Luận án Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (nhìn từ phương diện chức năng)

Phê bình văn học trong khi thực thi chức năng, nhiệm vụ có tính đặc thù cũng đã dần hình thành và tự xây dựng cho mình một hệ thống lí luận mới, một triết lí mới, một ngôn ngữ mới. Ngôn ngữ phê bình trong giai đoạn văn học này chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngôn ngữ thời chiến nên nó bị chính trị hoá, quân sự hoá cao độ. Các từ ngữ: mặt trận, chiến sĩ, đội ngũ, ra quân, vũ khí, chiến trường, được dùng phổ biến. Các thuật ngữ: tư tưởng, lập trường, quan điểm, thế giới quan, vô sản, tư sản, xét lại, trực chiến, “gác cổng”, cũng rất quen thuộc đối với giới phê bình, người sáng tác và bạn đọc. Trong phê bình văn học, người ta viện dẫn, giải thích và vận dụng nhiều các khái niệm như tính nhân dân, tính đảng, tính chiến đấu, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, Trong một thời gian dài, những khái niệm này không chỉ là tiêu chuẩn của sáng tác mà còn là tiêu chí để nhà phê bình định giá tác phẩm văn học. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, nội hàm của các khái niệm này chỉ phù hợp với văn học trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, khi toàn bộ nền văn học tập trung vào những nhiệm vụ thống nhất. Đến khi hoà bình trở lại, đất nước bước vào một giai đoạn mới, các khái niệm này trở nên công thức, giáo điều, dẫn đến sự suy thoái của phê bình và yêu cầu tất yếu phải đổi mới nền phê bình văn học.

pdf170 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (nhìn từ phương diện chức năng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật. Sau bài báo của Hồng Chương, rải rác trên một số báo vẫn còn một số bài viết tiếp tục phê phán mạnh mẽ Hà Minh Tuân. Cuộc phê bình chỉ kết thúc vào khoảng cuối năm 1963 khi Hà Minh Tuân chính thức thôi chức Giám đốc và chuyển sang Bộ Thuỷ sản làm chuyên viên ở Vụ cá nước lợ. Kể từ sau vụ “Nhân văn – Giai phẩm”, Đảng ta đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức học tập, giáo dục tư tưởng cho giới văn nghệ sĩ. Có lẽ chính vì thế mà sự xuất hiện của tiểu thuyết Vào đời ngay sau Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III (12- 1962) với nội dung tập trung phản ánh nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội đã trở thành tâm điểm của một cuộc đấu tranh tư tưởng lớn. Khác với những tác phẩm cùng đề tài ra đời lúc đó, Vào đời không mô tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc theo phương châm “thể hiện hùng hồn cuộc sống mới, con người mới”. Hiện thực cuộc sống trong Vào đời hiện lên với đầy đủ sự ngổn ngang, bừa bộn; với các 140 mối quan hệ xã hội đa chiều, phức tạp; với sự đấu tranh quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, Bức tranh đời sống trong tác phẩm không được “tô hồng”, đó là cuộc sống “thực” mà ở đó những thanh niên mới bước vào đời như cô Sen phải đấu tranh quyết liệt, dữ dội với hoàn cảnh, với cái ác, cái xấu để vươn lên. Với một nội dung như thế, Vào đời đã chia sẻ với người đọc một cái nhìn mới về hiện thực, khẳng định cuộc sống còn nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều mối hiểm nguy và cái ác luôn rình rập con người, nhưng nếu có ý chí, có tình yêu, có sự động viên giúp đỡ của cộng đồng, con người có thể vượt qua tất cả để khẳng định bản thân mình, tìm được niềm hạnh phúc cũng như sống có ích cho xã hội. Tiếc thay một câu chuyện như thế đã không được độc giả đương thời đón nhận như một tác phẩm nghệ thuật. Gần bốn mươi bài báo mà chúng tôi sưu tập được từ cuộc phê bình hơn năm mươi năm về trước đều là những bài viết phê phán nội dung truyện Vào đời một cách gay gắt. Theo họ, Vào đời đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về tư tưởng, cuốn truyện có nhiều hình ảnh, tư tưởng “xuyên tạc sự thật của chế độ ta”, không phản ánh đúng “những mặt hiện thực tốt đẹp của xã hội ta trong những năm từ 1956 đến 1960”. Xã hội trong Vào đời là một xã hội “hỗn độn, phức tạp, đầy những ung nhọt”. Tư tưởng, thế giới quan của tác giả Vào đời là “tư tưởng, thế giới quan tiểu tư sản” gắn với “triết lý hưởng lạc, sa đoạ, lối sống gấp kiểu Mĩ”. Chính bởi thế mà tác giả “hoàn toàn phủ nhận thắng lợi của cải cách ruộng đất”, có cái nhìn “lệch lạc, sai lầm, nếu không phải là đối địch với đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta”. Tác giả “vẽ lên một loạt hình ảnh xấu xí đến ghê tởm của cán bộ lãnh đạo”, “không cho người ta thấy được khí thế cách mạng sôi nổi của quần chúng nhân dân đang hăng say lao động để xây dựng nước nhà. Người ta chỉ nghe toàn những kêu ca về đời sống”. Tư tưởng “đòi hưởng thụ, đòi đãi ngộ cũng bộc lộ trắng trợn trong cuốn truyện” (Phần trích dẫn trong ngoặc (“”) là chữ dùng của các tác giả trong các bài báo). Hàng loạt những “vi phạm” về nội dung tư tưởng của truyện đã được các nhà phê bình ở nhiều tầng lớp và cương vị khác nhau kể ra một cách rạch ròi, rằng Vào đời đã: nói xấu bộ đội phục viên, nói xấu phụ nữ “coi họ chỉ là những cái máy đẻ”, 141 có cái nhìn hằn học với cải cách ruộng đất; cười cợt công an, đài phát thanh, hệ thống mậu dịch của nhà nước, phủ nhận những giá trị đã đạt được của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Trở lại với cuộc phê bình, cách lập luận chung của các bài viết là “bắt lấy” một vài chi tiết nhà văn viết về những vấn đề tiêu cực rồi bình tán, suy diễn và gán ghép cho nó những nội dung ý nghĩa không nằm trong chỉnh thể nội dung của tác phẩm. Một số khác lại xem hiện thực, xem đường lối cách mạng, là căn cứ đánh giá tác phẩm trong khi trên thực tế sáng tác là tưởng tượng, là đánh giá, là chiêm nghiệm, về đời sống. Các bài phê bình đều cho thấy một thiếu sót căn bản, đó là rất coi nhẹ văn bản nghệ thuật, đi tìm nội dung ý nghĩa tác phẩm mà không xuất phát từ việc phân tích cấu trúc, kết cấu của truyện. Chính bởi thế mà những lập luận trong các bài viết trở nên chông chênh, thiếu thuyết phục. Các bài phê bình hầu hết đều được viết theo kiểu nêu tội danh mà không có sự chứng minh thoả đáng. Ví như, trong bài “Vào đời” xuyên tạc sự thật của chế độ ta của Trần Hạnh (bộ đội) đăng trên báo Nhân dân, số ra ngày 13/7/1963, tác giả cho rằng Hà Minh Tuân đã “không những không ca ngợi tính chất ưu việt của chế độ xã hội ta, trái lại đã bóp méo sự thật, bôi đen chế độ xã hội ta”. Rồi tác giả chứng minh: “Vào đời ra đời năm 1963 mà vai trò lãnh đạo của Đảng luôn luôn bị hạ thấp, ngọn cờ tư tưởng của Đảng không được giương cao: chân lý không đủ soi rọi cho tối tăm, phi