Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tình trạng chậm, thiếu - “nợ đọng” các văn bản
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh vẫn diễn ra thường xuyên, đây có thể xem là
“căn bệnh kinh niên” của công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật ở
Việt Nam. Mặc dù theo luật định, các văn bản này phải được ban hành ngay sau
khi luật, pháp lệnh có hiệu lực, nhưng trên thực tế hầu hết vẫn là ban hành không
đúng thời hạn để có hiệu lực đồng thời với hiệu lực của luật, pháp lệnh. VD: tính
đến ngày 04/8/2006 nợ toàn nhiệm kỳ XI của CP là 135 văn bản và đến ngày
22/12/2006 là 64 văn bản (chiếm khoảng 20% số văn bản cần ban hành trong
toàn nhiệm kỳ CP khoá XI); đến ngày 01/01/2007 (thời điểm có hiệu lực của 10
luật mới được ban hành trong năm 2006) số lượng văn bản nợ lại được cộng
thêm và tăng lên thành 97 văn bản; tính đến ngày 30/3/2007 số văn bản mà CP
cần ban hành nhưng chưa được ban hành là 72 văn bản. Báo cáo của Văn phòng
CP ngày 27/11/2009 về kiểm điểm công tác xã hội, ban hành VBQPPL của CP
(bao gồm QĐHC của CP và Thủ tướng CP) cho thấy: trong năm 2008 và 2009
chưa thực hiện đúng kế hoạch, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai thực
hiện các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực thi hành
178 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quyết định hành chính của chính phủ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững xung đột pháp luật này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu
lực của QĐHC. Do vậy, việc bảo đảm tính thống nhất giữa các QĐHC sẽ giúp cho
các văn bản này đạt được hiệu lực cao.
4.2.3. Nhóm giải pháp về thủ tục xây dựng, ban hành, thực hiện quyết
định hành chính của Chính phủ
4.2.3.1. Đổi mới hoạt động thẩm định quyết định hành chính của
Chính phủ
Việc thẩm định dự án, dự thảo QĐHC của CP có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng dự thảo QĐHC nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, hội
nhập quốc tế. Theo quy định của luật Ban hành VBQPPL hiện hành, Bộ Tư pháp
có trách nhiệm thẩm định các dự án Luật, Pháp lệnh để CP xem xét trước khi
quyết định trình QH, UBTVQH; thẩm định các dự thảo nghị quyết, nghị định
của CP, dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng CP trước khi trình CP, Thủ
tướng CP xem xét, quyết định ban hành. Hiện nay công tác thẩm định đang được
thực hiện theo Quy chế thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL, ban hành kèm theo
Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng CP. Theo Quy
chế này, việc thẩm định dự án, dự thảo bao gồm các nội dung sau: sự cần thiết
ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi của dự án, dự thảo; sự phù hợp của nội
dung dự án, dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp
146
hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật. Sự
phù hợp của nội dung dự án, dự thảo với các điều ước quốc tế mà nước
CHXHCN Việt Nam là thành viên; tính khả thi của dự án, dự thảo; việc tuân thủ
thủ tục và trình tự soạn thảo; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản. Bộ Tư pháp
có trách nhiệm thẩm định tất cả các dự án, dự thảo VBQPPL để trình CP xem
xét, trong trường hợp các dự án, dự thảo này do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì
Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định. Với việc quy định một cơ
quan có thẩm quyền định toàn diện về một dự án, dự thảo từ tính hợp hiến, hợp
pháp cho đến tính khả thi và thẩm định tất cả mọi dự án, dự thảo thuộc mọi
ngành, lĩnh vực như hiện nay là không hợp lý. Bên cạnh đó, việc quy định Bộ
trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định những dự án, dự
thảo do Bộ mình soạn thảo là cũng chưa hợp lý và khách quan. VD: nếu một dự
án luật do một cơ quan khác soạn thảo thì chỉ có Bộ Tư pháp thẩm định, mà trên
thực tế có thể chỉ có một cán bộ theo dõi dự án đó của một đơn vị chuyên môn
thuộc Bộ Tư pháp thẩm định nhưng nếu một dự thảo nghị định của CP do Bộ Tư
pháp soạn thảo thì lại thành lập Hội đồng thẩm định có đầy đủ đại diện của các
cơ quan hữu quan để thẩm định. Từ bất cập trên, cần nghiên cứu để thay đổi lại
cơ chế thẩm định hiện nay đối với các dự án, dự thảo QĐHC của CP, theo
hướng: không quy định trách nhiệm thẩm định các dự án, dự thảo là trách nhiệm
của riêng Bộ Tư pháp, mà nên coi đây là công việc chung của các cơ quan của
CP. Do vậy, về vấn đề này cần thành lập một Hội đồng thẩm định liên bộ cho
mỗi một dự án, dự thảo với thành phần cứng có thể gồm có Bộ Tư pháp, Bộ Tài
chính, Bộ Nội vụ, ngoài ra, nếu cần sẽ mời thêm các chuyên gia pháp luật, nhà
khoa học hoạt động mang tính độc lập ngoài cơ quan nhà nước tham gia cùng
vào quá trình thẩm định này.
4.2.3.2. Đảm bảo các yếu tố đáp ứng yêu cầu hiệu lực của quyết định
hành chính của Chính phủ
Nhóm nguyên nhân thứ hai xuất phát từ các yếu tố bên ngoài của văn bản
QPPL: khả năng tổ chức thực thi của các cơ quan thi hành pháp luật, khả năng
tiếp cận pháp luật của các chủ thể, tình trạng tuân thủ pháp luật của các chủ thể,
khả năng được xã hội chấp nhận. Có thể thấy rằng, nghiên cứu mặt bên ngoài
147
của một văn bản QPPL là nghiên cứu ảnh hưởng của văn bản đó đến thái độ của
các chủ thể. Một QĐHC có hiệu lực khi văn bản đó có giá trị bắt buộc thi hành
đối với chủ thể. Sự tuân thủ các quy định của QĐHC được coi là biểu hiện của
một QĐHC có hiệu lực. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật
của các chủ thể là khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của các chủ thể. Đó là
khả năng nhận thức để có thể viện dẫn các QPPL nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của chủ thể, khả năng thực hiện các hành vi đúng pháp luật của các
chủ thể. Một QĐHC có hiệu lực phải là một văn bản có thể tiếp cận được. Như
vậy, khả năng tiếp cận pháp luật của các chủ thể sẽ là một trong những yếu tố
quyết định hiệu lực của pháp luật, bởi nó quyết định thái độ của các chủ thể đối
với QĐHC.
