Luận án Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2020, NCS. thấy rằng việc áp dụng miễn, giảm hình phạt trong xét xử là tương đối chuẩn xác, đúng quy định pháp luật, mang lại những hiệu quả tốt trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội (hiện nay, BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội, tuy nhiên, thực tiễn thi hành đến nay do chưa có vụ án nào nên NCS. không có nhận xét, đánh giá), bảo đảm hiệu quả phòng ngừa chung và tiết kiệm các chi phí để thực thi biện pháp cưỡng chế, thể hiện được chính sách nhân đạo, thúc đẩy tính thiện, góp phần ổn định trật tự xã hội. Từ năm 2010 đến ngày 31/5/2020, tổng số trường hợp được miễn hình phạt hoặc miễn TNHS là 3.383 trường hợp, nhưng số lượng áp dụng miễn hình phạt sai là rất ít. Theo số liệu thống kê từ TAND tối cao và TAND cấp cao tại Hà Nội về công tác giám đốc thẩm, tái thẩm thì trong 10 năm gần đây, không có vụ án nào bị kháng nghị giám đốc thẩm hủy, sửa về phần áp dụng quy định miễn hình phạt vì lý do bị cáo không đủ điều kiện mà được miễn hình phạt. Đến nay, NCS. chỉ mới phát hiện ra một vài trường hợp trong thực tiễn không áp dụng đúng quy định miễn hình phạt và sẽ được nêu cụ thể tại tiểu mục 4.1.4 dưới đây, nhưng chủ yếu là sai sót ở việc đủ điều kiện nhưng Tòa không miễn hình phạt hoặc lẽ ra áp dụng quy định miễn hình phạt thì Tòa án lại áp dụng miễn TNHS hoặc các chế định giảm nhẹ khác

pdf168 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trong ví dụ này, số tiền A. chiếm đoạt là 300 triệu đồng được xác định nằm ở mức giữa của tình tiết định khung - Khoản 3 Điều 173 BLHS (mức 1 từ 200 - 300 triệu; mức 2 từ 300 - 400 triệu; mức 3 từ 400 - 500 triệu); Bước 2: Xác định mức trung bình của khung hình phạt và mức hình phạt đối với A nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS và tình tiết định khung khác. Trong trường hợp này, mức hình phạt sẽ nằm trong khoảng từ 09 đến 12 năm tù; Bước 3: Xác định tình tiết tăng nặng giảm nhẹ để tăng lên hay giảm đi mức độ hình phạt. Giả sử A. có một tình tiết giảm nhẹ là khai báo thành khẩn, không có tình tiết tăng nặng. Tòa án có thể xử phạt A. mức hình phạt 08 - 09 năm tù là phù hợp. Khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ TNHS để quyết định giảm hình phạt cho người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội thì cần lưu ý các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã được BLHS quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt. Ví dụ: D. bị truy cứu TNHS về tội phản bội Tổ quốc. D. có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 và cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng làm tình tiết để định khung, truy cứu D. theo khoản 2 Điều 108 BLHS [66] thì Tòa án không được sử dụng 02 tình tiết giảm nhẹ này để tiếp tục giảm nhẹ hình phạt cho D. 141 c. Ban hành văn bản hướng dẫn về đánh giá mức độ giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ TNHS và trường hợp miễn, giảm hình phạt khi vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ TNHS Điều 51 BLHS quy định 22 tình tiết giảm nhẹ đối với người phạm tội. Điều 84 BLHS quy định 05 tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên, không có quy định và văn bản hướng dẫn nào xác định mức giảm nhẹ hình phạt của các tình tiết giảm nhẹ trên, liệu có phải tất cả các tình tiết giảm nhẹ đều được hưởng mức độ khoan hồng (giảm nhẹ hình phạt) như nhau. Qua nghiên cứu thực tiễn, trên cơ sở lý luận về miễn, giảm và quy định của một số nước trên thế giới như đã nêu ở Chương 2, Chương 3 Luận án, NCS. thấy rằng không phải tình tiết giảm nhẹ nào cũng được hưởng mức độ giảm nhẹ như nhau và mức độ giảm nhẹ của một tình tiết cũng không như nhau ở tất cả các vụ án. Theo NCS. phải coi các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa làm giảm đi đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi; thể hiện rõ ý thức hối cải, khả năng tự giáo dục, cải tạo của người phạm tội; và các tình tiết có ý nghĩa to lớn trong việc hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhanh chóng, chính xác vụ án, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm là những tình tiết căn bản, có giá trị giảm nhẹ cao nhất. NCS. đồng quan điểm với cách quy định của BLHS Nga coi các tình tiết giảm nhẹ như tự thú; tích cực giúp đỡ việc khám phá, điều tra tội phạm, vạch trần và truy tố đồng phạm, truy tìm tài sản do phạm tội mà có; và cấp cứu và giúp đỡ người bị hại ngay sau khi tội phạm thực hiện, tự nguyện bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần do tội phạm gây ra, các hành động khác nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người bị hại, là những tình tiết giảm nhẹ căn bản nhất, có giá trị giảm nhẹ cao hơn các tình tiết giảm nhẹ khác. Mặt khác, khi xem xét mức độ giảm nhẹ của một tình tiết thì phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể để đánh giá. Ví dụ: trong các vụ án liên quan đến tội chiếm đoạt tài sản thì tình tiết bồi thường thiệt hại phải là tình tiết có giá trị giảm nhẹ cao nhất, nhưng trong các vụ án về xâm phạm về danh dự, nhân phẩm thì tình tiết như tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải lại được đánh giá có mức độ giảm nhẹ cao hơn. Hoặc ở những vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng có mức hình phạt cao nhất là tử hình thì về nguyên tắc không phải cứ có tình tiết giảm nhẹ là được giảm nhẹ nếu tính chất hành vi là cực kỳ nguy hiểm và bị cáo không đáng được khoan hồng. Thực tiễn có nhiều vụ án giết người, mua bán trái phép chất ma túy, mặc dù bị cáo có tình tiết giảm nhẹ nhưng với tính chất, mức độ cực kỳ nguy hiểm của bị cáo thì Tòa án vẫn tuyên mức hình phạt cao nhất là tử hình, mà không giảm nhẹ. 142 Đối với các trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng TNHS thì Tòa án cũng phải cân nhắc mức độ để đối trừ, có một mức hình phạt giảm nhẹ phù hợp. Nếu số lượng tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS là như nhau và ý nghĩa tác động của các tình tiết này cũng như nhau thì Tòa án không giảm nhẹ cho người phạm tội. 4.