Luận án Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến năm 2030

Xây dựng mạng lưới kết nối sáng kiến và đổi mới sáng tạo xanh; Đào tạo nâng cao nhận thức; Hình thành cơ chế theo dõi đánh giá thực hiện chương trình TTX. Bên cạnh đó, để thực hiện PTBV nói chung và PTKTBV nói riêng, Bắc Ninh đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030. Quyết định số 436/KH-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình hành động quốc gia về PTBV. Mục đích chính của Kế hoạch hành động là Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển. Phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.

docx179 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp chế ở địa phương; rà soát lại các văn bản pháp luật gắn với kế hoạch hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, dễ tiếp cận đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước trên địa bàn tỉnh Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng bộ máy chính quyền hoạt động chưa hiệu quả là do năng lực của đội ngũ công chức nhà nước còn nhiều hạn chế. Do đó, cần có giải pháp để nâng cao năng lực cho đội ngũ này. Theo đó cần: - Cải tiến và tăng cường công tác tổ chức và quản lý nhân sự. Đồng bộ các chính sách về nhân sự từ khâu tuyển dụng, đến phân công, sử dụng đội ngũ cán bộ. Xác định cụ thể nhu cầu và phạm vi, lĩnh vực cần tuyển dụng, thu hút để làm căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức, sát với nhu cầu thực tế, tránh tuyển dụng tràn lan hoặc ngược lại, thiếu sự kế thừa giữa các thế hệ. Đổi mới chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng phẩm chất và năng lực thực tế. Tạo môi trường, cơ hội phát huy năng lực để phục vụ công việc mà cán bộ đảm trách và phục vụ nhân dân. Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng công chức, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin và các hình thức tiên tiến nhằm chuẩn hóa và chọn lọc được nguồn nhân lực chất lượng cao. Hoàn thiện quy trình, thực hiện tốt việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đề bạt và bố trí công chức, viên chức gắn với Đề án vị trí việc làm và cải cách hành chính. - Đổi mới phương pháp đánh giá năng lực đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Phương pháp đánh giá chưa hợp lý cũng là một nguyên nhân dẫn tới năng lực của cán bộ công chức chưa được đánh giá đúng, từ đó đã làm giảm động lực để đội ngũ này nâng cao năng lực do đó, đổi mới phương pháp đánh giá năng lực phù hợp nhằm đảm bảo đánh giá đúng, khách quan, công bằng, công khai về năng lực của cán bộ là một giải pháp quan trọng. Phương pháp đánh giá cán bộ, công chức, viên chức cần phải được đổi mới theo hướng đánh giá năng lực thực tiễn, việc hoàn thành nhiệm vụ, kết quả phục vụ nhân dân; gắn công tác đánh giá với quy hoạch, đào tạo, đề bạt theo vị trí việc làm. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đóng vai trò rất quan trọng nhằm trang bị và nâng cao tri thức, văn hoá và trình độ chuyên môn. Vì vậy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một giải pháp cấp thiết. Công tác đào tạo, phải được quán triệt không chỉ là một nhu cầu và một giải pháp khuyến khích mà là một yêu cầu bắt buộc với mỗi công chức. Đào tạo phải được tiến hành theo nhu cầu của thực tiễn: Từ bối cảnh phát triển trong giai đoạn tới, xu hướng đặt ra là phải đào tạo đội ngũ lãnh đạo quản lý theo kịp chương trình quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công việc. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước theo hướng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng (tập trung, tại chức, bán tập trung, tập huấn trong và ngoài nước,); đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chung (lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, quan hệ ứng xử, giao tiếp của công chức, viên chức với nhân dân); bồi dưỡng ngắn hạn về cập nhật chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hội nhập quốc tế; cải cách hành chính, chính quyền điện tử, thương mại điện tử; kiến thức chuyên ngành cho từng chức danh; đào tạo theo nhu cầu cá nhân và tự chủ kinh phí (cơ quan chỉ hỗ trợ thời gian). - Cải cách chính sách tiền lương, thưởng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức nhà nước. Việc cải thiện chính sách lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ theo hướng gắn thành tích, kết quả công việc với các chế độ khuyến khích lợi ích và trách nhiệm vật chất luôn là hướng quan trọng trong xây dựng các chính sách đối với mọi người là rất cần thiết nhằm thúc đẩy cải thiện, nâng cao năng lực cán bộ. Cải cách chế độ tiền lương và các chế độ theo lương bảo đảm sự hợp lý, công bằng; phải thấy tiền lương là nguồn thu nhập cơ bản, bảo đảm cho người cán bộ có đời sống ổn định, chuyên tâm vào công việc. Ngoài các đãi ngộ về tài chính thì các biện pháp đãi ngộ phi tài chính cũng cần được quan tâm, thông qua việc tạo môi trường làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao và phong phú, tạo ra sự hứng thú, say mê làm việc, cống hiến, cùng với đó cần có các chính sách khen thưởng phù hợp, kịp thời nhằm động viên khuyến khích. 