nghĩa lấn át chính nghĩa, cái tiêu cực lấn át cái tích cực”. Và kết luận: “Tôi cho rằng cái chi phối quyết định những tư tưởng xấu của Vào đời, chủ yếu là sự bất mãn và hằn học của những tư tưởng thù địch với nhân dân, Đảng, cách mạng, chế độ, những tư tưởng đối lập với cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản”. Tất cả đều là những dẫn chứng và lập luận “ngoài” văn bản. Hoặc trong bài Đó là vấn đề tư tưởng hay là vấn đề nghệ thuật? (Tạp chí Học tập, số 8 – 1963) của Hồng Chương, để chứng minh cho lập luận: “Đối với đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta, tác giả cũng để lộ lập trường tư tưởng lệch lạc, sai lầm, nếu không phải là đối địch”, Hồng Chương dẫn chứng và lập luận như sau: “Mâu thuẫn cơ bản của xã hội miền Bắc trong thời kỳ này là mẫu 142 thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa. Thế mà trong Vào đời, tác giả đã nêu lên hàng đầu mâu thuẫn giữa công nhân và cán bộ lãnh đạo. Tác giả nêu nổi bật vấn đề “chống quan liêu”, coi đó là vấn đề then chốt của tác phẩm Nhưng những điều mà tác giả quy kết là “quan liêu”, thậm chí là “vua liêu”, cũng đáng ngờ lắm. Đuổi kẻ ăn cắp của công, vô tổ chức, vô kỷ luật, cũng là quan liêu! Có sự kiện được nêu ra làm cho người ta phải nghi ngờ tính chân thật của nó, như “tự tiện giam giữ công nhân năm sáu ngày rồi đuổi thẳng cánh không cần giải thích gì cả!”. Phải chăng trong các xí nghiệp của chúng ta có ban giám đốc bắt giam công nhân?”. Hồng Chương cũng cho rằng tác giả đã cố tình vẽ lên một loạt hình ảnh làm “xấu xí đến ghê tởm” đội ngũ lãnh đạo. Và kết luận: “Cách nêu vấn đề quan liêu, cách miêu tả con người quan liêu trong Vào đời, đã xuyên tạc mâu thuẫn trong xã hội miền Bắc, đã đem quần chúng đối lập với cán bộ lãnh đạo, do đó cố lái mũi nhọn căm thù và đấu tranh vào đảng lãnh đạo, trong lúc mũi nhọn đó đáng lẽ phải chĩa thẳng vào đối tượng của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tức là giai cấp tư sản và các tàn dư thế lực đế quốc, phong kiến”. Rõ ràng, phương pháp phê bình rất thiếu cơ sở khoa học. Lối phê bình này “ở một vài trường hợp tỏ ra phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và tâm lí xã hội đặc biệt của thời kì chiến tranh cũng như yêu cầu của cách mạng song nhìn một cách tổng quát thì đây là xu hướng đồng nhất chính trị, đồng nhất tuyên truyền với văn học” [79]. Nó không xuất phát từ tính chỉnh thể về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Sự đa dạng, phong phú, tính chất đa chiều của cuộc sống được thể hiện trong tác phẩm đã bị nhìn nhận và đánh giá một cách máy móc, giản đơn và có phần thô thiển. Cái nhìn giản đơn của các cây bút phê bình trong cuộc phê bình này còn thể hiện ở cách quan niệm về hiện thực. Với họ, cuộc sống đang “hết sức tươi đẹp” ở miền Bắc không thể có chuyện phụ nữ bị hãm hiếp, không có chuyện trộm cắp, mại dâm và những thứ xấu xa khác, lao động phải được xem là một sự nghiệp vinh quang, công cuộc xây dựng đất nước phải đem đến cho mỗi cá nhân những 143 động lực tinh thần mạnh mẽ. Trong công cuộc ấy, không thể tồn tại những sự ca thán, nhất là với những người trẻ mới bước vào đời (như cô Sen). Ở hoàn cảnh nào, con người cũng luôn được bảo vệ bởi các đoàn thể như đoàn thanh niên, công đoàn, Đảng. Chính vì xuất phát từ quan niệm chứ không xuất phát từ thực tế nên các nhà phê bình cho rằng những nhân vật tha hoá như Mai, Song đều là do Hà Minh Tuân cố tình “bịa” ra. Và nhất là nhân vật Hiếu (chồng Sen), “rõ ràng là một nhân vật hoàn toàn giả tạo. Bước sa đoạ của Hiếu trái với lô gích. Một người cán bộ, đã được giáo dục, từng được giao nhiệm vụ chỉ huy một đại đội, tất phải có một phẩm chất chính trị nhất định, tại sao có thể rơi xuống vực thẳm của sự sa đoạ nhanh chóng đến vậy Sao ở cái công trường già nửa là bộ đội phục viên ấy, không thấy một đảng viên hay một đồng chí bộ đội nào tìm cách dứt anh ta ra khỏi bàn tay độc địa của bọn lưu manh, đưa anh ta vào con đường ngay thẳng?” (Dân Hồng, Trong “Vào đời” hình ảnh anh bộ đội đã bị bôi một vết nhơ, báo Cứu quốc, số ngày 14/7/1963). Trong khi đó, thực tế Hà Minh Tuân đã miêu tả Hiếu là một nhân vật có nội tâm khá phức tạp. Anh ta bị dằn vặt bởi chuyện bố bị chết tức tưởi vì bị nghi oan là địa chủ, đồng thời vừa bị cám dỗ, vừa bị lừa gạt bởi hai tên lưu manh rất nhiều mánh khoé (Mai, Song). Chính bởi thế, sự tha hoá của Hiếu (dù anh đã từng là đại đội trưởng) nếu không phải là chuyện ngẫu nhiên thì cũng là điều hoàn toàn có thể lí giải được. Trong truyện còn nhiều hiện tượng tiêu cực khác như chuyện lãnh đạo nhà máy quan liêu bắt giam công nhân và đánh đập họ vô cớ, Mai và Song “giả làm trung tá, đại tá đi com măng ca để tống tình và đào mỏ”, công nhân biểu tình đòi bắt lãnh đạo nhà máy đem “bỏ rọ”, bị các nhà phê bình cho là đã phản ánh không chính xác thực tế, không phù hợp với tư tưởng của Đảng, Có thể thấy rằng ý đồ nghệ thuật của Hà Minh Tuân là nhằm dựng nên một bức tranh đầy đủ màu sắc về xã hội mới đang hình thành ở miền Bắc nước ta thời điểm đó. Điều này cũng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lúc đó khuyến khích: “Nhân dân ta mong mỏi văn nghệ sĩ ta đi sâu vào công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên mặt trận sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoà mình với quần chúng; tích cực tham 144 gia phục vụ những cuộc vận động lớn hiện nay có liên hệ mật thiết với các phong trào thi đua, như cuộc vận động “nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” ở xí nghiệp, công trường, cơ quan và cuộc vận động “cải tiến quản lý, cải tiến kĩ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện” ở nông thôn miền Bắc nước ta” [142; tr.17]. Thế nhưng, ý tưởng nghệ thuật của ông lại bị nghi ngờ, bị xem là cố tình săm soi vào những hiện tượng cá biệt của xã hội với mục đích nói xấu chế độ, cổ vũ cho những tư tưởng chống đối có hại cho sự phát triển của đất nước. Trong sáng tạo nghệ thuật, không thể yêu cầu nhà văn luôn thường trực giọng điệu ngợi ca. Bởi nếu vậy, sớm muộn sẽ dẫn đến bệnh công thức, sự giản đơn, sơ lược. Cũng vậy, nhà phê bình thẩm định tác phẩm văn chương theo cách này hoặc là đã cố tình bỏ qua hoặc không hiểu những đặc trưng của nghệ thuật và tất nhiên cũng không tôn trọng sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Rõ ràng, bằng những hiểu biết về hoàn cảnh xã hội và nội dung tác phẩm, bằng những kiến thức mang tính phổ quát về lịch sử văn học, về lí luận và phê bình văn học có thể khẳng định Vào đời đã bị nhìn