Luận án tiến sĩ Luật học Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam

Luật Phá sản TCTD Liên bang Nga năm 1999 (đã sửa đổi bổ sung) có cách giải quyết khá hợp lý cho vấn đề này. Theo luật Nga, các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản các TCTD sau khi TCTD đó đã bị NHTW Nga rút giấy phép (theo quy định tại khoản 2 Điều 50.4 Luật phá sản TCTD Nga). Tuy nhiên, nếu các chủ thể nhận thấy TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán (phá sản) thì, nếu NHTW Nga mà không có quyết định thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng, các chủ thể có quyền làm đơn yêu cầu NHTW Nga thu hồi giấy phép (Khoản 5 Điều 50.4). Nếu sau hai tháng kể từ ngày yêu cầu mà NHTW Nga không trả lời thì ngƣời yêu cầu có thể trực tiếp nộp đơn đến tòa án trọng tài để yêu cầu phá sản TCTD đó (Khoản 6 Điều 50.4). Trong trƣờng hợp này, trƣớc khi bắt đầu thủ tục tố tụng về các151 trƣờng hợp phá sản, tòa án trọng tài sẽ phải đề nghị Ngân hàng TW Nga đƣa ra ý kiến việc thu hồi giấy phép TCTD cùng với một bản sao đơn yêu cầu thu hồi giấy phép nói trên của Ngân hàng TW Nga. NHTW Nga phải có nghĩa vụ chuyển các tài liệu nêu trên lên Tòa án Trọng tài trong vòng một tháng sau khi nhận đƣợc yêu cầu của Tòa án Trọng tài

pdf204 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có liên quan. Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra, Chƣơng 4 của Luận án cũng đã phân tích và đƣa ra các giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục phá sản các TCTD bao gồm: 1. Cần xây dựng luật văn bản pháp luật chuyên ngành về phá sản TCTD bên cạnh các quy định chung về phá sản doanh nghiệp. 2. Cần hoàn thiện các quy định về thủ tục kiểm soát đặc biệt và các biện pháp can thiệp khác nhằm hạn chế xảy ra phá sản TCTD nhƣ xác định rõ căn cứ đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, quy định rõ về điều kiện và thẩm quyền của ban kiểm soát đặc biệt và những quy định về cho vay đặc biệt. 3. Các quy định về thủ tục phá sản bằng tòa án cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp. Không thể áp dụng thủ tục phá sản đặc thù cho mọi loại TCTD mà cần loại trừ một số tổ chức nhƣ quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô hay các ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển Việt Nam. Ngoài ra, cần bổ sung các quy định cụ thể về tình trạng mất khả năng thanh toán của TCTD, các quy định tạo điều kiện cho ngƣời lao động và chủ nợ đƣợc thực hiện đƣợc quyền nộp đơn, bổ sung đối tƣợng có quyền nộp đơn, xác định, xử lý tài sản và phân chia tài sản của TCTD. 165 4. Chƣơng 4 của Luận án cũng đã chỉ ra những điều kiện cơ bản để các quy định về thủ tục phá sản các TCTD có thể thực hiện đƣợc trên thực tế nhƣ: nhận thức của cộng đồng về pháp luật phá sản, năng lực giải quyết phá sản của đội ngũ tham gia giải quyết phá sản, đội ngũ quản tài viên đƣợc hình thành và phát huy hiệu quả vai trò hỗ trợ cho thủ tục phá sản, các thiết chế có liên quan nhƣ NHNN Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chủ động trong công tác giám sát, hỗ trợ cho thủ tục phá sản. 166 KẾT LUẬN 1.Trong nền kinh tế thị trƣờng, TCTD là những doanh nghiệp kinh doanh song chính ngành nghề kinh doanh đặc biệt của các doanh nghiệp này đã tạo cho các TCTD một vị thế của những tổ chức kinh doanh đặc biệt. TCTD là những tổ chức trung gian tài chính, huy động vốn tín dụng để cho vay lại và cung ứng vốn cho nền kinh tế. TCTD còn là trung gian thanh toán. Chính vì thế, TCTD là những tổ chức kinh doanh song lại mang tính đại chúng và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Việc một TCTD gặp khó khăn và sụp đổ có thể gây ra sự khủng hoảng hệ thống, đe dọa sự ổn định toàn bộ hệ thống các TCTD và có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và mọi tầng lớp dân cƣ. Điều này đòi hỏi Nhà nƣớc cần có biện pháp can thiệp để xử lý một cách chuyên nghiệp, thận trọng khi TCTD bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. 2. Nhận thức đƣợc điều này, từ lâu các quốc gia tiên tiến, có nền kinh tế thị trƣờng phát triển đã nghiên cứu và xây dựng hệ thống pháp luật nhằm hạn chế xảy ra phá sản các TCTD và xử lý những vụ việc phá sản các TCTD bằng những biện pháp khác nhau hƣớng tới sự ổn định của hệ thống các TCTD và nền kinh tế. Về cơ bản việc giải quyết phá sản các TCTD ở nhiều nƣớc đƣợc quy định tại Luật phá sản và Luật ngân hàng với những quy định có tính chất đặc thù áp dụng riêng cho việc giải quyết phá sản các TCTD. Đặc biệt, một số nƣớc nhƣ Hoa Kỳ xây dựng pháp luật về giải quyết phá sản các TCTD tách biệt hoàn toàn với Luật Phá sản áp dụng cho các doanh nghiệp thông thƣờng. 3. Một đặc trƣng quan trọng trong xử lý phá sản là nhu cầu can thiệp sớm của NHTW hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý ngân hàng đối với các TCTD có nguy cơ mất khả năng thanh toán bằng những biện pháp nhằm hạn chế xảy ra phá sản các TCTD. Trong giai đoạn can thiệp sớm này, cơ quan quản lý ngân hàng quyết định sử dụng nhiều giải pháp xử lý ngân hàng mất khả năng thanh toán, trong đó ƣu tiên việc mua bán, sáp nhập ngân hàng phá sản, chuyển giao nguyên trạng ngân hàng bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc phục hồi ngân hàng. Việc tuyên bố phá sản các TCTD tại tòa án chỉ đƣợc tiến hành sau khi cơ quan quản lý ngân hàng rút giấy phép hoạt động ngân hàng hoặc chấm dứt áp dụng thủ tục phục hồi. 4. Chƣơng 3 của Luận án đã phân tích thực trạng khung pháp lý về thủ tục phá sản TCTD ở Việt Nam, việc thiết lập các quy định về thủ tục phá sản các TCTD từ 167 việc thực hiện các hỗ trợ, can thiệp của cơ quan quản lý các TCTD và từ đó chỉ ra những hạn chế trong hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 5. Chƣơng 4 của Luận án đã phân tích các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục phá sản các TCTD và đồng thời chỉ ra một số nội dung cần hoàn thiện pháp luật về phá sản các TCTD ở Việt Nam nhƣ: hƣớng xây dựng văn bản pháp luật; sửa khái niệm lâm vào tình trạng phá sản bằng khái niệm lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán; hoàn thiện các quy định về kiểm soát đặc biệt, hoàn thiện các quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, hoàn thiện các quy định về thanh lý và tuyên bố phá sản các TCTD. 6. Kết quả nghiên cứu của Luận án đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về thủ tục phá sản các TCTD với tính chất là một thủ tục đặc thù so với việc phá sản các doanh nghiệp thông thƣờng, từ đó đã