Luận án Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Đối với quyền tư pháp, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, cần nhận thức rằng: quyền tư pháp là quyền tài phán của Nhà nước được thực hiện dưới hình thức xét xử - là chức năng được trao duy nhất cho Tòa án. Quyền tư pháp là quyền giải quyết, phán quyết về các tranh chấp pháp lý xảy ra trong xã hội. Đó có thể là các tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân; tranh chấp giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức; tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi cơ quan thực hiện quyền tư pháp không thể đứng ngoài các tranh chấp xảy ra trong xã hội. Khi các bên có tranh chấp và giữa các bên không có được sự thỏa thuận, hòa giải và có một bên khởi kiện, thì Tòa án không thể không can thiệp bằng quyền lực của mình. Tòa án không thể từ chối giải quyết các tranh chấp đó vì lý do không có luật điều chỉnh. Có như vậy, quyền con người, quyền công dân mới được bảo vệ; trật tự pháp luật mới được duy trì.

pdf164 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ quan hành pháp là cơ quan thực thi pháp luật, có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự phát triển của thực tiễn xã hội luôn luôn đa dạng, sôi động, phức tạp mà nhiều khi pháp luật không dự kiến trước được, không bao quát hết được. Pháp luật luôn luôn lạc hậu trước sự phát triển và diễn biến khó lường của thực tiễn xã hội. Vì vậy, trong thực tiễn hoạt động của mình, cơ quan hành pháp phải 130 hết sức linh hoạt, sáng tạo có khi trong khuôn khổ của pháp luật, nhưng cũng có khi vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật. Do đặc điểm nêu trên của hành pháp khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nên việc kiểm soát thực hiện quyền lực hành pháp của cơ quan tư pháp phải rất thận trọng. Khi có những vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật, quyết định hành chính của cơ quan hành pháp thì trong tài phán, nhận xét, kết luận, kiến nghị của mình cơ quan tư pháp phải soi xét kỹ càng. Cơ quan tư pháp phải đặt những chính sách, văn bản, quyết định hành chính trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đối chiếu với yêu cầu quản lý nhà nước từ thực tiễn để ủng hộ tính linh hoạt, sáng tạo của hành pháp; không nên vội vã kết luận có tính chất pháp lý đơn thuần cứng nhắc làm thui chột tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt của hành pháp. Để thực hiện quan điểm này phải có giải pháp nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa tư pháp và hành pháp; nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ tư pháp để có khả năng nhận diện cái đúng, cái sai, nhận thức đúng đắn quan hệ giữa cái bất hợp pháp nhưng hợp lý và bất hợp pháp nhưng phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. 4.2. Giải pháp bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay 4.2.1. Đổi mới nhận thức về quyền tư pháp, quyền hành pháp và mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực này Trong giới khoa học pháp lý hiện nay, nếu quyền hành pháp về cơ bản được nhận thức tương đối thống nhất thì các quan điểm về quyền tư pháp gần như chưa tìm được tiếng nói chung. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của quyền tư pháp, quyền hành pháp, trước hết cần nhận thức đúng và đầy đủ về hai nhánh quyền này, đặc biệt là quyền tư pháp. Như đã phân tích ở chương hai, có rất nhiều quan điểm nhận diện quyền hành pháp và về cơ bản các quan điểm đó đều chung nhau ở một điểm: 131 quyền hành pháp tuy về nguyên nghĩa là chấp hành và tổ chức thực thi các đạo luật nhưng không đơn thuần chỉ là sự chấp hành các đạo luật một cách thụ động; Quyền hành pháp ngày nay không chỉ là công việc điều hành chính sách quốc gia mà còn phải thực hiện công việc hoạch định chính sách quốc gia (để cơ quan lập pháp phê chuẩn chính sách một cách chính thức). Đối với quyền tư pháp, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, cần nhận thức rằng: quyền tư pháp là quyền tài phán của Nhà nước được thực hiện dưới hình thức xét xử - là chức năng được trao duy nhất cho Tòa án. Quyền tư pháp là quyền giải quyết, phán quyết về các tranh chấp pháp lý xảy ra trong xã hội. Đó có thể là các tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân; tranh chấp giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức; tranh chấp giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi cơ quan thực hiện quyền tư pháp không thể đứng ngoài các tranh chấp xảy ra trong xã hội. Khi các bên có tranh chấp và giữa các bên không có được sự thỏa thuận, hòa giải và có một bên khởi kiện, thì Tòa án không thể không can thiệp bằng quyền lực của mình. Tòa án không thể từ chối giải quyết các tranh chấp đó vì lý do không có luật điều chỉnh. Có như vậy, quyền con người, quyền công dân mới được bảo vệ; trật tự pháp luật mới được duy trì. Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nghiêm khắc nhất của Nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực Nhà nước đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vì vậy, quy định của Hiến pháp là cơ sở hiến định cho việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các loại án, thể hiện xu thế tất yếu của nhà nước pháp quyền. Ngoài ra, việc xác lập và bảo đảm mối quan hệ: phân công, phối hợp, kiểm soát giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp mà cụ thể là Chính phủ và Tòa án là tất yếu khách quan trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. Phân công là tiền đề, cơ sở để thực hiện sự phối hợp và kiểm soát giữa hai nhánh quyền lực này. Sự phối hợp dựa trên tiền đề phân công trên cơ sở hỗ 132 trợ nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất quyền lực nhà nước. Kiểm soát giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp là một tất yếu trong Nhà nước pháp quyền, càng là tất yếu trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Kiểm soát giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp không đồng nghĩa với