Mặc dù trong Luật doanh nghiệp, HĐQT được quyết định về các quy chế
quản lý nội bộ, nhưng không nhấn mạnh hoặc chưa hướng dẫn cụ thể về các chính
sách liên quan đến sự đảm bảo tính trung thực cũng như sự đầy đủ của các thông tin
tài chính và phi tài chính cung cấp ra bên ngoài. Những nội dung này chủ yếu từ
việc xác lập trong chính nội bộ của từng doanh nghiệp thông qua điều lệ và quy chế
QTCT của từng doanh nghiệp. Vai trò của HĐQT là định hướng chiến lược và giám
sát có liên quan đến chất lượng thông tin BCTC, vì vậy kiến nghị sẽ tập trung vào
những điều kiện để HĐQT hoạt động hiệu quả
179 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch củathông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BCTC thực sự phản ánh đúng hiện trạng của
doanh nghiệp thông qua các hoạt động kinh tế, doanh nghiệp cần tập trung vào các
công tác:
- Tuyển dụng nhân viên kế toán đủ trình độ và năng lực cho việc thực hiện
nhiệm vụ. Nhân viên kế toán phải có đầy đủ các phẩm chất và tiêu chuẩn đã được
quy định.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bộ phận kế toán cần được tập huấn
về nghiệp vụ, cập nhật kịp thời các chuẩn mực, quy định của cơ quan quản lý về
công tác kế toán.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác kế toán.
Tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ để tăng cường
5.2.2. Đối với nhân viên kế toán
Với vai trò quan trọng quá trình tạo lập, trình bày và công bố thông tin trên
BCTC. Trong thời kỳ hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin.
Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với bản thân các DNPTCNY nói
chung và đối với nhân viên kế toán nói riêng. Sau khi bàn luận về kết quả nghiên
cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia, để nâng cao năng lực chuyên môn cũng như
đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán, cần có những giải pháp đồng bộ sau:
Thứ nhất, nâng cao sự hiểu biết và khả năng vận dụng các quy định về kế
toán
Nhân viên kế toán phải nhận thức rằng, sự hiểu biết và vận đúng tốt các quy
định về kế toán là nhân tố quan trọng nhất giúp họ có thể lập BCTC đảm bảo sự
minh bạch và qua đó, giúp nhân viên kế toán có khả năng đối mặt với ít rủi ro nghề
145
nghiệp hơn hoặc tránh mắc các sai phạm hoặc các vụ kiện tụng nếu có làm ảnh
hưởng đến uy tín nghề nghiệp của mình, hơn nữa giúp cho bản thân có cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp và nâng cao thu nhập. Như vậy đòi hỏi nhân viên kế toán
phải thường xuyên có ý thức tự trau dồi kinh nghiệm, cập nhật và nâng cao kiến
thức trong nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc. Nhất là khi BCTC áp dụng theo
IFRS thì sự linh hoạt, sử dụng nhiều ước tính kế toán ở Việt Nam lại bị ảnh hưởng
bởi văn hóa khuôn mẫu, nguyên tắc, theo hướng dẫn vốn rất thận trọng. Đòi hỏi
nhân viên kế toán phải nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ để đọc
hiểu IFRS và áp dụng thực tiễn khi lập BCTC theo IFRS.
Thứ hai, nâng cao sự am hiểu về quy trình và đặc điểm SXKD của DN
Một trong những điều kiện để vận dụng tốt các quy định kế toán vào thực
tiễn, bên cạnh việc hiểu rõ quy định về kế toán, nhân viên phải hiểu rõ quy trình và
đặc điểm SXKD của DN. Điều này, giúp kế toán xử lý tốt công việc của mình góp
phần gia tăng tính minh bạch của BCTC. Để làm tốt việc này, bản thân kế toán phải
tự tích lũy kinh nghiệm về từng lĩnh vực.
Bên cạnh đó, Các DNPTCNY cần tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ, phổ biến
toàn bộ nội quy, quy chế cũng như đặc điểm hoạt động của DN cho tất cả các nhân
viên, nhất là nhân viên mới, điều này giúp họ nhanh chóng hòa nhập, thích nghi với
môi trường làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc.
Thứ ba, nâng cao ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán
Hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với các
nguy cơ rủi ro, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Cũng
chính vì vậy mà vấn đề đạo đức hành nghề của các kế toán viên luôn được coi
trọng, mặc dù trên thực tế, vấn đề này chưa được thể hiện một cách triệt để và bài
bản.
Cũng giống như nhiều nghề nghiệp khác, nhân viên kế toán cũng có những
niềm vui và nỗi buồn với những con số, với những chứng từ, tài liệu của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường,
khi mà hệ thống luật pháp chưa thống nhất với nhiều chồng chéo phức tạp, không
phải lúc nào cấp trên cũng có thể hiểu và thông cảm được với những những khó
khăn, vất vả của người làm kế toán. Vậy nhân viên kế toán sẽ phải làm gì để vẫn có
thể đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo mà giữ vững được đạo đức nghề nghiệp
đồng thời bảo đảm không vi phạm pháp luật? Do vậy, để nâng cao ý thức thuân thủ
đạo đức nghề nghiệp nhân viên kế toán phải luôn tuân thủ các tiêu chuẩn sau đây:
146
Đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn về nghề nghiệp
Hầu hết mọi người không thể nắm bắt và hiểu tường tận các văn bản, quy
định liên quan đến tài chính và thuế. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp (DN) phải
có bộ máy kế toán trong DN hoặc nhiều DN thuê dịch vụ kế toán chuyên nghiệp từ
bên ngoài. Nhân viên kế toán sẽ giúp DN thực hiện các vấn đề tài chính một cách
hiệu quả nhất và theo đúng pháp luật. Một nhân viên kế toán chuyên nghiệp phải
chịu trách nhiệm về những việc mình làm.
Giữ bí mật thông tin
Bảo mật thông tin được xem là tiêu chuẩn đạo đức hành nghề của nhân viên
kế toán. Họ không được phép tiết lộ hoặc sử dụng thông tin của DN ra bên ngoài
bởi vì các thông tin từ kế toán thường là những thông tin rất quan trọng, nếu bị tiết
lộ cho đối thủ cạnh tranh sẽ dẫn đến những thiệt hại xấu cho DN. Nhiều người
không biết đã biến mình thành nạn nhân của chính mình và phải trả giá không nhỏ
vì làm điều không đúng với lương tâm nghề nghiệp. Kế toán viên chỉ được tiết lộ
những thông tin bí mật khi được sự cho phép của DN hoặc từ yêu cầu hợp pháp.
Luôn làm việc khách quan
Bản chất con người sẽ có những thành kiến, làm việc bị tình cảm chi phối vì
yêu ghét, thích hay không thích dựa vào kinh nghiệm và sự giáo dục của bản thân.