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hình sự nói chung, các quy định về miễn, giảm hình phạt nói riêng Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật hình sự nói chung, các quy định về miễn, giảm hình phạt nói riêng là hoạt động giải thích, tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp dân cư, mọi thành phần, lứa tuổi trong xã hội biết được, ý thức và tuân thủ thực hiện theo các quy định của pháp luật hình sự và các quy định liên quan đến chính sách nhân đạo, quy định về miễn, giảm hình phạt. Bởi lẽ, cùng với việc phân loại tội phạm, các nhà làm luật Việt Nam cũng đồng thời phân hóa các trường hợp phạm tội trong BLHS để đối với các đối tượng phạm tội khác nhau để có đường lối xử lý nhanh chóng, chính xác, công bằng đối với các trường hợp phạm tội và chủ thể của tội phạm (người và pháp nhân thương mại phạm tội). Do đó, trong xã hội khi một người đang hoặc đã thực hiện tội phạm, nếu được thông tin tuyên truyền và giáo dục sẽ có tác dụng rất lớn trong việc động viên, khuyến khích họ nhận ra sai lầm, tự nguyện sửa chữa, lập công chuộc tội, tự thú, chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo nhanh chóng, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội, và do đó, việc miễn, giảm hình phạt cho họ là rất cần thiết và trở nên có ý nghĩa thiết thực. Ngoài ra, đối với pháp nhân thương mại, nếu thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, tự nguyện khắc phục hậu quả, ngăn chặn hậu quả... thì sẽ được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước. Do đó, nếu chúng ta làm tốt và thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đồng bộ các công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân, đến cả những người thực hiện tội phạm, đang bỏ trốn hoặc đang bị truy nã... thì đây cũng chính là một trong những biện pháp góp phần ngăn chặn những hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra, đồng thời nó cũng cho phép họ thành thật khai báo, ra tự thú, tố giác đồng bọn... sẽ được giảm nhẹ hay có thể không phải chịu TNHS, có thể được miễn hình phạt. Bên cạnh đó, khi tuyên truyền, phổ biến cũng cần thể hiện rõ nguyên tắc xử lý trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong BLHS (Điều 3). Đặc biệt, hướng dẫn các thói quen ứng xử tích cực tuân theo pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc chung của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, 143 bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân. Đặc biệt, tuyên truyền, phổ biến và quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” và Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012. Bởi vì, “một xã hội có kỷ cương, kỷ luật phải được xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi người, giáo dục mọi thành viên và các cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Đó là một nội dung không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền” [43, tr.89]. 4.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức và phẩm chất của Thẩm phán, Hội thẩm Các văn bản, Nghị quyết của Đảng về công tác tư pháp đã chỉ rõ: công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của bộ máy nhà nước... Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48- NQ/TW “Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010, định hướng đến năm 2020” đã nêu rõ: “Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và Nhân dân còn nhiều hạn chế...” [3]. Do vậy, yêu cầu cấp thiết ở đây đòi hỏi phải nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp nói chung, cán bộ, Thẩm phán nói riêng (song song với đội ngũ cán bộ tư pháp) về các quy định của BLHS, Bộ luật tố tụng hình sự để vận dụng pháp luật chính xác vào những trường hợp cụ thể trên thực tế. Để làm được việc đó, đòi hỏi hàng năm các cơ quan tư pháp phải nghiêm túc tiến hành nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ của cán bộ, ý thức pháp luật nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Trước hết, luôn quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng về mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, nắm vững và quán triệt nghiêm sáu quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ theo định hướng Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Trung ương. Thường xuyên quán triệt, xây dựng 144 kế hoạch và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 25/10/2017 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Phân công, xác định rõ ràng “trách nhiệm phải đi đôi với thẩm quyền” của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo. Ngoài ra, trong lĩnh vực áp dụng các quy định pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự đòi hỏi các cán bộ Tòa án, đặc biệt là Thẩm phán và Hội thẩm phải nắm vững các quy định về tội phạm, hình phạt, căn cứ quyết định hình phạt, miễn, giảm hình phạt, miễn TNHS... để việc áp dụng được khách quan, chính xác và đúng pháp luật, đặc biệt là quy định mới trong BLHS và Bộ luật tố tụng hình sự. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị, đồng thời kết hợp với thực hiện cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức TAND” gắn với phong trào thi đua trong ngành: “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” và “Tất cả để phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”; v.v... Cùng với đó, thực hiện rà soát để bảo đảm bố trí, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ có hiệu quả, sử dụng cán bộ, Thẩm phán bảo đảm phù hợp với năng lực, sở trường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; đồng thời, kiên quyết thay thế, miễn nhiệm những cán bộ, Thẩm phán (kể cả cán bộ lãnh đạo) năng lực yếu kém, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có tham nhũng, tiêu cực [154]. 