Các phương pháp đề xuất để phân tích các chỉ tiêu của mẫu sinh khối vi tảo
tươi N. oculata QN1 đều đạt yêu cầu phân tích theo AOAC và có thể được sử
dụng để kiểm tra/kiểm soát chất lượng các mẫu sinh khối vi tảo tươi N. oculata.
QN1. Các kết quả phân tích cho thấy mẫu vi tảo tươi được dùng thử nghiệm đạt
yêu cầu về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh theo
yêu cầu chỉ tiêu chất lượng dự kiến. Nguyên liệu này đã được Cục An toàn Thực
phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành theo chứng nhận tiêu chuẩn cho tảo tươi số
13781/2013/ATTP – XNCB, ngày có hiệu lực 18/7/2013.
32 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và công nghệ nuôi vi tảo biển nannochloropsis oculata (droop) hibberd sử dụng làm thực phẩm chức năng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cố
định mẫu bằng glutaradehyde trước khi chụp ảnh dưới kính JEOL, JSM-6400 (Nhật
Bản).
2.3.2. Các phương pháp sinh học phân tử: đọc và so sánh trình tự nucleotide
đoạn gen 18S rRNA của chủng Nannochloropsis sp. QN1 tiềm năng được tiến
hành theo Sambrook và Rusell, (2001). Các chương trình phần mềm chuyên dụng
như DNA Club, ClustalX 1.83, DNASTAR, MEGA4 và BLAST được sử dụng
cho phân tích, so sánh và xây dựng cây phát sinh chủng loại của chủng
Nannochloropsis sp. QN1 trong nghiên cứu.
2.3.3. Khảo sát điều kiện nhân nuôi N. oculata QN1 ở quy mô phòng thí
nghiệm: nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng (với ba môi trường
Walne, F/2 và Erd), nồng độ muối (dao động từ 5 – 60 ‰), nhiệt độ (15 – 40 C),
ánh sáng (60 - 800 mol/m2/s), pH (3 - 11), mật độ tế bào (MĐTB) ban đầu (7, 11,
13 và 15 triệu TB/mL), tỉ lệ CO2 (với nồng độ 1, 2, 5, 10 và 15 % v/v) lên sinh
trưởng và phát triển của chủng QN1.
2.3.4. Khảo sát điều kiện nhân nuôi chủng QN1 trong HTNK 20, 50 và 100
L: nghiên cứu ảnh hưởng của 3 môi trường dinh dưỡng (F/2, Erd và Walne), nồng
độ muối (từ 20- 40 ‰), nhiệt độ (25-28 0C và 35 0C), ánh sáng trắng với CĐAS là
100 mol/m2s, pH (từ 5 đến 9), tỉ lệ CO2 (2 và 5 % v/v) với MĐTB ban đầu (10-
25 triệu TB/mL) lên sinh trưởng của chủng QN1 trong HTNK nói trên.
2.3.5. Xác định sinh trưởng của chủng QN1: bằng đo mật độ quang ở bước
sóng 680nm, đếm mật độ tế bào (MĐTB) sử dụng buồng đếm Burker-Turk (Đức),
xác định tốc độ sinh trưởng đặc trưng (Guillard và Sieracki, 2005) sinh khối khô
(sấy ở 105 C), hàm lượng chlorophyll a và carotenoit, xác định kích thước tế bào
bằng phần mềm MapInfo Professional 7.5.
2.3.6. Phân tích thành phần và hàm lượng dinh dưỡng, kim loại nặng, lipit
tổng số và các axít béo trong sinh khối chủng QN1
- Xác định hàm lượng lipit trong sinh khối tảo: theo phương pháp của Bligh
và Dyer, (1959) có một số cải tiến cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Thành phần và hàm lượng các axít béo trong sinh khối của QN1: được xác
định bằng máy sắc kí khí HP-6890 theo mô tả của Đặng Diễm Hồng và cs.,
(2007).
- Phân tích thành phần dinh dưỡng và kim loại nặng của chủng QN1: được
tiến hành theo Horwitz, (2000).
2.3.7. Nghiên cứu quy trình thu hoạch sinh khối chủng QN1: sử dụng kỹ
thuật làm lắng (sử dụng các chất trợ lắng như Al2 (SO4)3.18H2O; phèn nhôm kali
sulfate dạng muối kép: KAl (SO4)2.12H2O và FeCl3; kỹ thuật ly tâm và sinh khối
tảo sau khi thu hoạch sẽ được kiểm tra đánh giá đánh giá hàm lượng lipit và EPA,
protein, cacbohydrate, chlorophyll a, carotenoit và kim loại nặng.
2.3.8. Nghiên cứu quy trình chế biến bảo quản sinh khối chủng QN1: sinh
khối tảo sau khi thu hoạch bằng chất tạo kết bông sẽ được sấy khô theo các
phương pháp khác nhau (sấy phun, sấy đông khô, sấy bằng tủ sấy nhiệt, phơi khô).
Đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp sấy qua độ ẩm và sự biến đổi của các
thành phần dinh dưỡng của tảo trong quá trình chế biến và bảo quản.
Sinh khối tảo khô có mức hàm ẩm khác nhau được bảo quản trong các túi
nilon dán kín ở các điều kiện bảo quản khác nhau. Đánh giá độ ổn định của vi tảo
trong quá trình bảo quản thông qua theo dõi sự biến đổi của các thành phần dinh
dưỡng trong tảo như lipit, protein, cacbohydrat, hàm lượng EPA
2.3.9. Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của sinh khối vi
tảo N. oculata QN1: tiến hành thử độc tính của sinh khối tảo khô N. oculata QN1
theo Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền của Bộ Y tế (Bộ Y
tế, 1996). Các thử nghiệm được tiến hành gồm thử độc tính cấp trên chuột nhắt
trắng và độc tính bán trường diễn trên thỏ theo các hướng dẫn hiện hành (Đỗ
Trung Đàm, 1996; WHO, 2000; OECD, 2001; OEDC, 2008).
2.3.10. Nghiên cứu tác động dược lý của sinh khối tảo N. oculata QN1 lên
động vật thực nghiệm: thông qua các bài tập môi trường mở; bài tập mê lộ chữ Y;
bài tập nhận thức đồ vật.
2.3.11. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của sinh khối tảo QN1 làm
nguyên liệu cho sản xuất viên thực phẩm chức năng:
+ Với các chỉ tiêu đã có phương pháp kiểm tra được quy định trong các tiêu
chuẩn ngành, dược điển các nước: áp dụng kiểm tra mẫu thử.
+ Với các chỉ tiêu chưa có sẵn phương pháp: dựa trên các tính chất của hoạt
chất cần kiểm tra và các phương tiện phân tích sẵn có để đề xuất phương pháp
kiểm tra. Phương pháp đề xuất được hiệu lực hóa bằng các phép thử độ đặc hiệu
(định tính) hoặc độ đặc hiệu, khoảng tuyến tính, độ đúng, độ chính xác (định
lượng).
2.3.12. Nghiên cứu công thức bào chế, xây dựng tiêu chuẩn thành phẩm và
sản xuất thử nghiệm viên nang chứa thành phẩm vi tảo N. oculata QN1:
+ Dựa trên công dụng, tác dụng của các dược liệu để đưa ra công thức viên
và dạng bào chế.
+ Dựa trên tính chất hóa lý của các thành phần hoạt chất và tá dược để lựa
chọn phương pháp bào chế và công thức bào chế phù hợp. Đánh giá sự phù hợp
của các lựa chọn thông qua khả năng tạo hạt, làm viên và độ ổn định của chế phẩm
trong quá trình bào chế.
+ Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và hiệu lực hóa phương pháp kiểm tra
chất lượng như đã mô tả trong mục “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở”, áp
dụng với thành phẩm là viên nang vi tảo.
2.3.12. Xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel. So sánh thống kê
được thực hiện qua phân tích one-way ANOVA với giá trị P<0,01 và so sánh các
giá trị trung bình với hàm t-test được dùng với độ tin cậy p<0,05.
Xử lý số liệu độc tính cấp của sinh khối tảo trên động vật thực nghiệm theo
phương pháp thống kê sinh y học, dùng phép kiểm định t-student và test “trước -
sau”(Avant - Après) để so sánh các chỉ số. Số liệu được biểu diễn dưới dạng: Giá
trị trung bình ± Es (sai số chuẩn) với độ tin cậy P 95 %.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tuyển chọn, sàng lọc và nghiên cứu đặc điểm sinh học, thành phần dinh
dƣỡng của các chủng VTB N. oculata ở điều kiện nhân nuôi trong HTNH
3.1.1. Đặc điểm của các chủng vi tảo biển Nannochloropsis spp. nghiên cứu
Các chủng Nannochoropsis spp. phân lập ở vùng biển Quảng Ninh, Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa năm 2009 có tế bào ở dạng đơn bào, hình cầu, màu xanh,
không có roi và có kích thước 1,5 -3,6 ±0,5µm (Hình 3.1 và 3.2).
