30% và trên 90 triệu thuế suất 30%.
Với thuế suất đầu tiên là 3%, những người có thu nhập tính thuế từ 10 triệu VNĐ
trở xuống chỉ phải đóng một mức thuế rất nhỏ, mang tính tượng trưng vừa nhằm thực
hiện chủ trương khoan sức dân, vừa tạo sự hợp lý để khuyến khích người nộp thuế tự
192
nguyện chấp hành. Việc đưa ra bước thuế 40 triệu VNĐ với từng thuế suất chẵn minh
bạch giúp cán bộ thuế và người nộp thuế dễ nhớ. Giãn cách rộng hơn so với luật hiện
hành sẽ kéo dài bước thuế, làm giảm độ dốc của thuế, đưa trọng tâm đánh thuế hướng
dần lên các cá nhân có thu nhập ở mức cao hơn trong xã hội. Tác giả kỳ vọng chi phí
hành thu, chi phí xã hội sẽ được tiết kiệm trong công tác khai thuế, quyết toán thuế. Một
chính sách thuế TNCN phù hợp với khả năng và mặt bằng thu nhập của nước ta, còn có
ý nghĩa tạo điều kiện hạ thấp chi phí về lao động, tạo thuận lợi cho kinh doanh, góp phần
làm cho môi trường đầu tư nước ta thêm hấp dẫn.
Bảng 1. Biểu thuế theo Luật thuế sửa đổi năm 2017
Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất
(%)
1 Đến 120 Đến 10 3
2 Trên 120 đến 600 Trên 10 đến 50 10
3 Trên 600 đến 1080 Trên 50 đến 90 20
4 Trên 1080 Trên 90 30
- Đánh giá tác động thu ngân sách qua mô hình đơn:
Trong khuôn khổ luận án, tác giả sẽ chạy mô hình đánh giá tác động thu ngân
sách đối với trường hợp không có người phụ thuộc
o Số thuế phải nộp (triệu đồng)
193
Bảng 2. Chênh lệch số thuế phải nộp của NNT không có NPT năm 2017
Thu nhập
(triệu đồng)
Thuế phải nộp (triệu đồng) Chênh lệch thuế
phải nộp Luật hiện hành Luật đề xuất 2017
100 0.0 0.0 0.0
200 4.3 2.2 -2.1
300 15.5 8.0 -7.6
400 31.0 17.0 -14.0
500 49.1 26.1 -23.1
600 69.8 35.1 -34.7
700 92.4 44.2 -48.2
800 115.0 54.8 -60.2
900 141.8 72.9 -68.9
1,000 168.9 91.0 -77.9
1,200 224.1 127.2 -96.9
1,400 287.5 171.3 -116.2
1,600 350.8 225.6 -125.2
1,800 414.2 279.9 -134.3
2,000 477.5 334.2 -143.3
2,200 540.9 388.5 -152.4
2,400 604.2 442.8 -161.4
Số liệu dự báo cho thấy, với thu nhập 2,4 tỷ đồng/năm, theo Luật hiện hành
(ngưỡng chịu thuế là 9 triệu đồng/tháng và 7 thuế suất) thì số thuế thu nhập cá nhân phải
nộp là 604,2 triệu đồng. Nếu ngưỡng chịu thuế giữ nguyên 9 triệu đồng nhưng giảm còn
4 bậc thuế suất (đề xuất 2017) thì số thuế phải nộp là 442,8 triệu đồng (giảm 161.4 triệu
đồng). Mô hình có thể tính toán thuế phải nộp đối với bất kỳ mức thu nhập nào trong
khoảng từ 0 - 2,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, để nghiên cứu khái quát thì mô hình nghiên cứu sẽ
tính thuế theo các mức 100 triệu đồng, 200 triệu cho tới 2,4 tỷ đồng như cột thu nhập
trong biểu trên.
o Thuế suất bình quân
194
Hình 1. Thuế suất bình quân đối với NNT không có NPT
Biểu đồ trên đây cho thấy thuế suất bình quân phải nộp tương ứng với các mức
thu nhập từ 100 triệu đồng tới 2,4 tỷ đồng theo Luật hiện hành (2012) và theo Luật đề
xuất 2017. Với thu nhập 2,4 tỷ đồng, thuế suất bình quân theo Luật hiện hành 2012
(TSL) là 25,2%, còn theo Luật đê xuất 2017 là 18,5% (thấp hơn 6,7%).
