Cũng như bất kỳ lĩnh vực nào, để đạt hiệu quả cao, bền vững, đòi hỏi
phải kết hợp nhiều hoạt động một cách có hệ thống và đồng bộ. Lĩnh vực
thực hiện pháp luật BVMT cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó, do vậy để
nâng cao năng lực thực thi các quy định của pháp luật về BVMT cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp vừa có tính giáo dục, thuyết phục vừa có tính răn
đe, cưỡng chế, các biện pháp hành chính, hình sự, biện pháp kinh tế; các giải
pháp nền tảng như hoàn thiện các quy định pháp luật về BVMT; tăng cường
tuyên truyền, giáo dục pháp luật BVMT; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về môi trường với cơ cấu tổ chức hợp
lý, đồng bộ; tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật BVMT trong các KCN; xã hội hóa hoạt động
BVMT trong các KCN. Việc áp dụng tổng thể các giải pháp nêu trên sẽ bảo
đảm tính chiến lược, bền vững của việc thực hiện pháp luật, tính chủ động, tự
giác của các chủ thể thực hiện pháp luật.
Như vậy, khi nói hệ thống các giải pháp toàn diện đòi hỏi phải đề cập
đến các nhóm giải pháp và hoàn thiện pháp luật, tạo cơ sở thuận lợi cho việc
thực hiện pháp luật trong thực tế; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện pháp
luật và giải pháp bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật.
169 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm chủ đạo
cần được quán triệt là cần đổi mới nhận thức về hoạt động giám sát, kiểm tra;
đổi mới đồng bộ giữa giám sát xã hội với giám sát, kiểm tra của nhà nước;
đồng thời hoàn thiện các cơ chế nhà nước kiểm soát quyền hành pháp phải
bao gồm cả hai phương diện là thể chế kiểm soát và tổ chức thực hiện cơ chế.
138
Để tăng cường hoạt động kiểm soát đối với quản lý nhà nước về
BVMT trong các KCN, một số giải pháp quan trọng cần triển khai là:
- Minh bạch, trách nhiệm giải trình là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt
được xác định về phương diện khoa học và thực tiễn [99]. Trong pháp luật
nước ta, những năm gần đây trong xu hướng xây dựng nền hành chính nhà
nước hiện đại đã chú ý đến việc tạo lập các phẩm chất này trong nền hành
chính. Các văn bản quan trọng liên quan đến vấn đề công khai minh bạch
được thể hiện trong Luật Phòng, chống tham nhũng; trong các văn bản cụ thể
hóa như Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 8/8/2013; Nghị định số
78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013. Tuy nhiên, cần có cơ chế bảo đảm việc thực
hiện minh bạch và trách nhiệm giải trình chứ không thể chỉ kêu gọi, khuyến
khích, chỉ quy định nhiệm vụ là đủ.
- Nghiên cứu khách quan, toàn diện, không định kiến vấn đề kiểm soát
quyền lực nhà nước nói chung, quyền hành pháp nói riêng, trong đó có vấn đề
kiểm soát quyền lực nhà nước được sử dụng trong chỉ đạo, điều hành hoạt
động BVMT trong các KCN. Chúng ta vẫn nói về giám sát, kiểm tra nhà nước
đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước cả về lý thuyết và cả việc tổ chức
tăng cường kiểm tra, giám sát trong thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
lĩnh vực kiểm soát quyền lực nhà nước nói thì đúng nhưng trong nhận thức
thực ra vẫn là sự hời hợt, định kiến, thiếu tư duy thực tiễn. Do đó, cần phải
nâng cao nhận thức về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc
BVMT trong các KCN.
- Cơ cấu, tổ chức Hội đồng nhân dân theo hướng hạn chế thấp nhất cán
bộ, công chức thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tham gia. Không
nên hay hạn chế việc để cơ quan có chức năng giám sát đối với các cơ quan
hành chính nhà nước lại có số lượng đại biểu nhiều thuộc cơ quan hành chính
nhà nước.
- Vấn đề khác ảnh hưởng lớn đến kiểm soát của các cơ quan quyền lực
nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trên đối với cơ quan quản
lý nhà nước về BVMT là tính chuyên nghiệp. Việc này phải được tiến hành ở
nhiều khâu tùy thuộc mỗi loại cơ quan, tổ chức như bầu cử đại biểu, cơ chế tư
vấn chuyên môn cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân, tổ chức
139
hay đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bồi dưỡng nhận thức và kỹ năng
kiểm soát quyền lực.
- Tăng cường vai trò của Tòa án hành chính trong kiểm soát việc sử dụng
quyền lực nhà nước trong quản lý việc BVMT trong các KCN. Đây là hoạt động
được khẳng định là hoạt động tạo nên một trong những đặc trưng của Nhà nước
pháp quyền. Ở nước ta, hiệu quả hoạt động của Tòa án vẫn thấp, chưa đáp ứng
được yêu cầu của xã hội. Điều quan trọng là vấn đề độc lập của Tòa án trong xét
xử chưa tốt. Tuy nguyên tắc hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm là xử xử độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật, nhưng trong thực tế lại rất thiếu các bảo đảm cho
việc độc lập của người xét xử. Đó là tác động của cấp ủy Đảng, các cấp chính
quyền có liên quan, của Chánh án và các vấn đề liên quan đến tổ chức như thời
hạn bổ nhiệm, thi đua, tình trạng tham nhũng... Vì thế, cần phải nghiên cứu tất cả
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xét xử độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân để có cách xử lý thực chất và có kết quả.