Hình 3.1. Hình thái tế bào của 6 chủng Nannochloropsis spp. phân lập ở vùng
biển Nha Trang và Quảng Ninh dƣới kính hiển vi quang học
Dựa trên các đặc điểm hình thái (quan sát dưới kính hiển vi quang học và
kính hiển vi điện tử quét), chúng tôi đã định tên sơ bộ được 6 chủng
Nannochloropsis spp. ở các vùng biển Quảng Ninh và Nha Trang - Khánh Hòa
thuộc về loài Nannochloropsis oculata (Droop) Hibberd 1981.
Hình 3.2. Hình thái tế bào của 6 mẫu Nannochloropsis spp. dƣới kính hiển vi
điện tử quét (SEM)
3.1.2. Lựa chọn chủng VTB Nannochloropsis spp. phù hợp cho sản xuất thực
phẩm chức năng
Chủng Nannochloropsis spp. tiềm năng được sử dụng làm nguyên liệu để
sản xuất thực phẩm chức năng cần phải có một số đặc điểm như khả năng sinh
trưởng nhanh, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng EPA cao và có khả năng
nuôi trồng trên quy mô lớn. Trong số 6 chủng VTB được sử dụng nghiên cứu, dựa
trên khả năng sinh trưởng của các chủng đã phân lập được trong môi trường lỏng
(đánh giá qua MĐTB, thời gian đạt mật độ cực đại và tốc độ sinh trưởng đặc
trưng), thành phần dinh dưỡng (hàm lượng protein, lipit và hydratcacbon), chúng
tôi đã chọn được Nannochloropsis sp. QN1 phân lập từ vùng biển Quảng Ninh
làm đối tượng nghiên cứu cho các thí nghiệm tiếp theo.
3.1.3. Định tên khoa học chủng Nannochloropsis sp. QN1 bằng kỹ thuật đọc
và so sánh trình tự nucleotide của đoạn gen 18S rRNA
Kết quả tách dòng và đọc trình tự đoạn gen 18S rRNA của chủng
Nannochloropsis sp. QN1 được trình bày ở Hình 3.3.
Hình 3.3. Tách dòng đoạn gen 18S rRNA của chủng Nannochloropsis sp. QN1
A: DNA tổng số của chủng QN1 (giếng 1); B: Sản phẩm PCR nhân đoạn gen 18S rRNA của chủng
QN1 (giếng 2); C: Sản phẩm PCR tinh sạch của chủng QN1 (giếng 3); D: PCR checking chủng
QN1 (giếng 4, 5 và 6) Giếng M: Thang DNA chuẩn 1 kb Plus Ladder.
Kết quả cho thấy độ tương đồng của các loài thuộc chi Nannochloropsis dao
động từ 83,0 % đến 99,9 %. Chủng Nannochloropsis sp. QN1 phân lập ở Quảng
Ninh có độ tương đồng cao nhất với loài N. oculata (AF045045) đạt 99,9 %, tiếp
theo là N. granulate MBIC10054 (AB052272), N. limnetica (AF251496) và N.
oceanica MBIC10440 (AB052277) đạt 99,5 % và thấp nhất là loài N. gaditana
(AF133819) đạt 98,3 %. Kết hợp tỷ lệ phần trăm tương đồng và cây phát sinh
chủng loại (Hình 3.4), chúng tôi có thể kết luận chủng Nannochloropsis sp. QN1
phân lập được từ vùng biển Quảng Ninh thuộc về loài N. oculata vì chúng có độ
tương đồng đạt 99,9 % với loài N. oculata (Droop) Hibberd 1981 có mã số
(AF045045). Trình tự đoạn gen 18S rRNA của chủng QN1 đã được đăng ký trên
GenBank với mã số được cấp là KU 342 038.
Hình 3.4. Cây phát sinh chủng loại của chủng Nannochloropsis sp. QN1 phân
lập từ vùng biển Quảng Ninh
3.1.4. Sinh trƣởng của chủng N. oculata QN1 trong điều kiện phòng thí
nghiệm
Điều kiện nuôi cấy thích hợp cho sinh trưởng của chủng N. oculata QN1 là
môi trường dinh dưỡng Erd, độ mặn 30 ‰, nhiệt độ 25-30C, CĐAS 100
μmol/m2/s, pH 7, sục khí CO2 có nồng độ 2% (v/v) với tốc độ 0,25 L/phút, mật độ
tế bào ban đầu để nhân nuôi đạt 11 triệu TB/mL.
3.2. Nghiên cứu sinh trƣởng của chủng N. oculata QN1 trong HTNK kín 20,
50 và 100 L và xây dựng quy trình thu hoạch, chế biến, bảo quản sinh khối
chủng tảo này
Điều kiện sinh trưởng thích hợp của chủng QN1 trong HTNK 20, 50 và 100
L là: môi trường dinh dưỡng Walne; nồng độ muối 30 ‰; nhiệt độ 25-28 ºC; ánh
sáng trắng với cường độ 100 µmol/m2/s; pH 7; sục không khí có bổ sung CO2 ở
nồng độ 2 % (v/v) với tốc độ sục khí 0,25 L/phút; mật độ tế bào ban đầu tối ưu
cho nhân nuôi trong hệ thống nuôi kín là 15-20 triệu TB/mL.
So sánh với HTNH, sau 25 ngày nuôi cấy thì MĐTB của tảo N. oculata
QN1 ở HTNK 20 L đạt 201,1 x triệu TB/mL, tăng 21,2 % so với HTNH 197,00 x
triệu TB/mL. Còn ở các HTNK 50 và 100 L, MĐTB đạt giá trị trung bình cao nhất
là 245,13 ±3,96 và 246,31 ±4,21 triệu TB/mL sau 15 ngày nuôi cấy, tương ứng.
Sinh khối tảo trong HTNK huyền phù, không bị tạp nhiễm, thời gian vận hành
được kéo dài giúp làm giảm chi phí nuôi cấy, năng suất sinh khối luôn ổn định, tiết
kiệm diện tích cũng như công sức nuôi cấy.
Đã đưa ra được sơ đồ quy trình nuôi trồng loài N. oculata QN1 làm nguyên
liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng.
3.2.3. Nghiên cứu quy trình thu hoạch chế biến và bảo quản sinh khối tảo N.
oculata QN1
3.2.3.1. Quy trình thu hoạch
Điều kiện thu hoạch sinh khối tảo từ các hệ thống nuôi khác nhau: chế độ ly
tâm 6000 v/p trong 10 phút với hiệu quả lắng đạt 95 % và 3000 v/p trong 10 phút
với hiệu quả lắng đạt 100 % với dịch nuôi tảo không được và được xử lý chất kết
bông (KAl (SO4)2.12H2O 0,4 g/L). Hàm lượng, thành phần lipit và axit béo trong
sinh khối tảo thu hoạch được từ hai phương pháp ly tâm là tương đương nhau,
trong đó hàm lượng lipit tổng số đạt 16,21±1,88 đến 16,72±0,88 % sinh khối khô,
hàm lượng EPA đạt 24,73±2,17 đến 26,03±2,12 % so với tổng số axit béo.
Đã xây dựng được quy trình thu hoạch sinh khối tảo N. oculata QN1, cung
cấp nguyên liệu cho sản xuất viên thực phẩm chức năng (Hình 3.5).
Tính ổn định của vi tảo N. oculata QN1 trong quá trình thu hoạch đã được
xác định. Hàm lượng lipit, EPA, protein, cacbohydrate, chlorophyll a, carotenoit
trong sinh khối tảo thu hoạch được bằng phương pháp ly tâm và sử dụng chất kết
bông (có rửa sinh khối bằng 2 lần HCl 0,1N và 3 lần bằng nước cất) đạt lần lượt là
15,62±1,23 % và 15,15±1,36 % SKK; 2,3±0,1 và 2,28±0,1 % SKK; 18,21±1,21 và
18,12±1,32 % SKK; 34,7±2,13 và 30,2±2,45% SKK; 1,65±0,05 và 1,61±0,04%
SKK; 0,29±0,04 và 0,27±0,03 % SKK. Sinh khối tảo N. oculata QN1 cũng rất
giàu các khoáng đa và vi lượng, hàm lượng các kim loại nặng như Cd, Pd, As và
Hg đều nằm dưới ngưỡng cho phép đối với các mẫu thực phẩm theo tiêu chuẩn
Việt Nam, (2002). Ngoài ra, các quan sát cảm quan cũng cho thấy màu sắc của
sinh khối tảo thu hoạch được theo hai phương pháp ly tâm trực tiếp dịch nuôi tảo
hoặc kết bông và ly tâm sau khi rửa 2 lần bằng HCl 0,1 N và 3 lần rửa bằng nước
cất đều có màu xanh đặc trưng và không có sự khác biệt.
