Luận án Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam

Các dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện, đó là: (1) Tăng trưởng GDP sụt giảm mạnh; (2) Tình trạng thất nghiệp tăng nhanh, đặc biệt là ở Mỹ; (3) Thị trường chứng khoán tại nhiều nước giảm sâu từ 20 - 30%, chỉ số rủi ro trên thị trường tăng đột biến, thể hiện niềm tin nhà đầu tư và sức khỏe DN ở mức rất thấp; (4) Diễn biến giá dầu sụt giảm mạnh (trên 50%) do lo ngại về nhu cầu giảm mạnh; (5) Giá vàng biến động mạnh, với biên độ dao động cao, thể hiện mức độ rủi ro và nhà đầu tư tìm kiếm kênh đầu tư an toàn hơn; (6) Chỉ số sản xuất tại hầu hết các nước suy giảm mạnh cho thấy ảnh hưởng của việc gãy chuỗi cung ứng, tạm dừng sản xuất, kinh doanh; và (7) Thương mại toàn cầu và doanh số bán lẻ sụt giảm, thể hiện sức cầu tiêu dùng yếu ớt

pdf223 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả năng thanh toán và (2) nhu cầu sản phẩm của DN. Sơ đồ 3.6: Quản trị dòng tiền phù hợp với bối cảnh Có bốn bối cảnh chính và trong những tình huống này, các DN sẽ định hướng sử dụng nguồn lực tiền mặt khác nhau. Nhìn chung, các công ty có khả năng thanh toán yếu sẽ tập trung vào các mục tiêu tiền mặt ngắn hạn nhằm cân bằng lại khả năng thanh toán, trong khi đó, các công ty có khả năng thanh toán mạnh sẽ hướng đến việc đạt được các mục tiêu mang tính chất dài hạn như chiếm lĩnh thị phần hay định vị trở thành những công ty dẫn đầu ngành. Ổn định Nhu cầu sản phẩm Suy giảm Khả năng thanh toán Thấp Cao Bảo vệ tiền mặt mạnh mẽ Quản trị nhằm tạo ra tiền mặt Tăng cường vị thế cạnh tranh Chiếm lĩnh thị phần 184 - Thứ nhất, các công ty đối mặt với sự suy giảm nhu cầu và thiếu khả năng thanh toán ở trong vị trí khó khăn nhất. Họ phải quản trị tiền mặt thật sát sao, sử dụng mọi đòn bẩy có thể để duy trì hoặc tăng cường vị thế tiền mặt. - Thứ hai, các công ty với nhu cầu ổn định nhưng khả năng thanh toán yếu sẽ quản trị hoạt động kinh doanh của họ để tạo ra tiền mặt, tập trung vào các kết quả ngắn hạn. - Thứ ba, các công ty có khả năng thanh toán cao đối mặt với nhu cầu suy giảm sẽ sử dụng sức mạnh tài chính của mình để chiếm lĩnh thị phần. - Thứ tư, các công ty đang có khả năng thanh toán tốt và nhu cầu ổn định hoặc tăng lên đối với sản phẩm của họ có thể tập trung vào cải thiện vị thế cạnh tranh của họ. Các công ty trong tình huống này đủ sức hành động một cách chiến lược, có thể chấp nhận hy sinh các lợi ích ngắn hạn cho vị thế cạnh tranh tốt hơn trong dài hạn. b. Cải thiện dòng tiền, dự trữ tiền mặt và khả năng thanh toán * Cải thiện dòng tiền Thứ nhất, tối ưu hóa dòng tiền thông qua việc nâng cao hiệu quả HTK. Một giải pháp được đưa ra với các DN ngành thép trong thời gian tới đó là gia tăng lượng dự trữ tiền mặt như một biện pháp cơ bản nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Theo kinh nghiệm của hãng tư vấn Boston (BCG), một cách tiếp cận toàn diện đối với quản trị VLĐ có thể giảm lượng vốn đầu tư vào VLĐ từ 20% - 40%, giải phóng lượng tiền mặt, từ đó thúc đẩy lợi thế cạnh tranh trong thời điểm kinh tế khó khăn. Các chiến lược quản trị VLĐ được BCG tư vấn cho khách hàng đặc biệt hiệu quả trong những ngành cần nhiều hàng tồn kho như ngành thép, nơi phần lớn các công ty có thể giảm VLĐ lên tới 25% riêng trong năm đầu tiên. Ngược lại, những công ty không thực hiện 185 các giải pháp bổ sung trong thời kỳ suy giảm sẽ thấy VLĐ tăng, từ đó hạn chế lớn đến những lựa chọn hành động. Theo kinh nghiệm của BCG, việc cắt giảm HTK trong toàn hệ thống thường mất thời gian, các biện pháp khiêm tốn hơn có thể tạo ra 2/3 tổng tiềm năng tiết kiệm trong 1 năm đầu tiên thực hiện tư vấn cho khách hàng. Ví dụ, việc đặt hàng các đơn hàng nhỏ hơn và giao hàng thường xuyên hơn có thể dẫn đến sự giảm xuống trong tổng mức tồn kho trong vài tháng. Trong thời kỳ suy thoái, các nhà cung cấp thường nới lỏng chính sách liên quan đến đơn đặt hàng tối thiểu. Các công ty hợp nhất các nhà cung cấp đồng thời có thể đơn giản hóa quy trình mua sắm và có thể gộp đơn hàng của họ cho khối lượng lớn hơn và hưởng chiết khấu lớn hơn. Sử dụng những chiến lược này, một nhà cung cấp thiết bị công nghiệp giảm hàng tồn kho 10% trong thời gian ít hơn 3 tháng và 30% trong 1 năm. Thứ hai, tối ưu hóa dòng tiền thông qua nâng cao hiệu quả nợ phải thu. Theo kinh nghiệm của hãng tư vấn Boston (BCG), nợ phải thu thường có thể đem lại kết quả nhanh chóng, phần lớn trong tiềm năng tiết kiệm đạt được trong 6 - 12 tháng đầu tiên, sau khi xây dựng và triển khai chiến lược quản trị VLĐ do BCG đề xuất cho khách hàng của mình. Đơn giản là việc thúc đẩy thu hồi nợ phải thu - ví dụ như việc chủ động nhắc nhở khách hàng về thời hạn thanh toán sắp đến, có thể mang đến kết quả trong vài tuần. Thứ ba, các DN so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành để đảm bảo rằng, các điều khoản bán hàng không quá rộng rãi một cách không cần thiết. Các DN cần có hệ thống thu thập thông tin từ đối thủ về chiến lược và chính sách quản trị HTK, nợ phải thu, nợ phải trả. Từ đó làm cơ sở đề ra chính sách quản trị VLĐ của mình cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ. Các biện pháp khác là thương lượng lại những điều khoản thanh toán, chiết khấu và phạt vi phạm hợp đồng. Các phương pháp khác để kiểm soát khoản phải thu và phải trả mang lại hiệu quả nhưng có thể phải thực hiện lâu hơn. Ví dụ, thương lượng lại các 186 điều khoản hợp đồng với nhà cung cấp và khách hàng thường giải phóng một lượng lớn tiền mặt, nhưng những giới hạn đặt ra bởi những hợp đồng hiện tại có thể trì hoãn lợi ích đến 1 năm. Thứ tư, tối ưu hóa dòng tiền thông qua việc nâng cao hiệu quả các khoản phải trả. Theo đánh giá của tác giả, để nâng cao sức mạnh mặc cả với nhà cung cấp, cần đa dạng các nhà cung cấp. Hiện nay, vị thế của nhà cung cấp đối với các DN ngành thép VN được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.4: Đánh giá vị thế của nhà cung cấp đối với các DN ngành thép Khả năng tăng giá nguyên liệu đầu vào và nhu cầu không bị ảnh hưởng Thấp Vì có nhiều nguồn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho ngành thép, nên yếu tố này không ảnh hưởng