Luận án Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học Hóa Học

Tiến hành điều tra, TNTT, theo đúng kế hoạch: Tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần các thí nghiệm thay đổi một số điều kiện cần thiết của thí nghiệm: + Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu, để sản xuất hương: bột gỗ thông, keo dính và bột bã hồi. + Tiến hành thí nghiệm sản xuất hương theo các phương án đã lựa chọn: Pha nước dính, sử dụng que tre đã vót, phủ 1 lớp bột dính, nhúng vào nước dính, lăn đều trên bột làm hương (đã trộn theo tỉ lệ), phơi khô ngoài trời nắng. Với hương xông: Tạo khuôn hình chóp bằng bìa cứng, cho bột đã trộn vào khuôn và nén chặt. + Tiến hành kiểm chứng chất lượng đốt sản phẩm đã hoàn thiện trong không gian nhất định, kiểm tra thời gian cháy, khả năng hỗ trợ phòng và chữa bệnh, . của hương.

pdf271 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học Hóa Học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng cụ, tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, báo cáo kết quả. + Cách ghi kết quả TN: ngôn ngữ viết, kí hiệu hóa học, biểu bảng đa dạng và phù hợp. + Báo cáo phương án. Ghi vào vở thí nghiệm. Pha 4: Tiến hành các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu (40 phút) HS lựa chọn thiết bị hóa chất, tiến hành TN theo phương án đã đề ra. Giải quyết những phát sinh trong quá trình TN, đánh giá kết quả TN. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ hoá chất cần thiết cho mỗi nhóm. - GV đi tới các nhóm, theo dõi và hỗ trợ ngay nếu cần thiết giúp HS thực hiện đúng: - Nhận dụng cụ hóa chất. - Tự tiến hành theo các thí nghiệm về tính chất hóa học NH3 theo kế hoạch. - Tiến hành theo các cách khác nhau đều phải được sự cho phép của GV. 70PL + Các thao tác thí nghiệm (khoa học, chính xác, an toàn ...). + Mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học rút ra nhận xét. + Bảng ghi kết quả thí nghiệm từng nhóm. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích, viết phương trình hoá học và ghi kết quả vào vở thí nghiệm có thể theo bảng tự thiết kế. - Khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình làm TN, thông báo với GV ngay, đồng thời đề xuất phương án dưới sự định hướng của GV để giải quyết vấn đề triệt để. - Thí nghiệm NH3 với O2 và Cl2. GV có thể cho HS xem video. - Thảo luận và ghi kết quả của nhóm. Pha 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức mới (15 phút) Pha 4 và pha 5 tiến hành song song lồng ghép vào nhau. Sau mỗi thí nghiệm, HS trình bày kết quả, trả lời CHNC kiểm chứng giả thuyết, kết hợp với tư liệu hợp thức hóa rút ra kết luận về kiến thức mới. Đánh giá NL TT NCKH của HS. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức mới: - Sau mỗi thí nghiệm, GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thí nghiệm trước tập thể. - Cung cấp thêm một số thông tin bổ sung để HS có đầy đủ cơ sở khái quát hóa rút ra tiểu kết luận và kết luận chung. - Sau tất cả các thí nghiệm và các tiểu kết luận rút ra kết luận chung về tính chất hóa học của NH3. - So sánh kết quả thu được với những dự đoán ban đầu ở mỗi câu hỏi tương ứng và kiểm chứng lại giải thuyết mà mình đã đặt ra về tính chất hóa học NH3. - Trình bày kết quả trên bảng nhóm hoặc giấy A0. - Rút ra tiểu kết luận và kết luận đầy đủ chính xác về tính chất hóa học của NH3. - Vẽ sơ đồ tư về tính chất hoá học của NH3 vào vở. Hoạt động 2. Đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học của học sinh GV hoàn thiện: 1. Bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá NL TT NCKH. 2. Phiếu hỏi GV. 4. Chữa đề kiểm tra cho HS. HS hoàn thiện: 1. Đề kiểm tra đánh giá NL TT NCKH. 2. Phiếu hỏi HS. 3. Thảo luận về đáp án bài kiểm tra. PHẦN 2: DỰ KIẾN MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 1. Câu hỏi nghiên cứu Các CHNC dự kiến có thể như sau: Câu 1: NH3 có thể hiện được đầy đủ tính chất của một bazơ yếu không? Câu 2: NH3 có thể khử được tất cả các phi kim hay không? Câu 3: NH3 có thể khử được tất cả các ion kim loại trong oxit không? Câu 4: Dung dịch NH3 tạo phức được với hiđroxit hoặc muối ít tan của một số kim loại không? 71PL 2. Giả thuyết nghiên cứu tương ứng STT Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 1 NH3 có thể hiện được đầy đủ tính chất của một bazơ yếu không? NH3 là một bazơ yếu. Trong dung dịch, NH3 có phản ứng nhận proton, làm quỳ tím hóa xanh và phenolphtalein chuyển hồng; tác dụng được với axit mạnh; dung dịch muối của kim loại tạo hiđroxit không tan. 2 Câu 2: NH3 có thể khử được tất cả các phi kim hay không? NH3 có thể khử được một số phi kim có tính oxi hóa mạnh như Cl2 , O2 ở nhiệt độ cao tạo ra sản phẩm khác nhau của nitơ. 3 Câu 3: NH3 có thể khử được tất cả các ion kim loại trong oxit không? NH3 có thể khử được ion kim loại có tính oxi hóa mạnh trong oxit như: CuO, Ag2O ... 4 Câu 4: Dung dịch NH3 tạo phức được với hiđroxit hoặc muối ít tan của một số kim loại không? Dung dịch NH3 có thể tạo phức với ion kim loại trong hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại như: Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgCl, ... 3. Đề xuất phương án thực nghiệm: Thí nghiệm thực do HS tự tiến hành a. Thí nghiệm đề xuất - Nhóm thí nghiệm 1: Tính chất bazơ của NH3 Cho NH3 tác dụng với: 1.1. Chất chỉ thị màu: - Nước có phenolphtalein. - Giấy quỳ tím ẩm. 1.2. Khí HCl, dung dịch H2SO4. 1.3. Dung dịch FeCl3, AlCl3, BaCl2. - Nhóm thí nghiệm 2: NH3 tác dụng với phi kim có tính oxi hóa mạnh 2.1. Khí clo. 2.2. Khí oxi. - Nhóm thí nghiệm 3: Tác dụng của NH3 với oxit kim loại 3.1. CuO. 3.2. Ag2O - Nhóm thí nghiệm 4: Tác dụng của NH3 với bazơ và muối không tan. 72PL 4.1. Cu(OH)2, Al(OH)3. 