Tóm lại, biến đổi kinh tế - xã hội Bình Phước thời Pháp thuộc (1862 – 1945) xuất phát từ sự
biến đổi của kinh tế. Quá trình biến đổi kinh tế diễn ra mạnh, chủ yếu trong ngành trồng và khai
thác cao su, làm xã hội cũng biến đổi theo. Những biến đổi kinh tế - xã hội chịu sự tác động
trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa, diễn ra chủ yếu ở vùng kinh tế phát triển theo
hướng tư bản chủ nghĩa, tập trung ở khu vực đồn điền cao su. Biến đổi kinh tế - xã hội diễn ra
không đều, giai đoạn 1919 – 1945 sự biến đổi diễn ra mạnh hơn các giai đoạn trước, làm nổi bật
nét đặc thù trong biến đổi kinh tế - xã hội địa phương. Một số tầng lớp và giai cấp xã hội mới
hình thành từ cuộc khai thác lần thứ nhất, sang cuộc khai thác lần thứ hai mới trưởng thành và
có sự phân hóa rõ hơn. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và chính trị xã hội được giải quyết triệt
để bằng những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt. Những đóng góp về công sức, trí tuệ của cộng
đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ và cả người nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế, xã
hội địa phương rất đáng trân trọng. Trong số đó, vai trò của người kinh nổi trội hơn. Chính họ
đã làm cho mảnh đất hoang nhàn trở nên xanh tươi. Về phía tư bản Pháp, ngót một trăm năm
xâm chiếm, cai trị vùng đất Bình Phước của chúng đã ghi vào lịch sử chiến tranh xâm lược phi
nghĩa và tội ác. Tuy nhiên, với quá trình xâm lược, hệ quả khách quan ngoài ý muốn thực dân
của Pháp, đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa, khoa học kĩ thuật, trong đó sự du nhập của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là rõ rệt hơn cả. Nó góp phần làm thay đổi nhất định
hoạt động kinh tế của người dân tộc thiểu số tại chỗ.
211 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc (1862 – 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội tộc người dân tộc thiểu số tại chỗ diễn ra sự chuyển đổi địa bàn cư
trú theo hướng thu hẹp dần, dồn vào nơi sâu xa hẻo lánh, thay vào đó là các đồn điền trồng cao
su. Sự can thiệp của các chính sách kinh tế, xã hội vào xã hội tộc người chưa sâu, phân hóa xã
hội do vậy còn mờ nhạt.
Thành phần cư dân tăng hơn so với trước đó, biến động phụ thuộc vào nhu cầu nhân sự
của các đồn điền cao su. Đồn điền cao su hình thành làm nảy sinh nhiều tầng lớp, giai cấp mới
trong xã hội, nổi bật là sự xuất hiện của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, trong đó giai cấp
công nhân chiếm đa số. Giai cấp công nhân hình thành trở thành một lực lượng sản xuất mới,
đại diện cho một quan hệ sản xuất mới, dự báo sự chuyển mình của xã hội ở giai đoạn sau.
Bước sang giai đoạn 1919 – 1945, đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai thực hiện với quy
mô, cường độ tăng gấp nhiều lần đợt khai thác lần thứ nhất. Đợt khai thác lần sau gắn liền với
sứ mệnh khôi phục, bù đắp cho nền kinh tế chính quốc đang kiệt quệ sau chiến tranh, mặt hàng
nguyên liệu là mủ cao su trở nên khan hiếm, giá trị xuất khẩu tăng vọt. Cao su là loại cây công
nghiệp được ưu tiên đầu tư ồ ạt. Do vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được nâng cấp nhằm hỗ
trợ kịp thời cho sự phát triển của đồn điền. Kĩ thuật trồng cây, khai thác và chế biến mủ cao su
thường xuyên được nghiên cứu cải tiến. Sự phát triển của đồn điền cao su tác động làm thay đổi
mạnh nền kinh tế trên một số mặt, cụ thể:
Thành phần cơ cấu kinh tế ở giai đoạn 1919 – 1945 so với giai đoạn 1897 – 1918 không
thay đổi nhiều, chỉ khác ở mức độ đầu tư vào ngành trồng cây cao su và chế biến mủ. Một số
ngành kinh tế như công nghiệp, thương mại và dịch vụ hình thành, song chỉ dừng lại trong mức
hạn chế làm công cụ đẩy mạnh hiệu quả của việc khai thác xuất khẩu mủ cao su.
Trong cơ cấu cây trồng, vị trí của cây cao su lấn át hoàn toàn các loại cây trồng khác.
Loại hình canh tác ở khu vực nông nghiệp tư bản chủ nghĩa chuyển hẳn sang độc canh cây cao
su.
Thực trạng phát triển của kinh tế đồn điền trong thời Pháp thuộc phản ánh rõ bước
chuyển biến kinh tế - xã hội Bình Phước. Kinh tế chuyển biến trước xã hội, chủ yếu tập trung ở
ngành trồng và khai thác mủ cao su. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi: chuyển dần từ nông
nghiệp truyền thống (1862 – 1897), thành nông nghiệp theo hướng tư bản chủ nghĩa (1897 –
1918) và tăng dần tỷ trọng các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa (1919 – 1945). Sự chuyển
đổi cơ cấu kinh tế như vậy gây mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu kinh tế, làm cho kinh tế
địa phương lệ thuộc hẳn vào tư bản nước ngoài. Hướng phát triển của kinh tế Bình Phước thời
Pháp thuộc (1862 – 1945) làm hình thành bước đầu hai khu vực kinh tế: Một là, khu vực kinh tế
nông nghiệp truyền thống do người dân tộc thiểu số tại chỗ giữ vai trò chính, duy trì ở tình
trạng lạc hậu, hạn chế dần và làm cho triệt tiêu các nghề thủ công truyền thống. Kĩ thuật sản
xuất thấp, đáp ứng cho nhu cầu thị trường nội địa. Hai là, khu vực kinh tế nông nghiệp tư bản
chủ nghĩa do tư sản Pháp nắm giữ, phát triển phụ thuộc vào nhu cầu cung ứng mủ cao su cho
thị trường xuất khẩu. Kĩ thuật sản xuất cao, giành cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tính chất lệ
thuộc về kinh tế biểu lộ rõ ở khâu tiêu thụ hàng hóa. Kết cấu kinh tế như trên phản ánh rõ sự
mất cân đối toàn diện của tổng thể nền kinh tế và từng ngành kinh tế, là bằng chứng tố cáo bản
chất khai thác, bóc lột và vơ vét kinh tế của chủ nghĩa thực dân.
Quan hệ bóc lột kinh tế của người dân tộc thiểu số tại chỗ trước khi thực dân Pháp áp đặt
chính sách khai thác vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hình thức sở hữu, xã hội bước đầu có sự phân
hóa các tầng lớp khác nhau, song chưa hình thành giai cấp đối kháng cơ bản, nói khác đi là hình
thức bóc lột theo kiểu phong kiến chưa hình thành. Vì vậy, khi đồn điền cao su phát triển, lực
lượng nhân công trong đồn điền đại diện cho phương thức sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành (quan hệ giữa tư sản với vô sản) tại địa phương
trong giai đoạn khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, song không đủ sức mạnh để tạo nên sự
thay đổi nhảy vọt về chất, làm thay đổi tính chất của hình thái kinh tế - xã hội. Vì vậy, hình thái
kinh tế - xã hội ở Bình Phước giai đoạn 1862 – 1945 nghiêng về tính chất thuộc địa nhiều hơn.