việc can thiệp, làm phương hại đến độc lập của tư pháp, hành pháp. Trái lại, hiệu quả kiểm soát quyền tư pháp, quyền hành pháp càng được nâng cao thì càng tạo ra tiền đề để tư pháp độc lập thực sự và không làm mất đi tính mềm dẻo, linh hoạt của hành pháp. Dù mức độ, phạm vi kiểm soát giữa hai nhánh quyền này đến đâu thì cũng phải dựa trên công cụ pháp luật thể hiện ý chí của Nhân dân - chủ nhân của quyền lực nhà nước, tránh sự can thiệp tùy tiện vào quá trình thực hiện quyền tư pháp, quyền hành pháp. Và cũng cần xác định được mục đích xuyên suốt của việc bảo đảm mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp nói chung và giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp nói riêng ở nước ta, đó là đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; xứng đáng là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân như đã hiến định ở Điều 2 – Hiến pháp năm 2013. 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp 4.2.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về Tòa án trong mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát Chính phủ Đối với cơ chế tài phán hành chính Thứ nhất, cần mở rộng phạm vi kiểm soát quyền lực của tư pháp đối với hành pháp Như trên đã phân tích, theo quy định của pháp luật hiện hành việc kiểm soát tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản pháp luật do hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương ban hành do cơ 133 quan quyền lực và cơ quan hành chính trong cùng hệ thống thực hiện. Tuy nhiên, thực tế hoạt động này chưa đem lại hiệu quả. Trường hợp nếu được kiểm soát bởi cơ quan hành chính cấp trên lại mang tính nội bộ, không khách quan, hiệu lực, hiệu quả không cao. Còn nếu các văn bản ở trung ương thì Quốc hội sẽ thực hiện việc giám sát. Thực tế, cơ quan lập pháp nước ta chưa tuyên bố hủy bỏ một văn bản nào được ban hành bởi cơ quan hành pháp bất hợp hiến hay bất hợp pháp. Quốc hội không phải là cơ quan giải quyết các vụ việc cụ thể, nên khó có thể biết được văn bản nào vi hiến hay vi luật. Hoạt động này thường chỉ phát hiện được trong quá trình áp dụng pháp luật của Tòa án . Chính vì vậy, cần mở rộng phạm vi xét xử của Tòa án đối với tất cả các khiếu kiện hành chính, phán quyết về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành pháp, bao gồm cả của Chính phủ và thành viên Chính phủ. Đây cũng là xu thế tất yếu của Nhà nước pháp quyền và là một phương thức để Tòa án kiểm soát Chính phủ. Mặt khác, cần nghiên cứu bổ sung tiêu chí tính hợp lý khi xem xét các quyết định hành chính, hành vi hành chính để đảm bảo tính khả thi, điều kiện thực hiện của quyết định hành chính, hành vi hành chính trên thực tế. Thứ hai, đảm bảo tính độc lập của Tòa án hành chính với các cơ quan hành pháp. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy hệ thống tổ chức cơ quan tài phán hành chính thường được tổ chức theo khu vực và được tổ chức theo cấp xét xử. Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chúng ta đang chủ trương cải cách hệ thống Tòa án theo cấp xét xử, không tổ chức Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ như hiện nay. Nếu Tòa hành chính vẫn được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ sẽ không đảm bảo được tính khách quan, độc lập trong xét xử của Tòa án. Tác giả luận án ủng 134 hộ việc nghiên cứu xây dựng tòa án sơ thẩm khu vực theo định hướng cải cách tư pháp. Việc xây dựng tòa án sơ thẩm khu vực có ý nghĩa rất lớn đối với việc tòa án giải quyết các vụ án hành chính, góp phần tăng cường tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử vụ án hành chính của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Từ đó, chất lượng xét xử các vụ án hành chính sẽ được nâng cao. Mặt khác, việc tổ chức TAND sơ thẩm khu vực sẽ làm giảm số lượng các TAND cấp huyện hiện nay. Qua đó, góp phần tập trung nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cho các tòa án sơ thẩm khu vực. Thứ ba, cần nghiên cứu trao cho Tòa án thẩm quyền xem xét và hủy bỏ hay đình chỉ thi hành các quyết định hành chính quy phạm trái với Hiến pháp, Luật. Pháp luật hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc quy định quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, pháp luật. Điều này tạo cho Tòa án cơ chế kiểm soát cơ quan hành pháp tốt hơn, nghiêm khắc hơn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, cần phải nâng cao trình độ, năng lực xét xử của thẩm phán và thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, đảm bảo lương, phụ cấp cho thẩm phán hành chính để nâng cao tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán trong xét xử. Quy định rõ chức năng bảo vệ Hiến pháp của Tòa án Cho đến nay, vấn đề bảo hiến không được đặt ra trong luật thực định Việt Nam một cách chuyên biệt, mà được coi là một phần của vấn đề chung về bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Cơ chế bảo đảm được xây dựng dựa vào tư tưởng chủ đạo theo đó Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm cả chính hoạt động làm luật của mình. Tư tưởng ấy là hệ quả logic của nguyên tắc tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước về tay nhân dân, 135 nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy Nhà nước XHCN Việt Nam. Ở Pháp, người ta thiết lập một trật tự đánh giá chất lượng văn bản: khái niệm hợp hiến hay bất hợp hiến chỉ áp dụng đối với các đạo luật; còn văn bản lập quy được đánh giá trong một quan hệ so sánh với luật và văn bản không hợp luật có thể bị huỷ bỏ. Về thẩm quyền, việc kiểm tra tính hợp hiến của một đạo luật là việc của Hội đồng bảo hiến; trong khi đó, việc kiểm tra tính hợp luật của một văn bản lập quy, trên nguyên tắc, là công việc của Toà án hành chính: kết quả kiểm tra được ghi nhận trong một bản án hành chính và có thể được xem xét lại theo trình tự phúc thẩm cũng trong khuôn khổ tố tụng hành chính. Ở Mỹ, việc bảo hiến có thể được thực hiện bởi các cấp toà án và diễn ra theo trình tự tố tụng áp dụng chung cho tất cả các vụ việc tranh chấp được