4.3.3. Cải thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật Phần trên của luận án đã phân tích, một trong những nguyên nhân gây ra những khó khăn trong PTKTBV Bắc Ninh là do những bất cập trong hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, vì vậy để tạo điều kiện cho PTKTBV trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, hướng tới việc đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, bao gồm: Hệ tầng giao thông: Đề xuất các Bộ ngành Trung ương đồng thời xây dựng các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư ngoài ngân sách tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trọng yếu nhằm tạo ra sự kết nối giao thông thuận lợi phát triển dịch vụ vận tải, logistic tăng cường giao lưu của Bắc Ninh với các địa phương trong vùng và quốc tế. Trong thời gian tới cần ưu tiên tuyến đường trọng điểm như dự án cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành. Khi cây cầu này hoàn thành, kết hợp với Đường tỉnh 287 và Quốc lộ 17 hiện hữu sẽ tiếp tục đánh thức tiềm năng của nhiều vùng đất mới, tiếp tục tạo lực thu hút đầu tư, nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng cầu Chì, mở mới nhiều tuyến đường nhằm tạo thêm những “xung lực” phát triển mới cho Bắc Ninh. Hạ tầng các KCN, CCN: Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện các khu công nghiệp hiện hữu như VSIP, Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn, Quế Võ,... không bố trí thêm các khu công nghiệp mới, ngưng hoạt động các cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao. Hạ tầng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin: - Triển khai mô hình thành phố thông minh giai đoạn 2017-2022, tầm nhìn đến 2030 tại Nghị quyết số 44/NQ-HĐND18, làm cơ sở để triển khai các dự án thành phần của thành phố thông minh với 06 lĩnh vực cốt lõi: Nền kinh tế thông minh, cư dân thông minh, quản trị thông minh, dịch chuyển thông minh, môi trường thông minh, cuộc sống thông minh. + Đẩy mạnh triển khai đầu tư và sử dụng có hiệu quả hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống camera giám sát và hệ thống Wifi miễn phí trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế của Trung tâm dữ liệu thành phố thông minh. Hạ tầng xã hội ngoài KCN: Về nhà ở: Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2022, định hướng đến năm 2030. - Phát triển các dự án nhà ở thương mại, đầu tư xây dựng khu đô thị đáp ứng các yêu cầu của thành phố trực thuộc trung ương và đáp ứng yêu cầu về nhà ở của người dân không chỉ trong địa bàn mà cả các địa phương lân cận. - Phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu cho người lao động, đặc biệt là lao động ngoại tỉnh. Hạ tầng y tế: Đầu tư hệ thống bệnh viện, trạm y tế phục vụ nhu cầu của người dân trong và ngoại tỉnh, bao gồm: Trung tâm y tế cấp tỉnh: Hiện đại hóa bệnh viện đa khoa cấp tỉnh; đề xuất xây dựng mới trung tâm y tế - nghỉ dưỡng tại Nam Sơn trước mắt phục vụ đô thị Nam Sơn, trong tương lai phát huy lợi thế giao thông, môi trường thiên nhiên để thu hút các bệnh viện quốc tế, các cơ sở 2 của các bệnh viện cấp trung ương nhằm hình thành trung tâm y tế cấp tỉnh thứ 2, phục vụ nhu cầu trong tỉnh và có thể phục vụ một phần các tỉnh lân cận. - Xây dựng mới bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn trên trục đường tỉnh 295C. - Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du hiện tại. Hạ tầng giáo dục - đào tạo Như đã phân tích ở phần thực trạng, hiện nay mạng lưới trường lớp của Bắc Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh, do sự tăng nhanh về dân số cơ học nên trong 10 năm tới, ngành giáo dục cần số lượng phòng học (THPT) và giáo viên gấp hơn 2 lần hiện nay mới bảo đảm yêu cầu dạy và học. Vì vậy, cần có những chính sách đột phá để đầu tư phát triển hệ thống các trường phổ thông, đặc biệt là mầm non và tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Theo đó, ngoài các chính sách, chế độ của nhà nước theo quy định, tỉnh cần có thêm nhiều ưu đãi cho các cơ sở giáo dục dựa trên kinh phí do tỉnh cân đối như: Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng; hỗ trợ mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học; hỗ trợ giáo viên đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ học phí cho trẻ, học sinh trường ngoài công lập trong khu công nghiệp và các địa phương giáp ranh khu công nghiệp Những chính sách đột phá nói trên được thi hành sẽ khuyến khích được nhiều tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập, cùng giúp tỉnh tinh gọn bộ máy, giảm đầu tư công mà vẫn bảo đảm cho con em nhân dân được thụ hưởng đầy đủ các điều kiện về GD-ĐT. Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án trường đại học: Đại học Tài nguyên môi trường, Đại học Dược, Đại học Luật, Đại học Ngoại Thương.... Khi các trường này được hoàn thành sẽ không chỉ cung cấp cho Bắc Ninh một nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn góp phần đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng. Hạ tầng đô thị và dịch vụ, các công trình công cộng: Xây dựng các trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng cấp Vùng Thủ đô tại thành phố Bắc Ninh với kiến trúc cao tầng, hiện đại, có không gian mở nhiều cây xanh với công viên trung tâm và quảng trường trung tâm, thiết kế kiến trúc có phong cách riêng; bố trí mạng lưới đỗ xe ngầm trong khu vực. Hình thành mạng lưới cây xanh, mặt nước phát huy sông Đuống, sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê; bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan sinh thái nông nghiệp, các làng truyền thống ven sông; bảo tồn và khôi phục dòng sông Tiêu Tương; bảo tồn địa hình đồi núi đặc trưng trong khu quy hoạch như núi Chè, núi Phật Tích,... Cải tạo các khu dân cư, nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan và môi trường sống; bảo tồn kiến trúc làng truyền thống, các di tích lịch sử, không gian sinh hoạt văn hóa làng quan họ. 4.3.4. Hoàn thiện các chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực 4.3.4.1. Chính sách huy động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực của tỉnh hướng tới phát triển NNL chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh, trọng tâm là hình thành đội ngũ các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi, có cơ chế chính sách bồi dưỡng, thu hút, tuyển dụng nhân tài làm việc và cống hiến tại địa phương. - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về phát triển nhân lực: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật liên quan đến vấn đề phát triển nhân lực, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nhất là học sinh Trung học phổ thông. Chú trọng tuyên truyền, thông báo, tập huấn kịp thời cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước liên quan đến lao động, việc làm để họ có định hướng, kế hoạch thực hiện. - Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực: Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh; tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất tốt nhất cho sự phát triển nhân lực trên địa bàn. - Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Nâng cao thể lực và tầm vóc của nhân lực, chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống trường phổ thông, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Gắn việc phát triển các trường cao đẳng, đại học, cơ sở đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn. Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng lao động. Hàng năm, đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đồng thời phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển xã hội và phát triển doanh nghiệp... - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực: Cụ thể hóa và thể chế hóa chính sách đầu tư khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực. Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, giảm tiền thuê đất; vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở phát triển nhân lực; cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị giảng dạy; có chế độ ưu đãi với giáo viên... Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển nhân lực; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Có chính sách tạo việc làm, hỗ trợ đối tượng nghèo khi tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện chính sách nhà ở, chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp tập trung. Hoàn thiện chính sách đãi ngộ về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp và chính sách thu hút nhân tài về tỉnh công tác. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Thứ hai, chính sách phát triển thị trường lao động Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm. Hỗ trợ kết nối cung - cầu lao động bằng nhiều hình thức phù hợp và thiết thực; Đa dạng hoá các kênh giao dịch và tạo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp giữa người lao động và nhà tuyển dụng. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, phát triển nhân lực. Gắn hệ thống thông tin thị trường lao động với hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh và kết nối với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia. Thứ ba, tăng cường các chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội Tăng cường sự phối hợp giữa Trung tâm dịch vụ Việc làm với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các Doanh nghiệp về tình hình việc làm, nhu cầu của thị trường lao động, giúp người lao động và người học có cơ sở định hướng nghề nghiệp, lựa chọn ngành học và công việc, hạn chế tình trạng thất nghiệp sau đào tạo. Thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động là người khuyết tật, hộ nghèo, lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động. Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài Tiếp tục thực hiện các chính sách đã ban hành, nghiên cứu sửa đổi các chế độ chinh sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với thực tiễn, chú trọng việc bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân lực để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích phát triển nhân lực trình độ cao làm việc tại các KCN của tỉnh. Đồng thời đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như quan tâm đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực, đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, sắp xếp tổ chức, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực của mỗi công chức, viên chức, người lao động theo mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống Trung tâm Dịch vụ Việc làm toàn quốc. 4.3.4.2. Chính sách huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển Theo phân tích ở nội dung chương 3, một trong những hạn chế của PTKTBV của Bắc Ninh là vấn đề duy trì nguồn vốn đầu tư, vì vậy, để PTKTBV trong thời gian tới, Bắc Ninh cần phải duy trì bền vững, đồng thời tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Định hướng đầu tư của tỉnh là thực hiện một cách đồng bộ Đầu tư - Phát triển nguồn nhân lực - Ứng dụng công nghệ tiên tiến. Cân đối đầu tư giữa phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ và bảo vệ môi trường. Các giải pháp cụ thể là: - Chuyển dịch và thu hút đầu tư công nghiệp theo hướng có chọn lọc, không phải bằng mọi giá: Bên cạnh việc đảm bảo ổn định cho các loại hình công nghiệp đã hình thành; trong giai đoạn tới tập trung thu hút các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin để sớm đưa Bắc Ninh lên nấc thang cao hơn của một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Ưu tiên đầu tư phát triển đô thị lõi Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du trở thành các đô thị hạt nhân có sức hút, mức độ tập trung cao, hệ thống hạ tầng hoàn thiện, để thu hút các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo năng lực cạnh tranh. - Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho việc thực hiện quy hoạch hợp lý: Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, các dự án trọng điểm. Đồng thời cần có các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước; huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nguồn vốn từ dân cư, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiếp tục tạo lập môi trường thuận lợi và xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nhanh và bền vững. Trong thời gian tới cần: - Sử dụng hợp lý các nguồn vốn: Vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách nhằm huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao... Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội; tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh, có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ; đối với các nguồn tài trợ ODA, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, giảm nghèo... Đối với vốn doanh nghiệp nhà nước và tín dụng nhà nước: cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh; tăng cường bố trí vốn tín dụng nhà nước cho các dự án sản xuất ưu tiên. Đối với nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư: Ban hành và thực thi nhất quán chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư. Khẩn trương đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, làng nghề truyền thống theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng danh mục và xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có nguồn thu lớn và các sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ... Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP để đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn tỉnh. Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác vào Việt Nam. 4.3.4.3. Chính sách phát triển khoa học công nghệ Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhằm góp phần thực hiện PTKTBV của tỉnh trong những năm tới, hoạt động khoa học và công nghệ cần tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm nhằm lựa chọn, tạo ra loại giống cây trồng, vật nuôi, biện pháp thâm canh mới; ứng dụng công nghệ sinh học, các chế phẩm vi sinh kết hợp các giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn nông sản; nhân rộng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng thí điểm các mô hình nông nghiệp thông minh; giải pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất, nước; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Đối với lĩnh vực công nghiệp, giao thông, xây dựng, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý, thi công, ứng dụng công nghệ, thiết bị mới; sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu thân thiện với môi trường; tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước tham gia hội nhập kinh tế; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Lĩnh vực công nghệ thông tin kết hợp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, 2015 với nhân rộng mô hình áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 phục vụ công tác cải cách hành chính; tiếp tục xây dựng, tiến tới hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ hoạt động quản lý, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; cung cấp dữ liệu cho xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử. Bảo vệ môi trường đang là vấn đề rất cấp bách; áp dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư; nhân rộng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, góp phần thực hiện chủ đề của năm 2019: “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch”. Ứng dụng công nghệ để khai thác, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Lĩnh vực văn hóa, xã hội: đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh tế, xã hội phù hợp; nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lịch sử, truyền thống cách mạng, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng Kinh Bắc - Bắc Ninh. Triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong điều trị, trong y tế dự phòng, tăng cường năng lực sử dụng trang thiết bị y học mới, hiện đại; chủ động phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc đề xuất và chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ từ các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân; tiếp tục đổi mới phương thức xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng gắn nội dung nhiệm vụ khoa học và công nghệ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Gắn việc ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học - kỹ thuật và phát triển khoa học, công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý, điều hành kinh tế và quản lý xã hội. Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ làm tư vấn và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp trong công nghiệp nói riêng và trong các hoạt động kinh tế nói chung. Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường. Xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, huy động sự đóng góp trí tuệ và vật chất cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ. 4.3.5. Nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư về phát triển kinh tế bền vững Nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư về PTBV và PTKTBV là cần thiết để chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư hiểu rõ và quan tâm hơn đến PTKTBV cần, làm cho họ hiểu được PTKTBV là trách nhiệm của cả xã hội, của toàn dân và của mọi thành phần kinh tế, từ đó góp phần thúc đẩy PTKTBV trên địa bàn tỉnh. Các ban ngành của địa phương cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền về PTBV và PTKTBV đối với chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư. Có thể mở các lớp huấn luyện, tuyên truyền giáo dục cho chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư về các mục tiêu của PTKTBV, hiểu và chấp hành các chính sách về PTBV và PTKTBV, hiểu biết về khoa học và môi trường từ đó nâng cao ý thức trong hoạt động kinh tế và đời sống, gắn các hoạt động kinh tế, đời sống với bảo vệ môi trường. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề của tỉnh có thể tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường. Báo chí, phát thanh, truyền hình cũng là một kênh thông tin quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về PTBV và PTKTBV. Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, đại diện người dân trong giám sát thực hiện và phản biện xã hội trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu PTBV cũng là một cách thức giúp doanh nghiệp, người lao động và dân cư có nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về KTBV và PTKTBV. 4.4. Kiến nghị Ngoài các giải pháp nêu trên, luận án đề xuất một số kiến nghị sau: - Chính phủ và các Bộ ban ngành ban hành các văn bản pháp quy và rà soát hoàn thiện chính sách có liên quan để giải quyết các khoảng trống về chính sách tạo điều kiện cho các địa phương ban hành và thực hiện PTKTBV như: Tiếp tục tập trung cải cách thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả; Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. Xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê PTBV, trong đó có PTKTBV của Việt Nam, làm căn cứ cho các tỉnh trong xây dựng mục tiêu, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. - Tổ chức phát triển hợp lý không gian kinh tế - xã hội, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng tạo điều kiện thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong vùng. - Nghiên cứu ban hành các chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, hạn chế tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, hỗ trợ phát triển các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn - Từng bước đưa các nội dung, các mục tiêu phát triển bền vững vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc và đào tạo các cấp. Tiểu kết chương 4 Từ những phân tích đánh giá ở chương thứ ba, căn cứ vào bối cảnh trong và ngoài nước, trong chương này luận án kiến nghị các quan điểm, định hướng, giải pháp và một số kiến nghị để PTKTBV Bắc Ninh. Cụ thể: Các quan điểm PTKTBV là: Thứ nhất, coi PTKTBV là trọng tâm, là cơ sở để thực hiện PTBV; Thứ hai: lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng, là động lực cho PTKTBV kinh tế địa phương; Thứ ba: PTKTBV dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế, nội lực của địa phương; Thứ tư: Mở rộng các mối quan hệ quốc tế, các vùng và các địa phương trong nước. Định hướng PTKTBV được đưa ra là: Thứ nhất, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định, Thứ hai, nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên cơ sở một cơ cấu kinh tế hợp lý, Thứ ba, bảm bảo sự bình đẳng giữa các ngành, các khu vực kinh tế, các vùng trong tham gia và hưởng thụ các thành quả phát triển kinh tế của địa phương. Thứ tư, tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương đồng thời có các chính sách phù hợp nhằm thu hút hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Để thực hiện được các quan điểm và định hướng này các giải pháp cần thực hiện gồm: Hoàn thiện các văn bản, về phát triển kinh tế bền vững trên địa bản tỉnh, Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, Cải thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, Hoàn thiện các chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư về PTKTBV. Ngoài các giải pháp trên, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị để PTKTBV Bắc Ninh. KẾT LUẬN Luận án “Phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến năm 2030” đã xây dựng khung lý luận và thực tiễn nghiên cứu PTKTBV trên địa bàn một tỉnh với cách tiếp cận PTKTBV là trụ cột thứ nhất, là hạt nhân cho PTBV của tỉnh, PTKTBV của tỉnh còn góp phần thực hiện các mục tiêu PTKTBV của quốc gia, PTKTBV của một tỉnh là dựa trên khai thác thế mạnh của mỗi tỉnh, đồng thời phải liên kết với các tỉnh khác khai thác hiệu quả nguồn lực chung. Từ đó, PTKTBV tỉnh là duy trì trạng thái phát triển kinh tế liên tục của một tỉnh trong một thời gian dài, có nghĩa là PTKTBV cấp tỉnh phải đảm bảo các điều kiện (i) tăng trưởng kinh tế được duy trì, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì ổn định, (ii) chất lượng tăng trưởng cao và được cải thiện, thể hiện ở cấu trúc tăng trưởng hợp lý và các nguồn lực cho phát triển kinh tế phải được sử dụng hiệu quả (iii) các chủ thể bình đẳng trong tham gia phát triển kinh tế và (iv) các yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế được tái tạo và gia tăng. Để đánh giác các nội dung này sử dụng các tiêu chí để đánh giá các khía cạnh này: (i) khả năng duy trì tăng trưởng, (ii) chất lượng tăng trưởng (thể hiệu qua cấu trúc tăng trưởng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực), (iii) sự bình đẳng của các chủ thể trong tham gia và hưởng thụ các thành quả của phát triển kinh tế và (iv) khả năng duy trì và tái tạo các yếu tố của phát triển. Căn cứ vào các nội dung đó, đánh giá thực trạng PTKTBV trên địa bản Bắc Ninh, luận án đã chỉ ra được các kết quả đạt được, bên cạnh đó là các hạn chế trong PTKTBV của Bắc Ninh, gồm: thứ nhất, tăng trưởng thiếu bền vững, không ổn định; thứ hai, chất lượng tăng trưởng thấp; thứ ba, tham gia và hưởng thụ các thành quả của phát triển chưa thực sự công bằng; thứ tư, khả năng duy trì và tái tạo các yếu tố của phát triển chưa bền vững. Nguyên nhân của các hạn chế này là do: nguyên nhân khách quan: bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động, trong khi đó môi trường kinh tế trong nước còn tồn tại nhiều yếu kém, mặt trái của cơ chế thị trường, các văn bản pháp lý, thể chế, chính sách PTKTBV của Việt Nam còn chồng chéo, một số văn bản mới được ban hành chưa có hướng dẫn cụ thể, nguyên nhân chủ quan: chính sách PTKTBV của Bắc Ninh còn bất cập, chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương chưa đảm bảo, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu và chính sách huy động, sử dụng, quản lý các nguồn lực còn bất hợp lý, nhận thức của chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư về PTKTBV còn hạn chế. Từ những đánh giá như vậy, luận án đề xuất các quan điểm PTKTBV trên địa bàn Bắc Ninh trong giai đoạn đến năm 2030 là coi PTKTBV là trọng tâm, là cơ sở để thực hiện