3.2.3.2. Nghiên cứu quy trình chế biến và bảo quản vi tảo N. oculata QN1
Hình 3.5. Sơ đồ quy trình thu hoạch vi tảo biển N. oculata QN1
Sinh khối tảo N. oculata QN1 có thể sấy bằng sấy phun là phương pháp có
thể thu sinh khối chủng QN1 có chất lượng tốt, chi phí phù hợp và có thể áp dụng
cho việc sản xuất sinh khối tảo ở quy mô bán công nghiệp và công nghiệp. Ngoài
ra, có thể sử dụng sấy phun với điều kiện thích hợp là hàm lượng chất khô trong
dịch tảo trước sấy khoảng 20 %, nhiệt độ không khí đầu vào là 200 °C, áp lực khí
nén là 4,00 bar và tốc độ bơm nhập liệu là 20 mL/phút với hiệu suất thu hồi đạt
trên 65 %, độ ẩm sản phẩm dao động khoảng 3,5 %.
Nghiên cứu điều kiện bảo quản sinh khối tảo N. oculata QN1 thu hoạch
được ở các điều kiện khác nhau bao gồm nhiệt độ phòng, 4 – 10 °C và -20 °C
trong thời gian từ 1 tuần đến 1 năm đã được tiến hành. Kết quả về điều kiện bảo
quản được đánh giá thông qua sự thay đổi về hàm lượng lipit, protein,
cacbohydrate, chlorophyll a trong sinh khối tảo tươi của chủng QN1.
Điều kiện bảo quản sinh khối tảo tươi N. oculata QN1 phù hợp nhất ở -20
°C với thời gian bảo quản lên tới 1 năm. Sự thay đổi về thành phần và hàm lượng
axit béo của N. oculata QN1 sau thời gian bảo quản 1 năm được trình bày ở Bảng
Dịch nuôi cấy
N. oculata QN1
Cô đặc các tế bào tảo bằng chất kết bông
hoặc lọc qua lưới lọc (kích thước lỗ >10
µm và < 5 µm)
Nước, KAl (SO4)2.12H2O
KAl (SO4)2.12H2O
0,04%
- MĐTB 80-100 x triệu TB/mL ở bình
tam giác
- 160-245 x triệu TB/mL ở HTNK
- 40-60 x triệu TB/mL ở HTNH
Dịch tảo cô đặc (5-10% thể tích dịch
ban đầu), sục ozon (2-3 phút)
Tảo khô
Ly tâm loại nước và rửa lại
bằng HCl 0,1N và nước cất
3-5 lần (tỷ lệ 1:5, w/v)
Nước, KAl (SO4)2.12H2O
Ly tâm 3000 v/p, 10 phút hoặc ly
tâm vắt 1500 v/p, 20 phút
Sấy khô
(1)
(2)
(3)
(4)
Bảng 3.1: Sự thay đổi hàm lƣợng, thành phần axit béo của N. oculata QN1
sau thời gian bảo quản 1 năm ở -200C
Thành phần
axit béo (%
so với tổng
số axit béo)
Tên
SK
tƣơi
trƣớc
bảo
quản
SK có
độ ẩm
100%
SK có
độ ẩm
60-
80%
SK có
độ ẩm
20-
40%
SK có
độ ẩm
0-5%
C14:0 Tetradecanoic acid 0,62 0,58 0,53 0,60 0,61
C16:0 Hexadecanoic acid 20,15 20,10 20,19 20,12 20,16
C16:1n-7 9- Hexadecanoic acid 3,52 3,30 3,57 3,24 3,46
C18:1n-9 9- Octadecenoic acid 8,46 8,00 6,71 7,21 7,12
C18:2n-6
9,12- Octadecenoic
acid
9,18 8,30 9,03 9,25 9,13
C18:3n-3
9,12,15-
Octadecatrienoic
acid
17,82 17,70 17,01 16,35 17,21
C20:0 Eicosanoic acid 5,26 5,90 5,98 5,68 6,08
C20:4n-6
5, 8, 11, 4-
Eicosatetraenoic acid
0,83 0,60 0,74 0,85 0,79
C20:5n-3
(EPA)
5, 8, 11, 14, 17-
Eicosapentaenoic
acid
26,03 24,70 25,20 23,21 24,22
Loại khác 8,13 10,82 11,04 13,49 11,22
Hàm lượng, thành phần các axit béo trong sinh khối tảo N. oculata QN1 với
độ ẩm khác nhau sau thời gian bảo quản 1 năm ở -20 0C là không thay đổi nhiều
so với thời điểm ban đầu. Các axit béo chính chứa trong sinh khối tảo bao gồm
EPA, axit -linolenic, axit palmitic, axit oleic, axit linoleic. Trong đó, hàm lượng
EPA trong sinh khối tảo có độ ẩm khác nhau dao động từ 23,21 – 26,03 % SKK
sau 1 năm bảo quản ở -20 0C.
Nghiên cứu xác định tính ổn định của vi tảo trong quá trình chế biến
Tính ổn định của sinh khối tảo N. oculata QN1 sau quá trình sấy khô theo
các phương pháp khác nhau (phơi nắng, sấy khô bằng tủ sấy nhiệt, sấy phun và
sấy đông khô) đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy hàm lượng, thành phần các
axit béo trong sinh khối tảo N. oculata QN1 khi được sấy đông khô là không thay
đổi nhiều so với thời điểm ban đầu. Hàm lượng EPA giữ ổn định ở mức 35,03 –
35,08 % so với tổng số axit béo (TFA). Hàm lượng EPA trong sinh khối tảo được
sấy khô trong lò sấy và sấy phun giảm xuống còn 26,98 % và 28,68 % so với TFA,
tương ứng. Trong khi đó, quá trình sấy khô sinh khối tảo bằng cách phơi nắng làm
giảm đáng kể hàm lượng EPA (giảm từ 35,03 xuống 19,9 % so với TFA) (Bảng
3.2).
Bảng 3.2: Sự thay đổi hàm lƣợng, thành phần axit béo trong sinh khối
N. oculata QN1 sau quá trình sấy khô khác nhau
Thành
phần axit
béo (% so
với tổng số
axit béo)
Tên khoa học
Trƣớc
sấy
Phơi
nắng
Sấy
trong tủ
sấy
Sấy
phun
Sấy
đông
khô
C12:0 Dodecanoic acid 0,61 6,58 0,96 2,60 0,61
C14:0 Tetradecanoic acid 5,31 15,10 8,19 10,12 5,16
C16:0 Hexadecanoic acid 13,56 13,98 13,17 14,24 13,46
C16:1(n-7) 9- Hexadecanoic acid 20,16 23,00 16,71 18,21 18,12
C18:1(n-9) 9- Octadecenoic acid 4,54 2,30 3,03 3,25 4,13
C18:2(n-6)
9.12- Octadecenoic
acid
4,16 2,70 3,01 3,35 4,21
C20:5(n-3)
5.8.11.14.17-
Eicosapentaenoic acid
35,03 19,90 26,98 28,68 35,08
Loại khác 16,63 16,44 27,95 19,55 19,23
Hàm lượng protein, carbonhydrate, chlorophyll a, carotenoit trong sinh khối
tảo thu được bằng phương pháp sấy đông khô hầu như không có sự thay đổi về
chất lượng. Tuy nhiên, phương pháp sấy nhiệt và sấy phun cũng cho sinh khối tảo
có chất lượng tốt với chi phí hợp lý và có thể áp dụng để sấy một lượng lớn sinh
khối tảo.
Nghiên cứu xác định tính ổn định của vi tảo trong quá trình bảo quản
Nghiên cứu xác định tính ổn định của sinh khối vi tảo thu được (bằng cách
sấy nhiệt, sấy phun và sấy đông khô) sau thời gian bảo quản ở -20°C từ 0 ngày đến
1 năm đã được tiến hành. Hàm lượng lipit, EPA, protein, carbonhydrate, và
chlorophyll a trong sinh khối tảo được bảo quản ở -20°C thì chất lượng sinh khối
tảo khô vẫn được đảm bảo sau thời gian 1 năm. Ngoài ra, ở tất cả các điều kiện
bảo quản, mức độ giảm hàm lượng lipit, EPA, protein, cacbohydrate và
chlorophyll a trong sinh khối tảo được sấy đông khô cũng thấp hơn so với sinh
khối tảo được sấy nhiệt và sấy phun.