4.2. AgCl. b. Thiết kế phương án thực nghiệm: TN 1.1: Tác dụng của NH3 với chỉ thị màu Lấy 2ml dung dịch NH3 vào 2 ống nghiệm: - Thả giấy quỳ tím (hoặc chỉ thị màu vạn năng) vào 1 ống nghiệm. - Nhỏ 2-3 giọt phenolphtrlein vào ống nghiệm còn lại. Quan sát hiện tượng. TN 1.2: Tác dụng của NH3 với axit - Lấy 2 đũa thủy tinh bọc bông nhúng vào 2 dung dịch NH3 và HCl đậm đặc, sau đó lấy nhanh ra và đưa 2 đầu đũa thủy tinh bọc bông lại gần nhau. Quan sát hiện tượng khu vực không gian giữa 2 đầu thủy tinh bọc bông. Nếu dung dịch axit và amoniac đủ đậm đặc có thể chỉ cần mở nắp hai lọ và để gần vào nhau cũng có thể thấy hiện tượng khói trắng tập trung ở khu vực không gian giữa hai lọ. - Cho vào ống nghiệm chứa khoảng 1 ml H2SO4, nhỏ vài giọt phenolphtalein vào (dung dịch không màu). Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đậm đặc vào đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt thì ngừng. Quan sát hiện tượng. TN 1.3: Thử tính chất của NH3 với dung dịch muối Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư lần lượt vào từng ống nghiệm chứa khoảng 1 ml các chất riêng biệt: 1. Dung dịch FeCl3 2. Dung dịch AlCl3 3. Dung dịch BaCl2 Quan sát hiện tượng. Nhóm thí nghiệm 2: NH3 tác dụng với phi kim có tính oxi hóa mạnh Lấy 2 đèn cồn và 2 ống nghiệm chịu nhiệt. Dùng thìa thủy tinh lấy vào ống nghiệm thứ nhất 2 thìa CaO và 3 thìa NH4Cl, nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống vuốt nhọn xuyên qua. Dùng thìa thủy tinh lấy vào ống nghiệm thứ hai 3 thìa KMnO4 và một ít MnO2. Lắp bộ dụng cụ như hình vẽ, đồng thời châm 73PL 2 đèn cồn. Khi hóa chất ở 2 ống nghiệm nóng chảy, dùng que đóm đang cháy đưa lại miệng ống nghiệm thứ 2. Quan sát hiện tượng. (Khi điều kiện không cho phép GV có thể chiếu video cho HS quan sát, nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học minh họa và rút ra nhận xét). Nhóm thí nghiệm 3: Tác dụng của NH3 với oxit kim loại Lấy 1 đèn cồn và 2 ống nghệm (1 ống nghiệm chịu nhiệt). Dùng thìa thủy tinh lấy vào ống nghiệm chịu nhiệt 2 thìa CaO và 3 thìa NH4Cl, cho tiếp tục bông thủy tinh vào ngăn cách, đặt ống nghiệm nằm ngang như hình vẽ, cho 2 thìa bột CuO (Ag2O) vào, nút ống nghiệm bằng đường dẫn khí. Cho nước cất vào ống nghiệm còn lại. Lắp dụng cụ như hình vẽ, châm ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sự biến đổi màu của chất rắn CuO. Nhóm thí nghiệm 4: Tác dụng của NH3 với bazơ và muối không tan. - Điều chế: Cu(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Lấy 3 ống nghiệm, lần lượt cho 2 ml CuSO4, AlCl3, AgNO3 vào từng ống nghiệm. Nhỏ 3 giọt NH3 đậm đặc vào 2 ống nghiệm chứa CuSO4, AlCl3, nhỏ 3 giọt NaCl vào ống nghiệm chứa AgNO3. Lắc nhẹ, quán sát màu kết tủa. - Hòa tan: Cu(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Tiếp tục nhỏ đến dư NH3 vào 3 ống nghiệm đến khi lượng kết tủa không thay đổi nữa thì dừng lại. Quan sát hiện tượng. Lưu ý: - Nếu dùng chung công tơ hút cho các lần thí nghiệm lấy hóa chất lỏng cần rửa công tơ hút bằng nước cất 2 đến 3 lần sau mỗi lần lấy hóa chất. HS chuẩn bị 2 cốc thủy tinh, một cốc đựng nước cất, một cốc đựng rác. - Trong trường hợp kết tủa không tan hết khi nhỏ thêm NH3, có thể đổ bớt kết tủa đi để lại một phần nhỏ kết tủa tiếp tục cho NH3 vào. - Nắp lọ NH3 ngay sau khi sử dụng. 74PL 4. Kết luận và hợp thức hoá kiến thức mới TN đề xuất Hiện tượng, giải thích, PTHH Tiểu KL KT mới Nhóm TN 1: Thử tính bazơ của NH3 TN 1.1: HT: Quỳ tím chuyển màu xanh và phenolphtalein không màu chuyển màu hồng. Do phản ứng tạo thành có ion OH - NH3 + H2O ↔ NH4 + + OH - Kb = 1,8.10 -5 TN 1.2. HT: - Khu vực 2 đầu đũa thủy tinh có khói trắng, do tinh thể NH4Cl tạo thành. NH3(k) + HCl(k) → NH4Cl (rắn, trắng) - Phenolphtalein màu hồng do NH3 dư sau khi phản ứng với H2SO4: 2NH3 + H2SO4→ (NH4) 2SO4 TN 1.3. HT: Tạo kết tủa màu nâu đỏ và kết tủa màu trắng không tan trong NH3 dư do phản ứng: FeCl3 + 3NH3 + 3H2O→ Fe(OH)3↓đỏ nâu+3NH4Cl. AlCl3 + 2NH3 + 2H2O→ Al(OH)3↓trắng+ 3NH4Cl. BaCl2 không phản ứng do Ba(OH)2 tan trong nước. NH3 có tính bazơ yếu: Tan trong nước tạo OH-. - Làm đổi màu chất chỉ thị. - Tác dụng với axit tạo muối amoni. - Tác dụng với dung dịch muối tạo hiđroxit không tan và dung dịch muối amoni. Giả thuyết 1 đúng. Nhóm TN2: NH3 tác dụng với phi kim có tính oxi hóa mạnh - NH3 cháy tạo ngọn lửa màu vàng tạo khí không màu, do có khí nitơ tạo thành trong phản ứng: 2NH3 + 3/2O2  0t N2 +3H2O - NH3 cháy tạo ngọn lửa màu vàng, khí không màu và hóa nâu trong không khí do phản ứng: 2NH3 + 5/2O2  0,tPt 2NO(Khí, k màu) +3H2O 2NO + O2 → 2NO2 (Khí, màu nâu) - NH3 cháy trong khí clo tạo ngọn lửa có khói trắng do có tinh thể NH4Cl tạo thành: 2NH3( Khí, k màu) + 3Cl2  0t N2 + 6HCl(Khí, k màu) NH3 + HCl → NH4Cl(tinh thể trắng) Khi đốt nóng NH3 có thể bị phi kim mạnh oxi hóa tạo N2 hoặc NO (Khi có xúc tác thích hợp). Giả thuyết 2 đúng. Nhóm TN3 Tác dụng của NH3 với oxit kim loại. HT: Chất rắn màu đen chuyển thành màu đỏ, có nước bám vào thành ống nghiệm do phản ứng: 2NH3 +3CuO(đen)  0t 3Cu (đỏ) + 2N2 +3H2O(lỏng). Khi đun nóng NH3 bị oxi hóa bởi các ion KL kém hoạt động trong oxit CuO, Ag2O tạo N2 và H2O. Giả thuyết 3 đúng. 75PL TN4: Thử tính chất của NH3 với: 1. FeCl3, 2.Cu SO4, 3. AgCl. - Có kết tủa màu nâu đỏ, không tan trong NH3 FeCl3 + 3NH3 + 3H2O→ Fe(OH)3↓ đỏ nâu +3NH4Cl. 2NH3dư + Fe(OH)3→ không phản ứng - Có kết tủa màu xanh lam sau đó kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh sẫm do phản ứng: CuSO4 + 2NH3 + 2H2O→ Cu(OH)2↓xanh +2NH4Cl. 4NH3 dư + Cu(OH)2 →Cu(NH3)4(OH)2(dd,xanh sẫm) - Có chất rắn trắng tạo thành, chất rắn trắng tan tạo dung dịch không màu do phản ứng: AgNO3 + NaCl → AgCl( r, trắng) + NaNO3. 