Luận án Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái Bình Dương

Mặc dù các NHTM trong những năm gần đây đã có nhiều nỗ lực trong việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới. Mức độ phân bổ các chi nhánh, phòng giao dịch không đồng đều, chủ yếu tập trung tại thành thị, quy mô phòng giao dịch, thậm chí chi nhánh còn chưa xứng tầm. Đối với khách hàng cá nhân, tỷ lệ tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ở mức khiêm tốn. Phương thức giao dịch chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, giao dịch thông qua hệ thống điện tử chưa phổ biến đến khách hàng nông thôn trong khi tỷ lệ khách hàng khu vực nông thôn chiếm đến 60%. Mảng kinh doanh thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa phát triển rộng rãi. Các ứng dụng trong thanh toán chưa đa dạng, mức độ liên minh giữa các ngân hàng trong hệ thống thẻ chưa cao, gây khó khăn và bất tiện cho người sử dụng.

docx258 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao hơn. Ngoài ra, bên cạnh việc giảm lương, khâu tuyển dụng của ngân hàng phải chú trọng nhiều hơn đến năng lực, trình độ và sự phù hợp với công việc của ứng viên. Chất lượng của các chương trình đào tạo của ngân hàng cũng phải chọn lọc, tập trung sâu vào chuyên môn, nâng cao trách nhiệm cũng như thái độ nghề nghiệp cho nhân viên. Xây dựng các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên. Hiện nay, các NHTM đang gặp khó khăn trước áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. Nếu các NHTM xây dựng chiến lược hợp tác với các đối tác tiềm năng sẽ có cơ hội khai thác công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng và trình độ quản trị. Như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư, chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản. Bên cạnh đó ngân hàng cũng phải có chính sách tập trung tận dụng phát triển công nghệ để tạo ra những sản phẩm dịch vụ hiện đại, có tính chuyên môn hóa cao nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh hơn nữa. Riêng đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách, để góp phần hỗ trợ các ngân hàng củng cố NLCT, gia tăng ổn định ngân hàng, cần tạo môi trường lành mạnh, thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư. Đi kèm với môi trường kinh doanh là chính sách khuyến khích và tạo nhiều ưu đãi để các ngân hàng phát triển công nghệ, đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên cũng lưu ý cơ quan quản lý phải làm tốt công tác điều hành, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các NHTM để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng. 5.2.3. Mở rộng đầu tư, phát triển dịch vụ ngân hàng đến khách hàng Từ kết quả đo lường thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy các khả năng đa dạng hóa thu nhập tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng cho các NHTM Việt Nam trong suốt thời gian qua. Do đó, để gia tăng NLCT và đảm bảo ổn định tài chính, các NHTM cần mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực phi truyền thống khác. Đây là xu thế phát triển tất yếu khi mà hầu hết các nguồn thu của ngân hàng trên thế giới đều từ các sản phẩm dịch vụ ngoài lãi mang lại. Mặc dù tín dụng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn nhưng nếu các NHTM khai thác được thế mạnh từ các hoạt động dịch vụ khác sẽ góp phần cải thiện thu nhập đáng kể trong bối cảnh kinh tế hiện đang còn nhiều khó khăn, thử thách từ áp lực cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài đang dần xâm nhập thị trường trong nước. Tuy nhiên khi phát triển dịch vụ tài chính hiện đại, các NHTM cần hoạch định chi tiết đặc tính sản phẩm tùy thuộc vào từng loại hình: dịch vụ thanh toán, thẻ, tư vấn đầu tư tài chính, cho thuê két sắt, bảo hiểm,Việc xác định rõ tên gọi và chất lượng các sản phẩm dịch vụ này sẽ giúp cho ngân hàng tạo ra sự khác biệt, khách hàng sẽ phân biệt rõ sự khác nhau giữa các sản phẩm của các ngân hàng. Từ đó dễ dàng xây dựng lợi thế riêng biệt, nhanh chóng định vị thương hiệu trong lòng khách hàng. Có như thế, mới tạo ra hình ảnh hay thương hiệu trên thị trường. Để chiến lược đa dạng hóa thu nhập thực sự đạt được hiệu quả mong muốn và khả thi, các nội dung triển khai cần hướng đến nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, nhu cầu khách hàng rất đa dạng và thường xuyên thay đổi. Đó cũng là một thử thách đồng thời là cơ hội cho ngân hàng. Các ngân hàng nên biết nắm bắt kịp thời và nghiên cứu tường tận đặc tính nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở đó thiết kế những sản phẩm dịch vụ khai thác tối đa sự thỏa mãn của khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng và hình thức sản phẩm để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn. Mặc dù khuyến khích các NHTM chủ động khai thác và mở rộng phạm vi hoạt động nhưng các NHTM phải có sự chuẩn bị tốt để ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra. Sự chuẩn bị này phải bao gồm cả cơ sở hạ tầng, nhân lực, công nghệ và quản trị tốt. Ngân hàng phải hoạch định tốt kế hoạch kinh doanh, dự báo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra và các phương án tài trợ thích hợp. Và đặc biệt, kế hoạch này phải mang tính chất dài hạn. Có như vậy, NHTM mới không bị sốc trước những tổn thất do rủi ro mang lại, đủ sức giữ vững vị thế thế cạnh tranh trước các đối thủ mạnh, đồng thời đảm bảo ổn định bền vững. Việt Nam là nước có dân cư tuổi 15+ sử dụng dịch vụ tài chính với tỷ lệ rất thấp so với các nước trong CPTPP (Thống kê từ IMF). Ngày nay, với sự gia tăng về số lượng mạng lưới, chi nhánh, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì ngoài những sản phẩm dịch vụ truyền thống đã xuất hiện nhiều dịch vụ mới hiện đại đòi hỏi một kiến thức tài chính nhất định. Do vậy, dân cư cần có một chương trình giáo dục tài chính là tối cần thiết vừa góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chính các ngân hàng, vừa trang bị thêm những kiến thức tài chính cơ bản cho dân cư và các tổ chức, phục vụ cho công tác hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ. Nói đến chất lượng dịch vụ ngân hàng là chúng ta đề cập đến tính tiện ích của nó. Song song với quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng theo quy mô, chất lượng dịch vụ không ngừng tăng lên, giúp cho khách hàng ngày càng hài lòng hơn với các tiện ích của dịch vụ ngân hàng. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao sự nhận biết của khách hàng và tạo dựng sự trung thành của khách hàng luôn là điều các NHTM Việt Nam cần làm. Do vậy việc xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, đủ sức cạnh tranh là việc cần thiết để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Chính sách khách hàng giúp các NHTM Việt Nam lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mình phục vụ, tạo nên một hệ thống khách hàng truyền thống, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Các ngân hàng cần đơn giản hóa các quy trình cung cấp dịch vụ, trang bị nhiều phương tiện giao dịch như quan tâm đặt thêm máy ATM tại các điểm đông người qua lại, định kỳ bảo trì máy, kiểm tra kịp thời các tình trạng nghẽn mạch, hết tiền, tạm ngưng phục vụ để khắc phục sự cố kịp thời; phí dịch vụ có thể chấp nhận được; tuyên truyền cho khách hàng biết các tiện ích của dịch vụ ngân quỹ, cho thuê két sắt, giữ hộ tài sản, khuyến khích khách hàng sử dụng cheque trong thanh toán đảm bảo tính an toàn 5.2.4. Mở rộng thị trường ra ngoài nước Phát triển các kênh phân phối nước ngoài dưới hình thức hiện diện thương mại của các NHTM Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại những nước và vùng lãnh thổ có tiềm năng phát triển với Việt Nam. Nhiều NHTM Việt Nam đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện và công ty con ở nước ngoài, đó là NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có văn phòng đại diện tại Singapore và công ty con tại Hongkong; NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Campuchia; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) mở chi nhánh ở Lào, Campuchia; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) mở chi nhánh nước ngoài đầu tiên tại Lào vào tháng 12/2010 và tiếp tục mở rộng thị trường sang Campuchia (tháng 12/2011); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã khai trương chi nhánh tại Campuchia,Tháng 6/2010, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đã chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Campuchia. Ngoài hai thị trường truyền thống là Lào, Campuchia, tháng 9/2011, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) mở chi nhánh tại thành phố Frankfurt (Đức), đây được coi là tiền đề cho sự phát triển mở rộng mạng lưới tại thị trường quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt trên thế giới. Đến tháng 4/2012, VietinBank lại mở thêm chi nhánh thứ hai ở Berlin (Đức). Sau Đức, Vietinbank lại chọn mở rộng thị trường tại Lào, Hiện Vietinbank có văn phòng đại diện tại Singapore, tại Pari (Pháp) Ngoài hai thị trường Lào và Campuchia trong khu vực ASEAN, các ngân hàng Việt cũng chú ý đến thị trường các nước thành viên trong CPTPP. Đây được coi là môi trường kinh doanh hấp dẫn, được dự đoán là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong trung hạn. 5.2.5. Kịp thời ứng phó với những biến động từ nền kinh tế vĩ mô trong khối CPTPP. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô như GDP và lạm phát đến NLCT và ổn định ngân hàng. Các biến này thường nằm ngoài tầm kiểm soát của các NHTM. Nắm bắt được mối hệ tương quan này, các NHTM cần xây dựng chính sách dự báo tốt những thay đổi của nền kinh tế. Từ đó có những biện pháp chủ động ứng phó những thay đổi nhằm bảo vệ tài sản cho ngân hàng, hạn chế phát sinh các chi phí ngoài mong muốn: trích lập dự phòng rủi ro, hạn chế cho vay những ngành nghề rủi ro, tích cực thu hồi các khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ,Như vậy vừa duy trì khả năng sinh lời cho tài sàn vừa đảm bảo sự phát triển ngân hàng được bền vững Đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách, việc cần làm là duy trì sự bình ổn cho thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát, đưa ra các chỉ tiêu quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Ngoài ra cần theo dõi chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh ngân hàng, nắm bắt và chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập, mua bán ngân hàng, tránh các trường hợp sở hữu chéo ngân hàng ảnh hưởng đến hiệu quả và sự an toàn của VCSH, từ đó ảnh hưởng đến ổn định chính ngân hàng và của toàn hệ thống. 5.2.6. Nâng cao năng lực quản lý điều hành và phát triển nguồn nhân lực Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp theo thông lệ quốc tế: Tách bạch triệt để chức năng nhiệm vụ giữa hai bộ phận kinh doanh và quản trị rủi ro. Nâng cao vai trò độc lập của hệ thống quản trị rủi ro, từng bước áp dụng quản trị rủi ro theo định lượng và các mô hình kiểm nghiệm khủng hoảng. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và phát triển hệ thống công cụ, chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việc đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao năng lực quản trị cần được tiến hành trên các mặt sau: - Hoàn thiện tổ chức bộ máy từ Hội sở chính đến các chi nhánh theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thông lệ quốc tế đi đôi với tiếp tục mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch và các kênh phân phối khác của ngân hàng, Chú trọng đa dạng hóa các kênh phân phối từ xa và các kênh phân phối điện tử, tự động nhằm giảm các chi phí. - Thu hút hơn nữa sự tham gia của các đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư chiến lược vào quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng, qua đó, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao năng lựa cạnh tranh. Để nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia CPTPP, các NHTM Việt Nam cần phải tập trung vào yếu tố con người, cụ thể là: xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lớn mạnh về chất và lượng, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ, giao quyền chủ động và quyết định cho nhân viên, kích thích tinh thần sáng tạo, phát triển ý tưởng, đề cao tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm nhằm tăng khả năng chia sẻ tri thức và nâng cao chất lượng công việc năng lực quản lý và quản trị điều hành; Các ngân hàng phải cần xem việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng là lợi thế cạnh tranh cần thiết. Gia nhập hiệp định CPTPP sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho đội ngũ nhân lực Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam như tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra rất nhiều thách thức như có khả