Việc một QĐHC không tiếp cận được có thể được phân tích dưới hai góc
độ: Thứ nhất, văn bản đó khó hoặc ít có khả năng tiếp cận. Nói cách khác, các
chủ thể khó có thể thực hiện các quy định pháp luật bởi họ không hiểu, không
thấy hợp lý hoặc cho rằng các quy định này đi ngược lại những quy tắc xử sự
được thừa nhận rộng rãi trong xã hội hoặc đơn giản là các từ ngữ pháp lý trừu
tượng khó hiểu, khó hình dung ra các hành vi cụ thể; Thứ hai, có thể do những
điều kiện khách quan bên ngoài cản trở khả năng tiếp cận của các chủ thể. Quyền
tiếp cận pháp luật cũng là quyền tiếp cận thông tin, là một trong những quyền cơ
bản của con người. Quyền này được hiểu theo hai khía cạnh: (i) đó là quyền mà
công dân được chủ động tiếp cận, thu thập thông tin; (ii) đó là quyền được cung
cấp thông tin từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyền này đi liền với
trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin cho công dân.
Ngoài ra, một QĐHC còn phụ thuộc vào việc tổ chức thi hành, giám sát
việc thực hiện của các cơ quan thực thi. Vì vậy, vai trò của các cơ quan thực thi
pháp luật là rất quan trọng. Quyết định hành chính của CP sẽ có hiệu lực cao khi
được các cơ quan thực thi thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để. Việc xử lý vi
phạm pháp luật được thực hiện theo ba bước: (i) Phát hiện vi phạm; (ii) xem xét,
đánh giá; (iii) đưa ra phương hướng xử lý. Mỗi bước trên đều có khả năng làm ảnh
hưởng đến hiệu lực QĐHC. Những hạn chế, trở ngại trong việc thực hiện pháp luật
thường có nguồn gốc, hoặc ít nhất chịu tác động từ phía cơ quan thực thi pháp luật.
148
Nếu như các cơ quan này không hành động, không triển khai việc áp dụng; không
giám sát việc thi hành, tuân thủ pháp luật thì hiệu lực của QĐHC sẽ không được
bảo đảm. Bên cạnh đó, những quy định không rõ ràng, chồng chéo về thẩm quyền
giữa các cơ quan thực thi cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện pháp
luật. VD, liên quan đến việc kinh doanh thực phẩm trong luật An toàn thực phẩm,
có tới ba bộ có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện các quy định của
luật. Đó là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương.
Thực trạng việc quản lý các thực phẩm trên thị trường hiện nay cho thấy, việc quy
định thẩm quyền cho nhiều cơ quan cùng lúc và không nêu rõ cơ chế phối hợp giữa
các cơ quan này sẽ dẫn đến khó có thể đưa đến sự thống nhất giữa các quy định
được ban hành, cũng như cơ chế thực thi chúng.
4.2.4. Nhóm giải pháp về mặt kỹ thuật
4.2.4.1. Đảm bảo quy trình chặt chẽ của việc xây dựng và ban hành
quyết định hành chính của Chính phủ
Các QĐHC của CP để ban hành và đi vào cuộc sống đòi hỏi qua rất nhiều
bước, nhiều giai đoạn theo một quy trình được quy định chặt chẽ. Để quyết định
được ban hành kịp thời đáp ứng yêu cầu của việc giải thích, hướng dẫn và định
hướng trong quản lý nhà nước cần xây dựng quy trình thống nhất từ đề án dự
thảo đến giao trách nhiệm dự thảo, các bước soạn thảo, thông qua và ban hành.
Quy trình đầy đủ và rút gọn cần đưa ra rõ đối với những quyết định có đối tượng,
phạm vi và lĩnh vực cụ thể.
4.2.4.2. Đảm bảo thể thức của văn bản mang tính pháp lý cao nhất
trong hệ thống cơ quan hành chính
Quyết định hành chính của CP có thể nói là hình thức văn bản cao nhất về
hành chính trong thực hiện chức năng hành pháp, do đó cần xây dựng hình thức
mẫu văn bản mang tính chuẩn mực cho cả hệ thống các VBQPPL về hành chính
theo đúng thể thức văn bản được quy định. Trong mỗi văn bản cần có đủ lượng
thông tin quy phạm và thông tin thực tế cần thiết, thông tin phải được xử lý và
đảm bảo chính xác; đảm bảo tính hệ thống
149
4.2.4.3. Đảm bảo dữ liệu thông tin trong quản lý phục vụ kịp thời cho
yêu cầu xây dựng quyết định hành chính của Chính phủ
Cần xây dựng và đảm bảo hệ thống thông tin trong quản lý thống nhất từ
CP tới các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương để phục vụ cung cấp
các dữ liệu thông tin cần thiết mang tính hệ thống của các cơ quan nhà nước đối
với hoạt động quản lý. Hệ thống thông tin với vai trò là ngân hàng dữ liệu về quy
định pháp luật và các QĐHC của CP cung cấp thông tin cho mạng lưới thông tin
của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các địa phương cho phép đáp ứng
truyền thông tin chỉ đạo từ CP đến các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và
ngược lại các báo cáo của bộ, ngành và địa phương cũng được chuyển đi nhanh
chóng, chính xác giúp cho việc chỉ đạo, phân tích kịp thời tạo cơ sở chặt chẽ và
nghiêm túc cho việc ban hành các QĐHC của CP mang tính khoa học, có hiệu
lực, hiệu quả. Việc lưu trữ các thông tin cũng nhằm để tra cứu, so sánh tránh việc
các dữ liệu được sử dụng lại trùng lặp trong các QĐHC dẫn đến việc chồng chéo
trong các VBQPPL, đồng thời cũng làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng
trong nội dung QĐHC của CP.