3.3. Đánh giá tác động sinh học của sinh khối tảo N. oculata QN1 sử
dụng làm thực phẩm chức năng
3.3.1. Đánh giá tác động sinh học của sinh khối tảo N. oculata QN1 sử
dụng làm thực phẩm chức năng
3.3.1.1. Đánh giá độc tính cấp
*Ảnh hưởng của mẫu thử đến trạng thái, hoạt động của chuột thử
nghiệm
Các nhóm chuột thử nghiệm được cho uống mẫu thử dựa theo liều đã tính
(0; 15; 20; 25 và 30 g/kg KLCT chuột). Sau khi uống, chuột được phân chia vào
lồng, nuôi theo nhóm. Kết quả quan sát trạng thái và các biểu hiện bất thường của
chuột được tóm tắt trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả theo dõi các biểu hiện bất thƣờng sau khi uống của chuột
Nhóm
Liều
(g/kg KLCT
chuột)
Các biểu hiện ngộ
độc (hoảng loạn, thở
gấp, mệt mỏi, tím
tái chết)
Số chuột
chết
Tình trạng tiêu thụ
thức ăn, nƣớc
uống, bài tiết
1 0 Không có Không có Bình thường
2 15,0 Không có Không có Bình thường
3 20,0 Không có Không có Bình thường
4 25,0 Không có Không có Bình thường
5 30,0 Không có Không có Bình thường
Ghi chú: KLCT – khối lượng cơ thể
Kết quả nghiên cứu thu được trên Bảng 3.3 đã cho thấy chuột ở nhóm chứng
và bốn nhóm thử đều không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Tất cả các chuột
đều khỏe mạnh, hoạt động bình thường. Không có chuột bị chết trong thời gian
theo dõi 7 ngày.
Kết quả nghiên cứu về độc tính cấp đã cho thấy chuột uống sinh khối vi tảo
N. oculata QN1 ở các liều nghiên cứu là 15; 20; 25 và 30 g/kg KLCT không có
con nào bị chết, chuột vẫn di chuyển và ăn uống bình thường. Như vậy, sinh khối
vi tảo N. oculata QN1 không gây độc tính cấp do không xác định được giá trị
LD50. Hay nói cách khác, sinh khối vi tảo an toàn và không gây chết động vật thí
nghiệm trong thử nghiệm gây độc cấp tính.
Theo phân loại độc tính của Hệ thống phân loại hóa chất và hợp chất toàn
cầu GHS (Globally Harmonised System for Classification of Chemical substances
and Mixtures) dựa trên giá trị LD50, những chất có giá trị độc tính cấp LD50 trong
khoảng > 5000 mg/kg KLCT, được coi là chất không độc. Như vậy, sản phẩm N.
oculata là chế phẩm không độc (non-toxic).
*Ảnh hưởng của mẫu thử đến khối lượng cơ thể chuột
Ngoài các biểu hiện của chuột, chúng tôi cũng theo dõi sự thay đổi về
KLCT chuột thí nghiệm. Sau 7 ngày thử nghiệm, khối lượng trung bình của cơ thể
chuột lần lượt là (25,5 ± 1,0), (25,8 ± 0,9), (26,1 ± 0,8), (25,3 ± 0,8) và (26,0 ±
0,9) g tương ứng với các nồng độ thử nghiệm bột tảo khô là 0; 15; 20; 25 và 30
g/kg KLCT. Kết quả thu được này cho thấy bột tảo khô không ảnh hưởng đến
KLCT của chuột (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của sinh khối VTB N. oculata QN1 lên KLCT của chuột
thử nghiệm
Nhóm
Liều
(g/kg
chuột)
Kết quả cân nặng (gam)
Giá trị P
Trƣớc thí
nghiệm (gam)
Sau thí
nghiệm
(gam)
Tỷ lệ
tăng (%)
1 Đối
chứng
19,4 ± 0,4 25,5 ± 1,0 31,4 Ptrước-sau <<
0,05*
2
15,0
19,5 ± 0,5
25,8 ± 0,9
32,3
Ptrước-sau << 0,05
Ptrước (C-T)= 0,46
Psau (C-T)= 0,46
3
20,0
19,6 ± 0,4
26,1 ± 0,8
33,2
Ptrước-sau << 0,05
Ptrước (C-T)= 0,31
Psau (C-T)= 0,22
4
25,0
19,5 ± 0,6
25,3 ± 0,8
29,7
Ptrước-sau << 0,05
Ptrước (C-T)= 0,67
Psau (C-T)= 0,58
5
30,0
19,7 ± 0,5
26.0 ± 0,9
32,0
Ptrước-sau << 0,05
Ptrước (C-T)= 0,25
Psau (C-T)= 0,34
Ghi chú:
- Dấu ký hiệu << 0,05 biểu thị giá trị tính được của P nhỏ hơn rất nhiều so với 0,05.
- Ptrước-sau: Khi so sánh KLCT của chuột tại thời điểm trước và sau uống 7 ngày trong mỗi nhóm.
- Ptrước (C-T): Khi so sánh KLCT của chuột giữa nhóm chứng và nhóm thử tại thời điểm trước uống.
- Psau (C-T): Khi so sánh KLCT của chuột giữa nhóm chứng và nhóm thử tại thời điểm sau uống 7
ngày.
Ngoài ra, chúng tôi cũng cũng tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sinh
khối tảo đến KLCT của chuột thử nghiệm theo giống (đực/cái) dựa trên tỷ lệ tăng
KLCT trung bình của chuột sau thử nghiệm so với trước khi cho chúng uống mẫu
thử giữa 2 giống chuột tại từng liều nghiên cứu (Bảng 3.5).
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tăng KLCT của 2 phân nhóm chuột
đực và cái trong từng nhóm thử và nhóm đối chứng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê sinh học (P>0,05). Kết quả nghiên cứu thu được đã cho thấy sinh khối vi
tảo N. oculata QN1 không ảnh hưởng đặc biệt lên mức tăng KLCT của giống
chuột (đực/cái).
Ngoài ra, mức độ tăng KLCT của 2 phân nhóm chuột đực và cái trong từng
nhóm thử và nhóm đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê sinh học
(P>0,05). Kết quả nghiên cứu thu được đã cho thấy sinh khối vi tảo N. oculata
QN1 không ảnh hưởng đặc biệt lên mức tăng KLCT của giống chuột (đực/cái).
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của sinh khối N. oculata QN1 đến mức tăng KLCT của
chuột thử nghiệm theo giống (đực/cái)
Nhóm
Liều (gam/kg KLCT
chuột)
Tỷ lệ tăng (%) Pnhóm
Chuột đực Chuột cái
1 0,0 32,0±0,8 29,7±1,0 0,41 (>0,05)
2 15,0 31,8±0,7 32,5±0,8 0,47 (>0,05)
3 20,0 30,7±0,8 33,1±0,7 0,45 (>0,05)
4 25,0 29,6±0,7 28,9±0,8 0,27 (>0,05)
5 30,0 31,3±1.1 32,4±1,1 0,66 (>0,05)
TB 31,1±0,9 31,3±1,7
Ptổng 0,81 (> 0,05)
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.4 và 3.5 đã cho thấy chuột nhắt
trắng được uống với mức liều từ 15,0 – 30,0 g sinh khối vi tảo N. oculata QN1/kg
khối lượng cơ thể của chuột đã không ảnh hưởng đến thể trạng, hoạt động của
chuột. Chuột thử nghiệm khỏe mạnh, tăng cân. Như vậy, trong đều kiện thí
nghiệm của chúng tôi đã không phát hiện thấy giá trị LD50 và sinh khối vi tảo N.
oculata được cho chuột uống đến liều 30 g/kg KLCT chuột là hoàn toàn an toàn,
không gây chết động vật thí nghiệm trong thử nghiệm gây độc cấp tính. Theo phân
loại độc tính của Hệ thống phân loại hóa chất và hợp chất toàn cầu GHS (Globally
Harmonised System for Classification of Chemical substances and Mixtures),
những chất có LD50 >5g/kg khối lượng cơ thể được coi là chất không độc. Điều
này cho thấy bột tảo khô N. oculata QN1 với liều uống đến 30g/kg khối lượng cơ
thể chuột là sản phẩm không độc.
3.3.1.2. Kết quả đánh giá độc tính bán trƣờng diễn
*Ảnh hưởng của sinh khối vi tảo N. oculata QN1 đến tình trạng chung và khối
lượng cơ thể của thỏ
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy sinh khối chủng
QN1 ở cả 2 mức liều nghiên cứu 1,2 và 3,0 g/kg KLCT của thỏ/ngày không gây
ảnh hưởng tới thể trạng của thỏ thí nghiệm sau khi uống liên tục trong 28 ngày.
Bảng 3.6. Kết quả theo dõi khối lƣợng cơ thể của thỏ trƣớc và sau khi uống
sinh khối N. oculata QN1
Nhóm (n=7)
Kết quả cân nặng (kg)
P Trƣớc
TN (m0)
Sau 1
tuần (m1)
Sau 2
tuần (m2)
Sau 3
tuần(m3)
Sau 4
tuần (m4)
Đối chứng (C) 2,09±0,11 2,13±0,16 2,16±0,16 2,16±0,14 2,24±0,15
Ptrước-sau=0,044 % so với trước
thử nghiệm
1,91% 3,34% 3,34% 7,18%
Thử nghiệm 1 –
1,2 g/kg thỏ (T1)
2,10±0,13 2,16±0,14 2,19±0,15 2,23±0,14 2,27±0,15 Ptrước-sau=0,026
Ptrước (T1-C)=0,408
Psau (T1-C)=0,606
% so với trước
thử nghiệm
2,86% 4,29% 6,19% 8,09%
Thử nghiệm 2 –
3,0 g/kg thỏ (T2)
2,12±0,12 2,13±0,10 2,18±0,13 2,20±0,13 2,28±0,13 Ptrước-sau=0,045
Ptrước (T2-C)=0,644
Psau (T2-C)=0,501
% so với trước
thử nghiệm
0,47% 2,83% 3,77% 7,55%
Ghi chú:
Ptrước-sau: So sánh KLCT của thỏ tại thời điểm trước và sau uống 28 ngày trong mỗi nhóm.