năng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng do một số NHTM có quy mô nhỏ không đủ sức cạnh tranh sẽ phải được cải tổ, sắp xếp lại, sáp nhập. Tính ổn định của ngân hàng sẽ chịu tác động rất lớn khi có sự gia nhập của các tổ chức tín dụng từ bên ngoài vào Việt Nam cũng như các hoạt động phải đảm bảo thỏa mãn các cam kết chung của 11 nước. Ngoài ra, khi gia nhập CPTPP sẽ có xu thế chuyển dịch lao động giữa các nước tham gia, điều này tạo thách thức lớn trong đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, trước thách thức đó, các ngành liên quan cần tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đủ năng lực cạnh tranh. Vì vậy, để nâng cao vị thế cạnh tranh và tăng cường ổn định tài chính, chiến lược phát triển sắp tới của ngân hàng cần xây dựng trên cơ sở: Thứ nhất, trình độ công nghệ ngân hàng phải theo kịp trình độ phát triển công nghệ của các ngân hàng lớn nước ngoài, bảo đảm khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại mà quốc tế có. Thứ hai, trình độ kỹ thuật và khả năng ứng dụng công nghệ của đội ngũ cán bộ ngân hàng phải tương xứng với tính hiện đại của công nghệ. Cán bộ ngân hàng phải có khả năng vận hành tốt các hệ thống ứng dụng công nghệ tiên tiến và sáng tạo dựa trên các nền tảng công nghệ hiện đại. Thứ ba, ứng dụng công nghệ tại Việt Nam phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng là người Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ ngân hàng phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu khách hàng trong điều kiện phát triển của nền kinh tế. 5.2.7. Xây dựng hành lang pháp lý theo chuẩn mực quốc tế Cần nhanh chóng kiện toàn hệ thống luật pháp, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kinh tế cho phù hợp thông lệ quốc tế. Đặc biệt là khung pháp lý về tự do hóa tài chính trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế, an toàn cho hệ thống NHTM, bao gồm ngân hàng trong nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Cần xóa bỏ các quy định mang nặng tính phân biệt đối xử đối với các định chế tài chính nước ngoài. Trong điều kiện hội nhập và tình hình môi trường pháp lý lĩnh vực ngân hàng Việt Nam còn kém phát triển, những yêu cầu đặt ra cho hệ thống pháp lý là cần thiết và là cơ sở cho việc xây dựng những giải pháp và lộ trình hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp với điều kiện Việt Nam và phù hợp với quá trình hội nhập: Thứ nhất, cần nhanh chóng xây dựng, kiện toàn hệ thống luật lệ, chính sách thống nhất phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập vào thị trường tài chính ngân hàng thế giới buộc các thành viên phải tuân thủ các quy chế chung trên thị trường, cũng như các quy chế của các định chế tài chính quốc tế đặt ra cho các thành viên. Điều đó đòi hỏi hệ thống luật lệ, chính sách liên quan đến hoạt động tiền tệ ngân hàng phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thông lệ quốc tế, với việc chuyển hướng kinh doanh ngân hàng theo cơ chế kinh tế thị trường hiện đại. Đây chính là một điều kiện để ngành ngân hàng có thể tiếp cận, tham gia vào các hoạt động đầu tư, cung cấp dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới với phạm vi hoạt động không chỉ trong nước mà còn cung ứng ra nước ngoài. Hệ thống luật lệ chính sách thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng sẽ tạo điều kiện cho mỗi quốc gia kiểm soát tốt hơn hoạt động của các NHNNg trên thị trường nội địa. Thứ hai, trong điều kiện hội nhập hệ thống pháp lý đòi hỏi phải vững mạnh và đủ khả năng thúc đẩy, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển. Hệ thống pháp lý phải đáp ứng yêu cầu của việc bảo đảm cho hoạt động ngân hàng trong điều kiện, hoàn cảnh mới được hợp pháp, phải luôn được cải tiến và hoàn thiện theo sự phát triển hoạt động ngân hàng theo hướng quốc tế hóa, cần thiết phải đi trước để thúc đẩy các hoạt động ngân hàng được quốc tế hóa. Thứ ba, cần phải có một cơ chế và trình độ quản lý, điều hành hệ thống pháp lý tốt, tạo điều kiện cho hoạt động tài chính, ngân hàng thông suốt, hợp pháp, công bằng và ổn định. Trình độ quản lý phải đáp ứng yêu cầu việc thực thi và bảo vệ tính công bằng của các quy định pháp lý, phải bảo đảm cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng là hợp lệ. Các cơ chế thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng phải được xây dựng và thực thi một cách hiệu quả. Thứ tư, trong sân chơi hội nhập các cấp quản lý ở mỗi quốc gia phải bảo đảm được sự ổn định của môi trường pháp lý của nước mình để bảo đảm cho các hoạt động ngân hàng của các nhà đầu tư nước ngoài không bị xáo trộn, biến động ngoài dự tính của họ. Môi trường pháp lý phải ổn định như một điều kiện, một yêu cầu của quốc tế đối với hoạt động ngân hàng. Trên thực tế, phần lớn các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam còn kém xa so với các nước khác trong CPTPP. Hệ thống số liệu thống kê tại Việt Nam còn thiếu và chưa phù hợp với tiêu chuẩn chung so với thế giới. Một khi hệ thống chỉ tiêu của Việt Nam còn khác biệt quá nhiều với các thành viên CPTPP, việc hợp tác, hội nhập sẽ rất khó khăn. Do vậy, để bước vào thị trường chung CPTPP thì cùng với nỗ lực cải cách, đổi mới nền kinh tế, việc cải thiện hệ thống luật pháp, xây dựng các tiêu chí theo thông lệ quốc tế và từng ngành, lĩnh vực phải vươn lên nâng cao chất lượng theo chuẩn chung của thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc xây dựng các quy định pháp lý phù hợp với các thông lệ và các cam kết quốc tế là tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa mọi mặt của nền kinh tế thế giới nhằm tạo ra một môi trường, sân chơi quốc tế thống nhất, tiêu chuẩn hóa và rõ ràng. Hệ thống pháp lý phải minh bạch và phù hợp với các thông lệ, thể chế, quy định quốc tế và các cam kết hội nhập. Hệ thống pháp lý cũng phải bảo đảm sự bình đẳng và mang tính mở cửa vì quyền lợi của tất cả các nước tham gia hoạt động kinh tế quốc tế với nhau. 5.3. Những hạn chế và hướng phát triển Thông qua các kết quả đạt được, nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, tuy nhiên luận án cũng có những hạn chế nhất định: Thứ nhất, vì dữ liệu các NHTM Việt Nam trong giai đoạn tác giả nghiên cứu từ 2010 đến 2018, có nhiều ngân hàng yếu kém và đang trong giai đoạn sáp nhập, hợp nhất, bị kiểm soát đặc biệt nên hạn chế về số liệu và tính trung thực của dữ liệu nguyên cứu. Từ đặc thù trên nên nghiên cứu