nhận và đánh giá vượt ra khỏi những vấn đề về văn học và nghệ thuật. Đây là một trong những trường hợp khá tiêu biểu cho thực trạng phê bình văn học những năm 60 ở miền Bắc nước ta. Tiểu kết chương 4 Trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước những năm chiến tranh, nhiệm vụ căn bản của văn nghệ được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là phải phản ánh cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Mỗi tác phẩm văn nghệ phải có tác dụng rọi ánh sáng mới vào nhận thức, tư tưởng và tình cảm của xã hội, cổ vũ nhân dân phấn khởi tiến lên. Bởi thế, như một lẽ đương nhiên, các tác phẩm đề cao những mặt tốt đẹp của cuộc sống thường được ngợi ca vì nó có tính chất khuyến khích, động viên, cổ vũ nhân dân. Trong khi đó, những sáng tác có cái nhìn trái chiều, phản ánh những mặt tiêu cực của cuộc sống có thể mang đến sự hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng thường bị cấm đoán, phê bình. Có thể nói phê phán là một công cụ cần thiết để xây dựng một xã hội tiến bộ. Tuy nhiên, có một vấn đề cần phải 145 thẳng thắn nhìn nhận, đó là tinh thần và thái độ phê phán. Phê bình văn học trong những trường hợp mà chúng tôi vừa khảo sát thực tế không phải là những cuộc thảo luận hay tranh luận học thuật nhằm hướng đến mục tiêu chủ yếu là tìm ra chân lí nghệ thuật, mà thực chất là các hoạt động phê phán mang tính chất quy chụp và áp đặt. Trong những cuộc đấu tranh tư tưởng này, bên bị phê phán gần như không có quyền nói lại, không có quyền bảo vệ hoặc trao đổi ý kiến, trong khi đó bên phê phán thì tha hồ nhân danh chính nghĩa, nhân danh quần chúng nhân dân, nhân danh cách mạng, nhân danh văn hóa, nhân danh bản sắc dân tộc mà chụp mũ, quy kết các tội danh nguy hiểm về chính trị, tư tưởng và lối sống. Các cuộc đấu tranh ấy thường đều kết thúc bằng việc bên bị phê phán phải viết bản kiểm điểm và nhận một hình thức xử lí nặng hay nhẹ tùy theo mức độ “nguy hiểm” về hành chính, tổ chức hay hình sự. Các bài viết phê bình thường nặng về tính chất minh hoạ cho tư tưởng chính trị. Đến thời đổi mới, nhiều nhà phê bình cũng đã thẳng thắn thừa nhận sự thiếu thuyết phục về khoa học trong chính những bài viết trước đây của mình. Trong phê bình, do chỉ chăm chăm đối chiếu tác phẩm với những vấn đề tư tưởng, đạo đức nên nhà phê bình hầu như chỉ quen phát hiện các mặt yếu, mặt sai, mà những mặt này, đối với các ý kiến mới đề xuất nhiều khi khó tránh được. Không khí phê phán nặng nề làm cho cái mới, cái hay không thể nào phát huy được. Thêm nữa, việc lấy hiện thực cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng làm tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm trong khi thực tế luôn phát triển một cách sinh động, quanh co, phức tạp cũng là chưa thoả đáng. Việc đối chiếu này rõ ràng không hợp lí bởi sáng tác là tưởng tượng, là đánh giá, là chiêm nghiệm, về cuộc sống. Việc không hiểu hoặc hiểu không đúng những đặc trưng của nghệ thuật, tách rời giá trị nghệ thuật khỏi tư tưởng, đồng nhất hư cấu với thực tế, phản ánh hiện thực được hiểu một cách giản đơn dẫn đến “kiểu phê bình suy diễn, quy chụp chính trị, bỏ qua sự phân tích, biện luận nhiều mặt, nhiều chiều” [29; tr.688]. Về phương pháp, nhiều bài viết điển hình cho lối “phê bình suy diễn”. Lối “nói theo” cũng là một hiện tượng khá phổ biến khi hệ thống ý và cách lập luận của nhiều bài viết trùng nhau. Nhiều bài phê bình xuất phát từ những ấn tượng chủ quan của người viết, không mô tả khả năng, tác dụng của tác phẩm nghệ thuật. Do không xuất 146 phát từ việc phân tích những giá trị nghệ thuật của tác phẩm nên nhà phê bình tỏ ra lúng túng, nhìn chỉnh thể trong các chi tiết, từ đó phán xét, suy luận một cách chủ quan. Lối phê bình này trong một thời gian dài thực sự đã kìm hãm sự phát triển đa dạng của văn học nước nhà. Sáng tác cũng như phê bình, nghiên cứu, khó có thể tránh được những sơ suất, nhầm lẫn. Chính bởi thế mà sự phê bình, đóng góp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không thể chỉ vì một vài sơ suất nhỏ mà đưa ra những kết luận nặng nề về trình độ, nhân cách, học vấn, tư tưởng của người trong cuộc. Trong những cuộc phê bình đã kể ở trên, hầu như không thấy tiếng nói bảo vệ. Phê bình không thể hiện được sự khoan dung, thông cảm, sẻ chia. Ngay cả khi những hiện tượng văn học này đã được chiêu tuyết, được đánh giá lại thì dường như vẫn chưa thể ngay lập tức xoá bỏ được những ác cảm nặng nề. Điều này cho thấy tính thiếu dân chủ, thiếu nhân văn của phê bình văn học giai đoạn này cũng như những giai đoạn tiếp sau. 147 KẾT LUẬN 1. Hoạt động phê bình văn học trong các nền văn học vốn thường mang tính tự phát, hoạt động theo nhu cầu tự thân của nền văn học đó. Tuy nhiên, đối với những nền văn học được “sinh ra”, có tôn chỉ, mục đích hoạt động như nền văn học cách mạng Việt Nam, phê bình văn học gần như được mặc định những nhiệm vụ và chức năng cụ thể. Bởi vậy, nghiên cứu về phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 từ phương diện chức năng có thể giúp phát hiện và đánh giá đúng những đặc trưng của nền phê bình văn học đó. 2. Nền phê bình văn học 1945-1986 là tác nhân cơ bản góp phần tạo dựng nên nền văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến trước thời kì đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong giai đoạn này, nhà phê bình được giao trọng trách không chỉ đóng vai trò người thưởng thức văn chương mà còn phải là người chiến sĩ đấu tranh trực tiếp để bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, góp phần vào việc chỉ đạo sáng tác, nâng cao chất lượng của các tác phẩm nghệ thuật, nâng cao tư tưởng, nhận thức và trình độ thẩm mĩ của nhân dân. Có thể nói trong 40 năm hình thành và phát triển, phê bình đã góp công lớn vào việc bảo vệ vững chắc đường lối văn nghệ cách mạng của Đảng. Nhiều vấn đề lí luận văn học cốt yếu của mĩ học Marx-Lenin được các nhà phê bình đào sâu nghiên cứu và giới thiệu phổ biến cho giới văn nghệ, góp phần định hình đường lối văn nghệ thống nhất trên cả bề rộng lẫn chiều sâu. Công tác tổng kết tình hình văn học theo từng giai đoạn cũng được tiến hành thường xuyên, đều đặn. Bằng những công việc cụ thể, phê bình văn học đã cung cấp cho các nhà lãnh đạo văn nghệ những minh chứng thực tế quan trọng để từ đó có được những chỉ đạo cần thiết cho công tác văn nghệ trong từng giai đoạn cách mạng khác nhau. Nhìn từ khía cạnh lí luận, có thể khẳng định nền phê bình văn học 1945-1986 chính là nhân tố quyết định, nhân tố tổ chức tiến trình văn học cả giai đoạn này. 3. Sự hiện diện và từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống văn học giai đoạn 1945-1986 chứng tỏ rằng phê bình là một thành viên không thể thiếu của một nền văn học hiện đại. Ở một chừng mực nào đó, phê bình văn học giai đoạn này đã thực hiện được vai trò đại diện cho ý thức của nền văn học mới. So với giai đoạn trước đây, nó xứng đáng được gọi là một nền phê bình cách mạng đã phát triển. 