Ptrước (C-T): Khi so sánh KLCT của thỏ giữa nhóm chứng và nhóm thử tại thời điểm trước uống.
Psau (C-T): Khi so sánh KLCT của thỏ giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm tại thời điểm sau
uống 28 ngày.
*Ảnh hưởng của sinh khối vi tảo N. oculata QN1 đến chức năng tạo máu của
thỏ
Kết quả phân tích các chỉ số huyết học của thỏ thử nghiệm tại 3 thời điểm
sau khi được uống sinh khối vi tảo N. oculata QN1 ở nhóm đối chứng và nhóm
thử T1 và T2 được trình bày ở Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu thu được đã cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sinh học ở các thông số về huyết học
trước (t0) và sau 14 (t1) và 28 (t2) ngày thử nghiệm ở cả 2 nhóm uống chế phẩm T1
và T2. Nếu so sánh ở cùng thời điểm xét nghiệm (t1 và t2) giữa nhóm đối chứng và
2 nhóm thử nghiệm, kết quả thu được cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê sinh học của các chỉ số huyết học của thỏ (PC-T1, PC-T2 thời điểm t1, t2 >
0,05).
Bảng 3.7. Kết quả phân tích các chỉ số huyết học của thỏ thử nghiệm tại 3
thời điểm t0, t1, và t2
Chỉ tiêu n
Thời
điểm
Nhóm đối
chứng
Nhóm thử
T1
PC-
T1
Nhóm thử
T2
PC-T2
Hồng cầu
(x 1012/ Lit)
7
t0 6,1 ± 0,3 6,0 ± 0,6
>0,05
5,9± 0,4
>0,05
t1 5,9 ± 0,6 6,2 ± 0,3 6,0± 0,8
t2 5,8 ± 0,5 5,9± 0,7 6,1 ± 0,7
Ptrước-sau >0,05 > 0,05 > 0,05
Bạch cầu
(x 10
9
/ Lit)
7
t0 9,1 ± 1,3 8,6 ± 1,4 9,0 ± 0,9
t1 8.7 ± 1,4 9,0 ± 1,5 9,4 ± 1,1
t2 9,2 ± 1,4 9,1 ± 2,3 9,5 ± 1,1
Ptrước-sau >0,05 > 0,05 > 0,05
Tiểu cầu
(x 109/ Lit)
7
t0 391,7 ± 76,9 439,4 ± 88,7 444,9 ± 73,9
t1 430,1± 68,6 427,0 ± 54,3 468 ± 78,1
t2 426,1± 55,2 432,4± 63,2 453,5 ± 77,5
Ptrước-sau >0,05 > 0,05 > 0,05
Hematocrit
(%)
7
t0 36,3 ± 2,5 37,7 ± 1,5 37,3 ± 2,1
t1 34,9± 2,4 35,3 ± 3,5 35,6 ± 3,7
t2 35,1± 2,8 36,5 ± 2,7 34,6± 3,1
Ptrước-sau >0,05 > 0,05 > 0,05
Hemoglobi
n
7
t0 11,3 ± 0,9 10,6 ± 1,4 11,2 ± 0,4
t1 10,9 ± 0,8 11,0 ± 0,3 10,3± 0,8
(g/dL) t2 10,4 ± 0,8 10,0 ± 1,1 10,7 ± 0,6
Ptrước-sau >0,05 > 0,05 > 0,05
Ghi chú: - t0: Thời điểm trước thử nghiệm; t1: Thời điểm sau 14 ngày uống sinh khối vi tảo;
t2: Thời điểm sau 28 ngày uống sinh khối vi tảo; P C-T: So sánh giữa nhóm chứng và nhóm thử tại
cùng thời điểm; Ptrước-sau: So sánh trưóc và sau thử nghiệm của mỗi nhóm; T1: nhóm thỏ uống 1,2
g/kg KLCT; T2: nhóm thỏ uống 3,0 g/kg KLCT
Kết quả thực nghiệm thu được chỉ ra trên Bảng 3.7 đã cho thấy ngay ở mức
liều cao 3,0 g sinh khối vi tảo N. oculata QN1/kg khối lượng cơ thể của thỏ cũng
không gây ảnh hưởng đến chức năng tạo máu của thỏ.
*Ảnh hưởng của sinh khối vi tảo N. oculata QN1 đến chức năng gan thỏ thí
nghiệm
Ảnh hưởng của sinh khối vi tảo N. oculata QN1 lên chức năng gan thỏ được
trình bày ở Bảng 3.8. Kết quả trước thí nghiệm thu được cho thấy, các chỉ số sinh
hóa của thỏ ở nhóm thử (T1 và T2) và nhóm đối chứng không có sự khác biệt
nhau có ý nghĩa thống kê sinh học (PC-T1, PC-T2, thời điểm t0 > 0,05). Sau 14 và 28
ngày thí nghiệm cũng không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sinh học
giữa nhóm đối chứng và 2 nhóm thử T1 và T2 về các chỉ số sinh hóa này (PC-T1,
PC-T2 , thời điểm t1, t2 > 0,05). Ngoài ra, chúng tôi cũng không thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê sinh học khi so sánh các thông số này trong mỗi nhóm thử ở
thời điểm xét nghiệm so với trước khi uống (P > 0,05).
Bảng 3.8. Kết quả phân tích một số chỉ số sinh hóa liên quan đến chức năng
gan của thỏ tại 3 thời điểm t0, t1, và t2
Chỉ tiêu n
Thời
điểm
Nhóm đối
chứng
Nhóm
T1
PC-T1 Nhóm T2 PC-T2
SGOT
(U/ Lit)
7
t0 20,9 ± 3,4 22,1 ± 3,1
> 0,05
20,3 ± 2,0
>
0,05
t1 22,7 ± 5,6 20,9 ± 4,2 19,4 ± 6,5
t2 22,0 ± 4,6 23,7 ± 2,8 21,6 ± 1,7
Ptrước-sau > 0,05 > 0,05 > 0,05
SGPT
(IU/ Lit)
7
t0 38,3 ± 4,8 40,0 ± 4,3 40,7 ± 2,0
t1 40,4 ± 4,0 42,6 ± 3,6 43,7 ± 5,1
t2 39,9 ± 2,4 41,1 ± 3,9 40,1 ± 4,4
Ptrước-sau > 0,05 > 0,05 > 0,05
Bilirubin
toàn phần
7
t0 16,9 ± 1,3 17,2 ± 1,6 17,9 ± 0,8
t1 17,6 ± 1,9 18,4 ± 1,7 19,2 ± 1,2
(μmol/Lit) t2 18,6 ± 1,8 17,9 ± 1,6 19,1 ± 0,9
Ptrước-sau > 0,05 > 0,05 > 0,05
Protein toàn
phần (g/L)
7
t0 60,7 ± 3,1 59,7 ± 4,3 60,7 ± 2,2
t1 59,0 ± 2,0 61,3 ± 3,8 62,7 ± 4,4
t2 60,4 ± 2,1 60,1 ± 1,6 59,9 ± 1,2
Ptrước-sau > 0,05 > 0,05 > 0,05
Ghi chú: - t0: Thời điểm trước thử nghiệm; t1: Thời điểm sau 14 ngày uống sinh khối vi tảo;
t2: Thời điểm sau 28 ngày uống sinh khối vi tảo; P C-T: So sánh giữa nhóm chứng và nhóm thử tại
cùng thời điểm; Ptrước-sau: So sánh trưóc và sau thử nghiệm của mỗi nhóm; T1: nhóm thỏ uống 1,2
g/kg khối lượng cơ thể; T2: nhóm thỏ uống 3,0 g/kg khối lượng cơ thể
Như vậy, có thể khẳng định mức liều 3,0 g sinh khối vi tảo N. oculata
QN1/kg khối lượng cơ thể của thỏ/ngày trong nghiên cứu này đã không ảnh hưởng
đến chức năng gan của thỏ được thử nghiệm.