có những phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam trong tƣơng quan so sánh với luật nƣớc ngoài và đƣa ra các kiển nghị có ý nghĩa trong việc hoàn thiện pháp luật về phá sản các TCTD tại Việt Nam. 7. Để tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu về chủ đề này, do giới hạn của Luận án chƣa có đủ điều kiện để nghiên cứu, Luận án này đề xuất hai khía cạnh cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu thêm nhƣ sau: Một là: do tính không công khai của các thông tin về hoạt động ngân hàng nên tác giả Luận án không thể tiếp cận đến các thông tin gốc. Phần nhiều các thông tin đƣợc thu thập qua báo chí, qua phỏng vấn trực tiếp của tác giả Luận án với các đối tƣợng có liên quan và qua quan sát của tác giả. Việc phỏng vấn, quan sát mặc dù đƣợc thực hiện chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế năng động nhất của cả nƣớc và tập trung rất nhiều các ngân hàng cũng nhƣ những chuyên gia có uy tín cao nhƣng cũng không phản ánh đƣợc tình hình chung của các nƣớc. Chính vì thế việc đánh giá hiệu quả và tác động của các chính sách từ phía NHNN cần đƣợc kiểm chứng nếu có cơ hội trong tƣơng lai. Hai là: Luận án đã không đặt vấn đề nghiên cứu khía cạnh quốc tế và việc phá sản các Ngân hàng đa quốc gia, những tác động và cách thức xử lý phá sản nhƣ thế nào nếu Ngân hàng đa quốc gia bị phá sản mà có chi nhánh hoặc ngân hàng con tại Việt Nam. i NHỮNG CÔNG TR NH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 1. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Biện pháp kiểm soát đặc biệt với việc xử lý các TCTD mất khả năng thanh toán, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 3/2014, Trang 43-51. 2. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Giải quyết phá sản ngân hàng thƣơng mại theo pháp luật một số nƣớc, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 7/2014, Trang 60-66. 3. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Quy định đặc thù trong phá sản các TCTD, Tạp chí luật học số 6/2014, Trang 33-39, 47. 4. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Cơ sở của các quy định riêng về phá sản các TCTD, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2014, trang 23-31. 5. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các TCTD, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2014, trang 44-51. 6. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Quản tài viên trong Luật Phá sản các nƣớc – kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí toà án nhân dân số 6 tháng 3/2014, Trang 43-51, 84. 7. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Kiểm soát đặc biệt trong phòng ngừa tình trạng mất khả năng thanh toán của các TCTD, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc số 223 tháng 8/2014, trang 70-74. ii PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO ĐỀU TRA XÃ HỘI HỌC KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ NHÂN VIÊN CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VỀ T NH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC TCTD VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1. Mục tiêu v đ i t ng khảo sát Việc khảo sát đƣợc tiến hành nhằm tìm hiểu quan điểm của cán bộ quản lý và nhân viên của ngân hàng về tình trạng mất khả năng thanh toán và biện pháp xử lý đối với các TCTD mất khả năng thanh toán. Đối tƣợng khảo sát là cán bộ ngân hàng hiện đang công tác tại các ngân hàng thƣơng mại, ở nhiều vị trí khác nhau nhƣ cán bộ quản lý hoặc nhân viên làm việc tại hội sở hoặc chi nhánh của các ngân hàng, chủ yếu là tại TP. HCM, các tỉnh Miền Đông và miền Tây Nam Bộ. 2. Thời gian v qu mô khảo sát Thời gian khảo sát đƣợc tiến hành từ tháng 4/2013 đến tháng 7/2014. Việc khảo sát đƣợc thực hiện với 200 ngƣời là cán bộ quản lý và nhân viên các ngân hàng thƣơng mại đang hoạt động tại các chi nhánh TP. HCM, Cần Thơ, Bến Tre, Vũng Tàu. 3. Mô tả cách thức ti n h nh Việc khảo sát đƣợc tiến hành bằng việc phát phiếu điều tra trực tiếp và thu tập ý kiến tại chỗ. Địa điểm tiến hành khảo sát bao gồm tại nơi làm việc và nơi học tập (các lớp học văn bằng 2 ngành Luật tại trƣờng Đại học kinh tế TP. HCM mà ngƣời đƣợc khảo sát tham gia học) của đối tƣợng khảo sát. 4. K t quả khảo sát v nhận xét: 4.1 Cảm nhận của người được khảo sát về tình hình hoạt động ngân hàng - Hầu hết ngƣời đƣợc khảo sát đề có cảm nhận không tốt về tình hình hoạt động của các ngân hàng trong hiện tại. Không ngƣời nào đƣợc hỏi cho rằng ngân hàng đang tăng trƣởng tốt, đại đa số cho rằng ngân hàng đang hoạt động khó khăn, chỉ có một trƣờng hợp đƣợc hỏi cho rằng ngân hàng hoạt động bình thƣờng. Tuy nhiên, cũng có ít trƣờng hợp cho rằng ngân hàng ở trong tình trạng rất khó khăn (3 trƣờng hợp). Điều này cho thấy đa số ngƣời đƣợc khảo sát đều cảm nhận hoạt động của ngân hàng thƣơng mại đang trong giai đoạn khó khăn nhƣng không phải có cách nhìn quá iii bi quan về hoạt động ngân hàng, Việc ngân hàng hoạt động khó khăn là bình thƣờng theo sự sụt giảm của thị trƣờng. C u 1 Theo anh chị, hoạt động kinh doanh của các ng n h ng hiện na l Để đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng ngân hàng, câu hỏi tìm hiểu cảm nhận của ngƣời đƣợc phỏng vấn về số lƣợng ngân hàng trên thị trƣờng thì đa số cho rằng có số lƣợng nhiều (60%) và quá nhiều (22%). Chỉ có 18% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng số lƣợng ngân hàng hiện nay của Việt Nam là bình thƣờng, không nhiều cũng không ít và không có ai cho rằng là quá ít. Điều này cho thấy cảm nhận của đa số ngƣời đƣợc hỏi là không cần tăng số lƣợng ngân hàng và mức độ cạnh tranh ngân hàng là nhiều. C u 2: Theo anh chị s l ng ng n h ng th ng mại của Việt Nam hiện na l : Trong năm 2012, NHNN thực hiện phân nhóm ngân hàng thành 5 loại để giao chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng. Cách làm này đã nhận đƣợc sự phản ứng của nhân iv viên ngành ngân hàng theo những hƣớng tích cực và tiêu cực khác nhau. Tuy nhiên, đa số ngƣời đƣợc hỏi có phản ứng tiêu cực khi cho rằng có thể tạo ra nguy cơ “đi cửa sau” để thay đổi xếp hạng (52%). Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng điều này có thể chấp nhận trong giai đoạn hiện tại. C u 3 Theo anh chị, NHNN không công khai v các tiêu chuẩn ph n loại ng n h ng th ng mại để giao chỉ tiêu tăng tr ởng tín dụng cho từng ng n h ng trong năm 2012 theo b n loại I, II, III, IV l : 2. Nhận định của cán bộ, nhân viên các ngân hàng thương mại được phỏng vấn về cách thức xử lý ngân hàng gặp khó khăn. Thông tin về các ngân hàng gặp khó khăn ở Việt Nam là nguồn thông tin không đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc cung cấp một cách chính thức. Tuy vậy, nhu cầu về loại thông tin này là cần thiết cho ngƣời dân, trong đó có cả các nhân viên ngân hàng. Tuy vậy, kết quả khảo sát cho thấy do không đƣợc cung cấp thông tin một cách chính thức nên đa số ngƣời đƣợc phỏng vấn phải tìm đến những nguồn thông tin không chính thức, chủ yếu là từ bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời thân (51%), rất ít ngƣời đƣợc hỏi không quan tâm đến loại thông tin này (5%). Điều này cho thấy việc tiếp cận các thông tin về ngân hàng gặp khó khăn ở Việt Nam là rất khó khăn, từ đó có thể ảnh hƣởng đến các quyết định đầu tƣ, gửi tiền của ngƣời dân. Điều này cũng sẽ dẫn đến hệ quả ngƣời gửi tiền có thể dễ dàng bị dƣ luận dẫn dắt hơn trong quyết định đầu tƣ. Từ đó, khả năng dễ gây ra đổ vỡ ngân hàng từ hành động của ngƣời tiêu dùng do “tâm lý bầy đàn”. Điều này cũng đƣợc chứng minh trong thực tế qua các cuộc đột biến rút tiền gửi ngân hàng tại một số ngân hàng thƣơng mại trƣớc đây. v 3. Khả năng tiếp cận thông tin về ngân hàng khó khăn Câu 4 : Anh chị biết thông tin về những ngân hàng hiện đang gặp khó khăn hay không? Nếu biết được thì từ nguồn nào? 4. Quan điểm của người được phỏng vấn về cách thức tốt nhất để xử lý ngân hàng khi gặp khó khăn, mất khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả. Khi một ngân hàng thƣơng mại gặp khó khăn, luật pháp cách nƣớc sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để can thiệp, xử lý ngân hàng. Pháp luật Việt Nam cũng cho phép sự can thiệp, xử lý của cơ quan Nhà nƣớc đối với các ngân hàng gặp khó khăn. Đa số các ý kiến đƣợc hỏi đều cho rằng Nhà nƣớc cần có sự can thiệp cần thiết để hỗ trợ cho các ngân hàng xử lý tình trạng khó khăn (67%). Một số ít ngƣời đƣợc hỏi cho rằng sẽ xử lý phá sản hoặc cho giải thể ngân hàng thƣơng mại mất khả năng thanh toán nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh thông thƣờng (22%). Có một số ngƣời đƣợc hỏi chọn các giải pháp khác nhƣ quốc hữu hóa, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng bắt buộc để tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại yếu kém. Điều này cho thấy đa số ngƣời đƣợc hỏi đã có nhận thức đúng về vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế và khả năng ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế, vì vậy sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm hạn chế phá sản ngân hàng là cần thiết. vi Về quan điểm có nên có thủ tục phục hồi trong giai đoạn tiến hành thủ tục phá sản tại tòa án hay không? Đa số ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng vẫn phải thực hiện thủ tục phục hồi. Điều này cho thấy nhiều ngƣời đƣợc hỏi nhận thức rằng thủ tục kiểm soát đặc biệt là một thủ tục độc lập với thủ tục phá sản. Trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản đối với các ngân hàng thương mại đã qua giai đoạn áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt thì việc phục hồi doanh nghiệp do tòa án tiến hành trong thủ tục phá sản ngân hàng thương mại có nên được thực hiện hay không? Tuy nhiên, khi đặt vấn đề vậy liệu nếu giao cho tòa án thực hiện phục hồi một ngân hàng thƣơng mại bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì ngƣời đƣợc hỏi có tin tƣởng vào năng lực của tòa án trong việc phục hồi một doanh nghiệp phức tạp, có quy mô lớn, có lĩnh vực kinh doanh đặc thù, ảnh hƣởng nhiều vii đến công chúng, doanh nghiệp và nền kinh tế hay không thì chỉ có 23% ngƣời đƣợc hỏi tin tƣởng vào năng lực của ngành tòa án. Điều này cho thấy nhiều ngƣời đƣợc hỏi vẫn có nhận thức rằng việc phục hồi một ngân hàng thƣơng mại đòi hỏi các kinh nghiệm, trình độ và kỹ năng chuyên biệt, thực hiện bởi các chuyên gia về tài chính, ngân hàng sẽ tốt hơn tòa án vốn chỉ có các chuyên gia pháp lý. Nếu giao cho tòa án chức năng tái tổ chức lại ngân hàng bị phá sản thì anh chị có tin rằng họ sẽ đủ năng lực thực hiện được hay không? viii PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI ĐÃ TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC VÀ CỰU SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁ SẢN 1. Mục tiêu khảo sát: Tìm hiểu nhận thức của ngƣời dân hiểu biết về phá sản. 2. Thông tin v đ i t ng khảo sát Việc khảo sát đối với hai nhóm đối tƣợng : Một là sinh viên vừa trúng tuyển Đại học Kinh tế TP. HCM năm 2014, những ngƣời đã tốt nghiệp phổ thông, có những nền tảng kến thức giáo dục phổ thông căn bản và đƣợc giả định là ngƣời những ngƣời dân có những hiểu biết phổ thông trung bình. Hai là: Cựu sinh viên đã tốt nghiệp Trƣờng Đại học kinh tế TP. HCM, những ngƣời đã đƣợc đào tạo kiến thức kinh doanh ở cấp độ cử nhân và đã tham gia thị trƣờng lao động. Trong nhóm này việc khảo sát đƣợc dành riêng cho hai nhóm đối tƣợng là những ngƣời có tham gia làm việc trong ngành ngân hàng và không tham gia hoạt động trong ngành ngân hàng. Việc khảo sát theo hai nhóm đối tƣợng nêu trên để xem xét mức độ ảnh hƣởng của đào tạo, kinh nghiệm kinh doanh đến sự hiểu biết về Luật Phá sản. 3. S l ng khảo sát - Sinh viên năm thứ nhất tại Đại học kinh tế TP. HCM: 300 ngƣời - Ngƣời đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế làm việc trong các ngành khác không thuộc ngành ngân hàng: 85 ngƣời - Ngƣời đã tốt nghiệp đại học và hiện đang làm việc trong các ngân hàng thƣơng mại : 55 ngƣời. 4. Thời gian khảo sát Từ ngày 9/10/2014- 15/10/2014 5. K t quả khảo sát STT Nội dung c u h i khảo sát Học sinh vừa t t nghiệp PTTH Cựu sinh viên ại học kinh t không l m trong ng nh ng n h ng Cựu sinh viên ại học kinh t hiện đang l m việc trong ng nh ng n h ng S l ng Tỷ lệ S l ng Tỷ lệ S l ng Tỷ lệ 1 Theo anh chị doanh nghiệp bị phá sản l ix a. Không trả đƣợc nợ theo yêu cầu của chủ nợ 46 15% 56 66% 38 69% b. Tài sản còn lại không đủ để trả nợ 232 77% 12 14% 7 13% c. Có quyết định công nhận của Tòa án về việc phá sản 22 7% 17 20% 10 18% 2 Theo anh chị, khi thủ tục phá sản chấm dứt thì hệ quả l a. Kết thúc hoàn toàn một doanh nghiệp 289 96% 59 69% 19 35% b. Doanh nghiệp có thể phục hồi, việc kết thúc doanh nghiệp chỉ đƣợc áp dụng nếu nổ lực phục hồi không thành công 4 1% 26 31% 36 65% 3 Theo anh chị, ng n h ng có thể bị phá sản ha không a. Có thể bị phá sản nhƣ một doanh nghiệp bình thƣờng 115 38% 78 92% 12 22% b. Không thể bị phá sản đƣợc vì ngân hàng có vốn lớn và tìm lực kinh tế mạnh 64 21% 0 0% 0 