148 Những thành tựu của phê bình văn học trong suốt 40 năm trên cả hai mặt xây và chống là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong hai chức năng này, chức năng xây dựng đóng vai trò quan yếu. Sự phát triển của nền văn nghệ mới luôn đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đó là một sự lãnh đạo toàn diện về chính trị, về tư tưởng, về đường lối chính sách, về quan điểm nghệ thuật, về tổ chức thực hiện. Phương pháp lãnh đạo của Đảng là thuyết phục, giúp cho mọi người hoạt động văn nghệ tự giác nhận thấy chân lí, quyết định lấy hướng đi, hình thức hoạt động thích hợp với mình, để mỗi người có thể tạo ra cho mình một phong cách riêng nhằm cống hiến được nhiều nhất cho cách mạng. Nhiệm vụ của lí luận, phê bình văn học là phải làm sáng tỏ những vấn đề trong đường lối văn nghệ ấy, phổ biến nó đến giới văn nghệ và hướng đạo họ làm theo. Phê bình phải kịp thời giới thiệu, quảng bá, nhân rộng những điển hình tích cực trong sáng tác. Đó là những nhiệm vụ cơ bản của một nền phê bình thực hiện chức năng chính trị trong văn nghệ. Với chức năng này, phê bình văn học giai đoạn 1945-1986 đã không bỏ sót một thành tựu nào của nền văn học mới. Trong quá trình giới thiệu và quảng bá, nó cũng đã nhạy bén nhận ra và lựa chọn được các tác gia, tác phẩm kinh điển của nền văn học mới (tiêu biểu là những Hồ Chí Minh, Tố Hữu, các nhà thơ trẻ chống Mĩ,). Khẳng định phương hướng của dòng văn học này, phê bình đảm bảo cho nội dung ý thức hệ của văn học được thực hiện. Tuy nhiên nhược điểm của nó là do quá nhấn mạnh đến yếu tố chính trị, đến tính chất tuyên truyền, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, địch ta, nhấn mạnh tính chiến đấu nên nhiều vấn đề quan trọng khác thuộc về đặc trưng của nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm,... chưa được quan tâm đầy đủ. Một số bài bài phê bình nặng về suy diễn, gán ghép, có phần quy chụp dẫn đến những kết luận thiếu thuyết phục, gây ra không ít những thương tổn cho người sáng tác. Những hạt sạn đó đã ít nhiều làm giảm đi tính nhân văn trong phê bình. Đó là điều đáng tiếc. Phê bình giai đoạn này có tác dụng to lớn trong việc định hướng phát triển cho một nền văn học nhưng cũng để lại nhiều vấn đề còn tiếp tục cần nghiên cứu thêm. 4. Về nội dung phê bình, trong giai đoạn văn học này, phê bình văn học nghiêng nhiều về nội dung chính trị mà ít quan tâm đến hình thức nghệ thuật, chưa coi trọng cá tính sáng tạo của nhà văn, nhất là ở những giai đoạn đầu. Điều này tất nhiên cũng 149 do những nguyên nhân lịch sử. Văn học Việt Nam từ 1945, do điều kiện lịch sử đã dần dần hình thành một dòng văn học chủ đạo là dòng văn học cách mạng. Nền văn học hình thành trong điều kiện cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xã hội chủ nghĩa với những yêu cầu chặt chẽ, tập trung cao độ của một nền văn học phục vụ chính trị, tự biến mình thành vũ khí tuyên truyền. Nó bị quy định về đề tài, chủ đề, phương pháp sáng tác, thế giới quan, vốn sống, thậm chí cả phong cách, hình thức. Yêu cầu về tính đảng, yêu cầu biểu hiện con người mới, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng những điển hình hoá về giai cấp, các quan điểm ấy trở thành các tiêu chí phê bình mà nếu vi phạm sẽ bị xem là đi chệch đường lối văn nghệ của Đảng. Nền văn học mới từ năm 1945 đến giữa những năm 50 tập trung vào việc cải tạo con người nghệ sĩ cũ đi theo cách mạng. Tiếp ngay sau đó là cuộc nhận đường lần thứ hai với cuộc đấu tranh chống những “tư tưởng lệch lạc” của nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Vì thế trong một thời gian dài, phê bình văn học cùng với lí luận phải tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến lập trường tư tưởng của nhà văn. Xu hướng phê bình văn học khi ấy, theo yêu cầu của lịch sử, như một lẽ tự nhiên chủ yếu nhằm vào nội dung chính trị, xã hội, nội dung tư tưởng. Những vấn đề liên quan đến hình thức, đặc trưng thẩm mĩ của văn học chưa có điều kiện được quan tâm đúng mức. Cũng trong giai đoạn này, do yêu cầu của tình hình thực tiễn, Đảng giao cho văn học nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến những cái mới, cái hay, cái có ích cho cách mạng. Tuy nhiên, một số cây bút phê bình do nhìn nội dung văn học tách rời hình thức, đồng nhất nghệ thuật với tuyên truyền, chính trị với văn học nên đã sa vào những quan điểm xã hội học dung tục, sơ lược, coi nhẹ vai trò chủ thể sáng tạo của người nghệ sĩ, phân tích tác phẩm theo lối suy diễn tuỳ tiện về ý nghĩa chính trị và tư tưởng, dẫn đến những kết luận cực đoan gây di hại không nhỏ cho sự phát triển của văn học trên nhiều phương diện. Tuy vậy, từ những năm 60 trở đi, tình hình đổi khác. Nhiệm vụ xây dựng nền văn học xã hội chủ nghĩa phong phú, toàn diện đòi hỏi phê bình cũng phải thay đổi để bắt kịp những nhiệm vụ cách mạng mới trong văn nghệ. Phê bình văn học ngày càng chú trọng hơn đến đặc trưng của tư duy nghệ thuật. Lối phê bình giản đơn, thiếu tinh tế dù gỡ bỏ một cách khá khó khăn nhưng cũng dần mất uy tín trong dư luận. 150 Từ năm 1964, phê bình đã cố gắng sửa sai bằng việc kịp thời phát hiện những giá trị thơ mới, khẳng định những phong cách mới. Từ những năm 70 trở đi, các cây bút có xu hướng tìm tòi về tư tưởng nghệ thuật, bút pháp và phong cách của nhà văn ngày một nhiều. Đây cũng là quy luật trưởng thành của phê bình văn học nhằm theo kịp yêu cầu phát triển cao của nền văn học mới. 5. Phê bình văn học trong khi thực thi chức năng, nhiệm vụ có tính đặc thù cũng đã dần hình thành và tự xây dựng cho mình một hệ thống lí luận mới, một triết lí mới, một ngôn ngữ mới. Ngôn ngữ phê bình trong giai đoạn văn học này chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngôn ngữ thời chiến nên nó bị chính trị hoá, quân sự hoá cao độ. Các từ ngữ: mặt trận, chiến sĩ, đội ngũ, ra quân, vũ khí, chiến trường, được dùng phổ biến. Các thuật ngữ: tư tưởng, lập trường, quan điểm, thế giới quan, vô sản, tư sản, xét lại, trực chiến, “gác cổng”, cũng rất quen thuộc đối với giới phê bình, người sáng tác và bạn đọc. Trong phê bình văn học, người ta viện dẫn, giải thích và vận dụng nhiều các khái niệm như tính nhân dân, tính đảng, tính chiến đấu, phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, Trong một thời gian dài, những khái niệm này không chỉ là tiêu chuẩn của sáng tác mà còn là tiêu chí để nhà phê bình định giá tác phẩm văn học. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, nội hàm của các khái niệm này chỉ phù hợp với văn học trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, khi toàn bộ nền văn học tập trung vào những nhiệm vụ thống nhất. Đến khi hoà bình trở lại, đất nước bước vào một giai đoạn mới, các khái niệm này trở nên công thức, giáo điều, dẫn đến sự suy thoái của phê bình và yêu cầu tất yếu phải đổi mới nền phê bình văn học. 6. Có thể nói, với hai chức năng đặc thù thích ứng với hoàn cảnh lịch sử và tâm lí xã hội của thời kì chiến tranh cũng như yêu cầu của cách mạng, phê bình văn học thời kỳ này đã hoàn thành sứ mệnh chính trị, lịch sử là góp phần khẳng định nền văn học cách mạng với những giá trị lịch sử và nghệ thuật mới mẻ của nó. Tuy nhiên, hoạt động phê bình cũng không tránh khỏi những sơ lược, một chiều để lại không ít những sai lầm và hạn chế. 151 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Ngô Văn Tuần (2013), Thực trạng phê bình văn học Việt Nam những năm 60 - thế kỉ XX (Qua trường hợp phê bình tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân), Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 58, số 6B, trang 58-66. 2. Ngô Văn Tuần (2013), Diện mạo phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 783, trang 95-101. 3. Ngô Văn Tuần (2014), Nét đặc thù của phê bình văn học 1945-1975, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 228, trang 15-19. 4. Ngô Văn Tuần (2014), Vài nét về lịch sử phê bình và tiếp nhận Nhật ký trong tù, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 803, trang 89-93. 5. Ngô Văn Tuần (2014), Vài nét về phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1955, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 59, số 10, trang 30-35. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aristot, Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long, Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Lại Nguyên Ân biên soạn (2003), 150 thuật ngữ lí luận văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (2005), Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 4. M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hoá thông tin và thể thao – Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 5. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôtôiepxki, Trần Đình Sử dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Nguyễn Bắc (1963), “Xã hội cũ trong tiểu thuyết “Đống rác cũ” của Nguyễn Công Hoan”, Tạp chí Văn học số 6. 8. Lê Bích (1963), “Điểm sách: Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan”, Thủ đô Hà Nội số ra ngày 16/11/1963. 9. Thanh Bình (1963), “Qua cuốn tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân, nói về những “nhếch nhác, lệch lạc” của thế giới quan tiểu tư sản”, Tiền phong số ra ngày 5/7/1963. 10. Nguyễn Văn Bổng (1980), “Một cuốn tiểu thuyết chân thực”, Văn nghệ số 23. 11. Nhị Ca (1962), “Đọc sách: Những người thợ mỏ - tiểu thuyết (quyển I) của Võ Huy Tâm”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 3. 12. Nhị Ca (1963), “Đống rác cũ, một cuốn tiểu thuyết có hại”, Văn nghệ Quân đội số 12. 13. Nhị Ca (1963), “Đọc sách: “Phá vây” – tiểu thuyết của Phù Thăng”, Nhân dân số ra ngày 10/08/1963. 14. Xuân Cang (1963), “Tiểu thuyết “Vào đời” và trách nhiệm của nhà văn”, Văn nghệ số 12. 15. Nguyễn Minh Châu (1978), Viết về chiến tranh, Văn nghệ Quân đội, số 11. 153 16. Đăng Chính (1963), “Đống rác cũ không phản ảnh được đầy đủ bản chất của xã hội cũ”, Tiền phong số ra ngày 27/11/1963. 17. Trương Chính (1960), “Nhân đọc cuốn “Trên đường học tập và nghiên cứu” của Đặng Thai Mai”, Văn học số 6. 18. Hồng Chương (1963), “Đó là vấn đề tư tưởng hay là vấn đề nghệ thuật?”, Tạp chí Học tập số 8. 19. Hồng Chương (1965), Mấy vấn đề lí luận và phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 20. Nguyễn Cương (1976), “Đọc cuốn “Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại - Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân” của Hoàng Xuân Nhị”, Văn học số 5. 21. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Văn Dân (1963), “Anh bộ đội trong “Vào đời” bị bóp méo, xuyên tạc”, Văn nghệ số 12. 23. Xuân Diệu (1954), Tiếng thơ, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 24. Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh (2001), Giáo trình lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Minh Dương (1959), “Qua một số truyện về hợp tác hoá nông nghiệp”, Văn học số 70 ra ngày 27/11/1959. 26. Phan Cự Đệ (1963), “Phê bình Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan”, Tiền Phong số 29. 27. Phan Cự Đệ (1976), “Về một đội ngũ lí luận, phê bình, nghiên cứu văn học theo quan điểm Marxist ba mươi năm qua”, Văn học số 6. 28. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979), Nhà văn Việt Nam (1945-1975), tập 1, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội. 29. Phan Cự Đệ chủ biên (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Nguyễn Đăng Điệp tuyển chọn (2005), Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội. 154 32. Ngô Đoài (1963), “Cần nhổ tận gốc tư tưởng tư sản phản động”, Độc lập số ra ngày 26/7/1963. 33. Lê Đoan (1963), “Quan điểm của cuốn “Vào đời” đối với phụ nữ như thế nào?”, Phụ nữ số 119. 34. Phạm Văn Đồng (1969), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb Văn học, Hà Nội. 35. Trần Độ (1980), Văn nghệ, vũ khí cách mạng, Văn nghệ số ra ngày 12/12/1980. 36. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Hà Minh Đức (1973), “Mấy suy nghĩ nhân đọc cuốn Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1954) của Vũ Đức Phúc”, Văn học số 2. 38. Hà Minh Đức (1962), “Võ Huy Tâm và Những người thợ mỏ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4. 39. Xuân Hải (1963), “Vào đời viết cho ai đọc và nhằm vào ai?”, Cứu quốc, số ngày 28/7/1963. 40. Trần Hạnh (1963), “Vào đời xuyên tạc sự thật của chế độ ta”, Nhân dân số ra ngày 13/7/1963. 41. Thanh Hao (1963), “Một cuốn sách cần phê phán thật nghiêm khắc”, Tổ quốc số 8. 42. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Bùi Hiển (1959), “Chung quanh câu chuyện lão Am - Mấy ý nghĩ nhân đọc truyện Cái sân gạch của Đào Vũ”, Văn học số 68 ra ngày 13/11/1959. 