Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và hoạt tính sinh học của fucoidan từ một số loài rong nâu Việt Nam

Fucoidan tổng FSA của rong nâu S. aquifolium được chiết xuất và tinh chế theo một qui trình hình 4.8. Qui trình này sử dụng nước nóng làm dung môi chiết và ethanol làm tác nhân kết tủa. Các bước chính của qui trình được tiến hành như sau: Bột khô của rong nâu S. aquifolium (100 g) được chiết với hỗn hợp dung môi gồm ethanol, aceton và chloroform để loại các chất béo, chất mầu và các chất có KLPT thấp khác. Nguyên liệu đã loại chất béo được chiết với 2 L nước ở 800C trong 3 giờ. Các polysaccharide tan trong dung dịch được kết tủa bằng cách thêm 8 L ethanol 99,0%. Tủa được hòa tan trong HCl loãng (pH 1,0). Sau khi ly tâm, phần dung dịch được trung hòa bằng NaHCO3, thẩm tách và đông cô, cho fucoidan tổng FSA dưới dạng muối natri với hiệu suất 3,7% tính theo nguyên liệu khô.

pdf191 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và hoạt tính sinh học của fucoidan từ một số loài rong nâu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47 0,78 1,3 Các kết quả ước lượng cho thấy Rgc của các mẫu nằm trong khoảng 0,78 đến 1,51 nm, gợi ý cho một cấu trúc phân nhánh với các mạch nhánh có độ dài khác nhau đối với mỗi mẫu. Thêm vào đó, các đồ thị trên Hình 4.46. có đoạn tăng lên đột ngột (up-turn behavior) khi tiến về phía góc tán xạ nhỏ cũng chứng minh cho cấu trúc phân nhánh hoặc gợi ý cho sự có mặt của các thành phần có kích thước lớn hơn, hoặc gợi ý cho cả hai nguyên nhân này. Trong một công bố độc lập với luận án này [92], các tác giả Thành Thị Thu Thủy, Yuguchi và cs. đã tiến hành các nghiên cứu sâu về cấu trúc của mẫu Fto bằng 150 các phương pháp ESI-MS/MS và SAXS. Các kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp hóa học kết hợp với phương pháp phổ ESI-MS/MS cho thấy Fto có mạch chính là các gốc 3)-fucose-(1 liên kết nối tiếp nhau, mạch nhánh là các gốc 4)-galactose-(1 và 4)-fucose-(1 liên kết với mạch chính ở vị trí O-4 của fucose (Hình 4.47). Các nhóm sulfate gắn chủ yếu ở vị trí số 2 và một phần ở vị trí số 4 của cả fucose và galactose. Hình 4.47: Cấu trúc dựa trên các dữ kiện hóa học và phổ được đề xuất cho Fto bởi Thành Thị Thu Thủy và Yuguchi [92]. Trong cấu trúc được đề xuất dựa trên các dữ kiện hóa học và phổ nêu trên, các câu hỏi về độ dài và cách sắp xếp của các mạch nhánh còn chưa được làm rõ. Để giải quyết vấn đề này và xây dựng nên một "cấu trúc trung bình" cho Fto, các tác giả đã thiết kế 4 mô hình phân tử với các cấu trúc mạch nhánh khác nhau (Hình 4.48). Hình 4.48. Mô hình cấu trúc cho các mạch nhánh của Fto [92]. Để xác định mô hình phù hợp nhất, các đường cong tán xạ lý thuyết được tính cho mỗi mô hình và so sánh với đường cong thực tế. Kết quả cho thấy đường 151 cong tán xạ lý thuyết của mô hình (d) là phù hợp nhất với thực nghiệm (Hình 4.48). Điều đó cho phép rút ra kết luận là Fto có cấu trúc cồng kềnh với các mạch nhánh cấu tạo từ galactose và fucose khá dài nằm kề bên nhau. 500 400 300 200 100 0 q 2 I( q ) 6543210 q, nm -1 (a) Fucoidan (Turbinaria Ornata) 1% in pure water 1% in 0.5M NaCl molecular model a) molecular model b) molecular model c) molecular model d) Hình 4.49. Đồ thị Kratky của Fto so sánh với các đồ thị lý thuyết ước lượng được từ 4 mô hình cấu trúc trên Hình 4.48 [92]. Các kết quả nêu trên cho phép kết luận rằng phần lớn các mẫu fucoidan được chúng tôi nghiên cứu có hình dáng kiểu que và có cấu trúc phân nhánh cồng kềnh. Các mẫu có thể có các mạch nhánh có tới 5 gốc đường đơn nằm kề bên các mạch nhánh khác. 4.6.2. Liên hệ giữa các đặc điểm cấu trúc của các mẫu fucoidan với hoạt tính gây đốc tế bào. Các fucoidan được thế giới và Việt Nam quan tâm nghiên cứu vì có nhiều hoạt tính sinh học đầy hứa hẹn. Các hoạt tính được nghiên cứu nhiều nhất là hoạt tính chống đông máu, chống huyết khối, chống khối u, chống virus và giảm mỡ máu. Vấn đề đặt ra là dựa vào đâu để chọn được các cấu trúc fucoidan có hoạt tính vượt trội. Đây là bài toán về quan hệ giữa cấu trúc và hoạt tính của các fucoidan mà các nhà khoa học rất quan tâm và bỏ ra nhiều công phu nhưng đến nay chưa có một đáp án thật thuyết phục [93]. 152 Trong nội dung nghiên cứu về các fucoidan của rong nâu S. aquifolium (Nội dung 4.4.) chúng tôi đã có nhận xét rằng hàm lượng sulfate cao có liên hệ với hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính chống khối u cao. Tuy nhiên, trong một công bố độc lập với luận án này [93] Thành Thị Thu Thủy và cs. nghiên cứu các fucoidan có hoạt tính chống HIV cao là Fsm, Fsp và Fto (có các giá trị IC50 tương ứng là 0,7; 0,33; và 0,40 µg/mL) và 10 phân đọan fucoidan tinh sạch từ các mẫu đó lại không tìm thấy có sự liên hệ giữa hoạt tính với hàm lượng cũng như với vị trí của các nhóm sulfate. Điều đó gợi ý rằng ở đây có sự tham gia của các thông số cấu trúc khác của fucoidan. Để góp phần tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu fucoidan Fsp, Fsm, Fso, Fsd, Fsw và Fto trên các dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 và ung thư mô liên kết RD. Các thử nghiệm được thực hiện theo phương pháp hiện hành của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia USA. Các kết quả thử nghiệm được trình bày trên Bảng 4.19. cho thấy các mẫu nghiên cứu đều thể hiện hoạt tính. Ta cũng thấy rằng, các mẫu khác nhau có hoạt độ khác nhau, và cùng một mẫu có thể có hoạt độ khác nhau trên các dòng tế bào khác nhau. Bảng 4.19. Hoạt tính độc tế bào của các mẫu fucoidan trên các dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 và ung thư mô liên kết RD. Mẫu Fucoidan Hep-G2 RD CS% IC50 (µg/ml) CS% IC50 (µg/ml) S. polycystum (Fsp) 29.7 5.5 11.8 5.7 S. mcclurei (Fsm) 39.3 14.2 64.8 > 20 S. oligocystum (Fso) 35.3 15.8 11.2 11.4 S. denticarpum (Fsd) 37.5 7.3 27.9 15.9 S. swatzii (Fss) 31.1 5.8 16.5 18.7 T. ornata (Fto) 21.8 3.1 4.5 1.6 Các kết quả thử nghiệm hoạt tính nêu trên cho phép đưa ra một số nhận xét về mối tương quan giữa hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu nghiên cứu với một số 153 đặc điểm cấu tạo và cấu trúc của chúng. Trước hết, Bảng 4.20. trình bày mối liên hệ giữa hoạt tính với KLPT trung bình của các mẫu fucoidan. Các kết quả cho thấy có sự tương quan rõ rệt giữa khối lượng phân tử trung bình với hoạt tính gây độc tế bào. Mẫu Fto và Fsp có khối lượng phân tử trung bình cao