Về định hướng hoạt động ngân hàng nói chung và HĐTD nói riêng trong thời
gian tới NHNN đưa ra mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, kiểm
soát lạm phát dưới 4% góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7%. NHNN tiếp tục điều
hành chính sách lãi suất, tỷ giá phù hợp theo diễn biến của thị trường. Tăng trưởng
phải gắn liền với chất lượng tín dụng, chú trọng phát triển đối với các lĩnh vực ưu tiên
như nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực
rủi ro nhiều như kinh doanh bất động sản, cho vay các dự án thủy điện nhỏ lẻ đặc biệt
là các dự án BOT giao thông, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính
sách kinh tế vĩ mô khác nhằm bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm
phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. NHNN cũng đặt ra định hướng tăng
trưởng tín dụng năm 2017 là 18%, tổng phương tiện thanh toán tăng từ 16-18%
141 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay là các ngân hàng cần phải cải tiến quy trình, đầu tư công nghệ nhằm tiết giảm
số lượng nhân viên và tăng năng suất lao động, đặc biệt nên hạn chế số lượng nhân
viên phục vụ công tác vận hành không tạo ra lợi nhuận.
4.2.6. Các giải pháp khác
4.2.6.1. Nâng cao công tác thẩm định và cải tiến quy trình cho vay
Công tác thẩm định cho vay đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả HĐTD, công tác thẩm định là mấu chốt xử lý các khoản vay của khách hàng, công
tác thẩm định cũng như quy trình cho vay tốt vừa giải quyết được nhu cầu cho khách
hàng đồng thời cũng đảm bảo được rủi ro cho ngân hàng, trong công tác thẩm định
khách hàng cần lưu ý một số nội dung sau:
Đối với khâu Thẩm định hồ sơ vay vốn, pháp lý của khách hàng: Các ngân
hàng cần thẩm định kỹ, thu thập thông tin đầy đủ về hồ sơ vay vốn đặc biệt là tính
pháp lý của khách hàng vay. Đánh giá tốt năng lực sản xuất kinh doanh, tình hình tài
chính của khách hàng.
111
Đối với khâu thẩm định phương án, dự án vay vốn: Giai đoạn này có thể dẫn
đến hoạt động cho vay của ngân hàng không đem lại hiệu quả hoặc kém chất lượng mà
nguyên nhân là từ chính bản thân cán bộ tín dụng gây ra đặc biệt là việc thẩm định
phương án lớn hay dự án đầu tư thường hết sức phức tạp và ảnh hưởng đến mục đích
vay vốn cũng như hiệu quả của khoản cho vay sau này. Nhân viên tín dụng có trình độ
chuyên môn tốt có phẩm chất đạo đức tốt đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại
hiệu quả HĐTD, có thể xem xét một số tình huống đưa đến hoạt động cho vay có hiệu
quả hay không như:
- Do thiếu thông tin về lĩnh vực kinh doanh của phương án và dự án xin vay
dẫn đến nguồn thông tin không tương xứng, đưa ra quyết định cho vay không chính
xác gây ra rủi ro cho ngân hàng.
- Xuất phát từ nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp không chính xác, khi
thẩm định nhân viên tín dụng yếu kém trình độ chuyên môn thu thập thông tin không
tốt gây ra tổn thất cho ngân hàng.
- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng là cố ý làm sai lệch các quy định của
pháp luật và NHNN khi thẩm định để đưa ra quyết định các khoản cho vay kém chất
lượng nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng.
- Ngân hàng không thể dự đoán chính xác được điều gì có thể sẽ xảy ra trong
tương lai khi phân tích các điều kiện tín dụng ở hiện tại.
Do vậy người thẩm định cho vay và người quyết định cho vay cần có sự độc lập
để mang tính khách quan. Cần đánh giá kỹ tính trung thực của phương án dự án vay
vốn, kiểm tra thực tế khách hàng đánh giá chi tiết khoa học từng mục nhỏ của phương
án, dự án vay vốn đặc biệt là các phương án, dự án có tính chất phức tạp.
Đối với khâu thẩm định tài sản đảm bảo: để hoạt động cho vay có hiệu quả
ngân hàng cần phải thẩm định tài sản đảm bảo một cách kỹ lưỡng. Trong thời gian gần
đây khi nợ xấu nổ ra trong đó có không ít sai sót trong công tác thẩm định đánh giá tài
sản ví dụ như việc nâng giá trị tài sản thiết bị lặn lên hơn trăm lần của Công ty Cho
thuê tài chính Ngân hàng NN&PTNT 2 Do vậy công tác thẩm định tài sản cần phải
chính xác có quy trình chặt chẽ. Các ngân hàng cần tách bạch công việc thẩm định tài
sản một cách độc lập, hiện nay các ngân hàng thường giao cho các công ty con của
mình độc lập định giá như tại MB giao cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
ngân hàng Quân đội định giá... Bên cạnh đó các ngân hàng cần thuê các công ty định
giá độc lập bên ngoài có uy tín như các công ty định giá của Bộ tài chính.
Việc tiến hành thẩm định cho vay của ngân hàng thường theo 03 bước trên,
112
trong quá trình thẩm định thì việc tổ chức thẩm định cho vay đóng vai trò hết sức quan
trọng, tổ chức thẩm định là cách thức, phương pháp thẩm định mối liên hệ giữa các
phòng ban giữa các cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo tính thống nhất hiệu quả trong quá
trình thẩm định tín dụng của ngân hàng, các tiêu chuẩn chỉ tiêu cách thức xử lý những
thông tin trong hồ sơ vay vốn và những thông tin liên quan để đem lại những thông tin
cần thiết đánh giá tính khả thi của phương án, dự án đó. Cơ cấu tổ chức thẩm định
khoa học hiện đại, hợp lý sẽ giúp cán bộ thẩm định phân tích đánh giá các dự án, tính
toán hiệu quả tài chính phương án, dự án vay vốn một cách nhanh chóng chính xác, tin
cậy làm cơ sở cho lãnh đạo ra quyết định cho vay, đầu tư đứng đắn.
Hiện nay, các NHTM đã không ngừng đổi mới trong việc tổ chức thẩm định
giúp cho các ngân hàng cải thiện dần được độ chính xác, tăng hiệu quả công tác thẩm
định lên rõ rệt một số ngân hàng đã áp dụng mô hình thẩm định tập trung theo chuẩn
quốc tế như MBB,VPB,TCB.