44. Hoàng Ngọc Hiến (1979), Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua, Văn nghệ, số ra ngày 9/6/1979. 45. Nguyễn Thị Phương Hoa (1963), “Vào đời của Hà Minh Tuân chỉ là câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc sự thật mà thôi”, Tiền phong số ra ngày 11/7/1963. 46. Đông Hoài (1963), “Đọc Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan”, Văn nghệ số 26. 47. Tô Hoài (1959), “Đọc sách: Mùa hoa dẻ”, Văn học số 4. 48. Nguyễn Khắc Hoá (1999), Đời sống và sự vận động của lí luận, phê bình văn 155 học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học KHXH và NV Quốc gia, TP Hồ Chí Minh. 49. Nguyễn Công Hoan (1971), Đời viết văn của tôi, Nxb Văn học, Hà Nội. 50. Hội Nhà văn Việt Nam (2013), Biên niên hoạt động văn học Hội Nhà văn Việt Nam, tập I (1957-1975), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 51. Dân Hồng (1963), “Trong “Vào đời” hình ảnh anh bộ đội đã bị bôi một vết nhơ”, Cứu quốc số ngày 14/7/1963. 52. Hữu Hồng (1963), “Đọc Đống rác cũ (tập I) của Nguyễn Công Hoan”, Lao động số ra ngày 7/11/1963. 53. Dương Minh Hùng, Tô Minh Trung, Đào Phương, Nguyễn Thanh Dân, Lương Sĩ Cầm (1963), “Ý kiến bạn đọc phê phán cuốn Vào đời”, báo Văn nghệ tập hợp số 13. 54. Tố Hữu (1973), Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta với thời đại ta, Nxb Văn học, Hà Nội. 55. Nguyễn Khải (1958), Trách nhiệm người viết qua cuốn "Sắp cưới" của Vũ Bão, Văn nghệ Quân đội tháng 7/1958. 56. Trọng Khiêm (1963), “Vào đời – tiểu thuyết của Hà Minh Tuân”, Thời mới số ra ngày 27/6/1963. 57. Khrapchenko (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 58. Phùng Bảo Kim (1963), “Không! Chúng ta không vào đời như vậy”, Cứu quốc, số ngày 7/7/1963. 59. Lưu Quý Kỳ (1960), “Vài nét về văn học cách mạng trong mười lăm năm qua”, Nghiên cứu văn học số 9. 60. Lê Đình Kỵ, Phương Lựu (1983), Cơ sở lí luận văn học, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội. 61. Tôn Phương Lan (1983), Đọc “Đứng trước biển”, Văn nghệ Quân đội số 11. 62. Mã Giang Lân (1998), Văn học Việt Nam (1945-1954), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 63. Phong Lê (1962), “Mấy nhận xét về nội dung truyện Những người thợ mỏ”, Thủ đô Hà Nội Chủ nhật, số ra ngày 28/1/1962. 156 64. Phong Lê (1985), “Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn – cuốn tiểu thuyết của dòng đời sôi sục”, Tạp chí Văn học số 4. 65. Phong Lê (Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Vũ Đức Phúc, Phạm Xuân Nguyên (1986), Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp 1945-1954, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Phong Lê (1999), Vẫn chuyện văn và người, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 67. Nguyễn Văn Long chủ biên (2012), Phê bình văn học Việt Nam 1975 – 2005, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 68. Ngọc Lộc (1963), “Tiểu thuyết “Vào đời” đã bôi nhọ sự thật trong các nhà máy, công trường”, Lao động số ra ngày 6/7/1963. 69. Nguyễn Lương (1963), “Vào đời đã xuyên tạc hết sức bỉ ổi bản chất tốt đẹp của các quân nhân phục viên, chuyển ngành”, Tiền phong số ra ngày 19/7/1963. 70. Phan Lương (1963), “Vào đời – một cuốn truyện xuyên tạc sự thật”, Độc lập số ra ngày 12/7/1963. 71. Phương Lựu (1989), Tinh hoa lí luận văn học cổ Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 72. Phương Lựu (1999), Nhìn lại nửa thế kỉ lí luận hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (1936-1986), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 73. Phương Lựu (2001), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb Văn học, Hà Nội. 74. Phương Lựu chủ biên (2002), Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 75. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 76. Phương Lựu (2011), Lí thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 77. Thiếu Mai (1980), “Bản lĩnh dân tộc, bản lĩnh ngòi bút”, Văn nghệ quân đội số 6. 78. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Nhìn lại 40 năm phát triển của phê bình văn học”, Văn học số 1. 79. Nguyễn Đăng Mạnh (1987), “Phê bình văn học trong tình hình mới”, Văn nghệ, số 35. 157 80. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngô Thảo (1987), Một thời đại văn học mới, Nxb Văn học, Hà Nội. 81. Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (1988), Văn học Việt Nam 1945-1975, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 82. Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long đồng chủ biên (2007), Lịch sử Văn học Việt Nam, tập 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 83. Lê Hồng Mai (1963), “Một cuốn sách lạc hậu và nhiễm độc”, Thủ đô Hà Nội, số ra ngày 29/6/1963. 84. Nam Mộc (1960), “Vài nét về công tác lí luận, phê bình văn học của chúng ta mười năm qua”, Nghiên cứu văn học số 10. 85. Lê Ngải (1963), “Vài ý kiến sau khi đọc cuốn “Vào đời” của Hà Minh Tuân”, Lao động số ra ngày 13/6/1963. 86. Trung Nghĩa (1963), “Nọc độc tư tưởng tư sản trong tiểu thuyết Vào đời”, Văn hoá số 90. 87. Nguyễn Phan Ngọc (1963), “Vào đời, một quyển truyện đầy rẫy tư tưởng tư sản phản động, một khuynh hướng nghệ thuật suy đồi”, Tạp chí Văn học số 2. 88. Nguyễn Phan Ngọc (1963), “Cách nhìn và vốn sống của Võ Huy Tâm trong Những người thợ mỏ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 3. 89. Trung Ngôn (1963), “Sai lầm của Hà Minh Tuân trong quyển Vào đời là sai lầm về lập trường tư tưởng”, Tạp chí Văn học số 2. 90. Lã Nguyên (2004), “Phê bình văn học hay là vương quốc của cái tranh luận”, Tạp chí Văn học số 7. 91. Lã Nguyên (1988), “Văn học Việt Nam trong bước ngoặt chuyển mình”, Văn nghệ số 45. 92. Lã Nguyên (2012), Lí luận văn học những vấn đề hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 93. Tâm Ngữ (1963), “Thế giới quan của tác giả và chất lượng của tác phẩm”, Nhân dân số ra ngày 30/11/1963. 94. Vương Trí Nhàn (1997), “Những vốn quý không nên để phí phạm”, Tạp chí Văn học số 1. 158 95. Phan Nhân (1960), “Cái sân gạch và vấn đề nhân vật lão Am”, Tạp chí Văn học số 4. 96. Phan Nhân (1963), “Đọc “Phá vây” – tiểu thuyết của Phù Thăng”, Văn nghệ số 17. 97. Đặng Quốc Nhật (1980), “Mấy nét về đề tài chiến tranh và tiểu thuyết Đất trắng”, Văn nghệ quân đội số 6. 98. Hoàng Xuân Nhị (1963), “Đống rác cũ – Cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa”, Văn nghệ số 31. 99. Hoàng Xuân Nhị (1970), “Những bài thơ hay nhất của Bác Hồ”, Tạp chí Văn học số 3. 100. Hoàng Xuân Nhị (1971), “Tìm hiểu tính Đảng trong thơ Hồ Chủ tịch”, Tạp chí Văn học số 3. 