0% c. Không thể phá sản đƣợc vì Chính phủ sẽ không cho phép phá sản do ảnh hƣởng đến nền kinh tế 21 7% 7 8% 43 78% 4 N u ng n h ng mất khả năng thanh thanh toán thì có thể giải qu t bằng a. Cho phá sản ngân hàng 132 44% 79 93% 8 15% b. Nhà nƣớc nên cứu ngân hàng bằng cách bổ sung vốn cho ngân hàng 91 30% 4 5% 31 56% c. Nhà nƣớc có quyền chỉ định một số ngân hàng khác tham gia hỗ trợ khả năng thanh toán cho ngân hàng. 77 26% 2 2% 16 29% 5 Hậu quả pháp l cho thể xả đ n v i chủ doanh nghiệp (hoặc chủ ng n h ng) bị phá sản m không thanh toán đ c h t các khoản n a. Phải bị đi tù và bị cấm kinh doanh 162 54% 12 14% 4 7% x b. Không phải đi tù nhƣng sẽ bị cấm kinh doanh một thời gian 78 26% 67 79% 42 76% c. Không phải chịu trách nhiệm gì cả vì đó chỉ là rủi ro kinh doanh 60 20% 6 7% 9 16% 6. Một s nhận xét v k t quả khảo sát 1. Nhận thức thế nào là một doanh nghiệp bị phá sản Quan niệm thế nào là một doanh nghiệp bị phá sản đƣợc hiểu khá khác nhau trong cách hiểu phổ thông lẫn trong học thuật. Kết quả khảo sát cũng phản ánh rõ sự hiểu không thống nhất thế nào là một doanh nghiệp bị phá sản. Hầu hết các đối tƣợng chƣa đƣợc tiếp cận về Luật Phá sản cho rằng phá sản là tình trạng tài sản còn lại không đủ để trả đƣợc nợ (77% những ngƣời đƣợc hỏi). Tỷ lệ này giảm đi khi các đối tƣợng đã có từng học tập, nghiên cứu về Luật Phá sản với cách hiểu đúng hơn là phá sản là tình trạng mất khả năng thanh toán. Có ít ngƣời hơn cho rằng phá sản là quyết định tuyên bố của tòa án. Điều này cho thấy một nhận thức khá không đồng đều trong dân cƣ về phá sản. 2. Nhận thức hệ quả có thể xảy ra khi tòa án áp dụng thủ tục phá sản Gần nhƣ tuyệt đại đa số những đối tƣợng phổ thông cho rằng thủ tục phá sản là thủ tục chấm dứt hoạt động một doanh nghiệp và thủ tục phá sản để lại hệ quả là doanh nghiệp bị đóng cửa (96%), tỷ lệ này giảm dần trong các đối tƣợng đã tốt nghiệp đại học kinh tế và đối tƣợng đang làm trong ngành ngân hàng. Đặc biệt, 15% 77% 7% 66% 14% 20% 69% 13% 18% a. Không trả được nợ theo yêu cầu của chủ nợ b. Tài sản còn lại không đủ để trả nợ c. Có quyết định công nhận của Tòa án về việc phá sản TNPT TNĐH không làm trong ngành ngân hàng TNĐH làm trong ngành ngân hàng xi nhiều ngƣời dƣợc hỏi là ngƣời đang làm trong ngành ngân hàng đã có nhận thức là thủ tục phá sản nhƣ là phục hồi doanh nghiệp. Phá sản không phải là giết chết doanh nghiệp mà là một thủ tục nhằm cứu sống doanh nghiệp. Việc tuyên bố phá sản chỉ xảy ra khi việc cứu vãn doanh nghiệp bằng thủ tục phục hồi không thể thực hiện đƣợc hoặc đã thực hiện nhƣng không thành công. 3. Về trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp khi doanh nghiệp bị phá sản Rất nhiều ngƣời chƣa kinh doanh cho rằng phải bị đi tù, trong khi đó những ngƣời đã tham gia vào kinh doanh thì phần lớn cho rằng không phải đi tù vì phá sản nhƣng có thể sẽ phải chịu những chế tài nhất định. Đặc biệt, rất ít ngƣời cho rằng ngƣời quản lý sẽ đƣợc miễn trách nhiệm nếu để doanh nghiệp của mình bị phá sản. Điều này cho thấy nhận thực chung của xã hội là ngƣời quản lý của doanh nghiệp bị phá sản phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý nhất định nếu để xảy ra phá sản. xii 4. Về việc phá sản ngân hàng thương mại, Trong khi đa số ngƣời đƣợc hỏi ở trình độ phổ thông cho rằng việc phá sản ngân hàng cũng sẽ đƣợc tiến hành bình thƣờng nhƣ cách doanh nghiệp khác thì đại đa số nhân viên ngân hàng đề cho rằng việc phá sản ngân hàng là không thể do ngân hàng sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc. Điều này cho thấy dƣờng nhƣ quan niệm “ngân hàng không thể bị phá sản” đƣợc duy trì ở phần lớn nhân viên ngành ngân hàng. Tuy nhiên, việc ngân hàng không bị phá sản không phải vì lý do ngân hàng có tiểm lực kinh tế mạnh mà vì ngƣời đƣợc điều tra tin rằng sẽ có sự can thiệp của Nhà nƣớc để hạn chế phá sản ngân hàng. xiii 5. Về cách xử lý đối với ngân hàng mất khả năng thanh toán, Đa số những ngƣời đang công tác trong ngành ngân hàng cho rằng Nhà nƣớc cần bổ sung vốn để cứu ngân hàng, một số còn cho rằng ngân hàng mất khả năng thanh toán cần sự hỗ trợ của các ngân hàng khác. Chỉ có rất ít ngƣời làm trong ngành ngân hàng cho rằng có thể đóng cửa ngân hàng. Ngƣợc lại phần lớn những đối tƣợng khác cho rằng việc đóng cửa ngân hàng mất khả năng thanh toán là bình thƣờng. xiv PHỤ LỤC 3: BÁO CÁO MUA NỢ BẰNG TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT CỦA VAMC212 Tiêu chí Từ ngày 1-10 đến 31-12-2013 Từ ngày 1-1 đến 28-8-2014 Tổng Số tổ chức tín dụng bán nợ 35 35 35 Số lƣợng khách hàng 1.013 1.044 2.057 Số lƣợng khoản nợ 1.637 1.899 3.536 Tổng dƣ nợ gốc 39.307 tỷ đồng 19.630 tỷ đồng 58.937 tỷ đồng Tổng giá mua 32.739 tỷ đồng 16.237 tỷ đồng 48.976 tỷ đồng Trái phiếu đặc biệt đã phát hành 30.947 tỷ đồng 12.019 tỷ đồng 42.966 tỷ đồng 212 (truy cập lần cuối ngày 14/2/2015) xv DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG, VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM 1. Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khoá IX (2005), Nghị quyết 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020. 2. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). 3. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020 4. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội lần thứ XI 6. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội nghị trung ƣơng Đảng lần thứ ba khóa XI (từ ngày 6/10/2011 đến ngày 10/10/2011) 7. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (Sửa đổi bổ sung năm 2001) 8. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013. 9. Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012. 10. Luật Các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2004) 11. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. 12. Luật Doanh nghiệp 2005. 13. Luật Phá sản doanh nghiệp 1993. 14. Luật Phá sản 2004 15. Luật Phá sản 2014 16. Luật NHNN Việt Nam 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2004). 17. Luật NHNN Việt Nam 2010 xvi 18. Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính ngày 23/05/1990. 19. Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi 20. Nghị định của Chính phủ số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 quy định việc áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng. 21. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 03/2005/NQ- HĐTP ngày 28 tháng 4 năm 2005 Hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản. 22. Nghị định của Chính phủ số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam. 23. Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ về việc chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 24. Nghị định của Chính phủ số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. 25. Nghị định của Chính phủ 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. 26. Thông tƣ 15/2012/TT-NHNN ngày 4/2/2012 của NHNN Việt Nam quy định về việc NHNN Việt Nam tái cấp vốn dƣới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng 27. Quyết định 646/2002/QĐ-NHNN ngày 21/6/2002 của NHNN về việc sửa đổi Điều 14 Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5 ngày 23/6/1998 28. Quyết định 1071/2002/QĐ-NHNN ngày 02/10/2002 của NHNN về sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản của Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ- NHNN5 ngày 23/6/1998 của Thống đốc NHNN 29. Thông tƣ 06/2012/TT-NHNN ngày 16/3/2012 của NHNN Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng xvii 30. Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN Thống đốc NHNN ngày 23/6/1998 của thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam 31. Thông tƣ 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 của NHNN Việt Nam về kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD. 32. Thông tƣ 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 Quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nƣớc ngoài,tổ chức nƣớc ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Vệt Nam 33. Thông tƣ 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 của NHNN Việt Nam quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng 34. Thông tƣ của NHNN Việt Nam số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 quy định việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. 35. Thông tƣ 24/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 của NHNN Việt Nam về việc thực thi phƣơng án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN Việt Nam 36. Thông tƣ 21/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của NHNN Việt Nam quy định về mạng lƣới hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. 37. Thông tƣ số 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4/2012 Quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 38. Thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. 39. Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng 40. Thông tƣ 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011 của NHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng xviii 41. Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 01/8/2013 của Thủ tƣớc Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD đƣợc kiểm soát đặc biệt. BÁO CÁO, TỜ TR NH 42. Đề án “cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-215” ban hành kèm Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012. 43. NHNN Việt Nam (2012) – Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi – có thể tải về từ địa chỉ TIEN-GUI.aspx 44. NHNN Việt Nam (2009) - Báo cáo thƣờng niên 45. NHNN Việt Nam (2010) - Báo cáo thƣờng niên 46. Ngân hàng Vietcombank (2009, 2010, 2011,2012), Báo cáo thƣờng niên. 47. Ngân hàng Vietcombank (2013), Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietcombank 2013. 48. Ngân hàng ACB (2009,2010,2011,2012,2013), Báo cáo thƣờng niên. 49. Ngân hàng Vietinbank (2009,2010,2011,2012,2013), Báo cáo thƣờng niên. 50. NHNN (2010), Tờ trình Nghị định hƣớng dẫn áp dụng luật phá sản đối với các TCTD 51. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Phá sản 2004. 52. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo đánh giá tác động Luật phá sản (sửa đổi). 53. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Bản thuyết minh chi tiết dự án Luật phá sản (sửa đổi). 54. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật phá 2004. 55. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo thẩm tra dự án Luật phá sản sửa đổi. 56. Tờ trình Quốc hội số 123/2003/TANDTC ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Tòa án nhân dân tối cao về dự án luật phá sản. 57. Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội khóa XIII (2013), Báo cáo đánh giá về việc triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới xix mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. 58. Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội khóa XIII (2013), Báo cáo đánh giá về việc triển khai thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. 59. Ngân hàng Thế giới (2009), Báo cáo phát triển Việt Nam 2010: Các thể chế hiện đại. Có thể tải về tại es/chuong5.pdf (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). LUẬT NƢỚC NGOÀI 60. Chỉ thị số 2000/12/EC của Cộng đồng Châu Âu ngày 20/3/2000 về tham gia và theo đuổi hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng (Directive 2000/12/EC of the European Parliament and of the Council of 20 march 2000 relating to the taking up and pursuit of the business of credit institutions), có thể tải về từ lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=OJ:L:2000:126:0001:0059:EN: PDF (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 61. Luật Phá sản của Hoa Kỳ (US Code – Title 11: Bankruptcy), có thể tải về từ (Truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 62. Luật ngân hàng và hoạt động ngân hàng Hoa Kỳ (US Code – Title 12: Bank and banking) có thể tải về từ (Truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 63. Luật mất khả năng thanh toán của Vƣơng quốc Anh năm 1986, (Insolvency act 1986) có thể tải về từ (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 64. Luật ngân hàng của Vƣơng quốc Anh 2009 (Banking act 2009) có tại 65. Luật Thị trƣờng và dịch vụ tài chính của Vƣơng quốc Anh (The Finacial Service and Market Act) năm 2000 có tại xx (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 66. Quy tắc phá sản ngân hàng và hoạt động ngân hàng của Vƣơng quốc Anh năm 2009 đƣợc sửa đổi năm 2010 (Banks and Banking insolvency Rules 2009 - amended 2010) có thể tại về từ website của cơ quan lập pháp Anh (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 67. Luật mất khả năng thanh toán (phá sản) của Liên bang Nga năm 2002 bảng tiếng Anh có tại địa chỉ 26-2002-on-insolvency-bankruptcy/ (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 68. Luật phá sản của Nhật Bản năm 2004 đã đƣợc sửa đổi năm 2006, bản dịch tiếng Anh có tại (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 69. Luật Phá sản TCTD của Liên bang Nga, (bản dịch tiếng Anh), có thể tải về từ website của công ty bảo hiểm tiền gửi Liên bang Nga tại (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 70. Luật về các biện pháp ổn định tài chính của Liên bang Nga, Bản dịch tiếng Anh có thể tải về từ website của Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Nga tại (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 71. Tô Nguyễn Cẩm Anh (2002), Quan niệm về phá sản và luật phá sản qua các giai đoạn lịch sử, Tạp chí Tài chính số tháng 11, trang 34-35. 