- Tăng cường hiệu quả của cơ chế tự kiểm tra trong hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước. Đây là cơ chế kiểm soát việc thực hiện các hoạt
động quản lý hành chính là nước giữa cấp trên và cấp dưới trong hệ thống
hành chính nhà nước. Tuy nhiên, đây lại là cơ chế có tính chất nội bộ nên phụ
thuộc rất nhiều về cách xử lý mối quan hệ này giữa một bên là công vụ và
một bên là ngoài công vụ và có các hạn chế là bảo vệ lẫn nhau, thiếu khách
quan. Bên cạnh đó, vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm, thân hữu vẫn còn tồn
tại. Chúng ta đều biết, trong việc giải quyết khiếu nại, quyết định của cấp trên
đối với cấp dưới, có không ít trường hợp quyết định không được thi hành. Với
các ưu thế của những người hiểu rất rõ về quy định của pháp luật và chuyên
môn trong một lĩnh vực sâu, cơ chế này phải được cải cách để có tác dụng tốt,
đồng thời phải đặt cơ chế này trong cơ chế kiểm soát của Chính phủ, Hội
đồng nhân dân, các tổ chức xã hội, của nhân dân đối với việc thực hiện quy
định của pháp luật về BVMT trong các KCN.
Đồng thời với các hoạt động kiểm soát nói trên, mỗi khi vi phạm pháp
luật từ phía cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền, trách nhiệm khi
phát hiện vi phạm thì phải được xử lý nghiêm minh, tương xứng đối với các
sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nước về BVMT trong các KCN. Đây là
140
vấn đề lớn trong hoạt động giám sát, kiểm tra thuộc hoạt động hành pháp hiện
nay ở nước ta. Nếu không sẽ làm giảm đi vai trò của các hoạt động kiểm soát
đối với quản lý nhà nước về BVMT trong các KCN.
4.2.2.4.Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các
chủ thể thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở
tỉnh Thanh Hóa
Từ thực tiễn việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN cho thấy
hạn chế của việc thực hiện pháp luật BVMT trong các BVMT là ý thức
BVMT của các chủ thể thực hiện pháp luật nơi đây chưa thực sự đầy đủ, sâu
sắc. Do đó, để bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN thực sự có
hiệu quả, giải pháp đầu tiên là phải nâng cao ý thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa
thực hiện pháp luật BVMT của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các doanh
nghiệp, các tổ chức và các cơ quan Nhà nước các cấp về BVMT, bởi lẽ
BVMT là nhiệm vụ của toàn xã hội. Muốn nâng cao nhận thức của các chủ
thể trong việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN là phải làm tốt công
tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật môi trường để các chủ thể có
được tương đối đầy đủ các thông tin về môi trường, pháp luật về môi trường
từ đó chủ động trong việc phòng ngừa ô nhiễm và xử lý ô nhiễm trong quá
trình sản xuất.
Đối với các KCN nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện pháp luật
BVMT trong các KCN là chống ô nhiễm môi trường bằng hoạt động kiểm
soát nguồn chất thải bao gồm nước thải, chất thải rắn, khí thải.
Để thực hiện tốt việc BVMT trong các KCN là cần phải đẩy mạnh điều
tra, thống kê các nguồn thải. Quy hoạch, xây dựng các KCN phải có hệ thống
thu gom, xử lý chất thải tập trung, đặc biệt là có hệ thống xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn môi trường. Vì vậy việc thực hiện nghiêm túc yêu cầu về BVMT
ngay từ khâu xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tư. Không cho
các dự án đầu tư sản xuất có khả năng gây ô nhiễm cao, không đưa vào vận
hành các nhà máy sản xuất trong KCN chưa đáp ứng đủ các yêu cầu BVMT.
Do đó, việc nâng cao ý thức đối với những người hoạch định chính sách, cán
bộ làm công tác BVMT là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
141
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức về
BVMT đến mọi người dân, cộng đồng nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức
chấp hành pháp luật BVMT trong cuộc sống hàng ngày để ngăn ngừa và hạn
chế các hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Qua đó mọi người dân có thể
thấy được quyền của mình được sống trong môi trường trong lành. Ngoài việc
tuân thủ ý thức tự giác chấp hành việc thực hiện luật BVMT, cần phải nêu cao
tinh thần trách nhiệm trong việc phát hiện kịp thời đối với các doanh nghiệp
trong các KCN có hành vi vi phạm pháp luật BVMT, kiến nghị tới cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Để thực hiện tốt nội dung này các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội, các ban ngànhphải đa dạng hoá các hình thức tuyên
truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là
thế hệ trẻ là những chủ nhân của xã hội trong tương lai. Việc tổ chức tuyên
truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường có thể sử dụng nhiều
biện pháp như thông qua các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng,
chúng ta có thể sử dụng giáo dục pháp luật bằng những hình ảnh trực quan
sinh động về tình trạng ô nhiễm ở khu vực xung quanh các KCN. Bằng những
hình ảnh đó sẽ giúp mọi người dân, cộng đồng có hành vi ứng xử theo pháp
luật; từng bước phải lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình
giảng dạy ở các cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục môi trường
với sinh hoạt của các tổ chức Đảng, đoàn thể, chính quyền.
Phát động phong trào của các tổ chức quần chúng tìm hiểu về môi
trường và pháp luật môi trường; giới thiệu những gương điển hình BVMT
Khen thưởng kịp thời các điển hình trong công tác BVMT, đồng thời công
khai những hành vi vi phạm pháp luật BVMT bị xử lý để có tác dụng răn đe,
phòng ngừa chung. Đồng thời, cần đưa nội dung BVMT vào nội dung sinh
hoạt thường xuyên của các cấp ủy Đảng, đoàn thể xã hội trong nhân dân;
trong chương trình hằng ngày của các phương tiện truyền thông đại chúng;
đưa yêu cầu BVMT vào công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá đối với các
tổ chức, cá nhân; đưa việc BVMT vào hương ước của bản làng, khế ước của
dòng họ, các tổ chức đoàn thể, xã hội trong tham gia BVMT trong các KCN.
142
Ở đây, công tác truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức của mọi người về trách nhiệm BVMT. Truyền thông môi
trường là công cụ đặc biệt của quản lý BVMT nhằm tạo ra phong trào quần
chúng rộng rãi tham gia BVMT, hướng tới việc tạo lập thói quen, lối sống
mới thân thiện với môi trường. Đó cũng là quá trình tương tác hai chiều giữa
cơ quan quản lý nhà nước, các phương tiện truyền thông với các đối tượng
của truyền thông có quyền, nhiệm vụ BVMT giúp cho những người có liên
quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau giữa con người và môi trường cũng như cách thức tác động thích hợp để
giải quyết các vấn đề về BVMT.