nhiều. Khả năng giảm chất lượng dù giá không đổi Thấp Trong ngành thép, chất lượng là rất quan trọng. Nếu giảm chất lượng, thay đổi tỷ lệ nguyên vật liệu cấu thành sẽ được một loại thép khác với mục đích sử dụng khác. Khả năng các nhà cung cấp cộng tác và điều chỉnh giá Thấp Các nhà cung cấp chính cho nguyên vật liệu đầu vào ngành thép là các quốc gia lớn nên việc cộng tác để điều chỉnh giá là rất khó xảy ra vì phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính trị. Không có sản phẩm thay thể cho đầu vào Cao Không thể thay thế đầu vào của lò BOF bằng đầu vào của lò EAF và ngược lại. Sản phẩm của nhà cung cấp chiếm phần quan trọng trong cơ cấu chi phí của ngành Cao Có hai loại công nghệ sản xuất thép và nguyên vật liệu đầu vào của từng loại cũng phần lớn khác nhau; vì vậy tính trên tổng thể ngành, có 4 loại yếu tố đầu vào cấu thành chính. Vì thế tỷ trọng của các nguyên vật liệu đầu vào cũng chỉ chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 20% mỗi loại trong ngành thép. Nhà cung cấp có thể áp đặt hay đưa ra hình thức “phạt” khi DN chuyển nhà cung cấp khác Thấp Thông thường các DN sản xuất thép trong nước nhập nguyên vật liệu từ các nguồn đa dạng như Trung Quốc, Úc, Brazil, Nhật nên không xảy ra tình trạng cố định vào một nhà cung cấp. 187 * Cải thiện khả năng thanh toán Trong phần hạn chế của Chương 2, khả năng thanh toán hiện thời của các DN trong ngành ở mức 1.06 (năm 2018), đây là mức không cao, cần được cải thiện thông qua việc tăng cường sử dụng các nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn của DN. Điều này sẽ được thực hiện thông qua 3 giải pháp chính sau: Thứ nhất, gia tăng nguồn VCSH thông qua việc ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Để tăng nguồn lợi nhuận để lại tái đầu tư, các DN cần thực hiện được việc gia tăng lợi nhuận sau thuế và chuyển sang một chính sách cổ tức tiền mặt thấp để giữ lại lợi nhuận nhằm gia tăng VCSH. Thứ hai, gia tăng nguồn VCSH thông qua việc phát hành cổ phiếu huy động vốn. Giải pháp này cần được thực hiện đặc biệt với các DN có các dự án đầu tư mở rộng. Thứ ba, phát hành trái phiếu dài hạn để cấu trúc lại các nguồn vốn nợ. Giải pháp này khả thi nhất với các DN có quy mô lớn, có xếp hạng tín nhiệm cao. c. Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu trong DN Như đã phân tích ở Chương 2, lượng dự trữ tiền mặt của các DN ngành thép ở mức thấp, đặc biệt với các DN Tôn mạ - Ống thép, DN Quy mô trung bình và DN Quy mô nhỏ. Dự trữ tiền mặt thường xuyên quá thấp thì có thể gặp tình huống nhu cầu chi tiêu vượt trội so với lượng tiền mặt hiện có, dẫn đến DN có thể phải vay nóng với kỳ hạn rất ngắn, lãi suất cao. Nếu dự trữ tiền mặt quá cao thì hoạt động thanh toán các khoản chi diễn ra thuận lợi, nhưng khả năng sinh lời từ tiền mặt sụt giảm, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung. Do đó, xác định dự trữ tiền mặt tối ưu vừa là khoa học vừa là nghệ thuật trong việc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. 188 * Mô hình xác định số dư tiền mặt cần thiết dựa vào số ngày dự trữ tiền mặt Để tính toán lượng dự trữ tiền mặt cần thiết, một trong những cách đơn giản nhất là DN sẽ dựa vào số ngày dự trữ tiền mặt kỳ vọng và một trong hai cơ sở tính toán sau: (1) Doanh thu bán hàng bình quân một ngày, hoặc (2) Nhu cầu chi tiêu cho hoạt động kinh doanh thường xuyên bình quân một ngày. Công thức tính như sau: Cách tính thứ nhất: Lượng dự trữ tiền mặt cần thiết= Số ngày dự trữ tiền mặt kỳ vọng x Doanh thu dự báo bình quân một ngày Cách tính thứ hai: Lượng dự trữ tiền mặt cần thiết= Số ngày dự trữ tiền mặt kỳ vọng x Nhu cầu chi tiêu tiền mặt HĐKD dự kiến Trong cả hai cách tính trên, Số ngày dự trữ tiền mặt kỳ vọng là một chỉ tiêu chủ chốt trong phương pháp này, thông thường sẽ được xác định dựa vào các căn cứ sau: (1) Lấy theo chỉ tiêu trung bình ngành có điều chỉnh thực tế nhu cầu của DN; (2) Lấy theo thực tiễn hoạt động quá khứ của DN; (3) Điều chỉnh theo mức độ thận trọng của ban lãnh đạo DN. Theo Takaharu Yasumoto (2016), nhìn từ góc độ an toàn tài chính, số dư tiền mặt hợp lý của một DN được ước tính vào khoảng 2 tháng doanh thu (60 ngày). Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều DN vừa và nhỏ vào cuối tháng chỉ nắm giữ lượng tiền mặt bằng khoảng 1 tháng doanh thu mà thôi (30 ngày). Với những DN có phương châm “sử dụng VCSH thay vì vốn ngân hàng cho lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh”, 30 ngày có lẽ là tiêu chuẩn hợp lý để sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả nhất. Ngược lại, nếu không có được số dư tối thiểu 30 ngày doanh thu thì an toàn tài chính của DN sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. 189 3.2.3. Giải pháp khác nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam 3.2.3.1. Đầu tư hiện đại hóa công nghệ, nâng cao quy mô doanh nghiệp Phân tích định tính và định lượng tại Chương 2 đã cho thấy các DN Quy mô lớn có hiệu quả sử dụng VLĐ tốt hơn hẳn so với các DN khác. Điều này xuất phát từ thực tế các DN Quy mô lớn thường được đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, đồng thời, quy trình quản lý, vận hành chuyên nghiệp hơn. Do đó, một trong những giải pháp, cũng là yêu cầu của các DN ngành thép Việt Nam đó là liên tục đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất, dần nâng cao quy mô DN. Việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang trở thành yếu tố then chốt để tạo nên vị thế cạnh tranh của DN nói chung và của ngành Thép nói riêng. Khi năng suất, chất lượng được bảo đảm, sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, tạo điều kiện cho DN chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó hiệu quả sử dụng VLĐ cũng được nâng cao. Xác định yêu cầu và đòi hỏi của thị trường trong bối cảnh mới, hiện nay một số DN ngành Thép đã đẩy mạnh cải tiến, đầu tư công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng của mình để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Để chủ động hội nhập, nắm bắt thời cơ mới, Tập đoàn Hòa Phát cũng đã tiên phong trong đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay các nhà máy sản xuất của Tập đoàn Hòa Phát đều được kiểm soát theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Trong tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất thép theo công nghệ lò cao khép kín đều được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào đến khi sản phẩm đầu ra tiếp tục trải quá quá trình nghiêm ngặt một lần nữa trước khi đưa ra thị trường. Đặc biệt, các sản phẩm xuất khẩu của Thép Hòa Phát hiện đã đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như JIS GS3505:2004, JIS G3112:2010 (Nhật Bản), BS 4449:2005 (Anh Quốc), ASTM A615 (Hoa Kỳ). 