Ở giai đoạn 1919 – 1945, vốn của tư bản tư nhân Pháp tập trung đầu tư vào trồng cao su,
quy mô đầu tư biểu hiện rõ qua sự tăng thêm diện tích trồng cây, cải thiện giống, áp dụng các
biện pháp khoa học kĩ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng mủ cạnh tranh. Hoạt động đầu
tư của tư bản Pháp vào việc phát triển đồn điền cao su là đặc thù của kinh tế địa phương, tạo
nên sự khác biệt với các địa phương khác trong vùng Đông Nam Bộ cùng thời. Cao su đã góp
phần nâng cao vị thế kinh tế của Bình Phước. Cao su là mặt hàng cung ứng cho thị trường hàng
xuất khẩu, chỉ đứng sau gạo, điều này càng khẳng định vai trò kinh tế quan trọng của nó trong
kinh tế Nam Kì lúc bấy giờ.
Sự thâm nhập của nhân tố tư bản chủ nghĩa vào hoạt động nông nghiệp để lại nhiều hậu
quả đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Phước. Tuy vậy, xét ở khía cạnh khoa học kinh
tế, nó là thành quả khoa học ứng dụng rất đáng xem xét để chọn lọc, kế thừa, phục vụ vào công
cuộc kiến thiết và phát triển kinh tế, góp phần khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế,
hạn chế tình trạng mất tự chủ về nguồn tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường trong xu thế
toàn cầu hóa kinh tế, vực dậy kinh tế địa phương trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại
hóa.
Về xã hội, cơ cấu xã hội và sự phân hóa xã hội địa phương ở giai đoạn 1919 – 1945 so
với hai giai đoạn trước có chuyển biến rõ hơn. Tác động từ những thay đổi trong kinh tế, các
chính sách cai trị của thực dân Pháp và những biến động của tình hình chính trị đến xã hội
mạnh hơn. Sự chuyển biến về cơ cấu xã hội và phân hóa xã hội giữa bộ phận dân cư là người
cư trú tại chỗ với người nhập cư cũng khác nhau. Cơ cấu xã hội và sự phân chia thành các tầng
lớp xã hội của người dân tộc thiểu số tại chỗ đã diễn ra nhưng mức độ chưa sâu sắc. Cơ cấu xã
hội truyền thống về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến năm 1945. Đối với người nhập cư, phân
hóa xã hội phức tạp hơn vì phụ thuộc vào sự tiến triển của kinh tế đồn điền. Vị trí kinh tế của
mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội phản ánh xu thế chính trị của từng nhóm người cụ thể. Tuy nhiên,
mâu thuẫn xã hội cơ bản tập trung vào mâu thuẫn giữa tư bản Pháp với công nhân giao kèo.
Phong trào đấu tranh xã hội có lực lượng nòng cốt là giai cấp công nhân ngày càng phát
triển mạnh. Từ khi có các tổ chức cách mạng xã hội dẫn dắt, các phong trào tăng nhanh về số
lượng, tính chất và hiệu quả đấu tranh. Phong trào cách mạng của công nhân cao su Bình Phước
đóng góp tiên phong vào việc phá vỡ ách kìm kẹp bóc lột nhân công của tư bản Pháp trong hệ
thống đồn điền cao su miền Đông Nam Bộ và trong cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc. Người kinh nhập cư chủ yếu là những bộ phận của giai cấp công nhân giữ vai trò quyết
định đối với sự thay đổi kinh tế - xã hội.
Những biến đổi kinh tế - xã hội Bình Phước (1862 – 1945) chịu sự tác động của chính
sách khai thác kinh tế. Dẫu biết rằng sự biến đổi kinh tế - xã hội là một quá trình tương tác giữa
biến đổi kinh tế với biến đổi xã hội, song quá trình biến đổi kinh tế - xã hội của Bình Phước
(1862 – 1945) chỉ rõ: biến đổi kinh tế là chính, chủ yếu trong nông nghiệp, tập trung ở ngành
trồng và khai thác mủ cao su. Nó giữ vai trò chính, tác động làm biến đổi xã hội nhiều hơn là sự
tác động ngược lại của xã hội.
Thực tiễn nghiên cứu về những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước
thời Pháp thuộc (1862 – 1945) cho thấy rõ sự biến đổi kinh tế - xã hội nói chung đều chịu sự
chi phối và tác động từ những điều kiện địa – kinh tế và chính trị nhất định. Những biến đổi
kinh tế - xã hội Bình Phước trong giai đoạn 1862 – 1945 để lại những hậu quả nhất định đối với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Kết quả nghiên cứu về sự biến chuyển kinh tế -
xã hội Bình Phước thời Pháp thuộc (1862 – 1945) làm sáng tỏ thêm về bài học xây dựng và
phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với việc phát huy thế mạnh kinh tế của địa phương cụ thể,
để tạo thành sức mạnh tổng hợp, phối kết và thúc đẩy sự phát triển đồng bộ về kinh tế. Đặc tính
sinh trưởng của cây cao su và quá trình phát triển của đồn điền cao su tại Bình Phước phần nào
đã tự khẳng định thế mạnh kinh tế của nó trong giai đoạn thuộc địa và hiện nay.
Một số lĩnh vực kinh tế truyền thống là điểm mạnh của tỉnh, song vẫn tồn tại nhiều bất
cập. Đơn cử, một số vấn đề sau:
Trong lĩnh vực quản lí và khai thác rừng. Thời Pháp thuộc, việc quản lý khai thác rừng
của Chính quyền thuộc địa không phải là những giải pháp bảo vệ cho sự sinh tồn và phát triển
của rừng Việt Nam nói chung, rừng Bình Phước nói riêng, mà nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên
miễn phí đầu tư, phục vụ khai thác lâu dài. Tuy vậy, một số biện pháp duy trì bảo vệ rừng như
khoanh vùng canh tác dành riêng cho người dân tộc thiểu số, quy hoạch các khu rừng cấm,
rừng phòng hộ, kiểm tra an toàn rừng cây bằng việc mở nhiều tuyến đường mòn theo kiểu chân
rết, đánh số và kí hiệu hóa các chủng loại gỗ theo khu rừng, thực hiện khai thác có kế hoạch,
cấp giấy phép cho phép tư nhân tham gia vào hoạt động khai thác gỗ kèm theo biện pháp chế tài
cụ thể như đóng tiền thế chân, hoặc trước khi khai thác phải mở một số đoạn đường để đảm bảo
cho việc vận chuyển gỗ từ khu rừng sẽ khai thác ra ngoài không ảnh hưởng đến các cây chưa
đến tuổi để chặt đã có tác dụng tốt trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách chính quyền
thuộc địa và phần nào bảo vệ được rừng. Những biện pháp khai thác và quản lý rừng như trên
gợi cho chúng ta những suy nghĩ trước thực trạng rừng Việt Nam đang dần bị cạn kiệt. Nó
gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc bảo vệ rừng - nguồn tài nguyên thiên nhiên như bảo vệ
lá phổi trong cơ thể mỗi người.