Cần nhận thức rõ rằng truyền thông BVMT không phải chủ yếu nhằm
vào việc phổ biến thông tin mà còn là chia sẽ nhận thức về cách ứng xử,
phương thức sống bền vững và hướng tới khả năng giải quyết các vấn đề
BVMT cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội. Qua đó, truyền thông tác
động trực tiếp hay gián tiếp làm hình thành, thay đổi thái độ, hành vi của con
người trong cộng đồng liên quan đến việc BVMT trong các KCN. Từ đó, cần
có các nhận thức và đổi mới về công tác này [7]. Nhìn tổng quát, truyền thông
môi trường cần thực hiện tốt các hoạt động sau đây:
Một là, thông tin cho mọi đối tượng biết tình trạng quản lý về BVMT ở
từng KCN của tỉnh Thanh Hóa, từ đó lôi cuốn họ vào việc quan tâm và tìm
các biện pháp phòng ngừa, khắc phục các vấn đề của BVMT trong KCN. Như
thế, truyền thông BVMT là truyền thông mở, tương tác giữa chủ thể truyền
thông và các đối tượng của truyền thông. Thông tin này bao gồm cả các hoạt
động phổ biến, giáo dục pháp luật cho chính những người làm công tác quản
lý môi trường [21].
Hai là, truyền thông góp phần trong việc huy động các nguồn lực vào
việc BVMT trong các KCN từ sáng kiến của tập thể và cá nhân vào việc xây
dựng các chương trình, kế hoạch BVMT, các hoạt động thực tế BVMT trong
các KCN .
Ba là, thông qua truyền thông BVMT tạo thành một kênh thương lượng
hòa giải các khiếu nại, tranh chấp, xung đột về vấn đề môi trường giữa các cá
143
nhân, cơ quan, tổ chức trong cộng đồng dân cư với các doanh nghiệp thuộc
các KCN.
Bốn là, truyền thông bằng các thông tin về tình hình trong nước và
quốc tế thực tiễn BVMT, quản lý nhà nước về BVMT trong các KCN của tỉnh
Thanh Hóa để cho cộng đồng dân cư hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ năng
trong vấn đề BVMT, hơn thế là tầm nhìn, các gợi ý về giải pháp BVMT.
Thực hiện vai trò trên, nội dung cơ bản mà truyền thông BVMT là nâng
cao nhận thức của công dân, từ đó thay đổi các hành vi, thái độ BVMT trong
việc góp phần quan trọng vào việc tham gia BVMT trong các KCN của tỉnh
Thanh Hóa; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của
các KCN làm xâm hại đến môi trường; xây dựng nguồn nhân lực và mạng
lưới truyền thông BVMT, góp phần thực hiện thành công xã hội hóa công tác
BVMT, góp phần vào việc giải quyết các khiếu nại, hòa giải các xung đột,
tranh chấp về môi trường.
Tuy nhiên, cần đặc biệt nhấn mạnh rằng việc xử lý vấn đề lợi ích ở đây
là vấn đề lớn để tác động đến hành vi BVMT của con người, cơ quan, tổ chức
cần được nghiên cứu rất nghiêm túc trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu về vấn
đề này[28]. Ở đây, hoạt động tuyên truyền, giáo dục cần tính đến đối tượng rất
quan trọng liên quan đến BVMT là các doanh nghiệp. Lợi ích của các doanh
nghiệp là vấn đề cực kỳ lớn được đặt trong tương quan giữa sản xuất kinh
doanh và lợi nhuận. Trên thực tế, doanh nghiệp là đối tượng vi phạm pháp luật
BVMTgây rất nhiều quan ngại cho xã hội [46]. Đây là vấn đề phải được đặc
biệt quan tâm trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT, do
đó cần phải được nghiên cứu để từ đó rút ra các điều cần thiết cho giáo dục và
truyền thông đối với việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN.
4.2.2.5.Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường trong các
khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Trải qua hơn ba mươi năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu kinh tế,
chúng ta đã phải chứng kiến sự tàn phá môi trường bởi chính bàn tay con
người. Mức độ tác hại của nó có thể thấy rất rõ trong các báo cáo hiện trạng
môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của các tỉnh theo định kỳ trong
các KCN hoặc qua các phương tiện thông tin khác nhau. Nguy cơ môi trường
144
đối với con người hiển hiện trước mắt tác động xấu đến sức khỏe, nòi giống,
hưởng thụ cuộc sống, sáng tạo, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên... Đó
cũng là vấn đề bảo đảm quyền con người, xem xét trong quan niệm về an ninh
của con người đang được thừa nhận ở nhiều quốc gia. Theo đó, một trong
những thành tố về vấn đề an ninh của con người là an ninh môi trường, bên
cạnh các thành tố khác là an ninh cá nhân, an ninh kinh tế, an ninh chính trị...
Nhận thức sâu sắc về vấn đề BVMT phục vụ con người, Hiến pháp năm 2013,
lần đầu tiên đã quy định tại điều 43:“Mọi người có quyền được sống trong
môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”[3]. Ở đây điều
đáng chú ý là có sự tương quan giữa quyền và nghĩa vụ, trong đó có quyền và
nghĩa vụ của cộng đồng xã hội tham gia BVMT trong các KCN.
Hoạt động xã hội hóa công tác BVMT cùng với xã hội hóa các lĩnh vực
y tế, giáo dục, văn hóa ở nước ta nằm trong chủ trương chung về xã hội hóa
một số nhiệm vụ trước đây do Nhà nước nắm giữ hoặc chủ yếu do Nhà nước
nắm giữ. Chủ trương xã hội hóa này phù hợp với xu thế cải cách hành chính
nhà nước ở các quốc gia trên thế giới. Theo đó, Chính phủ giảm thiểu sự can
thiệp vào các công việc sản xuất kinh doanh, cung ứng các dịch vụ công cộng.
Những việc nào mà xã hội có thể đảm nhiệm được thì Nhà nước không làm.
Điều đó cũng xuất phát từ thực tế là không thể quản lý nhà nước về BVMT
trong các KCN có được hiệu quả, nếu không xã hội hóa hoạt động BVMT.