Mô hình thẩm định tập trung áp dụng quy trình thẩm định một khoản vay theo
tiêu chuẩn quốc tế, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có xu hướng áp dụng đặc biệt
là các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối đều tái cấu trúc qua các đơn vị tư
vấn nước ngoài. Các ngân hàng cần cụ thể hóa và áp dụng quy trình thẩm định tín
dụng theo thông lệ quốc tế bao gồm các bước khác nhau, bắt đầu từ khâu Marketing
tiếp thị cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng và tiếp tục thu thập thông tin về khách
hàng. Mỗi bước của quy trình được phân công trách nhiệm rõ từng nhân viên tín dụng,
từng bộ phận độc lập bảo đảm tính tuân thủ các nguyên tắc tín dụng. Đặc biệt là trong
bước đánh giá rủi ro ban đầu của bộ phận quan hệ khách hàng, đề xuất ứng dụng hệ
thống tính điểm khách hàng để đánh giá, xác định nhu cầu và đề xuất tín dụng nhanh
chóng nhưng vẫn bảo đảm an toàn. Theo thông lệ tiên tiến nhất, trong quy trình cho
vay có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận nghiệp vụ và quy trình cho
vay được đặc trưng bởi sự phân tách các chức năng: khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro
tín dụng và tác nghiệp trong toàn bộ quá trình. Thực hiện tốt quản lý hiệu quả tín dụng
tại mỗi ngân hàng thì quy trình tín dụng phải tách biệt rõ giữa chức năng khởi tạo tín
dụng, phán quyết tín dụng, quản lý rủi ro và tác nghiệp.
Tùy từng chính sách tín dụng của từng ngân hàng sẽ đi vào trọng tâm cho vay
ngành nghề nào thì sẽ có cách tiếp cận thẩm định cho vay tốt hơn như quy trình thủ tục
nhanh hơn. Hiện nay một số ngân hàng phát triển cho vay cá nhân thông qua hợp tác
với các chủ đầu tư dự án bất động sản do vậy quy trình cho vay đối với khách hàng cá
nhân sẽ được rút ngắn thủ tục hồ sơ, khách hàng được yêu cầu đơn giản hơn thậm chí
113
khách hàng không phải chứng minh thu nhập ví dụ như ở ngân hàng TCB, VPB. Hay
đối với sản phẩm cho vay khách hàng SME siêu nhỏ nhiều ngân hàng đã cải tổ mạnh
mẽ quy trình cho vay rút ngắn thời gian từ lúc tiếp cận khách hàng cho đến khi phê
duyệt hồ sơ chỉ trong 1-2 ngày như theo chính sách của MBB.
Như vậy với việc áp dụng quy trình thẩm định cho vay tối ưu nhằm mục đích
giảm thiểu thời gian thẩm định cho vay đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng sẽ
giúp cho ngân hàng có chính sách thu hút được nhiều khách hàng đặc biệt là những
khách hàng tốt, khó tính mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng từ đó HĐTD mới
phát triển.
Do vậy, các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hà nội nên hoàn thiện và
áp dụng quy trình cho vay theo thông lệ quốc tế. Quy trình này được soạn thảo với
mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng
ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng, góp phần đáp ứng nhu cầy vay của khách
hàng tốt nhất. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm
của cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Quy trình phải phù hợp với bộ máy giám sát chất lượng tín dụng.
- Cần tách bạch các chức năng cho vay và kiểm soát giám sát nhằm đáp ứng
được yêu cầu quản lý rủi ro: từ quá trình khởi tạo tín dụng, rà soát rủi ro trình phê
duyệt, quản trị tín dụng, tạo khả năng kiểm tra kiểm soát và xác định trách nhiệm liên
quan của các thành viên trong bộ máy đối với hiệu quả cho vay của ngân hàng tại Hội
sở chính và các chi nhánh.
- Xây dựng trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng tập trung theo các vùng
kinh tế để chuyên môn hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trưởng tín dụng
ổn định, bền vững. Nhiệm vụ của các trung tâm phê duyệt và hỗ trợ tín dụng là sẽ
chuyên môn hóa tập trung vào xử lý tất cả các nhu cầu của khách hàng do các chi
nhánh đưa về và làm sao để họ hấp thụ hết được sản phẩm của ngân hàng càng nhiều
càng tốt. Trung tâm này sẽ có một loạt các yêu cầu và quy định đòi hỏi các khách hàng
phải đảm bảo cung cấp được đầy đủ để có cơ sở thẩm định ra được các quyết định phê
duyệt tín dụng và thực hiện giải ngân. Các yêu cầu và quy định đưa ra sẽ được xây
dựng trên sự đánh giá và thẩm định kỹ càng về mặt hồ sơ và quy định thẩm định khách
hàng của khối quản trị rủi ro và tín dụng, quy trình xây dựng sản phẩm của các Phòng
ban nghiên cứu sản phẩm và thị trường tại các khối kinh doanh và đương nhiên
được Hội đồng quản trị và Ban điều hành phê duyệt.
114
4.2.6.2. Nâng cao công tác quản lý cho vay và kiểm soát sau cho vay
Sau khi khoản vay của khách hàng đã được duyệt khâu tiếp theo ngân hàng phải
làm là quản lý cho vay thu nợ cũng như kiểm soát sau cho vay hiệu quả, việc quản lý
cho vay hiệu quả sẽ hạn chế được rủi ro và nâng cao được hiệu quả từ HĐTD. Đặc biệt
đối với doanh nghiệp lớn việc quản lý cho vay đóng vai trò hết sức quan trọng giúp
ngân hàng kiểm soát được rủi ro đồng thời quản lý tốt dòng tiền của khách hàng, việc
quản lý dòng tiền tốt sẽ giúp cho ngân hàng có nguồn thu nhập thêm từ tiền gửi không
kỳ hạn của khách hàng do dòng tiền luân chuyển thường xuyên về tài khoản ngân
hàng, công tác quản lý cho vay và kiểm soát sau cho vay bao gồm;
• Giải pháp quản lý giải ngân hiệu quả
Sau khi quyết định cho vay, ngân hàng thực hiện giải ngân vốn cho khách hàng
vay theo phương án vay vốn đã được quyết định. Nếu ngân hàng không thực hiện kiểm
tra, giám sát chặt chẽ đối với khách hàng khi sử dụng vốn vay có thể dẫn đến rủi ro từ
đó ảnh hưởng hiệu quả HĐTD, bao gồm các trường hợp sau;
Nếu có sự giám sát tốt từ phía nhân viên tín dụng đồng thời khách hàng sử dụng
vốn vay đúng mục đích có hiệu quả thì khoản vay sẽ có chất lượng tốt. Bên cạnh đó
nhân viên tín dụng cần giám sát chặt chẽ để sớm phát hiện tình hình tài chính và hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng và có các giải pháp hỗ trợ khách hàng khi
hoạt động kinh doanh gặp khó khăn
Nếu nhân viên tín dụng kiểm tra, giám sát không chặt chẽ, lơ là, dẫn đến khách
hàng sử dụng vốn sai mục đích, có khả năng dẫn đến rủi ro hoặc khách hàng luôn có
xu hướng sử dụng vốn đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao với mức độ rủi
ro lớn từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Trường hợp này, nhân viên tín dụng đã
không thực hiện tốt khâu giám sát, kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân vốn thì
ngân hàng cần khắc phục bằng những biện pháp hữu hiệu, thiết thực, cụ thể đối với
tình hình thực tế ở ngân hàng mình để nâng cao chất lượng HĐTD.
Để nâng cao hiệu quả cho vay khi có phê duyệt vay cán bộ tín dụng ngân hàng
cần phải quản lý giải ngân tốt để tránh việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích gây
ra rủi ro cho ngân hàng thông thường ngân hàng phải quản lý bao gồm:
Hồ sơ giải ngân:
- Tờ trình giải ngân
- Hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ (theo mẫu chung của từng ngân hàng)
trong khế ước vay nêu rõ số tiền vay, mục đích vay vốn.
115
- Các chứng từ kèm theo để chứng minh mục đích sử dụng vốn như: hóa đơn
chứng từ, hợp đồng mua bán, đối chiếu công nợ....
- Các chứng từ giải ngân như giấy lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi...
Cần phải kiểm tra các điều kiện giải ngân theo hợp đồng, thông báo cho vay và
các văn bản khác có liên quan như;
- Kiểm tra các điều kiện cấp hạn mức: Tổng số tiền cam kết cho vay, tổng số
tiền đã cho vay, tổng số tiền còn được vay tiếp...
- Kiểm tra tình hình thực hiện của phương án, dự án vay vốn như kiểm tra tình
hình thực hiện thi công công trình đối với việc cho vay xấy lắp hay kiểm tra hàng hóa
tồn kho xuất nhập đối với cho vay thương mại...
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay: Trên cơ sở hợp đồng, khế ước nhận nợ và
các chứng từ kèm theo, nhân viên tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay có phù
hợp với đề nghị vay vốn và hợp đồng tín dụng hay không: Ví dụ khi kiểm tra mục đích
sử dụng vốn vay đối với cho vay xây lắp (đây là một lĩnh vực phức tạp dễ phát sinh rủi
ro cho ngân hàng) cần phải:
- Trường hợp thanh toán nguyên, nhiên vật liệu cần phải xem nội dung hàng
hóa của hợp đồng, hóa đơn, bản đối chiếu công nợ có đúng phục vụ cho công trình đề
nghị vay vốn hay không.
- Ngay khi thỏa thuận cho vay yêu cầu khách hàng ghi rõ tên công trình vào
hợp đồng, hóa đơn mua nguyên vật liệu.
- Kiểm tra người mua hàng có phải là người được giao thực hiện thi công công
trình hay không. Địa điểm mua nguyên vật liệu có gần với công trình thi công hay
không (nếu quá xa sẽ ảnh hưởng quá trình thi công từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiến
độ, thanh toán của khách hàng)
- Cần đối chiếu với dự toán công trình và số tiền đã cho vay mua nguyên vật
liệu xem có phù hợp không.
- Trường hợp giải ngân tiền mặt chủ yếu là cho vay thanh toán nhân công cần
phải đối chiếu số tiền đề nghị giải ngân với dự báo phần chi phí nhân công và số tiền
cho vay để kiểm tra mục đích sử dụng vốn có đúng mục đích sử dụng cho công trình
xin vay hay không bằng một số cách như: Kiểm tra hợp đồng thuê nhân công, trong đó
thường nêu rõ tên công trình và địa điểm làm việc, đồng thời kiểm tra bảng lương với
các chữ ký của người đội trưởng, người chịu trách nhiệm thi công công trình....
116
• Giải pháp quản lý các khoản tạm ứng
Việc quản lý các khoản tạm ứng hết sức quan trọng đặc biệt đối với lĩnh vực
cho vay xây lắp, đấu thầu dự án, cho vay thương mại dựa trên các điều khoản hợp
đồng... Các ngân hàng cần phải giám sát dòng tiền về theo điều khoản tạm ứng để
quản lý hiệu quả tránh việc khách hàng sử dụng nguồn tạm ứng sai mục đích không
theo phương án vay dễ phát sinh rủi ro cho ngân hàng sau này..
• Giải pháp quản lý quá trình thu nợ
Việc thu nợ gốc, lãi cũng như giải quyết các phát sinh sau khi khách hàng sử
dụng vốn vay phụ thuộc rất lớn ở công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra, nếu một hợp
đồng tín dụng mà khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng trong việc
trả nợ và lãi đúng hạn ghi trong hợp đồng thì hợp đồng tín dụng đó có vấn đề hay
khoản vay kém chất lượng và phải xử lý bảo đảm tiền vay theo quy định. Quá trình thu
nợ vay cũng hết sức quan trọng đặc biệt đối với các khách hàng cho vay không có tài
sản đảm bảo và ngân hàng chỉ quản lý được bằng dòng tiền, theo dõi đúng dòng tiền
theo phương án vay để thu nợ kể cả thu nợ trước hạn, tránh trường hợp khách hàng dùng
tiền vào việc khác gây khó khăn cho các khoản vay đến hạn sau này..
• Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát sau khi cho vay
Nguyên nhân sâu xa của nợ xấu tăng là do sự thiếu kiểm soát sau cho vay. Vai
trò thẩm định, kiểm tra khoản vay của các tổ chức tín dụng là vô cùng quan trọng, bởi có
những đơn vị làm dự án rất tốt nhưng khi vay được tiền về lại sử dụng sai. Do vậy, các
ngân hàng cần phải tăng cường công tác kiểm soát sau cho vay, định kỳ theo thời gian
(được quy định theo quy trình kiểm soát nội bộ từng ngân hàng) ngân hàng cần phải cử
cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng trực tiếp đến gặp khách hàng, trực tiếp kiểm tra hoạt
động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay sau khi cho vay từ
đó đưa ra những kiến nghị đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, đặc biệt là
phải kiểm soát sau chặt chẽ đối với các khoản cho vay tín chấp không có tài sản đảm
bảo cho vay chỉ dựa vào dòng tiền hay hàng tồn kho luận chuyển
4.2.6.3. Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế
Trong quá trình cam kết mở cửa cũng như thực hiện theo lộ trình về các cam
kết an toàn trong hệ thống ngân hàng thì các ngân hàng cần phải thiết lập hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn quốc tế.
Hiện nay hệ thống xếp hạng tín dụng đang áp dụng chưa tính đến yếu tố về độ
tin cậy của các báo cáo tài chính. Vì vậy, cần hoàn thiện lại theo hướng chia nhỏ thang
117
điểm cho phần báo cáo tài chính của khách hàng theo các mức độ tin cậy giảm dần
như: kiểm toán đạt tiêu chuẩn; kiểm toán không đạt tiêu chuẩn; báo cáo do giám đốc
xác nhận; báo cáo quản lý do kế toán trưởng ký xác nhận
Xây dựng lại tiêu chí đánh giá cho phù hợp với tương quan hiện tại giữa các
thành phần kinh tế trong nền kinh tế, mức độ giao dịch của khách hàng trên cơ sở định
hướng phát triển tín dụng của từng ngân hàng từ đó xây dựng, hoàn thiện các quy
trình, quy chế cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng loại đối lượng khách hàng
theo lĩnh vực hoạt động, mục đích sử dụng vốn vay và vùng kinh tế nhằm thu hút được
nhiều khách hàng, làm tăng tính cạnh trạnh so với các NHTM khác.