Một kế toán viên làm việc công bằng, khách quan là người luôn phán xét và đưa ra
kết luận chỉ dựa trên những con số không bị tình cảm và thành kiến, lợi ích chi phối.
Một kế toán viên nếu làm việc không khách quan có thể sẽ tự đẩy mình vào
những xung đột về lợi ích của các bên liên quan. Và nếu như vô tình thấy mình bị
rơi vào trường hợp như thế, người kế toán viên làm việc có trách nhiệm sẽ ngay lập
tức tìm cách giải quyết xung đột của các bên. Hãy làm việc dựa trên các con số,
chứng từ khách quan, chân thực nhất bởi bản thân các con số tự nó có thể truyền tải
thông tin. Nhưng nếu kế toán viên cố tình làm méo mó các con số, sẽ dẫn đến thông
tin bị truyền tải sai lệch và gây nên những hậu quả bất lợi cho người sử dụng thông
tinĐó là việc làm phi đạo đức trong kinh doanh.
Giữ gìn thể diện nghề nghiệp
Đạo đức của người kế toán viên được thể hiện qua thái độ luôn luôn có ý
thức giữ gìn thể diện nghề nghiệp. Giữ gìn danh tiếng, hình ảnh bản thân bằng cách:
làm đúng với quy định của pháp luật, không làm những việc ảnh hưởng đến uy tín
của cá nhân và DN.
147
Chính trực và liêm khiết
Tiêu chuẩn cuối cùng không thể thiếu của một kế toán viên chuyên nghiệp
phải kể đến chính là tính trung thực và ngay thẳng trong tất cả các thương vụ. Tính
trung thực sẽ giúp người kế toán có thể làm việc khách quan. Nếu xảy ra xung đột
về lợi ích hay bất cứ lí do gì khiến bạn không thể bảo đảm được tính khách quan,
bạn cần phải nói rõ cho khách hàng của bạn biết lí do. Bạn cần phải giải quyết xung
đột dựa trên quy định của pháp luật. Nếu sử dụng những quy định bất thành văn,
bạn đã vi phạm tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
5.2.3. Đối với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Bộ tài chính
5.2.3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán
Môi trường pháp lý kế toán bao gồm: Luật, chuẩn mực và chế độ kế toán.
Trong đó sự tương thích và chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ thống pháp luật
kế toán cần được chú trọng.
Với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đã có
nhiều thay đổi. Hệ thống pháp luật kế toán VN được sửa đổi bổ sung theo hướng
tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật kế toán như sau:
Hoàn thiện Hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp
Hệ thống chuẩn mực kế toán phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các
quy định của pháp luật liên quan, trong đó đặc biệt phù hợp với Luật Kế toán hiện
hành. Ngoài ra, phải được xây dựng trên cơ sở có tham chiếu và có sự độc lập nhất
định đối với chính sách thuế và các quy định về tài chính nhằm đảm bảo tính trung
lập của thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của đa số chủ thể có lợi
ích liên quan đến đơn vị kế toán.
Hệ thống chuẩn mực kế toán cần được hoàn thiện và bổ sung trên quan điểm
kế thừa có chọn lọc các quy định hiện hành, đảm bảo tính hợp lý và đã đi vào thực
tiến trong công tác kế toán của các đơn vị cũng như người làm công tác kế toán.
Đồng thời, mạnh dạn tiếp cận với những vấn đề mới mà hệ thống hiện hành chưa
bao quát. Việc hoàn thiện và bổ sung cũng phải có cơ sở phù hợp với thực tiễn nền
kinh tế và trình độ quản lý của Việt Nam hiện hành, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đồng thời, hệ thống chuẩn mực kế toán phải đảm bảo tính chất định hướng và dự
báo cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế Việt Nam trong xu hướng
148
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tiếp nhận và có chọn lọc những vấn đề
cập nhật nhất của hệ thống báo cáo tài chính quốc tế.
Cần có lộ trình phù hợp triển khai IFRS tại Việt Nam. Khi áp dụng IFRS,
chất lượng BCTC của DN sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua nâng cao
trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp
nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo để đưa ra các quyết định quản
lý, điều hành và đầu tư. Áp dụng IFRS còn tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam. Số lượng các công ty đa quốc gia tại Việt Nam sẽ gia tăng mạnh, vì
các DN này sẽ giảm bớt chi phí chuyển đổi BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam sang chuẩn IFRS để hợp nhất với công ty mẹ ở nước ngoài. Từ kinh
nghiệm quốc tế, để đảm bảo tính khả thi, Việt Nam cần cân nhắc để lựa chọn 1
trong 3 cách thức triển khai IFRS: Áp dụng toàn bộ IFRS; áp dụng IFRS từng phần
(theo lộ trình cho từng nhóm chuẩn mực); áp dụng IFRS có điều chỉnh để tiệm cận
với chuẩn mực BCTC quốc tế và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế... Mà trước tiên
là áp dụng với các DNPTCNY quy mô lớn. Bởi đây là những DN đã thực hiện minh
bạch thông tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, đây là những DN có
nguồn lực cả về con người, tài chính, để có khả năng tổ chức triển khai sớm IFRS.
Từ kết quả của sự áp dụng thí điểm này cần tổng kết, đánh giá để áp dụng ra với
nhiều loại hình DN khác trong nền kinh tế.
Bộ tài chính cần ban hành đầy đủ và hoàn thiện khung pháp lý về chế độ kế
toán và chuẩn mực kế toán theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế toán quốc tế
(IAS), đặc biệt là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS). Hiện nay, Bộ tài
chính đã hoàn thiện và ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc
tế vào Việt Nam với lộ trình áp dụng 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2022-2025-
giai đoạn tự nguyên áp dụng IFRS, Giai đoạn 2 sau năm 2025 – giai đoạn bắt buộc.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm áp dụng IFRS của giai đoạn
1, Bộ Tài chính sẽ quy định rõ đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện áp dụng
IFRS theo từng nhóm DN cụ thể, để phù hợp với tình hình thực tiễn tại thời điểm
đó. Do vậy,trong giai đoạn từ năm 2019 đến hết năm 2021, Bộ Tài chính sẽ chuẩn
bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo hỗ trợ các doanh
nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như: Ban hành Thông tư hướng dẫn việc
áp dụng IFRS và công bố bản dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng Việt; Xây dựng và
ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thực hiện IFRS; Bổ sung,
149
sửa đổi và ban hành mới cơ chế tài chính liên quan đến việc áp dụng IFRS; Đào tạo
nguồn nhân lực, quy trình triển khai cho các doanh nghiệp...
Hoàn thiện Chế độ kế toán doanh nghiệp
Hoàn thiện Chế độ kế toán DN phải dựa trên định hướng, chiến lược chung
về phát triển kế toán, kiểm toán từng thời kỳ: Chế độ kế toán DN là một bộ phận
của hệ thống kế toán DN, nên phải tuân theo các quy định của từng thời kỳ về phát
triển kế toán, để đáp ứng yêu cầu - mục tiêu điều hành và quản lý của Nhà nước.