72. Vũ Thành Tự Anh (2012), Xây dựng ngân hàng trung ƣơng hiện đại, Tài liệu khóa đào tạo xác định điểm nghẽn trong tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam, “Dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, Ủy ban Kinh tế của quốc hội và UNDP, có thể tải về từ lieu%20khoa%20dao%20tao.pdf (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 73. Nguyễn Xuân Bang (2011), Một số vấn đề pháp lý về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, Tạp chí Khoa học pháp lý, Trƣờng Đại học Luật TP. HCM, số 2, Trang 34-40. xxi 74. Lê Vinh Danh (2009), Tiền và hoạt động ngân hàng, NXB Giao thông vận tải. 75. Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên) – Quản trị ngân hàng thƣơng mại hiện đại – NXB Phƣơng Đông 2010. 76. Nguyễn Trọng Điệp (2007) - Cơ sở khoa học của các quy định về tình trạng phá sán trong luật phá sản 2004 – Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 7, trang 51-57. 77. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ ngân hàng và thị trƣờng tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1999. 78. Viên Thế Giang (2005), Dấu hiệu pháp lý xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản, Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 12, trang 36-40. 79. Viên Thế Giang, Võ Thị Mỹ Hƣơng (2012) – Hệ quả từ quyết định gia hạn tăng vốn pháp định của các TCTD – Nghiên cứu lập pháp số 8 (216) – tháng 4/2012 – trang 51-56. 80. Trần Vũ Hải (chủ biên) (2010), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam. 81. Nguyễn Tấn Hơn (1995), Phá sản doanh nghiệp một số vấn đề thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 82. Dƣơng Đăng Huệ (2005), Pháp luật phá sản của Việt Nam, NXB Tƣ pháp, Hà Nội. 83. Dƣơng Đăng Huệ, Nguyễn Minh Mẫn (chủ biện) (2000), Giáo trình Luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 84. Lê Hùng (2006), Thực trạng cho vay tái cấp vốn của NHNN, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán số Tháng 6. 85. Nguyễn Thị Minh Huệ (2008) - Hoạt động giám sát của NHNN Việt Nam đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam – Luận án tiến sĩ kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. 86. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 87. Khúc Quang Huy (dịch) (2008) - Basell II: sự thống nhất quốc tế về đo lƣờng và các tiêu chuẩn vốn - NXB Văn hóa thông tin. xxii 88. Nguyễn Minh Kiều (2006) – Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng – NXB Tài chính. 89. Nguyễn Minh Kiều (1995) – Tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và thanh toán quốc tế – Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 90. Hoàng Minh (2007) - Hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ trƣớc yêu cầu hội nhập của các ngân hàng thƣơng mại – Tạp chí ngân hàng số tháng 8/2007, trang 28-32. 91. Nhà pháp luật Việt Pháp (2001) – Hội thảo pháp luật về phá sản doanh nghiệp, Hà Nội ngày 8,9 và 10/01/2001. 92. Phạm Duy Nghĩa (2010), Giáo trình luật kinh tế, NXB Công an Nhân dân. 93. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 94. Nguyễn Công Nghiệp (chủ biên) – Công nghệ ngân hàng và thị trƣờng tiền tệ - NXB Thống kê – Hà Nội 1993. 95. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Biện pháp kiểm soát đặc biệt với việc xử lý các TCTD mất khả năng thanh toán, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 3/2014, Trang 43-51. 96. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Cơ sở của các quy định riêng về phá sản các TCTD, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2014, trang 23-31. 97. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các TCTD, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2014, trang 44-51. 98. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Quản tài viên trong Luật Phá sản các nƣớc – kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí toà án nhân dân số 6 tháng 3/2014. 99. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các TCTD, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2014, trang 44-51. 100. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Quản tài viên trong Luật Phá sản các nƣớc – kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí toà án nhân dân số 6 tháng 3/2014. 101. Dƣơng Kim Thế Nguyên (2014), Kiểm soát đặc biệt trong phòng ngừa tình trạng mất khả năng thanh toán của các TCTD, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc số 223 tháng 8/2014, trang 70-74. xxiii 102. Nguyễn Thái Phúc (2004), Luật phá sản 2004 – Những tiến bộ và hạn chế, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2004 103. Roland Fritz (2013), Giám sát ngân hàng – một mảng đặc trƣng riêng trong quản lý, giám sát của Nhà nƣớc đối với kinh tế ở Cộng hòa Liên bang Đức, tài liệu tọa đàm “Các khía cạnh của quản trị công ty – Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam”, Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 104. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, NXB Tài chính. 105. Nguyễn Thị Kim Oanh và Lê Thị Nguyệt Anh (2009), Nhận diện khủng hoảng ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 13, trang 53-58. 106. Lê Minh Tâm (chủ biên)(2005), Giáo trình Lý luận Nhà nƣớc và Pháp luật, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB Tƣ pháp. 107. Hoàng Công Thi (1993), Phá sản và xử lý phá sản ở các nƣớc và Việt Nam, Viện khoa học tài chính, Hà Nội. 108. Bùi Hữu Toàn (2011), Sự tham gia của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong thủ tục giải quyết phá sản TCTD, Tạp chí Ngân hàng, Số 4, 2011, Trang 32-36. 109. Lê Tài Triển (1973), Luật thƣơng mại Việt Nam dẫn giải, Kim Lai Ấn quán, Sài Gòn. 110. Hoàng Đình Thắng (2011), Đổi mới tổ chức thanh tra ngân hàng theo quy định của pháp luật về thanh tra, Tạp chí Thanh tra Số 4/2011, trang 8 – 9. 