Hay có thể nói, xu hướng phi Nhà nước hóa các hoạt động BVMT là xu
hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT hiện nay.
Cần phải thực hiện xã hội hóa về vấn đề BVMT trong các KCN, vì vậy
cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau đây:
Một là, nâng cao nhận thức của người dân về chủ trương xã hội hóa
công tác BVMT trong các KCN. Phải đánh giá công tác giáo dục, nâng cao
nhận thức của người dân về xã hội hóa không nên chỉ tính bằng số lần đã giáo
dục, tuyên truyền, tập huấn, vận động, phát động phong trào BVMT... mà
phải bằng chất lượng của công tác này. Và điều quan trọng là nhận thức này
đã được chuyển hóa thành hành vi, hoạt động của con người trong thực tế
BVMT trong các KCN. Tuyên truyền, giáo dục hay bất cứ hoạt động tác động
tư tưởng, nhận thức nào phải được thể hiện bằng kết quả thực tế trong việc
145
BVMT đã được thực hiện như thế nào. Cần chống lại chủ nghĩa thành tích tồn
tại khá phổ biến trong công tác tuyên truyền, giáo dục ở nước ta hiện nay.
Hai là, cần có chính sách khuyến khích để phát huy thế mạnh, tiềm
năng của doanh nghiệp tư tham gia vào công tác BVMT trong các KCN. Tại
sao hiện nay nhiều doanh nghiệp tư không mặn mà với việc đầu tư vào công
tác BVMT. Thực ra trong lĩnh vực BVMT, trừ một số việc vận chuyển, thu
gom, xử lý chất thải cần chuyên môn, kỹ thuật cao. Hầu hết các hoạt động
BVMT không cần kỹ thuật, công nghệ quá lớn, nhưng khó khăn là các vấn đề
vốn, đặc biệt là các chính sách ưu đãi khi đầu tư vào một lĩnh vực mà ít doanh
nhân hứng thú. Do đó, để thu hút khu vực tư vào việc cung ứng dịch vụ trong
lĩnh vực môi trường cần phải xem xét việc xây dựng cơ chế, chính sách
khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT;
khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào các dịch vụ thu gom, tái sử
dụng, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và dịch vụ khác về BVMT.
Ngoài ra, để các doanh nghiệp tham gia tích cực vào việc BVMT, vấn
đề rất quan trọng là mặt bằng để thực hiện dự án. Đây là vấn đề còn khó khi
người dân e ngại rằng việc đặt những dự án xử lý chất thải tại khu dân cư sẽ
ảnh hưởng tới môi trường sinh sống. Có những dự án xử lý chất thải rắn từ
nguồn vốn ODA đã phải thay đổi vị trí nhiều lần nhưng đều không nhận được
sự đồng thuận của nhân dân nên không thể giải phóng mặt bằng, phải báo cáo
Chính phủ cho từng dự án [81]. Sự lo lắng của người dân không phải là không
có lý do, khi nhận thức của họ về tác động của môi trường đến con người. Vì
vậy, để thực hiện việc đầu tư công trình BVMT để xử lý rác thải từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN là rất quan trọng,
cần phải giải thích một cách trung thực và thuyết phục có cơ sở đối với người
dân. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời đại diện của người dân tham
quan, xem xét công trình BVMT tương tự để họ kiểm nghiệm.
Ba là, xã hội hóa công tác BVMT là vấn đề chung của cộng đồng xã
hội. Vì vậy, cần ưu tiên việc xã hội hóa công tác BVMT cho chính cộng đồng
chủ động đề xuất thể hiện theo các hướng dẫn nhất định của Nhà nước. Tác
giả cho rằng, đối với cộng đồng dân cư, tham gia BVMT trong các KCN tốt
nhất là được ghi nhận bởi “khế ước” của chính cộng đồng dưới hình thức
146
hương ước, quy ước... Từ đó, khả năng thực hiện các hoạt động tự giác các
hoạt động BVMT của các thành viên cũng như việc giám sát của cộng đồng
đối với các hành vi liên quan đến BVMT.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của cộng đồng dân cư hay là xã hội hóa việc
BVMT trong các KCN như đã trình bày còn thể hiện ở sự cộng đồng trách
nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức kinh tế, từng cá nhân đối với việc BVMT trong các KCN. Nhìn từ
phương diện này, việc xã hội hóa công tác BVMT phải được thể hiện tập
trung trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở
xã, phường, thị trấn một cách thực chất, nghiêm chỉnh. Vấn đề quan trọng là
không nên hành chính hóa mà là xã hội hóa việc thực hiện pháp lệnh. Đồng
thời, từ kinh nghiệm thực tiễn BVMT trong các KCN ở các địa phương, cần
xây dựng mô hình BVMT tiên tiến, có khả năng áp dụng rộng rãi, từ đó nhân
rộng mô hình ra các nơi khác.
Bốn là, đề cao vai trò, thúc đẩy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong thực hiện pháp luật và
giám sát việc thực hiện pháp luật về công tác BVMT và giám sát BVMT
trong các KCN. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy sự kết hợp giữa quản lý nhà
nước với hoạt động của các tổ chức tự nguyện của công dân là rất cần thiết và
có tác dụng tốt. Tuy nhiên, vấn đề này cần làm rất thực chất để tránh tình
trạng hình thức, vì “không ít hoạt động của các đoàn thể nhân dân còn mang
tính hình thức, hiệu quả còn hạn chế; công tác BVMT chưa thực sự là một
nhiệm vụ thường xuyên của các đoàn thể nhân dân...” [39;tr79].
Năm là, như đã trình bày, xã hội hóa công tác BVMT không có nghĩa là
làm giảm vai trò của quản lý nhà nước đối với việc BVMT trong các KCN.