Theo góc độ vi mô, chế độ kế toán DN cũng sẽ tuân theo các nguyên tắc, phương
pháp kế toán trong tổng thể hệ thống kế toán DN. Do vậy, để hoàn thiện chế độ kế
toán, cần phải có những định hướng và nguyên tắc sau đây:
Hoàn thiện chế độ kế toán DN theo sự hội nhập quốc tế: Thông tin do kế
toán cung cấp chỉ có giá trị pháp lý khi tuân theo các quy định của khu vực, quốc tế
cũng như phản ánh được các điều kiện kinh tế cụ thể của Việt Nam. Chế độ kế toán
Việt Nam cần bổ sung quy định về BCTC của các DNPTCNY cần trình bày số liệu
của 3 hoặc 4 năm gần nhất (năm hiện tại và 2 hoặc 3 năm trước). Điều này tăng tính
thuận tiện và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc tiếp cận thông tin,
đáp ứng được mục đích so sánh thông tin, việc phân tích xu hướng phát triển của
công ty được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mẫu báo cáo KQKD cũng cần được xem
xét, điều chỉnh lại theo hướng tách chỉ tiêu doanh thu tài chính và chi phí tài chính
ra thành mục riêng khỏi chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, Bộ tài chính nên quy định việc trình bày và công bố Báo cáo về
vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity) này vào trong bộ BCTC, xem
đây như là một báo cáo riêng biệt trong hệ thống BCTC dành cho các DNPTCNY.
Nếu được tích hợp vào trong BCTC thì các thông tin được công bố trong báo cáo
này đã được kiểm toán, như vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm khi tiếp nhận, mức độ
tin cậy về thông tin được công bố trong báo cáo này sẽ được gia tăng.
Hài hòa với các chính sách tài chính: Chế độ kế toán DN cũng nhằm mục
tiêu điều hành và quản lý, cho nên cần hài hòa với các chính sách tài chính khác như
thuế, tài chính, hải quan... nhằm hướng tới sự “hội tụ” của những quy định này để
vừa thuận lợi cho những người thực hiện cũng như cung cấp được thông tin trung
thực và hợp lý nhất.
Hoàn thiện chế độ kế toán DN phải tính đến yếu tố “mở” và tính chủ động:
Khi chế độ kế toán DN quy định cụ thể quá sẽ dẫn đến việc khó bao quát hết được
các nghiệp vụ phát sinh của DN, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã và
150
đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Điều này sẽ dẫn đễn các DN nhiều lúc
không được phép chủ động mà phải “chờ” sự hướng dẫn tiếp theo về giải quyết các
vướng mắc này mới thực hiện được. Hơn nữa, việc cứng nhắc, khuôn mẫu trong các
quy định sẽ dẫn đến tính mất chủ động, sáng tạo của những người làm kế toán.
Hướng đến sự hội tụ của các loại hình kế toán DN: Nền kinh tế Việt Nam
với nhiều loại hình DN hoạt động như: Chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng thương
mại... nếu mỗi một loại hình DN có một chế độ kế toán hướng dẫn thì sẽ thuận lợi
hơn trong quá trình áp dụng song cũng sẽ tốn kém về mặt kinh phí xây dựng, chỉnh
sửa, bổ sung cũng như tập huấn, do đó, cần thiết phải hướng đến cái chung nhằm
đáp ứng được các yêu cầu của các loại hình DN.
5.2.3.2. Hoàn thiện Môi trường pháp lý về công bố thông tin
Các quy định do các tổ chức quản lý và giám sát thị trường chứng khoán ban
hành. Từ việc quy định về thời gian, hình thức, phương tiệncông bố báo cáo tài
chính, cho đến các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ đối
với báo cáo tài chínhCác quy định này cũng đa dạng theo từng thị trường chứng
khoán khác nhau.
Các quy định liên quan đến công bố báo cáo tài chính là mắt xích kiểm tra
cuối cùng đối với các thông tin trước khi thông tin được đưa đến người sử dụng.
Các thông tin trên báo cáo tài chính được các cơ quan quản lý và giám sát thị trường
chứng khoán (Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch) kiểm tra đối chiếu về hình thức,
nội dung, thời gian công bố so với các quy định để đảm bảo các thông tin đến với
người sử dụng mang tính hữu ích và minh bạch trong phạm vi hợp lý. Ví dụ: quy
định về công bố báo cáo tài chính kịp thời, có liên quan đến tính minh bạch, quy
định báo cáo tài chính phải công bố chậm nhất 90 ngày sau ngày kết thúc kỳ kế
toán, dựa trên quy định này các cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán
sẽ theo dõi và có chế tài để các công ty công bố báo cáo tài chính trong phạm vi quy
định và như vậy đảm bảo được sự minh bạch của thông tin.
Giới hạn của hệ thống chuẩn mực kế toán là chỉ ảnh hưởng và chi phối đến
quá trình xử lý dữ liệu thành thông tin trong kế toán, có nghĩa là chỉ đến khi hình
thành các báo cáo tài chính chưa kiểm toán. Đối với thị trường chứng khoán thì yêu
cầu về minh bạch thông tin tài chính mang tính sống còn do đó cần có những quy
định về việc trình bày và công bố báo cáo tài chính để đảm bảo mức độ minh bạch
thông tin tài chính một cách hợp lý. Do vậy, ngoài hệ thống các chuẩn mực kế toán
còn phải có những quy định về công bố báo cáo tài chính vì nếu thiếu tính bắt buộc
151
thì cho dù các chuẩn mực kế toán là tốt nhất cũng không mang lại hiệu quả.
Cùng với quá trình phát triển của TTCK Việt Nam đòi hỏi các quy định về
CBTT của các DNNY cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng phù hợp với thông
lệ quốc tế và những yêu cầu khách quan của thị trường. Tác giả cho rằng, trọng tâm
của tiến trình này là tiếp tục hoàn thiện các quy định của Thông tư 155/2015/TT-
BTC. Qua trình bày và phân tích ở phần luận bàn kết quả nghiên cứu cho thấy,
Thông tư này cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần nghiên cứu, xem xét nghiêm túc để
làm cơ sở cho việc tiếp hoàn thiện. Tác giả cho rằng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện
các quy định về CBTT của DNNY trên TTCK theo Thông tư 155/2015/TT-BTC
cần tập trung các định hướng sau đây:
Thứ nhất, chính thức thừa nhận giá trị pháp lý và điều chỉnh hoạt động
CBTT tự nguyện. Theo đó, các chủ thể của TTCK ngoài việc thực hiện nghĩa vụ
CBTT các thông tin định kỳ, thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu còn
được quyền CBTT những thông tin khác liên quan đến các hoạt động của công ty
không nằm trong danh mục các thông tin bắt buộc phải công bố. Việc công bố các
thông tin này có thể thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng do
pháp luật quy định hoặc các phương tiện khác không trái với pháp luật và phải đảm
bảo tính trung thực, chính xác, kịp thời. DNNY phải chịu trách nhiệm về nội dung
thông tin công bố. Việc CBTT tự nguyện cần có cơ chế khuyến khích như cộng
thêm điểm thưởng khi xem xét chấm điểm đánh giá về QTCT hoặc đánh giá về tính
công khai và minh bạch của DNNY. Nếu những nội dung đề xuất trên được chính
thức luật hóa sẽ góp phần đa dạng hóa các loại thông tin và khuyến khích các
DNNY minh bạch hơn trong hoạt động của mình, góp phần thúc đẩy QTCT hiệu
quả, hạn chế việc găm giữ thông tin để trục lợi, giúp TTCK hoạt động lành
mạnh hơn.