Ngoài ra cần phải có quy định về giám sát thường xuyên xếp hạng tín dụng, các
trường hợp đánh giá lại xếp hạng tín dụng khách hàng như sau:
- Rà soát lại giới hạn tín dụng cho khách hàng
- Có nợ quá hạn.
- Vi phạm các điều khoản và điều kiện trong việc vay vốn
- Những thay đổi đáng kể về giá trị thị trường của tài sản đảm bảo sau khi ngân
hàng tiến hành định giá lại theo định kỳ
4.2.6.4. Nâng cao năng lực nhân sự cho hoạt động cho vay
Có thể nói hiệu quả HĐTD của một ngân hàng chưa cao ngoài nguyên nhân
khách quan đều có nhân tố chủ quan của con người. Nhân tố con người đóng vai trò
quyết định đối với hiệu quả của khoản vay đặc biệt là quá trình thẩm định cho vay từ
người thẩm định cho đến người ra các quyết định cho vay. Để nâng cao được hiệu
quả cho vay thì cán bộ ngân hàng liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay như
người phê duyệt, cán bộ thẩm định, cán bộ là công tác quản trị rủi ro và các bộ phận
có liên quan khác cần phải có kiến thức nghiệp vụ cơ bản, có kinh nghiệm nghề
nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, am hiểu về lĩnh vực kinh tế pháp luật... thể hiện ở
những nội dung sau:
Tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác cho vay: những cán bộ được chọn làm
nghiệp vụ phải là những người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao, trung thực, có
trách nhiệm tâm huyết với ngân hàng. Các cán bộ liên quan đến quá trình cho vay
cũng cần phải có năng lực chuyên môn vững vàng, được đào tạo bồi dưỡng chu đáo về
kiến thức chuyên môn, am hiểu thị trường, pháp luật chuyên môn hóa trong thẩm định
từng ngành nghề và từng đối tượng khách hàng. Cần kiên quyết loại bỏ các cán bộ yếu
118
về tư cách đạo đức, không trung thực và cho thôi việc hoặc thuyên chuyển sang các bộ
phận khác nếu cần nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng.
Thường xuyên hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên
môn như: thường xuyên có các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên môn để có thể phổ biến
các chế độ, thể lệ... của các ngành liên quan của ngân hàng, gắn lý luận chung vào thực
tiễn để cán bộ nhân viên có thể vận dụng khi thẩm định giải quyết khoản vay. Tăng
cường đào tạo trong nước, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn tại ngân hàng và các trung
tâm đào tạo khác có uy tín như Viện đào tạo ngân hàng (BTC), tham gia các cuộc hội
thảo, học tập nghiên cứu thêm về các kiến thức pháp luật, ngoại ngữ, phân tích thị
trường, các lớp đào tạo về chăm sóc khách hàng, khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho
các cán bộ tham gia đào tạo sau đại học và các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
ngắn hạn khác đồng thời phối hợp với các ngân hàng nước ngoài để cử cán bộ tham
gia đào tạo học hỏi kinh nghiệm... Các cán bộ tham gia trực tiếp hoạt động cho vay
cần phải đảm bảo các kỹ năng như: kỹ năng phục vụ chăm sóc khách hàng, kỹ năng
tìm hiểu thông tin, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, Kỹ năng suy diễn....
4.3. Một số khuyến nghị
4.3.1. Một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
4.3.1.1. Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội
Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở đó tạo
môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có
hiệu quả. Đây là yếu tố tạo nên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế,
có được sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn
trong việc đầu tư có chiều sâu, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ,
như thế sẽ thu hút được một bộ phận khá lớn nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư
của các thành phần kinh tế.
Đưa ra các chính sách đầu tư trong nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế.
Cần có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế
mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh doanh, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ
4.3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay
Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn tái cơ
cấu và sẽ có những biện pháp cụ thể hơn trong thời gian tới nhằm lành mạnh hóa
119
trong hoạt động ngân hàng. Thực tế việc lợi dụng các khe hở của pháp luật trong lĩnh
vực ngân hàng diễn ra phổ biến khi chưa có hệ thống kiểm soát một cách hiệu quả,
nhiều vụ án ngân hàng đã diễn ra gần đây gây mất niềm tin đối với nhân dân như; vụ
án Phạm Công Danh tại Ngân hàng Xây dựng gây thất thoát 9000 tỷ đồng hay vụ án
tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Khi các vụ việc xảy ra phần lớn do vụ lợi cá
nhân làm lũng đoạn thị trường tài chính ngân hàng nhưng cũng có việc các cá nhân
đã lợi dụng những quy định của pháp luật chưa chặt chẽ để tham nhũng với số tiền
đặc biệt lớn. Hay việc mở rộng tín dụng ồ ạt tập trung vào kinh doanh bất động sản,
cho vay các dự án giao thông BOT trong thời gian qua cũng là cảnh báo cho hoạt
động ngân hàng khi mà chính sách đối với các lĩnh vực này vẫn còn đang hoàn thiện.
Đối với lĩnh vực cho vay, trong thời gian vừa qua, môi trường pháp lý cho
hoạt động cho vay đã được hoàn thiện theo hướng đầy đủ rõ ràng chặt chẽ và phù
hợp với thông lệ quốc tế hơn, những văn bản trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
mở rộng cho vay của các NHTM, tuy nhiên để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa thì Chính
phủ, NHNN, các bộ ngành trung ương địa phương cần rà soát lại các văn bản pháp
luật về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản từ đó phối hợp xây dựng các văn bản
hướng dẫn kịp thời đồng bộ, quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến phát mại tài
sản như: quyền và nghĩa vụ của ngân hàng của các cơ quan ban ngành có liên quan
các văn bản pháp luật khác về cho vay
4.3.1.3. Tăng cường công tác thanh tra giám sát hệ thống ngân hàng
Với mức độ ngày càng gia tăng và phát triển trong hoạt động ngân hàng, đặc
biệt là hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, việc thanh tra giám sát của
các cơ quan thanh tra Chính phủ cũng như cơ quan thanh tra giám sát NHNN đóng vai
trò quan trọng trong việc ổn định và nâng cao hiệu quả HĐTD đối với hệ thống.
Thực tế trong thời gian qua mặc dù công tác thanh tra giám sát ngân hàng đã có
nhiều đổi mới sau khi hệ thống ngân hàng lâm vào khủng hoảng, nợ xấu tăng cao nhưng
hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng cũng có nhiều bất cập chưa lường trước được
các vấn đề trọng yếu để xảy ra sai phạm lớn tại một số ngân hàng gây thất thoát lớn cho
tài sản nhà nước và các cổ đông ngân hàng. Nhiều cuộc thanh tra đã phát hiện ra sai
phạm nhưng chậm trễ trong việc xử lý dẫn đến tình trạng các ngân hàng lợi dụng việc
lỏng lẻo của công tác giám sát đặc biệt có được cơ chế cho tự tái cơ cấu khắc phục đã
không những làm cải thiện tình hình ngân hàng tốt lên mà còn để xảy ra các sai phạm
trầm trọng hơn như việc xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây Dựng, Ngân hàng TMCP Đại
Dương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn... Việc thanh tra giám sát là
một hoạt động tất yếu nhằm tạo sự ổn định, bảo vệ hợp pháp các quyền lợi cho người
120
gửi tiền cũng như duy trì và củng cố lòng tin của người dân đối với ngân hàng. Trong
thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung và nâng cao hiệu quả
tín dụng nói riêng hoạt động thanh tra cần phải có sự đổi mới về chất và lượng với sự
thanh tra giám sát thường xuyên dựa trên các quy định của pháp luật.