190 Một trong những DN điển hình của việc cải tiến nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm chính là Công ty CP ống thép Việt Đức (VG PIPE). Theo đó, Công ty đã đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất ống thép, tôn cán nguội, tôn mạ kẽm hiện đại. Cho đến nay, thép Việt Đức đã mở rộng sản xuất và áp dụng công nghệ hiện đại tiên tiến của các nước Châu Âu và Nhật Bản với tỷ lệ tự động hóa cao cho 38 dây chuyền sản xuất thép, dây chuyền xả băng. Trong đó, hoạt động quản lý và sản xuất của công ty thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và chương trình cải tiến 5S theo Nhật Bản. Các sản phẩm của Thép Việt Đức sản xuất ra đều theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); Tiêu chuẩn Nhật Bản (JISG 3112); Tiêu chuẩn Mỹ (ASTM) và tiêu chuẩn của các nước tiến tiến trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như sẵn sàng đáp ứng cho quá trình hội nhập. Nhờ đó mà công ty VG PIPE đã khẳng định vị trí top 4 DN sản xuất và tiêu thụ ống thép trong nước lớn nhất tại Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu là trên 50%. Trong cuộc đua đổi mới công nghệ này, Tân Á Đại Thành cũng đã mạnh dạn đầu tư nhà máy sản xuất bình nước nóng lớn nhất Đông Nam Á với công suất 2 triệu sản phẩm/ năm tại Hà Nam theo theo mô hình nhà máy thông minh với dây chuyền tự động hóa chính xác với áp dụng công nghệ 4.0, cùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Italy và các nước G7. Tân Á Đại Thành là một trong số ít các đơn vị sớm áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, đặc biệt là với nhà máy có quy mô tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ đóvào năm 2019, Công ty Tân Á Đại Thành cũng là một trong 4 DN Việt Nam đạt Giải thưởng Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương GPEA. Tuy nhiên, cũng từ phân tích định lượng ở Chương 2, tỷ trọng TSCĐ hữu hình có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả sử dụng VLĐ. Do vậy, cùng với việc đầu tư cho TSCĐ hữu hình, các DN cũng cần đồng thời đầu tư cho các TSLĐ khác để tỷ trọng TSCĐ hữu hình trên tổng tài sản giữ ở mức ổn định. 191 3.2.3.2. Thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài đối với hoạt động quản trị VLĐ nói riêng và hoạt động quản trị tài chính nói chung Đôi khi việc tự đánh giá trong nội bộ các công ty cũng khó mang lại các kết quả cao, nhất là đối với hoạt động quản trị VLĐ vốn đã phức tạp. Do đó, một giải pháp đối với các công ty thép Việt Nam đó là thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài. Bài học kinh nghiệm của các công ty dược phẩm lớn ở Mỹ và Châu Âu cho thấy, các công ty này đã thuê công ty EY- một trong những công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu thế giới tham gia tư vấn trong “Chương trình cải tiến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp”. Kết quả là sau hai năm thực hiện Chương trình cắt giảm vốn lưu động tại một số DN lớn (Báo cáo của EY không cung cấp tên các DN cụ thể), sáng kiến đã cho thấy sự cải thiện trong hiệu quả quản trị VLĐ. Cụ thể, chỉ số kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC) năm 2014 đã giảm 5%, sau khi đã giảm 2% trong năm trước đó. Chính vì vậy, để hoàn thiện công tác quản trị VLĐ nhằm hướng tới nâng cao HQKD, các công ty thép có thể thuê chuyên gia tư vấn cho DN mình. Các nội dung tư vấn có thể bao gồm: - Xác định vai trò và trách nhiệm của hoạt động quản trị VLĐ đối với từng phòng ban, bộ phận chức năng trong công ty; - Đánh giá lại quy trình quản trị VLĐ và đưa ra báo cáo đối với các bên có liên quan; - Hỗ trợ các quyết định liên quan đến VLĐ; - Xem xét đánh giá lại quy trình quản lý vốn lưu động đang sử dụng và xác định các nội dung cần cải thiện; - Xây dựng các kế hoạch hành động một cách chi tiết để thực hiện và xây dựng quy trình đánh giá thông qua KPIs, đưa ra các chế độ đãi ngộ để thúc đẩy làm việc và thay đổi hành vi nội bộ trong công ty. 192 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Những năm gần đây, sự phát triển của ngành thép đã bộc lộ nhiều yếu điểm đó là: tình trạng đầu tư không theo quy hoạch gây mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu sản phẩm thép; trình độ công nghệ lạc hậu; hiệu quả kinh doanh của các DN còn yếu kém. Trước những khó khăn và thách thức kể trên, các DN trong ngành thép cần có những hỗ trợ từ phía nhà nước nhằm định hướng phát triển ngành thép một cách đồng bộ, bền vững. Cụ thể: Thứ nhất, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển ngành thép một cách đồng bộ, bền vững. Nhà nước cần liên tục cập nhật và có những điều chỉnh cần thiết quy hoạch phát triển ngành thép cho phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô quốc tế và trong nước, nhất là trong bối cảnh môi trường kinh doanh vĩ mô đang có những sự biến động rất nhanh. Định hướng phát triển ngành thép đã được cụ thể hoá trong Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép, được Bộ Công thương ban thành tháng 1/2013. Theo đó, chủ trương ưu tiên dự án sản xuất sản phẩm thép mà Việt Nam đang thiếu và chưa có, đặc biệt là sản xuất phôi thép; ưu tiên DN sản xuất phôi thép đi từ quặng sắt và hạn chế sản xuất phôi thép từ lò điện, lò quang; ưu tiên dự án thép tấm cán nóng, thép chất lượng cao. Các cơ quan quản lý liên quan cần phải nghiêm túc rà soát, chấn chỉnh tránh tình trạng cấp phép tràn lan dẫn đến sự thiếu kiểm soát cung sản phẩm như trong thời gian vừa qua. Các dự án thép nằm ngoài quy hoạch và không thực hiện các thủ tục quy định đầu tư mà Chính phủ đã ban hành, cần có biện pháp mạnh thu hồi giấy