111. Hồ Bá Tình (2012), Góc nhìn khác về tái cấu trúc ngân hàng, Báo Đầu tƣ số Thứ hai, 12/12/2011 112. Lê Thị Thu Thủy (2014), Hoàn thiện pháp luật về giải quyết phá sản ngân hàng thƣơng mại và công ty chứng khoán, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2+3/2014, trang 79-89. 113. Phạm Giang Thu, Nguyễn Ngọc Lƣơng (2010) – Nguyên tắc và các nội dung cần quan tâm khi xây dựng luật các TCTD (sửa đổi) – Nghiên cứu lập pháp số 11/2010, trang 28-32,38. 114. Phạm Giang Thu, Nguyễn Ngọc Lƣơng (2010) – Một số vấn đề cần quan tâm khi ban hành luật các TCTD (sửa đổi) – Tạp chí Ngân hàng số 2+3/2010, trang 81-87. xxiv 115. Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lƣơng (2011) - Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các TCTD – Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 5/2011, trang 53-56,65. 116. Nguyễn Văn Thuận (1995), Quản trị tài chính, NXB TP. Hồ Chí Minh 117. Trung tâm thông tin thƣ viện và nghiên cứu khoa học (Văn phòng Quốc hội) & bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu: Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ ngƣời gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội- Hà Nội tháng 12/2008. 118. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Luật Thƣơng mại (tập II), NXB Công an nhân dân. 119. Sử Đình Thành (2007), Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính. 120. Lê Tài Triển (1973), Luật thƣơng mại Việt Nam dẫn giải (quyển II), Kim Lai ấn quán, Sài Gòn 1973. 121. Trần Anh Tú (2003), Luật phá sản doanh nghiệp: một số ý kiến đóng góp bổ sung, sửa đổi, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế - Luật, Số 1, 2003 122. Trần Anh Tú, Nguyễn Văn Giang (2012), Điều hòa lợi ích chủ nợ và con nợ thông qua thủ tục phá sản, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3/2012. 123. Lƣơng Minh Tuân, 2013, chuyên đề “Kinh nghiệm nƣớc ngoài về phá sản doanh nghiệp”, Trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu lập pháp -Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội. 124. Đỗ Thiên Anh Tuấn (2012), Những vấn đề từ đề án tái cấu trúc, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Chủ Nhật, 15/4/2012. 125. Từ điển Luật học, Viện khoa học pháp lý (2006), NXB Tƣ Pháp. 126. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2002), Bƣớc đầu tìm hiểu pháp luật thƣơng mại Mỹ, Nhà xuất bản khoa học xã hội. 127. Ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP Việt Nam (2013), Khuôn khổ pháp lý về giám sát tài chính hợp nhất thị trƣờng tài chính Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu RS- 07, NXB Tri Thức, Trang 87-88, có thể tải về từ cuu%20Khuon%20kho%20phap%20ly%20Final.pdf (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) xxv 128. Ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP (2012) – Các chỉ tiêu giám sát tài chính – NXB Tri Thức. 129. Nguyễn Văn Vân (2002) – Định hƣớng xây dựng pháp luật phá sản các TCTD – Tạp chí Khoa học Pháp lý số 8/2002 - trang 17-24. 130. Nguyễn Văn Vân (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật Ngân hàng (tái bản), Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức. 131. Cao Đăng Vinh (2009), Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản TCTD, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 132. Cao Đăng Vinh (2009), Giải quyết phá sản TCTD kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12 (213), trang 16-27. 133. Viện kinh tế TP. HCM (2001), Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về thực hiện luật phá sản doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo đề tài nghiên cứu. 134. Nguyễn Nhƣ Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, H. 1998. TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI 135. Brooke Schumm III (1988), Comparison of Japanese and American Bankruptcy Law, Michigan Yearbook of International Legal Studies 9: 291- 331. STIGLITZ, 136. Bliss, Robert R. và Kaufnan George G. (2006), A Comparion of U.S Corporate and Bank Insolvency Reluation, Economic Perspective, FRB of Chicago Working Paper. 137. Bethany Blowers(2000), The economics of insolvency law: conference summary – Financial Stability Review: December 2002, p.153. 138. Bob Wessels (2006) - Banks in distress under rules of European insolvency law - Journal of International Banking Law And Regulation 2006, pp. 301- 308. 139. Charles Jordan Tabb (1995), The history of bankruptcy law in United states, Abi Law Review (Vol 3:5), pp 5-51, 140. Dziobeck, Claudia and Ceyla Pazarbasioglu (1998), “Lessons from Systemic Bank Restructuring”, IMF có thể tải về từ xxvi (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 141. E. Gerald Corrigan (2000), Are Banks Special? (A Revisitation) có thể xem trực tuyến tại (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 142. Fama, E.,(1980), Banking in the Theory of Finance, Journal of Monetary Economics, 6, Jan. 39-57 143. Federal Deposit Insurance Corporation: The First Fifty Years, a History of the FDIC 1933-1983. Washington: Federal Deposit Insurance Corporation, 1984, có thể tải về từ (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 144. Jukka Kilpi (1998), The ethics of bankruptcy, Routledge. 145. Jihong Zhang (2012), A Comparative Analysis of Legal Application of Bank Insolvency, xem trực tuyến tại www.scid.stanford.edu/system/files/%20- 张继红.doc (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 146. George G. Kaufman (1996), “Bank failure, systemic risk, and bank regulation”, Carto Journal, Spring/Summer, pp. 17-45. 147. Hüpkes E, (2003), “Insolvency – why a special regime for banks”, Current Development in Monetary and Financial Law, vol 3, Washington D.C., International Monetary Fund. 148. Eva H.G. Hüpkes (2000), The Legal Aspects of Bank Insolvency: A Comparative Analysis of Western Europe, the United States and Canada, Kluwer Law International 149. Insolvency law related to credit organisations in the Russian Federation, CMS, Russia có thể tải về tại 46bf-9d82-079ca53c238c/Presentation/PublicationAttachment/10b27245-6ff3- 4d21-b281- 3661058b1502/Insolvency%20law%20related%20to%20credit%20organisatio ns.pdf (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 150. Imad A. Moosa (2010)- The myth of too big to fail - Palgrave Macmillan. xxvii 151. Kern Alexander (April 2009), resolution regimes: balancing prudential regulation and shareholder rights, Journal of Corporate Law Studies vol 9, part I, p62-93. 