o Chênh lệch thuế suất
Hình 2. Chênh lệch thuế suất của NNT không có NPT năm 2017
Theo Biểu đồ trên, với các mức thu nhập từ 100 triệu đồng tới 2,4 tỷ đồng/năm
195
đối với người nộp thuế sống độc thân (không có người phải nuôi dưỡng) thì chênh lệch
thuế suất bình quân giữa Luật hiện hành (2012) và Luật đề xuất 2017 ở các mức thu nhập
khác nhau là không như nhau. Từ xu hướng của đồ thị về chênh lệch thuế suất giữa Luật
đề xuất 2017 với thuế suất theo Luật 2012 cho thấy, việc đề xuất sửa đổi Luật 2017 là
hướng tới giảm nghĩa vụ thuế nói chung cho tất cả các đối tượng nộp thuế. Cụ thể, với
những đối tượng nộp thuế có thu nhập thấp hơn 200 tỷ đồng năm (17 triệu tháng) chênh
lệch thuế suất bình quân là 1,1% (thuế suất 2,2% Luật 2012 so với thuế suất 1,1% Luật
đề xuất 2017). Ở mức thu nhập 1.400 tỷ đồng/năm (khoảng 116 triệu đồng/tháng) thì
chênh lệch thuế suất bình quân là lớn nhất, với thuế suất bình quân Luật đè xuất 2017 chỉ
là 12,2%, thấp hơn 8,3% so với mức thuế bình quân theo Luật 2012 (20,5%). Song với
những cá nhân có thu nhập 2,4 tỷ đồng/năm (200 triệu đồng/tháng) thì thuế suất bình
quân theo Luật sửa đổi là 18,5%, trong khi đó thuế suất bình quân theo Luật hiện hành là
25,2% (chênh lệch giảm chỉ còn 6,7%).
b) Đề xuất 2022 với 2 bậc thuế suất và nâng ngưỡng giảm trừ gia cảnh
Sửa đổi Luật thông qua nâng ngưỡng giảm trừ gia cảnh, giảm số lượng thuế suất,
giãn cách bậc thuế và dự báo tác động của cải cách thuế thu nhập cá nhân 2022:
- Nâng ngưỡng giảm trừ gia cảnh:
Do mức chiết trừ gia cảnh tại lần sửa Luật 2017 giữ nguyên, lần sửa Luật 2022 sẽ
điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội chung.
Việc áp dụng mức giảm trừ chung quá cao sẽ thu hẹp diện đối tượng nộp thuế,
ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách thuế TNCN trong việc thực hiện chức năng điều
tiết thu nhập trong xã hội
196
Bảng 3. Mức giảm trừ cho người nộp thuế (một năm) và tần suất
điều chỉnh của một số quốc gia
Năm
Mỹ
(USD)
Anh (Bảng)
Nam Phi
(Rand)
Trung Quốc
(NDT)
In-đô-nê-xi-a
(triệu Rupi)
Malaysia
(RM)
2007 3.400
5.225
(10.459 USD)
43.000
(6.095 USD)
19.200
(2.524 USD)
2,88
(315 USD)
8.000
(2.330 USD)
2008 3.500
6.035
(11.184 USD)
46.000
(5.575 USD)
24.000
(3.454 USD)
2,88
(298 USD)
8.000
(2.400 USD)
2009 3.650
6.475
(10.130 USD)
54.200
(6.424 USD)
24.000
(3.513 USD)
15,84
(1.532 USD)
8.000
(2.271 USD)
2010 3.650
6.475
(10.011 USD)
57.000
(7.785 USD)
24.000
(3.545 USD)
15,84
(1.743 USD)
9.000
(2.796 USD)
2011 3.700
7.475
(12.104 USD)
59.750
(8.536 USD)
42.000
(6.404 USD)
15,84
(1.830 USD)
9.000
(2.687 USD)
Nguồn: Báo cáo kinh nghiệm cải cách thuế thu nhập cá nhân
của một số nước trên thế giới, Bộ Tài chính, 2012.