phép. Giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư FDI, dứt khoát loại bỏ nếu đó chỉ là dạng dự án chiếm đất tìm cơ hội chuyển nhượng kiếm lời. Cần đưa ra những khuyến cáo về công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất để định hướng đầu tư cho DN. Cần cấu trúc lại các DN quy mô quá nhỏ, không còn đủ sức cạnh tranh do công nghệ và thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu và năng lượng, giá thành cao bằng các giải thể hoặc sáp nhập liên 193 kết lại nhằm tạo ra những cơ sở sản xuất có quy mô, có khả năng ứng dụng công nghệ mới và có khả năng đầu tư sản xuất sản phẩm thượng nguồn. - Cần có những chính sách để phát triển thị trường nội địa, gia tăng năng lực cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu thép. Cụ thể: Nhà nước cần có những chính sách vĩ mô như kích cầu xây dựng cơ bản, bất động sản, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm giúp DN tăng lượng hàng tiêu thụ, giảm lượng HTK; xem xét việc giảm thuế VAT nhằm giảm giá thép, góp phần kích cầu tiêu dùng; tạo điều kiện cho xuất khẩu thép dư thừa; có biện pháp ngăn chặn các loại thép có nguồn gốc từ nước ngoài, có biểu hiện gian lận thương mại trong thuế nhập khẩu xâm nhập lũng đoạn thị trường nội địa nhằm gia tăng thị trường nội địa cho các DN thép trong nước. Cần tham khảo kinh nghiệm của các nước khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài vào ngành thép. Chẳng hạn, ở Myanmar hay Philppines việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất thép ở thị trường này được yêu cầu phải xuất khẩu 100% sản phẩm, không cho tiêu thụ nội địa để giành thị phần cho DN thép trong nước. Hay ở Trung Quốc, không cho DN nước ngoài góp quá 30% vốn trong liên doanh thép đồng thời chỉ tiếp nhận đầu tư nước ngoài khi đưa công nghệ mới vào Trung Quốc. - Mở rộng thị trường nước ngoài thông qua đẩy mạnh quá trình đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm kết nối với các thị rường ngoài nước. Trong xu thế hội nhập vẫn cần có những giải pháp về hàng rào kỹ thuật hợp pháp, hợp lý để bảo vệ sản xuất trong nước và khuyến khích sản xuất chống gian lận thương mại trong quan hệ mua bán đối với các DN nước ngoài, qua đó tạo ra sự lành mạnh cho thị trường thép, tạo niệm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất trong thời gian tới. - Cần có chính sách ưu đãi khuyến khích các DN đầu tư công nghệ mới như chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng để hình thành những nhà sản xuất thép vững mạnh có đủ khả năng cạnh tranh. Có chính sách hợp lý khuyến khích các 194 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngànht hép nhằm tận dụng cơ hội về vốn, kinh nghiệm, công nghệ. Chính sách về quặng như cấm xuất khẩu quặng nhằm phát triển khai thác, sản xuất trong nước. - Cần có các biện pháp quản lý chất lượng thép, hạn chế nhập khẩu thép giá rẻ, gian lận thương mại góp phần tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng cho các DN trong nước. Kể từ năm 2016 trở lại đây, Bộ Công thương đã ban hành liên tiếp các biện pháp tự vệ để bảo vệ các DN sản xuất trong nước. Thời gian tới, Bộ cần tiếp tục rà soát, tìm ra nguyên nhân và giải pháp đối với mặt hàng thép nhập khẩu có kim ngạch tăng đột biến nhằm đảm bảo kiểm soát nhập khẩu và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. - Kiểm soát tính tuân thủ, bảo vệ môi trường của các DN. Ô nhiễm môi trường (không khí và nguồn nước) là một vấn đề không thể tránh khỏi khi ngành thép hoạt động. Vì vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam có thể mang lại hậu quả khó lường cho môi trường. Theo số liệu thống kê, cứ mỗi tấn thép thô sản xuất bằng công nghệ lò cao sẽ phải thải ra hơn 500kg chất thải rắn (xỉ), 3m3 nước thải độc hại, 2.3 tấn CO2 cùng các loại khí độc hại khác như CO, SO2 và bụi kim loại. Một minh họa gần đây là vụ việc Khu liên hợp thép Formosa đặt tại Vũng Án đã làm ô nhiễm nặng nề môi trường biển và giết hàng loạt các động thực vật trong khu vực biển lân cận. Do vậy, để đảm bảo phát triển bền vững các DN ngành thép việc tuân thủ môi trường đảm bảo lợi ích xã hội đối với hoạt động sản xuất cần được đảm bảo. Thứ hai, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh cho các DN. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất là các yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến hoạt động của DN, trong đó tăng trưởng kinh tế đã được đánh giá là tác động cùng chiều lên hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam. Trước bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn 195 do suy thoái kinh tế bởi đại dịch COVID-19, chính phủ cần có những định hướng, chính sách, nhiệm vụ thiết thực, cấp bách, từ đó các giải pháp nếu trên mới có khả thi. Về định hướng, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường, cần khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng thời phải phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế. Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Chủ động điều hành, điều chỉnh các chỉ tiêu về ngân sách nhà nước, trong đó có thu ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước và nợ công cho phù hợp tình hình thực tiễn, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, phù hợp với xu thế mới, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế với những cơ chế, chính sách thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư quốc tế và trong nước; hỗ trợ cho DN, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận các hình thức sản xuất kinh doanh mới, hiện đại, hiệu quả, phù hợp để đủ sức tham gia ngay các chuỗi giá trị mới, mở rộng quan hệ đối tác gắn với mở rộng thị trường khi cấu trúc kinh tế thế giới có sự thay đổi, điều chỉnh. Về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, DN, người lao động, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 trong năm 2020. - Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào "Người Việt 196 Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Phát động phong trào tiết kiệm trong toàn hệ thống chính trị và xã hội để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế. Trước mắt chưa triển khai điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 01/7/2020. - Kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2022 - 2025. - Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc trong thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục phê duyệt, điều chỉnh các chính sách mới. Khởi công, triển khai thực hiện ngay các dự án quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, vùng và ngành, lĩnh vực. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc bảo đảm tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. - Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Điều chỉnh một số dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 từ phương thức đầu tư đối tác công - tư sang đầu tư từ ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế về khả năng huy động vốn tín dụng để thực hiện từng dự án đối tác công - tư và có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ. - Chuyển đổi phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với minh bạch hoá các chế tài xử lý có đủ mức độ răn đe; giảm số lượng, tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm. 197 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong điều kiện bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động, định hướng phát triển ngành thép Việt Nam trong thời gian tới đó là: (1) Gia tăng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh; (2) Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, tiết giảm chi phí; (3) Chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho các DN ngành thép Việt Nam, luận án đã đề xuất hai nhóm giải pháp, đó là: (1) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tổng hợp sử dụng VLĐ, trong đó, cần xây dựng chiến lược dài hạn trong công tác quản lý sử dụng VLĐ; (2) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong từng khâu. Cụ thể: (i) Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn tồn kho trên cơ sở áp dụng linh hoạt cách tiếp cận về quản lý HTK phù hợp với thời kỳ phát triển của ngành, (ii) Tăng cuờng quản trị nợ phải thu, áp dụng linh hoạt các phương pháp thu hồi công nợ, (iii) Tối ưu khả năng sử dụng tiền mặt bằng cách hoàn thiện mô hình quản trị tiền mặt tổng quát, cải thiện dòng tiền, dự trữ tiền và khả năng thanh toán, xây dựng mô hình dự báo tiền mặt. Ngoài ra, các DN ngành thép Việt Nam cần chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghệ, nâng cao quy mô DN. Để thực hiện được các giải pháp cần những điều kiện như: Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý, lành mạnh hoá và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính; Hoàn thiện chính sách hỗ trợ, định hướng phát triển ngành thép một cách đồng bộ, bền vững. 198 KẾT LUẬN CHUNG Ngành thép là một ngành công nghiệp cốt lõi của nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên trong ngắn hạn và trung hạn nhu cầu khổng lồ về phát triển cơ sở hạ tầng và đô thị hóa sẽ giúp ngành thép Việt Nam tăng trưởng mạnh. Chưa kể đến diện tích nông thôn ở Việt Nam còn rất lớn, nên trong dài hạn nhu cầu thép xây dựng sẽ vẫn có thể được duy trì ổn định. Tuy nhiên, các DN thép nói chung, các DN ngành thép ở Việt Nam nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nhà sản xuất nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, sự thiếu chủ động các yếu tố đầu vào, mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành cao, việc gia nhập, ký kết những hiệp định thương mại tự do hạn chế dẫn những bảo hộ thương mại đối với các DN sản xuất thép trong nước. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ. Trên cơ sở những vấn đề lý luận trên, tác giả đi sâu đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam. Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính như diễn giải, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh để phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam qua việc phân loại theo nhóm Lĩnh vực KD - Sản phẩm chủ lực và Quy mô VKD. Phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng đã làm rõ các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam. Kết quả phân tích đã cho thấy, hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam tuy đã có sự ổn định nhưng còn chưa cao, chưa tương xứng vời tiềm năng phát triển của ngành. Điều này thể hiện ở việc các chỉ tiêu thanh khoản còn ở mức thấp, tỷ trọng HTK trong tổng VLĐ rất cao, các chỉ tiêu kỳ luân chuyển giữ tương đối ổn định nhưng lại có xu hướng tăng lên, đặc biệt chỉ tiêu Kỳ luân chuyển tiền mặt CCC, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 199 ROS của ngành thép biến động rất lớn, tác động không nhỏ đến sự biến động hiệu quả sử dụng VLĐ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ, luận án đã đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình. Bên cạnh đó là những kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ các DN ngành thép. Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đã góp thêm bằng chứng, bổ sung cho những nghiên cứu về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. Luận án có ý nghĩa thiết thực đối với các DN ngành thép trong việc nhận thức đầy đủ hơn về vai trò ý nghĩa của VLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, từ đó cải thiện tình hình SXKD và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN. Xuất phát từ tình hình thực tế, do phần lớn các DN trong ngành có quy mô nhỏ, số liệu về tình hình tài chính của các DN chưa đầy đủ và khó tiếp cận, vì vậy luận án chỉ tập trung khảo sát 26 DN làm mẫu nghiên cứu. Hơn nữa, số lượng DN thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều nên việc nghiên cứu giá trị DN theo giá trị thị trường chưa được thực hiện. Những hạn chế nêu trên sẽ là cơ sở gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo./. xii DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Bài báo khoa học: 1.1 Tạ Đình Hoà (2018), "Quản trị vốn lưu động trong thời kỳ kinh tế suy thoái", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 05 (178) 2018, tr.43-46. 1.2. Tạ Đình Hoà (2019), "Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Nghiên cứu với các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 03 (188) 2019, tr.34-36. 