Việc thiếu nguồn nguyên liệu để duy trì, phát huy các nghề thủ công truyền thống là một
di sản còn tồn đọng lại sau khi thực dân Pháp kết thúc việc khai thác thuộc địa. Bình Phước
trước khi thực dân Pháp khai thác, vốn là “Biển tre”. Tre là loại nguyên liệu dễ trồng, phát triển
nhanh và từng có tên trong danh mục hàng xuất khẩu vào năm 1937. Tuy vậy, các loại cây như
tre, cây mây, lá buông chiếm vị trí đáng kể trong việc duy trì phát huy các nghề thủ công truyền
thống lại hoàn toàn không được bảo vệ. Vì vậy, các ngành nghề thủ công truyền thống của Bình
Phước vốn đã nghèo, hạn chế về trình độ lành nghề, chủng loại sản phẩm và nguồn lực tiêu thụ,
sang giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai đã bị suy thoái và biến mất trên chính địa bàn
sinh sống của người dân tộc thiểu số tại chỗ. Việc khai thác rừng như vậy cũng đã bộc lộ sự
chưa hợp lý.
Mặt khác, việc khai thác tài nguyên rừng chưa gắn liền với việc chế biến, sản xuất để tạo
thành các sản phẩm có giá trị sử dụng hoặc xuất khẩu, mà chủ yếu là khai thác để nguyên ở
dạng thô và đưa về xuôi mới được chế biến thành các mặt hàng kỹ nghệ cao phục vụ xuất khẩu,
trên địa bàn chưa thấy tài liệu nào phản ánh về sự tồn tại của các cơ sở thủ công, mỹ nghệ hay
khai thác chế biến lâm sản. Các ngành này hầu như chỉ được phát triển ở vùng trung tâm tỉnh lỵ
Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Do vậy, phục hồi và phát triển các nghề thủ công truyền thống, đặc
biệt là nghề đan lát mây tre là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với cư dân địa phương, vì Bình
Phước là vùng có ưu thế về loại cây nguyên liệu. Cây tre là loại cây dễ trồng, sức sống bền lại
tái khai thác được nhiều lần. Việc trồng tre nếu được xem như một biện pháp để chống sạt lở,
xói mòn đất hoặc tận dụng những dải đất cằn cỗi không thích hợp cho loại cây khác còn góp
phần tạo việc làm phù hợp cho cư dân, đồng thời tháo gỡ bài toán về nguyên liệu cho ngành
công nghiệp giấy.
Trong lĩnh vực quản lý xã hội, tính đặc trưng về vùng cư trú, lối tư duy cụ thể của người
dân tộc thiểu số là cơ sở để khai thác và vận dụng vào việc tìm ra các biện pháp giải quyết các
vấn đề về dân tộc. Cơ cấu nhân sự nên được cải thiện, khuyến khích động viên thiết thực bằng
chế độ lương, nhằm khơi dậy ý thức tự nguyện cống hiến với trách nhiệm cao từ phía người lao
động. Vấn đề dân số, dân cư do sự biến động chính trị và chiến tranh kéo dài và khoảng cách
thời gian quá xa để lại nhiều bất cập cho nghiên cứu. Nguồn tư liệu đã được sử dụng trong luận
án phần nào nói lên điều bất cập đó. Tuy nhiên, có thể khẳng định Bình Phước trong lịch sử và
hiện tại là vùng đất cộng cư của nhiều tộc người dân tộc thiểu số và đa số người kinh có nguồn
gốc quê quán, hòan cảnh, địa vị kinh tế và xã hội khác nhau. Sự phức tạp về nguồn gốc, thành
phần dân cư không loại trừ khả năng chênh lệch về trình độ giữa các nhóm dân cư sẽ tác động
nhiều đến việc thực thi các chính sách kinh tế, xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
trong thời gian tiếp theo. Vì vậy, nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội trong lịch sử là
nhiệm vụ cần được tiếp tục thực hiện trong hiện tại và cả thời gian sắp tới.
Tóm lại, biến đổi kinh tế - xã hội Bình Phước thời Pháp thuộc (1862 – 1945) xuất phát từ sự
biến đổi của kinh tế. Quá trình biến đổi kinh tế diễn ra mạnh, chủ yếu trong ngành trồng và khai
thác cao su, làm xã hội cũng biến đổi theo. Những biến đổi kinh tế - xã hội chịu sự tác động
trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa, diễn ra chủ yếu ở vùng kinh tế phát triển theo
hướng tư bản chủ nghĩa, tập trung ở khu vực đồn điền cao su. Biến đổi kinh tế - xã hội diễn ra
không đều, giai đoạn 1919 – 1945 sự biến đổi diễn ra mạnh hơn các giai đoạn trước, làm nổi bật
nét đặc thù trong biến đổi kinh tế - xã hội địa phương. Một số tầng lớp và giai cấp xã hội mới
hình thành từ cuộc khai thác lần thứ nhất, sang cuộc khai thác lần thứ hai mới trưởng thành và
có sự phân hóa rõ hơn. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và chính trị xã hội được giải quyết triệt
để bằng những cuộc đấu tranh xã hội quyết liệt. Những đóng góp về công sức, trí tuệ của cộng
đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ và cả người nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế, xã
hội địa phương rất đáng trân trọng. Trong số đó, vai trò của người kinh nổi trội hơn. Chính họ
đã làm cho mảnh đất hoang nhàn trở nên xanh tươi. Về phía tư bản Pháp, ngót một trăm năm
xâm chiếm, cai trị vùng đất Bình Phước của chúng đã ghi vào lịch sử chiến tranh xâm lược phi
nghĩa và tội ác. Tuy nhiên, với quá trình xâm lược, hệ quả khách quan ngoài ý muốn thực dân
của Pháp, đã diễn ra quá trình giao lưu văn hóa, khoa học kĩ thuật, trong đó sự du nhập của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là rõ rệt hơn cả. Nó góp phần làm thay đổi nhất định
hoạt động kinh tế của người dân tộc thiểu số tại chỗ.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc (1897 – 1939),
tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 3 (37) tháng 7 năm 2004.
2. Quá trình thay đổi địa lý hành chính và dân cư tỉnh Bình Phước từ 1862 đến 1997, Kỷ yếu kỉ
niệm 30 năm thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương (1975 – 2005), tháng 11 năm
2006.
3. Đầu tư phát triển đồn điền cao su của thực dân Pháp tại tỉnh Thủ Dầu Một nửa đầu thế kỷ
XX, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của học viên Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2007.
4. Sự hình thành nền kinh tế thuộc địa ở phía bắc tỉnh Thủ Dầu Một, giai đoạn 1897 – 1945, Hội
khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương, Thông tin khoa học lịch sử, số 10, tháng 4 năm 2008.
5. Mấy đặc trưng trong công cuộc bình định của thực dân Pháp ở vùng người thiểu số phía bắc
tỉnh Thủ Dầu Một đầu thế kỷ XX, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện phát triển bền vững
vùng Nam Bộ, tạp chí Khoa học xã hội, số 7(119) năm 2008, tr 70 – 80 và 12.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phan An (1985), “Tổ chức xã hội người Stiêng”, in trong sách Vấn đề dân tộc ở Sông Bé,
Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 89 – 128.
2. Phan An, Nguyễn Thị Hoà (1991), “Hôn nhân và gia đình của người Stiêng”, in trong sách
Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 129 – 143.
3. Phan An (1992), Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam, từ thế kỷ XIX
đến năm 1975, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học Lịch sử tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan An (1999), Bình Phước một trăm năm về trước, tạp chí Xưa và Nay, số 67, tháng 9.
5. Điệp Liên Anh (1965), Máu trắng máu đào: đời sống đoạ đày của phu cao su miền đất đỏ
(phóng sự xã hội), Nxb Lao động mới, Sài Gòn.