PTBV; lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng, là động lực cho PTKTBV kinh tế địa phương; PTKTBV dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế, nội lực của địa phương và mở rộng các mối quan hệ quốc tế, các vùng và các địa phương trong nước. Đồng thời định hướng PTKTBV của tỉnh là duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định; nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên cơ sở một cơ cấu kinh tế hợp lý; bảm bảo sự bình đẳng giữa các ngành, các khu vực kinh tế, các vùng trong tham gia và hưởng thụ các thành quả phát triển kinh tế của địa phương và, tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của địa phương đồng thời có các chính sách phù hợp nhằm thu hút hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Để thực hiện các quan điểm, định hướng này cần phải thực hiện 5 nhóm giải pháp, gồm: (i) Hoàn thiện các văn bản, về phát triển kinh tế bền vững trên địa bản tỉnh, (ii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền, (iii) Cải thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, (iv) Hoàn thiện các chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, (v) Nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp, người lao động và dân cư về PTKTBV. Như vậy, có thể thấy cơ bản luận án đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, kết quả của luận án là những tư liệu, góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu cũng như thực tiễn thực hiện công cuộc phát triển và PTKTBV của tỉnh. Tuy vậy, để hoàn thiện hơn nữa đề tài của luận án cần được nghiên cứu sâu hơn những hướng sau mà ở đây chưa có điều kiện giải quyết: - Cần tổ chức điều tra, khảo sát theo các chuyên đề, các tình huống (case study) về PTKTBV vừa để giải quyết khâu thiếu và yếu tư liệu hiện nay, vừa thấy hết được thực tế phát triển đa dạng và thay đổi thường xuyên như hiện nay. - Các chỉ tiêu đưa ra ở đây để nghiên cứu chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu có nguồn tư liệu hoặc có thể tính toán được, do đó còn hạn chế nhiều. Khi có điều kiện cần mở rộng hệ thống các chỉ tiêu hơn để nghiên cứu thì tốt hơn. Hạn chế trên của luận án là gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để hoàn thiện và phát triển thêm nghiên cứu của mình. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Nguyễn Thị Xuân (2013), “Để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển như kỳ vọng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 2/ 2013 (540), tháng 4 năm 2013. Nguyễn Thị Xuân (2019), “Một số đánh giá về phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2016”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 22, tháng 08 năm 2019. Nguyễn Thị Xuân (2019), “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 23, tháng 08 năm 2019. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, NXB Giáo dục, Hà Nội. Amartya Sen (2002), Phát triển là quyền tự do, NXB Thống kê, Hà Nội. APEC, Statement of the APEC Growth Strategy High-Level Policy Round Table - Towward Higher Quality Growth for APEC- Second Economic Committee Meeting, Sendai, Japan; 19-20 September 2010. Báo cáo phát triển Việt Nam (VDR) (2011), Quản lý tài nguyên thiên nhiên-Báo cáo chung của các đối tác phát triển cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội. Bộ KH&ĐT (2013), Thông tư số 02/2013, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. Bộ KH&ĐT (2011), Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), Báo cáo tổng kết thực hiện định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và định hướng giai đoạn 2011-2015, Hà Nội. Bộ KH&ĐT(2006), Dự án VIE/01/021, Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam-thực trạng và khuyến nghị, Hà Nội 2006. Bộ KH&ĐT(2006), Dự án VIE/01/021, Đại cương về phát triển bền vững, Hà Nội 2006. Bộ KH&ĐT (2006), Dự án VIE/01/021, Nghiên cứu tổng kết một số mô hình phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. Bộ KH&ĐT (2006), Dự án VIE/01/021, Phát triển bền vững ở Việt Nam (sổ tay tuyên truyền), Hà Nội. Bộ KH&ĐT (2004), Dự án VIE/01/021, Phát triển bền vững-Kỷ yếu hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, Hà Nội. Bộ KH&ĐT (2011), Dự án VIE/01/021, Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam. Bộ KH&ĐT (2017), WB, Việt Nam-2035, Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ,Hà Nội. Bùi Tất Thắng chủ biên (2010), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam (thời kỳ 2011-2020), Hà Nội. Bùi Tất Thắng, Lưu Đức Hải, Trần Hồng Quang (Đồng chủ biên) (2014), Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững, NXB Khoa học xã hội. Centre for Environment Education (2007), Sustainable Development: An Introduction (Internship Series, Volume-I), India 2007. Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh, Hà Nội. Chính phủ (2013), Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15/1/2013 V/v Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015, Hà Nội. Chính phủ (2013), Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 9/10/2013 V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. Chính phủ (2013), Quyết định số 2157/2013/QĐ-TTg V/v Ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa phương giai đoạn 2013-2020, Hà Nội. Chính phủ (2014), Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/03/2014 V/v phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020, Hà Nội. Chính phủ (2003), Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Hà Nội. CHXHCN Việt Nam (2010), Báo cáo mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 2010. Việt Nam 2/3 chặng đường thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, hướng tới năm 2015, Hà Nội. CHXHCN Việt Nam (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội. Cục Thống kê Bắc Ninh (2017, 2018), Niên giám thống kê 2017, 2018, NXB Thống kê Cục Thống kê Thành Phố Hà Nội (2017, 2018), Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2017-2018 Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017, 2018), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2017-2018. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017), Thực trạng KT-XH 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2017, 2018), Niên giám thống kê Hải Dương năm 2017-2018 Cục Thống kê tỉnh Hải Phòng (2017, 2018), Niên giám thống kê Hải Phòng năm 2017-2018 Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2017, 2018), Niên giám thống kê Hưng Yên năm 2017-2018 Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2017, 2018), Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2017-2018 Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2017, 2018), Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2017-2018 Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2017, 2018), Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2017-2018 Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam - Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội 2004. Đảng Cộng sản Việt Nam - Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Hà Nội. David Ricardo (2002), Những nguyên lý của Kinh tế chính trị học và thuế khoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đinh Văn Ân và Võ Trí Thành (Chủ biên) (2002), Thể chế-Cải cách thể chế và phát triển, Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. Hà Huy Thành và Nguyễn Ngọc Khánh (2009), Phát triển bền vững: từ quan niệm đến hành động, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Holger Rogal (2011), Kinh tế học bền vững-Lý thuyết kinh tế và thực tế của PTBV, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. IUCN, UNEF, WWF (1991), Save the Earth -Strategy for Sustainable living. Jean-Yves Martin (2007), Phát triển bền vững? Học thuyết Thực tiễn Đánh giá, NXB Thế giới, Hà Nội. Jeffrey D. Sachs (2014), Kinh tế học về sự phát triển bền vững. John Blewitt (2008), Understanding Sustainable Development, Earth Scan, Sterling, VA 2008. Kazushi Ohkawa và Hirohisa Kohama (2004), Kinh nghiệm công nghiệp hóa của Nhật Bản và sự thích dụng của nó đối với các nền kinh tế đang phát triển,NXB KHXH, Hà Nội. Kornai Janos (2017), Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do,NXB Tri thức. Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ (2002), Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội 2002. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn, NXB Lao động-xã hội, Hà Nội. Lê Xuân Bá (2007), Về chất lượng và tính bền vững của sự phát triển, Trung tâm Thông tin tư liệu, CIEM 4/2007. Lưu Đức Hải và Nguyễn Văn Sinh (2008), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Lưu Lực (2002), Toàn cầu hóa kinh tế - Lối thoát của Trung Quốc là ở đâu? NXB KHXH, Hà Nội. Malcolm Gillis, Dwight H. Perkins, Michael Roemer và Donald R. Snodgrass (1990), Kinh tế học của sự phát triển, Viện Quản lý kinh tế Trung ương-Trung tâm thông tin tư liệu. Ngân hàng Thế giới (2015), Báo cáo thường niên, 2015 (WB-Data). Ngân hàng Thế giới (2001), Trung Quốc 2020, NXB Khoa học xã hội. Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, Hà Nội. Nguyễn Lệ Thủy (2014), (Đề tài KH) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam: thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Hà Nội. Nguyễn Thế Chinh (2006), Giáo trình kinh doanh và môi trường, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá, trợ giúp của Nguyễn Thị Nguyệt và Phan Lê Minh (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế, Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Văn Động chủ biên (2010), “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay” (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Paul A. Samuelson & William D. Nordhaus (1989), Kinh tế học, Viện Quan hệ quốc tế. Peter P. Roger, Kazi F. Jalal và John A. Boyd (2007), A introdution to Sustainable Development, Earth Scan, Sterling, VA. Phan Văn Khải (2002), Phát triển đất nước nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993), Luật Bảo vệ môi trường, (thông qua tại Kỳ họp thứ Tư QH 09, 27/12/1993). Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường, (số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005). Robert B. Ekelund, Jr & Robert F. Hebert (2004), Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội. Robert C.Guell (2002), Development Economic, Mc Growth-Hill, Higher Education. Robert W. Kates (2005), Thomas M. Parris, and Anthony A. Leiserowitz, What is sustainable development? Goals, indicators, values, and practice, Environment: Science and Policy for sustainable development. Rodel D. Lasco, Rex Vietor O. Cruz (2012), Sustainable Development indicators for global change in the Philippine, Univerrsity of Philippine. Scottish Executive Social Research (2006), Sustainable Development: A review of international Literature. Sharachchandra M. LéLé (1991), Sustainable Development: A critical review, World Development. Simon Bell and Stephen Morse (2008), Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?, Earth Scan, Sterling, VA. Simon Bell và Stephen Morse (2008), Các chỉ số phát triển bền vững: đo lường những thứ không thể đo?. Simon Dresner (2009), The Principles of Sustainability, Earth Scan, Sterling, VA 2009. Simon Dresner (2008), Các nguyên tắc của phát triển bền vững. Sudhir Anand và Amartya Sen-UNDP (1996), Phát triển bền vững: Khái niệm và các ưu tiên, New York, January 1996. Sudhir Anand, Amartya K. Sen (1994), Human development index: Methodology and measurement, Human development report, New York 1994. Tatyana P.Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng linh tế - Nhập môn về phát triển bền vững, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 V/v ban hành KHHĐ quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 về Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2022, Hà Nội. Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh (2016), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể sau 20 năm tái lập tỉnh (1997-2016), Bắc Ninh. Tổng cục Thống kê (2004), Một số thuật ngữ thống kê thông dụng, NXB Thống kê, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2017, 2008), Niên giám thống kê 2017, 2018, NXB Thống kê, Hà Nội. Trần Văn Thọ (2008), Từ cải cách tiệm tiến đến xây dựng cơ chế chất lượng cao: Điều kiện để phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Thời đại mới, số 14, 7/2008. Trương Quang Học và Hoàng Văn thắng (2015), Kinh tế xanh, con đường phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu, Trung tâm Nghiên cứu TN&MT, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trương Quang Học (2010), PTBV- chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013), Báo cáo tổng hợp Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh. UBND tỉnh Bắc Ninh (2015), Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 8/10/2015 V/v Phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Tăng trưởng xanh tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh. UBND tỉnh Bắc Ninh (2017), Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 V/vPhê duyệt Kế hoạch hành động triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo CTHĐ quốc gia phát triển bền vững, Bắc Ninh. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013), Quyết định số 57/KH-UBND ngày 18/4/2013về kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2015, Bắc Ninh. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013), Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 8/2/2013 V/v Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Ninh 2013. UBND tỉnh Bắc Ninh (2007), Quyết định số 73/2007/QĐ-UBND ngày 31/10/2007 V/v phê duyệt chiến lược PTBV tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010,định hướng đến 2020 (CTNS 21 Bắc Ninh), Bắc Ninh. UBND tỉnh Bắc Ninh (2014), Quyết định số 757/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 V/v Phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030, Bắc Ninh. UNDP (2010), Human Development Report 2010, Oxford University Press, USA. Union Nation (2007), Indicators of Sustainable Development: Guidelines and Methodologies, New York 2007. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, 2010. WB (2002), Sustainable Development in a Dynamic World. World Development Report 2003, Washington, DC., August 2002 WB (2002), Sustainable Development in a Dynamic World. World Development Report 2003, Washington, D.C. August 2002. WCED (Committee Brundtland) (1997), Our Common Future. WCED (1987), Report of World Commission on Environment and Development: “Our common future”, Nairobi-Kenya 1987. WEF (2018), Global Competitiveness Index. Yale Center for Environmental Law and Policy-Yale University, Center for international Earth Science Information Network-Columbia University (2005), Environmental Sustainability Index. PHỤ LỤC SỐ 01 CÁC MỤC TIÊU PTBV VIỆT NAM ĐẾN 2030 1) Những mục tiêu chung - Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi. - Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. - Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi. - Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. - Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái. - Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. - Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người. - Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người. - Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới. - Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội. - Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng. - Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững. - Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai. - Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững - Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất. - Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp. - Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững. 2) Những mục tiêu cụ thể Xem trong Phụ lục 1 của Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành KHHĐ quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. PHỤ LỤC SỐ 2 Bảng 1: Dữ liệu để ước lượng hàm Cobb- Douglass GRDP Lao động K ln(GDP/L) Ln(K/l) 2008 26.245 585513 36.171,4 (3,105) (2,784) 2009 31.094 589539,0 53.109,8 (2,942) (2,407) 2010 45.716 593114,0 71.842,9 (2,563) (2,111) 2011 58.240 584147,0 85.908,8 (2,306) (1,917) 2012 71.158 615627,0 109.689,3 (2,158) (1,725) 2013 102.781 624021,0 145.162,9 (1,804) (1,458) 2014 98.266 637890,0 172.683,7 (1,870) (1,307) 2015 110.497 645050,0 211.833,5 (1,764) (1,114) 2016 119.190 651321,0 266.661,9 (1,698) (0,893) 2017 146.212 657145,0 351.875,8 (1,503) (0,625) 2018 161.708 662915,0 401.866,0 (1,411) (0,501) Nguồn: NGTK 2017, 2018, Cục Thống kê Bắc Ninh Bảng 2: Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố sản xuất gGDP gL gK a β b*gL a*gK TFP % đóng góp của L % đóng góp của K % đóng góp của TFP 2011-2015 0,193 0,017 0,241 0,24230326 0,75769674 0,013 0,058 0,122 6,65% 30,30% 63,05% 2016-2018 0,135 0,009 0,238 0,24230326 0,75769674 0,007 0,058 0,071 5,12% 42,60% 52,28% 2011-2018 0,171 0,014 0,240 0,24230326 0,75769674 0,011 0,058 0,102 6,20% 34,01% 59,79% Nguồn: Tính toán từ số liệu Cục thống kê Bắc Ninh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_phat_trien_kinh_te_ben_vung_tren_dia_ban_tinh_bac_ni.docx
  • docxĐiểm mới tiếng anh.docx
  • doctrang điểm mới (1).Xuan.doc
  • docxTT luan an sau PB kín.docx
  • docxTT tiếng anh luận án sau PB kín.chuan.docx
Luận văn liên quan