1.3. Tạ Đình Hòa (2019), "A literature review on working capital management efficiency and some ideas for future research", Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế SEDBM 2019, NXB Tài chính, Tháng 12/2019, tr.157-165. 2. Đề tài khoa học đã tham gia: 2.1. Lưu Hữu Đức (2017), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp ngành thép niêm yết Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện, Học viện Tài chính. xiii DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Báo cáo tài chính của các DN trong mẫu chọn. Bùi Ngọc Toản (2016), Tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành bất động sản Việt Nam, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (44d, Tr.18-27). Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam (2015), Mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và khả năng sinh lời của các công ty thực phẩm - đồ uống niêm yết trên TTCK VN, Tạp chí Kinh tế đối ngoại (Số 71, Tr.90-102). Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính. Cao Văn Kế (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. Công ty chứng khoán Vietcombank (2018), Báo cáo triển vọng 2018. Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018), Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Bằng chứng từ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng (Số 195, Tr.39-47). Đặng Phương Mai (2016), Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. Đinh Thị Việt Nga và Nguyễn Hồng Nhung (2016), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam, Học viện Tài chính. Đoàn Hương Quỳnh (2013), Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp Việt Nam, Học viện Tài chính. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. xiv Lưu Hữu Đức (2016), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của các DN thép niêm yết Việt Nam, Học viện Tài chính. Ngô Thị Kim Hoà (2015), Quản trị vốn lưu động trong các công ty cổ phần xây dựng Việt Nam, Học viện Tài chính. Nguyễn Quỳnh Sang (2008), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Giao thông vận tải. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Thu Thuỷ (2015), Quản trị tiền tại các DN phi tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán (Số 143, Tr.41-43). Nguyễn Tuấn Dương và Nguyễn Trường Giang (2012), Quản lý vốn lưu động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán (Số 10 (111), 2012, Tr.38-41). Nguyễn Văn Thuận (2006), Giáo trình Quản trị tài chính, NXB TP. Hồ Chí Minh. PwC Việt Nam (2018), Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Việt Nam 2018. Takaharu Yasumoto (2016), Sách Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh, NXB Công Thương. Thế Đạt và Phan Quang Niệm (1973), Giáo trình Quản lý vốn lưu động trong xí nghiệp công nghiệp, NXB Lao động. Thu Hoài (2012), Giải quyết hàng tồn kho: Cần giải pháp nào?, Tạp chí công nghiệp (Tháng 11/2012). xv Trần Hồ Lan (2004), Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN ngành nhựa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Trần Tú Uyên (2018), Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 3 (2018) 1-14. Trương Mộng Lâm (1993), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp sản xuất, NXB Thống kê. Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên (2015), Ảnh hưởng của chính sách VLĐ đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, Tạp chí Khoa học trường Đại học mở TP. HCM (Số 3 (42), Tr.101- 110). Từ thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014), Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở VN, Tạp chí Phá triển và Hội nhập (Số 14 (24), Tr.62-70). Vương Đức Hoàng Quân và Vương Diễm Kiều, Tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến (Số 4 (3), 2016, Tr.56-64). Vũ Thị Hoa và Đặng Phương Mai (2015), Đánh giá thực trạng quản trị nợ phải thu của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, Học viện Tài chính. Vũ Văn Ninh (2015), Quản trị Hàng tồn kho của các doanh nghiệp Vật liệu xây dựng, Học viện Tài chính. xvi Tiếng Anh Abdul Raheman và Mohamed Nasr (2007), Working Capital Management And Profitability – Case Of Pakistani Firms, Tạp chí International Review of Business Research Papers (Vol.3 Số 1, 2007, Tr.279 - 300). Abuzayed, B. (2011), Working Capital Management and Firms’ Performance in Emerging Market: the case of Jordan, International Journal of Managerial Finance (Vol.8, pp.155-179). Afeef, M. (2011), “Analyzing the Impact of Working Capital Management on the Profittability of SME’s Pakistan”. International Journal of Business and Social Science, Vol.2, No.22, pp.173-183. Amarjit Gill (2011), Factors that infulence working capital requirements in Canada, Economics and Finance Review Vol. 1(3) pp. 30 – 40, May, 2011 Appuhami, B. A. Ranjith (2008), The Impact of Firms' Capital Expenditure on Working Capital Management: An Empirical Study across Industries in Thailand, Tạp chí International Management Review (Vol 4, Số 1, 2008, Tr8-21). Arbidane, I. và Ignatjeva, S. (2012), The Relationship between Working Capital Management và Profitability: a Latvian Case, European business research conference. Autukaite.R và Molay. E (2011), Cash holding, working capital và firm value: Evidence from France, SSRN Electronic Journal, May 2011. Charitou, M. S., Elfani, M., & Lois, P. (2010), The Effect Of Working Capital Management On Firms Profitability: Empirical Evidence From An Emerging Market, Journal of Business & Economics Research (JBER), 8(12). xvii Chiou, J-R, Cheng, L & Wu, H-W (2006), ‘The determinants of working capital management’, Journal of American Academy of Business, vol.10, no.1, pp149-155. Darun, M.R (2011), The Determinants of Working Capital Management Practices: A Malaysian Perspective, PhD Thesis, Lincoln University. Enqvist, J., Graham, M. và Nikkinen, J. (2012), The Impact of Working Capital Management on Firm Profitability in Different Business Cycles: Evidence from Finland, ResearchGate. Garcia-Teruel, P., J. và Martinez-Solano, P. (2006), “ Effect of Working Capital on SME Profitability”. International Journal