Thứ hai, cần có quy định mang tính bắt buộc tất cả các chủ thể trên TTCK
thực hiện CBTT phải bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh. Sở dĩ cần quy định như vậy
là vì, TTCK Việt Nam đã được thành lập và hoạt động được gần 20 năm với sự
tham gia ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài và đang trong giai đoạn
kết nối với TTCK khu vực và quốc tế. Trong tương lai không xa, khả năng các nhà
đầu tư nước ngoài có thể truy cập thông tin về TTCK Việt Nam và đặt lệnh giao
dịch chứng khoán từ bất kỳ địa điểm nào trên thế giới là hoàn toàn có thể. Ngoài ra,
khi các chủ thể trên TTCK phải thực hiện nghĩa vụ CBTT bằng cả tiếng Việt và
tiếng Anh sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thông tin cũng
152
như nhà đầu tư trong nước, góp phần đáng kể vào việc nâng cao tính minh bạch của
TTCK và đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài.Theo quan điểm của NCS, cơ chế khuyến khích cần được xây dựng dựa trên
những lợi ích nhất định về vật chất hoặc tinh thần mà chủ thể tự nguyện CBTT bằng
tiếng Anh cần phải có dưới các hình thức ghi nhận, khen thưởng, vinh danh, xếp
hạng DNNY thực hiện CBTT tốt nhất Được như vậy sẽ tạo ra động lực để động
viên, khuyến khích một cách thực sự để DNNY quan tâm đầu tư và xây dựng kế
hoạch, lộ trình cho việc CBTT bằng tiếng Anh. Đây có thể được xem là “giai đoạn
chuyển tiếp” để các DNNY tiến tới CBTT bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Thứ ba, cần tiếp tục đa dạng hóa các phương tiện CBTT. Theo tác giả, các
phương tiện CBTT quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Thông tư 155/2015/TT-BTC
là còn bó hẹp, chưa bao quát hết các phương tiện truyền tải thông tin đến công
chúng hiện nay. Với sự phát triển và sức lan tỏa nhanh trong cộng đồng của
facebook thì phương tiện này có thể trở thành kênh thông tin nhanh và quan trọng
trên TTCK. Do vậy, việc pháp luật chính thức thừa nhận Facebook là một phương
tiện thông tin đại chúng và phương tiện CBTT trên TTCK cũng cần được cân nhắc.
Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng cần xem xét và chính thức công nhận Bản tin
TTCK là một phương tiện CBTT quan trọng của thị trường. Điều này là hoàn toàn
phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam là không phải nhà đầu tư
nào và lúc nào cũng có thể truy cập internet để tiếp cận các thông tin về TTCK nói
chung và thông tin về các DNNY nói riêng. Rút kinh nghiệm từ việc phát hành Bản
tin TTCK do các SGDCK thực hiện trước đây gặp nhiều khó khăn trong khâu phát
hành, việc phát hành Bản tin này nên giao cho một đơn vị truyền thông có uy tín
thực hiện để đảm bảo tính độc lập và tính chuyên nghiệp.
5.2.3.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý về chế tài xử phạt
Trong quá trình giám sát, khi phát hiện ra các sai phạm của các DNPTCNY
và công ty kiểm toán trong việc lập, kiểm toán và công bố BCTC, UBCKNN xem
xét xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của các nhà đầu tư, đảm bảo tính minh bạch của thị trường chứng khoán.
Đặc biệt, các cổ đông của DNPTCNY với vai trò là chủ sở hữu DN, cần nâng
cao vai trò giám sát DN, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty theo thẩm
quyền quy định tại Luật DN và Điều lệ công ty để đảm bảo tính hiệu quả cho đồng
vốn đầu tư của mình, cũng như giúp công ty đại chúng hoạt động lành mạnh, hiệu
quả, đặc biệt là trong huy động vốn và sử dụng vốn.
153
Để giảm thiểu các sai sót trong lập và công bố BCTC vì bất kể nguyên nhân
nào, trước hết và quan trọng nhất là ý thức tuân thủ của DN cần được cải thiện vì lợi
ích bền vững của chính DN và các cổ đông của công ty. Cùng với đó, cơ quan quản
lý nhà nước cần hoàn thiện chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để đảm bảo
tính răn đe.
Tuy nhiên, tăng mức phạt tiền là chưa đủ, việc tăng cường các chế tài xử
phạt cần được triển khai theo hai hướng là vừa tăng mức phạt tiền, vừa gia tăng các
hình thức xử phạt bổ sung mang tính răn đe cao, để khắc chế tình trạng cứ nộp tiền
phạt là xong.
Do tập quán kinh doanh của các công ty Việt Nam thường chỉ chú trọng đến
các vấn đề lợi nhuận trong ngắn hạn chưa chú ý đến tính bền vững và lâu dài cũng
như lợi ích của cộng đồng, nên chưa chủ động công khai, minh bạch. Hơn nữa, các
chuẩn mực về đạo đức kinh doanh và nghề nghiệp còn chưa có hoặc bị xem nhẹ nên
nhà quản lý của công ty, các đối tượng có liên quan trong chuỗi cung ứng báo cáo
tài chính rất dễ phát sinh các mâu thuẫn về lợi ích và dẫn đến việc lựa chọn phương
án thường có lợi cho cá nhân hơn cộng đồng. Vì vậy, các kiến nghị, giải pháp cần
giải quyết toàn diện từ xuất phát điểm các nhà quản lý nơi phát sinh sự chính trực,
văn hóa trách nhiệm giải trình trong công ty và trong môi trường kinh doanh, cho
đến những đối tượng có liên quan trong chuỗi cung ứng báo cáo tài chính.
Hiện nay, chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp chưa rõ ràng và chưa được thực thi. Chế tài xử phạt chưa qui định rõ trách
nhiệm các biên liên quan nếu trên BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai
phạm quan trọng gây thiệt hại tới các NĐT. Mặc dù, các mức phạt cho mỗi loại vi
phạm đã được nâng lên song vẫn chưa đủ sức răn đe vì có thể số tiền nộp phạt thấp
hơn nhiều so với lợi ích đem lại khi họ vi phạm.