nhất (88 và 52 kDa) có hoạt tính cao nhất trên cả hai dòng tế bào. Mẫu Fsm có khối lượng phân tử trung bình thấp nhất (26 kDa) có hoạt tính thấp nhất trên cả hai dòng tế bào. Bảng 4.20. Liên hệ giữa hoạt tính với KLPT trung bình của các mẫu fucoidan Mẫu Fucoidan Fsp Fsm Fso Fsd Fsw Fto KLPT (kDa) 52 26 38 41 41 88 CS% (Hep-2) 29,7 39,3 35,3 37,5 31,1 21,8 CS% (RD) 11,8 64,8 11,2 27,9 16,5 4,5 IC50 (Hep-2) (µg/mL) 5,5 14,2 15,8 7,3 5,8 3,1 IC50 (RD) (µg/mL) 5.7 > 20 11.4 15.9 18.7 1.6 Bảng 4.21. dưới đây trình bày mối liên hệ giữa hoạt tính với hàm lượng sulfate và tỉ lệ sulfate/đường của các mẫu fucoidan. Các dữ kiện trên bảng không cho thấy có tương quan trực tiếp giữa hàm lượng sulfate của các mẫu fucoidan, nhưng lại cho thấy một tương quan khá rõ giữa tỉ lệ sulfate/đường với hoạt tính gây độc tế bào. Các mẫu Fto và Fsp có tỉ lệ sulfate/đường cao nhất (54,4% và 25,8%) cũng thể hiện hoạt tính cao nhất, trong khi các mẫu Fsd và Fsm có tỉ lệ sulfate/đường vào loại thấp (23,6% và 24,7%) cũng thể hiện hoạt tính thấp nhất. Bảng 4.21. Liên hệ giữa hoạt tính với hàm lượng sulfate và tỉ lệ sulfate/đường của các mẫu fucoidan. Mẫu Fucoidan Fsp Fsm Fso Fsd Fsw Fto Sulfate (% khối lượng) 25,7 26,5 24,9 25,2 23,4 25,6 Tỉ lệ SO3/đường 25,8 24,7 24,8 23,6 23,0 54,4 CS% (Hep-2) 29,7 39,3 35,3 37,5 31,1 21,8 CS% (RD) 11,8 64,8 11,2 27,9 16,5 4,5 IC50 (Hep-2) (µg/mL) 5,5 14,2 15,8 7,3 5,8 3,1 IC50 (RD) (µg/mL) 5.7 > 20 11.4 15.9 18.7 1.6 Bảng 4.22. dưới đây trình bày mối liên hệ giữa hoạt tính với bán kính hồi chuyển Rgc của các mẫu fucoidan. Mẫu Fsm có Rgc nhỏ nhất (1,22 nm) thể hiện 154 hoạt tính thấp nhất. Mẫu Fsp có Rgc lớn nhất (1,51 nm) thể hiện hoạt tính vào loại cao nhất trong số các mẫu. Tuy nhiên, Fto có hoạt tính cao nhất lại chỉ có Rgc bằng 1,30 nm. Fso có Rgc gần bằng như vậy (1,31 nm) lại chỉ có hoạt tính vào loại trung bình. Fsd có Rgc lớn thứ nhì lại có hoạt tính thuộc loại thấp. Dựa trên các dữ kiện trên chúng tôi đề xuất rằng một cấu trúc phân nhánh với nhiều nhóm thế sulfate là cần thiết để các fucoidan có hoạt tính đáng kể. Tuy nhiên chúng tôi không nhận thấy có mối tương quan rõ rệt giữa độ dài của mạch nhánh và hoạt tính gây độc tế bào. Bảng 4.22. Liên hệ giữa hoạt tính với bán kính hồi chuyển Rgc của các mẫu fucoidan. Mẫu Fucoidan Fsp Fsm Fso Fsd Fsw Fto Rgc (nm) 1,51 1,22 1,31 1,47 0,78 1,3 CS% (Hep-2) 29,7 39,3 35,3 37,5 31,1 21,8 CS% (RD) 11,8 64,8 11,2 27,9 16,5 4,5 IC50 (Hep-2) (µg/mL) 5,5 14,2 15,8 7,3 5,8 3,1 IC50 (RD) (µg/mL) 5.7 > 20 11.4 15.9 18.7 1.6 Tóm tắt các nội dung và kết quả nghiên cứu của phần 4.6.:  Đã chiết xuất, phân lập, xác định các thành phần cấu tạo và khối lượng phân tử trung bình của các fucoidan từ 06 loài rong nâu của Nha Trang là: S. polycystum (Fsp), S. mcclurei (Fsm), S. oligocystum (Fso), S. denticarpum (Fsd), S. swatzii (Fss), và T. ornata (Fto).  Hình dáng và kích thước của các mẫu fucoidan được nghiên cứu bằng phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ. Kết quả phân tích đồ thị Kratky của sự tán xạ tia X góc nhỏ cho thấy các mẫu fucoidan có hình dáng kiểu que (rod-like) với các mạch nhánh cồng kềnh và mức độ phân nhánh khác nhau. Kết quả tính toán cho các mô hình lý thuyết cho thấy các mạch nhánh có khả năng nằm kề nhau và có độ dài tới 5 gốc đường.  Kết quả phân tích đồ thị Guinier cho phép ước lượng bán kính hồi chuyển của mặt cắt ngang phân tử cho mỗi mẫu fucoidan. Rgc nằm trong khoảng 0,78 - 1,51 nm đại diện cho mức độ cồng kềnh của các mạch nhánh. 155  Đã thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu fucoidan trên hai dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 và ung thư mô liên kết RD. Kết quả cho thấy các mẫu đều thể hiện hoạt tính. Hai mẫu có hoạt tính cao nhất là Fto (IC50 đối với Hep- G2 và RD là 3,1 và 1,6 µg/mL) và Fsp (IC50 đối với Hep-G2 và RD là 5,5 và 5,7 µg/mL).  Khảo sát mối liên hệ giữa hoạt tính gây độc tế bào với một số đặc điểm cấu tạo và cấu trúc của các mẫu fucoidan sơ bộ cho thấy: a) khối lượng phân tử trung bình có tương quan rõ rệt nhất với hoạt tính gây độc tế bào. Các mẫu có khối lượng phân tử trung bình cao nhất cũng có hoạt tính cao nhất. Các mẫu có khối lượng phân tử trung bình thấp nhất cũng có hoạt tính thấp nhất; b) Mức độ sulfate hóa của các đường cũng thể hiện ở một mức độ nhất định tương quan với hoạt tính gây độc tế bào. Tỉ lệ sulfate/đường cao gắn liền với hoạt tính cao và ngược lại; c) Không thấy có biểu hiện tương quan rõ rệt giữa mức độ cồng kềnh (độ dài) của các mạch nhánh (thể hiện qua bán kính hồi chuyển của mặt cắt ngang Rgc) với hoạt tính gây độc tế bào. Các dữ kiện trên gợi ý rằng khối lượng phân tử cao và cấu trúc phân nhánh với tỉ lệ sulfate/đường cao là các yếu tố cần thiết cho hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu fucoidan. Thảo luận:  Việc kết hợp phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ với các phương pháp phân tích hóa học và các phương pháp phổ hiện đại là một công cụ đầy hứa hẹn để giải quyết các khó khăn trong việc xác định các cấu trúc phức tạp của fucoidan.  Ảnh hưởng của các đặc điểm cấu trúc của các fucoidan đến các hoạt tính khác nhau là khác nhau, thậm chí có thể ngược lại với nhau.  Việc thiết lập mối tương quan giữa cấu trúc và hoạt tính của các fucoidan cần có một kế hoạch nghiên cứu tốt hơn và đặc biệt cần phải áp dụng phương pháp phân tích tương quan trên một số lượng dữ kiện lớn hơn và có độ tin cậy cao hơn.  Trong các nghiên cứu về quan hệ cấu trúc với hoạt tính của các fucoidan trong tương lai, chúng ta nên chú trọng tới hoạt tính chống khối u, chống đông máu và chống huyết khối hơn là hoạt tính gây độc tế bào. 156 KẾT LUẬN Nghiên cứu cấu trúc và hoạt tính sinh học của fucoidan từ một số loài rong nâu Việt Nam, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 1. Đã khảo sát hàm lượng và thành phần hóa học của fucoidan từ 11 loài rong nâu thuộc hai chi Sargassum và Turbinaria sinh trưởng ở vùng biển Nha Trang. Kết quả này cho thấy cái nhìn tổng thể hơn về thành phần hóa học và đặc điểm cấu trúc của fucoidan. Dựa trên các kết quả này, các fucoidan phân lập từ Sargassum aquifolium và Turbinaria decurrens đã được lựa chọn để nghiên cứu sâu về cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học. 2. Đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của fucoidan từ hai loài rong Sargassum duplicatum và Sargassum binderi. Kết quả cho thấy các fucoidan từ hai loài rong này là các galactofucan sulfatee. Kết quả này một lần nữa góp phần khẳng định đại đa số các fucoidan tách từ các loài rong nâu sinh trưởng ở vùng nhiệt đới hay gặp dạng galactofucan sulfate. 