4.2.5. Nhóm giải pháp khác
4.2.5.1. Thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, của các cán bộ
khoa học, cán bộ quản lý vào quá trình xây dựng quy định pháp luật
Xây dựng pháp luật là một hoạt động sáng tạo mang tính phối hợp cao do
nhiều chủ thể với những vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau
thực hiện nhằm tạo ra các QPPL để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Để có
một hệ thống pháp luật tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, hỗ trợ
tích cực cho sự phát triển của đất nước thì trong công tác xây dựng pháp luật đòi
hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa lý luận và thực tiễn, phải thu hút được trí tuệ
của nhân dân vào trong quá trình này. Đảm bảo việc lấy ý kiến của nhân dân đối
với các dự án, dự thảo là yêu cầu của nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc “đưa
cuộc sống vào pháp luật” trong hoạt động xây dựng pháp luật. Gần đây, các cơ
quan chủ trì soạn thảo đã quan tâm đến việc lấy ý kiến của nhân dân đặc biệt là
các nhà khoa học, nhà quản lý và và đối tượng thi hành trong quá trình xây dựng
QĐHC. Tuy nhiên, hình thức lấy ý kiến phổ biến nhất hiện nay vẫn chỉ là thông
150
qua các cuộc họp, cuộc hội thảo mang tính chất giới thiệu chung về dự án, dự
thảo văn bản Trên thực tế, việc lấy ý kiến của nhân dân chưa được quy định
thành quy trình rõ ràng, bắt buộc như: cơ quan chịu trách nhiệm lấy ý kiến; cơ
chế; cách thức của việc lấy ý kiến; lấy ý kiến ở giai đoạn nào của quy trình xây
dựng QĐHC; chính sách, chế độ đãi ngộ để thu hút được các ý kiến đóng góp có
giá trị. Những bất cập này dẫn đến việc lấy ý kiến nhiều khi mang tính hình thức,
không thống nhất, trùng lắp, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của nhà nước và
nhân dân mà hiệu quả và chất lượng lại không cao. Giải pháp nâng cao hiệu quả
của việc lấy ý kiến nhân dân cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:
(i) Quy định việc lấy ý kiến nhân dân là một thủ tục bắt buộc của quy trình
xây dựng QĐHC của CP, trong đó xác định rõ trường hợp nào thì dự án, dự thảo
QĐHC cần phải được lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, trường hợp nào chỉ cần
lấy ý kiến trong một nhóm đối tượng, thành phần xã hội nhất định hoặc của các nhà
khoa học, chuyên gia, nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn.
(ii) Xác định thời điểm lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo; trách nhiệm
của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến
đóng góp của tổ chức, cá nhân trong đó cần nêu rõ ý kiến tiếp thu, ý kiến không
tiếp thu, lý do của việc không tiếp thu. Tất cả các ý kiến đóng góp về dự án, dự
thảo QĐHC phải được tổng hợp đầy đủ và sắp xếp khoa học để đưa vào trong hồ
sơ mỗi lần trình CP, QH, UBTVQH.
(iii) Tăng cường đầu tư và phát triển việc nghiên cứu về khoa học pháp lý,
khoa học chuyên ngành ở các trung tâm nghiên cứu về tâm lý, hành vi, các
trường đại học nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng pháp luật.
(iv) Quy định cụ thể về cơ chế chính sách, nguồn kinh phí nhằm khuyến
khích sự tham gia của các nhà khoa học, đồng thời cũng giúp cho các chủ thể
của quy trình xây dựng pháp luật có thể chủ động trong việc mời các nhà khoa
học tham gia vào hoạt động này.
(v) Đa dạng hóa các hình thức lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học,
các tầng lớp nhân dân phù hợp với từng nhóm đối tượng như báo viết, báo điện
tử, tổ chức hội thảo, tọa đàm, gửi phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến đối với các dự
thảo QĐHC của CP. Đối với những dự thảo QĐHC mang tính chính sách cần
151
nghiên cứu lấy ý kiến rộng rãi của người dân ở những khu vực dự kiến tác động
của quy định pháp luật đến cuộc sống thường ngày của họ.
4.3.5.2. Hình thành các tổ chức đánh giá độc lập
Hình thành các tổ chức độc lập chuyên nghiên cứu thăm dò dư luận xã hội
về nhu cầu pháp luật, về tính phù hợp thực tiễn, sự tác động, tính khả thi và hiệu
quả của QĐHC của CP nếu được ban hành. Trên cơ sở các chỉ số đánh giá của
các tổ chức đó các cơ quan của CP cần thực hiện việc thay đổi, bổ sung các
điểm, khoản hoặc cả QĐHC của CP để đáp ứng được yêu cầu của người dân và
quyền quản lý của CP.
152
Tiểu kết chương 4
Chương này tập trung làm rõ các quan điểm và đề xuất các nhóm giải
pháp để hoàn thiện quyết định hành chính của Chính phủ trong thời gian tới.
Trên cơ sở các hạn chế của chương 3 và các nguyên nhân dẫn đến hạn
chế, chương 4 để hoàn thiện QĐHC của CP cần nắm vững quan điểm, định
hướng trong xây dựng, ban hành QĐHC của CP được nêu rõ trong Nghị quyết số
48-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020, đảm bảo hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của Việt Nam. Các quan điểm cần quán triệt đầy đủ trong quá trình hoàn
thiện QĐHC của CP: (i) Quán triệt đầy đủ, kịp thời quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng và ban hành QĐHC của
CP; (ii) Xây dựng và ban hành QĐHC của CP phải đáp ứng yêu cầu về tính hợp
pháp và hợp lý, phù hợp xu hướng phát triển của Việt Nam và thế giới; (iii) Đảm
bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống VBQPPL của các cơ quan hành
chính nhà nước với vai trò của QĐHC của CP; (iv) Đảm bảo tính kịp thời, đúng
thời hạn hiệu lực của các văn bản pháp luật của QH, UBTVQH, Chủ tịch nước.
Để hoàn thiện QĐHC của CP ngoài việc thực hiện được các quan điểm, chính
sách trên cần tiến hành các nhóm giải pháp về mặt chính sách, pháp luật; nhóm
giải pháp về chủ thể xây dựng, ban hành quyết định hành chính; nhóm giải pháp
về thủ tục xây dựng, ban hành, thực hiện quyết định hành chính của Chính phủ;
nhóm giải pháp về kỹ thuật và nhóm giải pháp khác. Tiến hành đồng bộ, kịp thời
các nhóm giải pháp đó đóng góp cho việc nâng cao chất lượng xây dựng và ban
hành QĐHC của CP đồng thời cũng đảm bảo cho hiệu lực, hiệu quả của các
QĐHC của CP.
153
KẾT LUẬN
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Hiến pháp, luật Tổ
chức CP và luật BHVBQPPL, Chính phủ xây dựng ban hành QĐHC để quy định
chi tiết và hướng dẫn thực hiện luật và văn bản có tính chất luật cũng như các
biện pháp để thực hiện chính sách thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của CP.