5.2.4. Đối với các công ty kiểm toán độc lập
Thứ nhất, để nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC cũng như uy tín, các
công ty kiểm toán cần xây dựng cần chú trọng khâu thiết kế một phương pháp và
công cụ thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp. Phương pháp công cụ này thể hiện ở
việc xây dựng một quy trình kiểm toán mẫu hiệu quả, hoặc quy trình kiểm toán
chuyên sâu dành cho các khách hàng có cùng tính chất ngành nghề.
Thứ hai, cam kết đảm bảo chất lượng trước mỗi cuộc kiểm toán, các công ty
kiểm toán cần xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả và thực hiện
việc kiểm soát chất lượng cho từng cuộc kiểm toán, cần ban hành các chính
154
sách, quy định và thủ tục kiểm soát chất lượng rõ ràng, thống nhất qua các cuộc
kiểm toán.
Thứ ba, một đề xuất giải pháp cũng cần được lưu ý đối với các CTKT vừa và
nhỏ tại Việt Nam về những lợi ích khi gia nhập thành viên của các tổ chức kiểm
toán quốc tế, qua đó, được đầu tư trang bị kỹ thuật, chuyển giao chương trình kiểm
toán, được đào tạo chuyên môn, được tư vấn và cung cấp thông tin quốc tế, được
kiểm soát chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, để phát huy hiệu quả là CTKT thành viên
của tổ chức kiểm toán quốc tế, cần có hiểu biết đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm
giúp giảm thiểu chi phí và tận dụng được hiệu quả của lợi thế CTKT thương hiệu
quốc tế
Thứ tư, công ty kiểm toán cần có chính sách khuyến khích và xử phạt rõ ràng
đối với các KTV được giao kiểm toán chuyên sâu các khách hàng có ngành nghề
kinh doanh phức tạp. Công việc kiểm toán tại các DNPTCNY có tính chất phức tạp
và khả năng rủi ro cao phải được giao cho KTV được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng
và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế, do đó giờ làm việc cũng nên
được trả cao hơn, đồng thời cũng nên có biện pháp xử phạt nặng các KTV không
hoàn thành chất lượng công việc, cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi tham
gia các cuộc kiểm toán.
Thứ năm, Các công ty kiểm toán cần có chính sách lương phù hợp với trình
độ, cường độ làm việc và trách nhiệm của KTV. Điều này sẽ hạn chế được hiện
tượng chảy máu chất xám từ các công ty KTĐL có quy mô nhỏ sang các công ty có
quy mô lớn và từ các công ty KTĐL trong nước sang các công ty KTĐL nước ngoài
như hiện nay.
5.2.5. Đới với Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo
5.2.5.1. Về phía Hội nghề nghiệp
Cần đề cao vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội nghề nghiệp: Hội kế toán và
kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
cần thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong việc nâng cao tính minh bạch của
thông tin trên BCTC của các DNNY, cụ thể:
VAA cần tăng cường kiểm soát chất lượng thông qua việc trợ giúp, tư vấn
cho kế toán các DN làm đúng theo chế độ, chuẩn mực. Cần lập đường dây liên lạc
hiệu quả nhằm giải đáp các thắc mắc của các DN gặp khó khăn trong vấn đề xử lý
công tác kế toán. Cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về nghề nghiệp và hành
nghề kế toán giúp họ nhận thức đúng về hành nghề, lợi ích và xu hướng phát triển,
155
khuyến khích nâng cao trình độ và tham gia thi lấy chứng chỉ hành nghề. VAA cần
khuyến nghị với Bộ Tài chính tổ chức nhiều kỳ thi trong năm, mở thêm điểm thi ở
các thành phố lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người được tham gia kỳ thi.
Bên cạnh đó, VACPA cần tích cực phối hợp với Bộ tài chính trong việc đưa
ra các quy định nhằm hạn chế hiện tượng phá giá (hạ giá phí kiểm toán) đang diễn
ra hiện nay, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm toán. Các quy định đưa
ra để xiết chặt yêu cầu về chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán thực hiện
trên TTCK là giải pháp quan trọng để nâng cáo mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC.
5.2.5.2. Về phía các cơ sở đào tạo
Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY chưa cao, chỉ đạt
mức trung bình khá. Điều đó cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực kế toán vẫn còn
hạn chế. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực kế toán, cần sự phối hợp
rất lớn từ phía các Trường Đại học - nơi đào tạo chủ yếu nguồn nhân lực kế toán
hiện tại, các hiệp hội nghề nghiệp (Hội kế toán viên hành nghề, hội kiểm toán viên
hành nghề) và doanh nghiệp – nơi đội ngũ nhân viên kế toán làm việc. Các giải
pháp cụ thể về sự phối hợp này là:
(1) Các trường Đại học cần nâng cao chất lượng đầu ra của đội ngũ cử nhân
kế toán – kiểm toán. Quá trình đào tạo cần hướng đến không chỉ kiến thức chuyên
môn mà còn nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm trong công việc, thái độ
tích cực với công việc và đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, các trường Đại học định
kỳ tổ chức các hoạt động thực hành thực tế, giao lưu với các chuyên gia trong lĩnh
vực kế toán – kiểm toán để truyền nhiệt huyết và lòng yêu nghề vào các đội ngũ kế
toán trong tương lai.
(2) Các doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ sở đào tạo trong việc tạo môi
trường thực hành cho các sinh viên kế toán. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức
quá trình đào tạo chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp chỉ cần
tuyển dụng người làm được việc mà quên đi trách nhiệm phối hợp với cơ sở đào tạo
trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi lý thuyết vững thực hành, đây
cũng chính là nguồn nhân lực sẽ trở thành nhân viên của các doanh nghiệp. Ngoài
ra, doanh nghiệp cũng cần thấy được vai trò của nhân sự kế toán không chỉ là những
người làm các công việc theo quy định của nhà nước trong việc khai báo theo quy
định của cơ quan thuế mà nhiệm vụ quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp kiểm soát
các thông tin trên BCTC, giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý hiệu quả hoạt động
156
kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp cần có chính sách thu hút đãi ngộ tốt đối với các
nhân lực giỏi chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng các yêu cầu ngày
càng cao của công tác kế toán doanh nghiệp.
5.2.6. Đối với các nhà đầu tư
Khi mà chất lượng báo cáo tài chính vẫn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ,
mục đích và năng lực của người lập thì việc chủ động nâng cao kiến thức, khả năng
đánh giá chất lượng tài chính của doanh nghiệp để hiểu ý nghĩa đằng sau những con
số, đồng thời tìm hiểu toàn diện về thương hiệu, uy tín của chủ doanh nghiệp, lãnh
đạo doanh nghiệp là rất quan trọng với nhà đầu tư để bảo vệ tài sản của chính mình.