Nhà nước cũng có trách nhiệm ngay đối với hoạt động xã hội hóa này. Để
tăng cường xã hội hóa công tác BVMT hiện nay, trách nhiệm của Nhà nước là
xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật và giám sát, kiểm tra đối với việc xã
hội hóa công tác BVMT trong các KCN. Vẫn còn rất nhiều việc trong xã hội
hóa công tác BVMT mà Nhà nước cần phải làm. Cần tạo cơ sở pháp lý
khuyến khích xã hội tham gia vào các hoạt động môi trường tư vấn, đánh giá,
giám định, chứng nhận... về BVMT do khu vực tư, xã hội đảm nhiệm dưới sự
147
giám sát của Nhà nước. Điều đó có thể giảm được gánh nặng trong việc thực
hiện các dịch vụ công này cho Nhà nước phù hợp với xu thế chung của cải
cách hành chính có tính chất toàn cầu hiện nay. Ngoài ra, pháp luật hiện hành
cũng cần rà soát, đánh giá về hiệu lực, hiệu quả của nó trong thực tiễn. Chẳng
hạn, pháp luật chưa quy định cụ thể mức chi cho hoạt động xử lý chất thải rắn
nên thu hút doanh nghiệp tư vào lĩnh vực này gặp vướng mắc.
4.2.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua, việc hợp tác trong lĩnh vực môi trường đã đạt
được những kết quả nhất định, đã có nhiều dự án BVMT được thực hiện tốt
tại các KCN như dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước - xây
dựng nhà máy nước thải của thành phố với vốn trợ ODA của của Cộng hoà
Liên bang Đức ở một số KCN; dự án môi trường Việt Nam - Canađa, dự án
giúp đào tạo cán bộ về năng lực quản lý môi trường.
Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế BVMT tại các KCN thì cần có chính
sách phù hợp hơn nữa để tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật chuyên môn công
nghệ và trình độ quản lý về môi trường của các nước, các tổ chức quốc tế. Có
thể gửi cán bộ, công chức đi đào tạo ở các nước về chuyên ngành môi trường,
pháp luật môi trường để có những chuyên gia về môi trường phục vụ cho
công tác quản lý môi trường trong các KCN được tốt hơn.
Bên cạnh đó, cần tăng cường việc huy động nguồn lực tài chính cho
công tác BVMT trong các KCN, bởi lẽ ngân sách chi cho hoạt động BVMT
trong quản lý nhà nước cũng rất hạn chế. Về lâu dài, cần đẩy mạnh phát triển
kinh tế để tăng nguồn ngân sách cho BVMT. Đây là bài toán khó, nhưng nhất
định phải thực hiện. Trên nguyên tắc, có thể phát triển kinh tế - xã hội đến
đâu phải gắn liền với BVMT thể hiện trong các khoản thu hợp lý cho BVMT
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN, đặc
biệt cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về BVMT. Hoạt động này không những để
phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước về BVMT
trong các KCN của tỉnh, mà còn có thể tranh thủ được nguồn vay tài chính và
tài trợ của nước ngoài cho công tác BVMT và quản lý nhà nước về BVMT.
148
Kết luận Chương 4
Trên cơ sở những vấn đề đặt ra tại Chương 1, Chương 2 và thực trạng
pháp luật cũng như những đánh giá thực tiễn quan trọng tại Chương 3.
Chương 4 của Luận án tập trung làm sáng tỏ những vấn đề sau:
Thứ nhất, Chương này đã đề cập và làm sáng rõ nhu cầu hoàn thiện pháp
luật về BVMT trong các KCN. Theo đó, xuất phát từ yêu cầu của quá trình
xây dựng nhà nước pháp quyền; từ yêu cầu của quá trình phát triển bền vững;
từ yêu cầu của quá trình hội nhập và hợp tác khu vực và toàn cầu; từ thực
trạng các quy định pháp luật hiện hành và từ chính thực tiễn ô nhiễm môi
trường hiện nay trong các KCN.
Thứ hai, đưa ra quan điểm định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật
ở các nội dung liên quan trực tiếp đến những quy định của pháp luật về
BVMT trong các KCN. Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát việc thực hiện
pháp luật BVMT trong các KCN cần hướng tới bảo đảm quyền được sống
trong môi trường trong lành, bảo đảm phát triển bền vững, chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, phù hợp với các cam kết quốc tế cũng như trong khu
vực; cần gắn với vai trò của mọi chủ thể trong thực hiện pháp luật BVMT
trong các KCN; cần tập trung vào việc kiểm soát tất cả các loại chất thải từ
các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN.
Thứ ba, Luận án đã đưa ra các giải pháp chung về việc thực hiện pháp
luật BVMT trong các KCN ở Việt Nam như: bảo đảm vai trò lãnh đạo của
Đảng, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật...
Thứ tư, Luận án đưa ra các giải pháp riêng, cụ thể đối với việc thực hiện
pháp luật BVMT trong các KCN ở tỉnh Thanh Hóa, cách thức thực hiện các
giải pháp đó để bảo đảm các quy định của pháp luật về BVMT trong các KCN
được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng và đầy đủ.
149
KẾT LUẬN
Thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN là một nội dung quan trọng
trong chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như
mỗi một địa phương theo hướng phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã
hội gắn liền với việc BVMT. Thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN là
chủ đề được các tác giả trong và người nước thực hiện liên quan đến các vấn
đề rộng lớn của phát triển bền vững, phát triển môi trường bền vững, các vấn
đề pháp luật về việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN của các chủ
thể pháp luật bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
pháp luật BVMT trong các KCN có hiệu lực, hiệu quả.
Trong luận án, những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật BVMT
trong các KCN, nghiên cứu sinh đã trình bày trên nhiều mặt. Luận án đã đi
vào làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận của việc thực hiện BVMT trong các
KCN, nêu và phân tích khái niệm môi trường; khái niệm pháp luật BVMT
trong; pháp luật BVMT trong các KCN; thực hiện pháp luật BVMT trong các
KCN; đặc điểm, vai trò của việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN;
nội dung thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN; các yếu tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Đồng thời nêu lên những
vấn đề có tính cấp bách của môi trường, đó là vấn đề ô nhiễm; suy thoái; sự
cố môi trường. Từ đó, luận án đề cập đến việc thực hiện pháp luật BVMT
trong các KCN là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy phạm
pháp luật BVMT đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp
của các chủ thể thực hiện pháp luật BVMT, phòng ngừa và xử lý nghiêm
minh các vi phạm pháp luật BVMT đảm bảo quyền con người được sống
trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển bền vững.