Nghiên cứu QĐHC của CP tác giả đúc rút ra một số kết luận:
Một là, quyết định hành chính của Chính phủ được đề cập trong nhiều
công trình nghiên cứu khoa học và thực tiễn với nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau. Trong nghiên cứu này tác giả luận án đi sâu vào 02 hướng nghiên cứu
chính: 1) Đưa ra bức tranh tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đề
tài tập trung vào 03 hướng nghiên cứu chính: (i) Những công trình nghiên cứu
liên quan vấn đề lý luận về QĐHC của CP đề cập khái niệm QĐ và QĐHC, căn
cứ phân loại QĐHC, quy trình ban hành và tổ chức thực hiện, hiệu lực, hiệu quả
hay tính hợp pháp, hợp lý, yêu cầu, đặc điểm chung của QĐHC; (ii) Các công
trình nghiên cứu liên quan về thực tiễn QĐHC của CP chủ yếu đề cập đến kỹ
thuật soạn thảo văn bản; vai trò làm chính sách của CP; phân biệt hành pháp và
hành chính; tiêu chí tính hợp pháp, tính hợp lý của VBPL nói chung; văn bản
ban hành không hợp pháp và vi phạm về thời hiệu, thẩm quyền; quy trình, thủ
tục tố tụng hành chính, QĐ của tòa án hành chính; (iii) Các công trình liên quan
đến hoàn thiện QĐHC của CP tập trung vào hoạt động kiểm tra, thanh tra của CP
và các cơ quan hành chính nhà nước; xử lý văn bản; chương trình xây dựng pháp
luật, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả lập, thẩm tra, quyết định, điều
chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và đưa ra định hướng và giải pháp
hoàn thiện VBQPPL. 2) Luận án đưa ra đánh giá chung và đúc rút vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu: Những nội dung lý luận đưa ra nền tảng khái niệm, yếu tố,
phân loại, đặc điểm, tính chất và quan điểm về QĐHC được đề cập góc độ riêng
cần so sánh, đối chiếu và vận dụng để đưa ra cơ sở lý luận phù hợp với đề tài;
tổng kết đánh giá về xây dựng, ban hành, thực hiện QĐHC giai đoạn trước.
Những định hướng, giải pháp mang tính tham khảo cho việc đưa ra quan điểm,
giải pháp của luận án. Những vấn đề đặt ra: Các công trình nghiên cứu tập trung
vào QĐHC nói chung và trên cơ sở các quy định về VBPL thời kỳ trước, do đó
154
tính phù hợp, tính thời sự, tính khoa học cần được tiếp tục xem xét. Hiện nay,
sau Hiến pháp 2013 có hiệu lực đã có sự bổ sung, thay đổi về quy định đối với
QĐHC của CP. Để CP thực sự là cơ quan thực hiện quyền hành pháp với đặc
điểm là tính quyết đoán và tính chịu trách nhiệm cao cần đi sâu nghiên cứu về
QĐHC của CP Việt Nam.
Hai là, Trong chương 2 tác giả đưa ra và phân tích cách hiểu và cách gọi
khác nhau về QĐ và QĐQPPL của CP. Theo ý tác giả phù hợp nhất nên thống
nhất hiểu theo khái niệm là QĐHC của CP. QĐHC của CP là một loại quyết
định pháp luật, kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của CP, được
ban hành trên cơ sở và tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, văn bản có tính chất
luật, có nội dung, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể; hoặc đặt ra, đình chỉ, sửa đổi,
bãi bỏ QPPL hoặc làm thay đổi hiệu lực pháp lý của chúng; đặt ra những chủ
trương, chính sách, nhiệm vụ hoạt động quản lý nhà nước cho các cơ quan, tổ
chức hành chính và các chủ thể khác trong chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà
nước được pháp luật quy định của CP.
QĐHC của CP phân chia thành QĐHC chính sách, QĐHC quy phạm, QĐHC
cá biệt. Mỗi loại QĐHC của CP có vai trò và vị trí trong hoạt động của CP. QĐHC
chính sách tuy không trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy phạm hoặc hệ thống
quan hệ pháp luật, nhưng lại đặt cơ sở cho sự thay đổi đó. Hình thức pháp lý
QĐHC quy phạm của CP là nghị định bao gồm: (i) QĐHC quy phạm của CP để
cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của
UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; (ii) QĐHC quy phạm của CP để
điều chỉnh các quan hệ xã hội, khi chưa có điều kiện để ban hành luật hay pháp
lệnh được gọi là QĐHC tiên phát; (iii) QĐHC quy phạm thuộc thẩm quyền pháp
lý được quy định của CP để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CP trong quản lý
và để quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các cơ quan của CP và
các cơ quan khác thuộc thẩm quyền. QĐHC cá biệt của CP được ban hành giải
quyết một vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý và cả trong hoạt động
quản lý nội bộ của CP được áp dụng một lần, cho một hoặc một số đối tượng cụ
thể. So với QĐHC chính sách và quy phạm thì số lượng QĐHC cá biệt của CP
155
được ban hành nhiều hơn rất nhiều. QĐHC của CP chịu tác động của nhiều yếu
tố. Bao gồm các yếu tố bên trong như: (1) năng lực của chủ thể xây dựng
QĐHC, phong cách lãnh đạo của người đứng đầu CP, năng lực xây dựng chính
sách và chỉ đạo xây dựng chính sách của các nhà lãnh đạo, quản lý và đội ngũ
tham mưu dự thảo tác động đến chất lượng của QĐHC của CP; (2) mục tiêu của
QĐHC xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể; (3) Đối tượng tác động của
QĐHC rất đa dạng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình triển khai tổ
chức thực hiện Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật của các cơ quan lập
pháp và hành pháp; (4) Nội dung và thể thức của QĐHC phải phù hợp với nội
dung và mục đích của luật và phải được ban hành đúng với thẩm quyền, trình tự
pháp lý, thủ tục, hình thức, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của công dân
và tập thể, phù hợp với trình độ của đại đa số người dân, thể hiện ý chí quyền lực
của CP. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: (1) Vấn đề đặt ra đối với QĐHC; (2)
Yếu tố thẩm quyền. Nghị quyết, nghị định được ban hành để giải quyết những
vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của CP; (3) Yếu tố nguồn lực; (4) Yếu tố
thông tin; (5) Yếu tố chính trị; (6) Yếu tố pháp lý. Ngoài ra còn có các yếu tố
liên quan khác như (1) Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán; (2) Yếu tố cơ sở vật
chất; (3) Yếu tố môi trường quốc tế. Kinh nghiệm của các nước trong việc xác
định rõ khái niệm về QĐ và QĐHC, phạm vi áp dụng QĐHC cũng là bài học
quý cho Việt Nam để nghiên cứu xây dựng quy định đối với QĐHC của CP.