6. Nguyễn Quang Ân (1997), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành
chính 1945 -1975, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
7. Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hoà – Đồng Nai (1998), Biên Hoà – Đồng Nai
300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai.
8. Phan Xuân Biên (1985), Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên, Tạp chí Dân
tộc học, số 3, tr 31 – 40.
9. Phan Xuân Biên (1999),“Cư dân Bình Dương qua các thời kỳ lịch sử,” in trong sách Thủ
Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Bình Dương,
Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tr 61- 66.
10. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước – Sơ
thảo (1930 – 1945), Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
11. Bộ GD-ĐT (2006), Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội khoa học (dùng trong các trường đại học
và cao đẳng), tái bản lần thứ hai, Nxb Chính trị Quốc gia, H.
12. Trúc Chi (1947), Việt Nam kinh tế lược khảo, Nxb Sự thật.
13. Nguyễn Văn Của (1928), Thời sự cẩm nang tuế thứ Mậu thìn niên (Vade Mecum
Annamite Administratif, Commercial, Agricole et Littéraire, 1928), SaiGon,
Imprmerie de l’Union Nguyễn Văn Của, 13. rue Lucien Mossard. 13.
14. Công đoàn Cao su Việt Nam (2003), Lịch sử Phong trào công nhân cao su Việt Nam (1906
– 2001), tái bản lần I, Nxb Lao động, H.
15. Phan Ngọc Chiến (1985), “Kinh tế nông nghiệp của người Stiêng trước và sau năm 1975”,
in trong sách Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 65 – 88.
16. Chính sách của Pháp tại Cao nguyên miền Nam(1999), tạp chí Xưa và Nay (giới thiệu tư
liệu), số 67b tháng 9, trang 11 – 12 và 41.
17. Nguyễn Văn Diệu, Nguyễn Tuấn Triết (1985), “Phong trào đấu tranh chống đế quốc của
đồng bào Stiêng và các dân tộc ít người ở Sông Bé”, in trong sách Vấn đề dân tộc ở
Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 145 – 181.
18. Phạm Cao Dương (1965), Thực trạng của giới nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc,
Nxb Khai trí, Sài Gòn.
19. Lê Phước Dũng (2007), Tập bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phố Việt Nam, tái bản lần
thứ nhất, Nxb Bản đồ.
20. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tỉnh
dịch, Đào Duy Anh hiệu đính , Nxb Giáo dục.
21. Nguyễn Khắc Đạm (1957), Lịch sử khai thác cao su của tư bản Pháp ở Việt Nam, NCLS
(Văn – Sử – Địa) số 30, tr 53 – 59.
22. Nguyễn Khắc Đạm (1958), Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam, Nxb Văn
- Sử - Địa, Hà Nội.
23. Nguyễn Đoàn (1968), Bưu điện công cụ xâm lăng Việt Nam của thực dân Pháp (trước
1858 – 1897), NCLS số 108 tháng 3, tr 45 – 49.
24. Mạc Đường (1985), “Vấn đề dân cư và dân tộc ở Sông Bé qua các thời kỳ lịch sử”, in
trong sách Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 11- 40.
25. Mạc Đường (1991), “Miền núi tỉnh Sông Bé lịch sử phát triển xã hội và đời sống các dân
tộc” in trong sách Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 249 – 328.
26. Nguyễn Đình Đầu (1991), “Địa lí lịch sử Sông Bé”, in trong sách Địa chí tỉnh Sông Bé,
Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 145 - 247.
27. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn (Biên Hòa: Sông Bé – Đồng Nai –
Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Nguyễn Đình Đầu (1994), Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Đình Đầu (1999), Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở
Nam Kỳ lục tỉnh, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Trần Bạch Đằng (1999), “Bình Dương 300 năm tiếp cận một vùng đất năng động”, in
trong sách Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh
Bình Dương, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tr 11- 19.
31. Hồ Sơn Đài (1999), “Về phong trào công nhân cao su Thủ Dầu Một trong kháng chiến
chống thực dân Pháp”, in trong sách Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu,
Sở Văn hoá thông tin tỉnh Bình Dương, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tr 77
- 85.
32. Trần Ngọc Định (1970), Chế độ sở hữu ruộng đất lớn ở Nam Bộ trong thời đế quốc Pháp
thống trị, NCLS số 132 tháng 5 – 6, tr 81 – 90 và 113.
33. Trần Văn Giàu (1962), Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng Sản thành lập đến
cách mạng thành công, tập II (1936 – 1939), Nxb Sử học, Hà Nội.
34. Lưu Hùng (1987), Vài nét về làng Tây Nguyên, NCLS số 1 (232 – 233) tháng 1 – 2, tr 92 –
104.
35. Lưu Hùng (1992), Tìm hiểu thêm về một khía cạnh của xã hội cổ truyền trong các tộc
người bản địa Trường Sơn – Tây Nguyên: Sự nảy sinh quan hệ bóc lột, NCLS số 2
(261), tháng 3 – 4, trang 57 – 65.
36. Lưu Hùng (1993), Tìm hiểu thêm về một khía cạnh của xã hội cổ truyền trong các tộc
người bản địa ở Trường Sơn – Tây Nguyên: Chế độ sở hữu, NCLS số 4 (269), tháng 7
– 8, tr 59 – 66.
37. Lê Huỳnh Hoa (1997), Cây cao su đặc sản của vùng Đông Nam Bộ, Xưa và nay, số 45b
tháng 11, tr 21 – 22.
38. Lê Huỳnh Hoa (2003), Cảng Sài Gòn và biến đổi kinh tế Nam Kỳ thời Pháp thuộc (giai
đoạn 1860 – 1939), Luận án Tiến sỹ Khoa học Lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Chủ nghĩa Xã hội khoa học (chương
trình cao cấp), tập 2, in lần thứ năm, Nxb Chính trị Quốc gia, H.
40. Hà Minh Hồng (1999), Phú Riềng Đỏ phong trào công nhân miền Đông Nam kỳ, NCLS số
4(305), tr 42 - 47.
41. Bùi Thị Huệ (2003), Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời
Pháp thuộc, giai đoạn 1897 – 1939, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
42. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2005), Việt Nam qua bưu ảnh cổ, tạp chí Xưa và Nay số
229 – 230, tháng 1 – 2, Xuân Ất Dậu.
43. Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương (2007), Thủ Dầu Một xưa qua địa chí 1910 và bưu
ảnh, Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương.
44. Lê Khoa (1969), Tình hình kinh tế Đông Dương(1900 – 1939) và kế hoạch tái thiết, trang
bị canh tân Đông Dương 1948, nguyên tác của Uỷ ban kế hoạch Pháp, Lê Khoa dịch
và bình.
45. Jean – Pierre Aumiphin (1994), Sự hiện diện tài chính và kinh tế Pháp ở Đông Dương (1859 –
1939), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.
46. Huỳnh Lứa (1987), Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
47. Huỳnh Lứa (1993), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam (1906 – 1990), Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
48. Đinh Xuân Lâm (1987), Nông thôn Việt Nam trong thời kỳ cận đại, NCLS số 1 (232- 233),
tháng 1 – 2, tr 26 - 32 và 53.
49. Đinh Xuân Lâm (cb) (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập II, in lần III, Nxb Giáo dục.
50. Ngô Văn Lý (1994), Xã hội tộc người Stiêng qua tập quán Pháp, Luận án Phó Tiến sỹ
Khoa học Lịch sử, Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.
51. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tập 20.
52. Đinh Văn Liên (1985), “Đặc điểm môi sinh và dân số của người Stiêng”, in trong sách Vấn
đề dân tộc ở Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 41 – 64.
53. C.Mác, Ăngghen, Lê-nin, J.Stalin (1972), Vấn đề kinh tế địa phương, Nxb Sự thật.
54. C.Mác (1986), Tư bản phê phán khoa kinh tế chính trị, tập III, quyển III: Toàn bộ quá trình
sản xuất tư bản chủ nghĩa, phần 1 (chương I – XXVIII), Engels biên tập, Nxb Tiến bộ
Matxcơva, Sự thật, Hà Nội.
55. C.Mác và Ph. Ăng – ghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà
Nội.
56. Sơn Nam (1991), “Truyền thống văn hoá”, in trong sách Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng
hợp Sông Bé, tr 329 – 394.
57. Thành Nam (1982), Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao su miền Đông
Nam Bộ, Nxb Lao động.
58. Trần Thị Bích Ngọc (1985), Tình hình sản xuất lúa gạo ở Nam Bộ dưới thời Pháp thuộc
(1862 – 1945), NCLS số 5 (224) tháng 9 -10, tr 55 - 62.
59. Nguyễn Phong (1963), Tư bản thực dân Pháp và vấn đề cao su ở miền nam Việt Nam, Nxb
Khoa học, Hà Nội.
60. Vũ Huy Phúc (1986), Thái độ của thực dân Pháp đối với vấn đề ruộng đất ở Nam Kỳ vào nửa
cuối thế kỷ XIX, NCLS số 5 (230), tr 27 – 38 và 77.
61. Vũ Huy Phúc (1994), Đồn điền – một loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp quan trọng
nửa đầu thế kỷ XIX, NCLS số 3 (274), tháng 5 – 66, tr 20 – 25.
62. Quốc Sử quán triều Nguyễn (1959), Đại Nam nhất thống chí (lục tỉnh Nam Việt), Tu Trai
Nguyễn Tạo dịch, in lần I, tập thượng.
63. Nguyễn Phan Quang (1999), “Lịch sử tỉnh Bình Dương (qua niên giám và địa chí Thủ Dầu
Một của thực dân Pháp)”, in trong sách Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim
đậu, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Bình Dương, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh,
tr 67 – 76.
64. Nguyễn Phan Quang, Võ Xuân Đàn (2000), Lịch sử Việt Nam từ nguồn đến năm 1884,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
65. Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang (cb, 1997), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống
nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá.
66. Lê Quốc Sử (1998), Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
67. Phạm Quang Trung (1985), Chính sách vơ vét lúa gạo của tư bản Pháp và quá trình phát
triển của giai cấp địa chủ ở Nam Kỳ trong thời Pháp thuộc, NCLS số 6d (225), tháng
11- 12, tr 25 - 31.
68. Phạm Quang Trung (1988), Sắc luật 21 – 7 – 1925 của thực dân Pháp với vấn đề sở hữu
ruộng đất của giai cấp địa chủ ở Nam Kỳ trong thời Pháp thuộc, NCLS số 3 + 4 (240
+ 241), tháng 5 – 8, tr 61 – 65.
69. Vũ Quốc Thúc – cb (1951), Phổ thông, Tòa báo 59 b phố Cửa nam, Hà Nội, tháng 9 - 10 ,
số 1 -2.
70. Tạ Thị Thuý (1988), Việc thiết lập đồn điền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ trong giai đoạn
1884 – 1896, NCLS số 1 – 2 (238 – 239), tháng 1 – 4, tr 98 – 107.
71. Tạ Thị Thuý (1988), Về tầng lớp chủ đồn điền người Pháp ở Bắc Kỳ trong giai đoạn 1884
– 1896, NCLS số 5 – 6 (242 -243), tr 98 – 107.
72. Tạ Thị Thuý (1991), Vài nét về việc khai thác và sử dụng đất đồn điền của thực dân Pháp
ở Bắc Kỳ giai đoạn 1884 – 1896, NCLS số 2 (255), tháng 1 – 2, tr 50 – 60 và 66.
73. Tạ Thị Thuý (1991), Việc sử dụng nhân công đồn điền của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ giai đoạn
1884 – 1896, NCLS số 4 (257) tháng 7- 8, tr 25 – 34.
74. Lưu Huỳnh Thống (1991), “Lịch sử đấu tranh cách mạng Sông Bé 1920 – 1945”, in trong
sách Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 395 – 561.
75. Nguyễn Đình Tư (1999), Tây Nguyên xưa và nay, tạp chí Xưa và Nay, số 61b, tháng 3,
trang 7 -8 và 14.
76. Nguyễn Đình Tư (1999), Quá trình diên cách tỉnh Bình Phước, tạp chí Xưa và Nay số 69,
tháng 11, trang 19 – 20.
77. Nguyễn Thị Mộng Tuyền (2003), Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu
Một trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Lao động.
78. Trần Nam Tiến (2004), “Vài nét về nông nghiệp Bình Dương từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ
XIX”, in trong sách Nam Bộ đất và người, tập 2, Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ
Chí Minh, Nxb Trẻ, tr 130 - 142.
79. Đặng Văn Thắng (2004), “Gốm thời Nguyễn (1802 – 1945)”, in trong sách Nam Bộ đất và
người, tập III, Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tr 525 -548.
80. PGS. TS Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội (sách chuyên khảo),
Nxb Lý luận Chính trị.
81. Trần Kim Thạch, Lê Công Kiệt (1991), “Sông Bé nhìn từ khía cạnh tự nhiên”, in trong
sách Địa chí tỉnh Sông Bé, Nxb Tổng hợp Sông Bé, tr 9 – 93.
82. Đặng Văn Vinh (2000), 100 năm cao su ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
83.
84.
85.
II. TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP
86. Annuaire Général de l’ Indochine, partie administrative, 1915.
87. Annuaire Général de l’ Indochine 1917.
88. Annuaire Général de l’ Indochine 1925.
89. Annuaire du Syndicat des Plantations du Caoutchouc de l’Indochine, Saigon, 1931, 92p,
47 ill.
90. Annuaire du Syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine, Siège social: 21, rue
Chasseloup – Laubat, Saigon, Janvier 1927.
91. P. Bernard (1934), Le problème économique Indochinois, Paris.
92. A. Baudrit (1936), Le fameux Song Be, BSEI, Nouv, Série, t.XI, N0 .5, Sài Gòn.
93. Cochinchine 1931, SaiGon, P.Gastaldy.
94. Gerber Th. H (1951), Coutumier Stieng, BEFEO, tome XLV, t.XXI, Fasc. 1, Paris.
95. Gouvernement de L’Indochine (1927), Annuaire Economique de L’Indochine 1926 -1927,
Première Partie, Imprimerie D’Extrême – Orient, Editeur.
96. La Cochinchine: Album Général illustré de 456 gravures sur cuivre – Saigon, Edition
Photo Nadal, s.d.(c.1926).
97. Henri Maitre (1912), Les Jungles Moi, Paris, Larose.
98. Monographie de la Province de ThuDauMot, Bulletin de la Société des Études
Indochinoises de SaiGon, SaiGon Imprimerie F.H. Schneider, 1910.