Bức tranh thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN từ thực tiễn tỉnh
Thanh Hóa, trong những năm qua cho thấy mặc dù đã đạt được những thành
150
tựu nhất định, song vẫn còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân khác nhau
dẫn đến sự hạn chế, trong đó có sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật; ý
thức pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao; công tác tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật BVMT chưa thực sự có hiệu quả, thiếu đội ngũ cán
bộ thực sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ..
Từ chỗ làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong việc thực hiện
pháp luật BVMT trong các KCN từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, luận án đã đề
xuất các quan điểm và các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT
trong các KCN với các nhóm giải pháp chung và giải pháp riêng. Thực hiện
đồng bộ các giải pháp cơ bản nêu trên sẽ đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả
trong thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN. Mặt khác, cần phải nâng
cao ý thức thực hiện pháp luật của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà
nước về vị trí, vai trò của việc thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN,
đồng thời tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức về việc BVMT cho
mọi người dân, cộng đồng. Giải pháp quan trọng trước mắt là phải có sự quan
tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt là sự đầu tư
về kinh phí; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý; tăng cường hoạt động kiểm
tra, giám sát; xử lý vi phạm pháp luật; các KCN cần phải thu hút đầu tư có
chọn lọc, đối với những dự án có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường, các dự án sử dụng công nghệ cũ di chuyển từ các nước khác sang phải
hết sức thận trọng và hạn chế thu hút đầu tư, trường hợp cho phép đầu tư nên
quy hoạch thành khu vực riêng và phải yêu cầu nghiêm ngặt công tác BVMT,
nếu chủ đầu tư đáp ứng được mới cho phép đầu tư. Điều này vừa đảm bảo thu
hút đầu tư có hiệu quả, đồng thời tránh tình trạng Việt Nam trở thành bãi thải
công nghệ cũ, lạc hậu của thế giới.
Khắc phục những hạn chế, yếu kém, thực hiện đồng bộ các giải pháp
bảo đảm thực hiện pháp luật BVMT trong các KCN sẽ góp phần BVMT, phát
triển bền vững của đất nước.
151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
1. Phạm Thị Hoài Thu (2019), “Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
trong các khu công nghiệp - từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Quản lý
nhà nước, số tháng 12/2019.
2. Phạm Thị Hoài Thu (2020), “Thanh Hóa thực hiện pháp luật bảo vệ
môi trường không khí trong các khu công nghiệp”, Tạp chí Quản lý nhà
nước, số tháng 2/2020.
3. Phạm Thị Hoài Thu (2020), “Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
đối với nguồn nước thải trong một số khu công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
hiện nay”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 9 năm 2020.
4. Phạm Thị Hoài Thu (2020), “Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường
đối với nguồn không khí tại khu công nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 4/2020.
5. Phạm Thị Hoài Thu (2020), “Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp
luật bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp”, Tạp chí Quản lý nhà
nước, số tháng 11/2020.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Văn bản pháp luật
1. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Nxb Sự thật, Hà Nội.
3. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày
23/4/2014, Hà Nội.
5. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2015, Hà Nội.
6. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư năm 2005, Hà Nội.
7. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư năm 2014, Hà Nội.
8. Chính phủ, Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy
định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.
9. Chính phủ (2003), Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
10. Chính phủ (1997), Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 về quy chế Khu
công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao, Hà Nội.
11. Chính phủ (2008), Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về Khu công
nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế, Hà Nội.
12. Chính phủ (2015), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Hà Nội.
13. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02
tháng 12 năm 2003 chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
14. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ/TTg ngày
17/8/2004 định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.
153
15. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006
về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của KKT Nghi Sơn, tỉnh
Thanh Hoá.
16. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 965/QĐ-TTg ngày 17/7/2006 về việc
thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá.
17. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi
Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 102/2006/QĐ- TTg ngày 15/5/2006
của Thủ tướng Chính phủ.
18. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1699/2017/QĐ-TTg ngày
07/12/2015, về việc phê duyệt, điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung
xây dựng khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm
nhìn đến năm 2050.
19. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày
29/5/2015 về việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
20. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao.
21. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày
24/08/2016 về báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
22. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày
14/10/2016 về bảo vệ môi trường, cụm công nghiệp, khu kinh doanh,
dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
23. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 43/2016/TT-BTNMT ngày
26/12/2016 về việc quy định kỹ thuật về thu thập, thành lập tài liệu
nguyên thủy trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò
khoáng sản.
154
24. Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Nội vụ, Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-
BKHĐT-BNV ngày 30/9/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý KCN, KCX, KKT.
25. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT
ngày 30/6/2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao.
26. Bộ Công an (2006), Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA, ngày 29/11/2006
về việc thành lập Cục cảnh sát môi trường trực thuộc Tổng cục cảnh sát
để điều tra hình sự và xử lý các vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
theo quy định của pháp luật, Hà Nội.
27. Bộ Giao thông Vận tải, Quyết định số: 2249/QĐ-BGTVT ngày
31/7/2008, Phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn khu vực
vịnh phía nam đảo Biện Sơn - tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2015,
định hướng đến năm 2025.
28. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 17/7/2009
về việc Uỷ quyền việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường; giao xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường các dự
án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp do BQL Khu
kinh tế Nghi Sơn quản lý.
29. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 04/02/2009
về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu kinh tế
Nghi Sơn thay thế tại Quyết định số 279/QĐ - UBND ngày 16/01/2019
30. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 08/9/2012
về việc ban hành quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong Khu kinh tế
Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
31. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 4307/QĐ-UBND ngày
10/11/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải
rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.
32. UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định 928/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 về
việc quy định giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tại KCN Lễ Môn.
155
33. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày
23/01/2017 về việc ủy quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các
Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tài liệu khác
34. Nguyễn Hoàng Anh (2009), “Thực trạng các khu kinh tế miền trung và
những giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách”, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam.