Ba là, Trong chương 3 đi sâu nghiên cứu việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được Hiến pháp và Luật Tổ chức CP quy định CP đã xây dựng và ban hành
nghị quyết và nghị định, nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách cơ bản của
Đảng, QH thành quy định pháp luật và đưa các chính sách của CP vào cuộc
sống. Xem xét hoạt động của CP có thể xem xét hiệu quả của QĐHC của CP đối
với hoạt động quản lý và kinh tế. Hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước là
kết quả thực hiện một chủ trương, chính sách được xác định qua việc so sánh kết
quả đạt được với nguồn lực được sử dụng.
Quyết định của các cơ quan hành chính trong hệ thống thực hiện chức
năng hành pháp là bộ phận của quyết định pháp luật do đó cũng phải đáp ứng
yêu cầu hợp pháp và hợp lý. QĐHC được ban hành nhiều nhưng tỷ lệ có vi phạm
156
pháp luật còn cao. Công tác kiểm tra phát hiện vi phạm và kiến nghị sửa đổi,
chỉnh sửa các VBQPPL còn nhiều. Bộ Tư pháp là cơ quan được CP giao vừa tiến
hành kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản QPPPL của các bộ, cơ quan ngang
bộ, các địa phương đã phát hiện sai về nội dung, thẩm quyền kể cả nghị định của
CP, vừa tiến hành kiểm tra văn bản theo chuyên đề và đã kiến nghị sửa sai và tự
xử lý của các bộ, ngành, địa phương. Bộ cũng tiến hành rà soát văn bản QPPL
theo Hiến pháp 2013 và hệ thống hóa văn bản thống nhất trong cả nước. CP ban
hành nhiều VBQPPL để hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nhưng mức độ
ban hành chậm, còn nợ nhiều văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu
lực thi hành. Số lượng các QĐHC của CP rất nhiều trong mỗi nhiệm kỳ, vẫn còn
nhiều QĐHC của CP chưa đáp ứng được yêu cầu về cụ thể hóa và giải thích luật,
pháp lệnh. Tình trạng nợ, đọng các QĐHCCP để giải thích các luật, pháp lệnh
qua các nhiệm kỳ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hoạt động xây dựng và ban
hành QĐHC của CP còn nhiều hạn chế và do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Hạn chế về tính khả thi; cơ sở khoa học và thực tiễn chưa đảm bảo,
thậm chí đối tượng, phạm vi điều chỉnh chưa được xác định rõ; khả năng dự báo
để dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh chưa cao; chuẩn bị chưa đầy đủ các điều
kiện đảm bảo soạn thảo hoặc khả năng chuẩn bị của cơ quan dự kiến được giao
chủ trì soạn thảo; tính cân đối giữa lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được thể hiện
rõ; chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác xây dựng luật, pháp
lệnh; chưa làm rõ sự cần thiết ban hành và tác động của chính sách mà văn bản
đó chứa đựng đối với xã hội; tính tương thích giữa pháp luật trong nước với pháp
luật và thông lệ quốc tế chưa được tính đến; chưa có kế hoạch triển khai cụ thể,
hướng dẫn đối với chương trình chuẩn bị xây dựng luật, pháp lệnh cả khóa và
từng năm. Những hạn chế trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách
quan do việc định hướng và giao cho cơ quan chịu trách nhiệm còn chưa sâu sát
cụ thể; Lãnh đạo các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản chưa quan tâm
đúng mức đến công tác này; năng lực xây dựng pháp luật, phân tích chính sách,
thẩm định, thẩm tra văn bản còn yếu; số lượng văn bản hướng dẫn thực hiện luật,
pháp lệnh lớn; các vấn đề cần hướng dẫn thường có nội dung phức tạp mà khi
xây dựng luật không giải quyết được; Phương pháp soạn thảo văn bản chưa được
157
đổi mới, nhiều nội dung giải thích chưa sát cần có Thông tư của bộ, cơ quan
ngang bộ để giải thích. Chủ quan do cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thực sự tích
cực chủ động; cơ chế phối hợp chưa chặt chẽ, chưa hợp lý; gây mất thời gian
không cần thiết; thiếu cán bộ, thiếu kinh phí đối với các đơn vị pháp chế của các
bộ; đôn đốc của VPCP và Bộ Tư pháp chưa quyết liệt.
Bốn là, để đảm bảo hoàn thiện QĐHC của CP cần nắm vững quan điểm,
định hướng trong xây dựng, ban hành QĐHC của CP được nêu rõ trong Nghị
quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020, đảm bảo hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam. Cần quán triệt quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước trong quá trình xây dựng và ban hành QĐHC của CP. Xây dựng quy trình
và tổ chức ban hành QĐHC của CP đảm bảo hiệu quả và đáp ứng xu hướng phát
triển của Việt Nam. Để thực hiện được các quan điểm, chính sách trên cần tiến
hành các nhóm giải pháp về mặt chính sách, pháp luật; nhóm giải pháp về chủ
thể xây dựng, ban hành quyết định hành chính; nhóm giải pháp về thủ tục xây
dựng, ban hành, thực hiện QĐHC của CP; nhóm giải pháp về kỹ thuật và nhóm
giải pháp khác.
158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Tống Đăng Hưng, Quyết định hành chính của Chính phủ - từ góc độ các
yếu tố ảnh hưởng, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 289 (tháng 2/2020)
2. Tống Đăng Hưng, Tính hiệu quả trong các quyết định hành chính của
Chính phủ, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 258 (tháng 7/2017)
3. Tống Đăng Hưng, Phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 254 (tháng 3/2017)
4. Tống Đăng Hưng, Quyết định hành chính của Chính phủ - góc nhìn lý
luận, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 246 (tháng 7/2016)
5. Tống Đăng Hưng, Vai trò của hệ thống thông tin quản lý trong ban hành
các quyết định quản lý nhà nước, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 222
(tháng 7/2014)
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Đỗ thị Quỳnh Anh (2013), Hiệu lực của hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia (Hà Nội).
2. Atamantruc G.V. (2004), Lý thuyết quản lý nhà nước, Phạm Hồng Thái, Phí
Văn Ba dịch.