cũng không có điều kiện xem xét dữ liệu của các ngân hàng trước và sau tái cấu trúc. Thứ hai, CPTPP được ký kết từ tháng 3/2018 và chính thức có hiệu lực từ 14/01/2019 đối với Việt Nam, nhưng thực tế tại Việt Nam chủ yếu chỉ đang trong giai đoạn đàm phán thống nhất các thỏa thuận chung, đang tiến hành xây dựng chiến lược, kế hoạch thực thi. CPTPP được áp dụng tại Việt Nam thời gian chưa đủ dài để có nguồn dữ liệu nghiên cứu, vì vậy các đánh giá, nhận định còn mang tính chủ quan. Thứ ba, chưa đi sâu nghiên cứu với các cam kết trong CPTPP về lĩnh vực ngân hàng có quan hệ tác động đến từng thành viên trong CPTPP đến NHTM Việt Nam. Thứ tư, việc đánh giá NLCT của các NHTM VN so với hệ thống ngân hàng các nước thành viên CPTPP gặp khó khăn trong vấn đề thu thập dữ liệu minh chứng tính toán các chỉ tiêu dùng để so sánh. Để khắc phục được hạn chế này, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu trong thời gian dài hơn, phạm vi rộng hơn hoặc sử dụng thêm số liệu của một số quốc gia đã triển khai và thực thi CPTPP để tăng độ tin cậy cho các kết luận nghiên cứu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Trong chương 5, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu của ba mô hình chính ước lượng năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định, tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018. Kết quả cho thấy rằng các yếu tố như quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, quy mô tín dụng, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, khả năng đa dạng hóa thu nhập, gia tăng tổng tài sản của các tổ chức tài chính nước ngoài trong thị trường nội địa, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tích cực đến mức độ ổn định và các yếu tố như tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô huy động vốn có tác động tiêu cực với ổn định ngân hàng. Các yếu tố như năng lực cạnh tranh của năm trước, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, quy mô tín dụng, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, khả năng đa dạng hóa thu nhập, gia tăng sự hiện diện của các tổ chức tài chính nước ngoài trong thị trường nội địa, tỷ lệ lạm phát có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh và các yếu tố như tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô huy động vốn, tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tiêu cực với năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh có tác động tích cực đến mức độ ổn định ngân hàng, ủng hộ cho quan điểm “cạnh tranh – dễ tổn thương”. Dựa trên kết quả thu thập và ước lượng hồi quy đo lường thực nghiệm, trong chương 5, luận án cũng đề xuất một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng liệt kê các hạn chế của luận án như giai đoạn nghiên cứu còn ngắn, dữ liệu thu thập chưa đầy đủ làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các mô hình thực nghiệm. Trên cơ sở này, các hướng nghiên cứu mở rộng được đề xuất như mở rộng thời gian nghiên cứu sau thực thi, không gian dữ liệu nghiên cứu được mở rộng bao gồm cả các nước thành viên khác trong CPTPP. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adrian C.H. Lei and Zhuoyun Song. (2013). Liquidity creation and bank capital structure in China. Global Finance Journal, 188-202. Ali Nasserinia. (2017). Relationship between participation bank performance and its determinants. Pertanika Journal of Social Sciences and Humanities, 993. Allen, Gale. (2004). Competition and Financial Stability. Journal of Money, 453-480. Am J Prev Med. (2012). Bridging research and practice: models for dissemination and implementation research. Amidu, M. & Wolfe, S. (2013). Does bank competition and diversification lead to greater stability? Evidence from emerging markets. Review of Development Finance, 152-166. Antonio Trujillo‐Ponce. (2013). What Determines the Profitability of Banks? Evidence from Spain. Accounting & Finance, 561-586. Antonio Trujillo-Ponce et al. (Antonio Trujillo-Ponce). What determines the profitability of banks? Evidence from Spain. Accounting and Finance, 561 - 586. Arben Mustafa et al. (2017). Estimation of the banking sector competition in the CEE countries: The Panzar-Rosse approach. Faculty of Economics, 459-485. Arief Putranto et al. (2014). The Determinants of Commercial Bank Profitability in Indonesia. SSRN Electronic Journal. Arief Putranto et al. (2014). The Determinants of Commercial Bank Profitability in Indonesia. SSRN Electronic Journal . Ariss, R.T. (2010). On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries. Journal of banking & Finance, 765-775. Athanasoglou et al. (2006). Determinants Of Bank Profitability In The South Eastern European Region. IMF Staff Papers, 263-296. Athanasoglou, Delis. (2006). Determinants of Bank Profitability in the South Eastern European Region. Bank of Greece Working, 25. Baele et al. (2017). Does the stock market value bank diversification? Journal of Banking and Finance, 1999-2023. Baele, L., Ferrando, A., Hördahl, P., Krylova, E. and Monnet, C. (2004). Measuring Financial Integration in the Euro Area. European Central Bank Occasional Paper Series. Balassa Bela, Richard D. Irwin Inc., Homewood, lllinois. (1961). The Theory of Economic Integration. Bank Management and Financial Services. (2008). McGraw-Hill Education. Barajas, A., Chami, R., Espinoza, R. and Heiko, H. (2010). What to expect? What can be done? IMF working paper. Beaver, W.H. (1966). Financial Ratios as Predictors of Failure. Journal of Accounting Research, 71-111. Beck et al. (2013). Bank competition and stability: Cross-country heterogeneity. Journal of Financial Intermediation, 218-244. Berger and Hannan. (1998). The efficiency cost of market power in the banking industry: A test of the "quiet life" and related hypotheses. Review of Economics and Statistics, 454-465. Berger et al. (2009). Bank competition and financial stability. Journal of Financial Services Research, 118. Besanko, Thakor. (2004). Relationship Banking, Deposit Insurance and Bank Portfolio Choice. Journal of Economic Theory, 167-182. Boot et al. (1993). Reputation And Discretion In Financial Contracting. American Economic Review. Boyd, De Nicolo. (2005). The Theory of Bank Risk Taking and Competition Revisited. The Journal of Finance, 1329-1343. Bruce C. Greenwald and Joseph Stiglitz. (1993). Financial Market