Công tác thanh tra, giám sát cần phải tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều
rủi ro, vi phạm pháp luật như việc cho vay, quy trình cho vay, công tác quản trị rủi ro
của ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần phải thanh tra giám sát các Ngân
hàng trong việc triển khai đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã được chính phủ ban
hành. Tăng cường công tác thanh tra việc trích dự phòng, phân loại nợ làm cho hiệu
quả kinh doanh ngân hàng đi vào thực chất, thanh tra công tác xử lý nợ xấu; cơ cấu nợ
theo quy định Từ đó để phát huy công tác thanh tra giám sát trong hoạt động ngân
hàng trong việc hỗ trợ tích cực trong việc cơ cấu các ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu,
đánh giá nợ xấu một cách thực chất hơn, phát hiện thực chất chất lượng tín dụng của
các ngân hàng.
Trong hoạt động thanh tra cần phải đưa ra các phương pháp thanh tra hiệu quả
tránh trồng chéo, trang bị được cho cán bộ thanh tra đầy đủ các kiến thức kinh nghiệm
cho mỗi nhiệm vụ thanh tra đặc thù. Nâng cao tính độc lập của công tác thanh tra giám
sát ngân hàng, công tác thanh tra phải không có sự áp đặt và chi phối của các yếu tố
khác để đưa ra các kết luận thanh tra có sự tin cậy cao.
Nâng cao việc giám sát sau thanh tra, giám sát việc bổ sung khắc phục theo các
kết luận thanh tra. Hiện nay công tác thanh tra giám sát đang đặt nặng vào việc phát
hiện sai phạm, phát hiện sai phạm thì nhiều, trong khi việc xử lý sai phạm diễn ra
chậm trễ khiến cho các ngân hàng yếu kém phát sinh nhiều sai phạm không những
khắc phục chậm mà còn tiếp tục làm cho sai phạm trầm trọng hơn. Sau thanh tra, các
cơ quan thanh tra của NHNN cũng như chi nhánh các NHNN tại địa phương cần phải
tích cực làm việc với các ngân hàng bị thanh tra để hoàn thiện và khắc phục các sai
phạm theo kết luận thanh tra với hạn định thời gian cụ thể rõ ràng và phải có biện pháp
xử lý kịp thời khi không khắc phục được.
Trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan có liên quan để đưa ra các kết luận thanh tra chính xác khách quan,
không chồng chéo giữa nội dung thanh tra của các cơ quan khác nhau như thanh tra
chính phủ, kiểm toán nhà nước, thanh tra thuế. Công tác thanh tra cần có sự đào tạo
bồi dưỡng thường xuyên trên cơ sở cập nhật các văn bản pháp luật liên quan và phối
hợp hợp tác với các bộ ngành khác cũng như học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức tài
chính thế giới áp dụng các nội dung thanh tra theo chuẩn mực quốc tế.
121
4.3.1.4. Thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng
Hiện nay, NHNN đã chủ trương sáp nhập hoặc mua lại phần lớn các ngân hàng
yếu kém cho giai đoạn tái cơ cấu hệ thống (2011-2015) trong đó phải kể đến Ngân
hàng SHB sáp nhập Habubank năm 2012, và gần đay nhất là Sacombank sáp nhập
Ngân hàng Phương Nam hay Ngân hàng Hàng Hải sáp nhập với MekongBank các
thương vụ sáp nhập đã làm cho các ngân hàng tăng tổng tài sản, mở rộng mạng lưới
tạo đà cho phát triển kinh doanh. Đối với các ngân hàng không tự tái cơ cấu hoặc có
những sai phạm trong công tác quản lý dẫn đến âm vốn, NHNN đã vào cuộc mua lại
với giá 0 đồng như trường hợp của Ngân hàng TMCP Đại Dương, Ngân hàng TMCP
Dầu khí Toàn cầu, Ngân hàng TMCP Xây dựng, có thể thấy quá trình tái cơ cấu ngân
hàng qua biểu đồ sau:
Sơ đồ 4.1: Quá trình tái cấu trúc ngân hàng
Nguồn: Báo an ninh tiền tệ & đầu tư(2015),tái cấu trúc ngân hàng thế hệ 2.0
Có thể nói, bức tranh ngân hàng đang thay đổi đáng kể từ sau giai đoạn bùng nổ
năm 2008 -2010 và dự kiến còn khác hơn rất nhiều sau khi những thương vụ tái cấu
trúc sáp nhập ngân hàng có kết quả. Dưới sức ép giảm số lượng ngân hàng trong hệ
thống, các ngân hàng Việt Nam sẽ có quy mô lớn hơn trong tương lai như MSB hay
SHB là một ví dụ. MSB với vốn điều lệ tổng gộp là 11.750 tỉ đồng, ngân hàng này
bước lên gần ngang hàng với các ngân hàng trong nhóm 5 ngân hàng tư nhân có vốn
điều lệ lớn nhất, theo sát Ngân hàng TMCP Quân Đội. Ở trường hợp Sacombank, sự
hợp nhất với Ngân hàng TMCP Phương Nam đã tạo ra một ngân hàng tư nhân có quy
122
mô vốn, chi nhánh vượt trội so với nhóm tư nhân còn lại, ngân hàng này đang là ngân
hàng có mạng lưới lớn nhất trong khối các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi
phối chỉ sau 04 ngân hàng lớn do nhà nước sở hữu và chi phối. Những ngân hàng lớn
cũng có tham vọng tương tự, như trường hợp BIDV với Ngân hàng Phát triển nhà
Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB). Để tiếp tục quá trình tái cấu trúc, nâng cao hiệu
quả hoạt động các ngân hàng trong thời gian tới, luận án đưa ra một số giải pháp cơ
bản sau:
- Tiếp tục triển khai một cách có hiệu quả đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng
giai đoạn 2 của Chính phủ và NHNN, cần xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém
không có khả năng tự tái cơ cấu thông qua các con đường sáp nhập. Khuyến khích,
đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất, hoặc mua lại theo nguyên tắc tự nguyện giữa các ngân
hàng với nhau trên cơ sở thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
- Việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém cần phải có lộ trình và các nguyên tắc
pháp luật chặt chẽ theo đó giao nhiệm vụ cho các ngân hàng lớn tham gia trực tiếp vào
việc tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ. Việc tự tái cơ cấu của các ngân hàng nhỏ phải hết
sức thận trọng trên cơ sở năng lực của nhà đầu tư, các nhà đầu tư muốn tham gia vào
quá trình tái cơ cấu phải có năng lực tài chính thực sự, tránh sở hữu chéo, tránh việc tái
cơ cấu ngân hàng chủ yếu bằng vốn vay
- Cần có các biện pháp xử lý dứt điểm việc sở hữu chéo trong các ngân hàng
TMCP hiện nay, thực hiện thoái vốn của các Tập doàn, Tổng công ty nhà nước tại các
NHTM, tránh việc thất thoát vốn nhà nước. Triển khai quyết liệt việc áp dụng các
chuẩn mực Basel II trong các NHTM.