2NH3(dd)+AgCl(r,trắng)→Ag(NH3)2Cl (dd, k màu) Trong dung dịch, NH3 có khả năng tạo phức với một số ion kim loại kém hoạt động trong hiđroxit hay muối ít tan tạo Cu(NH3)4 2+ , Ag(NH3)2 + . Giả thuyết 4 đúng. Kết luận chung Các giả thuyết nghiên cứu 1- 4 đã được kiểm chứng là đúng. NH3 là một bazơ yếu, có tính khử, có khả năng tạo phức với một số ion kim loại. Sơ đồ tư duy tính chất hóa học của NH3 76PL 3.6. KẾ HOẠCH BÀI HỌC THỰC NGHIỆM 8 (TN8) PHENOL (Theo chương trình sách giáo khoa Hoá học 11 nâng cao THPT) I – MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS giải thích được sự ảnh hướng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử phenol. - HS nêu được tính chất hoá học đặc trưng của phenol, phương pháp điều chế và ứng dụng của phenol. 2. Kỹ năng - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thực nghiệm và kết luận tính chất hóa học của phenol (C6H5OH). - Thực hành thí nghiệm. - Quan sát, giải thích hiện tượng và viết phương trình hoá học về tính chất hóa học của phenol. 3. Thái độ - Tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào các hoạt động để TTNC tính chất hóa học của phenol . - Trung thực, khách quan với kết quả TN. - Có ý thức bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập. 4. Năng lực: NL TT NCKH, cụ thể: - Xác định được CHNC: thể hiện rõ định hướng và có thể TTNC được. - Đề xuất được GTNC/dự đoán: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với CHNC. - Thiết kế được PATN TTNC khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho CHNC. - Tiến hành PATN TTNC đã đề ra , kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. - Viết được báo cáo với nội dung đầy đủ và khoa học. - Trình bày kết quả TTNC theo ngôn ngữ khoa học. 77PL II – PHƯƠNG PHÁP - Chủ yếu là PP BTNB. - Các PP và kỹ thuật dạy học phối hợp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng thí nghiệm, mẫu vật, sơ đồ tư duy. Phương án TN: Thí nghiệm trực tiếp và nghiên cứu tài liệu. III – CHUẨN BỊ 1. Hóa chất, dụng cụ GV chuẩn bị đầy đủ các thiết bị hóa chất chung cho các TN: Mỗi tổ 1 khay hóa chất, giá đầy ống nghiệm, công tơ hút, kẹp ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh (1 cốc đựng nước cất và 1 cốc đựng hóa chất loại, ...) Thí nghiệm đề xuất Dụng cụ thí nghiệm Hóa chất TN 1: Cho một mẩu Na vào phenol lỏng. Giấy lọc, kéo hoặc dao cắt Na, kẹp hóa chất rắn, găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ nếu có. Ống nghiệm: 2 chiếc. Công tơ hút nhỏ giọt Kim loại Na (Na ngâm trong dầu hỏa) Phenol lỏng. TN 2: Phản ứng este hóa của phenol với axit cacboxylic. Giá thí nghiệm, ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí, cốc nước lạnh, một núm bông. Công tơ hút. CH3COOH H2SO4 đặc. Phenol lỏng vài viên đá bọt. TN3: Thử tính tan trong nước và phản ứng của phenol với dung dịch NaOH. Ống nghiệm: 2 chiếc. Công tơ hút nhỏ giọt. Phenol lỏng. Nước cất. Dung dịch NaOH. TN4: Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch C6H5ONa. Ống nghiệm 2 nhánh. Ống dẫn khí, ống vuốt nhọn, giá đỡ ống nghiệm 2 nhánh (GV nên lựa chọn sẵn cho HS bộ gồm ống dẫn khí và ống nghiệm 2 nhánh phù hợp) Công tơ hút nhỏ giọt. Bột CaCO3. dung dịch HCl. Dung dịch Ca(OH)2. Dung dịch C6H5ONa. TN 5: Nhỏ từ từ nước brom vào dung dịch phenol. Công tơ hút nhỏ giọt. Ống nghiệm Nước brom. Phenol lỏng. 78PL 2. phương tiện khác Máy chiếu, bút dạ, bảng phụ, nam châm. IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI NGHIÊN CỨU Chia HS thành 4 hoặc 6 nhóm tùy theo số HS, mỗi nhóm HS không quá 10 HS, HS bầu nhóm trưởng. Phát vật liệu học tập cho các nhóm. Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề (10 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Em hãy quan sát hai dãy chất sau và so sánh cấu tạo của của ancol và phenol? GV chiếu nội dung: Phenol: C6H5OH, o-CH3C6H4OH, m-C2H5-C6H4-OH Ancol: CH3CH2OH C6H5CH2OH, p-CH3C6H4CH2OH, C6H5CH2CH2OH. GV: Phenol và ancol có những cấu tạo tương tự khác biệt nhau. Vậy phenol có những tính chất hóa học gì? HS thảo luận và rút ra kết luận: Giống nhau: đều có nhóm OH. Khác nhau: + Phenol: OH đính trực tiếp vào vòng benzen. + Ancol: OH không đính trực tiếp vào vòng benzen. Ghi câu hỏi vào vở thí nghiệm. Pha 2: Hình thành câu hỏi nghiên cứu của HS (20 phút) Làm bộc lộ quan niệm ban đầu để từ đó hình thành CHNC của HS. Trong pha này HS tự do đề xuất các biểu tượng và CHNC. Hoạt động 1. Biểu tượng ban đầu của HS về tính chất hóa học của Phenol (5 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Xây dựng biểu tượng ban đầu: - Em hãy dự đoán và giải thích tính chất hóa học của C6H5OH dựa vào cấu tạo phân tử cũng như các kiến thức đã học. - Quan sát, hỗ trợ HS, gợi ý. - Tổ chức thảo luận. - Các nhóm báo cáo kết quả (GV gọi HS bất kỳ trong nhóm). Dựa vào cấu tạo, HS dự đoán và giải thích có thể như sau: - 1 nhóm OH và 1 vòng benzen: C6H5OH có thể có tính chất của ancol và benzen. - Vòng benzen hút electron của nhóm OH => làm nguyên tử H trên nhóm OH linh động hơn của OH ancol => phenol có thể có tính axit yếu. - Nhóm OH đẩy electron về phía vòng benzen => làm tăng khả năng phản ứng thế của vòng benzen, đặc biệt vị trí ortho và para. => phenol có thể tham gia phản ứng thế dễ hơn benzen và thế được tất cả các vị trí ortho và para trong vòng benzen. - Đại diện nhóm trình bày, HS thảo luận, so sánh, nhận xét và kết luận. - Ghi ý kiến ban đầu vào vở thí nghiệm. Hoạt động 2. Đề xuất câu hỏi nghiên cứu (15 phút) 79PL - Em muốn tìm hiểu thêm gì về tính chất hóa học của phenol nữa không? - Từ những quan niệm ban đầu khác biệt của những nhóm HS GV dẫn dắt HS đề xuất câu hỏi NC của phenol. - GV cần khéo léo để giúp HS nhận thức được: Có những câu hỏi quá cao hoặc vượt quá nội dung bài học hoặc không nhằm mục đích trả lời câu hỏi lớn của bài học cần được loại bỏ. - Cá nhân HS đề xuất, nhóm HS thảo luận thống nhất các ý kiến và hình thành CHNC về tính chất hóa học của phenol. - Có thể tự do nêu nhiều câu hỏi khác nhau ghi vào bảng phụ. Các CHNC có thể dự kiến như sau: 1. Phenol có phản ứng với Na không? 