Imperfections and Business Cycles. The Quarterly Journal of Economics, 77-114. Caminal, Matutes. (2002). Market power and banking failures. International Journal of Industrial Organization, 1341-1361. Carbó, S, Humphrey, D, Maudos. (2009). Cross-Country comparisons of competition and pricing power in European banking. Journal of International Of Money and Finance, 115-134. Cho et al. (1989). Restructuring Japanese Business for Growth: Strategy, Finance, Management ... Claessens, S. &. (2001). How does foreign entry affect domestic banking markets? Journal of Banking and Finance 25, 99-118. Claire Nour Abou Chakra et al. (2014). Risk Factors for Recurrence, Complications and Mortality in Clostridium difficile Infection: A Systematic Review. The National Center for Biotechnology Information. Davis. (2003). Institutional investors, financial market efficiency, and financial stability. EIB papers. Demirguc-Kunt, Asli; Huizinga, Harry;. (2016). Determinants of commercial bank interest margins and profitability : some international evidence (English). The World Bank economic review, 309-408. Denizer, Cevdet. (2000). Foreign entry in Turkey's banking sector, 1980-97. The World Bank. DeYoung, Rice. (2004). Non-interest Income and Financial Performance at U.S.A Commercial Bank. The Financial Review, 456-478. Eduardo Levy Yeyati, Alejandro Micco. (2007). Concentration and foreign penetration in Latin American banking sectors: Impact on competition and risk. Journal of Banking & Finance, 1633-1647. Edward I. Altman. (1968). Financial Ratios, Discriminant Analysis And The Prediction Of Corporate Bankruptcy. The Journal Of Finance, 589-609. Edwin L.‐C. Lai. (2002). Strategic Policy Towards Multinationals for Oligopolistic Industries. The Review of International Economics. Esin Sadikoglu and Cemal Zehi. (2010). Investigating the effects of innovation and employee performance on the relationship between total quality management practices and firm performance: An empirical study of Turkish firms. International Journal of Production Economics, 13-26. Fadzlan Sufian et al. (2008). Determinants of Bank Profitability in a Developing Economy: Empirical Evidence from the Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Finance, 91 - 112. Fernandez, Garza Garcia. (2017). The relationship between bank competition and financial stability: A case study of the Mexican banking industry. Ensayos Revista de Economía, 103-120. Fotios Pasiouras and Kyriaki Kosmidou. (2007). Factors influencing the profitability of domestic and foreign commercial banks in the European Union. Research in International Business and Finance, 222 - 227. Fu et al. (2014). Bank competition and financial stability in Asia Pacific. Journal of Banking and Finacce, 64-77. Fungáčová et al. (2013). Is bank competition detrimental to efficiency? Evidence from China. China Economic Review, 121-134. Garcia-Herrero, Del Rio Lopez. (2004). Financial Stability and the Design of Monetary Policy. Journal of International Money and Finance. Georgios E. Chortareas et al. (2013). Financial freedom and bank efficiency: Evidence from the European Union. Journal of Banking & Finance, 1223-1231. Gerard Caprio, Daniela Klingebiel. (1996). Episodes of systemic and borderline financial crises. World Bank data and staff. Glenn Growe et al. (2014). Determinants of Bank Profitability in Macao. Advances in Management Accounting, 189 - 237. Goetz, M. R. (2017). Competition and bank stability. Journal of Financial Intermediation, 145 – 168. Goetz, M.R. (2005). Competition and bank stability. Journal of Financial Intermediation, 145-168. Hammami, Boubaker. (2015). Ownership Structure and Bank Risk-Taking: Empirical Evidence from the Middle East and North Africa. International Business Research. Hoàng Công Gia Khánh, Trần Hùng Sơn. (2015). Phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế. Hoàng Thị Phương Anh và cộng sự). (2018). Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Những thay đổi trong khung chính sách tiền tệ. Nhà xuất bản Lao động. Husni Ali Khrawish. (2011). Determinants of Commercial Banks Performance: Evidence from Jordan. International Research Journal of Finance and Economics. Jahn, Kick. (2011). Foreign-Owned Banks: The Role of Ownership in Post-Communist European Countries. Jimezez et al. (2014). The interest rate risk of banks: current topics. Joen et al. (2011). Effects of foreign ownership on payout policy: Evidence from the Korean market. Journal of Financial Markets, 344-375. Keeley, Michael C. (1900). Deposit Insurance, Risk, and Market Power in Banking. American Economic Review, 1183-1200. Klaus Schaeck, Martin Cihák. (2013). Competition, Efficiency, and Stability in Banking. Financial Management, 215-241. Kursat Aydoğan, Güner Gürsoy. (2002). Equity Ownership Structure, Risk-Taking and Performance: An Empirical Investigation in Turkish Companies. Emerging Markets Finance and Trade. Laeven, Luc A. (1999). Risk and efficiency in East Asian banks (English). WorldBank. Lê Mai Trang, Nguyễn Thùy Linh. (2018). CPTPP với kinh tế Việt Nam và cơ hội - thách thức đối với ngành tài chính ngân hàng. Diễn đàn Hội nhập Kinh tế Quốc tế Việt Nam 2018. Lee, Chien-Chiang & Hsieh, Meng-Fen & Yang, Shih-Jui. (2014). The relationship between revenue diversification and bank performance: Do financial structures and financial reforms matter? Japan and the World Economy, 18-35. Lepetit et al. (2008). Bank income structure and risk: An empirical analysis of European banks. Journal of Banking & Finance, 1452-1467. Lerner, A.P. (1934). Economic theory and socialist economy. The Review of Economic Studies, 51-61. Lerner, A.P. (1934). The concept of monopoly and the measurement of monopoly power. The Review of Economic Studies, 157-175. Manthos Delis. (2012). Bank competition, financial reform, and institutions: The importance of being developed. Journal of Development Economics,, 450-465. Manuel Arellano, Stephen Bond. (1991). Some Tests of Specification for Panel Data: Monte Carlo Evidence and an Application to Employment Equations. Review of Economic Studies, 277-297. Maria Chelo Manlagnit. (2011). Cost efficiency, determinants, and risk preferences in banking: A case of stochastic frontier analysis in the Philippines. Journal of Asian Economics, 