4.3.4. Giải pháp tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng Đây cũng là một giải pháp quan trọng bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) đã được Bộ luật tố tụng hình sự và các Luật tổ chức, văn bản hướng dẫn, thi hành đòi hỏi phối hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ án hình sự, đặc biệt là đối với các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo có tình tiết giảm nhẹ TNHS để Tòa án khi xét xử xem xét, quyết định miễn, giảm hình phạt. Trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra thì quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến bị can nói chung, các chứng cứ, tài liệu liên quan đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với bị can nói riêng là vô cùng quan trọng. Về nguyên tắc, mọi tài liệu chứng cứ liên quan đến các tình tiết giảm nhẹ có lợi cho người, pháp 145 nhân thương mại phạm tội phải được thu thập đầy đủ từ giai đoạn điều tra, để có thể được kiểm sát bởi Viện kiểm sát và làm căn cứ cho Tòa án khi miễn, giảm hình phạt trong quá trình xét xử. Việc thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu trong giai đoạn trước sẽ giúp cho Tòa án khi xét xử đánh giá được toàn diện, đưa ra được những quyết định, trong đó có quyết định miễn, giảm hình phạt chính xác, đúng pháp luật. Trong hoạt động truy tố của Viện kiểm sát, nếu Viện kiểm sát làm tốt chức năng truy tố, ngoài việc truy tố về tội danh thì việc đề xuất các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và hình phạt áp dụng đối với bị can là rất quan trọng, làm cơ sở để Tòa án xem xét quyết định tội danh và hình phạt cũng như việc miễn, giảm hình phạt được đúng, đủ, công bằng, bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của người, pháp nhân thương mại phạm tội. Do đó, để làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cần lưu ý một số nội dung sau đây: - Kiểm sát viên và Điều tra viên thường xuyên phối hợp, trao đổi nội dung vụ án trong suốt quá trình điều tra, xác định việc xây dựng hồ sơ, thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra là căn cứ quan trọng xác định tội phạm. Do đó, trong suốt quá trình điều tra, Kiểm sát thường xuyên yêu cầu Điều tra viên cung cấp hồ sơ để kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án. - Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa Kiểm sát viên với Thẩm phán trong giai đoạn xét xử: Kiểm sát viên và Thẩm phán được phân công thường xuyên có sự trao đổi nghiệp vụ nhằm tháo gỡ, khắc phục thiếu sót có thể xảy ra. - Lãnh đạo các cơ quan tố tụng theo dõi chặt chẽ các vụ án và có hướng chỉ đạo kịp thời nhất là đối với các vụ án phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, ảnh hưởng đến chính trị, các vụ án mà có khả năng người, pháp nhân thương mại phạm tội được miễn hình phạt nhằm bảo đảm việc miễn hình phạt được đúng và khách quan. 4.3.5. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết thực tiễn Thanh tra, kiểm tra vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là phương thức lãnh đạo giúp giữ vững kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn, đẩy lùi các yếu kém, tiêu cực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi”. “Khi có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó: là do cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”, “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn “pha”. Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, 146 bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng 9 phần 10 khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu kiểm tra” [155]. Hoạt động miễn, giảm hình phạt trong xét xử cũng vậy, muốn nâng cao hiệu quả và bảo đảm áp dụng đúng quy định miễn, giảm hình phạt thì tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là một giải pháp hiệu quả. Từ việc thanh tra, kiểm tra, sẽ đánh giá được tình hình thực tế, thấy được cái đúng, cái sai, như một cách nhìn nhận lại việc đã làm, để sau đó làm tốt hơn. Để thanh tra, kiểm tra được chính xác thì trong thống kê cũng cần có phân tách bảng thống kê về miễn hình phạt và miễn trách nhiệm hình sự (mà thực tiễn ở trên NCS đã đề cập). Ngoài ra, hoạt động miễn, giảm hình phạt là một hoạt động mang tính nhân đạo nhưng cũng dễ phát sinh các tiêu cực. Trong thực tiễn, do tác động của hoàn cảnh bên ngoài, nhất là tác động từ mặt trái cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, cộng với sự thiếu tự giác tu dưỡng, rèn luyện nên dễ dẫn đến việc có cán bộ là Thẩm phán, Hội thẩm, kể cả cán bộ có công trạng suy thoái, biến chất, mưu cầu lợi ích cá nhân sai trái, mà quyết định miễn, giảm sai, không đúng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của chính sách hình sự cũng như công cuộc đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa to lớn của công tác thanh tra, kiểm tra, từ năm 2016, TAND tối cao đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bằng việc triển khai kế hoạch kiểm tra công tác chuyên môn hàng năm của TAND các cấp, trong đó có nội dung kiểm tra đến việc miễn, giảm hình phạt. Qua công tác kiểm tra hàng năm, TAND cũng đã phát hiện được những sai phạm trong việc giảm hình phạt và đã ban hành các kháng nghị giám đốc thẩm đối với các sai phạm này, đồng thời rút kinh nghiệm xét xử cho TAND các cấp, đưa ra đường lối xét xử thống nhất, bảo đảm công bằng. Đây là một hoạt động có ý nghĩa tích cực và mang lại hiệu quả cao trong việc bảo đảm xét xử. Vì vậy, NCS. thấy rằng TAND tối cao nên tiếp tục triển khai hoạt động kiểm tra công tác chuyên môn hàng năm như đã thực hiện nêu trên. Các TAND cấp cao cũng nên có các kế hoạch kiểm tra theo thẩm quyền như chương trình kiểm tra của TAND tối cao để nâng cao năng lực chuyên môn cũng là giúp tăng cường sự bảo đảm áp dụng đúng quy định miễn, giảm hình phạt. Bên cạnh đó, trong hoạt động miễn, giảm hình phạt thì công tác tổng kết thực tiễn vừa giúp nhìn nhận, đánh giá lý luận về miễn, giảm, quy phạm pháp luật về miễn giảm có phù hợp với thực tế, cuộc sống, xã hội và xu hướng phát triển hay không. Công tác tổng kết thực tiễn vừa giúp cho Tòa án các cấp có cái nhìn tổng quan, có