Toà án thụ lý và giải quyết. Tuy nhiên, Toà án không làm nhiệm vụ thẩm định tính hợp pháp của văn bản quy phạm, mà chỉ đánh giá văn bản về phương diện tính hợp hiến. Lý do là dưới sự ràng buộc của nguyên tắc phân quyền, quan toà không phải là người gác cổng của cơ quan lập pháp, cũng không phải là người giúp cơ quan lập pháp phán xét chất lượng hoạt động chuyên môn, đặc biệt là chất lượng hoạt động thi hành pháp luật, của các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp. Việt Nam không nhất thiết phải phân biệt tài phán bảo hiến đối với luật và tài phán hành chính về tính hợp luật của văn bản lập quy, như ở Pháp. Việc giao chức năng bảo hiến cho tất cả các cấp toà án như ở Mỹ càng không phù hợp với các đặc điểm của hệ thống chính trị và của tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam. Vả lại, như đã nói, con người Việt theo truyền thống chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của tư tưởng tôn ti trật tự: ở một vị trí nào đó trong hệ thống, người ta nhìn thấy chân lý thuộc về cấp chỉ huy, cấp trên trực tiếp, không xa hơn, cao hơn. 136 Theo tác giả, mô hình tốt nhất cho Việt Nam trong khung cảnh hiện tại có lẽ là sự kết hợp giữa cơ chế bảo hiến của Pháp và hệ thống giám sát, kiểm tra văn bản đang vận hành. Một mặt, có một Toà án hiến pháp độc lập và chuyên trách, đảm nhận chức năng bảo hiến và được giao thẩm quyền kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm do Quốc hội ban hành. Mặt khác, vẫn duy trì cơ chế giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm như hiện tại với một vài điều chỉnh hợp lý: căn cứ giám sát, kiểm tra cao nhất là các luật, nghị quyết của Quốc hội; thừa nhận quyền khiếu nại của công dân trước cơ quan thẩm quyền đối với một văn bản quy phạm trái luậtVề lâu dài, nếu do kết quả cải cách tư pháp mà hệ thống toà án thoát khỏi cái bóng của hệ thống hành chính quản lý để được tổ chức theo khu vực và theo cấp xét xử, thì việc giao cho Toà hành chính của Toà án thụ lý việc tranh chấp về tính hợp luật của một văn bản lập quy sẽ có điều kiện để trở nên khả thi. Hiến pháp cần trao cho Tòa án có thẩm quyền giải thích pháp luật Nhìn chung, ở những quốc gia theo truyền thống thông luật hay truyền thống luật dân sự, việc giải thích pháp luật đều được trao cho Tòa án. Thông thường, các Thẩm phán giải thích pháp luật thông qua những vụ việc cụ thể được giải quyết tại Tòa án. Giải thích pháp luật là nghĩa vụ, là một phần công việc hàng ngày của Thẩm phán ở các quốc gia này. Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống pháp luật XHCN, Tòa án không được trao cho quyền giải thích pháp luật. Quyền này được trao y ban thường vụ Quốc hội [6, Khoản 2 Điều 74]. TAND tối cao chỉ có quyền đề nghị y ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh [18, Khoản 1 Điều 159]. Như vậy, các Thẩm phán Việt Nam không có quyền giải thích pháp luật. Tuy nhiên, với quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014 về việc áp dụng án lệ tại Tòa án, thì Thẩm phán cần phải diễn giải pháp luật khi xét xử các vụ án. Như vậy, cũng như Thẩm phán của các quốc gia trên thế 137 giới, Thẩm phán Việt Nam có nghĩa vụ phải giải thích pháp luật trong hoạt động xét xử của mình. Việc giải thích pháp luật của Thẩm phán (Tòa án) hoàn toàn khác về tính chất với giải thích pháp luật của y ban thường vụ Quốc hội. Nếu giải thích pháp luật của y ban thường vụ Quốc hội là có tính bắt buộc chung thì giải thích pháp luật của Thẩm phán (Tòa án) chỉ có hiệu lực đối với vụ án cụ thể mà Thẩm phán xét xử và chỉ được áp dụng cho những vụ án tương tự xảy ra trong tương lai nếu đó là án lệ. Thiết nghĩa, ở Việt Nam, Hiến pháp cần trao cho Tòa án có thẩm quyền giải thích pháp luật. Bởi luật pháp dù được xây dựng công phu, ban hành liên tục cũng không thể tránh khỏi tình trạng chồng chéo và khoảng trống giữa các quy định. Điều đó càng đúng với hoạt động lập pháp nước ta hiện nay, khi nhiều văn bản quy phạm còn mang tính “khung”, “định hướng” để cơ quan quản lý dễ dàng sửa đổi, bổ sung bằng các văn bản dưới luật, dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng luật. Và giải thích luật thông qua thực tiễn xét xử là cách hiệu quả nhất để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. 4.2.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về Chính phủ trong mối quan hệ phân công, phối hợp, kiểm soát Tòa án Thống nhất thẩm quyền Chính phủ quản lý đội ngũ cán bộ, công chức Theo tác giả, cần sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ trong đó giao Chính phủ thẩm quyền phê chuẩn cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn bộ máy giúp việc của TAND và quy định chế độ chính sách đối với thư ký Tòa án, thẩm tra viên, chế độ lương, phụ cấpđể đảm bảo Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất mà Hiến pháp đã xác định. Việc quy định như thế này sẽ là cơ sở để đảm bảo sự kiểm soát quyền lực giữa Chính phủ và Tòa án, tránh các nguy cơ nảy sinh từ sự tách biệt, khép kín của các Tòa án như hiện nay. Trong lịch sử lập hiến ở Việt Nam, thời kỳ Hiến pháp năm 1980, cơ quan của Chính 138 phủ - Bộ Tư pháp là người quản lý về mặt tổ chức đối với đội ngũ thẩm phán. Điều này giúp TAND được tổ chức độc lập, không có sự lệ thuộc lẫn nhau về mặt tổ chức giữa các tòa án trong hệ thống tòa án hay trong cùng một tòa án - dẫn đến sự lệ thuộc của các thẩm phán đối với các cấp lãnh đạo của họ. Tác giả cho rằng, cần nghiên cứu để quay lại cơ chế này, cần bóc tách các vấn đề quản lý tổ chức, con người ra khỏi hệ thống tòa án, giao lại cho cơ quan hành pháp. Làm như vậy không những đảm bảo được nguyên tắc tối thượng trong xét xử là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của các thẩm phán mà còn góp phần hình thành một cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp. Tăng cường chức năng kiểm soát của Chính phủ đối với TAND thông qua việc chuyển Viện kiểm sát nhân dân thành Viện công tố thuộc hệ thống hành pháp Mô hình Viện công tố được thành lập chủ yếu ở các nước theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa điển hình như Đức, Pháp, Italia... Ở các nước này, Viện công tố thuộc Chính phủ nên trong quá trình thực hiện quyền truy tố, Viện công tố thực hiện vai trò là cơ quan đại diện quyền lực công, thể hiện quan điểm, thái độ và sự phản ứng của công quyền trước các tranh chấp pháp lý, các vụ án được đưa ra xem xét tại Tòa án. Mô hình Viện công tố đã từng tồn tại ở Việt Nam do người Pháp du nhập vào sau khi xâm chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Mô hình đó đã tiếp tục tồn tại sau Cách mạng Tháng Tám 1945, mặc dù hệ thống pháp luật và bộ máy nhà nước của chế độ thực dân – phong kiến bị xóa bỏ, thay vào đó là bộ máy của nhà nước kiểu mới. Do hoàn cảnh lịch sử của nước ta lúc đó Hiến pháp 1946 chỉ đề cập đến tổ chức tòa án. Trong cơ cấu của tòa án có các công tố viên làm nhiệm vụ buộc tội nhân danh nhà nước trước phiên tòa trong các vụ án hình sự. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, năm 1958 Viện công tố 139 Trung ương được thành lập trên cơ sở tách các công tố viên ra khỏi tòa án, đánh dấu bước khởi đầu trong việc hình thành một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập với tòa án nhưng Viện công tố Trung ương vẫn trực thuộc Chính phủ. Hoạt động chủ yếu của Viện công tố vẫn là hoạt động công tố trước tòa án nhưng đã bao hàm một số yếu tố của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật như kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát giam giữ cải tạo. Nhưng chỉ chưa đầy hai năm sau mô hình Viện công tố đã chấm dứt tồn tại. Vào thời điểm năm 1959-1960 cách mạng nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới – giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc làm hậu thuẫn cho đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhu cầu của cuộc cách mạng XHCN đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi một sự nhất trí về mục đích và hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và nhà nước cũng như giữa các ngành hoạt động nhà nước với nhau. Nếu không đạt được sự thống nhất trong việc chấp hành pháp luật thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì lẽ trên phải tổ chức ra Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm giữ vững pháp chế XHCN, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Như vậy sự ra đời của mô hình Viện kiểm sát thay thế cho mô hình Viện công tố ở nước ta gắn liền với yêu cầu của nhiệm vụ bảo đảm pháp chế thống nhất – điều kiện nền tảng cho việc xây dựng nhà nước kiểu mới. Hiện nay, ở nước ta, cơ quan được giao thực hiện quyền công tố là Viện kiểm sát nhân dân, độc lập với Chính phủ. Mặt khác, theo quy định của Luật tổ chức TAND thì hệ thống Tòa án ở nước ta được tổ chức từ trung ương đến địa phương như một hệ thống khép kín, Tòa án cấp trên lãnh đạo Tòa án cấp dưới và Tòa án cấp dưới trực thuộc Tòa án cấp trên cả trên phương diện quan hệ tố tụng và quan hệ hành chính; TAND tối cao quản lý các Tòa án địa 140 phương mà không phải Chính phủ như đã từng được quy định trong các luật tổ chức Tòa án trước đây. Do đó, Chính phủ không có cơ chế nào để kiểm soát hoạt động của cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Theo tác giả, để tạo ra một cơ chế kiểm soát quyền lực đầy đủ của cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp thì phải cải cách triệt để mô hình viện kiểm sát, chuyển viện kiểm sát thành cơ quan công tố thuộc Chính phủ. Khi cơ quan công tố thuộc hành pháp rồi thì quyền kháng nghị của cơ quan công tố đối với các bản án, quyết định của tòa án chính là công cụ quan trọng nhất trong kiểm soát quyền lực giữa cơ quan hành pháp đối với cơ quan tư pháp. 4.2.3. Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp 4.2.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy và năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp * Đối với Chính phủ Để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Chính Phủ trước hết cần sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ, của các bộ, cơ quan ngang bộ theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả. Sau hơn 4 năm thi hành Luật Tổ chức Chính phủ, hiện tại Chính phủ gồm 22 bộ, cơ quan ngang bộ (số lượng này từ khóa XII tiếp tục được duy trì trong khóa XIII và khóa XIV. Việc sắp xếp, sáp nhập các bộ thành bộ quản lý đa ngành chưa thật sự đi liền với việc điều chỉnh sâu về chức năng, cắt giảm, lồng ghép nhiệm vụ dẫn đến khối lượng công việc, phạm vi lĩnh vực quản lý của bộ trở nên phức tạp. Việc sáp nhập không kèm theo tái cơ cấu lại cấu trúc bên trong của các bộ khiến cho tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ trở nên cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị hành chính tăng cao. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ vẫn phổ biến theo mô hình truyền thống. Số tổng cục được thành lập ngày càng tăng, trong tổng cục cũng tổ chức cục, vụ, văn 141 phòng, thanh tra, đơn vị sự nghiệp tạo nên mô hình bộ trong bộ, không những làm tăng tính cồng kềnh của bộ máy mà còn làm tăng tính quan liêu, giảm hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý [108]. Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần các giải pháp cải cách quyết liệt để tái cơ cấu bộ máy Chính phủ, bộ máy các bộ, cơ quan ngang bộ theo đúng quan điểm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, tập trung xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân. Tiếp tục thực hiện nhất quán và nâng cao hiệu quả mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, điều chỉnh hợp lý ngành, lĩnh vực quản lý giữa các bộ để xác định hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ. Nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng gần nhau, đối tượng và phạm vi quản lý liên quan với nhau để khắc phục tình trạng cắt khúc, chồng chéo hoặc bỏ trống trong quản lý nhà nước nhưng phải đảm bảo sự liên thông, đồng bộ, thống nhất của bộ máy Chính phủ. Đổi mới việc sắp xếp, tái cấu trúc tổ chức bên trong của bộ, cơ quan ngang bộ theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian. Trên tinh thần đó, xác định rõ tiêu chí thành lập phòng, vụ, cục, tổng cục, tạo khung tổ chức thống nhất, đồng bộ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ. Nếu Chính phủ làm tốt được việc này thì mới nâng cao được năng lực và hiệu quả quản lý của mình. Đối với cán bộ, công chức, viên chức cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế; tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội. Trong nhiều năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta chủ yếu vẫn theo kiểu “hàn lâm”, nặng về lý luận, chưa chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tổ chức thực tiễn, năng lực giải quyết những vấn đề cụ thể của cuộc sống. Không ít cán bộ, công chức, viên chức chưa thật sự say mê học tập, trình độ kiến thức không ngang 142 tầm bằng cấp được nhận, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao... Điều đó đòi hỏi phải đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng hiện đại, chuẩn hóa chuyên sâu; gắn đào tạo cơ bản tại trường và bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn để đánh giá, tuyển chọn, tạo nguồn và phát triển tài năng của cán bộ, công chức, viên chức. Cần gắn kết chặt chẽ đào tạo với sử dụng, sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo; không tuyển chọn hoặc bố trí, sử dụng những cán bộ, công chức, viên chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn theo chức danh đảm nhiệm. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, tạo động lực để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức yên tâm gắn bó với công việc, không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới. Trước hết, cần hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; gắn trách nhiệm với quyền hạn, quyền lợi với nghĩa vụ. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức có thể sống và sống tốt bằng thu nhập chính đáng của mình. Trên cơ sở bảo đảm đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, các cấp ủy, người đứng đầu vừa động viên, khuyến khích, vừa yêu cầu từng cán bộ, công chức, viên chức phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu công việc, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. * Đối với Tòa án nhân dân Thời gian qua, công tác tổ chức cán bộ của các Tòa án được tập trung vào việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XII về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thiện các quy định, quy 143 chế về công tác tổ chức, cán bộ của hệ thống Tòa án làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của nền công vụ tiên tiến, chuyên nghiệp và hiện đại; bảo đảm cho các TAND sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của thời kỳ hội nhập, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Để nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ, thẩm phán tòa án, trước hết cần sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng chuyên sâu (theo loại án, lĩnh vực); rà soát đánh giá lại đội ngũ cán bộ, Thẩm phán để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bố trí sử dụng phù hợp với năng lực, sở trường. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế tạo nguồn, tuyển chọn, sử dụng cán bộ, Thẩm phán trên cơ sở tiêu chuẩn của từng chức danh gắn với vị trí việc làm của từng đơn vị, Toà án. Làm tốt công tác tuyển dụng sẽ tạo ra một thế hệ cán bộ tốt, tạo nguồn lực phát triển đội ngũ Thẩm phán trong sạch, vững mạnh. Xây dựng cơ chế thu hút cán bộ có trình độ; sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, chuyên ngành Toà án loại giỏi về công tác tại các TAND. Có chính sách đặc thù, ưu tiên cho các Toà án địa phương vùng sâu, vùng xa khó thu hút nguồn nhân lực có chất lượng trong công tác tuyển dụng và đào tạo (mở rộng hình thức cử tuyển, tăng cường việc đào tạo tập trung). Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán là vô cùng quan trọng. Làm tốt công tác này sẽ giúp đội ngũ cán bộ, Thẩm phán TAND các cấp ngày càng trưởng thành, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của thời kỳ hội nhập; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. 4.2.3.2. Bảo đảm điều kiện vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp Điều kiện vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động là những yếu tố 144 không thể thiếu và tác động đến hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp, cơ quan hành pháp. Những điều kiện vật chất này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cơ quan tư pháp và hành pháp. Đối với TAND, cần tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Tòa án. TAND tối cao trên cơ sở phê duyệt bố trí kinh phí của Thủ tướng Chính phủ, sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới trụ sở cho 35 TAND cấp huyện hiện chưa có trụ sở phải đi thuê địa điểm làm việc. Đồng thời, cải tạo, mở rộng trụ sở và trang bị nội thất phòng xét xử của các Tòa án theo yêu cầu mới của pháp luật tố tụng và thực hiện đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tintrong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và trong hoạt động quản lý, điều hành. Tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của Tòa án, đặc biệt là việc công khai bản án, quyết định của Tòa án trên cổng thông tin điện tử của TAND. Đối với Chính phủ, trong điều kiện phát triển của khoa học, công nghệ cần phải khẩn trương chuẩn bị các yếu tố cần thiết để tận dụng Cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ cần thực hiện ngay các giải pháp quan trọng như phát triển hạ tầng kết nối số, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số Trong đó xây dựng kho dữ liệu dùng chung là vấn đề cấp bách hiện nay, bao gồm ba nền tảng dữ liệu là cơ sở dữ liệu nền địa hình, địa chính; cơ sở dữ liệu người dân, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp. Trong cơ sở dữ liệu về hoạt động của nhà nước, các văn bản, quyết định đều được công khai, minh bạch thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng cũng như kiểm tra, kiểm soát; tăng cường các dịch vụ công trực tuyến. Để làm được điều này thì một trong những yếu tố quan trọng là phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí xây dựng một “Chính phủ điện tử” thực sự mạnh. 145 Các giải pháp bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp cần được tiến hành đồng bộ, coi trọng mọi giải pháp, từ khâu nhận thức đến hoàn thiện pháp luật và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. Kết luận Chương 4 Sau khi làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng, luận án đã đề xuất quan điểm bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp như sau: quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp phải đảm bảo nguyên tắc “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, cơ sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và tư pháp”; quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp phải bảo đảm nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội; quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp phải bảo đảm sự độc lập của Tòa án cũng như bảo đảm sự chủ động linh hoạt của hành pháp, thúc đẩy quyền hành pháp hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, luận án xác định, để bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp mà trọng tâm là giữa TAND và Chính phủ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: thứ nhất, đổi mới nhận thức về quyền tư pháp, quyền hành pháp và mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực này; thứ hai, hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp; thứ ba, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp; và cuối cùng là bảo đảm điều kiện vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp và hành pháp. Các nhóm giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện mối quan hệ giữa TAND và Chính phủ nói riêng cũng như hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. 146 KẾT LUẬN Việc xác lập và bảo đảm mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp mà trọng tâm là giữa TAND với Chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài việc góp phần kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp; góp phần bảo đảm thực thi quyền tư pháp và quyền hành pháp có hiệu lực, hiệu quả; thì đích đến cuối cùng là bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân - yêu cầu tất yếu khi xây dựng nhà nước pháp quyền. Phân công hợp lý, rõ ràng; phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát chéo lẫn nhau giữa tư pháp và hành pháp là một bước tiến của văn minh nhân loại về quyền lực nhà nước và cũng là những thành tựu lý luận quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Các quốc gia trên thế giới, tùy thuộc vào hình thức chính thể, vai trò của Đảng cầm quyền, bối cảnh lịch sử, mức độ hoàn thiện của các quy định trong hệ thống pháp luậtmà thiết kế mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trong đó xác lập và thực hiện mối quan hệ giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp khác nhau. Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và xu hướng ngày càng hoàn thiện, được ghi nhận trong Hiến pháp và hệ thống các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực này còn nhiều bất cấp hạn chế, chưa đảm bảo được sự độc lập của tư pháp cũng như sự linh hoạt, mềm dẻo, chủ động, sáng tạo của hành pháp. Do đó, hiệu quả hoạt động của quyền hành pháp, quyền tư pháp nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Luận án xây dựng các nhóm giải pháp từ đổi mới tư duy, nhận thức đến hoàn thiện các quy 147 định của pháp luật và các điều kiện bảo đảm mối quan hệ từ đội ngũ đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động của tư pháp và hành pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. Thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp này sẽ tạo được sự phân công rõ ràng, trọn vẹn, hợp lý; sự phối hợp nhịp nhàng và sự kiểm soát hiệu quả, đạt yêu cầu giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực là yêu cầu cốt lõi, cơ bản của các mô hình Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý của nhân loại. Chính sự phân công, phối hợp giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp là tiền đề, là cơ sở cho sự kiểm soát chéo giữa hai nhánh quyền này. Còn phối hợp và kiểm soát giữa hai nhánh quyền lực là điều kiện để đảm bảo quyền lực luôn được thống nhất trên cơ sở phân công. Sự phân công rõ ràng, sự phối hợp nhịp nhàng và sự kiểm soát chéo giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp sẽ bảo đảm sự độc lập của Tòa án cũng như sự chủ động linh hoạt, mềm dẻo của hành pháp. Đó là những yêu cầu cần phải có của quyền tư pháp và quyền hành pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Bảo đảm mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 288, tháng 01 năm 2020. 2. Hoạt động kiểm soát giữa quyền tư pháp và quyền hành pháp trong thực hiện quyền lực nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 289, tháng 02 năm 2020. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật 1. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 2. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959 3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 4. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 5. Nghị quyết số 51/2001/QH10 của Quốc Hội ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 6. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 7. Luật Tổ chức Toà án nhân dân 1960 và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 8. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 9. Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 10. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 11. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 12. Luật Tổ chức Chính Phủ năm 2015 13. Luật Tố tụng hành chính năm 2015 14. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 15. Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 16. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 17. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 18. Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 19. Pháp lệnh về tổ chức Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân địa phương năm 1961 150 20. Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 của Chủ tịch nước về cách thức tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán. 21. Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2011 Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. 22. Nghị quyết liên tịch số 15/NQLT/CP-TANDTC-VKSNDTC ngày 31/3/2010 về phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, VKSNDTC Tài liệu tiếng Việt 23. Trương Hòa Bình (2014), Độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, Số 16. 24. Bộ tư pháp, Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế định Chính phủ trong Hiến pháp năm 1992, Báo cáo Đề tài khoa học cấp Bộ, do Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với tổ chức UNDP. 25. Bộ Tư pháp (2017), Thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Cương (2014), Bàn về quyền hành pháp trong Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12. 27. Nguyễn Văn Cương (2013), Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa một số vấn đề đặt ra trong tình hình mới, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, Số 1. 28. Daniel Hall (1997), Phân chia quyền lực, hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực 29. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) (2004), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 151 30. Nguyễn Đăng Dung (2008), Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Đăng Dung (2017), Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy (2017), Chính phủ kiến tạo và những thử thách, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8. 33. Nguyễn Đăng Dung (2018), Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất, tại trang quyenhanh-chinh-nha-nuoc-cao-nhat-39185/>, [truy cập ngày 15/10/2018]. 34. Lê Thị Anh Đào (2017), Kiểm soát quyền lực hành pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. 35. Lê Thị Anh Đào (2017), Nhận diện quyền lực hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2. 36. Đặng Viết Đạt (2013), Kiểm soát quyền hành pháp trong nhà nước pháp quyền, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 11. 37. Nguyễn Minh Đoan (2007), Quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 2. 38. Cao Anh Đô (2012), Phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 152 39. Trần Ngọc Đường (chủ nhiệm đề tài) (2006), Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đề tài khoa học cấp nhà nước, Mã số KXO4-28/06-10 40. Trần Ngọc Đường (2010), Vấn đề phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5. 41. Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sách chuyên khảo, Nxb CTQG – sự thật. 42. Trần Ngọc Đường, Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, 2012 43. Trần Ngọc Đường (2017), Bàn về chính phủ kiến tạo trong mối quan hệ với Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11. 44. Bùi Xuân Đức (2016), Quyền hành pháp và vai trò của Chính phủ trong thực hiện quyền hành pháp theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3. 45. Tô Văn Hòa (2006), Tính độc lập của tòa án - nghiên cứu pháp lý về các khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị với Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại Học Luật Hà Nội. 46. Tô Văn Hòa (2012), Kiểm soát quyền lực nhà nước trong chính thể cộng hòa tổng thống theo Hiến pháp của Philippines, Tạp chí Luật học số 6. 47. Tô Văn Hòa (2014), Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp theo tinh thần Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Tạp chí Luật học, đặc san 9. 48. Nguyễn Mạnh Hùng (2018), Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. 153 49. Nguyễn Quốc Hùng (2016), Kiểm soát quyền lực tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội. 50. Nguyễn Mạnh Hùng, Trương Thị Minh Thùy (2018), Kiểm soát của cơ quan lập pháp đối với cơ quan hành pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5. 51. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa thư Việt Nam (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 3 (N-S), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 52. Nguyễn Minh Khuê (chủ nhiệm) (2019), Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý là cơ quan chủ trì. 53. Dương Hương Liên (2015), Giám sát hoạt động hành pháp của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Thanh tra, số 1. 54. Uông Chu Lưu (chủ nhiệm) (2004), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.04.06. 55. Trần Huy Liệu, (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 56. Nguyễn Đức Minh (chủ nhiệm) (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền tư pháp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, đề tài cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật là cơ quan chủ trì. 154 57. Nguyễn Đức Minh (2011), Khái quát về quyền tư pháp ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2. 58. Nguyễn Đức Minh (2011), Nhận thức về quyền tư pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 6. 59. Cao Vũ Minh (2014), Quyền hành pháp của Chính phủ trong Hiến pháp và kiến nghị sửa đổi Luật tổ chức Chính phủ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9. 60. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật (Người dịch: Hoàng Thanh Đạm), Nxb Giáo dục và Khoa luật trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 61. Trần Đình Nghiên, Hoàng Long (biên dịch) (2003), Khái quát về chính quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị quốc gia. 62. Phạm Hữu Nghị (2013), Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9. 63. Nguyễn Hải Ninh (2013), Các yếu tố bảo đảm độc lập xét xử ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ luật học, Hà nội 64. Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của nhánh quyền hành pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4. 65. Phạm Hồng Quang (2012), Mối quan hệ giữa Chính phủ với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp và quyền tư pháp kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề ngành Tư pháp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. 66. Lưu Văn Quảng (2012), Cơ chế kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà nước Mỹ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 196. 155 67. Nguyễn Văn Quyền – PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (Đồng chủ biên) (2018), Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn, Nxb Tư pháp. 68. Đinh Dũng Sỹ (2019), Chính phủ trong mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9. 69. Phạm Hồng Thái (2012), Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học số 28. 70. Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb Tư pháp. 71. Nguyễn Phước Thọ (2014), Cơ chế thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ theo quy định của pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13. 72. Nguyễn Thị Kim Thoa (chủ nhiệm) (2019), Phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hành pháp theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học pháp lý là cơ quan chủ trì. 73. Vũ Thư (chủ nhiệm) (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền hành pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nhà nước và pháp luật là cơ quan thực hiện. 74. Tòa án (2016), Báo cáo số 50/BC-TA ngày 12/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV. 75. Tòa án (2017), Báo cáo số 39/BC-TA ngày 10/10/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV. 156 76. Tòa án (2018), Báo cáo số 50/BC-TA ngày 11/10/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. 77. Tòa án (2019), Báo cáo số 59/BC-TA ngày 10/10/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV. 78. Tòa án (2020), Báo cáo số 44/BC-TA ngày 09/10/2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. 79. Lê Thị Ngọc Trâm (2017), Quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội. 80. Lê Thị Ngọc Trâm (2015), Chế định quyền hành pháp từ Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 11. 81. Trần Anh Tuấn (2013), Quyền hành pháp và vai trò của Chính phủ trong thực hiện quyền lực nhà nước, Tạp chí Cộng Sản, số 9. 82. Nguyễn Văn Tuấn (2015), Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 83. Vũ Anh Tuấn (2012), Bàn thêm về mối quan hệ giữa phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2012 84. Đào Trí Úc (2010), Bàn về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Luật học, số 8 (123). 85. Đào Trí Úc (2013), Sửa đổi Hiến pháp 1992 và cơ chế kiểm soát quyền lực ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 844. 157 86. Võ Khánh Vinh (2003), Về quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8. 87. Nguyễn Cửu Việt (2017), Thẩm quyền của Chính phủ theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính phủ 2015, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19. 88. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Đề án nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, Hà Nội 89. Viện Khoa học pháp lý (2017), Thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 90. Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), 2006, Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa 91. Viện Nhà nước và Pháp luật (2000), Pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước ở địa phương: hiện trạng và giải pháp, đề tài khoa học cấp Bộ. 92. J.Locke (2013), Khảo luận thứ hai về chính quyền, chính quyền dân sự, Bản dịch Lê Tuấn, Nxb Tri thức, Hà Nội 93. J.J Rousseau (2007), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 94. James Brurns (1984), Kiểm soát và cân bằng quyền lực Tài liệu tiếng nước ngoài 95. Andre Kaiser, Executive Power in Keith Dowding (ed.), Encyclopedia of Power (London: Sage, 2011) (nguyên văn: “the executive power is the authority to enforce laws and to ensure that they are implemented as intended”). 96. Alexander Hamilton (1787), The Federalist Papers, New York. 158 97. Alexander W. Weddell (1937), A Comparison of Executive and Judicial Powers under the Constitutions of Argentina and the United States, Bulletin of the College of William and Mary in Virginia, Vol.31, No.8. 98. Bryan A. Garner (ed.), Black’s Law Dictionary, 9th ed. (St. Paul, MN: Thomson Reuteurs, 2009) 99. C. J. Hamson (1954), Executive Discretion and Judicial Control, London Stevens & Sons Limited. 100. H.D.Laswell (1951), The Policy Sciences 101. Mark Sidel Oxford (2009), The Constitution of Vietnam: A Contextual Analysis by Hart Publishing. 102. Marcelo Figueiredo (2015), The Relationship between the Judiciary and the Executive Branches in Brazil: A View from the Latin-American Standpoint, Courts and Executive Powers, University of Johanneburg. 103. Marinella Marmo & Maria Giannacopoulos (2017), Cycles of judicial and executive power in irregular migration, Comparative Migration Studies 5, Article number: 16. 104. Rebecca Ananian-Welsh & George Williams (2015), Judicial Independence from the Executive: A first-principles review of the Australian cases, Monash University Law Review, Vol.40, No.3. 105. The Hon Justice McHugh AC (2002), Tensions between the Executive and the Judiciary, Australian Bar Association Conference. Các Website 106. https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/06/05/1377/ 107. https://vkscapcaohcm.gov.vn/tin-tuc/thu-tuong-chinh-phu-lam-viec-voi- vksnd-toi-cao-va-tand-toi-cao-3129.html 108. nhung-noi-dung-can-tiep-tuc-sua-doi-hoan-thien.html 109. United States Courts, https://www.uscourts.gov/statistics-reports/issue-7- judiciarys-relationships-other-branches-government

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_moi_quan_he_giua_quyen_tu_phap_va_quyen_hanh_phap_tr.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiHuyen.pdf
Luận văn liên quan