23-35. Martinez, Miera, Repullo. (2010). Does Competition Reduce the Risk of Bank Failure? The Review of Financial Studies, 3638-3664. Maudos, J. and Solis, L. (2009). The Determinants of Net Interest Income in the Mexican Banking System: An Integrated Model. Journal of Banking and Finance, 1920-1931. May Wahdan, Walid El Leithy. (2017). Factors Affecting the Profitability of Commercial Banks in Egypt over the Last 5 year (2011-2015). International Business Management. McKinnon and Shaw. (2004). Finance and Growth: A Survey of the Theoretical and Empirical Literature. Tinbergen Institute Discussion Paper. Mensi, S. & Labidi, W. (2015). The Effect of Diversification of Banking Products on the Relationship between Market Power and Financial Stability. American Journal of Economics and Business Administration, 185-206. Mercieca, S., Schaeck, K., & Wolfe, S. (2007). Small European banks: Benefits from diversification? Journal of Banking & Finance, 1975-1998. Micco et al. (2007). Bank ownership and performance. Does politics matter? Journal of Banking & Finance, 219-241. Ngân hàng Nhà nước. (2018). Hệ thống ngân hàng Việt Nam với việc thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ngô Văn Vũ, Lê Thị Thúy. (2016). Tham gia TPP: Thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Bá Hướng. (2016). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng bằng phương pháp Z-Score. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. Nguyễn Thanh Phong. (2016). Tác động của thâm nhập ngân hàng nước ngoài tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng. Peter A. Petri, Michchael G. Plummer, Fan Zhai. (2014). The Effects of a China-US Free Trade and Investment Agreement. Petersen, Rajan. (1994). The Benefits of Lending Relationships: Evidence from Small Business Data. The Journal of Finance, 3-37. Phạm Tiến Đạt. (2013). Đánh giá rủi ro trong ngân hàng thương mại nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng. Phan Thị Thơm, Thân Thị Thu Thủy. (2015). Cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: So sánh giữa tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới. Tạp chí phát triển kinh tế, 26. Phan Thị Thu Hà. (2016). Giáo trình ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân. Philip Molyneux et al. (1992). Determinants of European bank profitability: A note. Journal of Banking & Finance, 1173-1178. Philip Molyneux et al. (2013). Foreign Banks, Profits and Commercial Credit Extension in the United States. Applied Financial Economics, 533. Phuong Nguyen. (2019, 3 29). Domestic banks gain CPTPP benefits. VietNam investment Review. Pierre Monnin, Terhi Jokipiia. (2013). The impact of banking sector stability on the real economy. The Journal of International Moneyand Finance. Qin Song, Wei Zeng. (2014). Basel III, risk aversion and bank performance: evidence from Chinese commercial banks panel data. International Conference on Social Science (ICSS-14). Rima Turk Ariss. (2010). On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries. Journal of Banking & Finance, 765-775. Rita Borromeo Ferri. (2009). Modeling Students' Mathematical Modeling Competencies. Robert DeYoung, Karin P. Roland. (2001). Product Mix and Earnings Volatility at Commercial Banks: Evidence from a Degree of Leverage Model. FRB Chicago Working Paper No. 1999-06. Robert G. King and Ross Levine. (1993). Finance and Growth: Schumpeter Might Be Right. Quarterly Journal of Economics, 717 - 737. Robert Hauswald, Robert Marquez. (2006). Competition and Strategic Information Acquisition in Credit Markets. The Review of Financial Studies, 967-1000. Rose, Hudgins. (2008). Bank Management and Financial Services. Ross Levine. (1996). Foreign Banks, Financial Development, and Economic Growth. Journal of Economic Literature. Saab, S.Y. and J. Vacher . (2007). Banking Sector Integration and Competition in CEMAC. IMF Working Paper 07/03. Saduman Okumus, Oksan Kibritci Artar. (2012). Islamic banks and financial stability in the gcc: an empirical analysis. Istanbul Commerce University Journal of Social Sciences, 147-164. Sami Mensi, Widede Labidi. (2015). The Effect of Diversification of Banking Products on the Relationship between Market Power and Financial Stability. American Journal of Economics and Business Administration. Sarah Sanya, Simon Wolfe. (2011). an Banks in Emerging Economies Benefit from Revenue Diversification? Journal of Financial Services Research, 79-101. Schaeck et al. (2009). The Changing Geography of Banking and Finance. Scholtens, Bert. (2013). The relationship between size, growth and profitability of commercial banks. Applied Economics - APPL ECON, 1751-1765. Segoviano, Goohart. (2009). Banking Stability Measures. International Monetary Fund. Sehrish Gul et al. (2011). Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan. Romanian journal of economic forecasting, 61 - 87. Soedarmono, W., Machrouh. (2011). Bank market power, economic growth and financial stability: Evidence from Asian banks. Journal of Asian Economics, 460-470. Stiglitz, Weiss. (1981). Credit Rationing in Markets With Imperfect Information. American Economic Review, 393-410. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Huân. (2016). Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Huân. (2016). Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Tuấn. (2017). Hiệu ứng kinh tế từ sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài đến ngân hàng thương mại nội địa. Tạp chí Tài chính - Marketing. Trần Thị Thu Hương. (2018). Sử dụng bộ chỉ số đánh giá mức độ hội nhập tài chính để đánh giá mức độ hội nhập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử. (n.d.). Cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Trung tâm WTO và Hội nhập. (2019). Văn kiện Hiệp định CPTPP và các Tóm tắt. Trung tâm WTO và Hội nhập. (2020). Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 2/2020. Võ Xuân Vinh, Dương Thị Ánh Tiên. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh. Võ Xuân Vinh, Mai Xuân Đức. (2017). Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh. Vụ Chính sách thương mại đa biên. (2018). Các cam kết của Việt Nam trong một số lĩnh vực chính của Hiệp định CPTPP. Vũ Ngọc Diệp. (2019). Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP. Tạp chí Công thương. Wassim Shahin, Elias El-Achkar. (2016). Banking and Monetary Policies in a Changing Financial Environment: A regulatory approach. Young Tan. (2013). Efficiency and Competition in Chinese Banking. PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 1 DANH MỤC 31 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Đến 31/12/2018) Đơn vị: Tỷ đồng TT TÊN NGÂN HÀNG TMCP VỐN ĐIỀU LỆ TỔNG TÀI SẢN CÓ Á Châu (Asia Commercial Joint Stock Bank - ACB) 12,885,9 329,333 An Bình (An Binh Commercial Joint Stock Bank - ABB) 5,319,5 90,237,337 Bản Việt (trước đây là Gia Định) (Viet Capital Commercial Joint Stock Bank - Viet Capital Bank) 3,171 46,551,614 Bưu điện Liên Việt (LienViet Commercial Joint Stock Bank – Lienviet Post Bank - LPB) 8,881,4 175,095 Đại Chúng Việt Nam (Public Vietnam Bank - PVcomBank) 9,000 140,590,867 Đông Nam Á (Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank - Seabank) 7,688 140,487,140 Hàng Hải (The Maritime Commercial Joint Stock Bank - MSB) 11,750 137,768,688 Kiên Long (Kien Long Commercial Joint Stock Bank - KLB) 3,237 42,309,803 Kỹ Thương (Viet Nam Technological and Commercial Joint Stock Bank - TECHCOMBANK) 34,965,9 320,988,941 Nam Á (Nam A Commercial Joint Stock Bank - NAM A BANK) 3,353,5 75,059,004 Phương Đông (Orient Commercial Joint Stock Bank - OCB) 6,599,2 99,964,108 Quân Đội (Military Commercial Joint Stock Bank - MB) 21,604,5 362,325,062 Quốc Tế (Vietnam International Commercial Joint Stock Bank - VIB) 7,834,7 139,166,216 Quốc dân (Đổi tên từ Ngân hàng Nam Việt) (National Citizen bank - NCB) 4,101,6 72,422,170 Sài Gòn (Sai Gon Commercial Joint Stock Bank - SCB) 15,231,7 508,953,516 Sài Gòn Công Thương (Saigon Bank for Industry & Trade - SGB) 3,080 20,373,555 Sài Gòn – Hà Nội (Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank - SHB) 12,036,2 323,276,008 Sài Gòn Thương Tín (Saigon Thuong TinCommercial Joint Stock Bank - Sacombank) 18,852,2 406,040,598 Tiên Phong (TienPhong Commercial Joint Stock Bank - TPB) 8,565,9 136,179,403 Việt Nam Thịnh Vượng (Vietnam Commercial Joint Stock Bank for Private Enterprise - VPBank) 25,299,7 323,291,119 Xăng dầu Petrolimex (Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank - PGBank) 3,000 29,899,608 Xuất Nhập Khẩu (Viet nam Export Import Commercial Joint Stock - Eximbank) 12,355,2 152,652,063 Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh city Development Joint Stock Commercial Bank - HDBank) 9,810 216,057,406 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietnam Joint Stock Commercial Bank of Industry and Trade) 37,234 1,164,434,735 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam) 34,187,2 1,313,037,674 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - VCB) 37,088,8 1,074,026,560 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development - Agribank) 30.496,1 1.282.448,640 Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaovietBank) 3.150 55.879,338 Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) 5.500 97.029,,061 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VBB) 4.190,2 51.672,039 Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) 3.500 71.291,316 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC 11 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI (Đến 30/06/2019) Đơn vị: Tỷ đồng TT TÊN NGÂN HÀNG TMCP NĂM THÀNH LẬP Quốc gia VỐN ĐIỀU LỆ Hình thức sở hữu Ngân hàng TNHH Indovina (Indovina Bank Limited - IVB) 1992 Indonesia và Việt Nam (Vietinbank & PT,Bank Suma) 3,377,5 Liên doanh Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (Vietnam-Russia Joint Venture Bank - VRB) 2006 Nga và Việt Nam (BIDV & VTB bank) 3,008,4 Liên doanh ANZ Việt Nam (ANZ Bank (Vietnam) Limited - ANZVL) 2008 Australia and New Zealand Banking Group Limited 3,000 100% vốn nước ngoài Hong Leong Việt Nam (Hong Leong Bank Vietnam Limited - HLBVN) 2008 Malaysia 3,000 100% vốn nước ngoài HSBC Việt Nam (Hongkong-Shanghai Bank Vietnam Limited - HSBC) 2008 HongKong 7,528 100% vốn nước ngoài Shinhan Việt Nam (Shinhan Bank Vietnam Limited - SHBVN) 2008 Hàn Quốc 4,547,1 100% vốn nước ngoài Standard Chartered Việt Nam (Standard Chartered Bank (Vietnam) Limited - SCBVL) 2016 Anh 4,215,3 100% vốn nước ngoài Public Bank Việt Nam (Ngân hàng TNHH MTV Public Viet Nam) 2016 Malaysia 3,000 100% vốn nước ngoài CIMB Việt Nam Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam 2016 Malaysia 3,203,2 100% vốn nước ngoài Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam 2016 Hàn Quốc 4,600 100% vốn nước ngoài Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam 2017 Singapore 3,000 100% vốn nước ngoài PHỤ LỤC 3 CHỈ SỐ LERNER CỦA 31 NHTM VN GIAI ĐOẠN 2010 – 2018 Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ACB 28,83% 27,76% 15,28% 17,14% 18,13% 17,91% 18,80% 20,21% 30,76% ABB 24,36% 13,54% 17,90% 11,81% 11,57% 9,05% 11,20% 14,69% 18,97% STB 30,42% 26,36% 20,68% 27,85% 26,86% 18,63% 16,51% 20,93% 21,62% EIB 35,95% 34,07% 29,95% 21,86% 15,57% 12,99% 14,79% 20,05% 17,41% VietCapital Bank 12,88% 26,27% 13,38% 8,74% 9,66% 6,81% 1,67% 6,10% 9,07% LPB 33,18% 28,25% 23,23% 18,84% 16,92% 13,81% 21,84% 21,40% 16,33% SEABANK 25,56% 15,05% 11,57% 11,59% 8,02% 6,86% 6,63% 9,85% 13,67% VIB 18,21% 12,86% 12,11% 4,35% 12,32% 12,70% 11,72% 18,04% 24,21% VPB 21,72% 18,07% 15,02% 15,55% 16,24% 16,90% 20,10% 23,34% 24,71% MSB 27,54% 19,83% 15,00% 15,58% 14,29% 12,76% 8,09% 8,33% 13,31% NVB 12,04% 9,64% -0,22% 8,54% 9,17% 9,37% 10,17% 10,68% 8,11% PVCombank 9,26% 10,56% 9,05% 8,34% 8,93% 8,35% OCB 25,26% 17,73% 13,95% 14,50% 13,07% 10,77% 13,29% 19,88% 26,25% HDBank 19,42% 18,69% 13,62% 11,18% 13,66% 13,99% 16,59% 22,16% 28,02% VCB 30,80% 26,93% 28,33% 28,90% 28,69% 29,00% 29,97% 32,27% 36,98% Viettinbank 24,93% 27,52% 28,59% 29,51% 29,37% 28,48% 28,80% 27,66% 25,05% BIDV 26,57% 22,93% 24,58% 25,03% 26,74% 28,29% 26,08% 25,75% 25,62% TCB 31,26% 31,24% 16,58% 14,29% 16,30% 17,13% 25,59% 36,38% 40,35% SHB 25,47% 25,37% 30,29% 24,14% 23,11% 21,56% 20,57% 22,88% 23,41% SCB 18,07% 15,36% 17,54% 18,33% 17,64% 18,41% 17,92% 17,75% SGB 11,24% -50,76% 5,16% 17,30% 18,90% 18,10% 12,98% 16,40% 21,50% TPB 11,24% -50,76% 5,16% 17,30% 18,90% 18,10% 12,98% 16,40% 21,50% MBB 32,52% 29,20% 28,16% 28,73% 28,75% 27,37% 27,92% 25,85% 29,55% PGBank 17,11% 21,57% 12,58% 1,95% 8,68% 0,58% 6,74% 1,66% 4,17% KLB 23,61% 26,37% 21,20% 19,90% 16,25% 14,76% 12,02% 14,38% 14,44% NamABank 