Đối với các nước đang phát triển, qua tham khảo về những thay đổi chính sách
thuế TNCN ở các nước này trong 10 năm qua cho thấy tần suất điều chỉnh các khoản
giảm trừ ít thường xuyên hơn so với các nước phát triển và thường duy trì ổn định trong
một thời gian nhất định. Luật thuế các nước này nhìn chung cũng không quy định cứng
tần suất bao lâu sẽ thực hiện điều chỉnh. Đồng thời, khác với nhiều nước phát triển, phần
lớn các nước đang phát triển không quy định nguyên tắc điều chỉnh mức giảm trừ như
một số nước phát triển mà việc điều chỉnh thường được thực hiện thông qua việc sửa luật
thuế TNCN (ví dụ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a).
Qua biểu trên, có thể thấy mức giảm trừ ở Việt Nam hiện nay khá cao (9 triệu
VNĐ/tháng hay 108 triệu VNĐ/năm, tương đương 5.100 USD/năm). Với các nước
đang phát triển như Trung Quốc, Ma-lay-xi-a, In-do-ne-xi-a chỉ có Trung Quốc 2011
có mức giảm trừ cao hơn (6.404 USD), còn Ma-lay-xi-a thấp hơn (2.687 USD), thậm
chí In-do-ne-xi-a thấp hơn nhiều (1.830 USD). Đó cũng chính là nguyên nhân trong
đợt điều chỉnh 2017, tác giả đề xuất giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh của lần sửa
Luật 2012.
Với tốc độ tăng giá như năm 2012 (khoảng 9%), sau 10 năm, mức giảm trừ gia
197
cảnh 108 triệu VNĐ/năm còn thời giá khoảng 2.680 USD. Để ổn định mức giảm trừ gia
cảnh trong một thời gian nhất định, đồng thời điều hòa với mặt bằng thu nhập của khu
vực, tác giả đề xuất mức giảm trừ gia cảnh 2022 là 4.000 USD/năm, tương đương 204
triệu đồng/năm hay 17 triệu đồng/tháng. Người phụ thuộc có mức giảm trừ 6,8 triệu
đồng/tháng hay 81,6 triệu đồng/năm.
- Giảm số lượng thuế suất:
Tác giả đề xuất chỉ giữ lại 2 bậc thuế suất: 3%, và 20%, với kỳ vọng chi phí
hành thu, chi phí xã hội sẽ được tiết kiệm. Thuế suất đầu tiên là 3%, giúp cho những
người có thu nhập tính thuế từ 20 triệu VNĐ/tháng trở xuống chỉ phải đóng một mức
thuế rất nhỏ, phù hợp chủ trương khoan sức dân, tạo sự hợp lý để khuyến khích người
nộp thuế tự nguyện chấp hành, ưu đãi nhóm đối tượng có thu nhập trung bình và thu
nhập thấp.
So sánh với các nước khu vực Đông Nam Á ở Bảng 11: Năm 2011, Ma-lai-xi-a
có thuế suất cao nhất là 26%, Phi-líp-pin là 32%, Thái Lan 37%, In-đô-nê-xia 30%, Xin-
ga-po 20%, thuế suất 2022 của Việt Nam tương đương của Xin-ga-po năm 2011 cũng
phù hợp với mục đích hướng tới một mặt bằng thu nhập cao.