2. Phenol có khả năng tác dụng với axit cacboxylic (phản ứng este hóa) không? 3. Phenol có làm đổi màu quỳ tím và có phản ứng với NaOH không? 4. Phenol có bị CO2 đẩy ra khỏi muối của phenol (C6H5ONa) không? Sản phẩm tạo thành là gì? 5. Phenol có tác dụng với dung dịch nước brom không? Hiện tượng xảy ra như thế nào? - Trình bày kết quả của nhóm trước lớp. - Nhóm khác lắng nghe, bổ xung và hoàn thiện. - HS thảo luận có sự định hướng của GV chọn câu hỏi có thể nghiên cứu được. - Ghi câu hỏi vào vở thí nghiệm. Pha 3 : Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm (35 phút) Từ các CHNC, GV giúp HS định hướng nghiên cứu bằng việc HS xây dựng GTNC và thiết kế PATN. Trong pha này, HS tự chủ TTNC các phương án trả lời khác nhau của các CHNC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Xây dựng giả thuyết (15 phút) - Tổ chức cho HS trình bày và thảo luận chung, giúp HS hoàn thiện và chốt lại GTNC của nhóm mình và của tập thể lớp. - GV ghi ngắn gọn rõ ràng giả thuyết chung hoặc của từng nhóm lên một góc bảng để so sánh, đối chiếu kết quả, tìm giả thuyết phù hợp. - Nhóm HS thảo luận đề xuất GTNC (dự kiến câu trả lời cho các CHNC) tương ứng với từng CHNC trên về tính chất hóa học của phenol. GTNC có thể như sau: 1. Phenol có phản ứng với Na. 2. Phenol có khả năng tham gia phản ứng este hóa. 3. Phenol không làm đổi màu quỳ tím và có phản ứng với NaOH. 4. Phenol có thể bị CO2 đẩy ra khỏi muối của phenol (C6H5ONa). 5. Phenol làm mất màu dung dịch nước brom đồng thời tạo kết tủa trắng. - Không được tham khảo SGK. - Trình bày GTNC của nhóm mình. 80PL - Chọn giả thuyết có thể kiểm chứng được. - Ghi GTNC vào vở thí nghiệm. Hoạt động 2. Thiết kế phương án thực nghiệm (20 phút) - Yêu cầu HS đề xuất PATN để kiểm chứng cho GTNC và trả lời CHNC. - Có thể cho HS tham khảo khung bảng biểu mẫu để HS xây dựng PATN của nhóm mình. -Tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét về PATN của các nhóm. -Tổng hợp các thí nghiệm, giúp HS lựa chọn phương án thí nghiệm có thể tiến hành thành công, an toàn với dụng cụ đã chuẩn bị sẵn. - HS thảo luận đề xuất phương án TN: Thí nghiệm thực do HS tự tiến hành. Thảo luận: +Tên thí nghiệm. + Mục tiêu thí nghiệm. + Hóa chất dụng cụ. + Cách tiến hành: Ngôn ngữ viết kết hợp hình vẽ, sơ đồ. + Dự đoán hiện tượng: Dự đoán các phản ứng có xảy ra không và hiện tượng xảy ra như thế nào. + Phân công nhiệm vụ: Nhóm trưởng, thư ký, thành viên lấy hoá chất, dụng cụ, tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, báo cáo kết quả. + Cách ghi kết quả TN: ngôn ngữ viết, kí hiệu hóa học, biểu bảng đa dạng và phù hợp. + Báo cáo phương án, ghi vào vở thí nghiệm. Pha 4 : Tiến hành các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu (40 phút) HS lựa chọn thiết bị hóa chất, tiến hành TN theo phương án đã đề ra. Giải quyết những phát sinh trong quá trình TN, đánh giá kết quả TN. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ hoá chất cần thiết cho mỗi nhóm. - GV đi tới các nhóm, theo dõi và hỗ trợ ngay nếu cần thiết giúp HS thực hiện đúng: + Các thao tác thí nghiệm (khoa học, chính xác, an toàn ...). + Mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học rút ra nhận xét. + Bảng ghi kết quả thí nghiệm từng nhóm. - Nhận dụng cụ hóa chất. - Tự tiến hành theo các thí nghiệm về tính chất hóa học phenol theo kế hoạch. - Tiến hành theo các cách khác nhau đều phải được sự cho phép của GV. - Hoàn thiện thông tin vào bảng tự thiết kế. - Khi có vấn đề nảy sinh trong quá trình làm TN, thông báo với GV ngay, đồng thời đề xuất phương án dưới sự định hướng của GV để giải quyết vấn đề triệt để. - Thảo luận và ghi kết quả của nhóm. 81PL Pha 5. Kết luận và hợp thức hoá kiến thức mới (15 phút): Pha 4 và pha 5 tiến hành song song lồng ghép vào nhau. Sau mỗi thí nghiệm, HS trình bày kết quả, trả lời CHNC kiểm chứng giả thuyết, kết hợp với tư liệu hợp thức hóa rút ra kết luận về kiến thức mới. Đánh giá NL TT NCKH của HS. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức mới: - Sau mỗi thí nghiệm, GV tổ chức cho HS trình bày kết quả TN trước tập thể. - Cung cấp thêm một số thông tin bổ sung để HS có đầy đủ cơ sở khái quát hóa rút ra tiểu kết luận và kết luận chung. - Sau tất cả các thí nghiệm và các tiểu kết luận rút ra kết luận chung về tính chất hóa học của phenol. - Trình bày kết quả trên bảng nhóm hoặc giấy A0. - Kiểm chứng lại giả thuyết đã đặt ra về tính chất hóa học phenol. - Rút ra tiểu kết luận và kết luận đầy đủ chính xác về tính chất hóa học của phenol. - Vẽ sơ đồ tư về tính chất hoá học của phenol vào vở. Hoạt động 2. Đánh giá năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học của học sinh GV hoàn thiện: 1. Bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá NC TT NCKH. 2. Phiếu hỏi GV. 4. Chữa đề KT cho HS. HS hoàn thiện: 1. Đề kiểm tra đánh giá NL TT NCKH. 2. Phiếu hỏi HS. 3. Thảo luận về đáp án bài KT. V. MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Sản phẩm của HS lớp 11A trường Hermann Gmeine Thành phố Hải Phòng năm học 2015-2016. 