Hiện nay, với trên 80% tài khoản giao dịch chứng khoán là các tài khoản của
các nhà đầu tư cá nhân và quan sát động thái đầu tư trên thị trường chứng khoán
Việt nam vừa qua cho thấy tâm lý bầy đàn, không chuyên nghiệp còn phổ biến. Nhà
đầu tư chỉ đầu tư ngắn hạn theo các thông tin tức thời chứ chưa quan tâm đến đầu tư
giá trị, do đó họ thường không quan tâm đến việc phân tích các thông tin trên các
báo cáo tài chính. Vì vậy, thông tin tài chính công bố minh bạch ở cấp độ nào thì
các nhà đầu tư chưa đánh giá được và nếu đánh giá được thì họ cũng không biết
cách thức lên tiếng để bảo vệ quyền lợi của họ. Chưa có thói quen phân tích và kiểm
chứng các thông tin sử dụng và chưa dám lên tiếng đòi hỏi, yêu cầu về sự minh
bạch đối với các thông tin tài chính công bố.
Vấn đề là sử dụng các BCTC đã được kiểm toán sẽ giúp các NĐT giảm được các
rủi ro thông tin như thế nào? Và liệu các BCTC đã được kiểm toán có là sự đảm
bảo cho NĐT tránh hoàn toàn rủi ro khi sử dụng chúng cho các quyết định đầu tư
của mình hay không? Vai trò của kiểm toán BCTC DNPTCNY trước hết nhằm bảo
vệ NĐT và sau cùng là vì sự phát triển an toàn và lành mạnh của TTCK
Nhà nước cần có chính sách bảo vệ quyền lợi cổ đông nhỏ
Ý thức của các cổ đông cũng như các cơ chế bảo vệ quyền lợi của cổ đông đặc biệt
là các cổ đông nhỏ, lẻ trên thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay còn chưa hoàn
thiện dẫn đến các áp lực đối với minh bạch thông tin báo cáo tài chính vẫn còn bị
xem nhẹ. Vì vậy, nhà nước cần xem xét thành lập hiệp hội các cổ đông để đại diện
cho quyền lợi của các cổ đông và tập hợp các cổ đông nhỏ, lẻ tạo nên áp lực đối với
157
sự thay đổi về quản trị doanh nghiệp và chính sách bảo vệ quyền lợi công bằng cho
các cổ đông.
Tăng cường khả năng đọc hiểu BCTC cho nhà đầu tư
Có thể nói qua diễn biến thực tế thị trường chứng khoán (TTCK) trong thời gian
qua thì khả năng đọc hiểu và tiếp cận để phân tích BCTC của các nhà đầu tư Việt Nam
chưa cao. Ngoài một số nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân có sự am hiểu về tài chính rất
tốt thì nhiều chuyên gia nhận định rất nhiều nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam vẫn chưa
hiểu rõ về hoạt động của TTCK cũng như khả năng đọc hiểu BCTC chưa cao, còn có
hiện tượng nhiều nhà đầu tư mua bán cổ phiếu theo xu hướng mua bán của các tổ chức
và cá nhân là người nước ngoài. Đối tượng đầu tư cá nhân trên TTCK hiện nay rất đa
dạng làm cho TTCK hoạt động sôi nổi. Tuy nhiên, để TTCK hoạt động ổn định, hiệu
quả và phát triển bền vững thì kiến thức về chứng khoán và văn hóa đầu tư là điều rất
quan trọng. Bản thân nhà đầu tư phải thấy rằng, việc nâng cao khả năng hiểu biết khi
đọc và phân tích BCTC do các DNNY cung cấp cũng là lý do khiến doanh nghiệp tăng
cường sự minh bạch BCTC. Cộng đồng nhà đầu tư, bao gồm nhóm lớn tập hợp các cổ
đông nhỏ và các cổ đông nhỏ này, nếu có kiến thức tốt về khả năng đọc hiểu và phân
tích BCTC, thì có thể lên tiếng và gây áp lực với nhà quản lý và Ban giám đốc để yêu
cầu cải thiện đáng kể việc cung cấp BCTC ngày càng minh bạch hơn.
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Khám phá, đo lường, kiểm định và xây dựng mô hình các yếu tố tác động
đến MBTT trên BCTC là chủ đề được tác giả nghiên cứu và thực hiện trong một
khoản thời gian dài với mong muốn đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm
nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK Việt
Nam. Mặc dù đề tài đã được thực hiện với sự nỗ lực hết mình của tác giả, sự hỗ trợ
nhiệt tình từ phía các thầy cô, các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là với sự hướng
dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Thanh Hải và thầy Nguyễn Tuấn Duy nhưng do khả
năng và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể:
- Đo lường và đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC không phải là
một công việc dễ dàng, cả về việc thiết kế thang đo đo lường lẫn việc lựa chọn đối
tượng để khảo sát. Trong nghiên cứu này, đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên
cứu định lượng chủ yếu là những người liên quan trực tiếp đến quá trình soạn lập và
158
công bố thông tin trên BCTC với lý do là những đối tượng này là người rất am hiểu
về các yếu tố tác động cũng như điều kiện ghi nhận, xử lý, trình bày thông tin
BCTC của chính DN mình. Hơn nữa, có rất nhiều khái niệm đo lường của nghiên
cứu này (Trình bày trung thực của BCTC; Tính chính trực của Ban lãnh đạo, Sự am
hiểu về quy định pháp lý; Năng lực nhân viên KT) chỉ có thể đo lường được bằng
chính những đối tượng bên trong DN. Trong các nghiên cứu tiếp theo, các tác giả
cần tìm phương pháp tiếp cận, đo lường, đánh giá tính minh bạch thông tin trên
BCTC từ các đối tượng khác như nhà đầu tư, nhân viên kiểm toán- những người
trực tiếp sử dụng thông tin BCTC theo các tiêu chí đo lường khác nhau.
- Mô hình hồi quy tuyến tính của luận án có hệ số xác đinh R2 = 0.736 cho
thấy các biến độc lập giải thích được đến 73,6% biến thiên của biến phụ thuộc. Phần
còn lại chưa giải thích được (26,4%) có thể là sai số phát sinh từ những rủi ro trong
quá trình khảo sát hoặc là phần nghiên cứu định tính chưa phát hiện hết các nhân
tố của mô hình. Vì vậy, các nghiên cứu kế tiếp cần khám phá, bổ sung thêm các
nhân tố.
Từ những hạn chế trên, nghiên cứu đưa ra một số định hướng cho các nghiên
cứu tiếp theo.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu tính minh bạch thông tin: Ngoài các thông tin
trên BCTC, còn có thể mở rộng cả các thông tin trên Báo cáo quản trị, Báo cáo
thường niên.
- Ngoài ra, có thể mở rộng nhóm yếu tố ảnh hưởng không chỉ ở góc độ công
ty mà có thể ở góc độ quốc gia với các nhóm yếu tố văn hóa, kinh tế, chính trị v.v.