Ảnh hưởng của sinh khối vi tảo N. oculata QN1 đến chức năng thận của thỏ
thử nghiệm
Ảnh hưởng của sinh khối vi tảo N. oculata đến chức năng thận của thỏ thử
nghiệm được trình bày ở Bảng 3.9. Kết quả trình bày ở Bảng 3.9 đã cho thấy hầu
như không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về các chỉ số creatinin và urea
huyết giữa nhóm đối chứng và 2 nhóm uống sinh khối tảo ở nhóm thử T1 và T2 ở
tất cả các thời điểm nghiên cứu và giữa các nhóm thử (P> 0,05).
Bảng 3.9. Kết quả phân tích một số chỉ số sinh hóa liên quan đến chức năng
thận của thỏ tại 3 thời điểm t0, t1 và t2
Chỉ tiêu n
Nhóm đối
chứng
Nhóm
T1
PC-T1 Nhóm T2 PC-T2
Creatinin
(μmol/Lit)
7
t0 102,4 ± 9,9 95,6 ± 7,3
> 0,05
96,4 ± 11,7
> 0,05
t1 98,1 ± 8,9 97,3 ± 8,6 100,7 ± 11,3
t2 97,1 ± 10,5 94,9 ± 8,2 97,7 ± 13,6
Ptrước-sau > 0,05 > 0,05 > 0,05
Urea
(mmol/Lit)
7
t0 6,2 ± 0,9 5,9 ± 0,7 6,1 ± 0,5
t1 6,0 ± 1,1 6,1 ± 0,6 6,2± 1,3
t2 6,4 ± 1,4 6,0 ± 1,0 6,1 ± 0,8
Ptrước-sau > 0,05 > 0,05 > 0,05
Ghi chú: T1: nhóm thỏ uống 1,2 g/kg khối lượng cơ thể; T2: nhóm thỏ uống 3,0 g/kg khối lượng cơ
thể; t0: Thời điểm trước thử nghiệm; t1: Thời điểm sau 14 ngày uống sinh khối vi tảo; t2: Thời điểm
sau 28 ngày uống sinh khối vi tảo; P C-T: So sánh giữa nhóm chứng và nhóm thử tại cùng thời
điểm; Ptrước-sau: So sánh trưóc và sau thử nghiệm của mỗi nhóm
Như vậy, với mức liều uống 3,0 g sinh khối tảo/kg khối lượng cơ thể của
thỏ/ngày đã không gây ảnh hưởng đến chức năng thận của thỏ được sử dụng trong
thí nghiệm của chúng tôi.
Ảnh hưởng của sinh khối vi tảo N. oculata QN1 tới sự thay đổi mô bệnh học
gan, thận của thỏ thí nghiệm
Ảnh hưởng của sinh khối vi tảo N. oculata QN1 lên sự thay đổi mô bệnh
học gan, thận của thỏ thí nghiệm được xác định nhờ giải phẫu mô bệnh và quan sát
tổng quát đại thể và vi thể tổ chức mô dưới kính hiển vi. Sau khi kết thúc thời gian
cho thỏ uống sinh khối vi tảo với 2 mức liều 1,2 và 3,0 g/kg KLCT thỏ/ngày (kéo
dài liên tục trong 28 ngày), lấy ngẫu nhiên mẫu gan và thận của 3 thỏ trên mỗi
nhóm để làm tiêu bản, và quan sát đại và vi thể tại Bộ môn Giải phẫu sinh lý bệnh-
Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Hình 3.6.
Như vậy, sinh khối vi tảo biển N. oculata QN1 h ng g độc tính cấp d
thử ở mức liều cao tối đa so với thể tích dạ dà chuột 3 g g hối lượng cơ thể
chuột) trên chuột thực nghiệm. Chúng tôi không phát hiện thấy giá trị LD50 ở tất
cả các liều 15, 20, 25 và 30 g/kg khối lượng cơ thể chuột đã nghiên cứu. Điều này
cho thấy bột tảo khô N. oculata QN1 với liều uống đến 30 g/kg khối lượng cơ thể
chuột là sản phẩm h ng độc.
Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của sinh khối vi tảo N. oculata
QN1 ở mức liều uống 1,2 và 3,0 g/kg khối lượng cơ thể thỏ/ngày trong 28 ngày
liên tục đã cho thấy sinh khối tảo đã h ng ảnh hưởng đến thể trạng; hoạt động
của thỏ được thử nghiệm; không ảnh hưởng đến chức năng tạo máu; chức năng và
mô học của gan và thận của thỏ thử nghiệm so với l đối chứng. Sinh khối vi tảo
N. oculata QN1 là hoàn toàn an toàn khi sử dụng cho động vật.
Lô đối chứng (C1) Lô thí nghiệm 1 (T1) Lô thí nghiệm 2 (T2)
Gan thỏ C1.1: Nhu mô gan
xung huyết nhẹ. Nhuộm HE
x 100
Gan thỏ T1.1: Các tế bào
gan thoái hóa nhẹ. HE x 400.
Gan thỏ T2.1: Tế bào gan
thoái hóa nhẹ. Nhuộm HE
x 400.
Thận thỏ C1.1: Nhu mô
thận xung huyết nhẹ.
Nhuộm HE x 100
Thận thỏ T1.1: Cầu thận
sung huyết nhẹ. HE x 100
Thận thỏ T2.1: Các ống
thận sung huyết nhẹ. HE x
100
Ghi chú : Lô thử nghiệm T1: nhóm thỏ uống 1,2 g/kg khối lượng cơ thể; T2: nhóm thỏ uống
3,0g/kg khối lượng cơ thể
Hình 3.6. Ảnh sinh thiết tế bào gan, thận của lô thỏ đối chứng và các lô thỏ thí nghiệm
3.3.1.3. Nghiên cứu đánh giá hành vi của chuột thực nghiệm khi sử dụng sinh khối
tảo N. oculata QN1
Kết quả nghiên cứu trong môi trường mở
Kết quả về các chỉ số của chuột trong bài tập môi trường mở được thể hiện ở
Hình 3.7, 3.8 và 3.9.
Hình 3.7: Quãng đƣờng chuột
vận động trong môi trƣờng mở
Hình 3.8: Tốc độ trung bình chuột
vận động trong môi trƣờng mở
Hình 3.9: Quãng đƣờng chuột
vận động trong môi trƣờng mở
Chúng tôi nhận thấy các chỉ số về quãng đường vận động, tốc độ vận động
trung bình và thời gian ở vùng trung tâm của chuột ở cả 3 nhóm không có sự khác
biệt. Điều đó chứng tỏ uống dung dịch vi tảo N. oculata QN1 (liều 4,8 g và 12
g/kg KLCT chuột) không ảnh hưởng đến chức năng vận động và khả năng khám
phá của chuột.
Nghiên cứu trong bài tập nhận thức đồ vật
Kết quả về thời gian và tần suất chuột khám phá hai đồ vật giống nhau trong
ngày thứ 2 của bài tập được thể hiện ở Hình 3.10 và 3.11.
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Hình 3.10 và 3.11 đã cho thấy thời
gian và tần suất chuột khám phá hai đồ vật giống hệt nhau trong ngày tập thứ hai
của bài tập là không có sự khác biệt giữa vật A và vật B trong từng nhóm. Đồng
thời khi so sánh về thời gian và tần suất khám phá hai đồ vật trên cả 3 nhóm
(nhóm chứng, nhóm 4,8 g/kg và 12 g/kg) cũng không thấy có sự khác biệt. Kết
quả này cho thấy chuột uống dung dịch NaCl 0,9% và vi tảo ở hai liều khác nhau
(4,8 g/kg và 12 g/kg) có kết quả tương tự nhau ở ngày tập thứ 2 của bài tập.
Hình 3.10: Thời gian chuột phám phá
hai đồ vật giống nhau
(giây
) (lần)
Hình 3.11. Tần suất chuột phám phá
hai đồ vật giống nhau
Hình 3.12. Thời gian chuột phám phá
đồ vật cũ (vật A) và đồ vật mới (vật B)
Hình 3.13. Tần suất chuột phám phá
đồ vật cũ (vật A) và đồ vật mới (vật B)
Kết quả về thời gian và tần suất chuột khám phá đồ vật cũ (vật A) và vật mới
(vật B) trong ngày thứ 3 của bài tập được thể hiện ở Hình 3.12 và 3.13. Kết quả cho
thấy thời gian và tần suất chuột khám phá vật cũ (vật A) và vật mới (vật B) là có sự
khác biệt giữa hai đồ vật trong từng nhóm. Ở cả 3 nhóm chuột thí nghiệm đều có xu
hướng sử dụng nhiều thời gian và tần suất khám phá vật mới hơn là khám phá vật
đã quen thuộc (vật cũ). Đồng thời khi so sánh thời gian và tần suất khám phá hai đồ
vật trên 3 nhóm (nhóm chứng, nhóm 4,8 và 12 g/kg) cho thấy giữa hai nhóm chứng
và nhóm 4,8 g/kg hầu như không thấy có sự khác biệt. Tuy nhiên chuột ở nhóm 12
g/kg có xu hướng khám phá vật mới nhiều hơn (cả về thời gian và tần suất) so với 2
nhóm còn lại. Kết quả này cho thấy chuột uống dung dịch NaCl 0,9 % và tảo ở liều
4,8 g/kg có kết quả tương tự nhau, trong khi chuột uống tảo ở liều 12 g/kg có xu
hướng khám phá vật mới nhiều hơn so với 2 nhóm còn lại ở ngày tập thứ 3 của bài
tập.