of Manageent Finance, Vol.3(2), pp.164-177. Garcia, J. F. L. (2010), The impact of Working capital management upon companies Profitability: Evidence from European Companies, ResearchGate. Haron, R., & Nomran, N.M. (2016), Determinants of working capital management before, during, and after the global financial crisis of 2008: Evidence from Malaysia, The Journal of Developing Areas, 50(5), 461- 468. James Sagner (2011), Essentials of working capital management, NXB John Wiley & Sons, Canada. Kesimli, I.G. and Gunay, S.G. (2011), The impact of the global economic crisis on working capital of the real sector in Turkey, Business and Economic Horizons, Vol. 4 No. 1, pp. 52-69. J.P. Morgan (2015), "Optimizing cashflow: How to manage working capital" Kieschnick R., LaPlante M.và Moussawi R. (2006), Corporate working capital management: Determinants and Consequences, International Journal of Managerial Finance, 3(2), 164–177. xviii Lazaridis và Tryfonidis (2006) “Relationship Between Working Capital Management và Profitability of Listed Company in the Athen Stock Market”. Journal of Financial Management & Analysis; Jan-Jun 2006; 19, 1. Lorenzo A. Preve Virginia Sarria-Allende (2010), Working capital management, NXB Đại học Oxford, Anh. Mansoori. E và Muhammad J. (2012), “Determinant of working capital management: Case of Singapore firms”, Reseach Journal of Finance and Accouting, Vol 3, No.11. Marc Deloof (2003), Does Working Capital Management Affect Profitability of Belgian Firms?, Journal of Business Finance & Accounting (Vol.30, Số 3 và 4, 2003, Tr.573-587). Meryem Bellouma (2011), Effects of capital investment on working capital management: Evidence on Tunisian export small and medium enterprises (SMEs), Tạp chí African Journal of Business Management (Vol.5 (30), 2011, Tr. 12133-12137). Pambayun K.N, Apriani D.A và Supramono S. (2019), The determinants of working capital management: the contextual role of enterprise size and enterprise age, Business Management and Education, Volume 17 (2), 94- 110. Putrajaya Committee (2006), The purple book: Optimising capital management practices, Malaysia. Santanu Kr. Ghosh và Santi Gopal Maji (2004), Working capital management efficiency: A study on the Indian cement industry, ResearchGate. Sial, M. S. và Chaudhry, A. (2010), Relationship Between Working Capital Management and Firm Profitability manufactoring Sector of Pakistan, ResearchGate. xix Shin, H.H. và Soenen, L. (1998) Efficiency of Working Capital Management and Corporate Profitability. Financial Practice and Education, 8, 37-45. Shubita, Mohammad Fawzi (2013), Working Capital Management và Profitability: A Case of Industrial Jordanian Companies, International Journal of Business and Social Science, pp 108 – 115. Usama, Muhammad (2012), Working Capital Management và its affect on firm's profitability and liquidity: In Other food sector of (KSE) Karachi Stock Exchange, Arabian Journal of Business và Management Review (Oman Chapter)1.12 (Jul 2012): 62-73. Yung-Jang Wang (2002), Liquidity management, operating performance, and corporate value: evidence from Japan and Taiwan, Journal of Multinational Financial Management, 2002, vol. 12, issue 2, 159-169 Zariyawati, M. A., Annuar, M. N., Taufiq, H., & Sazali, A. (2010), Determinants of working capital management: Evidence from Malaysia, International Conference on Financial Theory and Engineering, 190-194. xx PHỤ LỤC Phụ lục 1: Quy mô VKD của các DN ngành thép Việt Nam trong mẫu ĐVT: Tỷ đồng STT Tên DN 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tập đoàn Thiên Quang 186 206 277 326 419 351 459 422 428 434 2 Sơn Hà Sài Gòn 92 191 234 245 214 220 434 503 677 735 3 SONHA CORP 761 1,111 1,467 1,614 1,424 1,676 1,786 2,135 2,977 3,534 4 Đầu tư BVG 299 467 471 478 426 445 414 281 287 295 5 Thép Đà Nẵng 394 490 541 535 560 614 607 613 671 664 6 Thép DANA Ý 454 770 1,557 1,584 2,024 2,126 2,470 2,322 2,206 1,597 7 Tập đoàn Hòa Phát 10,243 14,904 17,525 19,016 23,076 22,089 25,507 33,227 53,022 78,223 8 Thép Pomina 6,005 7,664 8,673 8,805 7,494 9,370 7,123 7,050 7,663 11,008 9 Thép Thủ Đức 338 489 549 544 542 425 381 388 421 604 10 Gang thép Thái Nguyên 5,262 5,913 8,489 9,403 8,594 9,508 10,999 11,147 9,940 10,573 11 Thép Nhà Bè 183 208 180 198 374 350 299 365 438 565 12 Thép VICASA 364 429 506 547 540 494 347 322 422 611 13 Thép Việt Ý 1,498 1,658 1,318 2,814 2,569 2,269 1,748 2,703 2,990 2,684 14 Đại Thiên Lộc 1,474 1,967 1,809 1,912 2,279 2,361 2,412 2,487 2,428 2,851 15 Tập đoàn Hoa Sen 3,191 4,686 6,057 5,331 7,732 9,243 8,806 13,957 24,108 19,834 16 Thép Nam Kim 885 1,631 1,940 2,276 2,323 2,937 3,572 6,390 10,174 8,122 17 Thép tấm lá Thống Nhất 501 812 939 563 527 510 470 512 560 630 18 Ống thép Việt Đức 1,129 1,102 1,134 1,272 1,076 1,425 1,087 1,520 1,729 1,420 19 Tôn Đông Á 524 999 929 1,107 1,654 3,025 2,831 4,082 7,861 9,850 20 Kim khí TP.HCM 924 1,086 1,199 1,038 1,034 1,092 859 775 1,060 887 21 Kim Khí Hà Nội 228 276 248 370 254 390 258 277 180 308 22 Kim khí KKC 190 175 153 212 206 263 126 178 117 170 23 Kim khí Miền Trung 265 453 369 257 234 335 525 534 791 737 24 Đầu tư & TM SMC 1,563 2,465 2,375 2,140 3,068 4,103 3,027 4,651 5,055 5,083 25 Thép Tiến Lên 1,588 1,774 1,501 1,599 1,981 2,163 1,812 2,394 2,892 2,847 26 XNK Thiên Nam 465 594 680 658 707 1,080 1,130 1,364 1,365 1,790 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN xxi Phụ lục 2: Quy mô VLĐ của các DN ngành thép Việt Nam trong mẫu ĐVT: Tỷ đồng STT Tên DN 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tập đoàn Thiên Quang 160 180 251 294 388 321 393 360 346 356 2 Sơn Hà Sài Gòn 76 127 124 144 110 118 268 337 488 543 3 SONHA CORP 519 806 879 1,056 951 1,167 1,169 1,519 2,190 2,576 4 Đầu tư BVG 182 283 283 268 222 250 232 195 197 158 5 Thép Đà Nẵng 297 358 331 291 329 395 400 421 508 491 6 Thép DANA Ý 146 200 737 598 1,023 1,083 1,422 1,285 1,233 699 7 Tập đoàn Hòa Phát 5,408 7,866 9,486 10,221 12,403 11,746 11,915 18,183 33,068 25,309 8 Thép Pomina 3,974 5,669 4,933 4,915 3,959 6,151 4,235 4,442 5,154 6,675 9 Thép Thủ Đức 280 412 456 