- Trong thời gian tới để đáp ứng quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo
chỉ đạo của Chính phủ và NHNN thì các ngân hàng TMCP do nhà nước chi phối như
VCB, BIDV,Vietinbank sẽ vẫn phải đóng vai trò trung tâm trong việc trực tiếp hỗ trợ
quản trị điều hành cũng như tham gia quản trị điều hành củng cố năng lực tài chính
cho các Ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu hoặc sáp nhập, phát huy vai trò là công cụ
của Nhà nước trong việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu, đặc biệt là xử lý các ngân
hàng yếu kém mà vẫn bảo đảm được sự ổn định của hệ thống ngân hàng, cụ thể Ngân
hàng nhà nước đã mua lại các ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng là Oceanbank,
VNBC, GPB trong đó VCB tham gia điều hành tái cơ cấu VNBC. Vietinbank tham gia
điều hành tái cơ cấu Oceanbank, GPB và nhận sáp nhập PGB.
123
4.3.2. Một số khuyến nghị đối với các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố
Hà nội
4.3.2.1. Tăng cường tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng
Để hoạt động kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả tín dụng các ngân hàng
cần phải tự tái cơ cấu trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, nâng cao công tác quản trị
điều hành, hoàn thiện các quy trình nội bộ, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, HĐTD
trên cơ sở là hoạt động cốt lõi của ngân hàng cần phải được đảm bảo an toàn lành
mạnh, thực hiện các quy định của nhà nước về giới hạn cho vay đối với từng ngành từ
lĩnh vực đặc biệt là giới hạn cho vay đối với nhóm khách hàng, người có liên quan đến
tổ chức tín dụng. Cụ thể, các ngân hàng cần chủ động ban hành các quy định quản lý
phù hợp đối với hoạt động kinh doanh của mình để tránh rủi ro, hạn chế các lĩnh vực
cho vay chứa nhiều rủi ro khi chưa có các hướng dẫn đồng bộ của các cơ quan nhà
nước như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay tuần hoàn, cho vay các dự
án BOT giao thông. Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ thường xuyên đối với các
chi nhánh, công ty trực thuộc nhằm phát hiện sai phạm và phòng ngừa rủi ro từ xa.
Để nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo các tỷ lệ an toàn cho vay theo thông
lệ quốc tế các ngân hàng cần phải đẩy mạnh tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới phát
triển kênh phân phối dịch vụ ngân hàng đa dạng. Cơ cấu bộ máy quản trị điều hành
tinh giảm, nâng cao công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực
đặc biệt có cơ chế đãi ngộ tốt để chọn được người tài trong quá trình tái cơ cấu.
Đối với riêng các ngân hàng TMCP trên địa bàn cần phải tái cơ cấu lại hoạt
động kinh doanh đặc biệt là các ngân hàng nhỏ có hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả
như MSB cần cơ cấu lại hoạt động kinh doanh không nên dùng vốn quá nhiều cho hoạt
động đầu tư dễ phát sinh rủi ro trong khi nghiệp vụ truyền thống là cho vay lại không
chú trọng. Đối với VPB cần nâng cao công tác thẩm định cho vay không nên tập trung
quá nhiều vào mảng khách hàng cá nhân cho vay tín chấp dễ dẫn đến rủi ro cao sau
này, đối với SHB cần thay đổi cơ cấu cho vay hạn chế tham gia vào các dự án BOT có
thời gian cho vay dài dẽ gây mất cân đối nguồn
4.3.2.2. Nâng cao vai trò quản lý của Cổ đông, Hội đồng quản trị ngân hàng
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan tối cao của ngân hàng, trong những năm vừa
qua hội đồng quản trị của nhiều ngân hàng đã không khẳng định được vai trò của
mình, chủ yếu là các thành viên kiêm nhiệm do vậy sao nhãng trong việc quản lý dẫn
đến rủi ro hệ thống hoặc lợi dụng quyền lực thông qua việc sở hữu chéo gây ra rủi ro
cho ngân hàng. Bên cạnh đó việc tranh giành quyền lực giữa các nhà đầu tư trong ngân
hàng cụ thể là các thành viên hội đồng quản trị đại diện cho các nhóm cổ đông không
đủ quyền chi phối đã gây cho hoạt động ngân hàng kém hiệu quả như một số ngân
124
hàng trong thời gian vừa qua. Mặc dù quản trị trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã
được luật pháp hóa, đặc biệt trong thị trường tài chính ngân hàng, một thị trường bị tác
động rất mạnh bởi những thay đổi trong khu vực và thị trường tài chính thế giới thì
vấn đề này đóng vai trò hết sức quan trọng liên quan đến vấn đề sống còn của các ngân
hàng. Tuy nhiên, đối với nhiều ngân hàng, vai trò của hội đồng quản trị vẫn chưa được
đánh giá đúng mức và chưa được xem như là một mô hình thật sự cần thiết cho việc
phát triển kinh doanh của họ, nhiều khi các thành viên trong hội đồng quản trị không
am hiểu kiến thức về ngân hàng đứng lên điều hành ngân hàng đã xảy ra sai phạm gây
tiền lệ xấu cho hoạt động của hệ thống, hoặc hoạt động vì lợi ích nhóm cho vay các
công ty sân sau vượt quá quy định, vừa quản lý ngân hàng và vừa quản lý công ty là
khách hàng của ngân hàng gây ra sự thiếu lành mạnh trong việc phê duyệt tín dụng
gây rủi ro cho ngân hàng dẫn đến phá sản như trường hợp của Ngân hàng TMCP Xây
dựng hay Sacombank gần đây. Như vậy, để nâng cao vai trò của cổ đông và hội đồng
quản trị trong hoạt động, các ngân hàng cần phải:
- Các ngân hàng cần chủ động tăng năng lực tài chính và minh bạch trong hoạt
động kinh doanh bằng biện pháp tìm kiếm các cổ đông nước ngoài, các cổ đông đó phải
có năng lực thực sự giúp đỡ được ngân hàng về kinh nghiệm quản trị, về vốn, về nền
tảng công nghệ và về mạng lưới hoạt động trên thế giới. Hiện nay các ngân hàng đã vận
dụng tốt vai trò của cổ đông nước ngoài trong việc xây dựng ngân hàng lớn mạnh như
tại VCB, Vietinbank, Eximbank có cổ đông chiến lược là các tập đoàn tài chính Nhật
Bản có kinh nghiệm và truyền thống lâu năm trong hoạt động tài chính ngân hàng.