Các kết quả nghiên cứu thu được của chúng tôi đã cho thấy trong giai đoạn
luyện tập, không có sự khác biệt đáng kể về tổng thời gian dành khám phá hai đồ
vật giống hệt nhau ở tất cả các nhóm, như vậy, khả năng nhận thức của các đối
tượng thuộc các nhóm khác nhau là tương đương nhau. Trong giai đoạn kiểm tra,
chuột ở cả 3 nhóm đều giành nhiều thời gian khám phá các đồ vật mới hơn so với
vật cũ, trong đó chuột thuộc nhóm 12 g/kg có thời gian dài hơn so với hai nhóm
còn lại. Kết quả này đã cho thấy uống dung dịch tảo (liều 12 g/kg) trong 4 tuần đã
làm tăng cường trí nhớ ở chuột, trong khi ở liều uống 4 g/kg thì không thấy sự
khác biệt so với nhóm chứng. Hiện nay, một số nhóm nghiên cũng sử dụng các
phương pháp nghiên cứu tương tự để đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ của một
số dược liệu như Ptychopetalum olacoides (Götz và Ittner, 2008), Acanthopanax
(Bartolini và cs., 2006) và Trifoliatus, Lycium barbarum (Chang và So, 2008).
Kết quả nghiên cứu trong mê lộ chữ Y
Kết quả nghiên cứu về các chỉ số của chuột trong bài tập mê lộ chữ Y được
thể hiện trong Hình 3.14 và 3.15. Kết quả được cho thấy phần trăm luân phiên
chuột đi vào 3 cánh liên tiếp của mê lộ có tổng số lần chuột ra vào các cánh của
mê lộ chữ Y là tương đương nhau ở cả 3 nhóm chuột thí nghiệm.
Hình 3.15. Phần trăm luân phiên
chuột đi vào 3 cánh liên tiếp của mê lộ
Hình 3.14. Tổng số lần chuột ra vào
các cánh của mê lộ
(lần) (%)
Các kết quả nghiên cứu về vận động, khả năng nhận thức và trí nhớ của
chuột khi sử dụng dung dịch vi tảo N. oculata QN1 cho thấy ở liều uống 4,8 và
12g/kg khối lượng cơ thể đã không ảnh hưởng đến chức năng vận động nhưng
tăng khả năng khám phá và giúp tăng cường trí nhớ ở chuột được uống với liều 12
g sinh khối vi tảo/kg khối lượng cơ thể chuột sau 4 tuần.
3.3.2. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm vi tảo N.
oculata đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm chức năng
3.3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm vi tảo N. oculata QN1
dạng lỏng đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm chức năng
Các phương pháp đề xuất để phân tích các chỉ tiêu của mẫu sinh khối vi tảo
tươi N. oculata QN1 đều đạt yêu cầu phân tích theo AOAC và có thể được sử
dụng để kiểm tra/kiểm soát chất lượng các mẫu sinh khối vi tảo tươi N. oculata.
QN1. Các kết quả phân tích cho thấy mẫu vi tảo tươi được dùng thử nghiệm đạt
yêu cầu về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh theo
yêu cầu chỉ tiêu chất lượng dự kiến. Nguyên liệu này đã được Cục An toàn Thực
phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành theo chứng nhận tiêu chuẩn cho tảo tươi số
13781/2013/ATTP – XNCB, ngày có hiệu lực 18/7/2013.
3.3.2.2. Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm vi tảo N. oculata QN1
dạng h đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm chức năng
Các phương pháp đề xuất đều đạt yêu cầu phân tích và có thể sử dụng để
kiểm tra/kiểm soát chất lượng của sản phẩm sinh khối tảo khô N. oculata QN1.
Các kết quả phân tích mẫu vi tảo khô N. oculata QN1 cho thấy mẫu vi tảo khô đạt
yêu cầu về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, chỉ tiêu vi sinh theo
đúng yêu cầu theo dự kiến. Nguyên liệu này đã được Cục An toàn Thực phẩm –
Bộ Y tế cấp phép lưu hành theo chứng nhận tiêu chuẩn cho bột tảo khô
12553/2013/ATTP – XNCB, ngày có hiệu lực 05/7/2013.
3.3.2.3. Nghiên cứu bào chế và sản xuất viên nang thực phẩm chức năng chứa
vi tảo N. oculata QN1
Nghiên cứu công thức bào chế viên nén hoặc viên nang chứa thành phẩm vi tảo
khô N. oculata QN1 đạt tiêu chuẩn thực phẩm chức năng
Để tăng cường chức năng tác dụng và hiệu quả sử dụng của vi tảo N.
oculata QN1, chúng tôi đã nghiên cứu và bổ sung thêm một số thành phần hoạt
chất và vi chất dinh dưỡng phù hợp hỗ trợ cho tác dụng của tảo N. oculata QN1
bao gồm: Nhàu, Hoàng kỳ, Taurin, Immune gamma, Vitamin B1, Vitamin B5,
Vitamin B6, vitamin B3, Axit Folic.
Dựa trên các công dụng của các dược liệu và vitamin trên, chúng tôi đề xuất
công thức của sản phẩm viên tảo N. oculata QN1 (Bảng 3.10) như sau:
Bảng 3.10: Công thức của sản phẩm viên tảo N. oculata QN1
Thành phần Hàm lƣợng
Vi tảo Nannochloropsis oculata QN1 50mg
Cao Hoàng kỳ (Radix Astragali) 50mg
Cao quả nhàu (Fructus Morindae citrifoliae) 50mg
Taurine 50mg
ImmuneGamma 50mg
Vitamin PP 5,0mg
Vitamin B5 2,0mg
Vitamin B1 0,5mg
Vitamin B6 0,5mg
Axít Folic 0,15mg
3.3.2.4. X dựng tiêu chuẩn chất lượng viên nang thành phẩm
Các kết quả phân tích mẫu viên nang tảo cho thấy mẫu viên tảo đạt yêu cầu
về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng, chỉ tiêu định tính, định lương
và chỉ tiêu vi sinh theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn cơ sở đã công bố (Bảng 3.11).
Bảng 3.11. Kết quả phân tích các tiêu chuẩn cơ sở của viên nang thành phẩm
STT Tên chỉ tiêu Kết quả đánh giá
Mức độ đạt
yêu cầu
1 Hình thức
Viên nang cứng, màu xanh tảo.
Cốm trong nang màu nâu vàng,
có mùi đặc trưng
Đạt
2 Độ đồng đều khối lượng 613mg – 693mg/viên Đạt
3 Độ rã 12 – 15 phút, đạt Đạt
4 Định tính N.oculata QN1
Vi tảo ở dạng đơn bào, màu
xanh lục, tế bào dạng hình cầu
và hình trứng đặc trưng
Đạt
5 Định tính Nhàu Dương tính Đạt
6 Định tính Hoàng kỳ Dương tính Đạt
7
Định tính Immune
Gamma
Đặc hiệu Immune Gamma Đạt
8 Định lượng vitamin B1 0,46 ± 0,005mg/viên Đạt
9 Định lượng vitamin B6 0,46 ± 0,008mg/viên Đạt
10 Định lượng vitamin PP 4,57 ± 0,058mg/viên Đạt
11 Định lượng vitamin B5 1,93 ± 0.014mg/viên Đạt
12 Định lượng axit Folic 0,145 ± 0,003mg/viên Đạt
13 Định lượng Taurin 47 ± 0,382mg/viên Đạt
14 Tổng số VKHK 3,0 x 102CFU/g Đạt
15 Coliforms < 3 MPN/g Đạt
16 E. coli KPH/g Đạt
17 C. perfringens < 3MPN/g Đạt
18 B. cereus < 10CFU/g Đạt
19 S. aureus KPH/g Đạt
20 Salmonella KPH/25g Đạt
21
Tổng số nấm men, nấm
mốc
<10CFU/g
Đạt
22 Chì 1,132ppm Đạt
23 Cadimi 0,031ppm Đạt
24 Thủy ngân 0,067ppm Đạt
25 Asen 0,051ppm Đạt
KPH- Không phát hiện
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các phương pháp được dùng sản xuất đảm
bảo các yêu cầu phân tích, phù hợp để kiểm tra chất lượng thành phẩm viên nang
cứng vi tảo N. oculata QN1. Dựa trên các kết quả nêu trên, tiêu chuẩn cơ sở của
thực phẩm chức năng Viên nang cứng vi tảo N. oculata QN1 đã được xây dựng và
được Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành theo chứng nhận tiêu
chuẩn số 12552/2013/ATTP – XNCB, ngày có hiệu lực 05/7/2013.