3. Từ rong nâu Sargassum aquifolium đã phân lập, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của các fucoidan FSA-0.5M, FSA-1.0M, deS-1, deS-2, deS-3, deS-4, deS-5, deS-6, FSA-1.5M và FSA-2.0M. - Cấu trúc của fucoidan lần đầu tiên trên thế giới và Việt Nam đã được nghiên cứu là xylo(fuco)galactan (deS-2), fuco(xylo)glucuronomannan (deS-4) và xylo(fuco)glucuronan (deS-6). Đặc biệt cấu trúc của mạch chính của các phân đoạn của fucoidan có manose (deS-4), uronic acid (de-S6) và mạch nhánh có xylose (de-S2). Đây là một điểm mới trong cấu trúc của fucoidan tách chiết từ các loài rong nâu ở biển Nha Trang, các nghiên cứu trên các đối tượng rong khác cho thấy đa số fucoidan là galactofucan. - Kết quả về hoạt tính sinh học: Các phân đoạn FSA-0.5M, FSA-1.0M, FSA-1.5M, FSA-2.0M chiếm hữu hoạt tính chống đông tụ máu, gây độc tế bào và ngăn ngừa phát triển của khối u. Đặc biệt là hoạt tính chống đông tụ máu, lần đầu tiên fucoidan tách chiết từ rong nâu Việt Nam được khảo sát hoạt tính này. 4. Fucoidan FTD2.0N đã được phân lập từ rong nâu Turbinaria decurrens là một galactofucan sulfate tạo thành từ 2 loại đường (1→3)-α-L-Fuc với nhóm thế 157 sulfate tại vị trí C-2 và α-D-galactose bị sulfate tại vị trí C-6 với tỷ lệ mol L-Fuc : D-Gal = 1: 0,65. Galactose nối với fucose qua liên kết glucoside 1→4. Fucoidan FTD2.0N từ rong nâu này cũng có khả năng ức chế sự hình thành khối u của tế bào dòng Hep-G2. Galactofucan sulfate (FTD2.0N) là fucoidan lần đầu tiên phân lập từ rong nâu Turbinaria decurrens. 5. Bằng phương pháp phổ SAXS đã xác định được mối quan hệ giữ cấu trúc nhánh và hoạt tính gây độc tế bào ung thư của fucoidan được phân lập từ 6 loài rong nâu Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng cấu tạo nhánh của fucoidan cùng nhiều nhóm sulfate, cho thấy fucoidan có hoạt tính sinh học mạnh hơn những fucoidan khác. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc (hàm lượng sulfate, trọng lượng phân tử trung bình và mạch nhánh) đến hoạt tính sinh học của fucoidan. Đây là một điểm mới so với các nghiên cứu cùng lĩnh vực ở trong nước. Các kết quả nêu trên cho phép đưa ra các nhận xét sau: 1. Khác với các fucoidan có xuất xứ ở biển ôn đới, phần lớn các fucoidan phân lập từ rong nâu của Việt Nam có cấu tạo và cấu trúc rất phức tạp. Tuy nhiên, bằng sự kết hợp khéo léo giữa các phương pháp nghiên cứu kinh điển với các phương pháp công cụ hiện đại, đặc biệt là các phương pháp CHTHN hai chiều, các phương pháp phổ khối lượng nhiều lần MS/MS và phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ, khoa học hiện nay cho phép ngày càng làm rõ hơn các yếu tố cấu trúc tinh vi của chúng. 2. Các kết quả nghiên cứu của luận án này cũng như của nhiều công trình khoa học công bố gần đây ở Việt Nam cho thấy, các loài rong nâu của Việt Nam không chỉ là là một nguồn tài nguyên biển có giá trị sử dụng cao mà còn là một kho tàng các hợp chất thiên nhiên có các kiểu cấu trúc mới, phức tạp và đa dạng, rất đáng để tiếp tục đi sâu nghiên cứu. 158 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Lần đầu tiên các thành phần fucoidan có trong 2 loài rong nâu Sargassum aquifolium và Turbinaria decurrens của Việt Nam được chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc bằng các phương pháp hiện đại của hóa học carbohydrat. Các phương pháp tách fucoidan thành các phân đoạn trên cột trao đổi anion, phương pháp tách loại sulfat, và phương pháp phân tích methyl hóa cho phép thu được các phân đoạn đồng nhất hơn, đơn giản hơn, phù hợp với việc xác định cấu trúc tinh vi bằng các phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối phân giải cao. 2. Từ tổng fucoidan FSA của rong nâu S. aquifolium đã phân lập và xác định được cấu trúc của 6 phân đoạn có 3 dạng cấu trúc cơ bản gồm xylo(fuco)galactan (deS-2), fuco(xylo)glucuronomannan (deS-4) và xylo(fuco)glucuronan (deS-6) với cấu trúc mạch khác với cấu trúc galactofucan thường gặp trong các loài rong nâu khác ở biển Nha Trang. 3. Từ tổng fucoidan FTD của rong nâu T. decurrens đã phân lập được galactofucan sulfate FTD2.0N với cấu trúc cơ bản như sau: [→3-α-L-Fucp2(OSO3-)-(1→4)-β-D-Gal6(OSO3-)-1→]n 4. Phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ lần đầu tiên được áp dụng để nghiên cứu cấu dạng của các fucoidan tách chiết từ 5 loài rong nâu Việt Nam. Kết quả phân tích đồ thị Guinier cho phép ước lượng bán kính hồi chuyển của mặt cắt ngang phân tử Rgc nằm trong khoảng 0,78 - 1,51 nm. Kết quả phân tích đồ thị Kratky cho thấy các mẫu fucoidan có hình dáng kiểu que, mạch ngắn, phân nhánh. 5. Các kết quả thử nghiệm hoạt tính sinh học cho thấy các phân đoạn fucoidan FSA-2,0M và FTD2,0N có hàm lượng sulfat cao nhất phân lập được từ rong nâu S. aquifolium và T. decurrens có hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính ức chế khối u. Phân đoạn FSA-2,0M có hoạt tính chống đông máu khá cao khi so sánh với chất chuẩn heparin. 6. Kết quả khảo sát sơ bộ mối liên hệ giữa hoạt tính gây độc tế bào với một số đặc điểm cấu tạo và cấu trúc của 5 mẫu fucoidan gợi ý rằng khối lượng phân tử cao, cấu trúc phân nhánh và tỉ lệ sulfat / đường cao là các yếu tố cần thiết cho hoạt tính gây độc tế bào của các mẫu fucoidan. 159 KIẾN NGHỊ Trên cơ sở các kết quả thu được từ luận án, chúng tôi có một số kiến nghị như sau: 1. Tiếp tục nghiên cứu cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của sulfated polysaccharide (fucoidan) từ các loài rong nâu khác của Việt Nam nhằm tìm kiếm các hợp chất mới có hoạt tính sinh học cao từ đó làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển Việt Nam. 2. Tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc - hoạt tính để làm rõ hơn sự ảnh hưởng của cấu trúc polysaccharide và các dẫn xuất đến hoạt tính sinh học, làm cơ sở để tạo ra các dẫn xuất có hoạt tính cao hơn mẫu tự nhiên. 