21,89% 24,55% 18,85% 16,22% 17,36% 12,80% 4,80% 12,34% 18,76% Agribank 18,42% 20,25% 9,46% 18,82% 19,10% 19,23% 19,80% 20,44% 21,44% BaoVietBank 17,45% 8,65% 6,08% 6,43% 5,32% 2,72% 1,11% 0,64% 1,23% BacABank 9,14% 4,44% 9,27% 11,39% 12,56% 18,19% 18,45% 18,01% VBB 20,10% 8,24% -2,15% 6,70% 11,83% 13,91% VietABank 22,02% 17,33% 14,38% 6,49% 6,68% 7,82% 7,12% 6,49% 6,63% PHỤ LỤC 4 CHỈ SỐ ZSCORE CỦA 31 NHTM VN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ACB 8.39 6.88 9.26 9.86 9.20 8.50 8.18 7.97 9.94 ABB 17.01 14.99 14.27 12.64 10.69 11.28 10.16 9.70 10.43 STB 13.16 14.44 11.96 14.81 13.30 9.67 8.29 8.14 8.06 EIB 15.01 13.35 12.97 11.15 10.82 13.04 13.19 12.51 12.58 VietCapital Bank 32.40 26.66 20.84 17.81 16.68 14.33 12.63 10.46 9.39 LPB 17.71 17.14 15.49 12.24 9.69 9.14 8.30 8.20 7.90 SEABANK 14.65 6.96 9.25 9.10 8.88 8.54 7.17 6.43 7.75 VIB 9.97 11.22 16.70 12.91 13.83 13.39 11.06 10.03 11.53 VPB 12.16 10.32 8.84 8.99 7.88 10.18 11.57 16.34 16.29 MSB 8.37 11.11 10.46 11.22 11.35 16.25 18.30 15.24 13.24 NVB 13.47 18.61 18.23 13.69 10.79 8.26 5.80 5.57 5.57 PVCombank 11.96 11.24 12.71 10.90 9.97 9.05 OCB 22.01 19.87 18.27 15.91 13.44 11.13 9.96 10.35 13.22 HDBank 9.71 11.05 13.44 12.70 11.64 12.03 8.87 10.90 11.34 VCB 10.15 11.17 13.77 12.38 10.34 9.32 8.69 7.50 8.85 Viettinbank 7.47 9.50 9.82 12.90 11.41 9.86 8.81 8.09 7.74 BIDV 9.56 8.45 7.46 8.18 7.34 7.18 6.23 5.77 5.86 TCB 9.82 10.92 9.64 11.30 11.32 11.61 12.09 15.49 23.46 SHB 11.68 11.66 10.11 9.70 8.28 7.32 7.50 7.07 6.92 SCB 9.74 8.99 6.76 6.09 5.30 4.31 4.07 SGB 32.73 28.89 31.85 30.87 28.67 23.91 23.72 20.12 21.06 TPB 20.16 0.90 27.82 16.24 11.74 8.86 7.40 7.68 11.35 MBB 12.37 10.69 10.86 11.95 11.80 14.41 14.29 13.14 13.88 PGBank 18.40 21.44 22.09 16.14 16.63 17.07 18.00 15.30 15.75 KLB 33.92 27.10 25.27 22.02 18.95 17.29 14.17 12.49 11.66 NamABank 19.85 22.38 26.56 14.72 11.73 12.54 9.99 8.92 8.08 Agribank 6.72 7.80 7.44 6.84 6.80 6.24 5.85 5.64 6.18 BaoVietBank 16.39 16.66 30.16 24.29 17.71 13.91 12.19 9.27 7.87 BacABank 17.02 11.66 8.70 9.53 10.53 10.33 9.46 9.90 VBB 19.06 20.92 18.59 16.67 12.80 11.81 8.30 8.08 7.54 VietABank 25.80 22.77 9.34 10.55 10.72 11.62 PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HỒI QUY Phục lục 5.1. Phương pháp tính và kết quả hồi quy hàm chi phí biên Phương pháp tính Hiệu quả biên của ngân hàng có thể được đo lường từ hàm chi phí biên hoặc lợi nhuận biên (Zhao & cộng sự, 2010; Mihai & Cristi, 2015). MC được ước lượng dựa trên hàm số tổng chi phí (Kasman, Oscar Carvallo (2014)) và theo trình tự 2 bước, cụ thể: Bước 1. Lấy logarit tự nhiên của hàm tổng chi phí: LnTCit = α0 + α1LnQit + (1/2)α2(LnQit) 2 + α3LnW1it + α4LnW2it + α5LnW3it + α6LnQitLnW1it + α7LnQitLnW2it + α8LnQitLnW3it + α9LnW1itLnW2it + α10LnW1itLnW3it + α11LnW2itLnW3it + (1/2)α12([LnW1it)]2 + (1/2)α13[LnW2it)]2 + (1/2)α14[LnW3it)]2 + α15T + (1/2)α16T2 + (1/2)α17TLnQit + α18TLnW1it + α19TLnW2it + α20TLnW3it + ε (1) Trong đó: TC là tổng chi phí (bao gồm chi phí lãi và chi phí ngoài lãi); Q là tổng tài sản; Ba giá đầu vào gồm: W1 là giá vốn tiền gửi, W2 là giá vốn lao động và W3 là giá vốn vật chất; (W1 - chi phí lãi / tổng cho vay, W2 chi phí lương/tổng tài sản, W3 - chi phí hoạt động khác/tổng tài sản cố định); T là xu hướng thời gian (Time Trend) nhằm nắm bắt tác động của thay đổi công nghệ dẫn đến những thay đổi của hàm sản xuất theo thời gian. T = 1 cho năm 2010, T = 2 cho năm 2011 và T = 9 cho năm 2018; ε là sai số ngẫu nhiên; α1 .. α20 là các tham số ước lượng. Bước 2: Lấy đạo hàm bậc nhất từ phương trình (2) Sau khi ước lượng hàm tổng chi phí, chi phí biên được xác định bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất từ phương trình TC MC=dTCdQ=α1+ α2lnQit+ α6lnWit1+ α7lnWit2+α8lnWit3+α17TQit*TC (2) Thống kê mô tả các biến hàm chi phí biên Hồi quy tác động cố đinh cho hàm chi phí biên (FEM) Hồi quy tác động ngẫu nhiên cho hàm chi phí biên (REM) Kiểm định Hausman cho hàm chi phí biên Phụ lục 5.2. Mô hình đo lường năng lực cạnh tranh – Chỉ số LERNER MH1 Kiểm định hồi quy OLS Kiểm định VIF Kiểm định hồi quy REM Kiểm định hồi quy FEM Kiểm định HAUSMAN Kiểm định BREUSCH PAGAR Kiểm định WOOLDRIDGE Kiểm định hồi quy GLS Kiểm định Durbin Wu-Hausman Kiểm định hồi quy GMM Phụ lục 5.3. Mô hình đo lường mức độ ổn định ngân hàng – Chỉ số Zscore MH2 Kiểm định hồi quy OLS Kiểm định VIF Kiểm định hồi quy REM Kiểm định hồi quy FEM Kiểm định HAUSMAN Kiểm định BREUSCH PAGAR Kiểm định WOOLDRIDGE Kiểm định hồi quy GLS Kiểm định Durbin Wu-Hausman Kiểm định hồi quy GMM Phụ lục 5.4. Mô hình đo lường tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng Kiểm định hồi quy GMM DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TT Tên công trình (bài báo, công trình...) Nơi công bố Năm công bố Tài liệu công bố 1 Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương – Cơ hội và thách thức Trường Đại học Tài chính Marketing 2014 Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Marketing số 24 2 Triển vọng và thách thức cho ngành Ngân hàng sau ký kết hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Trường Đại học Tài chính Marketing 2015 Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Marketing số 30 3 Cơ hội và thách thức cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hiệp định CPTPP Trường Đại học Tài chính Marketing 2019 Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Marketing 4 Định vị hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong các nước tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 2019 Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ - Số 14 5 Tác động của năng lực cạnh tranh đến mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước bối cảnh tham gia hiệp định CPTPP. Trường Đại học Tài chính Marketing 2020 Tạp chí nghiên cứu Tài chính – Marketing 6 Factors Affecting the Competitive Capacity of Commercial Banks: A Critical Analysis in an Emerging Economy Sciedu Press 2020 International Journal of Financial Research

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nang_luc_canh_tranh_va_muc_do_on_dinh_cua_cac_ngan_h.docx
  • docx2.TOM TAT LUAN AN - PHAM THUY TU - TIENG VIET.docx
  • docx3.TOM TAT LUAN AN - PHAM THUY TU - TIENG ANH.docx
  • doc4.TOM TAT DIEM MOI LUAN AN - TIENG ANH - PHAM THUY TU.doc
  • doc5.TOM TAT DIEM MOI LUAN AN - TIENG ANH - PHAM THUY TU.doc