1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 82PL 2. Phương án thực nghiệm : a. Đề xuất tên thí nghiệm b. Phương án thực nghiệm Phương án có thể là : Tên TN Mục đích Dụng cụ - Hóa chất Cách tiến hành - điểm cần lưu ý TN1 - Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1 - Kiểm chứng giả thuyết 1. - Ống nghiệm, ống hút, giá gỗ, kẹp gỗ, găng tay, giấy thấm, kéo. - Phenol lỏng, Na. Cho 5 ml phenol lỏng vào ống nghiệm sau đó cắt một mẩu Na bằng hạt đỗ xanh cho tiếp vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng. TN2 - Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 2 - Kiểm chứng giả thuyết 2. - Ống nghiệm, ống hút , giá gỗ, kẹp gỗ, nút cao su, ống dẫn khí, ống sinh hàn. - Phenol lỏng, dung dịch CH3COOH và H2SO4 đặc, nước cất, quỳ tím. Cho vào ống nghiệm 4-5 giọt phenol lỏng, 2 ml axit CH3COOH và 1 ml axit H2SO4 đặc, ngưng tụ sản phẩm phản ứng bằng nước lạnh. Đun nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng. TN3 - Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 3 - Kiểm chứng giả thuyết 3. - Ống nghiệm, ống hút , giá gỗ, kẹp gỗ, găng tay, nút cao su . - Phenol lỏng, nước cất, quỳ tím, đèn cồn, diêm, dung dịch NaOH, nước cất, quỳ tím. - Cho phenol vào ống nghiệm, thêm 20ml H2O và quỳ tím vào, quan sát. Đun nóng ống nghiệm, quan sát hiện tượng - Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng đến dư vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng. 83PL TN4 - Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 4 - Kiểm chứng giả thuyết 4. - Ống nghiệm, ống hút, giá gỗ, kẹp gỗ, găng tay, đèn cồn, ống dẫn khí, diêm, bình kíp hoặc thiết bị cần thiết để lắp dụng cụ điều chế CO2. - Dung dịch HCl, C6H5ONa, CaCO3, dung dịch Ca(OH)2. - Lấy mẫu dung dịch C6H5ONa ở TN 2. - Lắp dụng cụ điều chế khí CO2 từ dung dịch HCl và CaCO3. - Dẫn khí CO2 tạo thành vào ống nghiệm chứa dung dịch muối C6H5ONa. TN5 - Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 5. - Kiểm chứng giả thuyết 5. - Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, găng tay, khẩu trang ... - Phenol lỏng, dung dịch Br2. - Lấy mẫu phenol lỏng cho vào ống nghiệm. - Nhỏ từ từ dung dịch Br2 vào. Quan sát hiện tượng. 3. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức mới  Kết quả sau khi hoàn thiện cả lớp có thể tóm tắt theo bảng sau: CH NC GTNC PA TN Hiện tượng - PTHH Tiểu kết luận KT mới 1 1 TN1 C6H5OH+NaC6H5ONa+1/2H2 HT : có bọt khí không màu thoát ra. Phenol có phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH. Giả thuyết 1 đúng 1 2 TN 2 Không hiện tượng Phenol không tham gia phản ứng este hóa. Giả thuyết 2 sai 3 3 TN3 C6H5OH + H2O HT: dung dịch phân 2 lớp, quỳ tím không chuyển màu. C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O HT: Ban đầu dung dịch phân 2 lớp, sau đó đồng nhất. - Khác với ancol, phenol có tính axit yếu (axit phenic). Do nhóm OH phân cực về phía O làm cho nguyên tử H trở nên linh động. - Phenol không đổi màu quỳ tím. Giả thuyết 3 đúng 4 4 TN 4 C6H5ONa với CO2 dư: C6H5ONa+CO2+H2OC6H5OH+NaHCO3 HT: Xuất hiện vẩn đục trắng. Tính axit của phenol yếu hơn axit hơn nấc thứ nhất của H2CO3 .  Phương pháp tách phenol. Giả thuyết 4 đúng 5 5 TN 5 C6H5OH + 3Br2 C6H2Br3OH ↓+3HBr HT Mất màu vàng nâu của dung dịch brom và xuất hiện kết tủa trắng. Phenol tham gia phản ứng thế dễ hơn so với benzen. =>Nhận biết phenol. Giả thuyết 5 đúng Kết luận chung - Phenol có tính axit yếu: tác dụng với Na, NaOH, quỳ không đổi màu, tính axit yếu hơn H2CO3. - Phenol làm mất màu dung dịch Br2. 84PL Sơ đồ tư duy tính chất hóa học của Phenol PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. BẢNG KIỂM QUAN SÁT NHÓM HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá NL TT NCKH của HS THPT lớp 10 (vòng 2) Trường Lớp TN Điểm quan sát Lớp ĐC Điểm quan sát THPT Chuyên Chu Văn An 10A1 Điểm nhóm Tổng 10A2 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 45 138 Nhóm 1 35 113 Nhóm 2 49 Nhóm 2 38 Nhóm 3 44 Nhóm 3 40 THPT Tây Tiền Hải 10A2 Điểm nhóm Tổng 10A1 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 48 142 Nhóm 1 36 111 Nhóm 2 46 Nhóm 2 37 Nhóm 3 48 Nhóm 3 38 THPT Hermann Gmeiner 10C1 Điểm nhóm Tổng 10C2 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 46 138 Nhóm 1 38 112 Nhóm 2 43 Nhóm 2 36 Nhóm 3 49 Nhóm 3 38 THPT Chuyên Vĩnh Phúc 10A2 Điểm nhóm Tổng 10A1 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 47 141 Nhóm 1 39 115 85PL Nhóm 2 48 Nhóm 2 40 Nhóm 3 46 Nhóm 3 36 THPT Hữu Lũng 10A1 Điểm nhóm Tổng 10A2 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 46 140 Nhóm 1 37 110 Nhóm 2 45 Nhóm 2 38 Nhóm 3 49 Nhóm 3 35 THPT Thiệu Hóa 10A2 Điểm nhóm Tổng 10A4 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 51 148 Nhóm 1 38 112 Nhóm 2 49 Nhóm 2 38 Nhóm 3 48 Nhóm 3 36 Tổng điểm quan sát 847 673 Giá trị TB 47,055 37,389 Độ lệch chuẩn 2,07144 2,43074 Độ lệch giá trị TB nhóm TN và ĐC 9,666 P của T-Test độc lập 1,03143.10-29 Mức độ ảnh hưởng ES 3,976566 Bảng 3.21. Tổng hợp kết quả bảng kiểm quan sát các tiêu chí đánh giá NL TT NCKH của HS THPT lớp 11 (vòng 2) Trường Lớp TN Điểm quan sát Lớp ĐC Điểm quan sát THPT Chuyên Chu Văn An 11A1 Điểm nhóm Tổng 11B Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 52 146 Nhóm 1 37 113 Nhóm 2 49 Nhóm 2 35 Nhóm 3 45 Nhóm 3 41 THPT Tây Tiền Hải 11A2 Điểm nhóm Tổng 11A1 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 46 141 Nhóm 1 36 115 Nhóm 2 47 Nhóm 2 38 Nhóm 3 48 Nhóm 3 41 THPT Hermann Gmeiner 11A Điểm nhóm Tổng 11B Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 47 147 Nhóm 1 39 117 Nhóm 2 51 Nhóm 2 40 Nhóm 3 49 Nhóm 3 38 THPT Chuyên Vĩnh Phúc 11A1 Điểm nhóm Tổng 11A2 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 47 144 Nhóm 1 37 112 Nhóm 2 48 Nhóm 2 38 86PL Nhóm 3 49 Nhóm 3 37 THPT Hữu Lũng 11A1 Điểm nhóm Tổng 11A2 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 46 139 Nhóm 1 36 113 Nhóm 2 44 Nhóm 2 40 Nhóm 3 49 Nhóm 3 37 THPT Thiệu Hóa 11A2 Điểm nhóm Tổng 11A4 Điểm nhóm Tổng Nhóm 1 50 148 Nhóm 1 40 119 Nhóm 2 49 Nhóm 2 41 Nhóm 3 49 Nhóm 3 38 Tổng điểm quan sát 865 689 Giá trị TB 48,056 38,278 Độ lệch chuẩn 2,04284 2,53989 Độ lệch giá trị TB nhóm TN và ĐC 