160 CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Maria I. Bilan, Nadezhda E. Ustyuzhanina, Alexander S. Shashkov, Thanh Thi Thu Thuy, Bui Minh Ly, Tran Thi Thanh Van, Bui Van Nguyen, Anatolii I. Usov , Sulfated polysaccharides of the Vietnamese brown alga Sargassum aquifolium (Fucales, Sargassaceae), Carbohydrate Research, Volume 449 (2017) PP 23-31, https://doi.org/10.1016/j.carres.2017.06.016 (SCI) 2. Yoshiaki Yuguchi, Bui Minh Ly, Bui Van Nguyen, Tran Thi Thanh Van and Thanh Thi Thu Thuy, Study on branched structure-physiological activity relationship of fucoidan, Chemistry letter, Vol.45. No.7. 2016 p.840-842. doi:10.1246/cl.160189 (SCI) 3. Bui Van Nguyen, Tran Thi Thanh Van, Bui Minh Ly, Nguyen Quyet Chien, Thanh Thi Thu Thuy, Maria. I. Milan, Anatolii. I. Usov, Structural characteristics and anticoagulant activity of sulfate polysaccharide from the brown alga sargassum aquifolium , Journal of Science and Technology 54 ( 2C) (2016) 360-365. 4. Bùi Văn Nguyên, Trần Thị Thanh Vân, Bùi Minh Lý, Nguyễn Quyết Chiến, Thành Thị Thu Thủy, Study on structure and cytotoxic activity of fucoidan extracted from brown seaweed Sargassum aquifolium, Vietnam journal of chemistry 54(6e2)(2016)215-218. 5. Bùi Văn Nguyên, Bùi Minh Lý, Võ Mai Như Hiếu, Đặng Vũ Lương, Trần Thị Thanh Vân và Thành Thị Thu Thủy, Xác định cấu trúc của fucoidan tách chiết từ rong nâu Turbinaria decurents bằng các phương pháp phổ IR, NMR và ESIMS, Tạp chí Khoa học và công nghệ T.52 (5B), 2014 (637-642). 6. Bui Van Nguyen, Cao Thi Thuy Hang, Tran Thi Thanh Van, Nguyen Thi Hai Au, Dang Xuan Cuong, Natalia M. Shevchenko, Svetlana P. Ermakova, T.N. Zvyagintseva and Pham Duc Thinh, The content and chemical composition of water-soluble polysaccharides isolated from 161 some sargassum seaweed species in viet nam, Journal of Science and Technology 54 (2B ) (2016), pp 84-90 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hoàng Hộ, Rong biển Việt Nam - Phần III. Phaeophyceae, NXB Trung tâm học liệu Sài Gòn, 1969, Sài Gòn. 2. Nguyễn Hữu Đại, Rong Mơ (Sargassaceae) Việt Nam: Nguồn lợi và sử dụng, NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 1997, 198 trang. 3. Nguyễn Hữu Dinh và Huỳnh Quang Năng, Năm loài mới thuộc chi rong Mơ - Sargassum ở ven biển Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 2001, 23 (1), 1-10. 4. Nguyễn Hữu Đĩnh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến. Rong biển miền Bắc Việt Nam, Nhà XB KHKT, 1993, Hà Nội. 5. Trần Đình Toại, Châu Văn Minh, Tiềm năng rong biển Việt Nam, NXBKHKT, 2004, Hà Nội. 6. Li Bo, Fei Lu, Xinjun Wei and Ruixiang Zhao, Fucoidan: Structure and Bioactivity, Molecules, 2008, 13, 1671-1695. 7. Usov. A. I, Bilan. M. I, Fucoidans-sulfated polysaccharides of brown algae, Russian Chemical Reviews, 2009, 78 (8), 785-799. 8. M.I.Bilan, E.V.Vinogradova, E.A.Tsvetkova, A.A.Grachev, A.S.Shashkov, N.E, A.I.Usov, A sulfated glucuronofucan containing both fucofuranose and fucopyranose residues from the brown alga Chordaria flagelliformis. Carbohydrate Research, 2008, 343 (15), 2605-2612. 9. Li, B.; Xu, S.Y, Structural investigation of oligosaccharides in partial acid hydrolyzed products of fucoidan isolated from Hizikia fusiforme, Nat. Prod. Res. Dev, 2007, 19, 550-553. 10. Bilan. M.I., Grachev. A.A., Shashkov. A.S, Thuy. T.T.T, Van. T.T.T, Ly. B.M, Nifantiev. N.E, Usov. A.I, Preliminary investigation of a highly sulfateed galactofucan fraction isolated from the brown alga Sargassum polycystum, Carbohydrate Research, 2013, 377, 48-57. 11. Chevolot, L.; Mulloy, B.; Racqueline, J, A disaccharide repeat unit is the structure structure in fucoidans from two species of brown algae, Carbohydr. Res, 2001, 330, 529-535. 12. Chizhov, A.O.; Dell, A; Morris, H.R, A study of fucoidan from the brown seaweed Chorda filum, Carbohydr. Res. 1999, 320, 108-119. 163 13. Li, B.; Xu, S.Y, Structural investigation of oligosaccharides in partial acid hydrolyzed products of fucoidan isolated from Hizikia fusiforme, Nat. Prod. Res. Dev, 2007, 19, 550-553. 14. Mulloy B., Moura˜o P.A.S., Gray E, Structure: function studies of anticoagulant sulphated polysaccharides using NMR, Journal of Biotechnology, 2000, 77, 123- 135. 15. Huynh QN, Nguyen HD, The seaweed resources of Vietnam. In Critchley AT, Ohno M, Seaweed Resources of the World. Japan International Cooperation Agency, Yokosuka, 1998, 62-69. 16. Ngô Quốc Bưu, Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Bùi Minh Lý và cs, Báo cáo nghiệm thu đề tài Điều tra cơ bản: “Hiện trạng và nguồn lợi rong biển kinh tế ven biển phía Nam Việt Nam”, Nghiệm thu tại Hội đồng cấp Trung tâm KHTN và CNQG Hà Nội, 1999, 1-41. 17. Nguyễn Duy Nhứt, Bùi Minh Lý, Thành Thị Thu Thủy, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Văn Sung, Nghiên cứu fucoidan có hoạt tính gây độc tế bào tách từ rong nâu Sargasum swartzii bằng phương pháp phổ khối nhiều lần, Tạp chí Hóa học, 2009, T. 47 (3), Tr. 300 - 307. 18. Nguyễn Duy Nhứt, Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của polysacarit từ một số loài rong nâu ở tỉnh Khánh Hòa, Luận án tiến sỹ Hóa học, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2008, Hà Nội. 19. Hồ Đức Cường, Nghiên cứu cấu trúc và khảo sát hoạt tính sinh học của fucoidan và aginate từ hai loài rong nâu Sargassum henslowianun và Sargassum swartzii của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2014. 20. Phạm Đức Thịnh, Nghiên cứu phân tích thành phần, cấu trúc hóa học của fucoidan có hoạt tính sinh học từ một số loài rong nâu ở Vịnh Nha Trang, Luận án tiến sĩ Hóa học, Viện Hóa học, 2015, Hà Nội. 21. Bùi Minh Lý, Lê Như Hậu, Đánh giá hiện trạng và Nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi rong Mơ (Sargassum) tại Khánh Hòa, Đề tài cấp tỉnh Khánh Hòa, 2010, Khánh Hòa. 164 22. Zvyagintseva Tatiana. N, Nataliya M. Shevchenko, Alexander O. Chizhov, Tatiana N. Krupnova, Elena V. Sundukova, Vladimir V. Isakov, Water-soluble polysaccharides of some far-eastern brown seaweeds. Distribution, structure, and their dependence on the developmental conditions, J. Exp. Mar. Biol. Ecol. 2003, 294, 1-13. 23. Kylin, H, Zur biochemie der Meersalgen, Z. Physiol. Chem, 1913, 83, 171 -197. 24. Ejaz Hussain, Li-Jun Wang, Bo Jiang, Saba Riaz, Ghazala Yasmeen Buttd and Da-Yong Shia, Components of brown seaweeds are potential candidate for cancer therapy - a review, RSC Advances, 2015, 00, 1-22. 25. Marcel Tutor Ale, Jørn D. Mikkelsen and Anne S. Meyer, Important Determinants for Fucoidan Bioactivity: A Critical Review of Structure-Function Relations and Extraction Methods for Fucose-Containing Sulfateed Polysaccharides from Brown Seaweeds, Mar. Drugs, 2011, 9, 2106-2130. 