- Đối với các cổ đông trong nước cần phải xây dựng các cổ đông có tiềm lực
tài chính thực sự, đa dạng hóa các cổ đông không nên tập trung quyền lực vào một
nhóm chi phối hoạt động ngân hàng dễ phát sinh rủi ro.
- Trong quá trình điều hành, hội đồng quản trị phải hoạt động minh bạch lấy
lợi ích của các cổ đông đặt lên hàng đầu, các cổ đông cần phải có sự lựa chọn trên cơ
sở có cùng mục đích đầu tư kinh doanh có kiến thức về tài chính ngân hàng, có cam
kết gắn bó lâu dài đối với ngân hàng.
4.3.2.3. Hoạt động ngân hàng gắn với hiệu quả kinh tế của địa phương, Thực hiện tốt
các chính sách chủ trương, pháp luật của nhà nước
Đối với hoạt động của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội phải gắn chặt
với hiệu quả kinh tế của thành phố, đối với các chi nhánh tại các tỉnh thành khác cũng
phải gắn chặt với hiệu quả kinh tế của từng địa phương.
Các ngân hàng cần thực hiện tốt các chính sách chủ trương pháp luật của nhà
nước và của từng địa phương như: Tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn, các
chương trình bình ổn giá, tham gia các chương trình an sinh xã hội.
125
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nâng cao hiệu quả HĐTD là yêu cầu cấp thiết đối với ngành ngân hàng nói
chung và các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Để hoàn thành tốt việc này đòi hỏi cần phải giải quyết nhiều nội dung và nhiều các giải
pháp khác nhau. Dựa trên việc phân tích thực trạng về hiệu quả tín dụng của các Ngân
hàng TMCP trên địa bàn Hà nội, chương 4 đã đề xuất một số giải pháp như: Tăng
trưởng tín dụng ổn định, tăng chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn, Giảm nợ
xấu, nâng cao công tác định giá tài sản đảm bảo, nâng cao công tác quản lý chi phí
lương và một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trên địa bàn. Đây là
những giải pháp cơ bản đối với các NHTM đặc biệt trong giai đoạn tái cơ cấu mạnh
mẽ các tổ chức tín dụng. Từ việc đánh giá những giải pháp chương 4 cũng đưa ra một
số kiến nghị để làm cơ sở cho việc thực hiện giải pháp được đưa ra một cách hiệu quả
và mang tính thực tiễn cao.
126
KẾT LUẬN
Tín dụng là hoạt động chủ yếu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một ngân
hàng, Cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều đề tài, bài nghiên
cứu, luận án nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau liên quan đến HĐTD, cũng đã
có nhiều khung lý thuyết, lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề này. Điều
này cho thấy việc nghiên cứu về vấn đề hiệu quả HĐTD của ngân hàng đặc biệt là đối
với các Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối trên địa bàn Hà nội vẫn luôn là
đề tài có ý nghĩa thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà hoạch
định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang có sự
tái cơ cấu mạnh mẽ trong ngành ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.
Hiện nay với xu thế tái cơ cấu ngân hàng diễn ra mạnh mẽ, các ngân hàng đã
trải qua một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, bộc lộ nhiều rủi ro, việc cho vay đã
được siết chặt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bước đầu có
dấu hiệu tốt, tín dụng cho nền kinh tế đang có triển vọng mới. Vì vậy để đáp ứng tốt
nhu cầu khách hàng vay vốn đồng thời nâng cao hiệu quả HĐTD, các ngân hàng đã
đưa ra nhiều giải pháp, đầu tư mạnh cho công nghệ, cơ sở vật chất, mạng lưới nâng
cao khả năng quản trị rủi ro, đưa ra nhiều sản phẩm cho vay ưu việt, hỗ trợ lãi suất cho
khách hàng... Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua sau khi hệ thống ngân hàng trải qua
thời kỳ tín dụng tăng trưởng nóng tại các NHTM nói chung và các ngân hàng TMCP
trên địa bàn Hà nội nói riêng cũng bộc lộ nhiều hạn chế như chưa chú trọng đến việc
quản trị điều hành, công tác quản trị rủi ro, hiệu quả HĐTD, chất lượng nguồn nhân
lực, công nghệ, mạng lưới chi nhánh hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng
kém nợ xấu phát sinh nhiều, phần lớn các Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi
phối có tỷ lệ chia cổ tức thấp hoặc không có. Với thực tại như vậy luận án đã nghiên
cứu khá toàn diện với các nội dụng như làm rõ tổng quan nghiên cứu của đề tài, thu
thập tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó từ đó thấy được
khoảng trống cần nghiên cứu tiếp theo, luận án hệ thống hóa những lý luận cơ bản về
hiệu quả tín dụng của các NHTM đặc biệt phân tích thực trạng hiệu quả HĐTD của
các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội trong giai đoạn 2012-2016 đây là giai đoạn
vừa chịu sự tăng trưởng nóng của tín dụng và cũng là giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ
các ngân hàng sau khi nợ xấu phát sinh nhiều, từ đó phân tích chỉ tiêu về tỷ suất lợi
nhuận thuần từ HĐTD và các nhân tố tác động đồng thời tìm ra những giải pháp tối ưu
phù hợp với thời điểm hiện tại để nâng cao hiệu quả HĐTD. Luận án cũng đã nêu lên
những thuận lợi khó khăn, đưa ra các giải pháp cũng như những kiến nghị đề xuất đối
với các cơ quan quản lý nhà nước để có thể nâng cao hiệu quả HĐTD đối với các ngân
hàng TMCP trong giai đoạn hiện nay.
127
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
NỘI DUNG LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Vũ Anh Quân (2009), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các
doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng thương mại hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và dự
báo, (10), Tr 15-16.
2. Vũ Anh Quân (2015), “Bàn thêm về xử lý tài sản đảm bảo trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng thương mại”, Tài liệu hội thảo khoa học, Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tr 108-113.
3. Vũ Anh Quân (2015), “Nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trong bối
cảnh hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (18), Tr 39-41.
4. Vũ Anh Quân (2015), “Để tăng trưởng tín dụng đạt hiệu quả và an toàn trong thời
gian tới”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (21), Tr 32-34.
128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.Burak Guner-Barclays Global investors (2007), Bank lending opportunites
and credit standards, Journal of Financial stability 4(2008) 62-87.
2. Abdou, H., & Pointon, J. (2011). Credit Scoring, Statistical Techniques and
Evaluation Criteria, A Review of the Literature. Intelligent Systems in
Accounting, Finance & Management, 59-88.
3. Allen N.BERGER & Gregory F.UDELL-New york University (1990), Collateral,
loan quality, and bank risk”, Journal of Monetary Economics 21-42.
4. Báo an ninh tiền tệ & đầu tư (2015), Tái cấu trúc ngân hàng thế hệ 2.0, truy cập
ngày 05 tháng 09 năm 2015, từ
0111914.html.
5. Basel Committee on Banking Supervision (2005), International Convergence of
Capital Measurement and Capital Standards, A Revised Framework).
6. Bogdan Florin Filip (2015), The Quality of Bank Loans within the Framework
of Globalization, Procedia Economics and Finance 20 (2015) 208-217.