3. Ban biên tập Lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006), Biên niên lịch sử Chính
phủ Việt Nam 1945 – 2005 (3 tập), Nxb. Thông tin, Hà Nội.
4. Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy
phạm pháp luật (2000), Báo cáo tổng kết thực hiện Quyết định 355/TTg của
Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm
pháp luật.
5. Ban tổ chức - cán bộ Chính phủ (1992), Hành chính học - Những vấn đề cải
cách hành chính, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
6. Báo cáo số 236/BC-BTP của Bộ Tư Pháp, ngày 25/12/2012.
7. Báo cáo số 169/BC-BTP của Bộ Tư Pháp, ngày 25/7/2013.
8. Báo cáo số 299/BC-BTP của Bộ Tư Pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về
kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản của các Bộ, địa phương đối với các văn
bản được nêu tại Báo cáo số 23/BC-BTP, ngày 29/10/2015.
9. Báo cáo số 340/BC-BTP của Bộ Tư Pháp, ngày 09/12/2015.
10. Báo cáo số 420/BC-KTrVB của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
(Bộ Tư Pháp) về kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo Chuyên
đề về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 23/12/2015.
11. Báo cáo số 123/BC-BTP của Bộ Tư pháp về Công tác kiểm tra, rà soát, hệ
thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2016 và phương hướng, nhiệm
vụ năm 2017, ngày 27/4/2017.
12. Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002-2007).
13. Bộ Chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48- NQ/TW
về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020.
160
14. Nguyễn Bá Chiến (2013), “Bàn về khái niệm quyết định hành chính nhà
nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 209 (6).
15. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chương trình tổng thể cải
cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010.
16. Công văn số 4118/BTP-KTrVB của Bộ Tư pháp về việc đôn đốc việc công
bố, gửi báo cáo và xử lý kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ đầu thống nhất
trong cả nước gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, ngày 30/9/2014.
17. Công văn số 2897/BTP-KTrVB của Bộ Tư pháp về việc báo cáo kết quả rà
soát văn bản, chính sách dân tộc và miền núi thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước của Bộ Tư pháp, ngày 11/8/2015.
18. Công văn số 4467 /BTP-KTrVB của Bộ Tư Pháp đề nghị các Bộ: Công
thương, Tài chính; Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Ủy ban
nhân dân các tỉnh: Quảng Ninh, Đắk Lắk thực hiện tự kiểm tra, xử lý đối
với các văn bản được nêu tại Báo cáo số 299/BC-BTP và thông báo kết quả
tự kiểm tra, xử lý về Bộ Tư pháp, ngày 03/12/2015.
19. Cổng thông tin điện tử Chính phủ: www.chinhphu.vn
20. Ngô Huy Cương, “Quốc hội và Chính phủ - Một số luận điểm về tổ chức”,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 01/1999.
21. Nguyễn Đăng Dung (2002), “Quyền lập quy của cơ quan hành pháp”, Tạp
chí Luật học, Số 4, tr. 9-14.
22. Nguyễn Đăng Dung (2004), “Công tác xây dựng Luật, Pháp lệnh tại Chính
phủ - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 8.
23. Nguyễn Đăng Dung, Quyền Hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao
nhất.
24. Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Kim Thoa (biên dịch) (2003), Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, kế hoạch và lộ trình của Cộng hòa Liên bang Đức,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
161
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp
hành trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
(Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp
hành trung ương khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá IX tại Đại hội Đảng lần thứ X.
31. Đảng Cộng sản Việt nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII.
33. Bùi Thị Đào (1998), “Về huỷ bỏ và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật”,
Tạp chí Luật học.
34. Bùi Thị Đào (2008), “Mối quan hệ giữa tính hợp pháp và tính hợp lý của
Quyết định hành chính”, Tạp chí Luật học, Số 02.
35. Bùi Thị Đào (2008), Tính hợp pháp và tính hợp lý của Quyết định hành
chính, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
36. Nguyễn Minh Đoan (1997), Hiệu quả pháp luật, những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Minh Đoan (2008), “Trách nhiệm của người xây dựng pháp luật”,
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 7.
38. Nguyễn Minh Đoan, (2009), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
(Sách tham khảo), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai
đoạn hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
40. Trần Ngọc Đường (2003), “Về việc nâng cao chất lượng của các dự án
luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 3, tr. 3-7.
162
41. Nguyễn Duy Gia (1995), Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Hoàng Ngọc Giao (chủ biên) (2008), Báo cáo nghiên cứu đánh giá quy
trình xây dựng Luật, Pháp lệnh thực trạng và giải pháp, Nxb. Lao động -
Xã hội, Hà Nội.
43. Vũ Trọng Hách (2009), “Quyết định pháp luật và Quyết định quản lý nhà
nước”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 12.
44. Vũ Trọng Hách (2010), Đề tài nghiên cứu khoa học: Việc lập, thẩm tra,
quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh – lý luận và
thực tiễn, Viện Nghiên cứu lập pháp (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Việt
Nam).
45. Lê Hồng Hạnh (1999), “Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong soạn
thảo văn bản pháp luật”, Tạp chí Luật học, Số 6, tr. 20 - 28.
46. Nguyễn Đình Hào (2009), “Quyền lập quy của Chính phủ Liên bang Nga”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 18 (155), tr. 51-59.
47. Nguyễn Đình Hào (2011), Quyền lập quy của Chính phủ, Luận án tiến sỹ
luật, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
48. Võ Trí Hảo (2004), Hoàn thiện hoạt động xây dựng Văn bản quy phạm
pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
49. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946
50. Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959
51. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
52. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm
2001)
53. Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
54. Nguyễn Quốc Hoàn (2001), “Xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp
luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 10.
55. Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Đo lường và đánh
giá hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, Nxb. Lao Động, 2012.
56. Học viện Hành Chính Quốc gia (1994), Giáo trình Quản lý hành chính Nhà
nước (Tập 1), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
163
57. Học viện Hành Chính Quốc gia (1999), Nâng cao quyền lực- năng lực- hiệu
lực quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực pháp luật, Nxb. Lao động, Hà Nội.
58. Học viện Hành Chính Quốc gia (2001), “Các giải pháp thúc đẩy cải cách
hành chính ở Việt Nam”, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
59. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Giáo trình Luật Hành chính và tài
phán hành chính Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
60. Học viện Hành chính Quốc gia (2009), Hành chính nhà nước và công nghệ
hành chính, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
61. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Kỷ yếu Hội thảo Cải cách hành
chính nhà nước ở Việt Nam từ góc nhìn của các nhà khoa học, Nxb. Lao
động, Hà Nội.