101. Hoàng Xuân Nhị (1975), Tìm hiểu đường lối văn nghệ của Đảng và sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại (Giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân), Nxb Văn học, Hà Nội. 102. Hoàng Xuân Nhị (1976), Tìm hiểu thơ Hồ Chủ tịch, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội. 103. Hoàng Xuân Nhị (1977), “Tìm hiểu tính dân tộc qua thơ văn Hồ Chủ tịch”, Tạp chí Văn học số 1. 104. Nhiều tác giả (1984), Về lí luận và phê bình văn học nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội. 105. Nhiều tác giả (1986), 40 năm văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 106. Nhiều tác giả (2005), Lí luận và phê bình văn học, đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 107. Hữu Nhuận (1999), Sưu tầm Văn nghệ 1948-1954, tập 2, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 108. Hồ Tuấn Niêm (1960), “Mười lăm năm văn học Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hoà”, Nghiên cứu văn học số 9. 109. Đỗ Thị Ngọc Oanh (1963), “Về cuốn Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan”, Văn nghệ số 30. 110. Như Phong (1969), Bình luận văn học 1958-1963, Nxb Văn học, Hà Nội. 111. Pospelop G.N (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 159 112. Vũ Đức Phúc (1959), Đảng tính trong “Từ ấy” là nhân tố quyết định giá trị của tập thơ, Văn học số 75. 113. Vũ Đức Phúc (1963), “Đọc “Những người thợ mỏ” của Võ Huy Tâm”, Văn nghệ số 186. 114. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1954), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 115. Vũ Đức Phúc (1986), “Tác phẩm lí luận Về văn hoá văn nghệ của đồng chí Trường Chinh”, Văn học số 1. 116. Vũ Đức Phúc (1989), “Lí luận của đồng chí Trường Chinh về văn hoá văn nghệ”, Văn học số 2. 117. Huỳnh Như Phương (1984), Đọc “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, Văn nghệ số 32. 118. Vũ Hải Phương (1963), “Đọc “Phá vây” của Phù Thăng”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 9. 119. L.Q (1963), “Võ Huy Tâm: Phải chú ý hơn nữa đến tính dân tộc”, Văn nghệ số 185. 120. Nguyễn Hưng Quốc, Chức năng chính của phê bình trong thời điểm hiện nay, 121. Hoàng Thiếu Sơn (1963), “Vào đời dưới ánh mắt nhà giáo chúng tôi”, Cứu quốc, số ngày 21/7/1963. 122. Lê Bá Suý, Xuân Ngọc, Nguyễn Thanh Tùng (1963), “Ý kiến bạn đọc về cuốn Vào đời”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 8. 123. Lê Bá Suý, Đinh Xuân Dũng (1976), Mấy suy nghĩ về đề tài chống Mĩ cứu nước và sáng tác văn học trong giai đoạn mới, Văn nghệ Quân đội số 4. 124. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 125. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 126. Trần Đình Sử (2007), “Văn học như là tư duy về cái khả nhiên”, Văn nghệ, số 24. 127. Trần Đình Sử chủ biên (2008), Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 128. Trần Đình Sử (2012), Một nền lí luận văn học hiện đại (nhìn qua thực tiễn Trung Quốc), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 129. Trần Đình Sử (2014), Trên đường biên của lí luận văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 160 130. Lê Tám (1963), “Đống rác cũ có ảnh hưởng xấu đối với thanh niên”, Tiền phong số ra ngày 27/11/1963. 131. Nguyễn Anh Tài (1963), “Cần vạch ra thêm các loại tư tưởng xấu trắng trợn và cài ngầm trong cuốn Vào đời”, Lao động số ra ngày 25/7/1963. 132. Tạp chí Học tập (1974), “Tăng cường tính đảng, đi sâu vào đời sống nhân dân, tạo một khí thế mới trong văn nghệ ta”, số 11. 133. Lê Hồng Tâm, “Khác hẳn “trái tim méo xệch” của tác giả cuốn Vào đời, chúng tôi rất yêu đời và phấn khởi bước vào đời”, Lao động số ra ngày 23/7/1963. 134. Huỳnh-Thái (1962), “Những người thợ mỏ đọc Những người thợ mỏ”, Văn nghệ số 208 ra ngày 20/7/1962. 135. Hoài Thanh (1951), Nói chuyện thơ kháng chiến, Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội. 136. Hoài Thanh, Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999 (bản in lần thứ 16). 137. Trần Duy Thanh (1985), “Đọc tiểu thuyết Đất trắng”, Văn nghệ quân đội số 4. 138. Ngô Thảo (1983), Đọc những tác phẩm mới của Nguyễn Minh Châu, Văn nghệ số 32. 139. Phù Thăng (1963), Phá vây, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 140. Nguyễn Đình Thi (1963), “Cần phê bình rất nghiêm khắc quyển truyện Vào đời”, Văn nghệ số 10. 141. Nguyễn Ngọc Thiện (2002), Tranh luận văn nghệ thế kỉ XX, Nxb Lao động, Hà Nội. 142. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – Phê bình 1945-1975), quyển năm, tập VII, Nxb Văn học, Hà Nội. 143. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – Phê bình 1945-1975), quyển năm, tập VIII, Nxb Văn học, Hà Nội. 144. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – Phê bình 1945-1975), quyển năm, tập IX, Nxb Văn học, Hà Nội. 145. Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (2008), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (Lí luận – Phê bình 1945-1975), quyển năm, tập X, Nxb Văn học, Hà Nội. 161 146. Kim Thoa (1963), “Những bài báo phê bình cuốn “Vào đời” đã giúp tôi lấy lại lòng tin và hiểu rõ cuốn sách đó hoàn toàn xuyên tạc sự thật”, Tiền phong số ra ngày 11/7/1963. 147. Hoàng Trung Thông (1963), “Tư tưởng sai lầm nguy hại của cuốn truyện Vào đời”, Văn nghệ số 11. 148. Lộc Phương Thuỷ chủ biên (2007), Lí luận – phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 149. Tiền Phong (1963), “Cần vạch trần hệ tư tưởng tư sản phản động trong cuốn tiểu thuyết Vào đời”, số ra ngày 19/7/1963. 150. Trần Dũng Tiến, “Sai lầm của Hà Minh Tuân chủ yếu là sai lầm về tư tưởng”, Lao động số ra ngày 27/7/1963. 151. Lê Anh Trà (1960), “Nhân đọc “Mấy vấn đề văn học” và “Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay” của Nguyễn Đình Thi”, Văn học số 8. 152. Lê Quang Trang (1984), “Đọc Đất trắng”, Nhân dân số16. 153. Vân Trang, Ngô Hoàng, Bảo Hưng sưu tầm và biên soạn (1997), Văn học 1975-1985: Tác phẩm và dư luận, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 154. Phạm Hữu Tùng (1963), “Vào đời của Hà Minh Tuân”, Thống nhất số 315. 155. Nguyễn Thị Hồng Tuyến (1963), “Ông Hà Minh Tuân đã làm tổn thương đến danh dự chúng tôi”, Tiền phong số ra ngày 14/7/1963. 156. Mạnh Phú Tư (1959), “Đọc Mùa hoa dẻ”, Văn học số 25 ra ngày 16/01/1959. 