đường lối xét xử thống nhất, vừa giúp cho các nhà lý luận, các nhà lập pháp thấy 147 được những ưu, khuyết điểm, lỗ hổng của pháp luật so với sự đa dạng của đời sống thực tiễn, để đưa ra được kiến giải lập pháp về miễn, giảm hình phạt, đồng thời cũng là giải pháp để bảo đảm quy định này được áp dụng đúng trong thực tiễn. 4.3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự về miễn, giảm hình phạt Trong xu thế mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, thì hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên thế giới về lĩnh vực tư pháp là rất cần thiết. Trên cơ sở bảo đảm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia, đòi hỏi cần nghiên cứu, tham khảo, học tập có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, về đào tạo cán bộ tư pháp, về đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, về kỹ thuật lập pháp các bộ luật, luật, các chế định hay quy phạm pháp luật... Do đó, việc tăng cường sự hợp tác quốc tế và trao đổi về kinh nghiệm lập pháp hình sự nói chung, các quy định của BLHS Việt Nam về miễn, giảm hình phạt nói riêng là tất yếu và có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta phải tham khảo trước hết pháp luật hình sự các nước có kinh nghiệm lập pháp, các nước khu vực và các nước có quan hệ truyền thống hay những quốc gia tiến bộ như Chương 3 Luận án NCS. đã đề cập (như: Nga, Pháp, Đức...). Chúng ta có thể tham khảo những quy định mới, hợp lý và tiến bộ của BLHS các nước để xây dựng và hoàn thiện chế định miễn, giảm hình phạt trong BLHS Việt Nam. Tuy nhiên, khi tham khảo để sửa đổi, bổ sung chúng ta phải có sự sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với thực tiễn xét xử và đồng bộ với các văn bản và đạo luật khác liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng ba xu hướng xuyên suốt trong chính sách hình sự - phân hóa, nhân đạo hóa và quốc tế hóa đang diễn ra trên thế giới và Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó [131, tr.417-419]. Ngoài ra, theo NCS., Bộ Tư pháp cần chủ trì, hoặc kết hợp với các cơ quan liên quan đến công tác pháp luật khác (như: TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an...) hay các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học (Học viện Khoa học Xã hội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) tiếp tục cho dịch và in BLHS và BLTTHS của các nước, đặc biệt là BLHS các nước ASEAN, một số nước có kinh nghiệm lập pháp phát triển và các nước có nền văn hóa truyền thống tương đồng với Việt Nam. Ngoài ra, còn phải tham khảo các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn các nước ra sao, trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, trong việc cải tạo và giáo dục người , pháp nhân thương mại phạm tội. 148 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Tóm lại, nghiên cứu nội dung Chương 4 Luận án: “Thực tiễn áp dụng, nội dung hoàn thiện và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt”, NCS. rút ra các kết luận sau đây: 1. Thực tiễn áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy, về cơ bản Tòa án các cấp đã áp dụng chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật về miễn, giảm hình phạt đối với người phạm tội (do BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành năm 2018 và thực tiễn xét xử chưa có vụ án về pháp nhân thương mại phạm tội), từ đó đã nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng cho thấy còn một số sai lầm, thiếu sót đã làm giảm hiệu quả và các yêu cầu trên. Do đó, tất cả điều này đòi hỏi tìm ra nguyên nhân cơ bản để đề xuất phương hướng và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định về miễn, giảm hình phạt trong thực tiễn. 2. Hiện nay, xu hướng nhân đạo hóa pháp luật và phân hóa nói chung, quốc tế hóa trong pháp luật hình sự nói riêng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội đều phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời và đúng pháp luật” đòi hỏi cụ thể hóa trong pháp luật mà miễn, giảm hình phạt là một trong những chế định phản ánh rõ nét các nội dung này. Do đó, yêu cầu của việc hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 hiện hành đã được làm rõ trên ba phương diện thực tiễn, lý luận và lập pháp hình sự. 3. Nhận xét, phân tích các quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được thì vẫn còn có một số sai lầm, thiếu sót đã được chỉ ra mà trong đó có nguyên nhân về pháp luật. Vì vậy, nhằm bảo đảm thi hành đúng, chính xác và đầy đủ quy định về miễn, giảm hình phạt, NCS. đã đề xuất phương hướng tiếp tục hoàn thiện quy định BLHS năm 2015 về chế định này về các vấn đề như: hậu quả của việc miễn hình phạt; hoàn thiện các trường hợp miễn hình phạt đối với các chủ thể của tội phạm; bổ sung thêm trường hợp đương nhiên miễn hình phạt, hoàn thiện về giảm hình phạt... Đặc biệt, từ thực tiễn công tác, NCS. cho rằng, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn (cụ thể là trong hoạt động xét xử), các nhà làm luật cần xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạt áp dụng đối với trường hợp giảm hình phạt để các cơ quan thực tiễn tham khảo, bảo đảm tuân thủ nghiêm chỉnh quy định BLHS và cũng phân hóa tối đa TNHS và hình phạt. 149 KẾT LUẬN CHUNG Tóm lại, nghiên cứu nội dung Luận án tiến sĩ luật học: “Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam”, NCS. đưa ra những kết luận chung mang tính tổng kết như sau: 1. NCS. thực hiện đề tài với tên gọi: “Miễn, giảm hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học đặt ra yêu cầu phải làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn, giảm hình phạt, đưa ra phương hướng, nội dung hoàn thiện BLHS và các giải pháp bảo đảm nhận thức chính xác trên phương diện lập pháp và áp dụng đúng trong thực tiễn xét xử là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, Luận án đã phân tích, đánh giá chọn lọc quan điểm, nội dung trong các nhóm công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, từ đó nhận xét, đánh giá tổng quan và đưa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án này trên cơ sở tổng kết lý luận, các luận điểm khoa học và kết quả nghiên cứu lý thuyết trong những công trình khoa học ở trong và ngoài nước đã công bố. 2. Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay cho thấy, việc miễn, giảm hình phạt là một quyết định đặc biệt của Tòa án, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong quá trình xét xử. Nội dung, ý nghĩa của miễn, giảm hình phạt cho thấy, đây chính là các biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam, phản ánh chính sách hình sự và các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự (như: phân hóa, nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt), do Tòa án áp dụng trong quá trình xét xử, nhằm không áp dụng hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với chủ thể đã thực hiện tội phạm hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, khi có đủ những điều kiện do luật định. Khi chủ thể phạm tội có 01 hoặc nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS, thì lúc này, Tòa án có thể xem xét áp dụng miễn, giảm hình phạt với các hậu quả pháp lý hình sự khác nhau, qua đó, tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo của chính sách hình sự với các yêu cầu, đòi hỏi đạt được hiệu quả của hình phạt trong thực tiễn ra sao. 3. Việc quy định trong pháp luật hình sự và áp dụng miễn, giảm hình phạt trong hoạt động xét xử của Tòa án có ý nghĩa quan trọng không những góp phần bảo đảm pháp chế trong Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt, cũng như các biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, qua đó, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại phạm tội, mà còn còn phản ánh xu hướng nhân đạo hóa và tiết kiệm tối đa các biện pháp cưỡng chế về hình sự. Từ những ý nghĩa này, Luận án đã phân tích lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành BLHS năm 2015 để thấy rõ sự hình thành và phát triển, hoàn thiện cũng như xu hướng thay đổi của hai biện pháp miễn, giảm hình phạt qua 150 các văn bản pháp lý đơn lẻ đến quy định trong các BLHS nước ta. 4. Trên cơ sở phân loại và đưa ra hệ thống tiêu chí phân loại về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015, Luận án đã đánh giá, làm sáng tỏ nội dung và điều kiện, cũng như hậu quả pháp lý của các trường hợp miễn, giảm hình phạt. Cùng với đó, so sánh với những quy định tương tự về miễn, giảm hình phạt trong BLHS của các quốc gia trên thế giới tiêu biểu, có điều kiện chính trị, xã hội, thể chế tương đồng hay là quốc gia có nền pháp luật tiến bộ như: Nga, Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp và Đức. Thông qua nội dung này, NCS. đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đặc biệt là các kết luận mang tính so sánh, điểm tiến bộ và phù hợp với thực tiễn xét xử, thực tiễn xã hội của Việt Nam có thể tính đến việc tham khảo, tiếp thu trong quá trình hoàn thiện quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 trong thời gian tới. 5. Thực tiễn xét xử và việc áp dụng miễn, giảm hình phạt của TAND các cấp trong giai đoạn 2010 - 2020 cho thấy, về cơ bản Tòa án các cấp đã áp dụng đúng, chính xác, có căn cứ pháp luật đối với các trường hợp miễn, giảm hình phạt theo quy định của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015, qua đó, bảo đảm thực hiện tốt chính sách hình sự trong giáo dục, cải tạo người phạm tội và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền con người và duy trì ổn định trật tự xã hội, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ. Điều này đã được NCS. phân tích qua số liệu từ năm 2010 - 2020 và kết quả giải quyết của 300 bản án trong phần Phụ lục Luận án của mình. 6. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, kết quả đạt được, thực tiễn xét xử cũng cho thấy, việc áp dụng miễn, giảm hình phạt tại Tòa án các cấp vẫn còn có một số sai lầm, thiếu sót đã làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, cũng như giáo dục, cải tạo người phạm tội và nguyên tắc công bằng. Trên cơ sở này, NCS. đã chỉ ra các nguyên nhân cơ bản, từ đó, kiến nghị phương hướng hoàn thiện các quy định về miễn hình phạt và giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 đối với các đối tượng - người, pháp nhân thương mại và người dưới 18 tuổi phạm tội; đặc biệt là kiến nghị xây dựng hướng dẫn cụ thể về cách tính mức hình phạt áp dụng đối với trường hợp giảm hình phạt để bảo đảm thực hiện đúng, chính xác và công bằng trong các quyết định về miễn, giảm của Tòa án. Cùng với đó, NCS. cũng đề xuất các giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định về miễn, giảm hình phạt trong BLHS năm 2015 như: Ban hành văn bản hướng dẫn thi hành quy định về miễn, giảm hình phạt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức và phẩm chất của Thẩm phán; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; thanh tra, kiểm tra, tổng kết và hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm lập pháp hình sự, qua đó, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của BLHS, bảo đảm hiệu lực của luật hình sự trong thực tiễn và chính sách hình sự thực thi hiệu quả. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trần Thị Quỳnh (2018), Miễn hình phạt trong BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí TAND, số 2(1), tr.33-40. 2. Trần Thị Quỳnh (2020), Giảm hình phạt theo quy định của BLHS năm 2015 và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Khoa học, Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2, tr.45-57. 3. Trần Thị Quỳnh (2020), Quy định tương tự về miễn, giảm hình phạt trong BLHS một số nước trên thế giới, Tạp chí TAND, số 14(8), tr.27-40. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt 1. Ban Chỉ đạo thi hành BLHS (2000), Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về BLHS năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội. 2. Phạm Văn Beo (2009), Luật hình sự Việt Nam - Quyển 1 (Phần chung), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW “Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010, định hướng đến năm 2020”. 