9,778 P của T-Test độc lập 1,81238.10-32 Mức độ ảnh hưởng ES 3,849773 Kết quả trên cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 lớp TN và ĐC, cụ thể như sau: - Kết quả TNSP lớp 10 vòng 2 có độ chênh lệch giá trị TB của lớp TN và ĐC là 9,666 và p = 1,03143.10 -29< 0,05; mức độ ảnh hưởng ES là 3,976566. - Kết quả TNSP lớp 11 vòng 2 có độ chênh lệch giá trị TB của lớp TN và ĐC là 9,778 và p = 1,81238.10 -32 < 0,05; mức độ ảnh hưởng ES là 3,849773. Từ những kết quả thu được có thể thấy rằng sự chênh lệch về giá trị TB của các điểm số ở các lớp ĐC và lớp TN vòng 2 không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. Mức độ ảnh hưởng ES > 1 chứng tỏ việc sử dụng 2 biện pháp ở các lớp TN vòng 2 đã tác động rất lớn đến việc phát triển NL TT NCKH của HS. 4.2. PHIẾU HỎI GIÁO VIÊN 1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 87PL Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả GV đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 10 TN vòng 1 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 35 4 11 14 6 11,43% 31,43% 40% 17,14% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 35 2 13 13 7 5,71% 37,14% 37,14% 20,01% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 35 2 13 15 4 8,57% 37,14% 42,86% 11,43% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra , kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 35 2 11 16 6 5,71% 31,43% 45,71% 17,15% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 35 2 12 14 7 5,71% 34,29% 40% 20% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 35 1 12 14 8 2,86% 34,29% 40% 22,85% Tổng 210 14 72 86 38 6,67% 34,29% 40,95% 18,09% Bảng 3.23. Tổng hợp kết quả GV đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 10 ĐC vòng 1 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 35 24 6 4 1 68,57% 17,14% 11,43% 2,86% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 35 24 3 5 3 68,57% 8,57% 14,29% 8,57% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 35 18 8 7 2 51,43% 22,86% 20,00% 5,71% 88PL 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 35 17 13 3 2 48,57% 37,14% 8,57% 5,72% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 35 16 8 8 3 45,71% 22,86% 22,86% 8,57% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 35 20 4 8 3 57,14% 11,43% 22,86% 8,57% Tổng 210 119 42 35 14 56,67% 20,00% 16,67% 6,66% Bảng 3.24. Tổng hợp kết quả GV đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 11 TN vòng 1 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 35 4 10 15 6 11,43% 28,57% 42,86% 17,14% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 35 3 11 15 6 8,57% 31,43% 42,86% 17,14% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 35 2 12 14 7 5,71% 34,29% 40% 20% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận 35 1 6 20 8 2,86% 17,14% 57,14% 22,86% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 35 1 8 20 6 2,86% 22,86% 57,14% 17,14% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 35 1 10 15 9 2,86% 28,57% 42,86% 25,71% Tổng 210 12 57 99 42 5,71% 27,14% 47,14% 20,01% 89PL Bảng 3.25. Tổng hợp kết quả GV đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 11 ĐC vòng 1 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 35 15 10 8 2 42,86% 28,57% 22,86 5,71% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 35 21 8 6 0 60% 22,86% 17,14% 0,00% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 35 19 9 6 1 54,29% 25,71% 17,14% 2,86% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 35 17 7 8 3 48,57% 20% 22,86% 8,57% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 35 25 3 5 2 71,43% 8,57% 14,29% 5,71% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 35 20 5 7 3 57,14% 14,29% 20% 8,57% Tổng 210 117 42 40 11 55,71% 20% 19,05% 5,24% 2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2: Bảng 3.26. Tổng hợp kết quả GV đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 10 TN vòng 2 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 40 0 10 23 7 0,00% 25% 57,5% 17,5% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 40 0 9 22 9 0,00% 22,5% 55% 22,5% 90PL 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 40 0 8 22 10 0,00% 20% 55% 25% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 40 0 6 25 9 0,00% 15% 62,5% 22,5% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 40 0 8 22 10 0,00% 20% 55% 25% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 40 0 7 24 9 0,00% 17,5% 60% 22,5% Tổng 240 0 48 138 54 0,00% 20% 57,5% 22,5% Bảng 3.27. Tổng hợp kết quả GV đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 10 ĐC vòng 2 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 40 24 8 6 2 60,00% 20,00% 15,00% 5,00% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 40 22 9 6 3 55,00% 22,50% 15,00% 7,50% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 40 23 8 7 2 57,50% 20,00% 17,50% 5,00% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 40 23 10 5 2 57,50% 25,00% 12,50% 5,00% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 40 20 9 8 3 50,00% 22,50% 20,00% 7,50% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 40 21 3 9 7 52,50% 7,50% 22,50% 17,50% Tổng 240 133 47 41 19 55,42% 19,58% 17,08% 7,92% 91PL Bảng 3.28. Tổng hợp kết quả GV đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 11 TN vòng 2 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 40 0 6 24 10 0% 15,00% 60,00% 25,00% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 40 0 11 20 9 0% 27,50% 50,00% 22,50% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 40 0 9 24 7 0% 22,50% 60,00% 17,50% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 40 0 7 23 10 0% 17,50% 57,50% 25,00% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 