35. Vũ Thành Tự Anh (2010), Báo cáo đánh giá mô hình khu kinh tế ven
biển ở Việt Nam, thực tiễn ở Việt nam và kinh nghiệm quốc tế, Báo cáo
trong chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
36. Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu cộng nghiệp tỉnh Thanh
Hóa, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế Nghi Sơn và các
khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa năm 2016.
37. Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu cộng nghiệp tỉnh Thanh
Hóa, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế Nghi Sơn và các
khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa năm 2017.
38. Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh
Hóa, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế Nghi Sơn và các
khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
39. Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh
Hóa, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế Nghi Sơn và các
khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa năm 2019.
40. Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh
Hóa, Báo cáo việc ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo
vệ môi trường đối với khu công nghiệp, khu chế xuất và cơ sở sản xuất
có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
41. Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh
Hóa, Tài liệu giới thiệu về khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp
tỉnh Thanh Hóa.
156
42. Hoàng Hữu Bình (Chủ biên) (2006), Những tác động của yếu tố văn hoá
- xã hội trong Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
43. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết 41/NQTW ngày 15/11/2004 về tăng
cường bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, Hà Nội.
44. Lê Thạc Cán (2000), Một số vấn đề về hiện trạng môi trường Việt Nam, xu
hướng diễn biến môi trường thế giới. Việt Nam cố gắng phát triển bền
vững - chương trình nghiên cứu bảo vệ môi trường KT - 02, Hà Nội.
45. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường,
Nxb thống kê, Hà Nội.
46. Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên và môi trường và phát triển bền vững
ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Tâm Đức, Giúp doanh nghiệp thấy rõ trách nhiệm phải xử lý ô nhiễm
môi trường, Trang web của Cổng thông tin điện tử tích hợp tổng cục môi
trường ngày 29/6/2011.
48. Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
49. Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật môi trường, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
54. Nguyễn Trường Giang (1996), Môi trường và luật quốc tế về môi
trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
157
55. Nguyễn Thu Hà (2008), Báo động môi trường Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ
môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
56. Lê Văn Hải (2005), Về việc thực hiện pháp luật đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và
Pháp luật, Hà Nội.
57. Lưu Đức Hải (2002), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Quốc gia, Hà Nội.
58. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2005), Giáo trình quản lý môi trường
cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
59. Lê Văn Hải (2005), “Về việc thực hiện pháp luật đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật.
60. Trương Đình Hiển (2007), Mô hình cảng biển nước sâu và khu công
nghiệp phức hợp - hòn đá tảng của các khu kinh tế biển miền Trung và
cả nước.
61. Bùi Đức Hiển (2016), Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không
khí ở Việt Nam, Luận án Tiến Sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội,
Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
62. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Nhà nước và pháp luật
(2002), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội.
63. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình kinh tế môi trường, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
64. Đỗ Trọng Hưng, Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở
các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2016.
65. Đỗ Thị Hương (2015), Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong
các khu công nghiệp ở tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
66. Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008), Phân cấp tại Việt Nam:
các thách thức và gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế bền vững, báo
158
cáo nghiên cứu cho dự án VNCI, Cơ quan hợp tác phát triển Hoa Kỳ
(USAID).
67. Nguyễn Đức Khiển (2002), Môi trường và sức khoẻ, Nxb Lao động -xã
hội, Hà Nội.
68. Lê Văn Khoa (2006), Thực hiện đồng loạt các giải pháp về môi trường,
Tạp chí bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
69. Trần Hồng Kỳ (2008), Phát triển các KCN, khu chế xuất gắn với việc
hình thành và phát triển các đô thị công nghiệp, kinh nghiệm một số
nước Châu Á và vận dụng vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Viện
Kinh tế và Chính trị thế giới.
70. Vũ Chí Lộc, Lê Thị Ngọc Lan (2004), Kinh nghiệm phát triển các KCN
sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại Hàn Quốc và Thái Lan, Thông tin KCN
Việt Nam. Số 04/2004.
71. Liên Hợp quốc (1992), Hội nghị Liên Hợp quốc về môi trường và phát triển.
72. Ngân hàng phát triển Châu Á (2003), Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành
chính công trong một thế giới cạnh tranh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
73. Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn Động (2005), Kiểm tra của cơ quan nhà
nước đối với việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Phạm Văn Lợi (2013), Một số vấn đề về mô hình về cơ quan quản lý môi
trường khu công nghiệp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
75. Phạm Văn Lợi - Nguyễn Văn Động (2005), Kiểm tra của cơ quan nhà
nước đối với việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Huỳnh Minh Luân (2016), Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh
Trà Vinh, Luận án Tiến Sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
77. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị (2005), Ngăn ngừa, xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng - Nhìn từ cơ chế, chính sách, pháp
luật về đầu tư, tài chính, lao động, đất đai, môi trường, Hà Nội.
159
78. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị (2008), Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền
vững, Kỷ yếu đề tài cấp Viện, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội.
79. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển (2011), “Các quy định pháp
luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường
gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, (1), tr40-47.
80. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, “Tổ chức thương mại thế giới với vấn đề thương
mại - môi trường và những thách thức, cơ hội đối với Việt Nam về thương
mại - môi trường”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2), tr35-43.
81. PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Nhà nước pháp quyền và cơ chế pháp lý bảo
đảm quyền được sống trong môi trường trong lành, Kỷ yếu hội thảo
quốc tế: Môi trường và Nhà nước pháp quyền: “Tăng cường thực thi
pháp luật về môi trường ở khu vực Đông Nam Á”, Viện Nhà nước và
Pháp luật phối hợp với KAS tổ chức ngày 21-22/10/2014.
82. Lê Kim Nguyệt (2003), "Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy
hại ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
83. Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Thị Hồng Phương (2006), Bài giảng luật
chính sách môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
84. Lê Mơ, Hiệu quả từ xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, Báo Vĩnh
Phúc ngày 7/7/2014.