4. Bộ Tư pháp (2005), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 5. Nguyễn Mai Bộ (2001), Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong BLHS năm 1999, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4). 6. Lê Cảm (2002), Chế định miễn hình phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4). 7. Lê Cảm (2005), Về các mục đích của hình phạt và hệ thống hình phạt, Tạp chí Kiểm sát, 17(9). 8. Lê Cảm (chủ biên, 2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Lê Cảm (chủ biên, 2002), Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Số chuyên đề Thông tin Khoa học pháp lý, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), (8). 10. Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Lê Văn Cảm (2019), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự - Phần chung (Giáo trình Sau đại học), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Lê Cảm, Trịnh Tiến Việt (2002), Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí TAND, (1). 13. Lê Cảm, Trịnh Tiến Việt (2004), Phân biệt miễn TNHS và miễn hình phạt, Tạp chí Khoa học pháp lý, (2). 14. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên, 2019), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 153 15. Cổ luật Việt Nam (2009), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt - Tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Lê Văn Đệ (2010), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 22. Trần Văn Độ (1995), Hiệu quả hình phạt - Khái niệm, tiêu chí, điều kiện, trong sách: Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Trần Văn Độ (2004), Bình luận Điều 54 - Miễn hình phạt, trong sách: Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999, Tập I - Phần chung (từ Điều 1 đến Điều 77), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Giáo trình Triết học Mác - Lênin (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25. Đinh Bích Hà (dịch, 2007), BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 26. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành (1998), Văn bản pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 27. Trần Thị Hiển (dịch, 2011), BLHS Nhật Bản, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 28. Nguyễn Ngọc Hòa (1995), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, trong sách: Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 29. Nguyễn Ngọc Hòa (1999), Mục đích của hình phạt, Tạp chí Luật học, (1). 30. Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 31. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên, 2001), TNHS và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 154 32. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên, 2006), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 33. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên, 2017), Bình luận khoa học BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 34. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (1999), Thuật ngữ luật hình sự, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 35. Phạm Khiêm Ích, Hoàng Văn Hảo (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội. 36. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 37. Nguyễn Minh Khuê (chủ biên, 2019), Bình luận khoa học BLHS hiện hành (BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Tập 1 - Những quy định chung, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 38. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên, 1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. Võ Khánh Linh (2016), Xã hội học hình phạt: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 40. Uông Chu Lưu (chủ biên, 2001), Bình luận khoa học BLHS năm 1999 (Phần chung), tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Dương Tuyết Miên (2000), Bàn về mục đích của hình phạt, Tạp chí Luật học, (3). 42. Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 43. Đỗ Mười (1995), Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị, Thông tin Khoa học pháp lý, 12. 44. Nguyễn Như Ý (chủ biên, 2010), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 45. Trần Đình Nhã (2001), Chương XXIV - TNHS của người chưa thành niên phạm tội, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Cao Thị Oanh (2007), Nguyên tắc phân hóa TNHS, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 47. Cao Thị Oanh (2008), Nguyên tắc phân hóa TNHS, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 155 48. Cao Thị Oanh (chủ biên, 2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Cao Thị Oanh (chủ biên, 2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 50. Cao Thị Oanh, Lê Đăng Doanh (đồng chủ biên, 2016), Bình luận khoa học BLHS năm 2015, Nxb Lao động, Hà Nội. 51. Hoàng Phê (chủ biên, 2006), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng. 52. Đỗ Ngọc Quang (1995), Chương 4 - Miễn, giảm hình phạt, Phần thứ ba, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội. 53. Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn Ngọc Hòa (1997), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 54. Đinh Văn Quế (1999), Pháp luật thực tiễn và án lệ, Nxb Đà Nẵng. 55. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học BLHS 1999 (Phần chung), Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 56. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57. Đinh Văn Quế (2017), Bình luận BLHS năm 2015, Phần thứ nhất - Những quy định chung, Nxb Thông tin Truyền thông, Hà Nội. 58. Hoàng Thị Kim Quế (2002), Tư tưởng Đông, Tây về Nhà nước và pháp luật - Những nhân tố của Nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3). 59. Quốc hội (1998), BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 60. Quốc hội (1998), Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 61. Quốc hội (1999), Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21/10 về việc thi hành BLHS năm 1999, Hà Nội. 62. Quốc hội (2001), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 63. Quốc hội (2002), BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 156 64. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Quốc hội (2014), Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 66. Quốc hội (2015), BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 67. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68. Trần Thị Quỳnh (2007), Chế định miễn hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 69. Trần Thị Quỳnh (2018), Miễn hình phạt trong BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí TAND, (1). 70. Hồ Sỹ Sơn (2007), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 71. Hồ Sỹ Sơn (2010), Bàn về khái niệm, bản chất, nội dung và giới hạn của TNHS, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6. 72. Hồ Sỹ Sơn (2018), Luật hình sự so sánh, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 73. Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 74. Lê Thị Sơn (1997), TNHS và miễn TNHS, Tạp chí Luật học, (5). 75. Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 76. TAND (2020), Báo cáo công tác chuyên môn của TAND các cấp từ 2016 đến 2019, Hà Nội. 77. TAND tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội, Tập I (1945-1974). 78. TAND tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Hà Nội, Tập II (1975-1978). 79. TAND tối cao (1990), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 80. TAND tối cao (1992), Hệ thống hóa các văn bản về hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, Hà Nội. 81. TAND tối cao (1993), Chỉ thị số 136/NCPL ngày 11/3 của Chánh án TAND tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về phòng, chống và kiểm soát ma túy, về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm, Hà Nội. 157 82. TAND tối cao (2001), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng Phần chung của BLHS năm 1999, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, số 2000/98/040/ĐT, Hà Nội. 83. TAND tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 4/8 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung BLHS 1999, Hà Nội. 84. TAND tối cao (2010 - 2020), Thống kê tình hình xét xử các vụ án hình sự, Hà Nội. 85. TAND tối cao (2020), Các kết luận kiểm tra công tác chuyên môn hàng năm của TAND tối cao, Hà Nội. 86. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (1998), số Chuyên đề về luật hình sự một số nước trên thế giới, Hà Nội. 87. Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 88. Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai. 89. Thiều Văn Thịnh (2020), TAND tỉnh Cao Bằng, https://tapchitoaan.vn/bai- viet/phap-luat/mot-so-luu-y-khi-quyet-dinh-ap-dung-hinh-phat-duoi-muc-thap- nhat-cua-khung-hinh-phat, truy cập ngày 05/5. 90. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 91. Trần Quang Tiệp (2004), Vai trò của gia đình trong việc thi hành các loại hình phạt không tước tự do và các biện pháp tư pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2). 92. Trịnh Quốc Toản (2002), Những vấn đề cơ bản về Phần chung pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp, trong chuyên đề: Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, Số chuyên đề Thông tin khoa học pháp lý (do GS.TSKH. Lê Văn Cảm chủ biên), Viện khoa học pháp lý, (8). 93. Trịnh Quốc Toản (2011), Một số vấn đề lý luận về hình phạt trong luật hình sự, Tạp chí Khoa học, Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (25). 94. Trịnh Quốc Toản (2015), Nghiên cứu hình phạt trong luật hình sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 95. Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (1995), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Hà Nội. 96. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 158 97. Trường Đại học Luật Hà Nội (dịch, 2011), BLHS Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 98. Trường Đại học Luật Hà Nội (dịch, 2011), BLHS Thụy Điển, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 99. Trường Đại học Luật Hà Nội (dịch, 2011), BLHS Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 100. Từ điển Tiếng Việt (2002), Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. 101. Đào Trí Úc (chủ biên, 1993), Mô hình lý luận của Phần chung BLHS, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 102. Đào Trí Úc (1993), Bình luận Điều 48 - Miễn TNHS, miễn hình phạt, trong sách: Mô hình lý luận về BLHS Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 103. Đào Trí Úc (1995), Chính sách hình sự và hình phạt, trong sách: Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 104. Đào Trí Úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I - Những vấn đề chung), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 105. Đào Trí Úc (chủ biên, 1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 106. Đào Trí Úc (chủ biên, 1994), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 107. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1967), Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, Hà Nội. 108. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, Hà Nội. 109. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Hà Nội. 110. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1982), Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Hà Nội. 111. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1995), Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 112. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 113. Trịnh Tiến Việt (2004), Về ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt, Tạp chí Khoa học pháp lý, (1). 159 114. Trịnh Tiến Việt (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn TNHS theo luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 115. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và TNHS, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 116. Trịnh Tiến Việt (2015), Cần hoàn thiện Chương X BLHS Việt Nam - Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát, (4). 