Chúng tôi đã nghiên cứu và bào chế thành công Viên nang cứng chứa bột vi
tảo N. oculata QN1 và thành phần hoạt chất có công dụng giúp phòng ngừa và hỗ
trợ điều trị ung thư, bổ sung các vitamin và khoáng chất, làm đẹp da, chống lão
hóa, giúp chống suy nhược, tăng cường sức đề kháng cho người già, bệnh nhân
sau phẫu thuật, vận động viên, trẻ biếng ăn. Kết quả phân tích thành phẩm viên
nang cho phép đưa ra các tiêu chuẩn gồm các chỉ tiêu và phương pháp cho
phép kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đã xây dựng được tiêu chuẩn
cơ sở cho sản phẩm viên nang này. Ngoài ra, độ ổn định của các thành phần trong
quá trình bào chế và bảo quản cũng đã được nghiên cứu. Các kết quả thu được cho
thấy không có hoạt chất nào bị ảnh hưởng trong quá trình bào chế và bảo quản.
Sản phẩm đã được Cục An toàn Thực phẩm –Bộ Y tế cấp phép lưu hành theo
chứng nhận tiêu chuẩn số 12552/2013/ATTP – XNCB, ngày có hiệu lực
05/7/2013.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Đã tuyển chọn được 6 chủng Nannochloropsis spp. ở vùng biển Quảng
Ninh và Nha Trang - Khánh Hòa. Định tên khoa học chính xác chủng
Nannochloropsis sp. QN1 phân lập được từ vùng biển Quảng Ninh thuộc về loài
Nannochloropsis oculata (Droop) Hibberd 1981. Trình tự nucleotide của đoạn gen
18S rRNA của chủng nêu trên đã được đăng ký trên Genbank với mã số KU 342
038.
Xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp chủng N. oculata QN1 ở điều kiện
phòng thí nghiệm: môi trường dinh dưỡng Erd, độ mặn 30 ‰, nhiệt độ 25-30 C,
cường độ ánh sáng là 100 μmol/m2/s, pH 7, sục khí CO2 có nồng độ 2 (v/v) với tốc
độ 0,25 L/phút, mật độ tế bào ban đầu để nhân nuôi đạt 11 triệu TB/mL.
2. Đã xác định được điều kiện nuôi cấy thích hợp chủng N. oculata QN1
trong hệ thống nuôi kín 20, 50-100 L: môi trường dinh dưỡng Walne; nồng độ
muối 30 ‰; nhiệt độ 25-28 ºC; ánh sáng với cường độ 100 µmol/m2/s; pH 7; sục
không khí có bổ sung CO2 ở nồng độ 2 % (v/v) với tốc độ sục khí 0,25-0,5 L/phút;
mật độ tế bào ban đầu tối ưu cho nhân nuôi trong hệ thống nuôi kín là 15-20 triệu
TB/mL. Mật độ tế bào trong các hệ thống nuôi kín 50-100L đạt giá trị trung bình
cao nhất là 245,13 ±3,96 và 246,31 ±4,21 x 106 TB/mL sau 15 ngày nuôi cấy.
3. Đã xác định được điều kiện thu hoạch sinh khối vi tảo hiệu quả khi ly tâm
6000 v/p trong 10 phút (dịch không xử lý kết bông) với hiệu quả lắng đạt 95 % và
3000 v/p trong 10 phút (dịch xử lý chất kết bông) với hiệu quả lắng đạt 100%.
Hàm lượng, thành phần lipit và axit béo trong sinh khối tảo thu hoạch được từ hai
điều kiện ly tâm nêu trên là tương đương nhau (hàm lượng lipit tổng số đạt
16,21±1,88 đến 16,72±0,88 % sinh khối khô, hàm lượng EPA đạt 24,73±2,17 đến
26,03±2,12 % so với tổng số axit béo). Sinh khối tảo N. oculata QN1 cũng rất giàu
các khoáng đa và vi lượng, hàm lượng các kim loại nặng như Cd, Pd, As và Hg
đều nằm dưới ngưỡng cho phép đối với các mẫu thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt
Nam, (2002).
Sinh khối tảo có thể sấy phun cho chất lượng tốt, chi phí phù hợp, có thể áp
dụng cho việc sản xuất ở quy mô bán công nghiệp và công nghiệp. Tính ổn định
về hàm lượng lipit, EPA, protein, cacbohydrate, chlorophyll a, carotenoit của sinh
khối tảo khô N. oculata QN1 trong quá trình bảo quản ở - 20 oC đã được xác định
và có chất lượng đảm bảo sau thời gian 1 năm.
4. Sinh khối vi tảo biển N. oculata QN1 không gây độc tính cấp (dù thử ở
mức liều cao tối đa so với thể tích dạ dày chuột 30 g/kg khối lượng cơ thể chuột)
trên chuột thực nghiệm được coi là sản phẩm không độc. Kết quả nghiên cứu độc
tính bán trường diễn cho thấy sinh khối vi tảo N. oculata QN1 là hoàn toàn an toàn
khi sử dụng cho động vật vì đã không ảnh hưởng đến thể trạng; hoạt động của thỏ
được thử nghiệm; không ảnh hưởng đến chức năng tạo máu; chức năng và mô học
của gan và thận của thỏ thử nghiệm so với lô đối chứng; không ảnh hưởng đến
chức năng vận động nhưng lại tăng khả năng khám phá và giúp tăng cường trí nhớ
ở chuột được uống với liều 12 g sinh khối vi tảo/kg khối lượng cơ thể chuột sau 4
tuần.
5. Đã xây dựng thành công tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu là sinh khối tảo
N.oculata QN1 tươi (được cấp giấy phép số 13781/2013/ATTP–XNCB); bột tảo
khô (được cấp giấy phép số 12553/2013/ATTP–XNCB). Đã nghiên cứu bào chế
thành công viên nang cứng thực phẩm chức năng chứa bột vi tảo N. oculata QN1
đạt tiêu chuẩn cơ sở đề ra và được Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp giấy
phép lưu hành theo chứng nhận tiêu chuẩn số 12552/2013/ATTP–XNCB.
KIẾN NGHỊ
- Cần nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nhân nuôi sinh khối tảo N. oculata
QN1 trong hệ thống nuôi kín 100 L để nâng cao năng suất và chất lượng
sinh khối tảo, giảm giá thành của sản phẩm để cung cấp nguyên liệu cho sản
xuất viên thực phẩm chức năng.
- Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm đánh giá tác dụng dược lý của Viên
nang cứng có chứa bột vi tảo N. oculata ở người bệnh.
- Tiếp tục nghiên cứu các quy trình sản xuất, dạng bào chế khác nhau phục vụ
nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng như dạng nước uống, bột pha hòa
tan
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phạm Đức Thuận, Ngô Thị Hoài Thu, Đặng Diễm Hồng (2015) Nuôi trồng vi
tảo biển Nannochloropsis oculata trong hệ thống nuôi kín dạng ống. Tạp chí Công
nghệ sinh học - Hội nghị Bio-Đà Nẵng. 13 (2A): 545-549.
2. Phạm Đức Thuận, Đặng Diễm Hồng, Phan Quốc Kinh, Nguyễn Thị Thuận
(2015) Đánh giá tác động sinh học của nguyên liệu sinh khối vi tảo
Nannochloropsis oculata làm thực phẩm chức năng. Tạp Chí Công nghệ sinh học.
13 (2): 259-267
3. Phạm Đức Thuận, Đặng Diễm Hồng, Phan Quốc Kinh (2014) Sử dụng sinh
khối vi tảo Nannochloropsis oculata làm thực phẩm chức năng. Tạp Chí Công
nghệ sinh học. 12 (3): 455-465.
4. Lê Thị Thơm, Hoàng Thị Lan Anh, Đinh Thị Ngọc Mai, Nguyễn Cẩm Hà,
Lương Hồng Hạnh, Dương Trung Kiên, Mai Văn Quang, Trịnh Xuân Thành,
Nguyễn Thị Hồng Vân, Ngô Thị Hoài Thu, Đặng Diễm Hồng, Đặng Đình Kim,
Phạm Đức Thuận (2013) Lựa chọn một số loài vi tảo giàu dinh dưỡng có khả
năng sử dụng tốt khí CO2 trong điều kiện phòng thí nghiệm. Báo cáo toàn văn tại
Hội nghị khoa học công nghệ sinh học Toàn Quốc, Hà Nội, tháng 9 năm 2 13.
Tập 2: 552 – 556.
5. Phạm Đức Thuận, Ngô Hoài Thu, Đặng Đình Kim, Đặng Diễm Hồng (2013)
Nuôi trồng và thu hoạch sinh khối tảo Nannochloropsis oculata làm thực phẩm
chức năng. Báo cáo toàn văn tại Hội nghị khoa học công nghệ sinh học Toàn
Quốc, Hà Nội, tháng 9 năm 2 13. Tập 1: 733-738.