Biểu thuế năm 2022 sẽ là:
Bảng 4. Biểu thuế theo Luật thuế sửa đổi năm 2022
Bậc
thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng
(triệu đồng)
Thuế suất
(%)
1 Đến 240 Đến 20 3
2 Trên 240 Trên 20 20
- Đánh giá tác động thu ngân sách qua mô hình đơn:
Trường hợp không có người phụ thuộc:
Số thuế phải nộp (triệu đồng)
198
Bảng 5. Số thuế phải nộp của người không có NPT
Thu nhập
(triệu đồng)
Thuế phải nộp (triệu đồng) Chênh lệch thuế phải nộp
Luật sửa
2012
Luật sửa
2017
Luật sửa
2022
Năm 2022
so 2012
Năm 2022
so 2017
100 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
200 4.30 2.19 0.00 -4.30 -2.19
300 15.53 7.95 2.03 -13.50 -5.93
400 31.00 17.00 4.74 -26.26 -12.26
500 49.10 26.05 8.90 -40.20 -17.15
600 69.75 35.10 27.00 -42.75 -8.10
700 92.38 44.15 45.10 -47.28 0.95
800 115.00 54.80 63.20 -51.80 8.40
900 141.75 72.90 81.30 -60.45 8.40
1,000 168.90 91.00 99.40 -69.50 8.40
1,200 224.10 127.20 135.60 -88.50 8.40
1,400 287.45 171.30 171.80 -115.65 0.50
1,600 350.80 225.60 208.00 -142.80 -17.60
1,800 414.15 279.90 244.20 -169.95 -35.70
2,000 477.50 334.20 280.40 -197.10 -53.80
2,200 540.85 388.50 316.60 -224.25 -71.90
2,400 604.20 442.80 352.80 -251.40 -90.00
Số liệu dự báo cho thấy, với thu nhập 2,4 tỷ đồng/năm, theo Luật 2012 (ngưỡng
chịu thuế là 9 triệu đồng/tháng và 7 thuế suất) thì số thuế thu nhập cá nhân phải nộp là
604,2 triệu đồng. Nếu ngưỡng chịu thuế giữ nguyên 9 triệu đồng nhưng giảm còn 4 bậc
thuế suất (đề xuất 2017) thì số thuế phải nộp là 442,8 triệu đồng (giảm 161.4 triệu đồng
so 2012). Nếu ngưỡng chịu thuế tăng lên 17 triệu đồng tháng và giữ 2 thuế suất, số thuế
phải nộp chỉ còn 352,8 triệu đồng (so 2012 giảm 251,4 triệu đồng, so 2017 giảm 90 triệu
đồng). Mô hình có thể tính toán thuế phải nộp đối với bất kỳ mức thu nhập nào trong
khoảng từ 0 - 2,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, để nghiên cứu khái quát thì mô hình nghiên cứu sẽ
199
tính thuế theo các mức 100 triệu đồng, 200 triệu cho tới 2,4 tỷ đồng như cột thu nhập
trong biểu trên.
Thuế suất bình quân
Hình 3. Thuế suất bình quân khi NNT không có NPT ở 3 kỳ sửa luật
Biểu đồ trên đây cho thấy thuế suất bình quân phải nộp tương ứng với các mức
thu nhập từ 100 triệu đồng tới 2,4 tỷ đồng theo Luật 2012 và theo Luật đề xuất 2017,
2022. Với thu nhập 2,4 tỷ đồng, thuế suất bình quân theo Luật 2012 (TSL) là 25,2%%,
còn theo Luật đề xuất 2017 thuế suất bình quân là 18,5% (thấp hơn so với Luật 2012 là
6,7%), theo Luật đề xuất 2022 là 14,7% (thấp hơn Luật đề xuất 2017 3,8%.
Chênh lệch thuế suất
Hình 4. Chênh lệch thuế suất của NNT không có NPT từ 2 kỳ sửa luật
200
Theo Biểu đồ trên, với các mức thu nhập từ 100 triệu đồng tới 2,4 tỷ đồng/năm
đối với người nộp thuế sống độc thân (không có người phải nuôi dưỡng) thì chênh lệch
thuế suất bình quân giữa Luật 2012 và các Luật đề xuất 2017 và 2022 ở các mức thu
nhập khác nhau là không như nhau. Từ xu hướng của đồ thị về chênh lệch thuế suất
giữa các Luật cho thấy, việc đề xuất sửa đổi Luật hướng tới giảm nghĩa vụ thuế nói
chung cho tất cả các đối tượng nộp thuế. Cụ thể, với những đối tượng nộp thuế có thu
nhập thấp hơn 400 tỷ đồng/năm (khoảng 33,3 tỷ đồng/tháng) thì thuế suất bình quân
Luật 2012 chỉ là 7,8%, theo Luật đề xuất 2017 là 4,3% và theo Luật đề xuất 2022 là
0,7% thấp hơn lần lượt là 3.5% và 7,1% so với Luật 2012. Song với những cá nhân có
thu nhập 2,4 tỷ đồng/năm (200 triệu đồng/tháng) thì thuế suất bình quân theo Luật đề
xuất 2022 là 14,7%, trong khi đó thuế suất bình quân theo Luật đề xuất 2017 là 18,5%
và Luật 2012 là 25,2.