Đồng thời, có thể chọn các quốc gia khác có nền kinh tế tương đương để tiến hành
nghiên cứu so sánh với Việt Nam về sự ảnh hưởng của các nhóm yếu tố văn hóa,
kinh tế, chính trị v.v. đến tính minh bạch thông tin trên BCTC.
159
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương này, luận án đã trình bày các kết luận về tính minh bạch thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY và ảnh hưởng của các yếu tố đến tính minh bạch
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dựa trên kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đối với bản thân DNPTCNY, Công ty
kiểm toán, nhà đầu tư, các cơ quan hữu quan liên quan đến ban hành hệ thống pháp
lýnhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY trên
thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó tác giả cũng đã chỉ ra các hạn chế của luận án
và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
160
KẾT LUẬN
Luận án, đã phần nào làm sáng tỏ được các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
(1) Minh bạch thông tin trên BCTC và các yếu tố nào ảnh hưởng đến tính
minh bạch của thông tin trên BCTC dưới góc độ người cung cấp thông tin?
(2) Thực trạng về mức đô minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như thế nào?
(3) Các khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch của thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY trên TTCK?
Nội dung của luận án đã đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:
Luận án đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu tiền nhiệm về
minh bạch thông tin và minh bạch thông tin trên BCTC cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY trên TTCK từ đó
tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu “ Nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY
trên TTCK Việt Nam” dưới góc độ người cung cấp thông tin.
Luận án đã trình bày cơ sở lý luận về minh bạch thông tin và minh bạch
thông tin trên BCTC cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY trên TTCK, đồng thời chỉ rõ vai trò cũng như cơ sở
vận dụng của các lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu về minh bạch thông tin và
các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trên BCTC.
Luận án đã sử sụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định
lượng để xây dựng mô hình nghiên cứu cũng như kiểm định sự phù hợp của mô
hình nghiên cứu với 8 biến độc lập là các yếu tố ảnh hướng và biến phụ thuộc là
tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY. Kết quả nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy, dưới góc độ người cung cấp thông tin, có 7/8 yếu tố ảnh hưởng
thuận chiều có ý nghĩa thống kê đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC với 29
thuộc tính đo lường. Trong đó, yếu tố Môi trường pháp lý có mức độ ảnh hưởng lớn
nhất đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC với tỷ lệ 38.8 %, tiếp theo là yếu
tố Nhân viên kế toán (NVKT) với tỷ lệ 37.2%, yếu tố Ban kiểm soát (BKS) với tỷ lệ
34.4%, yếu tố Kiểm toán độc lập (KTĐL) với tỷ lệ 33.3%, yếu tố Hội đồng quản trị
(HĐQT) với tỷ lệ 29.1%, yếu tố Phần mềm kế toán (PMKT) với tỷ lệ 25.5% và thấp
nhất là yếu tố Ban giám đốc (BGĐ) với tỷ lệ 22%.
Trên cơ sở kết quả về nghiên cứu định lượng đã trình bày trong phần thực
tiễn, luận án cũng đã trình bày một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao tính
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY qua nghiên cứu định lượng các
yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên. Với những nội dung đã trình
bày trong luận án, luận án đã hoàn thành được mục tiêu đề ra ban đầu. Mặc dù đã nỗ
lực trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh những kết quả đạt được ở trên luận án
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất đinh. NCS hy vọng sẽ nhận được ý kiến
đóng góp từ các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia để luận án có thể
hoàn thành tốt hơn.
161
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ tài chính, 2003. Chuẩn mực kế toán số 21: Trình bày báo cáo tài chính.
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC.
2. Bộ tài chính, 2015. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán. Thông tư số 55/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015.
3. Bộ tài chính, 2012. Quy định về quản trị doanh nghiệp áp dụng cho các
doanh nghiệp đại chúng. Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012.
4. Hà Thị Ngọc Hà, 2007. Lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán – Đảm bảo tính
minh bạch thông tin trên TTCK. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số
11 (52), trang 23-26.
5. Lâm Thị Hồng Hoa, 2009. Minh bạch thông tin – Yêu cầu thực tiễn và mức
độ đáp ứng. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 38 tháng 5, trang 38-42.
6. Lê Hoàng Tùng, 2009. Thành viên hội đồng quản trị độc lập: Qui định
và thực tiễn. Tạp chí nhà quản lý số 68, tháng 2/2009.
7. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
8. Quốc hội (2003, 2010), Luật chứng khoán số 70/2016/QH11 và Luật
chứng khoán số 62/2010/QH12
9. Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng, 2008. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà
đầu tư. Tạp chí phát triển kinh tế, số tháng 12/2008: mục Nghiên cứu và
trao đổi.
10. Nguyễn Bích Liên, 2017. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và
chất lượng thông tin kế toán. Tạp chí Ngân hàng, số 21, 11/2017, trang 34-
39.
11. Nguyễn Đình Hùng, 2010. Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài
chính công bố của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Luận án tiến
sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.
12. Nguyễn Đình Thọ, 2017. Phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh
doanh. NXB Lao Động Xã Hội.
13. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu Khoa học
trong Quản Trị Kinh Doanh. NXB Thống Kê.
14. Nguyễn Phúc Sinh, 2008. Nâng cao tính hữu ích trong BCTC doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh tế TP.HCM.
162
15. Nguyễn Thị Hà, 2017. Tính minh bạch trong báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
16. Nguyễn Thị Hà, 2006. Công khai minh bạch thông tin trong quản trị
doanh nghiệp của các nước thuộc khối OECD vào doanh nghiệp Việt
Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 11 (40), trang 18-21.
17. Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007. Minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam.
Tạp chí phát triển kinh tế, số tháng 1/2007, trang 14-19.
18. Nguyễn Thúy Anh, 2012. Minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng
khoán Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế. Luận án tiến
sỹ. Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
19. Nguyễn Trọng Hoài, 2006. Bài giảng Tài chính phát triển: Thông tin bất
cân xứng trên thị trường tài chính. Chương trình giảng dạy kinh tế
Fullbright.
20. Nguyễn Thị Minh Tâm, 2009. Kế toán kiểm toán với sự minh bạch thông
tin tài chính trên thị trường. Tạp chí kiểm toán, số 4, trang 14-18.
21. Nguyễn Văn Dần, 2012. Minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà đầu
tư trong TTCK Việt Nam. Tạp chí TTCK VN tháng 11, trang 65-66.
22. Ngoài ra, năm 2012, ở góc độ nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, Báo cáo
Thẻ điểm Quản trị doanh nghiệp 2012 của tổ chức tài chính quốc tế (IFC)
phối hợp với UBCKNN (chương trình nghiên cứu của Word Bank),
23. Lao động- Xã hội. Bùi Thị Thủy (2013). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các DNPTCNY trên thị
trường CKVN.
24. Nguyễn Thị Hồng Nga (2014). Tiêu chuẩn đánh giá và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng TTK, đăng trên tạp chí khoa học.