62. Học viện Hành chính Quốc gia (2013), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý nhà
nước (Chương trình chuyên viên cao cấp), Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà
Nội.
63. Học viện Hành chính Quốc gia (2017), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên
viên chính, Quyển I Phần Lý thuyết, Chuyên đề 3: Quyết định hành chính
nhà nước, NXB. Bách khoa – Hà Nội.
64. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002),
Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 2), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
65. Trần Minh Hương (chủ biên) (2012), Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội.
66. Phạm Tuấn Khải (2006), “Công tác ban hành văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Số 3.
67. Phạm Tuấn Khải, Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ,
68. Lê Đình Khiêm (1996), “Ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý Hành
chính - Thực trạng và nguyên nhân”, Tạp chí Luật học, Số 3, tr. 33 - 36.
69. Nguyễn Hữu Khiển (1999), Tìm hiểu về hành chính Nhà nước, Nxb. Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
164
70. Mai Hữu Khuê (2003), Quyết định hành chính - Lý luận quản lý nhà nước,
Nxb. Bộ Công nghiệp, Hà Nội.
71. Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ
Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
72. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi năm 2002).
73. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
74. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
75. Luật Tố tụng Hành chính năm 2014.
76. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
77. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015.
78. Uông Chu Lưu (chủ biên) (2005), Bình luận Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
79. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (1996), Nhập môn hành chính nhà nước,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
80. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (2001), Lý luận chung về Nhà nước và
pháp luật, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai.
81. Đinh Văn Mậu, Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn (đồng chủ biên) (2009),
Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính, Nxb. Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội.
82. Nghị định số 135/2003/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản
quy phạm pháp luật, ngày 14/11/2003.
83. Nghị định số 161/2005/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn và quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1996 (sửa đổi) năm 2004, ngày 27/12/2005.
84. Nghị định số 178/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, ngày
3/12/2007.
85. Nghị định số 179/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế làm việc
của Chính phủ, ngày 03/12/2007.
86. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ về xác định lại giới tính, ngày
05/8/2008.
165
87. Nghị định số 24/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 5/3/2009.
88. Nghị định số 57/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc chế độ tài chính đối
với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngày 20/7/2012.
89. Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 (về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ), ngày 19/9/2012.
90. Nghị định số 22/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, ngày 13/03/2013.
91. Nghị định số 58/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao, ngày 11/6/2013.
92. Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
93. Nghị định 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngày
01/9/2016.
94. Nghị định số 34/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ đều sử dụng thuật ngữ
“quản lý nhà nước”, ngày 03/4/2017.
95. Nguyễn Như Phát (2010), “Xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng
bộ, minh bạch và hiệu quả trong nhà nước pháp quyền Việt Nam”, Báo cáo
tóm tắt kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
96. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng.
97. Nguyễn Minh Phú (2014), “Tính hợp pháp của Quyết định quản lý hành
chính nhà nước – những khía cạnh lý luận và pháp lý”, Tạp chí Nhân lực
Khoa học xã hội, Số 11(18).
98. Nguyễn Minh Phú (2014), “Hiệu lực của Quyết định quản lý hành chính
nhà nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, Số 225 (10).
166
99. Nguyễn Minh Phú (2015), “Những vấn đề lý luận về tính hợp lý của quyết
định quản lý hành chính nhà nước”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Số
09 (28).
100. Nguyễn Thế Quyền, Xử lý văn bản quản lý hành chính nhà nước,
101. Quyết định số 280/1999/QĐ-BTP về việc ban hành Quy chế thẩm định dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngày 17/9/1999.
102. Quyết định số 909/2003/QĐ-TTg về Chương trình đổi mới công tác xây
dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, ngày
14 tháng 8 năm 2003.
103. Quyết định số 933/2007/QĐ-TTg về Đề án nâng cao chất lượng công tác
xây dựng pháp luật của Chính phủ, ngày 27 tháng 8 năm 2004.
104. Quyết định số 251/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/2/2014.
105. Quyết định số 229/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố
Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2014 , ngày 30/01/2015.
106. Lê Minh Tâm (2000), “Quyền hành pháp và chức năng của quyền hành
pháp”, Tạp chí Luật học, Số 6, tr. 44- 49.
107. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (1996), Luật Hành chính Việt Nam, Nxb.
TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
108. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Luật Hành chính Việt Nam, Nxb.
Giao thông vận tải, Hà Nội.
109. Phạm Hồng Thái (2013), “Quyết định hành chính – một số khía cạnh lý
luận và pháp lý”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội - Chuyên san
luật học, Số 2.
110. Phạm Hồng Thái (2014), “Quyết định hành chính quy phạm của cơ quan
hành chính nhà nước - một số khía cạnh lí luận và thực tiễn”, Tạp chí Luật
học, Số 01.
111. Phạm Hồng Thái (2015), “Quyết định hành chính của Chính phủ - một số
khía cạnh lý luận và pháp lý”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Học viện
Khoa học xã hội, Số 06 (25).
167
112. Phạm Hồng Thái, “Văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật về văn bản
quy phạm pháp luật”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 7(232).
113. Hà Quang Thanh (2008), Hoàn thiện quy trình ban hành và thực hiện văn
bản của chính quyền địa phương cấp tỉnh, Luận án tiến sỹ, Học viện Hành
chính Quốc gia (Hà Nội).
114. Lưu Kiếm Thanh (1998), Kỹ thuật lập quy của tác giả, Nxb. Lao động, Hà
Nội.
115. Lưu Kiếm Thanh (1999), Hướng dẫn soạn thảo văn bản quản lý Nhà nước,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
116. Lưu Kiếm Thanh (lần đầu 1998, tái bản 2003), Hướng dẫn soạn thảo văn
bản lập quy, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
117. Lưu Kiếm Thanh (chủ biên) (2010), Ngôn ngữ văn bản quản lý hành chính
nhà nước, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
118. Nguyễn Đăng Thành (2012), Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý hành
chính nhà nước, Nxb. Lao động, Hà Nội.
119. Nguyễn Văn Thâm (1994), Soạn thảo và xử lý văn bản trong công tác của
cán bộ lãnh đạo và quản lý, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
120. Nguyễn Văn Thâm (2000), “Một số ý kiến về xác định thẩm quyền của các
cơ quan quản lý Nhà nước: nhìn từ thực trạng của hệ thống các văn bản
hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2, tr. 13- 18.