449 455 345 312 321 361 550 10 Gang thép Thái Nguyên 2,669 2,620 3,556 2,885 1,765 2,692 3,954 4,155 2,899 3,424 11 Thép Nhà Bè 168 193 163 108 211 190 150 203 287 421 12 Thép VICASA 292 336 401 429 431 392 259 236 336 527 13 Thép Việt Ý 687 1,335 1,097 1,687 1,581 1,395 982 2,057 2,390 2,156 14 Đại Thiên Lộc 1,341 1,591 1,243 1,065 1,339 1,446 1,551 1,693 1,628 2,002 15 Tập đoàn Hoa Sen 1,595 2,189 3,218 2,646 4,541 5,188 4,318 7,956 15,010 9,435 16 Thép Nam Kim 742 1,346 1,251 1,232 1,292 1,799 1,830 3,075 6,129 4,102 17 Thép tấm lá Thống Nhất 150 325 407 55 44 62 56 128 192 283 18 Ống thép Việt Đức 850 760 708 793 585 914 578 1,095 1,377 1,013 19 Tôn Đông Á 352 755 662 774 1,198 1,722 1,492 2,383 4,805 5,975 20 Kim khí TP.HCM 630 749 893 754 763 808 605 611 913 748 21 Kim Khí Hà Nội 195 244 217 334 217 361 229 246 163 295 22 Kim khí KKC 174 163 145 202 197 252 114 166 103 155 23 Kim khí Miền Trung 210 378 295 179 158 265 437 440 697 636 24 Đầu tư & TM SMC 1,265 2,085 2,047 1,723 2,506 3,572 2,316 3,952 4,026 3,871 25 Thép Tiến Lên 1,377 1,417 1,135 1,178 1,410 1,568 1,210 1,772 2,258 2,234 26 XNK Thiên Nam 387 522 606 581 634 831 894 1,109 1,184 1,541 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN xxii Phụ lục 3: Kỳ luân chuyển tiền mặt, HTK, thu tiền, trả tiền của một số ngành tại Việt Nam ĐVT: Ngày Nguồn: PWC, 2018 xxiii Phụ lục 4: Tỷ suất sinh lời VLĐ của các DN ngành thép VN trong mẫu ĐVT: % STT Tên DN 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tập đoàn Thiên Quang 2.93 2.04 0.39 0.79 5.29 4.91 0.30 1.15 1.98 2 Sơn Hà Sài Gòn 42.48 7.26 4.89 4.34 8.91 14.73 13.52 8.62 6.93 3 SONHA CORP 13.62 2.23 1.31 0.71 3.08 6.33 7.71 5.68 4.30 4 Đầu tư BVG 0.53 0.23 -14.51 -3.15 -6.78 -4.64 -2.06 1.01 1.55 5 Thép Đà Nẵng 4.52 0.03 0.60 -8.72 0.16 -8.58 13.42 6.28 4.47 6 Thép DANA Ý 51.87 11.08 1.53 1.77 0.53 0.66 1.35 5.60 -7.06 7 Tập đoàn Hòa Phát 20.75 14.96 10.47 17.74 26.86 29.63 43.87 31.25 29.41 8 Thép Pomina 13.66 7.64 0.10 -4.95 -0.56 0.53 6.93 14.55 7.34 9 Thép Thủ Đức 13.13 10.25 2.57 1.56 2.93 13.01 11.02 21.15 7.53 10 Gang thép Thái Nguyên 8.00 4.08 0.02 -12.42 -3.53 1.81 5.09 2.84 0.90 11 Thép Nhà Bè 15.01 3.05 -9.35 -9.31 4.40 33.13 5.17 0.35 4.03 12 Thép VICASA 15.13 1.47 1.10 0.09 1.11 11.77 12.31 22.57 7.46 13 Thép Việt Ý 10.92 2.25 -1.28 -1.69 1.49 -4.36 4.80 1.95 -14.35 14 Đại Thiên Lộc 12.76 11.49 1.15 1.56 0.47 -4.24 9.84 12.15 0.27 15 Tập đoàn Hoa Sen 4.83 8.50 13.44 15.51 8.90 15.07 28.59 10.65 1.12 16 Thép Nam Kim 10.01 0.90 -8.47 4.10 4.95 6.94 21.08 15.37 1.13 17 Thép tấm lá Thống Nhất -19.91 -28.50 -34.15 15.49 -39.32 -84.40 36.28 47.63 0.00 18 Ống thép Việt Đức 3.41 0.11 1.65 1.84 2.86 6.16 9.74 5.76 3.71 19 Tôn Đông Á 17.11 7.03 9.64 3.08 1.50 13.46 26.93 12.58 0.95 20 Kim khí TP.HCM 5.13 10.02 3.30 2.74 2.86 -4.74 10.28 10.60 11.85 21 Kim Khí Hà Nội 3.73 6.98 1.64 -16.65 3.67 1.92 3.26 8.11 1.27 22 Kim khí KKC 7.47 8.66 5.01 7.05 5.30 -12.42 27.72 11.82 -3.09 23 Kim khí Miền Trung 5.27 4.08 1.37 1.18 1.03 0.92 1.19 2.09 1.23 24 Đầu tư & TM SMC 4.91 3.55 3.66 1.19 0.68 -6.65 11.74 6.91 4.25 25 Thép Tiến Lên 4.11 2.16 3.66 8.68 4.98 -12.44 31.46 17.22 3.82 26 XNK Thiên Nam 15.37 7.20 6.54 5.85 5.37 6.45 11.34 8.88 4.54 Nguồn: Tính toán của tác giả xxiv Phụ lục 5: Cơ cấu vốn tồn kho của các nhóm DN ngành thép Việt Nam ĐVT: % Nhóm Thép xây dựng 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn tồn kho về vật tư dự trữ 71.72 57.20 45.86 43.92 51.52 59.30 59.25 62.52 59.91 57.98 Vốn tồn kho về sản phẩm dở dang 6.96 14.84 21.36 24.83 20.76 4.03 9.34 5.39 9.46 10.08 Vốn tồn kho về thành phẩm hàng hóa 21.32 27.96 32.78 31.25 27.72 36.67 31.40 32.09 30.62 31.94 Nhóm Tôn mạ - Ống thép 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn tồn kho về vật tư dự trữ 52.15 30.14 22.69 20.52 26.46 30.38 29.94 37.95 46.40 32.07 Vốn tồn kho về sản phẩm dở dang 2.87 0.90 0.91 1.30 1.12 0.62 0.79 0.63 0.76 1.02 Vốn tồn kho về thành phẩm hàng hóa 44.97 68.96 76.41 78.17 72.43 69.00 69.27 61.42 52.84 66.91 Nhóm Thương mại Thép 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn tồn kho về vật tư dự trữ 39.98 10.82 21.61 19.93 32.36 28.71 29.12 31.98 35.87 31.98 Vốn tồn kho về sản phẩm dở dang 2.13 0.98 0.83 0.90 0.41 4.19 0.07 0.04 0.05 0.01 Vốn tồn kho về thành phẩm hàng hóa 57.89 88.20 77.56 79.17 67.23 67.10 70.81 67.98 64.08 68.01 Nhóm Thép không gỉ 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn tồn kho về vật tư dự trữ 46.08 47.24 39.37 46.36 54.91 56.28 49.28 43.40 42.31 44.91 Vốn tồn kho về sản phẩm dở dang 0.09 0.10 0.18 0.08 0.00 0.00 0.31 0.43 0.98 1.56 Vốn tồn kho về thành phẩm hàng hóa 53.84 52.66 60.45 53.56 45.09 43.72 50.41 56.17 56.71 53.53 Nhóm Quy mô lớn 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn tồn kho về vật tư dự trữ 72.95 55.77 45.78 42.49 52.19 59.06 57.82 62.08 62.42 57.76 Vốn tồn kho về sản phẩm dở dang 6.37 13.75 19.51 23.73 19.26 2.70 7.84 4.53 6.81 8.30 Vốn tồn kho về thành phẩm hàng hóa 20.68 30.49 34.70 33.78 28.55 38.25 34.34 33.39 30.77 33.95 Nhóm Quy mô trung bình 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn tồn kho về vật tư dự trữ 44.85 51.44 41.60 44.24 49.92 45.56 42.83 51.69 64.50 55.89 Vốn tồn kho về sản phẩm dở dang 3.32 1.83 1.85 2.41 1.83 1.00 1.00 0.59 1.39 2.12 Vốn tồn kho về thành phẩm hàng hóa 51.82 46.73 56.55 53.35 48.25 53.44 56.17 47.73 34.11 41.99 Nhóm Quy mô trung nhỏ 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vốn tồn kho về vật tư dự trữ 42.96 7.88 14.11 13.33 18.59 20.32 32.34 39.51 32.35 28.24 Vốn tồn kho về sản phẩm dở dang 1.27 4.56 6.44 8.39 5.25 11.62 5.58 3.16 2.64 2.78 Vốn tồn kho về thành phẩm hàng hóa 55.77 87.56 79.45 78.28 76.16 68.06 62.09 57.33 65.00 68.99 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các DN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_qua_su_dung_von_luu_dong_cua_cac_doanh.pdf
  • pdf[Ta Dinh Hoa] Doctoral Thesis Summary.pdf
  • pdf[Ta Dinh Hoa] Main findings of the doctoral thesis.pdf
  • pdf[Ta Dinh Hoa] Những kết quả và đóng góp mới.pdf
  • pdf[Tạ Đình Hòa] Tóm tắt LATS.pdf
Luận văn liên quan