157. Nguyễn Khắc Viện (1983), Đọc “Đứng trước biển”, Văn nghệ số 18 158. Viện Văn học (2005), Lí luận và phê bình văn học, đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 159. R.Wellek và A.Warren (2009), Lí luận văn học, Nguyễn Mạnh Cường dịch, Nxb Văn học, Hà Nội. 162 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các bài phê bình tiêu biểu trong cuộc phê bình tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân (sắp xếp theo trật tự thời gian xuất hiện trên từng báo, tạp chí) STT Tên tác giả Tên bài phê bình Tạp chí, Báo Số, ngày 1. Nguyễn Đình Thi Cần phê bình rất nghiêm khắc quyển truyện “Vào đời” Văn nghệ 10-1963 2. Hoàng Trung Thông Tư tưởng sai lầm nguy hại của cuốn truyện “Vào đời” Văn nghệ 11-1963 3. Xuân Cang Tiểu thuyết “Vào đời” và trách nhiệm của nhà văn Văn nghệ 12-1963 4. Văn Dân Anh bộ đội trong “Vào đời” bị bóp méo, xuyên tạc Văn nghệ 12-1963 5. Dương Minh Hùng, Tô Minh Trung, Ý kiến bạn đọc phê phán cuốn “Vào đời” Văn nghệ 13-1963 6. Đông Hoài Cuốn truyện “Vào đời” đã chống chọi lại nhiều chủ trương, chính sách hiện nay của Đảng Văn nghệ 13-1963 7. Tổ phê bình báo Văn nghệ Qua cuộc đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm trong cuốn tiểu thuyết “Vào đời” Văn nghệ 16-1963 8. Phùng Bảo Kim Không! Chúng ta không vào đời như vậy Cứu quốc 7/7/1963 9. Dân Hồng Trong “Vào đời” hình ảnh anh bộ đội đã bị bôi một vết nhơ Cứu quốc 14/7/1963 10. Hoàng Thiếu Sơn “Vào đời” dưới ánh mắt nhà giáo chúng tôi Cứu quốc 21/7/1963 11. Xuân Hải “Vào đời” viết cho ai đọc và nhằm vào ai? Cứu quốc 28/7/1963 12. Thanh Bình Qua cuốn tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân, nói về những “nhếch nhác, lệch lạc” của thế giới quan tiểu tư sản Tiền phong 5/7/1963 13. Nguyễn Thị Phương Hoa Vào đời của Hà Minh Tuân chỉ là câu chuyện bịa đặt, xuyên tạc sự thật mà thôi Tiền phong 11/7/1963 14. Kim Thoa Những bài báo phê bình cuốn “Vào đời” đã giúp tôi lấy lại lòng tin và hiểu rõ cuốn sách đó hoàn toàn xuyên tạc sự thật Tiền phong 11/7/1963 15. Nguyễn Thị Hồng Tuyến Ông Hà Minh Tuân đã làm tổn thương đến danh dự chúng tôi Tiền phong 14/7/1963 16. Toà soạn Cần vạch trần hệ tư tưởng tư sản phản động trong cuốn tiểu thuyết “Vào đời” Tiền phong 19/7/1963 17. Nguyễn Lương “Vào đời” đã xuyên tạc hết sức bỉ ổi bản chất tốt đẹp của các quân nhân phục viên, chuyển ngành, Tiền phong 19/7/1963 163 18. Lê Ngải Vài ý kiến sau khi đọc cuốn “Vào đời” của Hà Minh Tuân Lao động 13/6/1963 19. Ngọc Lộc Tiểu thuyết “Vào đời” đã bôi nhọ sự thật trong các nhà máy, công trường Lao động 6/7/1963 20. Lê Hồng Tâm Khác hẳn “trái tim méo xệch” của tác giả cuốn Vào đời, chúng tôi rất yêu đời và phấn khởi bước vào đời Lao động 23/7/1963 21. Nguyễn Anh Tài Cần vạch ra thêm các loại tư tưởng xấu trắng trợn và cài ngầm trong cuốn “Vào đời” Lao động 25/7/1963 22. Trần Dũng Tiến Sai lầm của Hà Minh Tuân chủ yếu là sai lầm về tư tưởng Lao động 27/7/1963 23. Phan Lương “Vào đời” – một cuốn truyện xuyên tạc sự thật Độc lập 12/7/1963 24. Ngô Đoài Cần nhổ tận gốc tư tưởng tư sản phản động Độc lập 26/7/1963 25. Nguyễn Phan Ngọc Vào đời, một quyển truyện đầy rẫy tư tưởng tư sản phản động, một khuynh hướng nghệ thuật suy đồi Văn học 2-1963 26. Trung Ngôn Sai lầm của Hà Minh Tuân trong quyển Vào đời là sai lầm về lập trường tư tưởng Văn học 2-1963 27. 28. Lê Bá Suý, Xuân Ngọc, Nguyễn Thanh Tùng Ý kiến bạn đọc về cuốn “Vào đời” Văn nghệ Quân đội 8-1963 29. Trung Nghĩa Nọc độc tư tưởng tư sản trong tiểu thuyết Vào đời Văn hoá 90-1963 30. Thanh Hao Một cuốn sách cần phê phán thật nghiêm khắc Tổ quốc 8-1963 31. Lê Hồng Mai Một cuốn sách lạc hậu và nhiễm độc Thủ đô Hà Nội 29/6/1963 32. Phạm Hữu Tùng “Vào đời” của Hà Minh Tuân Thống nhất 315-1963 33. Trọng Khiêm Vào đời – tiểu thuyết của Hà Minh Tuân Thời mới 27/6/1963 34. Lê Đoan Quan điểm của cuốn “Vào đời” đối với phụ nữ như thế nào? Phụ nữ 119-1963 35. Trần Hạnh “Vào đời” xuyên tạc sự thật của chế độ ta Nhân dân 13/7/1963 36. Hồng Chương Đó là vấn đề tư tưởng hay là vấn đề nghệ thuật? Học tập 8-1963 164 Phụ lục 2: Các bài phê bình tiêu biểu trong cuộc phê bình tiểu thuyết Đống rác cũ (Quyển I) của Nguyễn Công Hoan (sắp xếp theo trật tự thời gian xuất hiện trên từng báo, tạp chí) STT Tên tác giả Tên bài phê bình Tạp chí, Báo Số, ngày 1. Đông Hoài Đọc Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Văn nghệ 26-1963 2. Đỗ Thị Ngọc Oanh Về cuốn Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Văn nghệ 30-1963 3. Hoàng Xuân Nhị Đống rác cũ – Cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa Văn nghệ 31-1963 4. Lê Tám Đống rác cũ có ảnh hưởng xấu đối với thanh niên Tiền phong 27/11/1963 5. Đăng Chính Đống rác cũ không phản ảnh được đầy đủ bản chất của xã hội cũ Tiền phong 27/11/1963 6. Phan Cự Đệ Phê bình Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Tiền Phong 29/11/1963 7. Tâm Ngữ Thế giới quan của tác giả và chất lượng của tác phẩm Nhân dân 30/11/1963 8. Nguyễn Kim Thư bạn đọc Nhân dân 7/12/1963 9. Nguyễn Bắc Xã hội cũ trong tiểu thuyết “Đống rác cũ” của Nguyễn Công Hoan Văn học 6-1963 10. Hữu Hồng Đọc Đống rác cũ (tập I) của Nguyễn Công Hoan Lao động 7/11/1963 11. Lê Bích Điểm sách: Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan Thủ đô Hà Nội 16/11/1963 12. Nhị Ca Đống rác cũ, một cuốn tiểu thuyết có hại Văn nghệ Quân đội 12-1963 Phụ lục 3: Các bài phê bình tiêu biểu trong cuộc phê bình tiểu thuyết Phá vây của Phù Thăng (sắp xếp theo trật tự thời gian xuất hiện trên từng báo, tạp chí) STT Tên tác giả Tên bài phê bình Tạp chí, Báo Số, ngày 1. Phan Nhân Đọc “Phá vây” – tiểu thuyết của Phù Thăng Văn nghệ 17-1963 2. Vũ Hải Phương Đọc “Phá vây” của Phù Thăng Văn nghệ Quân đội 9-1963 3. Nhị Ca Đọc sách: “Phá vây” – tiểu thuyết của Phù Thăng Nhân dân 10/08/1963 165 Phụ lục 4: Các bài phê bình tiêu biểu trong cuộc phê bình tiểu thuyết Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm (sắp xếp theo trật tự thời gian xuất hiện trên từng báo, tạp chí) STT Tên tác giả Tên bài phê bình Tạp chí, Báo Số, ngày 1. Phong Lê Những người thợ mỏ của Võ Huy Tâm Thủ đô 28/1/1962 2. Nhị Ca Đọc sách: Những người thợ mỏ - tiểu thuyết (quyển I) của Võ Huy Tâm Văn nghệ Quân đội 3-1962 3. Hà Minh Đức Võ Huy Tâm và “Những người thợ mỏ” Nghiên cứu văn học 4-1962 4. Nguyễn Phan Ngọc Cách nhìn và vốn sống của Võ Huy Tâm trong “Những người thợ mỏ” Nghiên cứu văn học 3-1963 5. Huỳnh Thái Những người thợ mỏ đọc “Những người thợ mỏ” Văn nghệ 208-1962 6. L.Q Võ Huy Tâm: “Phải chú ý hơn nữa đến tính dân tộc” Văn nghệ 185-1963 7. Vũ Đức Phúc Đọc “Những người thợ mỏ” của Võ Huy Tâm Văn nghệ 186-1963

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphe_binh_van_hoc_viet_nam_1945_1986_nhin_tu_phuong_dien_chuc_nang_9267.pdf
Luận văn liên quan