26. Park, Y.H., Jang D.S. and Kim S.B, Utilization of marine products (2nd edition); Chapter 4, Seaweed composition, Hyoungsul press, 1997, a, 283-336. 27. Koo Jae-Geun , Structural Characterization of Purified Fucoidan from Laminaria religiosa, Sporophylls of Undaria pinnatifida, Hizikia fusiforme and Sagassum fulvellum in Korea, Korean Journal of Fisheries and Aquatic Sciences, Volume 30, Issue 1, 1997, 128-131. 28. Percival, E. and McDowell, R.H, Chemistry and enzymology of marine algal polysaccharides, Academic Press, London and NEW YORK, 1967, 6-28 & 73- 96 &157-174. 29. Percival, E.G.V. and Ross, A.G, Fucoidin Part I: The isolation and purification of fucoidin from brown seaweeds. Journal of the Chemical Society, 1950, 717- 720. 30. Dillon T., Kristensen, K. and O'hEcoha, C, The seed mucilage of Ascophyllum nodosum, Proceedings of the Royal Irish Academy, Section B: Biological, Geological, and Chemical Science, 1953, 55, 189-194. 31. Bilan, M.I.; Grachev, A.A.; Ustuzhanina, N.E.; Shashkov, A.S.; Nifantiev, N.E.; Usov, A.I, A Highly regular fraction of a fucoidan from the brown seaweed Fucus distichus L, Carbohydr. Res, 2004, 339, 511-517. 165 32. Patankar Manish s., Sergio Oehninger, Townsend Barnett, Roy L. Williams and gary f. Clark, a revised structure for fucoidan may explain some of its biological activities, The journal of biological chemistry, 1993, 268, (29), 21770-21776. 33. Rioux, L.E., Turgeon, S.L. and Beaulieu, M, Characterization of polysaccharides extracted from brown seaweeds, Carbohydrate Polymers, 2007a, 69, 530–537. 34. Lee, J.B.; Hayashi, K.; Hashimoto, M.; Nakano, T.; Hayashi, T, Novel antiviral fucoidan from sporophyll of Undaria pinnatifida (Mekabu), Chem. Pharm. Bull. 2004, 52, 1091-1094. 35. Nishino, T., Nishioka, C., Ura, H. and Nagumo, T, Isolation and partial characterization of a novel amino sugar-containing fucan sulfatee from commercial Fucus vesiculosus fucoidan, Carbohydrate Research, 1994, 255, 213-224. 36. Nishino, T.; Nagumo, T, Anticoagulant and antithrombin activities of oversulfated fucans, Carbohydr. Res, 1992, 229, 355-362. 37. Qiu, X.D.; Amarasekara, A.; Doctor, V, Effect of oversunphation on the chemical and biological properties of fucoidan, Carbohydrate Polymers, 2006, 63, 224-228. 38. Zhang, Q.B.; Yu, P.Z.; Zhou, G.F.; Li, Z.E.; Xu, Z.H, Studies on antioxidant activities of fucoidan from Laminaria japonica, Chin. Trad. Herbal Drugs, 2003, 34, 824-826. 39. Chevolot, L.; Foucault, A.; Chauber, F, Further data on the structure of brown seaweed fucans: relationships with anticoagulant activitity, Carbohydr. Res. 1999, 319, 154-165. 40. Silva, T.M.A.; Alves, L.G.; Queiroz, K.C.S.; Santos, M.G.L.; Marques, C.T.; Chavante, S.F.; Rocha, H.A.O.; Leite, E.L, Partial characterization and anticoagulant activity of a heterofucan from the brown seaweed Padina gymnospora, Braz. J. Med. Biol. Res, 2005, 38, 523-533. 41. Chandía, N.P.; Matsuhiro, B, Characterization of a fucoidan from Lessonia vadosa (Phaeophyta) and its anticoagulant and elicitor properties, Int. J. Biol. Macromol, 2008, 42, 235-240. 166 42. Dobashi, K.; Nishino, T.; Fujihara, M, Isolation and preliminary characterization of fucose-containing sunphated polysaccharides with blood- anticoagulant activity from seaweed Hizikia fusiforme, Carbohydr. Res, 1989, 194, 315-320. 43. Nishino, T.; Yokoyama, G.; Dobahi, K, Isolation, purification and characterization of fucose-containing sunphated polysaccharides from the brown seaweed Ecklonia kurome and their blood-anticoagulant activities, Carbohydr. Res, 1989, 186, 119-129. 44. Pereira, M. S., Melo, F. R. and Mourão, P. A. S, Is there a correlation between structure and anticoagulant action of sunphated galactans and sunphated fucans?, Glycobiology, 2002, 12 (10), 573-580. 45. Pereira, M.S., Mulloy, B. and Mourao, P.A.S, Structure and anticoagulant activity of sunphated fucans: Comparison between the regular, repetitive, and linear fucans from echinoderms with the more heterogeneous and branched polymers from brown algae, The Journal of Biological Chemistry, 1999, 274 (12), 7656-7667. 46. Pereira, M.S.; Vilela-Silva A.E.S.; Valente, A.; Mourão, P.A.S, A 2-sunphated, 3-linked α-L-galactan is an anticoagulant polysaccharide, Carbohydr. Res, 2002, 337, 2231-2238. 47. Mourão, P.A.S, Use of sunphated fucans as anticoagulant and antithrombotic agents: future perspectives, Curr. Pharmaceut. Des, 2004, 10, 967-981. 48. Rocha, H.A.O.; Moraes, F.A.; Trindade, E.S.; Franco, C.R.C.; Torquato R.J.S.; Veiga, S.S.; Valente, A.P.; Mourão, P.A.S.; Leite, E.L.; Nader, H.B.; Dietrich, C.P, Structural and hemostatic activities of a sunphated galactofucan from the brown alga Spatoglossum schroederi, J. Biol. Chem, 2005, 280, 1278-41288. 49. Ponce, N.M.A.; Pujol, C.A.; Damonte, E.B, Fucoidans from the brown seaweed Adenocystis utricularis: extraction methods, antiviral activity and structural studies, Carbohydr. Res, 2003, 338, 153-165. 50. Hemmingson, J.A.; Falshaw, R.; Furneaux, R.H.; Thompson, K, Structure and antiviral activity of the galactofucan sunphates extracted from Undaria pinnatifida (Phaeophyta), J. Appl. Phycol, 2006, 18, 185-193. 167 51. Mandal, P.; Mateu, C.G.; Chattopadhyay, K.; Pujol, C.A.; Damonte, E.B.; Ray, B, Structural features and antiviral activity of sulphated fucans from the brown seaweed Cystoseira indica. Antivir, Chem. Chemother, 2007, 18, 153-162. 52. Hayashi, K.; Nakano, T.; Hashimoto, M.; Kanekiyo, K.; Hayashi, T, Defensive effects of a fucoidan from brown alga Undaria pinnatifida against herpes simplex virus infection, Int. Immunopharmacol, 2008, 8, 109-116. 53. Doh-ura, K.; Kuge, T.; Uomoto, M.; Nishizawa, K.; Kawasaki, Y.; Iha, M, Prophylactic effect of dietary seaweed fucoidan against enteral prion infection, Antimicrob. Agents Chemother, 2007, 51, 2274-2277. 54. Shi, Z.Y.; Guo, Y.Z.; Wang, Z, Pharmacological activity of fucoidan from Laminaria japonic, J. Shanghai Fish. Univ, 2000, 9, 268-271. 55. Aisa, Y.; Miyakawa, Y.; Nakazato, T.; Shibata, H.; Saito, K.; Ikeda, Y.; Kizaki, M, Fucoidan induces apoptosis of human HS-Sultan cells accompanied by activation of caspase-3 and down-regulation of ERK pathways, Am. J. Hematol. 