85. Hoàng Phê (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
86. Trịnh Thị Minh Sâm (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp và các khu chế
xuất, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
87. Bùi Tất Thắng (2007), Các khu kinh tế ven biển trong tiến trình đưa Việt
Nam trở thành một “Quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”, báo cáo
của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
88. Bùi Quang Thắng, Đổi mới nội dung và phương pháp truyền thông nhằm
nâng cao nhận thức của người dân về môi trường và bảo vệ môi trường,
Nxb Văn hóa - Thông tin, 2009.
89. Nguyễn Minh Tuệ (2000), Địa lý công nghiệp, NXB Giáo dục.
160
90. Phan Như Thúc, Giáo trình quản lý môi trường, Khoa Xây dựng và
Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
91. TS. Lê Thị Thúy (2017), Hoàn thiện chính sách vĩ mô nhằm bảo vệ môi
trường ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
92. Phạm Thị Tính (2015), Quyền con người được sống trong môi trường
trong lành ở Việt Nam, Luận án Tiến Sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã
hội, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
93. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và
môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội nhân văn,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
94. Trung tâm Quan trắc và BVMT - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh
Hoá, Báo cáo Quan trắc chất lượng môi trường các đợt năm 2016.
95. Trung tâm Quan trắc và BVMT - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh
Hoá, Báo cáo Quan trắc chất lượng môi trường các đợt năm 2017.
96. Trung tâm Quan trắc và BVMT - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh
Hoá, Báo cáo Quan trắc chất lượng môi trường các đợt năm 2018.
97. Trung tâm Quan trắc và BVMT - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh
Hoá, Báo cáo Quan trắc chất lượng môi trường các đợt năm 2019.
98. Trần Văn Tùng và cộng sự (2005), Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở
một số khu công nghiệp phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
99. Trần Văn Tùng và cộng sự (2005), Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở
một số khu công nghiệp phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
100. Phạm Thị Ngọc Trầm (2006), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và
môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội nhân văn,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
101. GS.TS. Võ Khánh Vinh, Lợi ích xã hội và pháp luật, Nxb.Công an nhân
dân, Hà Nội, 2003.
161
Tiếng Anh
102. Australian (2010), Water Resources Act.
103. Design of noise protection of industrial plantscase study of a plywood j
Factory; Branko Radičević, Zoran Petrović, Slobodan Todosijević,
Zvonko Petrović, 23rd National Conference and 4th International
Conference about Noise and Vibration.
104. Corporate Environmental Governance in Ghana: Studies on Industrial
Level Environmental Performance in Manufacturing and Mining; by
Daniel Nukpezah, 2010, Brandenburg University of Technology,
Germany.
105. EU Envinronmental Legislation and UK Implementation.
106. Eduardo J, Mestre R. Intergrated Approach to River basin Management:
Lerma-Chapala Case Study - Attributions and Experiences in Water
Management in Mexico. by A Review of a statewide watershed
management Approachs.
107.Environmental Impact Assessment of the Industrial Estate Development
Plan with the Geographical Information System and Matrix Methods; by
a group of authors, 2011, Journal of Environment and Public Health.
108.Hammer Mark J (1996), Water & Wastewater Technology, Prentice Hall,
New Jersey.
109.Handbook on the Implementation of EC Environmental Legislation
110.Jennings, J.T.(Ed.) (2009) Natural History of the Riverland and
Murraylands(Royal Society of South Australia Inc), ISBN 978-0-
9596627-9-5
111. Scavengers and decomposers in an industrial park system: a case
study of burnside industrlal park; by Janice Noronha, 1999, Dalhousie
University, Canada.
112. Meredith A. Giordano and Aaron T. Wolf. Sharing waters: Post-Rio
international water management, 2003.
162
113. The role of environmental impact assessment in Nigrria’s oil and gas
industry; by Mohammed Nuruddeen Isah, 2012, Cadiff University,
United of Kingdom.
114. National Institute for Land and Infrastructure Management - Ministry of
Land, Infrastructure and Transport of Japan (NILIM-MLIT) (2002), Pilot
case studies: a focus on real world examples - Greater Tokyo, Japan.
115. OECD (2003), Framework of OECD work on environmental data and
indicators.
116. Industrial Development vs Environmental Protection: The Role of
Policy; led by Professor Paul Krause, 2012, China.
117. Water Environment Carrying Capacity Assessment of an Industrial
Park; by Peng Kang and Linyu Xu, 2012, Beijing Normal University,
China.
118. Sustainable Development of Industrial Parks; by Robert Hollaender and
the group of editors, 2009, Beijing, China.
119.Schofield and Davies, (1996) River Health Assessment, International
Conference on freshwater, Bonn.
120.Shrestha Ram K., Taylor V. Stein, Julie Clark (2006), “Valuing nature
based recreation in public natural areas of the Apalachicola River region,
Florida”, Journal of Environmental Management.
121. The Legal Development of Environmental Policy in the Democratic
People’s Republic of Korea.
122. United Nations Programme of action from Rio (1992), Earth Summit
Agenda 21st. Report of the UN conference on environment and
development.
123. United Nations Environment Programme-UNEP (2002), Environmental
Impact Assessment Training Resource Manual, Second edition 2002,
ISBN 92-807- 2230-I.
163
124. Environment Impact Assessment of Industrial Development Around
Lumbini, The Birthplace of the Lord Buddha, World Heritage Property;
UNESCO, 2013.
125. Who/Unep (1997), Water Pollution Control - A Guide to the Use of
Water Quality Management Principles - Case Study VIII* - Lerma-
Chapala Basin, Mexico. ISBN 0 419 22910 8.
126. World Bank Institute (2001), The Design of River Basin Organizations
in Mexico - The Example of Lerma - Chapala, Washington D.C. August
28, 2001.
127. Vietnam - Industrial Pollution Management Project: environment
assessment (Vol. 5): Environment Impact Assessment (EIA) of subproject
Hoa Mac industrial zone; World Bank, 2014.
128.Environmental Management of SMEs and Industrial Zones for China;
Korea - World Bank.
129. A Comparative Study of Port Environmental Management in Canada
and China; by Yue Gao, 2008, University of Waterloo, Canada.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thuc_hien_phap_luat_bao_ve_moi_truong_trong_cac_khu.pdf
- Trichyeu_PhamThiHoaiThu.pdf