40 0 20 12 40 0% 20,00% 50,00% 30,00% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 40 0 5 21 14 0% 12,50% 52,50% 35,00 Tổng 240 0 46 132 62 0% 19,17% 55,00% 25,83% Bảng 3.29. Tổng hợp kết quả GV đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 11 ĐC vòng 2 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 40 25 8 5 2 62,50% 20,00% 12,50% 5,00% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 40 20 12 7 1 50,00% 30,00% 17,50% 2,50% 92PL 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 40 20 9 8 3 50,00% 22,50% 20,00% 7,50% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 40 25 5 6 4 62,50% 12,50% 15,00% 10,00% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 40 24 5 8 3 60,00% 12,50% 20,00% 7,50% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 40 20 5 9 6 50,00% 12,50% 22,50% 15,00% Tổng 240 134 44 43 19 55,83% 18,33% 17,92% 7,92% 4.3. PHIẾU HỎI HỌC SINH 1. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1: Bảng 3.30. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 10 TN vòng 1 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 240 8 132 80 20 3,33% 55,00% 33,33% 8,34% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 240 8 126 85 21 3,33% 52,50% 35,42% 8,75% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 240 14 118 90 18 5,83% 49,17% 37,50% 7,50% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 240 9 106 100 25 3,75% 44,17% 41,67% 10,41% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 240 10 82 120 28 4,17% 34,17% 50,00% 11,66% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 240 15 55 120 50 6,25% 22,92% 50,00% 20,83% Tổng 1440 64 619 595 162 4,44% 42,99% 41,32% 11,25% 93PL Bảng 3.31. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 10 ĐC vòng 1 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 245 120 99 20 6 48,98% 40,41% 8,16% 2,45% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 245 134 64 40 7 54,69% 26,12% 16,33% 2,86% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 245 123 69 45 8 50,20% 28,16% 18,37% 3,27% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 245 112 91 32 10 45,71% 37,14% 13,06% 4,07% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 245 131 50 48 16 53,47% 20,41% 19,59% 6,53% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 245 121 57 50 17 49,39% 23,27% 20,41% 6,93% Tổng 1470 741 430 235 64 50,41% 29,25% 15,99% 4,35% Bảng 3.32. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 11 TN vòng 1 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 237 7 127 83 20 2,95% 53,59% 35,02% 8,44% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 237 6 120 90 21 2,53% 50,63% 37,97% 8,87% 94PL 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 237 12 95 90 40 5,06% 40,08% 37,97% 16,89% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 237 6 103 102 26 2,53% 43,46% 43,04% 10,97% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 237 8 38 161 30 3,38% 16,03% 67,94% 12,65% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 237 15 13 170 39 6,33% 5,49% 71,73% 16,45% Tổng 1422 54 496 696 176 3,80% 34,88% 48,95% 12,37% Bảng 3.33. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 11 ĐC vòng 1 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 240 119 95 20 6 49,58% 39,58% 8,34% 2,5% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 240 134 58 43 5 55,83% 24,17% 17,92% 2,08% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 240 122 63 48 7 50,83% 26,25% 20,00% 2,92% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 240 110 77 41 12 45,83% 32,08% 17,09% 5,00% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 240 110 63 51 16 45,83% 26,25% 21,25% 6,67% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 240 115 46 58 21 47,92% 19,17% 24,16% 8,75% Tổng 1440 710 402 261 67 49,31% 27,92% 18,13% 4,64% 95PL 2. Kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 2: Bảng 3.34. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 10 TN vòng 2 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 254 3 121 100 30 1,18% 47,64% 39,37% 11,81% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 254 4 121 98 31 1,57% 47,64% 38,58% 12,21% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 254 5 91 120 38 1,97% 35,83% 47,24% 14,96% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 254 3 81 120 50 1,18% 31,89% 47,24% 19,69% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 254 6 96 121 31 2,36% 37,80% 47,64% 12,20% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 254 4 72 121 57 1,57% 28,35% 47,64% 22,44% Tổng 1524 25 582 680 237 1,64% 38,19% 44,62% 15,55% Bảng 3.35. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 10 ĐC vòng 2 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 252 160 67 20 5 63,49% 26,59% 7,94% 1,98% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 252 123 80 42 7 48,81% 31,75% 16,67% 2,77% 96PL 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 252 124 75 45 8 49,21% 29,76% 17,86% 3,17% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 252 115 83 44 10 45,63% 32,94% 17,46% 3,97% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 252 113 73 48 18 44,84% 28,97% 19,05% 7,14% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 252 112 74 48 18 44,44% 29,37% 19,05% 7,14% Tổng 1512 747 452 247 66 49,40% 29,89% 16,34% 4,37% Bảng 3.36. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 11 TN vòng 2 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 243 2 115 86 40 0,82% 47,33% 35,39% 16,46% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 243 3 97 113 30 1,23% 39,92% 46,50% 12,35% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 243 2 99 100 42 0,82% 40,74% 41,15% 17,29% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 243 4 98 109 32 1,65% 40,33% 44,86% 13,16% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 243 4 37 162 40 1,65% 15,23% 66,67% 16,45% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 243 5 18 170 50 2,06% 7,40% 69,96% 20,58% Tổng 1458 20 464 740 234 1,37% 31,82% 50,75% 16,06% 97PL Bảng 3.37. Tổng hợp kết quả HS tự đánh giá mức độ phát triển NL TT NCKH lớp 11 ĐC vòng 2 STT Tiêu chí Tổng Mức độ đánh giá Yếu TB Khá Tốt 1 Xác định được câu hỏi nghiên cứu: thể hiện rõ định hướng và có thể tìm tòi nghiên cứu được. 247 121 99 20 7 48,99% 40,08% 8,10% 2,83% 2 Đề xuất được giả thuyết nghiên cứu: rõ ràng, có thể kiểm chứng được, phù hợp với câu hỏi nghiên cứu. 247 132 65 44 6 53,44% 26,32% 17,81% 2,43% 3 Thiết kế được phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu khả thi để kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 247 128 62 50 7 51,82% 25,10% 20,24% 2,84% 4 Tiến hành phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu đã đề ra, kiểm chứng giả thuyết rút ra kết luận. 247 120 74 41 12 48,58% 29,96% 16,60% 4,86% 5 Viết được báo cáo đầy đủ nội dung và khoa học. 247 110 68 52 17 44,53% 27,53% 21,05% 6,89% 6 Trình bày kết quả tìm tòi nghiên cứu theo ngôn ngữ khoa học. 247 125 43 58 21 50,61% 17,41% 23,48% 8,50% Tổng 1482 736 411 265 70 49,66% 27,73% 17,88% 4,73% 4.4. KẾT QUẢ ĐIỂM KIỂM TRA VÒNG 2 1. Kết quả thực nghiệm sư phạm lớp 10 vòng 2: Bảng 3.38. Bảng phân bố tần suất kết quả điểm kiểm tra của lớp 10 (vòng 2) Lớp Số HS Điểm Xi X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN SL 0 2 4 4 10 45 80 67 27 15 6,57 % 0 0,79 1,57 1,57 3,94 17,71 31,50 26,38 10,63 5,91 ĐC SL 3 4 39 66 52 58 17 7 5 1 4,80 % 1,19 1,59 15,48 26,19 20,63 23,02 6,75 2,78 1,98 0,39 98PL 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Hình 3.5. Biểu đồ tần suất biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp 10 (vòng 2) Kết quả trên cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 lớp 10 TN và lớp 10 ĐC ở TNSP vòng 2, cụ thể như sau: + Biểu đồ phân loại kết quả điểm kiểm tra cho thấy lớp TN có tỉ lệ điểm Khá, Giỏi cao hơn nhiều so với lớp ĐC. + Độ chênh lệch giá trị TB của các điểm số ở các lớp TN và lớp ĐC là 2,3452 và p = 1,23172 -55 < 0,05. Vậy có thể thấy rằng sự chênh lệch về giá trị TB của các điểm số ở các lớp TN và lớp ĐC không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. + Giá trị quy mô ảnh hưởng của các bài kiểm tra ES = 1,52137528 > 1 chứng tỏ ảnh hưởng của tác động ở mức rất lớn. + Kết quả kiểm định Khi bình phương χ2 có p = 2,2546-18 < α = 0,01. Điều đó chứng tỏ sự khác nhau về phân phối điểm số bài kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC là do tác động của các biện pháp phát triển NL TT NCKH mà không phải là do ngẫu nhiên. Bảng 3.39. Bảng phân bố tần suất lũy tích kết quả điểm kiểm tra của lớp 10 (vòng 2) Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 0 0,79 2,36 3,94 7,87 25,59 57,09 83,46 94,09 100 ĐC 1,19 2,78 18,25 44,44 65,08 88,09 94,84 97,62 99,60 100 99PL 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Hình 3.6. Đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp 10 (vòng 2) Dựa vào đồ thị đường lũy tích kết quả điểm kiểm tra lớp 10 vòng 2 cho thấy đường lũy tích lớp TN nằm bên phải, phía dưới đường lũy tích lớp ĐC. Qua đó có thể thấy HS lớp 10 TN có NL TT NCKH tốt hơn so với HS lớp 10 ĐC. 2. Kết quả thực nghiệm sư phạm lớp 11 vòng 2: Bảng 3.40. Bảng phân bố tần suất kết quả điểm kiểm tra của lớp 11 (vòng 2) Lớp Số HS Điểm Xi X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN SL 0 2 4 4 6 40 85 57 30 15 6,61 % 0 0,82 1,65 1,65 2,47 16,46 34,98 23,46 12,34 6,17 ĐC SL 3 4 41 58 67 51 12 6 5 0 4,77 % 1,21 1,61 16,60 23,48 27,13 20,64 4,86 2,43 2,02 0 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Hình 3.7. Biểu đồ tần suất biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp 11 (vòng 2) Kết quả trên cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 lớp 11 TN và lớp 11 ĐC ở 100PL TNSP vòng 2, cụ thể như sau: + Biểu đồ phân loại kết quả điểm kiểm tra cho thấy lớp TN có tỉ lệ điểm Khá, Giỏi cao hơn nhiều so với lớp ĐC. + Độ chênh lệch giá trị TB của các điểm số ở các lớp TN và lớp ĐC là 2,5720 và p = 3,74419.10 -61 < 0,05. Vậy có thể thấy rằng sự chênh lệch về giá trị TB của các điểm số ở các lớp TN và lớp ĐC không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên. + Giá trị quy mô ảnh hưởng của các bài kiểm tra ES = 1,87260191 > 1 chứng tỏ ảnh hưởng của tác động ở mức rất lớn. + Kết quả kiểm định Khi bình phương χ2 có p = 4,34756.10-16 < α = 0,01. Điều đó chứng tỏ sự khác nhau về phân phối điểm số bài kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC là do tác động của các biện pháp phát triển NL TT NCKH mà không phải là do ngẫu nhiên. Bảng 3.41. Bảng phân bố tần suất lũy tích kết quả điểm kiểm tra của lớp 11 (vòng 2) Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 0 0,82 2,47 4,12 6,58 23,05 58,02 81,48 93,83 100 ĐC 1,21 2,83 19,43 42,91 70,04 90,69 95,55 97,97 100 100 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Hình 3.8. Đường lũy tích biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp 11 (vòng 2) Dựa vào đồ thị đường lũy tích kết quả điểm kiểm tra lớp 11 vòng 2 cho thấy đường lũy tích lớp TN nằm bên phải, phía dưới đường lũy tích lớp ĐC. Qua đó có thể thấy HS lớp 11 TN có NL TT NCKH tốt hơn so với HS lớp 11 ĐC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nang_luc_tim_toi_nghien_cuu_khoa_hoc_cho.pdf
  • pdfNGÂN. Tóm tắt LA tiếng anh.pdf
  • pdfNGÂN. Tóm tắt LA tiếng việt.pdf
  • pdfNGÂN. điểm moi cua LA. doc.pdf
Luận văn liên quan