99. Paul Patter (1906), Hinterland Moi, Pais, Plon-Nourrit.
III. TÀI LIỆU LƯU TRỮ (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tại Thành phố Hồ Chí Minh).
100. Hồ sơ số IN 232, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
101. Hồ sơ số N5/61, tài liệu của ông Edmond Charle về cao su Brasiliensis trồng ở Đông
Dương năm 1912, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
102. Hồ sơ số IA3/228, Rapports économiques: ler semestre, 1918, phông Phủ Thống đốc
Nam Kỳ.
103. Hồ sơ số IA3/232, Rapports économiques: ler, 2 è semestre, 1924, phông Phủ Thống đốc
Nam Kỳ.
104. Hồ sơ số N5/57, tài liệu về cao su trồng tại các sở cao su tại Nam Kỳ của ông Morange và
Lan năm 1910, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
105. Hồ sơ số N0/51, ngày 30/11/1942, đồn điền cao su tại Cao Miên và Nam Kỳ, nhân viên,
sản xuất, chăn nuôi và diện tích trồng cây năm 1942, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
106. Hồ sơ số L4/111, ngày 28/2/1950, báo cáo kinh tế của Tỉnh trưởng tỉnh Thủ Dầu Một, năm
1949 – 1950, phông Phủ Thủ hiến Nam Việt.
107. Hồ sơ số L4/124, ngày 26/11/1943 (Công văn mật của chủ tỉnh Thủ Dầu Một gửi Thống
đốc Nam Kỳ) về hoạt động kinh tế của Nhật tại Nam Kỳ năm 1943, phông Phủ Thống
đốc Nam Kỳ.
108. Hồ sơ số E02/73, địa phương chí tỉnh Thủ Dầu Một năm 1937, phông Phủ Thống đốc
Nam Kỳ.
109. Hồ sơ số N5/56, vấn đề cao su ở Nam Kỳ, phúc trình cho Thống đốc Nam Kỳ, năm 1910,
phông phủ Thống đốc Nam Kỳ.
110. Hồ sơ số D073, hồ sơ về việc khai thác xứ Nam Kỳ năm 1930, phông phủ Thống đốc Nam
Kỳ.
111. Hồ sơ số M11/51, quy định về việc sử dụng nhân công người Mọi ở Nam Kỳ năm 1944,
phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
112. Hồ sơ số E02/30, dân số các tổng, mật độ dân số từng tỉnh. Diện tích và số khu hành chính
của các tỉnh Nam Kỳ năm 1936, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
113. Hồ sơ số N5/47, các đồn điền cao su tại Nam Kỳ năm 1936, phông Phủ Thống đốc Nam
Kỳ.
114. Hồ sơ số T15/17( 9525(15) (thueá ñaát troàng caây cao su, thoâng tö soá 3349 ngaøy 15 - 4
naêm 1931), phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
115. Hồ sơ số T15/4 (mieãn thueá thoå saûn cho nhöõng sôû ñaát môùi troàng cao su laïi, 1939), phông
Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
116. Hồ sơ số N9/56 (thaønh laäp phaân boä kieåm laâm ôû Loäc Ninh (TDM), 1947).
117. Hồ sơ số N93/13 (khai thaùc röøng caám soá 1 vaø 170 ôû Thuû Daàu Moät, naêm 1944), phông
Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
118. Hồ sơ số N93/83 (cho O. Schohn khai thaùc daøi haïn röøng caám soá 506 ôû Buø Ñoáp, 1948),
phông Phủ Thủ hiến Nam Việt.
119. Hồ sơ số H02/153 (caám caùc loaïi xe boø chôû naëng löu thoâng treân moät ñöôøng ôû Taây Ninh,
Bieân Hoaø vaø Thuû Daàu Moät, 1938), phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
120. Hồ sơ số H02/51 (caám xe cam nhoâng vaø xe boø coù baùnh nieàn saét löu thoâng treân vaøi ñoaïn
ñöôøng tænh Taây Ninh, Bieân Hoaø, Thuû Daàu Moät, naêm 1939), phông Phủ Thống đốc
Nam Kỳ.
121. Hồ sơ số H02/43 (caám xe cam nhoâng vaø xe boø coù baùnh nieàn saét löu thoâng treân vaøi ñoaïn
ñöôøng tænh Thuû Daàu Moät, naêm 1941), phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
122. Hồ sơ số H02/36 (caám xe cam nhoâng vaø xe boø coù baùnh nieàn saét löu thoâng treân vaøi ñoaïn
ñöôøng tænh Thuû Daàu Moät, naêm 1942), phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
123. Hồ sơ số H02/60 (caám xe cam nhoâng vaø xe boø löu thoâng treân ñöôøng ñòa haït Taây Ninh,
Bieân Hoaø vaø Thủ Dầu Một, naêm 1944), phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
124. Hồ sơ số H02/92 (cấm ngặt lưu thông bằng xe hàng và xe bò trên đường Biên Hòa -Tây
Ninh và Thủ Dầu Một vào mùa mưa, 1945), phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
125. Hồ sơ số E02/129, thành lập tổng và làng Mọi tại quận Bù Đốp (Thủ Dầu Một), năm 1945,
phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
126. D0/77, tổ chức làng Mọi, năm 1943, phông Phủ Thống đốc Nam Kỳ.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Tên gọi các tổng và làng của người dân tộc thiểu số năm 1910
Nguồn: Monographie de la Province de ThuDauMot (Địa chí tỉnh Thủ Dầu Một), Bulletín de la
Société des études Indochinoises de SaiGon, SaiGon Imprimerie F.H. Schneider, 1910, tr 768.
Vị trí các tổng của người thiểu số thuộc tỉnh Thủ Dầu Một vào năm 1910
(gồm các tổng Minh Ngãi, Quản Lợi, Cửu An và Thanh An)
Nguồn: Monographie de la Province de ThuDauMot (Địa chí tỉnh Thủ Dầu Một), Bulletín de la
Société des Études Indochinoises de SaiGon, SaiGon Imprimerie F.H. Schneider, 1910, tr 768.
Vị trí các tổng của người dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Bình Phước vào năm 1910
Nguồn: Monographie de la Province de ThuDauMot (Địa chí tỉnh Thủ Dầu Một), Bulletín
de la Société des Études Indochinoises de SaiGon, SaiGon Imprimerie F.H. Schneider, 1910. ,
tr 49.
Phụ lục 2
Dân số tổng Hớn Quản năm 1915
Nguồn: Annuaire Général de l’ Indochine (Tổng niên giám Đông Dương năm 1915),
Partie administrative, 1915, tr 148.
Dân số tổng Hớn Quản năm 1915
Nguồn: Annuaire Général de l’ Indochine (Tổng Niên giám Đông Dương năm 1915),
Partie administrative, 1915, tr 149.
Phụ lục 3
Số lượng các làng và dân số của tổng Hớn Quản, Bù Đốp năm 1928
Nguồn: Nguyễn Văn Của (1928), Thời sự cẩm nang tuế thứ Mậu thìn
niên (Vade Mecum Annamite Administratif, Commercial, Agricole et
Littéraire, 1928), SaiGon, Imprmerie de l’Union Nguyễn Văn Của, 13. rue
Lucien Mossard. 13, tr 545.
Các đơn vị hành chính của hạt Bù Đốp, tổng Thanh An năm 1928
Phụ lục 4
Vùng trồng lúa và cao su ở Đông Dương năm 1931
Nguồn: Nguyễn Văn Của (1928), Thời sự cẩm nang tuế thứ Mậu thìn
niên (Vade Mecum Annamite Administratif, Commercial, Agricole et
Littéraire, 1928), SaiGon, Imprmerie de l’Union Nguyễn Văn Của, 13. rue
Lucien Mossard. 13. tr 552.