7. Các Ngân hàng: VCB, BIDV, Vietinbank, VPB, TCB, MB, MSB, TPB, NCB,
SHB,LPB,Vietabank, Pvcombank, Seabank, Eximbank, Sacombank,
Lienvietbank, Baovietbank, PGB (2016), Báo cáo thường niên năm 2011-2016.
8. Châu Anh (2016), Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng thành phố
Hà Nội năm 2016, truy cập ngày 10 tháng 09 năm 2016, từ http: //sonoivu.
hanoi. gov. vn/ thong-bao /-/ view_content/ 888717-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-
vu-nganh-ngan-hang-thanh-pho-ha-noi-nam-2016-160566.html.
9. Chi phí, Wikipedia, truy cập ngày 30 tháng 07 năm 2016, từ https://vi.wikipedia.
org /wiki / Chi _ phí.
10. Citibank, Credit risk management workbook of Citibank , US.
11. Diệp Bình (2017), Toàn cảnh nợ xấu của các ngân hàng 'gửi' tại VAMC, truy
cập ngày 04 tháng 04 năm 2017 từ
cac-ngan-hang-gui-tai-vamc-18091.html.
12. Đỗ Phạm (2015), “Tín dụng: Gỡ bỏ chiếc áo “may sẵn”, Thời báo Ngân hàng,
số ra ngày 04 tháng 08 năm 2015.
129
13. Edward I. Altman (2001) managing credit risk, Achanllenge for the new
millenium.
14. Felicia Omowunmi Olokoyo (2011), Determinants of Commercial Banks,
Lending Behavior in Nigeria, International Journal of Financial Research, Vol
2, No 2.
15. Frederic S.Mishkin (1995) , Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, người hiệu
đính Nguyễn Quang Cư&Nguyễn Đức Dỵ, NXB Khoa học Kỹ thuât, Tr 103.
16. Glen Bullivant (2010), Credit Management, Grower Publishing Ltd.
17. Herrero, A.G (2003), Determinants of the Venezuelan Banking crisis of the
Mid 1990s: an event history analysis, Banco de Espana.
18. Hiệu quả Pareto (2016), Wikipedia, truy cập ngày 30 tháng 07 năm 2016, từ
https: //vi.wikipedia.org/ wiki/ Hi%E1% BB%87u_qu%E1%BA%A3_Pareto.
19. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội.
20. KOLAPO,T.Fuso&AYENI,R.Kolade&OKE,M.Ojo(2012), Credit risk and
commercial banks performance in Nigeria: A panel model approach, Australian
Journal of Business and Management Research.
21. Lâm Chí Dũng – Phan Đình Anh (2009), Sử dụng mô hình KMV- MERTON
lượng hóa mối quan hệ giữa bảo đảm tài sản tỷ lệ phân bổ vốn vay với rủi ro
tín dụng, Công trình nghiên cứu, Trường đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
22. Lao động (2017), Lợi nhuận ngân hàng vẫn bị ăn mòn bởi nợ xấu, truy cập
ngày 09 tháng 04 năm 2017 từ
ngan-hang-van-bi-an-mon-boi-no-xau-653863.bld.
23. Lợi nhuận,Wikipedia, truy cập ngày 30 tháng 07 năm 2016, từ https: // vi.
wikipedia.org /wiki/Lợi _ nhuận.
24. Marrison, C (2002), Fundamentals of risk Management, New York, Mcmilan
Press.
25. N.Grace (2012), The effect of credit risk management on the financial
performance of commercial banks in Kenya, England.
26. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011-2017), Báo cáo tổng kết và nhiệm vụ
triển khai nhiệm vụ kế hoạch.
130
27. Ngân hàng nhà nước Việt nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy
định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro
và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2013.
28. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định
các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2016.
29. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi
bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, ban hành ngày 27 tháng
05 năm 2016.
30. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2017), Chỉ thị số 02/CT-NHNN của NHNN về
việc thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu
quả năm 2017, ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2017.
31. Ngô Hướng & Tô Kim Ngọc, Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản
thống kê, Tr 41,90.
32. Nguyễn Kim Anh(2004), Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của các NHTM Việt
Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
33. Nguyễn Thanh Huyền (2016), Vài đánh giá thẩm định tài sản thế chấp xử lý nợ
tại ngân hàng thương mại, Tạp chí tài chính kỳ 2 số tháng 03 năm 2016, Tr 17.
34. Nguyễn Thị Như Thủy (2015), Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện
chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Thị Thu Đông (2012), Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc tế, Luận án Tiến
sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Thu Thu, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2014), Khó khăn
vướng mắc trong nhận tài sản bảo đảm cấn trừ nợ hiện nay, Tạp chí ngân hàng
số 12 năm 2014.
37. Nguyễn Văn Hưng (2003), Giải pháp hoàn thiện quy chế đảm bảo an toàn
trong cho vay của các NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội.
131
38. Nguyễn Văn Tiến (2002) Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng, NXB Thống kê, Hà nội.
39. Paul S.Calem & Michael LaCour (2001), Risk –based capital requirements for
mortgage loans, Journal of Banking& Finance.
40. Paula Hill-University of Bristol &Robert brook-UQ Business school &Robert
Faff-University of Leeds (2009), Variations in sovereign credit quality
assessments across rating agencies, Journal of Banking& Finance
34(2010)1327-1343.
41. Peter S.Rose hiệu đính Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa (2001) Quản trị
Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Tr 7,702.
42. Phạm Thị Bích Lương (2006), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế,
Đại học kinh tế quốc dân Hà nội.
43. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê,
Hà nội.
44. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức
tín dụng số: 47/2010/QH12, NXB Lao động, Hà nội.
45. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng
nhà nước Việt Nam, NXB lao động, Hà Nội.
46. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị quyết thí
điểm xử lý nợ xấu số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017.
47. Santiago Fernandez de Lis & Jorge Martinez Pages and Jesus Saurina (2000),
Credit growth, problem loans and credit risk provisioning in Spain, The BIS
Autumn Central Bank Economists Meeting in the Banco de Espana
48. Standard & Poor (2008) Coporate Ratings Criteria.
49. Stephan Cowan, Glen Bullivant, Robert addlestone (2004), Tolley’s Effective
credit control & debt recovery handbook, Tottel Publisher.
50. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng giai đoạn 2011 - 2015".
132
51. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".
52. Trần Thị Hồng Hạnh (1996), Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến
sỹ kinh tế.
53. Trần Thị Xuân Hương (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của
Ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến
sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP HCM.
54. TS.Nguyễn Thị Thái Hưng (2013), Rủi ro của ngân hàng thương mại khi nhận
một số loại tài sản bảo đảm, Tạp chí Ngân hàng số 13 năm 2013.
55. Tsai, C. W. (2008). Using neural networks ensembles for bankruptcy prediction
and credit, Expert Systems with Applications, 2639-2649.
56. Vietnam - Báo Nhân dân điện tử (2017), Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm
2017 đạt 18%, Truy cập ngày 04/01/2017 từ
dung-nam-2017-dat-18.html.