2004, 78, 7-14. 56. Cumashi, A.; Ushakova, N.A.; Preobrazhenskaya, M.E.; D'Incecco, A.; Piccoli, A.; Totani, L.; Tinari, N.; Morozevich, G.E.; Berman, A.E.; Bilan, M.I.; Usov, A.I.; Nadezhda E.; Grachev, A.A.; Sanderson, C.J.; Kelly, M.; Rabinovich, G.A.; Iacobelli, S, A comparative study of the anti-inflammatory, anticoagulant, antiangiogenic, and antiadhesive activities of nine different fucoidans from brown seaweeds, Glycobiology, 2007, 17, 541-552. 57. Haneji, K.; Matsuda, T.; Tomita, M.; Kawakami, H.; Ohshiro, K.; Uchihara, J.; Masuda, M.; Takasu, N.; Tanaka, Y.; Ohta, T.; Mori, N, Fucoidan extracted from Cladosiphon okamuranus Tokida induces apoptosis of human T-Cell leukemia virus type 1-infected T-Cell lines and primary adult T-Cell leukemia cells, Nutrit. Cancer, 2005, 52, 189-201. 58. Maruyamaa, H.; Tamauchib, H.; Iizuka, M.; Nakano, T, The role of NK cells in antitumor activity of dietary fucoidan from Undaria pinnatifida Sporophylls (Mekabu), Planta Med, 2006, 72, 1415-1417. 168 59. Wijesinghe, W. A. J. P., & Jeon, Y. J, Biological activities and potential cosmeceutical applications of bioactive components from brown seaweeds: a review, Phytochemistry Reviews, 2011b, 10, 431–443. 60. Wu, X.W.; Yang, M.L.; Huang, X.L.; Yan, J.; Luo, Q, Effect of fucoidan on splenic lymphocyte apoptosis induced by radiation, Chin. J. Radiol. Med. Prot. 2003, 23, 430-432. 61. Wu, X.W.; Yang, M.L.; Huang, X.L.; Yan, J.; Luo, Q, Effect of Laminaria japonica polysaccharides on radioprotection and splenic lymphocyte apoptosis, Med. J. Wuhan Univ. 2004, 25, 239-241. 62. Shimizu, J.; Wada-Funada, U.; Mano, H.; Matahira, Y.; Kawaguchi, M.; Wada, M, Proportion of murine cytotoxic T cells is increased by high molecular-weight fucoidan extracted from Okinawa mozuku (Cladosiphon okamuranus), J. Health Sci. 2005, 51, 394-397. 63. Kima, M.H.; Joo, H.G, Immunostimulatory effects of fucoidan on bone marrow- derived dendritic cells, Immunol. Lett, 2008, 115, 138-143. 64. Choi, E.M.; Kim, A.J.; Kim, Y.; Hwang, J.K, Immunomodulating activity of arabinogalactan and fucoidan in vitro, J. Med. Food, 2005, 8, 446-453. 65. Zhang, Q.B.; Yu, P.Z.; Zhou, G.F.; Li, Z.E.; Xu, Z.H, Studies on antioxidant activities of fucoidan from Laminaria japonica, Chin. Trad. Herbal Drugs, 2003, 34, 824-826. 66. Micheline, R.S.; Cybelle, M.; Celina, G.D.; Fernando, F.S.; Hugo, O.R.; Edda, L, Antioxidant activities of sunphated polysaccharides from brown and red seaweeds, J. Appl. Phycol, 2007, 19, 153-160. 67. Zhao X; Xue C.H; Cai, Y.P; Wang, D.F; Fang, Y, The study of antioxidant activities of fucoidan from Laminaria japonica, High Tech Lett, 2005, 11, 91-94. 68. Bilan, M.I, Grachev A.A., Ustuzhanina N.E, Structure of a fucoidan from the brown seaweed Fucus evanescens C. Ag, Carbohydrate Research, 2002, 337, 719-730. 69. Li, D.Y.; Xu, Z.; Huang, L.M.; Wang, H.B.; Zhang, S.H, Effect of fucoidan of L. japonica on rats with hyperlipidaemia, Food Sci, 2001, 22, 92-95. 169 70. Li, D.Y.; Xu, Z.; Zhang, S.H, Prevention and cure of fucoidan of L. japonica on mice with hypercholesterolemia, Food Sci, 1999, 20, 45-46. 71. Fu, X.Y.; Xue, C.H.; Ning, Y.; Li, Z.J.; Xu, J.C, Acute antihypertensive effects of fucoidan oligosaccharides prepared from Laminaria japonica on renovascular hypertensive rat, J. Ocean Univ. Qingdao, 2004, 34, 560-564. 72. Yang, J.W.; Se, Y.Y.; Soo, J.O.; Sang, K.K.; Keon, W.K, Bifunctional effects of fucoidan on the expression of inducible nitric oxide synthase, Biochem. Biophys. Res, 2006, 346, 345-350. 73. Shibata, H.; Kimura-Takagi, I.; Nagaoka, M.; Hashimoto, S.; Aiyama, R.; Iha, M.; Ueyama, S.; Yokokura, T. Properties of fucoidan from Cladosiphon okamuranus tokida in gastric mucosal protection, BioFactors, 2000, 11, 235-245. 74. Kawamoto, H.; Miki, Y.; Kimura, T.; Tanaka, K.; Nakagawa, T.; Kawamukai, M.; Matsuda, H, Effects of fucoidan from Mozuku on human stomach cell lines. Food Sci. Technol. Res, 2006, 12, 218-222. 75. Saito, A.; Yoneda, M.; Yokohama, S.; Okada, M.; Haneda, M.; Nakamura, K, Fucoidan prevents concanavalin A-induced liver injury through induction of endogenous IL-10 in mice, Hepatol. Res,. 2006, 35(3), 190-198. 76. Kawano, N.; Egashira, Y.; Sanada, H, Effect of dietary fiber in edible seaweeds on the development of D-galactosamine-induced hepatopathy in rats, J. Nutr. Sci. Vitaminol. (Tokyo), 2007, 53, 446-450. 77. Hayashi, K.; Nakano, T.; Hashimoto, M.; Kanekiyo, K.; Hayashi, T, Defensive effects of a fucoidan from brown alga Undaria pinnatifida against herpes simplex virus infection, Int. Immunopharmacol, 2008, 8, 109-116. 78. M. I. BilanA. N. ZakharovaA. A. GrachevA. S. ShashkovN. E. NifantievA. I. Usov, Polysaccharides of algae: 60. Fucoidan from the pacific brown alga Analipus japonicus (Harv.) winne (Ectocarpales, Scytosiphonaceae), Russian Journal of Bioorganic Chemistry, 2007, Volume 33, Issue 1, pp 38–46. 79. Marais Marie-France , Jean-Paul Joseleau, A fucoidan fraction from Ascophyllum nodosum, Carbohydrate Research, 2001, 336 (2), 155-159. 170 80. Usov A. I. ; Smirnova G. P. ; Bilan M. I., Polysaccharides of algae. 53. brown alga laminaria saccharina (l.) lam. asa source of fucoidan, Bioorganic chemistry, 1998, 24 (6), 437-445. 81. Adhikari Utpal Cecilia, G.Mateu, KausikChattopadhyay, Carlos A.Pujol, Elsa B.Damonte, BimalenduRay, Structure and antiviral activity of sulfated fucans from Stoechospermum marginatum, Phytochemistry, 2006, 67(22), 2474-2482. 82. Daniel, R., Berteau, O., Chevolot, L., Varenne, A., Gareil, P. and Goasdoue, N., Regioselective desulfation of sulfated L-fucopyranoside by a new sulfoesterase from the marine mollusk Pecten maximus, European Journal of Biochemistry, 2001, 268, 5617–5626. 83. T.NishinoY.AizuT.Nagumo, The influence of sulfate content and molecular weight of a fucan sulfate from the brown seaweed Ecklonia kurome on its antithrombin activity, Thrombosis Research, 1991, 64(6), 723-731. 84. Seng Joe Lim, Wan Mustapha, Wan AidaMohamad Yusof Maskat Jalifah Latip Khairiah Haji Badri Osman Hassan Bohari M.Yamin, Characterisation of fucoidan extracted from Malaysian Sargassum binderi, Food Chemistry, 2016, 209(15), 267-273. 