Nguồn: Cochinchine 1931, SaiGon, P.Gastaldy.
Phụ lục 5
Bản đồ vị trí các trung tâm và nhà ga thời Pháp thuộc
Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, hồ sơ số N5/47, phông Phủ
Thống đốc Nam Kì.
Phụ lục 6
Sơ đồ đồn điền Quản Lợi
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, hồ sơ kí hiệu N0/51, phông Phủ Thống đốc Nam Kì.
Phụ lục 7
Nghị định của Chính phủ thuộc địa, ban hành ngày 3 tháng 1 năm 1945, về việc
phân chia các làng người dân tộc thiểu số ở hạt Bù Đốp.
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, hồ sơ số E02/129, phông Phủ Thống đốc Nam Kì
.
Danh mục các làng người dân tộc thiểu số ở hạt Bù Đốp năm 1945
Nguồn: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, hồ sơ số E02/129, phông Phủ
Thống đốc Nam Kì.
Phụ lục 8
Quyết định của Toàn quyền Decoux ban hành về tổ chức các làng người dân tộc thiểu
số, kí tại Đà Lạt vào ngày 11 tháng 6 năm 1943
Nguồn: Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, hồ sơ ký hiệu D0/77, phông Phủ Thống đốc Nam
Kì.
Phụ lục 9
Một làng của người dân tộc thiểu số những năm 1925 – 1930
Nguồn:
Phụ nữ người dân tộc thiểu số (1925 – 1930)
Nguồn:
Phụ lục 10
Nhà ở của công nhân làm việc tại các đồn điền cao su
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên
giám Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup –
Laubat, Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 10.
Công ty nông trường An Lộc: toàn cảnh về nhà máy và chợ
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên
giám Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup –
Laubat, Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 11.
Máy cán, thùng đựng làm đông đặc mủ cao su
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên
giám Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup –
Laubat, Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 12.
Cao su trồng có khoảng cách 10 m
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên
giám Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup –
Laubat, Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 14.
Đồn điền Lộc Ninh nằm trên đường thuộc địa số 13: toàn cảnh đồn điền và nhà ở.
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 136.
Đồn điền Lộc Ninh vào năm 1913, cây đã khai thác mủ ở năm thứ 7
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 139.
Đồn điền Lộc Ninh, vườn rau
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine
(Niên giám Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue
Chasseloup – Laubat, Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier
1927, pl. 141.
Đồn điền Quản Lợi, cao su chín tuổi.
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 166.
Đồn điền Quản Lợi, phòng đông mủ
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 170.
Đồn điền Quản Lợi, nhà máy
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 168.
Đồn điền Quản Lợi, làng của công nhân quê miền Bắc
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 166.
Đồn điền Xa Cam, khai hoang
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 175.
Đồn điền Xa Cam, vườn ươm cây
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 177.
Đồn điền Xa Cam, nhà ở của công nhân
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 174.
Đồn điền Xa Trạch, cao su chín tuổi
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine (Niên giám
Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup – Laubat,
Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 179.
Đồn điền Xa Trạch, làm đông mủ
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine
(Niên giám Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup
– Laubat, Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 180.
Đồn điền Xa Trạch, nhà máy
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de L’Indochine
(Niên giám Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue Chasseloup
– Laubat, Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 183.
Đồn điền Xa Trạch, nhà sấy mủ
Nguồn: Annuaire du syndicat des planteurs de caoutchouc de
L’Indochine (Niên giám Hiệp hội những nhà trồng cao su ở Đông Dương), Siège social: 21, rue
Chasseloup – Laubat, Saigon, adresse télégraphique: syndhévéa, France, Janvier 1927, pl. 181.
Phụ lục 11
Bản đồ vị trí các tổng người dân tộc thiểu số vào năm 1917
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn (Biên Hòa: Sông Bé,
Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 77.
Một số đơn vị hành chính của tỉnh Bình Phước, nằm trong địa giới tỉnh Biên Hòa
thời Pháp thuộc
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 88.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 89.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 90.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 91.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 92.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 94.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 96.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 97.
Tổng Bình Cách năm 1917 thuộc tỉnh Biên Hòa (thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay).
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, trang 101.
Tỉnh Bình Long thuộc tỉnh Biên Hòa (1955 – 1975), gồm 3 quận là An Lộc, Chơn
Thành và Lộc Ninh với tổng số 29 xã (thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay).
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 109.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 110.
Tỉnh Phước Long thuộc tỉnh Biên Hòa (1955 – 1975), gồm 4 quận là Bố Đức, Đôn
Luân, Đức Phong và Phước Bình với tổng số 18 xã (thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay).
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 111.
Tỉnh Phước Long thuộc tỉnh Biên Hòa (1955 – 1975), gồm 4 quận là Bố Đức, Đôn
Luân, Đức Phong và Phước Bình với tổng số 18 xã (thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay).
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn (Biên Hòa: Sông Bé,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, trang 112.
Tỉnh Bình Phước là các huyện miền núi phía bắc tỉnh Sông Bé (1975 – 1997)
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, trang 115.
Nguồn: Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn
(Biên Hòa: Sông Bé, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, trang 116.
Phụ lục 12
Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước
Nguồn: Lê Phước Dũng (2007), Tập bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phố Việt Nam, tái bản
lần thứ nhất, Nxb Bản đồ, tr 61.
Phụ lục 13
Các chức sắc ở Hớn Quản
Nguồn: “Việt Nam qua bưu ảnh cổ”, Tạp chí Xưa và Nay số 229 – 230, tháng 1 – 2, Xuân Ất
Dậu 2005, trang 29.
Phụ lục 14
Thuyền buôn vận chuyển tre, nứa từ rừng ở Bình Phước (phía bắc) về các huyện
phía nam của tỉnh Thủ Dầu Một
Nguồn: Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương (2007), Thủ Dầu Một xưa qua địa chí 1910 và bưu
ảnh,, tr 21.
Nguồn: Hội Khoa học Lịch sử Bình Dương (2007), Thủ Dầu Một xưa qua địa chí 1910 và bưu
ảnh, tr 31.
Phụ lục 15
Vườn trồng dây Va-ni ở Hớn Quản
Nguồn:
Người dân tộc thiểu số cư trú ở Bù Đốp
Nguồn:
Phụ nữ người dân tộc thiểu số cư trú ở Hớn Quản dệt vải
Nguồn:
Phụ nữ người dân tộc thiểu số kéo sợi
Nguồn:
Người dân tộc thiểu số ở Hớn Quản đầu thế kỷ XX
Nguồn:
Phụ lục 16
THỐNG KÊ TÊN GỌI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC THỜI PHÁP THUỘC ( 1862 – 1945)
Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn tài liệu được trích trong Phụ lục
TÊN GỌI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
NĂM TỔNG LÀNG Số
làng
Minh - Ngãi
Làng An Lộc, Bình Ninh, Bình Phú, Bình Quới,
Bình Tây, Ca – la – hơn, Phú Lỗ, Phú Miêng.
Cửu - An Làng Võ Dực, Võ Tùng 2
Quản -Lợi
Làng Đông Phát, Đông – Tựu, Hớn Quản, Lâm –
Trang, Lịch – Lộc, Lôi – Sơn, Lộc – Khê , Lương
– Mã, Văn – Hiên, Xa – Trạch.