152. Michael H. Krimminger (2004) - Deposit Insurance and Bank Insolvency in a Changing World: Synergies and Challenges - International Monetary Fund Conference May 28, 2004 153. Matej Marincˇ and Razvan Vlahu (2011), The Economic Perspective of Bank Bankruptcy Law, De Nederlandsche Bank NV, Working Paper No. 310, August 2011. 154. Nathalie martin (2005) The Role of History and Culture in Developing Bankruptcy and Insolvency Systems: The Perils of Legal Transplantation, 28 B.C. Int'l & Comp. L. Rev. 1. 155. Peter Brierley (2009), The UK Special Resolution Regime for failing banks in an international context, Financial Stability Paper No. 5 – July 2009 156. Peter S.Rose (2001), Commercial Bank Management, McGraw – Hill/Irwin 157. Peter Brierly (2009), The UK Special Resolution Regime for failing banks in an international context, Financial Stability paper No. 5, July 2009. 158. Richard M. Hynes and Steven D. Walt (2010), Why Banks are Not Allowed in Bankruptcy, 67 Wash. & Lee L. Rev. 985. 159. Rosa M. Lastra (2008), Northern Rock, UK bank insolvency and cross-border bank insolvency, Journal of Banking Regulation, Vol. 9, 3, p165-186. 160. Richard M. Hynes and Steven D. Walt (2010), Why Banks are Not Allowed in Bankruptcy, 67 Wash. & Lee L. Rev. 985. 161. Robert R. Bliss & George Kaufman (2006), U.S. Corporate and Bank Insolvency Regimes:An Economic Comparison and Evaluation, FRB of Chicago Working Paper No. 2006-01. 162. Thomas M. Humphrey (1989), Lender of last resort: the concept in history, Economic review 75 (2), p 8-17. 163. Thomas M. Humphrey (2010), Lender of last resort: What it is, Whence it came, and why the FED isn‟t it, Cato Journal 30 (Spring/Summer 2010), p 333–363. xxviii MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC TỪ INTERNET 164. Anh Minh (2012), Sáp nhập ngân hàng và góc nhìn truyền thông, có tại 20120407042450905.htm (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 165. Dƣơng Công Chiến (2012), Luật phá sản 2004: Biến chủ nợ có bảo đảm thành không, Thời báo ngân hàng, ngày 3/8/2012, có tại bao-dam-thanh-khong-3582.html 166. Lƣu Hảo (2012) - Dự thảo sửa đổi Thông tƣ 13: Mở dòng tín dụng hợp lý – Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 13/4/2012 167. Phòng nghiên cứu kinh tế công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt (2011) - Gia hạn tăng vốn điều lệ - lợi ngắn, hại dài – tại 168. Trịnh Bá Tửu (2003), Bài tham luận tại Hội thảo Lấy ý kiến về Luật Phá sản (sửa đổi) tổ chức ngày 20/11/2003 tại VCCI, đăng tại (12/12/2011). 169. Phƣơng Thảo, Doanh nghiệp khổ vì bị “lạm dụng” yêu cầu phá sản, Pháp luật và xã hội, thứ Bảy, 29/09/2012, có thể tải về từ bi-lam-dung-yeu-cau-pha-san.htm 170. Nguyễn Hƣng (2014), Tạo cơ chế cho ngân hàng phá sản, có tại hang-pha-san-2940432.html 171. Zvi Bo die, Alax Kane, Alan J Marcus – Những vấn đề cơ bản của đầu tƣ – 8Th ed, Ch.14:Phân tích báo cáo tài chính, Biên dịch Kim Chi, Hiệu đính Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fullbright, có thể tải về từ địa chỉ doc/ (ngày 12/8/2013) 172. Mạnh Bôn (2013), Nợ 200 triệu đồng phải phá sản nghe buồn cƣời, có tại (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) xxix 173. Thống đốc NHNN trả lời chất vấn trƣớc Quốc hội, có tại 3gDFxNLczdTEwN_Uw9TA09_cxPDUE9_w2B3Q_2CbEdFAGrbyl8!/?WC M_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.news/vn .sbv.news.vn/f6e1f1804d6f6f1ea0bab87b3feaba66 (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 174. Ngành ngân hàng 2012 và 10 con số biết nói - 10-con-so-biet-noi/17941.tctc (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 175. Thu Hằng (16/9/2003), Sửa đổi Luật Phá sản: Nợ 200 triệu là phá sản?, có tại (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 176. VNR (2013), Bảng xếp hạng ngành ngân hàng, tài chính, chứng khoán, có tại (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 177. Ngành tài chính ngân hàng nộp thuế lớn nhất năm 2013, có tại lon-nhat-nam-2013/201311/132269.dfis (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 178. Mƣời hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử, xem trực tuyến tại ngan-hang-toi-te-nhat-lich-su-2694024.html 179. (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 180. (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 181. (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 182. (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 183. toan-nganh-ngan-hang-dat-28600-ty-dong (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). xxx 184. Vụ ngân hàng Á Châu tác động đến thị trƣờng tài chính: Cảnh báo lớn từ tin đồn nhỏ. Xem tại dong-den-thi-truong-tai-chinh-canh-bao-lon-tu-tin-don-nho.htm (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 185. FDIC (3003), Resolutions handbook, chapter 7 - The FDIC's Role as Receiver, có thể tải về từ (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 186. Các thông tin về SRR tại web của ngân hàng Anh tại địa chỉ duction/srr/default.aspx (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 187. Phòng phân tích và dự báo thị trƣờng Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo (Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc (2008), Khủng hoảng tài chính 2008, có thể tải về từ 20the%20gioi%202008.pdf (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 188. Xuân Thân (2012), Lãi suất cho vay tái cấp vốn thấp bị lợi dụng, VOV online, có tại (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 189. Huỳnh Thế Du (2010) - Hệ thống tài chính Việt Nam và sự tiến hóa đến Thông tƣ 13 – xem tại thong-tai-chinh-viet-nam-va-su-tien-hoa-den-thong-tu-13.htm (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 190. Nguyễn Dũng (2012), Sẽ công khai từng phần kết luận thanh tra ngân hàng, có tại hang-20121016031226303.htm (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 191. nuoc-len-tieng-vu-bau-kien-bi-bat.htm (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 192. gui-tien-trong-moi-tinh-huong-3928.html (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 193. Vụ ngân hàng Á Châu tác động đến thị trƣờng tài chính: Cảnh báo lớn từ tin đồn nhỏ - xxxi den-thi-truong-tai-chinh-canh-bao-lon-tu-tin-don-nho.htm (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015) 194. Nha-nuoc-ho-tro-thanh-khoan-cho-ACB.html (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015). 195. tien-tai-ACB-trong-tam-kiem-soat.html (truy cập lần cuối ngày 14.2.2015)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_luat_hoc_thu_tuc_pha_san_cac_to_chuc_tin_dun.pdf
Luận văn liên quan