85. Stanislav D. Anastyuk, Tatyana I. Imbs, Pavel S. Dmitrenok, and Tatyana N. Zvyagintseva, Rapid Mass Spectrometric Analysis of a Novel Fucoidan, Extracted from the Brown Alga Coccophora langsdorfii, The Scientific World Journal, Volume 2014 (2014), Article ID 972450, 9 pages. 86. Pham D. Thinh, Roza V. Menshova, Svetlana P. Ermakova, Stanislav D. Anastyuk, Bui M. Ly and Tatiana N. Zvyagintseva, Structural Characteristics and Anticancer Activity of Fucoidan from the Brown Alga Sargassum mcclurei, Mar.Drugs., 2013, 11, 1456-1476. 87. Anastyuk S.D.; Shevchenko N.M.; Dmitrenok P.S.; Zvyagintseva T.N., Anticancer activity in vitro of a fucoidan from the brown alga Fucus evanescens and its low-molecular fragments, structurally characterized by tandem mass- spectrometry, Carbohydrate Polymers, 2012, 87, 186– 194. 171 88. Anastyuk, S. D., Imbs, T.M., Shevchenko, N.M., Dmitrenok, P.S., Zvyagintseva, T.N, ESIMS analysis of fucoidan preparations from Costaria costata, Chem. Nat. Comp, 2009, 45, 79-86. 89. Anastyuk, S. D., Shevchenko, N. M., Nazarenko, E. L., Dmitrenok, P. S., and Zvyagintseva, T. N. Structural analysis of a fucoidan from the brown alga Fucus evanescens by MALDI-TOF and tandem ESI mass spectrometry, Carbohydrate Research. 2009, 344(6), 779-787. 90. Anastyuk, S.D.; Shevchenko, N.M.; Nazarenko, E.L.; Imbs, T.I.; Gorbach, V.I.; Dmitrenok, P.S.; Zvyagintseva, T.N, Structural analysis of a highly sunphated fucan from the brown alga Laminaria cichorioides by tandem MALDI and ESI mass spectrometry, Carbohydr. Res, 2010, 345, 2206-2212. 91. Nguyễn D. Nhứt, Bùi M. Lý, Thành T. T. Thủy, Nguyễn M. Cường, Trần V. Sung, Nghiên cứu fucoidan có hoạt tính gây độc tế bào tách từ rong nâu Sargasum swartzii bằng phương pháp phổ khối nhiều lần, Tạp chí Hóa học, 2009, 47 (3), 300– 307. 92. Thuy Thi Thanh Thu, Van Thi Thanh Tran, Yoshiaki Yuguchi, Ly Minh Bui and Tai Tien Nguyen, Structure of fucoidan from brown seaweed Turbina ornata as Studied by Electrospray ionization Mass spectrometry (MSIMS) and Small Angle X-ray Scattering (SAXS) Techniques, Mar.Drugs, 2013, 11, 2431-2443. 93. Thanh Thi Thu Thuy, Bui Minh Ly, Tran Thi Thanh Van, Ngo Van Quang, Ho Cam Tu, Yue Zheng, Carole Seguin-Devaux, Bilan Mi Usov Ai, Anti-HIV activity of fucoidans from three brown seaweed species, Carbohydrate Polymers, 2015, 115, 122-128. 94. Dubois, M., Gilles, K. A., Hamilton, J. K., Rebers, P. A., and Smith, F. Colorimetric method for determination of sugars and related substances, Anal. Chem, 1956, 28, 350-6. 95. Olesya S. Vishchuk, Svetlana P. Ermakova, Tatyana N. Zvyagintseva, Sunphated polysaccharides from brown seaweeds Saccharina japonica and Undaria pinnatifida: isolation, structural characteristics, and antitumor activity, Carbohydrate Research, 2011, 346, 2769-2776. 172 96. Trần Thị Thanh Vân, Nghiên cứu cấu trúc polysacarit dạng agar chiết từ một số loài rong biển Việt Nam, Luận án tiến sỹ Hóa học, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007, Hà Nội. 97. Peter N. Pusey, Dennis E. Koppel, Dale E. Schaefer, Rafael D. Camerini-Otero, and Seymour H. Koenig, Intensity fluctuation spectroscopy of laser light scattered by solutions of spherical viruses, R17, Q.beta., BSV, PM2, and T7. I. Light-scattering technique, Biochemistry, 1974, 13 (5), 952–960. 98. Daniel, R.; Chevolot L.; Carrascal M.; Tissot, B.; Mourão, P.A.S.; Abian, J, Electrosprayionization mass spectrometry of oligosaccharides derived from fucoidan of Ascophyllum nodosum, Carbohydr. Res, 2007, 342, 826-834. 99. Yoshiaki Yuguchi, Van Thi ThanhTran, Ly Minh Bui, Shizuka Takebe, Shiho Suzuki, Nobukazu Nakajima, Shinichi Kitamura, Thuy Thi Thu Thanh, Primary structure, conformation in aqueous solution, and intestinal immunomodulating activity of fucoidan from two brown seaweed species Sargassum crassifolium and Padina australis, Carbohydrate Polymers, 2016, 147, 69–78. 100. Skehan P., Storeng R., Scudiero D., Monks A., McMahon J., Vistica D., Warren J.T., Bokesch H., Kenney S., Boyd M.R., New colorimetric cytotoxicity assay for anticancer agents. Eur J Cancer, 1991, 27, 1162–1168. 101. Likhitayawuid K., Angerhofer C.K., Cytotoxic and antimalarial bisbenzylisoquinoline alkaloids from Sephania evecta, Jounal of Natural Products, 1993, 56 (1), 30-38. 102. Gao, H., Masonori K., Wu L, Nobuo K, Takeaki Y, Yoshiyuki N, Antitumor- promoting consitents from Dioscora bulbofera L., in JB6 mouse epidermal cells, Biol Pharm Bull, 2002, 25(12), 1241-1243. 103. Gao, F. H., Hu, X. H., Li, W., Liu, H., Zhang, Y. J., Guo, Z. Y., Wu, Y. L, Oridonin induces apoptosis and senescence in colorectal cancer cells by increasing histone hyperacetylation and regulation of p16, p21, p27 and c-myc, BMC cancer, 2010, 10(1), 610. 104. Skehan, P., Storeng R., Scudiero D., Monks A., McMahon J., Vistica D., Warren J.T., Bokesch H., Kenney S., Boyd M.R, New colorimetric cytotoxicity assay for anticancer agents, Eur J Cancer, 1991, 27, 1162–1168. 173 105. Zhao, J., Wang, J., Chen, Y., & Agarwal, R, Anti-tumor-promoting activity of a polyphenolic fraction isolated from grape seeds in the mouse skin two-stage initiation–promotion protocol and identification of procyanidin B5-3′-gallate as the most effective antioxidant constituent. Carcinogenesis, 1999, 20(9), 1737- 1745. 106. Lau, A.-J., et al., Antiplatelet and anticoagulant effects of Panax notoginseng: Comparison of raw and steamed Panax notoginseng with Panax ginseng and Panax quinquefolium, Journal of Ethnopharmacology, 2009. 125(3), 380-386. 107. Dang, X., et al., The antithrombotic effect of RSNK in blood-stasis model rats, J Ethnopharmacol, 2015, 173, 266-72 . 108. Wang, J., et al., Screening of anti-platelet aggregation agents from Panax notoginseng using human platelet extraction and HPLC–DAD–ESI-MS/MS, Journal of Separation Science, 2008. 31(6-7), 1173-1180. 109. Zvyagintseva, T.N.; Shevchenko, N.M.; Popivnich, I.B, A new procedure for the separation of water-soluble polysaccharides from brown seaweeds, Carbohydr. Res, 1999, 322, 32-39. 110. Bilan M.I.; Grachev A.A.; Shashkov A.S.; Kelly M.; Sanderson C.J.; Nifantiev N.E.; Usov A.I, Further studies on the composition and structure of a fucoidan preparation from the brown alga Saccharina latissima, Carbohydr Res, 2010, 345, 2038-2047. 111. Dodgson, K. S.; Price, R. G. A Note on the Determination of the Ester Sulphate Content of Sulphated Polysaccharides, Biochem. J, 1962, 84, 106 - 110. 