10
Thành -Yên
Làng Nha – Bích, Nha – Nôi, Vật – Tuốt, Việt –
Rôn, Xa – ben.
5
Lộc - Ninh Làng Mỹ – Lộc, Lộc – Ninh, Lộc – Hưng, Thái –
Bình, Gia Lộc, Mỹ –Thạnh, Xa – Cau, Bảo – Núi.
8
1896
Hạt
Thủ
Dầu
Một
Phước - Lễ
Làng Bình – Thành, Xa – Prum, Xa –pech, Xa-
dập, Xa-sech, Xa –diup, Xa-cay, Xa –cuôt, Xa-
breat.
9
Cửu An Võ Đức, Võ Tùng 2
Lộc Ninh Lộc Bình, Lộc Hưng, Mỹ Thạnh, Mỹ Lộc, Phước
Lộc và Tân Lập.
6
Minh Ngãi
An Lộc, Bình Ninh, Bình Phú, Bình Quới, Bình
Tây, Dang Sa, Liên Đã, Lương Võ, Nguyên
Phong, Calahơn, Sơn Đước, Song La, Song Lê và
Trà Thanh.
14
Phước Lễ
Bình Thạnh, Phước Hoà, Talawa, Phước Lộc, và
Thanh An.
5
1910
Quản Lợi
Đông Phát, Đông Tựu, Hớn Quản (lỵ sở), Lâm
Trang, Lịch Lộc, Lộc Khê, Lộc Sơn, Lương Mã,
Văn Hiến và Xa Trạch.
10
Thanh An
Nha Bích, Nha Môi, Vật Tuất, Việt Ron và Xả
Ben.
5
Cửu An Võ Đức, Võ Tùng 2
Lộc Ninh Lộc Bình, Lộc Hưng, Mỹ Thạnh, Mỹ Lộc, Phước
Lộc và Tân Lập.
6
Minh Ngãi
An Lộc, Bình Ninh, Lương Vô, Bình Tây, Bình
Phú, Bình Quới, Đà Xá, Sơn Dược, Phú – Miêng,
Calahơn, Xuân La, Sơn Lê và Trà Hanh.
13
Phước Lễ Bình Thạnh, Phước Hoà, Phước Đông, Phước
Lộc và Thanh An.
5
Quản Lợi
Đông Phát, Đông Tựu, Hớn Quản, Lâm Trăng,
Lịch Lộc, Lộc Khê, Lôi Sơn, Lương Mã, Văn
Kiên và Xã Trạch.
10
1917
Thanh An
Nha Bích, Nha Nôi, Vật Tuốc 2, Vật Ray và Chà
Là.
5
Tổng Cửu An: làng Võ Đức, Võ Tùng 2
Tổng Quản Lợi: làng Đông Phất, Đông Hựu,
Hớn Quản, Lịch Lộc, Lâm Trang, Lộc Khê
Lương Mã, Vân Kiên và Xa Trạch.
10
Tổng Minh Ngãi:
Làng An Lộc, Bình Ninh, Bình Quới, Bình Phú,
Bình Tây, Đàng Xá, Kalahon, Lương Vò Phú
Miêng, Sơn Đước, Sơn Lê và Trà Thanh.
12
Tổng Phước Lễ:
Làng Bình Thạnh, Phước Đông, Phước Hoà,
Phước Lộc, Thanh An và Xor nut.
6
Quận
Hớn Quản
Tổng Lộc Ninh:
Làng Lộc Ninh, Lộc Hưng, Mỹ Khánh, Mỹ Lộc,
Phước Lộc và Tân Lộc
6
1928
Quận
Bù Đốp
Tổng Thanh An: làng Bình Thạnh, Phước Đông
và Phước Hoà
3
Nhóm Minh Thành:
Làng Pra xoai, Trao Nghiêm, Khoet và Búk.
4
Nhóm Phước Đông:
Làng Pênông, B.Yor và B.Kơnara.
3
Nhóm Phước Hoà:
B.Nui Pol, B. Nui Uăt, B. Raôi, B. Kõhor,
B.Brơlam, B.Djeng, B.Nui và B.Mria.
8
Tổng
Phước Lễ
Nhóm Thanh An:
B. CăngRak, B.Tombor Xrim, B.Tombor Gruy,
B.Gênau Xret và B. Brơlin.
5
Nhóm Phước Lộc:
Budop, B.Yay, B. Xabơr, B.Djonong, B.Yol,
B.Kangrong và B.Nui
7
Tổng
Djerman
Nhóm Djerman:
B.Djerman, B.Kandơn và B.Yu.
3
Nhóm Pon – Yor:
Làng B. Kasê, B. Yam Phut, B.Tong Yul và B.
Gir.
4
Tổng
Dak- Huyt Nhóm Dag – Song:
Làng B. (chữ mờ không rõ) B. Na, B. Nsêr,
B.Kllin, B.Blao.Pung, B.Lnieng và B.Nung.
8
Nhóm Bu – Tuk:
Làng B.Srang, B.Tuk, B. Srih, B. Culung, B.Rtăk,
B.Srơ- Viet, B.Mbor, B.Wiăl, B. Kamau, B. Tuk
Bik và B.Dung.
11
Nhóm Taniăng:
B.Prỡdok, B.Yam, B.Kêl, B.Mãrnet, B.Klot,
B.LoXun và B.Ter ny.
7
1945
Tổng
Srỡlỡn
Nhóm Bu –Yu:
Làng B.Yu, B.Pỡng, B.Rsam, B.Rlô, B.Ndăt và
B.Brên
6
Tổng
Bu - Yu
Làng B.Rõit, B.Mlor, B.Rung, B.Srê, B.Brun,
B.Rdoăh, B.Rla, B.Dieng, Rbang, B.Dieng Du và
B.Dieng Rhat.
10
Tổng
Bu -Krak
Làng B.Prang, B. Chop, B.Ong, B.Krak, B.Huyt,
B.Năr, B.Nrang, B.Ya và B.Rkul.
9
Tổng
Dag - Yol
Làng B.Chop, B.Yoktung, B.Mblum, B.Rmot,
B.Mỡ, B.Nơr và B.Dăng.
7
Làng người
Khmer
Chang hai, Koprey, Dêkrohom, Tanlăp và Srok
ner.
5
Thống kê phản ánh ghi chép về số Tổng của tỉnh Thủ Dầu Một vào năm 1910 có 13 tổng,
trong đó có 6 tổng Việt gồm 77 làng và 7 tổng người dân tộc thiểu số với 47 làng.
Thống kê thực tế tài liệu Niên giám 1910 có ghi: Thủ Dầu Một năm 1910 chỉ có 6 tổng Việt
gồm 76 làng và 6 tổng người dân tộc thiểu số.
Tổng Bình – Thổ của người kinh tài liệu thống kê có 14 làng, song chỉ liệt kê tên của 13 làng.
Tổng Quản – Lợi thống kê 10 làng, liệt kê chỉ có 9 làng, tổng Phước Lễ thống kê 9 làng và liệt
kê chỉ có 8 làng.
Tổng Than – An và tổng Thanh – Gin có cùng số đơn vị và tên gọi các làng.
Do vậy chúng tôi đi đến kết luận: Tỉnh Thủ Dầu Một năm 1910 có 6 tổng Việt gồm 76 làng và
6 tổng người dân tộc thiểu số gồm 40 làng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_bien_doi_kinh_te_xa_hoi_tren_dia_ban_tinh_binh_phuoc_thoi_phap_thuoc_1862_1945_8472.pdf