117. Trịnh Tiến Việt (2015), Chương 2 - Quyền con người trong pháp luật hình sự, trong sách: Quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp hình sự, Nxb Hồng Đức. 118. Trịnh Tiến Việt (2019), TNHS và loại trừ TNHS, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 119. Trịnh Tiến Việt, Trần Thị Quỳnh (2006), Về chế định miễn hình phạt trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, Tạp chí Tòa án nhân dân, (12). 120. Trịnh Tiến Việt, Trần Thị Quỳnh (2011), Miễn hình phạt theo luật hình sự Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Khoa học, Luật học, (27). 121. Trần Thị Quang Vinh (2002), Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 122. Trần Thị Quang Vinh (2005), Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 123. Trương Quang Vinh (2018), Chương XII - TNHS và hình phạt, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần chung, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 124. Võ Khánh Vinh (1994), Chương VIII - Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt, trong sách: Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 125. Võ Khánh Vinh (1994), Chương IX - Quyết định hình phạt theo luật hình sự Việt Nam, trong sách: Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 126. Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 127. Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình Nhập môn xã hội học pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 128. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 129. Võ Khánh Vinh (2006), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 160 130. Võ Khánh Vinh (2011), Giáo trình Xã hội học pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 131. Võ Khánh Vinh (2020), Chính sách pháp luật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 132. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 133. Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2014), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 134. Võ Khánh Vinh (chủ trì, 2018), Các xu hướng phát triển của luật hình sự Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo, Viện Đại học Mở Hà Nội, tháng 7. 135. X.X.A-lếch-xây-ép (1986), Pháp luật trong cuộc sống của chúng ta, Nxb Pháp lý, Hà Nội.  Tiếng Anh 136. Army L. Anderson (2010), Lawlessness in the Federal Sentencing Process: A Test for Uniformity and Consistency in Sentence Outcomes” Justice Quarterly Journal, USA, volume 27, issue 3, p. 362-392. 137. Cassia Spohn (2008) (2nd edition), How Do Judges Decide?: The Search for Fairness and Justice in Punishment, SAGE Publications, USA. 138. Chi-Yu Cheng (1994), The Chinese Theory of Criminal Law, Journal of Criminal Law and Criminology, Volume 39(4). 139. Gregg Barak (2000), Crime and crime control: A global view, Greenwood Press, 2000. 140. Jeffrey Fagan, Tracey L. Meares (2008), Punishment, deterrence and social control: the paradox of punishment in minority communities, Ohio State Journal of Criminal Law, Vol. 6. 141. Jianfu Chen (2008), Chinese Law: Context and Transformation, Martinus NijHoff Publishers, Leidenm Boston. 142. Kadish sanford H., Schulhofer, Stephen J (1989), Criminal Law and its processes: Cases and materials, Boston - Tonronto - London: Little, Brown and company. 143. Marcelo F. Aebi and Véronique Jaquier, Graeme R. Newman, General Editor (2011), Volume Editors, Crime and Punishment around the World - ASIA AND PACIFIC (Volume 3), ABC-Clio. 161 144. Michael Bogdan (Editor) (2000), Swedish Law in the New Millennium, Norstedts Juridik, Printed in Sweden by Elanders Gotab, Stockholm. 145. Mirko Bagaric (1999), In Defence of a Utilitarian Theory of Punishment: Punishing the Innocent and the Compatibility of Utilitarianism and Rights, 24 Australian Journal of Legal Philosophy. 146. Neal Hazel (2008), Juvenile justice comparison between countries, Youth Justice Boar, Salford. 147. Paul H. Robinson (2001), Crime, Punishment, and prevention, Harvard Law Review. 148. Rob White, Fiona Haines (2000), Crime and Criminology: An introduction (Second Edition), Oxford University Press. 149. Stephen A. Saltzbufg, John L.Diamond, Kit Kinports và Thomas H.Morawetz (1994), Criminal Law, The Michie Company, Law Publishers. 150. Victor Tadros (2005), Criminal Responsibility, Oxford University Press. 151. William R. Kelly (2016), The future of crime and punishment: The smart policy to reduce crime and save money, Published by Rowman & Littlefield.  Tiếng Nga 152. Келина X.Г (1994), Теоретические основы освобождения от уголовной ответственности, Издательство "Наука", Москва. 153. Б.Х.Шавелова (2001), Учебная программа по уголовному праву (общее), Московское научное издательство.  Trang Web 154. phan-dap-ung-yeu-cau-trong-tinh-hinh-moi, truy cập ngày 17/6/2020. 155. tac-kiem-tra-giam-sat-doi-voi-viec-nang-cao-chat-luong-sinh-hoat-chuyen-de-o- dang-bo-truong-chinh-tri-tinh-phu-tho.html, truy cập ngày 07/6/2020. 156. 157. (Criminal Law of the People's Republic of China), truy cập ngày 10/6/2020. 158. (Penal Code), truy cập ngày 10/6/2020. 162 159. https://ideaexchange.uakron.edu/. 160. https://link.springer.com/book/10.1007/978-3-540-77296-5. 161. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-luu-y-khi-quyet-dinh-ap-dung- hinh-phat-duoi-muc-thap-nhat-cua-khung-hinh-phat, truy cập ngày 05/5/2020. 162. https://theconversation.com/. 163. https://www.imolin.org/doc/amlid/Russian_Federation_Criminal_Code.pdf. (Penal Code of the Russian Federation), truy cập ngày 10/6/2020. 164. https://www.legifrance.gouv.fr/. 165. https://www.legislationline.org (France Criminal Code), truy cập ngày 10/6/2020. 166. https://www.legislationline.org/.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_mien_giam_hinh_phat_theo_phap_luat_hinh_su_viet_nam.pdf
  • pdfTrichyeu_TranThiQuynh.pdf
Luận văn liên quan