Tổng hợp về xu hướng thuế suất đối với 6 đối tượng nộp thuế (từ không có người
phải nuôi dưỡng tới 5 người `phải nuôi dưỡng) trong ba phương án cải cách thuế năm
2012, 2017 và 2022:
Bảng 6. Thuế suất bình quân trong Luật thuế TNCN năm 2012
Thu nhập
Thuế suất bình quân đối với các đối tượng nộp thuế
trong Luật 2012
V0 V1 V2 V3 V4 V5
100 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
300 5.2 3.0 3.0 0.6 0.0 0.0
500 9.8 8.1 8.1 4.6 3.4 2.1
700 13.2 11.7 11.7 8.6 7.2 6.0
800 14.4 13.0 13.0 10.3 9.0 7.6
900 15.8 14.3 14.3 11.7 10.5 9.3
1000 16.9 15.6 15.6 13.0 11.7 10.6
1200 18.7 17.5 17.5 15.4 14.3 13.2
1400 20.5 19.5 19.5 17.3 16.2 15.2
1600 21.9 21.0 21.0 19.1 18.1 17.2
1800 23.0 22.2 22.2 20.5 19.6 18.8
2000 23.9 23.1 23.1 21.6 20.9 20.1
2200 24.6 23.9 23.9 22.5 21.8 21.1
2400 25.2 24.5 24.5 23.3 22.7 22.0
201
Hình 5. Biểu đồ thuế suất bình quân 6 đối tượng năm 2012
Bảng 7. Thuế suất bình quân trong bổ sung, sửa đổi
Luật thuế TNCN năm 2017
Thu nhập
Thuế suất bình quân đối với các đối tượng nộp thuế
trong Luật 2017
V0 V1 V2 V3 V4 V5
100 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
200 1.1 0.4 0.0 0.0 0.0 0.0
300 2.7 1.2 0.8 0.3 0.0 0.0
400 4.3 3.2 2.1 1.0 0.6 0.3
500 5.2 4.3 3.5 2.6 1.8 0.9
600 5.9 5.1 4.4 3.7 3.0 2.3
700 6.3 5.7 5.1 4.5 3.8 3.2
800 6.9 6.1 5.6 5.0 4.5 4.0
900 8.1 7.1 6.2 5.5 5.0 4.5
1000 9.1 8.2 7.4 6.5 5.6 5.0
1200 10.6 9.9 9.2 8.4 7.7 7.0
1400 12.2 11.3 10.4 9.8 9.2 8.6
1600 14.1 13.3 12.5 11.7 10.9 10.1
1800 15.6 14.8 14.1 13.4 12.7 12.0
2000 16.7 16.1 15.4 14.8 14.1 13.5
2200 17.7 17.1 16.5 15.9 15.3 14.7
2400 18.5 17.9 17.4 16.8 16.3 15.8
202
Hình 6. Thuế suất bình quân 6 đối tượng năm 2017
Bảng 8. Thuế suất bình quân trong bổ sung, sửa đổi
Luật thuế TNCN năm 2022
Thu nhập
Thuế suất bình quân đối với các đối tượng nộp thuế
trong Luật 2022
V0 V1 V2 V3 V4 V5
100 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
200 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
300 0.7 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0
400 1.2 0.6 0.0 0.0 0.0 0.0
500 1.8 1.0 0.5 0.0 0.0 0.0
600 4.5 1.9 0.9 0.5 0.1 0.0
700 6.4 4.6 1.9 0.8 0.4 0.1
800 7.9 6.6 4.3 1.9 0.7 0.4
900 9.0 8.2 6.1 4.0 1.9 0.7
1000 9.9 9.4 7.6 5.7 3.8 1.9
1200 11.3 11.3 9.8 8.2 6.6 5.1
1400 12.3 12.7 11.4 10.0 8.7 7.3
1600 13.0 13.7 12.5 11.4 10.2 9.0
1800 13.6 14.5 13.5 12.4 11.4 10.3
2000 14.0 15.1 14.2 13.3 12.3 11.4
2200 14.4 15.6 14.8 13.9 13.1 12.2
2400 14.7 16.1 15.3 14.5 13.7 13.0
203
Hình 7. Thuế suất bình quân 6 đối tượng năm 2022
(1) Đề xuất thuế suất và các bước thuế suất trong lộ trình sửa đổi Luật thuế thu
nhập cá nhân (dự kiến cho các năm 2017 và 2022).
(2) Sử dụng mô hình toán để phân tích tác động của chính sách thuế sửa đổi tới
thu nhập và nghĩa vụ thuế của từng nhóm đối tượng nộp thuế.
204