25. Nguyễn Văn Hậu (2014). Một số vấn đề về hoàn thiện hệ thống kế toán
doanh nghiệp Việt Nam, đăng trên Tạp chí Tài chính số 12 - 2014
26. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015). Minh bạch thông tin tài chính của các DNPTCNY
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2016). Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa
BCTC trước và sau kiểm toán.
28. Phạm Quốc Thuần (2016). Các yếu tố tác động đến chất lượng thông tin
BCTC trong các DN Việt Nam
29.
163
TIẾNG ANH (ENGLISH)
1. Abdullah, Z. , Almsafir, M. and Al-Smadi, A. (2015) Transparency and
Reliability in Financial Statement: Do They Exist? Evidence from
Malaysia. Open Journal of Accounting, 4, 29-43.
doi: 10.4236/ojacct.2015.44004.
2. Andres Almazan, Javier Suarez and Sheridan Titman, 2003. Stakeholders,
transparency and capital structure. Working paper 10101. National
Bureau of economic research. [Pdf]. Library website
[Accessed 14 October 2012].
3. Assaf Razin and Efraim Sadka, 2004. Transparency, specialization and
FDI. Cesifo working paper No. 1161 (Category 6: Monetary policy and
International finance). [Pdf]. Library website [Accessed
14 October 2012].
4. Bartley và cộng sự, 2007. Auditor Fees, Market Microstructure, and Firm
transparency. Journal of Business Finance & Accounting 34(1), P.202-
221. [online]. Library website [Accessed 15 December
2016].
5. Bert J. Zarb, 2006. The Quest for Transparency in Financial Reporting:
Certified Public Accountant. The CPA Journal 76.9 (Sep 2006): 30-33.
[online]. Library website [Accessed 27 December 2016].
6. Cheung et al., 2005. Determinants of Corporate Disclosure and
Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand Determinants of
Corporate Disclosure and Transparency. [Pdf]. Library website <Emerald
Management> [Accessed 14 October 2016].
7. Ferdy Van Beest và G. B. Suzanne Boelens (2009), “Quality of Financial
Reporting: measuring qualitative charateristics”, NICE working paper-
Nijmegen Center for Economics, 9-108, http.www.ru.nl/nice/working
paper.
8. FASB (Financial Accounting Standards Board), 2010. Proposed Statement
of Financial Accounting Concepts - Conceptual Framework for Financial
Reporting: The Reporting Entity. [pdf]. Available at:
%2FDo cument_C%2FDocumentPage&cid=1176156697458. [Accessed
15 December 2016].
164
9. Financial Statement Transparency
(https://www.readyratios.com/reference/accounting/financial_statement_tra
nsparency.html [ Accessed 25/01/2017].
10. Haiyan Zhou, 2007. Auditing standards increased accounting disclosure,
and information asymmetry: Evidence from an emerging market. Journal
of Accounting and Public Policy 26, Page 584–620. [Pdf].
Library website
[Accessed 14 /01/ 2017].
11. Heibatollah Sami, Haiyan Zhou, 2008. Do auditing standards improve the
accounting disclosure and information environment of public
companies?
Evidence from the emerging markets in China. The International
Journal of Accounting 43 (2008) 178–183. [Pdf]. Libraryebsite
ScienceDirect>[Accessed 15/01/2017].
12. IASB (International Accounting Standards Board), 2010. Conceptual
Framework for Financial Reporting: the Reporting Entity [pdf]. Available
at:
Framework
/EDMar10 /Documents/EDConceptual FrameworkMar10. [pdf]. Library
website
[Accessed 10 /12/ 2016].
13. International Accounting Standards Board, 2017. IAS 1: Presentation of
Financial Statements, 2007 - revised version, effective date of 1 January
2009, includes amendments resulting from IFRSs issued up to 31
December 2009.
[Accessed 15/01/ 2017].
14. Jaggi & Low, 2000. Impact of culture, market forces, and legal system on
financial disclosures. International Journal of Accounting, 35(4), 495–519.
15. Lins, 2003. Equity ownership and firm value in emerging markets. Journal
of Financial and Quantitative Analysis 38: : 159-184. [Pdf].
Available at:
[Accessed
14 December 2012].
16. OECD, 2017. Reform Priorities in Asia: Taking Corporate Governance to
a Higher Level. OECD, Paris, 2017.
165
17. Kulzick, 2004. Sarbanes-Oxley (2004): Effects on financial transparency.
Library website [Accessed 9 June 2013].
18. Robert Bushman, Abbie J. Smith, 2003. Transparency, financial
accounting information and corporate governance. Economic Policy
Review - Federal Reserve Bank of New York, page 65-87. [Pdf].
Library website [Accessed 12 June 2012].
19. Robert Bushman và cộng sự, 2001. What Determines Corporate
Transparency?
Article first published online: 15 APR 2004. Journal. [online]. Library
website
[Accessed 4 October 2012].
20. Standard & Poor’s, 2002. Transparency and Disclosure: Overview of
Methodology and Study Results — United States. [Pdf].
Available at:
[Accessed 15/01/ 2017].
21. Standard & Poor’s, 2004. Transparency and disclosure in Hong Kong.
[Pdf]. Available at: . [Accessed 15/01/
2017].
22. Thomas J. Phillips et al., 2010. Transparency in financial reporting: a look
at rules-based versus principles-based standards. Academy of Accounting
and Financial Studies Journal 14.4, page 11-28. [online]. Library website
[Accessed 28 /12/ 2016].
23. Thomas J. Phillips et al., 2010. Transparency in financial reporting: a look
at rules-based versus principles-based standards. Academy of Accounting
and Financial Studies Journal 14.4, page 11-28. [online]. Library website
[Accessed 15/01/2017].
24. Yu-Chih Lin et al., 2007. The Relationship Between Information
Transparency And The Informativeness Of Accounting Earnings. Journal
of Applied Business Research, 2007 3rd Quarter, Vol. 23 Issue 3, p23.
[Pdf]. Library website
[Accessed 15/01/2017].
25. Zabihollah Rezaee, 2005. Corporate governance role in financial
reporting. Research in Accounting Regulation, Volume 17, 2004, Pages
107–149. [Pdf]. Library website [Accessed 15/01/2017]
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. Mai Thị Hoa (2016), Mấy vấn đề về hệ thống báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 8/2016, tr 15-17.
2. Mai Thị Hoa (2018), Minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh
nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo
Quốc gia: Nâng cao năng lực huy động vốn thông qua minh bạch hoạt động tài
chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Học viện Chính sách và Phát triển tháng
12/2018, Nhà xuất bản Lao Động, tr 91-111.
3. Mai Thị Hoa (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin
trên Báo cáo tài chính, Tạp chí Tài chính, số 689 tháng 9/2018, tr 69-71.
4. Mai Thi Hoa (2019), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch
thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, tháng 6/2019,
tr 110-113.