121. Nguyễn Văn Thâm (2001), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
122. Nguyễn Văn Thâm, Nguyêm Kỳ Hồng (2001), Những Văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn soạn thảo văn bản và công tác văn thư - lưu trữ, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
123. Nguyễn Văn Thâm (2006), Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước
của tác giả , Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
124. Nguyễn Văn Thâm (2011), Một số vấn đề về văn bản quản lý nhà nước,
Lưu trữ - Lịch sử và quản lý nhà nước, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà
Nội.
168
125. Nguyễn Thị Kim Thoa, Dương Thị Bình, Dự án Luật Ban hành quyết định
hành chính – Mục tiêu và những định hướng cơ bản, Trang thông tin điện
tử của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Bộ Tư pháp):
www.tcdcpl.moi.gov.vn (truy cập lần cuối: 25/02/2019).
126. Thông tư số 01/2004/TT-BTP của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày
14/11/2003 về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật), ngày 16
tháng 6 năm 2004.
127. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP giữa Bộ Nội vụ - Văn
phòng Chính phủ về Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản,
ngày 06/05/2005.
128. Thông tư số 01 thay thế Thông tư số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP.
129. Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và xã
hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng và thân nhân, ngày 15/5/2013
130. Thông tư số 32/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực
hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam,
ngày26/12/2013.
131. Thông tư số 40/2014/TT-BCA của Bộ Công an Quy định chi tiết và hướng
dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong công an nhân dân, công
an xã, bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,
ngày 23/9/2014.
132. Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải
quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, ngày 25/3/2015.
133. Vũ Thư (2003), “Tính hợp pháp và hợp lý của văn bản pháp luật và các
biện pháp xử lý các khiếm khuyết của nó”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 1.
134. Đoàn Trọng Truyến (chủ biên) (1992), Từ điển Pháp – Việt Pháp luật –
Hành chính, Nxb. Thế giới.
169
135. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế
giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay,
136. Uỷ ban pháp luật (Quốc hội khóa XII), Báo cáo kết quả giám sát việc thực
hiện Nghị quyết 55/2005/QH11 về việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
137. Văn phòng Chính phủ, Nâng cao chất lượng các sự án Luật, Pháp lệnh do
Chính phủ chuẩn bị, trình Quốc hội, UBTVQH (Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, do Văn phòng Chính phủ chủ trì thực hiện).
138. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2000), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện
công tác kiểm sát văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
139. Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và phát triển (PLD) (2012), Tính
minh bạch của quyết định hành chính, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật Việt Nam.
140. Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và phát triển (PLD) (2013), Đề tài
khoa học: Tính minh bạch của quyết định hành chính, Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
141. Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính - Học viện Hành chính Quốc gia
(2002), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội.
142. Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính - Học viện Hành chính Quốc gia
(2009), Thuật ngữ hành chính, Hà Nội.
143. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2000), Chuyên đề về năng
lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước- thực trạng, nguyên
nhân và giải pháp.
144. Viện Nghiên cứu Lập pháp (2014), Hiến pháp nước CHXHCNVN - Nền
tảng chính trị, pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong thời
kỳ mới, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
145. Viện Nghiên cứu Lập pháp (2015), Chương trình phát triển Liên hiệp quốc,
Tài liệu Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Ban hành quyết định hành chính, tổ
chức tại Đà Nẵng ngày 23 - 24/7/2015.
170
146. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ
bản về nhà nước và pháp luật, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
147. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (2001), Một số vấn đề về hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước nước Cộng hoà Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
148. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
149. Nguyễn Cửu Việt (2007), “Trở lại khái niệm văn bản quy phạm pháp luật”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 4.
150. Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
151. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
152. Nguyễn Cửu Việt (2010), Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
153. Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb.
ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
154. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (2013), Đại Từ điển tiếng Việt (tái bản lần thứ
13), Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM, tr.1112.
155. Website:
nuoc-cao-nhat-39185/
156. Nguyễn Cửu Việt (2005), “Khái niệm VBQPPL (tiếp theo) và hệ thống
VBQPPL”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 51.
157. Báo cáo số 308/BC-BTP ngày 24/12/2013 của Bộ Tư pháp.
158. Báo cáo số 382/BC-BTP ngày 27/12/2014 của Bộ Tư pháp.
159. Báo cáo số 82/BC-BTP ngày 30/3/2015 của Bộ Tư pháp.
160. Báo cáo số 619/BTP-VĐCXDPL ngày 4/3/2016 của Bộ Tư pháp.
TIẾNG ANH
161. Martina Kunnecke (2007), Tradition and change in administrative law
(Unreasonableness), Nxb. Springer.
162. Matthew Groves, H. P. Lee (2007), Australian Administrative Law:
Fundamentals, Principles and Doctrines, Nxb. Cambridge.
171
163. Maurice E. O’Donnell (1966), Readings in Public Administration,
Houghton Mifflin Company.
164. Muroi Tsutomu (2005), Introduction to Contemporary Administrative Law,
Nxb. Houritsu Bunka.
165. Peter Cane (2011), Administrative law (Policy), Nxb. Oxford.
166. Owen E. Hughes. (2003). Pubic Management and Administration. Creative
print and Design (Wales) EbbwVale, Palgrave.
167. Tom Ginsburg (2000), Comparative Administrative Procedure - Evidence
from Northeast Asia, Law and Economics working papers Series, working
papers No.006, September.
TIẾNG ĐỨC
168. Bundeszentrale fuer politische Bildung (1984), Grundgesetz fuer die
Bundesrepublik Deutschland.
169. Dr. Peter Schwacke und Professor Dr. Guido Schmidt (1999), Staatsrecht,
Verwaltung in Praxis und Wissenschaft, Kohlhammer Deutscher
Gemeindeverlag.
170. Heinrich Siepmann und Ursula Siepmann (1995), Verwaltungsorganisation,
Deutscher Gemeindenverlag, Verlag W. Kohlhammer.
171. Michael Happ, Dr. Erwin Allesch, Harald Geiger, Dr. Andreas Metschke
(1992), “Die Station in der oeffentlichen Verwaltung” Grundkurs fuer
Rechtsreferendare Verlag C.H. Beck Muenchen 1992.
172. Professor Dr. Harald Hofmann, Prfessor Dr. Juergen Gerke (1998),
Allgemeines Verwaltungsrecht, Kohlhammer Deutscher Gemeindeverlag.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_quyet_dinh_hanh_chinh_cua_chinh_phu_viet_nam.pdf
- Trichyeu_TongDangHung.pdf