112. Bitter, T.; Muir, H.M, A modified uronic acid carbazole reaction, Anal. Biochem, 1962, 4, 330–334. 113. Usoltseva RV, Anastyuk SD, Shevchenko NM, Surits VV, Silchenko AS, Isakov VV, Zvyagintseva TN, Thinh PD, Ermakova SP., Polysaccharides from brown algae Sargassum duplicatum: the structure and anticancer activity in vitro, Carbohydr Polym, 2017,175, 547-556. 174 114. A.I. Usov, G.P. Smirnova, M.I. Bilan, A.S. Shashkov, Polysaccharides of Algae: 53. Brown Alga Laminaria saccharina (L.) Lam. as a Source of Fucoidan, Russ. J. Bioorg. Chem, 1998, 24, 382-389. 115. J.-B. Lee, K. Hayashi, M. Hashimoto, T. Nakano, T. Hayashi, Novel antiviral fucoidan from sporophyll of Undaria pinnatifida (Mekabu), Chem. Pharm. Bull, 2004, 52, 1091-1094. 116. J.A. Hemmingson, R. Falshaw, R.H. Furneaux, K. Thompson, Structure and Antiviral Activity of the Galactofucan Sulfates Extracted from UndariaPinnatifida (Phaeophyta), J. Appl. Phycol, 2006, 18, 185-193. 117. A. Synytsya, R. Bleha, A. Synytsya, R. Pohl, K. Hayashi, K. Yoshinaga, T. Nakano, T. Hayashi, Mekabu fucoidan: Structural complexity and defensive effects against avian influenza A viruses, Carbohydr. Polym, 2014, 111, 633- 644. 118. J. Wang, Q. Zhang, Z. Zhang, H. Zhang, X. Niu, Int, Structural studies on a novel fucogalactan sulfate extracted from the brown seaweed Laminaria japonica, J. Biol. Macromol, 2010, 47, 126-131. 119. Z. Peng, M. Liu, Z. Fang, Q. Zhang, Int, In vitro antioxidant effects and cytotoxicity of polysaccharides extracted from Laminaria japonica, J. Biol. Macromol, 2012, 50, 1254-1259. 120. P. Skehan, R. Storeng, D. Scudiero, A. Monks, J. McMahon, D. Vistica, J.T. Warren, H. Bokesch, S. Kenney, M.R. Boyd, New colorimetric cytotoxicity assay for anticancer-drug screening, J. Natl. Cancer Inst, 1990, 82, 1107-1112. 121. K. Likhitwitayawuid, C.K. Angerhofer, G.A. Cordell, J.M. Pezzuto, Cytotoxic and antimalarial bisbenzylisoquinoline alkaloids from Stephania erecta, J. Nat. Prod, 1993, 56, 30-38. 122. N.E. Ustyuzhanina, M.I. Bilan, A.G. Gerbst, N.A. Ushakova, E.A. Tsvetkova, A.S. Dmitrenok, A.I. Usov, N.E. Nifantiev, Anticoagulant and antithrombotic activities of modified xylofucan sulfate from the brown alga Punctaria plantaginea, Carbohydr. Polym, 2016, 136, 826-833. 175 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng đồ phân bố rong .............................................................................. Phụ lục 2: Bảng đồ phân bố rong nâu tại Khánh Hòa ................................................. Phụ lục 3. Hình một số loài rong nâu ......................................................................... Phụ lục 4. Thành phần loài và phân bố rong nâu Khánh Hòa .................................... Phụ lục 5. Hình dạng rong Sargassum aquifolium và Turbinaria decurrens.............. Phụ lục 6. Vị trí địa lý nơi thu thập mẫu rong nâu ..................................................... Phụ lục 7. Rong nâu Sargassum aquifolium và Turbinaria decurrens ........................ Phụ lục 8. Rong nâu Turbinaria decurrens ................................................................ Phụ lục 9. Phổ 13C-NMR của fucoidan phân đoạn F2 từ rong Sargassum binderi ...... Phụ lục 10. Phổ IR của phân đoạn fucoidan chiết từ rong nâu Sargassum duplicatum................................................................................................................. Phụ lục 11. Phổ 1H-NMR của fucoidan chiết từ rong nâu S. duplicatum .................... Phụ lục 12. Sắc ký đồ của GPC của fucoidan từ rong nâu Sargassum aquifolium ...... Phụ lục 13. Hiệu suất và thành phần hóa học các phân đoạn ..................................... Phụ lục 14. Kết quả phân tích methyl hóa các mẫu FSA-1.0M , 1.0МdeS, FSA- 1.5M và 1.5MdeS. .................................................................................................... Phụ lục 15. Bảng giá trị độ dịch chuyển hóa học của 13C và 1H – NMR ..................... Phụ lục 16. Phổ 13C NMR của phân đoạn FSA-2.0M ................................................. Phụ lục 17. Phổ 13C NMR của phân đoạn FSA-1.5M ................................................. Phụ lục 18. Phổ 13C NMR của phân đoạn FSA-1.0M ................................................. Phụ lục 19. Phổ HSQC của deS-2 .............................................................................. Phụ lục 20. Phổ HSQC của deS-4 .............................................................................. Phụ lục 21. Phổ HSQC của deS-6 .............................................................................. Phụ lục 22. Phổ HMBC của deS-2 ............................................................................. Phụ lục 23. Phổ HMBC của deS-4 ............................................................................. Phụ lục 24. Phổ HMBC của deS-6 ............................................................................. Phụ lục 25. Phổ ESIMS/MS của ion [FucSO3]- với m/z 243 ....................................... Phụ lục 26. Phổ ESIMS/MS của ion [Fuc2SO3]- với m/z 389 ..................................... Phụ lục 27. Phổ ESIMS/MS của ion [FucGalSO3]- với m/z 405 ................................. Phụ lục 28. Sắc ký đồ GPC của Turbinaria decurrens ............................................... 176 Phụ lục 29. Sắc ký đồ GPC của Turbinaria decurrens ............................................... Phụ lục 30. Phổ IR của fucoidan từ rong nâu Turbinaria decurrens ........................... Phụ lục 31. Phổ 1H-NMR của fucoidan từ rong nâu Turbinaria decurrens ................ Phụ lục 32. Phổ 13C-NMR của fucoidan từ rong nâu Turbinaria decurrens ............... Phụ lục 32. Phổ ESIMS/MS của ion a) [FucSO3]- và b) [FucGalSO3]- fucoidan từ rong nâu Turbinaria decurrens .................................................................................. Phụ lục 33. Phổ SAXS của fucoidan từ một số loài rong nâu ..................................... Phụ lục 34. Phổ SAXS của fucoidan từ rong nâu Turbinaria ornata ..........................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dac_diem_cau_truc_va_hoat_tinh_sinh_hoc_c.pdf
  • pdfTom tat Luan tiếng anh.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng việt.pdf
  • pdfTrang thông tin đóng góp mới.pdf
  • pdfTRICH YEU LUAN AN.pdf
Luận văn liên quan